Phương pháp ghép tủy có thể chữa khỏi bệnh AIDS ?

Phương pháp ghép tủy có thể chữa khỏi bệnh AIDS ?

Gửi bàigửi bởi audible » Thứ 4 Tháng 3 06, 2019 9:52 pm

PHƯƠNG PHÁP GHÉP TỦY CÓ THỂ CHỮA KHỎI BỆNH AIDS ?

Một bệnh nhân người Anh đã loại bỏ được virus HIV ra khỏi cơ thể sau khi được ghép tủy xương của một người có kháng thể chống HIV. Trước đó, đã có một trường hợp cũng được ghi nhận chữa khỏi HIV nhờ phương pháp ghép tủy này.

Mới đây, theo báo cáo đăng trên tạp chí Nature, sau 3 năm được cấy ghép tủy xương và 18 tháng liên tục không dùng thuốc kháng virus HIV (ARV), một bệnh nhân nhiễm HIV đến từ London (Anh) đã hoàn toàn không tìm thấy các dấu tích nhiễm HIV trước đó.

Theo Giáo sư Gupta, hiện đang làm việc tại trường Đại học Cambridge (Anh), bệnh nhân trên được phát hiện nhiễm HIV từ năm 2003 và đến năm 2012 anh tiếp tục bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu. Năm 2016, khi căn bệnh ung thư trở nên nghiêm trọng, các bác sĩ đã quyết định tiến hành cấy ghép tủy xương cho người đàn ông này và đây được coi là "cơ hội sống sót cuối cùng".

Việc cấy ghép tủy diễn ra tương đối suôn sẻ, nhưng bệnh nhân này vẫn gặp một số tác dụng phụ, trong đó bao gồm cả việc bệnh nhân phải trải qua triệu chứng không tương thích giữa vật ghép và vật chủ, theo đó các tế bào miễn dịch của người hiến tặng tấn công các tế bào miễn dịch của người nhận. Rất may, cuối cùng, bệnh nhân đã bình phục và khỏi bệnh.

Trước đó, một người đàn ông Mỹ cũng đã loại bỏ được virus HIV trong cơ thể sau khi trải qua phương pháp cấy ghép tủy tương tự vào năm 2007. Cho đến nay, không thấy có dấu hiệu của virus HIV trong cơ thể người đàn ông này.

Việc “xóa sổ” HIV ra khỏi cơ thể của 2 người đàn ông này bằng phương pháp ghép tủy xương đã thắp lên hy vọng chữa khỏi bệnh cho nhiều bệnh nhân HIV khác trên thế giới. Tuy nhiên, hiện tại, phương pháp này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và còn nhiều tranh cãi xung quanh tác dụng thực sự của nó.

Chuyên gia y tế Kate Kellan đến từ Anh cho rằng, việc cấy ghép tủy xương rất phức tạp, đòi hỏi nhiều chi phí và tiềm ẩn nhiều rủi ro, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân nếu quá trình thực hiện gặp bất cứ một sai lầm nào. Thêm vào đó, phương pháp này có lẽ chỉ phù hợp với các bệnh nhân vừa bị nhiễm HIV. Vì vậy, theo vị chuyên gia này, phương pháp ghép tủy sẽ khó có thể sử dụng một cách phổ biến trên thế giới.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu công bố về phương pháp ghép tủy xương cho thấy, tỷ lệ biến chứng tử vong sau ghép tuỷ vào khoảng 15 – 20% các ca ghép và các thuốc ức chế miễn dịch sử dụng để chống thải ghép cũng sẽ gây nhiều tác dụng phụ cho bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân đã mắc hội chứng suy giảm miễn dịch do virus HIV.

Đó là chưa kể đến việc tìm người mang gen đột biến kháng lại virus HIV tương thích với các bệnh nhân cũng không phải là chuyện dễ dàng. Hiện nay, chỉ có 1% dân số châu Âu đang mang trong mình thứ gen đột biến quý giá đó (Delta 32 - thứ duy nhất có khả năng kháng lại virus HIV), trong khi, số lượng những người nhiễm HIV lũy tích là quá lớn. Đây thực sự là một sự là một bài toán khó.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận những kết quả mà phương pháp ghép tủy mang lại. Hiện nay, với sự phát triển của Y học và dựa trên những ca đã khỏi bệnh hiếm hoi này, những bệnh nhân nhiễm HIV vẫn có quyền hy vọng rằng trong tương lai sẽ có thêm nhiều nghiên cứu về phương pháp này cũng như các phương pháp khác để chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh thế kỉ này.

Tổ chức Y tế thế giới cho biết, hiện nay, thế giới vẫn chưa tìm ra thuốc chữa khỏi HIV/AIDS nên điều trị bằng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) được coi là điều trị đặc hiệu. Điều trị bằng ARV làm ức chế sự nhân lên của virus nên duy trì được lượng virus thấp nhất trong máu và duy trì được tình trạng bình thường của hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch chưa bị suy giảm, người nhiễm không có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội hoặc chỉ mắc ở mức độ nhẹ.

Đối với trường hợp hệ miễn dịch của người nhiễm HIV đã bị suy giảm, ARV giúp kiềm chế sự nhân lên của HIV, hệ miễn dịch được phục hồi trở lại, đồng thời làm giảm khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội cho người nhiễm HIV. Từ đó, giúp người nhiễm HIV tiếp tục sống khỏe mạnh, lâu dài như mọi người.

g.i.a.d.i.n.h...n.e.t...v.n.
audible
 
Bài viết: 599
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 5 06, 2011 4:32 am

Quay về Thông Tin Y Tế

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách

cron