TÔI TU TỊNH ĐỘ

Re: TÔI TU TỊNH ĐỘ

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 2 Tháng 5 17, 2021 11:04 am

PHÁT BỒ ĐỀ TÂM-PHÁT TÂM VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ.

Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Niệm Phật Thập Yếu, đem công đức niệm Phật để cầu phước lợi nhỏ nhen ở thế gian, tất không hợp với bản hoài của Phật, cho nên hành giả phải vì sự thoát ly khỏi vòng sống chết luân hồi mà niệm Phật. Nhưng nếu vì giải thoát cho riêng mình mà tu niệm, cũng chỉ hợp với bản hoài của Phật một phần ít mà thôi. Vậy bản hoài của Phật như thế nào? Bản hoài đích thực của Đức Thế Tôn là muốn cho tất cả chúng sanh đều thoát vòng sanh tử, đều được giác ngộ như Ngài. Cho nên người niệm Phật cần phải phát Bồ Đề tâm. Bồ Đề nghĩa là “Giác.” Trong ấy có ba bậc :

-Thanh Văn Bồ Đề
-Duyên Giác Bồ Đề
-Phật Bồ Đề

Người niệm Phật phát tâm Bồ Đề, chính là phát tâm cầu quả giác ngộ của Phật; quả vị ấy cùng tột không chi hơn, siêu cả hàng Thanh Văn Duyên Giác, nên gọi là Vô Thượng Bồ Đề. Tâm nầy gồm hai chủng tử chính, là từ bi và trí huệ, hay phát xuất công năng độ thoát mình và tất cả chúng sanh.
Làm cách nào để phát Tâm Bồ Đề ? Phát Bồ Đề Tâm như trên đã nói, có thể tóm tắt trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện :
“Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.”

Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Niệm Phật Thập Yếu, không phải chỉ nói suông “Tôi phát Bồ Đề Tâm” là đã phát tâm, hay mỗi ngày tuyên đọc Tứ Hoằng Thệ Nguyện, gọi là đã phát Bồ Đề Tâm. Muốn phát Bồ Đề Tâm hành giả cần phải quán sát để phát tâm một cách thiết thật, và hành động đúng theo tâm nguyện ấy trong đời tu của mình. Có những người xuất gia, tại gia mỗi ngày sau khi tụng kinh niệm Phật đều quỳ đọc bài hồi hướng: “Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não…” Nhưng rồi trong hành động thì trái lại, nay tham lam, mai hờn giận, mốt si mê biếng trễ, bữa kia nói xấu hay chê bai chỉ trích người, đến bữa khác lại có chuyện tranh cãi gây gổ buồn ghét nhau. Như thế tam chướng làm sao tiêu trừ được? Chúng ta phần nhiều chỉ tu theo hình thức, chứ ít chú trọng đến chỗ khai tâm, thành thử lửa tam độc vẫn cháy hừng hực, không hưởng được hương vị thanh lương giải thoát của Đức Phật đã chỉ dạy. Cho nên ở đây lại cần đặt vấn đề “Làm thế nào để phát Bồ Đề Tâm?” Muốn cho lòng Bồ Đề phát sanh một cách thiết thực. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Niệm Phật Thập Yếu, chúng ta nên suy tư quán sát để phát tâm theo sáu yếu điểm gọi là Lục Tâm sau đây.

Lục Tâm :

1-Giác Ngộ Tâm :

Chúng sanh thường chấp sắc thân nầy là ta, tâm thức có hiểu biết, có buồn giận thương vui là ta. Nhưng thật ra, sắc thân nầy giả dối, ngày kia khi chết đi nó sẽ tan về với đất bụi, nên thân tứ đại không phải là ta. Tâm thức cũng thế, nó chỉ là thể tổng hợp về cái biết của sáu trần là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Ví dụ như một người trước kia dốt, nay theo học chữ Việt, tiếng Anh, khi học thành, có cái biết về chữ Việt tiếng Anh. Lại như một kẻ chưa biết Ba Lê, sau có dịp sang Pháp du ngoạn, thu thập hình ảnh của thành phố ấy vào tâm. Khi trở về bản xứ có ai nói đến Ba Lê, nơi tâm thức hiện rõ quang cảnh của đô thị ấy. Cái biết đó trước kia không, khi lịch cảnh thu nhận vào nên tạm có, sau bỏ lãng không nghĩ đến, lần lần nó sẽ phai lạt đến tan mất hẳn rồi trở về không. Cái biết của ta khi có khi không, hình ảnh nầy tiêu hình ảnh khác hiện, tùy theo trần cảnh thay đổi luôn luôn, hư giả không thật, nên chẳng phải là ta. Cổ đức đã bảo: “Thân như bọt tụ, tâm như gió. Huyễn hiện vô căn, không tánh thật.” Nếu giác ngộ thân tâm như huyễn, không chấp trước, lần lần sẽ đi vào cảnh giới “nhơn không” chẳng còn ngã tướng. Cái ta của ta đã không, thì cái ta của người khác cũng không, nên không có “nhơn tướng.” Cái ta của mình và người đã không, tất cái ta của vô lượng chúng sanh cũng không, nên không có “chúng sanh tướng.” Cái ta đã không, nên không có bản ngã bền lâu, không thật có ai chứng đắc, cho đến cảnh chứng thường trụ vĩnh cửu của Niết Bàn cũng không, nên không có “thọ giả tướng.” Đây cần nên nhận rõ, cũng không phải không có thật thể chân ngã của tánh chân như thường trụ, nhưng vì Thánh giả không chấp trước, nên thể ấy thành không. Nhơn đã không thì pháp cũng không, vì sự cảnh luôn luôn thay đổi sanh diệt không có tự thể. Đây lại cần nên nhận rõ chẳng phải các pháp khi hoại diệt mới thành không, mà vì nó hư huyễn, nên đương thể chính là không, cả “nhơn” cũng thế. Cho nên cổ đức đã bảo: “Cần chi đợi hoa rụng, mới biết sắc là không.” (Hà tu đãi hoa lạc, nhiên hậu thỉ tri không). Hành giả khi đã giác ngộ “Nhơn” và “Pháp” đều không, thì giữ lòng thanh tịnh trong sáng không chấp trước mà niệm Phật. Dùng lòng giác ngộ như thế mà hành đạo, mới gọi là phát Bồ Đề Tâm.

2-Bình Đẳng Tâm :

Trong khế kinh, Đức Phật khuyên dạy: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đều là cha mẹ đời quá khứ và chư Phật đời vị lai.” Chư Phật thấy chúng sanh là Phật, nên dùng tâm bình đẳng đại bi mà tế độ. Chúng sanh thấy chư Phật là chúng sanh, nên khởi lòng phiền não phân biệt ghét khinh. Cũng đồng một cái nhìn, nhưng lại khác nhau bởi mê và ngộ. Là đệ tử Phật, ta nên tuân lời Đức Thế Tôn chỉ dạy, đối với chúng sanh phải có tâm bình đẳng và tôn trọng, bởi vì đó là chư Phật vị lai, đồng một Phật tánh. Khi dùng lòng bình đẳng tôn kính tu niệm, sẽ dứt được nghiệp chướng phân biệt khinh mạn, nảy sanh các đức lành. Dùng lòng bình đẳng như thế mà hành đạo, mới gọi là phát Bồ Đề tâm.

3-Tâm Từ Bi :

Ta cùng chúng sanh đều sẳn đủ đức hạnh, tướng hảo trí huệ của Như Lai, mà vì mê chân tánh, khởi hoặc nghiệp nên phải bị luân hồi, chịu vô biên sự thống khổ. Nay đã rõ như thế, ta phải dứt tâm ghét thương phân biệt, khởi lòng cảm hối từ bi tìm phương tiện độ mình cứu người, để cùng nhau được an vui thoát khổ. Nên nhận rõ từ bi khác với ái kiến. Ái kiến là lòng thương yêu mà chấp luyến trên hình thức, nên kết quả bị sợi dây tình ái ràng buộc. Từ bi là lòng xót thương cứu độ, mà lìa tướng, không phân biệt chấp trước; tâm nầy thể hiện dưới đủ mọi mặt, nên kết quả được an vui giải thoát, phước huệ càng tăng. Muốn cho tâm từ bi được thêm rộng, ta nên từ nỗi khổ của mình, cảm thông đến các nỗi khổ khó nhẫn thọ hơn của kẻ khác, tự nhiên sanh lòng xót thương muốn cứu độ, niệm từ bi của Bồ Đề tâm chưa phát bỗng tự phát sanh.
Trong Kinh Hoa Nghiêm, ngài Phổ Hiền đã khai thị : “ Đại Bồ Tát với lòng đại bi có mười cách quán sát chúng sanh không nơi nương tựa mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh tánh chẳng điều thuận mà khởi đại bi, quán sát chúng sanh nghèo khổ không căn lành mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh ngủ say trong đêm dài vô minh mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh làm những điều ác mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh đã bị ràng buộc, lại thích lao mình vào chỗ ràng buộc mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh bị chìm đắm trong biển sanh tử mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh vương mang tật khổ lâu dài mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh không ưa thích pháp lành mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh xa mất Phật pháp mà khởi đại bi…” Đã phát tâm đại bi tất phải phát đại Bồ Đề tâm thề nguyền cứu độ. Thế thì lòng đại bi và lòng đại Bồ Đề dung thông nhau. Cho nên phát từ bi tâm tức là phát Bồ Đề tâm. Dùng lòng đại từ bi như thế mà hành đạo, mới gọi là phát Bồ Đề tâm.

4-Hoan Hỷ Tâm

Đã có xót thương tất phải thể hiện lòng ấy qua tâm hoan hỷ. Lòng tùy hỷ trừ được chướng tật đố nhỏ nhen. Lòng hỷ xả giải được chướng thù báo phục. Bởi tâm Hoan Hỷ không ngoài sự giác ngộ mà thể hiện, nên đó chính là lòng Bồ Đề. Hoan hỷ có hai thứ:

a) Tùy Hỷ là khi thấy trên từ chư Phật, Thánh nhân, dưới cho đến các loại chúng sanh, có làm được công đức gì, dù là nhỏ mọn cũng vui mừng theo. Và khi thấy ai được sự phước lợi, hưng thạnh thành công, an ổn, cũng sanh niệm vui vẻ mừng dùm.

b) Hỷ xả là dù có chúng sanh làm những điều tội ác, vong ân, khinh hủy, hiểm độc, tổn hại cho người hoặc cho mình, cũng an nhẫn vui vẻ mà bỏ qua. Sự vui nhẫn nầy nếu xét nghĩ sâu, thành ra không thật có nhẫn, vì tướng người, tướng ta và tướng não hại đều không. Nên Kinh Kim Cang dạy: “Như Lai nói nhẫn nhục Ba La Mật, tức chẳng phải nhẫn nhục Ba La Mật, đó gọi là nhẫn nhục Ba La Mật.”.

(Các bậc tu hành và các Phật tử như chúng ta cũng còn gặp trở ngại này khi đối đãi phân biệt với nhau, gây ra chư tăng không hòa hợp, Phật tử không hòa hợp, ưa chùa này không ưa chùa kia, ưa thầy này không ưa thầy kia, dù tu tinh tấn, chuyên cần miên mật một khi ở cõi ta bà còn không có hoan hỷ tâm này, thấy mặt nhau đã không nhìn, đã không hòa hợp làm sao đi chung đường về cõi cực lạc ?)

5-Sám Nguyện Tâm :

Trong kiếp luân hồi, mọi loài hằng đổi thay làm quyến thuộc lẫn nhau. Thế mà ta vì mê mờ lầm lạc, từ kiếp vô thỉ đến nay, do tâm chấp ngã muốn lợi mình nên làm tổn hại chúng sanh, tạo ra vô lượng vô biên ác nghiệp. Thậm chí đến chư Phật, Thánh nhơn, vì tâm đại bi đã ra đời thuyết pháp cứu độ loài hữu tình, trong ấy có ta, mà đối với ngôi Tam Bảo ta lại sanh lòng vong ân hủy phá. Ngày nay giác ngộ, ta phải hổ thẹn ăn năn, đem ba nghiệp chí thành sám hối. Đức Di Lặc Bồ Tát đã lên ngôi bất thối, vì muốn mau chứng quả Phật, mỗi ngày còn lễ sám sáu thời. Vậy ta phải đem thân nghiệp kính lễ Tam Bảo, khẩu nghiệp tỏ bày tội lỗi cầu được tiêu trừ, ý nghiệp thành khẩn ăn năn thề không tái phạm. Đã sám hối, phải dứt hẳn tâm hạnh ác, không còn cho tiếp tục nữa, đi đến chỗ tâm và cảnh đều không, mới là chân sám hối.
Lại phải phát nguyện, nguyện hưng long ngôi Tam Bảo, nguyện độ khắp chúng sanh để chuộc lại lỗi xưa và đền đáp bốn ân nặng (ân Tam Bảo, ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân thiện hữu tri thức, và ân chúng sanh). Có tâm sám nguyện như vậy tội chướng mới tiêu trừ, công đức ngày thêm lớn, và mới đi đến chỗ phước huệ lưỡng toàn. Dùng lòng sám nguyện như thế mà hành đạo, mới gọi là phát Bồ Đề tâm.

6-Bất Thối Tâm :

Dù đã sám hối phát nguyện tu hành, nhưng nghiệp hoặc ma chướng không dễ gì dứt trừ, sự lập công bồi đức thể hiện sáu độ muôn hạnh không dễ gì thành tựu. Mà con đường Bồ Đề đi đến quả viên giác lại xa vời dẫy đầy gay go chướng nạn, phải trải qua hằng sa kiếp, đâu phải chỉ một hai đời? Ngài Xá Lợi Phất trong tiền kiếp chứng đến ngôi lục trụ, phát đại Bồ Đề tâm tu hạnh bố thí. Nhưng khi chịu khổ khoét một con mắt cho ngoại đạo, bị họ không dùng liệng xuống đất rồi nhổ nước dãi, lấy chân chà đạp lên trên, ngài còn thối thất Đại thừa tâm. Thế thì ta thấy sự giữ vững tâm nguyện là điều không phải dễ. Cho nên hành giả muốn được đạo tâm không thối chuyển, phải lập thệ nguyện kiên cố. Thề rằng: “Thân nầy dầu bị vô lượng sự nhọc nhằn khổ nhục, hoặc bị đánh giết cho đến thiêu đốt nát tan thành tro bụi, cũng không vì thế mà phạm điều ác, thối thất trên bước đường tu hành.” Dùng lòng bất thối chuyển như thế mà hành đạo, mới gọi là phát Bồ Đề tâm.


Tám Cách Phát Tâm Bồ Đề :

Trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Thế Tôn và chư Bồ Tát đã thuyết giảng rộng rãi về công đức của Bồ Đề tâm: “Cửa yếu vào đạo trước phải phát tâm. Việc yếu tu hành, trước nên lập nguyện.”.
Nếu không phát tâm rộng lớn, không lập nguyện bền chắc, thì dù trải qua vô lượng kiếp, vẫn y nhiên ở trong nẻo luân hồi; dù có tu hành cũng khó tinh tấn và chỉ luống công khổ nhọc. Do đó nên biết muốn học Phật đạo, quyết phải phát Bồ Đề Tâm không thể trì hưỡn. Do đó khi xưa Đại Sư Tỉnh Am bên Trung Quốc đã soạn ra bài phát nguyện “ Phát Bồ Đề Tâm Văn ” để khuyến khích tứ chúng.Trong ấy, ngài đã theo các tâm nguyện mà trình bày sự phát tâm thành tám cách Tà, Chánh, Chân, Ngụy, Đại, Tiểu, Thiên, Viên. Trong tám cách nầy, Tà, Ngụy, Thiên, Tiểu nên bỏ; Chân, Chánh, Viên, Đại nên theo. Được như thế mới gọi là phát Bồ Đề Tâm đúng cách.

1)Tà:
Có những người tu không tham cứu tự tâm, chỉ biết theo bên ngoài, hoặc cầu danh lợi, đắm cảnh vui hiện tại, hay mong quả phước trong tương lai mà phát lòng Bồ Đề. Trong đời sống, đây là hạng người chỉ một bề hành theo “Sự Tướng” mà không chịu xoay vào “Chân Tâm.” Phát tâm như thế gọi là Tà.
Trên đây là lối phát tâm của đa phần các người tu, tại gia và xuất gia, trong thời mạt pháp nầy. Những người như thế có nhan nhãn ở khắp mọi nơi, số đông như các sông Hằng.

2)Chánh:
Như chẳng cầu danh lợi, không tham cảnh vui cùng mong quả phước, chỉ vì thoát vòng sanh tử, lợi mình lợi sanh mà cầu đạo Bồ Đề. Đây là hạng người trên không cầu lợi dưỡng, dưới chẳng thích hư danh, vui hiện thế không màng, phước vị lai chẳng tưởng. Họ chỉ vì sự sanh tử mà cầu quả Bồ Đề. Phát tâm như thế gọi là Chánh-Corect.
Đây là lối phát tâm của bậc tu hành chân chánh, chỉ cầu mong giải thoát. Lối phát tâm và cách tu hành nầy đời nay khó thể nào thấy được, họa hoằn lắm trong muôn ngàn người tu mới có được một hay hai vị mà thôi.

3)Chân:
Mỗi niệm trên vì cầu Phật đạo, dưới vì độ chúng sanh, nhìn đường Bồ Đề dài xa mà không khiếp, thấy loài hữu tình khó độ nhưng chẳng sờn. Tâm bền vững như lên núi quyết đến đỉnh, như leo tháp quyết đến chót. Những bậc nầy, niệm niệm trên cầu Phật dạo, tâm tâm dưới độ chúng sanh. Nghe thành Phật dù lâu xa chẳng sợ, chẳng lui. Phát tâm như thế gọi là Chân.

4)Ngụy :
Có tội lỗi không sám hối chừa cải, ngoài dường trong sạch, trong thật nhớp nhơ, trước tinh tấn sau lười biếng. Dù có tâm tốt nhưng còn xen lẫn lợi danh, có pháp lành song bị tội lỗi làm ô nhiễm. Phát tâm mà còn những điều nầy, gọi là Ngụy.
Đây là lối phát tâm của hầu hết người tu hành trong thời mạt pháp nầy.

5)Đại :
Cõi chúng sanh hết, nguyện mới hết; đạo Bồ Đề thành, nguyện mới thành. Phát tâm như vậy gọi là Đại.
Đây là lối phát tâm của hàng Đại Thừa Pháp Thân Đại Sĩ Bồ Tát, hay bậc Thánh Tăng Bồ Tát, đã đắc được vô sanh pháp nhẫn, chuyển pháp luân bất thối trong mười phương pháp giới .
6)Tiểu :
Xem tam giới như tù ngục, sanh tử như oan gia, chỉ mong mình mau giải thoát, chẳng muốn độ người. Phát tâm theo quan niệm nầy gọi là Tiểu.
Đây là cách phát tâm của bậc Thánh nhân trong hàng nhị thừa Thanh Văn và Duyên Giác. Lối phát tâm nầy tuy là được giải thoát ra ngoài tam giới, chứng được Niết Bàn, nhưng vẫn bị Phật quở là đi ra ngoài con đường hạnh nguyện độ sanh của Bồ Tát và Phật .

7)Thiên :
Thấy chúng sanh và Phật đạo ở ngoài tự tánh, rồi nguyện độ nguyện thành, đường công hạnh chẳng quên, sự thấy hiểu không dứt. Phát tâm như thế gọi là Thiên.
Đây là cách phát tâm sai lầm của những vị tu hành mà quả vị chứng đắc vẫn còn nằm trong ba cõi sanh tử, chớ chưa giải thoát được, họ chỉ tu hành để đạt được cảnh giới cao hơn như lên cõi sắc giới hay vô sắc giới, vì các vị ấy chưa thông đạt lý “ngoài tâm không pháp, ngoài pháp không tâm.”
8)Viên :
Biết chúng sanh và Phật đạo đều là tự tánh, nên nguyện độ nguyện thành, tu công đức không thấy mình có tu, độ chúng sanh không thấy có chúng sanh được độ. Các bậc nầy dùng tâm rỗng như hư không mà phát nguyện lớn như hư không, tu hành rộng như hư không, chứng đắc như hư không, cũng chẳng thấy có tướng “không.” Phát tâm như thế gọi là Viên.
Đây là lối phát tâm của các hàng Đăng Địa Bồ Tát, Đẳng Giác Bồ Tát, và Nhứt Sanh Bổ Xứ Bồ Tát. Sau cùng các vị nầy chứng được quả vị Phật với đầy đủ thập hiệu.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6825
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: TÔI TU TỊNH ĐỘ

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 2 Tháng 5 17, 2021 11:05 am

TỨ NHIẾP PHÁP

Tỳ Khưu Thích Chân Tuệ

Trong vô lượng pháp môn tu theo đạo Phật, không pháp môn nào không nhằm "mục đích lợi sanh". Hạnh lợi sanh luôn luôn là hạnh chủ yếu của mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát thị hiện ra đời, thực hành, để đem lại ích lợi, đem lại lợi lạc, cho tất cả chúng sanh. Cho nên, trong tất cả phương tiện giáo hóa, khuyến tu, chúng ta cần tìm hiểu một cách tường tận pháp môn gọi là "Tứ Nhiếp Pháp". Đó là pháp môn thực hành để dẫn dắt chúng sanh tồi tà phụ chánh, tức là bỏ việc gian tà sai trái, theo đường ngay lẽ phải, đi vào chánh đạo. Tứ nhiếp pháp là pháp môn nhiếp hóa chúng sanh, căn cứ vào lòng từ bi để khuyến hóa chúng sanh bỏ tà theo chánh, có công năng nhiếp phục và giác ngộ chúng sanh.
Tứ nhiếp pháp gồm bốn điều là: bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự. Pháp môn này không những dành cho Phật Tử xuất gia là các bậc tu sĩ, hay dành cho các Phật Tử tại gia cư sĩ, mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng, tu tập, thực hành, để có cuộc sống an lạc và hạnh phúc hiện đời, để được giác ngộ và giải thoát. Tứ nhiếp pháp có giá trị cao đẹp, biểu lộ ý chí cao thượng của chư Phật, chư Bồ Tát.

I.-Bố thí.

Bố thí có nghĩa là cho một cách rộng rãi. Cho một cách rộng rãi có hai nghĩa: một là, cho tất cả mọi thứ đến tất cả mọi người và hai là, cho với tất cả tấm lòng rộng rãi, bất tùy phân biệt.
Tại sao chúng ta phải tu hạnh bố thí? Tu hạnh bố thí là để kiến tạo một kho tàng phước báu, là tu tập nghiệp lành. Phước báu có công năng tiêu trừ đau khổ, làm cho tâm trí được an vui, thảnh thơi, hạnh phúc. Tu hạnh bố thí được người đời thương mến, dễ thu phục lòng người, phát triển lòng từ bi. Bố thí là gốc rễ của tất cả các thiện pháp. Bố thí là pháp tu mà những người kém phước đức và trí huệ cần noi theo. Chư vị hiền thánh nhơn kim cổ đều trải qua các hạnh tu bố thí.

Chúng ta sống trên thế gian này gặp nhiều phiền não và khổ đau từ nhiều nguyên do, trong đó lòng tham lam là yếu tố hàng đầu. Do lòng tham lam, con người không bao giờ thấy đủ. Có được chín đồng thì con người cố kiếm cho đủ mười đồng, nói rằng để dành khi hữu sự cần dùng, hay để dưỡng lão mai sau. Đến khi có được chín trăm ngàn thì con người vẫn cố làm việc, cố dành dụm, cố đấu tranh, cố giành giựt, bất chấp thủ đoạn, để có nhiều thêm nữa, dù rằng lúc đó tuổi tác đã già nua, gần đất xa trời. Đó là lòng tham tiền tài, lợi lộc.

Lòng tham danh, háo danh cũng thúc đẩy, sai khiến nhiều ông bà già tiếp tục bon chen trên đường đời, tiếp tục giở những thủ đoạn bất chánh, những tuyệt chiêu điêu luyện, những kinh nghiệm hại người, để đoạt cho kỳ được, giữ cho thực lâu các chức vụ hay danh vị nào đó trong các tổ chức bất vụ lợi trá hình, đôi khi đó chỉ là các chức dõm, danh hàm, danh hão mà thôi, chẳng có chút giá trị nào cả. Lòng tham lam luôn luôn thúc đẩy con người đấu tranh, giành giựt, bất chấp thủ đoạn, thì làm sao cuộc sống thực sự được an lạc và hạnh phúc? Người biết tri túc, biết an phận với những gì đang có, biết cần kiệm, biết sống một cuộc sống đơn giản, an nhàn, trong sạch là người được an lạc và hạnh phúc lớn nhất. Nếu chúng ta không có những gì mình thích thì chúng ta hãy thích những gì mình đang có. Được như vậy đời đâu còn gì gọi là khổ đau.

Trong Kinh Di Giáo, Đức Phật có dạy: Tri túc chi nhơn tuy ngọa địa thượng du vi an lạc. Bất tri túc giả thân xử thiên đường diệc bất xứng ý. Nghĩa là: Người biết thế nào là đủ, tuy nằm trên đất cũng thấy an vui, lạc thú. Người không biết thế nào là đủ, tuy thân ở trên cảnh giới thiên đường, tâm ý vẫn không thỏa mãn!
Sách cũng có câu: Tri túc tiện túc đãi túc hà thời túc. Tri nhàn tiện nhàn đãi nhàn hà thời nhàn. Nghĩa là: Người biết thế nào là đủ thì tức thời thấy đủ, biết thế nào là nhàn thì tức thời thấy nhàn. Như vậy "cái đủ, cái nhàn "thực ra rất cần thiết, rất quan trọng cho cuộc đời, nhưng chúng ta không bao giờ đạt được "cái đủ, cái nhàn", nếu không có "biết đủ, biết nhàn". Bởi vậy, cho nên Đức Phật dạy pháp bố thí, để dẹp bớt lòng tham lam, đòi hỏi, bỏn sẻn, keo kiệt, bần tiện của con người. Pháp bố thí gồm có ba thứ: "tài thí, pháp thí, vô úy thí".

a) Về tài thí có hai phần: ngoại tài thí và nội tài thí.

Chúng ta có thể cho những gì bên ngoài thân thể, như là tiền bạc, của cải, cơm gạo, quần áo, thuốc men, vật chất nói chung, gọi là "ngoại tài thí". Khi thực hành ngoại tài thí, chúng ta cần chú ý các yếu tố đúng người, đúng thời và đúng lượng. Chẳng hạn như người nào cần tiền bạc, chúng ta giúp tiền bạc; người nào cần thuốc men, chúng ta giúp thuốc men và chỉ giúp lúc cần thiết với số lượng hợp tình, hợp lý mà thôi. Nhiều khi giúp đỡ tiền bạc quá nhiều, có thể làm cho người nhận sanh tâm ỷ lại, sanh lòng lười biếng, không thích làm việc, không thích chịu cực, không kham nỗi những khó khăn trong cuộc sống. Nhiều khi giúp đỡ tiền bạc đưa đến chuyện hại người nếu chúng ta không biết người nhận xử dụng số tiền đó với mục đích sai lạc, mục đích xấu.

Chúng ta có thể đem cho những gì thuộc về thân thể, thân mạng của mình, hoặc các bộ phận trên cơ thể như là mắt, tim, gan, phèo, phổi, gọi là "nội tài thí". Điều này, khi còn sống thì khó thực hiện được, nhưng chúng ta có thể làm được khi vừa mới tắt thở. Có rất nhiều người không theo đạo Phật, không hiểu giáo lý đạo Phật, nhưng họ đã ký sẵn giấy cam đoan cho các bộ phận trên cơ thể của họ hoặc cho luôn thân xác của họ, cho bất cứ ai cần đến, hoặc cho các viện y khoa, để giải phẩu nghiên cứu, học hỏi, tìm hiểu, ngay khi họ vừa mới tắt thở.

Điều này giúp chúng ta hiểu rằng, trong tận cùng thâm tâm của mỗi con người,"thiện tâm" đều giống nhau, ai ai cũng có, không phân biệt con người theo bất cứ tôn giáo nào trên thế gian này. Ngày nay chúng ta ít người thực hành nổi hạnh bố thí thân mạng như người xưa. Tuy nhiên, chúng ta có thể dùng thân mạng để làm những việc ích lợi cho người, như công quả trong chùa, góp công sức trong các cuộc lạc quyên cứu giúp người gặp nạn bão lụt, gặp hỏa hoạn. Thực ra, từ xưa đến nay, có biết bao nhiêu người xả thân cứu người, nhiều khi gặp hiểm nguy đến tánh mạng. Đó cũng gọi là "nội tài thí".

b) Về pháp thí có hai nghĩa:

Một là, đem cho tất cả mọi việc, đem cho tất cả các pháp trên thế gian này và hai là, cho giáo pháp của Phật, còn gọi là Phật Pháp. Chúng ta có thể cho tất cả những gì khác, không thuộc phần nội tài thí và ngoại tài thí nói trên. Chẳng hạn như chúng ta có sở học, có tài năng, có kiến thức, có sự hiểu biết về một vấn đề nào đó, về một phương diện nào đó, về một ngành nghề nào đó, chúng ta có thể đem ra chỉ bảo, hướng dẫn, truyền dạy, giúp đỡ cho người, một cách bất vụ lợi, không mong cầu báo đáp, không kể lể ơn nghĩa. Việc này bất cứ ai cũng có thể làm được, không tốn đồng xu cắc bạc, chỉ cần tấm lòng vị tha, chỉ cần tấm lòng "vì người quên mình" mà thôi.
Đối với hàng tu sĩ xuất gia hay cư sĩ tại gia có học hiểu giáo pháp của Phật, đem ra giảng giải cho mọi người được biết để áp dụng, để xây dựng cuộc sống an lạc và hạnh phúc hiện đời. Theo nghĩa này, pháp thí là điều quan trọng hơn cả. Tại sao vậy? Bởi vì khi chúng ta giúp người về vật chất, như tiền bạc, cơm gạo, có thể làm cho người được qua cơn khó khăn trong ngắn hạn, trong một thời gian nào đó mà thôi. Khi chúng ta giúp người về tinh thần, như dạy chữ, chỉ dạy nghề, hướng dẫn cách sống đúng phép vệ sinh chẳng hạn, có thể làm cho người được qua cơn khó khăn trong một thời gian nào đó, thậm chí có thể giúp họ sống còn, sống khỏe một đời này mà thôi.

Còn nếu chúng ta có học hiểu giáo pháp của Đức Phật, còn gọi là Phật Pháp, đem ra giảng giải cho mọi người được biết, để áp dụng trong cuộc sống, thì có thể giúp con người được an lạc và hạnh phúc ngay hiện đời, ngay kiếp này, cao hơn nữa là giúp con người được giác ngộ và giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi khổ đau vĩnh viễn muôn kiếp. Bởi vậy, cho nên Đức Phật dạy hàng Phật Tử tại gia "pháp cúng dường" chư Tăng Ni, để các vị xuất gia yên tâm tu hành, không phải lo chuyện sinh sống, chuyên tâm nghiên cứu kinh điển, rồi đem ra giảng giải cho mọi người biết, để tu hành theo đúng Chánh Pháp. Pháp cúng dường như vậy là thanh tịnh nhất, dành cho các bậc chơn tu thực học, thanh tịnh trang nghiêm. Đó là một dạng khác của sự bố thí.

Tuy nhiên, không phải giáo pháp luôn luôn cần hơn cơm gạo, hoặc ngược lại. Việc này chúng ta gọi là "tùy duyên". Trong một buổi Đức Phật thuyết pháp, có một người nghèo khó đến dự. Đức Phật liền bảo dọn cơm cho người đó ăn trước, rồi mới giảng pháp cho nghe sau. Khi nghe xong thời pháp đó, người nghèo khó ngộ đạo, chứng ngay quả dự lưu tu đà hoàn. Do đó, ngày nay chúng ta có câu: "Có thực mới vực được đạo". Nghĩa là phải được tạm no lòng thì mới hy vọng hiểu được đạo lý cao siêu. Chúng ta không thể đem giáo pháp cao siêu ra giảng dạy cho những người đang đói khổ, đang cần cơm gạo trước hết. Cũng như không thể đem giáo pháp cao siêu dạy ngay cho người sơ cơ, mới học đạo. Nhu cầu tại thế gian của con người đi từ vật chất đến tinh thần, rồi sau đó mới bàn đến chuyện tâm linh xuất thế gian.

c) Về vô úy thí

Có nhiều nghĩa rộng rãi, cao siêu hơn. Vô là không, úy là sợ, thí là cho.Vô úy thí là đem cho sự không sợ hãi. Hay nói cách khác,vô úy thí là làm sao giúp đỡ cho con người bớt sự lo lắng, sợ sệt, sợ hãi, hay phiền muộn. Vô úy thí có nghĩa là giúp người qua cơn sợ hãi mọi thứ, bớt sự lo lắng mọi điều trong tâm trí trong các biến cố, trước các điều hiểm nguy, và còn có nghĩa là chúng ta không nên gây não phiền, không nên gây bực dọc cho bất cứ ai, khiến họ được an vui, yên ổn.

Con người sống trên thế gian này có rất nhiều điều lo âu, sợ hãi hay phiền muộn. Nào là sợ thiếu tiền, sợ thiếu ăn, sợ thiếu mặc, sợ bệnh hoạn, sợ thiên tai, sợ mất công ăn việc làm, sợ mất hạnh phúc gia đình, sợ đủ mọi thứ chuyện trên trần đời. Nhưng nỗi lo sợ lớn nhất của con người, chính là sợ chết! Tự cổ chí kim, từ người nghèo hèn cho đến người sang trọng, từ người bình dân cho đến người học thức, từ người trẻ cho đến cụ già, từ người thường dân cho đến vua quan hay hàng quí tộc, từ giới phàm phu tục tử cho đến các bậc hiền triết thánh nhơn, nào có ai tránh được cái chết đâu, mặc dù con người vốn tham sinh úy tử, tức là ham sống sợ chết!

Con người thường hay nghĩ "đời còn dài", cho nên chỉ bận tâm đến chuyện mưu sinh, chuyện tranh danh đoạt lợi, chuyện đấu tranh tranh đấu, chuyện hơn thua, thị phi, đúng sai, phải quấy, đủ thứ chuyện linh tinh lang tang. Đến khi sắp từ giã cuộc đời mới giựt mình tỉnh giấc thì đã quá muộn màng. Thực ra, con người có thể chết bất cứ lúc nào, bất cứ cách nào, bất cứ nơi nào. Còn đối với sự sợ chết, chúng ta khuyến hóa mọi người tu hành, phát tâm tìm hiểu đạo lý và cầu đạo giác ngộ giải thoát. Tại sao vậy? Bởi vì chỉ có giáo pháp của Đức Phật mới có thể chỉ bày cho con người hiểu rõ ràng, tường tận "pháp vô sanh", tức là chỉ dạy đường lối tu hành để giác ngộ và giải thoát, không còn sanh phiền não và khổ đau, không còn sanh tử luân hồi nữa, chứ đạo Phật không phải chỉ có các hình thức cúng kiến, lễ nghi, cầu nguyện mà thôi.

Thực hành hạnh vô úy thí còn có nghĩa là giúp chúng sanh khắc phục tư tưởng sợ hãi, khiếp nhược yếu hèn, tự ti mặc cảm, giúp chúng sanh hiểu được điều Đức Phật giác ngộ dưới cội cây bồ đề và giảng dạy khắp tam tạng kinh điển. Đó chính là: "Tất cả chúng sanh ai ai cũng đều có Phật tánh như nhau, tất cả đều bình đẳng, và tất cả chúng sanh đều sẽ thành Phật, giải thoát mọi khổ đau phiền não, nếu biết tu tập, thực hành đúng Chánh Pháp". Trong các kinh điển Phật giáo, đó là bốn bước: khai, thị, ngộ, nhập. Nghĩa là Đức Phật khai mở cánh cửa giải thoát; chỉ thị cho con người thấy được, hiểu được "pháp vô sanh", đó là cái "bất sanh diệt", đó là "con người chân thật" của tất cả chúng ta, chứ không phải cái xác thân giả tạm đang có; giúp cho con người làm sao giác ngộ được "pháp vô sanh" và cuối cùng chỉ dạy đường lối tu hành làm sao chứng nhập được "pháp vô sanh" đó.

Con người sở dĩ sợ chết, bởi vì con người sợ mất cái thân tứ đại mấy chục ký lô giả tạm này, mà không hề biết mình có cái không hề chết, không hề bị tiêu diệt mất, đó chính là "con người chân thật bất sanh diệt" của tất cả chúng ta vậy. Chúng ta biết rằng khi thọ hưởng một tài sản hay của cải, vật chất nào, không nên chỉ dùng cho riêng mình. Chúng ta nên bố thí ra, chia xẻ với mọi người, để tạo an vui lợi ích cho những người chung quanh và cũng tạo an vui ích lợi cho chính chúng ta nữa. Cái gì chúng ta ăn, chỉ được nhứt thời. Cái gì chúng ta tích trữ, dành dụm, chỉ được nhứt đời mà thôi, chắc chắn chúng ta sẽ bỏ lại tất cả khi ra đi. Nhưng những gì chúng ta cho ra, những gì chúng ta bố thí, sẽ trở lại với chúng ta, dưới dạng quả báo lành, sự bình an, sự may mắn, còn gọi là phước báo, giúp chúng ta được tai qua nạn khỏi. Nói cách khác, cái gì chúng ta đã tiêu xài, bây giờ không còn nữa. Cái gì chúng ta đã mua sắm, bây giờ phải để lại cho người khác, một khi ra đi. Chỉ có cái gì chúng ta "đã cho, đã bố thí" là vẫn còn "thuộc về chúng ta" khi từ giã cõi đời. Đó chính là nghiệp lành, là phước báo, là quả báo tốt, là sự may mắn, là sự bình yên, là an lạc và hạnh phúc, tất cả luôn luôn theo cùng với chúng ta như hình với bóng.

Danh ngôn Tây Phương cũng có câu: "If you continually give, you will continually have".
Trong Kinh Địa Tạng, phẩm thứ mười, khi Bồ Tát Địa Tạng từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay cung kính và bạch Phật rằng: "Bạch Đức Thế Tôn, con xem chúng sanh trong nghiệp đạo, so sánh công đức bố thí, hiệu quả có sự nhiều ít khác nhau, có người được hưởng phước một đời, có người được hưởng phước mười đời, có người được hưởng phước hàng trăm, ngàn đời, lợi lạc lớn lao. Tại sao như thế, cúi xin Đức Thế Tôn từ bi giảng trạch cho chúng con được biết".
Đức Phật dạy tóm lược như sau: "Bất cứ ai gặp những người già yếu, bần cùng, hèn mạt, tàn tật, câm ngọng, đui mù, ngây điếc, không được toàn vẹn, mà tự tay đem bố thí với lòng từ bi, thương xót, dùng lời mềm mỏng an ủi họ tử tế, khiến cho họ được an ổn,vui vẻ, thì được hưởng phước báo vô lượng. Tuy nhiên, nếu làm được những việc thiện như thế mà đem hồi hướng cho khắp pháp giới chúng sanh thì những người làm công đức ấy được hưởng những sự vui sướng nhiệm mầu hàng trăm ngàn đời, nếu đem công đức ấy hồi hướng cho quyến thuộc nhà mình, hay muốn tự mình hưởng những lợi ích, thì ba đời được vui vẻ, làm một phần thì được hưởng vạn phần".
Tại sao vậy? Bởi vì những người làm công đức đó đã phát lòng đại từ, đại bi, lại phát tâm rộng lớn, đem "hồi hướng" cho khắp pháp giới chúng sanh, không cứ công đức ít nhiều, không dành riêng cho mình và người thân của mình, đó chính là những người đã "diệt được lòng tham", cho nên được sự "giải thoát hoàn toàn", cho nên được hưởng quả "phước báo lớn lao" như vậy. Còn người nào chỉ phát tâm hạn hẹp, đem công đức ấy hồi hướng cho người thân hay cho chính mình mà thôi, thì sẽ được hưởng quả phước báo hạn chế hơn, tùy theo tâm lượng còn nhỏ hẹp của chính mình.

Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật cũng có dạy: "Nhược bồ tát ư pháp, ưng vô sở trụ hành ư bố thí. Sở vị bất trụ sắc bố thí, bất trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp, bố thí. Bồ tát ưng như thị bố thí, bất trụ ư tướng. Nhược bồ tát bất trụ tướng bố thí, kỳ phước đức bất khả tư lượng".
Nghĩa là nếu chúng ta không chấp bốn tướng: ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả, và không chấp sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, mà thực hành hạnh bố thí, thì phước đức không thể nghĩ, không thể lường được. Không chấp bốn tướng: ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả, có nghĩa là: khi thực hành hạnh bố thí, chúng ta không nên thấy có mình là người cho, để cầu mong được báo đáp, được cám ơn, được tán thán; chúng ta không nên thấy có người nào là kẻ nhận sự bố thí đó, để kể lể chuyện ơn nghĩa; chúng ta không nên thấy có bao nhiêu người đã nhận sự bố thí đó, để khoe khoang, và chúng ta cũng không nên thấy có vật gì, điều gì đã được đem cho, để khỏi tiếc nuối về sau, có khi tiếc của, đi đòi lại! Nếu được như vậy, sau khi thực hành hạnh bố thí, chúng ta sẽ an trụ được tâm của chúng ta. Chúng ta sẽ không bực dọc khi gặp những người bội bạc, không biết ơn, thậm chí còn trở mặt với chúng ta nữa. Lòng từ bi của chúng ta sẽ không bị hạn chế, nếu không còn nhớ là đã bố thí bao nhiêu tiền của, đã bố thí cho bao nhiêu người, đã dành bao nhiêu thời giờ để làm hạnh bố thí đó.

Muốn hàng phục được tâm ý của chính mình, chúng ta phát nguyện độ tất cả chúng sanh, mà không thấy có chúng sanh nào được độ. Bố thí xong rồi thì thôi, đừng nhớ nghĩ gì nữa. Khi chúng ta xả bỏ được hết tất cả vọng niệm, các tạp niệm, để an trụ tâm, để thanh tịnh tâm, tức là chúng ta đã thực hành được hạnh bố thí ở mức độ cao nhất, mà ít người hiểu được. Hàng phục được tâm ý của chính mình thì mau tiến đến chỗ giải thoát. Cho nên Đức Phật dạy: Thực hành được hạnh bố thí, thì phước đức không thể nghĩ, không thể lường được, chính là nghĩa đó vậy.

d) Không chấp sáu trần:

Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, có nghĩa là: khi thực hành hạnh bố thí, chúng ta không chấp vào sắc tướng là tốt đẹp hay không tốt đẹp, không chấp vào âm dễ nghe, hay khó nghe, không chấp vào mùi hương dễ ngửi hay khó ngửi, không chấp vào mùi vị dễ nếm hay khó nếm, không chấp vào xúc chạm dễ chịu hay khó chịu, không chấp vào sự việc, ý tưởng vừa ý hay không vừa ý, thích hay không thích, ưa hay ghét. Sở dĩ tâm ý của chúng ta thường hay bất an, hay loạn động, bởi vì chúng ta thường hay dính mắc với sáu trần. Hễ mắt thấy bất cứ sắc gì thì liền khởi vọng niệm phê phán đẹp hay xấu, hễ tai nghe bất cứ tiếng gì thì liền khởi vọng niệm phê phán dễ nghe hay khó nghe, hễ mũi ngửi bất cứ mùi gì thì liền khởi vọng niệm phê phán dễ ngửi hay khó ngửi, hễ lưỡi nếm bất cứ vị gì thì liền khởi vọng niệm phê phán ngon hay dỡ, hễ thân xúc chạm bất cứ vật gì thì liền khởi vọng niệm phê phán dễ chịu hay khó chịu, hễ ý nhớ tưởng bất cứ chuyện gì thì liền khởi vọng niệm phê phán hài lòng hay bực bội. Cứ như thế, tâm ý của chúng ta luôn luôn bất an, loạn động.

Chúng ta thực hành hạnh bố thí với tất cả tấm lòng rộng rãi, với tất cả tấm lòng vì người quên mình, với tất cả tấm lòng từ bi, cung kính, không cầu danh, không cầu báo đáp, không vì hơn thua, không vì mê hoặc lòng người, không chọn lựa món xấu đem cho, món tốt giữ lại, tức là không trụ sắc; cho rồi không cần nghe lời khen, tiếng cám ơn, tức là không trụ thanh, v.v.. và của đem bố thí phải thanh tịnh, chơn chánh; người nhận bố thí phải được tôn trọng, bình đẳng. Đó chính là sự bố thí thanh tịnh, trong sáng, bất tùy phân biệt nam phụ lão ấu, tu sĩ hay người đời, đẳng thí vô sai biệt, phổ đồng cúng dường, chư Phật chư hiền thánh, hạ cập lục đạo phẩm, như vậy sẽ đem lại phước báo vô lượng, vô biên, cho nên được gọi là "bố thí ba la mật". **

II.-Ái ngữ.

Ái ngữ là lời nói dịu dàng, êm ái, ngọt ngào, dễ nghe, phát xuất từ lòng từ bi, thương người như thể thương thân, chứ không phải là lời nói đầu môi chót lưỡi, lời nói hoa mỹ, khách sáo, cốt sao cho đẹp lòng người nghe. Ái ngữ có tác dụng đem lại an vui, bình yên, thanh thản cho người nghe, có tác dụng an ủi vỗ về những người đang bị nhiệt não, âu lo, sợ sệt. Sách có câu: Lời nói không mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Trong cuộc sống trên thế gian này, nếu mọi người đều nhớ nằm lòng câu trên đây, thì cuộc đời hạnh phúc biết là bao nhiêu, dầu cù là và thuốc nhức đầu chắc là không bán chạy! Trong gia đình, vợ chồng con cái, trên thuận dưới hoà, không có tranh cãi, không có xào xáo. Trong xã hội, không có chuyện mất trật tự, an ninh vì những cuộc cãi vã, đưa đến ấu đả và án mạng có thể xảy ra. Trong quốc gia, hòa bình chắc chắn được bền vững, lâu dài. Chúng ta cũng biết rằng, ngoài danh và lợi, trên thế gian này con người thường hay tranh chấp vì lời nói. Hai người nói chuyện với nhau một lát mà không biết nhường nhịn nhau, tương nhượng nhau, thì hay đưa tới tranh cãi. Bởi vậy cho nên, chư Tổ có dạy: Nội cần khắc niệm chi công. Ngoại hoằng bất tranh chi đức. Nghĩa là: Bên trong chúng ta cần luôn luôn khắc chế, khắc phục tâm niệm lăng xăng, lộn xộn, đó chính là công phu tu tập của người Phật Tử. Bên ngoài, chúng ta luôn luôn giữ hạnh nhẫn nhịn, không tranh cãi, dù chuyện lớn chuyện nhỏ cũng vậy, đó chính là đức độ của của người Phật Tử chúng ta vậy. Lời nói đôi khi có những tác dụng không thể lường trước được. Có những lời nói có thể đem lại an vui, hạnh phúc cho người. Có những lời nói có thể đem lại ly tán, đổ vỡ hạnh phúc của người khác, đôi khi tan nát hạnh phúc của chính người nói nữa. Có những lời nói làm cho người nghe mĩm một nụ cười tươi tắn, vui vẻ, khỏe khoắn. Có những lời nói làm cho người nghe ngất xĩu, hay đau đầu, nhức óc, nhói tim, mất ngủ, hay ít ra cũng phải đi xức dầu cù là! Có những lời nói có thể cứu người, cũng có những lời nói có thể hại người một cách dễ dàng.

Thí dụ như lời nói của một luật sư có lương tâm có thể cứu một bị cáo thoát khỏi tội oan, hoặc lời nói của một nhân chứng trước tòa, ngay hoặc gian, có thể làm cho người khác phải bị tù tội. Một vị bác sĩ khéo lựa lời nói, khuyến khích, khuyên lơn, an ủi, động viên tinh thần, có thể giúp bệnh nhân yên tâm dưỡng bệnh, chóng qua cơn hiểm nghèo, sớm được bình phục; bằng như ngược lại, lời nói của vị bác sĩ có thể làm cho bệnh nhân tắt thở ngay tức thì. Cũng như lời nói của các nhà ngoại giao, của các sứ thần, của các sứ giả có thể đem lại hòa bình giữa hai nước, hoặc làm cho chiến tranh lan tràn khắp mọi nơi. Nhiều khi lời nói của một người có sức mạnh hơn cả một sư đoàn quân đội. Con người có thể thương yêu súc vật như chó, mèo, chim chóc chẳng hạn, nhưng lắm khi không thể chịu đựng được, nhịn được người chung quanh, chỉ vì lời nói của người đó. Tại sao vậy? Bởi vì súc vật không biết nói tiếng người, cho nên không bị mích lòng! Người đời thường nói: hai con gà ghét nhau vì tiếng gáy, hai con chó ghét nhau vì tiếng sủa. Hai cô ca sĩ có bao giờ thương nhau!

Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy: Dù nói hàng ngàn lời vô ích, không bằng chỉ nói một lời đúng Chánh Pháp, có ích lợi làm cho người nghe được an tịnh. Ở những xứ có nhiều sắc dân khác nhau cùng chung sống. Người ta có thể không hiểu người khác nói gì, vì bất đồng ngôn ngữ, nhưng người ta có thể đoán được người khác muốn nói gì qua sắc mặt và giọng nói. Cho nên sắc mặt và giọng nói của chúng ta cũng đóng một vai trò quan trọng qua ngôn ngữ, trong các cuộc giao thiệp, tiếp xúc hằng ngày. Một giọng nói êm ả, lễ độ, ngọt ngào, từ tốn, dễ thu phục lòng người, hơn là giọng nói ồm ồm, chanh chua khế chát, the thé khó nghe. Lời nói từ hòa, thân mật, thành thật, ngay thẳng, rõ ràng, sáng suốt, rất dễ cảm hóa lòng người, có thể hướng dẫn người vào chánh đạo.

Sách có câu: "Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy". Nghĩa là một lời nói ra, bốn ngựa không thể đuổi theo kịp. Có những lời nói nhẹ tựa lông hồng, có những lời nói nặng tựa núi non. Có những người nói ra thì tất cả mọi người đều tin tưởng, nghe theo. Có những người nói ra thì không một ai tin tưởng, nghe theo cả. Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật có dạy: Không nên nói lời vô nghĩa. Phải giữ gìn lời nói. Lời nói phải chân thật, đúng lúc, hợp chánh pháp, ích lợi cho mình cho người. Sửa đổi được lời nói, sửa đổi được giọng nói, sửa đổi được cách nói, tức là chúng ta đã đổi được tâm tánh, giảm bớt khẩu nghiệp, rất nhiều rồi vậy.
Thực hành được "ái ngữ" là chúng ta tăng trưởng tâm từ bi của chính mình. Thực hành được "ái ngữ" là chúng ta dẹp được tâm sân hận, tâm ganh ghét, tâm đố kỵ, tâm ganh tị, tâm hiềm khích, tâm tật đố, tâm hơn thua. Thực hành được "ái ngữ" là chúng ta tu tập theo hạnh nguyện đại từ đại bi của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, tầm thinh cứu khổ chúng sanh. Chúng sanh đau khổ vì những lời nói của nhau. Thực hành được "ái ngữ" là đem lại an lạc và hạnh phúc cho mọi người chung quanh, đem nước cam lồ trong bình thanh tịnh của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, rưới vào những tâm hồn đang nhiệt não, rót vào tai những người đang phiền muộn những âm thanh dịu dàng, êm ái, có công năng chuyển hóa tâm hồn những con người đang khỗ não, thành tâm hồn an vui, tự tại. Nói cách khác, người không có lòng từ bi bác ái, không thể nào có "ái ngữ" được. Thực hành được "ái ngữ" như vậy tức là chúng ta đang tiến trên đường giải thoát. * *

III.-Lợi hành.

Lợi hành là hành động có ích lợi cho người. Nếu con người có lời nói dễ nghe ngọt ngào, có vẻ từ bi bác ái, nhưng hành động không tốt, lợi mình, hại người, thì những lời nói trên chỉ là thứ "miệng thì nói tiếng nam mô, bụng thì chứa cả một bồ dao găm", hoặc là "năng thuyết bất năng hành", tức là nói được mà chẳng làm được, mà thôi, không hơn không kém. Cổ nhơn có dạy: Những gì mình không muốn người khác làm cho mình, thì mình đừng làm cho người khác. Nghĩa là mình muốn người khác hành động như thế nào có ích lợi cho mình, thì mình phải nên hành động có ích lợi cho người như vậy. Thế nào là hành động có ích lợi cho người ? Đó là hành động theo đúng lời Đức Phật dạy trong các kinh điển. Thí dụ như chúng ta khuyên người làm lành lánh dữ, tụng kinh niệm Phật và chúng ta cũng hành động đúng y như lời nói của chúng ta vậy. Khi nào lời nói và hành động của con người nhất như, tương ưng, không khác, thì người đó đã có công phu tu tập khá rồi, trong kinh điển gọi là "ngôn hạnh tương ưng".

Sách có câu: Đừng nghe những gì người ta nói. Hãy nhìn những gì người ta làm. Chỉ khi nào lời nói của chúng ta đi đôi với hành động có ích lợi cho người về mọi phương diện thế gian và xuất thế gian như trên, thì chúng ta mới nhiếp phục được lòng người mà thôi, chứ nói lý thuyết suông, chẳng đem ích lợi thiết thực gì cả. Thiện hữu tri thức là người bạn hiền, có học hiểu giáo pháp, và biết khuyên bạn mình hành động đúng như lời Đức Phật dạy, chứ không phải hành động theo những lời nói sai trái, xằng bậy, phi pháp. Lợi hành trong công việc hằng ngày là hành động trực tiếp đem lại ích lợi cho chúng sanh về vật chất và tinh thần. Nhưng lợi hành trong việc tu hành là hành động giúp người tiến tu, trên đường học hiểu giáo pháp, để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, cho đến khi đạt được giác ngộ và giải thoát. Nói cách khác, lợi hành có nghĩa là chúng ta có thể hành động ích lợi cho chúng sanh, ngay trong hiện tại, về vật chất cũng như tinh thần, và hành động ích lợi cho chúng sanh, trong tương lai gần, trong kiếp này, và tương lai xa, nhiều kiếp về sau, qua hành động khuyến tu giải thoát.

IV.-Đồng sự.

Đồng sự có nghĩa là cùng làm chung việc với người, để giúp đỡ người và cảm hóa người theo lẽ phải, theo chánh đạo. Thí dụ như muốn dạy người biết bơi, chúng ta phải xuống nước cùng với họ, mới có thể chỉ dạy một cách dễ dàng, nhanh chóng và hữu hiệu được. Chúng ta không thể đứng trên bờ quơ tay, quơ chân, la hét, gào thét mà có kết quả như ý được đâu. Cũng như những vị chỉ huy xuất thân từ hàng binh sĩ, những chủ nhân, cai thợ xuất thân từ giới công nhân, thường thấu hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, cảm nghĩ, tâm lý, yêu cầu, đòi hỏi của cấp dưới, cho nên dễ dàng thành công trong nghệ thuật lãnh đạo hơn, kết quả thường là khả quan hơn, tốt đẹp hơn.

Chư Tổ ngày xưa vì muốn độ hạng người bần cùng trong xã hội, các Ngài cũng phải hòa mình sống chung cuộc sống cực khổ với họ, mới có thể giáo hóa họ được. Cho nên, những vị tu sĩ xuất gia từ lúc còn tấm bé, hay khi còn là đồng nam, đồng nữ, thì rất đáng trân quí và có công phu tu tập dài lâu hơn, nhiều năm tháng hơn, nhưng các vị xuất gia sau khi trải qua nửa đời người với cuộc sống tại gia, thì có thể hiểu được tâm lý của người Phật Tử tại gia hơn, cho nên dễ cảm thông hơn, có thể dễ dàng hành đạo hơn, dễ dàng hoằng pháp lợi sanh hơn. Nhưng điều này chỉ là tương đối, còn tùy người, tùy hoàn cảnh, tùy sở học và hiểu giáo pháp, tùy căn cơ, tùy khả năng giảng dạy và tiếp thu giáo pháp, tóm lại là "tùy duyên" mà thôi, "không có gì cố định cả". Trong kinh điển, Đức Phật dạy "quán các pháp vô ngã", chính là nghĩa đó vậy.

Tóm lại, tứ nhiếp pháp là một pháp môn rất cụ thể, rất thực tế, rất cần thiết, rất dễ áp dụng, đúng với mọi hoàn cảnh, đúng với mọi nơi, mọi thời, mọi lứa tuổi, mọi trình độ, hoàn toàn vì mục đích hoằng pháp lợi sanh. Đó là nền tảng của các nghiệp lành, nghiệp thiện, giúp con người sống trong chánh đạo, dẹp bỏ được tam độc: tham lam, sân hận, si mê. Những người muốn có cuộc sống thực sự an lạc và hạnh phúc hiện đời phải luôn luôn quán tứ nhiếp pháp một cách tường tận, sâu sắc và luôn luôn áp dụng tứ nhiếp pháp trong cuộc sống hằng ngày, chắc chắn cuộc đời này sẽ giảm bớt nhiều khổ đau và phiền não. Pháp môn này, nói chung, mọi người ai ai cũng có thể thực hành được, nhưng muốn thực hành cho đến mức độ cao thâm rốt ráo, trong kinh sách gọi là ba la mật, thì chúng ta phải phát tâm bồ đề kiên cố, dũng mãnh, bất thoái chuyển, tức là phát tâm lượng của các bậc Bồ Tát và Đại Bồ Tát vậy.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6825
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: TÔI TU TỊNH ĐỘ

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 2 Tháng 5 17, 2021 11:06 am

KIẾN TƯ HOẶC VÀ TRẦN SA HOẶC KHÁC NHAU THẾ NÀO ?

Hỏi: Kiến hoặc, tư hoặc và trần sa hoặc, ba thứ hoặc nầy giống nhau và khác nhau như thế nào?

Đáp: Ba thứ nầy có điểm giống nhau và cũng có những điểm khác nhau. Giống nhau ở chỗ, ba thứ nầy đều là vô minh phiền não, đều có tác dụng làm cho chúng sanh mãi bị trầm luân trong sanh tử. Tuy nhiên, chúng cũng có những điểm khác nhau. Trước hết xin nói sự khác biệt giữa kiến hoặc và tư hoặc, rồi sau mới nói đến khác biệt với trần sa hoặc.
Kiến hoặc là gì?
Kiến hoặc là những thứ mê lầm thuộc về Lý. Chúng gồm có 5 thứ: thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ và giới cấm thủ.

Tư hoặc là gì?
Là những thứ mê lầm thuộc về Sự. Chúng cũng gồm có 5 thứ: tham, sân, si, mạn, nghi.

Gọi chung 10 thứ nầy là 10 thứ căn bản phiền não. Vì chúng là cội gốc gây ra bao nhiêu sự khổ đau mà con người luôn luôn hứng chịu. Mười thứ nầy, tuy cũng là gốc phiền não, nhưng cường độ sâu, cạn, hay mạnh, yếu của chúng có khác nhau. Nhà Duy thức chia chúng ra làm hai loại:“ngũ độn sử và ngũ lợi sử”.

Đối với 5 món: tham, sân, si, mạn, nghi, hành tướng của chúng rất sâu và mạnh, nên gọi chúng là độn (chậm lụt và khó trừ). Ngược lại, 5 thứ kia: thân kiến, biên kiến… thì hành tướng của chúng yếu hơn, nên gọi là lợi sử. Sử có nghĩa là sai khiến, chúng sai khiến người ta phải làm theo mệnh lệnh của chúng. Đối với 5 thứ trước, hành giả phải tu đến địa vị “Tu đạo”mới trừ được. Còn 5 món sau, vì tánh cách mê lý cạn cợt, nên hành giả tu hành đến địa vị “Kiến đạo”(thấy rõ chân lý và tin chắc lý nhân quả) thì trừ được chúng.

Nói chung, hai thứ nầy, khác nhau về cường độ mạnh yếu và hành tướng chậm lụt cũng như nhạy bén có sai khác. Và khi đoạn trừ, cũng có sự khác nhau ở địa vị tu chứng. Đó là đại khái sự khác nhau giữa Kiến, Tư hoặc là như thế.

Trần sa hoặc là gì ?
Đối với trần sa hoặc thì có khác. Bởi trần sa hoặc không phải là thứ phiền não của các vị A la hán. Vì những vị A la hán đã đoạn hết Kiến, Tư hoặc, nhưng các ngài bị chướng ngại ở nơi hoặc lậu (phiền não) của chúng sanh. Nghĩa là các ngài thấy phiền não của chúng sanh nhiều như là cát bụi (trần sa). Do đó, các ngài không dám ra độ sanh như các vị Bồ tát. Như vậy, sự khác biệt giữa Kiến, Tư hoặc và trần sa hoặc là như thế.

I-Tính Chất Của 10 Món Căn Bản Phiền Não

Tính chất của mười món căn bản phiền não không giống nhau: có thứ nhanh nhẹn, có thứ chậm chạp; có thứ mãnh liệt, có thứ yếu ớt; có thứ đâm sâu gốc rễ trong lòng người, có thứ nằm khơi khơi ở trên ý thức; có thứ dễ dứt trừ, có thứ khó tiêu diệt. Vì tính chất không đồng ấy mà đức Phật đặt cho chúng những danh từ khác nhau, để dễ phân biệt, như Kiết sử, Kiến hoặc, Tư hoặc.

1. Kiết sử:
Mười thứ phiền não gốc: tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến cũng gọi là "Thập Kiết sử".

Kiết là trói buộc; Sử là sai khiến. Mười phiền não này gọi là Kiết Sử, vì chúng nó có mãnh lực trói buộc loài hữu tình không cho ra khỏi ba cõi và sai sử chúng sinh phải quay lộn trong vòng sinh tử luân hồi, từ đời này đến kiếp nọ, và phải chịu không biết bao nhiêu điều khổ não.
Tuy đều có tính chất sai sử, trói buộc cả, nhưng mười Kiết sử này có thứ mạnh, thứ yếu, thứ chậm chạp, thứ mau lẹ, nên đức Phật chia chúng ra làm hai thứ với hai tên gọi khác nhau là: Lợi sử và Độn sử.

a) Lợi sử là những món phiền não rất lanh lẹ, dễ sinh khởi mà cũng dễ trừ bỏ (lợi là lanh lợi). Lợi sử gồm có năm loại là: Thân kiến, Biên Kiến, Kiến Thủ, Giới Cấm thủ, Tà Kiến.
b) Độn sử là những món phiền não nặng nề, chậm chạm, sinh khởi một cách ngấm ngầm, sâu xa, nhưng mãnh liệt, khó dứt trừ (độn là chậm lụt). Thuộc về Độn sử gồm có năm phiền não là: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi.

Người học Phật muốn giải thoát, tất nhiên phải chặt đứt mười thứ dây dợ, xiềng xích này mới được.
Trước khi muốn chặt đứt chúng một cách có hiệu quả, phải hiểu rõ tính chất mềm hay cứng, bở hay dai của chúng để liệt chúng vào loại dễ chặt hay khó chặt. Như người bổ củi, chia củi ra làm hai loại: loại dễ bổ và loại khó bổ; loại dễ bổ thì dùng búa nhỏ, loại khó bổ thì dùng búa lớn; cũng vậy, hành giả trước khi muốn chặt đứt phiền não, phải liệt chúng làm hai loại: loại Kiến hoặc dễ trừ, và loại Tư hoặc khó diệt.

2. Kiến hoặc:
Chữ Kiến hoặc có hai nghĩa:
a) Loại mê lầm này mong manh cạn cợt, chỉ tu hành đến địa vị Kiến đạo (thấy chân lý) thì đoạn được.
b) Loại mê lầm này thuộc về phần vọng kiến (vọng chấp), phân biệt của ý thức đối với sự vô thường, vô ngã v.v... mà sinh ra; hay do lầm nghe theo lời khuyên dạy của tà sư ngoại đạo mà sinh ra.
Nói một cách dễ hiểu hơn, Kiến hoặc là cái lầm thuộc về mê lý, do vọng chấp (chấp sai) phân biệt của ý thức sinh ra. Đến địa vị Kiến đạo là đoạn trừ được cái hoặc này. Bởi chúng nó dễ trừ, cũng như cỏ mọc khơi trên mặt đất, hễ dẫy (phác) thì hết, nên cũng gọi là "Phân biệt hoặc" (nghĩa là cái lầm về phần phân biệt của ý thức).

Tóm lại, Kiến hoặc hay Phân biệt hoặc là do mê lý mà sinh, và sẽ bị diệt trừ khi ngộ được chân lý.
Mười phiền não nói trên, hay Kiến hoặc, nếu đem phối hợp với bốn Đế trong ba cõi, thì thành ra tám mươi tám hoặc.
Để có một ý niệm rõ ràng hơn, chúng ta hãy phân tách như sau:
Mười món Kiến hoặc là: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Thân kiến, Biên kiến, Kiến thủ, Giới cấm thủ và Tà kiến.
Trong ba cõi (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới), mỗi cõi có bốn Đế (khổ, tập, diệt, đạo), mỗi đế có các hoặc (mê lầm) chung hiệp lại thành tám mươi tám Kiến hoặc.
Như Dục giới có bốn Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Khổ đế có đủ mười hoặc. Tập đế và Diệt đế chỉ có bảy hoặc (vì trừ Thân kiến, Biên kiến và Giới cấm thủ). Đạo đế có tám hoặc (trừ Thân kiến và Biên kiến). Bốn đế cộng thành ba mươi hai Kiến hoặc.
Cõi Sắc và Vô sắc cũng y như Dục giới, song ở trong đó mỗi Đế đều trừ ra một món Sân (vì hai cõi này chỉ có vui trong thiền định, nên chẳng có Sân) nên mỗi cõi chỉ có hai mươi tám hoặc. Hai cõi hiệp lại thành năm mươi sáu hoặc; cộng với ba mươi hai hoặc ở cõi Dục nữa, tổng cộng thành ra tám mươi tám món Kiến hoặc.
Đây là biểu đồ 88 món Kiến hoặc:

Dục giới (có 32)

(1) Khổ đế: 10

a) Tham,
b) Sân
c-Si,
d-mạn,
đ) Nghi
e) Thân kiến
ê) Biên kiến,
g) Kiến thủ
h) Giới cấm thủ
I) Tà kiến

(2) Tập đế: 7
Như Khổ đế, trừ Thân kiến, Biên kiến và Giới cấm thủ

(3) Diệt đế: 7
Như tập đế

(4) Đạo đế: 8
Trừ Thân kiến và Biên kiến

Sắc giới (có 28)

(1) Khổ đế: 9
Như Khổ đế ở Dục giới, trừ Sân.
(2) Tập đế: 6
Như Tập đế ở Dục giới, trừ Sân.
(3) Diệt đế: 6
Như Diệt đế ở Dục giới, trừ Sân.
(4) Đạo đế: 7
Như Đạo đế ở Dục giới, trừ Sân.
Vô sắc giới (có 28)

Như Khổ, Tập, Diệt, Đạo ở Sắc giới.
Sắc giới và Vô sắc giới đều trừ Sân, là vì hai cõi này ở trong thiền định, có hỷ có lạc, nên Sân không sinh khởi.
Khổ đế đủ mười hoặc là vì thuộc về Quả. Tập đế ít hơn (có 7) là vì thuộc và Nhân. Diệt đế là quả xuất thế nên chỉ có 7. Đạo đế về phần tu hành nên chỉ có 8.

3. Tư hoặc:
Trong số mười phiền não căn bản nói trên, có bốn thứ ăn sâu gốc rễ từ vô thủy rất khó diệt trừ là Tham, Sân, Si, mạn (bốn Độn sử) thì gọi là Tư hoặc. Theo tân dịch thì Tư hoặc có hai nghĩa:

a) Nó ngấm ngầm khởi lên, do mê muội về sự vật mà sinh; như đói với sự vật ăn, mặc, ở (sắc, thanh, hương, vị, xúc) sinh tham gia trước.

b) Sự mê lầm này phải đến địa vị Tu đạo mới trừ dứt được.
Chúng nó có từ vô thủy đến giờ, hễ có ta là có nó, nó với ta đồng minh một lượt, nên cũng gọi là "câu sinh hoặc". Chúng nó có tiềm tàng sâu kín, và chi phối sai sử chúng ta một cách mãnh liệt, nên hành giả phải hết sức tu trì, mới có thể lần trừ hồi được. Cũng như cỏ, phải ra công moi đào nhiều lần, mới nhổ sạch tận gốc.

Tóm lại Tư hoặc cũng có tên Câu sinh hoặc, do sự mê là sanh, và chỉ khi đến địa vị Tu đạo mới đoán ra được.
Mười món này phối hợp với bốn đế ở ba cõi, sẽ thành 81 món như sau:
Mười món Dục giới, có 4: Tham, Sân, Si, Mạn.
Tư Hoặc Sắc giới, có 3: Tham, Si, Mạn.
Vô sắc giới, có 3: Tham, Si, Mạn
(hai cõi sau vì ở trong thiền định, nên không có Sân)
Bốn thứ Tư hoặc này lại chia ra làm ba hạng: hạng nhất là bậc thượng; hạng vừa là hạng bậc trung; hạng kém hơn là hạng bậc hạ. Mỗi hạng như thế lại chia ra làm ba bậc hay ba phẩm nữa (thượng, trung, hạ), cộng tất cả thành chín phẩm.
(Xem biểu chín phẩm Tư hoặc dưới đây)
Mười thứ:
Thượng
(1) Thượng thượng
(2) Thượng trung
(3) Thượng hạ
Trung
(1) Trung thượng
(2) Trung trung
(3) Trung hạ
Hạ
(1) Hạ thượng
(2) Hạ trung
(3) Hạ hạ
Chín phẩm Tư hoặc nhân cho ba cõi (gồm chín địa 81 thứ) hoặc.
(Xem biểu đồ 81 món Tư hoặc đưới đây)

Dục giới
(1)Ngũ thứ tạp cư địa, có: 9 phẩm Tư hoặc

Sắc giới
(2) Sơ Thiền, ly sinh hỷ lạc địa:
(3) Nhị thiền định sanh hỷ lạc địa:
(4) Tam thiền ly hỷ lạc địa
(5) Tứ thiền xả niệm thanh tịnh địa:

Vô sắc giới
(6) Không vô biên xứ địa
(7) Thức vô biên xứ địa
(8) Vô sỡ hữu xứ địa
(9) Phi phi tưởng xứ địa

Cộng: 9 địa --> Thành: 81 phẩm Tư hoặc

II. Tóm Tắt Về Ý Nghĩa Kiến Hoặc và Tư Hoặc

Nói tóm lại, những cái mê lầm thuộc về phần phân biệt (do ý thức phân biệt mà sinh) đều thuộc về Kiến hoặc. Những cái mê lầm thuộc về phần Câu sinh (ngấm ngầm cùng với ta đồng sinh) thì thuộc về phần Tư hoặc.
Lại một nghĩa nữa, những cái mê lầm thuộc về phần mê lý, đến khi Kiến đạo là đoạn trừ đuợc, nên gọi là Kiến hoặc. Những cái mê lầm thuộc về phần mê sự, phải tu hành đến địa vị Tu đạo, mới lần đoạn trừ, thì gọi là tư hoặc. Đoạn Kiến hoặc chỉ mới là hết cái lầm trên phương diện kiến thức; đến khi đoạn Tư hoặc thế gian thì cả cái lầm trên phương diện ý thức, hành vi đều không còn nữa.
Đoạn 88 cái lầm về Kiến hoặc và 81 cái lầm về Tư hoặc thì sẽ chứng được 4 quả thánh Thanh văn của Tiểu thừa, trong đó quả vị cao nhất là quả vị A la hán (1)

KẾT LUẬN

Sỡ dĩ chúng sinh phải chịu các điều khổ não, nguyên nhân là do phiền não gây tạo ra nghiệp Tập đế. Tập đế gồm có nhiều thứ phiền não; nhưng có mười thư căn bản phiền não là: tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ và tà kiến.
Trong 10 món này, vì căn cứ theo nhiều cái dễ phát sinh dễ trừ là năm món sau, thì gọi là ngũ lợi sử; còn 5 món trước tánh nó ngấm ngầm phát sinh và khó đoạn trừ thì gọi là Ngũ độn sử.
Đứng về phương diên Tu chứng mà xét, thì hành giả trong khi tu hành, chia 10 món phiền não trên làm hai loại, để đoạn trừ trong thời kỳ sau đây:

1. Những cái mê lầm khi thấy đạo (chân lý) mới đoạn được, thì gọi là Kiến hoặc.
2. Những cái mê lầm khi đến địa vị tu đạo mới đoạn được thì gọi là Tư hoặc.

Về Kiến hoặc, ở cõi Dục giới có 32 món mê lầm, ở cõi sắc giới có 28 và Vô sắc giới cũng có 28, cộng lại thành 88 món mê lầm. Cái lầm ở cõi dục rất thô, đến cõi sắc và Vô sắc giới thì vi tế hơn. Đoạn được 88 thứ Kiến hoặc trong ba cõi, thì chứng đặng quả thánh thứ nhất trong bốn quả của Tiểu thừa là Tu đà hoàn (Tàu dịch là Dự lưu). Đến quả này, 81 phẩm Tư hoặc của ba cõi vẫn chưa đoạn trừ.
Về Tư hoặc thì cõi Dục giới có 4: tham, sân, si, mạn. Cõi sắc giới và vô sắc, mỗi cõi có ba (vì trừ sân). Cộng chung lại là mười món Tư hoặc. Vì chúng có thô vi tế không đồng nên phân ra có thượng, trung, hạ phẩm. Mỗi phẩm lại phân ra ba phẩm nữa là: Thượng, trung, hạ cộng thành 9 phẩm.
Trong ba cõi có chia ra làm 9 địa mỗi địa có 9 phẩm Tư hoặc từ thô đến tế, cộng chung 9 địa thành ra 81 Tư hoặc. (1)
Chín phẩm Tư hoặc ở cõi Dục thì rất thô, còn hai cõi trên lần vi tế. Các thứ phiền não Tư hoặc vi tế dây, chiêu cảm với những khổ quả sinh tử, luân hồi trong cõi, chứng quả A La Hán.

Phần Phụ Chú

Tứ Đế là thuộc về giáo lý tiểu thừa. Trong khi nghiên cứu và trung thành với giáo lý này, chúng tôi chỉ kể có hai thứ hoặc là Kiến hoặc và Tư hoặc. Nhưng theo giáo lý Đại thừa thì ngoài hai hoặc trên, có hai thứ hoặc khác nữa là Trần sa hoặc và Vô minh hoặc. Nếu chứng quả vị Đại Thừa Bồ Tát hay Phật, thì phải đoạn trừ hai hoặc sau này
Để có một ý niệm tổng quát về các thứ hoặc, chúng tôi xin được phụ chú dưới đây hai loại hoặc ấy:

1. Trần sa hoặc:

Trần sa hoặc là cái mê lầm như cát bụi. Cái mê lầm không phải của mình, vì khi chứng đươc quả A la Hán thì cái mê lầm về phần Kiến Hoặc và Tư hoặc nơi cá nhân mình đã hết. Cái chân trí ở nơi tâm mình đã sáng suốt rồi. Nhưng so với mình, còn thấy cái mê lầm của chúng sinh nhiều như cát bụi, nên sinh tâm chán ngán, thối chí độ sinh, cứ trầm không thu tịch, thủ cảnh thiên không Niết Bàn của Tiểu Thừa, không chịu ra hóa đạo độ sanh (vì còn pháp chấp, mê lầm thấy thật có pháp mình tu, Niết Bàn mình chứng).

2. Vô minh hoặc:

Vô minh là mê lầm, không rõ được bản chất chân tâm. Thứ mê lầm này là gốc của các thứ mê làm khác, nên gọi là bản vô minh. Nó rất vi tế, phá trừ trần sa hoặc rồi mới phá trừ được Vô minh hoặc.
Cứ theo lối tu chứng của Đại Thừa mà luận, thì phải trải qua 51 địa vị, mới phá hết được các vô minh hoặc. Khi mãn địa vị Thập tín rồi bắt đầu lên thập trụ (10 vị) phá một phần vô minh thì được một phần đức Pháp tính (3 đức: Pháp thân, Báo thân, Giải thoát), chứng lên vị sơ trụ. Như thế cứ phá thêm một phần vô minh là chứng lên một địa vị; cho đến phá được 10 phần thì phá được Thập trụ. Bước qua Thập hạnh (10 vị), Thập hồi hướng (10 vị) và thập địa (10 vị ) cũng thế, nghĩa là phá một phần vô minh thì chứng lên một địa vị. Cho đến địa vị thứ 51; là Đẳng giác, dùng trí Kim cương phá sạch hết tướng vô minh rất tinh tế rồi, thì chứng được địa vị thứ 52 là quả Diệu giác (Phật). Lúc bấy giờ vô minh diệt hết trí giác thế gian toàn minh, cũng như trăng rằm Trung thu, bao nhiêu mây mờ vẹt hết, tỏa ánh sáng khắp mười phương.

Chúng ta nên lưu ý: Kiến hoặc, Tư hoặc là chiêu cảm phần đoạn sinh tử trong ba cõi. Đoạn Kiến hoặc, Tư hoặc thì không thọ phần sinh tử ra ngoài tam giới, được thiên lý chân, chứng nhị thừa: Thanh văn, Duyên giác. Đoạn Trần sa hoặc chứng quyền thừa Bồ Tát. Đoạn sạch vô minh chứng quả Phật vô thuợng. Xét như thế thì từ khi phát tâm tu hành cho đến thành Phật, phải trải qua một công trình lớn lao và một thời gian lâu xa mới được.

Sở dĩ gọi là phẩm mà không gọi là món, loại hay thứ là vì trong mỗi mê lầm ấy, không khác chất, chỉ khác phẩm lượng mà thôi, nghĩa là nó đậm hay nhạt, mạnh hay yếu mà thôi.


ĐẠO ĐẾ (Nirodha Gamadukkha)

TỨ NIỆM XỨ

A. Mở Đề

Tổng Quát Về Đạo Đế
Như trong bài trước đã nói, muốn thực chứng, thể nhập Niết Bàn thì phải tu theo phương pháp mà Phật đã dạy. Phương pháp chân chính, có hiệu quả chắc thật để thành Phật đó là Đạo đế. Phần này là phần quan trọng nhất trong bài Tứ diệu đế, vì nếu có rõ biết đời là đau khổ, nguyên nhân của nó là gì, và nếu có thiết tha cầu giải thoát khỏi cảnh khổ để đến một cõi an vui tốt đẹp nhất là Niết Bàn, nhưng nếu không có phương pháp hiệu nghiệm để thực hiện ý muốn ấy, thì biết cho nhiều cũng vô ích và càng thêm đau khổ. Do đó, Đạo đế là phần quan trọng và được Phật dạy một cách rõ ràng chu đáo.
Đạo đế có 37 phẩm, chia ra làm 7 loại:
1 Bốn món Niệm xứ (Tứ Niệm Xứ)
2 Bốn món Chánh cần (Tứ Chánh cần)
3 Bốn món Như ý túc (Tứ Như ý túc)
4 Năm Căn (Ngũ Căn)
5 Năm Lực (Ngũ Lực)
6 Bảy phần Bồ đề (Thất Bồ đề phần)
7 Tám phần Chính đạo (Bát Chính đạo phần).

B. Chánh Đề: Tứ Niệm Xứ

Định Nghĩa Về Tứ Niệm Xứ
TỨ là bốn; NIỆM là hằng nhớ nghĩ; XỨ là nơi chốn. Tứ Niệm Xứ là bốn chữ, bốn điều mà kẻ tu hành thường để tâm nhớ nghĩ đến. Đó là:
Quán Thân bất tịnh
Quán Tâm vô thường
Quán Pháp vô ngã
Quán thọ thị khổ

1. Quán thân bất tịnh:

Quán nghĩa là tập trung tư tưởng để quan sát cho thấu đáo. Bất tịnh nghĩa là không sạch. Quán thân bất tịnh nghĩa là tập trung tư tưởng để quan sát một cách tường tận về sự dơ bẩn của cái thân ta.
Nói cái thân là bất tịnh, chắc có nhiều người ngạc nhiên, phản đối cho là Phật đã nói quá đáng.
Trong đời còn cái gì quý báu hơn cái thân đâu? Người ta bảo bọc nó, nâng niu nó, cung phụng nó đủ điều. Người ta cung cấp cho nó đủ thức ngon vật lạ; người ta đùm bọc nó trong hàng lụa là, gấm vóc; người ta che chở nó trong nhà cao cửa lớn; người ta dám làm tất cả những việc bất nhân tổn đức để cho nó được sung sướng. Cái thân được quí chuộng, tôn trọng như thế, mà bảo rằng nó là dơ bẩn, gớm ghiếc thì ai mà nghe được.
Song bình tĩnh mà xét lại, cái thân này thật không có gì là trong sạch cả. Ngay từ khi mới đầu thai, cái thân này đã bất tịnh rồi, vì nó là do hai thứ nhơ nhớp là phụ tinh và mẫu huyết mà cấu thành. Ở trạng thái đầu tiên, nó chẳng khác gì một con hộ trùng, rồi dần dần lớn bằng hạt đậu, rồi bằng miếng thịt, nằm lẫn trong máu me nhơ nhớp.
Về sau, nhờ sự duy trì của nghiệp thức nó tượng thành hình người, chìm ngập trong một cái bọc đầy máu huyết. Cái thân nằm co rút trong đó cho đến chín tháng mười ngày, rồi chui theo một con đường rất bẩn thỉu, để ra khỏi bụng mẹ. Từ đó, nhờ những thực phẩm phần nhiều cũng không được tinh khiết gì như thịt cá, mà cái thân lớn dần. Nếu xét về sự tiêu hóa của thức ăn thì chúng ta cũng không khỏi lấy làm khó chịu: những món ngon vật lạ, mới nuốt vào thì cũng ưa thích, nhưng khi đã nuốt vào khỏi cổ cách một đêm sẽ biến thành đồ bất tịnh khi bài tiết ra thì không ai chịu nỗi, ngay đến chủ nhân của nó. Chưa nói đâu xa, cái thân này vài ngày chưa tắm đã thấy nhơ bẩn; cái miệng sáng dậy chưa súc, đã nghe có mùi hôi rồi. Trong thân, chín lỗ thường trôi chảy ra những đồ bất tịnh như: đại, tiểu, ghèn, rái, mũi, dãi... lắm chuyện nhơ nhớp. Đó là mới nói bề ngoài, bề trong thân người lại dơ hơn thập phần, nào bọc chứa, ruột non, ruột già, tim, gan, phèo, phổi, bong bóng... . Nhất là bộ tiêu hóa là chỗ chứa đựng đủ thứ vật thực hôi thối, chẳng khác gì một thùng phân.

Đó là mới nói khi lành mạnh, còn khi đau ốm lại càng kinh khiếp hơn: nào đàm, nào mũi, thối tha tanh hôi không sao chịu được, nhất là gặp những bệnh nan y như lao, cùi, giang mai, hoa liễu, thì thật là không ai dám lại gần. Đó là khi trẻ, còn khi già đầu bạc răng long, lưng còm, da nhăn, má hóp, đi đứng yếu ớt, không còn đủ sức để sửa soạn bề ngoài thì lại càng nhớp nhúa hơn nữa.

Đến khi chết, nghiệp thức không còn duy trì để thay lớp mới đổi lớp cũ, thì da thịt rã rời, đụng đâu rệu đấy. Nếu không đem chôn cất cho kín, thì ruồi bọ, troi giòi rúc rỉa, mùi hôi thối xông lên không ai chịu nỗi.

Vậy cái thân này quả thật là bất tịnh, không còn chối cãi vào đâu được. Nhưng người đời vì không xét kỹ nên mới yêu quí nó, cưng dưỡng nó đủ điều: hễ thân ưa thì mình ưa, thân ghét thì mình ghét; làm nô lệ cho thân, gây nghiệp, chịu quả báo đời đời kiếp kiếp không dứt. Cũng vì thân, mà tham, sân, si nỗi lên; cũng vì thân mà sát, đạo, dâm sinh ra; cũng vì thân mà vọng ngôn, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu hoành hành. Trăm ngàn vạn điều lỗi lầm, cũng vì quá cưng dưỡng cái thân này mà tạo thành ra.

Vậy hành giả cần phải quan sát rõ cái thân là bất tịnh, mới tránh được những nghiệp tham ái. Nhưng quán sát như thế nào?
Xưa ở Ấn độ, khi một hành giả muốn quán sát thân bất tịnh, thì tìm đến khu rừng người ta bỏ xác người chết, gọi là thi lâm (1) để quán theo lối" Cửu tưởng quán" của Phật dạy: Phép quán này gồm các giai đoạn như sau:

a) Trướng tưởng: Ngày đầu ở gần bên cạnh thây chết, quán thây sình trướng to lên.
b) Thanh ứ tưởng: Ngày thứ hai quán thây bị gió nắng xanh xám.
c) Hoại tưởng: Ngày thứ ba quán thây bị rã nát.
d) Huyết đồ tưởng: Ngày thứ tư, quán thây máu thịt rơi rớt lai láng.
đ) Nồng lãnh tưởng: Ngày thứ năm, quán thây chết da thịt rục rã.
e) Hám tưởng: Ngày thứ sáu, quán chim thú đến mổ ăn thây.
ê) Tán tưởng: Ngày thứ bảy, quán sau khi chim thú ăn, gân xương, đầu mình, tay chân chia tan nát vỡ.
g) Cốt tưởng: Ngày thứ tám, quán huyết thịt đã hết, chỉ còn bộ xương trắng bừa bãi.
h) Thiêu tưởng: Ngày thứ chín, quán bộ xương trắng đốt cháy thành tro đất.

Chín phép quán tưởng này, để đối trị lòng tham sắc dục.
Một khi phép quán này đã thuần thục, thì kẻ tu hành thấy một cách tường tận như ở trước mắt, thân mình và tất cả mọi người điều bất tịnh, không có gì đáng quý chuộng, ham muốn. Do đó, có thể đối trị được bệnh tham sắc dục là một bệnh rất trầm trọng và nguy hiểm của con người trên bước đường tu hành. Nhưng quán thân bất tịnh là để trừ lòng tham sắc dục, chứ không phải để ghê tởm thân mình, đến nỗi hủy bỏ mạng sống, như sáu mươi vị Tỳ Kheo trong thời Phật tại thế, sau khi quán thân bất tịnh thuần thục rồi, thấy ghê tởm mình và người chung quanh, đến nỗi thuê người giết đi. Đấy là một điều mà đức Phật nghiêm cấm.

Ngày nay chúng ta không có được huệ nhãn như Phật để trỏ vào bọn nữ sắc mà Thiên ma sai đến để quấy rối, và bảo rằng: "Những cái túi da đựng toàn những đồ dơ bẩn kia, hãy đi đi, ta không dùng! ". Nhưng nhờ khoa học đã phát minh ra X-quang, chúng ta có thể thấy được rõ ràng những bộ xương sườn, xương sống, đầu lâu, tim, gan, phèo, phổi của một tuyệt thế giai nhân, qua ống rọi kiếng. Và chỉ chừng ấy củng đủ cho chúng ta quan niệm rằng: Cái đẹp chỉ là bộ mã bên ngoài, là lớp da bọc, chứ bên trong thì bộ xương nào cũng giống nhau cả, và chiếu qua quang tuyến X, thì cái đầu lâu của một người đẹp, cũng chẳng khác gì cái đầu lâu trắng phêu đang nằm lăn lóc ngoài bãi tha ma.
Hỡi Phật tử, nếu ai đã phát tâm chân thật tu hành, thì hãy cố gắng thi hành pháp "quán thân bất tịnh "; nếu chưa đủ phương tiện để thực hành phép quán ấy, thì cũng đừng bao giờ nên quên rằng: thân người không trong sạch, không có gì đáng say mê đắm đuối để đến nỗi phải gây ra bao nhiêu tai hại, tội lỗi không lường cho mình và người chung quanh.

2. Quán tâm vô thường:

Tâm vô thường, nghĩa là cái tướng của tự tâm chúng ta luôn luôn đổi thay, không thường. Cái tướng của tự tâm là gì? Chính là cái phân biệt, hiểu biết hằng ngày, cái thức.
Người không học Phật thì không nhận biết thể chân như rộng lớn cùng khắp cả vũ trụ, mà nhận lầm cái phân biệt, cái thức là Ta, và cho rằng cái Ta ấy là thường còn, không thay đổi, như những ngoại đạo chấp có thần ngã hay có linh hồn thường trụ.
Thần ngã là lối chấp của "Số luận sư". Họ cho rằng mỗi chúng ta có thần ngã tự tại, trong sạch, nhưng vì phân biệt, nên nhận thấy có vũ trụ vạn hữu, rồi sanh lòng ưa muốn, bỏ mất thần ngã tự tại trong sạch ấy. Vậy muốn cho thần ngã được giải thoát, thì phải dứt cả cái món phân biệt. Dứt cho hết sạch, không thấy, không nghe, không biết nữa, thì thần ngã mới hiển lộ ra, và khi ấy mới nhận biết rằng vì mình mới sanh ra có vũ trụ. Họ cho như thế là rốt ráo, mà không biết thần ngã ấy cũng chỉ là vọng thức mà thôi.
Còn linh hồn là lối chấp của đa số thần giáo. Họ cho rằng duy có xác thịt chết, chứ cái linh hồn trong trường hợp nào cũng vẫn nhận biết mình, biết người, cũng thấy nghe như xác thịt, không bao giờ chết...

Nhưng sự thật không phải thế: cái tâm của chúng ta không thường chút nào hết. Nó thay đổi luôn, khi nhỏ khác, khi lớn khác, khi có học khác, khi chưa học khác, khi vui khi buồn, khi thương khi ghét, khi chuyên niệm về một chỗ, khi tản mát ra các trần duyên... thật không có gì là thường hết. Nó là tâm pháp vô thường, nó thay đổi đủ cách, tùy chỗ tu tập của mình mà tiến hóa. Nếu tâm là thường thì không có sinh tử. Nếu tâm là thường, thì dù có tu hành cũng không tăng trưởng, thì người dốt cứ dốt, người vụng cứ vụng, người dữ cứ dữ. Nếu tâm là thường thì không có nhân quả, tu cũng chừng ấy, mà lành cũng chừng ấy, cho đến người học, người không học cũng như nhau, chẳng có gì sai khác, thay đổi cả.

Vì muốn đối trị cái vọng chấp kia, nên Phật mới dạy phép quán "Tâm vô thường", để cho chúng sinh nhận biết rằng cái tâm không phải như một vật bất biến vô dụng, không phải là cái "Ta" chắc thật muôn đời, rồi nương vào đó mà sinh ra không biết bao nhiêu là vọng tưởng phiền não. Những tính tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến v.v... đều do ngã chấp mà sinh ra cả.
Lại cũng vì chấp tâm là thường nên chi chi cũng là do bản tính của mình, không thể sửa đổi được, như bảo:" Tính tôi hay nóng giận, hay tham lam"; "Tính tôi hay đam mê đàn ca xướng hát "; "Tính tôi thích cờ bạc rượu chè".
Họ cho đó là một lối bào chữa, vì không phải lỗi tại họ, mà tại cái bản ngã chắc thật của họ như thế rồi, không làm sao sửa đổi được. Do đó, họ không thể nâng cao tâm trí theo con đường chân chánh được.
Vậy, Phật tử chúng ta cần phải quán sát cái "tâm vô thường" đổi cái tâm mê lầm ra cái tâm giác ngộ, phải trừ ngã chấp để ra khỏi vòng sinh tử luân hồi.

3. Quán pháp vô ngã:
Pháp, theo tiếng Phạn là Dharma. Tiếng Hán dịch là quỹ trì, nghĩa là nắm giữ phạm vi của mình, như vuông, dài, tròn méo... để mỗi khi người ta trông đến, liền nhận biết cái này là gi, và khỏi lẫn lộn với vật khác. Nghĩa chữ Pháp rộng lớn mênh mông, chỉ cho tất cả mọi sự thật trên vũ trụ, chẳng những các vật hữu hình, cho đến các vật vô hình tưởng tượng như lông rùa, sừng thỏ, cũng gọi là Pháp cả.

Còn Ngã có nghĩa là chủ lễ, là riêng có tự tướng của mình. Người ta thường chấp các pháp đều có tự tướng của người, vật có tự tướng của vật, thế giới có tự tướng của quốc gia, xã hội có tự tướng của xã hội.
Đã chấp có tự tướng của mình, tất nhiên thấy có tự tướng của người khác. Đối với tự tướng của một vật, hễ về mình thì không về người khác, còn về người khác thì không về mình. Do đó, sinh ra tâm niệm nhân, ngã, bỉ thử, quí trọng, khinh rẻ, tranh chấp, đấu tranh trong xã hội.
Song, xét ra cho kỹ thì các pháp nào phải thật có "tự tướng"? Nói về lục trần thì sắc đối với không, động đối với tịnh, sanh đối với diệt... nào có cái gì riêng một mình thật có tự tướng đâu ? Trần đối với căn mà có hình tướng, căn đối với trần mà có tác dụng, ngoài trần không có căn, ngoài căn không có trần. Như thế, thì biết tất cả các pháp, dù căn, dù trần cũng đều không có tự tướng.

Trong kinh Lăng Nghiêm có câu: "Nhân duyên hòa hợp, hư vọng hữu sinh, nhân duyên biệt ly, hư vọng hữu diệt". Nghĩa là: các nhân duyên nhóm họp thì giả dối có sinh, các nhân duyên chia rẽ, thì giả dối có hoại diệt. Vậy đủ biết: tất cả các pháp làm nhân duyên cho nhau, in tuồng là có, chứ không có tự tướng. Không có tự tướng, tức là "vô ngã".

Ví như trong giấc chiêm bao, vì nhân duyên chiêm bao hiện ra thấy có cảnh này cảnh khác. Đương khi ấy, người chiêm bao, cũng lầm tưởng là thật có, đến khi thức dậy, mới nhận ra đó là cảnh giả dối trong chiêm bao. Chúng ta cũng thế, vì mê lầm nên không nhận ra được sự giả dối của sự vật. Trong khi tâm duyên với cảnh, cảnh duyên với tâm, vạn pháp hiện ra giữa vũ trụ, chúng ta tưởng là thật có. Thật ra, các pháp đều không tự tướng, đều là "vô ngã".

Chúng ta không biết lý "pháp vô ngã", cho nên ngoài bị hoàn cảnh kích thích, trong bị phiền não lay động, quay cuồng theo sự múa rối của giả cảnh. Vì thế, tuy muốn tự tại mà chưa lúc nào chúng ta được tự tại, muốn an vui mà chưa lúc nào được an vui, muốn thường trụ mà vẫn phải trôi lăn trong vòng sinh tử.
Nếu chúng ta chứng được pháp vô ngã rồi, thì một thể vô ngã trùm khắp cả pháp giới. Cảnh cũng vô ngã, tâm thức cũng vô ngã, thì còn cái chi mà ghét, mà thương, mà chịu sinh tử luân hồi nữa.
Pháp vô ngã là lối tu giải thoát rốt ráo. Nếu ai ai cũng biết tu hạnh vô ngã một đôi phần thì đâu có sự ích kỷ hại nhân, và cảnh tượng thế giới hòa bình đâu phải là điều không thể thực hiện được?

4. Quán thọ thị khổ:

Thọ là chịu, nhận lãnh. Thọ thị khổ nghĩa là có nhận lãnh là có khổ.
Nhận lãnh đây là nhận lãnh cái gì?

Nhận lãnh ở đây có nghĩa vô cùng rộng rãi, nghĩa là nhận lãnh tất cả những gì mà người đời có thể nhận được trong cuộc sống. Trước tiên nhận lãnh cái thân này là cái thân riêng của ta, cái tâm này là cái tâm riêng của ta. Sự thọ nhận này là nguồn gốc đầu tiên để thọ nhận những cái khác nhau về sau: để giữ gìn thân mạng, ta thọ cái ăn, thọ cái mặc, thọ cái ở, thọ sắc, thanh, hương, vị, xúc; thọ những cái gì làm cho ta khoái trá, thích thú, vui vẻ. Và lòng tham càng nhiều, thì thọ lại càng lắm. Từ cái thọ cần thiết cho cuộc sống, ta tiến dần đến những cái thọ ít cần thiết, rồi đến những cái thọ xa xỉ, thừa thãi vô ích, nhưng vì thói quen góp nhặt, tham lam, ta không thể bỏ qua được. Nói tóm lại, mỗi chúng sanh, mỗi cuộc đời là một chuỗi thọ nhận liên tiếp.
Và chính thọ nhận ấy là mầm chính của đau khổ.

Trước tiên ta thọ nhận cuộc đời; nhưng cuộc đời là gì nếu không phải là một trường đau khổ, như chúng ta đã thấy trong phần khổ đế? Nào sinh, nào lão, nào bệnh, nào tử, nào yêu mà phải xa lìa, nào oán mà phải gặp gỡ v.v... thật là toàn những khổ nhưng đó là mới nói những nỗi khổ căn bản. Ngoài ra, còn bao nhiêu nỗi khổ khác, cũng do thọ mà ra như: nhận được một cái gì cho là quý thì nơm nớp sợ mất, lo tìm kiếm cách này, chước nọ để giữ gìn nó. Nhưng cuộc đời đã là vô thường thì còn cái gì là tồn tại mãi? Ngay cuộc đời của ta mà cũng không giữ mãi được thì còn cái gì được nữa? Do đó, sanh buồn thương, tiếc nuối, mất ăn bỏ ngủ. Và người càng thọ nhiều chừng nào lại càng khổ chừng ấy. Kẻ giàu thì sợ mất của, kẻ có địa vị thì sợ mất địa vị, kẻ có người yêu đẹp thì sợ mất người yêu, kẻ có danh vọng lớn thì sợ mất danh vọng...

Nhưng có phải muốn thọ lĩnh thì bao giờ cũng được thọ lĩnh theo ý muốn đâu? Thọ mà may gặp thuận cảnh thì được thỏa dạ trong lần đầu tiên, nhưng thọ mà gặp nghịch cảnh thì càng thêm đau khổ. Ở đời, thuận cảnh thì ít, mà nghịch cảnh thì quá nhiều. Thường thường, ta ngửa tay mong thọ nhận một cái này, mà một cái trái ngược khác lại rơi vào tay ta! Do đó, sinh giận dữ, thất vọng, khổ đau.

Đó là nghĩa của "Thọ thì khổ". Phép quán này mục đích đối trị bệnh tham là một bệnh trầm trọng nhất trong các bệnh phiền não, đã ăn sâu gốc rễ trong lòng chúng sanh từ lâu đời lâu kiếp.
Vậy Phật tử chúng ta, muốn diệt trừ tính tham, phải quán "thọ thị khổ". Ta phải luôn luôn nhớ lời Phật dạy: hễ có lĩnh thọ thì có khổ; càng lĩnh thọ nhiều thì càng khổ lắm. Càng ít lĩnh thọ, thì khổ đau càng ít. Tất nhiên chúng ta không thể xả bỏ tất cả trong một lúc; nhưng chúng ta nên tuần tự xả những gì dễ xả, có thể xả được, rồi đi dần đến những cái khó xả. Càng xả chứng nào lại càng nhẹ gánh đau thương. Người đời thường cho rằng càng gánh nhiều vàng bạc châu báu, danh vọng, địa vị, sắc đẹp, vui thú, lại càng sướng; nhưng đã gọi là gánh gì thì gánh cũng là gánh, và càng gánh nặng thì vai càng đau, chân càng mỏi, đi càng chậm; tóm lại khổ càng nhiều. Trái lại, nếu chúng ta không lãnh thọ, như sắc đẹp, mùi ngon, vị lạ v.v... thì thân tâm ta không bị lay động. Đối với cảnh ta thấy không có gì đáng ưa, cũng không có gì đáng khổ sở. Như thế mới được an nhiên tự tại thoát vòng khổ đau.

C. Kết Luận

"Tứ niệm xứ" là giáo lý căn bản trong phần Đạo đế. Có hiểu được giáo lý này một cách tường tận thì sự tu hành mới vững chắc được. Nó đánh đổ được một cách rốt ráo bốn thánh kiến sai lầm lớn lao của con người là:
Tưởng thân mình là quý báu tốt đẹp trong sạch.
Tưởng tâm mình là vĩnh viễn thường còn, như một linh hồn bất diệt.
Tưởng mọi sự vật trên đời này chắc thật trường cữu.
Tưởng thu nhận gom góp được nhiều chừng nào thì sung sướng chừng ấy.

Nhưng sự thật lại rất trái ngược:
1) Thân thì bất tịnh, như một cái đãy đựng đồ dơ, không đáng nâng niu chiều chuộng.
2) Tâm thì vô thường, luôn luôn biến đổi theo với hoàn cảnh bên ngoài, không có gì là trường tồn, bất diệt.
3) Pháp thì vô ngã, không có tự tính nhất định, không chắc thật mà đều là như huyễn như hóa.
4) Thọ thì khổ, chẳng hạn, ta thọ lĩnh cái thân, thì cái thân là dơ bẩn; ta thọ lĩnh cái tâm, thì tâm là vô thường là luôn luôn biến đổi; ta thọ lĩnh sự vật ở chung quanh, thì sự vật đều là giả trá, như khói, như mây. Do đó, càng thọ lĩnh nhiều chừng nào, lại càng đau khổ nhiều chừng ấy.

Vậy chúng ta phải luôn luôn quán sát, ghi nhớ bốn sự thật trên đây. Càng chứng được bốn sự thật ấy chừng nào thì sự chấp ngã, chấp pháp, tham, sân, si lại càng bớt dần chừng ấy.
Phật tử càng nắm vững bốn sự thật ấy chừng nào, thì sự tu hành theo các môn trong Đạo đế sau này, như bốn món chánh cần, bốn món Như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực v.v... mới dũng mãnh và chóng có kết quả chừng ấy.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6825
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: TÔI TU TỊNH ĐỘ

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 2 Tháng 5 17, 2021 11:07 am

TỨ CHÁNH CẦN

A. Mở Đề

Nhờ Tứ Niệm Xứ, chúng ta đã thấy rõ sự thật của đời. Đó là: thân bất tịnh, tâm vô thường, pháp vô ngã và thọ thị khổ.
Thấy rõ được sự thật đau khổ ấy rồi, chúng ta phải gia công, cố sức làm thế nào để thoát ra ngoài móng vuốt nguy hiểm của chúng.
Muốn thế, sự siêng năng, tinh tấn là điều kiện trên hết trong công cuộc giải thoát của chúng ta.
Ngoài đời cũng như trong đạo, mỗi người muốn đạt được kết quả tốt đẹp trong đời mình thì phải luôn luôn gia công, gắng sức. Nhất là người tu hành, mà cái quả là xuất trần, cái cứu kính là an vui vĩnh viễn, thì sự gia công, sức cố gắng lại càng phải bền bỉ, dẻo dai vượt bậc mới thành tựu được.

Hơn ai cả, đức Phật hiểu rõ sự quan trọng của tự tướng, nên đã dạy bảo chúng ta trước khi đi sâu vào Đạo, phải chuẩn bị những phương tiện cần thiết, phải tỏ rõ một thái độ quyết tâm: Quyết tâm xa lánh điều dữ và thực hiện những điều lành. Đó là ý nghĩa của "Tứ Chánh Cần" mà chúng ta sẽ nghiên cứu dưới đây.

B. Chánh Đề

I. Định Nghĩa Tứ Chánh Cần

Tứ Chánh Cần là bốn phép siêng năng Tinh tấn hợp với chánh đạo. Bốn phép Tinh tấn ấy là:
1. Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh.
2. Tinh tấn dứt trừ những điều ác phát sinh.
3. Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh.
4. Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh.

II. Quan Niệm Về Điều Dữ Và Điều Lành Trong Đạo Phật

Trước khi làm điều lành tránh điều dữ, chúng ta phải biết rõ thế nào là lành, thế nào là dữ. Những điều dữ là những điều gì có thể làm tổn hại cho mình và người trong hiện tại cũng như trong tương lai. Chúng bao giờ cũng nghịch với từ bi, bình đẳng, trí tuệ và chân lý.

Trái lại, những điều lành là những điều có thể lợi ích cho mình và người, trong hiện tại cũng như tương lai. Chúng bao giờ cũng hợp với từ bi, bình đẳng, trí tuệ và chân lý.

Với hai định nghĩa này, không phải đợi đến khi phát lộ ra bằng hành động, mới gọi là lành hay dữ. Ngay trong ý nghĩ, và quan trọng nhất là ý nghĩ, cũng đã phân biệt được lành hay dữ rồi. Theo đạo Phật, ba nơi phát sinh của lành hay dữ là: thân, khẩu, ý. Như thế, một cử chỉ, một lời nói hay một ý nghĩ, đều có thể là lành hay dữ. Do đó, đức Phật dạy chúng ta phải ngăn ngừa những điều dữ, hay thực hiện những điều lành, ngay khi chúng còn ở trong ý thức.

Thập thiện(zh. 十善, sa.daśakuśalakarmāṇi) là mười việc thiện được thực hiện qua thân (3), khẩu (4) và ý (3).
Thập thiện bao gồm:
1. Bất sát sinh (zh. 不殺生, sa.pāṇāṭipātā paṭivirati) không sát sinh
2. Bất thâu đạo (zh. 不偷盜, sa.adattādānādvirati), tức là không trộm cắp, hay nói chính xác hơn: "Không nhận đồ vật người không cho";
3. Bất tà dâm (zh. 不邪婬, sa.kāmamithyācārādvirati) không tà dâm
4. Bất vọng ngữ (zh. 不妄語, sa.mṛṣāvādātvirati), nghĩa là không dối gạt người, không nói lời không chân thật. phải nói trên sự thật.
5. Bất lưỡng thiệt (zh. 不兩舌, sa.paisunyātvirati), không nói lưỡi đôi chiều, trước nói như vậy, sau lưng nói khác
6. Bất ác khẩu (zh. 不惡口, sa.pāruṣyātprativirati), không nói lời hung dữ, văng tục, chửi thề, nói lời độc địa.
7. Bất ỷ ngữ (zh. 不綺語, sa.saṃbinnapralāpātprativirati), không dùng lời phù phiếm, nói những chuyện không mang lại lợi ích.
8. Bất tham dục (zh. 不貪欲, sa.abhidhyāyāḥprativirati); Ý không tham (tham ngũ dục lạc, sắc, danh, lợi, ăn, ngủ)
9. Bất thận khuể (zh. 不慎恚, sa.vyāpādātprativirati), Ý không sân (sân giận, phẫn nộ, buồn bực, khó chịu, chán nản)
10. Bất tà kiến (zh. 不邪見, sa.mithyādṛṣṭi-prativirati), Ý không si mê (không hiểu biết chân thật- hiểu biết lầm lạc, không tỉnh táo sáng suốt- nghiện ngập, mê ngủ)

III. Nội Dung Của Tứ Chánh Cần

1. Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sanh:

Tâm mình chưa mộng tưởng điều ác thì mình phải ráng giữ gìn, đừng cho nó phát khởi lên, cũng như sợi dây buộc mũi con trâu, kìm nó, không cho ăn lúa.

Sau đây là một ít thí dụ cụ thể có thể xảy ra hằng ngày trong đời chúng ta:

Khi chúng ta muốn tổ chức một cuộc đi săn bắn, để lấy thịt rừng cụng ly đánh chén với bè bạn, nhưng chúng ta lại nghĩ: "Ta đã là đệ tử Phật, đã thọ tam quy, trì Ngũ Giới rồi, không lẽ dám quên lời hứa nguyện, sát hại chúng sinh và uống rượu!" Thế là chúng ta không thi hành cuộc săn bắn nữa.

Khi phát khởi tâm gian lận, muốn lập mưu kế lấy của người, chúng ta liền xét lại rằng: "Của mình mất mình biết buồn rầu, thì của người mất người đâu có vui! Vả lại, mình đã nguyện trọn đời không tham một vật nhỏ của ai, lẽ nào mình dám quên lời thệ nguyện?" Sau khi nghĩ thế rồi, chúng ta không thi hành mưu kế đen tối trên nữa.

Khi móng tâm hoa nguyệt, chúng ta lại nghĩ rằng: "Mình đã nguyện trọn đời không tà dâm, thì phải trì chí giừ gìn tiết hạnh". Và do ý nghĩa ấy, chúng ta ngăn chặn được lòng hoa nguyệt.

Khi muốn nói dối để cho được việc riêng của mình, chúng ta liền nghĩ rằng: "Mình đã nguyện trọn đời nói lời ngay thật, thì phải cố gắng giừ cho trọn lời thệ nguyện". Như thế, chúng ta khỏi phạm tội vọng ngữ.
Nói tóm lại, mỗi khi tâm chúng ta khởi lên một ý nghĩ sai trái, muốn thực hiện một điều ác gì, chúng ta phải tìm những lý do chính đáng, tưởng nghĩa đến hậu quả tai hại của nó, để dập tắt ngay những ý nghĩ bất chính, và ngăn ngừa không để cho nó phát sinh trong hành động.

Người tu hành sợ các giặc phiền não, si mê len lỏi vào tâm mình cướp mất của báu công đức, nên luôn luôn cần thận giữ gìn, như người nhà giàu giữ của: ngăn tường đóng ngõ, bỏ tủ, khóa chặt không để cho kẻ gian vào nhà trộm mất.

Sự ngăn chặn, giữ gìn không cho điều ác phát khởi này, không phải hạn cuộc trong một thời gian nhất định nào, mà trái lại, phải tiếp tục luôn luôn trong từng sát na, từng giây phút, từng ngày tháng, từ năm này sang năm khác, cho đến chừng nào tâm mình được thuần thục an nhiên, không nghĩ đến điều ác nữa mới thôi. Công cuộc ngăn chận này đòi hỏi một sự siêng năng, tinh tấn dẻo dai, bền bỉ mới có hy vọng thành tựu được như ý muốn.

2. Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sinh:

Trong đời sống của chúng ta, nhất là khi chưa hiểu biết Phật pháp và không tu hành, chúng ta đã phạm rất nhiều tội ác. Những tội ác này làm cho tâm của ta càng ngày càng tối tăm, lu mờ, như một tấm gương bỏ lâu ngày, không ai chùi rửa, không thể soi được nữa. Nay chúng ta đã nhận thấy cái nguy hại của những điều ác, thì chúng ta phải quyết tâm dứt trừ. Điều ác không ở đâu xa, chúng phát sinh trong thân, khẩu, ý của mỗi chúng ta. Vậy, trừ tội ác tức là ngăn chặn không cho thân, khẩu, ý chúng ta tiếp tục tạo nghiệp dữ nữa. Nhưng cái đà tội lỗi, như cái đà một chiếc xe xuống dốc, càng xuống càng mau, càng mãnh liệt, cho nên muốn diệt trừ tội lỗi, chúng ta phải vận dụng nhiều nghị lực, nhiều cố gắng, phải luôn luôn siêng năng, tinh tấn để ngăn chặn cái đà tội lỗi, Phật tử chúng ta phải luôn luôn nhớ nghĩ như vậy:
- Sát sinh là điều ác đã gây tội lỗi cho mình phải mắc nợ máu thịt và mạng sống, lại làm hại cho người lẫn vật.
- Trộm cướp làm khổ cho người bị nghèo đói, rách rưới, buồn rầu, đau khổ không thể kể xiết.
- Tà dâm là điều không hợp lễ tiết, thường gây sự rối ren trong gia đình và nhất là mang tiếng xấu hổ, làm mất phẩm giá con người.
- Nói dối mất lòng tin cậy.
- Nói thêu dệt làm chia lìa ân nghĩa.
- Nói lưỡi hai chiều làm tăng trưởng oán thù.
- Nói lời hung ác, trước dơ miệng mình, sau chiêu lấy họa.
- Ham muốn quá sức (tham) thấy mình thiếu mãi, càng khổ thân nhọc trí.
- Giận hờn tức tối, lửa sân nỗi lên, làm hư công hỏng việc và bao nhiêu rừng công đức đều tiêu tan.
- Si mê không rõ chính tà, mờ ám chân lý gây đủ các tội.
Xét như vậy rồi, nếu tội ác đã trót lỡ sinh, thì bất cứ tội nào chẳng hạn, chúng ta phải đoạn trừ tận gốc rễ, đừng cho nó đâm chồi nảy nhánh nữa. Trong lúc đó, chúng ta lại huân tập các hạt giống lành thay thế vào tạng thức, thì lần hồi, chúng ta sẽ trở thành người thuần thiện.

3. Tinh tấn làm phát sinh những điều lành chưa phát sinh:

Nhiều khi chúng ta có những ý định hay đẹp, muốn giúp ích người này, nâng đỡ người khác, nhưng vì tánh giải đãi, hay thiếu nghị lực, chúng ta không thực hiện được những ý định tốt đẹp ấy. Như thế, dù có thiện chí bao nhiêu, cũng không đem lại lợi ích gì cho ta và cho người chung quanh cả. Muốn tạo những thiện nghiệp, như nói lời hòa nhã với mọi người trong mọi trường hợp, bố thí cho người nghèo túng, giúp đỡ cho người có công ăn việc làm, thì chúng ta đừng chần chừ, mà trái lại, phải hăng hái, tinh tấn làm ngay. Ta phải luôn luôn thúc đẩy ta, biến những ý nghĩ tốt thành hành động. Người Pháp có câu tục ngữ rất có ý nghĩa, để châm biếm những người có dự định tốt mà không bao giờ thực hiện: "Địa ngục lót đầy những dự định tốt". (L'enfer est pavé de bonnes intentions). Thật đúng như vậy, ở đời có bao nhiêu người có nhiều thiện chí, có ý định làm điều hay điều phải, nhưng cho đến chết vẫn chưa thực hiện được, và mang theo xuống địa ngục.
Vậy chúng ta phải luôn luôn hăng hái làm phát triển những điều lành, mỗi khi chúng vừa móng khởi trong tâm, đừng chần chờ, giải đãi cho đến khi tử thần đến gõ cửa, mới ân hận là mình chưa gây tạo được cho mình những nhân lành gì cả, nên phải rơi vào địa ngục.

4. Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh:

Những điều lành khi đã phát lộ ra hành động rồi, chúng ta đừng cho thế là vừa, là đủ, không cần phải cố gắng làm thêm nữa.
Khi chúng ta làm điều trọn lành, chúng ta có lợi về hai phương diện: một mặt, ngăn chặn điều ác không cho tác hại; một mặt, làm điều thiện có lợi ích cho mình và cho người. Chẳng hạn, như khi chúng ta thọ giới bất sát sinh và thực hành theo giới ấy, là chúng ta vừa ngăn chận sự giết hại người và vật, mà vừa chuộc người và phóng sinh nữa. Các giới khác cũng vậy, nghĩa là một mặt vừa "chỉ ác", một mặt vừa "tu thiện", rồi cứ như thế mà siêng năng. Tinh tấn luôn luôn mới được. Chúng ta phải tập làm điều thiện cho thật thuần thục, cho thành thói quen, cho đến khi mỗi ý nghĩ, mỗi lời nói, mỗi việc làm điều thiện cả mới được.

C-Kết Luận

Ý Nghĩa Rộng Lớn Và Diệu Dụng Của Tứ Chánh Cần

Tứ Chánh Cần là bốn phép siêng năng chân chính trong công cuộc diệt trừ tội ác và phát triển điều thiện. Nó bao gồm tất cả những quy điều căn bản thiết yếu của mọi tôn giáo, đạo đức, luân lý.
Thật thế, nếu suốt đời, chúng ta chỉ theo cho đúng 4 phép siêng năng này là: ngăn ngừa không cho những điều ác phát sinh, diệt trừ những điều ác đã phát sinh; thúc đẩy thực hiện những điều lành vừa khởi lên ở trong tâm, tiếp tục thực hiện được. Nếu chúng ta Tinh tấn làm được như thế, thì chắc chắn chúng ta sẽ đạt được địa vị Thánh hiền.

Có chỗ gọi là Tứ chánh đoạn, Tứ ý đoạn, Tứ ý đoan, Tứ chánh thắng hay Tứ đoạn. Chữ cần và chữ đoạn ở đây theo Pāli có nghĩa là pahāna-padhāna (tinh cần để đoạn trừ) tức là dùng bốn pháp này trong việc siêng năng tinh tấn (cần) để có thể đoạn trừ (đọan) ác cùng mọi sự giải đãi biếng nhác của chúng ta trong việc hành thiện. Về chỉ ác thì dùng mọi sự siêng năng tinh tấn của mỗi chúng ta vừa nỗ lực đọan trừ những việc ác mà chúng ta đã lỡ làm ra và dứt khóat không bao giờ tái phạm và, nỗ lực siêng năng tinh tấn trong việc ngăn ngừa những việc ác chưa phát sinh ra ngay từ trong ý nghĩ, không cho chúng phát sinh ra trong tự ý (ý hành) và ngoài hành động của thân (thân hành) của miệng (khẩu hành) làm di hại tự chúng ta và cho người khác.
Về hành thiện thì hành giả chúng ta cũng dùng siêng năng tinh tấn trong việc vừa khơi dậy những việc làm thiện chưa phát sinh ra trong ý nghĩ thì khiến cho chúng phát sinh ra trong tự ý và thể hiện ra ngoài bằng những hành động của thân mình và miệng mình, đồng thời cũng dùng siêng năng tinh tấn trong việc tiếp tục tiếp nối làm cho những việc làm thiện đã-đang phát sinh tăng trưởng ngày càng nhiều hơn trong việc lợi mình lợi người. Đó là ý nghĩa của Tứ chánh cần hay Tứ chánh đoạn trong việc chỉ ác hành thiện lợi mình lợi người trong cuộc sống.
Pháp Tứ chánh cần này được đức Đạo sư dạy cho môn đồ của mình rất nhiều cũng tùy theo trình độ căn cơ của hàng đệ tử mà Ngài chỉ dạy. Pháp này được ghi lại rải rác trong ba tạng giáo điển khởi nguyên cũng như phát triển sau này rất nhiều, như trong Trung A-hàm q . 21, q . 52; Tạp A-hàm q . 26, 30, 31; Tăng Nhất A-hàm q . 18. Ở đây chúng tôi xin ghi lại một số kinh luận tiêu biểu và thông dụng.

Căn cứ vào Pháp giới thứ đệ sơ môn (phần cuối của quyển trung) thì Tứ chánh cần được ghi lại như sau:
1. Vì muốn đoạn trừ những việc ác đã sinh, mà siêng năng tinh tấn.
2. Vì muốn khiến cho những việc ác chưa sinh không cho phát sinh, mà siêng năng tinh tấn.
3. Vì muốn khiến cho những điều thiện chưa phát sinh có thể phát sinh, mà siêng năng tinh tấn.
4. Vì muốn khiến cho những điều thiện đã phát sinh có thể làm tăng trưởng hơn lên, mà siêng năng tinh tấn.
Nhờ nỗ lực một lòng siêng năng tinh tấn hành bốn pháp này cho nên gọi là Tứ chánh cần.

Nhưng theo Kinh Trung A-hàm 21 Hán tạng KinhThuyết Xứ 86, tương đương với Trung bộ kinh bên Pāli tạng M. 148 Chachikka-suttaṃ, đức Đạo sư dạy cho người đệ tử thân cận của mình rằng:

“A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về bốn chánh đoạn, Tỳ-kheo đối với pháp ác bất thiện đã sanh, vì để đoạn trừ chúng nên khởi ước muốn, nỗ lực hành, tinh cần, dốc hết tâm, đoạn trừ. Đối với các pháp ác bất thiện chưa sanh, vì để chúng không phát sanh nên khởi ước muốn, nỗ lực hành, tinh cần, dốc hết tâm, đoạn trừ. Đối với các pháp thiện chưa sanh, vì để cho phát sanh nên khởi ước muốn, nỗ lực hành, tinh cần, dốc hết tâm, đoạn trừ. Đối với các pháp thiện đã sanh, vì để chúng kiên trụ, không bị quên lãng, không bị thoái hóa, được bồi bổ tăng tiến, được phát triển rộng rãi, được viên mãn cụ túc, nên khởi ước muốn, nỗ lực hành, tinh cần, dốc hết tâm, đoạn trừ. A-nan, bốn chánh đoạn này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về bốn chánh đoạn này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc,thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.”

Ở đây, đức Đạo sư cũng đứng trên lập trường nhân quả‘ Chỉ ác hành thiện’ mà Ngài dạy cho chúng đệ tử của mình phương pháp nỗ lực siêng năng tinh tấn đoạn trừ: Một mặt ác đã sinh và chưa sinh, đoạn trừ chúng bằng cách không được tái phạm cùng, nỗ lực ngăn ngừa không cho phát sinh và, mặt khác siêng năng tinh tấn đọan trừ ma tâm biếng nhác, nỗ lực phát huy nuôi dưỡng lớn thêm hơn, thành tựu những điều thiện đã phát sinh rồi và, nỗ lực khởi phát những ước muốn, tạo điều kiện để cho những điều thiện chưa phát sinh xuất hiện trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày của mỗi hành giả chúng ta, ngày càng hòan thiện hơn. Đây là bốn phương tiện được đức Đạo sư chỉ dạy cho tôn giả A-nan để dạy lại cho những Tỳ-kheo còn nhỏ tuổi một cách tổng quát được áp dụng hằng ngày trong hiện quán qua việc đoạn trừ ác pháp và nuôi lớn hành thiện.

Ở chỗ khác như trong kinh Tăng nhất A-hàm 18, tương đương Tứ chánh cần Pāli, D 33 Saṅgīti (R. iii.221) Cattāro Sammappadhānā. Bấy giờ,Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

«Tỳ-kheo không phóng dật tu bốn ý đoạn, tu tập nhiều tứ ý đoạn. Những gì là bốn? Ở đây, Tỳ-kheo, Pháp tệ ác chưa sanh, tìm cầu phương tiện khiến không cho sanh, tâm không rời xa, hằng muốn khiến nó không sanh.
Pháp tệ ác đã sanh, tìm cầu phương tiện khiến diệt, tâm không xa lìa, hằng muốn khiến diệt.
Pháp thiện chưa sanh, tìm cầu phương tiện khiến sanh.
Pháp thiện đã sanh, tìm cầu phương tiện khiến tăng nhiều, không để thoái thất, tu hành đầy đủ, tâm ý không quên.”

Trong kinh này tuy ngoài hình thức lời dạy có khác, nhưng về ý nghĩa thì cũng như các kinh trên nhằm lọai bỏ trước hết là ba nghiệp ác của thân khẩu ý trong tác nhân trực tiếp sinh ra quả khổ cho tương lai gần và xa theo nhân quả nhị nguyên và, mặc khác hòan thành tác nhân thiện cũng thuộc ba nghiệp thân khẩu ý trong việc hoàn thành quả vui gần hay xa trong tương lai dành cho những căn cơ còn lệ thuộc vào ba cõi sáu đường luân hồi sinh tử.

Ở đây đức Đạo sư cũng đặt nặng vấn đề cần thiết của mọi sự nỗ lực tinh cần đoạn trừ pháp ác bất thiện không cho sinh, nếu lỡ đã phát sinh rồi thì vẫn phải nỗ lực ăn năn hối lỗi không tái phạm lại nữa, và canh giữ cái tâm của hành giả trong mọi ý nghĩ mọi hành động một cách liên tục trong việc làm thanh tịnh hóa ba nghiệp ác và, hòan thành ba thiện nghiệp một cách đầy đủ cũng qua ba nghiệp thân khẩu ý.

Cũng theo Tăng nhất A-hàm 18 thì bốn chánh đọan nếu tu tập thực hành đầy đủ thì tâm ý không quên; tức là trong ý lúc nào cũng nhất quyết thực hành việc đoạn trừ ác pháp và thực hành thiện pháp. Cho nên gọi Tứ ý đọan. Ngoài ra đối với trong ba nghiệp thân khẩu ý nó rất cần mọi sự nỗ lực siêng năng đọan trừ trong việc chỉ ác hành thiện. Như vậy Tứ chánh đoạn là tối thắng, cho nên nó cũng được gọi là Tứ chánh thắng.

Và cũng như ý nghĩa của các kinh trên, nhưng tiến lên một bậc nữa, dức Đạo sư theo căn cơ của môn hạ mình dạy về bốn pháp này chi tiết hơn như trong kinh Tạp A-hàm 31 thuộc Hán tạng, tham chiếu S. 49.1-12. Gaṅgā-peyyāla, tương đương Cf. D. 33. Saṅgīti, của Pāli. thì bốn chánh đoạn này được đức Đạo sư dạy và có những cách đặt tên cho bốn hình thức này cùng mỗi ý nghĩa của chúng định nghĩa khác nhau trên hình thức khi Ngài dạy cho các đồ đệ của mình từ kinh 875-879. Trong năm kinh này về hình thức tên gọi của bốn chánh đọan này là nhất thống, nhưng trên mặt nhận thức và định nghĩa thì có khác nhau về mặt triển khai chi tiết và đi sâu hơn những kinh mà chúng tôi vửa đề cập đến.

Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có bốn Chánh đoạn. Những gì là bốn? Một là đoạn đoạn, hai là luật nghi đoạn, ba là tùy hộ đoạn, bốn là tu đoạn.”
“Thế nào là đoạn đoạn?
Tỳ-kheo, pháp ác bất thiện đã khởi thì đoạn trừ, khởi dục, phương tiện, tinh cần, nhiếp tâm gìn giữ. Đó gọi là đoạn đoạn.
“Thế nào là luật nghi đoạn?
Pháp ác bất thiện chưa khởi thì không cho khởi, khởi dục, phương tiện, tinh cần, nhiếp tâm gìn giữ. Đó gọi là luật nghi đoạn.
“Thế nào là tùy hộ đoạn?
Pháp thiện chưa sanh thì khiến cho sanh khởi, khởi dục, phương tiện, tinh cần, nhiếp tâm gìn giữ. Đó gọi là tùy hộ đoạn.
“Thế nào là tu đoạn?
Pháp thiện đã khởi, khiến tu tập thêm ích lợi, khởi dục, phương tiện, tinh cần, nhiếp tâm gìn giữ. Đó gọi là tu đoạn.”

Ở hình thức này tuy đức Đạo sư có đặt cho bốn chánh đoạn này mỗi pháp một tên riêng và, cũng theo đó màý nghĩa của chúng được xác lập theo ý nghĩa tên gọi của chúng.

Cách thứ nhất là đoạn đọan tức là không những đọan trừ những pháp ác bất thiện chúng ta đã từng lỡ tạo ra bằng cách không ăn năn hối cải và đoạn trừ không cho thân miệng ý tái phạm nữa.

Cách thứ hai là luật nghi đọan ở đây cần siêng năng nỗ lực giữ gìn tâm ý thân miệng mình không cho phạm phải những sai lầm chưa phát sinh bằng cách giữ gìn luật nghi đối với thân miệng ý không cho phát sinh.
Cách thứ ba là tùy hộ đoạn, tức những pháp thiện thì hành giả phải nỗ lực khiến cho sinh khởi bằng vào những ước muốn, bằng những nỗ lực tinh cần tiến lên để đạt những ước muốn và nhiếp tâm giữ gìn.

Cách thứ tư là tu đoạn, là những pháp thiện đã đuợc hành giả thực hành bằng vào ý nghĩ hành động của thân của miệng, không những chỉ thực hành tu tập một lần mà còn nỗ lực tu tập, huân tập nhiều hơn nửa, để cho pháp thiện càng ngày càng tăng trưởng và hòan thiện hơn trong việc thực hiện hành thiện.

Và bài kinh cuối cùng của loạt kinh trên đức Đạo sư dạy về bốn chánh đọan, được Ngài triển khai khác hơn một chút về cách phân chia cũng như tiến sâu và chi tiết hơn, trong những ý nghĩ cử chỉ hành động của hành giả. Ngoài những chi tiết về bốn phương tiện chỉ ác hành thiện trên, ở đây chúng còn tùy thuộc vào giới của các căn thuộc luật nghi và nhờ các đối tượng cảnh bên ngòai các tướng tam-muội chân thật khi định như tướng xanh bầm, tướng sình chướng, tướng mưng mủ, tướng hoại, tướng thú ăn chưa sạch mà khéo léo nỗ lực bảo vệ hộ trì tu tập không cho thối thất. Và cuối cùng cách thứ tư được đức Đạo sư chỉ cho hành giả nào tu tập bốn niệm xứ tức là thực hành tu đoạn.

Đức Phật dạy:
“Có bốn Chánh đoạn. Những gì là bốn? Một là đoạn đoạn, hai là luật nghi đoạn, ba là tùy hộ đoạn, bốn là tu đoạn.”
“Thế nào là đoạn đoạn?
Tỳ-kheo, pháp ác bất thiện đã khởi thì đoạn trừ, khởi dục, phương tiện, tinh cần, nhiếp tâm gìn giữ; pháp ác bất thiện chưa khởi, thì không cho khởi, khởi dục, phương tiện, tinh cần, nhiếp tâm gìn giữ;
Pháp thiện chưa sanh, thì khiến cho sanh khởi, khởi dục, phương tiện, tinh cần, nhiếp tâm gìn giữ;
Pháp thiện đã sanh, thì khiến cho tu tập thêm lợi ích, khởi dục, phương tiện,tinh cần, nhiếp tâm gìn giữ. Đó gọi là đoạn đoạn.

“Thế nào là luật nghi đoạn?
Tỳ-kheo khéo phòng hộ căn con mắt, giữ kín chặt, chế ngự, tiến hướng. Cũng vậy, đối với các căn tai, mũi, lưỡi, thân, ý, khéo phòng hộ, giữ kín chặt, chế ngự, tiến hướng. Đó gọi là luật nghi đoạn.

“Thế nào là tùy hộ đoạn?
Tỳ-kheo đối với mỗi một tướng tam-muội chân thật, như tướng xanh bầm, tướng sình chướng, tướng mưng mủ, tướng hoại, tướng thú ăn chưa sạch mà khéo bảo vệ hộ trì, tu tập, giữ gìn, không khiến cho sút giảm. Đó gọi là tùy hộ đoạn.
“Thế nào là tu đoạn?
Tỳ-kheo nào tu tập bốn Niệm xứ, thì đó gọi là tu đoạn.”
Riêng bản kinh này bốn cách theo tên gọi được phân bố trở lại và thêm vào những chi tiết rõ ràng hơn trong mỗi chức năng của từng tên gọi không còn như trước nữa. Chức năng của đoạn đoạn nay bao hàm cả bốn công việc cùng lúc cho việc chỉ ác hành thiện nói chung và, vai trò của luật nghi đọan dành cho việc phòng hộ, giữ kín chặt, chế ngự, tiến hướng của các căn mắt tai, mũi, lưỡi, thân và ý thuộc về giới, trong việc tiếp xúc các cảnh bên ngoài như sắc thinh, hương, vị, xúc và pháp. Trong khi cách thứ ba dành cho định để bảo hộ, giữ gìn trong việc thực hành lúc tu tập phải nhờ vào các tướng như tướng xanh bầm, tướng sình chướng, tướng mưng mủ, tướng hoại, tướng thú ăn chưa sạch, để hành giả quán mà đối trị các bệnh chấp về thanh tịnh của thân mà nhìn ra được những tuớng đó là như thật bất tịnh. Và cách còn lại là cách quán khi hành giả tu tập Tứ niệm xứ (trụ) với mục đích đề phòng và đình chỉ để đọan trừ tất cả những tạp niệm vọng tưởng khởi lên khi hành giả tu tập.

Riêng ở đây Theo Đại Tỳ-bà-sa luận 141 ghi lại thì bốn phương tiện này có khả năng chính đọan trừ tất cả mọi thứ phiền não. Cho nên gọi là Tứ chánh đoạn. Cũng theo bộ luận này thì, hai phương tiện trước liên quan đến việc đoạn trừ phiền não chướng, và hai phương tiện sau có liên quan đến việc đọan trừ sở tri chướng. Ở đây tứ chánh đọan nếu theo vị của Tứ thiện căn thì bốn phương tiện này chủ yếu đang ở trong thời gian tu tập thuộc noãn vị, tức thuộc giai đọan phàm phu vị chuẩn bị tiến vào địa vị của các bậc Thánh. Đó là những gì chúng ta tìm thấy vị trí của bốn phương tiện tu tập hành giả chúng ta, nếu hoàn thành bốn phương tiện này một cách rốt ráo thì nhân đây là hành trang để hội nhập Thánh vị.

Tóm lại, qua Tứ chánh đoạn này, hành giả nếu tu tập trong hiện quán theo chỉ ác hành thiện thì quả vị của các bậc Thánh đang nằm trong tầm tay của mọi hành giả qua việc thanh tịnh hóa ba nghiệp thân khẩu ý. Đây là một phương pháp không có gì gọi là khó khăn cho lắm nếu hành giả nỗ lực siêng năng tinh tấn trong việc kiểm sóat ý nghĩ, hành động của mình một các miên mật để đọan trừ mọi thứ tạp nhiễm của vọng và, làm chủ được ý nghĩa và hành dộng của chúng ta trong việc chỉ ác hành thiện.Vì vậy cho nên Kinh Tứ chánh đoạn này được đức Đạo sư liệt kê vào một trong bảy hành pháp của Ba mươi bảy phẩm trợ đạo cần thiết dành cho những hành giả muốn đi vào con đường Thánh đạo thật sự.
-------


TỨ NHƯ Ý TÚC

A. Mở Đề

Sau khi đã nhận rõ được chân tướng của cõi đời (Tứ niệm xứ), đã quyết tâm bỏ ác theo thiện (Tứ Chánh Cần), hành giả muốn đi xa trên đường đạo, cần phải vạch cho mình một hướng tiến nhất định và phải có một thái độ quyết tâm nhắm theo đúng hướng đã vạch mà đi, không nhìn ngang nhìn ngửa, không mong ước cái này cái khác. Hành giả chỉ quyết đi một đường, tập trung tất cả mong ước, chí nguyện, ý chí, năng lực tinh thần của mình vào đó đến khi được toại nguyện như ý mới thôi.
Muốn được như thế, hành giả phải tu theo pháp môn "Tứ Như Ý Túc", một trong những pháp môn của Đạo đế dưới đây.

B. Chánh Đề

I. Định Nghĩa Tứ Như Ý Túc

Tứ Như ý túc là bốn phép thiền định. Nói cho rõ đó là bốn phương tiện giúp chúng ta thành tựu các Tam ma địa Samadhi (chánh định), vì thế nên cũng gọi là định pháp. "Như ý" là được như ý mình muốn. "Túc" là chân, có nghĩa nương tựa mà cũng có nghĩa là đầy đủ. Tứ Như ý túc, có nghĩa là bốn phép làm nơi nương tựa cho các công đức thiền định, thần thông được thành tựu viên mãn như ý muốn của mình. Bởi lý do ấy, nên cũng gọi nó bằng tên Tứ thần túc. Luận Câu xá quyển 25 có nói: "Vì sao định mà gọi là thần túc? Vì các công đức linh diệu thù thắng đều nương nơi bốn định này mà được thành tựu".
Bốn định ấy là:
-Dục Như ý túc
-Tinh tấn Như ý túc
-Nhất tâm Tứ Như ý túc
-Quán Như ý túc.

II. Thành Phần Và Nội Dung Của Tứ Như Ý Túc

1. Dục như ý túc:

Dục là mong muốn. Mong muốn một cách thiết tha, mong muốn cho kỳ được, mong muốn cho đến khi mãn nguyện mới thôi. Đó gọi là dục như ý túc. Nhưng mong muốn cái gì? Tại sao đã là Phật tử mà còn "dục", còn mong muốn?

Trước tiên, chúng ta nên nhận định rõ ràng tính chất của sự mong muốn ở đây. Có thứ mong muốn thỏa mãn những thú tính, những tham vọng, đó là mong muốn tội lỗi, nên diệt trừ. Có thứ mong muốn hướng thượng, trong lành, như mong muốn sống một cuộc đời đẹp đẽ, thanh cao, mong muốn được giải thoát ra ngoài biển khổ sinh tử, đó là thứ mong muốn hợp lý, đáng khuyến khích. Người Phật tử mong muốn được thành đạt pháp thiền định mình đang tu, để tiến lên chứng các Thánh quả. Thứ mong muốn này rất cần cho người tu hành; nếu không mong muốn thiết tha, mãnh liệt thì khó mà đi đến đích giải thoát được. Đây cũng là một sự cải chính rất hùng hồn để đánh tan quan niệm sai lầm cho rằng: người Phật tử phải diệt dục, mà diệt dục nghĩa là diệt tất cả, diệt luôn cả sự sống. Thật ra diệt dục ở đây tức là dục vọng, diệt những phần ham muốn xấu xa đê hèn, làm cho con người bị đọa xuống hàng thấp thỏi như loài súc sinh, địa ngục, chứ đâu có diệt luôn cả những chí nguyện, những mong ước, những đức tính tốt đẹp của con người. Sự mong muốn sau này, người Phật tử không bào giờ lãng quên, trái lại họ trút cả tâm tư hướng về cái đích mình đang nhắm, những pháp mình đang tu. Người thế gian ưa thích vật dục mạnh mẽ như thế nào, thì người tu hành mong muốn thành tựu những pháp thiền định của mình cũng mạnh mẽ như thế ấy. Có như thế, hành giả mới tăng tiến mãi trên bước đường tu hành của mình.

2. Tinh tấn như ý túc:

Tinh tấn là dũng mãnh, chuyên nhất vào pháp thiền định mình đang tu. Phần trên chỉ mới là sự ước muốn. Sự ước muốn dù đẹp đẽ bao nhiêu mà không ra công, gắng sức, luôn luôn bền tâm vững chí, nghĩa là thiếu sự Tinh tấn dũng mãnh, thì ước muốn muôn đời cũng chỉ là ước muốn suông mà thôi.
Chúng ta nên nhớ rằng: Tinh tấn không phải chỉ là sự hắng hái, bồng bột trong chốc lát, như sự ồ ạt, bốc cháy của ngọn lửa rơm. Tinh tấn là nghị lực tu tập mạnh mẽ, thường hằng, không bao giờ gián đoạn.

Trong Kinh Di Giáo, Đức Thế Tôn có dạy: "...Như người kéo cây lấy lửa, cây chưa nóng đã thôi, tuy muốn được lửa, nhưng khó thể được".
Vậy người muốn chứng đạo quả, phải thường Tinh tấn đầy đủ như ý mình ước nguyện.

3. Nhất tâm như ý túc:

Nhất tâm là tâm chuyên nhất vào định cảnh, không bào giờ tán loạn. Một con sông lớn, nếu bị chia nhiều nhánh tất nhiên sức chảy của nó bị yếu. Trái lại, một dòng suối nhỏ, nếu chỉ chảy một đường, cũng đủ sức xối thủng đá. Người tu hành, tâm được chuyên nhất, không bị tán loạn, thì muôn sự đều thành. Phật có dạy: "Như người chứa nước, khéo giữ bờ đê, người tu hành giữ nước trí tuệ cũng vậy, phải khéo tu thiền định, chớ cho tán động".

4. Quán như ý túc:

Quán nghĩa là dùng trí tuệ sáng suốt quán sát pháp mình đang tu. Quán trí ấy do định mà phát sinh, trí ấy là tịnh trí. Vì tịnh cho nên nó có thể như thật thông đạt thật nghĩa (chân lý) của các pháp (vũ trụ).

C. Kết Luận

Tóm Tắt Ý Nghĩa Và Diệu Dụng Của Tứ Như ý Túc
Sở dĩ Dục, Tinh tấn, Nhất tâm và Quán đều được gọi là như ý túc, vì chúng ta là những thứ để cho tất cả công đức tu hành, thần lực nương vào đó mà phát sinh, hợp như ý muốn của hành giả.
Bốn phép này như bốn nấc thang kế tiếp theo nhau, để đưa hành giả từ cái nhân hữu lậu mê mờ, đến cái nhân vô lậu giải thoát: Trước hết, do tu tâm hằng mong muốn (Dục), cho nên sự tu tập dũng mãnh (Tinh tấn); nhờ sự tu tập dũng mãnh, nên phiền não tiêu, tán động hết, do đó tâm được chuyên nhất (Nhất tâm), nhờ tâm chuyên nhất nên quán trí được thanh tịnh mãnh lợi (Quán), và có năng lực phá tan cội gốc vô minh.
Khi vô minh hết, thì vô số nghiệp chướng phải tiêu, hằng sa trí đức phát hiện. Người tu hành, khi trí tuệ và công đức viên mãn tức khắc đầy đủ vô biên thần dụng trong sự hiện thân, hiện độ để cứu khổ chúng sinh, chứ đâu có phải chỉ khi chứng được lục thông mới được tự tại?



NGŨ CĂN NGŨ LỰC


A. Mở Đề

Trong 37 món trợ đạo, Ngũ căn và Ngũ lực là những phương pháp quý báu, cũng quan trọng như các pháp khác; có thể đưa người tu hành từ địa vị phàm phu đến các Thánh quả trong ba thừa. Chúng là sự phục sức trang nghiêm, là phương tiện công hiệu giúp người thẳng tiến trên bước đường tu đạo, chứng quả. Vậy Phật tử chúng ta không thể không biết để trì hành.

B. Chánh Đề

I. Định Nghĩa Ngũ Căn

Ngũ căn là năm căn. Căn đây tức là căn bản, là gốc rễ, là nguồn gốc để tất cả các thiện pháp xuất phát.
Luận Trí Độ, quyển thứ mười, giải rằng: "Năm căn này là căn bản để phát sinh tất cả thiện pháp, nên gọi là ngũ căn". Năm căn ấy là: Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn, Huệ căn.
II. Thành Phần Và Nội Dung Ngũ Căn

1. Tín căn:

Là lòng tin mạnh mẽ vững chắc. Lòng tin này không giống như lòng tin mù quáng, vô điều kiện, bất chấp lý trí của phần nhiều ngoại đạo. Lòng tin ở đây là con đẻ của lý trí, là kết quả của sự suy luận sáng suốt, của sự quan sát kỹ càng. Đức Phật không bao giờ bắt buộc Phật tử tin một điều gì mà không suy luận được, không giải thích được.Vì lòng tin của người Phật tử khởi từ trí xét đoán. Bởi thế nên nó vô cùng vững chắc, mãnh liệt. Chính nó là căn bản phát sinh các hạnh lành, Phật dạy: "Tin là mẹ vô lượng của công đức". Nhưng Phật tử tin cái gì? Phật tử tin Tam Bảo:

Tin Phật: Phật tử biết rằng đức Phật là đấng hoàn toàn giác ngộ, giải thoát. Vì thế, Phật tử suốt đời tin tưởng theo Phật, để hướng tiến đến sự giác ngộ, giải thoát mà Phật đã thân chứng.
Tin pháp: Pháp là chân lý, là sự thật mà đức Phật đã khám phá ra và truyền lại cho chúng ta. Hay nói một cách khác, pháp là giáo lý đúng như sự thật mà đức Phật đã thuyết minh. Chúng ta tin tưởng những giáo lý ấy, vì người nói ra là đức Phật, đã thân chứng được và giác ngộ được nhờ giáo lý ấy.
Tin Tăng: Tăng là người thực hành các giáo lý của Phật để giác ngộ mình và người, là kẻ thay Phật đưa cao ngọn đuốc chính pháp sáng ngời, để soi đường cho chúng sinh. Vì thế, Phật tử suốt đời quy hướng về Tăng.

2. Tấn căn:

Tấn là tinh tấn. Tấn căn là sự dũng mãnh tinh tấn trên bước đường tu tập không bao giờ thối lui. Nếu đã có lòng tin chắc chắn mà không tinh tấn thực hiện, làm theo những điều mình tin, thì lòng tin suông ấy trở thành vô dụng, không đưa chúng ta đến đâu cả.
Vậy cho nên người Phật tử đã tin Tam Bảo, thì phải luôn luôn tinh tấn thực hành giáo lý của Phật. Theo Luận Nhiếp Đại Thừa, tinh tấn có ba thứ:

Bị giáp tinh tấn: Nghĩa là mang áo giáp tinh tấn. Người Phật tử trong cuộc chiến đấu để diệt trừ đau khổ, tiến tới giải thoát, cần phải mang áo giáp tinh tấn, để khi xông pha vào trận địa "phiền não", khỏi bị ma quân hãm hại. Nhờ có áo giáp này, người Phật tử tin tưởng ở năng lực của mình hùng dũng tiến tới, không sợ gian nan nguy hiểm, không lùi bước trước một trở ngại hay một địch thủ nào.

Gia hạnh tinh tấn: Nghĩa là luôn luôn gắng sức không bao giờ dừng nghĩ trên bước đường đi đến giải thoát. Với thứ tinh tấn này, người Phật tử càng tiến càng hăng, càng thêm sức lực, càng phấn chí không bao giờ biết mệt mỏi.

Vô hỷ túc tinh tấn: Vô hỷ túc tinh tấn nghĩa là không vui sướng tự mãn, cho là vừa đủ khi mới thu được một ít thắng lợi trên đường tu hành. Người Phật tử chưa chứng được Phật quả, thì còn gia công gắng sức tu luyện mãi, chứ không chịu dừng nghỉ, vui thú với một quả vị thấp thỏi, tạm bợ, như người bộ hành khi chưa đến đích cuối cùng, thì còn hăng hái bước mãi, chứ không chịu chấm dứt cuộc hành trình của mình, bằng cách an phận ở mãi trong quán trọ bên đường.

3. Niệm căn: Niệm là ghi nhớ. Ghi nhớ những gì?

a) Thứ nhất niệm thí: nghĩa là nhớ tu bố thí. Người Phật tử thường ngày nhớ đem tài sản bố thí cho người bần cùng; đem hùng lực cứu giúp người sợ hãi; đem chính pháp chỉ giáo cho người si mê, khiến họ hết khổ được vui.

b) Thứ hai niệm giới: nghĩa là nhớ trì tịnh giới để đoạn trừ các phiền não nghiệp chướng, tăng trưởng mọi hạnh lành. Giới có ba thứ:

- Nhiếp luật nghi giới: Những giới để ngăn cấm các hạnh nghiệp thô xấu, đoạn diệt các nghiệp chướng nơi thân tâm.
- Nhiếp thiện pháp giới: Những quy điều đúng pháp và lợi ích, người thực hành theo nó, có thể thành tựu tất cả pháp lành.
- Nhiếp ích hữu tình giới: Những điều luật làm lợi ích an lạc cho tất cả chúng sinh.

c) Thứ ba niệm thiên: Luận Nhiếp Đại Thừa có nói: "Thiên niệm trụ là an trụ bốn món thiền định". Vậy niệm thiên là nhớ tu các niệm thiền định, để gạn sạch tất cả phiền não, thể chứng chân như.

4. Định căn:

Định hay tịnh lự do dịch nghĩa chữ Phạn là Dhyana (Thiền na). Định là lắng tâm yên tịnh, chuyên chú vào chánh pháp, để suy đạt thật nghĩa của nó. Theo Luận Nhiếp Đại Thừa, định có thể chia làm ba bậc:
- An trụ định: Để tâm an trụ vào định cảnh, không cho tán động, do đó phiền não được tiêu trừ.
- Dẫn phát định: Do đoạn sạch phiền não nên được phát sanh sáu món thần thông là các công đức thù thắng.
- Thành sở tác sự định: Do đã phát khởi được các công đức, thần thông, nên thường làm lợi ích cho tất cả chúng sinh; cứu độ chúng sinh giải thoát sinh tử, chứng được Niết Bàn.

5. Huệ căn:

Huệ là trí huệ sáng suốt, thâm nhập được chân tướng của vạn pháp. Trí huệ ấy không có sự phân biệt, vì phân biệt là tác dụng của vọng thức, là mê lầm. Cũng theo Luận Nhiếp Đại Thừa, trí huệ có ba thứ:

- Vô phân biệt gia hạnh huệ: Quán trí này không còn thấy có phân biệt, nhưng còn có gia hạnh, nghĩa là còn phải dụng công tu hành, để thành tựu hoàn toàn vô phân biệt trí. Vì thế, nên gọi là " vô phân biệt gia hạnh huệ".
- Vô phân biệt huệ: Trí huệ này không có sự phân biệt, mà không cần phải gia hạnh vì đã thuần phục. Do không phân biệt nên không có mê vọng. Nhờ trí huệ này, người tu hành được tự tại thể chứng chân như.
- Vô phân biệt hậu đắc huệ: Hay hậu đắc trí, nghĩa là trí huệ có được sau khi đã chứng được chân như. Trí huệ này hoàn toàn sáng suốt, tỏ ngộ được thật nghĩa của các pháp. Chư Phật nhờ hậu đắc trí này mà thi tác vô lượng công đức, để cứu độ chúng sinh.

Nói một cách tổng quát giản dị, huệ căn là trí huệ do thiền định đã làm lặng sạch. Nó không đạt được sự thật của các pháp; nó là căn nguyên phát sinh mọi việc vĩ đại để giải thoát chúng sinh.


III-Định Nghĩa Ngũ Lực

Ngũ lực tức là năm năng lực vĩ đại, năm thần lực của Ngũ căn. Nói một cách dễ hiểu: Ngũ căn như năm cánh tay, còn ngũ lực như là sức mạnh của năm cánh tay ấy.

IV. Thành Phần Và Nội Dung Của Ngũ Lực

1. Tín lực: tức là thần lực của đức tin, hay sức mạnh lớn lao, vi diệu do tín căn phát sinh.
2. Tấn lực: tức thần lực của đức tinh tấn, hay sức mạnh bất thối chuyển, kiên cố, có thể san bằng mọi trở lực, sức mạnh này do tấn căn phát sinh.
3. Niệm lực: tức là thần lực của sự ghi nhớ, hay sức mạnh lớn lao bền chắc của niệm căn.
4. Định lực: tức thần lực của sự tập trung tư tưởng hay sức mạnh vĩ đại của định căn.
5. Huệ lực: tức thần lực của trí huệ hay sức mạnh vô biên của huệ căn.

Nói một cách tổng quát, những sức mạnh này là kết quả thu đạt được do sự kiên cố tu luyện của Ngũ căn. Nó như là một ngọn lửa bật lên sau khi người ta đã nỗ lực cọ sát hai cây củi vào nhau để lấy lửa.
C. Kết Luận

Diệu Dụng Của Ngũ Căn Và Ngũ Lực
Như chúng ta đã thấy ở trên, Ngũ căn và Ngũ lực vừa làm hai căn bản, vừa là nghị lực để phát sinh, tăng trưởng vô lượng công đức thù thắng.
Bất luận người nào, hễ đã lấy trí làm nền tảng, tinh tấn thật hành chính pháp (tấn), hằng ghi nhớ chánh pháp để tiến tu (niệm), tập trung tư tưởng để trừ sạch vô minh phiền não, đem diệu huệ vô phân biệt (huệ) để chứng chân như, thì người ấy thế nào cũng nắm chắc trong tay quả vị vô thượng Bồ đề. Vì sao? Vì người ấy đã có những thần lực vĩ đại (Ngũ lực) do Ngũ căn gây tạo. Với ngũ lực này, hành giả như người bộ hành có đủ phương tiện linh lợi, diệu dụng để băng rừng, vượt biển và đi đến đích cuối cùng. Đích cuối cùng của người tu hành theo chính pháp tức là thành Phật. Đến đích này, người ấy là ánh sáng của chúng sinh gieo mầm an lạc. Chính người mới có đủ thần lực, diệu dụng làm cho chúng sinh trở thành những kẻ hoàn toàn giải thoát, hoàn toàn giác ngộ.
Kết quả của Ngũ căn và Ngũ lực lớn lao, quý báu như thế đó, chúng ta không thể không tu theo hai pháp môn ấy.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6825
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: TÔI TU TỊNH ĐỘ

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 2 Tháng 5 17, 2021 1:26 pm

THẤT BỒ ĐỀ PHẦN

Còn gọi là Thất Giác Chi.

A. Dẫn Nhập

Giáo lý đạo Phật được xem là một nền giáo lý thực nghiệm, nhằm giải quyết những vấn đề về con người, đưa con người thoát khỏi những khổ đau trói buộc do chính con người tạo nên, và nó đã trở nên một phương tiện, hay một phương pháp giúp cho mọi người vượt khỏi những bế tắc trong đời sống mà con người gặp phải, hay nói cách khác, giáo lý đạo Phật là những phương thuốc trị những căn bệnh cho mọi người, chính vì thế mà chúng ta thường nghe : "Chúng sanh đa bệnh, Phật pháp đa phương" (chúng sanh có nhiều bệnh, Phật pháp cũng có nhiều phương thuốc trị cho nhiều căn bệnh khác nhau). Thất giác chi là bảy phương pháp nhằm giúp cho chúng sanh thoát khỏi những vọng niệm mê lầm để đạt sự tỉnh giác trong đời sống.

B. Nội dung

I- Ðịnh nghĩa

Thất giác chi (Satta sambojjhanga) = The Seven factors of Enlightenment, còn gọi là Thất bồ đề phần, Trung Hoa dịch là Giác đạo (con đường đưa đến giác ngộ), một trong những thắng pháp (paramattha dhamma) của 37 phẩm trợ đạo được Ðức Phật đề cập ở phần Ðạo đế. Thất giác chi là bảy phương pháp tu tập nhằm giúp cho hành giả đạt được giác ngộ, thành tựu đạo quả giải thoát.

II- Nội dung của Thất giác chi

1)- Trạch pháp giác chi (Dhammavicaya sambojjhanga) :

Trạch là sự chọn lựa, pháp là pháp môn, trạch pháp là sự chọn lựa pháp môn tu tập sao cho phù hợp với trình độ căn cơ của chính mình. Nó còn giúp cho mọi người nhận thức một cách sáng suốt để phân biệt, lựa chọn một cách chính xác những phương thức khế hợp với chính mình, vì thế cho nên các vị Tổ sư thường dạy : "Thuốc không có quý-tiện, lành bệnh là thuốc hay, Pháp không có đốn-tiệm (mau, chậm), hợp cơ là pháp diệu".

Chọn được hướng để đi đúng với chánh pháp là chúng ta đã thực hiện tinh thần trạch pháp giác chi. Trong kinh Sa Di Thập Giới nói : "Cái khổ ở địa ngục, của con lừa, con lạc đà chở nặng chưa phải là khổ, không tìm thấy được hướng đi mới thực sự là khổ". Người muốn có một chánh tư duy (suy tư một cách chân chánh) phải thực hành trạch pháp, vì chính đây là một phương pháp phân tích, suy luận nhận chân các giá trị hiện thực. Ðạo Phật xem sự tự giác trong niềm tin phải được qua gạn lọc của trí tuệ được gọi là chánh kiến (sự thấy biết một cách chân chánh), điều này Ðức Phật nói : "Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta".

Trong kinh Kamala (Tăng Chi I), Ðức Phật nói : "Ðừng vội tin tưởng một điều gì dù điều đó thường nghe nhắc nhở đến luôn. Ðừng tin tưởng điều gì mà điều đó là một tập tục đã qua cả ngàn xưa để lại. Ðừng tin tưởng những điều sáo ngữ hay bất cứ một điều gì mà người ta thường nói đến nhiều quá. Ðừng tin tưởng bất cứ điều gì, dù cho điều đó là bút tích của thánh nhân xưa để lại bảo ta phải tin. Ðừng tin một điều gì dù điều đó ở dưới mãnh lực của ông thầy hay nhà truyền giáo. Tất cả những sự thật, theo suy nghiệm riêng của mình và sau khi xác nhận rõ ràng, phù hợp với lẽ phải, tạo thành hạnh phúc riêng cho mình và hạnh phúc cho tất cả mọi người thì chính đó là sự thật và ta cố gắng sống theo sự thật ấy".
Người xưa cũng thường dạy : "Thà ngàn năm không ngộ, còn hơn một phút sai lầm". Tổ Lâm Tế nói : "Nhất niệm hào ly, thiên địa huyền cách" (Một niệm lìa xa, đất trời xa cách). Nếu chúng ta chọn sai con đường đi không đúng chánh pháp thì muôn kiếp khó tìm lại được. Cho nên trạch pháp giác chi là yếu tố để giúp người học Phật nhận thức một cách sáng suốt tỉnh táo trên con đường chọn lựa pháp môn tu tập.

2)- Niệm giác chi (Sati sambojjhanga) :

Niệm là nhớ nghĩ, giác là sự tỉnh giác. Niệm giác chi là luôn luôn nhớ đến sự tỉnh giác. Ðây là phương pháp được Ðức Phật đề cập nhằm giúp cho con người phát triển tuệ giác, đồng thời có công năng làm cho các vọng niệm không dấy khởi. Như chúng ta biết, tạp niệm là nguyên nhân làm cho con người kinh nghi và thoái hóa, nó là bước trở ngại đáng kể cho tuệ giác phát triển, làm phân tán sức mạnh của tâm thức.
Trái lại, chánh niệm giúp cho chúng ta nhận thức một cách rõ sự vật hiện tượng qua các pháp vô thường, khổ, vô ngã trong đời sống, những đổi thay của những dục niệm, cho chúng ta cái nhìn xét đoán chuyển biến của tâm thức trong từng sát na sanh diệt, thấy rõ các tà niệm, có nhận thức đúng đắn (chánh kiến) và nhờ đó chúng ta nhận thức rõ sự thật của các pháp. Niệm giác chi giúp cho chúng ta luôn tỉnh táo trong mọi hoàn cảnh khi đối diện với thực tế của đời sống.

3)- Tinh tấn giác chi (Virya sambojjhanga) :

Tinh tấn giác chi là nỗ lực chuyên ròng hướng đến tỉnh giác để loại trừ các tư hoặc, thực hành chánh pháp làm cho tuệ giác được phát triển, dù chúng ta có một lý tưởng cao đẹp nhưng thiếu chuyên chú, nỗ lực và bền bỉ (tinh tấn) thì khó thành tựu được chí nguyện. Nhà triết gia Huxley đã nói : "Mục đích tối cao trong đời người là sự hành động, không phải là sự hiểu biết suông".
Vì thế cho nên tinh tấn là yếu tố tối quan trọng trong việc thực hiện lý tưởng giải thoát giác ngộ ; thiếu sự tinh tấn, nỗ lực của tự thân để tạo thành sức mạnh nội tại thì không thể chiến đấu chống giặc phiền não. Hình ảnh đầy sinh động dưới cội cây bồ đề khi Ðức Bổn Sư Thích Ca dùng bát sữa của Sujàta, xong Ngài quăng bát đựng sữa xuống dòng sông Ni Liên Thuyền và phát đại nguyện : "Dù thân ta có khô, máu ta có cạn, nếu không thành đạo, ta nguyện không rời khỏi chỗ ngồi này".

Qua đó, chúng ta nhận thấy trong tu tập hay đời sống thường nhật của con người, bao giờ sự thành công cũng dành cho những con người siêng năng và chăm chỉ (tinh tấn), thiếu chuyên cần thì dù có thông minh đến đâu cũng khó thành tựu được sự nghiệp. Ðức Phật dạy : "Hết ngày này qua tháng khác, hết giờ nọ sang giờ kia, người thợ vàng phải nỗ lực công phu mới lọc được vàng ròng. Con người muốn cho thân tâm trong sạch cũng phải cố gắng rèn luyện như thế" (Pháp Cú).

4)- Hỷ giác chi (Piti sambojjhanga) :

Hỷ giác chi là sự vui có tỉnh giác, khi tu tập, chúng ta luôn luôn cảm nhận niềm an lạc trong đời sống hàng ngày, không bị phiền não trói buộc, tùy hỷ với những thiện pháp mà mọi người xung quanh đã đạt được. Vì thế cho nên người tu tập phải biết khởi tâm hoan hỷ trong mọi hoàn cảnh để vượt qua mọi chướng duyên, trở ngại trên bước đường tìm cầu sự an lạc giải thoát. Nếu như trong đời sống không có sự vui tỉnh giác thì việc tu tập của hành giả khó mà đạt được cứu cánh của sự giác ngộ. Trong nền giáo lý của đạo Phật, tâm hỷ là yếu tố cơ bản, có công năng chuyển hóa và hóa giải các cấu uế phiền não, nó là nhân tố giúp cho người thực hành pháp cảm nhận phấn khởi trên bước đường tu tập, giúp cho hành giả có một niềm tin mãnh liệt để đi đến thành tựu đạo quả Bồ đề. Mục đích chính của đạo Phật là "chuyển mê khai ngộ, ly khổ đắc lạc" (chuyển sự mê mờ làm cho chúng sanh giác ngộ, lìa khổ được vui).

5)- Khinh an giác chi (Passaddhi sambojjhanga) :

Khinh có nghĩa nhẹ nhàng, an là an ổn, khinh an giác chi là trạng thái nhẹ nhàng an lạc tỉnh giác trong đời sống, luôn luôn thư thái do đạt được niềm hỷ lạc thanh tịnh của các pháp thiện. Nó có công năng làm cho các phiền não trói buộc bị tiêu trừ và đối trị những bất thiện tâm sở làm dao động bất an. Khi người tu tập đạt được khinh an sẽ cảm nhận một trạng thái nhẹ nhàng, ví như người bị bệnh qua được cơn đau lâu ngày hành hạ cơ thể. Do đó, họ có thể vững bước trên con đường đi tới đích vì đã đạt được sự nhẹ nhàng của tâm.

Trong kinh A Hàm kể một pháp thoại : Có một vị Tỳ kheo đang ngồi tĩnh tọa trong rừng bỗng nhiên tâm hoan hỷ phát sanh thốt lớn lên : "Ôi, hạnh phúc quá. Ôi, hạnh phúc quá...". Những người bạn đồng tu ngồi bên cạnh nghe được liền đem bạch lại với Phật. Ðức Phật nhân câu chuyện đó giảng cho mọi người nghe và hỏi vị Tỳ kheo kia nguyên nhân vì sao khi tĩnh tọa lại phát ra những lời như thế ?
Vị Tỳ kheo bạch Phật : "Trong lúc ngồi thiền đạt được trạng thái an lạc, cảm nhận thân tâm được nhẹ nhàng, con có thốt ra những lời đó vì trước đây con làm quan trong triều, có đầy đủ cao lương mỹ vị, kẻ hầu người hạ nhưng không ngày nào con cảm thấy yên tâm, luôn luôn lo sợ bị người khác chiếm lấy quyền lực, địa vị của mình, đối với nhà vua thì sợ bị khiển trách do kẻ sàm tấu tâu lên. Trái lại từ khi con vào đây sống với đời sống phạm hạnh, con thấy không bị những bất an sợ hãi lo lắng như ở triều đình, nên khi ngồi tĩnh tọa dưới gốc cây, con cảm nhận có một niềm an lạc khinh an (nhẹ nhàng) hạnh phúc tràn ngập trong lòng nên con thốt lên những lời như thế".

6)- Ðịnh giác chi (Samadhi sambojjhanga) :

Ðịnh là samadhi, là giữ tâm an trụ vào một điểm, một đối tượng, không cho tâm phan duyên phóng đi nơi khác. Ðịnh giác chi là tâm luôn luôn an định tỉnh giác, không bị chi phối bởi phiền não vọng tưởng và các duyên bên ngoài tác động vào tâm thức. Chúng ta biết giáo lý đạo Phật là giáo lý nội quan, cho nên việc thực hành chánh định không thể thiếu trong đời sống của người con Phật. Mục tiêu của đạo Phật là giúp con người quay lại tìm về chính mình, nhận chân giá trị của mọi giá trị không có giá trị nào bằng giá trị nơi từng con người, vì chính hạnh phúc hay khổ đau đều do con người tạo nên. Cho nên Ðức Phật từng nói : Con người là tối thượng. Việc tu tập để tâm định không có nghĩa là để biết người khác, tìm tòi "soi căn, soi kiếp của người khác", hay để có thần thông, phép lạ trị bệnh chữa tà, sai khiến quỷ thần, những điều đó trái với tinh thần đạo Phật. Trái lại, định của Phật dạy là để chữa căn bệnh vọng tưởng chạy theo cảnh duyên bên
ngoài, không nhận chân được giá trị của nguồn hạnh phúc của chính mình, đây thực sự là điểm khác biệt của đạo Phật với các tôn giáo khác.
7)- Xả giác chi (Upekkhà sambojjhanga) :

Xả là upekkhà, do hai từ gốc upa là đúng đắn, chân chánh, vô tư, và ikkha trông thấy, nhận thức, suy luận. Vậy, upekkhà là trông thấy đúng đắn, nhận định chân chánh, hoặc suy luận vô tư, không luyến ái, không ghét bỏ, không ưa thích cũng không bất mãn.

Kinh Jãtaka nói : "Trong hạnh phúc, trong phiền não, lúc thăng, lúc trầm, ta phải giữ tâm như đất. Cũng như thế, trên đất, ta có thể vất bất cứ vật gì, dầu chua, ngọt, sạch, dơ, đất vẫn thản nhiên, một mực trơ trơ. Ðất không giận cũng không thương". Dùng tuệ quán đối trị với chấp thủ của tâm, không để cho bóng dáng của vọng tưởng lưu lại nơi tâm thức, luôn luôn để tâm đạt được sự an tịnh, đó là chúng ta thực hành tâm xả. Không một đối tượng nào có thể làm cho người có tâm xả bị lay chuyển. Thuận và nghịch cảnh không làm cho người có tâm xả cảm thấy bất an trước những thuận nghịch của ngoại duyên. Bát phong không làm cho người thực hành pháp xả bị cuốn theo. Người thực hành tâm xả không chấp thủ vào các pháp mình đã tu, đã đạt được. Kinh Kim Cang Sớ nói : "Người tu tập phải như thuyền qua sông, khi thuyền đã cập bến, nếu ta không bỏ để lên bờ thì đừng hòng đi đến đâu và biết được gì".

III- Một số ý niệm khi thực hành pháp giác chi

1)- Khi thực hành trạch pháp giúp cho người con Phật nhận thức một cách độc lập, tự do, tự chủ, có tỉnh giác, không bị những tín điều, giáo điều, những xu hướng ỷ lại vào những quyền năng thần lực gia hộ, phù trì, làm đức tin bị mù quáng, thủ tiêu hết mọi ý chí suy tư tự chủ cá nhân của con người.

2)- Con người luôn luôn bị những tà niệm, tạp niệm chi phối không giữ được chánh niệm, phân tán sức mạnh nội tại, làm tiêu tan ý chí với những hoài nghi tìm cầu viển vông không thiết thực. Thực hành niệm giác chi là chúng ta đã điều chỉnh tâm sinh lý về mặt tự thân.

3)- Thực hành pháp tinh tấn giác chi là chúng ta loại trừ tính biếng nhác, do dự và bất nhất trong đời sống khi gặp nhiều chướng duyên trắc trở. Có thể nói tinh tấn là yếu tố phát triển đức tính kiên trì giúp cho con người thành công trên bước đường lập nghiệp.

4)- Những lo âu phiền muộn là nguyên nhân gặm nhấm thiêu đốt con người trở nên héo tàn theo thời gian, cho nên người ta thường nói : "Nụ cười hơn mười thang thuốc bổ". Thật vậy, ứng dụng hỷ giác chi là chúng ta có nụ cười trong tỉnh thức. Ngài Dhammanda nói : "Bí quyết của một đời sống hạnh phúc và thành công là cố gắng làm những điều đáng làm trong hiện tại, không lo âu tương lai, không phiền muộn về quá khứ".

5)- Mọi sự chấp trước bất an, sợ sệt đều là những nguyên nhân làm cho thân tâm chúng ta nặng nề không thoải mái trong đời sống, bực dọc trong sinh hoạt. Thực hành khinh an giác chi là chúng ta có một thân tâm nhẹ nhàng, trút bỏ gánh nặng của lo âu, sợ hãi. Thảnh thơi tự tại ung dung trong công việc là chúng ta đã thể hiện người con Phật hưởng được pháp vị của Phật.

6)- Oán thù, chiến tranh, tranh chấp quyền lợi hơn thua, phải quấy làm khổ mình, khổ người. Mọi sự đổ vỡ hạnh phúc, bạn bè thân thuộc, trong gia đình đều bắt nguồn từ nguyên nhân không làm chủ được tâm. Hành pháp định giác chi là người con Phật học pháp làm chủ mình, phát triển sức mạnh tinh thần, không bị những tác duyên bên ngoài sai khiến.

7)- Những đố kỵ, ganh ghét, bỏn xẻn đều bắt nguồn từ chỗ thiếu tâm xả mà ra, cho nên phiền não khổ đau cũng từ nơi đất này phát sinh trổ quả. Thực hành xả giác chi là chúng ta đã mở rộng lòng từ, buông xả, tiêu trừ hết mọi tâm lý nhỏ hẹp, ích kỷ, đập tan tường thành cá nhân chủ nghĩa. Vì thế cho nên muốn cho đời sống của mình và người có hạnh phúc an vui, phải thực hành xả giác chi : chỉ có lòng thương yêu chân thật đặt trên tư tưởng bình đẳng mới đem lại ý nghĩa cho cuộc sống.

C. Kết luận

Qua những yếu tố trên, cho chúng ta một nhận thức : chỉ có con đường thực hành bảy phương pháp đưa đến giác ngộ (Thất giác chi) mới đem lại đời sống an vui hạnh phúc, thoát khỏi khổ đau mà Ðức Phật đã tuyên bố : "Nước của bốn biển chỉ có một vị duy nhất, đó là vị mặn của muối ; giáo pháp của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát".



NHỮNG TRỞ NGẠI HÀNH GIẢ TU TỊNH ĐỘ KHÓ VÃNG SANH TỊNH ĐỘ.


CỬU PHẨM VÃNG SANH

NGŨ THÁNH TRÍ TAM MA ĐỊA
Ngũ Thánh Trí tam ma địa là pháp Tam muội ( Đại định ) có năm phần Thánh Trí. Đại định của Phật vốn là pháp Thánh, không nhiễm, không chấp, quảng đại, từ nơi pháp ấy thị hiện cái trí huệ có năm hạnh tướng:
1. Tự thể trí
2. Thường trụ trí
3. Thanh tịnh trí
4. Quảng trí
5. Nhập xuất định tướng trí
Tam ma địa chính là Đại Định của Phật, những nhà tu hành bậc cao có thể đạt tới định này. Đây là trạng thái khi hành giả nhập định thì thân thể và tâm trí chẳng còn xao động, chí thú hướng vào một mục đích mà thôi. Lúc bấy giờ những vọng kiến những vọng tưởng tà vạy không thể xâm nhập vào tâm đại định này. Đắc Tam ma địa nhà đạo hoàn toàn nhập vào pháp thân của Đức Đại Nhựt Phật cũng như chư Phật mười phương.

KINH A-Di-Đà Tam-Ma-Địa Tập Đa-Ra-Ni

Đời nhà Tấn, tại chùa Hưng Thiện, ngài Tam tạng sa-môn Đại Quảng Trí Bất Không dịch từ Phạn ra Hán văn.
*Việt Nam, chùa Thiền Tịnh, sa-môn Thích Viên Đức dịch thành Việt văn.

Bấy giờ, đức Tỳ-lô-giá-na Như Lai ở nơi Đại Tam-ma-địa môn tịnh xá cùng với các bậc đại Tỳ-khưu gồm tám vạn chín ngàn người đều câu hội đầy đủ, toàn là bậc đại A-la-hán, huệ thiện đầy đủ, việc cần làm đã làm xong, các vị ấy là: Thần lực Trí Biện Quán Thế Âm Bồ-tát, Đắc Đại Thế Bồ-tát, Thần Thông Tự Tại Vương Bồ-tát, Tĩnh Quang Vô Cấu Đà La Ni Bồ-tát, Đại Lực Phổ Văn Bồ-tát, Đại Trang Nghiêm Lực Bồ-tát, Vô Lượng Quang Bồ-tát, Huệ Thiện Huệ Phổ Quang Vương Bồ-tát. Những vị Đại Bồ-tát và đại chúng Thanh văn như vậy đi đến chỗ Phật, bạch rằng: "Tại Vô Lượng Thọ quốc có chín phẩm Tịnh Thức Tam-ma-địa. Đây tức là cảnh giới của chư Phật, nơi Như Lai đang an ở.
Chư Phật ba đời đều y theo đó mà thành Chánh giác, cụ túc tam minh, tăng trưởng phước huệ. Chín phẩm ấy là:

*Thượng Phẩm Thượng Sanh Chân Sắc Địa.
*Thượng Phẩm Trung Sanh Vô Cấu Địa.
*Thượng Phẩm Hạ Sanh Ly Cấu Địa.
*Trung Phẩm Thượng Sanh Thiện Giác Địa.
*Trung Phẩm Trung Sanh Minh Lực Địa.
*Trung Phẩm Hạ Sanh Vô Lậu Địa.
*Hạ Phẩm Thượng Sanh Chơn Giác Địa.
*Hạ Phẩm Trung Sanh Hiền Giác Địa.
*Hạ Phẩm Hạ Sanh Lạc Môn Địa.

Đây gọi là Chín phẩm Tịnh Thức chơn như cảnh. Trong ấy có bảo tượng Nội tọa gồm 12 mạn-đà-la Đại Viên Cảnh Trí. Đó là:
1 -Nhất Thiết Tam Đạt Vô Lượng Quang Phật
2 -Biến Giác Tam Minh Vô Biên Quang Phật
3 -Trí Đạo Tam Minh Vô Ngại Quang Phật
4 -Lục Chơn Lý Trí Tam Minh Vô Đối Quang Phật
5 -Sắc Thiện Tam Minh Quang Diệm Vương Quang Phật
6 -Nhứt Giác Tam Minh Thanh Tịnh Quang Phật
7 -Phổ Môn Tam Minh Hoan Hỷ Quang Phật
8 -Nhập Huệ Tam Minh Trí Huệ Quang Phật
9 -Quang Sắc Tam Minh Bất Đoạn Quang Phật
10 -Minh Đạt Tam Minh Nan Tư Quang Phật
11 -Ngũ Đức Tam Minh Vô Xứng Quang Phật
12 -Trí Lực Tam Minh Siêu Nhật Nguyệt Quang Phật.

Chư Phật Như Lai như vậy là Chơn sắc cụ túc, là Bi tướng sở y của tất cả ba đời Như Lai. Nếu có chúng sanh muốn vãng sanh về Chín phẩm Tịnh độ như thế, hãy phụng quán 12 Viên diệu ấy, ngày đêm ba thời, xưng Chín phẩm Tịnh độ như vậy, xưng tán danh hiệu của 12 vị Quang Phật, tức vĩnh viễn ra khỏi nhà lửa trong ba cõi, quyết định sanh Chơn như, xa lìa Hữu lậu, vĩnh nhập Vô lậu.

Nếu có người muốn nhập cảnh Tam-ma-địa ấy, để được đầy đủ Phật huệ, thân tâm trong sạch, thì hãy quán niệm Đại Tam-ma-da Phật tướng chơn ngôn thần chú:
Án, A mật lật đá Đế tế Già lam Hùm.
(Phạn Ngữ ) OM AMRTA TEJE HARA HUM
https://www.youtube.com/watch?v=MzesYMj_fW8

–Thiện nam tử, chơn ngôn Phạm chú nầy là tòa ngồi cứu cánh lý trí của tất cả mười phương ba đời Như Lai, là căn bản của 12 Không nguyện. Nếu đệ tửcủa ta muốn làm lợi lạc cho ba cõi nhơn thiên, hãy viết chép Kinh này mà thọ trì, đọc tụng sẽ tăng trưởng phước lạc,tăng ích trí tuệ,biện tài tăng trưởng thọ mạng sắc lực, tiêu trừ nghiệp chướng, tiêu diệt vạn bệnh, tăng trưởng bi ái, sắc thiện đều đầy đủ. Huống là chí tâm biên chép, đọc tụng sẽ độ cho ba đời vô sanh thay đổi nhà lửa trong Tam giới. Đã tụng trì nhứt định vãng sanh về Chín phẩmTịnh độ của cõi Cực Lạc.
Bấy giờ,đại chúng nghe được lời Đức Phật đều đại hoan hỉ, tin thọ phụng hành.
CHUNG
-----------

Giải thích :

OṂ: Thân khẩu ý
AMṚTA: Cam Lộ bất tử
TEJE: Uy Quang
HARA: Thâu nhiếp
HŪṂ: Thành tựu mùi vị an lạc tịch tĩnh của Đại Niết Bàn

Toàn bài Chú trên có thể diễn dịch là:
“Thân khẩu ý hãy thâu nhiếp ánh sáng uy đức của Cam Lộ Bất Tử mà thành tựu tự tính an vui vắng lặng của Đại Niết Bàn”

.Một số vị Đạo Sư Mật Giáo giải thích ý nghĩa của Tâm Chú này như sau:
OṂ: Ba thân, Quy Mệnh
AMṚTA: nghĩa là Cam Lộ biểu thị cho Đại Bi của Đức Phật A Di Đà

TEJE: có sáu nghĩa
1_Uy Đức tức đầy đủ uy đức của 6 Ba La Mật
2_Uy Quang, tức đầy đủ ánh sáng chiếu khắp
3_Uy Thần, tức đầy đủ Thần Cảnh Thần Thông
4_Uy Lực, tức đầy đủ Đại Lực
5_Uy Mãnh tức đầy đủ Đức mau diệt oan gia
6_Đại Uy Nộ, tức đầy đủ sự giận dữ nhập vào Địa của Bồ Tát

HARA: nghĩa là tác nghiệp, có 6 nghĩa
1_ Làm Phật, tức được Tâm làm Phật như vậy lâu xa đến Thỉ Giác
2_Tác Nghiệp, tức đi đến nghinh đón, tiếp dẫn không có gián đoạn
3_Tác dụng, tức là Thần Lực tự tại
4_Tác niệm, tức là nghinh đón chúng sinh có mười niệm
5_Tác Định, tức là nhập vào Diệu Quán Sát Trí Tam Ma Địa Định
6_Tác Nguyện, tức là phát 48 Đại Nguyện

HŪṂ: nghĩa là phát Tâm Bồ Đề khủng bố các Ma chướng, thành tựu cuộc sống cao đẹp của Thánh Nhân
Chân Ngôn này hay tụng đủ mười vạn biến thì được thấy Đức A Di Đà Như Lai, sau khi chết quyết định được sanh về Thế Giới Cực Lạc.

Nếu có chúng sanh muốn vãng sanh về Chín phẩm Tịnh độ như thế, hãy phụng quán 12 Viên diệu, ngày đêm ba thời, xưng Chín phẩm Tịnh độ như vậy, xưng tán danh hiệu của 12 vị Quang Phật, tức vĩnh viễn ra khỏi nhà lửa trong ba cõi, quyết định sanh Chơn như, xa lìa Hữu lậu, vĩnh nhập Vô lậu.
Đây gọi là Chín phẩm Tịnh Thức chơn như cảnh. Trong ấy có bảo tượng Nội tọa gồm 12 mạn-đà-la Đại Viên Cảnh Trí như trên.


LUẬN VỀ CỬU PHẨM VÃNG SANH :

Người Phật tử trong lúc sơ cơ học đạo, vì còn nặng gánh gia đình, chúng ta nên thực hành từng bước một những điều Phật dạy để tạo dựng một nếp sống gia đình thoải mái,lành mạnh, an vui, hạnh phúc, nhờ đó làm thềm thang đưa tới quả vị Bồ-Đề .
­Nếu luận rằng quả Phật khó đạt và việc Phật sự khó thực hành, chúng ta không biết đến đời nào mới chứng quả ? Sự giác ngộ và giải thoát không gì khác là ngay trong mỗi hành động, lời nói của ta trong sạch và lợi lành cho kẻ khác.

Phật đã dạy "Ta là Phật đã thành,các ngươi là Phật sẽ thành" thì quả Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác không xa đối với người Phật tử chân chánh, biết quyết tâm thực hành Phật giáo .

Những ai muốn sanh qua cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà đều do công hạnh tịnh nghiệp khác nhau mà vãng sanh đến chín phẩm hoa sen cao thấp khác nhau. Chín phẩm hoa sen ấy sanh ra làm ba bối Thượng, Trung, Hạ mỗi bối lại có ba phẩm khác nhau : Thượng, Trung, Hạ.
Trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ giải thích cửu vãng sanh như sau:

Phật Thuyết Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật - Sūtra of Visualization of Amitāyus Buddha
https://www.youtube.com/watch?v=-UjX2qnqPzo
Tụng Kinh Vô Lượng Thọ ( Trọn Bộ ) - Thích Trí Thoát ( Có Chữ )
https://www.youtube.com/watch?v=23ie2CXMg9w
Kinh A Di Đà (Âm Việt) (Có Chữ Dễ Đọc Tụng Theo) (Rất Hay) - Thích Trí Thoát
https://www.youtube.com/watch?v=ofTH_Vk1ZC0

Tín - Nguyện đã đầy đủ thì Niệm Phật chính là chánh hạnh; cải ác tu thiện đều là trợ hạnh. Tùy theo công sức sâu cạn mà chia thành chín phẩm, bốn cõi Tịnh Ðộ, mảy may chẳng lạm. Chỉ cần tự kiểm điểm lấy mình, chẳng cần phải hỏi người khác nữa.
Nghĩa là: tín sâu nguyện thiết niệm Phật.
Câu hỏi tự trả lời : Tam thời hệ niệm là chánh hạnh hy trợ hạnh ?

Hơn nữa, tín nguyện trì danh, tiêu phục nghiệp chướng, đới nghiệp vãng sanh chính là Phàm Thánh Ðồng Cư Tịnh Ðộ.

Tín nguyện trì danh, đoạn sạch Kiến Tư Hoặc mà vãng sanh thì là Phương Tiện Hữu Dư Tịnh Ðộ.

Tín nguyện trì danh, phá tan một phần vô minh mà vãng sanh chính là Thật Báo Trang Nghiêm Tịnh Ðộ.

Tín nguyện trì danh, trì đến chỗ cứu cánh, đoạn sạch vô minh mà vãng sanh thì chính là Thường Tịch Quang Tịnh Ðộ. Vì thế trì danh sanh trong tứ độ cũng là điều đích xác chẳng lầm vậy.

(Ngẫu Ích Đại Sư)

http://niemphat.net/Luan/ngauichdaisu.htm

* Một môn Tịnh Độ tuy rộng nhiếp các căn đều đạt Bất Thoái, nhưng gặp Phật lâu - mau, nghe pháp lớn - nhỏ, chứng quả, thọ ký nhanh - chậm đúng là khác nhau vời vợi một trời, một vực! Kinh Đại Bổn chia giản lược thành ba bậc, Quán Kinh chia kỹ thành chín phẩm. Trong Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh ghi chép là:


ĐIỀU KIỆN VÃNG SANH BA BẬC THƯỢNG PHẨM :

Thượng Phẩm lấy giải ngộ làm gốc.

Nhóm bậc Thượng là: buông bỏ nhà cửa, vứt bỏ ái dục mà làm Sa Môn, phát Tâm Bồ Đề, một hướng chuyên niệm A Di Đà Phật, tu các Công Đức, nguyện sinh về nước ấy.

THƯỢNG PHẨM Thượng Sanh
a-Dùng tín tâm, đối với bản thệ nguyện lực của đức Phật A Di Đà.
Dùng chí thành tâm, miệng niệm tâm nhớ.
Dùng thâm tâm, niệm Phật niệm niệm buộc tâm.
Lại dùng hồi hướng phát nguyện tâm, đem công đức niệm Phật hồi hướng cho tất cả chúng sinh, đều lìa khổ được vui, đều tin Phật, học Pháp, kính Tăng, đều niệm Phật thành Phật.
Tu 3 thứ : Từ tâm bất Sát
Đọc tung Kinh điển đại thừa
Tu hành 6 niệm : niệm Phật, Pháp, Tăng Giới, Thí, Thiện hồi hướng phát nguyện vãng sanh

b-Niệm đến Sự Nhất Tâm Bất Loạn, tùy ý đoạn Kiến Tư Hoặc hay Trần Sa Hoặc trước và cũng hàng phục được vô minh thì thuộc vào ba phẩm Thượng Sanh.
Tín nguyện trì danh, trì đến chỗ cứu cánh, đoạn sạch vô minh mà vãng sanh thì chính là Thường Tịch Quang Tịnh Ðộ. Vì thế trì danh sanh trong tứ độ cũng là điều đích xác chẳng lầm vậy.

c-Nếu phân tích kỹ, “đọc tụng kinh Đại Thừa” như đã nói trong phần Thượng Phẩm Thượng Sanh, nghĩa là “tông thuyết câu thông” (thông suốt cả Tông lẫn Giáo), tu hành lục niệm đến mức “hạnh giải tương ứng”, cho nên trong khoảng khảy ngón tay liền vãng sanh, thấy Phật, nghe pháp, ngộ Vô Sanh Nhẫn, trong khoảnh khắc đi qua các nơi phụng sự mười phương chư Phật, được thọ ký. Tăng như Viễn Công, Trí Giả, tục như các vị Lưu Di Dân, Dương Vô Vi... đáng thuộc phẩm này.

THƯỢNG PHẨM Trung Sanh

a-Tin kính Phật, tin sâu lý nhân quả, không ngạo báng Giáo pháp Đại thừa, dùng công đức ấy, hồi hướng nguyện vãng sanh qua cõi Cực Lạc.
b-Niệm đến Sự Nhất Tâm Bất Loạn, tùy ý đoạn Kiến Tư Hoặc hay Trần Sa Hoặc trước và cũng hàng phục được vô minh thì thuộc vào ba phẩm Thượng Sanh.
Tín nguyện trì danh, phá tan một phần vô minh mà vãng sanh chính là Thật Báo Trang Nghiêm Tịnh Ðộ.

c-Người sanh trong Thượng Phẩm Trung Sanh là tuy chưa đạt đến mức đọc tụng kinh Đại Thừa, nhưng đã hiểu được Đệ Nhất Nghĩa. Như vậy, chính người ấy đã có ngộ nhập, nhưng hạnh chứng chưa bằng được với bậc Thượng Thượng Phẩm, nên phải trải qua một đêm hoa sen mới nở, thấy Phật. Do sự tu tập từ trước, nghe thấy tất cả các âm thanh đều nói Đệ Nhất Nghĩa Đế rất sâu. Trong vòng bảy ngày đắc Bất Thoái Chuyển nơi A Nậu Bồ Đề, tu các tam muội, trải qua một tiểu kiếp đắc Vô Sanh Nhẫn.

THƯỢNG PHẨM Hạ sanh
a-Tin lý nhân quả, chẳng ngạo báng Giáo lý Đại thừa, chỉ phát tâm Bồ Đề vô thượng. Dùng công đức ấy nguyện hồi hướng cầu sanh qua thế giới Cực Lạc Tây Phương.

b-Niệm đến Sự Nhất Tâm Bất Loạn, tùy ý đoạn Kiến Tư Hoặc hay Trần Sa Hoặc trước và cũng hàng phục được vô minh thì thuộc vào ba phẩm Thượng Sanh.
Tín nguyện trì danh, đoạn sạch Kiến Tư Hoặc mà vãng sanh thì là Phương Tiện Hữu Dư Tịnh Ðộ.

c-Người sanh trong Thượng Phẩm Hạ Sanh, tuy chưa ngộ nhập, nhưng cũng đã phát Vô Thượng Đạo Tâm, tự muốn thấy rõ bổn tánh, nhưng chưa được toại chí bèn cầu sanh. Bảy ngày thấy Phật, hai mươi mốt ngày mới được nghe diệu pháp, trải qua ba tiểu kiếp mới trụ vào Hoan Hỷ Địa.
Người sanh trong Thượng Phẩm Hạ Sanh : sau khi phát Vô Thượng Đạo tâm phải qua mười tiểu kiếp mới đắc Sơ Địa.



ĐIỀU KIỆN VÃNG SANH BA BẬC TRUNG PHẨM

Trung Phẩm lấy giới - thiện làm gốc.

Nhóm bậc Trung là: tuy chẳng thể hành làm Sa Môn, tu Công Đức lớn, một hướng chuyên niệm A Di Đà Phật, tùy theo sự tu hành của chính mình: các Công Đức tốt lành, phụng trì Trai Giới, dựng lập Tháp Tượng, dâng thức ăn cho Sa Môn, treo lụa là, thắp đèn, rải hoa, đốt hương… đem điều này hồi hướng, nguyện sinh về nước ấy.

TRUNG PHẨM Thượng sanh

a-Thọ trì 5 giới, 8 giới, cụ túc giới… chẳng tạo tội ngũ nghịch, không có lầm lỗi. Dùng căn lành ấy hồi hướng nguyện cầu sanh qua cõi Cực Lạc Tây Phương.
b-Tin sâu nguyện thiết niệm đến Sự Nhất Tâm Bất Loạn, chẳng khởi tham, sân, si thì thuộc vào ba phẩm Trung Sanh.

c-Người sanh trong Trung Phẩm Thượng Sanh là nam nữ tại gia lòng tin trong sạch, trì giới cầu sanh, lâm chung thấy Phật vãng sanh, hoa sen liền nở, nghe pháp nói Tứ Đế liền lập tức đắc đạo A La Hán. Do giới lực chuyên chú nên hoa nở chứng quả rất nhanh, nhưng do chưa phát Vô Thượng Đạo Tâm nên những điều được nghe chỉ là Tứ Đế, quả chứng được chỉ là Tiểu Quả.

d-Ba phẩm Trung tuy dùng giới - thiện để cầu sanh, tâm tự độ kiên cố, nhưng hạnh độ tha khiếm khuyết nên dù rốt cuộc sẽ đắc Đại Thừa, nay tạm thời chỉ chứng Tiểu Quả.
Người xuất gia giới hạnh tinh chuyên cũng sanh trong Trung Phẩm Thượng Sanh.

TRUNG PHẨM Trung Sanh

a-Một ngày một đêm trì 8 giới, một ngày một đêm trì giới 10 Sa di, một ngày một đêm trì cụ túc giới, oai nghi không thiếu. Dùng công đức ấy hồi hướng nguyện cầu vãng sanh về cõi Cực Lạc Tây Phương.
b-Tin sâu nguyện thiết, niệm đến Sự Nhất Tâm Bất Loạn, chẳng khởi tham, sân, si thì thuộc vào ba phẩm Trung Sanh.

c-Người sanh trong Trung Phẩm Trung Sanh là hạng nam nữ xuất gia trì giới cầu sanh. Kinh nói: “Một ngày một đêm trì giới Sa Di, trì giới Cụ Túc” nhằm chỉ rõ: Giới pháp thù thắng, dù trì trong một thời gian ngắn ngủi còn được vãng sanh, huống là trì giới đã lâu?

Người tại gia tạm thời trai giới cũng có thể sanh trong Trung Phẩm Trung Sanh. Lâm chung thấy Phật, vãng sanh xong bảy ngày sau hoa mới nở, nghe pháp đắc quả Tu Đà Hoàn, sau nửa kiếp thành A La Hán.

d-Ba phẩm Trung tuy dùng giới - thiện để cầu sanh, tâm tự độ kiên cố, nhưng hạnh độ tha khiếm khuyết nên dù rốt cuộc sẽ đắc Đại Thừa, nay tạm thời chỉ chứng Tiểu Quả.
Như vậy hàng cư sĩ chúng quả cao nhất nằm trong Trung Phẩm Trung Sanh với điều kiện : Tin sâu nguyện thiết, niệm đến Sự Nhất Tâm Bất Loạn, chẳng khởi tham, sân, si.

TRUNG PHẨM Hạ sanh

a-Hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ, làm những việc nhơn từ ở thế gian, lúc sắp mạng chung gặp bực thiện trí thức nói cho nghe việc vui nơi cõi nước A Di Đà. Cũng nói cho nghe 48 điều nguyện của Ngài Pháp Tạng Kỳ Kheo. Nghe mà vui liền được sanh qua cõi Cực Lạc Tây Phương.
b-Tin sâu nguyện thiết, niệm Phật đến Sự Nhất Tâm Bất Loạn, chẳng khởi tham, sân, si thì thuộc vào ba phẩm Trung Sanh.

c-Người sanh trong Trung Phẩm Hạ Sanh cũng là tục nhân nam nữ chưa từng quy hướng Tam Bảo, nhưng bẩm tánh nhân hiếu, có khả năng đạt đạo. Lúc lâm chung gặp thiện tri thức khai thị liền được vãng sanh. Sau bảy ngày thấy hai vị đại Bồ Tát, nghe pháp đắc quả Tu Đà Hoàn, trải mười tiểu kiếp mới thành A La Hán.
d-Ba phẩm Trung tuy dùng giới - thiện để cầu sanh, tâm tự độ kiên cố, nhưng hạnh độ tha khiếm khuyết nên dù rốt cuộc sẽ đắc Đại Thừa, nay tạm thời chỉ chứng Tiểu Quả.


ĐIỀU KIỆN VÃNG SANH BA BẬC HẠ PHẨM

Tín nguyện trì danh, tiêu phục nghiệp chướng, đới nghiệp vãng sanh chính là Phàm Thánh Ðồng Cư Tịnh Ðộ.

Hạ Phẩm thuần ác không thiện, chỉ là lúc lâm chung gặp thiện hữu, một niệm tín tâm diệt tội vãng sanh.
Ba phẩm Hạ tuy là phàm phu cực ác nhưng do được nghe hai vị Đại Sĩ thuyết pháp thậm thâm, phát được Vô Thượng Đạo Tâm nên dù phải trải qua nhiều kiếp, vẫn dự thẳng vào thánh vị. Đấy chính là chỉ trong một niệm, nhanh chóng vượt khỏi Đại - Tiểu, Quyền thừa tiểu quả, một đời tinh tấn vượt xa nhiều kiếp. Thai sen lớn - nhỏ là do phát tâm nhanh hay chậm.

Nhóm bậc Hạ là: chẳng thể làm các Công Đức, chỉ một hướng chuyên niệm A Di Đà Phật, vui vẻ tin tưởng ưa thích, chẳng sinh nghi ngờ. Dùng Tâm chí thành nguyện sinh về nước ấy.

Nhưng nếu không tu niệm Phật khi còn khỏe, minh mẫn, đến lúc đau bệnh hôn mê không biết niệm Phật là gì và không có số may phước đức gặp thiện tri thức khai ngộ thì không thể vãng sanh.

HẠ PHẨM Thượng sanh

a-Ai làm ra việc ác, tạo nhiều pháp dữ, chẳng biết hổ thẹn. Song lúc sắp mạng chung, gặp bậc thiện tri thức thuyết cho nghe danh tự đầu đề 12 bộ Kinh Đại thừa, nhờ vậy mà trừ được nghiệp dữ rất nặng trong ngàn kiếp. Bậc thiện tri thức ấy lại dạy cho đảnh lễ Phật và niệm danh hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật” nhờ xưng tên Phật mà được vãng sanh qua thế giới Cực Lạc.

b-Tin sâu, nguyện thiết niệm Phật, nhưng lúc niệm Phật lại chẳng tán loạn thì là Hạ Phẩm Thượng Sanh.
c-Người sanh trong Hạ Phẩm Thượng Sanh chính là ác nhân tục gia, lúc lâm chung gặp thiện tri thức dạy xưng niệm Phật danh, diệt tội vãng sanh. Bảy ngày sau hoa nở, thấy hai vị đại sĩ giảng mười hai bộ kinh rất sâu, bèn phát Vô Thượng Đạo Tâm. Qua mười tiểu kiếp được nhập Sơ Địa.

HẠ PHẨM Trung sanh

a-Ai hủy phạm năm giới, tám giới, cụ túc giới, ăn cắp đồ của nhà Chùa, thuyết pháp chẳng thanh tịnh, chẳng biết hổ thẹn, dùng các nghiệp dữ tô điểm lấy mình, kẻ ấy đang đọa Địa ngục. Lúc lâm chung lửa Địa ngục sắp đốt. Song nhờ gặp bậc thiện tri thức tán thán cho nghe oai lực của Đức Phật A Di Đà, thần lực hào quang của Đức Phật A Đà. Cũng tán thán công đức của Giới, Định, Huệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến. Người ấy nghe rồi, vui mừng liền có gió mát thổi đưa mình đến cõi Phật A Di Đà.

b-Tín sâu, nguyện thiết niệm Phật, nhưng lúc niệm Phật tán loạn giảm thiểu thì là Hạ Phẩm Trung Sanh.

c-Người sanh trong Hạ Phẩm Trung Sanh chính là ác nhân xuất gia phá giới, lâm chung gặp thiện tri thức xưng danh hiệu Phật, thuyết pháp, nhất niệm vãng sanh. Phải sáu kiếp hoa sen mới nở, thấy hai vị Đại Sĩ, nghe kinh điển Đại Thừa rất sâu, phát Vô Thượng Đạo Tâm.


HẠ PHẨM Hạ sanh

a-Ai làm nghiệp chẳng lành: Năm nghịch, 10 ác, đủ hết sự chẳng lành, đáng đọa ác đạo, trải nhiều kiếp thọ khổ vô cùng. Nhưng tới lúc mạng chung gặp bậc thiện tri thức an ủi, thuyết pháp cho nghe và dạy niệm Phật A Di Đà. Nhờ xưng danh hiệu của Phật A Di Đà mà được tiêu tội, liền được vãng sanh về cõi Cực Lạc.

b-Tín sâu, nguyện thiết niệm Phật, nhưng lúc niệm Phật nhiều tán loạn

c-Người sanh trong Hạ Phẩm Hạ Sanh là hạng ngũ nghịch thập ác cực ác và cả hai loại Tăng, tục, lúc lâm chung gặp thiện tri thức dạy xưng danh hiệu Phật, mười niệm vãng sanh. Sau mười hai tiểu kiếp hoa sen mới nở, nghe hai vị Đại Sĩ vì mình giảng Thật Tướng các pháp bèn phát tâm Bồ Đề.

Với hai phẩm cuối này, kinh không nói đến thời hạn chứng nhập địa vị .
Ba phẩm Hạ tuy là phàm phu cực ác nhưng do được nghe hai vị Đại Sĩ thuyết pháp thậm thâm, phát được Vô Thượng Đạo Tâm nên dù phải trải qua nhiều kiếp, vẫn dự thẳng vào thánh vị. Đấy chính là chỉ trong một niệm, nhanh chóng vượt khỏi Đại - Tiểu, Quyền thừa tiểu quả, một đời tinh tấn vượt xa nhiều kiếp. Thai sen lớn - nhỏ là do phát tâm nhanh hay chậm.

(Triệt Lưu Đại Sư)



SỰ VÀ LÝ TRONG ĐẠO PHẬT
Nhiều người mới học Phật chỉ được chút ít kiến thức về tư tưởng của Thiền Tông hay là triết lý Tánh Không trong Kinh Bát Nhã mà hễ thấy ai nói gì về sự tướng thì nói là Chấp.

Tất cả lời dạy của Chư Phật, Chư Tổ đều có hai phần Sự và Lý.
Sự là nói tất cả các Hiện Tượng sanh diệt trong thế gian.
Lý là nói về Bản Thể của Hiện Tượng.

Sự là nói về Tướng Sanh Diệt của các Pháp, Lý là nói về Thể Bất Sanh Bất Diệt của các Pháp.

Trong Kinh thí dụ Sự như là sóng biển còn Lý như là cái ướt của nước. Nhìn theo Tướng của sóng mà nói thì có muôn ngàn sự sai biệt không đồng, nhìn theo cái ướt của nước mà nói thì tất cả sóng đều cùng một Thể. Trên Lý thì các ngọn sóng đổng cùng Thể là ướt nhưng mà trên Sự thì mỗi ngọn sóng đều có Tướng khác nhau.

Nói đến Lý Chân Thật Tuyệt Đối như trong Kinh Hoa Nghiêm nói thì Lý Sự Viên Thông tức là Lý không rời Sự, Sự không rời Lý. Lý tức là Sự, Sự tức là Lý.

Một người biết áp dụng thông lý lẽ trong kinh Phật thì phải hiểu thông Sự và Lý trong kinh dạy. Người mà Chấp Sự thì còn gọi là Chấp Tướng, Người mà Chấp Lý thì còn gọi là Chấp Không.

Thế nào là Chấp Tướng:

I-Đó là không tu quán tâm để xả các tâm niệm Tham, Sân, Si, tuy là nói tu theo Phật nhưng mà vẫn tham đắm thế gian ham mê các thứ phước hữu vi không chịu hành Thiền, Niệm Phật mà chỉ cầu quả báo cõi người cõi trời.

II-Là dù có phát tâm tu hành muốn vượt khỏi sanh tử những vẫn còn chấp vào các sự tướng như là thấy mình làm bao nhiêu việc phước thiện, giữ giới thanh tịnh như thế nào v.v.

III-Đó là Chấp vào các Pháp Phương Tiện mà Đức Phật dạy trong các Kinh cho là cứu cánh rồi sanh tranh cãi lẫn nhau. Thí dụ như người tu Thiền lại bác người tu Tịnh Độ, người tu Tịnh Độ lại bác người tu Thiền v.v.

Thế nào là Chấp Không:

Đây là lối Chấp rất là nguy hiểm mà trong kinh Đại Bát Nhã Đức Phật đã nói.
Trong Kinh Đại Bát Nhã, Kinh Đại Bát Niết Bàn, Kinh Đại Bảo Tích mà đặc biệt là Kinh Đại Bát Nhã là bộ kinh thuyết giảng về Tánh Không trong kinh Đức Phật đã dạy rõ là "Thà Chấp Có như núi Tu Di còn hơn là Chấp Không như hạt cải" Đức Phật đã giảng là người mà Chấp Có thì còn tin Nhân Quả Nghiệp Báo còn chịu thực hành tu tập còn người mà Chấp Không thì không có chịu làm gì cả chỉ là chấp chặt vào mớ kiến giải về Không của minh mà cho là sự chứng đắc.

Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn Đức Phật dạy "Vì chúng sanh có bịnh Chấp nên Đức Như Lai dùng thuốc Không mà chữa, người mà chấp vào Không thì không có thuốc chữa"

Người Chấp Không là những người chỉ học Phật Pháp trên Lý Thuyết chứ không có thực hành gì cả. Hơn nữa những người này chỉ lập lại Lời Nói Phá Chấp của Chư Phật, Chư Tổ rồi cứ cho như vậy là mình đã hiểu đạo đã là tu đạo.
Điển hình là những người học kinh Bát Nhã rồi Chấp vào câu "Sắc tức là Không, Không tức là Sắc. Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc" rồi thì chẳng tu Thiền, chẳng tu Tịnh Độ, chẳng tu Mật, mà chỉ một bề nói là tất cả các việc đó đều chỉ là hình tướng bên ngoài chứ Lý Tuyệt Đối thì không cần phải gò bó mà phải tự nhiên mà làm. Còn đối với giáo lý trong kinh thì chẳng hiểu thông suốt chỉ là hiểu một cách lờ mờ không thể phân biệt cái nào là Chánh Pháp cái nào là Tà Pháp. Hễ có ai nói thì bảo là người đó còn Chấp.

Trong Kinh Đại Bát Nhã nói Bồ Tát đối với tất cả Pháp đều thấy như mộng huyễn không có tự tánh mà Bồ Tát thường luôn thực hành các môn Ba La Mật.

Cái lối Nguỵ Biện trên mới qua thì nghe rất là hay và rất là cao siêu nhưng thật ra thì là trống rỗng bởi vì bản thân của những người thường trích dẫn các câu của các Chư Tổ Thiền Tông để bác bẻ người khác thì họ lại không có tu Thiền.

Người Chấp Không thì lúc nào cũng nói là không chấp gì cả rồi thì chẳng có tu hành gì cả mà chỉ là biện luận trống rỗng bằng những lời lẽ rất là cao siêu nhưng mà bản thân thì lại không có sự thật chứng. Người Chấp Không lúc nói Lý thì rất là hay nhưng lúc gặp cảnh thì Tham, Sân Si lại khởi lên mạnh mẽ không thể làm chủ mình.
Trong Kinh có dạy muốn biết là Ai Chấp Ai không Chấp thì chỉ có khi gặp cảnh thì mới biết thật bởi vì hễ còn Chấp thì còn Tham, Sân, Si thì còn bị cảnh dẫn đi.

Người Chấp Không thì chẳng biết là các lời Chư Phật, Chư Tổ nói ra là để Phá Chấp cho người tu hành chưa ngộ chứ không phải là vì đã ngộ mà nói. Cũng như là thuốc để trị cho người bịnh chứ không phải là vì người mạnh khoẻ. Người Chấp Không thì chỉ thiên về Lý mà chẳng chịu tu Sự, chỉ thấy nói các Pháp Không Có Tự Tánh mà chẳng biết là Kinh dạy Nghiệp theo thân như bóng theo hình.

Người mà thật sự Ngộ Lý thì lại càng tinh tấn Tu Sự, bởi vì đến bậc đó thì trong Sự là Lý, trong Lý là Sự.
Chư Tổ Thiền Tông nói lời ra đều là vì người đương cơ trong hội mà nói hoặc là để Ngăn Chấp vọng tưởng phân biệt hoặc là để Chỉ Thẳng Bản Tâm .

Những người Chấp Không khi thấy người khác dẫn lời Phật, Tổ thì cho là Chấp nhưng mà họ lại không biết là muốn giảng giải lý lẽ trong Kinh thì phải nương nơi Kinh. Trong Kinh Hoa Nghiêm có "Chấp y lời kinh mà giải nghĩa thì là oan cho ba đời chư Phật, còn rời kinh một chữ mà nói đó là lời nói của Ma".
Người Chấp Không thì không chịu giữ giới, ngồi Thiền, Niệm Phật gì cả mà chỉ thich bàn luận Phật Pháp suông mà thôi.

Các Thánh như Bồ Tát Mã Minh, Bồ Tát Long Thọ, Chư Tổ Thiền Tông, Tịnh Độ Tông đối với Phật Pháp đã thông suốt hết mà lúc các Ngài vẫn lạy Phật sám hối, ngồi Thiền, niệm Phật. Khi mà các Ngài làm Luận để giảng giải lời của Đức Phật thì các Ngài cũng phải dẫn lời trong Kinh Phật ra để làm chứng chứ không phải là muốn nói sao thì nói.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6825
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: TÔI TU TỊNH ĐỘ

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 2 Tháng 5 17, 2021 1:27 pm

BA CÕI, SÁU NẺO, CHÍN CÕI

Ba cõi (Tam giới, hay còn gọi là Tam hữu), là ba cõi của Vòng sinh tử, là nơi mà loài Hữu tình tái sinh. Khái niệm Tam giới này có thể hiểu là Vũ trụ quan của đạo Phật. Tam giới bao gồm:

1-Dục giới:
Có ái dục về giới tính và những ái dục khác.
Trong dục giới có những loại hữu tình sau (6 nẻo hay còn gọi 6 đường): Ngạ quỷ, Địa ngục, Loài người, Súc sinh, A-tu-la, Cõi trời.
Cõi trời ở dục giới cũng chia thành sáu cõi Thiên:
*Tứ thiên vương
*Đao lợi hay Tam thập tam thiên
*Dạ-ma hoặc Tu-dạ-ma thiên
*Đâu-suất thiên (Là nơi Bồ Tát Di Lặc đang tu tập để trở thành Phật trong tương lai)
*Hoá lạc thiên
*Tha hoá tự tại thiên

Thế nào là Cõi Dục Giới ?
Cõi Dục Giới là nơi chúng sanh phần lớn là hưởng cảnh ngũ dục (Sắc dục, Thinh dục, Hương dục, Vị dục và Xúc dục).

Cõi Dục Giới chia ra có 11:
1-Cõi Ðịa Ngục là cảnh giới bất hạnh, những chúng sanh ở trong cõi này hoàn toàn không có hạnh phúc.
2-Cõi Ngạ Quỷ là cảnh giới của những chúng sanh hằng chịu sự đói khát.
3-Cõi Bàng Sanh là cảnh giới của những chúng sanh có thân hình đầu đuôi ngang nhau.
4-Cõi A Tu La là cảnh giới của những người Tâm tánh hung dữ.
5-Cõi Nhân Loại là cảnh giới của loài người có trí tuệ thông minh được gọi bằng danh từ Manussàna.
6-Cõi Tứ Thiên Vương là cảnh giới của Chư Thiên dưới quyền chủ trị của 4 vị Thiên Vương.
7-Cõi Ðạo Lợi là cảnh giới của Chư Thiên có 33 vị Trời làm chủ nên cõi này còn được gọi là cõi Tam Thập tam Thiên; theo tục truyền thì thời quá khứ có chàng thanh niên Magha hướng dẫn 32 vị thanh niên khác làm những công tác từ thiện, phục vụ cho người nên sau khi chết được sanh về cõi này.
8-Cõi Dạ Ma là cảnh giới của Chư Thiên được nhiều sự an vui tiêu diệt những sự khổ (thông thường).
9-Cõi Ðâu Suất là cảnh giới của các vị Trời thọ hưởng Quả phước nhất là Quả phước của Ba La Mật, các vị Bồ Tát trước khi thành Phật sanh lên đây để chờ cơ hội đầy đủ căn duyên liền tái sanh lần chót chứng Quả Phật Toàn Giác. (Cõi trời này có hai viện, Đâu-Suất Ngoại Viện và Đâu-Suất Nội Viện)
10-Cõi Hóa Lạc Thiên là cảnh giới của các vị Trời khi nào muốn hưởng Dục lạc thì tự hóa hiện ra mà dùng.
11-Cõi Tha Hóa Tự tại là cảnh giới của các vị Trời khi nào muốn hưởng năm món Dục Lạc thì có kẻ khác đem đến dâng. Cõi này là trú xứ của Ma Vương.

(*) Cõi nào là nơi phát sinh phiền não và vật dục, cõi ấy gọi là Cõi Dục giới (Kamassabhavoti: Kamavacara).

2-Sắc giới:

Các vị ở đây thuộc nam tính nhưng đã chấm dứt mọi dục tính, ăn uống, nhưng còn có khoái lạc. Đây là thế giới của các thiên nhân trong cõi Thiền. Hành giả tu tập thiền định có thể tái sinh trong cõi sắc. Sắc giới gồm bốn cõi, mỗi cõi lại được chia làm nhiều cõi thiên khác nhau.

3-Vô sắc giới:

Thế ở cõi này được tạo dựng thuần túy bằng tâm thức và gồm Bốn xứ:
*Không vô biên xứ
*Thức vô biên xứ
*Vô sở hữu xứ
*Phi tưởng phi phi tưởng xứ

Hành giả tu học Tứ thiền bát định có thể tái sinh vào bốn xứ này.

Chín cõi (cửu địa, cửu hữu) chỉ là một cách phân chia khác của“ba cõi”hay“sáu nẻo”, đều chỉ cho cái vòng sinh tử luân hồi. Chín cõi ấy là:

1-Cõi của năm loài có dục vọng cùng ở chung lộn với nhau (Ngũ thú tạp cư địa). Năm loài này là: Trời cõi Dục, Người, Địa-ngục, Ngạ-quỉ, Súc-sinh. Nói cách khác, đây tức là cõi Dục, một trong ba cõi đã đề cập ở trước.

2-Cõi của chúng sinh do vì thoát li khỏi cõi Dục mà sinh niềm vui vẻ (Li sinh hỉ lạc địa– tức cõi trời Sơ-thiền của cõi Sắc).

3-Cõi của chúng sinh do vì được an trú trong thiền định mà sinh niềm vui vẻ (Định sinh hỉ lạc địa– tức cõi trời Nhị thiền của cõi Sắc).

4-Cõi của chúng sinh do vì bỏ được niềm vui có vẻ tự mãn của hai cõi trên (Sơ thiền và Nhị thiền) mà tâm ý trở nên an tĩnh hơn và có được niềm vui thanh thoát hơn (Li hỉ diệu lạc địa tức cõi trời Tam-thiền của cõi Sắc).

5-Cõi của chúng sinh do vì buông bỏ được mọi niềm vui đã có ở trên mà tâm trở nên hoàn toàn tĩnh lặng, bình đẳng, thanh tịnh (Xả niệm thanh tịnh địa– tức cõi trời Tứ-thiền của cõi Sắc).

6-Cõi của chúng sinh đã vượt khỏi cõi Sắc để an trú trong cảnh giới thiền định đầu tiên của cõi Vô-sắc là Không-vô-biên-xứ (Không vô biên xứ địa).

7-.Cõi của chúng sinh được an trú trong cảnh giới thiền định thứ hai của cõi Vô-sắc là Thức-vô-biên-xứ (Thức vô biên xứ địa).

8-Cõi của chúng sinh được an trú trong cảnh giới thiền định thứ ba của cõi Vô-sắc là Vô-sở-hữu-xứ (Vô sở hữu xứ địa).

9-Cõi của chúng sinh được an trú trong cảnh giới thiền định cao tột của cõi Vô-sắc là Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ (Phi tưởng phi phi tưởng xứ địa).
Nhiều Phật tử đến chùa, làm việc thiện… chỉ để cầu mong được phước đức, giàu sang. Nhưng như Đức Phật đã dạy trong kinh “Diệu Pháp Liên Hoa”:Dù chúng ta có sinh vào cõi sung sướng như cõi trời hay cao hơn nữa như ở cõi sắc và vô sắc thì vẫn như đang ở trong nhà lửa, hết phước đức lại vẫn bị đọa vào các đường xấu. Hãy cầu xin được giải thoát, cầu xin thoát khỏi sinh tử. Trong thời mạt pháp này, Đức Phật khuyên chúng ta hãy trì niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà để được vãng sanh về cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Lên được cõi đó, chúng ta không còn bị luân hồi, sinh tử nữa.



BỐN THỨ TÂM CỦA PHÁP MÔN NIỆM PHẬT

Dùng tín tâm, đối với bản thệ nguyện lực của đức Phật A Di Đà.
Dùng chí thành tâm, miệng niệm tâm nhớ.
Dùng thâm tâm, niệm Phật niệm niệm buộc tâm.
Lại dùng hồi hướng phát nguyện tâm, đem công đức niệm Phật hồi hướng cho tất cả chúng sinh, đều lìa khổ được vui, đều tin Phật, học Pháp, kính Tăng, đều niệm Phật thành Phật.

1. Tín tâm

Ở trong Phật pháp cho dù tu pháp môn nào trước tiên phải có tín tâm, như trong kinh đã nói: tin thì có thể vào. Người học Phật lấy tín tâm làm điều kiện trọng yếu thứ nhất.
Đối tượng của tín tâm là tin pháp mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói trong kinh, đều là chân ngữ thật ngữ, câu câu đều hữu dụng, chữ chữ quý như vàng. Đứng ở lập trường phàm phu dù không đủ sức làm được đều phải nên tin. Vì đó gọi là Thánh ngôn lượng, đối với lời nói của bậc đại Thánh Phật Đà, lời lời đều chân thật không được hoài nghi, không nên cân nhắc. Đặc biệt là phương pháp tu hành rất nhiều, có vô lượng pháp môn, mỗi một pháp môn đều tùy theo căn tính bất đồng. Người không cùng chủng loại với nhau có căn tính tương đồng và căn tính bất đồng. Người không cùng hoàn cảnh thời đại cũng có căn tính tương đồng và căn tính bất đồng, cần phải đem pháp môn vô lượng để tiếp dẫn chúng sinh vô biên.
Cho nên, lúc chúng ta nhận định chính xác và chấp nhận theo một vị Thiện tri thức nào tu hành, không nên hoài nghi về cá nhân họ nữa, cũng không nên hoài nghi về pháp môn mà họ đã dạy với pháp môn khác có giống nhau không? Có mâu thuẫn không? Trái lại thì sẽ không có cách gì sản sinh tín tâm kiên cố, cũng không đạt được chỗ thọ dụng chân chính.
Chúng ta đang ở trong khóa tu Phật thất, niệm là niệm Phật A Di Đà, tu là tu pháp môn Tịnh độ. Pháp môn này trong kinh Phật có hơn 60 loại nói về Tịnh độ phương Tây của Phật A Di Đà, trọng yếu nhất là kinh A Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ và kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, hợp lại gọi là ba kinh Tịnh độ.
Ở vào thời đại Ngụy Tấn của Trung Quốc (khoảng trước sau thế kỷ thứ 5 Tây lịch), việc tạo tượng Phật A Di Đà đã được thịnh hành. Ngài Đàm Loan thời Bắc Ngụy, ngài Huệ Viễn thời Đông Tấn, ngài Đạo Xước thời Tùy Đường, ngài Thiện Đạo thời Sơ Đường, về sau có các vị như Từ Mẫn, Pháp Chiếu, Thiếu Khang v.v… hoằng dương Tịnh độ Di Đà, nghiễm nhiên trở thành một dòng chính lớn của Phật giáo Trung Quốc.

Chúng ta tin gì? Tin trong kinh điển nói có thế giới Cực lạc phương Tây, tin bản thệ nguyện lực của Phật A Di Đà tiếp dẫn chúng sinh hữu duyên đồng đăng chín phẩm sen ở cõi Tịnh độ phương Tây. Trước hết phải có tín tâm đối với bản nguyện của Phật A Di Đà, có tâm nguyện cầu sinh Tịnh độ, thì mới có thể quyết định được Đức Di Đà tiếp dẫn vãng sinh về thế giới Cực lạc phương Tây. Thế nhưng, phương pháp tu hành trong ba kinh Tịnh độ đã giới thiệu cũng có khác biệt.

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật chủ trương dùng 16 pháp môn quán tưởng, tu trì theo quán tưởng tam muội và niệm Phật tam muội để đạt thành mục đích vãng sinh ba bậc chín phẩm.
Kinh Vô Lượng Thọ chủ trương tín ngưỡng 48 lời nguyện của Phật A Di Đà, y nguyện tu hành, cho dù phàm phu còn hoặc nghiệp cũng nhất định được vãng sinh Phật quốc.

Kinh A Di Đà chủ trương lấy tín nguyện hành, chấp trì danh hiệu Di Đà, cầu nguyện vãng sinh cõi Phật. Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật cũng yêu cầu phải trì giới, tu phước, phát tâm Bồ đề. Kinh A Di Đà thì yêu cầu phải trì danh đến chỗ nhất tâm bất loạn.

Kinh Vô Lượng Thọ chủ trương nếu chỉ có thể tin vui không sinh tâm nghi, từ mười niệm cho đến một niệm, người cầu nguyện vãng sinh cũng được như nguyện. Vì Phật giáo Trung Quốc xem trọng kinh A Di Đà, cho rằng niệm Phật đến nhất tâm bất loạn mới có thể vãng sinh Tịnh độ phương Tây, do đó khiến cho rất nhiều người niệm Phật biến thành tự tư, không quản đến sự việc thế gian, chỉ cầu chuyên tâm niệm Phật, sợ đến lúc lâm chung không được nhất tâm bất loạn sẽ không được vãng sinh Cực lạc.

Tín ngưỡng Tịnh độ của Nhật Bản thì không như vậy, họ xem trọng kinh Vô Lượng Thọ, cho nên Tịnh độ tông của phái Pháp Nhiên, Tịnh độ Chân tông của phái Thân Loan, đặc biệt cường điệu bản nguyện tha lực của Phật A Di Đà, chỉ cần tin bản nguyện của Đức Di Đà cũng có thể nương nhờ sức Phật mà được cứu, tư tưởng này cũng giống như niềm tin Thượng đế của Cơ Đốc giáo, nhưng trên thực tế thì chẳng đồng. Bởi vì tín đồ Cơ Đốc giáo tin Chúa, tự mình không thể thành Chúa được, còn tín đồ Phật giáo niệm Phật kết quả sẽ thành Phật. phải tin kinh Phật, tin lời Phật, nếu y theo kinh A Di Đà trì danh hiệu Phật, từ một ngày đến bảy ngày nhất tâm bất loạn, lâm chung thấy Phật đến tiếp dẫn, quả là quý báu vô cùng, cho nên cần dùng phương thức tu Phật thất để trợ duyên tu chứng. Nếu căn cứ theo kinh Vô Lượng Thọ thì trừ người phạm tội ngũ nghịch ra, người nào muốn sinh về cõi Tịnh độ nên hết lòng tin vui, cho đến niệm Phật mười niệm cũng đều quyết định vãng sinh. Theo phương pháp này thì không phải lo không được nhất tâm bất loạn và không được vãng sinh Tịnh độ nước Phật.

Nếu y theo kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật thì so ra phiền phức hơn, phải chia làm ba điểm tiến hành tu trì Tịnh độ Di Đà.
1/ Tu ba phước (bao hàm luân lý thế gian, quy giới thập thiện, phát tâm Bồ đề, tụng kinh Đại thừa).
2/ Tu 16 pháp quán tưởng.
3/ Tu pháp chín phẩm vãng sinh.

Cho nên, kinh này tại Trung Quốc và Nhật Bản đều ít người tu. Thời xưa Trung Quốc và Nhật Bản xem trọng kinh Vô Lượng Thọ.
Người Trung Quốc hiện nay xem trọng kinh A Di Đà, cứu cánh của pháp môn Tịnh độ ở tại chữ tín, có tin bản nguyện của Đức Di Đà, mới có thể niệm Phật vãng sinh. Ngay như Bồ tát Long Thọ cũng nói, Tịnh độ thuộc về đạo dễ hành nhờ tha lực trợ giúp, nếu tu thiền quán thì cũng giống như kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật nói, ngược lại có điểm giống như đạo khó hành phải tự lực giải thoát.

Pháp môn tu hành Tịnh độ Di Đà, pháp này sở dĩ được nhiều người sùng tín tại Trung Quốc và Nhật Bản, là ở chỗ bản nguyện tha lực của Đức Di Đà ban cho người ta tín tâm tuyệt đối an ổn, không phải suy nghĩ công đức của mình đã làm nhiều hay ít, cũng không cần quan tâm đến công sức lớn nhỏ mà mình tu chứng. Chỉ cần tín ngưỡng bản nguyện của Phật A Di Đà, lập thệ vãng sinh là được, sau đó có thể an tâm gánh vác những việc tự lợi lợi tha. Cho dù trì giới không nghiêm, phiền não chưa đoạn hết, cũng có đức Phật A Di Đà y theo bản thệ nguyện lực của Ngài đến tiếp dẫn. Hành giả Tịnh độ có thể an tâm tu tập.

chấp trì Thánh hiệu Di Đà, cần phải tin bản thệ nguyện lực của đức Phật A Di Đà, tin người niệm Phật lúc lâm chung quyết định thấy được đức Phật A Di Đà từ bi tiếp dẫn, trong bảy ngày tu có thể được nhất tâm niệm Phật rất tốt, cho nên cần phải mỗi niệm dùng tâm niệm. Nếu vẫn tán tâm niệm mà không được hiệu quả nhất tâm cũng không lo, như trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật đã nói, dù là người phạm tội ngũ nghịch thập ác, nếu đến lúc lâm chung gặp được bậc tri thức dạy cho niệm Phật A Di Đà, niệm được mười niệm thì thấp nhất cũng được hạ sinh hạ phẩm vãng sinh Cực lạc. Thế nhưng, đã đến đây tham gia Phật thất niệm Phật thì không được để tâm giải đãi, nếu bạn không kịp thời niệm Phật, niệm cho thành tập quán, đợi đến khi lâm chung, ai có thể bảo chứng bạn gặp được thiện hữu đến khuyến dẫn, ai lại có thể bảo chứng lúc ấy bạn còn đủ sáng suốt để niệm được mười niệm danh hiệu Phật A Di Đà? Do đó, phải ngay tại trong Phật thất này tinh tấn niệm Phật, nếu có thể trì niệm liên tục mọi lúc mọi nơi, thì đó là sự chuẩn bị rất tốt cho việc vãng sinh cõi nước Cực lạc phương Tây.

2. Chí thành tâm

Là tâm khẩn thiết, tâm thiết tha, không phải lòng này ý khác, tính khí bốc đồng, làm lấy lệ cho xong. Lúc niệm Phật phải miệng niệm tâm nhớ, như đức Phật A Di Đà đang ở trước mặt mình, tiếng từ miệng xuất, lại từ tai vào, tiếng tiếng in vào ruộng tâm, câu câu đều từ tâm xuất. Niệm niệm đều là danh hiệu Phật, chỗ chỗ đều là cõi Phật. Nếu như không có cách gì chuyên tâm niệm Phật thì nên quán tưởng: bạn là hành khách trên chiếc thuyền, gặp phải nạn biển bị bể, trồi hụp trong những cơn sóng dữ. Rất may lúc ấy bạn với được tấm ván thuyền bể, tất phải nắm chắc ôm chặt, không được sơ suất, ngược lại sẽ bị sóng to nhận chìm. Chỉ cần sơ ý lỏng tay một chút là tấm ván vuột ra khỏi tay trôi đi biền biệt, khi đó muốn nắm giữ cũng không còn kịp nữa. Lúc ấy thân bạn ở trong biển cả mênh mông, chỉ còn có con đường chết mà thôi. Lúc chúng ta niệm một câu danh hiệu Phật, cũng giống như người ở trong biển cả mênh mông sắp bị chết chìm ôm được tấm ván thuyền kia, ôm giữ danh hiệu Phật để niệm cũng vậy, lúc niệm phải đem danh hiệu Phật làm chiếc ván nỗi cứu mạng trong biển, không thể đem tâm lơ là mà niệm Phật. Tôi tin rằng quý vị đã xem câu biểu ngữ treo trên điện Phật tại Nông Thiền tự này rồi: “Miệng cùng với tâm tiếng tiếng tương ưng, niệm cùng với Phật bước bước không lìa”. Lúc ngồi niệm Phật thường dùng câu thứ nhất, dùng sức niệm lớn tiếng, dùng tâm niệm cao tiếng. Lúc kinh hành niệm Phật, thường dùng câu thứ hai, mỗi một câu niệm đều cùng với danh hiệu Phật tương ưng, mỗi một bước đều phối hợp với tiết tấu niệm Phật, niệm niệm không gián đoạn, bước bước không xa lìa. Đem toàn bộ ba nghiệp thân khẩu ý chăm chú vào từng câu niệm Phật.

3. Thâm tâm

Phẩm Phật quốc trong kinh Duy Ma có nói: “Thâm tâm tức là Tịnh độ”, còn trong phẩm Bồ tát của kinh này thì lại nói: “Thâm tâm là đạo tràng hay tăng trưởng công đức”. Tín tâm kiên cố không lay chuyển là do chỗ kinh nghiệm tu chứng và sự ứng nghiệm niệm Phật mà có. Khởi tâm niệm niệm buộc tâm niệm Phật, khi thành thói quen rồi thì tự nhiên lúc nào cũng niệm Phật, đó chính là thâm tâm niệm Phật. Nếu lúc niệm lúc không, ngày có ngày không, một ngày nóng mười ngày lạnh, thì đó là thiển tâm niệm Phật. Nếu vừa niệm Phật lại vừa khởi vọng tưởng, vừa niệm Phật lại vừa hôn trầm ngủ gục thì đó là thiển tâm niệm Phật.

Ngài Vĩnh Minh Diên Thọ ở vào đầu đời Tống cuối đời Đường, đề xướng Thiền Tịnh song tu, nhưng lại lấy Tịnh độ làm chỗ quy thú, mỗi ngày trì niệm danh hiệu Phật A Di Đà 100.000 câu. Đây là tấm gương của thâm tâm niệm Phật, phải niệm liên tục cả lúc ăn cơm, làm công việc, đi vệ sinh, không lúc nào lìa câu niệm Phật mới có thể một ngày niệm đủ số 100.000 câu. Nếu có thể thâm tâm niệm Phật như vậy thì phiền não vọng tưởng không có cách gì sinh khởi được.

Đủ chứng tỏ thâm tâm tức là tâm vi tế miên mật, là định tâm thật sự, là huệ tâm sáng suốt. Nếu có thể dùng thâm tâm niệm Phật, thì chính là nhất tâm niệm Phật, như vậy không chỉ thông đạt sự nhất tâm, cũng có thể tương ưng với lý nhất tâm. Không chỉ nhất định được vãng sinh Tịnh độ phương Tây, còn có thể tự mình thể nghiệm được Tịnh độ tự tính và Tịnh độ tự tâm. Thảo nào ngài Vĩnh Minh Diên Thọ chủ trương Thiền Tịnh song tu, khác đường nhưng chung mục đích đến. Nếu có thể thâm tâm niệm Phật cho đắc pháp đắc lực, thì đã thông cả cửa ngộ của người tu thiền rồi.

4. Hồi hướng phát nguyện tâm

Ý cạn của hồi hướng là đem mục đích niệm Phật mà cầu vãng sinh Tịnh độ phương Tây, là đem tất cả công đức tu hành hồi hướng vãng sinh thế giới Cực lạc phương Tây.
Ý sâu của hồi hướng là phát tâm Bồ đề rộng độ chúng sinh, nghĩa là nguyện đem công đức niệm Phật của mình hồi hướng cho tất cả chúng sinh, đều lìa khổ được vui, đều tin Phật học Pháp kính Tăng, đều niệm Phật, thành Phật. Cũng đem công đức niệm Phật hồi hướng cải biến chúng sinh có tâm cang cường, khiến cho họ hồi tâm tín ngưỡng Phật giáo, tu học Phật pháp, sớm được vãng sinh về thế giới Cực lạc, sớm thành tựu Vô thượng Bồ đề. Đủ biết mục đích hồi hướng niệm Phật có hai: cầu nguyện mình được vãng sinh, cầu phước cho tất cả chúng sinh đều được vãng sinh.

Không nên chỉ vì tự mình cầu vãng sinh Tịnh độ mà niệm Phật, còn phải vì tổ tiên được vãng sinh phương Tây mà niệm Phật, cũng nguyện cho tất cả chúng sinh nhờ sự niệm Phật của chúng ta mà được vãng sinh phương Tây. Cho nên, ý của hồi hướng phát nguyện tâm và phát đại Bồ đề tâm tương ưng tương thông.

Thông thường người ta đến tham gia niệm Phật cộng tu Phật thất, chỉ mong tự thân được tiêu tai giải nạn gặp điều may mắn. Khi chúng ta nghe lời khai thị trên rồi, phải biết ngoài việc tự thân cầu phước cầu tiêu tai khỏi nạn, chúng ta niệm Phật, lễ Phật, kinh hành, làm các việc công đức, nên vì phát tâm Bồ đề rộng độ chúng sinh. Xưa nay oán thân trái chủ của chúng ta, nhờ đem công đức tu hành này hồi hướng cho họ, họ sẽ biến thành kẻ hộ trì, tăng thượng duyên cho chúng ta, giúp chúng ta tiêu tai khỏi nạn. Thế nhưng, chẳng thể nói nhờ bạn niệm một vài câu danh hiệu Phật mà có thể tiêu tai được, mà là do oán thân trái chủ thấy bạn phát tâm Bồ đề đại nguyện, tương lai bạn sẽ thành Bồ tát, Phật, thì oán thân bình đẳng, cho nên không quấy rầy bạn nữa, họ cũng nhờ sự tu hành niệm Phật của bạn mà được lợi ích, đủ thấy niệm Phật rất tốt. Như vậy điều tốt ấy từ đâu đến? Là từ trong phát nguyện hồi hướng mà đến, là từ trong sự phát Bồ đề nguyện rộng kết thiện duyên mà đến.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6825
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: TÔI TU TỊNH ĐỘ

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 2 Tháng 5 17, 2021 1:29 pm

VÔ SANH PHÁP NHẪN

Chữ Hán nghe thấy ghê ghớm, đối với kẻ mê còn ghê ghớm hơn chứ người giác chẳng là gì. Đừng có mà sợ hãi, vì bấy lâu nay ta mê lại còn bị quá nhiều người hù mà làm ta sợ. Đối với chúng sanh vô minh, Vô sanh pháp nhẫn chẳng thể tự mình mà thành tựu được. Còn người giác chẳng khó, vì hiểu ra được mọi thứ rồi, chân tướng vũ trụ hiểu được rồi còn gì gọi là vô sanh pháp nhẫn. Ví như ta đã chỉ cho quanh mình có 6 cái vực sâu rồi, có ngu gì dại gì mà nhảy xuống, có đánh chết cũng không nhảy, thì gọi là không nhảy pháp nhẫn vậy. Sáu vực sâu đó là lục đạo luân hồi, nay biết nhất nhẫn chẳng chẳng sanh vào nữa gọi là vô minh pháp nhẫn vậy. Ta biết dẫu tìm khắp cũng chẳng có ai ngu đến mức mà khi được chỉ rõ rồi lại còn nhảy vào nữa cả, có chăng là mấy ông bồ tát vậy. Đừng vọng tưỏng hoá cao siêu mà điên đảo, tuy quả khó, khó nhận ra nhưng khi được chỉ rõ thì dễ dàng. Nay mọi việc đã rõ, chẳng gì mà lo ngại. Ta chẳng thể sánh bì phật, chẳng cao siêu quảng đại, ta chẳng dám hoá độ phổ độ chúng sanh, ta chẳng dám lên mặt dạy đời, ngay ngã ba tư năm pháp giới này, nếu ai thật sự cần hỏi đường đâu đến bến bờ an lạc, ta chân thành chỉ đường cho họ mà thôi. Thật chỉ dám đơn giản vậy mà thôi.
Bài pháp này tuy ngắn nhưng rất quan trọng, khi ta rời khỏi thể xác này sẽ có 6 hố sâu thăm thẳm, chính là 6 đường tái sinh trở lại chịu quả báo luân hồi. Lúc này ta đã thấu rõ chân tướng vũ trụ nhân sinh, có nhiều thế giới tốt đẹp hơn rất nhiều so với thế giới này. Quyết không sanh vào đây nữa, dù có như thế nào cũng nhẫn mà không nhẩy vào 1 trong 6 cái hố đó. Lúc này một lòng kêu Phật A Di Đà đến đón ta về thế giới Tây Phương Cực Lạc sẽ được toại nguyện.


--------------


CHÚ PHẬT ĐẢNH TÔN THẮNG ĐÀ RA NI (tiếng Phạn)


UṢṆĪṢA VIJAYA DHĀRAṆI
https://www.youtube.com/watch?v=TCkt6YuariE

https://www.youtube.com/watch?v=EEEmhYJeHJ0 (đọc kinh-Thích Thiền Tâm)

Namo bhagavate trailokya prativiśiṣṭaya buddhāya bhagavate. Tadyathā, om, viśodhaya viśodhaya, asama-sama Samantāvabhāsa-spharana gati gahana svabhāva viśuddhe, Abhiṣiňcatu mām. sugata vara vacana amṛta abhiṣekai mahā mantra-padai. Āhara āhara āyuh saṃ-dhāraṇi. śodhaya śodhaya gagana viśuddhe. Uṣṇīṣa vijaya viśuddhe sahasra-raśmi sam-codite. Ssarva tathāgata avalokani ṣaṭ-pāramitā-paripūrani. Sarva tathāgata mati daśa-bhūmi prati-ṣṭhite. Sarva tathāgata hṛdaya adhiṣṭhānādhiṣṭhita mahā-mudre. Vajra kāya sam-hatana viśuddhe. Sarvāvaraṇa apāya-durgati pari viśuddhe, prati-nivartaya āyuh śuddhe. Samaya adhiṣṭhite. maṇi maṇi mahā maṇi. Tathatā bhūta-koṭi pariśuddhe. visphuṭa buddhi śuddhe. Jaya jaya, vijaya vijaya. smara smara, sarva buddha adhiṣṭhita śuddhe, Vajri vajragarbhe vajram bhavatu mama śarīram. Sarva sattvānām ca kāya pari viśuddhe. sarva gati pariśuddhe. Sarva tathāgata siñca me samāśvāsayantu. Sarva tathāgata samāśvāsa adhiṣṭhite. Budhya budhya, vibudhya vibudhya, Bodhaya bodhaya, vibodhaya vibodhaya samanta pariśuddhe. Sarva tathāgata hṛdaya adhiṣṭhānādhiṣṭhita mahā-mudre svāhā.


Chú Dược Sư :
TAYATHA OM BEKANDZE, BEKANDZE, MAHA BEKANDZE, RANDZE SAMU GATE SOHA

-------------

VỀ PHÁP MÔN P’HOWA :
PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN DI THẦN THỨC VỀ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC

(Nguyên Giác)


NGUỒN ĐỌC THÊM:
http://phatgiaovnn.com/upload1/modules. ... z4e2kUFBaz

P’howa: Để Chủ Động Trong Sự Sống, Chết, và Tái Sinh
Bốn Nguyên Nhân Để Sinh Vào Cõi Tịnh Độ Của Phật A Di Đà
Sáu Thân Trung Ấm
Chúng Ta Chết Ra Sao
Tu Tập Pháp P’howa Chuyển Di Thần Thức
Pháp Tu Trường Thọ của Phật Vô Lượng Thọ
Thiền Định P’howa Mỗi Ngày
Hoàn Thành P’howa vào Phút Lìa Đời
Phát Nguyện và Hồi Hướng
Phụ Lục MỘT MẪU THƯ DẶN DÒ


NGUỒN ĐỌC THÊM:
http://phatgiaovnn.com/upload1/modules. ... z4e2kvpWrf
Sách này nói về P’howa, có khi còn viết là Phowa, một pháp môn trong Kim Cang Thừa của Phật Giáo Tây Tạng. Pháp này dạy cách chuyển di thần thức về Cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà, nương theo đại nguyện của Ngài -- dù khá dị biệt với Tịnh Độ Tông của Trung Quốc và Việt Nam, nhưng cũng có thể dùng làm tham khảo cho người đọc khi đối chiếu các pháp tu của nhà Phật. Vì có một số điểm trong pháp P’howa khá xa lạ với truyền thống Tịnh Độ Tông Việt Nam, cho nên bản Việt dịch này sẽ được dịch thật sát với nguyên bản Anh văn, dù phải chấp nhận một số trục trắc về cú pháp, nhưng bù lại thì cách dùng lời sẽ cố gắng trình bày sao cho thật dễ hiểu.

Theo truyền thuyết, pháp môn P’howa từng được Tổ Sư Milarepa sử dụng để chuyển di thần thức của một con chó đã chết. Dù có đúng với sự thực lịch sử hay không, tích này đã cho thấy, Phật Giáo Tây Tạng tin rằng pháp môn P’howa rất mực mãnh liệt, có thể đưa người về cõi Phật A Di Đà ngay khi lìa trần, hay ít nhất cũng khả dĩ tạo được nhân duyên để không phải đọa vào các đường dữ.

Nhà Phật có vô lượng pháp môn. Tùy nhân duyên nhiều đời, mỗi người sẽ tìm được pháp thích hợp. Riêng với Phật Tử Việt Nam hiện nay, pháp môn Tịnh Độ phổ biến nhất, rồi sau đó mới tới Thiền Tông. Sách này được dịch chỉ vì chỉ muốn giới thiệu người đang tu Tịnh Độ biết rằng bên Tây Tạng cũng có một pháp gọi là P’howa, tuy nhiều dị biệt, nhưng cũng tìm về Cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà.

Có lẽ có một chỗ tương đồng nỗi bật nơi đây chính là pháp P’howa Pháp Thân, khi người tu trực nhận bản tánh thanh tịnh tự tại, và vào đây an trú. Như thế thì không khác gì pháp Niệm Phật Thật Tướng. Và như thế hai pháp đó cũng không khác gì Thiền Tông.

Trước khi tham học Tổ Sư Thiền với Thiền Sư Tịch Chiếu (Chùa Tây Tạng, Bình Dương), tôi từng có cơ duyên theo học trì chú và niệm Phật với hai vị Hòa Thượng Thiền Tâm (ở Đại Ninh, Lâm Đồng; đã viên tịch) và Tài Quang (ở Phú Nhuận, Sài Gòn; đã viên tịch) – qua các nghi quỹ trì tụng Đại Bi Chú, Ngũ Bộ Chú, Phật Đảnh Tôn Thắng Thần Chú.
(UṢṆĪṢA VIJAYA DHĀRAṆI https://www.youtube.com/watch?v=TCkt6YuariE )

Một cách tự động, lời nguyện đã ngấm vào người, kể cả nhiều thập niên sau, cả khi không còn trì chú nữa (có lúc vì dồn hết tâm lực để tu Thiền, và rồi có lúc thì quá bận rộn, với cả Phật sự và cả chuyện đời thường) nhưng thường xuyên vẫn nghe vang vang bên tai các câu:

Nguyện sinh Tây Phương Tịnh Độ trung
Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu
Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh
Bất thối Bồ tát vi bạn lữ.
(Xin nguyện sinh vào cõi Tịnh Độ Tây Phương
Chín phẩm hoa sen là cha mẹ
Khi hoa nở, thấy Phật liền ngộ tánh vô sanh
Với các vị Bồ Tát không lui sụt làm bạn hữu.)


Mặc dù Thầy Tịch Chiếu dạy pháp Tổ Sư Thiền trong một ngôn ngữ mạnh bạo có lúc phi bác hết mọi pháp khác, nhưng có một lần, Thầy kể cho tôi nghe về một trường hợp vãng sanh Tịnh Độ, với hào quang sáng rực cả nhà tang chủ. Lúc đó, tôi không hỏi thêm chi tiết, vì nghĩ các chuyện như thế rất là thường ở Việt Nam, vì cũng từng nghe nhiều chuyện thần kỳ của Tịnh Độ ở nhiều nơi, nhất là bên Thầy Thiền Tâm.

Hay như với Thầy Tài Quang, bây giờ đây, tôi vẫn còn nhớ tới con chim két nuôi trong sân chùa, cứ hễ có ai bước vào sân chùa Quang Minh thì két lại nói “Mô Phật, Mô Phật” hệt như hình ảnh được ghi trong các kinh Tịnh Độ Tông, khi chim chóc cây lá cũng nói pháp..

Một cách tự nhiên, lòng tôi lúc nào cũng nhìn các pháp bình đẳng, không phân biệt, chỉ là tùy cơ mà ứng phó. Bởi vì Phật đã dạy, chiếc bè pháp chỉ là để qua sông, xong rồi thì phải bỏ bè. Thế nên, mỗi người tùy cơ duyên nhiều đời, tùy hạnh nguyện và căn tính riêng, rồi sẽ tìm được bè pháp thích hợp cho mình.

Vì mang ơn thọ pháp từ các vị Thầy Tịnh Độ, nên tác phẩm “P’howa Commentary” được chọn dịch nơi đây ra Việt Ngữ, một phần là để ghi ơn quý Thầy và một phần là để người tu có thêm tài liệu tham khảo, mặc dù dịch giả vẫn còn là một kẻ sơ học và ngôn ngữ lại quê mùa.

Thêm nữa, Tịnh Độ đã trở thành pháp tu phổ biến tại Việt Nam, và là một phương tiện gắn bó mang tính xã hội. Có rất nhiều gia đình tại Việt Nam gần như không bao giờ tới chùa, chỉ khi có người thân lìa đời, bấy giờ mới tới chùa cung thỉnh chư tăng ni hộ niệm. Từ các dịp tang chế như vậy, Tịnh Độ đã tiếp cận tới đồng bào trước tiên như một pháp môn cầu nguyện cho người thân về nơi bình an, và sau đó dùng làm một pháp tu cho người còn lại.

Có quan hệ nào giữa các pháp P’howa và Tịnh Độ Tông hay không? Có rất nhiều điểm đồng, và một số điểm dị biệt. Nhưng một cách căn bản, hai pháp môn này nhằm đưa thần thức người chết về cõi Phật A Di Đà, nương theo hạnh nguyện của Ngài. Đứng về mặt khác, hai pháp này, cũng y hệt như tất cả các pháp môn khác của nhà Phật, còn là nhằm xa lìa dòng sinh tử – mà hầu hết các pháp nói chung chỉ là làm việc thiện, xa việc ác, ngộ lý vô thường, chứng nhập vô ngã, tỏ rõ tâm thể, thấy được tánh Phật.

Chúng ta đã trải qua vô lượng kiếp, luân hồi giữa biển sinh tử. Hết kiếp này rồi tới kiếp khác. Kinh Na Tiên Tỳ Kheo (Milanda Sở Vấn) ví bằng hình ảnh, rằng cuộc đời chúng ta như ngọn lửa, khi chaý hết cây đuốc này thì chuyền sang cây đuốc khác. Vấn đề là cái gì đã dẫn dắt chúng ta đi vô lượng kiếp như thế? Và làm sao để thoát khỏi dòng luân chuyển vô minh đó?

Kinh Na Tiên trả lời rằng, chính dòng tâm thức đã lưu chuyển liên tục, biến hiện vô chừng
Kinh Pháp Cú lại mở đầu bằng các câu:
Tâm dẫn đầu các pháp.
Tâm là chủ, tạo tác.
Nếu nói hay hành động,
Với tâm niệm bất tịnh,
Khổ não liền theo sau,
Như xe theo bò vậy.

(Bản Việt dịch của Thầy Tịnh Minh)
Vì tâm là dẫn đầu, vì tâm là ông chủ, nên để vượt qua dòng sông sinh tử, chúng ta không thể nương tựa vào bất kỳ một pháp nào ngoài tâm. Ngay cả các pháp môn Niệm Phật (Tịnh Độ), P’howa, Trì Chú, Thiền Minh Sát, Thiền Chỉ Quán, Thiền Tổ Sư, và vân vân... đều chỉ là để hàng phục tâm.

Ngắn gọn, tất cả các pháp môn nhà Phật chỉ là phương tiện để làm thanh tịnh tâm. Và nếu thực sự cõi tâm đã thanh tịnh, thì hiển nhiên không còn pháp nào cần nữa
Chúng ta nơi đây có thể trích dẫn lời Phật dạy:

“Này Bhaggava, Ta nói như sau: ‘Khi một ai đạt đến thanh tịnh, giải thoát, khi ấy vị ấy biết thế giới là thanh tịnh’...” (Trường Bộ Kinh, Digha Nikaya -- Kinh Ba-lê, Pàtika Sutta; Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt)

Chỗ này đơn giản lắm: một khi đã chứng nhập Niết Bàn, thì làm gì còn có pháp nào nữa, chính hiện tiền tịch tĩnh làm vui. Nơi đây cũng có thể nói ngược lại, chính từ cảnh giới này mà muôn pháp mới thật là muôn pháp, nên mới có sen nở, chim reo, suối hát... thảy thảy đều là chánh pháp.
Do vậy, vấn đề chung cho tất cả các tông phái nhà Phật chính là: muốn giải thoát sinh tử luân hồi, thì phải chứng nhập Niết Bàn.

Câu hỏi có thể nêu nơi đây: đối với người đã giải thoát, thì thế giới này là thanh tịnh, vậy thì tại sao chúng ta lại thấy thế giới này là bất tịnh, là đau khổ?

Hòa Thượng Chơn Thiện, trong cuốn Phật Học Cơ Bản, tập 4, in tại Sài Gòn năm 2001, phần Giáo Lý Duyên Khởi có viết:

“Một lần, theo kinh Pàtigamya (Tiểu Bộ), Đức Phật Thích Ca nói đến thế giới vô vi (Asankhàra) là thế giới hiện hữu ngoài các phạm trù "Đi, đến", "Sanh, diệt" v.v... và tuyên bố đây là thế giới của đoạn tận Khổ đau, đoạn tận Chấp thủ. Điều này nói lên rằng thế giới mà con người đang thấy và biết là thế giới của chấp thủ.”

Nghĩa là, phải rời Chấp Thủ thì thấy Thanh Tịnh?

Để làm sáng tỏ hơn, nơi đây, có thể trích dẫn một đoạn lời Phật dạy về cảnh giới Niết Bàn như sau. Các đoạn sau đây trích từ Tiểu Bộ - Khuddhaka Nikaya, Kinh Phật Tự Thuyết – Udàna, do Hòa thượng Minh Châu dịch ra Việt ngữ.

“Này các Tỷ-kheo, có xứ này, tại đây không có đất, không có nước, không có lửa, không có gió; không có Hư không vô biên, không có Thức vô biên xứ, không có Vô sở hữu xứ, không có Phi tưởng phi phi tưởng xứ; không có đời này, không có đời sau, không có cả hai mặt trăng mặt trời. Do vậy, này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố không có đến, không có đi, không có trú, không có diệt, không có sanh; không có an trú, không có chuyển vận, không có sở duyên, đây là sự đoạn tận khổ đau.” (II) (Ud 80)

Đoạn văn trên cho thấy Niết Bàn không hề có trú xứ, và cũng không có thời gian -- không có đời này, không có đời sau – nghĩa là không hề có cái gì gọi là ở đây, ở kia, quá khứ, hiện tại và tương lai. Chính vì vậy, pháp hàng phục tâm của nhà Phật không thể nào cho trụ vào bất kỳ một nơi chỗ, dù là cái ở đây, hay vào bất kỳ một thời khoảng nào, dù là cái bây giờ. Ngắn gọn, nói như kinh Kim Cang thì phải là “vô sở trụ.”
Cho nên, dù có mượn phương tiện nào để tạm thời trụ tâm thì cũng chỉ nên xem như là chỗ tạm. Tuy nhiên, còn có chỗ khác nên nhận rõ, trong câu niệm Phật và các bài thần chú đều có uy lực của chư Phật

Tôi từng có một thời tu tập chú thuật ngoại đạo, trước khi vào tu các pháp Đại Bi Chú, Ngũ Bộ Chú, Niệm Phật... Dù chỉ là mới sơ cơ, nhưng tôi đã thấy mật chú nhà Phật và mật chú ngoại đạo đều có uy lực. Nhưng thần chú nhà Phật càng đọc, thì lòng càng dịu đi tham sân si. Tôi thực sự tu hành chưa tới đâu, nhưng vẫn cảm nghiệm được nhiều linh ứng, cho nên tin rằng, những người siêng năng tinh tấn hơn sẽ nhất định có nhiều lợi lạc hơn

Nhưng cốt tủy của các pháp môn đều phải là giác ngộ, nghĩa là thấy được thực tướng các pháp. Đó là lý do vì sao, trong các kinh nhật tụng và hầu hết trong mọi thời khóa, mở đầu gần như luôn luôn là bài Đại Bi Chú, và kết thúc luôn luôn là bài Bát Nhã Tâm Kinh. Hay nói cách khác, mở đầu thời khóa phải là mở lòng Từ Bi thương xót tất cả chúng sinh, và kết thúc phải là Trí Tuệ Bát Nhã. Nói một cách khác nữa, phải vào bằng cửa Có, và ra bằng cửa Không. Sau đó, thì Có với Không đều không làm bận tâm người tu được nữa. Đây chính là cảnh giới Niết Bàn vậy.

Xin ghi thêm các lời Phật dạy về Niết Bàn như sau.
“Này các Tỷ-kheo, có sự không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, này các Tỷ-kheo, nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, thì ở đây không thể trình bày sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu, bị làm, hữu vi. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, nên có trình bày sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu, bị làm, hữu vi.” (III) (Ud 80)
“Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an. Có khinh an thì không có thiên về. Không có thiên về thì không có đến và đi; không có đến và đi thì không có diệt và sanh; không có diệt và sanh thì không có đời này, không có đời sau, không có đời ở giữa. Đây là sự đoạn tận khổ đau.” (IV) (Ud 81)

Vậy thì, phải quán sát tâm ra sao để giải thoát? Cũng trong bản Kinh Udana do Hòa Thượng Minh Châu dịch, Phật dạy pháp quán tâm như sau.
"Vậy này Bàhiya, ngươi cần phải học tập như sau: "Trong cái thấy sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri... Như vậy, này Bàhiya, nhà ngươi cần phải học tập. Vì rằng, này Bàhiya, như với ngươi, trong thấy chỉ là cái thấy, trong cái nghe chỉ là cái nghe, trong cái thọ tưởng sẽ chỉ là cái thọ tưởng, trong cái thức tri sẽ chỉ là cái thức tri. Do vậy, này Bàhiya, ngươi không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya ngươi không là chỗ ấy. Do vậy, này Bàhiya, ngươi không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau." (Kinh I, 10)

Vấn đề trở nên đơn giản: trong cái thấy sẽ chỉ là cái thấy, trong cái nghe sẽ chỉ là cái nghe... rồi sẽ tới một lúc chứng ngộ vô ngã – nghĩa là, không hề có cái gì gọi là tôi thấy hay tôi nghe, anh thấy hay anh nghe, chúng ta thấy hay chúng ta nghe – nơi đó, “ngươi không là chỗ ấy... ngươi không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa...” và không còn tìm được đâu cái ngươi đó nữa, và cũng không còn tìm đâu cái gọi là thời gian tam thế nữa.

Có lẽ, các đoạn kinh ngắn này đã được diễn giải theo các phương tiện khác nhau, và rồi dẫn tới các pháp thiền khác nhau. Nhưng tất cả đều có những điểm chung nhau, rằng trong cảnh giới giác ngộ này thì không có thời gian, không có trú xứ, và là vô ngã (ngươi không là chỗ ấy). Ngắn gọn, đây là cảnh giới vô sinh diệt.

Cũng nên trích thêm vài đoạn từ bài Giới Thiệu Kinh Phật Thuyết Như Vậy (Itivuttaka) của Hòa thượng Minh Châu:
“Tập Itivuttaka - "Kinh Thuyết Như Vậy", thuộc Bộ Khuddaka Nikàya (Tiểu Bộ Kinh) ....

“Một kinh nữa, kinh số 43 xác nhận sự hiện diện của trạng thái giải thoát này, ngay trong đời hiện tại, có mặt trên quả đất này.

"Này các tỷ kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra. Này các tỷ kheo, nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra, thời ở đây không có thể trình bày sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác thành, khỏi làm ra. Do vì này các tỷ kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra, nên có thể trình bày được sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác thành, khỏi làm ra".

Nói ngắn gọn phần này, nghĩa là, vì có một cái không sanh không diệt, cho nên mới có thể giải thoát ra khỏi cõi sanh diệt.

Tới đây, câu hỏi sẽ là: pháp môn Tịnh Độ có thể đưa người tu vào cảnh giới vô sanh diệt hay không? Và làm sao một pháp môn niệm niệm không rời lại có thể dẫn tới chỗ chứng ngộ vô ngã?
Có thể có. Thử lấy hình ảnh thường dùng tương tự. Người tu phải quán sát tâm mình, tương tự như chăn trâu. Trâu là hình ảnh ví cho tâm, và người chăn trâu là người tu lo điều tâm.

Sẽ có một số người, trong khi niệm Phật, hốt nhiên trực nhận ra ba pháp ấn – Khổ, Vô Thường, Vô Ngã – trong các niệm.

Sẽ có một số người, trong khi niệm Phật, hốt nhiên trực nhận ra cả trâu với người đều biến mất, vốn thật là Không, thì chuyện vô ngã hay không vô ngã đều không còn chỗ để nói năng nữa.

Sẽ có một số người, trong khi niệm Phật, hốt nhiên thấy tâm mình không lìa tâm Phật A Di Đà, bởi vì cả hai đều vào biển chân tâm một vị giải thoát – nơi đó, tánh bản tịch thì là Niết Bàn, và tánh bản chiếu thì là Trí Tuệ.

Sẽ có một số người, trong khi niệm Phật, hốt nhiên nghe được âm thanh của niệm và vô niệm không lìa nhau, đều từ một thể như sóng không lìa nước.

Tuy nhiên, không phải người tu nào cũng có chỗ thù thắng như thế. Và chính từ đây, Tịnh Độ và P’howa mới tìm phương tiện để chuyển di thần thức.

Hãy hình dung thế này, cõi Cực Lạc khởi lên do đại nguyện của Phật A Di Đà cũng giống như Ngài lập ra một trường đại học, nơi đó chúng ta nộp đơn xin vào học bằng cách khởi nguyện tu Tịnh Độ

Cõi này có thật có hay không? Hay chỉ là phương tiện để khuyến tu thôi ? Ngày xưa, tôi cũng nhiều phen khởi nghi như thế. Kể cả ngay khi đọc thần chú và thấy các cảm ứng lạ, kể cả có khi sức quán tưởng về Phật A Di Đà mạnh tới nỗi như thấy Ngài hiện trước mặt mình... lòng nghi vẫn không biết đó có phải là ảo giác hay không. Chỉ tới sau nhiều năm tu pháp Tổ Sư Thiền, thì bấy giờ mới hết lòng nghi nói trên. Tất cả đều là chiếc bè pháp để đưa người qua sông.

Chỗ này chúng ta thử lý luận như sau.

Trong 49 năm thuyết pháp, Phật đi nhiều nơi, thuyết nhiều pháp hội, cho mọi thành phần khác nhau, và được tứ chúng hiểu theo các căn cơ khác nhau. Có khi Phật nói, giải thoát là người đã chấm dứt Tham, Sân, Si. Có khi Phật nói, giải thoát là người đã chấm dứt Tham (kinh Một Pháp, trong Tiểu Bộ Kinh, bản dịch của Hòa Thượng Minh Châu). Có khi Phật nói, giải thoát là người đã chấm dứt Sân (một kinh Một Pháp khác). Có khi Phật nói, giải thoát là người đã chấm dứt Si (lại kinh Một Pháp khác nữa). Có khi Phật nói, giải thoát là người đã thấy bản tánh của Tham Sân Si là Niết Bàn (kinh Duy Ma Cật)... và vân vân.
Thử trích dẫn một đoạn kinh như sau.

“Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:

“Này các Tỷ-kheo hãy từ bỏ một pháp. Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh. Thế nào là một pháp? Sân, này các Tỷ-kheo, là một pháp các Thầy hãy từ bỏ. Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh.” (Tiểu Bộ - Khuddhaka Nikaya. Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt)

Tại sao lúc nói bỏ một là đủ, lúc thì nói phải bỏ cả ba, lúc thì nói có gì đâu mà bỏ... Không vào được chỗ tri kiến của Phật thì sẽ không bao giờ hiểu nỗi. Còn chấp vào từng chữ thì Phật thế nào cũng oan.

Do vậy, các bài pháp khi được kết tập có lẽ đã được gạn lọc theo các vị trưởng lão chủ trì. Sẽ có một số kinh không xuất hiện ở vùng này, hay thời này, mà lại xuất hiện ở vùng khác, hay thời khác. Và rồi được diễn giải để ứng dụng khác nhau. Hình như đó là lý do mà pháp môn P’howa xuất hiện ở Phật Giáo Tây Tạng, và pháp môn Tịnh Độ xuất hiện ở Phật Giáo Trung Hoa – và cả hai pháp này đều nhằm đưa người tu vãng sanh cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà.

Nói theo ngôn ngữ nhà Phật, không thể nói cõi Cực Lạc là có hay không, bởi vì tất cả các pháp thực sự đều bất khả.
Nếu chúng ta nói cõi Ta Bà có thật, còn cõi Tịnh Độ không có thật, thì đã phạm lỗi chấp thật, điều mà Phật đã phi bác.

Nếu chúng ta nói cõi Ta Bà hư ảo, còn cõi Tịnh Độ là thật có, thì đã phạm lỗi chấp giả, điều mà Phật đã phi bác. (Điều này gần với khái niệm Thiên Đường của nhiều tôn giáo khác.)

Cho nên, ngay khi chúng ta khởi niệm rằng cõi Ta Bà là thật có, thì lập tức cõi Cực Lạc cũng thật có.

Tương tự, ngay khi chúng ta khởi niệm rằng cõi Ta Bà là không thật có, thì lập tức cõi Cực Lạc cũng không thật có.
Tất cả cái nhìn đó đều sai, vì Phật đã phi bác bằng mệnh đề tứ cú, rằng cõi Ta Bà không phải có, không phải không, không phải vừa có vừa không, và không phải vừa không có vừa không không.

Với cái nhìn này, thì cõi Cực Lạc trong thực tướng cũng ly tứ cú, tuyệt bách phi vậy.

Tuy nhiên, khi chưa thực sự giác ngộ thì đừng bao giờ nói là không có sinh tử luân hồi. Nơi đây, chúng ta trích một lời Phật như sau.

Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật có nói: "Trải qua vô lượng kiếp Luân Hồi, Như Lai đã phải đi lạc đường, trong khi muốn tìm cho ra người thợ cất nhà này; khốn khổ thay, Như Lai đã phải sanh đi, sanh lại triền miên".

Đó là điều để cảnh sách: Phật còn phải luân hồi triền miên như thế, huống gì là chúng ta.

Mặt khác, có một số vị đa nghi, lại nêu ra các giải thích về không gian, về vũ trụ, nói rằng hiện thời nhân loại có những ống kính nhìn xa mười mấy tỉ năm ánh sáng, mà có thấy cõi nào đâu. Ý họ muốn nói chỉ cõi trần gian này là thật có, còn các cõi Phật, cõi chư Thiên, vân vân chỉ là ẩn dụ thôi, không thật có. Than ôi, lấy nhục nhãn mà đo lường kinh Phật thì kể như hết nước nói.

Chúng ta nơi đây sẽ ghi lại kinh nghiệm thiền định của một nữ thiền sư người Ấn cuối thế kỷ 20, bà cụ Dipa Ma (1921-1989), chuyên tu và giảng dạy về Thiền Minh Sát, một pháp môn bà cụ học được từ các vị sư Miến Điện. Cuộc đời bà cụ ghi lại trong sách “Knee Deep In Grace: The Extraordinary Life and Teaching of Dipa Ma” (sưu khảo của Amy Schmidt, bản Việt ngữ là “Ngập Sâu Trong Ân Sủng: Cuộc đời ly kỳ và Giáo pháp của Nữ Thiền sư Dipa Ma,” do Thiện Nhựt phỏng dịch).

Trong những người học pháp từ bà cụ có cả Jack Kornfield, Jack Engler, Michael McDonald Smith – những vị thầy nỗi tiếng đã khai sáng ra các trung tâm chuyên dạy Thiền Minh Sát tại Hoa Kỳ.

Bà cụ Dipa Ma sau khi học Thiền Minh Sát, được thầy dạy thêm các pháp về thần thông – phân thân, tàng hình, đằng không, nhìn lại quá khứ, đoán chuyện tương lai, vân vân... tất cả đều do sức định mà thành – các khả năng mà về sau bà cụ rời bỏ vì cho là không cần thiết cho trí tuệ giải thoát. Điều chúng ta muốn nói nơi đây rằng có những chỗ mà nhục nhãn không thể nhìn thấy được, và cái gọi là kiến thức khoa học vẫn còn rất là xa với cảnh giới mà các đại thành tựu giả nhìn thấy, thí dụ như về cõi chư Thiên.

[Bắt đầu trích đoạn]:
“Đôi khi Dipa Ma và em bà là Hema đi đến trình pháp với thiền sư Munindra bằng cách bất thần hiện hình lên trong phòng ông, và Dipa Ma cũng có lúc bước ra khỏi phòng xuyên qua cánh cửa khép chặt. Cũng tựa như trò đùa, bà đứng lên khỏi ghế, bước tới vách gần đó và đi ngang qua tường...

“Nếu bà đi bộ một mình trong đêm tối, bà phân thân ra, thành có thêm một bạn đồng hành đi bên cạnh, để khỏi bị ai khuấy phá.

“Khả năng của Dipa Ma về địa hạt nầy đã được trắc nghiệm lại và được một nhóm khoa học gia khác xác nhận. Thiền sư Munindra có quen biết với một giáo sư về Cổ sử Ấn độ tại truờng Đại học Magadh, ông ấy đã tỏ ra rất nghi ngờ về các năng lực thần thông. Munindra mới đưa đề nghị chứng minh sự có thật của các năng lực thần thông và cả hai ông cùng thiết lập một cuộc thử nghiệm. Vị giáo sư liền nhờ một người sinh viên tín cẩn ngồi canh chừng trong căn phòng Dipa Ma đang ngồi thiền, để chắc chắn rằng bà chẳng hề rời khỏi chỗ ngồi của bà trong phòng. Đến ngày đã hẹn trước, người sinh viên kiểm nhận là Dipa Ma chẳng hề rời khỏi tư thế ngồi thiền, và cùng lúc ấy, bà lại hiện lên trong văn phòng của vị giáo sư cách đó mười dặm và trò chuyện cùng ông...

“Dipa Ma còn có khả năng nhìn thấy hay nghe đến các biến cố xảy ra ở nơi khác và vào một thời kỳ khác. Khi nhà ngoại giao Miến điện, U Thant, sắp lên lãnh chức vị Tổng Thơ Ký Liên Hiệp Quốc, thì thiền sư Munindra biết U Thant sẽ đọc một bài diễn văn nhậm chức, ông bảo Dipa Ma hãy đi vào tương lai và ghi nhớ lại nội dung bài diễn văn đó. Bà liền đọc lại bài diễn văn đó và thiền sư Munindra ghi âm vào máy. Một tháng sau, U Thant đọc diễn văn tại Liên Hiệp Quốc, đúng từng chữ một với bài văn Dipa Ma đã tiên đoán.

“Vượt thời gian và không gian. - Dipa Ma bảo, bà có thể đi ngược lại thời gian để đến nghe lúc Đức Phật đang thuyết pháp. Khi tôi hỏi, bà làm cách nào được như vậy, thì bà mỉm cười và bảo: "Tôi đi ngược lại từng tâm thời qua tâm thời". Chắc là tôi đang nhìn bà với cả sự kinh ngạc, bởi vì bà lại mỉm cười và nói, "Ồ, bạn chẳng thể nào làm như thế để Niết bàn (sự giác ngộ) được hiện ra." Rồi bà cười to lên và nói thêm, "Điều ấy rất buồn cười. Chỉ cần tập trung định lực cho thật nhiều thôi." Trông ánh mắt bà, khi bà đang nói, bà thật là hết sức giải thoát và hết sức thanh tịnh." -- Michael McDonald Smith...
“Munindra bảo Dipa Ma hãy nhìn vào những gì đang xảy ra trong phòng bên cạnh, rồi tả lại cho ông nghe. Rồi ông kiểm điểm lại. Sau đó, ông lại bảo bà nới rộng khả năng thiên nhãn thêm, để nhìn càng lúc càng xa hơn nữa, đến những điạ điểm mà ông có thể soát lại sự chính xác của lời bà mô tả. Thí dụ như, bà chưa hề đặt chơn đến Bồ đề đạo tràng (Bodh Gaya), và thiền sư bảo bà hãy mô tả lại nơi ấy -- cội Bồ đề ở về phía nào, những thánh vật nào còn lưu lại từ thời cổ đại. Ông đã từng làm vị giám thủ bảo tàng viện ở đấy trong nhiều năm và biết rõ cả những chi tiết ẩn mật của điạ điểm nầy. -- Jack Engler

“Chẳng những Dipa Ma có thể đến thăm viếng bất cứ nơi nào trên quả đất nầy, bà còn có khả năng vượt đến các cảnh giới khác đã được mô tả trong vũ trụ học của Phật giáo -- như cõi Trời và cảnh điạ ngục chẳng hạn. Bà mô tả các loại chúng sanh đang sống nơi đó và những gì xảy ra chung quanh họ. Đôi khi, bà buột miệng kể lại các chuyến bà du hành sang các cảnh giới khác lạ đó. Cõi Trời. - Trong ba tháng an cư ở Hội Thiền Minh Sát (Insight Meditation Society), ở tiểu bang New England, vào những ngày mùa thu trời trong xanh như pha lê, với vài vừng mây bạc trôi trên ngọn cây rực rỡ ánh sáng và màu sắc, chúng tôi thường đi bách bộ bên ngoài. Chúng tôi đến ngồi trên các phiến đá, bên bờ hồ, và mặt nước lặng tờ phản chiếu các màu sắc đó.
“Có nhiều người đến bờ hồ, và trong số đó có một người nói với Dipa Ma, "Cảnh nầy chắc phải giống cảnh tiên trên cõi Trời" -- chúng tôi đều biết bà đã từng du hành đến các cảnh giới khác. Và bà nhìn anh bạn rồi nói: "Không, chẳng có chi giống cả. Cảnh đây khá đẹp, nhưng nó thật còn chưa đụng tới cảnh Trời." -- Jack Kornfield.

“Thiên nhãn của Dipa Ma đã giúp bà nhìn thấy cả tương lai của các học viên của bà. "Bà tiên đoán về sự nghiệp giảng dạy của tôi rất tỉ mỉ, vào lúc mà tôi chưa từng giảng dạy chút ít nào cả", Joseph Goldstein nói, "Tôi tin rằng bà đã thấy rõ trước tất cả những thăng trầm của trọn đời tôi." [hết trích đoạn – trích từ http://www.budsas.org]

Cho nên, chính ngay cõi của chư Thiên, mà các vị thành tựu giả đã nhìn thấy trong khi chúng ta chưa thấy nỗi, vậy mà nhiều người trong chúng ta lại dám lý luận càn rỡ về cõi của chư Phật, cho rằng đó chỉ là phương tiện bày ra cho người hạ căn thôi, thì là hết sức cuồng ngôn. Chỗ này nên cảnh giác, nếu có trú xứ nào cho cõi Phật thì đó hiển nhiên không phải cõi Phật, mà chỉ là hóa thành thôi (nếu có). Ngay như một số người học chú thuật ngoại đạo, còn tiếp cận được cảnh giới vô hình, vậy mà nhiều người con Phật lại hiểu nhầm Phật Pháp, lấy ngay cái không gian vũ trụ trong sách khoa học ra mà cố ý giảng pháp làm sao cho “hợp khoa học.” Lại nữa, một số vị tự nhận có căn cơ cao, chuyên về tu tập Tổ Sư Thiền, rồi lại giữ thành kiến rằng Tịnh Độ là pháp của các bà già nhà quê.

Tất cả các thành kiến đó đều không nên. Thật sự là có những cảnh giới vô hình, mà chúng ta chưa biết hết. Và thật sự là, nếu thấu đạt Tổ Sư Thiền, thì có ngồi hít thở sổ tức tự nhiên cũng là đạo, có ngồi tụng kinh niệm Phật tự nhiên cũng là đạo, hay có chạy nhảy la hét ngoài sân banh cũng không thấy mình lìa đạo – thì làm sao mà dám chê Tịnh Độ được.

Tới đây, dịch giả xin mời gọi cùng đọc về pháp P’howa của Phật Giáo Tây Tạng, để tham khảo thêm cho những người tu pháp Tịnh Độ. Trường hợp độc giả muốn tìm hiểu thêm về pháp môn Tịnh Độ, xin mời đọc các bộ sách của cố Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, có bán ở hầu hết các tiệm sách Phật Giáo trong và ngoài nước, hoặc lên các trang web Phật Giáo Việt Ngữ.
Dịch giả không giữ tác quyền bản Việt dịch này, và bất kỳ ai cũng có quyền sao chép, in ấn trong mọi phương tiện khả dụng.

Nguyên Giác Phan Tấn Hải
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6825
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: TÔI TU TỊNH ĐỘ

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 2 Tháng 5 17, 2021 1:30 pm

NGUỒN ĐỌC THÊM:
http://phatgiaovnn.com/upload1/modules. ... z4e2kNZmT1

P’howa: Để Chủ Động Trong Sự Sống, Chết, và Tái Sinh

Tu tập pháp môn P’howa, tức là pháp môn chuyển di thần thức vào giây phút từ trần, sẽ làm người tu tự tin vào đời sống của mình, vào sự tu tập tâm linh của mình, và vào lúc hấp hối của mình. Trong đời sống thường ngày, ngay cả những sinh hoạt bình thường nhất cũng mang ý nghĩa mới, khi được nhìn xuyên qua lăng kính của vô thường và sự chết. Pháp tu p’howa đi thẳng vào sự kiện rằng chết là điều tất yếu, và rằng với mỗi giây phút thì chúng ta tới gần cái chết hơn. Bám víu vào những sự ổn định hư giả sẽ không ngăn cản hay làm chậm hướng đi về cõi chết. Sự tự tin có được là nhờ dùng lấy bất kỳ những gì sinh khởi trong vở kịch của vô thường như là cơ hội để làm thanh tịnh tâm mình, và sinh khởi phước đức. Tự tin cũng đến từ sự trực nhận về cái [tự tánh] bất động, chơn thực, và tuyệt đối, và có thể kinh nghiệm điều này liên tục. Giáo pháp và tu tập pháp môn p’howa dẫn tới lòng tin xác thật vào hướng đi trong cõi thực tại tương đối, và lòng tin xác thật khởi lên từ sự chứng ngộ cái bản tánh tuyệt đối của thực tại. Cắt xuyên vào sự vượt qua cái chết sẽ cho phép chúng ta thấy rõ ràng tầm mức quan trọng của thân người.

Khả năng thực hiện pháp môn p’howa bảo đảm rằng ngay cả nếu cái chết can thiệp và cắt ngắn cơ hội tu tập trong kiếp này, người ta vẫn có thể tiếp tục đường tu trong các điều kiện thù thắng. Ngay cả khi với nghiệp lực chưa thanh tịnh, người tu cũng không bị kéo lùi vào cõi luân hồi quanh co và bất trắc. Thêm nữa, pháp môn p’howa giúp tu tập tốt đẹp trong các giai đoạn phát triển và hoàn tất Phật Giáo Kim Cang Thừa, kết hợp các phương diện của ba pháp môn cao nhất – tức là các pháp du già maha, anu và ati. Tu tập vững vàng trong p’howa cũng thiết lập căn bản vững chắc cho việc học các pháp môn Kim Cang Thừa khác và để đạt các dấu hiệu đặc biệt của sự thành tựu Kim Cang Thừa.

Tu tập pháp p’howa làm cho người tu tự tin trong lúc hấp hối và lúc lìa trần bằng cách cung cấp cho người tu phương tiện để giải thoát thần thức mình vào cõi tịnh độ Cực Lạc của Phật A Di Đà, hay ít nhất cũng được tái sinh tốt đẹp hơn để có cơ hội tu tập. Trong pháp tu có tên là “pháp p’howa của ba sự chứng nhập,” kênh giữa được nhận thức như là con đường, quả cầu thần thức (LDG: hay giác linh của người từ trần) thì như người du hành trên con đường, và tâm của Phật A Di Đà thì như là nơi đến. Trong khi tu tập, các dấu hiệu vật lý thực sự có khởi lên, cho thấy rằng một kẽ hở nhỏ đã xuất hiện tại luân xa đỉnh đầu [của người tu] và con đường này sẽ dùng chuyển di thần thức vào giây phút lìa trần. Những dấu hiệu này thường xảy ra trong vòng một ngày hay hai ngày, khi người tu tu tập trực tiếp với một vị thầy p’howa, xảy ra trong vòng một tuần hay hai tuần nếu người tu tu tập đơn độc. Sau đó thì việc tu tập làm cho pháp p’howa gần như một phản xạ tự động, làm cho người tu tự tin rằng, ngay cả trong các hoàn cảnh trở ngại, họ vẫn có thể nhớ tới và thành tựu việc chuyển di thần thức.

Pháp môn p’howa của ba sự chứng nhập là phần thứ tư trong năm phạm trù của p’howa, và trao truyền từ nhiều dòng phái. Ba phạm trù đáp ứng trực tiếp tới tam thân (LDG: ba thân của Phật)

P’howa Pháp Thân là sự chuyển di thần thức vào trạng thái tỉnh thức tự tại, xa lìa thời gian (Tạng Ngữ: yeshe) – vào không gian căn bản, Tánh Không.

P’howa Báo Thân là sự chuyển di thần thức vào trạng thái tâm thức bất nhị, trong sáng của sự hiện hữu thanh tịnh khởi lên liên tục từ Tánh Không.

P’howa Ứng Thân là sự chuyển di thần thức vào trạng thái của tâm từ bi vô lượng.

Pháp môn p’howa của ba sự chứng nhập thì liên hệ tới sự chuyển di ứng thân, trong đó người tu chuyển di thần thức vào sự hóa hiện ứng thân của từ tâm của Phật A Di Đà, tức là cõi tịnh độ Cực Lạc.

Pháp môn p’howa pháp thân, báo thân, và ứng thân có thể thành tựu phù hợp với các giai đoạn thân trung ấm của người chết (Tạng ngữ: bardo), hay là xuyên qua các phương pháp thiền định trong đời người. Điều này sẽ được giải thích kỹ càng hơn trong chương nói về thành tựu p’howa vào lúc lìa đời. Phạm trù thứ năm, gọi là “pháp p’howa của cứu độ từ bi,” nói về việc chuyển di thần thức của người khác. Điều này sẽ được giải thích trong cùng chương.
Pháp p’howa của ba sự chứng nhập liên hệ tới các phương diện của các pháp du già maha, anu, và ati, và đòi hỏi sức quán tưởng mạnh. người tu cũng phải tập cho có khả năng để thư giãn tạm thời sức tập trung của mình trên các hình ảnh của sự quán tưởng, an nghỉ tâm mình trên kinh nghiệm bất nhị về sự không cách biệt giữa tâm mình và tâm Phật A Di Đà, rồi lại quán tưởng tiếp tục. Như thế, p’howa cũng là pháp tu thù thắng cho các giai đoạn phát triển và thành tựu Kim Cang Thừa.

Là một người bình thường, chúng ta bị ràng buộc bởi các cảm nhận hạn chế của thân xác mình như là một cá thể có thực, cụ thể. Nhưng ngay cả một phản chiếu của khoảnh khắc lại nhắc nhở chúng ta rằng thân xác mình liên tục biến đổi, từ khi sanh cho tới lúc chết. Chúng ta không thể tìm ra một khoảnh khắc của sự ổn định, không một mảy may gì về cái hiện hữu nội tại, về bất cứ thứ gì hơn là sự liên lập tương thuộc của các phần tử và chức năng mà chúng ta gọi là “thân” của mình cho cái thời khoảng của kiếp này. Sau khi chết, khi thân thể không còn điều khiển bởi thần thức nữa, thì cái hình tướng đó tan rã.
Ngoài cái sắc tướng ra, chúng ta còn buộc vào với thọ, tưởng, hành, và thức, tất cả chung nhau là ngũ ấm ngăn trở sự tỉnh thức vô ngại. Khi, xuyên qua pháp niệm tưởng về tính vô thường và trí huệ quán chiếu, chúng ta bắt đầu chứng ngộ Tánh Không của các ấm, chúng ta cũng bắt đầu giải thoát khỏi cái hư vọng do chúng tạo nên. Xuyên qua phương pháp chuyển hóa của Kim Cang Thừa về tu tập giai đoạn phát triển, đặc biệt là pháp quán tưởng bổn tôn (LDG: quán tưởng về vị Phật hay Bồ Tát bảo hộ), chúng ta bắt đầu kinh nghiệm trực tiếp về hiển lộ thanh tịnh thân khẩu ý của bổn tôn.

Một cách tận cùng, pháp tu Kim Cang Thừa đòi hỏi chúng ta chứng ngộ rằng tất cả những gì khởi lên như hình tướng, không cách biệt khỏi Tánh Không của nó, chính là hiển lộ của hình tướng vị bổn tôn.

Tương tự, tất cả những gì khởi lên như âm thanh, không cách biệt với Tánh Không, chính là âm thanh câu thần chú của bổn tôn.

Tất cả những gì hiển lộ như tâm ý, trong Tự Tánh vẫn là Không, chính là hiển lộ của tâm đấng bổn tôn.

Việc gìn giữ ba nghiệp thanh tịnh như thế vào lúc hấp hối – khi thân xác đang hư rã, khi âm thanh tan dần vào hỗn loạn, khi ý thức và cảm xúc có hướng mất kiểm soát – thì quả là cực kỳ khó khăn.

Chúng ta thực sự không thể mong đợi thành công, trừ phi chúng ta đã tu tập kỹ càng trong kiếp này, cắt đứt khỏi những ràng buộc và trở ngại vốn kéo trì chúng ta vào hư vọng và gây cản trở cho tự tánh thanh tịnh của tất cả các hiện tướng.

Bằng cách nhận biết rõ ràng về cái chết đang đến và bằng cách vận dụng phương pháp thiền định Kim Cang Thừa phi thường, người tu pháp môn p’howa sẽ tăng thêm cơ hội có những giây phút cuối giữ tâm bình an và từ bi mà lìa trần, chuyển thần thức trực tiếp từ cõi này vào cõi tịnh độ của Phật A Di Đà. Khi vững vàng thấu đạt pháp môn p’howa, người tu không còn cần hoàn cảnh bên ngoài thuận lợi để chết an ổn. Thay vào đó, [với] sự nhận biết vạn pháp chỉ như trò bày vẽ, mà tự tánh vạn pháp vốn thanh tịnh, sẽ dẫn tới tâm bình an và hợp nhất với cái vọng cảnh như huyễn như mơ của cái đang-chết và, khi thời điểm chín mùi, sẽ đưa chúng ta vào cảnh giới giải thoát xa lìa vọng cảnh luân hồi.

NGUỒN ĐỌC THÊM:
http://phatgiaovnn.com/upload1/modules. ... z4e2kh6r1s


Bốn Nguyên Nhân Để Sinh Vào Cõi Tịnh Độ Của Phật A Di Đà
Theo văn kinh có tên là “Rolling of Drums” (Đánh Trống Pháp), vô lượng kiếp về trước có một vương quốc an vui mà vị vua rất mực thờ kính vị Phật thời đó, Đức Phật Lokeshvaraja. Vị vua đã rời bỏ ngai vàng, trở thành một vị sư, và nguyện thành đạt giác ngộ. Ngài khởi tâm đại bi, phát lên 48 lời nguyện, và nói rằng sẽ không thành Phật nếu bất kỳ lời nguyện nào trong đó chưa thành tựu. Với những lời đó, trái đất rung chuyển và mưa hoa bay xuống từ khắp trời. Những lời ngợi ca vang lên, và cùng với đó là lời tiên tri rằng vị sư này sẽ chắc chắn thành Phật. Và Ngài đã thành Phật, danh hiệu Phật A Di Đà.
Trong kiếp làm một vị bồ tát tu sĩ, Ngài đã thấy rằng có vô lượng cõi tịnh độ cho các vị chứng ngộ, những người đã chiến thắng được vọng tâm, nhưng không có những cõi như thế cho những ai còn gian nan trên đường tu. Trong 48 lời nguyện của Ngài có một ước nguyện tạo ra một cõi thanh tịnh cho tất cả những ai nghe được tên Ngài, mong muốn vào cõi đó, xây dựng cội rễ công đức, và hồi hướng các công hạnh phước đức để được siêu sinh vào cõi tịnh độ đó. Ý nguyện của Ngài mạnh tới nỗi Ngài thề không thành Phật, nếu Ngài không thành tựu được một cõi tịnh độ như thế.

Trong tâm thức giác ngộ, Phật A Di Đà vẫn luôn duy trì trong sự chứng biết pháp thân, trong sự nhận biết không gián đoạn về bản tánh tuyệt đối, trong cái rộng lớn bao trùm hết thảy. Nhưng cái bản chất rỗng rang, cái không gian căn bản, của pháp thân thì không đơn giản là cái không gì hết; mà nó mang giữ tròn đầy năng lực để phát khởi không ngưng nghỉ sự hóa hiện của báo thân và sắc thân. Các cảnh giới thanh tịnh báo thân và các cung điện cõi trời sẽ hóa hiện ra cho các vị Phật và các bồ tát thập địa, những người đã xa lìa phiền não, nên có thể kinh nghiệm và hân hưởng các hiện tượng thanh tịnh như thế. Các hóa hiện sắc thân sẽ khởi lên tùy theo nghiệp chúng sinh sáu cõi.
Cõi Cực Lạc (Dewachen), tức cảnh giới của Niềm Vui Lớn đã hóa hiện ra nhờ nguyện lực Phật A Di Đà, có thể đón nhận những chúng sinh chưa trở thành bồ tát thập địa, nhưng chỉ nhờ lòng tin vào Phật A Di Đà và mong muốn được sinh vào cõi thanh tịnh của Ngài. Nơi đó, họ có thể tiếp tục đường tu để tới giác ngộ trong một cõi thuần an lạc, vượt ra ngoài những khổ đau. Trong Phật Giáo Kim Cang Thừa, hướng dẫn thần thức người tu để tái sinh vào Cõi Cực Lạc thì được thành tựu hiệu quả nhất qua pháp môn p’howa.

Ngay cả người chưa thành đạt mức độ thanh tịnh cao cũng có thể, xuyên qua lòng tin mãnh liệt và nguyện lực, được siêu sinh vào Cõi Cực Lạc. Sau khi chết, thần thức người đó được bao bọc bởi một hoa sen cho tới khi hầu hết các chướng ngại biến mất và cõi tịnh độ hiển lộ. Khi hoa sen nở, người tu sẽ thấy một vùng đất của những phần tử hòa hài, không còn các xung khắc, với không gò đống, nguy hiểm hay có thể gây hại. Nhiệt độ tự điều chỉnh theo ý muốn cá nhân. Hoa trải thảm trên mặt đất và gió thổi nhẹ nhẹ, mang mùi hương dễ chịu. Nhiều loại chim kỳ diệu hát các bài ca giàu âm điệu của Phật Pháp, chuông vang dịu dàng, và cây rung chuyển cũng mang theo diệu nghĩa.
Cung điện sáng ngời của Phật A Di Đà đứng nơi giữa Cõi Cực Lạc, và Đức Phật ngồi trong đó, trên một ngai được mang bởi tám con chim công. Nhìn vào khuôn mặt của Phật A Di Đà sẽ làm thanh tịnh nhiều phiền não, thọ nhận giáo pháp trực tiếp từ Ngài sẽ mở vô lượng cánh cửa vào thiền định. người tu có thể thọ nhận giáo pháp và viếng thăm các cõi tịnh độ khác tùy ý mình.
Sau cung điện là một cây bồ đề vĩ đại với từng chiếc lá mang một câu thần chú và trĩu nặng châu báu. Nhìn cây này sẽ bảo vệ được mắt nhìn, chạm xúc vào cây sẽ có sức khỏe, và nghĩ về cây sẽ mang tới sức định kiên cố.

Các chúng sinh trong Cõi Cực Lạc có thân vàng, và khi họ sắp giác ngộ thì ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp của thân Phật sẽ xuất hiện. Các thành viên của tăng đoàn là các vị sư, cũng như chính Đức Phật A Di Đà, nhưng nhiều hình tướng khác của các thiện tri thức cũng cư trú nơi đây.

Không sự căng thẳng, buồn nản, tiêu cực, hay đau khổ nào làm ngăn trở sự toàn hảo của Cõi Cực Lạc, nhưng người tu vẫn không bị cô lập khỏi các hoàn cảnh của chúng sinh xoay vòng trong cảnh luân hồi. người tu có thể chứng kiến hoàn cảnh của các chúng sinh, và cảm nhận cùng lúc nỗi đau tương đối của họ và bản chất hư vọng tuyệt đối của chúng. Bởi vì lòng từ bi của người tu ở ngôi bồ tát bất thối thì không bị ngăn trở, người tu có thể lựa chọn trở về đầu thai trong cõi luân hồi, không phải vì nghiệp lực lôi kéo nhưng là vì lòng thương xót và muốn cứu độ chúng sinh. Biết những phẩm chất kỳ diệu của Cõi Cực Lạc và khởi tâm mong muốn sinh vào cõi này, đó là nguyên do đầu tiên để được siêu sinh vào cõi tịnh độ này.
Nguyên do thứ nhì [để vãng sinh vào tịnh độ] là khởi tâm thanh tịnh: từ lòng đại bi thương xót chúng sinh, chúng ta mong cầu giác ngộ để đưa khắp chúng sinh tới bờ giác ngộ. Sự thức tỉnh bồ đề tâm khởi ra khi các phẩm cách thanh tịnh của Phật tánh của chúng ta – các tâm từ, bi, hỉ và xả – trào lên xuyên qua những lớp che của lòng ích kỷ bình thường xoay quanh tự ngã. Về phương diện pháp môn p’howa, thế nghĩa là chúng ta có ý định thành tựu pháp môn này và sử dụng nó như phương tiện tự giải thoát khỏi cảnh luân hồi với mục đích làm lợi ích người khác. Do đó, chúng ta sẵn lòng muốn lắng nghe và suy nghĩ về giáo pháp, và tu tập thiền định. Pháp môn p’howa tự thân trở thành vận động trường để tích cực tham dự vào bồ đề tâm xuyên qua sáu pháp toàn thiện ba la mật của bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định và trí huệ. Điều này sẽ được bàn luận sâu thêm trong chương về tu tập p’howa.
Việc huân tập công đức là nguyên do thứ ba để siêu sinh vào Cõi Cực Lạc, và điều này thành tựu bằng cách thực hiện Cúng Dường Bảy Phần, pháp này cũng cốt yếu với nhiều pháp môn khác. Khi hướng về Phật A Di Đà, pháp này gồm các phần sau:
1-Kính Lễ.
Hãy quán tưởng Đức Phật A Di Đà trên hư không phía trước chúng ta, chúng ta kính lễ hình tướng (thân) giác ngộ của Ngài bằng cách chắp hai tay lên đỉnh đầu chúng ta, kính lễ lời nói (khẩu) giác ngộ của Ngài bằng cách đưa hai tay về tới cổ, và kính lễ tâm (ý) giác ngộ của Ngài bằng cách đưa hai tay về giữa ngực. Rồi chúng ta lạy bằng toàn thân, quán tưởng có thân phụ bên phải của mình, có thân mẫu bên trái của mình, có loài quỷ dữ sau lưng của mình, có kẻ thù nơi phía trước của mình, và có tất cả chúng sinh vây quanh chúng ta. Tất cả đều cùng quỳ lạy với chúng ta, miệng đọc lên kinh nguyện và quán tưởng Phật A Di Đà. người tu cũng có thể quán tưởng thấy mình hóa hiện ra vô lượng sắc thân đang quỳ lạy kính lễ Phật A Di Đà. Pháp quỳ lạy là thuốc trị độc dược của cao ngạo.

2. Cúng Dường.
Chúng ta cúng dường Phật A Di Đà một đàn pháp mạn đà la vô tận. Một vũ trụ ba ngàn nếp gấp, đại diện cho hiện tượng bất động, dùng như một vật dung chứa, và tất cả chúng sinh – tức hiện tượng sinh động – là những gì được chứa trong đó. Món cúng dường này được sắp xếp như một vũ trụ khổng lồ, với núi Tu Di nơi trung tâm, vây quanh bởi bảy vòng núi vàng trồi lên từ biển nước thanh tịnh. Nơi đỉnh núi Tu Di là các cõi trời. Trong các phương hướng chính, là bốn lục địa, mỗi lục địa nằm giữa hai tiểu lục địa, gồm cả lục địa hướng nam của chúng ta với các cây như ý. Chúng ta quán tưởng các thiên nữ đang cúng dường những hình tướng, âm thanh, mùi hương dễ chịu, những vật để chạm xúc và những món ăn để nếm, cũng như tám biểu tượng thịnh vượng, bảy thứ trang phục hoàng gia, và tám bảo vật – nghĩa là mọi thứ có thể làm vui bởi sự quý giá, bởi vẻ đẹp, hay bởi tính linh thánh của chúng. Cúng dường là thuốc chữa trị sự gắn bó ích kỷ.

3. Sám Hối.
Đối trước Phật A Di Đà, chúng ta bày tỏ sám hối về tất cả những gì chúng ta đã làm sai trái qua thân, khẩu và ý nghiệp. Chúng ta nguyện không phạm lỗi nữa, và đón nhận sự thanh tịnh hóa của Phật A Di Đà trong hình thức ánh sáng bao trùm khắp và hoàn toàn làm trong sạch chúng ta. Sám hối là thuốc chữa trị sân hận.

4. Hoan Hỷ.
Bằng cách chân thực biết ơn và vui mừng với công hạnh của những người cầu nguyện và quán tưởng về Phật A Di Đà và, một cách tổng quát hơn, của những người đã vào con đường giải thoát, chúng ta đối trị lòng ghen tị và ganh đua mà đôi khi khởi lên đối với người tu khác. Bất kỳ ai chân thành hoan hỷ vì công hạnh những người khác cũng thu nhận cùng công đức như người thành tựu công hạnh đó.

5. Thỉnh Pháp.
Việc thu nhận kiến thức siêu việt được thành tựu xuyên qua nghe (văn), suy lường (tư) và thiền định (tu) về giáo pháp. Điều này khởi đầu với một yêu cầu học pháp. Đặc biệt, chúng ta có thể xin học pháp về p’howa và các đề tài liên hệ, nhằm chữa trị sư si mê của chúng ta.

6. Cung Thỉnh Chư Thánh Tăng Ở Lại Trần Gian.
Chúng ta cầu nguyện rằng những vị giác ngộ sẽ vẫn ở lại với chúng ta và đừng vào niết bàn. Bằng cách nhìn thấy các vị sư dạy chúng ta pháp môn thiền định về Phật A Di Đà cũng hoàn toàn không tách biệt với Phật A Di Đà, chúng ta dần dần đạt cái nhìn thanh tịnh về những gì linh thánh. Điều này chữa trị tà kiến.

7. Hồi Hướng.
Thiền định về bất kỳ phương diện nào của Phật A Di Đà cũng có công đức lớn. Cúng dường công đức này cho khắp các chúng sinh sẽ làm lớn rộng thêm công đức này, và không làm cho công đức này mất hay suy giảm đi. Qua sự hồi hướng, công đức khởi lên bởi một người sẽ làm tăng công đức của tất cả chúng sinh, cũng chắc chắn như dầu đổ thêm vào đèn bởi một người sẽ giúp duy trì và tăng thêm ánh sáng chia xẻ bởi nhiều người trong phòng. Sự hồi hướng chữa trị tâm nghi ngờ, mà tâm này có thể khởi lên về khả năng của mình để thành tựu mục tiêu tối hậu để giải thoát tất cả chúng sinh, không bỏ sót ai, vào trong cõi thuần vui của Tịnh Độ. Sự hồi hướng là nguyên do thứ tư để siêu sinh vào Cõi Cực Lạc.
NGUỒN ĐỌC THÊM:
http://phatgiaovnn.com/upload1/modules. ... z4e2lZh69O

SÁU THÂN TRUNG ẤM


Sự hiện hữu của chúng sinh đã bị điều kiện hóa bởi sự sinh, sự chết, và sự chuyển tiếp từ cái chết sang sự tái sinh. Sức khởi động không ngưng nghỉ của nghiệp lực đã làm cho đời sống vô thường. Chúng ta liên tục luân hồi xuyên qua những trạng thái khác nhau của hữu thể, và trong pháp môn p’howa thì cách hữu dụng nhất để hiểu chúng là trong cách phân loại của sáu thân trung ấm, tức là các trạng thái trung gian.

Thân trung ấm nơi sinh (birthplace bardo) bắt đầu từ khoảnh khắc chào đời, và kết thúc khi từ trần. Nó chỉ cho kiếp sống của chúng sinh, và với kiếp người thì đây là cơ hội tối thắng để tu tập – có khả năng để làm thanh tịnh các nghiệp xấu và thu thập công đức và sự giác ngộ nhằm giải thoát khỏi luân hồi và hướng dẫn các chúng sinh khác tới giải thoát.

Thân trung ấm nơi sinh trong cõi người thường xen lẫn bởi hai thân trung ấm khác, thân trung ấm chiêm bao (dream bardo) và thân trung ấm của thiền định (bardo of meditative concentration). Cả hai thân này dung chứa tiềm năng cho các trạng thái thâm sâu của tâm thức, mặc dù với hầu hết mọi người chúng chỉ giữ trong khoảng thời gian ngắn. Hệt như thân trung ấm nơi sinh, chúng có thể được vận dụng cho sự tiến bộ tinh thần.
Tiến trình chết xảy ra trong thân trung ấm của khoảnh khắc lìa đời (bardo of the moment of death), nó tiếp cận với hơi thở cuối cùng và sự hợp nhất vào luân xa quả tim của các năng lực nam và năng lực nữ nguyên thủy của chúng sinh đó. Thân trung ấm này có thể rất ngắn ngủi; nếu người này gặp cái chết chưa đúng thời bởi vì tai nạn hay vì bạo lực, hay là nó có thể được kéo dài, nếu người này chết vì căn bệnh dằng dai. Thân trung ấm của khoảnh khắc lìa đời là chặng chuyển tiếp chủ yếu trong chu kỳ luân hồi, bởi vì đó là lúc pháp môn p’howa có thể thành tựu được và sự giải thoát vào cõi tịnh độ có thể đạt được dễ dàng. Tuy nhiên, để thành tựu p’howa, người tu nên tu tập kỹ lưỡng khi còn trong thân trung ấm nơi sinh, bởi vì tâm thức hỗn loạn thường gây mê mờ vào thời điểm chết.

Đối với hầu hết mọi người, thân trung ấm của chơn tánh của vạn pháp (Anh Ngữ: bardo of the true nature of phenomena; Tây Tạng Ngữ: chos nyid; Phạn Ngữ: dharmata) khởi đầu khi họ rơi vào màn tối đen, sau khi các năng lực nam và nữ hợp nhất trong quả tim. Các thiền sư vĩ đại nào có thể duy trì tỉnh thức trong suốt thời chuyển tiếp của cái chết sẽ không rơi vào màn tối đen này. Trong thời khoảng này, các phẩm chất của tâm được buộc vào trong tự tánh bất khả hủy diệt, vào trong tận nguồn vi tế nhất của tâm thức và sự hồn nhiên. Các phẩm chất của tâm về tánh biết – tám phương diện của ý thức – thì hiện hữu như là quả cầu cốt yếu của ý thức. Đặc tính di động của tâm thì hiện hữu như là các năng lực nghiệp thức cực kỳ vi tế (tức là “các gió”; Tạng Ngữ là lung), các lực này quấy động các phần tử của ý thức. Sự quấy động nhẹ này làm mê mờ ý thức, và ánh sáng trong suốt (clear light) của thật tánh của vạn pháp khởi lên như một trạng thái bất nhị, bất khả diễn tả của Tánh Biết.

Tất cả chúng sinh, từ bất kỳ cảnh giới nào của đời sống, có một kinh nghiệm chớp nhoáng về tia sáng trong suốt khi họ chết, nhưng đối với hầu hết, nó qua đi trong khoảnh khắc mà không được ghi nhận. Chỉ có các đại thiền giả – những người đã chứng nhập cái nhìn cao nhất qua các pháp thiền của Đại Toàn Thiện, Đại Thủ Ấn, Trung Quán – có khả năng để tìm giải thoát vào pháp thân, để thành đạt giác ngộ, xuyên qua việc chứng nhập ánh sáng trong suốt.

Đối với những người khác, sự giải thoát bị ngăn trở bởi một sự thúc giục về hướng “đầu thai” và một nỗi sợ bị hư vô hóa. Các phương diện vi tế của ý thức, bị quấy động thêm nữa bởi các năng lực tế vi, dẫn khởi lên các hiện tướng thanh tịnh của Tánh Biết, sự xuất hiện các vị thánh hiền hòa và hung dữ. Ánh sáng khởi lên, cùng với các âm thanh cuồng nộ. Và rồi các hình tướng xuất hiện từ ánh sáng đó, trước tiên hiện ra như các vị thánh đầy giận dữ cùng với tiếng cười gây kinh hãi. Mỗi vị mặc trang phục riêng đặc biệt và được đi kèm bởi một đoàn hội chúng dầy đặc tới đầy khắp không gian. Rồi các vị thánh hiền hòa xuất hiện – trong đó có các vị bổn tôn của pháp môn p’howa là Phật A Di Đà, Quan Thế Am Bồ Tát, và Phật Vô Lượng Thọ– sáng rực và đầy kính ngưỡng.
(Ghi chú: Bản Anh văn ghi tên ba vị là Amitabha, Avalokiteshvara và Amitayus. Hai vị đầu dịch ra Việt ngữ là A Di Đà Phật, và Quan Thế Âm Bồ Tát. Nhưng chữ “Amitayus” lại có nghĩa là “Vô Lượng Thọ,” một danh hiệu khác của Phật A Di Đà. Trong khi theo kinh điển Tịnh Độ thì vị thứ ba phải là Đại Thế Chí, tức Anh ngữ phải là Mahasthamaprapta. Tuy nhiên, bản Việt dịch sẽ giữ hoàn toàn trung thực với nguyên tác Anh ngữ, và sẽ ghi các chỗ nghi vấn.

Cần phải ghi nhận thêm rằng cuốn Tử Thư Tây Tạng, The Tibetan Book of the Dead - bản Anh dịch và chú giải của Francesca Fremantle và Chogyam Trungpa, ấn bản 2000 của NXB Shambhala, trang 46 - ghi rằng lúc đó “Phật A Di Đà sẽ xuất hiện trước người chết từ hướng Tây Phương Cực Lạc, toàn thân màu đỏ, tay cầm hoa sen và ngồi trên ngai trên lưng chim công, ôm người bạn đạo là Pandaravasini. Ngài được đi kèm theo bởi hai nam bồ tát là Quan Thế Âm và Văn Thù và hai nữ bồ tát là Gita và Aloka, để 6 hình tướng Phật xuất hiện từ không gian của ánh sáng cầu vồng.” Có lẽ, chỉ nên xem các mâu thuẫn nơi đây như là các ngón tay dị biệt đang cùng chỉ về một mặt trăng, và có khi chỉ là mang tính ẩn dụ, chứ không có gì sai lạc cả. Hết ghi chú của dịch giả.)

Bất kỳ ai đã tu tập pháp quán tưởng, những ai đã thấy vị bổn tôn chỉ là hóa hiện tự tâm mình, có thể giải thoát được vào cảnh giới Báo Thân. Đối với những người khác, sự hóa hiện của các vị thánh hiền hòa và hung dữ sẽ chớp qua đi. Những người khác sẽ lùi xa khỏi khối sáng rực đó, và những hình ảnh và âm thanh của các vị bổn tôn sẽ biến dạng.

Bây giờ xuất hiện một chuỗi bốn chùm ánh sáng màu, mỗi chùm là hai độ rực rỡ, tập trung trên đầu như một chiếc dù – trước tiên là màu trắng, rồi xanh-đen, vàng, và đỏ. Sau khi chuỗi ánh sáng này hiển lộ, ánh sáng mang nhiều hình dạng khác nhau. Rồi một hình ảnh khởi lên như một sơ đồ thế giới, với các mạn đà la của tam thân (LDG: Pháp Thân, Báo Thân, Sắc Thân) và, dưới các mạn đà la, là sáu cõi chúng sinh. Sơ đồ này rất trong sáng và chi tiết, và nếu có ai thấy được bản tánh của tam thân, thì người đó giải thoát. Nếu chúng sinh nào tránh né khỏi các tia sáng chói lọi và bị thu hút về các tia mờ, nếu chúng sinh nào không thấy bản tánh của mạn đà la tam thân và bị thu hút về sáu cõi, thì các hình ảnh nhạt dần, và thân trung ấm của thực tánh của vạn pháp chấm dứt.

Thân trung ấm của sự trở thành (Anh: bardo of becoming; Tạng: sidpa bardo) thì như một giấc mơ. Nếu có ai đã tập thiền trong kiếp trước của mình đủ vững vàng để nhớ tới vị Thầy của mình hay vị bổn tôn đã chọn, thì sự giải thoát vào sắc thân [Phật] vẫn có thể thành tựu. Nếu chúng sinh này đã quên đi niềm tin trước đó của mình, và không có thể tái thiết lập thiền định, thì đau đớn lớn xảy ra. Thân trung ấm của sự trở thành là một nơi hoang vắng, nơi bầu trời mang mầu xám, không có mặt trời hay mặt trăng, Không có nước hay lương thực, và chúng sinh trải qua đủ loại kinh nghiệm hãi hùng, như bị rượt đuổi bởi các nhóm thù nghịch hay là thú rừng, hay là rơi từ các đỉnh núi khi chúng biến thành các trận tuyết lở. Chúng sinh trải qua những kinh nghiệm này như dường chúng sinh này đã mang thân người và không có ký ức gì về sự hấp hối, không có ký ức gì về thân trung ấm của giây phút lìa trần, cũng như về thân trung ấm của bản tánh thật của vạn pháp.

Chúng sinh vào thân trung ấm của sự trở thành trong một thân thần-thức (mental body). Năng lực của 5 phần tử (LDG: ngũ uẩn) hòa lẫn với các phương diện vi tế của ý thức và các năng lực vi tế của thân thần-thức, làm cho nó dày đặc hơn. Năm uẩn phát triển tới điểm mà các thân trung ấm có thể nhìn thấy, và được nhìn thấy bởi các thân trung ấm khác và bởi các vị trong các cảnh giới khác có khả năng thần thông. Các bộ phận cảm quan (LDG: của thân trung ấm) hình thành, và cần có dưỡng chất, điều này được tiếp nhận trong hình thức mùi hương. Các thân trung ấm không bao giờ ở lâu một nơi, bởi vì, trong trạng thái không cân nặng này, các thân trung ấm tức khắc được mang tới bất cứ nơi nào mà họ mong muốn. Thoạt tiên, họ có thể cảm thấy một cảm giác có sự khoan khái và quyền lực lớn trong trạng thái này, nhưng khi mong muốn của họ đi nơi này và nơi kia và họ bị buộc phải theo, và khi những mong muốn này bị ngăn trở, các thân trung ấm càng lúc càng dao động và bực bội. Họ tụ họp ở các cây xưa, nhà cũ, và các nơi hoang vắng, và loài người cảm nhận các thân trung ấm đó là ma.

Khi các uẩn dày đặc hơn, thì sự mong muốn, sự ghen tị và sự giận dữ của các thân trung ấm càng tăng. Họ nhìn thấy chúng sinh nơi 6 cõi, và muốn những gì mà các chúng sinh đó có. Khát vọng tìm một hình tướng trở thành khẩn cấp, và điều này lôi cuốn họ gần thêm tới cõi phù hợp với nghiệp lực của họ. Nếu ý thức của họ mang sự căm thù và giận dữ giết chóc, thì những cảm xúc này, được triển nở đầy đủ, dẫn tới tái sinh trong cảnh giới địa ngục. Nếu nhiều khát vọng và tham lam, khuynh hướng này khi phát triển đầy đủ sẽ dẫn tới tái sinh trong cõi quỷ thần. Sự ngu dốt và trực giác mù quáng dẫn tới tái sinh trong cảnh giới thú vật. Tính ghen tị và tính cạnh tranh, kết hợp với vài đức hạnh, dẫn tới tái sinh trong cõi bán thiên (demigod realm), trong khi sự hãnh diện hay mê luyến niềm vui thiền định, cùng với đức hạnh, dẫn tới các tầng chư thiên cõi dục giới. Thiền định bị mê luyến vào sự trong sáng – viễn kiến, tiên tri và tương tự – dẫn tới tái sinh trong cảnh giới sắc tướng của chư thiên. Thiền định bị mê luyến bởi sự ổn định dẫn tới tái sinh trong cõi trời vô sắc.

Tái sinh trong cõi người là do kết quả tổng hợp của công đức, kết tập từ các việc làm từ bi, và các điều xấu, khởi lên từ ngũ độc. Hoàn cảnh tái sinh vào cõi người – hoặc là người này sẽ giàu hay nghèo, khỏe hay yếu, thông minh hay khờ khạo, tất cả các cực này và khoảng giữa chúng – tùy thuộc chính xác vào tổng hợp nghiệp thiện và nghiệp ác của người đó. Các biến đổi cũng vô tận, bởi vì ảnh hưởng nghiệp thức thì không ngừng nghỉ.

Mệt mỏi vì sự xáo động của thân trung ấm của sự trở thành, thèm khát sự ổn định của một thân xác, một thân trung ấm có nghiệp tái sinh vào cõi người sẽ bị lôi kéo về cảnh giao hợp của bố mẹ tương lai. Nếu trung ấm này sẽ tái sinh làm người nam, thì sẽ bị lôi kéo về phía người mẹ, và ghen với người cha; nếu sẽ tái sinh làm nữ, thì bị lôi kéo ngược lại. Vào khoảnh khắc thụ thai, thì cái tâm thức vô tướng đó, bị thúc đẩy bởi các năng lực vi tế không ngưng nghỉ, kết hợp với tinh trùng và trứng của bố mẹ. Thân trung ấm của sự trở thành giữ tiếp trong khoảng hơn 9 tháng, cho tới khi ra đời, điều cho thấy rằng bánh xe luân hồi đã xoay đủ một vòng tròn. Một kiếp người lại bắt đầu.

NGUỒN ĐỌC THÊM:
http://phatgiaovnn.com/upload1/modules. ... z4e2lx3Fc0

CHÚNG TA CHẾT RA SAO

Sự chết của con người rơi vào hai trường hợp: chết như sự kết thúc tự nhiên của đời người, do bệnh hay tuổi già, và cái chết bất ngờ vì tai nạn hay bạo lực. Cái chết của mỗi người có các yếu tố độc đáo tùy hoàn cảnh, tùy điều kiện thể chất người đó và tùy trạng thái tâm thức người đó. Tuy nhiên, một sự mô tả tổng quát về tiến trình hấp hối của con người có thể giúp chúng ta hiểu chết là gì. Có lẽ điều này sẽ lợi ích nhất khi nhìn vào kinh nghiệm này từ quan điểm của người hấp hối.

Trong giai đoạn đầu, người hấp hối kinh nghiệm thấy sự tan rã yếu tố của đất (địa đại); yếu tố này được nuôi dưỡng nơi luân xa ở rún (navel chakra). Người này không thể chổi dậy, không thể nhấc tay và chân. Đầu ngả về sau, răng nghiến lại, cơ thể như dường co lại. Người này cảm thấy nặng nề, bị ép xuống. Tầm nhìn mờ đi, và mắt trừng lên không chớp. Người này bị tràn ngập bởi cảm giác buồn ngủ và mụ đi, nửa như kiệt sức hôn mê. Mặc dù không hiển hiện bên ngoài, một dấu hiệu bí mật quan trọng đối với một thiền gia là sự nhìn thấy các thị kiến như ảo ảnh và các tia sáng chớp chớp tràn ngập không gian. Một thiền gia nhận thức trong đó những lung linh đầu tiên về sự trong sáng không bị ngăn trở ở mặt bên kia của trạng thái ngăn trở bình thường của tâm.

Trong giai đoạn thứ nhì, người hấp hối kinh nghiệm thấy sự tan rã của yếu tố nước (thủy đại); yếu tố này được nuôi dưỡng trong luân xa quả tim (heart chakra). Da và tóc mất sắc tươi nhuận, máu và tinh trùng đóng cục lại, và người này đau đớn vì sự khô khốc nơi miệng, lỗ mũi, cổ họng, và mắt. Các cảm quan nơi cơ thể bị giảm rất nhiều, làm cho thấy một chút cảm giác đau đớn hay khoan khoái, hơi nóng hay hơi lạnh. Khả năng nghe mất đi, và những tiếng ơ và ư nơi tai ngừng lại. Người này cảm thấy khó chịu, bất an, khó mà hài lòng. Dấu hiệu bí mật là nhìn thấy các thị kiến của khói tràn ngập không gian.
Trong giai đoạn thứ ba, người hấp hối kinh nghiệm thấy sự tan rã của yếu tố lửa (hỏa đại); yếu tố này được nuôi dưỡng nơi luân xa cổ họng. Người này không có thể nuốt nữa, sự tiêu hóa ngưng hoàn toàn, thân nhiệt rút từ tay chân về giữa cơ thể, hơi thở ra trở nên lạnh hơn. Khả năng ngửi mất dần. Người này trở nên mơ màng, và sự nhận biết ngay cả bạn thân và thân nhân cũng mờ dần. Dấu hiệu bí mật là nhìn thấy các thị kiến của các chấm đỏ như là đom đóm tràn ngập không gian.

Trong giai đoạn thứ tư, người hấp hối kinh nghiệm thấy sự tan rã yếu tố của gió (phong đại); yếu tố này được nuôi dưỡng nơi luân xa bộ phận sinh dục. Khi luân xa này tan rã, cấu trúc của năng lực trong cơ thể sụp đổ. Người này không còn có thể làm bất kỳ hành động nào, mắt đảo ngược, giọng khó nghe, hơi thở ngắt quãng, khả năng nếm và xúc chạm biến mất. Tất cả các phương diện của ý thức thu về luân xa quả tim. Hình tướng thô lậu của sinh lực xuất ra, làm cho hơi thở ra kéo dài.

Vào lúc này, nghiệp lực (karmic energy) – lực này thường an trú nơi luân xa bộ phận sinh dục – bắt đầu xuất ra. Nghiệp lực vốn vẫn đi theo với con người từ giây phút nhập thai, và nó quyết định các hoàn cảnh của kiếp sống của người này. Vào giây phút chết, nó xuất ra khỏi cơ thể, khởi lên các thị kiến, một loại duyệt lại nghiệp thức. Những người nào mà trước giờ có hành vi trong thân, khẩu, ý rất mực ác thì có thể thấy các hình tướng kinh hoàng hay là sự chiếu diễn lại các giây phút xấu xa trong đời họ. Họ có thể phản ứng với các tiếng ú ớ kinh hãi. Những ai trước giờ làm nghiệp thiện thì có thể kinh nghiệm các thị kiến hạnh phúc, an lạc và nhìn thấy hình ảnh các bạn thân và của những vị đã giác ngộ. Họ chỉ có một chút sợ hãi sự chết. Người này không còn có một liên hệ dù mỏng manh nào với các mục tiêu trần gian. Dấu hiệu bí mật là nhìn thấy các ngọn đèn thắp bằng dầu bơ lung linh đầy khắp không gian.

Có một hơi thở hắt ra cuối cùng, dài, theo sau đó là kết thúc khả năng thấy, nghe, ngửi, nếm và chạm xúc. Người này đã chết về mặt cơ thể, nhưng một tiến trình rất vi tế đang xảy ra bên trong.
Xuyên suốt đời người này, giọt năng lực màu trắng cốt tủy mà người này nhận được từ người cha khi nhập thai đã được nuôi dưỡng nơi luân xa đỉnh đầu (crown chakra), được treo ngược chiều xuống như mẫu tự Hang màu trắng. Bây giờ, vào lúc chết, nó đi xuống xuyên qua kênh trung tâm để tới luân xa quả tim, làm tan biến tất cả các khái niệm liên hệ tới sự giận dữ. Người này kinh nghiệm thấy một vùng sáng trắng lớn, như là mặt trăng mùa thu đang mọc lên.
Nơi luân xa rún, giọt năng lực màu đỏ cốt tủy mà người này nhận từ người mẹ khi nhập thai trước giờ được nuôi dưỡng trong hình tướng của một mẫu tự Ah màu đỏ. Bây giờ nó khởi lên xuyên qua kênh trung tâm để tới luân xa quả tim, làm biến mất tất cả các khái niệm liên hệ tới tham ái. Người này kinh nghiệm thấy một vùng sáng đỏ lớn, như mặt trời đang mọc. (Theo một giải thích khác, năng lực trắng của cha liên hệ tới tham ái, của mẹ liên hệ tới giận dữ.)

Hai giọt năng lực này hợp nhau nơi luân xa quả tim. Rồi thì các phương diện vi tế nhất của ý thức, được mang đi bởi các năng lực mỏng manh nhất, chìm vào trong các giọt năng lực hợp nhất. Tất cả các phương diện của ý thức liên hệ tới vọng tưởng bị làm biến mất. Thân trung ấm của giây phút chết đã qua đi, và chúng sinh này rơi vào trạng thái mất ý thức hệt như lúc bầu trời nửa đêm trong trẻo. Trạng thái mất ý thức này là khởi đầu của thân trung ấm của thực tánh của các hiện tượng (bardo of the true nature of phenomena).

Cái còn lại trong hiện hữu của chúng sinh này là giọt trung tâm (heart drop) bất khả hủy diệt, mà giọt này mang giữ cái yếu tính của ý thức và các dấu vết mong manh nhất của các năng lực sinh động. Nó có thể duy trì trong thân này tới ba ngày đối với một người bình thường, duy trì lâu hơn đối với một thiền giả. Nếu người chết là một người bình thường, người hộ niệm nên vỗ mạnh vào đỉnh đầu [người chết] ngay sau hơi thở cuối cùng để mang thần thức này hướng về luân xa đỉnh đầu và sẽ có một sự tái sanh vào cảnh giới cao hơn. Bởi vì thần thức đáp ứng với thi thể được xúc chạm, người hộ niệm nên tránh xúc chạm thi thể – đặc biệt là hai chân người chết – để ngăn không cho thần thức bị hút xuống một lối ra phía dưới và sẽ có sự tái sanh vào cảnh giới thấp hơn. Cũng đừng nên hỏa thiêu thi thể trong vòng ba ngày, vì sợ rằng thần thức phải trải qua kinh nghiệm bị đốt cháy. Dĩ nhiên, để cho thi thể không bị chạm xúc trong ba ngày là điều khó gìn giữ ở các nước Tây Phương hơn là ở Tây Tạng.

Nếu pháp hộ niệm p’howa thành công, hay có các dấu hiệu rõ ràng khác có vẻ như rằng thần thức đã rời thi thể, thì những hạn chế về việc xúc chạm thi thể không cần nữa.


QUY Y VÀ BỒ ĐỀ TÂM

Bài nguyện về quy y và phát bồ đề tâm, được đọc ba lần, mở đầu khóa tu p’howa. Chúng ta quy y Tam Bảo, công nhận [và quy y] vị Thầy hướng dẫn là Phật Thích Ca Mâu Ni, người đã bày tỏ một cách hoàn hảo con đường giác ngộ của bồ tát; quy y giáo pháp của Phật, phương tiện để chúng ta theo gương Phật; và quy y những vị theo chân Ngài, tức tăng đoàn, như những vị đồng hành trên đường tu. Chúng ta quy y không chỉ cho kiếp này, nhưng cho tới khi chúng ta đạt giác ngộ, và trưởng dưỡng ý nguyện bồ đề tâm cho tới khi, không chỉ riêng chúng ta, mà tất cả chúng sinh, thành Phật.

Để theo con đường của Phật Thích Ca Mâu Ni, chúng ta nguyện tu tập không ngưng nghỉ sáu pháp toàn thiện (lục độ, hay lục ba la mật) của bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí huệ. Những pháp này là con đường của một vị bồ tát, người thệ nguyện thành đạt giác ngộ để làm lợi ích cho tất cả chúng sanh.

Bài nguyện quy y và phát bồ đề tâm, một bài nguyện tổng quát cũng dùng cho các pháp tu khác, thiết lập một nền tảng mạnh mẽ và đầy ý nghĩa cho pháp p’howa. Nó nhắc nhở chúng ta rằng pháp môn p’howa lưu xuất từ di sản Phật Pháp, và rằng những vị tu tập với chúng ta là trong tăng đoàn cao quý. Họ gồm những vị đã nhìn qua các quan tâm về mình, những vị đã thấy các đau khổ của người khác và khởi tâm nguyện từ bi để cứu độ. Sự kết hợp giữa tâm nguyện từ bi này với ước vọng đạt nguyện bằng cách giác ngộ chính là sự khai sinh của bồ đề tâm, và ghi dấu sự chuyển hóa của những người bình thường này trở thành con Phật.

Pháp môn p’howa, được tu tập với sự tỉnh thức về sự chết, cung cấp một diễn trường mạnh mẽ cho việc thực hiện ý nguyện bồ đề tâm. Khi chúng ta nghĩ về nỗi đau khổ khi hấp hối – sự bất định dày đặc và nỗi buồn của sự cắt lìa, từng sự cắt lìa một, những dây liên kết của chúng ta với bạn hữu và gia đình, vào tài sản, vào đặc tính cá nhân, vào chính thân xác mình – chúng ta có hay không đã đập vỡ các quan tâm bình thường? Chúng ta mong muốn tu tập, vừa cả do nỗi sợ hãi sự chết và cả do niềm hy vọng rằng xuyên qua p’howa, chúng ta sẽ có thể nhảy qua vô lượng chu kỳ sinh tử luân hồi, và được tái sinh trực tiếp trong cõi thanh tịnh của Phật A Di Đà. Áp dụng sáu pháp toàn thiện của bồ tát đạo vào p’howa sẽ cung cấp phương tiện thành tựu các quyền năng phi thường trong kiếp này, kể cả khả năng chuyển di thần thức của những người đang hấp hối. Tận cùng, thành tựu sáu pháp tu tập này dẫn chúng ta không chỉ tới nơi cõi tịnh độ cực lạc mà còn tới sự toàn giác.
Chúng ta bày tỏ hạnh bố thí xuyên qua pháp p’howa bằng cách dâng hiến thì giờ và nỗ lực để tu tập, qua việc học cách thực thi pháp p’howa cho người khác, và qua tâm nguyện chúng ta muốn làm lợi ích cho mọi chúng sinh.

Chúng ta trưởng dưỡng hạnh trì giới bằng cách ngồi với tư thế tốt và bằng cách làm từng bước tu tập tốt, và qua ý nguyện muốn gạt bỏ qua một bên mọi sinh hoạt bên lề, và tập trung vào pháp p’howa trong các thời thực tập, khi những người khác đang hấp hối, và vào giây phút họ từ trần.
Nhẫn nhục thì cần thiết khi chúng ta gặp các trở ngại tu tập, như thiếu thoải mái khi ngồi và trong tiến trình tìm đạt các dấu hiệu thể lý (LDG: dấu hiệu cụ thể cho thấy người chết siêu sinh tịnh độ). Nhẫn nhục cũng cần thiết khi những người khác tìm cách ngăn cản chúng ta trong khi chúng ta đang nỗ lực thực hiện pháp p’howa cho người đang hấp hối hay cho chính mình.

Với tinh tấn, chúng ta liên tập tu học cho tới khi chúng ta có tự tin vào khả năng mình và không bao giờ bị lôi kéo ra khỏi pháp tu dẫn tới cõi tịnh độ.

Với thiền định, chúng ta cắt bỏ mọi vọng tưởng trong thiền định và liên tục chú tâm vào pháp quán tưởng và tụng niệm. Vào giây phút hấp hối, chúng ta tập trung vào Phật A Di Đà, mà vị Phật này là một thể với bổn sư của chúng ta.

Pháp toàn thiện về trí huệ xảy ra xuyên qua sự chứng ngộ về pháp tu này như là một hiển lộ thanh tịnh của sự hợp nhất giữa pháp tướng và tánh không. Tiến trình thiền pháp p’howa dẫn chúng ta tới chứng ngộ này, bởi vì trong chuỗi thứ tự mau chóng, chúng ta thay đổi giữa pháp quán tưởng (visualization) và pháp hội nhập (dissolution) vào trong bản tánh bất nhị, phi khái niệm của Phật A Di Đà.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6825
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: TÔI TU TỊNH ĐỘ

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 2 Tháng 5 17, 2021 1:31 pm

PHÁP THỰC TẬP CHÍNH YẾU

Quán Tưởng về Đức Quan Thế Âm

Từ lúc khởi đầu của phần tu tập chính, chúng ta bẻ gãy xích xiềng của tâm chấp ngã bình thường, và đưa ra từ chính mình cái linh ảnh hóa thân thanh tịnh của bản tánh mình như là Đức Quan Âm, vị Thánh của lòng Đại Bi. Việc tự quán tưởng như vị bổn tôn có ba phương diện quan trọng: quán tưởng linh ảnh trong chi tiết rõ ràng, hiểu ý nghĩa biểu tượng của linh ảnh đó, và gìn giữ cái “tự hào” của vị bổn tôn - nghĩa là, xuyên qua định tâm mà hiển lộ thân, khẩu và ý của vị bổn tôn không bị gián đoạn. (LDG: Ngắn gọn, tự tâm mình lưu xuất ra linh ảnh Đức Quan Âm, rồi người tu tự quán tưởng mình hợp nhất với Ngài trong cả 3 nghiệp thân, khẩu và ý.)

Để tự quán tưởng mình như Đức Quan Âm, hãy an nghỉ trong bản tánh của tâm mình như sự rỗng rang, không giữ [niệm] gì cả – không cả trần cảnh của thế giới bên ngoài, mà cũng không cả thế giới bên trong của các suy nghĩ, khái niệm và cảm xúc. Thân xác người tu không còn trong hình tướng thể lý, dầy đặc, nhưng bây giờ chiếu sáng, màu trắng rực rỡ như một ngàn mặt trời chiếu sáng trên một đỉnh núi tuyết. Ngồi trong tư thế kiết già trên một hoa sen trắng và đĩa mặt trăng, người tu có một khuôn mặt và bốn cánh tay. Hai bàn tay dưới thấp ôm một viên ngọc như ý màu xanh da trời áp vào tim; bàn tay phải phía trên cầm một xâu chuỗi thủy tinh, và bàn tay trái phía trên cầm cọng hoa sen trắng nở gần bên tai.

Như Đức Quan Âm, người tu mặc năm mảnh lụa của các vị bổn tôn báo thân – các dây ngũ sắc thả treo từ trên vương miện xuống, một mảnh lụa trắng phía trên thêu với chỉ vàng, một khăn quàng dài màu xanh lá cây bay phất phơ và quấn phía trên các cánh tay, một váy ngắn mà xanh da trời cùng với các quần màu đỏ phía dưới, và một dây lưng. người tu cũng mặc tám món bảo ngọc – một vương miện mang các bảo ngọc ngũ sắc, các bông tai, ba độ dài của các dây chuyền đeo cổ, dây chuyền đeo tay, dây chuyền đeo cánh tay, và dây chuyền đeo cổ chân. Những vật trang trí này được khảm vào bằng đá quý.

Mỗi mặt của hình ảnh này khởi lên một cách tự nhiên và biểu lộ các các phẩm chất, sự hiển lộ thanh tịnh, của tự tánh tuyệt đối. Khi quán tưởng tự thân mình như Đức Quan Âm, chúng ta không chỉ tự trang phục mình trong hình tướng bề ngoài đẹp đẽ. Trong cảnh chứng nhập bất nhị mà chúng ta tìm đạt, tất cả các chi tiết hình tướng đó và ý nghĩa phong phú của chúng hiển lộ một cách tự nhiên từ tánh Phật, tánh của chúng ta và của Đức Quan Âm không hai không khác.

Màu trắng rực rỡ của Đức Quan Âm khởi lên như phẩm chất không bị ô nhiễm bởi sinh tử luân hồi. Tòa sen của ngài là hiển lộ của tánh không, đĩa mặt trăng là phương tiện thiện xảo. Khuôn mặt của ngài là hiển lộ cho bản chất bất biến của sự thật tuyệt đối.

Bốn cánh tay của Đức Quan Âm khởi lên như biểu hiện của bốn phẩm tánh vô lượng của từ, bi, hỉ và xả. Hai bàn tay để nơi ngực ngài là để kiết ấn đại bi, và cầm một viên ngọc như ý màu xanh da trời tượng trưng cho tình yêu và lòng thương xót; viên ngọc tự nó đã mang hạnh phúc tới cho chúng sinh. Bàn tay phải phía trên cầm một xâu chuỗi các hạt thủy tinh cùng cỡ bày tỏ tâm xả vô lượng. Bàn tay trái phía trên cầm một hoa sen nở phía bên tai để hiển lộ tâm hỉ vô lượng, đặc biệt là niềm vui được nghe giáo pháp. Cọng hoa cũng nỗ ra một trái và một búp. Cánh hoa nở trọn tượng trưng cho chư Phật hiện tại; trái tượng trưng chư Phật quá khứ; và búp tượng trưng chư Phật tương lai.

Thế ngồi kim cang tọa là biểu hiện khác của tâm xả vô lượng của Đức Quan Âm, mà tâm này khởi lên từ chứng ngộ tuyệt đối của bản tánh đơn nhất – cái tánh không, một vị đơn nhất – của toàn thể cõi luân hồi và niết bàn. Các trang phục lụa và bảo ngọc, được mang với sự không dính mắc hoàn toàn, bày tỏ sự giàu có của báo thân. Ngài không cần rời bỏ gì hết, bởi vì Ngài không hề nắm giữ gì hết.
Quán Tưởng Kênh Trung Tâm
Chính xác, nơi chính giữa thân ánh sáng của Đức Quan Âm là kênh trung ương, chạy từ khoảng cách 4 ngón tay dưới rún, nơi nó [kênh trung ương] được đóng lại, tới luân xa đỉnh đầu, khoảng cách 8 ngón tay phía sau mí tóc nguyên thủy, nơi nó [kênh trung ương] mở ra. Nó thì thẳng và mỏng y hệt thân của một mũi tên, mềm và linh động như các cánh của một hoa sen, và sáng như ánh sáng ngọn đèn bơ. Đường kính của nó [kênh trung ương] thì bằng đường kính của ngón tay nhỏ của mỗi người. Nó không phải là một kênh vật chất, thể lý, nhưng thực ra là được cấu thành từ ba cột ánh sáng có chung trọng tâm, cột trong cùng màu đỏ, cột giữa xanh da trời, và cột ngoài cùng màu trắng.
Sự tọa lạc chính xác ngay giữa của kênh bày tỏ pháp Trung Đạo vĩ đại, một quan điểm hoàn toàn xa lìa các cực đoan của thường kiến (tin vào sự hiện hữu tự thân) và đoạn kiến (tin vào hư vô, không có hiện hữu).

Bản chất trống rỗng của kênh trung ương và cột màu xanh da trời của nó đáp ứng với pháp thân. Sự chói sáng của nó và cột màu đỏ đáp ứng với sự hiển hiện rực rỡ của báo thân. Chức năng của kênh như là con đường tới Cõi Tịnh Độ Cực Lạc và cột màu trắng đáp ứng với sắc thân.

Quán Tưởng Luân Xa Quả Tim
Trong luân xa quả tim, một lớp ánh sáng rực rỡ tiếp cận với kênh trung ương, cho nên trong thiền định, chúng ta chỉ làm việc với nửa phần trên. Trên lớp ánh sáng này, một hoa sen trắng tám cánh chứa một bầu năng lực màu xanh lá cây lấp lánh. Tám cánh hoa này biểu hiện cho tám phương diện của ý thức (LDG: bát thức), trong đó có năm thức đi kèm theo năm giác quan, một thức làm nền tảng sơ nguyên của tất cả kinh nghiệm bình thường, một thức cho chúng ta khái niệm hóa các dữ kiện cảm quan, và một thức chấp ngã khởi lên các cảm xúc xung đột.

Năng lực xanh lá cây lấp lánh, cũng được mô tả như “gió nghiệp,” bày tỏ phẩm chất hằng hữu của tâm về tính thần túc – tức là khả năng của nó đi tới bất cứ nơi đâu chớp nhoáng. Sự nhận biết, một phẩm chất khác của tâm, được biểu hiện trong một quả cầu trong sáng của ý thức nằm trên nguồn năng lực xanh lá cây đang rung động. Tính thần túc và tính nhận biết là các phẩm chất liên lập của tâm; cho nên, bầu năng lực xanh lá cây và quả cầu trong sáng của ý thức vẫn không tách rời nhau.

Quả cầu ý thức có kích thước một viên ngọc nhỏ và chiếu màu cầu vòng với năm màu của trí tuệ – xanh da trời, trắng, đỏ, vàng, và xanh lá cây. Kinh điển sadhana nói về nó như là “quả trứng của một con chim masal.” So sánh này khởi lên từ một linh ảnh của nữ đại thành tựu giả Machig Lapdron trong đó bà nhìn thấy hai con chim dị thường đang giao cấu. Một cách đồng thời, mỗi con chim nhả ra từ miệng một quả trứng trông như ngọc quý với các vòng ngũ sắc. Tâm bình thường trong bản tánh thanh tịnh biểu hiện cho năm thức không bị ràng buộc trong thời gian.

(LDG: chữ “sadhana text” trong đoạn văn trên chỉ cho một loại văn bản đặc biệt của Kim Cang Thừa. Cuốn The Encyclopedia of Eastern Philosophy and Religion, NXB Shambhala, Boston 1994, giải thích rằng đó là “một loại đặc biệt các văn bản nghi lễ và các pháp thiền quán ghi trong đó. Kinh điển sadhana mô tả chi tiết các vị bổn tôn được kinh nghiệm như là hiện thực tâm linh, và toàn bộ tiến trình từ pháp quán tưởng bổn tôn cho tới hòa nhập vào thiền định vô tướng...” Nơi đây chúng ta thấy, mặc dù Tịnh Độ Tông được chư Tổ Trung Hoa tách ra làm một tông phái riêng, nhưng tại Tây Tạng lại được xếp vào làm một phần của Phật Giáo Kim Cang Thừa.)


Quán Tưởng về Phật A Di Đà

Khoảng ba tấc phía trên luân xa đỉnh đầu đã mở của hành giả là Phật A Di Đà không tách lìa khỏi hành giả, ngồi trên một hoa sen đa sắc ngàn cánh với một đĩa mặt trời và đĩa mặt trăng. Ngài màu đỏ hồng ngọc, và chiếu ra các tia sáng đỏ theo hình quả cầu ra xa vô cùng – tên Ngài trong Tạng Ngữ là Odpagmed, nghĩa là “Vô Lượng Quang.” Ngài có 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp của một vị Phật, gồm cả vòng hào quang nơi đỉnh đầu Ngài, các chái tai dài, một thân hình cân đối tuyệt hảo, và các luân xa tám cạnh nơi gót chân và lòng bàn tay. Ngài cũng có 60 phẩm chất của diệu âm, kể cả âm điệu dịu dàng, khả năng truyền âm thanh mà không cần lớn tiếng, và khả năng truyền thông mà không cần người thông ngôn.
.
Trong hình tướng sắc thân của Ngài, Ngài mặc ba y của một vị sư đặc biệt, một áo xanh da trời như tấm y bên trong, một tấm y phía trên màu vàng, và một tấm y bên ngoài màu đỏ, tương ưng với ba môn học của giới (vinaya), định và huệ. Tay của Ngài đặt thành ấn tam muội, giữ một bình bát khất thực bằng ngọc màu xanh da trời sậm chứa đầy nước cam lồ để làm thành tựu các nhu cầu và chữa trị các bệnh cho chúng sinh. Ngài ngồi trong tư thế kim cang tọa (vajra posture)

Cũng như với Đức Quán Thế Âm, mỗi phương diện của hình ảnh đều có ý nghĩa thiêng liêng. Hoa sen biểu hiện cho tính thanh tịnh tự thân của bản tánh tuyệt đối, mà bản tánh này không bị nhiễm ô bởi các hiện tượng luân hồi. Đĩa mặt trời tương ưng với sự tỉnh thức không ràng buộc bởi thời gian, đĩa mặt trăng tương ưng với các phương tiện thiện xảo. Hai chân xếp lại trong thế kim cang tọa nói lên ý nghĩa bình lặng.
Màu đỏ hồng ngọc của Phật A Di Đà khởi lên từ việc ngài là chủ tể của gia đình hoa sen, với nối kết đặc biệt với sự hóa hiện của lời nói giác ngộ. Xuyên qua tâm ý giác ngộ của Ngài, Phật A Di Đà thực hiện các quyền lực thu hút chúng sinh về giải thoát xuyên qua tình yêu và ý thức phân biệt – sự nhận biết cùng lúc về Tánh Không và chi tiết hiển hiện của mọi hiện tượng, cũng như tính tương thuộc hoàn toàn vào nhau của các hiện tượng.


Quán Tưởng về Thánh Chúng của Phật A Di Đà và Cõi Tịnh Độ Cực Lạc

Trong khi tu pháp p’howa, chúng ta có thể tập trung vào riêng hình ảnh Phật A Di Đà, nhưng chúng ta nên quán tưởng hình ảnh Ngài trong Cõi Cực Lạc, vây quanh bởi vô lượng các vị Phật và Bồ Tát, các vị sư bên phía trên đầu Ngài. Bồ Tát Quán Thế Âm đứng trong hình tướng hai tay, trên một hoa sen và đĩa mặt trăng phía bên phải Phật A Di Đà, bàn tay phải của Ngài kết pháp ấn của sự độ lượng bố thí, tay trái Ngài cầm cọng hoa sen đặt nơi phía quả tim. Bồ Tát Kim Cang Thủ (Vajrapani) đứng trên một hoa sen và đĩa mặt trăng phía bên trái Phật A Di Đà, bàn tay phải của Ngài hướng mặt xuống trong tư thế bảo vệ, tay trái cầm cọng hoa sen mà đóa nở bên tai Ngài. Đức Kim Cang Thủ đã tiết lộ và bảo vệ các kinh về mật chú.

Quán Tưởng về Sự Chuyển Di Thần Thức:

Thần Chú P’hat
Với việc trì tụng câu chú “P’hat,” thần thức t’higle phóng ra từ trái tim để vào tâm của Phật A Di Đà. Câu chú một âm này gồm có hai âm thanh. Đầu tiên là “p’ha,” bày tỏ phẩm chất nam tính của phương tiện thiện xảo; thứ nhì là “ta,” bày tỏ phẩm chất nữ tính của trí huệ. Trong nghi quỹ, nó được viết là “Ah P’hat.” Phần “Ah” là một âm đơn nghe như nối tiếp với mẫu tự đứng trước. Thế có nghĩa là phần đầu “Ah” được gắn vào âm cuối của bài kinh nguyện hai dòng hướng về Phật A Di Đà, vang như là “Lob-Ah.” Rồi thì “P’hay-Ah, P’hay-Ah, P’hat!”

Chuỗi thứ tự của việc chuyển di khởi đầu với việc thiết lập các phương diện của quán tưởng – nhìn thấy mình như là Đức Quan Âm, kênh trung ương, thần thức t’higle nằm ngay trái tim, với Phật A Di Đà bên trên. Rồi chúng ta trì tụng bài kinh nguyện 2 dòng (“Con cầu xin Phật A Di Đà tiếp dẫn con tái sinh vào Cõi Cực Lạc”) ba lần, hoặc là bằng Tạng ngữ hay Anh ngữ. (LDG: người Việt thì nên đọc bằng Việt ngữ.)
Tập trung mạnh mẽ vào thần thức t’higle, chúng ta phát âm “P’hay-Ah” và phóng thần thức xuyên qua kênh trung ương, xuyên qua luân xa đỉnh đầu đã mở, và vào tâm của Phật A Di Đà, và rồi an nghỉ trong sự tỉnh thức bất nhị.
Kế đó, chúng ta tập trung lần nữa vào thần thức t’higle nơi quả tim của mình. Không cần gì phải mang phần thần thức t’higle đã chuyển di xuống từ Phật A Di Đà; chúng ta chỉ đơn giản tái tập trung, đọc câu chú, chuyển di và rồi an nghỉ trong sự tỉnh thức bất nhị.

Chúng ta lập lại sự chuyển di lần thức ba – bây giờ phát âm sắc nhọn “P’hat!” – và an nghỉ. Sau lần chuyển di thứ ba, toàn bộ chu kỳ này được lập lại, khởi đầu bằng bài kinh nguyện 2 dòng.

Trong khi tu tập p’howa, người tu có thể gặp vài sự kém thoải mái khi luân xa đỉnh đầu mở ra, có thể trong hình thức nhức đầu, choáng váng, nóng nơi đỉnh đầu, hay một điểm đau mà điểm này có thể rỉ ra một giọt máu hay giọt huyết tương. Đó là các dấu hiệu của sự tiến bộ và sẽ biến mất khi cường độ tu tập dày đặc được giảm xuống, mặc dù luân xa đỉnh đầu không bao giờ khép lại nữa. Chúng ta cần phải tu tập cho tới khi chúng ta tự tin rằng con đường p’howa của chúng ta đã được thiết lập, và rằng chúng ta sẽ làm phép chuyển di p’howa này gần như tự động vào thời điểm lìa trần. Một khi chúng ta đã đạt niềm tin như thế, chúng ta có thể giảm sự tu tập về một chu kỳ của ba bài kinh nguyện và ba lần chuyển di thần thức, và tập trung thay vào đó là phép tu trường thọ.

Đôi khi, người ta đặt câu hỏi là có an toàn hay không với phép tu tập p’howa, rủi có khi nào thần thức có thể bất ngờ xuất ra luôn không. Không có sự nguy hiểm như thế. Ngay cả khi người ta yếu và bên mép bờ sự chết, cần phải có nỗ lực lớn lao để ảnh hưởng tới sự chuyển di. Những nguồn sinh lực buộc tâm thức vào với thân thể, và tới khi nào chúng suy giảm đủ thì mới cho tâm thức xuất ra; thực sự, chuyển di thần thức cũng y hệt như bứt quả xanh ra khỏi cây: nó sẽ không được thả ra cho tới khi nào quả chín.

Bài kinh nguyện dòng phái

Trong pháp tu tập p’howa, chúng ta không cần tụng bài kinh nguyện dòng phái, các bài kinh nguyện cho sự chuyển di lên pháp thân, báo thân và sắc thân, hay là kinh nguyện lên vị thầy bổn sư. Tuy nhiên, những bài kinh nguyện này gợi lên sự hưng phấn và làm tươi mới sự tu tập của chúng ta với một điểm tập trung hơi khác về pháp quán tưởng.

Có hai cách căn bản để quán tưởng các vị thầy trong dòng phái. Cách đơn giản nhất là quán tưởng họ trong một đường dọc thẳng đơn độc bên trên đầu Phật A Di Đà trong phép quán tưởng chính, với pháp thân của Phật A Di Đà ở nơi cao nhất của thánh hội, và quán tưởng các thánh tăng trong dòng phái người này bên trên người kia theo cùng thứ tự trong bài kinh nguyện dòng phái. Vị thầy bổn sư của chúng ta ngồi bên trên sự quán tưởng của chúng ta về Phật A Di Đà.

Phương pháp thứ nhì là quán tưởng pháp thân Phật A Di Đà ngồi nơi điểm cao nhất, rồi dưới ngài một chút về bên phải là báo thân Đức Quan Âm. Sắc thân của Đức Liên Hoa Sanh, vị đã mang pháp môn chuyển di thần thức p’howa này vào cõi người, ngồi một chút phía dưới Phật A Di Đà bên trái. Vây quanh ba vị này là tất cả các thánh tăng khác trong dòng phái, gồm cả trợ thủ của Đức Liên Hoa Sanh là thiên nữ Yeshe Tsogyal, và đệ tử của ngài là Langdro Konchog Jungnay, vị mà có dòng tâm thức hóa thân ra làm người khám phá các kinh điển quý giá ẩn tàng (Tạng ngữ. Terton) Rigdzin Longsal Nyingpo. Một lần nữa, vị thầy bổn sư của chúng ta ngồi giữa thánh hội, mối dây liên lạc chính yếu cho sự giải thoát của chúng ta.

Dù chúng ta hình dung thánh hội cách nào, chúng ta cũng cảm nghiệm được lòng từ bi thâm sâu và sự chứng đạt mạnh mẽ chiếu sáng từ mỗi vị lạt ma, tập trung về hướng chúng ta với ý hướng tròn đầy rằng chúng ta tìm được giải thoát ra khỏi chu kỳ vô tận của sinh và tử. Ý hướng của các vị lạt ma nối kết với sự tận hiến của chúng ta như lưỡi câu và dây câu, nâng chúng ta cao lên, đưa chúng ta vào cõi tịnh độ. Được tắm gội trong ân sủng của chư vị, chúng ta chuyển di thần thức tương tự như phần trước

Các Bài Kinh Pháp Thân, Báo Thân, Sắc Thân, và Bổn Sư

Đối với bài kinh pháp thân, việc quán tưởng và chuyển di thì chính xác như đã làm sau bài kinh nguyện hai dòng dâng lên Phật A Di Đà. Trong phần chuyển di sau bài kinh nguyện đối với phương diện báo thân, chúng ta quán tưởng hoặc là Phật A Di Đà hay Đức Quan Âm trên đầu chúng ta; nếu [chọn cách] quán Đức Quan Âm, thì chúng ta [tự quán mình] như là Đức Quan Âm và cùng lúc cũng có Đức Quan Âm trên đầu mình. Tương tự, theo sau bài kinh nguyện hướng về Đức Liên Hoa Sanh như phương diện sắc thân, chúng ta có thể quán tưởng hoặc là Phật A Di Đà hay Đức Liên Hoa Sanh trên đầu chúng ta.

Chúng ta có thể thực hiện tương tự pháp chuyển di sau bài kinh nguyện hướng về bổn sư bằng cách quán tưởng hoặc là Phật A Di Đà hay thầy bổn sư của chúng ta trên đầu chúng ta. “Thầy bổn sư” (root lama) là vị thầy đầu tiên chỉ cho chúng ta bản tánh của tâm. Hầu hết mọi người không có một vị thầy bổn sư, hoặc là vì họ không gặp được một vị thầy kiến tánh, hoặc là vì họ đã chưa chín mùi để tiếp nhận sự trao truyền dĩ tâm ấn tâm trực tiếp của vị thầy. Nếu chúng ta chưa có một vị thầy bổn sư, chúng ta nên quán tưởng Phật A Di Đà với sự hiểu biết rằng ngài biểu tượng cho tất cả các phẩm chất của vị thầy trí tuệ đã giác ngộ.

Việc đọc tụng những kinh nguyện này thì hệt như là nhìn vào cùng một yếu tính xuyên qua nhiều mặt của một lăng kính. Vị thầy bổn sư của chúng ta, Đạo Sư Liên Hoa Sanh, và Đức Quan Âm thì không tách rời ra khỏi Phật A Di Đà, khởi lên trong những hóa thân khác nhau để đáp ứng với các nhu cầu cụ thể của chúng sinh. Ước nguyện rằng chúng ta tìm cầu giải thoát sẽ rung động mạnh mẽ xuyên qua tất cả các vị đó. Chúng ta chỉ cần nối kết xuyên qua niềm tin và ước nguyện của chính chúng ta.


NGUỒN ĐỌC THÊM:
http://phatgiaovnn.com/upload1/modules. ... z4e2mKvGXm

Pháp Tu Trường Thọ của Phật Vô Lượng Thọ

Vào lúc kết thúc pháp tu p’howa, Phật A Di Đà tan thành ánh sáng và hòa tan vào chúng ta. Ngay tức khắc, chúng ta hóa thân thành Phật Vô Lượng Thọ – vị Phật của trường thọ, tức phương diện báo thân của Phật A Di Đà – vị mang sắc đỏ và sở hữu những đức tướng lớn và nhỏ của một vị giác ngộ. Trang phục bằng lụa của ngài và các ngọc châu trên đó thì tương tự như của Đức Quan Âm. Ngài ngồi kiết già trên một hoa sen, đĩa mặt trời và đĩa mặt trăng. Hai tay ngài đặt trong vị trí quân bình thiền định, và ngài giữ một bình trường thọ chứa đầy dược chất trường sinh.

Trong tim ngài là một hộp gồm một đĩa mặt trăng nằm trên một đĩa mặt trời, chính giữa đó là mẫu tự Hri màu đỏ. Các mẫu tự màu đỏ của bài chú Phật Vô Lượng Thọ được sắp xếp theo hướng ngược chiều kim đồng hồ trên đường viền đĩa mặt trời, hướng ra ngoài, khoảng cách đều nhau. Khi chúng ta tụng câu chú, năm ánh sáng chiếu rực cả mười hướng, bao trùm hết các cõi tịnh độ của các vị phật và bồ tát, mang phẩm vật cúng dường tới chư vị. Rồi ánh sáng trở về thành ân sủng của chư vị và lại ngấm vào chúng ta như Phật Vô Lượng Thọ. Rồi, theo thứ tự:

Ánh sáng trắng chiếu rực và dâng phẩm vật cúng dường tới cõi tịnh độ của Phật Đại Nhật (Vairochana), người tượng trưng cho thân giác ngộ. Tất cả ân sủng của thân kim cang, hình tướng không tách rời khỏi tánh không, và trong sự nhận biết về không gian căn bản của các hiện tượng (pháp giới, Skt. dharmadhatu) sinh khởi từ đức phật và được tan biến vào người chúng ta, làm trong sạch tâm tham chấp trong tấm thân bình thường của chúng ta, làm cho chúng ta chứng ngộ về tánh không.

Ánh sáng đỏ chiếu rực và dâng phẩm vật cúng dường tới cõi tịnh độ của Phật A Di Đà, vị biểu tượng cho lời nói giác ngộ. Tất cả ân sủng của lời nói kim cang, âm thanh không tách rời khỏi tánh không, và của sự nhận biết phân biệt xuất sinh từ đức phật và được tan biến vào chúng ta, làm trong sạch sự nhận biết bình thường, làm vững mạnh nội nhiệt của chúng ta.
Ánh sáng xanh da trời chiếu rực và dâng phẩm vật cúng dường tới cõi tịnh độ của Phật Bất Động (còn gọi là A Súc Phật, Akshobhya), vị biểu tượng cho tâm giác ngộ. Tất cả ân sủng của tâm kim cương và của sự nhận biết như gương soi xuất sinh từ đức phật và được tan biến vào chúng ta, làm trong sạch ý thức của chúng ta, làm vững mạnh máu, huyết dịch và các chất nước trong cơ thể chúng ta.

Ánh sáng vàng chiếu rực và dâng phẩm vật cúng dường tới cõi tịnh độ của Phật Bảo Sinh (Ratnasambhava), vị biểu tượng cho các phẩm chất giác ngộ. Tất cả ân sủng của các phẩm chất kim cang và của sự nhận biết về bình đặng xuất sinh từ đức phật và được tan biến vào chúng ta, làm trong sạch cảm xúc, làm vững mạnh da, xương và các cơ phận của chúng ta.

Ánh sáng xanh lá cây chiếu rực và dâng phẩm vật cúng dường tới cõi tịnh độ của Phật Bất Không Thành Tựu (Amoghasiddhi), vị biểu tượng cho các hoạt động giác ngộ. Tất cả ân sủng của các hoạt động kim cang (hòa bình, tăng trưởng, lôi cuốn, và giận dữ) và của sự nhận biết hoàn toàn thành tựu xuất sinh từ đức phật và được tan biến vào chúng ta, làm trong sạch các xung lực của chúng ta, làm vững mạnh các năng lượng sinh động của chúng ta.

Các ánh sáng câu chú chiếu sáng về trước lần nữa, tràn ngập khắp vũ trụ, gom hết bản tính của các vật bên ngoài, rồi các bản tính này trở lại tan biến vào chúng ta và làm vững mạnh các phần tử trong thân chúng ta.
Ánh sáng vàng hợp với các chất quý giá của mặt đất – vàng, châu báu, chất khoáng – và gom các bản tính này để tan biến vào và làm tươi mới lại làn da, xương và các cơ phận của chúng ta.
Ánh sáng xanh hợp vào với các đại dương, thác nước và sông hồ, với các chất lỏng thanh tịnh của cây cối, gom các bản tính lại để làm tươi mới lại máu, huyết tương và các chất lỏng trong người chúng ta.
Ánh sáng đỏ hợp với các núi lửa và dòng chảy nham thạch nóng, với vô lượng mặt trời, và gom hơi ấm lại để làm tươi mới nội nhiệt trong thân chúng ta. Ánh sáng xanh lá cây hợp với và gom lại bản tính của không khí, của các luồng gió vũ trụ, để làm vững mạnh năng lực trong người chúng ta.
Ánh sáng trắng khởi lên từ chính tánh không của chúng ta đáp ứng với không gian căn bản của tất cả các hiện tượng và làm tăng trưởng sự chứng ngộ tánh không.

Để hoàn tất pháp tu trường thọ của Phật Vô Lượng Thọ, chúng ta cho tan biến đi các hình ảnh quán tưởng, và rồi an nghỉ trong sự nhận biết bất nhị tự nhiên. Rồi chúng ta tụng đọc bài kinh nguyện tái sinh vào Cõi Cực Lạc cũng như các bài kinh hồi hướng.
Mặc dù pháp môn trường thọ của Phật Vô Lượng Thọ được dùng như một phần của nghi quỹ p’howa, người tu cũng có thể thực hiện nó độc lập, mở đầu bằng các bài kệ tam quy y và phát bồ đề tâm, kết thúc với các bài kinh nguyện và hồi hướng. người tu khởi lên sự quán tưởng bằng cách tụng đọc, “Con trở thành Phật Vô Lượng Thọ, phát ra ánh sáng và gom hết các bản tính của đời sống, rồi tất cả lại tan biến vào trong con,” rồi tụng đọc thần chú.

Sự nhấn mạnh trong pháp p’howa chuyển sang pháp tu trường thọ của Phật Vô Lượng Thọ sau khi chúng ta đã đạt được các dấu hiệu tốt của sự chuyển di [thần thức]. Chúng ta nên thực tập nó bất cứ khi nào cơ thể chúng ta yếu đi, hay là mất quân bình, hay là khi sinh lực của chúng ta đã suy mòn. Chúng ta cũng có thể thực tập nhu thế như một phương tiện chữa bệnh cho người khác bằng cách quán tưởng rằng ân sủng và các bản tính căn bản tan biến vào trong người họ. Pháp tu dựa vào ý hướng từ bi này cũng làm thanh tịnh người tu và làm sinh khởi vô lượng công đức, cả hai điều này là nguyên nhân của sức khỏe tốt trong tương lai.


NGUỒN ĐỌC THÊM:
http://phatgiaovnn.com/upload1/modules. ... z4e2mTvYuR


THIỀN ĐỊNH P'HOWA MỖI NGÀY


Khi vị đại thành tựu giả Kumaraja sắp rời bỏ thân xác, ngài mời tất cả môn đồ của ngài tới và ngồi quanh ngài theo vòng tròn. Vào giây phút ngài thốt lên một tiếng “P’hat!” đơn độc, thần thức của ngài bắn ra khỏi kênh trung ương, xuyên qua luân xa đỉnh đầu của ngài, và ánh sáng cầu vồng rực lên khắp bầu trời ở mọi phương hướng.

Khi những người Cộng Sản Trung Quốc chiếm Tây Tạng, họ rất thô bạo, đặc biệt là trước khi họ củng cố quyền lực chính trị. Nhiều vị sư và hành giả bị tra tấn và sát hại, nhưng một số vị thầy về pháp môn p’howa đã chuyển di thần thức trước khi người Hoa có thể tới giết. Họ làm như thế không phải là trốn đi bằng tự sát, nhưng là để cho lính Trung Quốc tránh khỏi nghiệp dữ của hành vi sát nhân.

Một người mà đã thực sự thuần thục pháp môn p’howa thì không sợ gì sự chết hay bất cứ gì liên hệ tới sự chết, kể cả sự đau đớn, sự bạo hành, hay sự đột tử. Nhưng việc thuần thục tùy thuộc nhiều hơn là chuyện mở kênh [thần thức] và sức mạnh quán tưởng. Nó tùy thuộc vào việc cắt lìa sự mê luyến [gắn bó] các ảo giác của luân hồi sinh tử – thân xác, tài sản, quyền lực và những người thân yêu của mình. Điều này luôn luôn cần nhắc nhở, bởi vì mê luyến là trở ngại lớn để đạt giải thoát xuyên qua pháp môn p’howa.

Thay vì rời bỏ các đối tượng của sự mê luyến, chúng ta phải giảm chính sự mê luyến bằng cách thường trực nhìn thấy rằng không có gì có tự thể (inherent existence, sự hiện hữu tự thân). Nếu chúng ta khảo sát bất cứ thứ gì, chúng ta sẽ ít nhất là nhận thấy rằng nó biến đổi, chuyển dịch từng khoảnh khắc. Nếu chúng ta khảo sát nó tới một mức độ cực vi, chúng ta sẽ thấy rằng nó trống rỗng, mà chỉ là một khả thể thôi.
Giữ cái nhìn về tánh không này thì không phải là cái cớ để lạnh nhạt hay thờ ơ. Thay vậy, nó cho chúng ta lý do để mở ngõ cho mọi kinh nghiệm khi nó khởi lên, mà không cần nắm giữ hay xua đẩy. Nếu chúng ta thâm nghiệm về sự vô thường và tánh không, và có thể thiết lập cái nhìn này trong mọi thời, thì ý nghĩa bên trong của đời sống sẽ khai mở. Nếu chúng ta vững vàng nhìn như thế, chúng ta đã sẵn sàng chết mà không ân hận gì.

Chết là một biến cố quan trọng nhất của đời sống, và để tập dợt cho biến cố này, pháp tu p’howa có năng lực độc đáo như là một phương pháp luyện tâm. Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng, chúng ta nên ngừng lại và suy nghĩ, “Tôi đang sống. Đó là một điều lớn lao. Bây giờ tôi có một ngày mới trong thân người hữu dụng này để phát triển phẩm chất tích cực của tâm mình. Hay là ít nhất, tôi sẽ không gây nguy hại qua việc tạo ra thù hận.”

Suốt cả ngày, chúng ta tỉnh thức theo dõi thân, khẩu và ý. Là những người tu theo pháp p’howa, chúng ta nên thường xuyên quán tưởng Phật A Di Đà, không tách biệt với thầy bổn sư của chúng ta, ở phía trên luân xa đỉnh đầu và đọc thầm bài kinh nguyện để sinh vào Cõi Cực Lạc. Chúng ta có thể làm như thế bất kỳ lúc nào, trong khi làm các sinh hoạt khác.

Nếu chúng ta mong muốn cúng dường thân thể cho các tu tập tâm linh, chúng ta có thể làm các pháp quỳ lạy, đi nhiễu quanh các đền thánh, tập các tư thế du-già để ổn định pháp thiền định, hay phụng sự người khác. Việc cúng dường khẩu của mình thì là việc tụng đọc nghi quỹ và trì thần chú, và dùng lời nói như một phương tiện trao truyền từ bi. Còn tâm là nền tảng của chúng ta và cần quan sát kỹ lưỡng. Cái gì đang khởi lên? Các niệm ám ảnh đang xoay vòng quanh các cảm xúc độc hại? Những khái niệm vô tận đang làm đầy khắp không gian? Cái gì thúc đẩy tiến trình tâm thức của chúng ta?

Để quan sát tâm và thuần hóa nó, chúng ta phải thiền định. Bằng cách bước vào thân trung ấm của thiền định, chúng ta thấy bản chất các hiện tượng luân hồi hiển lộ như tuồng diễn thuần túy, sự hiển lộ của hình tướng, lời nói và tâm thức của vị bổn tôn. Một cách chớp nhoáng, tiến trình nhị nguyên của tâm ngừng lại, và chúng ta có thể trực tiếp kinh nghiệm các hiện tượng không hề tách biệt với tánh không của chúng.

Thân trung ấm nơi sinh và thân trung ấm giấc mơ thì tương tự trong bản chất ảo hóa của chúng. Bằng cách vun trồng cái nhìn về phầm chất như mơ như huyễn của đời sống tỉnh thức, chúng ta có thể thâm nhập cái hiện thực ảo hóa của mỗi giai đoạn, và giải phóng sự ràng buộc của tâm đối với các hiện tướng hư ảo.

Là những người tu tập pháp p’howa, chúng ta nên nhìn lại mỗi đêm và xét lại mình trong ngày. Nếu chúng ta sẽ chết đêm nay, chúng ta có sẽ hài lòng với các thành tựu của ngày cuối cùng này không? Nếu chúng ta liên hệ trong các việc tiêu cực, chúng ta cầu nguyện cho được thanh tẩy bằng cách dùng bốn năng lực của người chứng đã giác ngộ, sám hối, cam kết không phạm lỗi nữa, và thanh tẩy mình bằng ánh sáng hay nước cam lồ. Nếu chúng ta đã tạo ra vài công đức với các việc làm tốt, chúng ta hoan hỉ khi có cơ hội đó. Không có gì mất đi trong phương trình nghiệp lực. Ngay cả một hành động tử tế đơn lẻ như cho ăn một con chó đói hay con chim đói, cũng có ý nghĩa và tác dụng vô lượng, và sẽ là nhân cho các quả tốt hơn trong tương lai. Để tích cực tăng trưởng các công đức đó, chúng ta hồi hướng chúng cho lợi ích của tất cả chúng sinh. Như một giọt mưa tan trong đại dương, lợi ích mở rộng và sẽ không bao giờ biến mất.

Nhìn lại trong ngày theo cách này, chúng ta chiêm niệm về cái chết của chúng ta. Chúng ta hình dung ra các kịch bản khác nhau: một tai nạn xe hơi, ung thư, một tên cướp giật vung dao tấn công, một phát đạn. Chúng ta làm vở kịch này sống động tới nỗi nỗi lo thực sự khởi trong tâm chúng ta. Sau cùng, không ai trong chúng ta biết cách nào chúng ta sẽ chết, hay là khi nào. Tất cả các khả thể [làm ta chết] vẫn còn đó, quẩn quanh bên ta, và một trong chúng sẽ tới lúc xuất hiện tùy nghiệp lực chúng ta.

Tự tin tới từ việc tu pháp môn p’howa. Ngay cả khi chúng ta hình dung sự ngăn cách đau đớn xa lìa bạn hữu và gia đình, sự trì nặng của thân xác, và các hơi thở hắt cuối cùng, chúng ta kinh nghiệm sự hòa bình ở mức độ sâu hơn và hồi hướng tới thầy bổn sư của chúng ta không tách lìa khỏi Phật A Di Đà. Chúng ta mong muốn sự hợp nhất, và cảm thấy niềm vui trong viễn ảnh đi tiếp đường đạo của mình trong Cõi Cực Lạc. Trong khuôn khổ này, chúng ta làm nhiều lần chuyển di thần thức, làm pháp trường thọ nếu chúng ta muốn, rồi chúng ta hồi hướng, và rồi chúng ta đi ngủ.


NGUỒN ĐỌC THÊM:
http://phatgiaovnn.com/upload1/modules. ... z4e2mcWTei
Trong Pháp tu Phowa, có ba niệm các con cần phải có.
Thứ nhất, cõi Cực Lạc nên được nhìn nhận như quê cha của riêng các con nơi cha các con, Đức Phật A Di Đà, đang ngự.
Thứ hai, chúng ta nên coi đường mạch giữa như là đường về cố hương.
Thứ ba, thức của các con là vị khách, hoặc một nhà du hành, đang đi trên con đường đó để trở về nhà.

Cõi Cực Lạc và Đức Phật A Di Đà có nhiều phúc báo thù thắng. Đức Phật A Di Đà có mọi phúc báo nhờ nhất thiết trí và tâm đại từ bi của ngài. Nói chung, cõi Cực Lạc là nơi có nhiều hỉ lạc. Những hỉ lạc này đến từ tự phát, không cần tạo tác. Trong cõi nhân thiên cũng có hỉ lạc, nhưng hỉ lạc đó còn cần tạo tác và vì thế, chúng trở nên uế tạp.
Trong các giáo huấn có chỉ dạy nhiều phương pháp khác nhau để giúp chúng ta nhận biết được cõi Phật. Cõi Phật chỉ là do tâm Bồ đề hoá hiện. Nhưng nếu các con tự hỏi: Liệu rằng chỉ có cõi Cực Lạc là công đức của Bồ đề tâm chăng? Câu trả lời là không. Thực tế, thậm chí cả cõi trời và người, tất cả mọi hỉ lạc mà chúng ta hưởng thụ đều nhờ Bồ đề tâm.

Trong tâm chúng ta, chúng ta có chấp ngã và cũng có cả một chút từ bi nữa. Vậy nên, chúng ta cảm thấy cõi thế gian này là sự tổng hoà của khổ và lạc. Cuộc đời chúng ta có thể ví như một món ăn ngon nhưng bị tẩm độc. Món đó ăn rất ngon, nhưng không phải đã sạch sẽ. Trong cõi nhân, có nhiều điều đến từ Bồ đề tâm. Nếu chúng ta nói rằng cõi Cực Lạc là công đức và là hoá hiện của Bồ đề tâm, vài kẻ ngu si có thể cho rằng công đức này chỉ có nơi Cực Lạc, và cõi người thì chẳng bao giờ tìm thấy. Điều này không đúng, nó có thể khiến tâm chúng ta mắc phải một số nhầm lẫn hay nghi hoặc.

Ví dụ, chúng ta có mặt trời, mặt trăng, mây, đất, núi, hoa, v.v.. Tất cả chúng đều tự nhiên mà thành. Chúng không được sản xuất theo một quy trình kĩ thuật nào cả. Chúng ta có thể có được những nguồn tài nguyên tự nhiên đó là nhờ vào Bồ đề tâm từng phần, một loại Bồ đề tâm chưa chín chắn. Thậm chí một loại Bồ đề tâm sơ khởi, chưa chín cũng có nhiều công đức và nhiều lợi ích. Ví dụ, phần lớn chúng ta ở đây, trên một mức độ nào đó, cũng đều có Bồ đề tâm. Các con có thể chưa phát khởi được Vô thượng Bồ đề tâm. Nhưng thậm chí chỉ nhờ vậy, chúng ta cũng sẽ có được nhiều niềm vui trong cuộc sống. Nếu như chỉ một loại Bồ đề tâm nửa vời như thế cũng đã có nhiều quả thiện, thì chúng ta không nên nghi ngờ rằng có những công đức thù thắng ở cõi Tây phương. Bởi Đức A Di Đà đã phát khởi Bồ đề tâm trước Hằng hà sa số Đức Phật, và ngài đã tích tập vô lượng công đức trong nhiều đại kiếp để có thể kiến lập nên cõi Tây phương Tịnh độ. Vậy nên quan trọng chúng ta không được phép nghi ngờ.

Sau khi đã quán chiếu về các công đức thù diệu của cõi Tây Phương Cực Lạc, chúng ta nên khởi lòng đại bi cho tất cả chúng sinh trong ba cõi luân hồi. Có những chúng sinh theo chủ nghĩa hư vô, hoặc tà kiến, và cũng có những chúng sinh quan niệm rằng không có luật nhân quả. Nếu như họ không phải chết thì quan điểm này là đúng đắn, nhưng thực ra chẳng có ai không phải chết. Và khi cái chết đến gần, họ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải đối diện với quả của những phiền não trong tâm và những ác nghiệp mà họ đã tạo.

Ví dụ, khi chúng ta ngồi trên một chiếc máy bay đang cất cánh, nữ tiếp viên chỉ cho chúng ta cửa thoát hiểm khi có tai nạn. Tương tự thế, khi chúng ta chết, thức của chúng ta sẽ thoát ra khỏi thân xác và cần phải có một lối đi nào đó cho thức. Hẳn phải có một ý tưởng rõ nét về nơi ta sẽ đi. Vậy nên chuẩn bị cho thức rời đi là việc vô cùng quan trọng. Nên có một ý nghĩ dứt khoát về nơi thức sẽ đi khi nó rời khỏi thân xác. Nhưng trên thế giới này, nhiều chúng sinh không nghĩ về điều này bao giờ. Họ thực sự là những người mà chúng ta nên dành nhiều bi tâm. Chúng ta nên chân thành và từ bi với họ. Chúng ta phải dùng những phương tiện này – lòng đại bi vô lượng – với những chúng sinh như vậy. Chúng ta có thể tìm ra con đường và dạy lại người khác con đường này – phương tiện để đạt tới giải thoát luân hồi và tái sinh Cực Lạc. Vì vậy, quán niệm về nỗi khổ trong luân hồi là điều vô cùng quan trọng.

Chúng ta bắt đầu từ trang 16 (Giáo huấn về chuyển di thần thức – Phần thực hành chính). Các con nên nghĩ rằng thân là một đống nguyên tử. Bề ngoài của nó giống như một ảo tưởng. Nó không tồn tại theo kiểu như nó đang có vẻ tồn tại. Khi ý thức về một cái thân thực sự tồn tại biến mất, chúng ta phải quán tưởng chúng ta trong hình tướng Đức Kim Cương Du Già Mẫu. Ngài hiện ra nhờ Bồ đề tâm.

Ở cuối trang 18, có một đoạn giảng về đường mạch giữa. Đường mạch giữa chạy xuyên suốt ở giữa thân chúng ta. Đầu trên ở huyệt Phạm thiên, còn đầu dưới ở bộ phận kín. Ở dưới rốn của chúng ta có ba khiếu thoát. Nếu thức của chúng ta thoát ra từ các khiếu này tức là chúng ta sẽ tái sinh trong ba ác đạo. Nếu thức thoát ra phía trên rốn, chúng ta sẽ sinh trong các cõi thiện như cõi Sắc, Vô sắc hay cõi người. Khiếu ở trên đỉnh đầu, giữa đỉnh đầu, là khiếu thoát đưa ta đến giác ngộ. Vậy nên trong pháp Phowa, chúng ta phải khoá tất cả các khiếu thoát khác và chỉ để cho huyệt Phạm thiên mở.

Đường mạch giữa màu xanh phía bên ngoài và đỏ mặt trong, như trong bài đã giải thích. Nhưng chúng ta nên quán tưởng đường mạch giữa này vô cùng mảnh và nhỏ như được làm từ cầu vồng. Nó to khoảng bằng ngón tay vô danh, trong và rất mảnh.
Nếu người có kinh nghiệm về thiền định tâm, khí dung hoà không hai, thì kinh nghiệm đó có thể được áp dụng trong pháp tu này. Đầu dưới của đường mạch giữa nằm dưới rốn. Có người có kinh nghiệm thiền định về khí ở rốn, họ có thể dung hợp tâm và khí. Như vậy, tâm sẽ trụ ở dưới rốn cùng với khí, và trong pháp tu này, tâm phải trụ trên một đoá hoa ở vị trí ngang tim trong đường mạch giữa.
Cũng như đã giải thích trong bản dịch, có một từ “đốt” ở trang 19: “Ở ngang tim có một đốt”. Thực ra đường mạch giữa chẳng có cái đốt nào cả, bên trong nó trong suốt. Không có một đĩa nào ở trong. Nó rất rõ nét. Nhưng ở vị trí ngang tim, có một đoá sen đỏ bốn cánh nơi trụ của của thức. Trên đoá sen này, các con phải quán tưởng một quả cầu sáng. Thực tế thì nó tựa như một chiếc đèn rõ và rỗng. Nó rõ ràng nhưng không thực. Quả cầu sáng này là nguyên nhân thức hình thành và nó rất tinh tế. Nó chỉ cần chút gió là đã di chuyển được. Quả cầu này rất nhạy cảm đến mức chỉ cần đẩy nhẹ là nó có thể chuyển lên trên. Quả cầu này rõ ràng, rỗng và không thực. Đức Phật A Di Đà ở trên đầu chúng ta cũng rất rõ ràng mà không thực. Cả Đức Phật và quả cầu đều có đặc điểm chung này, và đặc điểm này có liên hệ đến Phật tính.

Trong pháp tu Phowa, thức được đặt trên một quả cầu sáng cùng Đức Phật A Di Đà hoà vào nhau rồi trở nên bất nhị như lửa với lửa khi chúng ta đặt chúng cạnh nhau. Trong khi thực hành Phowa, các con phải quán tưởng rằng đầu trên của mạch giữa phía đỉnh đầu bị bịt bởi ngón chân cái phải khổng lồ của Đức A Di Đà.
Khi mới bắt đầu tu, chúng ta hô âm “HIK” bảy lần để đẩy thức từ phía tim bên trong đường mạch giữa lên đỉnh đầu. Mỗi lần hô “HIK”, quả cầu sáng có mang thức của chúng ta nảy lên và nảy lên, cho tới âm “HIK” thứ bảy thì nó chạm vào ngón chân Đức Phật A Di Đà. Sau đó khi con hô “GAR”, quả cầu quay trở về đoá sen bốn cánh.
Ban đầu, khi mới tu, các con phải hô bảy lần để đưa thức lên chạm đến ngón chân Phật. Nhưng khi đã tiến bộ hơn, các con có thể bớt đi số lần hô “HIK” xuống còn ba, cuối cùng còn một. Sau đó, dù không hô “HIK” nữa, các con vẫn có thể đưa quả cầu đó lên lên xuống xuống theo ý con. Cái này giống như tạo ra một con đường. Pháp tu mà chúng ta quán tưởng giống như tạo ra một con đường tới cõi Phật của Đức A Di Đà. Nhưng khi thực hành, chúng ta chỉ cần quán tưởng đơn giản như đã nói trong đoạn văn. Thầy sẽ hô “HIK” cho tất cả đại chúng, các con không phải hô nữa. Các con chỉ cần quán tưởng quả cầu sáng đó phóng lên trên và lên trên mỗi khi thầy hô “HIK”.



HOÀN THÀNH P'HOWA VÀO PHÚT LÌA ĐỜI


Tiến trình hấp hối chậm rãi từ một cơn bệnh kéo dài hay tuổi già thường liên hệ nhiều chu kỳ của hiện tượng tiếp cận cái chết và hồi phục. Trong hoàn cảnh này, chúng ta phải dàn hòa các dao động đối cực giữa hy vọng và sợ hãi, bằng cách liên tục quán vô thường. Biết rằng không có hoàn cảnh nào – tuyệt nhiên không hoàn cảnh nào – duy trì được trạng thái ổn định y nguyên hay kéo dài [thọ mệnh], chúng ta tự giải thoát mình ra khỏi nỗi bất mãn mong muốn làm ổn định các điều kiện. Chúng ta nhìn thấy phẩm tính như mơ của tất cả những gì khởi lên [trong tâm] và an nghỉ [tâm mình] trong sự khởi lên đó. Trong trạng thái này của tỉnh thức mở ngỏ, chúng ta có thể nhận ra dễ dàng hơn khi thời điểm chết tới, và chúng ta có ít sự đối kháng hơn đối với cái biết này.

Chúng ta sẽ biết rằng không còn thang thuốc nào nữa, không còn bài kinh nào nữa sẽ ngăn cản được cái chết của chúng ta. Từ sự tôn trọng sinh mạng quý giá, chúng ta đã làm những gì có thể được để giữ đời mình, nhưng bây giờ chúng ta sắp lìa bỏ thân mình và kiếp này. Chúng ta đã sẵn sàng cho sự chuẩn bị cuối cùng cho cái chết.

Nếu có thể, chúng ta nên bố thí tài sản của mình. Một di chúc chính thức, viết ra chữ sẽ có giá trị lớn bởi vì nó cho chúng ta hướng tài sản vật chất của mình tới lợi ích cao nhất. Cử chỉ bố thí này giải thoát chúng ta khỏi sự gắn bó vào những gì chúng ta không có thể giữ được, và tạo ra công đức.
Tương tự, nếu chúng ta có thể và chưa làm như thế, chúng ta nên viết một “di chúc sống” về các kỹ thuật hồi sinh nào và tiến trình y khoa giữ thọ mệnh nào mà chúng ta muốn dùng, và loại nào mà chúng ta muốn tránh. Nếu có thể, đây nên là một bản văn pháp lý chính thức đi kèm với một văn bản khác trong đó bổ nhiệm “thẩm quyền luật sư vững bền” cho người mà chúng ta ủy thác việc thực hiện các mong muốn của chúng ta, và thực hiện các quyết định y khoa trong trường hợp chúng ta rơi vào hôn mê hay mất khả năng phán đoán.

Cũng hữu dụng và lợi ích nhiều là một lá thư thông báo các bạn và gia đình mình về các giáo pháp nào, kể cả pháp p’howa, nên thực hiện và giải thích về cách các pháp này có thể giúp chúng ta khi hấp hối và sau khi chết. Một mẫu thư như thế có thể đọc trong phần Phụ Lục.

Khi chúng ta tiếp cận cái chết, chúng ta xem xét lại lần cuối nghiệp lực của mình về thân, khẩu và ý. Chúng ta xem xét lại sự tinh tấn tu tập của mình, các lời nguyện thiêng liêng của mình, và các lời hứa chúng ta đã cam kết với vị thầy của mình. Chúng ta quán tưởng Đức Phật A Di Đà – hay bất kỳ vị Phật nào khác – không hề ly cách với thầy bổn sư của chúng ta, như là người chứng của chúng ta. Chúng ta thú nhận bất kỳ tội lỗi nào đã gây ra, đặc biệt các hãm hại cố ý, và việc chúng ta không giữ được các lời nguyện. Qua sự lương thiện tuyệt đối với mình, chúng ta khởi tâm sám hối chân thật. Phát lời nguyện là không bao giờ lập lại các sai trái trong các kiếp tương lai, chúng ta đón nhận sự tha thứ từ nhân chứng đã giác ngộ đó, bằng ánh sáng phóng quang hay bằng nước cam lồ hay cả hai.

Bây giờ, chúng ta quán tưởng rằng tất cả các công đức, tài sản vật chất và phẩm hạnh tốt của tất cả các kiếp sống của chúng ta gom lại tạo thành một đàn pháp cúng dường nghiêm trang và rộng lớn, dâng lên các vị Phật và Bồ Tát ở mười phương. Công đức của việc cúng dường này sau đó được hồi hướng cho tất cả chúng sinh.

Chỉ khi chúng ta có thể đo lường tiến trình nội tại của thân mình tan rã, và chúng ta nên tỉnh thức nhận ra một cách cụ thể về chuỗi các dấu hiệu bí mật – ảo ảnh, khói, tia sáng như đom đóm, và ánh sáng như các ngọn đèn bơ. Những dấu hiệu này cho thấy là bức màn giữa tình trạng hiện nay của chúng ta và sự hiển lộ của thân trung ấm của thực tánh của các hiện tượng đang trở thành mỏng hơn. Khi hơi thở ngắn lại, thân mình nặng nề và lạnh đi, và các cảm quan trở nên mơ hồ, chúng ta hãy yêu cầu các bạn đỡ chúng ta thẳng dậy nếu có thể. Nếu không, họ nên lăn chúng ta về hướng bên phải của chúng ta trong tư thế sư tử, tức thế nằm mà Đức Phật Thích Ca khi nhập niết bàn. Rồi thì, nếu các bạn không phải là người tu pháp p’howa hay chưa bao giờ được hướng dẫn về điều phải làm, thì tốt hơn là, họ nên rời phòng. Dĩ nhiên, điều này không phải luôn luôn có thể được, nhưng ít nhất, họ sẽ không làm chúng ta phân tâm.
Bây giờ đơn độc, chúng ta không nên sợ hãi gì. Chúng ta đã chết vô lượng lần trước giờ, và lần này, chúng ta đã quy y và có một pháp tu đầy sức mạnh. Chúng ta đã tập dợt giây phút này qua pháp tu p’howa. Chúng ta quán tưởng mẫu tự Hung án ngữ 9 cửa ngõ (các lòng bàn chân, 2 cửa nơi hạ bộ, miệng, các lỗ mũi, các lỗ tai). Tâm chúng ta vui mừng hướng về Cõi Cực Lạc và Phật A Di Đà. Ngay cả nếu sự quán tưởng của chúng ta mơ hồ, chúng ta biết rằng Phật A Di Đà, không cách biệt với thầy của chúng ta, thì hiện ra bên trên đỉnh đầu của chúng ta. Chúng ta mong muốn kết hợp với thầy bổn sư của chúng ta. Rồi thì chúng ta tập trung về thần thức t’higle càng mạnh mẽ càng tốt.

Liên tục đọc câu chú “P’hat!” chúng ta phóng thần thức t’higle ra khỏi đỉnh đầu, thực hiện mỗi lần phóng ra với sự chú và sức mạnh như dường đó là lần cuối của chúng ta. Bây giờ, hơi thở hắt mạnh mẽ cuối cùng sắp tới. Chúng ta tập trung tất cả sức còn lại vào lần phóng [thần thức] ra này, hoàn tất sự tách rời tâm và thân. Sự kết hợp với Phật A Di Đà là bất nhị; đó là sự giải thoát vào cõi thanh tịnh.

Sự Giải Thoát Khi Người Tu Không Thể Thực Hiện P’howa

Nếu cái chết tới đột ngột và không có thì giờ để thực hiện p’howa, hay nếu người này không còn khả năng thực hiện, thì pháp tu p’howa cũng có thể mang tới giải thoát, trước tiên là trong giai đoạn ánh sáng trong trẻo của thân trung ấm của thực tánh vạn pháp. Trạng thái này của tâm thức chưa mê muội đáp ứng với cái tỉnh thức bất nhị tự nhiên được kinh nghiệm trong thiền định sau khi chuyển di thần thức vào trong tâm của Phật A Di Đà. Nếu trạng thái này được ổn định trong thiền định, sẽ có thể đạt được sự giải thoát pháp thân sau khi chết.

Sự hiển lộ thanh tịnh của báo thân đưa một cơ hội thứ nhì cho giải thoát. Việc tu tập pháp p’howa làm cho người tu quen thuộc với sự xuất hiện thanh tịnh của Đức Quan Âm, Đức A Di Đà và Đức Vô Lượng Thọ (Amitayus). Đặc biệt, việc kinh nghiệm được bản tánh của mình như là Đức Quan Âm trong khi thiền định sẽ làm người tu chứng ngộ được sự xuất hiện tự nhiên của Đức Quan Âm trong thân trung ấm của thực tánh của vạn pháp chính là sự hiển lộ tự tánh của chính mình. Sự chứng ngộ này mang tới sự giải thoát báo thân.
Một cơ hội thứ ba để giải thoát khởi lên trong thân trung ấm của sự trở thành. Khi nhận ra rằng mình chết, và khi các hình ảnh, âm thanh và cảm xúc hỗn loạn kéo tới, và nếu người tu có một thói quen cầu nguyện, thì người tu có thể cầu nguyện tới Phật A Di Đà. Chỉ có một tấm thân trung ấm phi vật thể, người tu sẽ được đẩy bạt tới bất cứ nơi nào tâm nghĩ tới, kể cả [khi nghĩ tới] Phật A Di Đà. Điều này sẽ mang tới hiện tượng giải thoát sắc thân.

Thực Hiện Hộ Niệm P’howa

Việc đầu tiên để làm khi người đó chết là vỗ mạnh đỉnh đầu người đó. Điều này hướng dẫn thần thức hướng lên trên. Người tu pháp môn p’howa mà đã từng đạt các dấu hiệu tốt thì lúc đó có thể chuyển di thần thức cho người chết. Điều này thực hiện bằng cách quán tưởng chính mình là Đức Quan Âm, và [quán tưởng] người chết là Đức Quan Âm ngồi trong tư thế kim cang (vajra posture, bán già với bàn chân phải trên đùi chân trái) ở phía trên cái xác đang nằm sấp mặt như đang nằm lạy (LDG: Người Tây Tạng lạy bằng cách nằm sấp người xuống, chứ không quỳ như người Việt. Đây chỉ là quán tưởng thôi. Bản văn không bảo phải để người chết nằm sấp mặt.). Người tu quán tưởng có một dòng năng lực màu xanh lá cây bắn ra từ tim mình tới tim người chết, nơi đó nó tăng lực cho sức rung động của năng lực người vừa qua đời. Bài kinh nguyện 2 dòng dâng lên Phật A Di Đà và 3 tiếng thần chú “P’hats” được đọc lên như hồi thực tập. Tuy nhiên, toàn bộ chú tâm sẽ hướng về sự chuyển di thần thức người chết vào trong tâm (nơi tim) của Phật A Di Đà.

Sự nhận thức rằng Đức Quan Thế Âm biểu tượng cho bản tánh (essence: bản chất, yếu tánh) của người chết sẽ làm cho người hộ niệm có thể thành tựu sự chuyển di. Xác chết chỉ đơn thuần là một ảo giác, một nơi cư ngụ tạm thời; Đức Quan Âm là một sự xuất hiện thanh tịnh sinh khởi từ bản chất bất hoại của tâm người chết. Ai kinh nghiệm điều này trực tiếp trong thiền định thì sẽ được giải thoát, xa lìa khỏi sự chia chẻ phân biệt giữa thi thể và sự quán tưởng.

Sự thực hành pháp p’howa có thể được thực hiện một cách lặng lẽ, đặc biệt nếu việc này đụng chạm tới thân nhân và/hay là tạo ra sự rối loạn trong bệnh viện. Một số bệnh viện thông cảm đối với các lời yêu cầu xin ngồi lặng lẽ một mình bên thi thể, đặc biệt nếu sự thu xếp này được báo trước. Nếu người chết cũng là người tu và đã yêu cầu chúng ta hộ niệm cho pháp tu p’howa của họ, thì sẽ thích nghi khi thực hiện pháp này bằng các kinh cầu lớn tiếng. Tuy nhiên, nếu người đó chống cự với sự chết, và nếu pháp p’howa sẽ tăng thêm sự dao động và sợ hãi của người đó, thì đừng nên làm pháp này. Pháp này có thể được thực hiện sau khi người này đã chết. Điều luôn luôn quan trọng là đừng làm người hấp hối phiền não hay bực bội. Nên tránh những xích mích với gia đình và người chăm sóc; chủ yếu là sự linh động và dịu dàng.
Pháp p’howa có thể thực hiện cho người không theo đạo Phật, nhưng nếu họ chưa nhận phép điểm đạo (initiation: dẫn người mới vào, đưa người mới vào) và pháp tu tập, thì không thích hợp để dạy họ khi chưa có sự chuẩn thuận từ một vị lạt ma có phẩm chất. Chúng ta có thể khuyến cáo rằng họ nên quán tưởng một vật biểu tượng tâm linh của họ trên đầu họ (LDG: Thí dụ, người đạo Thiên Chúa có thể quán cây thập giá trên đầu). Tuy nhiên, trong khi thực hiện pháp p’howa để giúp họ, chúng ta sẽ vẫn quán tưởng Đức Phật A Di Đà thay vì biểu tượng của tôn giáo người đó. Nếu họ thấy khó chịu với Phật Giáo, thì chúng ta không thực hiện pháp p’howa cho họ. Thay vào đó, chúng ta đọc những bài kinh cầu tổng quát và hồi hướng công đức của bất kỳ sự tu tập cá nhân nào tới họ.

Đôi khi, cần làm đi làm lại nhiều lần trước khi có dấu hiệu chuyển di [thần thức] thành công xuất hiện trên đỉnh đầu. Những dấu hiệu này có cả hiện tướng phồng lên, một mảng tóc nơi đỉnh đầu dễ bị bứt ra, hay là một giọt máu hay huyết tương. Milarepa có một lần ngồi bên đường trong một tuần lễ thực hiện pháp p’howa trên xác một con chó. Chúng ta có nên mong đợi bỏ ra vài phút đồng hồ để hành pháp này giúp những người mà chúng ta quan tâm? Nếu họ không thể dựa vào chúng ta vào lúc cần thiết, thì ai mà họ có thể nương tựa?

Cho tới khi thấy rõ các dấu hiệu, đừng nên chạm vào thi thể trừ phi lúc vỗ vào đầu. Sau đó, không quan trọng gì chuyện thi thể đưa đi thiêu hay là chôn cất.

Hành Pháp P’howa Cho Thú Vật

Bởi vì khung xương đầu thú vật có cấu trúc khác với của người, nên không thể tạo ra cùng loại mở luân xa đỉnh đầu. Do vậy, thay vì gửi năng lực màu xanh lá cây tới tim con thú, người tu hãy quán tưởng đưa thần thức t’higle của con thú này vào tâm (tim) mình và hợp nhất nó với chính tâm thức của mình, chuyển nó ra luân xa đỉnh đầu của mình và vào trong tâm (tim) Đức Phật A Di Đà.

Không dễ gì chuyển di thần thức của thú vật, nên nhiều người hộ niệm bằng cách đọc câu chú của Phật A Súc Bệ (Buddha Akshobhya, còn được dịch là Bất Động Phật), và tạo ra (dựng, đắp, hay vẽ) hình ảnh Ngài cho các con thú mà họ quan tâm.

Pháp tu Phật A Súc Bệ đặc biệt hiệu quả bởi vì ngài đã lập nguyện rằng bất kỳ ai đọc câu chú của ngài 100,000 lần và tạo dựng ảnh hình ngài thì sẽ được thoát khỏi cảnh tái sinh vào cảnh giới thấp.
Tuy nhiên, việc thực hiện bất kỳ pháp nào và hồi hướng công đức cho một con thú đã chết thì đều đưa tới lợi ích.

Phát Nguyện và Hồi Hướng

Bản kinh văn trân bảo của Rigdzin Longsal Nyingpo kết thúc với một bài kinh phát nguyện để thành tựu p’howa, để được tái sinh trong Cõi Cực Lạc và diện kiến dung nhan Đức Phật A Di Đà trực tiếp. Bản văn không có một bài kinh hồi hướng cụ thể nào. Ngài Chagdud Rinpoche đề nghị nên sử dụng bài hồi hướng từ nghi quỹ Red Tara (LDG: một pháp tu Mật Tông với bài chú Tara, một hóa thân của Đức Quan Âm) tu tập ở các trung tâm Chagdud Gonpa. Nghi thức hồi hướng mà Ngài viết cho một pháp sur (dâng hương) thì cũng thích hợp. Cả hai bài kinh được đưa vào cả phần Phụ Đính.

Dù là chọn bất kỳ bài hồi hướng nào để tụng đọc, chúng ta nên quy hướng các công đức của pháp p’howa đang thực hành tới khắp các cõi chúng sinh.
Hướng tới những ai bị lôi kéo vào cõi bardo của giây phút chết vì bệnh: vì ung thư, AIDS, viêm gan, lao phổi, suy dinh dưỡng, hay sốt rét; vì suy kiệt các chức năng tim, phổi hay não; vì tất cả các bệnh gây thương tổn cho chúng sinh:

Xin nguyện cho sự mê mờ gây ra bởi bệnh hoạn nhường lối cho sự tỉnh thức. Xin nguyện các căn bệnh của họ sẽ làm thanh tịnh tất cả ác nghiệp còn trong tâm thức họ. Xin nguyện cho tâm của họ khởi lên tâm từ bi đối với các chúng sinh khác trong hoàn cảnh tương tự. Xin nguyện cho họ được giải thoát vào cõi tịnh độ khi lìa đời, và rồi chứng đắc giải thoát tuyệt đối.

Hướng tới những người già, mà sinh lực đang tan biến đi, để lại tấm thân đang suy kiệt; những người đang bị bạn hữu và gia đình lánh xa, để họ cô lập và cô đơn; những người mà khả năng tâm thức và cảm xúc đang suy kiệt, để họ rơi vào bất định và hốt hoảng; những người mà niềm vui và thành tựu của họ đang tan biến vào trí nhớ mờ nhạt, làm họ cảm thấy buồn bã và mong manh:

Xin nguyện cho họ chứng ngộ được sự hư ảo của hình thể thân xác họ, và sẽ tuột ra khỏi chiếc vỏ bọc [thân xác] một cách dịu dàng. Xin nguyện cho họ tìm được sự hỗ trợ tinh thần để vượt qua ngưỡng cửa của sự chết với tự tin. Xin nguyện cho họ tìm được giải thoát từ khổ đau và sự giác ngộ tối hậu.
Hướng tới những người chết đột tử hay bạo tử, và những người có thể kinh hoảng và hầu như giận dữ không kiểm soát nỗi:
Với công đức của bất cứ nghiệp lành nào họ đã tạo ra trong tất cả các kiếp trước giờ của họ, với công đức của kinh nguyện và sự tu tập của chúng tôi, xin nguyện cho họ tìm được sự bảo vệ và xa lìa khỏi nghiệp lực cuốn hút của những giây phút kinh hoảng sau cùng. Xin nguyện bình an khởi lên trong dòng tâm thức của họ, xin nguyện cho họ tìm được giải thoát xa lìa mọi sợ hãi và đau khổ. Xin nguyện cho họ thành tựu giác ngộ.
Hướng tới những người đã chết bất hạnh trong quá khứ và đã tái sinh trong các cảnh giới không được bình an để tu tập:

Với công đức của các kinh nguyện và tu tập của chúng tôi, xin nguyện cho họ tìm được giải thoát ra khỏi nghiệp lực lôi cuốn trong dòng tâm thức của họ, và an trụ trong sự tỉnh thức không ngăn ngại của tâm giác ngộ.

Hướng tới những người đã tu tập pháp p’howa, những người biết pháp môn này nhưng bị ngăn trở bởi mê luyến và bất định về khi nào thực hành pháp p’howa:
Xin nguyện cho họ chứng ngộ bản tánh hư ảo của sự mê luyến của họ; xin nguyện cho họ vượt thắng tất cả dao động nhờ vào sức mạnh tỉnh thức. Xin nguyện cho sự hồi hướng các bài kinh nguyện và sự tu tập của chúng tôi hợp nhất với trí tuệ và phương tiện thiện xảo của họ, và xin nguyện cho sự chuyển di thần thức vào trong cõi tịnh độ sẽ mau chóng và chắc chắn. Xin nguyện cho họ thành tựu giác ngộ mau chóng, để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh

Hướng tới chư vị thánh tăng:

Xuyên qua công đức của chúng con, xin nguyện cho sự trường thọ của quý ngài trụ thế dài thêm, cho hoạt động của quý ngài tăng trưởng, và ân sủng từ quý ngài – cầu nối phi thường giữa cõi nhân gian này và cõi tịnh độ – được trưởng dưỡng xuyên qua pháp tu p’howa.


NGUỒN ĐỌC THÊM:
http://phatgiaovnn.com/upload1/modules. ... z4e2mulpgW

Phụ Lục MỘT MẪU THƯ DẶN DÒ
Gửi tới gia đình và các bạn thân thương của tôi, sau đây là lời hướng dẫn vào lúc tôi chết:

Trước tiên, tôi muốn tất cả hãy biết rằng tận thâm tâm tôi quan tâm tới mọi người. Liên hệ giữa chúng ta trong kiếp này, đặc biệt những khoảng khắc yêu thương và hạnh phúc của chúng ta, là do những duyên may lớn của tôi. Tiến trình hấp hối đã đưa về ngôi nhà này một cách mạnh mẽ nhận thức rằng, trong khi chúng ta đến với nhau, thì chúng ta phải chia lìa nhau, và thời gian giữa hai điểm hợp và tan này thì quá ngắn ngủi. Dĩ nhiên, cảm xúc của tôi là buồn, nhưng tôi cũng cảm thấy mang ơn về những gì chúng ta đã chia sẻ.

Tuy nhiên, khi sự chết tới, bất kỳ những gắn bó bình thường nào tôi giành cho các bạn sẽ không giúp gì được, bởi vì tôi không có khả năng vặn ngược lại chuyến du hành [kiếp này]. Và lòng gắn bó của các bạn giành cho tôi, cho dù rất tự nhiên, sẽ không ích lợi gì bởi vì nó có thể làm tôi dao động, và làm tôi hướng tâm tới nơi tôi không có thể trở lại – trở về hoàn cảnh của đời tôi với các bạn – và ngăn trở tôi trong sự chuyển tiếp trắc trở của sự chết. Điều tôi cần nơi các bạn bây giờ là sự bình an, sự thư giãn buông xả và sự nhận thức rằng bất kể cái chết của tôi bề ngoài trông có vẻ thế nào, thì bên trong nó là một cơ hội giải thoát thâm sâu. Các bài kinh của các bạn, khởi lên từ tận trong lòng yêu thương và từ bi của các bạn, chắc chắn sẽ hỗ trợ tôi trong khi tôi nỗ lực tận dụng cơ hội này.

Các bạn biết rằng pháp tu của tôi trong các năm gần đây là Phật Giáo Kim Cang Thừa Tây Tạng. Các vị thầy truyền đăng trong dòng pháp này đã để lại các mô tả rõ ràng về những gì xảy ra vào lúc chết và những gì khả năng thiền định được cần tới để dùng cho giây phút chuyển tiếp khi chết. Đặc biệt, tôi đã học một kỹ thuật có tên là p’howa, tức là sự chuyển di thần thức vào lúc chết. Tôi đã yêu cầu một số Phật tử đồng tu có mặt vào lúc tôi chết, và trợ giúp tôi trong pháp này. Họ sẽ giúp tôi ngồi dậy, nếu có thể, và họ sẽ thực hành pháp tu này với tôi. Họ cũng có thể vỗ vào đỉnh đầu của tôi, bởi vì mục đích pháp tu p’howa là hướng dẫn thần thức xuất khỏi luân xa đỉnh đầu để hướng về nơi tái sinh giải thoát. P’howa không liên hệ tới bất kỳ nghi lễ màu mè nào, và nó không lâu hơn một giờ đồng hồ. Các bệnh viện thường sẵn lòng cung cấp chỗ và thời gian cho loại thiền định này, đặc biệt nếu các bạn thảo luận trước với ban giám đốc bệnh viện.

Sau đây là các lời hướng dẫn ghi trong danh sách các việc cần làm. Tôi hy vọng chúng rõ ràng, bởi vì không có thể không có sức làm sáng tỏ chúng khi tôi gần chết, nhưng các bạn có thể hỏi bất kỳ vị lạt ma nào hay bạn đạo nào của tôi trong danh sách dưới đây, nếu các bạn có câu hỏi.
1-Xin làm ơn thông báo cho vị lạt ma và các bạn đạo của tôi kịp thời để họ có mặt trước khi tôi chết. Dĩ nhiên, có thể sẽ khó biết khi nào sự chết xảy ra; nếu nó xảy ra mà họ không thể tới kịp lúc, thì xin đừng lo lắng. Công đức của sự tu tập của tôi sẽ hỗ trợ cho việc tôi lìa đời.

2. Xin đừng chạm vào thân thể tôi, đặc biệt là bàn tay hay bàn chân tôi, khi sự chết tới gần, bởi vì sự chạm xúc yêu thương của các bạn có thể kéo sự chú tâm của tôi xuống trong khi toàn bộ sự tập trung của tôi nên đặt nơi đỉnh đầu của tôi.

3. Nếu không có người đồng tu nào khác hiện diện khi tôi chết, thì hãy vỗ nhẹ trên đỉnh đầu tôi, khoảng cách bằng chiều rộng 8 ngón tay tính từ đường chân tóc của tôi. Điều này có thể làm lợi rất nhiều trong việc hướng dẫn thần thức của tôi ra ngoài.

4. Trường hợp tốt nhất là, nếu thân xác tôi chưa bị chạm xúc nhiều trước khi thực hiện pháp tu p’howa hoàn tất. Những dấu hiệu nào đó xảy ra khi sự chuyển di [thần thức] thành công, mà những người đồng tu khác sẽ nhận thấy. Khi pháp này thành công, thì không còn quan trọng gì về những gì xảy ra cho thi thể của tôi. Tôi thích được hỏa thiêu càng rẻ càng tốt, và tro tàn được dùng để làm tza-tsas, những tượng hình thiêng liêng nhỏ nhắn được in vào đất sét. Một vị lạt ma có thể hướng dẫn các bạn. Nếu thấy tza-tsas khó làm, thì cứ để các bạn đạo của tôi rải tro và đọc kinh. Đó chỉ là tro thôi, đơn giản là những gì còn lại của đời tôi.

5. Tôi là một người hiến tặng cơ phận thân thể, và hy vọng là thần thức của tôi sẽ được chuyển di trước khi có bất kỳ ai tới mổ lấy cơ phận của tôi. Nếu không, thì đừng lo gì: vị thầy lạt ma của tôi bảo đảm tôi rằng chỉ riêng việc hiến tặng cơ phận cơ thể đã thay thế cho việc xáo động cơ thể, và thần thức của tôi sẽ đi thẳng lên cảnh giới tái sinh cao hơn nhờ công đức đó.

6. Có thể có một khả thể hiếm hoi rằng sự chuyển di thần thức chưa có thể đạt được, cơ phận cơ thể tôi chưa được giải phẫu lấy ra, và thần thức của tôi sẽ còn kẹt trong thân xác tôi lâu tới 4 ngày và 3 đêm. Điều này sẽ gây khó khăn cho các bạn, bởi vì không nên chôn hay hỏa thiêu thỉ thể tôi cho tới khi thần thức đã xuất ra – một vị lạt ma có thể kiểm soát xem là điều này đã xảy ra chưa. Tại California và các tiểu bang khác, các bạn có thể giữ thi thể cho tới khi các bạn có giấy khai tử và thi thể được giữ phòng lạnh, nhưng các bạn không có thể tự chôn hay hỏa thiêu thi thể tôi được. Tôi không muốn làm phiền các bạn với xác chết của tôi (hãy tha thứ tôi nếu có khởi niệm hài hước nơi đây), nhưng tôi muốn các bạn ít nhất nên biết là đừng có hủy diệt thi thể tôi khi chưa tới lúc. Nếu các bạn không thể tìm một nơi để xác tôi yên nghỉ, thì hãy gọi các vị lạt ma và các bạn đạo của tôi, và hãy hối thúc họ thực hiện pháp p’howa. Thực hiện pháp p’howa một cách thành công từ nơi xa đòi hỏi phải là một bậc đại thiền sư, cho nên tốt nhất vẫn là họ thực hiện pháp này kế bên xác tôi.
7. Xin làm ơn cúng dường lên các vị lạt ma đã đọc kinh và làm lễ an táng tôi. Tôi đã để sẵn một số tiền trong di chúc cho mục đích này. Tôi biết tôi không phải là người đạo hạnh nhất trong kiếp này, và nếu thực hiện pháp p’howa chưa được thành công và nếu tôi không được tái sinh trong cảnh giới xa lìa đau khổ và thuận lợi tu tập, thì tôi có thể bị lôi kéo sau khi chết bởi các hành vi bất thiện đã làm về thân, khẩu, ý. Điều này sẽ gây cho tôi đau khổ. Các bạn có thể giúp tôi vượt qua bằng cách yêu cầu các bạn đồng tu của tôi thu xếp cho các bài kinh được đọc và các lễ cầu siêu được thực hiện. Một cách đặc biệt, tôi muốn thỉnh một bạn đạo tụng thần chú Phật Bất Động (Akshobhya) và kiến tạo một ảnh tượng của vị Phật này. Việc này sẽ tốn khoảng 130 Mỹ Kim và có thể được chi trả dễ dàng bởi hội Mahakaruna Foundation ở địa chỉ P.O. Box 344, Junction City, CA 96048; Phone (530) 623-2302. Các vị lạt ma của tôi sẽ đề nghị thêm các nghi lễ cầu siêu khác. Một danh sách các vị lạt ma và bạn đạo có ghi dưới đây.

Cảm ơn các bạn về tất cả những gì các bạn đã làm và sẽ làm. Tôi biết rằng cần phải có một lòng bao dung để tôn trọng hệ thống tín ngưỡng của tôi bởi vì tín ngưỡng này khác với tín ngưỡng của các bạn, nhưng tôi có thể hy vọng rằng việc các bạn tôn trọng các thỉnh cầu của tôi sẽ trở thành một nguồn năng lượng tích cực, mà năng lượng này sẽ làm tâm các bạn nhẹ nhàng vào giây phút các bạn lìa đời. Theo như giáo pháp tôi học được, nếu mọi chuyện thực hiện tốt, thì sau cái chết, tôi sẽ được giải thoát xa lìa các quan tâm ích kỷ (chấp ngã) trong cảnh giới bên kia cái chết, và sẽ đạt được vô lượng năng lực để làm lợi ích cho các bạn và tất cả chúng sinh. Đó là điều tôi mong muốn nhất. Xin nguyện cho chuyện này xảy tới như thế.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6825
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: TÔI TU TỊNH ĐỘ

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 2 Tháng 5 17, 2021 2:03 pm

Bài Kinh Hồi Hướng Từ Đức Quan Thế Âm

Chúng con xin hồi hướng những tích tập công đức để cho tất cả mọi chướng ngại tiêu trừ, và vào lúc chúng con lìa đời, xin cho chúng con được an nhiên ra đi và mau chóng tái sinh vào cõi thanh tịnh của Cực Lạc, mau chóng thành tựu giác ngộ để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh.

Các Bài Kinh Từ Pháp Tu Tara Đỏ Ngắn Gọn

(LND. Tara là hiện thân từ nước mắt của Đức Quan Thế âm Bồ Tát. Theo truyền thuyết, Tara hiện thân nữ, có 21 vị khác nhau, được thờ theo các màu sắc khác nhau. Tara có nghĩa là “người cưú vớt.”)

Bài Kinh Hồi Hướng
Xuyên suốt nhiều kiếp của con và cho tới giây phút này, bất cứ những công đức nào con đã thành tựu, kể cả những công đức khởi lên từ pháp tu này và tất cả những gì mà con sẽ thành tựu, con cũng đều hồi hướng để làm lợi ích chúng sinh.
Xin nguyện cho bệnh hoạn, chiến tranh, đói kém, và đau khổ được giảm bớt cho tất cả chúng sinh, trong khi trí tuệ và từ bi của họ được tăng trưởng trong kiếp này và tất cả các kiếp tương lai.
Xin nguyện cho con nhận thức tất cả các kinh nghiệm đều là hư vọng như các giấc mơ trong đêm, và tức khắc trực ngộ để thấy tự tánh hiển lộng trong tất cả các hiện tướng sinh khởi.
Xin nguyện cho con mau chóng thành tựu giác ngộ để làm việc không ngưng nghỉ nhằm giải thoát tất cả chúng sinh.

Phát Nguyện

Kính lạy tất cả chư Phật và chư Bồ Tát: bất cứ những động lực nào quý ngài đã có, bất cứ những thiện nghiệp nào, bất cứ những bài kinh chúc lành nào, bất cứ sự toàn trí nào, bất cứ những thành tựu nào trong đời, bất cứ năng lực từ tâm nào, và bất cứ trí tuệ viên mãn nào quý ngài đã có, thì con, một cách tương tự, đang đi trên cùng con đường của chư Phật để làm lợi ích chúng sinh, xin cầu nguyện để thành tựu các phẩm chất đó.

Khuyến Tấn

Vào giây phút này, vì các dân tộc và các nước trên thế giới, xin cho các tên gọi của bệnh hoạn, đói kém, chiến tranh và đau khổ không còn được nghe tới. Thay vào đó, xin cho thiện nghiệp, công đức, giàu có và thịnh vượng tăng trưởng, và xin cho sự hạnh phúc và may mắn của con luôn luôn phát khởi cho họ.



PHÁP CHUYỂN DI TÂM THỨC, GIÁO HUẤN DÀNH CHO NGƯỜI HẤP HỐI:

PHẬT QUẢ KHÔNG CẦN THIỀN ĐỊNH

Cao cả thay hành động bi mẫn của Ngài đối với chúng sinh vô minh.
Cao cả thay cách thức Ngài gia hộ những kẻ đại ác như chúng đệ tử.
Cao cả thay phương pháp thiện xảo
Ngài ban cho những kẻ khó điều phục.
Đạo Sư Vô Song, con đảnh lễ dưới chân Ngài.

I. PHÂN LOẠI NĂM PHÁP CHUYỂN DI
Có năm loại chuyển di tâm thức khác nhau:
Chuyển di siêu việt tới Pháp Thân nhờ dấu ấn của cái thấy (kiến)
Chuyển di trung bình tới Báo Thân nhờ hợp nhất các giai đoạn phát triển và toàn thiện
Chuyển di thấp tới Hoá Thân nhờ lòng bi mẫn vô lượng.
Chuyển di thông thường nương vào ba ẩn dụ.
Chuyển di thực hiện cho người chết với cái móc của lòng bi mẫn.
1.Chuyển Di Siêu Việt Tới Pháp Thân Nhờ Dấu Ấn Của Cái Thấy (Kiến)
Đối với những người khi còn sống đã tu tập thuần thục và kinh qua được một cái thấy (kiến) không hề sai lầm về chân tánh vô tạo tác, thì vào lúc lìa đời, họ có thể đưa không gian (space) và tánh giác (awareness) vào con đường tu tập ẩn mật của pháp trek cho thuần tịnh nguyên sơ, và có thể chuyển di tâm thức của họ vào đại-phương quảng-trí của Pháp Thân.
2.Chuyển Di Trung Bình Tới Báo Thân Nhờ Hợp Nhất Hai Giai Đoạn Phát Triển Và Toàn Thiện
Đối với những người đã quen thuộc với công phu hành trì các pháp tu của hai giai đoạn phát triển và toàn thiện, kết hợp cả hai như một pháp môn du già bất khả phân, cũng như đã tu tập thuần thục để có thể nhìn thấy sắc tướng của vị Hộ Phật (deity) chẳng khác gì một cảnh trí hoá hiện thần diệu, thì khi những ảo giác của trạng thái trung ấm xuất hiện vào giây phút lìa đời, họ có thể chuyển hoá tâm thức của họ thành Thân trí tuệ hợp nhất (the union wisdom kāya).
3.Chuyển Di Thấp Tới Hoá Thân Nhờ Lòng Bi Mẫn Vô Lượng
Những người đã nhận các lễ gia lực của Kim Cương- Mật Thừa, những người đã trì giữ mật nguyện không hề sai trái, những người có thiên hướng nghiêng về các pháp tu trong hai giai đoạn phát triển và toàn thiện, và những người đã thọ lãnh những giáo huấn về trạng thái trung ấm, họ có thể:

Hãy gián đoạn việc nhập thai, hãy nhớ quay ngược lại:*
Đây là lúc đòi hỏi một quyết định và thị kiến thuần tịnh.
* Điều này ở đây có nghĩa là quay ngược lại trước khi thần thức nhập thai.

Những người đang thực hành pháp chuyển di này phải chặn đứng bất kỳ lòng tham cầu muốn nhập vào một thai tạng bất tịnh nào. Được lòng đại bi dẫn dắt cũng như mong muốn thực hiện được ước nguyện tái sinh như một Hoá Thân, họ chuyển di tâm thức và tái sinh vào một trong những cõi tịnh độ.
4.Chuyển Di Thông Thường Nuơng Vào Ba Ẩn Dụ
Người ta cũng có thể thực hành pháp chuyển di này bằng cách tưởng tượng đường khí mạch trung ương (trong thân thể) như con đường, giọt tinh chất (bindu) của tâm thức như người lữ khách, và cõi tịnh độ Cực Lạc như là đích đến.

5.Chuyển Di Thực Hiện Cho Người Chết Với Cái Móc Của Lòng Bi Mẫn

Pháp chuyển di này cũng được thực hiện cho người đang hấp hối, hay cho người đã ở trong trạng thái trung ấm. Pháp này có thể được thực hiện bởi một hành giả du già (yogi) với mức độ tu chứng sâu dầy, có khả năng làm chủ được tâm và tri giác, và có khả năng nhận ra được tâm thức của người chết trong trạng thái trung ấm. Nói chung, để thực hiện pháp chuyển di cho người chết, ta cần phải chứng đắc được Kiến Đạo, con đường của Cái Thấy (Path of Seeing).Như ngài Jetsun Mila có nói:

Không được thực hành pháp chuyển di cho người chết,
Trừ phi đã trực nhận được chân lý của Kiến Đạo.

Tuy nhiên, bất cứ những ai là người thực sự biết được đích xác thời điểm nào là thời điểm để thực hiện pháp chuyển di-- là khi hơi thở bên ngoài (outer breath) đã ngưng và hơi thở bên trong (inner breath) vẫn còn tiếp tục – thì họ cũng đều có thể thực hiện pháp chuyển di ngay vào lúc ấy nếu như họ có được chút ít kinh nghiệm về các giáo huấn chuyển di. Điều này cực kỳ lợi lạc cho người đang hấp hối, và giống như một lữ khách được bạn mình dẫn đi trên đúng con đường, việc ấy có khả năng ngăn chặn việc tái sinh vào các cõi thấp.
Sẽ khó khăn hơn để có thể thực hiện pháp chuyển di một khi tâm và thân đã hoàn toàn tách rời. Vì thế, cần có một hành giả du già (yogi) có khả năng làm chủ được bản tâm, có thể nhận ra được người chết trong trạng thái trung ấm. Tác động tới người không còn thân xác vật lý nữa là điều dễ dàng, và khi được thực hiện bởi một hành giả du già như thế thì tự việc chuyển di ra khỏi trạng thái trung ấm cũng có năng lực chuyển đẩy tâm thức chúng sinh tới một cõi tịnh độ. Tuy nhiên, thật là một điều hoàn toàn vô nghĩa khi cho rằng pháp chuyển di có thể được thực hiện bằng cách triệu thỉnh tâm thức quay trở lại thân xác sau khi chết.

Ngày nay, nhiều người thực hành các nghi lễ chuyển di cho dù họ chỉ là các Lạt Ma hay tulku** trên danh nghĩa. Nếu họ thực hiện các pháp chuyển di này với lòng từ bi của Bồ Đề Tâm và không có chút tính toán vị kỷ nào, thì may ra chân tánh của họ sẽ không bị ngăn che khiến họ có thể thực sự giúp đỡ người chết. Điều này chỉ có thể được thực hiện với động lực của Bồ Đề Tâm. Còn bất kỳ ai khác thực hiện pháp chuyển di vì lợi ích cá nhân, chỉ biết cách đọc tụng một mớ chữ nghĩa rồi sau đó nhận thù lao là một con ngựa hay một thứ gì đáng giá khác, thì những kẻ ấy thật đáng khinh miệt.

**sprul sku,nghĩa đen: Hoá Thân. Một Lạt Ma hoá thân. Những Lạt Ma như thế thường được coi như là hiện thân của một Đại Bồ Tát. Tuy nhiên, có nhiều ảnh hưởng xã hội trong việc tuyển chọn một tulku, và có nhiều trường hợp mà tính xác thực của việc tuyển chọn rất đáng nghi ngờ.
--------
Là người chỉ đạo và bậc Thầy của kẻ khác,
Mà tự bản thân chưa tới được bến bờ giải thoát,
Thì cũng mâu thuẫn như đưa tay cho người chết đuối
Trong khi chính mình đang bị nước lũ cuốn trôi.

Một lần kia, khi đại Đạo Sư Tendzin Chopel đang ở Tsari, Ngài có một thị kiến về một người mà có lần ngài thực hành pháp chuyển di cho ông ta và nhận thù lao một con ngựa. Tất cả những gì Ngài có thể thấy là cái đầu người nhô lên từ một cái hồ máu đỏ thẫm. Vật ấy gọi tên Tendzin Chopel và yêu cầu Ngài làm một điều gì đó.
Tendzin Chopelcảm thấy sợ hãi. Ngài đáp lại: “Ta tặng ngươi cuộc hành hương tới Tsari của ta,”* và ảo cảnh biến mất. *Đó là công đức của cuộc hành hương của ngài.
Ngay cả đối với một vị Thầy vĩ đại có mức độ chứng ngộ sâu dầy, việc nhận các món cúng dường nhân danh người chết mà không thực hiện một nghi lễ hay một việc gì đó tương tự để đem lại lợi lạc cho người đã chết thì việc này sẽ gây nên những trở ngại trên con đường tu.
Khi vị Hoá Thân Tu Viện Trưởng Dzogchen, Ngài Gyurme Thekchok Tendzin thị tịch, thì Ngài Trime Shingkyong Gonpo được mời tới dự tang lễ. Suốt cả ngày Ngài chỉ cử hành các nghi lễ tịnh hoá và triệu thỉnh thần thức, cử hành đi cử hành lại pháp chuyển di, giống như Ngài đã làm sau cái chết của một người bình thường. Các nhà sư hỏi Ngài tại sao làm vậy.
Ngài giải thích: “Cách đây đã lâu, Dzogchen Rinpoche quên không cử hành các nghi lễ và cầu nguyện hồi hướng cho một người quá cố trong khi có một con ngựa đen đã được đem đến cúng dường cho Ngài nhân danh người đó. Người quá cố đó là một kẻ đại ác và vì thế Rinpoche đã gặp phải một ít chướng ngại trên các địa (trên quả vị tu chứng của Bồ Tát) và trên con đường tu. Giờ đây Ngài và ta đã phối hợp năng lực và giải quyết vấn đề xong rồi.” Kẻ đại ác được kể trong câu chuyện này có tên là Golok Tendzin.

Thật là sai lầm khi những người ở địa vị đại Lạt Ma hay Hoá Thân lại đón nhận cúng dường nhân danh người quá cố, suy nghĩ một cách đơn thuần rằng: “Ta là một bậc vĩ đại nào đó,” mà không áp dụng Bồ Đề Tâm hay không thực hiện việc cầu nguyện, thực hiện các nghi lễ cùng hồi hướng một cách đúng đắn và có hiệu quả. Các vị tulku quan trọng được tuyên nhận là những Hoá Thân chính thức của các bậc Thầy vĩ đại trong quá khứ, họ vẫn cần phải học đọc lại từ đầu, và phải bắt đầu trở lại học các mẫu chữ cái như những người bình thường. Bởi các Ngài đã quên mất cách đọc mà các Ngài đã biết từ những đời trước nên chắc chắn là các Ngài cũng đã quên mất mọi thứ mà các Ngài đã từng biết về các pháp tu du già của hai giai đoạn phát triển và toàn thiện. Tôi tự hỏi không biết các Ngài có thể khá được ra hơn không nếu như các Ngài chịu khó bỏ chút thời giờ ra để rèn luyện tâm Bồ Đề và học hỏi về các pháp môn tu tập và đi nhập thất, hơn là đi tới đi lui tìm kiếm cúng dường vừa ngay khi các Ngài [đủ lớn] để leo lên cưỡi trên một con ngựa.

II.CHUYỂN DI THÔNG THƯỜNG NƯƠNG VÀO BA ẨN DỤ

Bây giờ tôi sẽ mô tả về loại chuyển di được gọi là “chuyển di thông thường nương vào ba ẩn dụ” hay “chuyển di tâm thức vào tâm thức của Đạo Sư.” Pháp chuyển di này cũng phù hợp với điều mà Diệt Tội Trang Nghiêm Sám Hối Mật Điển gọi là “pháp chuyển di trái cầu ánh sáng (ball of light) nương vào âm thanh vào lúc lìa đời.” Đối với những vị hành giả đã có một mức độ chứng đắc sâu dầy thì pháp chuyển di này không cần thiết. Đối với những vị này, như trong Mật điển đã có nói:

Điều gọi là cái chết chỉ là một ý niệm,
Đưa dẫn tới các cõi tịnh.
Và, trong đó cũng còn nói,
Cái chết, hay cái mà chúng ta biết tựa hồ như cái chết,
Là một tiểu ngộ đối với một hành giả du già.

Đối với những vị đã đạt được kinh nghiệm tối thượng một cách thật vững chãi trong khi họ còn sống và có thể làm chủ được sinh tử thì những vị ấy vẫn phải trải qua một cái gì có vẻ tựa hồ giống như là cái chết. Nhưng đối với họ, cái chết không khác gì việc di chuyển từ một nơi này sang nơi khác. Như chúng ta đã có đề cập đến trước đây, đối với những vị đã có kinh nghiệm về các pháp tu tâm yếu trong các giai đoạn phát triển và toàn thiện, các vị này có thể vận dụng một trong ba pháp tu liên hệ đến ba giai đoạn của (1) cái chết, (2) thân trung ấm hoặc (3) tái sinh, để chuyển di tâm thức của họ tới một trong ba Thân (kāya). Ngược lại:
Những kẻ không dầy công tu tập vẫn có thể được đón nhận nhờ vào pháp chuyển di.
Pháp môn này vô cùng cần yếu đối với những hành giả không có được thành tựu vững chắc trên con đường tu, hay đối với những người đã phạm phải nhiều ác hạnh. Đối với bất kỳ ai nắm giữ được những giáo huấn đặc biệt này thì cánh cửa dẫn tới các cõi thấp sẽ được đóng lại cho dù những ác hạnh mà họ đã tạo có nặng nề tới đâu chăng nữa. Thậm chí đối với những kẻ đã từng phạm phải một trong những ác nghiệp bị quả báo tức thời, và lẽ ra phải bị đoạ thẳng xuống địa ngục thì chắc chắn kẻ ấy cũng sẽ không phải bị tái sinh trong các cõi thấp nếu họ biết vận dụng Giáo Pháp này. Các tài liệu Mật điển có nói:
Bạn có thể từng giết mỗi ngày một vị Bà la môn
Hay từng phạm phải năm ác hạnh bị quả báo tức thời,
Nhưng bạn vẫn sẽ được giải thoát nhờ con đường này.
Sẽ không có tội lỗi nào làm ô nhiễm bạn.
Và:
Bất kỳ ai thực hành pháp chuyển di,
Tập trung nơi cửa Phạm Thiên cao hơn chín cửa kia*
Thì sẽ không ác hạnh nào làm cho ô nhiễm,
Và sẽ được tái sinh trong một cõi Phật thanh tịnh.
* Cửa Phạm Thiên (Brahma) hay lỗ thoát trên đỉnh đầu nơi tâm thức có thể thoát ra ngoài khi lìa đời.
Và thêm nữa:
Dưới chân vị cha già -- bậc Thầy đầy đủ phẩm hạnh được tôn vinh trên pháp toà nhật nguyệt nơi đỉnh đầu bạn, Hãy bước theo con đường lụa trắng là đường kinh mạch trung ương,
Và bạn sẽ được giải thoát, cho dù đã từng mắc phạm ngũ nghịch trọng tội với quả báo tức thì.
Do đó, những giáo huấn về con đường chuyển di sâu xa là phương cách dẫn tới Phật Quả mà không cần thiền định, một con đường bí mật đem đến giải thoát một cách quyết liệt, ngay cả cho những kẻ phạm trọng tội. Đức Phật Kim Cang Trì (Vajradhara) đã nói:
Bạn có thể từng giết mỗi ngày một người Bà la môn Hoặc mắc phạm năm ác hạnh bị quả báo tức thời, Nhưng một khi bạn được thọ nhận giáo huấn này thì không cần nghi ngờ nữa, bạn sẽ được giải thoát.
Và chính Đại Đạo sư xứ Oddiyāna đã nói:
Mọi người đều thấu suốt Phật Quả nhờ thiền định Nhưng ta thấu suốt một con đường phi thiền định.
Đại học giảNaropa có nói:
Chín cánh cửa (chín khiếu) mở ra sinh tử luân hồi
Nhưng một cửa khai mở lối vào Đại Thủ Ấn (Mahāmudrā).
Hãy đóng lại chín cửa và mở ra một cửa;
Chớ nghi ngờ cửa ấy sẽ đưa đến giải thoát.

Và Marpa, đại dịch giả xứ Lhodrak có nói:
Cho tới nay ta đã từng thực hành pháp chuyển di,
Miên mật, miên mật và miên mật thêm nữa.
Ta có thể chết một cái chết bình thường, nhưng chẳng cần lo lắng;
Công phu thuần thục đem lại cho ta niềm xác tín tuyệt hảo.

Jetsun Shepa Dorje cũng nói:
Những giáo huấn này, hợp nhất, chuyển di và nối kết,*
Là cẩm nang để vượt qua thân trung ấm.
Ai có được một con đường như thế?
Kẻ ấy sẽ hạnh phúc biết bao khi sinh lực đi vào đường khí mạch trung ương –
Kỳ diệu thay! Đã đi đến một Pháp Giới viên mãn!

*Chúng ta nối kết với các cõi tịnh độ nương vào pháp chuyển di tâm thức bằng cách hợp nhất với vị thầy.

Các giáo huấn này có hai phần: phần đầu là thực tập [khi còn sống], và sau đó là phần thực hành thực sự [vào lúc lìa đời].

1.Thực Tập Pháp Chuyển Di

Khi nương vào những hướng dẫn về pháp chuyển di mà bạn đã được thọ nhận, bản thân bạn hãy miên mật tu tập và hãy tinh tấn thực hành pháp chuyển di cho tới khi có những dấu hiệu thành tựu xuất hiện.
Hiện nay, trong khi toàn thể các đường khí mạch, năng lực và tinh chất của bạn vẫn còn nguyên vẹn và sung mãn, bạn sẽ thấy rằng việc chuyển di thực sự rất khó khăn. Nhưng một khi đã tới giờ phút cuối cùng của cuộc đời, hay vào lúc đã quá già yếu, thì việc chuyển di sẽ trở nên rất dễ dàng. Giống như trái cây trên cành, khó hái vào mùa hè khi trái non ấy còn đang phát triển. Nhưng vào mùa thu, một khi nó đã chín nhũn và sẵn sàng rụng xuống, thì chỉ cần áo quần của bạn chạm nhẹ vào thôi là cũng đủ làm cho nó rụng xuống rồi.

2.Chuyển Di Thực sự

Thời điểm để thực sự thực hành pháp chuyển di là sau khi những dấu hiệu hấp hối của cái chết bắt đầu xuất hiện, khi mà bạn có thể biết chắc rằng không còn có thể quay ngược lại nữa và tiến trình tan rã đã bắt đầu. Không được làm như vậy vào bất kỳ thời điểm nào khác. Như trong các Mật điển có nói:
Chỉ thực hành pháp chuyển di khi thời điểm thích hợp đã đến, Nếu không, chẳng khác nào giết chết các Bổn Tôn.**** Theo Kim Cương Thừa, thân thể con người được coi như một mạn đà la thần diệu của các Bổn Tôn. Trong ý nghĩa này, thu ngắn mạng sống của ta bằng cách thực hành pháp chuyển di sớm hơn thời điểm đồng nghiã với việc phá huỷ mạn đà la của các Bổn Tôn.

Có nhiều giai đoạn trong tiến trình tan rã hay phân tán nhưng để cho dễ hiểu thì tiến trình này có thể được chia ra thành bốn giai đoạn: giai đoạn tan rã của năm giác quan, giai đoạn tan rã của tứ đại (đất, nước, gió, lửa), và thêm ba giai đoạn của tánh sáng (clarity), tăng trưởng (increase) và thành tựu (attainment).

Giai đoạn tan rã của năm giác quan bắt đầu, ví dụ như khi tiếng trì tụng của chư tăng tụ họp quanh tử sàng của bạn chỉ còn là những âm thanh giống như một thứ tiếng rì rầm lộn xộn rối rắm. Bạn không còn có thể phân biệt được các âm tiết. Hoặc ví dụ như khi bạn nghe âm thanh giọng nói của con người như thể đến từ rất xa, và không thể nhận ra được lời lẽ gì nữa. Đó là khi nhĩ thức của bạn đến lúc chấm dứt.
Nhãn thức của bạn cũng đến lúc kết thúc khi bạn chỉ có thể nhìn thấy cảnh tượng lờ mờ thay vì nhìn thấy hình tướng thật sự của mọi vật.
Khi những kinh nghiệm của khứu giác, nếm biết, và xúc chạm cũng chấm dứt và đi tới giai đoạn phân rã sau cùng thì dứt khoát là đã tới thời điểm thích hợp để có thể tiến hành pháp chuyển di.
Sau đó, khi yếu tố bên trong của da thịt tan rã thành yếu tố bên ngoài của đất, bạn sẽ kinh nghiệm một cảm giác giống như rơi xuống một cái hố. Bạn cảm thấy nặng nề, như thể bị đè bẹp bởi sức nặng của một trái núi. Đôi khi, người hấp hối yêu cầu hãy nâng người họ lên hay yêu cầu hãy đỡ cao chiếc gối của họ lên.
Khi máu tan rã thành yếu tố nước bên ngoài, bạn sẽ chảy nước miếng và nước mũi.
Khi yếu tố nhiệt của thân tan rã thành yếu tố lửa bên ngoài, miệng và lỗ mũi bạn cảm thấy ráo khô và thân bạn bắt đầu mất nhiệt, bắt đầu từ chân, tay (starting with the extremeties).*Extremeties là một thuật ngữ tiếng Anh có nghĩa là chân, tay, các bộ phận nhô ra ngoài của thân thể.
Trong một vài trường hợp, hơi (vapour) bốc lên từ đỉnh đầu vào giai đoạn này. Khi hơi thở bên trong, tức yếu tố năng lực (energy) tan rã thành yếu tố khí (air) bên ngoài, thì các năng lực khác nhau của bạn –năng lực đi lên (ascending energy), năng lực bài tiết (energy of evacuation), năng lực nồng nhiệt (fiery energy) và năng lực tỏa khắp (pervading energy) – tất cả đều tan hoà vào năng lực hỗ trợ sinh lực (life-supporting energy).Thở vào trở nên rất khó khăn.Thở ra thì hổn hển, giống như đang đổ dồn hết cả hai lá phổi qua cổ họng. Rồi tất cả máu trong thân bạn hội tụ lại trong đường khí sinh lực và có ba giọt tinh chất sẽ nhỏ giọt vào trung tâm của trái tim bạn, giọt này sau giọt kia. Rồi với ba hơi thở hắt thì sau đó hơi thở ra của bạn sẽ đột nhiên tắt ngúm.
Vào lúc đó yếu tố trắng hay “tinh dịch” mà bạn đã nhận được từ cha sẽ nhanh chóng từ đỉnh đầu bạn di chuyển xuống phía dưới [xuống đến luân xa tim]. Như một dấu hiệu bên ngoài, bạn trải qua một kinh nghiệm màu trắng giống như một bầu trời không mây được ánh trăng chiếu sáng. Như một dấu hiệu bên trong, bạn kinh nghiệm tánh sáng (clarity) trong tâm thức bạn và ba mươi ba loại thức (niệm tưởng) liên hệ đến tâm thù nghịch sẽ tuyệt dứt. Trạng thái này được gọi là “tánh sáng.”
Yếu tố đỏ hay “máu” mà bạn đã nhận được từ mẹ sẽ nhanh chóng từ vùng rốn (đan điền) của bạn di chuyển lên trên [lên đến luân xa tim]. Như một dấu hiệu bên ngoài, bạn nhận thức kinh nghiệm màu đỏ giống như một bầu trời trong trẻo được ánh sáng rực rỡ của mặt trời thắp sáng. Như một dấu hiệu bên trong, bạn sẽ có một kinh nghiệm hỉ lạc rất lớn lao trong tâm thức và bốn mươi loại thức (niệm tưởng) liên hệ đến tham dục sẽ tuyệt dứt. Trạng thái này được gọi là “tăng trưởng.”
Khi hai yếu tố đỏ và trắng hội tụ lại nơi [luân xa] tim của bạn, thì giọt tâm thức của bạn sẽ tiến vào nằm ở giữa hai yếu tố trắng và đỏ kia. Dấu hiệu bên ngoài là một nhận thức về màu đen giống như màu đen của một bầu trời trong trẻo hoàn toàn ngập trong bóng tối. Dấu hiệu bên trong là tâm thức bạn kinh nghiệm một trạng thái vô niệm, vắng bặt mọi niệm tưởng, và bạn ngất đi, rơi vào một trạng thái hoàn toàn tối nghịt. Điều này được gọi là giai đoạn “thành tựu.”
Sau đo, bạn sẽ bước ra khỏi trạng thái kích ngất và bước vào một kinh nghiệm giống như kinh nghiệm về một bầu trời, nhưng bầu trời này hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì của ba bầu trời mà bạn đã kinh nghiệm qua trước đây. Đây chính là khi “thanh tịnh quang của chân tánh” đang xuất hiện. Việc nhận thức ra được rằng thanh tịnh quang này chính là chân tánh của bạn và an trụ trong trạng thái đó, điều này được gọi là “chuyển di siêu việt tới Pháp Thân.” Đây là Phật Quả không kinh qua bất kỳ trạng thái trung gian nào [của thân trung ấm].
Sau thời điểm trên thì giai đoạn trung ấm của chân tánh và giai đoạn trung ấm của sự hình thành sẽ tuần tự hiển lộ, nhưng những giai đoạn đó sẽ không được miêu tả ở đây bởi những giai đoạn này sẽ được thuật lại trong các giáo huấn của phần thực hành chính yếu.
Đối với những người không có kinh nghiệm gì đáng kể về con đường tu chứng thì giây phút tốt đẹp nhất để thực hiện pháp chuyển di là lúc tiến trình tan rã vừa mới bắt đầu. Vào lúc đó, hãy hoàn toàn cắt đứt mọi bám luyến với cuộc đời này và hãy làm sống dậy lòng can đảm của bạn bằng cách nghĩ tưởng như sau: “Bây giờ tôi đang hấp hối, tôi sẽ nương cậy vào các giáo huấn của thầy tôi và bay vút tới các cõi tịnh `độ giống như một mũi tên được kẻ khổng lồ bắn vọt ra. Điều này thật là hỉ lạc biết bao!”
Vào lúc đó, bạn sẽ khó có thể nhớ lại một cách rõ ràng tất cả những đề mục và những gì phải quán tưởng trong pháp chuyển di, vì thế nếu bạn có một bằng hữu nào đó có thể nhắc nhở bạn về những điều này thì hãy yêu cầu người ấy làm công việc đó. Nhưng dù sao đi nữa, vào thời điểm đó, khi biết nương cậy vào công phu tu tập trước đây của bạn và biết đem giáo huấn của pháp tu sâu xa này vào thực hành, thì nay đã tới lúc bạn phải thực sự làm sao để cho pháp chuyển di này đem lại kết quả hữu hiệu!
Và sau đây là những bước thực hành chính yếu của pháp chuyển di; cho dù là bạn tu tập cho bản thân bạn [khi đang còn sống] hay là đem pháp tu này vào thực hành [khi lìa đời] thì những bước thực hành cũng đều giống như nhau.

3. Trình tự của pháp thiền định chuyển di
Hãy ngồi thoải mái trên một tấm nệm, chân bắt chéo trong tư thế kim cương, giữ cho lưng hoàn toàn thẳng.

1-1 PHÁP CHUẨN BỊ

Trước tiên, hãy hoàn tất toàn thể các pháp tu dự bị cho thật rõ ràng, chi tiết, bắt đầu bằng bài tụng đọc Gọi Thầy Từ Chốn Xa và tiếp tục cho tới phần tan hoà (dissolution) trong pháp Bổn Sư Du Già (Guru Yoga).

1.2 PHÁP QUÁN TƯỞNG CHÍNH YẾU

Hãy quán tưởng xác thân phàm của bạn, trong một khoảnh khắc, trở thành thân tướng của Nữ Kim Cang Du Già (Vajra Yoginī).Vajra Yoginī mang sắc màu đỏ, có một khuôn mặt và hai cánh tay, đang đứng bằng cả hai chân, bàn chân phải giở lên trong “tư thế đang bước.” Ba con mắt của Vajra Yoginī nhìn lên trời. Những hướng dẫn này nhằm mục đích chuyển di nên hãy quán tưởng Ngài với nét quyến rũ, an bình đồng thời hơi phẫn nộ. Bàn tay phải của Ngài giơ lên trong không trung, khua lách cách một cái trống nhỏ làm bằng sọ người đánh thức chúng sinh khỏi giấc ngủ của vô minh và lầm lạc. Trong bàn tay trái, Ngài cầm một lưỡi dao lưỡi liềm ngang hông để cắt đứt tận gốc tam độc tham sân si. Thân mình của Ngài trần trụi ngoại trừ một vòng hoa và các vật trang sức bằng xương [đeo trên người]. Như một căn lều bằng lụa đỏ, Ngài hiển lộ nhưng không có thực chất hay thực sự có ở đó. Tất cả những điều này là áo giáp hư huyễn bên ngoài (outer empty enclosure) của thân tướng.
Ở ngay trung tâm, suốt dọc thân thẳng đứng của bạn [nay trong hình tướng của Vajra Yoginī], hãy quán tưởng đường kinh mạch trung ương giống như một cây cột trong một ngôi nhà trống. Được gọi là kinh mạch “trung ương” bởi đường khí ấy nằm ngay nơi trục của thân, không nghiêng sang trái hay sang phải. Đường kinh mạch trung ương có bốn đặc tính.
Thứ nhất, mang màu xanh biếc như một phim ảnh màu chàm (indigo), tượng trưng cho Pháp Thân bất biến.
Thứ nhì, kết cấu của đường khí ấy vi tế giống như một cánh hoa sen, tượng trưng cho tính chất mỏng manh của những bức màn che chắn xuất hiện từ những thói quen huân tập.
Thứ ba, đường khí ấy sáng như ngọn lửa của một cây đèn dầu mè, tượng trưng cho bóng tối vô minh đã được xua tan.
Thứ tư, đường khí ấy thẳng như một khúc tre, là biểu hiện sẽ không bao giờ dẫn tới những con đường xấu thấp hoặc sai lạc. Đầu trên của đường kinh trung ương mở thẳng vào cửa Phạm Thiên nơi đỉnh đầu [nơi tâm thức có thể thoát ra], giống như một cửa sổ mở toang trên mái nhà, biểu hiệu cho con đường đưa tới giải thoát và những cõi tái sinh cao hơn, trong khi đầu dưới của đường kinh trung ương đóng kín lại không có lỗ mở nào, dưới rốn khoảng bốn ngón tay, biểu hiện rằng những lối trở lại vào vòng luân hồi sinh tử và các cõi tái sinh thấp đã được đóng kín. Tất cả những điều này là áo giáp rỗng rang bên ngoài (outer empty enclosure) của đường kinh mạch trung ương.
Bây giờ hãy quán tưởng bên trong đường kinh mạch trung ương ở khoảng ngang tầm trái tim, chỗ đó như hơi phồng ra, giống như một cái mắt trong một thân tre. Phía trên chỗ cái mắt phồng ra này, hãy quán tưởng giọt tinh chất (bindu) của năng lực, màu xanh lá cây nhạt, sống động và mạnh mẽ. Ngay trên đó là tinh tuý của tâm thức của bạn, một chữ hrih màu đỏ, với dấu nguyên âm dài và hai chấm nhỏ thay thế cho visarga,* lay động và rung rinh như một lá cờ trong gió.

* Đây là một dấu hiệu của Phạn ngữ được phát âm như một âm “h” nặng. Theo cách phát âm của tiếng Tây Tạng thì chỉ cần kéo dài âm tiết, và được viết bằng hai vòng tròn nho, û cái này trên cái kia, tượng trưng cho trí tuệ và phương tiện.

(Chữ hrih được quán tưởng theo cách này) tượng trưng cho Giác tánh của bạn.
Trong không gian trên đầu bạn một cubit (khoảng 46 cm), hãy quán tưởng một chiếc ngai báu, được tám con công vĩ đại nâng lên. Trên đó là một hoa sen nhiều màu, cùng với hai đĩa mặt trời và mặt trăng, cái này nằm trên cái kia, tạo thành một tấm nệm ba lớp [xếp chồng lên nhau].An toạ trên toạ cụ ấy là Bổn Sư vinh quang của bạn, là kho tàng bi mẫn không gì sánh bằng, hiển lộ trong thân tướng cửa tất cả chư Phật trong quá khứ, hiện tại và vị lai, và trong thân tướng của đức Phật Thế Tôn và đức Hộ Phật A Di Đà (Amitabha). Ngài mang sắc màu đỏ, giống như một trái núi bằng hồng ngọc được một ngàn mặt trời bao bọc. Ngài có một khuôn mặt, hai bàn tay nghỉ ngơi trong tư thế thiền định, cầm một bình bát chứa đầy chất cam lồ bất tử của trí tuệ. Ngài đắp tam y, là y phục của một Hoá Thân siêu phàm tuân giữ phạm hạnh thanh tịnh. Thân Ngài mang ba mươi hai tướng chính và tám mươi tướng phụ, chẳng hạn như nhục kế nhô cao (usnisa) trên đỉnh đầu và các luân xa in dấu trên lòng bàn chân--toàn thân Ngài được bao phủ trong ánh hào quang rực rỡ đến từ muôn ngàn tia ánh sáng đang phóng toả.
Bên phải đức A Di Đà là đấng Quán Thế Âm (Avalokitesvara) cao quý, hiện thân của lòng bi mẫn của tất cả chư Phật – đức Quán Thế Âm mang sắc trắng, với một khuôn mặt và bốn cánh tay. Đôi bàn tay ở phía trên chắp lại nơi tim, lòng bàn tay úp vào nhau. Bàn tay phải ở phiá dưới đang lần một chuỗi tràng pha lê màu trắng, và bàn tay trái phiá dưới đang cầm một cành sen trắng, bông hoa nằm sát tai Ngài, tất cả các cánh hoa đều nở bung ra.
Bên trái đức A Di Đà là Kim Cương Thủ (Vajrapani), Pháp Vương của các pháp ẩn mật, hiện thân của thần uy và oai lực của tất cả chư Phật. Ngài mang sắc màu xanh dương, hai bàn tay bắt chéo trước ngực; trong tay Ngài cầm một cái chày kim cang và một cái chuông.
Cả hai vị Bổn Tôn (Quán Thế Âm và Kim Cương Thủ) đều mang mười ba vật trang sức** Xem Phần Hai, Chương Ba, Mục III .của Báo Thân. Đức Phật A Di Đà an tọa, hai chân xếp chéo trong tư thế Kim Cương. Điều này tượng trưng cho việc Ngài luôn an trụ mà không rơi vào những cực đoan của cả sinh tử lẫn Niết Bàn. Còn hai vị Bồ Tát (Quán Thế Âm và Kim Cương Thủ) trong tư thế đang đứng thẳng, điều này tượng trưng việc các Ngài không bao giờ mệt mỏi khi làm việc vì lợi ích của chúng sinh.
Xung quanh ba vị Hộ Phật và Bổn Tôn chính yếu này, là tất cả các bậc Thầy của dòng truyền thừa của pháp chuyển di thâm diệu. Tất cả các Ngài hội tụ lại như những đám mây trong một bầu trời trong trẻo. Các Ngài hướng khuôn mặt tràn đầy lòng từ ái về phía bạn và tất cả các chúng sinh khác. Các Ngài chăm chú nhìn bạn với những đôi mắt ánh lên nụ cười, nghĩ tưởng về bạn với niềm hoan hỉ. Hãy nhớ tưởng tới các Ngài như những người đưa đường vĩ đại giúp giải thoát bạn và tất cả chúng sinh khỏi những thống khổ của vòng sinh tử và các cõi thấp, đưa dẫn bạn tới cõi thuần tịnh của đại lạc. Hãy quán tưởng theo văn bản, bắt đầu từ câu:

Thân xác phàm của con trở thành sắc tướng của Thánh Nữ Kim Cang Du Già (Vajra Yoginī)...
xuống tới câu:
...Ba con mắt Ngài ngước nhìn lên bầu trời.
Rồi từ câu:
Đường khí mạch trung ương chạy dọc suốt giữa thân Ngài...
cho tới câu:
...Thân Ngài thật toàn mỹ với tất cả các tướng chính và phụ...

Sau đó, với tất cả niềm tin và kỳ vọng, toàn thân bạn như bừng bừng lên và nước mắt tuôn rơi, hãy lập lại càng nhiều lần càng tốt lời khẩn nguyện sau đây:
Đức Thế Tôn, Như Lai, A La Hán, Đức Phật Toàn Giác, đấng Hộ Phật A Di Đà, con xin quy mạng lễ. Con xin cúng dường lên Ngài. Con xin nương tựa nơi Ngài.
Rồi hãy tụng đọc đầy đủ bài cầu nguyện kế tiếp ba lần, bắt đầu từ câu:
Emaho (Kỳ diệu thay)! Nơi chốn này, cõi Sắc Cứu Cánh Thiên viên mãn đã hiển hiện tự nhiên...
cho tới câu:
... Nguyện cho con nắm giữ được đại-phương quảng-trí của Pháp Thân!
Kế đó hãy tụng ba lần phẩm cuối cùng, bắt đầu từ câu:
Với lòng quy ngưỡng trong tâm...
Cuối cùng, tụng ba lần dòng cuối cùng sau đây:
...Nguyện cho con an trụ trong đại-phương quảng-trí của Pháp Thân!

Trong khi bạn cầu nguyện, hãy chỉ chú tâm vào chữ hrīh, là biểu tượng của Giác tánh của bạn, và cầu nguyện với lòng quy ngưỡng hướng về bậc Thầy và đấng Hộ Phật của bạn, tức đức Phật A Di Đà, tới nỗi đôi mắt bạn trở nên đẫm lệ.

Sau đây là đến phần nghi thức phóng xuất thần thức. Khi bạn tụng “Hrīh, Hrīh,” năm lần từ phía sau vòm miệng, chữ hrīh màu đỏ, tượng trưng cho Giác tánh của bạn, được giọt tinh lực (bindu of energy) rung động màu xanh lá cây nhạt nâng bổng lên, càng lúc càng được nâng bổng lên cao và luôn luôn rung động [tất cả đều nằm ở giữa đường khí mạch trung ương]. Khi giọt tinh lực hiện ra ở cửa Phạm Thiên trên đỉnh đầu bạn, hãy hô lớn “Hik!” và quán tưởng giọt tinh lực ấy phóng vút lên, giống như một mũi tên được tên khổng lồ bắn đi, và tan hoà vào trái tim đức PhậtA Di Đà.
Hãy thực hành nghi thức trên bảy lần, hai mươi mốt lần hoặc nhiều hơn nữa, trong khi quán tưởng chữ hrīh trong tim bạn và lập lại tiếng hô “Hik!” như trước đó. Trong các truyền thống khác, người ta hô “Hik!” khi phóng tâm thức lên và hô “Ka” khi thả cho thần thức rơi trở xuống, nhưng theo truyền thống này chúng ta không hô “Ka” khi thả cho thần thức rơi trở xuống.

Sau đó, hãy hành trì nghi thức như trên càng nhiều lần càng tốt, số lần nhiều ít tuỳ nghi sao cho phù hợp với bạn, và bắt đầu với câu:
Đức Thế Tôn... Đấng Hộ Phật A Di Đà...
Sau đó tụng những lời cầu nguyện và thực hành kỹ thuật phóng xuất tâm thức và những nghi thức còn lại. Rồi một lần nữa, hãy tụng ba hay bảy lần câu:
Đức Thế Tôn... Đấng Hộ Phật A Di Đà...
xuống tới câu:
...Con xin cúng dường lên Ngài. Con xin nương tựa nơi Ngài.

Hãy thực hành theo nghi thức này với lời khẩn nguyện chuyển di cô đọng được gọi là Cắm Cọng Cỏ, được vị tôn giả khai quật tàng kinh Nyi da Sangye biên soạn và trao truyền qua dòng truyền thừa của Tu viện Dzogchen:
Đức Phật A Di Đà, con xin quy mạng lễ trước Pháp toà; Đức Liên Hoa Sanh xứ Oddiyāna, con khẩn cầu Ngài; Bổn Sư từ ái, xin che chở con bằng lòng bi mẫn của Ngài!
Chư vị Bổn Sư và Tôn Sư thuộc dòng truyền thừa, xin dẫn dắt con trên con đường tu.
Xin gia hộ cho con để con có thể thành tựu con đường chuyển di thâm diệu.
Xin gia hộ cho con để con đường chuyển di thần tốc này có thể đưa con tới cõi tịnh độ.
Xin gia hộ cho con và những chúng sinh khác để ngay khi cuộc đời này chấm dứt,
Xin cho chúng con được vãng sinh nơi cõi Cực Lạc!

Hãy tụng lời cầu nguyện này ba lần, và sau đó lập lại ba lần dòng cuối cùng. Hãy tiếp tục thực hành kỹ thuật phóng xuất thần thức như đã được giảng dạy trước đây, trong một khoảng thời gian lâu hay mau sao cho phù hợp với bạn. Rồi lại bắt đầu từ câu:
Đức Thế Tôn,Như Lai...
và tụng đọc lời cầu nguyện chuyển di theo Giáo Lý Hư Không, được truyền dạy qua dòng truyền thừa của Tu viện Palyul:
Emaho! Đức Phật A Di Đà, đấng Hộ Phật kỳ diệu nhất, Đức Quán Thế Âm Đại Từ Đại Bi và đức Kim Cang Thủ đầy uy lực, Vì lợi lạc của bản thân cùng những chúng sinh khác, con xin chí tâm chí thành khẩn cầu chư vị: Xin gia hộ cho chúng con để chúng con có thể thành tựu con đường chuyển di thâm diệu. Xin gia hộ cho chúng con để vào giây phút lìa đời, Tâm thức của chúng con sẽ được chuyển di tới Pháp Giới Cực Lạc!
Hãy tụng đọc lời cầu nguyện này ba lần, lập lại hai dòng sau cùng thêm ba lần nữa. Rồi hãy thực hành kỹ thuật phóng xuất tâm thức như đã được giảng dạy trước đó.
Hai lời cầu nguyện sau cùng này không có trong những văn bản ghi chép giáo huấnTâm-Yếu của Đại-Quảng-Trí và không được Ngai Rigdzin Jigme Lingpa truyền dạy, nhưng được truyền xuống từ Ngài Dzogchen Rinpoche qua Tu viện Gochen, và qua các vị Đạo Sư kế thừa khác. Những lời cầu nguyện trên trở thành một phần trong những khẩu truyền được Ngài Kyabe Dodrup Chen Rinpoche thọ nhận, và Ngài đã hợp nhất tất cả những lời cầu nguyện thành một dòng pháp duy nhất. Bản thân Ngài đã sử dụng những lời cầu nguyện này, cũng giống như Bổn Sư tôn kính của tôi đã làm. Dodrup Chen Rinpoche cũng được kế thừa những giáo huấn về pháp chuyển di được truyền xuống từ Ngài Gampopa thuộc dòng Kagyu. Bởi thế, một số lời cầu nguyện của Ngài Gampopa được tìm thấy trong bản văn cầu nguyện chuyển di do Dodrup Chen Rinpoche biên soạn, mặc dù những lời cầu nguyện đặc biệt này không phải là những gì Bổn Sư của tôi thường trì tụng. Dù sao đi nữa, tiến trình quán tưởng của tất cả những truyền thống khác nhau vẫn hoàn toàn giống nhau, nên không còn phải nghi ngờ gì nữa mà phải hiểu là những suối nguồn giáo huấn này đã được hợp nhất để trở thành một con sông lớn. Vị Thầy tôn kính của tôi đã nhiều lần thọ nhận những giáo huấn này từ Kyabje Dodrup Chen Rinpoche. Tôi cho rằng tất cả những ai đã từng thọ nhận những giáo huấn chuyển di này từ Ngài cũng đã đồng lúc nhận được những giáo huấn về pháp chuyển di của truyền thống Kagyu, và vì thế, được cho phép trì tụng những lời cầu nguyện của dòng truyền thưà tương ứng cùng với những lời cầu nguyện khác. Cho dù hai lời cầu nguyện cô đọng được tôi ghi ra ở đây có đồng nhất với những lời cầu nguyện được ghi trong tuyển tập cầu nguyện của Ngài Dodrup Chen Rinpoche hay không chăng nữa, thì chúng cũng chỉ khác biệt rất tối thiểu nếu đem so với những văn bản khác, và vì thế tôi đã ghi lại theo đúng hệt như những gì mà vị Thầy tôn kính của tôi đã giảng dạy.
Có lần Thầy tôi đang truyền dạy pháp chuyển di theo truyền thống của Giáo Lý Hư Không. Trong khi Ngài đang thực hành (hướng dẫn) pháp chuyển di cho một đám đông khổng lồ thì một vài người đã không bắt kịp được câu sau đây mà Ngài đã thêm vào “...tất cả những điều này (di nam), khi giây phút lìa đời đến với họ;”và vì thế mà bây giờ một vài người thường nói: “...những nhận thức của cuộc đời này (dir nang)..,” và những người khác thì lại nói “...bởi thế (di ne)..,” nhưng theo ý kiến của tôi thì cả hai lối nói trên đều có phần hơi sai trật.
Khi bạn đã hoàn tất pháp môn chuyển di nhiều lần và đến lúc kết thúc thời khóa, hãy niêm phong pháp môn lại trong đại-phương quảng-trí của năm Thân (expanse of the five kāyas) bằng cách hô lên tiếng “P’et” năm lần. Sau đó, hãy an trú trong trạng thái an tịch tự nhiên không tạo tác bất kỳ điều gì.
Sau đó, tất cả những vị Thầy của dòng truyền thừa trên đỉnh đầu bạn sẽ tan hòa vào ba vị thượng thủ (A Di Đà, Quán Thế Âm và Kim Cương Thủ); rồi hai vị Bồ Tát Quán Thế Âm và Kim Cương Thủ tan hòa vào đức Phật A Di Đà; và đức Phật A Di Đà (Vô Lượng Quang) tan thành ánh sáng và sau đó tan hòa vào bạn. Hãy quán tưởng chính bạn ngay lập tức hoá hiện thành ra vị Hộ Phật Vô Lượng Thọ (Amitayus) trong sắc màu đỏ, với một khuôn mặt, hai tay và hai chân. Ngài toạ thiền trong tư thế Kim Cương(Vajra). Hai tay ngài bắt ấn thiền định, cầm một bình bát sinh lực tràn đầy cam lồ của trí tuệ bất tử và trên đỉnh bình bát có một nhánh cây như ý.Ngài mang trên mình mười ba bảo vật trang sức của Báo Thân.
Hãy tụng câu “OmAmaraniJīvantiye Svāhā” (minh chú của đức Amitayus Vô Lượng Thọ) một trăm lần, sau đó hãy tụng đà ra ni trường thọ và những câu minh chú khác. Điều này ngăn ngừa giúp cho thọ mạng của bạn không bị ảnh hưởng bởi pháp thực hành chuyển di– và nhờ vào chân lý của duyên tương khởi này – sẽ tẩy trừ bất kỳ chướng ngại nào có thể đe dọa đến thọ mạng của bạn. Phần hành trì minh chú và quán tưởng Vô Lượng Thọ này không cần thiết khi bạn thực hành pháp chuyển di tâm thức cho một người hấp hối hay cho người đã chết, và cũng không cần thiết khi bạn đang thực sự thực hành pháp chuyển di cho chính bản thân bạn vào lúc lìa đời.
Những dấu hiệu thành tựu trong pháp chuyển di được mô tả trong bản chánh văn như sau:
Đầu đau nhức; một giọt huyết thanh (serum) lóng lánh như sương xuất hiện; Có thể từ từ cắm sâu một cọng cỏ [vào trên đỉnh đầu].
Hãy miên mật hành trì cho đến khi những dấu hiệu này xuất hiện.
Để kết thúc, hãy hồi hướng công đức và trì tụng Bài Nguyện Vãng Sanh Tây Phương Cực Lạc và những bài nguyện khác. Khác với những pháp môn hành trì khác của hai giai đoạn phát triển và toàn thiện, những giáo huấn về con đường thâm diệu của pháp chuyển di không đòi hỏi thời gian tu tập lâu dài. Những dấu hiệu thành tựu nhất định sẽ xảy đến sau một tuần lễ thực tập miên mật. Đó là điều tại sao phương pháp này được gọi là “Giáo Pháp đem lại Phật Quả phi thiền định,” và đó là điều tại sao mọi người nên lấy con đường tắt vô song này làm pháp môn hành trì hằng ngày.
Không thể tự lo cho mình, con lảm nhảm lung tung với người quá cố.
Không tu hành, nhưng con trải rộng vòm Giáo Pháp vô tận.
Xin từ bi gia hộ cho con và những kẻ gian xảo như con,
Để chúng con có thể tinh tấn, hành trì miên mật.

Các hang động gần Tu Viện Dzogchen
Tại những hang động này, Patrul Rinpoche đã trải qua nhiều năm trong thiền định. Hang động phía dưới mang tên “Cung Điện Kinh Hoàng của Yamantaka” là nơi đại sư Patrul Rinpoche đã trú ngụ trong thời gian biên soạn tác phẩm“Lời Vàng Của Thầy Tôi.”

KẾT LUẬN

Những giáo huấn dưới đây, gồm mười hai đề mục chính yếu, với sáu đề mục đầu tiên liên quan tới những pháp tu dự bị thông thường bên ngoài:

1.Sử dụng đời người cho những điều thật sự quan trọng bằng cách quán chiếu về những điều kiện tự do và những thuận duyên rất khó tìm.
2. Tự thôi thúc mình phải tinh tấn bằng cách quán chiếu về lẽ vô thường của cuộc đời.
3.Phát khởi quyết tâm cầu tìm giải thoát cùng với tâm từ bi nhờ vào việc nhận biết ra được bản chất của toàn bộ vòng sinh tử luân hồi là đau khổ.
4.Từ bỏ những điều xấu ác và noi theo những điều tốt lành trong bất kỳ việc gì nhờ vào những hiểu biết rốt ráo về những hậu quả của việc làm của mình.
5. Càng ngày càng thiết tha với kết quả thành tựu bằng cách nhớ đến những lợi lạc của giải thoát.
6. Bằng cách theo chân một vị Thầy tâm linh chân chính, tự rèn luyện bản thân để tích cực theo gương những chứng nghiệm và thiện hạnh của Ngài.

Năm đề mục kế tiếp bao gồm những pháp tu dự bị phi thường hay những chuẩn bị bên trong:

1.Đặt ý nguyện tìm cầu giải thoát trên nền tảng của quy y Tam Bảo.
2.Thiết lập một cái khung vững chắc cho vô lượng công hạnh của một vị Bồ Tát bằng cách khơi dậy tâm Bồ Đề tối thượng.
3.Sám hối những ác hạnh và những vi phạm giới hạnh, là gốc rễ của tất cả những gì bất thiện, và nương vào bốn lực tịnh hoá nghiệp, thực hành thiền định và trì tụng về Đức Kim Cang Tát Đỏa (Vajrasattva).
4.Tích lũy công đức và trí tuệ, là suối nguồn của tất cả những tiến triển tâm linh, bằng cách cúng dường những cõi Tịnh Độ của ba Thân (kāyas) trong hình thức của một mạn đà la.
5. Tự khơi dậy tuệ giác tối thượng trong bản thân bằng cách khẩn nguyện Bổn Sư, là suối nguồn của mọi năng lực gia trì.
Cuối cùng, trong trường hợp cái chết đột ngột xảy đến trước khi bạn có thể hoàn tất con đường tu, hãy nương vào pháp chuyển di tâm thức để nối kết với các cõi tịnh độ, dẫn đến Phật Quả mà không cần thiền định.
Những pháp tu dự bị này cũng có thể được trình bày như sau.
(1) Nhờ vào bốn tư tưởng quán chiếu chuyển tâm giúp bạn quay lưng lại với cõi sinh tử luân hồi và nhờ vào những hiểu biết về lợi ích của giải thoát, bạn có thể làm sống dậy lòng cương quyết tìm cầu giải thoát, và chính lòng cương quyết chí thành này sẽ mở ra một lối vào cho toàn bộ con đường tu.

(2) Nhờ theo chân một vị Thầy tâm linh, suối nguồn của mọi phẩm hạnh tốt lành, bạn sẽ tạo được những thuận duyên cho con đường tu.
(3) Nhờ quy y Tam Bảo làm nền tảng, và nhờ khơi dậy được tâm Bồ Đề, tu tập hành trì theo sáu pháp toàn thiện siêu việt (lục độ ba la mật) mà bạn sẽ được dẫn dắt đi trên con đường chánh đạo của chư Phật Toàn Trí Toàn Giác.

Có những giáo huấn khác cũng được biết tới qua những giải thích dựa trên ba loại tri giác, ba loại căn cơ của chúng sinh, hoặc dựa trên pháp tu Đại Thủ Ấn theo truyền thống Kinh điển... nhưng tất cả những điểm trọng yếu của những con đường đó đều được hợp nhất ở đây trong tác phẩm luận giải này.
Tuy nhiên, tất cả những Giáo Pháp như pháp tịnh hóa và tích lũy (hai bồ phước tuệ), vận dụng hai phương pháp tối cao là (1) pháp môn hành trì Kim Cang Tát Đỏa(Vajrasattva) và (2) pháp cúng dường Mạn đà la; (3) pháp Bổn Sư Du Già(Guru Yoga), con đường bí mật dẫn đến năng lực gia trì thâm diệu; và (4) những giáo huấn về pháp chuyển di tâm thức dẫn đến Phật Quả mà không cần thiền định– tất cả những Giáo Pháp trên đều là những Giáo Pháp vô song, được cắt nghĩa giảng giải một cách đặc biệt theo đúng truyền thống tu tập của riêng dòng truyền thừa này.
Sau những pháp môn hành trì này, ta sẽ bước vào con đường chính yếu phi thường, là tinh tuý của Giáo Pháp kim cương Tâm-Yếu (Heart Essence),gồm có những pháp tu dự bị đặc biệt dẫn đến ba Thân (kāya), đến chân tâm, và đến giác tánh. Sau đó, một khi nương vào pháp gia trì của giác tánh năng hoạt mà ta được chỉ cho thấy lối vào chân như, thì rồi ta cũng sẽ nhận được thêm những hướng dẫn trực chỉ chân tâm, dựa trên chính những kinh nghiệm tuần tự tu chứng của riêng ta.* Đoạn này ám chỉ các pháp thiền đặc biệt của Đại Viên Mãn.
Khi biên soạn những giáo huấn này, tôi gần như không để cho những cân nhắc về mỹ học hay văn chương lôi kéo. Mục đích chính của tôi là chỉ ghi chép một cách trung thực những giáo huấn truyền khẩu của vị Thầy tôn kính của tôi theo một cách trình bày dễ hiểu và có lợi lạc cho tâm thức. Tôi đã cố gắng bằng hết khả năng của mình để không làm hư hoại những giáo huấn ấy bằng cách pha trộn vào đó những ngôn từ và ý tưởng của riêng tôi.
Trong một số trường hợp riêng biệt, Thầy tôi cũng thường ban nhiều giáo huấn đặc biệt chỉ dạy cách phơi bày những lỗi lầm tiềm ẩn, và tôi đã thêm vào bất kỳ những gì tôi nhớ được về những điều này trong những đoạn văn thích hợp nhất. Đừng nên coi những giáo huấn phơi bày lỗi lầm này như một cánh cửa sổ để qua đó bạn có thể xem xét lỗi lầm của người khác, mà phải coi đó là một tấm gương để quán sát chính bạn. Hãy xem xét kỹ lưỡng trong bản thân bạn để xem mình có hay không có những lỗi lầm tiềm ẩn đó. Nếu có, hãy nhận ra chúng và hãy trục xuất chúng. Hãy chỉnh sửa tâm bạn và thanh thản đặt tâm ấy trên con đường tu đúng đắn. Như Ngài Atisa đã nói:
Vị Thầy tâm linh tuyệt vời nhất là người tấn công vào những lỗi lầm tiềm ẩn của bạn. Giáo huấn xuất sắc nhất là giáo huấn đánh trúng vào những lỗi lầm đó. Những người bạn tuyệt hảo nhất là chánh niệm và tỉnh giác. Sự khích lệ tốt lành nhất là kẻ thù, chướng ngại và đau khổ của bệnh tật. Phương pháp thiện xảo nhất là không tạo tác bất kỳ điều gì.
Điều cực kỳ quan trọng là hãy làm sao để cho những giáo huấn ấy tác động được tới những lỗi lầm tiềm ẩn của bạn, vận dụng Giáo Pháp để sửa chữa tâm bạn, luôn luôn duy trì chánh niệm và tỉnh giác, nhận về mình toàn bộ trách nhiệm khi có bất kỳ điều gì xảy ra, thậm chí không bao giờ để cho dù chỉ một tư tưởng bất thiện phát khởi, và hãy nương vào Giáo Pháp để điều phục tâm bạn. Nếu bạn có thể làm được tất cả những điều này, bạn sẽ ban cho chính bạn một đặc ân .Giáo Pháp sẽ trở nên vô cùng lợi lạc cho tâm bạn, và việc bạn theo chân một vị Thầy sẽ bắt đầu có ý nghĩa thật sự. Ngài Atisa cũng có nói:
Cách tốt nhất bạn có thể giúp đỡ người khác là dẫn dắt họ đến với Pháp. Cách tốt nhất họ có thể đón nhận sự giúp đỡ là chuyển tâm hướng về Pháp.
Tóm lại, giờ đây bạn đã có được những điều kiện tự do và thuận lợi của đời người. Bạn đã gặp một vị chân sư và nhận được những giáo huấn thâm diệu. Duyên may để đạt được Phật Quả bằng cách đưa giáo pháp của chín thừa vào thực hành giờ đây là của bạn. Bây giờ là lúc bạn có thể vạch ra một con đường cho tất cả những đời vị lai của bạn – hoặc bây giờ cũng là lúc bạn có thể phó mặc đời mình cho định mệnh. Giờ đây là lúc bạn có thể chuyển tâm hướng về những điều thiện – hoặc giờ đây là lúc bạn từ bỏ điều thiện để đến với những gì xấu ác. Chính giây phút này là bước ngoặt giữa hai hướng đúng và sai của toàn bộ sự sống của bạn. Phước duyên này giống như việc bạn tìm được một chút thức ăn khi bạn chỉ mới ăn được một bữa trong một trăm bữa suốt cuộc đời bạn. Vì thế hãy tận dụng Giáo Pháp để tự giải thoát bản thân trong khi bạn còn có thể làm được điều đó, hãy để cho cái chết trở thành một thôi thúc, (thúc đẩy bạn tu tập) trong bất kỳ giờ phút nào. Hãy cắt bớt những hoạch định thế tục của bạn trong đời này, và hãy tinh tấn thực hành những thiện hạnh và từ bỏ những ác hạnh– cho dù phải trả giá bằng cả cuôc đời mình. Hãy theo học một vị Thầy chân chính và chấp nhận không chút do dự bất cứ điều gì Ngài khuyên bảo bạn. Hãy dâng hiến thân và tâm của bạn cho Tam Bảo. Khi hạnh phúc đến, hãy nhận ra đó là lòng từ bi của các Ngài. Khi đau khổ xảy ra, hãy nhận ra đó là kết quả của những nghiệp đã tạo trong quá khứ của chính bạn. Hãy chuyên chú hành trì các pháp tích tập công đức và pháp tịnh hóa với tác ý hoàn toàn thanh tịnh của Bồ Đề Tâm. Cuối cùng, nhờ vào lòng quy ngưỡng và mật nguyện thanh tịnh, hãy hợp nhất tâm bạn với tâm của vị Thầy cao cả của dòng truyền thừa chân chính, mãi mãi hợp nhất, không bao giờ chia cắt. Hãy chiếm giữ thành lũy của chân như ngay trong đời này, can đảm nhận lãnh trách nhiệm giải thoát tất cả chúng sinh, là những bà mẹ già nua của chúng ta ra khỏi ngục tối luân hồi. Điều này bao gồm tất cả những giáo huấn cốt tủy trọng yếu nhất.
Giáo huấn cốt tủy của dòng truyền thừa ba chi phái giữa con sông cam lồ,
Hương vị dịu ngọt từ môi Thầy thuộc truyền thống chân chính, Những điểm trọng yếu trong các pháp tu của chín thừa, Tất cả được đúc kết ở đây, không lỗi lầm hay pha tạp. Những lời tốt lành này giống như thực phẩm khéo nấu, Mọi hí luận của lời lẽ hoa mỹ đều đã được sàng lọc, Được nêm bằng tinh túy thơm ngon của pháp hành trì
thâm diệu nhất, Trong nước cốt của giáo huấn đặt trên nền kinh nghiệm.
Những lời tốt đẹp này giống như một nông dân thiện nghệ Khắp mảnh đất hoang của tâm xấu ác,tam độc mọc tràn lan, Đã đào xới mọi lỗi lầm tiềm ẩn bằng lưỡi cày kim cương của giáo lý, Và khéo léo tưới tẩm đất hoang bằng nước mát của Chân Pháp.
Những lời tốt đẹp này giống như một vụ mùa bội thu. Trên mảnh đất phì nhiêu của quyết tâm thoát khỏi luân hồi, Hạt giống Bồ Đề Tâm được gieo trồng cẩn thận, Được nuôi dưỡng bằng công đức, cùng tẩy tịnh, sinh ra trái quả của thành tựu tâm linh.
Những lời tốt đẹp này giống một vú em tử tế. Xem xét lỗi lầm tiềm ẩn và nhổ bật tận gốc rễ,
Khéo léo thúc đẩy hãy tốt lành hơn một trăm lần như thế, Luôn quan tâm giúp đỡ chỉ vì muốn trẻ thơ thêm toàn thiện. Không chỉ là ngôn từ mà là yếu nghĩa thâm sâu;
Còn nồng ấm hơi thở của vị Thầy vô song của tôi. Ai coi những lời này như viên ngọc quý trong tâm họ Chắc chắn đang bước đi trên con đường thuần khiết chân chính.
Những giáo huấn tốt lành này là phương tiện thiện xảo đặc biệt của chư Bồ Tát, Một bản văn linh hiển được viết ra, không tao nhã, không văn thơ Mà sử dụng ngôn ngữ thông thường để giảng dạy con đường chân chính, Để mọi lợi lạc và các pháp tu có thể thâm nhập đáy lòng.

Những bình giảng rộng rãi đầy ắp chi tiết Không dễ thích hợp trong không gian tù túng của tâm thức hạn hẹp. Những luận giảng cao xa về các quan điểm triết học và giáo thuyết thâm sâu Khó đưa vào thực hành đối với những kẻ trí tuệ thấp kém trong thời đại suy đồi.
Đó là lý do tại sao bản văn này cô đọng và dễ hiểu, Là thần dược quý báu thấm nhập khe hở tí hon trong tâm trí chật hẹp, Một ngọn đèn soi sáng bóng tối cho những kẻ độn căn,
Một ông giáo điềm tĩnh, tự truyền đạt rõ ràng yếu nghĩa đúng đắn. Đối với bậc thông thái yêu thích luận thuyết dông dài, Đối với vị thầy vĩ đại không tìm được điều gì để áp dụng cho chính mình, trong văn bản, và trong truyền thống khẩu truyền, Khi được uống giòng cam lồ giáo huấn tâm yếu tuyệt hảo này Sẽ làm hồi sinh tinh túy của công phu hành trì, không còn gì nghi ngại. Đối với người ẩn tu, thiền định thiếu hướng dẫn như thể ném đá vào bóng tối, Đối với kẻ lão luyện, kiêu căng về tất cả các pháp hành trì,
Đối với những kẻ thành tựu hư giả chưa từng đương đầu với giới hạn của bản thân, Con đường này sẽ chữa lành tật bệnh trong tâm họ.
Bản văn này không pha chế những câu cú vẽ vời, phức tạp, Không là cầu vồng tô vẽ khéo léo bằng ngôn từ kỳ dị Bởi một số kẻ tinh thông uyên bác nhưng hời hợt trong văn điển,
Chúng chẳng là gì cả so với những lời vàng của vị Thầy từ ái của tôi.
Chư huynh đệ kim cương của tôi vẫn còn có thể làm chứng, Về thời đại hiện hữu của bậc Toàn Giác, vị Thầy vô song của tôi Bởi thời đại tốt đẹp đó đâu đã là một quá khứ xa xăm, Một thời đại may mắn cho cả Tây Tạng và thế giới-
Công hạnh của bậc tôn quý ấy là nguồn cảm hứng cho tôi, Để biên soạn một trước tác những lời chân thật của Ngài. Là dấu ấn của lòng quy ngưỡng và thiện ý của tôi,
Đáng được chư huynh đệ và ngay cả chư Thiên hoan hỉ tán thán.
Những kẻ may mắn sống trong đời vị lai cũng thế: Hãy phát khởi lòng quy kính tương tự khi đọc bản văn này Chẳng khác nào được giáp mặt vị Thầy giác ngộ của tôi, Tôi tin rằng những lời này chuyên chở tinh hoa giáo huấn của Ngài không sai lạc.
Bất kỳ công đức nào có được từ tác phẩm này Tôi hồi hướng đến tất cả chúng sinh, những bà mẹ của tôi trong quá khứ, Nguyện xin họ được một vị Thầy tâm linh tối thắng gia hộ,
Đem giáo huấn toàn hảo của Ngài vào thực hành, và hưởng được quả lành.
Đặc biệt nguyện cho tất cả những ai được nuôi dưỡng bằng cam lồ này, Đến từ đôi môi của vị Phật toàn giác, bậc Thầy vô song của tôi, Nguyện tất cả đồng trọn thành Phật Quả viên mãn; Nguyện thấy họ lên đường và dẫn dắt chúng sinh. Nguyện những bậc Trưởng Tử của vị Thầy từ ái nhất của tôi, Những vị đã uống lời cam lồ toàn thiện của Ngài, Đã thu phục những kẻ may mắn, làm cho họ say đắm những bài ca giáo huấn. Nguyện xin gót sen của chư vị an trú bền vững trên toà kim cương.*
Từ nay trở đi, nguyện xin trong mọi kiếp vị lai của tôi Được phụng dưỡng Thầy tôi và những ai theo bước chân Ngài; Nguyện đáp ứng bất kỳ những gì được yêu cầu, làm vui lòng tất cả.

Nguyện cho tôi được Ngài dẫn dắt như đệ tử. Cho tới khi luân hồi tuyệt dứt, đối với mỗi một chúng sinh, Nguyện cho tôi tích lũy thân thể, vật dụng và công đức; Nguyện cho tôi phụng dưỡng chúng sinh, những bà mẹ già chìm đắm trong đau khổ, Và nguyện cho họ cùng tu tập Giáo Pháp của đấng Thế Tôn. Trong khi đó, nguyện cho lực gia hộ của dòng truyền thừa tôn quý ló rạng trong tâm chúng sinh như vầng dương tuyệt hảo.
Sau khi hiến dâng cuộc đời hành trì nơi ẩn thất, Nguyện cho họ đời đời núp dưới bóng của vị Thầy vô song.

*Một biểu lộ thi vị thường được dùng để cầu chúc các vị Thầy tâm linh được trường thọ và dồi dào sức khoẻ.
Những hướng dẫn tổng quát bên ngoài và bên trong dẫn đến Tâm-Yếu của Đại-Quảng-Trí (Longchen Nyingtik), tất cả đều rất trung thực với những lời giảng dạy của vị Thầy vô song của tôi. Trước tác này đã xuất hiện do sự khẩn cầu bền bỉ của Dronma Tsering, một đệ tử tinh tấn và nghiêm trì giới luật, là người đã đưa tặng lại một số ghi chép mà ông đã ghi lại những gì có thể nhớ được. Ông ta nài nỉ tôi viết một giảng văn dựa trên những ghi chú này, ghi chép thật trung thực những giảng dạy của Thầy của chúng tôi. Ngoài ra, Kunzang Thekchok Dorje, một vị Hoá Thân tôn quý, là người đại diện của Đạo sư tôn quý và là bậc nắm giữ giáo lý tăng trưởng và giải thoát này, đã lập đi lập lại hai ba lần lời khẩn nài tương tự– thậm chí còn cung cấp cho tôi rất nhiều tấm giấy để ghi chép.
Sau này lại tới phiên Ngài Kushab Rinpoche Changchub Dorje – vị Pháp Vương của tất cả mọi giáo thuyết, bậc lỗi lạc nhất trong tất cả những trưởng tử tâm linh là những bậc nắm giữ dòng truyền thừa của truyền thống khẩu truyền của vị Thầy siêu phàm của tôi – Ngài Kushab Rinpoche đã khuyến khích tôi, nói rằng tôi phải dứt khoát viết ra những lời dạy của vị Thầy đáng kính của chúng tôi đúng như những lời mà Ngài đã dạy các vị ấy, bởi điều đó sẽ giúp tất cả chúng tôi giữ được Ngài trong tâm tưởng và làm sống lại lòng sùng kính quy ngưỡng của chúng tôi đối với Ngài. Tôi cũng được một số pháp hữu kim cương thân yêu khuyến khích và truyền cảm hứng; đây là những người bạn mà tôi yêu quý chẳng khác nào chính đôi mắt của mình, và chắc chắc họ sẽ vẫn tiếp tục gần gũi thân thiết với tôi như ngọn lửa và tim đèn, cho tới khi tất cả chúng tôi cùng đến được bên kia bờ giác.
Vì thế, đây là nguyên bản của trước tác này, được viết ra bởi một người mà Ngài Rigdzin Changchub Dorje, bậc trưởng tử của hàng trăm vị thành tựu giả vô song, đã ban cho danh hiệu Orgyen Jigme Chokyi Wangpo –tuy nhiên, phía sau danh hiệu đẹp đẽ đó, thực ra chỉ là Abu Rách Rưới, thô lỗ, và đang bị thiêu đốt bởi ngọn lửa của năm độc.
Bản văn này được hoàn tất tại nơi ẩn tu, còn hẻo lánh hơn cả tu viện trực thuộc tên là Rudam Samten Choling* hẻo lánh. Nơi đây được gọi là Cung Điện Kinh Hoàng Của Yamantaka – một nơi tráng lệ được trang hoàng bằng tất cả những dáng vẻ cô tịch; ở đó những tàng cây tắm mình trong tinh chất ấm áp của ánh nắng mặt trời, trong lúc bộ rễ của chúng hấp thụ những giọt cam lồ mát lạnh; nơi mà những giàn cây, những lùm rậm, những bụi thấp, những cành, lá, những hoa và trái, cùng với những tràng hoa, đủ mọi loại trải dài sặc sỡ, chắt lọc chất cam lồ từ nụ cười rạng rỡ của Thiên Nữ Cung Trời Xanh Biếc** khi giòng cam lồ ấy chảy xuống làm cho trái tim cực kỳ mãn nguyện.
Nhờ công đức của việc hoàn thành tốt đẹp tác phẩm này, nguyện tất cả vô lượng chúng sinh sẽ đi theo con đường tối thượng này và hoàn toàn được giải thoát vào pháp giới nền tảng của Đức Phật nguyên sơ!
*Tu viện Dzogchen
**Mặt trời. Cách hành văn trau chuốt ở đây được mượn từ truyền thống thi ca Ấn Độ, dùng để làm lời bạt ở cuối tập sách theo đúng truyền thống thông thường.

Thung lũng nhìn xuống Tu Viện Dzogchen
Là nơi Patrul Rinpoche thường ngồi trên một tảng đá lớn (gần địa điểm trong hình này) trong khi biên soạn Lời Vàng Của Thầy Tôi.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6825
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Kiến Thức Đó Đây

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron