Hỏi cách chữa những bệnh Gan.

Nơi giúp đỡ lẫn nhau trau giồi kiến thức.

Hỏi cách chữa những bệnh Gan.

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 5 Tháng 3 15, 2012 12:28 pm

Hỏi cách chữa những bệnh Gan.

Kính gởi thầy Ngọc,

Thành thật cám ơn sáng kiến và lòng tốt của Thầy đã chia sẻ chất xám và kinh nghiệm chữa bệnh. Hy vọng nhiều người, kể cả em, sẽ cố gắng tự học thuộc để chữa bệnh cho mình và người khác.
Gần đây có nhiều người hỏi em về bệnh gan.

1-Hình như GAN suy nên gân tay không còn khéo nữa, hay làm bể đồ đạc (nữ tuổi 45).
2-Có người mụn cứ xì ra ở mặt và quanh miệng muốn méo luôn ( nữ tuổi 39).
3-Có người men gan tăng cao và bụng bự ra (nam 44 tuổi)
4-Thầy có toa thuốc nào để xổ độc gan không Thầy. Có lẽ bao nhiêu năm không để ý nên GAN ngày càng suy giảm chức năng. Do đó, cần xổ độc để máy lọc này làm việc tốt hơn.

Chân thành cám ơn Thầy trước.
Kính thư,
Hùng Phan


Trả lời :

A-Nguyên nhân :

Theo định đề ngũ hành tạng phủ, bệnh của Gan do nhiều yếu tố gây bệnh, phân loại theo âm-dương, hư-thực, hàn-nhiệt, biểu-lý. Và mỗi loại phải tìm theo nguyên nhân mẹ-con khi bị hư theo vòng ngũ hành tưong sinh như thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, và theo nguyên nhân truyền kinh do thực chứng vừa theo vòng tương sinh vừa theo vòng tương khắc như kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim….

Tất cả những thay đổi để làm thành bệnh đều do khí-huyết bị thay đổi (gọi là âm dương mất quân bình). Âm tuơng trưng cho huyết, dương tượng trưng cho khí.

1-Khí huyết trong cơ thể thay đổi đều xét tìm nguyên nhân theo Tinh-Khí-Thần :

Tinh là do ăn uống thuốc men không hợp với cơ thể gây ra bệnh. Khí là do làm việc vất vả làm tiêu hao khí hay ngược lại lười không tập luyện vận động gây ra bệnh. Thần là tình cảm biến đổi bất thường như lo lắng, giận hờn, cáu gắt, chán nản…gây ra bệnh. Những nguyên nhân này làm mất quân bình âm-dương khí huyết trong cơ thể, nó làm cho thiếu (hư) hay dư thừa ( thực), nên tạo ra những bệnh :

a-Khí hư, huyết không hư (can khí hư, áp huyết thấp)
b-Khí thực, huyết không hư (can khí thực, áp huyết cao)
c-Huyết hư, khí không hư (can âm huyết hư, nội nhiệt )
d-Huyết thực, khí không hư (can huyết ứ trở, thấp nhiệt)
e-Khí và huyết đều hư (can khí can huyết đều hư, thiếu máu, nhịp tim nhanh)
f-Khí và huyết đều thực. (can dương thượng kháng, áp huyết cao)
g-Khí thực, huyết hư (can khí thượng nghịch)
h-Khí hư, huyết thực. (can viêm)

2-Các loại bệnh của tạng phủ thường gặp theo đông y :

Như vậy bệnh của khí huyết có 8 nguyên nhân, lại chia ra 8 trường hợp cho mỗi tạng phủ, cơ thể con người có lục phủ, ngũ tạng là 11 cơ quan, sẽ có 88 loại bệnh khác nhau., thí dụ tên gọi của 1 bệnh của tim như : Tâm huyết hư, tâm khí hư, tâm âm tâm dương hư….thay những chữ tâm, can, tỳ, phế, thận, vào 1 trong 8 nguyên nhân a,b,c,d,e,f, g, h…
Nhưng nếu khi khám có chứng bệnh như thế, đông y không chữa thẳng vào chứng bệnh này, gọi là chữa ngọn, đó là biến chứng hay ảnh hưởng do mẹ-con, hay do truyền kinh.

a-Nguyên tắc truyên kinh theo mẹ con do bệnh hư chứng :
Bệnh hư chứng do mẹ truyền cho con, có nghĩa con bệnh do mẹ hư không đủ năng lượng nuôi con, đó là 2 kinh bị bệnh. Khi mới phát bệnh, gọi là chính kinh bệnh, tạm gọi là bệnh nhẹ, thí dụ kinh tỳ thổ âm bệnh hư, nhưng khi nó hư không đủ sức nuôi con nó là phế kim, làm con nó là phổi bị bệnh, là bệnh đã bị ở 2 kinh, thì nặng hơn, lúc đó phế kim bệnh hư, sẽ không nuôi con nó là thận thủy, thì thận cũng bệnh, lúc đó là bệnh cả 3 kinh, không chữa đúng, bệnh hư truyền theo mẹ con đi đủ 5 hành thổ, kim, thủy, mộc, hỏa, thổ…là bệnh rất nặng do chữa sai, đợi biến vhứng xảy ra rồi mới chữa, vì chỉ chữa đuổi theo ngọn mà không chữa gốc theo kinh mẹ-kinh con và ngừa biến chứng.

b-Bệnh thực chứng truyền kinh :
Bệnh thực, thì bệnh truyền sang bất kỳ kinh nào trong cơ thể yếu nhất, khi kinh đó bị hư, thì nó không theo quy luật mẹ con.

Hai cách truyền bệnh theo lý thuyết của đông y, khi bắt mạch có thể biết trước được, nhưng tây y không thấy, gọi là di căn. Di căn có nghĩa là bệnh qúa nặng, chữa không đúng gốc, để bệnh truyền kinh. Do đó, phương pháp chữa của đông y đối với thầy thuốc giỏi, việc ưu tiên là ngừa biến chứng truyền kinh trước, sau chữa gốc bệnh, thì tất cả các triệu chứng bệnh sẽ tự hết, không cần chữa ngọn vào các triệu chứng. Cho nên tây y không hiểu phương pháp chữa bệnh của đông y, mới gọi là đau đông chữa tây. Thực ra, nếu chữa ngọn, mà không ngừa biến chứng và chữa gốc, bệnh cứ phát triển thêm những triệu chứng khác.

Một thí dụ đơn giản như trần nhà bị nước mưa làm lủng lỗ mình không thấy, lâu ngày nước loang lổ trong trần nhà lọt nước rơi xuống chỗ này chỗ kia, rớt xuống ướt bàn, ướt tủ, ướt ghế, ướt giường. Mình sợ ướt, lấy khăn khô chùi cho khô, một lúc nó ướt lại nữa, ví như cách dùng thuốc của tây y là chữa ngọn, nó khỏi rồi lại tái phát, còn dẹp bàn, tủ, giường đi chỗ khác, thay bàn, tủ, giường mới, ví như đó là phương pháp cắt bỏ thay thế, rồi nó vẫn bị ướt lại. Lý do không tìm nguyên nhân gốc ở trên mái nhà, tìm xem trần nhà đã bị hư hỏng dột ở chỗ nào để chữa mới là chữa gốc tìm nguyên nhân chính.
Áp dụng theo phương pháp của đông y, ngừa biến chứng là tạm để xô hứng nước cho khỏi ướt bàn, chữa gốc là tìm trám lỗ lủng trên trần nhà, chữa ngọn lau khô chỗ ướt trên bàn. Dĩ nhiên sau đó bàn khô, vứt xô hứng nước đi không cần dùng nữa, như vậy không hư hỏng bàn, không lây lan sang giường, ghế, tủ… có nghĩa là khỏi cần mổ xẻ thay thế.

3 -Nguyên nhân gốc của bệnh áp huyết :

Trở lại vấn đề bệnh nguyên nhân do ăn uống thuốc men làm ra, đã khiến cho bệnh trở nặng như thuốc trị bệnh cao áp huyết và tiểu đường, vì không chữa vào gốc bệnh, cứ chữa ngọn, chữa hoài không khỏi gọi là bệnh nan y, một thời gian sau, bệnh truyền kinh, gọi là di căn, tiểu đường làm mù mắt, mục da thịt phải cưa chân, cao áp huyết không chữa vào gốc bệnh di căn làm nghẹt tim, máu nhồi cơ tim, tai biến mạch máu não, tê liệt..

Bệnh áp huyết là bệnh của tim mạch, áp huyết cao gọi là thực chứng, dùng thuốc trị bệnh cao áp là chữa ngọn, có hiệu qủa làm giảm áp huyết, do 4 yếu tố : thuốc làm giãn mạch, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm thần kinh hưng phấn, và thuốc nhuận trường, 4 yếu tố này là chữa ngọn, giảm thoát khí thành bình thường hết thực. Nhưng vì phải uống thuốc suốt đời để giảm nữa, nên từ bình thưòng trở nên hư, tiếp tục hư càng thêm hư, áp huyết xuống càng thấp so với số tuổi, trở thành thiếu máu não, thần kinh tê liệt, biến chứng thành bệnh bại liệt, chân tay xuội lơ không sức, ngược lại áp huyết càng tăng, thực càng thêm thực, biến chứng đứt mạch máu não, thành bệnh tê liệt co cứng.

Tây y lý luận phải uống thuốc suốt đời, vì đề phòng khi ngưng thuốc, áp huyết sẽ tăng vọt lên cao trở lại. Điều đó do kinh nghiệm tây y thấy đúng, nhưng thật ra không phải do thuốc. Gốc bệnh làm cao áp huyết theo đông y là mẹ truyền con, mặc dù có uống thuốc, nhưng mẹ là gan, con là bao tử, hai cơ quan này luôn thay đổi do ăn uống và do tính tình. Điều này chúng ta có thể kiểm chứng thấy được khi đo áp huyết ở hai tay, kết qủa số đo bên tay trái liên quan đế bao tử, kết qủa bên tay phải liên quan đến gan. Và chúng ta sẽ ngạc nhiên khi thấy kết qủa áp huyết thay đổi trước khi ăn và sau khi ăn 30 phút, tùy theo nguyên nhân bệnh hư hay thực của chức năng gan hay bao tử mà có người trước khi ăn áp huyết thấp, sau khi ăn áp huyết cao, có người trước khi ăn áp huyết cao, sau khi ăn áp huyết thấp, có người bị rối loạn áp huyết xảy ra trường hợp trước khi ăn áp huyết bên này cao bên kia thấp, sau khi ăn bên này lại cao bên kia lại thấp…

Lý thuyết đông y, gan thực mạnh làm con nó là tim mạnh theo mới làm ra bệnh cao áp huyết, đó là bệnh nguyên nhân do mẹ truyền con. Bệnh cao áp huyết này do mẹ làm ra phải chữa gốc bệnh ở mẹ là gan, chứ không chữa ở con. Nên đông y khí công phải chữa cho gan hết thực, điều chỉnh Tinh-Khí-Thần. Điều chỉnh Tinh là điều chỉnh thức ăn thuốc uống không làm tăng can khí, can huyết, không để bị chậm tiêu hay táo bón, mà làm cho nhuận trường….. về phương pháp dưỡng sinh, trường hợp náy ăn gạo lức muối mè làm hạ áp huyết, giảm đường, giảm cân, khi áp huyết xuống thấp thì phải ngưng, không được ăn gạo lức muốI mè nữa sẽ trở thành bệnh hư chứng, mất khí, mất huyết, người gầy ốm, thiếu máu, áp huyết thấp, đã có người áp dụng sau 5 năm, cơ thể suy nhược thiếu khí huyết, ốm hốc hác, thiếu máu trầm trọng, áp huyết thấp 100mmHg, van tim hẹp 54, nhịp tim nhanh 123, người nóng sốt, thường hay bị xỉu, chân tay vô lực, cuối cùng đã chết trong bệnh viện, nên khi áp dụng phương pháp ăn gạo lức muốI mè cũng cần phảI kiểm soát khí huyết trong ngườI đủ hay thiếu bằng máy đo áp huyết, nếu thấp dướI tiêu chuẩn thì phảI tạm ngưng.
Điều chỉnh Khí : Tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần sau mỗi bữa ăn giúp hấp thụ chuyển hóa thức ăn nhanh, giúp làm mạnh hệ thống tiêu hóa, và làm thông khí huyết toàn thân, làm hạ đườngm hạ áp huyết, giảm mỡ bụng, không bị táo bón hay tiêu chảy..
Điều chỉnh Thần là điều chỉnh thân nhiệt và áp huyết, bằng cách tập thở ở Đan Điền Thần (huyệt Cưu Vĩ) làm tăng thân nhiệt, hay tập thở ở Đan Điền Tinh huyệt Khí HảI làm giảm thân nhiệt.

Có trường hợp áp huyết do chính qủa tim, không bệnh, áp huyết bình thường, nhưng chúng ta thử cười phát ra to tiếng trong 5 phút, trước khi cười áp huyết 130/80mmHg mạch 70-80, cười vừa xong đo áp huyết tăng lên đến 170/95mmHg mạch 80, cho nên những người đã bị cao áp huyết sẵn ở mức 160, khi cười to tiếng sau trận cười áp huyết lên 190-200 làm đứt mạch, chuyện có thực nhưng hy hữu ít khi xảy ra. Bệnh áp huyết này do chính tim làm ra.

Nguyên nhân áp huyết cao do gốc bệnh ở bao tử ăn no, ăn nhiều chất cay, nóng, những chất làm bao tử lên men, ợ hơi, như rượu, bia, nhãn, soài, sầu riêng, khô mực, cam thảo, gan gà, nhiều thịt mỡ ăn không tiêu đầy hơi… bao tử là con của tim bị thực, sẽ không cần mẹ là tim nuôi, nên tim tụ nhiên dư thừa năng lượng, khiến tim đập nhanh, mạnh, nóng khiến áp huyết tăng làm đứt mạch, bệnh cao áp huyết loại này do chính con nó là bao tử làm ra, nên phải chữa chỉnh lại bao tử. Điều này có thể giảI thích trường hợp một người bị bệnh cao áp huyết, đã uống thuốc trị áp huyết mỗI ngày, nhưng không để ý đo áp huyết sau khi ăn tiệc, ăn no, ăn nhiều, nhiều thức ăn bổ, nhiều bia rượu, ăn những thức ăn tăng nhiệt, khó tiêu là vị thực, đầy bụng…về nhà ngủ một đêm, sáng không tỉnh dậy nữa, áp huyết cao đã làm đứt mạch máu não….

Loại khác do biến chứng truyền kinh, như do thận nhiều nước làm tắt hỏa ở tâm, khiến tim bị bệnh cao áp huyết, do bệnh phổi, thay vì tâm hỏa khắc phế kim, nhưng ngược lại phế kim bệnh thực lại mạnh hơn tâm hỏa, giống như trong gia đình, thông thường con sợ mẹ, ngược lại mẹ thất thế, con ăn hiếp mẹ, mẹ sợ cũng thành bệnh...

Theo quy luật mẹ con và biến chứng truyền kinh, thì bệnh gan cũng không ngoại lệ, nên bất kỳ một loại bệnh nào đều do ảnh hưởng của tinh-khí-thần.

Tinh do ăn uống thuốc men sai lầm :
Như gan sợ chua, làm mất máu dự trữ trong gan, làm chùng giãn gân, do ăn mặn nhiều hại thận, khiến thận hư, thận là mẹ của gan không cung cấp năng lượng nuôi gan, gan sẽ hư do bệnh của mẹ là thận, hay ăn nhiều chất đắng như barbercue, thịt nướng cháy khét, chất đắng vào tim hại tim là con của gan, tim bệnh thực làm gan sẽ dư thừa năng lượng không cần nuôi con, cũng sẽ bị bệnh thực. Theo biến chứng truyền kinh thì gan thuộc mộc khắc thổ là bao tử, nhưng ngược lại thổ thực là bao tử đầy, mạnh thừa khắc lại gan làm gan bệnh, hoặc do phổi bệnh lao là kim thực, kim sẽ khắc mộc hại sang gan....

Khí làm cho cơ thể bệnh:
Như khí hậu bên ngoài là phong, hàn, thử, thấp, táo, nhiệt của 4 mùa không thích hợp với thể trạng con người, thí dụ con người dù khỏe mạnh đến đâu khi làm việc đứng giữa nắng ngoài trời hay dầm mưa mãi cũng thành bệnh, đứng ngoài gió lạnh lâu, hay làm việc trong lò nung nóng nhiệt độ cao, làm việc nơi ẩm thấp...tất cả những nguyên nhân này cũng làm ra bệnh.

Thần làm ra bệnh :
Tính tình con người thay đổi làm ra bệnh, vui qúa hại tim, lo qúa hại bao tử, buồn qua hại phổi, sợ qúa hại thận, giận qúa hại gan, trong dân gian thường nói : vui qúa hóa dại hại tim (bệnh thần kinh), lo qúa ăn mất ngon hại tỳ, buồn qúa ưa thở dài chán đời hại phổi, sợ qúa vãi đái hại thận, giận qúa bầm gan tím ruột hại gan...

Để trả lời 4 câu hỏi dưới đây, theo phương pháp KCYĐ. khám định bệnh bằng máy đo áp huyết, thử đường, nhiệt kế, sẽ có những trường hợp xảy ra sau đây :

1-Hình như GAN suy nên gân tay không còn khéo nữa, hay làm bể đồ đạc (nữ tuổi 45).
2-Có người mụn cứ xì ra ở mặt và quanh miệng muốn méo luôn ( nữ tuổi 39).
3-Có người men gan tăng cao và bụng bự ra (nam 44 tuổi)
4-Thầy có toa thuốc nào để xổ độc gan không Thầy. Có lẽ bao nhiêu năm không để ý nên GAN ngày càng suy giảm chức năng. Do đó, cần xổ độc để máy lọc này làm việc tốt hơn.

Trường hợp 1 : gân tay không còn khéo, hay làm bể đồ đạc.

Theo đông y, gan chủ gân, dây thần kinh, cung cấp máu cho tim tuần hoàn, nói khác đi tim là máy bơm máu cho gan dẫn vào các ống mạch máu như động mạch, dây thần kinh não bộ, những dây thần kinh vận động, phản xạ, đưa máu đi khắp cơ thể để nuôi các tế bào.
Gan muốn cung cấp máu cho tim, nhờ tim co bóp đẩy máu, thì can phải có hai điều kiện tốt là gan chứa máu phải đủ, gan khí là lực co bóp của gan phải mạnh để truyền máu cho tim, đông y gọi là can khí, can huyết.

Như vậy, gân tay không còn khéo là những dây thần kinh vận động ở tay không đủ máu, đủ khí, có 3 trường hợp :

a-Tay yếu sức, khí huyết không dẫn đến bàn tay, và đầu ngón tay, nên khó cử động, không linh hoạt…lúc đó kiểm soát bằng máy đo áp huyết thấy áp huyết thấp dưới tiêu chuẩn, thuộc bệnh hư chứng.

Cách chũa : Cần phải uống thuốc Bổ Hư Thangđể bổ thêm máu và tập bài Vỗ Tay 4 Nhịp để thông khí huyết ra tay, day 5 đầu ngón tay để thông khí huyết ra tay làm các ngón tay linh hoạt.

b-Khi đo áp huyết bên tay không linh hoạt, bàn tay ngón tay cứng không co nắm được vật gì, đo áp huyết cao hơn tiêu chuẩn thì nguyên nhân do tắc khí huyết ở cổ tay, không thông ra đến bàn tay, đầu ngón tay, bệnh nhân có những ngón tay mà tây y gọi là bệnh thấp đa khớp, 5 ngón tay sưng như bệnh gút, bàn tay nóng hoặc tê lạnh, thâm tím do trong máu có nhiều chất vôi làm thành bệnh huyết hóa vôi, hoặc nồng độ đường trong máu cao làm ngón tay nóng hoặc nồng độ đường trong máu thấp làm bàn tay ngón tay lạnh tím.

Cách chữa : Cần phải châm nặn máu bầm, máu ứ tắc ở 5 đầu ngón tay là máu cũ bị ứ đọng từ lâu, cho đến khi máu thông chảy ra dễ và ra máu mầu đỏ tươi là máu mới đã đến được 5 đầu ngón tay, lúc đó bàn tay và ngón tay mề, có sức năm chặt được bàn tay, nặn máu tiếp cho đến khi áp huyết đo ở tay xuống thấp lọt vào tiêu chuẩn, rồI tập khí công bài Vỗ Tay 4 Nhịp và bài Quay Vặn Khớp Vai.

c-Khi đo áp huyết đúng tiêu chuẩn, không cao không thấp, tay run, không có sức là bệnh thần kinh vận động tay trên não tắc nghẽn, tây y gọi là bệnh Parkinson, bị run giật không kiểm soát điều khiển được.

Cách chữa : Tìm đường đi của kinh Đởm trên đầu bằng máy đo nhiệt kế, cứ mỗi đoạn 1cm, bấm máy đo nhiệt độ, thường ở vùng huyệt Thừa Linh có nhiệt độ thấp, máy chỉ Lo, bên cạnh máy chỉ 36.5-37 độ. Châm nặn máu vào điểm không có độ, đo lạI, thì a-thị-huyệt đó có độ bằng vớI những điểm khác, rồI châm nặn máu 5 đầu góc móng tay gọi là Tịnh Huyệt, thì bàn tay hết run giật.

Phân biệt bệnh run giật tay do áp huyết thấp thiếu khí huyết, tây y vẫn cho là bệnh Parkinson là sai, đông y chỉ gọI là bệnh thiếu khí huyết, tay chỉ run giật khi không có điểm tựa, nhưng khi đặt tay trên bàn thì tay không bị giật, ngược lạI, Parkinson thực thì để tay lên bàn cũng vẫn bị run giật. Hai cách chữa khác nhau.

2-Trường hợp mặt xì mụn.

Có hai loại mụn khác nhau là mụn âm và mụn dương.
Mụn âm là mụn chìm không có ngòi, mầu không đỏ, không đau, là gan huyết hư thiếu, áp huyết thấp, lúc có nhiều là can khí thiếu, lúc biến mất là can khí đủ mới đưa oxy lên da mặt..

Cách chữa : Bổ máu, và tập thể dục khí công cho áp huyết lên đủ nuôi da mặt.

Mụn dương là mục có ngòi nổi đỏ trên da mặt, sờ đau, là can khí huyết thực, thường có ở tuổi dậy thì và ở những người có bệnh áp huyết cao mà máu trong gan bị nhiễm độc.

Cách chữa : Làm hạ áp huyết và tẩy độc máu trong gan bằng các uống Phan Tả Diệp, tập Bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng, tập thở Đan Điền Tinh là hạ nhiệt, hạ áp huyết và đường trong máu.

3-Men tăng cao và bụng bự ra :

Do ăn nhiều, uống nhiều mà lười tập. Ăn nhiều mà không chuyển hóa, thức ăn không biến thành chất bổ mà bién thành đàm, mỡ, cholesterol và chứa độc tố trong gan, khiến gan phải tiết ra nhiều men men vẫn không tống độc được ra khỏi cơ thể vì can khí không đủ, can huyết dư gây nên bệnh áp huyết cao, tắc nghẽn mạch vì không có khí giúp chuyển hóa và lưu thông máu.

Cách chữa : Uông 1 tuần Phan Tả Diệp cho xổ độc máu trong gan làm hạ áp huyết và làm tan mỡ xẹp bụng, Uống xen kẽ cách ngày thuốc Ngũ Vị Tử làm hạ men gan. Tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần liên tục, tập 6 lần trong ngày, sáng, tối , trươc và sau khi ăn hai bữa cơm, trong 1 tháng, có thể thay bữa ăn hàng ngày bằng gạo lức muối mè 2 tháng thì bụng mập biến mất.

4-Thuốc xổ độc máu trong gan

Phan Tả Diệp lọc máu trong gan. Ngũ Vị Tử làm hạ men gan.
(Xem bài công dụng của Phan Tả Diệp và Ngũ Vị Tử).

Thân
doducngoc
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Quay về Chia xẻ Kinh Nghiệm Chữa Bệnh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến8 khách