TỰ TU TỊNH ĐỘ TẠI NHÀ TRONG MÙA DỊCH, NIÊM CHÚ, LẠY VÀ NIỆM PHẬT (Cư Sĩ Huệ Tâm Hải)
https://youtu.be/EQVOsgvo_9M ..
Cộng Tu Niệm Phật chuyển Di Thần Thức về Tây Phương Cực Lạc
https://youtu.be/39YoURZpwkw
Liên lạc với tôi qua Viber +1 514 374 1849
VIDEO HƯỚNG DẪN TU TỊNH ĐỘ 90 PHÚT TẠI NHÀ, GIÚPTHÂN TÂM AN LẠC ( CÓ CHỮ )
https://youtu.be/ZIAqGqb_lp0
------------
NIỆM PHẬT VIÊN THÔNG CÙNG ĐẠI CHÚNG VỪA TẬP TU VỪA TẬP THỞ 90 phút
https://youtu.be/pWatl0glybA
Niệm Phật vỡi đại chúng 90 phút tự động ai cũng có điện từ trường tự chữa khỏi bệnh
https://youtu.be/g7D5llpbTa8
CỘNG TU ONLINE TRONG ZOOM, MỖI NGÀY 2 THỜI, TỪ 7:30-9:00 SÁNG VÀ TỐI, GIỞ MONTREAL
Qúy vị Phật tử nào muốn cộng tu online với Thầy KCYĐ ĐỖ ĐỨC NGỌC, tức Cư Sĩ HUỆ TÂM HẢI
download ZOOM.US nhập Meeting ID 7819792463 VÀ password phbtt viết tắt của chữ Pháp Hội Bồ Tát Tạng vừa niệm Phật vừa luyện khi lực tăng cường sức khỏe
NỘI DUNG KHÓA TU
(C) Lạy 3 lạy : (C)
Nguyện hương :
Nguyện đem lòng thành kính
Gởi theo đám mây hương
Phảng phất khắp mười phương
Cúng dường ngôi tam bảo
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tánh làm lành
Cùng pháp giới chúng sanh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm bồ đề kiên cố
Chí tu học vững bền
Xa bể khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác
Nam Mô Hương cúng dường Bồ Tát, Ma Ha Tát (3 lần) (C)
Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng,
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn
Lưới đế châu ví đạo tràng
Mười phương Phất bảo hào quang sáng ngời
Trước bảo tọa thân con ảnh hiện
Cúi đầu xin thệ nguyện quy y : (C)
CHÍ TÂM ĐẢNH LỄ :
Nam Mô tận hư không biến pháp giới qúa, hiện, vị lại, thập phương chư Phật, tôn pháp, hiền thánh tăng, thường trụ tam bảo (C)
CHÍ TÂM ĐẢNH LỄ :
Nam mô Ta Bà Giạo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát.(C)
CHÍ TÂM ĐẢNH LỄ :
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại từ Đại Bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (C) (C)
7 BIẾN CHÚ ĐẠI BI
Nam-mô Đại-bi Hội-Thượng Phật Bồ-tát (3 lần).
Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại Đại-bi tâm đà-la-ni.
Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da.
Nam mô a rị da bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa.
Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da, bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà.
Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án, a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô, kiết mông độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô, ma ra hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na, ta bà ha. Tất đà dạ, ta bà ha. Ma ha tất đà dạ, ta bà ha. Tất đà du nghệ, thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra, ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha.
Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.
Nam mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàng ra dạ, ta bà ha.
Án, tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ ta bà ha. (3 lần khi trì biến cuối cùng) (C)
7 Biến Chú Vãng Sanh
Nam mô a di đa bà dạ, đa tha dà đa dạ, đa địa dạ tha, a di rị đô bà tỳ, a di rị đa tất đam bà tỳ, a di rị đa tỳ ca lan đế, a di rị đa tỳ ca lan đa, dà di nị dà dà na, chỉ đa ca lệ, ta bà ha (C)
A Di Đà Phật thân kim sắc
Tướng tốt chói sáng tự trang nghiêm
Năn tu di uyển chuyển bạch hào
Bốn biển lớn trong ngần mắt biếc
Trong hào quang hóa vô số Phật
Vô số Bồ Tát hiện ở trong
Bốn mươi tám nguyện độ chúng sanh
Chín phẩm sen vàng lên giải thoát
Quy mạng lễ A Di Đà Phật
Ở phương Tây thế giới an lành
Con nay xin phát nguyện vãng sanh
Cúi xin Đức Từ Bi tiếp độ
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật (3 lần) (C)
10 phút niệm chú Vô Lượng Quang : Om A MI TA BHA SHRI (C)
5 phút niệm chú Dược Sư cầu cho mọi người không bị bệnh : TAYATA OM BEKANZE BEKANZE, MAHA BEKANZE RANZA SAMUNGATE SOHA (C)
5 phút chu Tara hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm cầu cho mọi người bình an vui khỏe : : OM TERATU, TERATURE SOHA (C)
15 phút Lạy Phật 4 chữ A DI ĐÀ PHẬT ( 8 câu 1 lạy là động tác thể dục tăng cường sức khỏe chữa bá bệnh, làm hạ creatinine cho những người đang phải lọc thận) (C)
20 phút nhắm mắt định tâm niệm 4 chữ hồng danh A DI ĐÀ PHẬT theo ngũ giai ,
Video niệm Phật chuyển di thần thức về Tây Phương Cực Lạc
https://www.youtube.com/watch?v=2nKq5ubbPN8
Miệng niệm nhỏ tiếng, dài hơi, nghe tiếng Phật vang lớn trong đầu phóng ra khỏi đỉnh đầu theo hào quang của Phật về Tây Phương Cực Lạc,
Về thể chất, làm tăng hồng cầu, phát triển trí não, ổn định áp huyết, nhưng làm giảm đường huyết nhiều, nên trước khi công phu phải uống 4 thìa cà phê đường cát vàng, sau công phu đo lại đường huyết giảm còn trong tiêu chuẩn đói 100-140mg/dl, như vậy đường đã uống được chuyển thành năng lượng, tăng cường sức khỏe tu không bị mệt mỏi, hôn trầm, tán loạn. (C)
HỒI HƯỚNG :
Niệm chú, niệm Phật, lạy Phật, công đức vô biên
Xin đem hồi hướng mọi miền gần xa
Chúng sanh pháp giới bao la
Đều về Cực Lạc Di Đà Tây Thiên
Nguyện tiêu ba chướng não phiền
Nguyện khai trí tuệ vô biên sáng ngời
Nguyện trừ tội chướng bao đời
Hành theo Bồ Tát đời đời vị tha
Nguyện sanh Tịnh Độ Di Đà
Hoa sen chín phẩm là cha mẹ mình
Hoa khai ngộ pháp vô sanh
Cùng chư Bồ Tát bạn lành với ta
Nguyện đem công đức tạo ra
Hướng về tất cả gần xa hưởng nhờ
Con cùng muôn loại thân sơ
Đều thành Phật đạo đến bờ an vui[/i]
Nam mô A Di Đà Phật (C)
12 PHÁT NGUYỆN VÃNG SANH (C)
Kính lạy Phật Di Đà
Con nay xin phát nguyện
Thường xuyên đảnh lễ ngài
Cho đến lúc lâm chung
Thân thể không đau bệnh (C)
Kính lạy Phật Di Đà
Con nay xin phát nguyện
Thường xuyên đảnh lễ ngài
Cho đến lúc lâm chung
Tâm hồn không hôn mê (C)
Kính lạy Phật Di Đà
Con nay xin phát nguyện
Thường xuyên đảnh lễ ngài
Cho đến lúc lâm chung
Không tham đắm ngũ dục (C)
Kính lạy Phật Di Đà
Con nay xin phát nguyện
Thường xuyên đảnh lễ ngài
Cho đến lúc lâm chung
Tâm niệm Phật Di Đà (C)
Kính lạy Phật Di Đà
Con nay xin phát nguyện
Thường xuyên đảnh lễ ngài
Cho đến lúc lâm chung
Xả ly Ta Bà khổ (C)
Kính lạy Phật Di Đà
Con nay xin phát nguyện
Thường xuyên đảnh lễ ngài
Cho đến lúc lâm chung
Hân nguyện về Tịnh Độ (C)
Kính lạy Phật Di Đà
Con nay xin phát nguyện
Thường xuyên đảnh lễ ngài
Cho đến lúc lâm chung
Con thấy kim thân Phật (C)
Kính lạy Phật Di Đà
Con nay xin phát nguyện
Thường xuyên đảnh lễ ngài
Cho đến lúc lâm chung
Phật phóng quang nhiếp độ (C)
Kính lạy Phật Di Đà
Con nay xin phát nguyện
Thường xuyên đảnh lễ ngài
Cho đến lúc lâm chung
Liên hoa con hóa sanh (C)
Kính lạy Phật Di Đà
Con nay xin phát nguyện
Thường xuyên đảnh lễ ngài
Cho đến lúc lâm chung
Hoa nở tâm khai ngộ (C)
Kính lạy Phật Di Đà
Con nay xin phát nguyện
Thường xuyên đảnh lễ ngài
Cho đến lúc lâm chung
Chứng ngộ pháp vô sanh (C)
Kính lạy Phật Di Đà
Con nay xin phát nguyện
Thường xuyên đảnh lễ ngài
Cho đến lúc lâm chung
Chóng viên thành toàn giác (C)
Nam Mô Pháp Giới tàng thân A Di Đà Phật ( 3 lần C)
TAM QUY :
Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sanh, thể theo đạo qủa, phát lòng vô thượng (C)
Tứ quy y Pháp, xin nguyên chúng sanh, thấu rõ kinh tạng, trí tuệ như biển (C)
Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sanh, kính tín hòa hợp, hết thẩy không ngại (C)
Nguyện đem công đức này
Trang nghiêm cõi Tịnh Độ
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ ba đường
Nếu có ai thấy nghe
Liền phát tâm bồ đề
Hết một báo thân này
Sanh qua cõi cực lạc
Khi ta về nơi ấy
Tận tu các đại nguyện
A Di Đà Thế Tôn
Thọ ký cho thành Phật
Nam Mô A Di Đà Phật ( 3 lần C ).
Chú thích :
Người mê ngũ dục thì đức Phật có dạy trong kinh Trung Bộ 2, kinh Potaliya. Ngũ dục ví như con chó đói mà gặm xương khô, như kẻ cầm lửa mà đi ngược gió, như được của trong giấc mộng.
Ngũ dục là gì?
Ngũ dục là năm sự ham muốn, là năm thứ dục lạc của trần cảnh nên cũng gọi là Ngũ tiềm:
- Sắc dục: ham muốn sắc đẹp, ưa thích tướng tốt, hay người nữ thích người nam hoặc ngược lại.
- Thanh dục: ham muốn tiếng hay, lời nói ngọt ngào, êm tai.
- Hương dục: ham muốn mùi thơm ngào ngạt, hay mùi hương của người nữ hoặc người nam.
- Vị dục: ham muốn đồ ăn, thức uống ngon ngọt, bổ dưỡng để phục vụ cho cái thân giả tạm.
- Xúc dục: ham muốn sự đụng chạm mềm dịu của người nữ để thỏa mãn dục vọng.
Ngũ dục còn có năm thứ sau:
- Tài dục: ham muốn tiền bạc, vàng ngọc thật nhiều như cái bình không đáy.
- Sắc dục: ham sắc đẹp, mỹ miều, kiêu sa, nghiêng nước nghiêng thành.
- Danh dục: ham muốn địa vị cao sang, tiếng tốt, ông này bà nọ…
- Thực dục: ham muốn thức ăn ngon và ăn thật nhiều cao lương mỹ vị để thỏa mãn cho cái thân này.
- Thùy dục: ham muốn ngủ nghỉ thật nhiều.
Ngũ dục cũng còn gọi là ngũ độc tiễn (năm mũi tên độc hại). Ngũ dục là năm món dục của chúng sanh, từ súc sanh đến người và chư thiên. Nếu ta không điều phục Ngũ căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thức) để cho say đắm ngũ dục thì thất lạc thiện căn, sa vào nẻo ác và đọa lạc. Tham đắm ngũ dục sẽ bị trói buộc bởi năm thứ độc hại của ham muốn.
Ngũ dục còn độc hơn mũi tên độc
Trong kinh Trung Bộ 2, kinh Potaliya, Đức Phật có dạy, ngũ dục ví như con chó đói mà gặm xương khô, như kẻ cầm lửa mà đi ngược gió, như được của trong giấc mộng. Hoặc là người mê ngũ dục như mới nhốt con rắn độc, như một miếng thịt mà cả bầy chó tham ăn, như giọt sương trên đầu ngọn cỏ, như dấu vẽ trên nước, như giọt mật ngọt trên đầu lưỡi dao bén nhọn. Ngũ dục chỉ là của tạm bợ, không thể tồn tại lâu dài.
Trong kinh Di Giáo, đức Phật dạy rằng: “Tỳ-kheo các ông! Đã có thể an trụ trong giới rồi, phải kiềm chế ngũ căn, chẳng để buông lung theo ngũ dục. Thí như người chăn trâu, cầm roi nhìn nó, chẳng cho chúng vào lúa mạ của người khác. Nếu thả lỏng ngũ căn, chẳng những chạy theo ngũ dục không bờ mé, không thể kiềm chế được, mà còn gây hại rất nặng, cũng như ngựa chứng, chẳng dùng dây cương chế ngự thì chính nó sẽ đưa người ta vào hầm hố”.
Quán thân bất tịnh
Vì thế, là một Tăng sĩ, chúng ta phải biết tránh xa ngũ dục, và ly dục, ly bất thiện pháp, hành theo Bát chánh đạo và Tứ diệu đế, luôn giữ gìn tứ oai nghi (đi, đứng, nằm, ngồi) và siêng tu giới định tuệ, lấy trí tuệ để đạp đi vô minh ngũ dục thế gian, phòng hộ các căn của mình. Hãy quán thân này là giả tạm vô thường, luôn chánh niệm tỉnh giác từng sát-na sanh diệt. Hãy nhớ đến chí nguyện lớn nhất của người tu là “trên cầu thành Phật, dưới độ chúng sanh”.
Đức Phật thường nhắc nhở các hàng đệ tử, phải có thái độ thận trọng đối với ngũ dục, Ngài không khuyến khích lìa bỏ ngũ dục một cách thái quá, để sống đời sống khổ hạnh ép xác, vì hai lối sống cực đoan ấy đều không đưa đến an lạc, hạnh phúc trong hiện tại và mai sau.
Thế gian ai cũng muốn mưu cầu hạnh phúc để hưởng thụ ngũ dục lạc gồm có tiền tài, sắc đẹp, danh vọng địa vị, ăn uống thoải mái và ngủ nghỉ tự do, tùy theo phước báo của mỗi người mà có sự sung mãn hay nghèo nàn trong hưởng thụ. Hưởng thụ ngũ dục như là nhu cầu cần thiết của đời sống con người và ai cũng nghĩ rằng đó là điều kiện mang lại hạnh phúc.
Đức Phật thường nhắc nhở tất cả mọi người phải biết sự tác hại của ngũ dục, không nên tham cầu quá đáng. Tiền bạc hay của cải vật chất là phương tiện để nuôi sống chúng ta tồn tại, nhưng nó do ta làm ra chính vì vậy khi ăn uống, ta phải quan niệm ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn. Rồi kế đến là ngủ nghỉ nó cũng là nhu cầu cần thiết, nếu chúng ta chỉ đam mê ham làm giàu để hưởng thụ dục lạc về sắc đẹp thì sức khỏe sẽ bị tàn phá nhanh chóng và tuổi thọ suy giảm.
Đức Phật khuyến khích mọi người hãy nên giảm bớt ham muốn quá đáng, tham cầu trong khả năng của mình, biết tiết độ trong mọi nhu cầu để có sự an lạc thảnh thơi, mà không bị những lo lắng, thất vọng, sợ hãi…làm mình phiền não khổ đau.
Tâm mong cầu, tham muốn các dục là động lực thúc đẩy con người tích cực làm việc để có đời sống ổn định. Vì thế sự tham muốn, mong cầu về các dục khiến cho con người khổ não nhiều hơn là an vui.
--------------
Chứng ngộ pháp vô sanh :
Sự chứng ngộ của Thiền tông với sự chứng pháp vô sanh có khác không?
12/03/2017704
Hỏi:
Sự chứng ngộ của Thiền tông với sự chứng pháp vô sanh có khác không?
Đáp:
Phật nói vô thỉ là không có sự bắt đầu, cũng là hiển bày nghĩa vô sanh. Nếu có sanh thì có sự bắt đầu, tất cả vũ trụ vạn vật đều không có sự bắt đầu. Như trái dừa không phải cây dừa, nếu nói cây dừa bắt đầu được không? Không được. Tại sao? Không có trái dừa làm sao mọc lên cây dừa. Rồi nói trái dừa có trước được không? Không được. Tại sao? Không có cây dừa làm sao sanh ra trái dừa. Cây dừa và trái dừa đều không có bắt đầu, tức là hiển bày nghĩa vô sanh.
Đây là việc ở ngoài, bây giờ nói thân tôi: Rõ ràng có cha mẹ sanh tôi, cha mẹ cũng có cha mẹ nữa, cứ từ đời từ đời truy cứu mãi có cha mẹ đầu tiên không? Giả thiết có cha mẹ đầu tiên, tôi xin hỏi cha mẹ đầu tiên có cha mẹ đầu tiên không? Nếu có cha mẹ thì không phải đầu tiên, mà không có cha mẹ vậy từ đâu ra?
Nhà khoa học nói là từ một hạt nguyên tử từ từ diễn biến thành, cuối cùng thành con người. Như vậy cho là được đi. Tôi hỏi: bào thai con người một tháng thì có hình tượng một tháng, hai tháng có hình tượng hai tháng, ba tháng có hình tượng ba tháng, đến mười tháng sanh ra đầy đủ ngũ tạng lục phủ, lục căn đều đủ. Từ một hạt nguyên tử diễn biến thành một con người, giả thiết cho 1 triệu năm, mỗi năm lên một cấp, cũng như thai của con người mỗi tháng một cấp. Nhưng bây giờ mình chỉ thấy cấp thứ nhất là nguyên tử với cấp 1 triệu là con người, không thấy mấy cấp kia.
Có người nói mình chỉ sống mấy chục năm làm sao thấy 1 triệu năm được? Tôi nói khỏi cần, bây giờ mình sống 5 năm cũng được, 5 cấp đến 1 triệu gần thành con người thì mình phải thấy chứ! Vậy có ai thấy 5 cấp gần thành con người không? Nếu không có thì lý do này không thành lập được. Truy cứu cách nào cũng không có sự bắt đầu, nên Phật nói trắng ra là vô thỉ, vô thỉ là nghĩa vô sanh; người chứng quả là ngộ pháp vô sanh, chứng vô sanh pháp nhẫn.
̃̃̃̃̃̃̃̃
&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&
TU HỌC THEO TỊNH ĐỘ VỀ LÝ VÀ SỰ
PHẦN THUỘC VỀ SỰ LÀ THỰC HÀNH PHÁP TU TỊNH ĐỘ :
Tóm tắt thực tập chuyển di thần thức :
1-Cách chuyển di thần thức về Cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà, nương theo đại nguyện của Ngài, có 2 ý nghĩa : vượt qua sự sợ hãi về cái chết và hy vọng có thể nhẩy vượi qua vô lượng chu kỳ sanh tử luân hồi để được tái sanh trực tiếp vào cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà.
2-Phật Giáo Tây Tạng tin rằng pháp môn P’howa rất mực mãnh liệt, có thể đưa người về cõi Phật A Di Đà ngay khi lìa trần, hay ít nhất cũng khả dĩ tạo được nhân duyên để không phải đọa vào các đường dữ, tự tin trong lúc hấp hối và lúc lìa trần bằng cách cung cấp cho người tu phương tiện để giải thoát thần thức mình vào cõi tịnh độ Cực Lạc của Phật A Di Đà,
3-Pháp p’howa của ba sự chứng nhập,” kênh giữa được nhận thức như là con đường, quả cầu thần thức (linh hồn) ví như người du hành trên con đường (kênh giữa) và tâm của đức Phật A Di Đà là nơi đến, phải đi qua ra khỏi đỉnh đầu, xuất hiện dấu hiệu vật lý thấy một kẽ hở nhỏ tại luân xa đỉnh đầu gọi là cửa Phạm Thiên, là con đường chuyển di thần thức vào giây phút lìa trần để về Cực Lạc.
a-P’howa Pháp Thân là sự chuyển di thần thức vào trạng thái tỉnh thức tự tại, xa lìa thời gian (Tạng Ngữ: yeshe) – vào không gian căn bản, Tánh Không.
b-P’howa Báo Thân là sự chuyển di thần thức vào trạng thái tâm thức bất nhị, trong sáng của sự hiện hữu thanh tịnh khởi lên liên tục từ Tánh Không.
c-P’howa Ứng Thân là sự chuyển di thần thức vào trạng thái của tâm từ bi vô lượng.
4-Trong Pháp tu Phowa, có ba niệm cần phải có.
Thứ nhất, cõi Cực Lạc nên được nhìn nhận như quê cha của riêng các con nơi cha các con, Đức Phật A Di Đà, đang ngự.
Thứ hai, chúng ta nên coi đường mạch giữa như là đường về cố hương.
Thứ ba, thần thức của các con là vị khách, hoặc một nhà du hành, đang đi trên con đường đó để trở về nhà.
Với tinh tấn, chúng ta liên tục tu học cho tới khi chúng ta có tự tin vào khả năng mình và không bao giờ bị lôi kéo ra khỏi pháp tu dẫn tới cõi tịnh độ.
Với thiền định, chúng ta cắt bỏ mọi vọng tưởng trong thiền định và liên tục chú tâm vào pháp quán tưởng và tụng niệm. Vào giây phút hấp hối, chúng ta tập trung vào Phật A Di Đà, mà vị Phật này là một thể với bổn sư của chúng ta.
THỜI KHÓA TU TẬP THỰC HÀNH.
Chia làm nhiều thời khóa :
I-THỜI KHÓA MỞ ĐẦU TRONG NGÀY
Nguyện hương :
Nguyện đem lòng thành kính
Gởi theo đám mây hương
Phảng phất khắp mười phương
Cúng dường ngôi tam bảo
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tánh làm lành
Cùng pháp giới chúng sanh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm bồ đề kiên cố
Chí tu học vững bền
Xa bể khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác
Nam Mô Hương cúng dường Bồ Tát, Ma Ha Tát (3 lần)
Sám nguyện :
Đệ tử chúng con từ vô thỉ
Gây bao tội ác bởi lầm mê
Đắm trong sanh tử đã bao lần
Nay đến trước đài vô thượng giác
Biển tràn khổ lâu đời luân lạc
Với sinh linh vô số điêu tàn
Sống u hoài trong kiếp sống lầm than
Con lạc lõng không nhìn phương hướng
Đàn con dại từ lâu vất vưởng
Hôm nay trong thấy Đạo huy hoàng
Xin hướng về núp bóng Từ Quang
Lạy Phật Tổ soi đường dẫn bước
Bao tội khổ trong đường ác trược
Vì tham, sân, si, mạn gây nên
Thì hôm nay giữ trọn lời nguyền
Xin sám hối để lòng thanh thoát
Trí Phật quang minh như nhật nguyệt
Từ bi vô lượng cứu quần sanh
Ôi từ lâu ba chốn ngục hình
Giam giữ mãi con nguyền ra khỏi
Theo gót Ngài vượt qua khổ hải
Nương thuyền từ vượt khỏi ái hà
Nhớ lời Ngài bờ Giác không xa
Hành Thập Thiện cho đời tươi sáng
Bỏ việc ác cho đời quang đãng
Đem phúc lành gieo rắc phàm nhân
Lời ngọc vàng ghi mãi bên lòng
Con nguyền được sống đời rộng rãi
Con niệm Phật để lòng nhớ mãi
Hình bóng Người cứu khổ chúng sanh
Để theo Ngài trên bước đường lành
Chúng con khổ nguyền xin cứu khổ
Chúng con khổ nguyện xin tự độ
Ngoài tham lam sân hận ngập trời
Phá si mê trí tuệ tuyệt vời
Con nhớ Đức Di Đà lạc quốc
II-PHẦN CHÍNH
7 biến Chú Đại Bi :
Nam-mô Đại-bi Hội-Thượng Phật Bồ-tát (3 lần).
Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại Đại-bi tâm đà-la-ni.
Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da.
Nam mô a rị da bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa.
Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da, bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà.
Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án, a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô, kiết mông độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô, ma ra hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na, ta bà ha. Tất đà dạ, ta bà ha. Ma ha tất đà dạ, ta bà ha. Tất đà du nghệ, thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra, ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha.
Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.
Nam mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàng ra dạ, ta bà ha.
Án, tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ ta bà ha. (3 lần khi trì biến cuối cùng)
7 biến Chú Vãng Sanh
Nam mô a di đa bà dạ, đa tha dà đa dạ, đa địa dạ tha, a di rị đô bà tỳ, a di rị đa tất đam bà tỳ, a di rị đa tỳ ca lan đế, a di rị đa tỳ ca lan đa, dà di nị dà dà na, chỉ đa ca lệ, ta bà ha
A Di Đà Phật thân kim sắc
Tướng tốt chói sáng tự trang nghiêm
Năn tu di uyển chuyển bạch hào
Bốn biển lớn trong ngần mắt biếc
Trong hào quang hóa vô số Phật
Vô số Bồ Tát hiện ở trong
Bốn mươi tám nguyện độ chúng sanh
Chín phẩm sen vàng lên giải thoát
Quy mạng lễ A Di Đà Phật
Ở phương Tây thế giới an lành
Con nay xin phát nguyện vãng sanh
Cúi xin Đức Từ Bi tiếp độ
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật (3 lần)
1-Niệm A Di Đà Phật theo phương pháp chuyển di thần thức (30-60 phút)
A-ĐIỀU THÂN :
Ngồi trên ghế dựa cho người già không ngồi trên bồ đoàn bán già hay kiết già được, mắt nhắm, hai bàn tay bắt ấn Di Đà để lên đùi hay chồng hai bàn tay lên nhau.
B-ĐIỀU Ý :
Kênh trung ương đầu dưới bị khóa lại nơi dưới rốn huyệt Khí Hải, ý đặt tại đây, dùng ý dẫn tâm thức (linh hồn) đi lên theo đường thẳng vô hình nhỏ bằng ngón tay qua tim từ từ lên đỉnh đầu, tưởng tượng ý và khí xuyên ra khỏi đỉnh đầu qua cửa Phạm Thiên là 1 lỗ nhỏ ở luân xa 7 theo mũi tên vọt lên cảnh giới cực lạc, mà Phật A Di Đà và thánh chúng đang đón ở trên đầu mình.
C-ĐIỀU TỨC :
(Trong Phật Giáo Kim Cang Thừa, hướng dẫn thần thức người tu để tái sinh vào Cõi Cực Lạc thì được thành tựu hiệu quả nhất qua pháp môn chuyển di thần thức phowa về cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà).
1-Niệm Phật ra tiếng A Di Đà Phật chậm, tai nghe miệng niệm theo, ý dẫn khí theo nhạc : http://vocaroo.com/i/s1xa4vfK4pG2
Niệm 4 chữ A Di Đà Phật là hơi thở trong miệng đi ra, không cần chú trọng đến hơi thở vào, khi miệng niệm chữ A thì ý ở Khí Hải, niệm chữ Di ý dẫn khí ra theo lên đến tim, niệm chữ Đà ý dẫn khí ra tiếp tục lên ngang mắt, niệm chữ Phật ý dẫn khí thoát ra cửa Phạm Thiên lên khỏi đầu khoảng 50cm là nơi Đức Phật A Di Đà và Thánh chúng đang đợi đón mình.
Cứ mỗi câu miệng niệm A Di Đà Phật là một hơi theo kênh Trung Ương từ Khí Hải ra khỏi Phạm Thiên lên khỏi đỉnh đầu 50cm.
Còn cách đơn giản hơn, mục đính điều chỉnh áp huyết, tăng oxy cho não khi đo oxymét đầu các ngón tay tăng đều trong khoảng 95-99
Miệng niệm nhỏ tiếng dài hơi nhắm mắt tai nghe tiếng A Di Đà Phật, dùng 2 bàn tay bịt lỗ tai sẽ nghe trong đầu vang vang tiếng niệm Phật trong đầu, niệm ra tiếng càng nhỏ thì trong đầu nghe tiếng A Di Đà Phật càng lớn, ngược lại nếu niệm Phật càng lớn tiếng thì trong đầu nghe càng nhỏ hay không nghe được tiếng gì là sai.
Niệm Phật là đã nhớ Phật, tưởng tượng hào quang của Phật theo tiếng niệm vào trong đầu mình đi lên đỉnh đầu thoát ra ngoài phóng lên cao ra khỏi đầu theo hào quang của Phật về Cực Lạc,
Tập niệm Phật vang trong đầu cho thành thói quen, khi cận tử nghiệp đến dù mình không còn hơi sức niệm Phật nhưng khi được hộ niệm, tai vừa nghe tiếng niệm Phật chạy vào trong đầu lên đỉnh đầu là thần thức của mình đã thoát ra khỏi đỉnh đầu theo Phật về cực lạc rồi.
Niệm theo MP3 này : https://drive.google.com/drive/u/0/my-drive
Bấm vào bài Nhạc vừa niệm Phật vừa kinh hành
2-Kinh Hành 5 vòng theo nhạc niệm A Di Đà Phật
3-Cúi Lạy Phật (khí công) 30 phút theo nhạc niệm A Di Đà Phật
4-Thiền Định 30 phút
Mở máy niệm Phật, cuốn lưỡi ngậm miệng, chỉ dùng ý theo tiếng niệm của máy khi thở ra đưa khí theo ý theo kênh Trung Ương qua cửa Phạm Thiên lên cao khỏi đỉnh đầu 50cm
Thiền định chuyển di thần thức mỗi ngày, sau khi thiền định xong, chúng ta trì tụng bài kinh nguyện 2 dòng :
Con cầu xin Phật A Di Đà tiếp dẫn con tái sinh vào Cõi Cực Lạc (3 lần )
Áp dụng PHẦN CHÍNH nhiều lần trong ngày theo thời khóa : 2 khóa, 3 khóa hay liên tục, không cần phần lập lại Thời Khóa mở đầu hay kết thúc.
III-PHẦN KẾT THÚC CUỐI NGÀY :
Sau khi áp dụng xong PHẦN CHÍNH, tiếp theo phần này : :
1-Vãng Sanh Quyết Định Chơn Ngôn.
(Đọc tiếng Phạn hay âm Hán đều được)
NAMO AMITÀBHÀYA, TATHÀGATÀYA, TADYATHÀ: AMRITOD BHAVE AMRITA SIDDHAM BHAVE, AMRITA VIKRÀNTE, AMRITA VIKRÀNTA, GAMINI, GAGANA, KÌRTA KARE, SVAHA.
( https://www.youtube.com/watch?v=srpMVCHWcho )
Cách Phát Âm trì "Chú Vãng Sanh" theo tiếng Phạn:
Nam mô a mi ta ba da, ta tha ga ta da, ta đi da tha: am ri tô ba vê, am ri ta xít đam ba vê, am ri ta vi kờ răng tê, am ri ta vi kờ răng ta, ga mi ni, ga ga na, kiêc ta ka rê, xoa ha.
(https://www.youtube.com/watch?v=tv7rcFTIE4U)
Âm Hán:
Nam mô a di đa bà dạ, đa tha dà đa dạ, đa địa dạ tha, a di rị đô bà tỳ, a di rị đa tất đam bà tỳ, a di rị đa tỳ ca lan đế, a di rị đa tỳ ca lan đa, dà di nị dà dà na, chỉ đa ca lệ, ta bà ha.
2-Niệm ra tiếng :
Nam Mô A Di Đà Phật (10 lần)
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần )
Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát ( 3 lần)
Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát ( 3 lần )
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát ( 3 lần )
3-Hồi hướng .
Niệm Phật, Lạy Phật công đức vô biên...
Xin đem hồi hướng mọi miền gần xa
Chúng sanh pháp giới bao la
Đều về Cực Lạc Di Đà Tây Thiên
Nguyện tiêu ba chướng não phiền
Nguyện khai trí tuệ vô biên sáng ngời
Nguyện trừ tội chướng bao đời
Hành theo Bồ Tát đời đời vị tha
Nguyện sanh Tịnh Độ Di Đà
Hoa sen chín phẩn là cha mẹ mình
Hoa khai ngộ pháp vô sanh
Cùng chư Bồ Tát bạn lành với ta
Nguyện đem công đức tạo ra
Hướng về tất cả gần xa hưởng nhờ
Con cùng muôn loại thân sơ
Đều thành Phật đạo đến bờ an vui
Nam mô A Di Đà Phật
4-Phục Nguyện
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật
Thượng chúc :
Phật pháp sáng soi
Cho đời thoát nỗi lầm mê
Mưa thuận gió hòa
Cho người hết cơn đói lạnh
Sạch nạn binh đao
Tan lòng thù hận
Từ tâm mở rộng
Cho thế giới hòa bình
Chúng sanh an lạc
Phổ nguyện :
Âm siêu dương thái
Pháp giới chúng sanh
Tình dữ vô tình
Tề thành Phật đạo
Nam Mô A Di Đà Phật
5-Tam tự quy y .
Tự quy y Phật., xin nguyện chúng sanh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng..
Tự quy y Pháp xin nguyện chúng sanh, thấu rõ kinh tạng, trí tuệ như biển....
Tự quy y Tăng xin nguyện chúng sanh, kính tín hòa hợp, tất cả không ngại....
Nguyện đem công đức này
Trang nghiêm cõi Tịnh Độ
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ ba đường
Nếu có ai thấy nghe
Liền phát tâm bồ đề
Hết một báo thân này
Sanh qua cõi cực lạc
Khi ta về nơi ấy
Tận tu các đại nguỵện
A Di Đà Thế Tôn
Thọ ký cho thành Phật
Nam Mô A Di Đà Phật ( 3 lần ).
Kết quả tu 1 thời công phu :
20 phút niệm Phật +10 phút khai thị =30 phút
Kinh Hành 20 phút + thời gian đứng dậy đi và về ngồi xuống chỗ 10 phút = 30 phút + đi được 200 m
Lạy Phật 20 phút là 120 lễ + 10 phút tịnh niệm = 30 phút.
Kết quả tu 1 ngày Phật thất :
Tổng cộng 1 thời khóa 90 phút, liên tục trung bình là 6 thời là 540 phút, còn 1 giờ ra vào ăn cơm, nghỉ ngơi tổng cộng 10 tiếng mỗi ngày :
Kết quả tối đa :
Kinh hành 6 thời đi được : 200m x 6 =1200m.
Lạy Phật tối đa : 120 lễ x 6= 720 lễ.
Niệm Phật : 1 phút 8 hơi thở mỗi hơi thở 4 câu, là 32 câu, niệm Phật 20 phút 640 câu 1 thời, 6 thời 3840 câu.
Kết quả tối đa 1 tuần Phật thất :
Kinh hành : 8400m
Lễ Phật : 5040 lễ
Niệm Phật : 26880 câu
Tất cả thân bệnh, tâm bệnh, nghiệp bệnh đều khỏi.
Trong giờ nghỉ, đọc thần chú này :
Thần chú A Di Đà - Om Amidewa Hrih
https://www.youtube.com/watch?v=teDl7WSe3Ns
Tác dụng của thần chú Om Amidewa Hrih là giúp bạn đạt được tái sinh tốt lành nơi Cực Lạc, mọi mong cầu đều được như ý, giúp cho chúng sinh khác tịnh hoá nghiệp chướng siêu sinh tịnh độ. Bên cạnh đó, khi bản thân bạn đã tu trì thành thục thì chỉ cần đọc 21 lần câu thần chú này bên người hay con vật vừa chết, chúng sẽ không phải tái sinh vào ba đường Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh nữa mà được tái sinh lên cõi Tịnh Độ.
Cư sĩ Huệ Tâm Hải (doducngoc)
----------------------
CÓ HỒN XÁC LÀ CÓ TA
-Nguyễn Đông Y-
K.T4.10/01/2018
Con người có Xác có Hồn
Xác thì thấy được, nhưng Hồn thì không
Xác Hồn hòa hợp ngoài trong
Xác thuộc âm chất, còn Hồn là dương.
Nhờ Hồn giữ Xác khỏi trương
Nhờ Xác Hồn có chỗ nương tựa vào
Ngũ tạng ngũ khí khác nhau :
Hồn luôn cư trú, ẩn vào tạng Gan.
Gan kho chứa máu, mật vàng
Hồn đi theo máu kiện toàn Xác thân.
Máu vào Tim chứa Tinh Thần
Tim đốt nóng cả châu thân ấm Tỳ.
Tỳ ẩn tàng Ý chỉ huy.
Phách trú trong Phổi nhờ Tỳ tương sinh.
Phổi nạp khí cho Thận mình
Chí ở nơi Thận phát sinh ào ào.
Thận lọc máu chất lương cao
Chất trong kho chứa trử vào nơi Gan
Gan lại trao máu tuần hoàn
Cho Tim bơm cấp phát toàn châu thân.
Ý – CHÍ – HỒN – PHÁCH – TINH THẦN
TỲ – THẬN – GAN – PHỔI TIM nâng đỡ người.
Xác không Hồn, thây ma rồi.
Hồn không có xác tức thời Hồn ma.