Khí Công Tịnh Độ, Thiền Tịnh Song Tu

Khí Công Tịnh Độ, Thiền Tịnh Song Tu

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 6 Tháng 2 22, 2013 11:29 pm

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.

Kính lễ Tổ, Thầy.
Kính chào Sư cô Triệu Ân – Thầy Đỗ Đức Ngọc – Hòa Thượng Thích Trí Đức
Con là Nippon, người có 02 bài viết 23 và 35 trên trang http://nghiepbenh.wordpress.com từnăm 2010.

Từ đó đến nay, do bận rộn công việc mưu sinh và nhiều thứ khác, Nippon không thường xuyên theo dõi các bài viết và hoạt động của Khí Công Y Đạo. Gần đây, lên mạng theo dõi tiếp, biết Thầy Ngọc đã nghỉ hưu và lập ra môn Khí Công Tịnh Độ. Nippon rất vui mừng, vì Tịnh Độ là Giáo Pháp mà Nippon tò mò nghiên cứu và thâm nhập trong thời gian gần đây.

Tịnh Độ và Thiền Tịnh song tu

Đối với Pháp Môn Tịnh Độ và Thiền, qua kinh Thủ Lăng Nghiêm, Nippon biết rằng Tịnh Độ là Pháp tu của Đại Thế Chí Bồ Tát (Phẩm Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương) và Thiền là Pháp tu của Quán Thế Âm Bồ Tát (Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Nhĩ Căn Viên Thông Chương).
Giữa 02 pháp tu này (Tịnh độ và Thiền), có thể ghép thành một phép tu không ? Tuy bỏ một thời gian tìm hiểu, nhưng Nippon thấy hình như phép tu này là do người đời sau (Sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn) lập ra. Chẳng nhẽ lúc còn tại thế Đức Phật không giúp chúng sinh tìm ra một phép tu chung cho phép tu của hai Đại Bồ Tát hay sao. Gần đây, Nippon tìm được cuốn Kinh : Niệm Phật Ba La Mật (Địa chỉ Download :http://niemphat.net/Kinh/niemphatbala.htm).

Trong cuốn Kinh này, tại phẩm thứ 5 : Quán Thế Âm BồTát Niệm Phật Viên Thông Chương. Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát đã chỉ dẫn khá tường tận cho chúng sinh phương pháp Thiền Tịnh Song Tu

« Khi xưng niệm danh hiệu Phật, hành giả không để tâm dong ruổi theo thanh trần, mà xoay cái nghe trở vào Chân Tánh, đó là danh hiệu Phật đang tuôn chảy liên miên bất tận thành một dòng tâm, mà mỗi mỗi sát na đều hiển hiện Chân Như Tánh. Chính nó thật là Tánh Nghe của mình, chẳng còn hai tướng động và tịnh, toàn là thể vắng lặng, soi chiếu khắp mười phương. Đó là danh hiệu Phật đang tuôn chảy liên miên bất tận thành một dòng tâm.
Tiếp tục hành trì niệm Phật như thế, chẳng bao lâu thì Tánh Nghe cũng không còn. Khi ấy, Phật Trí tự nhiên tỏa rạng, danh hiệu Phật vẫn tương tục, không gián đoạn.

Nầy Vi Đề Hy, trong pháp hội Thủ Lăng Nghiêm, tôi đã trình bày nhân địa tu hành Nhĩ Căn Viên Thông cho đại chúng. Nhưng thời Mạt pháp các kinh điển dần dần ẩn mất mà nên biết kinh Thủ Lăng Nghiêm sẽ bị diệt trước nhất, tiếp sau là kinh Lăng Già, kinh Kim Cương, kinh Ma Ha Bát Nhã, kinh Diệu Pháp Liên Hoa... Nếu không nương nhờ pháp Niệm Phật thì rất khó chứng đắc Nhĩ Căn Viên Thông. Bởi vì sao? Bởi vì Niệm Phật tam muội chính là món Viên Thông đệ nhất.

Nầy Vi Đề Hy, tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, vì lăn lộn trong đêm tối vô minh, nhận giặc làm cha, lấy vọng kiến làm chốn nương về, lấy tà kiến làm bạn lữ, lấy biên kiến làm lương dược. Nhận ngã chấp, ngã kiến làm tâm, rời xa Tri Kiến Giải Thoát Vô Thượng. Do đó, khởi tâm phân biệt, thấy đúng sai, tà chánh, thiện ác, chân ngụy... Nếu lọc sạch ngã kiến, ngã chấp thì thân tâm sẽ quang minh, thường tại, chiếu suốt mười phương pháp giới. Tức đồng đẳng với Tri Kiến giác ngộ của chư Như Lai.

Nếu muốn gạn lọc ngã kiến, ngã chấp thì không chi hơn là phát huy năng lực vô biên của danh hiệu Phật. Thật vậy, nhờ chuyên tâm xưng niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT mà hành giả tuần tự chuyển Thức thành Trí.
Ngã chấp tự nhiên rơi rụng, ngã kiến tự nhiên tan mất như bong bóng nước dưới ánh mặt trời. Lúc bấy giờ, tuy không lìa cung Đâu Suất mà vẫn phân thân khắp vi trần quốc độ để chuyển pháp luân vô thượng, và khai thị tuệ giác cho vô lượng chúng sanh, giúp hết thảy tứ sanh, cửu hữu cùng ngộ nhập Phật Tri Kiến.

Khi xưng niệm danh hiệu Phật, hành giả không để Thức nương theo nhân duyên mà dấy động, nên chẳng thành tựu pháp Y Tha Khởi. Vì không có sự tham dự của ngã và ngã sở nên Biến Kế Sở Chấp cũng chẳng tồn tại. Chỉ có danh hiệu Phật vẫn tuôn chảy liên miên bất tận thành một dòng tâm, mà mỗi mỗi sát na đều biểu hiện Vô Thượng Diệu Viên Thức Tâm Tam Muội, tức là Chân Duy Thức Tánh.

Tiếp tục hành trì niệm Phật như thế chẳng bao lâu thì chẳng còn nhìn thấy huyễn tướng của vạn pháp ở bên ngoài và cũng chẳng còn bắt gặp tám thức ở bên trong. Trong hay ngoài đều giả dối, không thật. Ngay cả tướng Duy Thức cũng chẳng có nữa. Vì ba đời mười phương Như Lai, vi trần sát quốc độ, hư không, sắc pháp, tâm vương, tâm sở... đều không một thứ nào ra ngoài Chân Duy Thức Tánh mà tự hữu, tự sanh, tự diệt, danh hiệu Phật vẫn tương tục, không gián đoạn, như có, như không, cho đến khi Chân Duy Thức biến mất, Đại Viên Cảnh Trí tự nhiên phơi bày, danh hiệu Phật sẽ dẫn dắt hành giả đi vào tánh Viên Thành Thật, CHỨNG VÔ SANH PHÁP NHẪN. Do đó, phải nói rằng Niệm Phật là pháp môn đệ nhất dùng để chuyển thức thành trí mà chúng sanh thời Mạt Pháp phải siêng năng thọ trì. “
(Trích phẩm thứ 5 – Quán Thế Âm Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương)

Đọc được Phẩm này, Nippon rất vui mừng. Vì từ nay, Nippon đã có cơ sở vững chắc để tu tập Thiền Tịnh song tu.

Kính thưa Hòa Thượng Thích Trí Đức.
Do theo dõi các Video Clip của Thầy Ngọc nên Nippon được hân hạnh biết tới Hòa Thượng. Tìm hiểu các Video Clip giảng pháp môn Tịnh Độ của Hòa thượng trên Internet, Nippon biết rằng Hòa Thượng là người hiểu biết thậm thâm về hai pháp môn Tịnh Độ và Thiền.
Qua Email này, Nippon kính mong hòa thượng Thích Trí Đức giảng giải phẩm thứ năm (Quán Thế Âm Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông) của Kinh Niệm Phật Ba La Mật. Những lời Hòa Thượng giảng sẽ là tiền đề vững chắc dẫn dắt các Phật tử vào pháp môn vi diệu : Thiền Tịnh Song Tu.
Chân thành cảm ơn Hòa Thượng.

Khí công tịnh độ

Cũng do theo dõi các Video Clip của Hòa Thượng. Nippon biết rằng Hòa Thượng hiểu biết thậm thâm Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
Qua đây, Nippon cũng muốn trao đổi với Hòa Thượng – Thầy Ngọc – Sư Cô Triệu Ân cảm nhận của Nippon về sự tương ưng giữa Kinh Diệu Pháp Liên Hoa và Khí Công.

Đối với Khí công, Nippon thấy Khí Công là một Pháp môn rất vi diệu. Nhưng trong Phật giáo, theo những hiểu biết của Nippon thì Khí Công hình như ít được Đức Bổn SưThích Ca Mâu Ni đề cập đến. Chẳng nhẽ một pháp môn vi diệu như Khí Công mà Đức Bổn Sư lại không quan tâm và truyền dạy cho chúng sinh hay sao ?
Khi đọc phẩm Dược Vương Bồ Tát Bản Sự trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, do có một ít kinh nghiệm tập khí công nên Nippon ngợ ngợ hình như phẩm này nói về Khí Công.
Dođó Nippon tìm hiểu xem Dược Vương Bồ Tát tu pháp môn gì.

Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Nippon lấy Kinh Thủ Lăng Nghiêm làm Kim chỉ Nam cho việc thâm nhập Phật giáo), hai anh em Dược Vương và Dược Thượng Bồ Tát khi được Đức Bổn Sư hỏi về pháp tu, hai vị Dược Vuơng và Dược Thượng cho biết phép tu của các ngài là viên thông về Vị trần.
Như thế là Pháp tu này không liên quan gì nhiều tới Khí Công.
Tiếp tục tìm trên mạng. Nippon tìm được cuốn Kinh : Phật Quán Dược Vương – Dượng Thượng Nhị Bồ Tát.
( Địa chỉ : http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =69&t=7163)

Trong Kinh này Phật thuyết :
“Sau khi Phật diệt độ,nếu có chúng sinh nào suy niệm tư duy quan sát về Dược Vương Bồ tát, cần thực hành năm điều tưởng niệm :

Tưởng niệm hơi thở.
An định tâm tưởng
Không rời khỏi tưởng, niệm hơi thở
Tưởng niệm thực tướng
An trụ chánh định.”


Thế là ổn rồi, ở đây Pháp của Dược Vương là Khí công !
Thế còn Pháp của Dược Thượng là gì ?
Tuy trong Kinh nói tương đối dài, nhưng Nippon hiểu nôm na pháp môn của Dược Thượng Bồ Tát là Niệm Phật. Ở đây Dược Thượng niệm 53 vị Phật.
Pháp Môn Tịnh Độ, là pháp môn niệm Phật A Di Đà. Do Phật A Di Đà được Nippon hiểu nôm na là Vua của các Phật. Do vậy, Nippon suy diễn ra Dược Thượng Bồ Tát tu theo pháp môn Tịnh Độ.
Vậy
Dược Vương tu pháp Quán hơi thở (Khí công).
Dược Thượng tu pháp Niệm Phật (Tịnh độ).
Như vậy, tương ưng với Pháp môn Khí Công Tịnh Độ của Thầy Đỗ Đức Ngọc.
Vậy, theo Nippon, phẩm Dược Vương Bồ Tát Bản Sự trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa là phẩm dạy về Pháp Môn Khí Công Tịnh Độ của thầy Đỗ Đức Ngọc.

Vô cùng hoan hỷ về phát hiện này. Nippon viết Email mong chia sẻ phát hiện của Nippon tới thầy Đỗ Đức Ngọc – Hòa Thượng Thích Trí Đức – Sư cô Triệu Ân. Mong rằng Email này có ích tới việc lập căn cứ, hoàn thiện Pháp Môn Khí Công Tịnh Độ của thầy Đỗ Đức Ngọc, với nền tảng đã được Đức Bổn Sư thuyết trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa - (Vua của tất cả các Kinh)

Ngoài ra, theo hiểu biết của Nippon, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa chỉ ra thứ lớp chặt chẽ các bước tu tập. Mong được trao đổi và chia sẻ với thầy Đỗ Đức Ngọc – Hòa Thượng Thích Trí Đức – Sư cô Triệu Ân trong các Email sắp tới.

Hiểu biết về Phật pháp của Nippon có nhiều hạn chế (Do tự học, tự thâm nhập). Nhưng vì một lòng tín Phật, muốn các giáo Pháp của Đức Phật được hiển lộ trên trần gian, giúp con người có được những lợi ích thiết thực từ Phật pháp. Do ngưỡng mộ tài năng, đức hạnh của thầy Đỗ Đức Ngọc. Nippon viết ra những dòng trên với mục đích làm sáng tỏ gốc tích pháp môn của Thầy Ngọc, giúp thầy hoàn thiện công việc cứu nhân độ thế.

Nếu những hiểu biết về Phật pháp của Nippon có thiếu sót, khiếm khuyết. Mong thầy Đỗ Đức Ngọc – Hòa Thượng Thích Trí Đức – Sư cô Triệu Ân lượng thứ, chỉ bảo.
Đầu năm, Nippon chúc thầy Đỗ Đức Ngọc – Hòa Thượng Thích Trí Đức – Sư cô Triệu Ân một năm mới an lành, vạn sự như ý.
22-02-2013
Nippon
Mong nhận được sự chỉ giáo
Địa chỉ mail : quachleanh1974@gmail.com
quachleanh1974@yahoo.com
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Quay về Tâm Linh / Tôn Giáo

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến11 khách

cron