MÁY ĐO ÁP HUYẾT KHÁM ĐỊNH BỆNH M-DƯƠNG TẠNG PHỦ VỀ KHÍ-HUYẾ

MÁY ĐO ÁP HUYẾT KHÁM ĐỊNH BỆNH M-DƯƠNG TẠNG PHỦ VỀ KHÍ-HUYẾ

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 6 Tháng 2 23, 2024 10:24 am

MÁY ĐO ÁP HUYẾT KHÁM ĐỊNH BỆNH M-DƯƠNG TẠNG PHỦ VỀ KHÍ-HUYẾT HƯ-THỰC, HÀN-NHIỆT, BIỂU-LÝ.

PHẦN định bệnh theo tiêu chuẩn triệu chứng lâm sàng học do kinh nghiệm tích lũy nhiều đời của các thầy thuốc đông y thời cổ đại đã đúc kết thành một khoa chuyên môn dạy cho biết phân biệt BỆNH và CHỨNG mới có thể truy tìm nguyên nhân gây bệnh để có cách chữa đúng. Tên bệnh và chứng được giữ nguyên theo tên dùng thời cổ đại để chúng ta hiểu rằng các vị y khoa tiền bối đã khám phá ra được nhiều bệnh, tích lũy kinh nghiệm sắp xếp, phân loại có tính khoa học từ nguyên nhân đến triệu chứng và cách chữa, mà y học hiện đại cũng còn đang phải bận tâm nghiên cứu mãi không ngừng.
Một bệnh có thể do nhiều CHỨNG gây ra bệnh, mà các CHỨNG đông y đều quy về âm, dương, hư, thực, hàn, nhiệt, biểu, lý, khí, huyết và đờm, do một tạng hay một phủ hoặc nhiều tạng phủ làm ra bệnh.
Một CHỨNG tạo ra nhiều BỆNH, bệnh nhẹ chỉ có một bệnh đơn giản, bệnh phát triển càng lâu càng có nhiều bệnh vẫn nằm trong một CHỨNG, nặng hơn nữa khi bệnh truyền sang tạng phủ khác, thì một BỆNH trở thành phức tạp do nhiều CHỨNG hợp lại.
Cũng vì lý do BỆNH và CHỨNG diễn biến phức tạp theo tình trạng khí hóa của tạng phủ mỗi lúc mỗi khác, nên cách chữa cũng phải thay đổi cho phù hợp trên lâm sàng, cho nên đông y không bao giờ có công thức chữa cố định mà phải gia giảm hoặc thay đổi cách chữa luôn luôn để phục hồi lại sự khí hóa của tổng thể được quân bình hòa hợp.
1. Về m-Dương :
Một thầy thuốc giỏi khi khám bệnh bắt buộc phải tuân theo phương pháp tứ chẩn và phải biết phân biệt thuộc tính âm dương của bệnh là nguyên tắc căn bản trong biện chứng luận trị độc đáo của đông y, nếu không ,việc chữa bệnh chỉ là chữa ngọn dựa theo lời khai của bệnh nhân, sẽ không có kết qủa, đôi khi làm cho bệnh biến chứng thành bệnh khác nặng hơn. Bởi vì theo quy luật khí hóa âm dương phải hòa hợp, cùng nhau tồn tại, nếu một trong hai bị hư, cái kia mất sự kiềm chế sẽ vượt lên thành qúa thịnh gây ra bệnh. Trong trường hợp này đông y thường nói âm bệnh chữa dương (âm bị hư yếu, dương sẽ thừa cơ làm bệnh ), hoặc ngược lại dương bệnh chữa âm ( dương bị hư yếu, âm qúa thịnh sẽ thừa cơ làm bệnh).Do đó thầy thuốc cần phải biết phân biệt bệnh thuộc âm hay dương .
Tạng thuộc âm, phủ thuộc dương. Huyết thuộc âm, khí thuộc dương,. Hư thuộc âm, thực thuộc dương.
Cơ sở thuộc âm, chức năng thuộc dương.Trong âm có dương, nên chức năng của tạng là dương trong âm, làm nhiệm vụ khí hóa chung cho tổng thể ngũ hành, còn cơ sa của tạng thuộc âm trong âm, làm nhiệm vụ duy trì, bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển bên trong tạng.Trong dương có âm, nên cơ sa của phủ là âm trong dương, làm nhiệm vụ duy trì, bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển bên trong phủ, còn chức năng của phủ là dương trong dương, làm nhiệm vụ khí hóa chung cho tổng thể ngũ hành.
Xét theo khí-huyết hàn-nhiệt trên bàn tay ,lòng bàn tay là âm, mu bàn tay là dương:
Nếu nhiệt độ hai bên bằng nhau, có hơi ấm là âm dương đầy đủ, không bị bệnh.
Nếu hai bên đều nóng, nhiệt độ cao hơn bình thường là âm dương đều thực.
Nếu hai bên đều lạnh hơn nhiệt độ bình thường là âm duơng đều hư.
Nếu lòng bàn tay nóng hơn nhiệt độ bình thường, mu bàn tay nhiệt độ bình thường và mát hơn rõ rệt so với nhiệt độ trong lòng bàn tay, chứng tỏ âm hư sinh nội nhiệt, có triệu chứng da thịt nóng nhưng lại mặc quần áo ấm và sợ lạnh, thích uống nước nóng.
Nếu trên mu bàn tay lạnh, nhiệt độ thấp hơn bình thường so với lòng bàn tay, chứng tỏ dương hư sinh nội hàn.
Nếu dương trong âm hư có nghĩa chức năng bảo vệ dịch chất (máu, nước, mồ hôi..) suy kém, cơ thể sẽ bị mất nước qua đường mồ hôi, cho nên đông y đặt tên loại bệnh này là dương hư tự hãn (tự xuất mồ hôi) làm cơ thể mệt mỏi, mất sức.
Nếu muốn biết bệnh thuộc dương chứng hay âm chứng chỉ cần phân biệt đặc đỉểm sau:
Bệnh thuộc âm chứng gồm có các yếu tố như :
Lý chứng, hư chứng, hàn chứng, mãn tính, sợ lạnh, yếu đuối, suy nhược, mệt mỏi, thích uống nước ấm nóng...
Bệnh thuộc dương chứng gồm có các yếu tố như
: Biểu chứng, thực chứng, nhiệt chứng, cấp tính, người nóng thích mát, khát thích uống nước mát..
PH N BIỆT M DƯƠNG CHỨNG THEO TỨ CHẨN
VỌNG CHẨN M CHỨNG
Sắc mặt :Trắng mét, xanh hoặc tối nhạt hay sậm.
Tinh thần : Lờ đờ không linh hoạt.
Lưỡi: Chất lưỡi nhạt, rêu trơn.
Thân: Mệt mỏi, yếu ,nặng nề, nằm co.
Bệnh: Các loại bệnh theo tây y có nhiều tên bệnh hoàn toàn khác nhau, có vi trùng hay không, nhưng
đông y xếp loại thuộc âm chứng gồm mạn tính, hư, hàn, yếu, trầm tĩnh, ức chế, công năng trao đổi chất giảm, hướng bệnh vào trong.
VỌNG CHẨN DƯƠNG CHỨNG
Sắc mặt : Ửng đỏ hoặc đỏ hồng.
Tinh thần : Cuồng táo, chẳng yên.
Lưỡi : Chất lưỡi đỏ sậm, rêu vàng khô hay vàng sậm, nặng thì miệng lưỡi rách nứt, rêu đen mọc gai.
Thân : Nóng nảy bực bội, bức rứt, ưa mát.
Bệnh :Các loại bệnh theo tây y có nhiều tên bệnh hoàn toàn khác nhau nhưng đông y xếp loại thuộc dương chứng gồm cấp tính, thực, nhiệt, hưng phấn, trao đổi chất dư
Sắc mặt : Ửng đỏ hoặc đỏ hồng.
Tinh thần : Cuồng táo, chẳng yên.
Lưỡi : Chất lưỡi đỏ sậm, rêu vàng khô hay vàng sậm, nặng thì miệng lưỡi rách nứt, rêu đen mọc gai.
Thân : Nóng nảy bực bội, bức rứt, ưa mát.
Bệnh :Các loại bệnh theo tây y có nhiều tên bệnh hoàn toàn khác nhau nhưng đông y xếp loại thuộc dương chứng gồm cấp tính, thực, nhiệt, hưng phấn, trao đổi chất dư thừa, hướng bệnh ra ngoài.
VĂN CHẨN M CHỨNG
Tiếng nói : Nhỏ yếu thấp, ít nói, không thích nói muốn nằm yên.
Hơi thở : Thở ngắn, nhẹ yếu.
VĂN CHẨN DƯƠNG CHỨNG
Tiếng nói : Nói to mạnh rổn rảng, lắm lời. ưa nói nhiều, nói cuồng, la hét choì mắng.
Hơi tha : To, mạnh, gấp, kéo đờm.
VẤN CHẨN M CHỨNG
Ðại tiện : Phân hôi tanh, nhão.
Tiểu tiện : Tiểu vặt nhiều lần mà trong, hoặc tiểu ngắn, ít.
Ăn : Kém ăn, không cảm giác mùi vị.
Uống: Không khát,ưa uống nước nóng
VẤN CHẨN DƯƠNG CHỨNG
Ðại tiện : Phân cứng, hôi khắm nồng nặc.
Tiểu tiện : Tiểu ngắn ,nước tiểu đỏ.
Ăn : Không muốn ăn, miệng khô.
Uống: Khát thích uống nước lạnh mát.
THIẾT CHẨN M CHỨNG
Mạch chẩn : Mạch Trầm, vi, tế, sáp, trì, nhược, vô lực.
Án chẩn : Mình mát, chân tay lạnh, bụng đau ưa xoa nắn.
THIẾT CHẨN DƯƠNG CHỨNG
Mạch chẩn :Phù, hồng, sác, thực, đại, hoạt, có lực.
Án chẩn : Mình nóng, chân ấm, bụng đau không ưa xoa nắn .
NHỮNG BỆNH THUỘC VỀ M, DƯƠNG
CHỨNG M DƯƠNG ÐỘC : (003)
Là một loại bệnh nguy hiểm do cảm nhiễm trùng ẩn náu trong họng như loại nhiễm trùng huyết, rồi xâm nhập sâu vào huyết phận bằng hai cách khác nhau tạo ra hai chứng dương độc và âm độc khác nhau được phân biệt như sau :
DƯƠNG ÐỘC : Mặt nổi vết ban vằn vện như gấm, đau cổ họng, ói ra máu mủ do nhiệt độc ứ tắc ở phần trên. Khám nhiệt độ ở tay chân không có cảm giác lạnh.
M ÐỘC : Mặt và mắt hiện mầu xám, cuống họng đau, thân thể đau như bị đánh, nhiệt độ tay chân lạnh.
CHỨNG M DƯƠNG GIAO : (004)
Là loại chứng bệnh nguy hiểm do chữa sai lầm a bệnh sốt nhiệt chưa tìm được nguyên nhân mà cho phát hãn, xuất mồ hôi làm mất tân dịch khiến dương tà lấn vào phần âm làm tiêu hao âm khí, phát sinh nói mê sảng, ăn không được.
CHỨNG M HƯ : (005)
Là âm dịch thiếu, có dấu hiệu lòng bàn tay bàn chân nóng, sốt cơn về chiều, miệng khô, môi đỏ, chất lưỡi đỏ nhạt,táo bón, tiểu vàng. Chứng âm hư tùy theo tạng nào hư có dấu hiệu lâm sàng khác nhau như:
Tâm âm hư:
Hồi hộp, hay quên, mất ngủ hay mê, chất lưỡi đỏ nhợt, rêu ít.
Can âm hư:
Ðau đầu, choáng váng,ù tai,tê dại, run rẩy,quáng gà, chất lưỡi đỏ khô, rêu ít.
Phế âm hư:
Khí nghịch, ho đờm dẻo dính lẫn máu,gò má đỏ, sốt nhẹ về chiều,mồ hôi trộm,miệng khô, họng ráo, khàn tiếng, ngủ không ngon, chất lưỡi đỏ, rêu ít.
Thận âm hư :
Lưng gối mỏi đau, di tinh, ù tai, váng đầu, ngủ kém, hay quên, khô miệng, chất lưỡi đỏ, rêu ít.
CHỨNG DƯƠNG HƯ: (006)
Là dương khí không đủ do tâm dương hư, tỳ dương hư, thận dương hư, dấu hiệu chung là sắc mặt
trắng nhợt, chân tay không ấm, môi nhợt, miệng nhạt, tiểu nhiều, trong, phân loãng, chất lưỡi nhạt, rêu trắng trơn, và có dấu hiệu riêng của tạng bị hư.
CHỨNG DƯƠNG HƯ M THỊNH : (007)
Do thận dương hư làm chức năng khí hóa của tạng phủ suy giảm không duy trì được thân nhiệt xuất hiện chứng âm hàn, chân tay lạnh, sợ lạnh, tiêu chảy, phù thủng.
CHỨNG M DƯƠNG LƯỠNG HƯ : (008)
Là bệnh nghiêm trọng, âm tổn hại liên lụy đến dương hoặc dương tổn hại liên lụy đến âm sẽ xuất hiện cùng lúc những dấu hiệu lâm sàng của âm hư và dương hư.
CHỨNG LƯỠNG DƯƠNG TƯƠNG HU N TRƯC : (009)
Có bệnh dương phát nhiệt bên trong, lại bị chữa lầm bằng xông, đốt ngải cứu cho ra mồ hôi thành ngoại nhiệt hợp nội nhiệt công phạt hóa hỏa làm tổn thương mất tân dịch khiến bệnh nặng thêm.
CHỨNG M HƯ DƯƠNG CANG : (010)
Là tân dịch tinh huyết kém, bị suy tổn không giữ quân bình được dương, bệnh biến hóa thành cang thịnh (dương vượt trội lên ) làm nên cơn nóng, gò má đỏ, mồ hôi trộm, lòng bàn chân, bàn tay nóng, ho ra máu, gầy còm, mất ngủ, phiền toái, dễ giận, di tinh, chất lưỡi đỏ khô.
CHỨNG M HƯ HẦU TIỀN : (011)
Là thận âm suy, hư hỏa bốc lên làm âm phế tổn thương có dấu hiệu niêm mạc họng loét nát gồ ghề, mầu sạm tối, đau, khó nuốt,âm hư sinh nội nhiệt, sốt về chiều, ra mồ hôi, gầy yếu, thường gặp trong bệnh lao phổi.
CHỨNG M NHIỆT : (012)
Là âm hư phát nhiệt thuộc nội thương mạn tính có dấu hiệu sốt nhẹ làm tiêu hao sức khỏe, hoặc trong bệnh cấp tính âm bị tiêu hao thành âm hư phát nhiệt, sốt cao.
CHỨNG M HƯ PHÁT NHIỆT : (013)
Là chứng sốt nóng bai âm hư sinh nội nhiệt do âm dịch bị hao tổn làm sốt từng cơn, sốt về đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, ra mồ hôi trộm, miệng khô, lưỡi đỏ khô, giống như chứng âm hư dương cang.
CHỨNG DƯƠNG HƯ PHÁT NHIỆT : (014)
Nội thương phát nhiệt do tỳ vị hư nhược, dương khí vượt ra ngoài, có dấu hiệu, sợ gió, phát sốt nhiệt phần nhiều vào buổi sáng, tự ra mồ hôi, mệt mỏi, ít nói, kém ăn.
Do âm hàn nội thịnh, hư dương bị ngăn cách bên ngoài nên xuất hiện phù nhiệt nóng a lớp da, sốt nhẹ, ố hàn, mệt mỏi, chi lạnh, iả lỏng.
CHỨNG DƯƠNG HƯ NGOẠI HÀN : (015)
Dương hư do khí hư hoặc mệnh môn hỏa kém làm chức năng khí hoá của lục phủ ngũ tạng kém như tỳ thận dương hư không đủ khả năng biến đổi tinh chất nuôi dưỡng vinh vệ khí của tạng phủ, sự tuần hoàn khí và huyết suy sẽ có dấu hiệu lạnh bên ngoài, chân tay lạnh, sợ lạnh, sắc mặt trắng, dễ bị nhiễm cảm mạo.
CHỨNG M HƯ PHẾ TÁO : (016)
Phế sợ hỏa đốt, nếu phế thận âm hư sinh nội nhiệt, hư hỏa đốt làm phổi càng khô nên âm phế càng hư, có dấu hiệu ho khan không đờm, hoặc có đờm lẫn máu, họng đau, tha khò khè, lưỡi đỏ bệu, ít rêu, thường gặp trong bệnh lao phổi, viêm họng mạn tính, bạch hầu, giãn phế quản...
CHỨNG M TÁO : (017)
Là chứng phiền táo, bức rứt thần chí không yên do âm hàn cực thịnh hay âm thịnh cách dương có dấu hiệu tứ chi quyết nghịch, toát mồ hôi lạnh, thường gặp ở bệnh choáng, suy tim, urê niệu cao.
CHỨNG M HƯ THẤT NẠP : (018)
Là chứng huyết hư không còn khả năng thu nạp, thống nhiếp huyết, huyết không đi theo kinh mạch mà tràn ra ngoài làm xuất huyết.
CHỨNG THOÁT M : (019)
Chân âm can thận hao tổn làm thị lực đột nhiên giảm sút nghiêm trọng, mắt mờ, thường gặp a thời kỳ cuối bệnh nhiệt cấp tính, nhiệt mạn tính, kém dinh dưỡng.
CHỨNG THOÁT DƯƠNG : (020)
Là hao tổn dương khí nghiêm trọng trong hai trường hợp :
m hàn nội thịnh :
Dương khí bị tổn thương làm thần khí không nơi nương tựa sinh ảo giác, loạn thị, bệnh tâm thần nói năng lung tung, vã mồ hôi đầm đìa, thường gặp a bệnh viêm thận mãn, urê niệu cao.
Thoát tinh không ngừng sau khi giao hợp.
CHỨNG THƯƠNG M : (021)
Chân âm a can thận tổn thương sau bệnh cảm nhiễm ôn nhiệt, có dấu hiệu sốt nhẹ, lòng bàn tay bàn chân nóng rát, mỏi mệt gầy còm, miệng khô ,đau họng, gò má đỏ, lưỡi đỏ tía khô.
CHƯNG THƯƠNG DƯƠNG : (022)
Dương khí bị tổn thương có dấu hiệu hồi hộp, sợ sệt, hoảng hốt, mất ngủ, do nhiều nguyên nhân :
Như hàn tà xâm nhập tam âm, hoặc bệnh ôn nhiệt dùng thuốc hàn lương quá đáng, hoặc cho phát hãn, cho tả hạ, hoặc bệnh cực nhiệt, hoặc thổ thấp ứ đọng, hoặc mừng quá khiến tâm thần quá hưng phấn làm hao tán dương khí .
CHỨNG M KIỆT DƯƠNG THOÁT ( VONG M ) : (023)
Bệnh nghiêm trọng, âm dương mất hỗ trợ mà ly cách nhau thành vong âm (mất âm ) như chảy ra nhiều máu, nhiều mồ hôi, tiêu chảy ra nước không ngừng làm mất nước, khi mất âm thì dương thoát ra theo,có dấu hiệu mình nóng, sốt cao, ra mồ hôi không ngừng, tiêu chảy không ngừng, phiền táo không yên, tha hổn hển, chân tay ấm, môi lưỡi đỏ khô, thích ăn uống chất mát.
CHỨNG VONG DƯƠNG : (024)
Vong dương thường do vong âm trước, thoát mồ hôi lạnh, chân tay lạnh, môi tím tái, sắc mặt trắng nhợt, thở yếu.
CHỨNG M KẾT : (025)
Ðại tiện bí kết do tỳ thận hư hàn, người hư nhược, mà bụng không đầy trướng, có ý mót đại tiện nhưng phân không ra, chân tay không ấm, tiểu nhiều, trong, chất lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng.
CHỨNG M THỦY : (026)
Phù thủng do tỳ thận hư không còn khả năng dẫn thủy và hóa thủy,chân bị phù trước, mầu sắc trắng nhạt hoặc sạm, nhạt miệng, đại tiện nhão,thuộc hư chứng, mạn tính.
CHỨNG M THỊNH CÁCH DƯƠNG : (027)
Khi âm hàn cực thịnh xuất hiện, nội chân hàn ngoại giả nhiệt, có dấu hiệu vật vã không yên, khát nước mà không uống hoặc chỉ uống nước nóng, và thích mặc áo ấm là hiện tượng giả nhiệt.
CHỨNG M THịNH DƯƠNG SUY : (028)
m hàn thịnh a trong làm dương khí suy nhược do thủy thấp hại dương hoặc ăn uống nhiều chất hàn làm âm thịnh.
CHỨNG DƯƠNG HƯ M THỊNH : (029)
Thận dương hư không giữ ấm được tạng phủ nên chức năng khí hóa của tạng phủ yếu kém sẽ xuất hiện chứng hàn, chân tay lạnh, sợ lạnh, tiêu chảy, phù thủng.
CHỨNG DƯƠNG THỊNH : (030)
Là tà nhiệt do ngoại cảm xâm nhập thịnh, cơ thể cũng có nhiệt thịnh sẵn, hai nhiệt khí chống nhau làm thành sốt nên gọi là dương thịnh ngoại nhiệt.
CHỨNG DƯƠNG GIẢN : (031)
Bệnh thuộc nhiệt tính, tự nhiên lên cơn nhanh té ngã đột ngột, co giật sùi bọt mép, răng nghiến chặt, mắt trợn ngược, mình nóng.
CHỨNG BẠO THOÁT : (032)
Do âm dương khí huyết bị tổn thương cực độ có dấu hiệu thoát chứng nguy hiểm tính mạng như mồ hôi tuôn ra nhỏ giọt như hạt châu không ngừng, chân tay lạnh dần, mắt nhắm, miệng há, tay xòe, vãi đái, thường gặp a bệnh tai biến mạch máu não, loại bệnh trúng phong ra mồ hôi nhiều, loại bệnh chảy mất máu nhiều, loại bệnh ỉa chảy ra nhiều nước không ngừng, thoát tinh nhiều không ngừng,loại bệnh choáng ngất, loại bệnh suy nhược nặng khiến chức năng của ngũ tạng
NHỮNG BỆNH THUỘC VỀ HƯ-THỰC
KHÍ HƯ
Phế khí :
Thở ngắn, kéo suyễn, nói yếu, tự hãn.
Trung khí ở trường vị :
Bụng đau thích xoa nắn, chẳng muốn ăn, iả ra nước lỏng, chi lạnh buốt.
Nguyên khí :
Dương hư nổi mầu đỏ nhạt lẫn trắng ở hai bên má, tai ù điếc, đầu váng, hồi hộp, tha không đều, bàn tay nóng.

KHÍ THỰC
Phế khí :
Hơi thở nghẹt, đờm nhiều, tức ngực, xây xẩm, nằm không yên.
Trung khí :
Vị khí :
Trung Quản đầy, ưa uạ mửa, nấc cục, ợ hôi thối, nước chua ở họng, bực bội.
Trường khí :
Bụng trướng đau quanh rốn, bón, kiết đỏ trắng, triều nhiệt, nói xàm mê sảng.
Can khí :
Nhức đầu, mờ mắt.
HUYẾT HƯ
Tân dịch : Hao, có mồ hôi trộm.
Mắt : Trắng không đủ máu.
Môi : Nhạt.
Thần: Suy nhược, bức rứt, mất ngủ, đêm cảm thấy nóng.
Thân :Gân động, thịt giật.
Nặng thì chân tay co giật, rút đau.
HUYẾT THỰC
Huyết : ứ tắc nghẽn.
Da : Cục bộ bầm, sưng ,sốt, đau.
Môi : Ðỏ không tươi, hơi ngả thâm.
Ở kinh lạc : Ðau mình, gân co rút.
Thượng tiêu: Hông,ngực, tay, vai đau.
Trung tiêu: Giữa bụng gò thắt đau.
Hạ tiêu : Bụng dưới đầy đau như dùi đâm ở chỗ cố định, hoặc iả ra phân độc đen.
TẠNG HƯ
T M: Hay bi thương.
CAN : Mắt mờ, âm nang teo, gân co rút,hay sợ.
TỲ : Chi nặng, biếng vận động, ăn không tiêu, bụng đầy, hay lo buồn.
PHẾ : Tha thiếu, hụt hơi, da lông không tươi tốt.
THẬN : Thận khí hư làm đại tiện không thông (bón giả), tiểu không cầm, di tinh, đêm tiêu chảy, đầu choáng váng, hoa mắt, lưng đau rũ liệt.
TẠNG THỰC
T M : Thần thất thường, cười nói hoài.
CAN : Sườn, bụng đau, hay giận.
TỲ : Bụng trướng đầy, bí đại tiện, mình mẩy sưng phù.
PHẾ : Tha nghịch khí làm ho suyễn.
THẬN :
Phủ hạ tiêu ngăn bít làm bụng đau tức.
Xét chứng hư-thực a phần này chỉ là phân biệt tổng quát thế nào là hư thực về khí, huyết, âm, dương, hàn, nhiệt, biểu, lý. Thực tế khi chữa bệnh còn cần phải xét hư thực cụ thể liên quan đến đường kinh và tạng phủ mới có đầy đủ yếu tố để biện chứng luận trị.
Bệnh hư : Bấm bẻ khớp ngón tay và đầu ngón chân cảm thấy mềm, vô lực không sức đề kháng.
Bệnh thực: Bấm bẻ khớp ngón tay và đầu ngón chân cảm thấy cứng, đau, có sức đề kháng mạnh. Có hai nguyên nhân, một là do khí lực của đường kinh qúa dư thừa làm tắc nghẽn, hai là do chính khí của đường kinh suy nhược hư hỏng nên tà khí thừa cơ xâm nhập làm tắc nghẽn.
CHỨNG HƯ : (033)
Là chính khí không đủ sức chống bệnh, không đủ làm nhiệm vụ khí hóa, có dấu hiệu sắc mặt trắng xanh, tinh thần bạc nhược, mệt mỏi, hồi hộp, ngắn hơi, mồ hôi trộm, lưỡi đầy không rêu.
CHỨNG HƯ DƯƠNG THƯỢNG PHÙ: (034)
Do thận dương suy, âm thịnh, dương khí yếu ớt vọt lên mà không có khả năng giữ lại a dưới để âm
dương quân bình được.
CHỨNG HƯ HÀN : (035)
Chính khí hư có dấu hiệu hàn như không muốn ăn uống, miệng nhạt nhổ ra bọt dãi, ngắn hơi, phân nhão hoặc sống sít, lưỡi trắng nhợt.
CHỨNG HƯ NHIỆT : (036)
Làm ra bệnh sốt âm do một trong bốn nguyên nhân như âm hư,dương hư, khí hư, huyết hư, mỗi nguyên nhân có dấu hiệu lâm sàng khác nhau :
m hư như tâm âm hư, phế âm hư, can âm hư ,thận âm hư.
Dương hư như tâm tỳ dương hư, thận dương hư.
Khí hư như tâm khí hư, can khí hư ,tỳ khí hư, phế khí hư, thận khí hư.
Huyết hư như mất máu, hoặc cơ năng sinh huyết giảm, hoặc bần huyết do tâm hư, can huyết hư, tâm tỳ
đều hư.
CHỨNG HƯ HỎA : (037)
Chân âm hư tổn thành nhiệt bệnh có sốt nhẹ hoặc nóng cơn về chiều, lòng bàn tay bàn chân nóng rát, miệng khô, mồ hôi trộm, môi lưỡi đỏ nhạt hoặc đỏ tía.
CHỨNG HƯ HỎA THƯỢNG VIÊM : (038)
Thận âm hư, thủy không khắc được hỏa, hư hỏa sẽ bốc lên trên làm sưng đau khô họng, hoa mắt chóng mặt, tai ù, tâm phiền không ngủ được, hay quên, lòng bàn tay chân đều nóng, chất lưỡi đỏ bệu.
CHỨNG HƯ LAO : (039)
Do chức năng của phủ tạng suy yếu, mất điều hòa sự khí hoá thành bệnh tiến triển dần dần lâu ngày gọi
là hư, người bị bệnh hư lâu ngày không chữa khỏi chính khí hao gọi là tổn, để bệnh kéo dài nữa là lao đều bởi âm hư, dương hư hoặc âm dương đều hư, theo nguyên nhân gây bệnh mà có tên gọi khác nhau như ngũ lao, thất thương, lục cực.
Ngũ lao (Có hai nguyên nhân ):
Do tật bệnh của ngũ tạng như :Tâm lao làm tổn huyết. Tỳ lao làm tổn thực nuôi cơ nhục. Phế lao làm tổn khí. Thận lao làm tổn tinh. Can lao làm tổn thần kinh.
Do nguyên nhân mệt nhọc quá cũng tổn thương cơ thể như Nhìn lâu hại huyết. Nằm lâu hại khí. Ngồi lâu hại thịt. Ðứng lâu hại xương. Ði lâu hại gân.
Thất thương ( bẩy loại lao thương ) :
Ăn no qúa hại tỳ. Giận quá khí nghịch hại can.
Gắng sức mang nặng, ngồi lâu nơi ẩm thấp hại thận. Cơ thể vốn lạnh lại uống lạnh hại phế. Lo buồn tư lự hại tâm ( tâm hư do thổ) Cảm nhiễm gió mưa nóng lạnh hại hình thể. Sợ hãi quá hại thần chí ( thủy khắc hỏa ).
Lục cực :
Sáu loại tổn hại quá cực độ của huyết ,gân, thịt, khí, xương, tinh. Huyết cực làm rụng tóc, hay quên. Cân cực làm co giật, chùng gân. Nhục cực làm cơ bắp mềm nhũn da úa vàng. Khí cực làm hụt hơi, suyễn cấp. Cốt cực làm trồi răng, chân liệt. Tinh cực làm tai điếc, mắt mờ.
CHỨNG HƯ PHONG NỘI ĐỘNG : (040)
Tình trạng huyết khô, mất máu không nuôi gân hoặc can thận âm không đủ kiềm chế dương làm can dương bốc lên thành hư phong nội động có dấu hiệu choáng váng, co giật,sau khi bị ra mất nhiều máu, mồ hôi, iả ra nước xối xả.., nếu do mất máu gây ra bệnh gọi là huyết hư sinh phong, nếu do âm dịch suy tổn gọi là dịch táo sinh phong.
CHỨNG HƯ THỦNG : (041)
Chứng thủy thủng thuộc âm thủy hư, hoặc tỳ dương hư, hoặc thận dương hư, có dấu hiệu phù thủng từ từ, sắc mặt ảm đạm, tha yếu, khẽ, mỏi mệt, iả chảy, sợ lạnh, chân tay lạnh.
CHỨNG HƯ TRUNG GIÁP THỰC : (042)
Trong chứng bệnh hư lại có dấu hiệu thực chứng như dấu hiệu hư chứng là gầy ốm, da khô nổi vẩy mốc, lòng bàn tay bàn chân nóng, kém ăn, có thêm dấu hiệu thực chứng như chất lưỡi đỏ tiá sậm, rìa lưỡi có điểm ứ tụ huyết, như phụ nữ bị bế kinh....
CHỨNG THƯỢNG HƯ HẠ THỰC : (043)
Chính khí hư a trên, tà khí thực a dưới, có dấu hiệu a trên như hồi hộp, sợ hãi, tâm thần bất an do tâm huyết hư, nhưng lại có dấu hiệu cảm nhiễm thấp nhiệt làm đau bụng, kiết lỵ đi đại tiện nhiều lần ra phân trắng đỏ lẫn lộn, rêu lưỡi vàng nhớt.
CHỨNG THƯỢNG THỰC HẠ HƯ : (044)
Tà thực ở trên, chính khí hư ở dưới, như tỳ vị hư yếu lại bị nhiễm cảm hàn tà làm đau bụng, iả lỏng, chân tay lạnh khiến hư càng thêm hư, trong khi đó hàn tà là thực chứng hại phế vị làm đau đầu
VỌNG CHẨN VỀ CHỨNG HÀN-NHIỆT
Sắc mặt : Trắng mét, hay trắng xanh.
Mắt : Trong, mắt ưa nhắm không muốn nhìn ai.
Môi : Nhợt trắng hoặc tím xanh.
Móng : Xanh tím.
Lưỡi : Hoạt nhuận, đầu lưỡi nở to, trắng nhạt, rêu lưỡi trắng trơn.
Ðàm: Có đờm lỏng trắng.
Thần : Trầm tĩnh, hoặc uể oải.
Thân : Ưa rút chân nằm co, sợ lạnh.
Bệnh : Ngoại nhân do lục dâm, nội nhân do dương khí suy yếu ,âm khí qúa thịnh, có dấu hiệu cơ năng trao đổi chất giảm, vệ khí yếu, thường gặp trong bệnh mạn tính.
VỌNG CHẨN VỀ CHƯNG NHIỆT
Sắc mặt : đỏ.
Mắt : đỏ, ma lớn nhìn người.
Môi : Khô nứt hoặc sưng đỏ.
Móng : Ðỏ tím.
Lưỡi : Cứng sượng, rêu thô vàng hoặc gai, hoặc đen, đầu lưỡi xanh sậm.
Ðàm :Có đờm vàng đặc.
Thần: Bức rứt không yên.
Thân :Hay lăn lộn, ưa nằm ngửa duỗi thẳng chân.
Bệnh: Ngoại nhân do lục dâm,nội nhân do dương qúa thịnh, âm suy, cơ năng trao đổi chất dư thừa, thường gặp trong bệnh cấp tính, có thể sốt nhiệt.
VĂN CHẨN CHỨNG HÀN
Nói : ít nói.
Thở : Khẽ nhẹ.

VĂN CHẨN CHỨNG NHIỆT
Nói : Nói nhiều.
Thở : Thở mạnh, bực bội.
VẤN CHẨN CHỨNG HÀN
Ðại tiện : Lỏng nhão.
Tiểu tiện: Trong, nhiều.
Ăn : Ưa ăn thức ăn nóng, hay nhổ nước bọt nhiều.
Uống : Không khát, ưa uống nước nóng.
VẤN CHẨN CHỨNG NHIỆT
Ðại tiện : Bón, bí kết, phân cứng thành hòn cục, mấy ngày không ra.
Tiểu tiện : Ðỏ, ít.
Ăn :Ưa ăn thức ăn mát,ít nhổ nước bọt.
Uống :Khát thích uống nước lạnh.
THIẾT CHẨN CHỨNG HÀN
Mạch chẩn: Mạch trầm ,tế, trì, hoãn,vô lực.
Xúc chẩn : Tay chân lạnh, vùng bụng lạnh đau
THIẾT CHẨN CHỨNG NHIỆT
Mạch chẩn : Mạch phù, hồng, sác, cấp, có lực.
Xúc chẩn : Tay chân ấm nóng, bụng đau gò
quặn, nổi cộm hòn cục.
CÁC BỆNH VỀ CHỨNG HÀN NHIỆT
CHỨNG HÀN : (045)
Do dương khí suy, âm khí thịnh làm cơ năng trao đổi chất giảm, có dấu hiệu sắc mặt trắng xanh, uể oải, nằm co, sợ lạnh, bụng lạnh đau, không khát, thích uống nước nóng, phân nhão lỏng, tiểu nhiều trong, chất lưỡi nhạt, rêu trắng trơn, thường gặp trong bệnh mạn tính, hàn vào phổi sinh suyễn hàn, hàn a lồng ngực làm ra bệnh tim mạch, bệnh mạch vành, hàn a bụng dưới làm đau bụng mỗi kỳ kinh a phụ nữ.
CHỨNG NỘI HàN : (046)
Do dương hư khí yếu công năng tạng phủ suy giảm không đủ nhiệt để thủy hoá khí nên thủy không được vận hoá bị ứ đọng sinh hàn..
CHỨNG HÀN KẾT : (047)
Do âm hàn ngưng trệ tạo ra bệnh đại tiện bí kết có dấu hiệu đau hoặc sôi bụng, tiểu trong, môi tái, miệng nhạt, rêu lưỡi trắng trơn.
CHỨNG HÀN TÀ : (048)
Do nội tạng hư hàn làm bệnh có dấu hiệu đại tiện trong loãng như phân vịt, hoặc ra thức ăn sống sít, bụng sôi đau âm ỉ kéo dài, tiểu trong, rêu lưỡi trắng trơn.
CHỨNG HÀN SÁN : (049)
Làm đau bụng lạnh cấp tính, quanh rốn đau như thắt, chân tay tê dại, vã mồ hôi lạnh, toàn thân giá lạnh, do tỳ vị hư hàn, hoặc do huyết hư sau khi sanh lại bị cảm phong hàn làm bụng co cứng đau lan sang hai bên sườn, hoặc do kinh can bị hàn khí xâm nhập làm bộ sinh dục lạnh, sưng rắn đau co rút đau.
CHỨNG HÀN THỰC : (050)
Chính khí không hư mà hàn tà phát sinh do ăn uống kết a trong có dấu hiệu chân tay lạnh, tiểu tiện trong, đau bụng, bí đại tiện ,lưỡi nhuận, rêu trắng.
CHỨNG HÀN THỰC KẾT HUNG : (051)
Do mắc bệnh thương hàn lại tắm nước lạnh, nhiệt tà bị hàn khí ngăn tra, thủy hàn làm thương phế, hàn khí kết nơi hông sườn làm đau vùng ngực, tâm phiền không khát, không phát nhiệt.
CHỨNG HÀN LẬT : (052)
Do qúa hàn trong phủ tạng phát sinh run rẩy lập cập, mỗi khi phát hàn, hai hàm răng gõ vào nhau, thường gặp trong bệnh sốt rét, bệnh dịch, hoặc phạm thuốc péniciline.
CHỨNG HÀN QUYẾT : (053)
Do dương khí hư yếu vì nội tạng hư hàn, có dấu hiệu mệt mỏi, sợ lạnh, iả nước trong, chân tay lạnh buốt, mình lạnh nằm co, không khát, bụng đau, mặt đỏ, móng chân tay thâm xanh, choáng váng, ngã lăn bất tỉnh.
CHỨNG HÀN BAO HỎA : (054)
Cơ thể bẩm sinh tích nhiệt bị bệnh cảm lạnh, hàn bao ở bên ngoài khiến nhiệt uất bên trong làm ra bệnh hen suyễn .
CHỨNG HÀN NHIỆT THÁC TẠP : (055)
Chứng hàn, chứng nhiệt thay đổi nhau như trên nóng dưới lạnh, trên lạnh dưới nóng,biểu nóng lý lạnh, biểu lạnh lý nóng.
CHỨNG NHIỆT KẾT BÀNG LƯU : (056)
Có dấu hiệu đại trường thực nhiệt đi cầu táo bón không thông, khó đi nhưng chỉ ra nước chứ không ra phân cục như táo bón thông thường.
CHỨNG NHIỆT KẾT HẠ TIÊU : (057)
Nhiệt kết vùng đại tiểu trường, thận,bàng quang khiến sự khí hóa của tạng phủ hạ tiêu tra ngại làm bụng dưới trướng đau, đại tiện bí, tiểu tiện tắc buốt hoặc tiểu ra máu.
CHỨNG NHIT THỊNH KHI ́ PHẬN : (058)
Có dấu hiệu sốt cao, mặt đỏ,tâm phiền, vã mồ hôi, khát, rêu lưỡi vàng khô. Nếu nhiệt kết thực chứng nặng sẽ sốt cao về chiều, thậm chí hôn mê, đau bụng, bí đại tiện , rêu lưỡi vàng dầy khô.
CHỨNG NHIỆT VÀO HUYẾT PHẬN : (059)
Huyết phận là nơi sâu nhất trong cơ thể bị nhiệt tà truyền vào nên thường sốt cao về đêm, tinh thần ủ rũ, trằn trọc, co giật, đặc biệt nổi vết ban chẩn là huyết bị hại nhiễm độc, lưỡi đỏ bầm nổi hột.
CHỨNG NHIỆT VÀO T M BAO : (060)
Là tà nhiệt truyền vào doanh phận làm tổn thương thần kinh gây hôn mê kéo dài không tỉnh, thường đi đôi với đờm gây biến chứng, dễ bị di chứng bại liệt,mất trí.
CHỨNG NHIỆT CỰC SINH PHONG : (061)
Do thực nhiệt thịnh tổn thương vinh huyết, can huyết, làm huyết nhiễm độc gây ra bệnh viêm não, sốt cao co giật, kiết lỵ máu, bại huyết.
CHỨNG NHỆIT THƯƠNG C N MẠCH : (hỏa thiêu gân)(062)
Do sốt cao kéo dài làm âm suy kiệt, gân cốt mất nuôi dưỡng khiến gân co quắp, bại liệt.
CHỨNG NHIỆT UẤT : (063)
Khí uất do giận kết lại trong gan hóa nhiệt làm đau đầu, miệng khô đắng, ngực sườn đầy tức, nôn ợ chua, bí đại tiểu tiện, nước tiểu đỏ ra ít , ù tai, tính nóng nẩy,chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.
CHỨNG THƯỢNG HÀN HẠ NHIỆT : (064)
Là bệnh hàn nhiệt lẫn lộn, nhiệt tà a dưới làm trướng bụng, tiện bí, tiểu sẻn đỏ, trên nhiễm hàn tà làm lợm giọng, nôn moa, ho suyễn, đờm ẩm, rêu trắng.
CHỨNG THƯỢNG NHIỆT HẠ HÀN : (065)
Là bệnh hàn nhiệt lẫn lộn do khí của âm dương làm bệnh trong trường hợp ngoại cảm dùng công hạ sinh iả chảy không ngừng, tân dịch tiêu hao, nhiệt tà thừa cơ xung nghịch lên khiến họng đau, khạc ra đờm vàng dính lẫn máu, hàn tà a dưới sinh iả lỏng nát, tứ chi lạnh.
CHỨNG TRIỀU NHIỆT : (066)
Phát sốt từng cơn có định kỳ vào thời gian nhất định, đa số về chiều thuộc âm gọi là âm hư triều nhiệt do 3 nguyên nhân :
m dịch suy kém:
Cứ tối đến là phát sốt ra mồ hôi trộm, gọi là âm hư triều nhiệt.
Dương khí bị thấp tà lấn át:
Gây bệnh sốt về chiều gọi là thấp ôn triều nhiệt.
Nhiệt tà kết ở ruột :
Phát sốt mỗi buổi chiều gọi là nhật bộ trào nhiệt.
Ngoài ra nếu sốt nhiệt do ôn bệnh truyền vào doanh phận hay huyết phận, không thuộc triều nhiệt.
BỆNH VỀ BIỂU LÝ
4.Về Biểu-Lý :
Cho biết tình trạng bệnh nhẹ hay nặng, vị trí bệnh còn a bên ngoài tạng phủ hay đã vào sâu bên trong tạng phủ.Tên bệnh có thể có rất nhiều loại hoàn toàn khác nhau theo tây y nhưng đông y không quan trọng đến tên bệnh mà chỉ xét đến bệnh thuộc biểu chứng hay lý chứng và nguyên nhân tại sao có những chứng như thế cần phải truy tìm do tạng phủ nào làm ra bệnh.
Biểu chứng :
Phần nhiều do tà khí lục dâm ( khí của thời tiết môi trường thừa cơ xâm nhập làm hại, khi sức đề kháng của cơ thể vốn đã suy yếu ) hoặc bị thương ngoài da gây bệnh, tà khí còn a bên ngoài mặt cơ thể, a da, lông, kinh, lạc, a bộ phận còn nông, hoặc từ miệng mũi xâm phạm phế do vệ khí suy, có dấu hiệu như sốt, sợ gió, sợ lạnh, đau đầu, mình hay tứ chi, nhức mỏi, ho, hoặc tắc nghẹt mũi, có ra mồ hôi hoặc không, rêu lưỡi trắng mỏng. Bệnh sẽ khác nhau tùy vào biểu chứng hư, thực, hàn, nhiệt, thường gặp a bệnh cảm, cúm và giai đoạn đầu của các bệnh truyền nhiễm.
Lý chứng :
Là nguyên nhân gây bệnh do lục dâm, thất tình như vui, lo nghĩ, buồn, sợ, giận, thương, ghét) đã có ảnh hưởng vào tạng phủ, huyết mạch, xương tủy, do hai yếu tố từ ngoài truyền vào trong như ngoại cảm xâm nhập vào vệ khí, vào vinh khí, vào đến huyết phận rồi vào sâu nữa làm tổn thương tạng phủ sẽ có những dấu hiệu bệnh như nóng dữ dội, thần thức hôn mê li bì, phiền táo, khát, ngực tức, bụng đau,iả táo hoặc kiết, tiểu đỏ rít, rêu lưỡi vàng khô hoặc nám đen, thường gặp a các bệnh nhiệt cấp tính giai đoạn giữa hoặc giai đoạn nghiêm trọng.
Ngoài ra bệnh còn truyền biến vào nội tạng, nó có dấu hiệu riêng để phân biệt bệnh đã vào đến tạng phủ nào, thí dụ vào phổi sẽ có dấu hiệu ho, suyễn, vào tim sẽ có những dấu hiệu xáo trộn nhịp đập của tim mạch...chúng ta sẽ bàn đến a phần dấu hiệu lâm sàng a tạng phủ .
Mặt khác, bệnh còn phát trực tiếp từ lý do nhiễm độc, trúng thực qua thức ăn vào sâu trong tạng phủ, trong trường hợp bệnh thuyên giảm nhờ phục hồi chính khí trong cơ thể đã đuổi được tà khí ra ngoài , thì tà khí từ lý ra ngoài biểu.
Phân biệt biểu chứng-lý chứng theo hư-thực, hàn nhiệt.
BIỂU CHỨNG Ở BỘ VỊ
Bệnh ở da, lông, kinh, lạc.
Triệu chứng :
ớn lạnh, phát nóng, đau đầu, đau mình mẩy, tay chân nhức mỏi.
Mạch : phù
Lưỡi : Rêu trắng mỏng.
LÝ CHỨNG Ở BỘ VỊ
Bệnh ở tạng phủ.
Triệu chứng :
Nóng dữ dội, thần chí hôn mê li bì, phiền táo, khát, ngực tức, bụng đau, iả táo hoặc kiết, tiểu đỏ rít.
Mạch : trầm
Lưỡi : Rêu vàng hoặc nám đen.
BIỂU CHỨNG HÀN
Phát nóng, ớn lạnh, không mồ hôi.
Mạch :Phù hoặc phù khẩn.
Lưỡi : Rêu trắng mỏng, ướt.
LÝ CHỨNG HÀN
Sợ lạnh, không khát, ói mửa, iả chảy, ăn buồn nôn, tứ chi lạnh.
Mạch : Trầm, trì.
Lưỡi : nhạt, rêu trắng.
BIỂU CHỨNG NHIỆT
Sợ gió, mình nóng, có mồ hôi hoặc không.
Mạch : Phù hoặc phù sác.
LÝ CHỨNG NHIỆT
Phát nóng,miệng khát, ít nước miếng, mắt đỏ ,môi đỏ, tâm phiền.
Mạch : Trầm sác.
BIỂU CHỨNG HƯ
Tự ra mồ hôi, sợ gió.
Mạch : Phù hoãn vô lực.
Lưỡi : Nhạt, rêu trắng.
LÝ CHỨNG HƯ
Yếu sức,ít nói,chi lạnh, iả lỏng, mệt mỏi, hồi hộp, xây xẩm.
Mạch : Trầm nhược .
Lưỡi : Bệu, rêu trắng nhạt.
BIỂU CHỨNG THỰC
Da lông không ra mồ hôi
Mạch: Phù có lực.
Lưỡi : Rêu trắng.
BIỂU CHỨNG HƯ
Thở thô, to, nói nhỏ, tâm phiền, bức rứt, táo bón, bụng đầy, chi ra mồ hôi.
Mạch : Trầm thực.
Lưỡi : Cứng sượng, rêu vàng khô.

CHỨNG BIỂU HÀN : (067)
Do sau khi nhiễm cảm phong hàn, có dấu hiệu phát nóng ớn lạnh, không có mồ hôi, đau đầu, gáy cứng, nhức xương khớp, rêu lưỡi trắng mỏng ướt.
CHỨNG LÝ HÀN : (068)
Có dấu hiệu sợ lạnh, không khát, ói moa, tiêu chảy, ăn buồn nôn, tứ chi lạnh, lưỡi nhạt rêu trắng.
CHỨNG BIỂU NHIỆT : (069)
Do sau khi nhiễm cảm phong nhiệt, có dấu hiệu sợ gió, phát sốt mình nóng, có mồ hôi hoặc không, khát nước, đầu lưỡi và bìa lưỡi đỏ, rêu trắng mỏng hoặc hơi vàng.
CHỨNG LÝ NHIỆT : (070)
Có dấu hiệu phát nóng, miệng khát, ít nước miếng, mắt và môi đỏ, tâm phiền, lưỡi đỏ rêu vàng.
CHỨNG BIỂU HƯ : (071)
Do vệ khí yếu khiến cơ bắp, da lông không bền chặt, lỗ chân lông ma, có dấu hiệu tự ra mồ hôi, sợ gió, lưỡi nhạt, rêu trắng.
CHỨNG LÝ HƯ : (072)
Có dấu hiệu yếu sức, ít nói, chi lạnh, iả lỏng, mệt mỏi, hồi hộp,tối tăm mặt mày, lưỡi non béo, rêu trắng nhạt.
CHỨNG BIỂU THỰC: (073)
Sau khi ngoại tà xâm nhập, dương khí tụ tập a cơ biểu để chống lại tà khí, lỗ chân lông đóng kín không cho tà khí xâm nhập thêm nên có dấu hiệu da lông không mồ hôi, đau đầu, đau mình, lưỡi đầy rêu trắng.
CHỨNG LÝ THỰC : (074)
Có dấu hiệu thở to, nói nhỏ, tâm phiền muộn bức rứt, táo bón,bụng đầy căng, lưỡi cứng sượng, rêu vàng khô.
CHỨNG BIỂU GIẢI, LÝ CHƯA HÒA : (075)
Do biến chứng của bệnh thương hàn đã giải nhưng lý phận còn chứng thủy ẩm, đờm dãi, thực trệ, ứ huyết chưa được tiêu trừ, âm dịch vẫn còn sút kém chưa được khôi phục.
CHỨNG BIỂU HÀN LÝ NHIỆT : (076)
Do hàn nhiệt lẫn lộn như bệnh nhân vẫn bị nội nhiệt, thêm cảm nhiễm phong hàn, hoặc bệnh phong hàn truyền vào lý hóa nhiệt có dấu hiệu sợ lạnh, phát sốt, không mồ hôi, đau đầu mình, tha suyễn của cảm hàn thêm dấu hiệu phiền táo, khát nước, tiểu tiện vàng, táo bón là dấu hiệu của lý nhiệt.
CHỨNG BIỂU NHIỆT LÝ HÀN : (077)
Do tỳ vị sẵn hư hàn lại bị nhiễm cảm nhiệt, hoặc do ngoại tà nhiệt chưa khỏi lại ăn uống nhiều thứ mát lạnh khiến dương khí tỳ vị suy kém, có dấu hiệu phát sốt đau đầu, sợ gió của biểu nhiệt lại thêm dấu hiệu của lý hàn như tiêu chảy, tiểu nước trong, chân tay lạnh, không khát nước.
CHỨNG BIỂU TÀ NỘI HÃM : (078)
Biến chứng của bệnh do chính khí hư tà khí thịnh, hoặc điều trị sai, làm tà khí a biểu không ra được bị hãm vào trong lý phận tùy vào chứng thuộc kinh nào sẽ có dấu hiệu lâm sàng riêng.
CHỨNG BIỂU THỰC LÝ HƯ : (079)
Do tà khí thực, chính khí hư, do trung khí bất túc, bị cảm nhiễm hàn, có dấu hiệu biểu thực như sợ lạnh, phát sốt không mồ hôi thêm dấu hiệu của lý hư như tinh thần ủy mị, yếu đuối, kém ăn.
CHỨNG BIỂU HƯ LÝ THỰC : (080)
Khi vệ khí suy bị nhiễm cảm, tà khí lấn sâu vào lý phận, hoặc do điều trị biểu chứng chưa khỏi gây nên biến chứng biểu hư có dấu hiệu sợ gió, ra mồ hôi, phát sốt, có thêm lý chứng bị thực như đau bụng, táo bón.
CHỨNG BIỂU LÝ ÐỀU HÀN : (081)
Bị ngoại cảm hàn bên ngoài, lại ăn các thứ sống lạnh hàn trệ bên trong, hoặc tỳ vị hư hàn sẵn bên trong lại bị cảm hàn bên ngoài, có các dấu hiệu của biểu hàn sợ lạnh không ra mồ hôi, đau đầu mình và có dấu hiệu của lý hàn như đau bụng tiêu chảy, chân tay giá lạnh.
CHỨNG BIỂU LÝ ÐỀU NHIỆT : (082)
Bị cảm nhiệt bên ngoài mà trong cơ thể bị nội nhiệt do tỳ vị nhiệt sẵn hoặc do ăn uống thức ăn chiên xào cay nóng, hoặc trái cây có tính nhiệt (nhãn, xoài, chôm chôm, mít, sầu riêng..), có dấu hiệu của biểu do cảm nhiệt, thêm dấu hiệu của lý nhiệt như mặt đỏ, đau đầu, sợ nhiệt, họng khô khát nước,tâm phiền, nói sảng, lưỡi đỏ khô.
CHỨNG BÁN BIỂU BÁN LÝ : (083)
Là bệnh ngoại cảm lục dâm trước đã xâm nhập phần biểu qua đường kinh Thái dương Bàng quang a phần vệ đi sâu dần vào trong cơ thể, không còn ở phần biểu, nhưng chưa vào được kinh Dương minh vị thuộc phần lý mà còn a giữa thuộc kinh Thiếu dương Ðam và Tam tiêu, ở nơi này, chính khí và tà khí đang chống nhau, nếu chính khí thắng sẽ đẩy tà khí ra phần biểu, nếu chính khí suy, tà khí thắng sẽ nhập sâu vào phần lý để làm hại huyết và làm tổn thương tạng phủ.Cho nên a bán biểu bán lý có dấu hiệu nóng rét qua lại, ngực sườn đầy đau, tâm phiền muốn nôn, ọe khan, miệng đắng, ăn không được, hoa mắt.
TỪ CHỨNG ĐẾN BỆNH CỦA LỤC D M
Bệnh do khí hậu thời tiết và môi trường, gồm sáu loại khí như phong, hàn, tho, thấp, táo, nhiệt, xâm nhập vào cơ thể khi vệ khí của cơ thể suy yếu gọi là bệnh của lục dâm (6 loại khi xâm nhập), làm ra các bệnh nhiễm cảm, sốt rét ngã nước, sốt nhiệt, thương hàn, dịch truyền nhiễm cấp tính hay lây, đông y gọi là ôn bệnh theo mùa như xuân ôn, tho ôn, phong ôn, thấp ôn, ôn nhiệt, ôn táo, thương hàn.
1.Bệnh liên quan đến chứng phong của lục dâm
Bệnh do phong làm khí tắc, hại gan và hại hỏa của tâm bào, tam tiêu.
PHONG TÀ :
Là gió của thời tiết thuộc dương tà, gọi là ngoại phong, bốn mùa đều có thể làm ra bệnh, phát bệnh mau, thay đổi nhanh, phong khí xâm nhập vào cơ thể do sức đề kháng của cơ thể suy yếu, da lông ha thì người ớn lạnh, ăn uống kém, nếu phong tà vào rồi và da lông đóng lại thì người phát nóng khó chịu, cơ nhục bị teo đi.
Bệnh thường biến hóa di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác, làm sưng đau nhức khó chịu.
Bệnh do phong làm thường đem theo khí hàn, khí nhiệt, khí thấp, khí táo, khí thử, của thời tiết bốn mùa tạo nên các chứng phong khác nhau, mỗi chứng có những bệnh khác nhau. Nhưng trước hết nó xâm nhập vào từ kinh Ðam làm hại gan gây ra bệnh THƯƠNG PHONG rồi mới truyền sang kinh khác.
Phong của ngoại tà khác với nội phong (là chức năng khí hóa của gan giúp cho khí và huyết trong cơ thể tuần hoàn). Khi nội phong của gan xung đột bất bình thường sẽ xẩy ra chứng can phong nội động làm ra bệnh trúng phong tê liệt, bệnh danh của y học hiện đại là tai biến mạch máu não, là bệnh không thuộc khí phong của lục dâm.
CHỨNG PHONG BÍ : (084)
Có dấu hiệu bón, kèm theo chướng bụng, chóng mặt,thường gặp a bệnh cảm phong nhiệt làm đại trường kết táo, ở bệnh trúng phong tích nhiệt trường vị.
CHỨNG PHONG CHẨN MỀ ÐAY : (085)
Do thời tiết là ngoại phong cùng với chức năng khí hoá của gan làm ra và do ăn uống các chất hại gan tạo nên chứng phong chẩn, có dấu hiệu dị ứng nổi mề đay như hạt vừng thành mảng, do phong nhiệt thì mảng mề đay hơi đỏ, ngực khó chịu, chân tay mỏi nặng nề, rêu lưỡi đầy nhớt, bệnh tái đi tái lại nhiều năm không hồi phục là do khí huyết hư.
CHỨNG PHONG GIẢN : (086)
Có hai nguyên nhân :
Do ngoại cảm phong tà thuộc lục dâm làm bệnh ,đem theo nhiệt vào kinh can bốc hỏa làm cơn co giật bất tỉnh, mắt trợn ngược, cứng gáy, hàm răng nghiến chặt.
Do nội phong a kinh can tích nhiệt gây nên thường xuyên, mỗi khi lên cơn, mắt trợn ngược, gáy cứng, bất tỉnh, hai hàm răng nghiến chặt.
CHỨNG PHONG HÀN cảm mạo : (087)
Có dấu hiệu phát nhiệt lẫn hàn, sốt sợ lạnh, đau đầu, không mồ hôi, nghẹt và chảy nước mũi, tiếng nói bị nghẹt nặng, ngứa cổ ho, gặp gió thì ho nhiều, đờm trắng loãng trong, không khát,đau nhức khớp xương, sắc lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, thường gặp trong bệnh viêm phế quản do lạnh, bệnh nổi mề đay do lạnh, bệnh sâu răng bị đau do lạnh.
CHỨNG PHONG HÀN THẤP : (088)
Cả 3 loại phong hàn thấp hợp lại làm đau gọi là chứng tý. Khi xâm nhập vào biểu từ da lông vào kinh mạch làm tắc sưng đau mỏi, tê dại bắp thịt, gân, xương.
Khi tà vào lý làm gù lưng, suyễn, hồi hộp, và tùy theo tỷ lệ của 3 tà khí (phong, hàn, thấp) vào tạng phủ nào sẽ có dấu hiệu bệnh riêng khác nhau.
CHỨNG PHONG HÀN THỪA PHẾ : (089)
Làm ra bệnh cảm phong hàn có dấu hiệu tắc mũi, chảy nước mũi, khan tiếng, hắt hơi, ho khạc đờm loãng trong, đau đầu, sợ lạnh, hoặc sốt không mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng.
CHỨNG PHONG MÉO MIỆNG : (090)
Là chứng miệng méo mắt xếch do kinh Tỳ Vị khí hư sẵn, mới bị ngoại phong tà xâm nhập làm tra ngại khí hoá của kinh Vị, có đường dây thần kinh chạy a noa bên đầu mặt bị co rút liệt, tạo ra chứng trúng phong méo miệng..
CHỨNG PHONG HỎA TƯƠNG PHIẾN : (091)
Do nhiệt cực sinh phong di động hại vinh vệ khí của cơ thể, gặp trong bệnh truyền nhiễm cấp tính do môi trường sinh hoạt bị ô nhiễm là ngoại phong hợp với tâm và can thực nhiệt làm ra hỏa sinh nội phong gây ra chứng phong hỏa, thường gặp trong bệnh não như viêm hoặc xuất huyết não.
CHỨNG PHONG NHIỆT : (092)
Có dấu hiệu sốt, phát nhiệt nặng, ố hàn nhẹ, sợ gió, ho có đờm đặc dính, họng khô đau, khát nước, thậm chí mắt đỏ, chảy máu cam, ven lưỡi đỏ, rêu lưỡi hơi vàng thường gặp trong bệnh viêm phế quản do nhiệt, nếu phong nhiệt vào thận gọi là thận phong gây bệnh mặt, mắt phù nề, tiểu ít, mầu vàng, thỉnh thoảng đau hông, thường gặp trong bệnh viêm thận cấp tính, dị ứng nổi mề đay do nóng, bệnh đau răng do gan nóng.
CHỨNG PHONG CHẨN : (093)
Phong tà nhiệt phạm vệ khí của phế phát bệnh ở bì phu mọc ra những nốt đỏ ngứa thường gặp ở trẻ em, có ho nhẹ, vết đỏ mọc toàn thân trong 24 giờ, sau hai ba ngày bệnh tự khỏi không để lại dấu vết.
CHỨNG PHONG NHIỆT CẢM MẠO : (094)
Ðau đầu, phát sốt, hơi sợ gió lạnh, mũi nghẹt không chảy nước mũi, tự ra mồ hôi, cổ họng đỏ đau, ho khạc đờm vàng dính, khát nước, chất lưỡi đỏ, rêu trắng vàng mỏng.
CHỨNG PHONG NHIỆT NHÃN : (095)
Là viêm kết mạc cấp tính do ngoại phong nhiệt độc xâm phạm vào can phế, hai mắt đau ngứa như cát bụi bay vào mắt, chảy ghèn, sáng ngủ dậy mí mắt dính ma không ra, nặng làm đau đầu sốt.
CHỨNG PHONG LỴ : (096)
Do phong tà còn ẩn náu trong cơ thể gây tổn thương tỳ vị làm ra bệnh đau bụng, trước tiên tiêu chảy sau kiết lỵ ra máu tươi, hậu môn căng tức. (giống như bệnh danh y học hiện đại ăn trúng thực nhiễm trùng đường ruột).
CHỨNG PHONG ÔN : (097)
Là bệnh nhiễm cảm nhiệt cấp tính thường vào mùa xuân, tà khí vào phế hại vệ khí làm phát sốt ố hàn, khát nước, ho, đau đầu. Khi bệnh phát triển sẽ truyền nghịch tâm bào làm hôn mê, nói nhảm, phát ban chẩn.
CHỨNG PHONG TÁO : (098)
Là bệnh cảm nhiệt do hai loại tà khí phong và táo vào mùa thu, có dấu hiệu phát sốt, đau đầu, sợ lạnh, tắc nghẹt mũi, môi khô, họng ráo, không mồ hôi, ho khan, ngực đầy, sườn đau, da khô ráp, rêu lưỡi trắng mỏng khô.
CHỨNG PHONG THẤP : (099)
Phong và thấp tà cùng xâm nhập qua biểu vào gân xương, nếu còn ở biểu thì cơ thể đau nhức không xoay tra được, nếu vào tới gân, khớp, làm đau nhức co giật khó co động, đụng vào đau.
CHứNG PHONG THỦY THỦNG : (100)
Phát bệnh nhanh do cơ thể yếu không hợp với môi trường a nơi sơn lam chướng khí làm ra bệnh khớp xương đau, phát nhiệt lẫn phong làm mặt phù, do tỳ khí hư, phế mất chức năng giáng khí để giúp thận khí hóa nên thủy tắc làm ra phù thủng.
2.Bệnh liên quan đến chứng hàn của lục dâm :
Bệnh do hàn làm giữ khí hại thận và hại mộc của can đam.
Hàn Tà :
Người có tiền so cảm lạnh mới dễ bị hàn tà xâm nhập vào biểu, có dấu hiệu sợ lạnh, sốt không mồ hôi, đầu mình đau nhức, rêu lưỡi trắng trơn, hàn khí vào sâu nơi kinh mạch, gân cốt làm đau nhức a một nơi cố định, vào tạng phủ như bao to thì đau bụng ói moa, vào ruột sinh đau bụng tiêu chảy, miệng nhạt, không khát. Hàn tà vào sâu trong nội tạng từ kinh bàng quang làm hại thận gây ra bệnh thương hàn..
CHỨNG HÀN LỴ : (101)
Do thời tiết nóng nực đi hóng mát và ăn uống thức ăn mát lạnh, sống sít làm hàn khí ngưng trệ gây tổn thương tỳ dương khiến đi kiết lỵ ra chất trắng đục hay trắng đỏ lẫn lộn, loãng tanh, rêu lưỡi trắng.
CHỨNG HÀN QUYẾT : (102)
Bị nhiễm lạnh có dấu hiệu mặt đỏ, đau bụng mà chân tay lạnh ngắt, sợ lạnh nằm co mệt mỏi, iả chảy nước trong, móng chân tay xanh xám, bệnh cấp tính xây xẩm té ngã.
CHỨNG HÀN THC KẾT HUNG : (103)
Khi bị bệnh thương hàn lại tắm roa nước lạnh làm nhiệt tà bị hàn khí ngăn tra, thủy hàn hại phế kết lại ở vùng ngực làm đau ngực, tâm phiền mà không khát.
CHỨNG HÀN BAO HỎA : (104)
Bẩm sinh người tích nhiệt bị cảm hàn bao bên ngoài làm nhiệt uất nghẽn a trong, sinh suyễn, ho kéo dài, mất tiếng, đau bụng, sưng răng lợi...
CHỨNG CỰC HÀN SINH NHIỆT, NHIỆT CỰC SINH HÀN :(105)
Do chứng hàn phát triển đến giai đoạn cực độ lấn vào trong đẩy dương khí thoát ra ngoài tạo ra hiện tượng giả nhiệt, hoặc bệnh chứng nhiệt phát triển cực độ lấn vào trong đẩy âm khí ra ngoài tạo hiện tượng giả hàn, thường gặp trong bệnh sốt rét thương hàn.
CHỨNG HÀN HÓA : (106)
Chứng bệnh do lục dâm truyền vào âm kinh sinh nội nhiệt, thay vì âm bệnh phải chữa dương, lại làm cho dương hư suy nhược thêm nên bệnh hóa hàn, có dấu hiệu mệt mỏi, sợ lạnh, chân tay lạnh, bụng đầy, tiêu chảy, tiểu nhiều nước trong, lưỡi trắng trơn, rêu lưỡi nhớt.
CHỨNG HÀN LẬT: (107)
Khi bị nhiễm cảm do thời tiết hoặc môi trường, thân nhiệt thiên về hàn ( ố hàn ) phát sinh hiện tượng run rẩy, lập cập, hai hàm răng đánh bò cạp.
3.Bệnh liên quan đến chứng thử của lục dâm :
Bệnh do thử làm thoát khí hại tim và hại thủy của thận và bàng quang.
Thử tà :
Chứng thử làm ra các bệnh nhiệt cấp tính gọi là bệnh THƯƠNG THỬ liên quan đến mùa hè, gồm có các chứng như :
CHứNG M THỬ : (108)
Do hóng gió mát hoặc uống nước lạnh nhiều vào mùa hè oi bức nóng nực, nếu trung khí bị hư yếu sẵn bên trong nên thử và phong tà thừa cơ xâm nhập từ từ không có phản ứng cấp tính thành bệnh ngay mà phản ứng âm thầm gọi là âm thử, sau có dấu hiệu sốt nóng, sợ lạnh, không có mồ hôi, mình đau mỏi, nặng nề, tinh thần mệt mỏi, chất lưỡi nhạt, rêu vàng.
CHứNG THỬ KHÁI : (109)
Do cảm nhiễm nhiệt mùa hè làm hại phổi phát sinh ho, có đờm hoặc không, mình nóng, khát nước, tâm phiền, ngực khó chịu, đau sườn, nước tiểu đỏ.
CHỨNG THỬ LỴ : (110)
Khí thỬ nhiệt của mùa hè xâm nhập trường vị gây tích trệ tiêu hoá làm đau thắt bụng, phát sốt, đi ra chất trắng đỏ lẫn lộn, phiền khát, nấc nghịch, mặt như bẩn ra mồ hôi, phiền khát, tiểu khó.
CHỨNG THỬ NHIỆT : (111)
Loài bệnh sốt nhiệt của trẻ em về mùa hè, sốt kéo dài, hoặc sáng mát, chiều sốt, khát nước, tiểu nhiều, không hoặc có mồ hôi, thường gặp a những trẻ em có thể chất yếu đuối âm dương khí đều yếu không chịu được khí hậu viêm nhiệt của mùa hè.
CHỨNG THỬ QUYẾT : (112)
Người bị trúng nắng té hôn mê, bị co rút lạnh từ đầu gối đến chân, và từ khuỷu tay đến bàn tay.
CHỨNG THỬ THẤP : (113)
Nắng nóng kèm ẩm thấp xâm nhập vào cơ thể làm ngực bụng đầy tức, tâm phiền, mình nóng sốt, rêu lưỡi vàng nhớt. Nếu cả hai xâm nhập vào trung tiêu làm sốt cao, khát nước, tiểu ít mà ra nhiều mồ hôi, ngực bụng đầy, mình nặng nề. Nếu tràn khắp tam tiêu làm ho, có khi khạc đờm ra máu, sốt cao, mặt đỏ, ngực bụng đầy nghẽn, tiểu ít nước tiểu đỏ, phân hôi thối. Nếu vừa có tho thấp bên trong lại nhiễm thêm cảm gió lạnh sẽ bị đau đầu, sốt, sợ lạnh, không mồ hôi, ngực bức rứt ,tâm phiền ,rêu lưỡi trắng nhớt.
CHỨNG THỬ UẾ : (114)
Khí thử thấp ở môi trường độc xâm nhập, bệnh phát nhanh, đầu căng đau, tức ngực, phiền táo, lợm giọng, nôn mửa, phát sốt có mồ hôi, nặng hơn thì mê man, tai điếc.
4.Bệnh liên quan đến chứng thấp của lục dâm
Bệnh do thấp làm nghẽn khí hại thổ, bại dương của tỳ vị.
Thấp tà :
CHỨNG THẤP: (115)
Thuộc âm tà , tính chất khí nặng đục ngăn tra khí hóa của Tỳ làm hại Tỳ gây ra bệnh THƯƠNG THẤP do cảm nhiễm vào mùa mưa, do nơi ẩm ướt, hoặc lội nước
Dầm mưa, hoặc đang ra mồ hôi lại mặc áo ướt... tạo ra các bệnh của chứng thấp là ngoại thấp dính nhớt có dấu hiệu chung thân thể nặng nề, chân tay lưng nhức mỏi, đau thịt đau xương a một nơi nhất định. Thấp tà của ngoại cảm lục dâm xâm phạm vào trường vị làm ăn không biết ngon, ngực đầy khó chịu, tiểu không thông, đại tiện lỏng.
Các bệnh nội thấp của tỳ vị do ăn uống làm bệnh không phải là bệnh của chứng thấp lục dâm.
CHỨNG THẤP ÔN : (116)
Thấp nhiệt ở mùa trường hạ xâm nhập vào cơ thể, nếu cơ thể có sẵn thấp trệ tiêu hóa a trường vị sẽ nung nấu thành chứng thấp ôn, có dấu hiệu mình nóng bức rứt, đau mỏi nặng nề, đầy ngực khó chịu, sắc mặt vàng, bệnh kéo dài dai dẳng nằm a khí phận có hai trường hợp khác nhau tùy theo tình trạng suy yếu của lục phủ ngũ tạng có thể bệnh nghiêng về nhiệt hơn thấp hoặc ngược lại, khi chữa không khỏi, tà khí từ khí phận lấn vào doanh phận làm thành bệnh nặng hơn, tà khí vào huyết phận sẽ đi đại tiện ra máu, hoặc làm thành chứng quyết (bất tỉnh co cứng) thường gặp a bệnh thương hàn.
CHỨNG THẤP ÐÀM LƯU TRÚ : (117)
Bị sưng mủ do tà độc lưu trú, do chính khí của Tỳ suy yếu, thấp đờm nghẽn a trong lại bị thêm cảm nhiễm bên ngoài làm tra ngại khí hoá phần cơ nhục, doanh vệ, có dấu hiệu cơ nhục bị đau a một chỗ, sưng mềm không có đầu ngòi, không thay đổi mầu da nơi có tà độc, kèm theo nóng, rét, đau nhức toàn thân, thường phát bệnh vào mùa hè thu.
CHỨNG THƯƠNG THẤP : (118)
Khí ẩm thấp nhiễm vào cơ thể làm thân thể nặng nề, xương khớp đau nhức mỏi, có khi phát sốt sợ lạnh, ưa rịn mồ hôi.
CHỨNG THẤP THỬ LƯU TRÚ : (119)
Là chứng sưng mủ do tà độc xâm phạm vào cơ nhục do tỳ hư khí yếu bên trong lại cảm nhiễm ẩm thấp bên ngoài vào thời tiết hè thu tạo ra mụn sưng mềm đau nhức, không có ngòi, mầu da không thay đổi,gây nóng lạnh, đau các khớp, khi thành mủ sưng to, đau nhức làm sốt vã mồ hôi, khi mụn vỡ mủ thì khỏi .
Nếu bệnh giống dấu hiệu trên mà không do thời tiết được gọi là chứng thấp đờm lưu trú là bệnh thuộc tạng phủ.
CHỨNG THẤP TÝ : (120)
Da thịt tê dại, xương khớp nặng nề, đau nhức cố định ở một chỗ do khí phong, hàn, thấp, xâm nhập lâu ngày.
5.Bệnh liên quan đến chứng táo của lục dâm :
Bệnh do táo làm háo khí, tổn thương tân dịch, hại kim , bại âm của phế và đại trường.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6818
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: MÁY ĐO ÁP HUYẾT KHÁM ĐỊNH BỆNH M-DƯƠNG TẠNG PHỦ VỀ KHÍ-

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 6 Tháng 2 23, 2024 10:29 am

Táo tà:
CHỨNG TÁO : (121)
Làm tổn thương tân dịch do thời tiết khô khan, đầu tiên nó xâm nhập vào kinh vị truyền lên phế làm hại phổi gây bệnh cảm, có dấu hiệu mắt đỏ, môi má khô nứt, miệng họng khô, mũi khô, ho khan, đau sườn, bí đại tiện, bệnh nghiêng về nhiệt gọi là ôn táo, nghiêng về hàn gọi là lương táo.
CHỨNG TÁO KHÁI : (122)
Là chứng ho khan, ít đờm do táo khí xâm nhập hại phế, khó thở, họng khô đau, mũi và da khô, mỏi xương khớp, đại tiện khô, rêu lưỡi vàng khô.
CHỨNG TÁO THƯƠNG PHẾ : (123)
Táo khí mùa thu làm khô mũi miệng, đau họng, khiến hao tổn tân dịch của phế, có dấu hiệu ho khan khạc đờm đôi khi có đờm lẫn máu, bệnh thiên về ôn táo hoặc lương táo, thường gặp trong các bệnh viêm họng, phế quản, bạch hầu cấp tính...
CHỨNG TÁO NHIỆT : (124)
Khí khô ráo của thời tiết xâm nhập cơ thể làm tổn thương tân dịch lại có nhiệt sẵn bên trong do ăn uống thuốc men tăng nhiệt nên cả hai nhập lại hóa hỏa làm mắt đỏ, chân răng sưng đau, đau họng, ù tai, chảy máu mũi, ho khan khạc ra máu..
6-Bệnh liên quan đến chứng nhiệt của lục dâm
Bệnh do nhiệt làm tán khí hại hỏa của tâm, tâm bào lạc và tiểu trường.

NHIỆT TÀ:
Lúc đầu nhiệt tà vào từ kinh Tam tiêu làm hại Tâm bào lạc gây ra các bệnh cảm nhiệt gọi là ôn nhiệt.
Các loại ôn nhiệt, tho nhiệt đều thuộc dương bệnh, cũng thuộc chứng nhiệt. Sức nóng ở trời gọi là nhiệt, ở đất gọi là hỏa, làm ra bệnh nóng do thời tiết gọi là thử. Chứng thử là những bệnh do nóng của mùa hè.
Còn những bệnh do nóng của thời tiết bốn mùa tạo nên những bệnh nhiệt nhẹ cấp tính được gọi là ôn bệnh có tính cách truyền nhiễm đều có liên quan đến chứng nhiệt của lục dâm được phân biệt bệnh ôn theo mùa như mùa xuân là phong ôn, mùa hè là thử ôn, mùa hè thu (mùa trường hạ) là thấp ôn, mùa thu là táo ôn, mùa đông là hàn ôn hay đông ôn, các bệnh truyền nhiễm nặng hơn bệnh ôn gọi là nhiệt bệnh.
Ðặc tính của chứng nhiệt lục dâm do cảm nhiễm cấp tính khí độc của thời tiết, môi trường, phát bệnh nhanh, cảm nhiễm trùng qua đường hô hấp, qua miệng, làm khó tha, sốt cao, đau đầu, đau sưng cổ họng nổi ban chẩn, xuất huyết, hôn mê...thường gặp trong bệnh viêm yết hầu, amygdale, sưng hạch, viêm tai, sốt xuất huyết, ban chẩn, thương hàn ...và tùy thuộc vào tà khí xâm nhập gây bệnh truyền nhiễm hại đến tạng phủ nào sẽ có dấu hiệu bệnh thuộc tạng phủ ấy được bàn đến chi tiết trong phần chứng bệnh riêng của tạng phủ.
CHỨNG NHIỆT KẾT BÀNG QUANG : (125)
Khi có bệnh thương hàn a kinh Thái dương (Tiểu trường và Bàng quang ) chưa giải được, cực hàn sinh nhiệt đi sâu vào lý, chống nhau với khí và huyết của vinh vệ khí làm tà khí kết lại ở bàng quang, làm cho bụng dưới đầy cứng, co thắt khó chịu, phát sốt, không sợ lạnh, thần chí như cuồng.
CHỨNG NHIỆT KẾT HẠ TIÊU : (126)
Hạ tiêu chỉ cho đại, tiểu trường và Bàng quang có tà nhiệt kết tụ gây tra ngại khí hóa hạ tiêu làm bụng dưới trướng đau, đại tiện bí kết, tiểu buốt không thông, có khi tiểu ra máu.
CHỨNG NHIỆT THỊNH KHI ́ PHẬN : (127)
Do nhiệt qúa thịnh ở khí phận ( thuộc vệ khí và ở kinh vị ) làm tổn thương tân dịch gây sốt cao, mắt đỏ, vã mồ hôi, tâm phiền khát, rêu lưỡi vàng khô. Nếu thực nhiệt nặng gây sốt cao về chiều, thậm chí hôn mê, nói sảng, đau bụng, đại tiện bí, rêu lưỡi vàng ráo.
CHỨNG NHIỆT CỰC SINH PHONG : (128)
Nhiệt tà qúa mạnh tổn thương vinh huyết của kinh can, dấu hiệu bệnh thuộc thực chứng phát lên làm sốt cao, co giật a trẻ em trước khi thành bệnh viêm não, và phát lên làm bệnh kiết lỵ nhiễm độc trước lúc cơ thể suy kiệt thành bệnh bại huyết (huyết tràn ra ngoài kinh mạch).
CHỨNG NHIỆT THƯƠNG C N MẠCH : (129)
Do sốt cao hoặc sốt kéo dài nung nấu vinh huyết khiến gân mạch mất sự nuôi dưỡng làm gân mạch co quắp rút lại sinh bại liệt.
CHỨNG NHIỆT NHẬP HUYẾT PHẬN : (130)
Là tà nhiệt vào lớp sâu nhất trong bệnh truyền biến của ôn nhiệt từ khí phận của vệ khí xâm nhập qua vinh khí vào huyết phận làm ra bệnh sốt cao về đêm, tinh thần ủ rũ trằn trọc không yên, nổi ban chẩn, gân co giật.
CHỨNG NHIỆT VÀO T M BÀO : (131)
Ôn tà hóa nhiệt vào lý làm sốt cao hôn mê, nói sàm giống như chứng nghịch truyền tâm bao nhưng bệnh chuyển biến khác nhau.
TỪ CHỨNG ĐẾN BỆNH CỦA KHÍ-HUYẾT-ĐỜM
1.khí :
KHI ́ PHẬN CHỨNG : (132)
Bệnh ôn nhiệt a giai đoạn hóa nhiệt làm hại vệ khí gây sốt nhiệt cao, không ố hàn, miệng khô khát, xuất mồ hôi, mặt đỏ, tha hổn hển như suyễn, tiểu sẻn vàng đỏ, rêu lưỡi vàng. Trên lâm sàng có thể gặp thấp và nhiệt cùng xuất hiện như thấp tà xâm phạm trường vị làm hại trường vị, nhiệt tà xâm nhập vào phế làm phế uất nhiệt, hoặc thấp nhiệt làm độc. Chứng khí phận phát triển mạnh sẽ truyền vào doanh phận làm hại vinh khí và vào huyết phận làm bại huyết.
CHỨNG KHÍ ́ HƯ ( Khí hư hạ hãm) : (133)
Thường gặp ở bệnh phế, tỳ, có dấu hiệu hơi thở ngắn, mệt mỏi, sắc mặt trắng bệch, choáng váng, ù tai, hồi hộp, tiếng nói nhỏ, tự ra mồ hôi, ăn uống kém, không sức, gân chùng, sa sinh dục, thoát vị bẹn, sa xệ trường vị, trĩ, đái són ít một. Nếu khí hư không giữ được huyết, huyết sẽ không theo kinh mạch tuần hoàn làm xuất huyết ra mũi, ra theo phân, và làm băng lậu.
Nguyên nhân do chức năng khí hóa của cơ thể yếu kém a các bệnh mạn tính, người già và người bệnh mới hồi phục.
CHỨNG KHI ́ KHIẾP : (134)
Ðởm khí (mật) không đủ hoặc trung khí hư yếu xuất hiện chứng đoản khí, mệt mỏi, nói yếu, tâm bất an dễ sợ hãi.
CHỨNG KHI ́ L M : (135)
Bụng dưới và âm nang sưng trướng, tiểu khó, đau buốt do khí trệ a bàng quang, nếu bệnh kéo dài không khỏi hại tỳ, thận khí hư thêm thì bụng dưới nặng đau, tiểu khó, tiểu ra không gọn mà vung vãi nhỏ giọt.
CHỨNG KHI ́ HƯ TRUNG MÃN : (136)
Tỳ vị khí hư làm vùng bụng đầy trướng lúc nặng lúc nhẹ,ấn vào không đau, ưa chườm ấm, sắc mặt trắng, môi nhợt nhạt, rêu lưỡi trắng trơn.
CHỨNG KHÍ ́ HỮU DƯ SINH HỎA : (137)
Sự thiên thịnh dương khí do âm dịch không đủ, hư hỏa sẽ bốc lên như thận âm bất túc làm tâm hỏa vượng một bên, hoặc chức năng khí hóa của một tạng phủ nào mất điều hòa làm dương khí uất kết hóa hỏa như can hỏa, đờm hỏa, vị hoả...
CHỨNG KHÍ ÐOẢN : (138)
Thở ngắn gấp hụt hơi có hư thực khác nhau :
Thực chứng: Phát bệnh đột ngột, thở thô, ngực bụng trướng đầy do đờm ngăn trở bên trong.
Hư chứng : Bệnh mạn tính, thở yếu, nhẹ, ngắn, mệt mỏi do nguyên khí qúa hư.
CHỨNG KHÍ NGHỊCH : (139)
Do đờm và khí kết hợp a phế, hoặc vị hàn, thủy ẩm do thức ăn hàn ứ đọng, hoặc can động do tình chí uất tạo ra khí nghịch, có dấu hiệu riêng như :
Khí nghịch ở phế làm tức ngực, ho hen.
Khí nghịch ở vị gây nôn, mửa, nấc cục, ợ hơi.
Khí nghịch ở gan làm đau sườn ngực, đau thượng vị làm sốt hàn nhiệt vãng lai.
CHỨNG KHÍ QUYẾT : (140)
Bệnh do khí làm ra, có khí hư khí thực khác nhau :
Khí hư làm ra chứng quyết thì choáng váng té ngã bất tỉnh, tay chân lạnh, sắc mặt trắng nhợt, ra mồ hôi, hơi thở yếu, mạch đập yếu, tương đương với loại hôn quyết do áp huyết xuống thấp hoặc đường huyết xuống thấp.
Khí thực làm ra chứng quyết chỉ khi nào tình chí bất thường nổi lên cáu giận, khí thực nghịch lên làn té ngã bất tỉnh.
CHỨNG KHÍ M LƯỠNG THƯƠNG (LƯỠNG HƯ ): (141)
Là dương khí và âm dịch bị tiêu hao trong bệnh nhiệt tính hoặc mạn tính. Mức độ nhẹ gọi là Khí âm bất túc. Mức độ nặng gọi là Khí âm lưỡng hư gặp trong ba trường hợp :
Trường hợp bệnh nhiệt tính cực độ ra mồ hôi nhiều, tha gấp,khát nước,có dấu hiệu hư thoát, lưỡi đỏ tiá
khô.
Trường hợp bệnh nhiệt tính giai đoạn cuối, chân âm can thận hư tổn, sốt nhẹ, lòng bàn tay bàn chân nóng rát, tự ra mồ hôi ngày đêm, mệt mỏi, ăn ít, miệng khô lưỡi ráo mầu tía, rêu ít.
Trường hợp bệnh nội thương như lao phổi, tiều đường, có dấu hiệu mệt mỏi, thiếu khí, biếng nói, miệng họng khô khát, ra mồ hôi ngày, đêm, triều nhiệt, khát, lưỡi đỏ không rêu.
CHỨNG KHÍ CỰC : (142)
Là một trong sáu loại bệnh chứng lao thương hư tổn. Khí cực thì đoản hơi, suyễn cấp tính. Ngoài khí cực còn có chứng huyết cực, cân cực, nhục cực, cốt cực, tinh cực.
CHỨNG KHÍ THƯỢNG XUNG T M : (143)
Cơ thể tự cảm thấy có luồng khí từ bụng dưới xông lên ngực, do hàn tà ẩn náu ở hạ tiêu và khí của trường vị hoặc hoặc can vị thượng nghịch lên trên.
CHỨNG KHÍ TRỆ : (144)
Có dấu hiệu đau sườn ngực, vị quản, trướng bụng nhiều hơn đau, vú căng, đi cầu phải rặn mót.
Nguyên nhân do ăn uống không điều hòa lại bị nhiễm cảm ngoại tà hoặc do tình chí thất thường.
CHỨNG KHÍ TRƯỚNG : (145)
Chứng khí trướng đầy vùng bụng do can mất sơ tiết, tỳ mất kiện vận, khí cơ tắc nghẽn làm ra bệnh.

2.Huyết :

HUYẾT CHỨNG : (146)
Là chứng huyết dịch không vận hành trong kinh mạch mà tràn ra ngoài như khạc ra máu, thổ huyết, đại tiện ra máu, tiểu tiện ra máu, chảy máu dưới da, chảy máu mũi, băng lậu, nguyên nhân do ngoại thương ,do ăn uống, do tình chí, do nội thương hư tổn.. bệnh hư thực khác nhau.
Bệnh thuộc hư do thương âm, hư hỏa vọng động hoặc khí hư không bảo vệ huyết.
Bệnh thuộc thực do hỏa nhiệt thịnh, huyết nhiệt thịnh lại do khí nghịch đẩy huyết đi nghịch gây ra.
HUYẾT PHẦN CHỨNG : (147)
Là giai đoạn phát triển của ôn bệnh vào sâu đến huyết phần làm thương âm, hao huyết và động huyết, có dấu hiệu sốt cao, đêm sốt nặng hơn, vật vã, mất ngủ, tâm phiền không yên, ban chẩn nổi rõ mầu tiá sậm, chất lưỡi đỏ gắt tái sậm, nói nhảm, phát cuồng, tình chí mê man không tỉnh, co giật, thổ huyết, chảy máu mũi, đại tiện ra máu, thường gặp trong bệnh nhiệt cấp tính thời kỳ cuối hoặc nhiễm độc huyết mưng mủ cấp tính hoặc chứng bại huyết, đã làm tổn thương ba tạng tâm, can ,thận.
CHỨNG HUYẾT CỰC : (148)
Là một trong sáu loại bệnh lao thương hư tổn, huyết cực làm cho tóc rụng và bệnh hay quên.
CHỨNG HUYẾT HƯ : (149)
Do tỳ vị hư nhược không chuyển dưỡng trấp thành huyết, hoặc do mất máu qúa nhiều, có dấu hiệu mặt xanh, môi trắng, chóng mặt hoa mắt, hồi hộp, mất ngủ, chân tay tê.
CHỨNG HUYẾT LỴ : (150)
Do tỳ vị có thấp nhiệt nung nấu làm hậu môn nóng rát, mót đi đại tiện nhiều lần và phải rặn, tiểu đỏ,rêu vàng nhớt. Nếu thấp nhiệt tà thịnh xâm nhập vào huyết phận làm tổn thương ruột sẽ đi lỵ ra máu hoàn toàn gọi là bệnh xích lỵ.
CHỨNG HUYẾT L M : (151)
Làm ra bệnh tiểu ra máu, niệu đạo nóng, đái buốt, bụng dưói đau âm ỉ, căng trướng, do hạ tiêu có thấp nhiệt hoặc huyết do khí đẩy nghịch, nếu cơ thể không nóng thì bệnh thuộc âm hư hỏa động mất khả năng giữ huyết để huyết đi nghịch.
CHỨNG HUYẾT NHIỆT : (152)
Huyết bị nhiệt tà xâm phạm hay huyết phận bị nhiệt có dấu hiệu miệng khô, người nóng, lưỡi đỏ,dễ bị bể mạch xuất huyết, kinh ra huyết nhiều có trước kỳ.Khi xuất huyết phân biệt mầu sắc để biết nguyên nhân như máu đỏ tươi là do huyết nhiệt,máu nhạt chảy không ngừng do tỳ khí hư không giữ huyết,hoặc máu tím đen, bầm, đau đớn là do huyết ứ.Chứng huyết nhiệt cũng được tìm thấy trong bệnh SIDA.
CH−NG HUYT NHIT BĂNG LU : (153)
Là chứng nhiệt thịnh bức huyết vọng hành làm huyết xuất với số lương nhiều qua âm đạo,sắc đậm,đỏ tiá lẫn máu cục, mặt đỏ, phiền táo, dễ nổi nóng, mất ngủ,phát sốt về chiều, nguyên nhân do thể chất vốn dương khí thịnh, hoặc do cảm nhiễm sinh chứng viêm cấp tính nơi bộ sinh dục, hoặc do âm hư làm hai mạch Xung, Nhâm bị nhiệt hại bộ sinh dục viêm nhiễm cục bộ.
CHỨNG HUYẾT PHẬN NHIỆT ÐỘC : (154)
Là ôn bệnh, tà nhiệt xâm nhập vào huyết phận làm sốt cao,trên da nổi ban chẩn, thần kinh rối loạn, chảy máu cam, thổ huyết, đại tiện ra máu, sắc lưỡi đỏ tía sậm.
CHỨNG HUYẾT PHẬN Ứ NHIỆT : (155)
Là chứng nhiệt uất kết a huyết phận hoặc bệnh sốt do ứ huyết còn đọng lại trong nội tạng gây ra nhiệt.
CHỨNG HUYẾT QUYẾT : (156)
Bị hôn mê té ngã bất tỉnh do huyết bệnh gây nên, có hư thực khác nhau :
Do hư gây nên thường gặp ở người mất huyết nhiều hoặc bệnh thiếu máu kéo dài, do não thiếu máu đột nhiên ngã lăn ,sắc mặt tái xanh, chân tay quyết lạnh, miệng há, thở chậm, tự ra mồ hôi làm mất tân dịch.
Do thực gây nên thường gặp trong bệnh ứ huyết bít lấp các khiếu,đột nhiên ngã lăn hàm răng nghiến chặt, mặt đỏ, môi tiá.
CHỨNG HUYẾT TÝ : (157)
Là bệnh nội thương do cục bộ ứ huyết làm tê đau trong cơ thể có tính di chuyển, nguyên nhân do khí huyết hư bên trong làm mệt nhọc, vã mồ hôi, hoặc do bên ngoài như ngủ nơi gió lộng tà khí xâm nhập làm khí huyết bế tắc không thông.
CHỨNG HUYẾT Ứ : (158)
Thường do chấn thương, hàn ngưng khí trệ, nhiệt kết gây nên. Nếu tổn thương biểu bì có dấu hiệu tụ điểm huyết ứ sưng ,bầm tím tại chỗ ,nóng, đỏ, đau, thường gặp trong bệnh chấn thương . Nếu tổn thương bên trong cơ thể sẽ có dấu hiệu đau cố định ở một chỗ như kim đâm, ban đêm càng đau hơn, lưỡi có những chấm tụ máu thường gặp trong bệnh nội tạng viêm nhiễm, nhồi máu cơ tim,sung huyết não bể mạch máu...
CHỨNG Ứ HUYẾT BĂNG LẬU : (159)
Tử cung ra nhiều máu không ngừng do huyết ứ đọng không về kinh, máu ra sắc tối đen có cục, đau bụng dưới lan tỏa tới sườn và ngang lưng , khi máu cục ra được mới giảm đau.
CHỨNG XUẤT HUYẾT : (160)
Có ba nguyên nhân như :
Do huyết nhiệt hay nhiệt tà bức huyết thoát qua thành mạch máu ra ngoài.
Do tỳ hư, mầu máu nhạt chảy ra không ngừng.
Do huyết ứ, mầu tím đen gây đau đớn.

3.đờm :
Ðờm do tân dịch biến hóa ra từ thức ăn bao gồm tất cả các chất dính, chất keo, chất mỡ, cholestérol tồn tại khi các tổ chức nội tạng có bệnh khiến dưỡng trấp từ thức ăn không biến thành khí huyết mà biến thành đờm.Tùy theo nguyên nhân bệnh tạo ra 5 loại đờm khác nhau như phong đờm, hàn đờm, nhiệt đờm, táo đờm,thấp đờm.
Khi đờm gây bệnh có 5 chứng khác nhau như đờm ẩm, đờm hạch, đờm ngược, ngoan đờm và phục đờm, đều có liên quan đến hai tạng phế suy, tỳ dương hư yếu ,vì Tỳ là nguồn sinh đờm, phế là vật dụng chứa đờm Ðờm theo khí thăng giáng len lỏi khắp nơi giống như huyết chỗ nào cũng có.
Ðờm gây bệnh gọi là đờm trọc ,nó vào tâm khiếu làm hôm mê đìên cuồng, đờm do phong quấy nhiễu làm thành chứng bệnh kinh phong co giật, nó tràn lên họng làm lợm giọng nôn oẹ, nó ứ nơi sườn làm đau tức sườn ngực,suyễn tức khó thở, đờm với hỏa quấn quít nhau sinh ung nhọt, hạch cổ, hạch đờm, đờm làm tắc kinh lạc gây ra bệnh tê liệt bán thân, đờm đọng lại ở cơ bắp gây nên bướu đờm, nó tắc a các khớp thành bệnh sưng các khớp gối...
CHỨNG ÐỜM ẨM : (161)
Là loại bệnh do các chất thủy dịch vận chuyển trong cơ thể không thuận lợi gây nên bệnh, tích chứa ở những khoảng trống trong cơ thể và chân tay, nguyên nhân do phế, tỳ dương và tam tiêu mất chức năng khí hoá, có hư và thực chứng khác nhau:
Hư chứng:
Có dấu hiệu sườn ngực đầy tức, vùng bụng có tiếng óc ách, nôn mửa dãi trong , chóng mặt, hồi hộp, ngắn hơi, thân thể gầy yếu, do Tỳ thận dương không vận hóa được thủy cốc, thủy ẩm tán ra a trường vị làm thành bệnh giống như bệnh thắt hẹp môn vị do tích nước trong bao tử.
Thực chứng:
Có dấu hiệu vùng vị quản cứng đầy, iả chảy, sau khi phân ra thấy dễ chịu nhưng vị quản lại cứng đầy ngay như cũ, thủy dịch tràn ra khoang ruột kêu óc ách.
CHỨNG ÐỜM HẠCH : (162)
Hạch đờm kết khối dưới da do thấp đờm kết tụ nhiều ít khác nhau, không đỏ, không sưng, không đau, không cứng, không di động, không có mủ, thường thấy ở cổ gáy,hàm dưới, chân tay, vai lưng, đờm hạch nổi ở phía trên cơ thể do phong nhiệt,a phần dưới cơ thể do thấp nhiệt.
CHỨNG ÐỜM HOA : (163)
Do hỏa vô hình quấn quít với đờm hữu hình chứa đọng ở phế chưa thành hình, nhưng khi có nhân tố nội thương do ăn uống hoặc ngoại cảm nhiễm vào mới phát bệnh như suyễn,phiền nhiệt, đau ngực, miệng khô, môi ráo, rất khó khạc ra đờm cục.
Nếu nguyên nhân do can hỏa làm đờm uất sẽ nổi hạch vùng cổ hoặc sau tai như chuỗi hạt châu, hoặc kết hạch a nách, ấn vào thấy cứng chắc, không di chuyển, thêm dấu hiệu lưỡi đỏ, rêu vàng.
Khi đờm hỏa nhiễu tâm làm thần trí rối loạn, nói năng lẫn lộn, cuồng táo, vọng động, đầu lưỡi đỏ,rêu vàng nhớt, thường gặp trong bệnh tinh thần phân liệt,hystérie.
CHỨNG ÐỜM HỎA NHIỄU T M : (164)
Do thần khí rối loạn, có hai trường hợp :
Ðờm hỏa nhiễu tâm: có dấu hiệu sợ hãi, mất ngủ, cười nói như cuồng.
Ðờm mê tâm khiếu : có dấu hiệu đờm khò khè nhiều trong cổ họng tự nhiên ngã lăn ra, người ngớ ngẩn đần độn.
CHỨNG ÐỜM NGƯỢC : (165)
Làm ra chứng sốt rét khá nặng, lên cơn rét qua lại, nhiệt nhiều, hàn ít,đau đầu chóng mặt, ói ra nhiều đờm,không nôn ọe ra đờm được bệnh thêm nặng làm hôn mê co giật.

CHỨNG ÐỜM NHIỆT TRỞ PHẾ : (166)
Ðờm nhiệt sinh ho suyễn, phát sốt, ho đờm khò khè,hông ngực đầy, đờm vàng dính, chất lưỡi đỏ, rêu vàng dính, đa số do ngoại tà phạm phế uất lại hóa nhiệt ,dịch chất trong phế đọng lại thành đờm gây ra bệnh hen phế quản cấp tính, viêm phổi, phế khí thủng bội nhiễm..
CHỨNG NGOAN ÐỜM : (167)
Là chứng đờm ngoan cố khó chữa như bệnh suyễn hư tái đi tái lại hoặc chứng đờm ẩm dai dẳng do đờm tích lũy a vùng hung cách gây nên.
CHỨNG PHỤC ÐỜM : (168)
Thủy ẩm do nội nhiệt nung nấu thành đờm ứ đọng được phân biệt hai loại phục ẩm và phục đờm.
Phục ẩm phần nhiều ẩn náu a ngực, bụng, tứ chi giống như phù thủng. Phục đờm ẩn náu a toàn thân, hình thức bên ngoài là khạc đờm, co giật, điên cuồng, bên trong tạo ra bệnh kết hạch ở tuyến lâm ba, hoặc ở xương khớp.
CHỨNG ÐỜM TRỌC HẠI PHẾ : (169)
Có dấu hiệu ho nhiều đờm trắng loãng, dễ khạc, thở khò khè, tức ngực do thấp khí , thấp đờm làm phế khí không giáng.
CHỨNG LƯU ÐỜM : (170)
Là bệnh lao khớp xương, thường bị ở cột sống, sau mới lan đến hông, gối, cổ chân rồi mới đến khớp vai đến cùi chỏ và cổ tay.Ða số do tiên thiên bất túc hoặc thận âm suy tổn không nuôi cốt tủy đầy đủ, chất xương thưa rỗng, ngoại tà nhân chỗ hư xâm phạm, đờm trọc ngưng tụ hoặc do vấp ngã, không có dấu hiệu nóng đỏ hay thủng, vài tháng sau mới sưng lên hơi cao không cứng rắn ,lâu ngày vỡ chảy nước như bã đậu khó liền miệng mà thành lỗ rò kéo theo toàn thân gầy còm, mệt mỏi, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm...
CHỨNG LƯU ÐỜM KẾT CHẢO : (171)
Do khí huyết hư nhược hay phát ra a phần sâu cơ bắp kết khối từ từ hoặc ăn thủng từ từ, đơn phát hay đa phát lâu ngày gây mủ,có nhiều tên khác nhau do nhiều nguyên nhân khác nhau như thấp đờm lưu trú, tho thấp lưu trú, ứ huyết lưu trú...
TỪ CHỨNG ĐẾN BỆNH CỦA TẠNG PHỦ
Các dấu hiệu lâm sàng của tạng phủ không nhất thiết phải có đầy đủ các triệu chứng bệnh vì bệnh còn tùy vào tình trạng nặng nhẹ, cấp tính hay mạn tính ,nhưng điều quan trọng là biết cách phân biệt bệnh chứng đang phát triển quy về âm, dương, hư ,thực, hàn, nhiệt, biểu, lý để có cách suy luận biện chứngđầy đủ rồi truy tìm nguyên nhân gây bệnh mới có thểchữa chính xác không sợ sai lầm , vì một CHỨNG gây ra rất nhiều bệnh và ngược lại một BỆNH có thể do nhiều CHỨNG gây ra, cho nên khi chữa bệnh hay chứng cần phải lý luận ngũ hành tìm nguyên nhân nào đã gây nên chứng hay bệnh lúc đó mới có thểchữa được gốc bệnh.

1. Bệnh chứng của tâm :

Chứng Tâm hư : (172)
Tâm động nên hồi hộp, đoản hơi,đau dưới tim,có khi lên cơn kịch phát, mất ngủ,mất sức,đổ mồ hôi, suy nhược thần kinh,bất an,sợ sệt, nói sàm, ý mông lung không chú tâm,hay quên,mắt thiếu máu,gai sốt,chân tay gía lạnh, lưỡi nhạt rêu ít.Tùy theo tâm khí hư hoặc tâm huyết hư sẽ có dấu hiệu riêng của mỗi loại để phân biệt.
CHỨNG T M HƯ ÐỞM KHIẾP : (173)
Hay sợ do tâm huyết bất túc, tâm khí suy nhược liên quan đến tinh thần thường gặp ở bệnh hư nhược, bần huyết hoặc cơ năng thần kinh.
Chứng T M M HƯ : (174)
Có dấu hiệu như âm hư, buồn bực, mất ngủ, ra mồ hôi trộm, bàn tay nóng, họng khô, lưỡi đỏ ít rêu.
Nguyên nhân do chức năng tạo huyết suy kém.
CHỨNG T M KHÍ BẤT NINH : (175)
Bất ninh là tâm không an do tâm huyết không đủ, do đờm hỏa quấy nhiễu, do thủy khí hại tâm,do can hỏa vượng, do can đam khí hư... có dấu hiệu hồi hộp, sợ sệt ,tâm phiền mất ngủ.
CHỨNG T M KHÍ HƯ : (176)
Hồi hộp,tim đập nhanh, hơi thở ngắn, hụt hơi, thiếu sức,hay ra mồ hôi,mạch vô lực.Thường gặp ở bệnh suy nhược, bần huyết, loạn nhịp tim.
CHỨNG T M KHÍ THỊNH : (177)
Làm tâm dương vượng khiến thần kinh hưng phấn qúa mức làm bệnh mất ngủ.
Chứng T M DƯƠNG HƯ : (178)
Có hai trường hợp nặng nhẹ khác nhau :
Nếu do tâm khí hư, có dấu hiệu của chứng tâm khí hư (176).
Nếu do tâm dương hư :Là chứng nặng của tâm khí hư, ngoài dấu hiệu của tâm khí hư còn có dấu hiệu người lạnh, tay chân lạnh, môi xanh tím, mồ hôi ra nhiều ,hồi hộp, choáng, trụy mạch, nặng thì hôn mê bất tỉnh, mạch vô lực, lưỡi nhợt nhạt rêu trắng trơn. Nguyên nhân do lão suy, mất nước, thiếu năng động a mạch vành làm ảnh hưởng đến khí huyết.
CHỨNG T M HUYẾT HƯ : (179)
Có dấu hiệu huyết hư ,sắc mặt trắng,tim đập nhanh, váng đầu, mất ngủ, hay mê, hay quên,hồi hộp, tâm phiền lưỡi nhạt, nguyên nhân do mất máu hoặc sự cấu tạo huyết suy giảm, thường gặp a bệnh hư nhược, thần kinh chức năng,bệnh bần huyết.
CHỨNG T M HUYẾT Ứ : (180)
Có dấu hiệu đau vùng trước tim lan đến vai, tay chân lạnh, mặt môi xanh tím,nguyên nhân do tình chí kích động, do đờm trọc làm ứ huyết ở tim hoặc tâm khí hư, tâm dương hư lại bị gặp khí lạnh làm tắc tuần hoàn.
CHỨNG T M THỰC : (181)
Mình nóng, mê sảng hoảng loạn do viêm nhiễm nặng, mặt đỏ, họng khô,khát,chảy máu mũi miệng,vị căng cứng làm đau ngực, tiểu đỏ vàng, chân tay nặng nề, lưỡi khô, đầu lưỡi đỏ.Nếu đang trong giai đoạn nhiễm độc thần kinh nặng sẽ tiểu ra máu,cách mô căng đầy khó chịu.
CHỨNG T M HÀN : (182)
Nói mê sảng, lưỡi cứng khó nói, huyết hư thần mất, tâm thần suy kém, khí uất a đầu làm mất ngủ, khí uất ở mắt làm nhức mắt, a bụng làm băng lậu huyết. Nếu do hàn tà a thận tràn lên làm đáy tim nở lớn sinh đau tim, ụa mửa, la miệng, lòng bàn tay nóng dữ.

CHỨNG T M NHIT : (183)
Do tâm hỏa cang thịnh làm đau tim, đau các đốt xương, đau sườn ngực do đờm hỏa tích tụ, sắc mặt đỏ phừng, phiền nhiệt ngủ không yên, cuồng dại,nói nhảm như cuồng, chảy máu cam,tâm nhiệt hại đường ruột nóng sinh giun sán quậy phá.
CHỨNG T M THỰC NHIỆT : (184)
Trong ngực nóng, phiền khát, tiểu đỏ rít, lưỡi đỏ chót, sậm hoặc nổi mụn tấm,đau, chảy máu cam.Nguyên nhân do tình chí,do ăn uống nhiều chất cay, nóng có nhiệt khí.
CHỨNG T M HỎA THƯỢNG VIÊM : (185)
Hư hỏa bản thân tạng tâm bốc lên làm lưỡi lở loét, tâm phiền, mất ngủ.
CHỨNG T M HỎA VƯỢNG : (186)
Còn gọi là tâm hỏa thịnh, có dấu hiệu buồn bực, mất ngủ, môi khô, miệng đắng, chảy máu cam, miệng lưỡi la đau, đầu lưỡi đỏ, do tình chí, do ăn uống thức ăn cay nóng, béo, uống nhiều loại nước có tính nóng.
CHỨNG T M CAM : (187)
Là một trong 5 chứng cam của ngũ tạng a trẻ em, do bú mớm không điều độ ,gan bị nhiệt hại tâm khiến cơ thể gầy còm, bụng trướng, da vàng, iả nhiều lần, phân nhầy lẫn máu tươi, ưa nghiến răng, hay giật mình,ra mồ hôi ngày đêm.
CHỨNG T M HẠ BỈ : (188)
Nhiệt ngăn trở vùng vị quản nhưng ấn vào vùng vị quản không đau, nếu có cảm giác chống lại là tà nhiệt với thủy dịch ngăn tra gọi là bỉ ngạnh, thường gặp ở bệnh viêm dạ dày mãn tính, rối loạn tiêu hóa.
CHỨNG T M HẠ CẤP: (189)
Vùng vị quản hơi đau,trướng tức khó chịu do tà nhiệt kết trong bao tử đẩy lên khiến nôn mửa, tâm phiền, bí đại tiện, thường gặp a bệnh rối loạn tiêu hoá do cảm mạo, viêm dạ dày cấp tính.
CHỨNG T M HẠ CHỈ KẾT : (190)
Vùng vị quản cảm thấy như có vật gì chướng ngại, không đầy hơi, không cứng rắn, không đau nhưng cảm thấy khó chịu, phiền muộn,do Ðam và Tam tiêu làm bệnh.
CHỨNG T M HẠ NGHỊCH MÃN : (191)
Tâm bị tổn thương ,vận hoá kém, thủy đọng thượng tiêu nên vị quản bị tắc khí xông ngược lên tâm làm vị quản bí tắc trướng đầy.
CHỨNG T M HẠ ÔN ÔN DỤC THỔ : (192)
Trong vị có hàn ẩm hoặc đờm nghẽn tắc ở ngực làm vị quản có cảm giác lờm lợm ( ôn ôn ) muốn nôn mà không nôn ra được.
CHỨNG T M HÃN : (193)
Giữa vùng tim a ngực ra mồ hôi do tư lự làm hại tâm tỳ.
CHỨNG T M KHÁI : (194)
Khi ho đau ran cả vùng tim ngực,bụng cảm như có gì vướng mắc, hầu họng sưng đau.
CHỨNG T M LAO : (195)
Một trong ngũ lao do tâm huyết khô thiếu làm tâm phiền, mất ngủ, hồi hộp, sợ hãi.

CHỨNG T M SÁN : (196)
Bụng dưới nổi hòn cục xông khí lên tâm ngực làm tim đau dữ dội do hàn tà xâm nhập kinh tâm.
CHỨNG T M TÍ ́ : (197)
Một trong 5 chứng tí của ngũ tạng, có dấu hiệu hồi hộp, tha suyễn, tha dài, phiền táo,ưa sợ,họng khô, do cảm nhiễm ngoại tà lâu ngày chữa chưa khỏi, xâm nhập ẩn náu ở vùng tâm ,thêm vào lo nghĩ qúa độ làm tâm huyết hư tổn làm thành chứng tâm tí.
CHỨNG T M PHẾ KHÍ HƯ : (198)
Phế khí hư gây tâm khí hư làm ho lâu ngày, hồi hộp tim đập mạnh, môi xanh tím.
CHỨNG T M TỲ HƯ : (199)
Có dấu hiệu hồi hộp, ít ngủ, hay quên, kém ăn, phân nhão lỏng, do dinh dưỡng kém, thường gặp ở
bệnh suy nhược cơ thể, cao áp huyết, thiếu máu, xơ cứng động mạch vành.
CHỨNG T M THẬN BẤT GIAO : (200)
Có dấu hiệu hồi hộp, hoa mắt, mất ngủ, ù tai, miệng khô, mỏi lưng gối, tiểu nóng,di tinh, ra mồ hôi trộm, do huyết âm hư và thận tinh hư làm thận âm và tâm âm hư theo.
2. Bệnh chứng của tâm bào :

CHỨNG T M BÀO HƯ : (201)
Lòng bàn tay nóng,tim hồi hộp, bức rứt nóng nảy.
CHỨNG T M BÀO THỰC : (202)
Mặt đỏ, sưng nách, đau tim sườn ngực, co quắp chi trên.
CHỨNG T M BÀO NHIỆT : (203)
Hôn mê, nóng dữ, nói sàm, phiền táo, lưỡi đỏ.
CHỨNG T M BÀO ĐỞM HỎA : (204)
Ðờm lấn vào tâm bào gây rối loạn thần kinh làm hôn mê bất tỉnh sùi bọt mép, lưỡi bẩn rêu dầy.

3. Bệnh chứng của tiểu trường :

CHỨNG TIỂU TRƯỜNG HƯ: (205)
Ðau nửa đầu phía sau tai,tai ù điếc, mắt vàng.
CHƯNG TIỂU TRƯỜNG THỰC : (206)
Lở mụn ở miệng, cổ sưng cứng đơ, mình nóng ra mồ hôi, đau bụng dưới, bức rứt bực bội.
CHỨNG TIỂU TRƯỜNG HƯ HÀN : (207)
Bụng đau, đại tiện phân chảy lỏng sống sít,tiểu lắt nhắt không thông (hư),rêu lưỡi đỏ nhạt,nếu nước tiểu trong (hàn) thì rêu lưỡi trắng mỏng.Phần nhiều có dấu hiệu tỳ hư như đau bụng âm ỉ, sôi bụng, ưa xoa bóp,tiểu vặt khó đi.
CHỨNG TIỂU TRƯỜNG THỰC NHIỆT : (208)
Nhiệt nung nấu a tiểu trường làm tâm phiền, tai ù, họng đau, miệng la, bụng rốn đầy cứng,trung tiện được mới dễ chịu,lòng phiền táo,tiểu đỏ rít đau ống dẫn tiểu, hoặc tiểu ra máu lưỡi đỏ rêu vàng.
CHỨNG TIỂU TRƯỜNG KHÍ THỰC : (209)
Tiểu trường khí thực làm căng trướng đau vùng bụng rốn, eo lưng, xương sống và dịch hoàn,xen ớn lạnh phát nóng, bí đại tiện, rêu lưỡi trắng.
CHỨNG TIỂU TRƯỜNG UNG : (210)
Do thấp nhiệt, khí trệ, huyết ứ, lưu trú a ruột non làm đau co cứng bụng dưới gần huyệt Quan nguyên đè có điểm đau khiến bệnh nhân phải co gấp chân trái để giảm bớt đau, sốt nóng lạnh tự ra mồ hôi, tiểu tiện khó khăn,đi ít một, nước tiểu đỏ.
CHỨNG HỒ SÁN PHONG : (211)
Là tiểu trường sa xuống âm nang, một loại thoát vị bẹn lúc co lúc thòng, thò thụt như con chồn (hồ sán).
4. Bệnh chứng của tam tiêu :

CHỨNG TAM TIÊU BỆNH : (212)
Phần nhiều bệnh chứng của tam tiêu là chứng ôn nhiệt do ngoại cảm và nội nhiệt trong tạng phủ phụ thuộc vào các kinh có bệnh của 3 vùng thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu.Ngoại cảm ôn bệnh thời kỳ đầu truyền vào thượng tiêu, thời kỳ giữa truyền vào trung tiêu hoặc nghịch truyền lên tâm , thời kỳ cuối truyền vào hạ tiêu.Bệnh truyền từ trên xuống dưới ,và từ ngoài vào trong đi từ vệ phần vào doanh phần vào huyết phần khác nhau có những dấu hiệu lâm sàng riêng, khi phân biệt được mới biết cách chữa đúng để đẩy tà khí ra, nếu chữa lầm sẽ đem tà khí vào sâu trong cơ thể làm bệnh trở nặng thêm.
Do thượng tiêu :
Phế âm làm bệnh có dấu hiệu phát sốt, sợ lạnh, ra mồ hôi,đau đầu, ho.
Tâm bào làm bệnh có dấu hiệu hôn mê, nói nhảm ,nói đớ lưỡi, chân tay lạnh, chất lưỡi đỏ tía.
Do trung tiêu :
Vị kinh làm bệnh có dấu hiệu sốt không sợ lạnh, khát nước, ra mồ hôi.
Tỳ kinh làm bệnh có dấu hiệu mình nóng bức rứt,thân đau mỏi nặng nề,ngực đầy khó chịu, lợm giọng, rêu lưỡi nhớt.
Do hạ tiêu :
Thận kinh làm bệnh có dấu hiệu mình nóng, mặt đỏ,lòng bàn tay bàn chân nóng hơn mu bàn tay bàn chân, tâm phiền táo khó ngủ, môi nứt nẻ, lưỡi khô.
Can kinh làm bệnh có dấu hiệu nhiệt càng tăng cao, hồi hộp, sợ, chân tay máy động co giật.
CHỨNG TAM TIÊU HƯ : (213)
Thiếu khí, hô hấp yếu, lạnh bụng.Phải phân biệt hư do phần nào như vệ phần, doanh phần, huyết phần, ở thượng, trung hay hạ tiêu, a tạng phủ nào bằng những dấu hiệu lâm sàng khi chẩn đoán bệnh.
CHỨNG TAM TIÊU HƯ HÀN : (214)

Theo dấu hiệu hư hàn của thượng tiêu chỉ tâm, phế hư hàn, của trung tiêu chỉ tỳ vị hư hàn, của hạ tiêu chỉ can thận hư hàn.Hạ tiêu hư hàn là một trong những nguyên nhân của bệnh thủy thủng.
CHỨNG TAM TIÊU THỰC : (215)
Sưng viêm họng, thanh quản, amygdale, đau sau tai, khóe mắt, ù tai, đầu mặt nóng đỏ,ra mồ hôi,bụng dưới cứng đầy.Phải tìm theo dấu hiệu lâm sàng của tạng phủ nào thực và nguyên nhân do âm hay dương làm bệnh.
CHỨNG TAM TIÊU THỰC NHIỆT : (216)
Là chứng thực nhiệt a khí phận.Hoặc thượng tiêu thực nhiệt do tâm phế bị thực nhiệt, trung tiêu thực nhiệt do tỳ vị bị thực nhiệt,hạ tiêu thực nhiệt do can thận bị thực nhiệt.
CHỨNG TAM TIÊU KHÁI : (217)
Khi ho thì bụng trướng đầy không muốn ăn uống.
5. Bệnh chứng của tỳ :
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6818
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: MÁY ĐO ÁP HUYẾT KHÁM ĐỊNH BỆNH M-DƯƠNG TẠNG PHỦ VỀ KHÍ-

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 6 Tháng 2 23, 2024 10:29 am

CHỨNG TỲ KHÍ ́ HƯ : (218)
Do tỳ khí hư nhược a tạng người yếu, hoặc lao động vất vả, lại ăn uống kém, hoặc tỳ âm không đủ ,có dấu hiệu tiêu hoá kém, bụng đầy, sôi bụng tiêu chảy, bệnh mạn tính làm vàng da, trung tiện,ăn ngủ không ngon,ăn không tiêu, hễ ăn vào bị trướng bụng,nặng nề mệt mỏi,tiêu chảy,gầy ốm, sắc mặt vàng héo hoặc trắng, hơi phù do suy dinh dưỡng ,tứ chi lạnh, hay nằm,lười nói, không thích vận động,lưỡi nhợt nhạt rêu trắng.Tỳ hư mạn tính làm ra chứng nhục cực gây ra bệnh cơ bắp mềm yếu, uá vàng ,teo nhỏ.
Khi điều trị, phân biệt hai trường hợp :
Do chức năng tỳ mất vận hóa thì có dấu hiệu bụng đầy, mạch hư.
Do Tỳ hư hạ hãm thì có dấu hiệu tiêu chảy, lỵ, sa xệ các nội tạng, mạch hư nhược.
CHƯNG TỲ M HƯ : (219)
Là chỉ tỳ và vị âm hư có nghĩa âm dịch a tỳ vị không đủ để làm nhiệm vụ thu nạp và chuyển hoá, có dấu hiệu môi miệng khô, miệng nhạt vô vị, ăn kém, thích uống nước, đại tiện táo kết, lưỡi đỏ rêu ít và khô hoặc lưỡi sáng trơn.
CHỨNG TỲ DƯƠNG HƯ : (220)
Là chỉ tỳ vị hư hàn, do tỳ khí hư hoặc do ăn thức ăn nguội lạnh, có dấu hiệu vị quản lạnh đau, bụng đầy trướng, mắc nghẹn, nôn oẹ, kém ăn, iả chảy hoặc lị kéo dài mệt mỏi, tiểu ít, phù thủng, gầy còm, lưỡi nhợt nhạt, rêu trắng, thường gặp a bệnh loét bao to, loét ruột, viêm gan mạn tính, lị mạn tính, thủy thủng, bạch đới.
CHỨNG TỲ HƯ DO GIUN : (221)
Ăn nhiều vẫn gầy, đầy và đau bụng quanh rốn, ợ hơi.
CHỨNG TỲ THỰC : (222)
Bụng căng có nước trong ổ bụng làm khó tha, ngực nặng, bức rứt tim, cẳng chân nóng, trúng thực nôn moa, chân tay gầy nhưng cảm thấy nặng nề, mỏi bắp thịt, miệng khô, cổ khát sinh bệnh tiêu khát, đái láu, tiểu đường.
CHỨNG TỲ HÀN : (223)
Rối loạn tiêu hóa, iả chảy nước trong, ăn không tiêu đầy trướng, đờm nhiều, ngắn hơi khó tha,mình nặng nề, tứ chi lạnh.
CHỨNG TỲ HÀN THẤP : (224)
Do ăn uống thức ăn lạnh hoặc do cảm mưa lạnh, khí hậu ẩm thấp hại tỳ, có dấu hiệu bụng trướng, buồn nôn, phân lỏng, tiểu ít, phụ nữ ra huyết trắng nhiều.
CHỨNG TỲ NHIỆT : (225)
Môi đỏ, họng khô, ợ chua,chóng đói,chân răng sưng chảy máu, mồ hôi trộm, đại tiện bí kết, tiểu ít, nước tiểu vàng đậm do nhiệt tà hoặc do ăn nhiều thức táo nhiệt gây nên nhiệt chứng hoặc do viêm nhiễm ở gan mật ruột làm nhiệt khiến bao to nóng.
CHỨNG TỲ BỊ THẤP TÀ : (226)
Ðầu nặng như đè ,bụng trướng đầy, không thích uống nước, thân nặng nề mệt mỏi, phiền muộn,không đói, miệng đầy nhớt có vị ngọt, iả chảy, bí tiểu, mạn tính sinh bệnh vàng da, lưỡi ướt nhầy,rêu lưỡi trắng trơn.
CHỨNG TỲ THẤP NHIỆT : (227)
Do nhiễm vi khuẩn,vi rút, có dấu hiệu sốt, vàng da, bụng trướng đầy, buồn nôn.
CHỨNG TỲ VỊ THẤP NHỆIT : (228)
Thấp nhiệt nung nấu a tỳ vị có dấu hiệu mặt và thân thể đều vàng, bụng trướng, căng tức, trung quản tức đau, ăn uống giảm, lợm giọng, mệt mỏi, tiểu ít mà vàng nghệ,rêu lưỡi vàng nhớt, thường gặp a bệnh viêm gan,vàng da, các bệnh cấp tính về gan mật, bệnh ngoài da như thấp chẩn, bỏng rạ...
CHỨNG TỲ KHÍ ́ HƯ (hạ hãm): (229)
Có dấu hiệu mệt mỏi, uể oải thích nằm,chân tay yếu sức,thân gầy hoặc phù, ăn uống kém, khó tiêu, bụng trướng đầy, iả lỏng, nặng thì đại tiểu tiện ra máu, mặt vàng héo, chóng mặt, rêu lưỡi trắng nhạt, thường gặp ở bệnh loét bao to, đường ruột, lỵ mạn tính và bần huyết.
CHỨNG TỲ KHÍ ́ BẤT NẠP : (230)
Chức năng tiêu hóa kém do can khí, do thấp tà làm hại tỳ dương, do ăn uống không phù hợp với tình trạng khí hóa của tỳ làm tổn thương tỳ vị bị ủng trệ làm vùng bụng và trung quản căng đầy trướng tức không tiêu hóa được sinh chán ăn.
CHỨNG TỲ KHÍ ́ BẤT THĂNG : (231)
Chức năng tỳ khí không đưa dưỡng trấp lên tâm phế để hóa huyết do thấp trọc thực trệ làm tra ngại, hoặc trung khí không đủ,dưỡng trấp bị hóa đờm hoặc hóa mỡ ở tại trung tiêu nơi màng bụng.
CHỨNG TỲ DƯƠNG BẤT TÚC (tỳ dương hư ) : (232)
Ðau bụng ngầm thích xoa, thích uống nước nóng,ăn không tiêu, hễ ăn thức ăn sống lạnh đau bụng ngay, nước phân trong, chi gầy, thân nặng nề, phù thủng, mệt mỏi, da không ấm, sợ lạnh , tiểu bí, lưỡi dầy rêu trắng nhạt.
CHỨNG TỲ HƯ THẤP KHỔN : (233)
Tỳ hư yếu sẵn lại do nội thấp ngăn tra, còn gọi là tỳ ố thấp nên chức năng vận hóa và điều hành dịch chất cho bao to hoạt động giảm, không dẫn được thủy dịch lưu thông khiến thủy dịch ứ đọng tràn đầy, nếu thấp thắng thì cơ nhục phù thủng, ăn vào bị đầy không tiêu muốn ói ra, miệng lưỡi đầy, không khát, chân tay mỏi nặng nề, iả lỏng, rêu lưỡi dầy nhớt, thường gặp ở bệnh viêm gan, ruột mạn tính.
CHỨNG TỲ CAM : (234)
Là một trong 5 chứng cam a trẻ em do bú mớm không điểu độ, có dấu hiệu da vàng uá, bụng to như cái trống nổi gân xanh, oí mửa, biếng ăn, hay ăn đất, ăn không tiêu, không nạp, hung cách đầy, phiền khát, ho suyễn, khô mũi miệng, mắt có màng trắng, sợ ánh sáng, tay chân mỏi, môi nứt nẻ.
CHỨNG TỲ KHÁI : (235)
Khi ho đau rát ở hạ sườn phải, lan tỏa tới vai lưng thậm chí không cử động được, nếu cử động thì ho dữ dội.
CHỨNG TỲ KHÔNG NHIẾP HUYẾT : (236)
Chức năng tỳ khí hư không quản lý vận hành huyết theo kinh mạch, nên huyết đi tràn ra ngoài kinh có dấu hiệu xuất huyết ở các bệnh băng lậu, kinh nguyệt ra nhiều,chảy máu cam,chảy máu dưới da, đại tiện ra huyết, chứng bần huyết, nổi ban đỏ,giảm huyết sắc tố...
CHỨNG TỲ LAO : (237)
Mất cơ nhục, gầy, chân tay mỏi, ăn không vào vì đầy bụng, đại tiện lỏng nhão do nguyên nhân tinh thần lo nghĩ , do vật chất ăn uống no đói thất thường, cả hai đều làm thương tổn tỳ.
CHỨNG TỲ PHẾ LƯỠNG HƯ : (238)
Là tỳ hư phế yếu, vì tỳ không nuôi phế , phế cũng hư luôn không còn khả năng chuyển hóa dưỡng trấp hóa huyết nuôi toàn thân, có dấu hiệu sắc mặt trắng nhợt, tay chân không ấm, kém ăn, iả nhão, rêu lưỡi trắng, thường gặp ở bệnh lao phổi, viêm phế quản mạn tính, rối loạn tiêu hóa mạn tính.,
CHỨNG TỲ THẬN DƯƠNG HƯ : (239)
Có dấu hiệu tay chân lạnh, iả lỏng, phù thủng, do thận dương hư không làm ấm tỳ dương.
CHỨNG TỲ THẤT KIỆN VẬN : (240)
Tỳ chủ vận hóa dưỡng trấp và thủy dịch, nếu tỳ dương hư làm mất chức năng kiện vận làm rối loạn tiêu hóa, sôi bụng, iả chảy, kém ăn. Bệnh mạn tính có dấu hiệu mặt vàng, teo cơ, chân tay vô lực, hoặc dưỡng trấp hóa đờm, hoặc thủy bị ứ thành phù thủng.
CHỨNG TỲ THỦY : (241)
Là một trong 5 chứng thủy, có dấu hiệu bụng to, thiếu hơi, tiểu khó, chân tay nặng nề.
CHỨNG TỲ TÍ : (242)
Là một trong năm chứng tí của ngũ tạng,có dấu hiệu tứ chi mỏi, ngực khó chịu, ho, nôn ra nước dãi trong, đau các cơ bắp.
CHỨNG TỲ ƯỚC : (243)
Thiếu tân dịch do tỳ mất chức năng vận hoá, khí hư không hoá được dịch chất nên đại tiện khô táo khó bài tiết.
6. Bệnh chứng của vị :

CHỨNG VỊ HƯ : (244)
Bụng no, ợ hơi, sôi ruột, không thích ăn, vì ăn vào không tiêu sẽ bị tiêu chảy, mặt sưng húp, khô môi miệng,tân dịch khô, huyết kiệt gây nấc cục, nghẹn,sợ lạnh, chân lạnh,người nặng nề dễ mệt, lưỡi nhạt,rêu ít, giữa lưỡi rách nứt.
CHỨNG VỊ M HƯ : (245)
Tỳ có thấp nhiệt làm tổn thương âm chất do vị hỏa thịnh làm vị âm bất túc gọi là vị âm hư khiến môi miệng khô ráo,ăn không biết ngon hoặc đói bụng mà không muốn ăn, oẹ khan và nấc, đại tiện táo, tiểu sẻn, có sốt nhẹ, giữa lưỡi đỏ khô, rêu ít, do bệnh nhiễm trùng,sốt làm tổn thương tân dịch sinh ra vị khí yếu, thường gặp ở bệnh viêm phổi, viêm dạ dầy mạn tính, rối loạn tiêu hoá, bệnh tiểu đường.
CHỨNG VỊ KHÍ HƯ : (246)
Chức năng thu nạp và chuyển hoá kém, ăn vào đầy bụng, muốn ăn nhưng nuốt không vào làm mất sức, đại tiện lỏng, môi trắng nhạt, sắc lưỡi nhạt.
CHỨNG VỊ KHÍ KHÔNG GIÁNG : (247)
Vị khí giáng là thuận, nhưng vị do ăn uống làm tổn thương có nhiều hoả khí hoặc có nhiều đờm thấp ngăn tra không giáng được có khi thượng nghịch lên tâm, có dấu hiệu chán ăn, vị đầy trướng, ợ hơi, nấc nghẹn, ói.
CHỨNG VỊ KHÍ HÀN : (248)
Là vị dương hư ,trong vị có hàn khí làm ói moa nước dãi lạnh trong, miệng nhạt, ưa uống nước nóng, tay chân lạnh, vùng trung quản đau kịch liệt ưa xoa nắn, ưa thích chườm nóng, do ăn uống thức ăn có chất hàn lạnh gây ra, mỗi khi ăn thức ăn sống lạnh càng đau nhiều, lưỡi trơn rêu trắng.
CHỨNG VỊ NHIỆT : (249)
Do ngoại cảm làm nóng sốt, do vị dương mạnh hoặc do ăn uống nhiều chất táo nhiệt như cay, ngọt, béo nhiều khiến khát nước, ưa uống nước lạnh, miệng lở, trồi răng, chân răng sưng, sưng nướu răng chảy máu, hôi miệng, xót dạ, thành bao tử đau rát, mau đói ngực bụng sợ nóng, đại tiện khô, phân ra từng cục, lưỡi đỏ rêu vàng khô, ít nước miếng.
CHỨNG VỊ THỰC NHIỆT : (250)
Bao tử thực nhiệt tích uất lâu ngày ở ruột già làm phân khô kết trong ruột nổi cục đau khiến bí đại tiện, rêu lưỡi vàng dầy khô.
CHỨNG VỊ NHIỆT ÁCH NGHỊCH : (251)
Giống như nấc cục nhưng phát ra tiếng nhỏ, gặp nóng ít nấc, gặp lạnh nấc nhiều hơn, kém ăn, đại tiện lỏng, tiểu trong nhiều, chân tay không ấm,rêu lưỡi trắng trơn.
CHỨNG VỊị NHIỆT SÁT CỐC : (252)
Chứng háu đói ăn mau tiêu, vị nhiệt khiến chức năng chuyển hoá thức ăn thành mau nhừ nhuyễn tiêu hoá nhanh, trong bao to lại trống rỗng thành mau đói.
CHỨNG VỊ TIÊU : (253)
Do vị có nhiều hỏa ăn mau đói, dễ tiêu nhưng làm hết chất tinh vi của thủy cốc, thương tổn tinh huyết nên vẫn gầy, đại tiện táo kết, tiểu vàng, ít, rêu lưỡi vàng khô.
CHỨNG Vị NHIỆT ÚNG THỊNH : (254)
Vị bị nhiệt nghiêm trọng sinh phiền khát, thích uống nhiều nước lạnh, miệng la hôi, sưng chân răng, nóng rát trung quản, tiểu sẻn đại tiện bí, nếu do ngoại cảm sẽ sốt hôn mê nói nhảm, cuồng táo, chất lưỡi đỏ, rêu vàng dầy.
CHỨNG VỊ THỐNG : (255)
Là chứng tâm hạ thống, đau vùng vị quản, do ăn uống không điều độ kéo dài, hoặc do thần kinh bị kích thích, làm can vị bất hòa, vị khí uất trệ, từ khí trệ sang huyết ứ trệ, trên lâm sàng chia hai nguyên nhân khác nhau có dấu hiệu lâm sàng khác nhau :
Do can vị bất hòa :
Có dấu hiệu vị quản trướng đầy đau lan đến sườn làm tâm phiền muộn dễ nổi cáu, ứa nước chua, miệng đắng do hỏa uất,nếu ứ huyết đại tiện ra phân đen.
Do tỳ vị hư hàn :
Vị quản đau âm ỉ, ưa xoa bóp,nôn ra nước trong, chân lạnh ,phân ra không thành khuôn.


CHỨNG VỊ THỰC : (256)
Do bội thực, do ăn uống không điều độ, trường vị ứ đọng thức ăn, tích nhiệt tổn thương âm làm vị khí ứ trệ, bụng trướng đầy đau, ăn không tiêu,ợ chua, ợ hơi, tha hôi mùi thức ăn, không muốn ăn, bón hoặc tiêu chảy nhiều lần mỗi lần ra ít một có mùi hôi gắt, người nóng không có mồ hôi, khô môi miệng, đau đầu trước trán, sưng đau thấp khớp, ung thư vú, lưỡi khô rêu vàng.
CHỨNG VỊ TRUNG TÁO THỰC : (257)
Phân kết thành cục trong ruột vì trong vị có nhiều táo khí thực nhiệt.

7. Bệnh chứng của Phế :

CHỨNG PHẾ HƯ : (258)
Nói chung phế hư là bao gồm cả phế khí và phế âm không đầy đủ có dấu hiệu hô hấp yếu, thở nông, họng khô, tai ù, chân tay lạnh, tê buốt da...,
CHỨNG PHẾ M HƯ : (259)
Do phế âm suy hư có hai trường hợp:
m hư đơn thuần:
Có dấu hiệu ho khan, ít đờm, môi, họng khô, khàn tiếng, gò má đỏ bừng, mồ hôi trộm nóng ẩm, lòng bàn tay bàn chân nóng ẩm, đại tiện phân khô, lưỡi đỏ, rêu ít.
m hư hỏa vượng :
Hỏa vượng làm tổn thương phế thì đờm có lẫn máu, miệng khát, ra mồ hôi trộm, phát sốt về chiều, thường gặp a bệnh lao phổi, viêm họng mạn tính, bệnh bạch hầu .
CHỨNG M HƯ PHẾ NHIỆT : (260)
Thường gặp trong bệnh bạch hầu và lao phổi, có dấu hiệu riêng của từng bệnh.
Bệnh bạch hầu :
Bệnh truyền nhiễm cấp tính a trẻ em do tà khí truyền qua miệng mũi vào phế vị, hóa hỏa xông lên họng làm niêm mạc họng nổi lớp màng trắng sạm dễ tróc,toàn thân nhiễm độc, bệnh thường phát vào lúc thời tiết lạnh khô a mùa đông xuân,bệnh phát ra được ba bốn ngày nung mủ,khô rụng đi, khát nước ưa uống mát, sốt không cao nhưng người cảm thấy khô háo, mặt sắc nhợt ,khi ho âm thanh biến đổi khản đục như tiếng sủa, lưỡi đỏ, rêu ít.
Bệnh lao phổi :
Ho khan ít đờm, đôi khi khạc ra sợi huyết, sốt nhẹ về chiều, mồ hôi trộm, vùng ngực đau âm ỉ, mỏi mệt, ăn ít, khô miệng, ven lưỡi và đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng.
CHỨNG PHẾ KHÍ HƯ : (261)
Có dấu hiệu hen, tha khò khè, âm thanh nhỏ yếu không có sức lực, ngắn hơi, thiếu sức, tự xuất mồ hôi, sắc mặt trắng nhợt nhạt, da khô nhăn, đờm trắng loãng, dễ bị cảm mạo, sợ gió, sắc lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng, nếu để lâu không chữa sẽ có ảnh hưởng đến Tỳ khí, tâm khí, thận khí bị hư.
CHỨNG PHẾ DƯƠNG HƯ : (262)
Có dấu hiệu ho khan nhiều, gặp lạnh hay làm việc nặng nhọc bệnh tra nặng hơn, lưỡi nhạt, rêu trắng trơn, đờm trắng loãng.
CHỨNG PHẾ TÁO : (263)
Do phế âm hư tổn thương tân hóa táo làm phổi khô, ho khan hoặc khạc ra máu, không có đờm, họng ngứa, miệng mũi khô, nói mất tiếng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng khô rít.
CHỨNG PHẾ THỰC : (264)
Có thể do phong hàn làm phế thực hàn, do phong nhiệt làm phế thực nhiệt, hoặc do đờm nhiệt, đờm hỏa gây nên có dấu hiệu chung là khí nghịch,tha hổn hển, ra mồ hôi, ho suyễn và có dấu hiệu của thực nhiệt như đau họng, chảy máu mũi, ho khạc ra máu, đột nhiên mất tiếng..hoặc có dấu hiệu của thực hàn như đờm loãng, da mặt nhợt nhạt,không khát..
CHỨNG PHẾ HÀN : (265)
Có dấu hiệu ho hoặc suyễn hàn , đờm trắng loãng ,da mặt nhợt nhạt, co thắt phế quản, dị ứng, không khát, môi không khô, nặng mí mắt, tức sườn ngực nằm ngửa đau, lưỡi ướt hồng nhạt, rêu trắng mỏng.
CHỨNG PHẾ KHÍ HÀN : (266)
Ngực lưng lạnh, ho đờm trắng lỏng trong, bệnh mạn tính thành suyễn hàn, bệnh nặng chỉ ngồi tha , nằm không tha được, lưỡi ướt nhạt.
CHỨNG PHẾ Ố HÀN : (267)
Là hàn tà xâm nhập trực tiếp vào phế làm tổn thương dương khí phần vệ a biểu, hoặc bên trong ăn uống các chất hàn làm tỳ vị hư hàn thêm làm hại chức năng thăng thanh giáng trọc của phế.
CHỨNG PHONG HÀN PHẠM PHẾ : (268)
Do phong hàn xâm nhập phế làm phế không tuyên giáng có dấu hiệu ho mạnh, chảy nước mũi, sợ lạnh, đau mình, thường gặp trong bệnh viêm phế quản cấp tính, hen phế quản.
CHỨNG PHONG NHIỆT PHẠM PHẾ : (269)
Do phong nhiệt hại phế không tuyên giáng, có dấu hiệu ho đờm vàng dính, miệng khô, họng đau, thích uống nước mát, thường gặp a bệnh viêm phổi nhiệt, viêm phế quản, thanh quản, áp xe phổi.
CHỨNG PHẾ HỎA : (270)
Do phế nhiệt hỏa vượng ,hư và thực có dấu hiệu khác nhau :
Phế hỏa thực :
Ho dữ dội, tiếng ho mạnh, ít đờm hoặc khạc ra đờm vàng dính có lẫn máu, lưỡi đỏ, rêu vàng.
Phế hỏa hư :
Thuộc âm hư hỏa vượng, ho kéo dài, tiếng ho yếu lên cơn nóng mỗi khi ho, mồ hôi trộm.
CHỨNG PHẾ NHIỆT : (271)
Tà nhiệt phạm phế có dấu hiệu mặt và hai gò má đỏ bừng, ho suyễn nhiệt,đờm vàng dính, miệng khô , sốt cao, họng đỏ đau, khát, táo bón, tiểu vàng, khi ho đau ran lưng ngực, viêm nhiễm hô hấp có sung huyết, lưỡi đỏ, rêu vàng.
CHỨNG PHẾ NHIỆT ÐIỆP TIÊU : (272)
Phế có uất nhiệt nung nấu kéo dài làm thành teo (nuy) có hai loại bệnh biến khác nhau :
Phế nuy :
Phổi teo, ho nhổ ra đờm dãi đặc có bọt kèm theo nóng rét, suyễn tha gấp,hồi hộp, môi miệng khô , tinh thần sa sút ủy mị, hoặc kèm theo một số bệnh khác do chữa sai lầm sinh biến chứng làm tân dịch hao tổn trầm trọng, âm hư nội nhiệt tổn thương đến phế khí , hoặc trong phế gặp hư hàn do thời tiết gây bệnh thêm sẽ có dấu hiệu dương hư, người bệnh nhổ ra nhiều dãi mà không ho, nhưng chóng mặt và tiểu són.
Cơ nhục nuy :
Da và cơ bắp chân tay teo khô vô lực không co động được.
CHỨNG PHẾ KHÍ NHIỆT: (273)
Thở gấp, hổn hển, cánh mũi rung động, họng đỏ sưng đau, nếu ho có đờm đặc dính máu, suyễn nhiệt, đại tiện phân khô, lưỡi đỏ rêu vàng khô.
CHỨNG PHẾ ĐỜM ỦNG TẮC : (274)
Có dấu hiệu tức ngực, hen tha khò khè do đờm thấp nhiều a ngực, mầu trắng, dẻo dính, rêu lưỡi trắng trơn.
CHỨNG PHẾ KHÍ BẾ : (275)
Có dấu hiệu nghẹn tha, hông ngực đầy đau lan đến sườn, khí nghịch làm ho, hơi suyễn, phải ngước mặt lên mới tha được, tiểu không thông, có ít mồ hôi, nếu khó thở không nằm ngửa được là có thủy khí nghịch lên phổi tạo ra suyễn cấp tính.
CHỨNG PHẾ BẾ SUYỄN KHÁI : (276)
Do ngọai tà ủng tắc ở phế làm phế khí uất không thông ,có dấu hiệu phát sốt, ho, tha gấp, cánh mũi phập phồng, sắc mặt trắng xanh, môi miệng t1m tái, thường gặp ở bệnh trẻ em viêm phế quản , nguyên nhân do phong hàn ở biểu, do phong ôn phạm phế, do hỏa nhiệt bức bách phế ,có thêm các dấu hiệu riêng biệt :
Do phong hàn ở biểu :
Phát sốt, sợ lạnh, đau đầu, không mồ hôi ,ho như suyễn khí không đờm.
Do phong ôn phạm phế :
Sốt nhiệt, ố hàn hoặc không, có mồ hôi, ho suyễn sườn đau,lưỡi đỏ, rêu hơi vàng.
Do hỏa nhiệt :
Hỏa nhiệt bức bách phế thành sốt nhiệt cao, tự ra mồ hôi, phiền khát, ho tha gấp gáp dồn dập.
CHỨNG PHẾ CAM : (277)
Là một trong ngũ cam a trẻ em do bú mớm không điều độ, nhiệt uất làm tổn thương phế có dấu hiệu khí nghịch làm ho, họng đau, nước mũi nhiều, lạnh nhiều, bụng to trướng, iả chảy phân như nước vo gạo, hay quấy khóc, tứ chi gầy, da lông khô khan, miệng tanh hôi.
CHỨNG PHẾ GIẢN : (278)
Là chứng co giật thuộc phế, khi lên cơn, sắc mặt trắng sạm, mắt trợn ngược, cổ gáy ưỡn cong, tay xòe, miệng há, lưỡi thè dài ra, kêu be be như tiếng dê, do phế hư nhiễm tà khí tổn thương can thận.
CHỨNG PHẾ LAO : (279)
Là một trong ngũ lao của ngũ tạng do phế khí tổn thương, có dấu hiệu ho, ngực đầy, đau vai, sợ lạnh, mặt héo vàng kém tươi, da dẻ khô khan. Nếu có cả ba tạng hư như tỳ hư không nuôi phế, phế hư không nuôi thận, là dấu hiệu của bệnh lao phổi.
CHỨNG PHẾ THẬN LƯỠNG HƯ : (280)
Do hai nguyên nhân khác nhau có dấu hiệu lâm sàng khác nhau :
Do phế thận khí hư:
Phế chủ hô hấp là ngọn của khí, thận chủ nạp khí là gốc của khí.Khi cả hai hư thì ngắn hơi, suyễn thở gấp, người ớn lạnh, tự ra mồ hôi,chân tay lạnh, ho có nhiều đờm, thường gặp ở bệnh viêm phế quản mạn tính,phế khí thủng.
Do phế thận âm hư:
Có nguyên nhân như phế hư không nuôi thận, có nguyên nhân thận hư không hóa khí hoặc hư hỏa hun đốt phế nên có dấu hiệu ho khan, ngắn hơi, họng khô, lưng gối mỏi,nóng âm ỉ trong xương, nóng từng cơn, di tinh, ra mồ hôi trộm, thường gặp a bệnh lao phổi.
CHỨNG PHẾ THẬN HƯ HÀN : (281)
Tên gọi khác là kim hàn thủy lãnh vì phế khí hư liên lụy đến thận, hoặc thận dương hư liên lụy đến phế, có dấu hiệu chung khi ho khạc đờm trắng loãng, thở suyễn, sợ lạnh, lưng gối lạnh, thủy thủng.
CHỨNG PHẾ THỦY : (282)

Là loại bệnh thủy thủng, trong phổi có hơi nước làm phế khó thở, toàn thân phù thủng, tiểu khó, đại tiện phân nhão lỏng.
CHỨNG PHẾ TRƯỚNG : (283)
Là phế khí đầy trướng có dấu hiệu ho suyễn, ngực đầy tức do phế khí không giáng, chia hai loại hư và thực , thường gặp a bệnh viêm phổi, hen phế quản cấp tính, cảm nhiễm đường hô hấp..
Thực chứng :
Có tà khí đọng ở phế làm phế khí không giáng.
Hư chứng :
Phế thận đều hư nên thận không nạp khí của phế
làm phế khí không xuống.
CHỨNG PHẾ TÍ : (284)
Là một chứng tí (đau) của ngũ tạng do ngoại tà ngăn tra phế khí hoặc do bì tí ở biểu nhập lý ẩn náu a phế làm phát nhiệt ố hàn, ho, tha suyễn, ngực đầy, phiền muộn không yên.
CHỨNG PHẾ UNG : (285)
Khi ho nhổ ra máu mủ do phong nhiệt tà tra uất ở phế lâu ngày thành ung nhọt trong phế hoặc nghiện rượu, hoặc ăn thức ăn chiên xào cay nóng nhiều hại phế.
Bệnh chia 3 giai đoạn
Giai đoạn biểu chứng :
Phát nhiệt ố hàn, ra mồ hôi, ho đau ngực.
Giai đoạn ủ bệnh :
Ho khí nghịch, ngực đầy tức,có lúc rét run.
Giai đoạn vỡ mủ :
Ho thổ ra máu mủ hôi thối và biến chứng thêm bệnh khác.

8. Bệnh chứng của đại trường :

CHỨNG ĐẠI TRƯỜNG HƯ : (286)
Là đại trường khí hư thường kiêm tỳ hư làm xệ ruột, môi khô, họng khát mà không dám uống nước vì trong đại trường còn chứa nước, chức năng khí hóa hư không chuyển hóa được nên bị sôi ruột, tiêu chảy sống sít kéo dài, mầu phân nhạt.
CHỨNG ĐẠI TRƯỜNG THỰC : (287)
Ðau răng, đầy bụng, cổ, má sưng, mình nóng, viêm amygdale, họng khô, ho suyễn, chảy máu cam.
CHỨNG ĐẠI TRƯỜNG HƯ HÀN : (288)
Mất chức năng khí hóa liên quan đến thận hư hàn, dau bụng ưa xoa nắn, sôi ruột, iả phân cò hay iả ra nước, lâu ngày làm sa xệ ruột,lòi trĩ,tứ chi lạnh, lưỡi nhạt, rêu trơn trắng, thường gặp ở bệnh viêm ruột mạn tính.
CHỨNG ĐẠI TRƯỜNG THỰC NHIỆT : (289)
Ðau răng hàm trên,đau đầu, bí đại tiện, bón hoặc iả lỏng thối nồng nặc, hoặc phân ra có mủ máu đờm sắc đỏ trắng lẫn lộn, đau bụng không thích xoa nắn, lưỡi đỏ,rêu vàng dầy khô.
CHỨNG ÐẠI TRƯỜNG NHIỆT KẾT : (290)
Nhiệt kết ở đại trường làm táo bón, sờ vào bụng đau, lưỡi vàng rêu khô, thường do ngoại cảm nhiệt tà còn ở ngoài khí phận.
CHỨNG ÐẠI TRƯỜNG THẤP NHIỆT : (291)
Thấp nhiệt ở đại trường làm kiết lỵ máu, đau bụng cấp, tiểu đỏ, sẻn, rêu lưỡi vàng nhớt, thường gặp ở bệnh lỵ hoặc viêm ruột cấp tính.
CHỨNG ÐẠI TRƯỜNG UNG : (292)
Làm thành bệnh viêm ruột thừa cấp tính do thấp nhiệt, khí trệ, huyết ứ lưu trú ở ruột có dấu hiệu bên phải bụng dưới đau dữ dội có điểm đau rõ rệt làm đầu gối phải co lại mới đỡ đau, kèm theo sốt nóng lạnh, xuất mồ hôi, lợm giọng, có khi cục bộ đã vỡ mủ bên trong ruột tụ thành một khối làm đau căng cứng bụng và sốt cao, nếu vỡ phía ngoài làm viêm màng bụng.
CHỨNG NHIỆT KẾT BÀNG LƯU : (293)
Có dấu hiệu đại trường thực nhiệt đi cầu táo bón không thông, khó đi nhưng chỉ ra nước chứ không ra phân cục như táo bón thông thường.
CHỨNG CẬN HUYẾT : (294)
Bệnh đi cầu ra máu nhỏ gịọt trước khi ra phân do nhiệt độc ở trực trường, kể cả bệnh trĩ.

9. bệnh chứng của thận :
CHỨNG THẬN KHÍ ́ HƯ : (295)
Tiêu chảy, mình và thắt lưng lạnh, chân tay nặng, ù điếc tai, tê tay chân, chóng mặt, không muốn ăn, hay quên, tinh dịch bất túc, di hoạt tinh, suy sinh dục, đái không tự chủ, đái nước tiểu đỏ vàng, thường gặp ở người gìa, lão suy. Thận hư mãn tính làm ra chứng tinh cực gây ra bệnh tai điếc mắt mờ.
CHỨNG THẬN M HƯ : (296)
Do thận tinh hao tổn qúa độ, mất máu, mất tinh, mất nước, làm di tinh, ù tai, răng lung lay, đau mỏi lưng đùi ê ẩm, đầu gối yếu, liệt dương, ho lâu ngày, nóng về đêm, mồ hôi trộm, cơ thể gầy yếu suy nhược, âm hư hỏa vượng do suyễn, viêm nhiễm lâu ngày, vì mất dịch chất nên khô miệng, họng đau, váng đầu, tóc bạc hoặc hay rụng tóc, chóng quên, táo bón, tiểu ít, áp huyết tăng, hai gò má đỏ bừng, lòng bàn tay bàn chân nóng, chất lưỡi đỏ, rêu ít. Thận âm hư mạn tính làm ra chứng cốt cực gây ra bệnh răng trồi, chân yếu liệt.
CHỨNG THẬN DƯƠNG HƯ : (297)
Thận chủ dương khí toàn thân khi bị suy yếu thì dương khí toàn thân hư, gọi là mệnh môn hỏa bất túc, hai chân lạnh, lưng gối lạnh mỏi yếu, sợ lạnh, mình nặng nề, khí nghịch, bụng đầy, hay tiểu đêm, đại tiện nhầy hay đi lúc gần sáng, miệng nhạt không khát, suyễn, mặt xạm đen, gầy còm, áp huyết thấp, ban đêm đi tiểu nhiều, nước tiểu trắng, lưỡi nhợt nhạt, rêu trắng trơn.
CHỨNG THẬN HƯ THỦY PHIẾM : (298)
Do thận dương hư không làm chủ được thủy khiến bàng quang bị hại, tiểu tiện ít, ảnh hưởng đến tỳ không dẫn thủy, sinh tràn lan thành phù thủng, nhất là từ vùng lưng tra xuống ấn lỏm, lưng đau mỏi, sợ lạnh, tay chân lạnh, lưỡi nhợt bệu, rêu trắng trơn, thường gặp ở bệnh viêm thận mạn tính, phù thủng do biến chứng bệnh suy tim.
CHỨNG THẬN THỰC : (299)
Gan bàn chân nóng, khí nghịch làm ho suyễn, sợ gió, bụng dưới lớn căng đâỳ, tức ngực, chân sưng, hay sợ sệt, tiểu ra máu, đàn bà con gái sinh lậu huyết, lưỡi khô.
CHỨNG THẬN HÀN : (300)
Do khí lạnh vào thận làm thận na to, mắc đi tiểu luôn làm mất nước cơ thể bạc nhược, hàn khí không chuyển hóa được chất vôi bị kết thành sạn thận, đàn ông bị sưng hòn dái, di tinh, mộng mị, đàn bà bị huyết kết ở to cung làm tắc kinh, kinh nguyệt không đều, đau to cung, ngứa âm hộ, bệnh lâu ngày thành ung thư tử cung, chân đùi mỏi đau.
CHỨNG TH N NHIỆT : (301)
Hỏa ức thủy, đàn ông di mộng tinh, đái són từng giọt đau buốt, đàn bà sưng nóng âm đạo, tổn suy tinh lực ,gan bàn chân nóng, có đường trong máu cao thành bệnh tiểu đường.
CHỨNG THẬN CAM : (302)
Là một trong ngũ cam a trẻ em do bú mớm không điều độ, phục nhiệt ngăn tra bên trong, có dấu hiệu chân tay gầy còm, sắc mặt đen sạm, hay la mụn chảy máu trên da chân tay, trên nóng dưới lạnh, nóng rét từng cơn, biếng ăn, ăn vào ói ra, đi phân lỏng, hậu môn ẩm ướt ngứa loét mọc mụn, chậm mọc răng, chậm biết đi.
CHỨNG THẬN KHÁI : (303)
Khi ho đau lan tỏa ra sau lưng, nhổ ra nhiều nước dãi.
CHỨNG THẬN LAO : (304)
Một trong 5 chứng lao (năm loại mệt nhọc quá đáng tổn thương cơ thể như nhìn lâu hại huyết, nằm lâu hại khí, ngồi lâu hại nhục, đứng lâu hại xương, đi lâu hại gân ). Thận lao là xương bị hại, trong xương nóng âm ỉ, sốt từng cơn, mồ hôi trộm, di tinh, đau lưng như gẫy, chi dưới mềm yếu không đứng được.
CHỨNG THẬN KHÔNG NẠP KHÍ́ : (305)
Thận không thu nạp, khi phổi tha khí vào thì thận đẩy ra làm ho suyễn kéo dài, đặc biệt a người già thận bị hư yếu tha ra nhiều mà hít vào khó khăn.
CHỨNG THÁN TÍ : (306)
Một trong ngũ tạng tí, xương mềm yếu không đi đứng được, còng lưng, xương sưng cứng đơ không co gấp được do cốt tí (đau nhức xương) lâu ngày không khỏi thêm cảm nhiễm ngoại tà ẩn náu ở thận khiến bệnh phát triển nặng.

10. Bệnh chứng của bàng quang :
CHỨNG BÀNG QUANG HƯ : (307)
Ðau nhức cẳng chân, ống chân, đau thắt lưng, bệnh trĩ, đau sau đầu do khí không thông.
CHỨNG BÀNG QUANG HƯ HÀN : (308)
Chức năng khí hoá của Bàng quang yếu hoặc vệ khí ở phế và Bàng quang suy, bị cảm nhiễm hàn tà xâm nhập ảnh hưang đến sự co thắt của bàng quang, có liên quan đến thận dương hư nên tiểu bất bình thường như đái són, đái vội gấp như muốn vãi đái mà đái không được, nước tiểu trong, đái nhỏ giọt không dứt, rêu lưỡi mỏng nhuận.
CHỨNG BÀNG QUANG THỰC : (309)
Ðau đầu do khí tụ trên đầu, bệnh liên quan đến não, động kinh, đau mắt, chảy máu cam.
CHỨNG BÀNG QUANG KHÁI : (310)
Khi ho bị vãi đái là bàng quang không đủ khí bảo vệ có liên quan đến thận dương.
CHỨNG BÀNG QUANG KHÍ BẾ : (311)
Chức năng khí hoá của bàng quang tắc nghẽn có liên quan đến thận và tam tiêu làm bụng dưới đầy trướng, bí tiểu hoặc khó tiểu thuộc thực chứng.
CHỨNG NHIỆT KẾT BÀNG QUANG : (312)
Khi có bệnh thương hàn a kinh Thái dương (Tiểu trường và Bàng quang) chưa giải được, cực hàn sinh nhiệt đi sâu vào lý, cùng chống chọi với khí và huyết của vinh vệ làm tà khí kết lại a bàng quang thành khối cứng co thắt, đầy cứng đau nơi bụng dưới làm phát sốt, thần chí như cuồng, không sợ lạnh.
CHỨNG BÀNG QUANG THẤP NHIỆT : (313)
Do cảm nhiễm thấp nhiệt ở biểu thuộc vệ khí của bàng quang làm bàng quang bệnh có dấu hiệu tiểu nhiều lần, đái vội, lượng ít, đái đau đường niệu, nước tiểu vàng sậm hoặc ra máu, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, thường gặp ở bệnh viêm bàng quang cấp tính.
CHỨNG SA L M : (314)
Có sạn sỏi trong Bàng quang, nguyên nhân phần nhiều do nhiệt và thấp nung nấu ở hạ tiêu, tạp chất trong nước tìểu ngưng tụ kết thành sạn làm vùng bụng rốn co thắt lan sang một bên lưng, có từng cơn đau lan toả xuống bụng dưới và bộ sinh dục, khó tiểu hoặc đang tiểu bị tắc nửa chừng, tiểu đau, mầu nước tiểu vàng đục có lẫn cát, lẫn máu.
CHỨNG HUYẾT L M : (315)
Bệnh tiểu ra máu, đái dắt, buốt, bụng dưới căng trướng đau âm ỉ do hạ tiêu bệnh ( thận và bàng quang ).
Nếu niệu đạo nóng mỗi khi tiểu là do bị thấp nhiệt nung nấu bức huyết đi càn.
Nếu khi tiểu, niệu đạo không nóng, và bụng dưới hơi đau là do nguyên nhân âm hư hỏa động, không có khả năng thu giữ huyết gây nên. bệnh khác.

11. Bệnh chứng của gan :

CHỨNG CAN HƯ : (316)
Thị lực giảm do không đủ máu nuôi mắt, gân giãn tay chân yếu, sa xệ trường vị, to cung dây chằng, sinh dục giảm, nghẹt cứng dưới tim, tiểu nhiều lần do cơ vòng yếu, bụng căng sình, ù tai, thính lực giảm, hoa mắt, choáng váng, tê dại, móng chân tay khô, cảm thấy sợ như có ai bắt, huyết áp giảm. Can hư mãn tính làm ra chứng can cực gây nên co giật run.
CHỨNG CAN M HƯ (Can âm bất túc ): (317)
Do huyết không đủ nuôi dưỡng gan làm đau đầu, chóng mặt, mắt khô, mờ, quáng gà, kinh nguyệt ít hoặc bế, thường gặp trong các bệnh cao áp huyết, bệnh mắt, bệnh thần kinh, bệnh kinh nguyệt .Can âm hư làm can dương bốc lên gọi là can dương thượng cang.
CHỨNG CAN HUYẾT HƯ : (318)
Hoa mắt, váng đầu, tim đập nhanh, không sức, mệt mỏi, nhút nhát, suy nhược thần kinh, dễ bị nhiễm trùng gan như bệnh hépatite, móng chân tay ngả mầu tối xanh, sắc lưỡi nhạt, thường gặp trong bệnh xơ cứng động mạch, cao áp huyết, lão suy, bế kinh, tiền mãn kinh, sau khi sanh .
CHỨNG CAN THỰC : (319)
Cứng đau sườn ngực lan xuống bụng dưới, đau mắt, chóng mặt, nhức đầu, nóng lạnh, áp huyết tăng ,nôn moa nước chua, ho suyễn, tha kém, gân tay chân co rút, điếc do co thắt, trường vị co thắt, bón, ngoại vi ứ trệ, có bệnh liên quan đến sinh dục, ưa tức giận nổi nóng cáu gắt.
CHỨNG CAN DƯƠNG HÓA HỎA : (320)
Giống chứng mộc uất hóa hỏa, là chứng can dương thượng cang đến nhiệt cực hoá hỏa.
CH−NG CAN DƯƠNG VƯợng : (321)
Ðầu nặng chân nhẹ, áp huyết tăng cao, mặt đỏ, đau một bên đầu, tai như ve kêu, sườn tức đầy đau, ngón tay tê rần, lưỡi đỏ.
CHỨNG CAN DƯƠNG THƯỢNG CANG : (322)
Do can âm hư làm can dương thiên vượng một bên dương vượt lên do thận âm bất túc, can âm không giữ được dương, có dấu hiệu cao áp huyết, căng đầu, váng đầu xây xẩm, tai ù điếc, mặt đỏ nóng bừng bừng, dễ nổi giận sinh co giật chân tay mất kiểm soát, chân tay tê dại, run rẩy, phiền táo, mất ngủ, miệng đắng, lưỡi đỏ.
CHỨNG CAN KHÍ ́ HƯ : (323)
Khí trong tạng can không đủ cùng xuất hiện can huyết bất túc làm mặt kém tươi, môi nhợt, ù tai, mệt mỏi, hay sợ sệt.
CHƯNG CAN KHÍ ́ NGHỊCH : (324)
Can khí uất kết thành nghịch theo một trong hai cách :
Thượng nghịch :
Có dấu hiệu choáng váng đau đầu, ngực sườn đầy tức, mặt đỏ, ù tai, nặng thì ói ra máu.
Hoành nghịch :
Có dấu hiệu bụng trướng đau, ợ hơi, ợ chua.
CHỨNG CAN PHONG : (325)
Ðầu váng, hoa mắt, cơ co giật, da tê rần,lưng nẩy ngược, chân tay rút giật không kềm chế được, trúng phong nhẹ làm miệng méo, mắt xếch, lưỡi lệch nói khó, trúng phong nặng thình lình té ngã làm tê liệt noa người, hoặc hôn mê coma, hoặc to vong, lưỡi trắng không rêu.
CHỨNG CAN Ố PHONG : (326)
Quan hệ bệnh lý giữa can và phong, giữa ngoại phong của lục dâm với nội phong của gan bao gồm các bệnh trúng phong của người gìa, bệnh kinh phong ở trẻ em, bệnh phong thấp, tê dại, ngứa gãi, co giật.

CHỨNG CAN PHONG NỘI ĐỘNG : (327)
Ngoại cảm phong tà là bệnh thuộc chứng của lục dâm khác với bệnh do gan tạo ra trong cơ thể gọi là can phong nội động. Chức năng của gan chủ huyết, chủ gân, ống mạch máu, sợi thần kinh, tàng hồn, khai khiếu lên mắt, theo đường kinh mạch lên đỉnh đầu vào não, khi nội phong trong gan động lên sẽ làm ra bệnh tùy theo hư chứng hay thực chứng:
Hư chứng do âm dịch (huyết) hư tổn gọi là hư phong nội động như chứng can dương thượng cang, gây ra sung huyết não, tụ huyết bầm trong não, tai biến mạch máu não, làm tê liệt bán thân bất toại, gân tay chân xuội lơ,chùng giãn gân.
Thực chứng do dương nhiệt cang thịnh gọi là nhiệt cực sinh phong, gây ra tai biến mạch máu não làm tê liệt bán thân bất toại, gân tay chân co cứng.
CHỨNG CAN KHÍ ́ UẤT (CHỨNG NHIỆT UẤT ): (328)
Là can dương uất do tình chí không thoải mái ,hay giận, uất ức, hay tha ra, đau đầu, hai bên sườn đau nhói đầy trướng, vùng ngực khó chịu, đau bụng, nôn ợ chua, mắt mờ, đỏ, tai ù, ăn ít, mệt mỏi, kinh nguyệt không đều, bón, tiểu sẻn đỏ, lưỡi đỏ nhạt, rêu trắng hoặc vàng hơi dầy.
CHỨNG CAN UẤT TỲ HƯ : (329)
Can khí uất kết chướng ngại khí hóa của tỳ có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, khi tỳ hư làm đau sườn, chán ăn, trướng bụng, chân tay mỏi mệt, phân lỏng nhão.
CHỨNG CAN M UẤT HÓA HỎA : (330)
Thường gọi là mộc uất hóa hỏa làm can âm suy tổn, hoặc trong người vốn có sẵn nội nhiệt, lại bị can hỏa nhiệt thịnh hóa hỏa làm đau đầu, chóng mặt, đỏ mặt phừng phừng, ói ra máu, phát cuồng.
CHỨNG MỘC UẤT HÓA PHONG : (331)
Cũng là bệnh can uất làm can huyết suy tổn, hoặc cơ thể vốn huyết suy kém sẵn, lại bị phong ngoại tà hóa phong nội tà làm chóng mặt, tê lưỡi, run rẩy, té ngã bất tỉnh, co giật.
CHỨNG CAN HÀN : (332)
Dương khí ở can suy sinh hàn, mệt mỏi, chân tay không ấm, khiếp sợ, ưu uất. Can tàng huyết, huyết bị lạnh sinh sán lãi quấy phá làm đêm mất ngủ, nếu hàn tà tích tụ lâu ở gan làm viêm, ung thư gan, hạ tiêu xuất huyết, kinh nguyệt làm băng, gân mạch bụng đau co rút xuống âm nang, đau tử cung, tức hòn dái, viêm tuyến tiền liệt, đau đỉnh đầu, ụa mửa nước trong, lưỡi xanh thâm, rêu trơn.
CHỨNG CAN QUYẾT : (333)
Can khí quyết nghịch, do có sẵn chứng âm hư can vượng lại bị kích thích thần kinh mạnh như tức giận, choáng váng, nôn moa, chân tay co giật té ngã bất tỉnh, người và chân tay lạnh toát.
CHỨNG QUYẾT ÐẦU THỐNG : (334)
Một chứng đau đầu bất thình lình do can khí mất điều hòa bởi tình chí cáu giận tổn thương can làm can khí nghịch xông lên não phía bên chức năng ( bên trái ) đau nhiều hơn, và đau hai bên sườn. Nếu cơ thể vốn có vị khí hư hàn thành can vị bất hòa là vị thừa khắc can đi vào kinh can lên đỉnh đầu làm đau đỉnh đầu, chân tay quyết lạnh, nôn moa ra bọt dãi gọi là chứng quyết âm đầu thống. ( = quyết âm can kinh ).
CHỨNG CAN HUYẾT HƯ : (335)
Sắc mặt vàng uá, thị lực giảm, hư phiền, mất ngủ, kinh nguyệt không đều, thường gặp ở bệnh thiếu máu, bần huyết, bệnh thần kinh đau nhức, bệnh mắt, bệnh kinh nguyệt.
Can huyết hư sinh phong làm rút gân, chân tay co quắp, da tê, kinh nguyệt ra ít mầu nhạt.
CHỨNG CAN HUYẾT HƯ HÀN : (336)
Huyết hư hàn không nuôi gan làm nhiệm vụ khí hóa nên gân mạch yếu, tuần hoàn huyết không ra đến đầu ngón tay chân làm thoái hóa các đốt ngón khó co động co duỗi, gân lưng co rút cong vẹo.
CHỨNG CAN HỎA : (337)
Chức năng can thịnh do nhiệt nung nấu a kinh can, do tình chí bị kích thích quá độ làm đau đầu, chóng mặt, mắt, mặt đỏ, đau mắt, miệng đắng, nóng nảy hay cáu gắt, rìa lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, nặng hơn sẽ chảy máu cam, khạc nôn ra máu, phát cuồng.
CHỨNG CAN NHIỆT : (338)
Do can có nhiệt tà hoặc khí uất hoá nhiệt có dấu hiệu phiền muộn, miệng đắng khô, tay chân nóng, tiểu vàng đỏ, không ngủ được, nặng thì phát cuồng.
CHỨNG CAN NHIỆT THỊNH : (339)
Hỏa thiêu cân, gân bị co rút, sưng đau cổ họng, bốc hỏa lên mắt làm mờ mắt, ngủ không yên sợ mê, phiền giận, tiểu vàng đỏ, môi khô, miệng đắng, đầu lưỡi và bià lưỡi đỏ thâm.
CHỨNG CAN HUYẾT LAO : (340)
Huyết nhiệt tích lâu ngày trong can thận không khí hoá được làm thành huyết khô thường gặp a bệnh phụ nữ đau bụng kinh, bế kinh, kinh ra ít, khó ra kèm theo dấu hiệu mặt mũi đen sạm, da khô tróc vẩy, gầy yếu, xương nhức âm ỉ, nóng từng cơn, ra mồ hôi trộm, miệng khô, gò má đỏ, hay sợ, đau váng đầu.
CHỨNG CAN HỎA VƯỢNG : (341)
Do can khí uất hóa hỏa, bức huyết đi càn, có dấu hiệu chóng mặt, đau đầu như búa bổ, ù tai, lòng buồn bực dễ nổi giận, miệng đắng, mắt đỏ, hai bên đầu lưỡi đỏ, nước tiểu vàng, nôn ra máu, chảy máu cam, nhưng là dấu hiệu bình thường của phụ nữ có dấu hiệu mang thai được một tháng.
CHỨNG CAN HUYẾT NHIỆT : (342)
Huyết nóng làm sốt rét, viêm nhiễm gan mật ruột làm bài tiết kém, gây nhiễm độc thần kinh, sinh co giật, làm thành bệnh parkinson, sưng má, bệnh lậu.
CHỨNG CAN THẤP NHIỆT : (343)
Do thấp nhiệt làm khí của can bị ứ trệ, có dấu hiệu đau nhức hông sườn, vàng da, tiểu tiện đỏ, khí hư, tinh hoàn sưng đau, ngứa âm đạo.
CHỨNG CAN ÐỞM THẤP NHIỆT : (344)
Hàn nhiệt vãng lai, vàng da, tròng mắt vàng, đau sườn, miệng đắng, lòng buồn rầu, bụng trướng chán ăn, nước tiểu đỏ vàng, rêu lưỡi vàng trơn.


CHỨNG CAN CAM : (345)
Là một trong 5 chứng cam của ngũ tạng a trẻ em do bú mớm không điều độ làm cho kinh can bị nhiệt gây ra, có dấu hiệu gầy mòn, trướng bụng, da mặt vàng uá, nhiều mồ hôi, iả lỏng nhiều lần, phân nhầy lẫn máu tươi, đầu lúc lắc, mắt híp ma không lên, quáng gà.
CHỨNG CAN KHÁI : (346)
Khi ho đau rút tới sườn, không quay trái phải được, hai bên sườn đầy trướng.
CHỨNG CAN TỲ BẤT HÒA : (347)
Do can khí uất kết ảnh hưởng đến chức năng khí hóa của tỳ, có dấu hiệu ngực sườn đầy tức, dễ xúc động, bụng trướng, phân lỏng nhão.
CHỨNG CAN VỊ BẤT HÒA : (348)
Do can khí uất kết làm hại chức năng của vị, có dấu hiệu vùng thượng vị đau tức, ợ hơi.
CHỨNG CAN THẬN M HƯ : (349)
Một trong hai tạng suy đều có ảnh hưởng cả hai ,nên dấu hiệu cả hai tạng đều xuất hiện cùng lúc như xây xẩm, tai ù, mắt mờ, lòng bàn tay bàn chân nóng, di tinh, mất ngủ, lưng gối mỏi, lưỡi đỏ ít nước bọt, thường gặp ở các bệnh nhiệt cấp tính thời kỳ cuối, bệnh rối loạn tiền đình, bệnh thiếu máu, bệnh thần kinh, bệnh nội thương, bệnh kinh nguyệt.
CHỨNG CAN UNG : (350)
Sưng nhọt độc ung mủ trong gan do can uất hóa hỏa, can đam bất hòa hoặc ăn nhiều chất béo tích nhiệt thành thấp nhiệt kết trong gan, có dấu hiệu chung như đau sườn phải âm ỉ, rồi dần dà đau gia tăng không nằm nghiêng bên phải được làm tra ngại hô hấp, thường kèm sốt, sợ lạnh, và có dấu hiệu riêng của nguyên nhân gây bệnh :
Do đờm hỏa gây bệnh :
Bệnh phát triển chậm, thường không bị sốt,khó chẩn đoán.
Do huyết ứ :
Ðau nhiều nơi sườn phải, không nóng rét, nhưng gan sưng to dần, căng trướng bụng, sụt cân rõ rệt, sau gan hóa mủ mềm lại, không chữa kịp thời, gan vỡ mủ lúc thổ huyết có mủ mầu cà phê hôi thối, có cơn đau bụng dữ dội, đại tiện ra máu mủ, có dấu hiệu hư thoát nguy hiểm.
CHỨNG C N NUY : (351)
Là gân và màng gân mất nuôi dưỡng bị teo lại sinh yếu gân do can khí nhiệt, can âm suy tổn hoặc hao tổn thận tinh, có dấu hiệu co gân các khớp, ngọc hành buông thõng không co cứng, hoạt tinh.
CHỨNG C N SÁN : (352)
Chứng đau co rút âm hành, hoặc ngứa, hoặc sưng mủ chảy mủ kèm theo chứng teo nhỏ không cương cứng, đi tiểu thoát ra niêm dịch sắc trắng, nguyên nhân do can kinh có thấp nhiệt lại bị tổn tinh qúa độ.
CHỨNG C N TÝ : (353)
Ðau do gân co rút a một trong các khớp khi co duỗi do tà khí phong, hàn, thấp xâm nhập vào gân. bệnh khác.
11. Bệnh chứng của gan :

CHỨNG CAN HƯ : (316)
Thị lực giảm do không đủ máu nuôi mắt, gân giãn tay chân yếu, sa xệ trường vị, to cung dây chằng, sinh dục giảm, nghẹt cứng dưới tim, tiểu nhiều lần do cơ vòng yếu, bụng căng sình, ù tai, thính lực giảm, hoa mắt, choáng váng, tê dại, móng chân tay khô, cảm thấy sợ như có ai bắt, huyết áp giảm. Can hư mãn tính làm ra chứng can cực gây nên co giật run.
CHỨNG CAN M HƯ (Can âm bất túc ): (317)
Do huyết không đủ nuôi dưỡng gan làm đau đầu, chóng mặt, mắt khô, mờ, quáng gà, kinh nguyệt ít hoặc bế, thường gặp trong các bệnh cao áp huyết, bệnh mắt, bệnh thần kinh, bệnh kinh nguyệt .Can âm hư làm can dương bốc lên gọi là can dương thượng cang.
CHỨNG CAN HUYẾT HƯ : (318)
Hoa mắt, váng đầu, tim đập nhanh, không sức, mệt mỏi, nhút nhát, suy nhược thần kinh, dễ bị nhiễm trùng gan như bệnh hépatite, móng chân tay ngả mầu tối xanh, sắc lưỡi nhạt, thường gặp trong bệnh xơ cứng động mạch, cao áp huyết, lão suy, bế kinh, tiền mãn kinh, sau khi sanh .
CHỨNG CAN THỰC : (319)
Cứng đau sườn ngực lan xuống bụng dưới, đau mắt, chóng mặt, nhức đầu, nóng lạnh, áp huyết tăng ,nôn moa nước chua, ho suyễn, tha kém, gân tay chân co rút, điếc do co thắt, trường vị co thắt, bón, ngoại vi ứ trệ, có bệnh liên quan đến sinh dục, ưa tức giận nổi nóng cáu gắt.
CHỨNG CAN DƯƠNG HÓA HỎA : (320)
Giống chứng mộc uất hóa hỏa, là chứng can dương thượng cang đến nhiệt cực hoá hỏa.
CHỨNG CAN DƯƠNG VƯỢNG : (321)
Đầu nặng chân nhẹ, áp huyết tăng cao, mặt đỏ, đau một bên đầu, tai như ve kêu, sườn tức đầy đau, ngóntay tê rần, lưỡi đỏ.
CHỨNG CAN DƯƠNG THƯỢNG CANG : (322)
Do can âm hư làm can dương thiên vượng một bên dương vượt lên do thận âm bất túc, can âm không giữ được dương, có dấu hiệu cao áp huyết, căng đầu, váng đầu xây xẩm, tai ù điếc, mặt đỏ nóng bừng bừng, dễ nổi giận sinh co giật chân tay mất kiểm soát, chân tay tê dại, run rẩy, phiền táo, mất ngủ, miệng đắng, lưỡi đỏ.
CHỨNG CAN KHÍ ́ HƯ : (323)
Khí trong tạng can không đủ cùng xuất hiện can huyết bất túc làm mặt kém tươi, môi nhợt, ù tai, mệt mỏi, hay sợ sệt.
CHỨNG CAN KHÍ ́ NGHỊCH : (324)
Can khí uất kết thành nghịch theo một trong hai cách :
Thượng nghịch :
Có dấu hiệu choáng váng đau đầu, ngực sườn đầy tức, mặt đỏ, ù tai, nặng thì ói ra máu.
Hoành nghịch :
Có dấu hiệu bụng trướng đau, ợ hơi, ợ chua.
CHỨNG CAN PHONG : (325)
Đầu váng, hoa mắt, cơ co giật, da tê rần,lưng nẩy ngược, chân tay rút giật không kềm chế được, trúng phong nhẹ làm miệng méo, mắt xếch, lưỡi lệch nói khó, trúng phong nặng thình lình té ngã làm tê liệt nửa người, hoặc hôn mê coma, hoặc to vong, lưỡi trắng không rêu.
CHỨNG CAN Ố PHONG : (326)
Quan hệ bệnh lý giữa can và phong, giữa ngoại phong của lục dâm với nội phong của gan bao gồm các bệnh trúng phong của người gìa, bệnh kinh phong a trẻ em, bệnh phong thấp, tê dại, ngứa gãi, co giật.
CHứNG CAN PHONG NỘI ĐỘNG : (327)
Ngoại cảm phong tà là bệnh thuộc chứng của lục dâm khác với bệnh do gan tạo ra trong cơ thể gọi là can phong nội động. Chức năng của gan chủ huyết, chủ gân, ống mạch máu, sợi thần kinh, tàng hồn, khai khiếu lên mắt, theo đường kinh mạch lên đỉnh đầu vào não, khi nội phong trong gan động lên sẽ làm ra bệnh tùy theo hư chứng hay thực chứng:
Hư chứng do âm dịch (huyết) hư tổn gọi là hư phong nội động như chứng can dương thượng cang, gây ra sung huyết não, tụ huyết bầm trong não, tai biến mạch máu não, làm tê liệt bán thân bất toại, gân tay chân xuội lơ,chùng giãn gân.
Thực chứng do dương nhiệt cang thịnh gọi là nhiệt cực sinh phong, gây ra tai biến mạch máu não làm tê liệt bán thân bất toại, gân tay chân co cứng.
CHỨNG CAN KHÍ UẤT (CHỨNG NHIỆT UẤT ): (328)
Là can dương uất do tình chí không thoải mái ,hay giận, uất ức, hay tha ra, đau đầu, hai bên sườn đau nhói đầy trướng, vùng ngực khó chịu, đau bụng, nôn ợ chua, mắt mờ, đỏ, tai ù, ăn ít, mệt mỏi, kinh nguyệt không đều, bón, tiểu sẻn đỏ, lưỡi đỏ nhạt, rêu trắng hoặc vàng hơi dầy.
CHỨNG CAN UẤT TỲ HƯ : (329)
Can khí uất kết chướng ngại khí hóa của tỳ có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, khi tỳ hư làm đau sườn, chán ăn, trướng bụng, chân tay mỏi mệt, phân lỏng nhão.
CHƯNG CAN M UẤT HÓA HỎA : (330)
Thường gọi là mộc uất hóa hỏa làm can âm suy tổn, hoặc trong người vốn có sẵn nội nhiệt, lại bị can hỏa nhiệt thịnh hóa hỏa làm đau đầu, chóng mặt, đỏ mặt phừng phừng, ói ra máu, phát cuồng.
CHỨNG MỘC UẤT HÓA PHONG : (331)
Cũng là bệnh can uất làm can huyết suy tổn, hoặc cơ thể vốn huyết suy kém sẵn, lại bị phong ngoại tà hóa phong nội tà làm chóng mặt, tê lưỡi, run rẩy, té ngã bất tỉnh, co giật.
CHỨNG CAN HÀN : (332)
Dương khí a can suy sinh hàn, mệt mỏi, chân tay không ấm, khiếp sợ, ưu uất. Can tàng huyết, huyết bị lạnh sinh sán lãi quấy phá làm đêm mất ngủ, nếu hàn tà tích tụ lâu a gan làm viêm, ung thư gan, hạ tiêu xuất huyết, kinh nguyệt làm băng, gân mạch bụng đau co rút xuống âm nang, đau to cung, tức hòn dái, viêm tuyến tiền liệt, đau đỉnh đầu, ụa moa nước trong, lưỡi xanh thâm, rêu trơn.
CHỨNG CAN QUYẾT : (333)
Can khí quyết nghịch, do có sẵn chứng âm hư can vượng lại bị kích thích thần kinh mạnh như tức giận, choáng váng, nôn moa, chân tay co giật té ngã bất tỉnh, người và chân tay lạnh toát.
CHỨNG QUYẾT ĐẦU THỐNG : (334)
Một chứng đau đầu bất thình lình do can khí mất điều hòa bai tình chí cáu giận tổn thương can làm can khí nghịch xông lên não phía bên chức năng ( bên trái ) đau nhiều hơn, và đau hai bên sườn. Nếu cơ thể vốn có vị khí hư hàn thành can vị bất hòa là vị thừa khắc can đi vào kinh can lên đỉnh đầu làm đau đỉnh đầu, chân tay quyết lạnh, nôn moa ra bọt dãi gọi là chứng quyết âm đầu thống. ( = quyết âm can kinh ).
CHỨNG CAN HUYẾT HƯ : (335)
Sắc mặt vàng uá, thị lực giảm, hư phiền, mất ngủ, kinh nguyệt không đều, thường gặp a bệnh thiếu máu, bần huyết, bệnh thần kinh đau nhức, bệnh mắt, bệnh kinh nguyệt.Can huyết hư sinh phong làm rút gân, chân tay co quắp, da tê, kinh nguyệt ra ít mầu nhạt.
CHỨNG CAN HUYẾT HƯ HÀN : (336)
Huyết hư hàn không nuôi gan làm nhiệm vụ khí hóa nên gân mạch yếu, tuần hoàn huyết không ra đến đầu ngón tay chân làm thoái hóa các đốt ngón khó co động co duỗi, gân lưng co rút cong vẹo.
CHƯNG CAN HỎA : (337)
Chức năng can thịnh do nhiệt nung nấu a kinh can, do tình chí bị kích thích quá độ làm đau đầu, chóng mặt, mắt, mặt đỏ, đau mắt, miệng đắng, nóng nảy hay cáu gắt, rìa lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, nặng hơn sẽ chảy máu cam, khạc nôn ra máu, phát cuồng.
CHỨNG CAN NHIỆT : (338)
Do can có nhiệt tà hoặc khí uất hoá nhiệt có dấu hiệu phiền muộn, miệng đắng khô, tay chân nóng, tiểu vàng đỏ, không ngủ được, nặng thì phát cuồng.
CHỨNG CAN NHIỆT THỊNH : (339)
Hỏa thiêu cân, gân bị co rút, sưng đau cổ họng, bốc hỏa lên mắt làm mờ mắt, ngủ không yên sợ mê, phiền giận, tiểu vàng đỏ, môi khô, miệng đắng, đầu lưỡi và bià lưỡi đỏ thâm.
CHỨNG CAN HUYẾT LAO : (340)
Huyết nhiệt tích lâu ngày trong can thận không khí hoá được làm thành huyết khô thường gặp a bệnh phụ nữ đau bụng kinh, bế kinh, kinh ra ít, khó ra kèm theo dấu hiệu mặt mũi đen sạm, da khô tróc vẩy, gầy yếu, xương nhức âm ỉ, nóng từng cơn, ra mồ hôi trộm, miệng khô, gò má đỏ, hay sợ, đau váng đầu.
CHỨNG CAN HỎA VƯỢNG : (341)
Do can khí uất hóa hỏa, bức huyết đi càn, có dấu hiệu chóng mặt, đau đầu như búa bổ, ù tai, lòng buồn bực dễ nổi giận, miệng đắng, mắt đỏ, hai bên đầu lưỡi đỏ, nước tiểu vàng, nôn ra máu, chảy máu cam, nhưng là dấu hiệu bình thường của phụ nữ có dấu hiệu mang thai được một tháng.
CHỨNG CAN HUYẾT NHIỆT : (342)
Huyết nóng làm sốt rét, viêm nhiễm gan mật ruột làm bài tiết kém, gây nhiễm độc thần kinh, sinh co giật, làm thành bệnh parkinson, sưng má, bệnh lậu.
CHÚNG CAN THẤP NHIỆT : (343)
Do thấp nhiệt làm khí của can bị ứ trệ, có dấu hiệu đau nhức hông sườn, vàng da, tiểu tiện đỏ, khí hư, tinh hoàn sưng đau, ngứa âm đạo.
CHỨNG CAN ĐỞM THẤP NHIỆT : (344)
Hàn nhiệt vãng lai, vàng da, tròng mắt vàng, đau sườn, miệng đắng, lòng buồn rầu, bụng trướng chán ăn, nước tiểu đỏ vàng, rêu lưỡi vàng trơn.
CHÚNG CAN CAM : (345)
Là một trong 5 chứng cam của ngũ tạng a trẻ em do bú mớm không điều độ làm cho kinh can bị nhiệt gây ra, có dấu hiệu gầy mòn, trướng bụng, da mặt vàng uá, nhiều mồ hôi, iả lỏng nhiều lần, phân nhầy lẫn máu tươi, đầu lúc lắc, mắt híp ma không lên, quáng gà.
CHÚNG CAN KHÁI : (346)
Khi ho đau rút tới sườn, không quay trái phải được, hai bên sườn đầy trướng.
CHỨNG CAN TỲ BẤT HÒA : (347)
Do can khí uất kết ảnh hưởng đến chức năng khí hóa của tỳ, có dấu hiệu ngực sườn đầy tức, dễ xúc động, bụng trướng, phân lỏng nhão.
CHỨNG CAN VI BẤT HÒA : (348)
Do can khí uất kết làm hại chức năng của vị, có dấu hiệu vùng thượng vị đau tức, ợ hơi.
CHỨNG CAN THẬN M HƯ : (349)
Một trong hai tạng suy đều có ảnh hưởng cả hai ,nên dấu hiệu cả hai tạng đều xuất hiện cùng lúc như xây xẩm, tai ù, mắt mờ, lòng bàn tay bàn chân nóng, di tinh, mất ngủ, lưng gối mỏi, lưỡi đỏ ít nước bọt, thường gặp a các bệnh nhiệt cấp tính thời kỳ cuối, bệnh rối loạn tiền đình, bệnh thiếu máu, bệnh thần kinh, bệnh nội thương, bệnh kinh nguyệt.
CHỨNG CAN UNG : (350)
Sưng nhọt độc ung mủ trong gan do can uất hóa thành thấp nhiệt kết trong gan, có dấu hiệu chung như
đau sườn phải âm ỉ, rồi dần dà đau gia tăng không nằm
nghiêng bên phải được làm tra ngại hô hấp, thường kèm
sốt, sợ lạnh, và có dấu hiệu riêng của nguyên nhân gây
bệnh :
Do đờm hỏa gây bệnh :
Bệnh phát triển chậm, thường không bị sốt,khó
chẩn đoán.
Do huyết ứ :
Đau nhiều nơi sườn phải, không nóng rét, nhưng gan sưng to dần, căng trướng bụng, sụt cân rõ rệt, sau gan hóa mủ mềm lại, không chữa kịp thời, gan vỡ mủ lúc thổ huyết có mủ mầu cà phê hôi thối, có cơn đau bụng dữ dội, đại tiện ra máu mủ, có dấu hiệu hư thoát nguy hiểm.
CHÚNG C N NUY : (351)
Là gân và màng gân mất nuôi dưỡng bị teo lại sinh yếu gân do can khí nhiệt, can âm suy tổn hoặc hao tổn thận tinh, có dấu hiệu co gân các khớp, ngọc hành buông thõng không co cứng, hoạt tinh.
CH−NG C N SÁN : (352)
Chứng đau co rút âm hành, hoặc ngưá, hoặc sưng mủ chảy mủ kèm theo chứng teo nhỏ không cương cứng, đi tiểu thoát ra niêm dịch sắc trắng, nguyên nhân do can kinh có thấp nhiệt lại bị tổn tinh qúa độ.
CHỨNG C N TÝ : (353)
Đau do gân co rút ở một trong các khớp khi co duỗi do tà khí phong, hàn, thấp xâm nhập vào gân. bệnh khác.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6818
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: MÁY ĐO ÁP HUYẾT KHÁM ĐỊNH BỆNH M-DƯƠNG TẠNG PHỦ VỀ KHÍ-

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 6 Tháng 2 23, 2024 10:34 am

TỪ BỆNH LÝ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỀU CHỨNG
Khi khám bệnh, do bệnh nhân khai ra một bệnh danh rõ ràng, nhưng thầy thuốc phải biết thu thập thêm các dấu hiệu lâm sàng để phân biệt do chứng nào làm ra mới có thể đối chứng trị liệu đúng.
Thí dụ một số BỆNH DANH :
A
ÁC Lộ bất hạ : ( 001)
Sau khi sinh, máu hôi không ra hết còn sót lại
trong to cung có thể do chứng khí trệ hoặc do chứng
huyết ứ.
a-Do chứng khí trệ, có dấu hiệu ngực sườn đầy
tức, đau trướng bụng dưới.
b-Do chứng huyết ứ, có dấu hiệu khi sờ vào bụng
dưới thấy được nơi ứ huyết làm đau a một chỗ cố định.
ác lộ bất tuyệt : (002)
Sau khi sinh, hai ba tuần máu hôi vẫn ra không
ngừng có thể do một trong ba chứng sau :
a-Do chứng khí hư, không nhiếp được huyết : có
dấu hiệu sắc mặt xanh hay vàng úa, đau lưng, mệt mỏi,
bụng trướng, ra máu loãng, không hôi.
b-Do chứng huyết ứ, có dấu hiệu sắc mặt sạm tối,
bụng dưới đau, máu hôi ra có cục sắc tía.

106
c-Do chứng huyết nhiệt, có dấu hiệu mặt đỏ, khô
miệng lưỡi, máu hôi ra đỏ sậm .
Ách Nghịch ( nấc cục ) : (003)
Nấc liên tục do khí nghịch thượng xung do một
trong bốn chứng :
a-Do chứng vị hàn : tiếng nấc nhỏ khẽ, càng lạnh
càng nấc nhiều, chân tay lạnh, tiêu nhão, tiểu nhiều nước
trong, rêu lưỡi trắng trơn.
b-Do chứng vị nhiệt : tiếng nấc to, rõ, liên tục,
mặt đỏ, miệng hôi, khát, bón,rêu lưỡi vàng khô.
c-Do chứng vị hư : tiếng nấc nhỏ rời rạc, bụng
đầy, chán ăn, lưỡi đỏ nhợt không rêu. Nếu già cả hư
nhược đã lâu, tiếng nấc nhỏ yếu, liên tục là bệnh nguy
hiểm.
d-Do chứng vị thực : ăn nhiều chưa tiêu hóa kịp
làm tổn thương vị bị ứ trệ sinh đờm trọc, ợ hơi chua nồng
nặc, nấc mạnh, liên tục, bụng đau lên tới sườn ngực, có
thể ói ra đờm nhớt.
âm già ( SA TỬ CUNG ): (004)
To cung sa xuống lòi ra một cục thịt như qủa cà
gọi là âm già, do một trong hai chứng sau :
a-Do chứng khí hư, có cảm giác nặng bụng dưới
lan ra sau lưng, hơi ngắn, mệt mỏi, ra huyết trắng.
b-Do chứng thấp nhiệt, có dấu hiệu coa mình
sưng đau chảy nước vàng, tiểu nóng buốt, tâm phiền,
miệng đắng khô, tự hãn.
Bệnh âm nuy ( liệt dương ) : (005)
Dương vật không cương cứng bai tình dục qúa độ
hoặc thủ dâm nhiều làm hư tổn gây ra các chứng sau :

107
a-Do chứng Mệnh môn suy, có dấu hiệu tổn
thương tâm tỳ, mỏi mệt chóng mặt, lưng đùi yếu.
c-Do chứng thận khí hư, có dấu hiệu ngủ không
an giấc .
d-Do chứng đam khiếp, có dấu hiệu lo sợ, đa
nghi.
âm xúc, dương xúc ( khàn tiếng ) : (006)
Bệnh khàn tiếng hay nói mất âm thanh là loại
bệnh viêm họng do một trong 4 chứng sau :
Do chứng cảm phong hàn, do chứng cảm phong
nhiệt, do chứng phế hư nhiệt, do chứng phế thận âm hư.
Ấm phi ( nói ngọng ) : (007)
Nguyên nhân do trúng phong có chứng hư,
chứng thực.
a-Do chứng phong đàm nghẽn lấp ( thực chứng ).
b-Do chứng thận hư, tinh khí không dẫn lên cổ
họng được.
ẩu nghịch ( nôn ọe ): (008)
Nôn ọe do vị khí không điều hòa do thực hoặc hư
chứng.
a-Do chứng vị thực, có dấu hiệu ăn nhiều, bao to
đầy tức, ợ hăng, nuốt chua.
b-Do chứng can phạm vị, đầy tức bao to, sườn
ngực.
c-Do chứng đờm tắc ủng trệ.
d-Do chứng vị nhiệt, có dấu hiệu khát nước, bí
tiện.
e-Do chứng vị hư không vận hóa, có dấu hiệu ăn
vào nôn ra ngay.

108
f-Do chứng vị hư hàn, có dấu hiệu moa ra đờm
bọt.
g-Do chứng vị hàn, tỳ dương suy, có dấu hiệu
nôn moa, tay chân lạnh.
B
bách hợp :( 009)
Do chứng tâm âm hư và phế âm hư, có dấu hiệu
nội nhiệt, trầm tư, nhiệt độ cơ thể lúc nóng lúc rét, không
muốn ăn, giống như bệnh suy nhược thần kinh hystéria
.Trong thuốc đông y dùng vị bách hợp, địa hoàng chữa
khỏi bệnh này nên đặt tên bệnh là bách hợp.
bạch lị : (010)
a-Do thấp nhiệt độc lưu trệ a khí phận, có dấu
hiệu đi cầu ra chất dính như nước mũi trắng hay như óc
cá.
b-Do hàn thấp ngưng trệ làm tỳ dương hư, có dấu
hiệu đi cầu ra chất trắng lỏng, tanh.
bạo ấm : (011)
Có hai loại, một loại gọi là kim thực bất minh
(chuông đặc không kêu) tiếng nói bị khan do phế khí
thực, tây y gọi là bệnh viêm thanh quản cấp tính, một
loại tự nhiên mất tiếng đột ngột.
a-Do phế khí thực hàn hoặc thực nhiệt : Nguyên
nhân có thể bị cảm phong hàn, phế khí không thông làm
sự đóng ma thanh quản khó khăn. Có thể bị táo tà phong
nhiệt làm phế âm hao tổn. Có thể bị hàn uất hóa nhiệt.
Có thể đờm nhiệt.. làm phế mất chức năng phát âm.
b-Do phế thận âm thuộc thực chứng hoặc hư
chứng. Thực chứng bai tà khí ngoại cảm lục dâm lại thêm

109
tổn thương do ăn uống làm thành bệnh viêm họng. Hư
chứng bai nội thương phế thận âm hư mãn tính làm
thành bệnh hư thanh quản, bệnh hystéria.
bạo tủng ( điếc tai đột ngột ) : (012)
Các bệnh về tai liên quan đến ba kinh thận, đam,
tam tiêu.
a-Do hư chứng như thận tinh không đủ, hạ
nguyên suy làm thính lực giảm dần.
b-Do thực chứng bai ngoại thương cảm phong
hóa hỏa, hoặc nội hỏa bốc lên tai làm điếc đột ngột.
bất nguyệt ( Bế kinh ) : (013)
a-Do huyết hư :
1-Nếu Tỳ hư, có dấu hiệu biếng ăn, bụng trướng,
mắt, mặt vàng bủng, mệt mỏi, choáng váng.
2-Nếu tâm thận hư, có dấu hiệu sắc mặt trắng
nhợt, mỏi lưng gối, hồi hộp, hơi tha ngắn, ù tai, hoa mắt,
lòng bàn tay và chân nóng.
b-Do khí huyết trệ :
1-Nếu do khí trệ huyết ứ, có dấu hiệu sắc mặt
xạm tối, bụng dưới đè có cảm giác đau lan tỏa sang hai
bên sườn.
2-Nếu do hàn thấp ngưng trệ, có dấu hiệu sắc
mặt tái xanh, bụng dưới lạnh đau, sợ lạnh, muốn ói, đôi
khi ra huyết trắng.
bất nhũ : (014)
Trẻ mới sinh sau 12 giờ, không bú được do một
trong ba nguyên nhân:

110
a-Thực chứng, có dấu hiệu bụng trướng, bí đại
tiện, ói, trằn trọc, tiếng khóc thô.. do cứt su không trôi
xuống, chất bẩn uất kết a trường vị gây nên.
b-Hàn chứng, có dấu hiệu mắt mũi trắng xanh,
môi, lưỡi nhợt, trớ ra bọt trắng, khóc liên tục, iả lỏng,
chân tay lạnh.. do trường vị hư hàn hoặc khi sinh bị
nhiễm hàn.
c-Hư chứng, có dấu hiệu thân thể bạc nhược, mặt
trắng bệch, môi nhợt, tha yếu, tiếng khóc yếu, chân tay
lạnh.. do nguyên khí yếu trong trường hợp đẻ khó hoặc
sinh thiếu tháng.
Bệnh nhi :( 015)
Phụ nữ mang thai hai tháng có phản ứng tức vùng
ngực, buồn nôn, chán ăn, ăn vào ói ra, đầu nặng, hoa
mắt. Nếu nhẹ là phản ứng bình thường tự nhiên, nếu
nặng có thể khiến cho người gầy còm nhanh nên có tên
bệnh là tra bệnh hay bệnh nhi, nguyên nhân khí của xung
mạch nghịch lên, vị không giáng, do một trong 4 loại sau
:
a-Do Tỳ vị hư nhược, có dấu hiệu vùng trung
quản trướng đầy nên không ăn được, miệng nhạt vô vị,
mệt mỏi, ưa ăn chua, cay, moa ra dãi trong.
b-Do can vị bất hòa, ói liên tục ra nước chua, khí
nghịch xông lên ăn vào ói ngay, ngực sườn trướng đầy,
đầu nặng, hoa mắt, dễ cáu giận, tinh thần trầm uất.
c-Do vị nhiệt bốc lên, có dấu hiệu mặt đỏ bừng,
chất lưỡi đỏ tía, phiền khát, xao xuyến.
d-Do đờm thấp ứ trệ, có dấu hiệu nôn ra đờm
dãi, ngực bụng trướng đầy, chán ăn, tha dốc, hồi hộp,
miệng nhạt, rêu lưỡi trơn nhớt.
bối ung : (016)

111
Nhọt độc mọc a vùng cột xương sống,do hỏa
nhiệt độc tụ a Ðốc Mạch và Bàng Quang Kinh, loại nhọt
dương gọi là bối ung, nhọt âm gọi là bối thư.
a-Bối ung do cảm nhiễm tà khí lục dâm, đầu tiên
có một hai cái nhọt, vài ngày sau sưng to bằng nắm tay
đỏ và đau kịch liệt, sốt cao, khát nước.
b-Bối thư do thất tình nội thương, ăn nhiều chất
béo bổ, uống rượu say, hỏa độc uất kết. Thoạt đầu mọc
mụn nhỏ như hạt gạo có rễ lan tỏa, không sưng lắm, mầu
hồng đỏ hơi đau, lòng phiền muộn, khát nước, bí đại
tiện, tiểu đỏ, sau vài ngày mọc thêm nhiều nhọt có mủ lỗ
chỗ trên đỉnh nhọt gọi là liên hồng phát hay phong oa
thư, khó vỡ mủ, nếu nặn chảy máu, sau 9 ngày tự nhiên
vỡ mủ thành mảng, nhọt lâu liền miệng.
bôn đồn : (017)
Là một trong năm loại bệnh tích, bôn đồn là loại
bệnh tích a tạng thận. Do hai nguyên nhân cùng lúc, hàn
khí a thận xông lên và hỏa khí can xông lên, có dấu hiệu
phát cơn từ bụng dưới khí xông thẳng lên yết hầu, bụng
đau thắt, vùng ngực khó chịu, như lợn con thúc vú mẹ
nên gọi là bôn đồn, chóng mặt, hồi hộp, dễ sợ hãi, phiền
táo không yên, cơn hạ bớt lại tỉnh táo như thường, hoặc
cơn nóng rét qua lại bất thường, nôn ra mủ.
bút quản tiên : (018)
Là bệnh hắc lào, da sần ngứa có bờ viền quanh
hình tròn đỏ, do thấp nhiệt cảm nhiễm bì phu hoặc do
lây lan, thường phát a vùng bụng, bắp vế, cổ, mặt.
Quầng đỏ từ từ nhạt đi, để lại bờ rỏ ràng, bên trong có
nước, có mủ, và kết thành vẩy, bệnh phát về mùa hạ,
mùa đông giảm nhẹ hoặc biến mất.
C
Cam thư : (019)
Nhọt độc mọc a hai bên thịt đầy trên vú dưới
huyệt Trung Phủ, do lo buồn, khí uất hoặc ngoại cảm tà
khí, có dấu hiệu, mụn mới đầu nhỏ như hạt gạo, mầu
xanh, to dần biến ra mầu tía, rắn và đau, sợ lạnh, sốt cao,
nếu vỡ mũ là chứng thuận. Bệnh kéo dài, khi nóng khi
lạnh không thuyên giảm, không thành mủ, khó vỡ, là
bệnh nan y.
cam tích : (020)
Bệnh thuộc mắt do cam tích tái phát, nguyên
nhân tỳ vị bị tổn thương, can nhiệt xông lên mắt, có dấu
hiệu giác mạc mờ đục, khô, sợ ánh sáng, nặng thì tròng
đen bị hủy hoại đến mù .
can cam : (021)
Một trong 5 chứng cam của trẻ em do bú mớm
không điều hòa, can nhiệt gây nên bệnh, có dấu hiệu gầy
mòn, trướng bụng, mặt vàng úa, nhiều mồ hôi, ỉa lỏng
nhiều lần, phân dính máu, đầu lắc, mắt híp, quáng gà.
can lao : (022)
Một trong 5 chứng lao do tinh thần bị kích thích
làm tổn thương can khí, có dấu hiệu mắt mờ, sườn đau
lan đến ngực, gân mạch lỏng lẻo, co động khó khăn.
can nhiệt : (023)
Do can có tà nhiệt hoặc khí uất hóa nhiệt xông
lên, có dấu hiệu phiền muộn, đáng miệng, khô khát,

113
chân tay nóng, tiểu vàng đỏ, cuồng táo, không ngủ
được.
can phong : (024)
Bệnh về cơ, chia hai loại :
a-Hư chứng gọi là hư phong nội động , có dấu
hiệu âm dịch hư tổn, choáng váng, run rẩy, co giật, khác
với ngoại cảm phong tà.
b-Thực chứng gọi là nhiệt cực sinh phong, chân
tay co rút giật.
can quyết đầu thống : (025)
Có hai loại :
a-Do can khí mất điều hòa bai cáu giận làm can
khí nghịch xông lên đầu phía bên trái làm đau đầu và
sườn bên trái.( bên chức năng can).gọi là bệnh đau đầu
nội thương.
b-Do vị khí hư hàn làm can vị bất hòa xông hàn
khí lên đỉnh đầu, có dấu hiệu đau đỉnh đầu, chân tay
lạnh, nôn moa bọt dãi , gọi là bệnh quyết âm đầu thống.
can uất : (026)
Chức năng can là sơ tiết và thăng phát, nếu vì lý
do gì không sơ tiết, thăng phát được thành uất làm đau
hông sườn, có ba loại;
a-Can khí thượng nghịch : Có dấu hiệu cuống
họng cảm thấy như có gì vướng.
b-Can khí hoành nghịch phạm tỳ vị, có dấu hiệu
đau vị quản, nôn oẹ, trớ nước chua, kém ăn, đau bụng iả
chảy.
c-Can uất làm khí trệ huyết ứ, có dấu hiệu đau
nhói sườn a một điểm cố định hoặc dần dần phát sinh
trưng hà tích tụ làm sưng gan, lách là triệu chứng ban đầu

114
của bệnh viêm gan, viêm tụy tạng, rối loạn tiêu hóa, chán
ăn, bụng trướng, ỉa nhão.
can ung : (027)
Là bệnh can uất hóa hỏa nhiệt độc thành ung độc
do can đờm bất hòa, do ăn béo bổ qúa mức, thấp nhiệt
trùng tích ứ kết hoặc té ngã làn huyết ứ kết a gan.
a-Do tạng can uất kết, có dấu hiệu đau âm ỉ sườn
phải gia tăng dần không nằm nghiêng bên phải được,
giảm hô hấp, phát sốt, sợ lạnh.
b-Do đờm hỏa, bệnh phát triển chậm, không có
dấu hiệu phát sốt.
c-Do huyết ứ, đau nhiều vùng gan, không phát
sốt, gan sưng to dần, bụng căng trướng, sút cân nhanh,
cuối cùng gan hóa mủ mềm, không chữa kịp thời để vỡ
mủ có mầu cà phê, hôi thối, thổ ra máu mủ, hoặc đau
bụng cơn dữ dội, đại tiện ra máu, là dấu hiệu hư thoát
nguy hiểm.
cảnh ung : (028)
Một loại nhọt phát ra a hai bên cổ, dưới hàm,
dưới tai và dưới má. Do phong nhiệt độc hoặc phong
thấp đờm ủng trệ a hai Kinh Thiếu dương và Dương
Minh, thường gặp a trẻ em, có dấu hiệu phát sốt, sợ lạnh
,cứng đau vùng cổ gáy, nhọt dần dần sưng đỏ thành mủ,
nhọt vỡ mủ là khỏi.
Cao lâm : (029)
Tiểu đục trắng như nước vo gạo hoặc váng mỡ,
tiểu không thông, nóng rát đau thuộc thực chứng, không
nóng đau thuộc hư chứng.
a-Thực chứng do thấp nhiệt kết đọng a bàng
quang không khí hóa được dịch chất thành váng mỡ.

115
b-Hư chứng do thận hư không biến hóa dịch chất
thành váng mỡ.
cấm khẩu lị : (30)
Không thiết ăn uống, ăn vào ói ra gay, vùng trung
quản và ngực bí, đầy khó chịu, chất lưỡi đỏ, rêu vàng
nhớt.
a-Do thấp nhiệt tà độc nung nấu kết tụ a ruột làm
tổn thương vị khí và vị âm.
b-Do Tỳ vị tổn thương chức năng hóa giáng làm
nghẽn tắc.
cân anh ( bướu gân cổ ) : (031)
Vùng gân mạch a cổ nổi to chằng chịt như con
giun do tức giận tổn thương can hóa hỏa đốt âm huyết.
cân lưu : (032)
Một loại bướu hình nhọn đỏ tía, có gân xanh
chằng chịt ngoằn ngoèo nổi lên như con giun a bắp chân
, cổ chân tay, theo tây y là bệnh tĩnh mạch giãn bị gấp
khúc.
cân nuy : (033)
Màng gân mất nuôi dưỡng làm co gân, xệ dái
không co lại được, đắng miệng, do can khí nhiệt, can âm
hư tổn, hao tổn thận tinh qúa mức.
cân sán : (034)
Co rút gân bộ sinh dục làm teo, đau, ngứa, sưng
có mủ, khi tiểu có chất nhầy trắng do can kinh thấp nhiệt
và do lao thương phòng thất.
cân tí : (035)

116
Gân mạch co rút làm đau xương khớp do phong
hàn thấp tà gây nên.
cấp hoàng : (036)
Khắp mình đều nổi mầu vàng bóng rất nhanh, sốt
cao, phiền khát, ngực đầy, bụng trướng, hôn mê, nói
sảng, đổ máu cam, đại tiện ra máu, nổi ban chẩn, lưỡi đỏ
tía khô, rêu vàng.. do tỳ vị tích nhiệt độc mạnh nung nấu
hao tân dịch phạm doanh huyết vào tâm bào.
cấp kinh phong : (037)
Phát bệnh nhanh, sốt cao, mặt đỏ, hôn mê, co
giật, mắt trợn ngược, nghiến răng sùi bọt mép, đờm
trong họng khò khè..làm ra bệnh viêm não, màng não..
do ngoại cảm lục dâm hoặc sợ hãi đột ngột, hoặc đờm
tích trệ.
a-Do cảm lục dâm, có dấu hiệu sốt nóng.
b-Do sợ hãi, có dấu hiệu khi ngủ hay giật mình
khóc, sốt không cao.
c-Do đờm tích trệ, có dấu hiệu bụng đau trướng,
đại tiện bí, phân hôi khắm, moa nước chua.
chân tâm thống : (038)
Là cơn đau thắt tim, có dấu hiệu đau thắt vùng
trước tim ngực khiến cho khó chịu, bực tức, vã mồ hôi,
môi tím tái, chân tay lạnh, khác với bệnh hạ tâm thống là
đau vị quản từ mỏm xương ức tra xuống.
chi ẩm : ( 039)
Là bệnh thuộc đờm do thủy khí ứ đọng vùng
hung cách, hoặc do vị quản xông lên phế, khiến phế khí
không giáng nên vùng hung cách bị tra ngại làm thành
suyễn, tha ngắn hơi, nằm xuống không tha được, mặt

117
phù, thuộc chứng phế khí thủng mãn tính hay bệnh tâm
phế mãn tính.
chi nghịch ( chân tay gía lạnh ) : (040)
Chân tay lạnh từ bàn tay tới khuỷu tay và từ bàn
chân đến đầu gối do một trong hai chứng :
a-Hàn chứng : do âm hàn nội thịnh, dương suy,
có dấu hiệu sợ lạnh, chất lưỡI nhạt, tiêu chảy ra nước
trong.
b-Nhiệt chứng : do nhiệt tà thịnh làm tra ngại
dương khí ra tay chân, có dấu hiệu bụng nóng rát, khát
nước, tâm phiền, có thể hôn mê nói sảng, chất lưỡi đỏ
tía.
CH ́NH THỦY : (041)
Là loại bệnh phù thủng toàn thân, có dấu hiệu
bụng đầy, suyễn, nguyên nhân do tỳ thận dương hư, thủy
ứ đọng a ngực bụng hại phế là ngọn, tỳ thận là gốc.
CHÚ H : (042)
Là bệnh iả chảy như nước do hai nguyên nhân :
a-Tỳ vị hư nhược : Có dấu hiệu thân thể suy
nhược,vô lực, bụng khó chịu, chán ăn, biếng nói.
b-Tho nhiệt xâm nhập :Có dấu hiệu sốt cao về
chiều, có mồ hôi hoặc không, khát nước, tiểu nhiều, sốt
dai dẳng không dứt, gầy còm, mất sức, mệt mỏi.
CHUYỂN BàO : (043)
Người có thai đi tiểu không thông do bàng quang
bị ép căng trướng bụng dưới có cảm giác hơi đau tức,
nguyên nhân trung khí bất túc.
CỐ LãNH : (044)

118
Hàn khí a lại trong kinh lạc tạng phủ nào lâu làm
bệnh hàn ẩm, hàn thấp khiến vùng bụng, vùng rốn đau
lạnh, moa dãi trong, khớp xương co rút đau, lạnh chân
tay, do tỳ dương hư yếu.
CỐ Hà : (045)
Bệnh thuộc trường vị, có dấu hiệu đại tiện trước
rắn sau nhão, hoặc lẫn lộn do hàn khí kết tụ a ruột.
C ̃ H ̧NH THƯ : (046)
Bệnh nhọt mọc a vùng bắp vế gọi là cổ, mọc a
bắp chân gọI là hĩnh. Có mủ thấu vào xương, thoạt tiên
rắn chắc to bằng đầu ngón tay, mầu da không thay đổI,
sau mủ mềm lấn vào xương khó vỡ mủ, nguyên nhân do
hàn thấp ngưng kết hoặc tình chí uất kết, can tỳ suy, khí
trệ đờm ngưng.
CỐC ÐN : (047)
Một loại bệnh vàng da do ăn uống không điều
độ, đói no thất thường, thấp trệ và thực trệ gây nên, có
dấu hiệu ăn vào thường chóng mặt, phiền muộn, bao to
khó chịu, đầy bụng, đại tiện nhão, tiểu thông, mình mặt
vàng.
CỐT CHƯNG :(048)
Nhiệt khí từ trong xương phát ra do chứng âm hư
triều nhiệt, kèm theo ra mồ hôi trộm, một trong những
triệu chứng lao phổi nên còn gọi là cốt chưng lao nhiệt.
CỐT LAO : (049)
Bệnh lao khớp xương, phát ra a lứa tuổi nhi đồng
do tiền so có bệnh lao hạch, thường phát ra a cột sống,
hông, gối, cổ chân cuối cùng đến khớp vai, khuỷu, cổ
tay, nguyên nhân do tiên thiên bất túc hoặc do bệnh lâu

119
suy tổn thận khiến cốt tủy bị rỗng, ngoại tà có cơ hội
xâm nhập, trọc đờm ngưng tụ hay do va chạm tổn
thương không hay biết, một thời gian mới nổi sưng
trướng không rắn chắc rồi vỡ mủ trắng như bã đậu khó
liền miệng, kèm theo thân thể gầy còm dần, yếu ớt, triều
nhiệt, ra mồ hôi trộm..
CỐT LU : (050)
Một loại bướu ờ xương do thận khí suy kém, bị
hàn tà và huyết ứ gây nên, bướu sạm đen rắn như đá nổi
gò ngọn bám vào xương không di chuyển.
CỐT NUY : (051)
Một trong chứng nuy (teo), có dấu hiệu vai lưng
mềm yếu khó đứng thẳng, chân vô lực đứng không
vững, da sạm đen, răng khô, nguyên nhân do nhiệt thịnh
làm tổn thương âm dịch, hay do mệt nhọc kéo dài, thận
tinh suy kém, thận hỏa cang thịnh làm khô xương tủy.
CỐT TÝ : (052)
Chứng bệnh do khí huyết không đủ, tà khí xâm
nhập làm tổn thương cốt tủy, làm đau nhức xương, mình
nặng, cảm giác tê dại, chân tay nặng nề khó co động.
CƠ NHƯợC NGƯ L N : (053)
Bệnh da khô đóng vẩy mầu sậm như vẩy cá do ứ
huyết trong cơ thể thường gặp a người cơ thể gầy còm,
nhìn củng mạc có mầu xanh tối.
CƠ TÝ : (054)
Cơ nhục tê dai, ê mỏi, vô lực, ra mồ hôi, do
phong hàn thấp tà xâm phạm cơ nhục.

120

CƯƠNG K ́NH : (055)
Do sốt nhiệt qúa độ xuất hiện triệu chứng uốn
ván, cấm khẩu, mình nóng chân lạnh, khi sợ lạnh thì đầu
phát nóng, mặt mắt đỏ, cổ gáy cứng đơ, chỉ có đầu là lắc
lư. Nguyên nhân do lục dâm xâm nhập hóa phong hỏa
như chứng Dương minh nhiệt thịnh dẫn động can phong
hoặc Tâm doanh nhiệt thịnh dẫn động can phong, hoặc
nhiệt thịnh thương âm, hoặc dùng lầm thuốc hãn, hạ, thổ
cũng có thể làm ra bệnh kính (co cứng).
CƯờNG TRUNG : (056)
Dương vật vô cớ cương cứng kéo dài, không
mềm như bình thường, tinh dịch tiết ra, kèm theo dấu
hiệu tiểu nhiều, môi miệng khô, nguyên nhân do tình dục
qúa độ, mệnh môn hỏa động, âm hư dương cang.
CỬU NHIT THƯƠNG M : (057)
Là bệnh nóng kéo dài thương tổn phần âm:
a-Nếu phế tổn thương : có dấu hiệu họng khô khát, ho
không đờm, lưỡi đỏ khô, mạch sác.
b-Nếu can thận tổn thương : thủy không nuôi mộc, hư
phong nội động, có dấu hiệu miệng khô, lưỡi ráo, chân
tay run rẩy, hồi hộp, mệt mỏi, tai điếc, lưỡi rung, lưỡI đỏ
không rêu. Mạch tế sác vô lực, thường gặp a giai đoạn
cuối của bệnh nhiệt, thời kỳ sắp bình phục.
D
D ÐỀ : (058)
Bệnh không đêm liên tục không dứt của trẻ em,
do 2 nguyên nhân :

121
a-Tỳ lạnh : Có dấu hiệu sắc mặt trắng xanh, tay
bụng lạnh đau, co lưng và kêu khóc, không thiết ăn bú.
b-Tâm nhiệt : Sắc mặt đỏ, tay, bụng ấm, hơi trong
miệng nóng, sợ ánh sáng đèn, ưỡn người mà khóc.
D MANH = quáng gà ( 059)
Tối đến mắt lờ mờ trông không rõ, do tỳ vị hư
yếu dẫn đến can huyết hư hoại, thận âm bất túc.
DI NIU=đái dầm : (060)
Trong giấc ngủ mê thấy đi tiểu tiện, nguyên nhân
do thận khí bất túc, khí cơ bàng quang hư yếu, thiên về
hàn nước tiểu trắng trong, thiên về nhiệt nước tiểu vàng
khai.
DI TINH : (061)
Khi ngủ mà xuất tinh gọi là di tinh, khác vớI ban
ngày vô cớ xuất tinh gọI là hoạt tinh. Nguyên nhân :
a- Do tâm thận bất giao, có dấu hiệu chóng mặt, hồi
hộp, mệt mỏi, nước tiểu ít mầu vàng.
b- Do tướng hỏa bốc mạnh, có dấu hiệu dương vật
dễ cương cứng, miệng khô lưỡI đỏ, chóng mặt,
hoa mắt, tai ù, lưng mỏi.
c- Do thận khí không bền, có dấu hiệu sắc mặt trắng
nhợt, tinh thần ủy mị, dễ xuất tinh, mỏi lưng,
mạch trầm nhược.
d- Do thấp nhiệt hạ chú : có dấu hiệu miệng đắng,
tiểu tiện đỏ, rêu lưỡI vàng nhớt.
DịCH L : (062)
Bệnh truyền nhiễm do thể chất vốn yếu hoặc do
nhiễm độc thực phẩm nước uống, lấn sâu vào trường vị,
phát bệnh nhanh, nguy kịch, đột nhiên sốt cao, run rẩy,

122
khát, đau thắt bụng, đại tiện nhiều lần liên tục ra mủ máu
dính đặc, nôn moa lợm giọng, đôi khi nổi ban chẩn.
DịCH UNG : (063)
Loại ung nhọt ổ gà phát ra a nách, có 2 loại :
a-thuộc dương chứng : sưng cứng đỏ đau do can
tỳ huyết nhiệt a kinh tâm, tâm bào, khi mềm là lúc mưng
mủ.
b-thuộc âm chứng : nếu dần dà mới sung cứng,
da không có vết đỏ, không đau quá, chỉ sốt nhẹ, lâu mới
vỡ mủ, do khí uất trệ a can tỳ.
DU PHONG : (064)
Bệnh phong cấp tính thường gặp a trẻ em, có
dấu hiệu môi miệng, mi mắt, quanh tai, ngực, bụng, lưng
, mu bàn tay.. nổi sưng mảng đỏ to, nóng rát ngứa, kèm
theo phát sốt, đau bụng, nôn moa, tiêu chảy hoặc bí đại
tiện. Bệnh phát từ lưng bụng ra tay chân là thuận, từ tay
chân vào lưng bụng là nghịch. Nguyên nhân do tỳ phế
táo nhiệt, vệ khí biểu bì không bền nên phong tà xâm
nhập làm ủng trệ khiến doanh phận không điều hòa,
hoặc dị ứng bai thức ăn.
DƯƠNG ÐÁN : (065)
Bệnh biểu hư của Thái dương kinh, có dấu hiệu
kém ăn, âm hư sinh nội nhiệt, phát sốt, hơi sợ lạnh, tự ra
mồ hôi, tâm phiền, tiểu tiện luôn, đau gót chân.., bệnh
này đông y chữa bằng Dương đán thang còn gọi là quế
chi thang, cho nên tên bệnh đặt bằng tên thuốc điều trị.
DƯƠNG GIN : (066)
Bệnh nhân khỏe mạnh tự nhiên lên cơn đột ngột
té ngã kêu ré lên, co giật sùi bọt mép, răng nghiến chặt,

123
mắt trợn ngược, mình nóng, mạch huyền, có tên gọi khác
là cấp kinh phong.
DƯƠNG HOàNG : (067)
Bệnh vàng da cấp tính, có dấu hiệu sốt nóng
lạnh, da mặt vàng sáng, miệng đắng khô, muốn ói, bụng
đầy, bí ỉa, nước tiểu đỏ đậm, chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt,
mạch huyền sác..
DƯƠNG HƯ :
Một loại bệnh thiếu dương, có dấu hiệu mặt trắng
nhợt, chân tay không ấm, dễ ra mồ hôi, đi cầu phân
laõng, nước tiểu trong trắng, môi miệng nhạt vô vị, lưỡi
nhạt, rêu trắng nhuận, mạch hư nhược.
DƯƠNG HƯ M THịNH :
Là bệnh thận dương hư, bên trong hàn thịnh,
không sưaI ấm được tạng phủ làm chân tay lạnh, sợ lạnh,
ỉa chảy, phù thủng, mạch trầm, vi.
DƯƠNG HƯ PHÁT NHIT :
Do tỳ vị hư nhược dương khí vượt ra ngoài, nội
thương phát nhiệt, sốt ra mồ hôi vào buổi sáng, sợ gió,
mệt mỏi, biếng nói, mạch phù đại vô lực hoặc tế nhược.
DƯƠNG HƯ NGOI HàN :
Là khí hư hoặc Mệnh môn hỏa kém không giúp tỳ
thận dương chuyển hóa dinh dưỡng làm ấm tạng phủ
nên nhiệt năng không đủ, vệ khí không bền, tuần hoàn
kém làm cơ thể lạnh dễ bị ngoại cảm.
DƯƠNG HƯ THỦY PHIM :

124
Là bệnh thủy thủng mạn tính do tỳ thận dương
hư, vì tỳ chủ vận hóa thủy thấp, thận chủ bài tiết dịch
thủy, có dấu hiệu phù thủng toàn thân, từ lưng tra xuống
phù thấy rõ, đái sẻn ít, bụng đầy trướng, phân long nát,
lưỡi trắng trơn rêu nhạt, do viêm thận mạn tính hoặc suy
tim.
DƯƠNG THỦY :
Một loại bệnh thủy thủng do chức năng phế
không giáng thủy, có dấu hiệu noa ngườI trên phù thủng
trước, da đỏ vàng, bí đại tiện, khát nước, thực chứng cấp
tính.
DƯƠNG THỬ :
Do lao động mệt nhọc dưới nắng gắt bị cảm
nhiễm khí viêm nhiệt làm ra chứng thương tho, có dấu
hiệu sốt cao, khát, tâm phiền, vã mồ hôi, rêu lưỡi vàng
khô, mạch hồng sác.
ÐÁI DƯƠNG :
Còn gọi là Cách dương, thuộc chân hàn giả nhiệt,
có dấu hiệu hư hàn a hạ tiêu xông lên trên thì nóng,
khiến hơi tha gấp, mệt mỏi, nói không ra hơi, chóng mặt,
hồi hộp, nước tiểu trong, đại tiện long nhão, rêu lưỡi đen
nhuận, bệnh tình nghiêm trọng.
Ð
ÐI CỐT KHÔ CO :
Xương khô khan thiếu dinh dưỡng, cơ nhục teo
chỉ còn da bọc xương do thiếu dinh dưỡng.

125

ÐI ÐẦU ÔN :
Một loại bệnh thời khí phong ôn tà độc xâm
phạm phế vị, có dấu hiệu mặt sung đỏ hoặc đau sung cổ
họng, nặng hơn có thể điếc tai cấm khẩu, hôn mê nói
sảng.
Khác với bệnh Hà mô ôn có dấu hiệu cổ gáy sung to toả
lên đầu và mặt trông như hàm ếch.
ÐI KT HUNG :
Từ bệnh lục dâm còn a biểu do chữa sai lầm dùng
phép hạ nên xuất hiện dấu hiệu bụng dưới rắn mà đau
không dám đụng vào được.
ÐI NụC :
Bệnh chảy máu mũi ồ ạt, miệng, mũi, mắt tai có
thể cũng ra máu nguyên nhân do huyết nhiệt đi càn hoặc
khí hư không giữ được huyết.
ÐI QUYT :
Một bệnh thuộc chứng phong (can phong nội
động), ngã lăn hôn mê bất tỉnh.
Khác với bệnh thuộc chứng quyết, cũng ngã lăn bất tỉnh
nhưng không bao lâu tỉnh táo lại ngay như không có gì.
ÐAN ÐộC :
Một loại bệnh nhiệt độc cấp tính ngoài da đỏ như
son, phát ra a bắp chân mặt, từng mảng sưng đỏ gò cao
có bờ nét rõ rệt, bề mặt trơn bóng, sờ cứng chắc, kế cận
nơi đau có nổi hạch, kèm theo sốt cao, rét run, nhức đầu,
đau khớp, nguyên nhân do huyết phận nhiệt phát ra da,
hoặc da bị xây xước nhiễm độc.
ÐO HãN :

126
Ban đêm ngủ ra mồ hôi do âm hư nội nhiệt đẩy
mồ hôi ra ngoài.
ÐẦU GIAO :
Ðầu bị lúc lắc do nhiều nguyên nhân :
a-Do đờm hỏa uất dẫn động can phong làm lắc
đầu hoa mắt, điếc tai, đau cứng cổ gáy.
b-Do Dương minh thực nhiệt dẫn động can
phong làm sốt cao, mặt đỏ, đau bụng, táo bón, ngực
bụng phiền táo..
c-Can thận bất túc do tuổi già hay sau khi ốm
dậy, khí huyết hư nhược thành hư phong nội động, đầu
thường lúc lắc .
ÐẦU PHONG :
Là bệnh đau đầu kéo dài không khỏi, vì lúc có lúc
không, khi xúc động là đau đầu kịch liệt lan tỏa ra chân
mày, con ngươi, mắt tối sầm, da đầu tê dại, không ngẩng
đầu lên được, nguyên nhân do :
a-Phòng hàn xâm phạm kinh lạc a đầu.
b-Ðờm dãi phong hỏa làm ứ trệ khí huyết kinh
lạc.
ÐẦU THỐNG :
Là bệnh đau đầu thường gặp, do nhiều nguyên
nhân :
a-Do phong, có thêm dấu hiệu co giật, hoa mắt,
chóng mặt, sợ gió, ra mồ hôi.
b-Do nhiệt, có thêm dấu hiệu sốt cao, mặt đỏ,
tâm phiền, khát, nhiều mồ hôi.
c-Do hàn, có dấu hiệu co cứng, sợ lạnh.
d-Do thấp, có thêm dấu hiệu đầu nặng nề như bị
bó chặt, nặng, chân tay mỏi, mình nhiệt khó chịu.

127
e-Do đàm, có thêm dấu hiệu chóng mặt, hoa
mắt, lợm giọng, buồn nôn.
f-Do khí hư, có thêm dấu hiệu đau liên mien, làm
việc nhiều thì đau nhiều, mỏi mệt, đoản hơi.
g-Do huyết hư, có thêm dấu hiệu đau vùng trán,
đau nhiều về chiều, kèm theo hồi hộp, sợ sệt, choáng
váng.
h-Do chứng can quyết đầu thống.
i-Do ứ huyết đầu thống.
j-Do lôi đầu phong..
ÐẦU TRọNG :
Là bệnh nặng đầu, nguyên nhân do :
a-Ngoại cảm thấp, có thêm dấu hiệu biểu chứng
cổ gáy đau nhức.
b-Ðàm thấp nghẽn tra, có thêm dấu hiệu choáng
váng, lợm giọng buồn nôn, biếng ăn, đầy tức hông sườn
bụng, chân tay mỏi.
c-Khí huyết hư yếu.
d-Thực nhiệt a kinh Dương minh.
ÐÔNG ÔN :
Là bệnh nhiệt do khí hậu thất thường mùa đông,
có dấu hiệu đau đầu, không mồ hôi, phát sốt, hơi sợ rét,
khát, mũi nghẹt khô hoặc chảy nước mũi, ho khí nghịch,
họng khô, đờm kết, mạch sác, rêu lưỡi trắng chuyển sang
vàng, bệnh diễn tiến chảy mồ hôi, sốt không lui, khát, ho
khan, sợ nóng, đau sườn, mạch sác, lưỡi đỏ, rêu vàng
khô, bệnh truyền biến như bệnh phong ôn.
ÐờM ...M :
Là loại bệnh do thủy ẩm gây nên, phân biệt 2 loại

128
a-Hư chứng : Có dấu hiệu sườn ngực đầy tức,
bụng kêu óc ách, nôn moa dãi trong, chóng mặt, hồi
hộp, hơi ngắn, gầy, nguyên nhân do tỳ thận dương hư
không chuyển hóa, dưỡng trấp hóa thành đàm a trường
vị.
b-Thực chứng : Có dấu hiệu vùng vị quản đầy,
cứng nghẽn, sau khi tiêu chảy lại bị đầy cứng do thủy ẩm
ứ đọng a trường vị, ruột kêu óc ách.
ÐờM BAO :
Do chứng đờm hỏa lưu trú phát sinh khối bọc
dưới lưỡi, bề mặt sáng trơn, mềm, mầu vàng, bên trong
chứa niêm dịch như tròng trắng trứng, tê đau chung
quanh, sưng to ảnh hưang tới ăn uống và phát âm.
ÐờM H1⁄2A :
Vùng cổ và sau tai hay dướI nách có hạch đàm
cứng không di chuyển, rêu lưỡI vàng, mạch huyền hoạt,
nguyên nhân do can hỏa đờm uất.
ÐờM KHÁI :
Loại bệnh thường gặp như viêm phế quản mạn
tính, phế khí thủng, co thắt khí quản, có dấu hiệu ngực
khó chịu, ho nặng đục, dễ khạc đờm, kém ăn, rêu lưỡI
trắng nhợt, mạch phù hoạt, nguyên nhân do đờm thấp
tích chứa trong phế.
ÐờM MÊ T M KHIU :
Bệnh thường gặp như trúng phong hôn mê, viêm
não Nhật Bản, chảy máu não, điên giản, có dấu hiệu
họng vướng đàm, ngực khó chịu, ý thức mơ hồ, hôn mê,
rêu lưỡi trắng nhợt, mạch hoạt.

129

ÐờM NGƯợC :
Là bệnh sốt rét nặng, nóng nhiều, lạnh ít, đau đầu
chóng mặt, nhiều đàm, nặng có thể hôn mê co giật,
mạch huyền hoạt.
ÐờM T ́CH :
Nguyên nhân do đờm ngăn khí trệ, thấp trọc
ngưng tụ trong hung cách, có dấu hiệu hung cách đau
âm ỉ, ho khạc không ra đàm mà nhổ ra dãi dính nhớt,
nuốt vào cổ cảm thấy vướng, chóng mặt hoa mắt, bụng
có khối cứng rắn.
ÐờM TRỞ PH LC :
Phế nhiễm tà khí mất chức năng ph6n giải tân
dịch nên tích tụ chất dịch thành đàm tắc nghẽn gây bệnh
suyễn, ho nguyên nhân do đờm nhiệt hoặc đờm thấp tra
phế.
ÐỞM THC :
Là loại bệnh thực chứng, có dấu hiệu ngực bụng
đầy tức, đau dướI sườn, miệng đắng khô, đau hai bên
thái dương và đuôi mắt trên đường kinh đam do đam khí
không thông.
E
:
Tròng đen mắt phủ một lớp màng làm tra ngại thị
lực.
CÁCH :
Thường gặp trong bệnh ung thư bao to, thực
quản, hẹp môn vị hay môn vị bị co thắt làm vướng (ế) khi

130
nuốt gây tiếng nấc, nghẹn nơi hung cách (cách), bai uống
rượu, thức ăn cay nóng, cứng khó tiêu, không chuyển hóa
được biến thành đàm tích, hoặc ưu tư uất giận, do các
nhuyên nhân sau :
a-Ðàm khí ngăn tra : Có dấu hiệu nuốt bị vướng,
hung cách nghẽn đầy đau âm ỉ, phân khô, miệng họng
khô.
b-Huyết ứ kết : Có dấu hiệu đau hung cách như
dùi đâm, ăn vào ói ra, uống nước cũng khó nuốt, đại tiện
táo phân dê, đen khô, moa đờm dãi huyết tím.
c-Dương khí hư : Có dấu hiệu ăn uống không
xuống, sắc mặt trắng, ớn lạnh, hơi tha ngắn, nhổ ra dãi
trong, mặt phù, chân thủng, bụng trướng.

G
GII TμNH :
Bệnh về mắt bị đục thủy tinh thể, tròng đen xuất
hiện màng do hỏa nhiệt xông lên.
GIAO TRƯờNG :
Ðại tiểu tiện lẫn lộn, iả ra nước, đái ra nước phân.
Bệnh xảy ra sau khi âm đạo và bàng quang bị tổn thương
liên quan đến trực trường bị lỗ rò.
GIÁP CHI UNG :
Bệnh ung nhọt mọc a nách thuộc dương chứng,
có dấu hiệu sưng đỏ, rắn, đau đột ngột kèm sốt nóng rét,
do can tỳ huyết nhiệt hoặc kinh tâm và tâm bào bị phong
nhiệt.

131

GIT ...M :
Ngoài biểu nước ứ đọng dưới da, đau khắp ngườI,
phù thủng nặng, ho suyễn, do suy tim hoặc viêm thận.
GIỐC CUNG PHN TRƯƠNG :
Bệnh đầu gáy cứng đơ, lưng cong về phía sau
như cánh cung, thường gặp trong bệnh kinh phong, phá
thương phong, là nguyên nhân dẫn đến viêm não, màng
não.
GII SỈ :
Bệnh nghiến răng trong khi ngủ do vị nhiệt hay
do giun sán.

H

Hà Tụ:
Bệnh thuộc Mạch Nhâm của phụ nữ, có dấu hiệu
dưới rốn tụ khối cứng di chuyển, quặn đau.
H BÁCH :
Bệnh quặn đau bụng muốn đi cầu gấp, nhưng đi
không được.
H CẤP THN M :
Bệnh tâm hỏa thịnh dẫn Mệnh môn hỏa vọng
động làm hao tổn thận âm gây hư phiền, mất ngủ, di
tunh, tảo tiết.
H LợI :

132
Bệnh tiêu chảy ra nước trong lẫn thức ăn, không
có mùi hôi, do tỳ thận dương hư, có dấu hiệu sợ lạnh, chi
lạnh, mệt mỏi, mạch vi.
H QUYT THƯợNG MO :
Bệnh khí nghịch lên đầu, vì trọc khí của vị không
giáng, tỳ khí không thăng, mà đi nghịch, có dấu hiệu
chóng mặt, hoa mắt, mắt mờ, bụng trướng.
H TIÊU :
Bệnh tiểu nhiều, nước tiểu sánh như mỡ, kèm
phiền táo, khát, lưỡi đỏ, mạch trầm tế, do thận âm khuy
tổn không nhiếp làm mất chức năng chuyển hóa của tỳ
vị. Bệnh nặng sẽ tiểu nhiều lần, sắc mặt tối, dương nuy,
mạch tế nhược, là âm dương đều hư.
H T ̃N CP THƯợNG :
Bệnh hư tổ từ dưới liên lụy đến trên, có 5 loại :
a-Thận tổn : Như di tinh, kinh bế.
b-Can tổn : Ðau sườn.
c-Tỳ tổn : Trướng bụng tiêu chảy.
d-Tâm tổn : Sợ hãi, mất ngủ.
e-Phế tổn : Ho suyễn
HC TẤT PHONG :
Bệnh đau sung khớp gối, cơ thịt teo trông giống
gối chim hạc, nguyên nhân do thận âm khuy tổn bai hàn
thấp xâm phạm ngưng tụ a khớp gối.
HC TẤT PHONG ÐàM :
Một loại lưu đàm a khớp gối, sưng nổi to như
nhồi bông, không đau tại gối, chỗ sưng không nóng
không lạnh, nhưng đau càng tăng a đùi dần dà không co

133
duỗi được, cơ thịt teo quắt chắc như đá, lâu ngày vỡ chãy
ra nước hay mủ rồi thoái hóa khớp gối biến dạng vẹo
lệnh sang trái hay phải làn chân co ngắn lại, giống như
lao khớp gối.
HàN L :
Ðau bụng đi cầu ra phân loãng trắng đỏ lẫn lộn,
tanh, rêu lưỡI trắng, mạch trì, nguyên nhân do nóng nực
đi hóng mát, hoặc ăn qúa mức thức ăn mát sống lạnh
không sạch làm hàn khí ngưng trệ khiến tỳ dương bị tổn
thương.
HàN NGƯợC :
Bệnh sốt rét nhiều, nóng ít, mỗI ngày lên cơn một
lần hoặc cách ngày một lần, làm đau đầu, có hoặc không
có mồ hôi, mạch huyền khẩn có lực, nguyên nhân do
ngườiI có hàn khí ẩn náu sẵn lại bị thêm cảm nhiễm
phong hàn làm tổn dương khí làm nghẽn tra lưu thông
khí huyết .
HàN SÁN :
Có hai loại : Loại đau bụng cấp tính, loại đau bộ
sinh dục.
A-Ðau bụng cấp tính:
Quanh rốn đau như cắt, vã mồ hôi lạnh, chi lạnh
quyết nghịch, toàn thân gía lạnh, tê dại, mạch trầm khẩn,
nguyên nhân do :
a-Tỳ vị hư hàn
b-Sau khi sinh na, bị cảm nhiễm ngoại tà phong
hàn kết tụ trong bụng.
c-Huyết hư : có thêm dấu hiệu bụng dưới co cứng
đau lan tới hai bên sườn.

134

B-Ðau bộ sinh dục :
m nang lạnh, sưng, rắn và đau lan tỏa, âm hành
không co, chi lạnh, ớn lạnh, sợ lạnh, ưa ấm, nguyên nhân
do hàn tà xâm phạm kinh Quyết âm can.
HàN THẤP :
Cơ bắp đau nhức, các khớp xương tê dại, co giật,
nguyên nhân do thấp tà xâm phạm khiến vệ khí nghẽn
tra.
HàN THẤP L :
Ði cầu loãng phân trắng nhầy như óc cá, bụng
trướng đau âm ỉ, nặng hậu môn, không sốt, mệt mỏi,
biếng ăn, nước tiểu trong hoặc hơi vàng, lưỡi nhợt, mạch
trì, hoãn, nguyên nhân do tỳ vị dương hư, thấp trọc
nghẽn tra.
HÁO SUYỄN :
Bệnh hen suyễn. Hen nói theo tiếng kêu, suyễn
nói theo tiếng tha. Phân biệt : Khi lên cơn háo (hen)
thường kèm theo tha suyễn, nhưng khi lên cơn suyễn
thường không kèm theo háo. Loại háo hơi tha gấp gáp,
hơi đưa lên thì ít hơi đưa xuống thì nhiều, loại suyễn hơi
đưa lên thì nhiều, đưa xuống thì ít. Nguyên nhân do đờm
ẩm. Bệnh bẩm sinh gọi là thiên háo. Nguyên nhân bên
ngoài do khí hậu lục dâm ( thời tiết nóng, lạnh). Chia 2
loại :
a- Lãnh háo :Ho đờm trong loãng trắng, có bọt
dính, không khát, tức nghẹt vùng ngực, đôi
khi kiêm biểu chứng phong hàn. Những người
bệnh lãnh háo, thay đổi từ vùng lạnh sang
vùng nắng ấm sẽ lành bệnh.

135
b- Nhiệt háo : Ho đờm đặc vàng dính khó khạc,
mặt đỏ, tự ra mồ hôi, phiền muộn, đôi khi
kiêm chứng phong nhiệt. Những người bệnh
nhiệt háo thay đổi sang vùng mát sẽ lành
bệnh.
Ngoài ra, nguyên nhân khác do ăn uống những
chất lạnh, nhiều tinh bột, thức ăn nhiều nhiệt tính
hoặc hàn tính, tỳ dương hư không chuyển hóa
dưỡng trấp thành huyết mà hóa thành đờm,
nguyên nhân do tình chí, do mệt nhọc qúa độ.
Khi bệnh nặng mãn tính sẽ tổn thương chức năng
ba tạng phế, tỳ, thận đều hư sẽ xuất hiện gốc hư
ngọn thực (bản hư, tiêu thực).
HC ÐÁI :
m đạo phụ nữ chảy ra nước đỏ đen hoặc loãng
hoặc đặc mùi tanh khắm, nguyên nhân do thận thủy bị
hư nhiệt nung nấu.
HOC LON :
Bệnh truyền nhiễm, chia 2 loại :
a-Thấp hoắc loạn : Vị, trường thổ tả (trên ói, dưới
ỉa chảy) ra thức ăn. Bao gồm bệnh viêm ruột cấp xảy ra
trong mùa hè.
b-Cam hoắc loạn : Ðau thắt ruột, phiền táo, muốn
thổ, muốn tả cũng không được.
HOC LON TRUYỀN C N :
Bệnh ói moa đi tiêu chảy nhiều làm mất nước qúa
nhiều đến nỗi cơ bụng, bắp chân tay bị chuột rút gân
không duỗi ra được.
HẦU CAM :

136
Yết hầu tổn thương, hàm trên bị la loét vết to nhỏ
không đều mầu vàng làm đau đầu, sốt nóng lạnh do
những nguyên nhân :
a-Vị nhiệt độc xông lên họng bị kết độc.
b-Ngoại cảm phong nhiệt.
HẦU ÐINH :
Mụn nhọt mọc a hai bên lưỡi gà, cạnh hạch
amygdale, có rễ sâu như đinh ốc, trước khi mọc mụn đã
bị phát sốt, sợ lạnh, đau đầu, nguyên nhân do : Tà nhiệt
xâm phạm phế vị, khiến hỏa đột kết tụ a cổ họng.
Thuận chứng : Mụn sưng đỏ, đầu ngòi vỡ mủ.
Nghịch chứng : Mụn mềm loét nát, nguy hiểm hơn.
HẦU LU :
Cục thịt cứng rắn, sắc đỏ, mọc một hoặc hai bên
họng, bề mặt bóng, sờ vào đau làm khó tha, khó ăn khi
nuốt, nguyên nhân :
a-Do can khí uất kết
b-Ðờm dãi, khí huyết ngưng trệ a họng gây nên.
HẦU NHAM :
Bệnh cấp tính, nghiêm trọng, họng nổi khối sưng
như con sâu to, khi vỡ chảy mủ thối, khó tha, nếu khối
mụn to chặn vào thanh quản sẽ khó tha, khó ăn nuốt,
khàn tiếng, gầy còm, sốt về chiều, tương tự như ung thư
họng, nguyên nhân do :
a-Uất giận thương can.
b-Tư lự thương tỳ.
c-Tỳ thận đều hư do rượu chè qúa độ.
HẦU PHONG :

137
Vùng họng sưng đau đột ngột khó tha, khó nuốt,
đờm dãi nghẽn tắc, răng cắn chặt, thần trí lơ mơ, nguyên
nhân do : Ngoại tà phong nhiệt và phế vị tích nhiệt, cả
hai phong và nhiệt nung nấu thành bệnh.
( Bệnh danh sẽ đề cập đầy đủ trong tài liệu riêng )
PH N BIỆT TỪ BỆNH ĐẾN CHỨNG
a.Quy ƯC VẼ BIỂU ÐỒ bệnh LÝ :

Khi 12 kinh không bệnh được vẽ tượng trưng
bằng các vòng tròn nhỏ bằng nhau giao nhau từng cặp a
5 điểm ngũ hành tương sinh hỏa, thổ, kim, thủy, mộc,
trên một vòng tròn lớn lồng ngoài ngôi sao ngũ hành
tương khắc. Bên ngoài vòng tròn lớn chứa 6 kinh dương
,bên trong vòng tròn lớn chứa 6 kinh âm. Như vậy mỗi
kinh đều có một âm một dương, nên chúng ta có thể gọi
tên đường kinh theo ngũ hành ,như kinh kim âm là phế,
kim dương là đại trường...Luật tương sinh tương khắc
trong cơ thể được áp dụng cùng một lúc một cách tự
động gọi là vòng chế hóa ngũ hành, có nhiệm vụ điều
chỉnh sự khí hóa của cả tổng thể luôn luôn a trạng thái
quân bình. Thí dụ hỏa sinh thổ dư thừa, tức thì mộc sẽ
không sinh thêm hỏa mà mộc phải khắc chế bớt thổ để
lập lại quân bình của cả tổng thể

139

Một biểu đồ không bị bệnh

Khi một kinh bị bệnh thực hay hư do thời tiết, do
ăn uống hoặc dùng thực phẩm không thích hợp với cơ
thể, do thuốc men, do tâm lý ...ảnh hưang qúa mạnh, tự
nó không thể giữ quân bình sự khí hóa chung cho tổng
thể nên khả năng khí hóa bị xáo trộn làm cho đường kinh
này dư thừa năng lượng, hoạt động qúa mạnh gọi là thực
,đường kinh kia thiếu năng lượng, hoạt động qúa yếu gọi
là hư, chúng ta quy ước bằng một vòng tròn nhỏ bị biến
dạng. Bệnh thực, vòng tròn nhỏ sẽ tra nên to hơn bình
thường. Bệnh hư, vòng tròn nhỏ sẽ bé hơn bình thường.

B.Phương pháp chẩn đoán bệnh

140
Cách vẽ phân biệt bệnh hư thực thuộc cơ sa hay
thuộc chức năng :

Những vòng tròn nhỏ chỉ các đường kinh, được
chia làm hai phần bằng một lằn gạch kẻ qua tâm vòng
tròn, nếu đường kinh không có bệnh, sẽ không vẽ gì
thêm a bên ngoài hay bên trong vòng tròn nhỏ. Phía bên
trái noa vòng tròn chỉ cơ sa (viết tắt cs), phía bên phải
noa vòng tròn chỉ chức năng (viết tắt cn). Nếu bệnh thực
sẽ vẽ thêm một lằn đen bên ngoài vòng tròn, nếu hư sẽ
vẽ thêm một lằn đen bên trong vòng tròn. Riêng tạng
phế, có hai lá phổi, tạng thận, có hai qủa thận, nên mỗi
noa vòng tròn đều chỉ vừa cơ sơ vừa chức năng của phổi
trái, thận trái, hoặc của phổi phải, thận phải.

Thí dụ 1: Một biểu đồ khám bằng Quy Kinh Chẩn Pháp,
có chi tiết như sau:
Trên hành hỏa : Kinh Tiểu trường :cn.thực.
Kinh Tam tiêu : cs.cn.thực.
Kinh Tâm bào : cn.thực.
Trên hành thổ : Kinh Vị :cs.hư. cn.thực.
Kinh Tỳ :cs.thực.
Trên hành kim: Kinh Ðại trường :cn.cs trực trường hư
Kinh Phế :cn.cs.phổi phải thực.
Trên hành thủy : Kinh Thận :cn.cs.thận phải thực.
Trên hành mộc : Kinh Ðam :cn.thực.
Kinh Can : cs.thực.

141

Khám theo tứ chẩn để tìm chứng :
Vọng : Rêu lưỡi trắng trơn, chất lưỡi đỏ nhạt,
miệng có nước dãi trong.( do chứng hàn)
Văn : Tha yếu. ( do chứng khí hư)
Vấn : Sau khi ăn thức ăn lạnh bụng bị đau, ăn
uống kém, miệng không khát, thích uống nước nóng.(
do vị hư hàn)
Thiết : Ấn vào bụng cảm thấy dễ chịu, ấn vào
thành bao to cảm thấy đau,tay chân lạnh. (do chứng
dương khí hư ).

Khám theo Quy Kinh Chẩn Pháp để tìm nguyên
nhân :

142

Nhận xét :
Vị thực không do mẹ truyền vì hỏa hư, nên bệnh từ bao
to do ăn uống gây ra.
Thận thực do uống nước không đủ hỏa a Mệnh môn tam
tiêu chuyển hóa vì K. Tam tiêu hư nên cơ thể bị hàn, tay
chân lạnh .
Kết luận :
Có 5 kinh bệnh, nhưng dấu hiệu lâm sàng có triệu chứng
a bao to, tính chất bệnh là chứng hàn, cho nên bệnh như
vậy gọi là bệnh ‘ vị hàn’ .

Khám theo huyệt :
Vùng lưng lạnh , Tâm du không đau, Vị du
đau,Thận du, Bàng quang du đau,Tam tiêu du không đau.
Vùng bụng, huyệt Trung quản đau ,lạnh,khi bấm vào
bụng kêu ọc ạch.Huyệt Thúc cốt a chân đau.
Khám theo âm dương :
Tùy theo dấu hiệu của bệnh đang diễn tiến a giai
đoạn nào là chính, bệnh chứng sẽ lộ ra như nhiệt độ a

143
bàn tay,a trán, a chân, mầu sắc a mặt, a da, a lưỡi,a
tiếng nói, hơi tha, a tiêu hóa...
Nếu có dấu hiệu hư, hàn, mãn tính, suy nhược, sợ
lạnh, sắc mặt tái,ăn không tiêu, không thích uống nước
nhiều, nếu có uống thích uống nước nóng ấm...đó là
những dấu hiệu của âm chứng.
Nếu có dấu hiệu nóng nhiệt, khát, thích uống
nước mát,đi đại tiện phân khô,mặt đỏ, lưỡi đỏ, khô...đó
là những dấu hiệu của dương chứng.
Một bệnh do một chứng:
Một bệnh do một chứng đơn giản làm ra bệnh .
Thí dụ : Ăn không tiêu do vị hàn, biểu đồ như
trên.
Khi khám và định bệnh có dấu hiệu như : bụng
lạnh đau, thích uống nước ấm, nhưng không dám uống
nhiều vì có dư nước không đủ hỏa để chuyển hóa khí,
nguyên nhân do tâm hỏa suy.
Một bệnh do nhiều chứng :
Một bệnh cũng có thể do chứng phức tạp làm ra
bệnh như :
Bệnh chai gan :
Do chứng tam dương thực nhiệt bai ba kinh Vị,
Ðam, Bàng quang đều nhiệt kết khí a gan làm ra bệnh
chai gan.
Bệnh ung thư to cung :
Do chứng tam âm thực hàn bai ba kinh Can, Tỳ,
Thận đều hàn kết khối u a bụng dưới làm thành bướu.

144

Bệnh cao áp huyết :
Có thể do nhiều chứng khác nhau làm ra bệnh
như chứng can hỏa vượng, chứng can phong nội
động,chứng dương cang can nhiệt, chứng âm hư dương
cang,chứng can thận âm hư, chứng âm dương lưỡng hư...
Do chứng dương cang can nhiệt thịnh :
Ðầu nóng hơn chân, đầu căng đau,váng đầu,buồn
bực, dễ cáu giận,họng khô khát nóng, thích uống
mát,bón,tiểu vàng,chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.
Do chứng âm hư dương can :
Ðầu căng đau,váng, miệng họng khô, dễ cáu
giận,mỏi lưng gối, sắc lưỡi đỏ, rêu khô.
Do chứng can thận âm hư :
Chóng mặt hoa mắt, hay quên, mất ngủ, lưng gối
nhức mỏi, king nguyệt không đều, bón, lưỡi đỏ, rêu ít.
Trong trường hợp một bệnh có một chứng ,cần
phân biệt bệnh do tạng hay phủ nào bị hư, bị thực, bị
hàn, bị nhiệt, và nguyên nhân do tinh hay khí hay thần
làm ra, dấu hiệu lâm sàng thuộc chứng nào và cuối cùng
cần phải truy tìm nguyên nhân gốc phát bệnh do tạng
phủ nào đã tạo ra chứng ấy, bệnh ấy, mới có được cách
chữa đúng.
.BNH NGOI CM :
Dấu hiệu lâm sàng chung : sốt, nghẹt mũi, chảy nước
mũi, ho, đau mình mẩy.
Do chứng phong hàn :
Thêm dấu hiệu sợ lạnh,không mồ hôi,đờm trắng
loãng, rêu lưỡi trắng mỏng trơn.

145

Do chứng phong nhiệt :
Thêm dấu hiệu sợ gió, họng khô đau, đờm dính,
đổ mồ hôi,đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.
Do chứng phong hàn giáp thấp :
Thêm dấu hiệu đầu đau căng,người nóng hâm
hấp, chân tay mỏi nặnh nề, bụng trướng hoặc đau bụnh
đi cầu, rêu lưỡi trơn.
Do chứng cảm lạnh mùa hè :
Sốt sợ lạnh, không mồ hôi, miệng khát, nước tiểu
vàng,rêu lưỡi vàng mỏng.
Do chứng ngoại hàn, nội nhiệt :
Sợ lạnh không ra mồ hôi ,đầu mình đau, họng
khô đau, đờm dính.
Bệnh viêm phế quản:
Dấu hiệu lâm sàng chung : Sốt, ho đờm.
Do chứng phong hàn :
Gặp gió lạnh ho nhiều,đờm trắng trong loãng,sợ
lạnh,đầu và chân tay đau nhức, miệng nhạt không
khát,lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng trơn.
Do chứng phong nhiệt :
Sợ gió,đờm dính, họng khô đau, đầu lưỡi đỏ.
Do chứng phế hư hàn giáp đờm ẩm :
Gặp gió thì ho,đờm trắng loãng có bọt, tức ngực,
miệng nhạt không khát,thích uống nóng, dễ ra mồ hôi,
rêu lưỡi trắng trơn.
Do chứng khí hư đờm trọc :
Tiếng ho nhỏ, ho kéo dài, khi ho hoặc hoạt dộng
thì toát mồ hôi, tha ngắn, tức ngực, ăn ít, lưỡi nhạt, rêu
dính nhớt.
Do phế uẩn nhiệt đờm :

146
Ho gấp, đờm vàng dính, miệng khô, tức ngực,
chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.
Do chứng âm hư (phế thận ):
Ho khan không đờm hoặc ít đờm, họng, miệng
khô ráo, chân tay nóng, lưng gối nhức mỏi, đàn ông di
tinh, lưỡi đỏ nhạt rêu lưỡi ít.

Bệnh hen PH QUN :
Là bệnh dị ứng của phổi, đông y gọi là bệnh háo ,
nguyên nhân do đờm trọc tích lũy trong phổi lâu ngãy
dẫn đến phế, tỳ, thận hư lại do thời tiết thay đổi, do ăn
uống bị dị ứng,hay do hút thuốc uống rượu hoặc làm việc
quá mệt nhọc, lúc lên cơn tha khò khè, gấp gáp như
suyễn, nằm ngoa khó tha, khảc đờm.Ðông y phân biệt
thành bốn chứng :
Do chứng hàn :
Suyễn phát đột ngột, tha gấp, khó, có tiếng kéo
đờm, khạc đờm trắng loãng,sốt, sợ lạnh,không khát, chảy
nước mũi trong,đau nhức mình, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi
trắng.
Do chứng đờm nhiệt :
Trời nắng hoặc a nơi nóng bị tức ngực khó tha,
tha gấp, đờm vàng dính, miệng khát, buồn bực, bón, lưỡi
đỏ, rêu vàng nhẵn.
Do chứng đờm trọc :
Khi lên cơn đờm khò khè trong cổ, tức ngực,
bụng, sườn, buồn nôn, không nằm được, rêu lưỡi trắng
dính.

147

Do chứng khí hư :
Hơi tha ngắn, nói nhỏ, ăn uống kém, sau khi ăn
sình bụng, ho đờm trắng, tự xuất mồ hôi, lưỡi nhạt.
Do chứng dương hư :
Khi vận động thì tha khò khè, ho đờm trong,
loãng, sợ lạnh, chi lạnh, tiểu nước trong nhiều, lưỡi nhạt
bóng, rêu trắng trơn.
Do chứng âm hư :
Bàn tay chân nóng, ho đờm ít mà dính, họng ráo
miệng khô, tha khò khè, buồn bực,chất lưỡi đỏ.

(Chúng ta sẽ nghiên cứu trong phần Những bài tập mẫu)
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6818
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am


Quay về Mục dành cho học viên nâng cao tay nghề

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron