CẢNH BÁO PHÁT SINH NHỮNG BỆNH DO THIẾU VITAMIN B12
Các chuyên gia cho biết: tình trạng mệt mỏi, cơ bắp yếu, tê ngứa chân tay thường xuyên... là một trong những dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu trầm trọng loại vitamin này.
B12 là một loại vitamin đặc biệt đóng vai trò thiết yếu trong việc chuyển hóa chất béo và chất đạm thành năng lượng và mang oxy đi khắp cơ thể. Mỗi ngày, cơ thể của chúng ta cần tiêu thụ đủ 2,4mg vitamin B12 có trong các loại thịt, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa... để chống lại những bệnh về tim mạch, thần kinh. Tuy nhiên, nếu không cung cấp đủ vitamin B12 thì trí não và hệ tuần hoàn sẽ hoạt động kém hơn.
Những dấu hiệu thiếu hụt vitamin B12 có vẻ như là những điều rất nhỏ nhưng nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn nếu thiếu hụt trong thời gian dài và không được điều trị:
1. Thay đổi vị giác
Các nhú vị giác trên lưỡi có nhiệm vụ nhận biết vị của thực phẩm bạn ăn. Trong trường hợp bạn nhận thấy những thay đổi về khẩu vị của bạn và thường có cảm giác chán ăn, rất có thể bạn thiếu vitamin B12.
2. Cơ thể mất thăng bằng
Nếu các tế bào thần kinh không được bảo vệ bởi vitamin B12 thì các dây thần kinh tủy sống (đoạn nối dài tới tứ chi) cũng sẽ suy yếu dần, từ đó khiến cơ thể bạn mất trọng tâm, không đứng vững được. Lúc này, kể cả bạn không đi giày cao gót mà vẫn vấp té thường xuyên thì hãy cẩn thận vì xem chừng cơ thể bạn đang thiếu vitamin B12.
3. Chóng mặt
Thường xuyên chóng mặt và hoa mắt có thể là biểu thị của việc thiếu vitamin B12. Bạn có thể bị chao đảo khi đứng dậy quá nhanh sau khi ngồi trong thời gian dài. Bạn cũng có thể cảm thấy lâng lâng khi leo lên hoặc xuống cầu thang, điều này có thể thực sự nguy hiểm vì bạn dễ bị ngã hơn. Nếu cảm thấy chóng mặt quá thường xuyên, bạn có thể đến bác sĩ và làm xét nghiệm máu để phát hiện mức độ thiếu vitamin B12 trong cơ thể.
4. Vàng da
Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của việc thiếu hụt vitamin B12 là bệnh vàng da. Khi nồng độ vitamin B12 trong cơ thể bạn giảm xuống, các tế bào hồng cầu trở nên mỏng manh và bắt đầu phân hủy thành sắc tố màu da cam. Sắc tố màu da cam tích lũy đầu tiên từ máu đến da, làm cho da vàng đi.
5. Các vấn đề về mắt/hỏng thần kinh thị giác
Nếu bạn đang bị mờ mắt hoặc nhìn một thành hai mặc dù bạn không bị rối loạn mắt, rất có thể bạn cần nhiều vitamin B12 hơn. Vitamin này cần thiết cho dây thần kinh thị giác để truyền thông tin và tín hiệu chính xác từ mắt đến não của bạn. Vitamin B12 thấp có thể gây tổn hại dây thần kinh thị giác và thậm chí làm giảm thị lực của bạn. Điều này nghe có vẻ đáng sợ nhưng nó có thể dễ dàng đảo ngược bằng cách khôi phục đủ mức vitamin B12.
6. Suy giảm trí nhớ
Thường xuyên mất tập trung, nói trước quên sau, lẫn lộn và không thể ghi nhận thông tin trong ngày cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu hụt vitamin B12. Đặc biệt, nếu kéo dài tình trạng này quá lâu thì bạn còn có nguy cơ phải đối mặt với bệnh mất trí nhớ mãn tính. Xét nghiệm máu đơn giản có thể cho biết liệu trí nhớ kém có phải do thiếu B12 hay không.
7. Rụng tóc
Hầu hết chúng ta mất trung bình 80 sợi tóc mỗi ngày. Việc thiếu B12 có thể làm cho việc rụng tóc trở nên tồi tệ hơn nhiều. Giống như da trên cơ thể, da đầu cũng cần thở, cần oxy, độ ẩm và chất dinh dưỡng. Nguồn cung cấp oxy bị giảm sẽ ảnh hưởng đến tất cả các tế bào, trong đó có tế bào tóc làm tóc mỏng và rụng sớm.
8. Khó thở
Rất bình thường khi bạn cảm thấy mệt mỏi sau một ngày dài làm việc hoặc tập luyện cường độ cao. Nhưng nếu bạn cảm thấy lúc nào cũng kiệt sức ngay cả khi bạn không thực hiện bất kỳ hoạt động đòi hỏi thể chất nào, thì đó có thể là do bạn quá ít vitamin B12.
Việc thiếu vitamin B12 ảnh hưởng đến khả năng sản sinh máu để cung cấp đủ oxy cho các cơ quan của bạn, dẫn đến mệt mỏi liên tục. Ngoài ra, vitamin B12 là một trong những vitamin cần thiết để chuyển đổi đường từ thức ăn thành năng lượng. Sự thiếu hụt B12 làm chậm quá trình chuyển hóa đường của cơ thể làm bạn tiêu hao năng lượng nhanh hơn.
9. Tê cứng chân tay
Cảm giác “kim châm” xảy ra vì bạn đã ngồi quá lâu và ở một vị trí không tốt để máu lưu thông. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy những điều này ngay cả khi bạn hoàn toàn thư giãn, đó có thể là dấu hiệu thiếu vitamin B12.
B12 thấp không chỉ làm giảm huyết áp mà còn làm gián đoạn việc sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, đồng thời giảm khả năng cung cấp oxy cho các chi của cơ thể.
10. Cơ bắp yếu
Khi cơ thể không có đủ vitamin B12 thì hồng cầu sẽ không thể mang oxy đến các cơ quan khác. Lúc này, các tế bào hồng cầu sẽ không được nhận đủ oxy và dẫn đến hiện tượng cơ bắp suy yếu, không rắn chắc.
11. Trầm cảm
Nếu bạn đã cảm thấy chán nản mà không có nguyên nhân trực tiếp, có thể là do thiếu vitamin B12. Vì một trong những công việc của vitamin là điều hòa mức độ “Dopamine” – một loại hormone làm cơ thể cảm thấy hứng khởi – sự thiếu hụt có thể khiến bạn ủ rũ hơn bình thường. Mặc dù không rõ chính xác là vitamin B12 ảnh hưởng đến một căn bệnh phức tạp như trầm cảm như thế nào, nhưng các nghiên cứu cho thấy bệnh nhân trầm cảm đã giảm nồng độ vitamin B12 trong máu.
Trên thực tế, các nhà trị liệu thường kê toa bổ sung vitamin B12 cho những người bị trầm cảm.
12. Các vấn đề về dạ dày
Nếu bạn thấy dạ dày khó chịu mặc dù bạn tránh ăn bất cứ thứ gì gây khó chịu, rất có thể cơ thể bạn có thể không nhận đủ vitamin B12. Do đó, các tế bào của đường tiêu hóa không nhận đủ oxy để bảo tồn các chức năng bình thường, dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy, chán ăn và giảm cân.
Các thực phẩm hàng đầu chứa vitamin B12
Theo Viện Y tế Quốc gia, người lớn trung bình cần 2,4 micrograms (mcg) vitamin B12 mỗi ngày. Dưới đây là một số loại thực phẩm hàng đầu có chứa vitamin B12:
• Ngao: 100g => 98,8 mcg
• 100% ngũ cốc ăn sáng tăng cường (kiểm tra nhãn): 1 phần ăn => 6 mcg
• Cá hồi: 100g => 6,4 mcg
• Cá ngừ đóng hộp: 100g => 2,94 mcg
• Sữa đậu nành tăng cường, sô cô la (kiểm tra nhãn): 1,7 mcg
• Thịt bò: 100g => 1,76 mcg
• Sữa chua của Hy Lạp không dầu: 100g => 0,76 mcg
• Pho mát Thụy Sĩ: 1 lát => 0,9 mcg
• Thịt giăm bông: 100g => 0,7 mcg
• Trứng: 1 quả to => 0,6 mcg
• Ức gà nướng: 100g => 0,35 mcg
Bạn có nên uống Vitamin tổng hợp hay không?
Các thực phẩm có chứa vitamin B12 luôn là lựa chọn hàng đầu, nhưng nếu bạn khó ăn thực phẩm giàu vitamin B12 hoặc có vấn đề về hấp thụ B12, một nguồn vitamin B12 tiềm năng nữa là vitamin tổng hợp. Trên thực tế, các hướng dẫn về chế độ ăn uống của Chính phủ Liên bang cho người Mỹ khuyên rằng những người trên 50 tuổi phải bổ sung thực phẩm chức năng bổ sung vitamin tổng hợp để đảm bảo đủ lượng B12 nạp vào cơ thể.
Nhiều loại thực phẩm chức năng chứa các vitamin tổng hợp có hàm lượng B12 cao. Một loại thực phẩm chức năng trung bình có thể chứa khoảng 25 mcg vitamin B12, hơn 400% hàm lượng được chỉ định hàng ngày. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ xem các vitamin tổng hợp có phù hợp với bạn hay không. Có rất ít rủi ro khi uống quá nhiều vitamin B12, tuy nhiên, hàm lượng vitamin B12 cao có thể tương tác với một số loại thuốc nào đó.
( Theo p.h.u.n.u.t.o.d.a.y...v.n. )