xin hỏi thầy về 1 số thắc mắc nghiệp bệnh, vong theo...

xin hỏi thầy về 1 số thắc mắc nghiệp bệnh, vong theo...

Gửi bàigửi bởi hạonhiên » Thứ 7 Tháng 9 26, 2015 9:09 am

1.khi người ta bị nghiệp bệnh có nghĩa là chữa bất cứ phương pháp nào cũng không được ,thậm chí là bệnh còn nặng hơn,vậy ta nên tu tánh trước hay cứ chữa bệnh theo khí công, thiền...
2.những người bị vong theo,họ chiếm thân xác của mình ,có thể sẽ ngăn cản mình tiếp xúc với các thầy thuốc chữa bệnh thì làm sao
3.cách chữa tiểu đường loại 1 cho trẻ em(dưới 20 tuổi)
4.tập tĩnh công thiền mà tâm suy nghĩ lung tung ,không tập trung được có nên tập hay không
5.điều chỉnh khí huyết đường tập vào tiêu chuẩn mà vẫn bệnh tật ,có nên xét vào khả năng nghiệp bệnh
hạonhiên
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 7 08, 2015 8:10 pm

Re: xin hỏi thầy về 1 số thắc mắc

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 7 Tháng 9 26, 2015 11:02 am

Lưu ý lỗi chính tả, làm thầy thuốc mà bỏ qua lỗi chính tả là tính cẩu thả hay trình độ văn hóa kém, thì làm sao có tinh cẩn thận trong việc chữa bệnh :

1-Chữ đầu dòng đầu câu phải viết hoa.
2-Danh tự riêng ,như tên người, tên huyệt phải viết hoa, tỏ lòng tôn kính.
3-Viết tắt là cẩu thả không tôn kính người đọc, như chữ ko, e, a,dc...

Trả lời :

1-Có ai định nghĩa được nghiệp bệnh là gì chưa, hay cái gì không chữa được đổ thừa là nghiệp bệnh ?
Danh từ nhà Phật giải thích, nghiệp là một hành vi lập đi lập lại nhiều lần thành thói quen, có tốt có xấu gọi là nghiệp lành, nghiệp dữ.
Thí dụ ngày nào cũng dạy học, ngày nào cũng đạp xích lô, ngày nào cũng ra chợ buôn bán, ngày nào cũng mổ heo, ngày nào cũng đi ăn trộm, ăn cướp...
Câu hỏi đặt ra cho mọi người là : Nghề nghiệp gì : Có người trả lời : nghề dạy học, nghề đạp xích lô, nghề buôn bán, nghề mổ heo, nghề trộm cắp...
Như vậy nghiệp do mình tạo ra.
Đối với sức khỏe như ngày nào cũng hút thuốc thành bệnh ho lao, do nghiệp tạo ra là thói quen ngày nào cũng hút thuốc, như vậy bệnh này cũng là nghiệp bệnh hại thân bệnh.
Như vậy nghiệp bệnh cũng chữa được chứ không phải là không chữa được, đây là ngiệp hữu hình, nhà Phật gọi là nhân-qủa, nguyên nhân do hút thuốc gây ra hậu qủa thành bệnh lao.
Có nghiệp vô minh, vô hình, nếu không phân tích theo nguyên nhân hậu qủa gây ra thân bệnh thỉ không chữa được, loại nghiệp này thế gian thường bị dính vào nghiệp này nhiều.

Thí dụ :
Nghiệp sở tri kiến, cố chấp :
a-Chỉ tin vào tây y không tin vào đông y.
b-Chỉ tin cách chữa ngọn bệnh là hậu qủa mà không tin chữa gốc là nguyên nhân gây bệnh.
c-Chỉ tin vào bổ máu và bổ đường làm tế bào ung thư phát triển.
d-Chỉ tin vào kiêng đường thì không bị bệnh.
e-Chỉ tin vào uống thuốc chữa cao áp huyết và chữa tiểu đường sẽ khỏi bệnh...
f-Chỉ tin vào những bệnh tây y không chữa được thì đông y không chữa được
g-Không tin vào cách khám bệnh bằng máy đo áp huyết và máy đo đường của KCYĐ...

Như vậy phương pháp chữa bệnh của KCYĐ hay của đông y là cải nghiệp, có nghĩa là chữa vào nguyên nhân gốc bệnh. Do đó bệnh nghiệp cũng chữa được từ nguyên nhân gốc bệnh có ba loại bệnh thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, làm ra tâm bệnh, thân bệnh.

Trả lời câu hỏi 1 :
Chưa tìm được nguyên nhân gốc bệnh nên chữa sai không đúng, phải xác nhận bệnh là thân bệnh hay tâm bệnh, đều hiện ra bằng kết qủa khám tìm bệnh qua máy móc đo áp huyết và máy thử đường, biết tình trạng Tinh-Khí-Thần đúng hay sai, rồi mới chọn pp điều trị.

Trả lời câu hỏi thứ 2 :
Vong là ai ? chính là con người chúng ta sau khi chết.
Khi sống là người thân của nhau, bạn bè vợ chồng của nhau, quen biết nhau rất thân, còn người lạ không quen biết nhau, không thân, khi chết đi thì mạnh ai nấy đi con đường riêng của nghiệp. Mình sống không nghĩ đến họ thì làm sao họ tiếp xúc với mình được, điều kiện thứ hai là thần không vững tâm không định, đều do áp huyết thấp, thiếu máu, thiếu đường, đông y gọi là thần không có chỗ trụ, nên tâm viên ý mã, thần xuất khỏi thân, bỏ nhà hoang, thân tâm vô ý thức mới bị vong mượn thân nhập vào.
Muốn thân không bị vong nhập vào thì phải làm cho thân thể khỏe mạnh, khí-huyết đầy đủ, Tinh-Khí-Thần đầy đủ, 5 vị thần ngũ tạng trở về điều hành sự khí hóa 5 tạng mạnh thì không vong nào nhập vào được.
Do đó kiểm chứng sức khỏe của thân bằng máy đo áp huyết, điều chỉnh ăn uống, tập luyện, thì vong sẽ bị dương khí (sức mạnh thắng âm khí (vong) sẽ không còn nơi bám vào thân bệnh nữa.
Chữa trừ vong đuổi vong mà không làm cho thân bệnh khỏe mạnh hết bệnh thì đuổi vong này vong khác lại nhập vào, cho nên ngoài tự lực chữa thân khỏi bệnh, phải nhờ tha lực giúp tâm khỏi bệnh bằng sự thành tâm niệm Phật cầu cho họ vãng sanh, và những người niệm Phật thường được 25 vị hộ pháp bảo vệ thân, không vong nào dám đến gần được, tâm bình yên không còn sợ hãi, thì đạo gọi là vạn pháp do tâm sanh, vạn pháp do tâm diệt.

Trả lời câu 3 :
Không có tiểu đường loại 1,2,3,4,5, vì đường dư muốn chuyển hóa phải có khí và máu tuần hoàn trộn đều đường trong toàn thân và đường dư thừa sẽ bị xuất ra bằng mồ hôi nước tiêu và phân bằng phương pháp tập khí công. Cơ thể không vận động mạnh cho xuất mồ hôi thì trong máu sẽ dư đường. Thuốc trị những bệnh dư đường là phải tập thể dục thể thao cho xuất mồ hôi.

Trả lời câu 4 :
Tập khí công thiền có 2 loại Thiền Tĩnh và Thiền Động :
a-Thiền Tĩnh : Mục đích là cột tâm trụ ý ở một điểm như Bách Hội, cho áp huyết thấp, ở Đan Điền Thần nơi huyệt Cưu Vĩ, cho người lạnh, tiêu hóa kém, ở Đan Điền Tinh Khí Hải cho người áp huyết cao, ở Mệnh Môn cho người áp huyết bình thường.
b-Thiền Động : dùng Ý dẫn khí của hơi thở chạy theo vòng Tiểu Chu Thiên, có nhiều cách như âm giáng dương thăng hay âm thăng dương giáng, hay thăng âm, thăng dương, hay điều hòa âm dương.
Nghĩa của Thiền dễ hiểu nhất, là chúng ta tưởng tượng đang luyện tập đi bộ trên một đoạn dây thừng treo lơ lửng trên không, phải chú trọng từng bước, giữ cho ý điều chỉnh thân không bị mất thăng bằng mỗi bước cho đến khi đi hết đoạn đường không bị rơi ngã, đó là cột tâm, nếu tâm lơ đãng, nhìn khán giả, xúc động vì tiếng vỗ tay reo hò của khán giả thì mình sẽ bị mất thăng bằng rơi ngã ngay. Do đó phải có công phu luyện tập giữ cột tâm vào mỗi bước chân, đó là thiền.
Nếu không làm đuợc việc cột tâm có nên thiền hay không ? là đã biết cách tự trả lời rồi. Ý có muốn thiền hay không là do mình, phải tự tập luyện mỗi ngày, vứt bỏ tạp niệm không liên quan làm ảnh hường đến ý muốn cột tâm, định thần thì sẽ có kết qủa.

Trả lời câu 5 :
Điều chỉnh khí huyết đường vào tiêu chuẩn mà vẫn bệnh, điều này không đúng.
Tiêu chuẩn theo tây y là tiêu chuẩn ở thể tĩnh, không phải ở thể động.
Thể động là so sánh sự khí hóa của Âm-Dương thăng giáng điều hòa, sinh hóa ra sao, chuyển hóa ra sao, hấp thụ ra sao, dù trong tiêu chuẩn nhưng chênh lệch áp huyết giữa bao tử và gan ra sao thuận hay nghịch, chuyển hóa thức ăn thuận hay nghịch, hấp thụ bao nhiêu phần trăm thuận hay nghịch, mặc dù những con số áp huyết vẫn nằm trong tiêu chuẩn.

Thí dụ trước khi ăn áp huyết tay trái là 130, sau khi ăn là 130, trong tiêu chuẩn, nhưng bệnh là bao tử chết, không chuyển hóa co bóp, không thay đổi khi ăn cũng như không ăn.
Bên áp huyết tay phải cũng vậy, thí dụ trước khi ăn 120, sau khi ăn 120 là gan teo không làm việc, hay trước khi ăn 140, sau khi ăn 140 trong tiêu chuẩn nhưng gan sưng cứng chai, không nhúc nhích không co bóp, nên khí lực không thay đổi...

Hỏi câu này là đã không xem bài nghiên cứu cách phân tích áp huyết tìm nguyên bệnh, mà đổ thừa nghiệp bệnh, mà cũng không hiểu nghiệp bệnh cũng là hữu hình làm ra thân bệnh chứ không phải vô hình.
Thói quen lập đi lập lại nhiều ngày là không tập, không tập, không tập thì tạo ra nghiệp lười. Như vậy nguyên nhân áp huyết lọt tiêu chuẩn mà vẫn bệnh thì do nghiệp lười. Đối chứng trị liệu nghiệp lười là phải tập khí công chuyển hóa.

Nhắc lại, nghiệp là một hành động lập đi lập lại nhiều lần thành thói quen gọi là nghiệp do mình tạo ra chứ không do vô hình áp đặt vào mình mà chuyện gì cũng đổ thừa cho nghiệp sẽ thành nghiệp đổ thừa.

Thân
doducngoc
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: xin hỏi thầy về 1 số thắc mắc

Gửi bàigửi bởi hạonhiên » Chủ nhật Tháng 9 27, 2015 1:25 am

thưa thầy,bữa trước con có gửi thư hỏi thầy cái chủ đề là "xin thầy giúp đỡ con dương thừa âm thiếu" đó thầy,con có nói là sau khi ngủ trưa bị tim đập nhanh,đau họng,người mệt ,và mắt thì mờ và lóa ,thầy vào chủ đề đó xem lại đi thầy ,con sợ con bị tiểu đường,mà thời gian học hành lu bu vì con quyết phải thi vài trường công an bộ đội để ra trường có việc và không mất chi phí học hành ,đỡ tốn kém cho cha mẹ,nếu thầy cũng không giúp được con ,con sợ sẽ không vượt qua được khó khăn này,ngay cả khi tập tĩnh công con chỉ để ý tới khí hải chứ không dẫn khí từ ngoài và,nhưng 1 phần là do tâm khôn chặt,có lẽ bệnh về thần kinh ,thứ hai là tim con bị thòng,đập ở vùng bụng nên bụng phồng xẹp khó khă lắm thầy ơi ,thầy có cách gì giúp con không,thầy vào chủ đề con nói ở trên nhe,́con có kể với thầy bệnh con trong đó .
hạonhiên
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 7 08, 2015 8:10 pm

Re: xin hỏi thầy về 1 số thắc mắc

Gửi bàigửi bởi hạonhiên » Chủ nhật Tháng 9 27, 2015 1:28 am

con đang học lớp 11 ,16 tuổi thầy ạ .
hạonhiên
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 7 08, 2015 8:10 pm

Re: xin hỏi thầy về 1 số thắc mắc

Gửi bàigửi bởi admin » Chủ nhật Tháng 9 27, 2015 9:32 am

Tim đập nhanh hay chậm do thiếu máu thiếu đường :
Làm sao biết dương thừa, âm thiếu , nếu không đo áp huyết và đo đường ?
Áp huyết tâm thu là dương, áp huyết tâm trương là âm.

Cần phải mua 1 máy đo áp huyết và máy đo đường để tự khám bệnh theo hường dẫn dưới đây :

PP căn bản để tự chữa khỏi các loại bệnh, trừ bệnh lười.
Cách chữa tất cả các bệnh chỉ nằm trong 2 bài, tuỳ theo áp huyết, phải chọn 1 là phần A hai là Phần B, Áp dụng đúng theo hướng dẫn trong 1 tháng sẽ có kết qủa
viewtopic.php?f=14&t=4960.

Bệnh chữa không khỏi tại không có máy đo áp huyết và máy thử đường để theo sát từng giai đoạn :
1-Đo áp huyết 2 tay và đường trước khi ăn là bao nhiêu ? Đường đủ hay thiếu ?.
Để làm gì ? Để biết áp huyết cao phải chọn món ăn gì cho áp huyết xyuống, hay áp huyết thấp phải chọn món ăn gì cho áp huyết tăng .
2-Đợi 30 phút sau, đo lại áp huyết 2 tay và đường xem có ăn đúng hay sai, làm tăng hay giảm khí, máu, đường ?
3-Trước khi tập thiếu đường, phải bổ sung đường lên 9-10mmol/l rồi mới tập.
4-Sau khi tập, đo lại áp huyết 2 tay và đường, đường tụt thấp dưới 6.0 thì phải uống thêm đường lên đến 7.0 là mức an toàn khi nghỉ không bị mệt.
Còn trong lúc đang tập mà mệt thì ngưng, đo lại đuờng dưới 6.0mmol/l thì uống thêm đường rồi tập tiếp.


Thân
admin
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am


Quay về Thư Hỏi Bệnh và Cách Chữa

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến14 khách