Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Mắt Mờ, Mắt Mù Nguyên Nhân Do Bệnh Tiể

Nơi giúp đỡ lẫn nhau trau giồi kiến thức.

Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Mắt Mờ, Mắt Mù Nguyên Nhân Do Bệnh Tiể

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 7 Tháng 3 10, 2012 12:02 am

Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Mắt Mờ, Mắt Mù Nguyên Nhân Do Bệnh Tiểu Đường:

1-Một nữ bệnh nhân 45 tuổi, khai bệnh, bác sĩ mắt cho biết bị mù một bên mắt trái không thấy đường, mắt bên phải thấy được 30%,cần phải mổ, bệnh nhân hỏi tôi xem có chữa được không.

Tôi trả lời sau khi thử nồng độ đường vào mắt thiếu hay dư thừa mới biết kết qủa.
Tôi châm nặn máu ở huyệt Toản Trúc trên đầu chân mày bên mắt trái, đo được 4.4mmol/l, đo huyệt Toản Trúc bên phái phải 5.4mmol/l.
Điều đó chứng tỏ máu không tuần hoàn đều vào nuôi hai mắt, huyệt Toản Trúc thuộc kinh Bàng Bàng dẫn khí huyết vào mắt để nuôi mắt, còn huyệt Ngư Yêu giữa chân mày và giữa con ngươi lên, là huyệt làm sáng mắt.
Khi châm nặn máu không ra, khi máu ra là máu bầm đen, đo đường có kết qủa như trên. Tôi tiếp tục nặn cho máu ra nữa, cho đến khi máu ra loãng và đỏ tươi, tôi dơ 1 ngón tay trước mắt bệnh nhân và hỏi, cô có nhìn thấy ngón tay của tôi không, bệnh nhân trả lời thấy.
Tôi hỏi mắt bên nào nhìn rõ, bệnh nhân trả lời mắt bên phải nhìn rõ. Tôi đo lại đường , thì huyệt bên phải độ đường lên 7.5mmo/l, bên trái 6.6mmol/l, tôi nặn máu ở mắt bên trái tiếp, máu không ra nữa.

Tôi hướng dẫn tập bài Cúi Ngửa 4 Nhịp đưa máu lên nuôi mắt, vi thế khi cúi xuống đầu phải thấp hơn mông, mông chổng lên trời, tôi vỗ từ lưng xuống cổ gáy để dồn máu lên đầu, vùng gáy và hai vành tai đỏ hồng lên, khi bệnh nhân tập xong, mặt đỏ hồng, tôi năn máu tiếp bên trái, máu ra, đo đường tăng lên 7.1mmol/l.

Tôi nói, bây giờ hai bên mắt đã thấy rõ rồi, hãy nhìn ngón tay tôi di chuyển, thì mắt nhìn theo, mục đích cho con ngươi cử động thông khí huyết cho chức năng vận động mắt và làm tăng sự điều tiết của mắt. Ngón tay tôi đưa lên, bệnh nhân đưa mắt hướng lên, ngón tay tôi đưa xuống bệnh nhân đưa mắt theo xuống, ngón tay tôi đưa qua trái, mắt bệnh nhân đưa qua trái, ngón tay tôi đưa qua phải, bệnh nhân đưa mắt qua phải, ngón tay tôi quay tròn, thuận chiều, nghịch chiều, mắt bệnh nhân đều đưa theo, ngón tay tôi đưa xa, lạI gần, bệnh nhân đều thấy rõ.

Sau đó tôi đo đường ở ngón tay như y tá đo thử đường bình thường sau khi ăn theo tiêu chuẩn KCYĐ từ 8-12mkol/l, mà đường trong máu của bệnh nhân thấp có 6.0mmol/l sau khi ăn, chứng tỏ bệnh mắt do thiếu nồng độ đường trong máu.
Cách châm nặn máu để cho máu lưu thông nuôi mắt xem máu có lưu thông đều hai bên nếu độ đường hai bên mắt giống nhau nằm đúng tiêu chuẩn.

Một người khỏe mạnh không bệnh tật thì thử đo áp huyết, đường và nhiệt kế thì bất cứ nơi nào cũng phải gần giống nhau không chênh lệch qúa, do đó cách khám nồng độ đường trong máu để biết khí huyết có lưu thông đều không.

Bệnh nhân sau khi tập, và được khuyên nên ăn thêm chè ngọt, đo áp huyết nhịp tim thấp, được khuyên uống Quế Mật Ong, làm tăng áp huyết, tăng nhịp tim đập và tăng dường trong máu. Người chông bệnh nhân đứng cạnh hỏi vợ :
Em thấy mắt thế nào ? bệnh nhân trả lời : Em nhìn thấy rõ rồi.
Người chồng ngạc nhiên hỏi lại : Thật sao ?
Tôi nói : Cô chạy một vòng cho ông ấy xem. Cô chạy như người bình thường, mà không phải nhờ chồng dắt đến vì mắt bị mù nữa.

---------

2-Một ông lớn tuổi nói với tôi nhờ tập khí công nên đường và áp huyết ổn định rồi, nhưng sao con mắt trái nhìn mờ, và mắt trái từ từ nhỏ lại, mở mắt không lớn bằng mắt phải.

Tôi trả lời : Cũng do nồng độ đường trong máu chuyển vào mắt bệnh thấp hơn bên kia.
Ông nói : Nhờ thầy thử đường trên mắt tôi xem có đúng như thầy nói không ?
Tôi châm nặn máu huyệt Toản Trúc phải, đo đường 12.5mmol/l, ông bảo tôi mới vừa ăn xong, như vậy cũng tập được. Đo mắt trái độ đường 14.8mmol/l. Tôi nói, như vậy ông đã biết lý do tại sao mắt bên trái bệnh.
Ông hỏi, vậy đường không đều phải làm sao ?
Tôi trả lời : Dễ lắm, chỉ cầm làm cho máu tuần hoàn đều, chia đều thân nhiệt và đường trong máu nơi nào cũng giống nhau thì khỏi bệnh. Nhưng tôi thấy đầu mũi ông trắng xanh, là suy tim, nên nhịp tim không đều.
Ông trả lời : Áp huyết của tôi thì được, nhưng nhịp tim lúc nào cũng thấp trên dưới 65.

Tôi nói : Như vậy, KCYĐ có bài tập Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần, vừa làm tăng áp huyết, làm mở rộng van tim, tăng thân nhiệt và làm hạ đường trong máu.

Ông được hướng dẫn tập thử 25 lần, đo lại đường trên hai huyệt Toản Trúc đường xuống còn 9.2mmol/l bên phải, 9.7mmol/l bên trái, mặt ông hồng lên.

Ông cho biết, tự nhiên mắt phải thấy rõ, nhìn vào gương, thấy hai mắt mở lớn đều nhau chứ không bị mắt to mắt nhỏ.

Ông hỏi còn nhịp tim thấp phải làm sao.
Tôi trả lời sau mỗi bũa ăn, uống Quế Mật ong, làm tăng thân nhiệt, tăng nhịp tim lên từ 70-80 thì ngưng, nếu lên trên 80 thì nguờ bị nhiệt, táo bón và áp huyết tăng cao hơn.
Vì thế, dùng thức ăn, uống, hay thuốc men để điều chỉnh cho khỏi bệnh thì ngưng, không bao giờ uống thuốc suốt đời lại sinh ra bệnh khác.

------------------

3-Một bệnh nhân đến khai, mắt trái nhìn như có ruồi bay hay như có vướng màng nhện .

Tôi đo đường bên huyệt Toản Trúc trái nồng độ đường 14.5mmol/l, huyệt Toản Trúc bên mắt phải 10.5mmol/l.
Châm, năn máu đo đường xong, tôi tiếp tục nặn ra máu nhiều lần, khi ra hết máu đen bầm, ra đến máu đỏ tươi, đo lại đường, nồng độ đường trong mắt phải xuống 9.0mmol/l, mắt trái 9.8mmol/l. Tôi hướng dẫn ông tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực, 50 lần, Cúi Ngửa 4 Nhịp 10 lần, đo đường lại thấy xuống, mắt phải 8.5mmol/l, mắt trái 8.9mmol/l. Bệnh nhân cho biết hết nhìn thấy ruồi luẩn quẩn ở mắt trái rồi.
-------------------

4-Môt bệnh nhân đang dùng thuốc chích insulin để chữa bệnh tiểu đường, mắt càng mờ dần, không còn lái xe được, đến tôi chữa mắt.

Tôi đo đường ở huyệt Toản Trúc mắt trái 4.2mmol/l, huyệt Toản Trúc mắt phải 4.4mmol/l, đo ở ngón tay như mọi người thường đo là 6.1 mơl/l. Tôi hỏi ông đã ăn gì chưa, ông trả lời : Đã ăn rồi.
Tôi cho biết ông lạm dụng thuốc trị tiểu đường, nên đường trong máu thấp qúa, cơ thể mất năng lượng, và gân cơ thịt bị teo lại, không đủ khí huyết tuần hoàn.
Nếu ông không tin, ông xem trên hộp que thử đường của nhà sản xuất công ty dược phẩm Contour có ghi khi bụng đói đường trung bình từ 6.0mmol/l đến 8.0mml/l là đúng tiêu chuẩn.
Ông bảo ông không nhìn thấy rõ. Đó là do hậu qủa của sự lạm dụng thuốc chữa bệnh tiểu đường..
Ông nói, sao tây y khi thử đường, những người nào có độ đường 6.0mmol/l đã bắt phải uống thuốc trị tiểu đường rồi.

Tôi trả lời : Có thể là sai lầm của tây y, vì muốn đề phòng đường trong máu cao, nên đa số đều phải bị uống thuốc trị tiểu đường khi đường trong máu cao hơn 6.0, nhưng sau mười mấy năm mới phát giác ra những biến chứng của bệnh do đường thấp, chết âm thầm, mù mắt, suy nhược thần kinh, tâm thần, ưa buốn ngủ, mệt mỏi, mất sức, đau đầu thiên đầu thống loại hư chứng tây y gọi là bệnh migrain dẫn đến bệnh bướu sọ não, parkinson mãn tính....thì đã qúa muội.

Nếu ông muốn mắt sáng, ông có chịu uống nước nóng pha 2 muổng đường ngay bây giờ không, để ông biết sự thật máu đủ đường và máu thiếu đường khác nhau ra sao không.?

Dù sao tây y đã có tiêu chuẩn giới hạn từ 6.0-8.0mmlol/ khi bụng đói, mà hiện nay ông bụng no, đường mới có 6.1mmol/l mà sợ gì không thử uống đường rồi đo lại, còn ông sợ đường lên cao, KCYĐ có phương pháp tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần cho đường trong cơ thể được hấp thụ và chuyển hóa, thì đo đường sẽ xuống thấp trở lại ngay.

Ông nghe lời, thế là ông uống 1 ly nước nóng pha 2 thìa đường, sau đó thử đường ở tay lên được 7.0mmol/l, nhưng ở mắt chưa lên.
Tôi hướng dẫn ông tập bài Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần,. tôi châm nặn máu ở hai huyệt Toản Trúc cho ra hết máu đen, đến khi máu đỏ chảy ra loãng và tươi, bắt đầu thử đưòng, đường hai bên mắt lên, bên trái lên 6.2mmol/l, bên phải 6.4mmol/l. Ông nói : Ủa, mắt tôi sáng thật rồi nè !

--------------------

5-Đo đường và áp huyết biết bệnh nhân không chịu dùng thuốc Bổ Hư Thang

Bệnh nhân người Đài Loan 60 tuổi, tây y chữa Parkinson, nhưng KCYĐ đo áp huyết thấp dướI 105/78mmHg mạch 65 ở tay trái, tay phải là nơi kho chứa máu chỉ có 102/77mmHg mạch 64, nếu bắt mạch theo đông y thì kết luật thiếu khí-huyết, gan và bao tử hàn.
Cơ thể hàn do không đủ nhiệt lượng đến từ đường là tăng nhiệt tăng nồng độ đường trong máu, chứng tỏ bệnh nhân thiếu đường.
Chân bệnh nhân yếu không có sức để đi, chân phải bị lạnh, co rút, đi lết chân.
Tôi châm nặm máu, không có máu xuống chân, áp huyết thấp mà chữa ở chân, sẽ làm áp huyết tụt thấp nữa gây nguy hiểm.
Tôi dặn người nhà đi theo, về nhà nấu thuốc Sirop Bổ Hư Thang cho ông ấy uống 1-2 tuần, tự đo áp huyết để kiểm chứng theo dõi, khi áp huyết lên đến 120 trở lên thì mới đem lại đây để chữa, còn Tinh thiếu phải cho tẩm bổ xong mới chữa cho tăng khí để giúp máu lưu thông khắp cơ thể được.

Bệnh nhân ra về, sau 2 tuần bệnh nhân trở lại, nhìn dáng đi và mặt hồng hào, tôi hướng dẫn ông tập khí công, và dặn người nhà hơ cho ông 3 huyệt Thượng-Hạ Uyển (Thượng Quản, Trung Quản, Hạ Quản) để phục hồi thể lực, tăng tính hấp thụ và chuyển hóa thức ăn.
Tôi nói ông khỏe rồi, tiếp tục điều trị bằng Bổ Hư Thang cho áp huyết và đường lên đủ tiêu chuẩn thì khỏi bệnh, vì hiện nay áp huyết chưa đúng tiêu chuẩn tuổi của ông. Áp huyết 115/82mmHg mạch 70 ở tay trái, 113,86mmHg mạch 68, so với tiêu chuẩn còn xa, ông phải uống sirop Bổ Hư Thang đều trong 3 tháng cùng với bài tập Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, khi cơ thể ông đầy đủ khí huyết, rồi trờ lại đây tôi sẽ dạy ông tập đi .

Hai tuần sau, người nhà gọi điện thoại xin cho đến để chữa tiếp, vì ông thấy đã khỏe rồi. Tôi hỏi lại người nhà , ông ấy đã uống Bỏ Hư Thang đủ chưa, người nhà trả lời tôi có nấu cho ông ấy uống mỗi ngày, Tôi nhận lời.

Khi ông đến, dáng đi khỏe và vững hơn trước. Tôi bảo ông nằm úp để tôi chữa chân yếu bên phải cho ông đi được.

Tôi châm 6 tĩnh huyệt chân phải, nặn máu huyệt Chí Âm ngón chân út, nặn máu huyệt Túc Khiếu Âm ngón chân thứ tư, ngón chân thận ở ngón giữa, huyệt ngón chân kinh Vị thứ hai là huyệt Lệ Đoài, phía trong góc móng chân cái kinh Can huyệt Đại Đôn, góc móng phái ngoài chân cái thuộc kinh Tỳ huyệt Ẩn Bạch,
Đo đường ở ngón út 4.4mmol/l, ngón thứ tư kinh Đởm huyệt Túc Khiếu Âm đường 4.1mmol/l, ngón giữa thận đường 3.7mmol/l, ba kinh Vị ngón thứ hai, kinh Can và kinh Tỳ nặn không ra máu.

Tôi cho người nhà biết cơ thể còn thiếu máu, ông ấy có uống thuốc Bổ Hư Thang không, ông nói thật đi.

Mới đầu ngườI nhà nói : Tôi vẫn nấu cho ông ấy, nhưng khi đưa cho ông ấy, ông ấy bảo để đó lát nữa ông ấy uống, thì ông ấy có uống hay không tôi không biết vì tôi phải đi làm.

Tôi quay lại hỏi bệnh nhân bằng tiếng Anh, ông có uống thuốc không ?
Ông bảo 1 tuần nay không uống. Tôi hỏi tại sao ?
Người nhà lúc bấy giờ mới nói thật, là ông bệnh nhân này có người anh ở Toronto là thầy thuốc bắc nói rằng không được uống thuốc này nữa vì nhiều sâm không tốt, nên ông ta không dám uống nữa.

Như vậy nhờ máy đo đường đã biết được bệnh nhân không uống thuốc, chỉ muốn đến nhờ chữa cái chân cho mạnh là điều vô lý, trái với nguyên tắc khí công.
Tôi nói cho ông biết, không phải tôi tiếc gì mà không chữa chân cho ông, nhưng khi chữa chân, thì ý dưới chân, tất cả khí huyết do thiếu không đủ tuần hoàn, nay đưa khí xuống chữa chân thì trên não thiếu khí huyết, áp huyết sẽ tụt xuống đi đứng mất thăng bằng sẽ bị té ngã, mà sau khi chữa cơ thể sẽ mệt thêm.

Tôi cho ông thêm hai tuần nữa uống Bổ Hư Thang. Ông nhớ rằng không nên tin ai, không nên tin vào đông y hay tây y hay ngay cả khí công của tôi, mà chỉ tin vào kết qủa bằng những con số chính xác từ máy đo áp huyết, đo đường, nhiệt kế, bất cứ ai chữa theo phương pháp nào mà các con số này lọt vào tiêu chuẩn tuổi, áp huyết lên 120-130/70-90mmHg mạch 70-80, đường khi bụng đói 6.0-8.0mmol/l, đường đo ở chân cũng phải đều giống như ở tay, lúc đó tập khí công mới khỏi bệnh.
Nếu áp huyết và đường của ông không lên đủ, ông đến đây tôi cũng từ chối không chữa cho ông được.

Bây giờ ông mới hiểu, không phải hiểu biết qua sách vở, rồi cố chấp vào những kiến thức sai lầm mà không chịu kiểm chứng trong thực hành.

Do đó cũng vẫn có nhiều bác sĩ và thầy thuốc cũng bị bệnh cao áp huyết và tiểu đường, phải dùng thuốc suốt đòi, mà cũng vẫn chưa biết quy luật theo dõi kiểm chứng sự tuần hoàn quân bình âm dương huyết-khí.

Thân
doducngoc
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Mắt Mờ, Mắt Mù Nguyên Nhân Do Bệnh

Gửi bàigửi bởi dương đình Tú » Thứ 4 Tháng 12 24, 2014 6:01 am

Thầy ơi.
EM cũng bị ruồi bay trong mắt thầy dạy em cách chữa với a. Em có thể gặp thầy ở đâu
em cảm ơn thầy
dương đình Tú
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 12 13, 2014 2:29 am

Re: Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Mắt Mờ, Mắt Mù Nguyên Nhân Do Bệnh

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 4 Tháng 12 24, 2014 11:18 am

Qúy vị muốn gửi thư hỏi bệnh :

Chữa bệnh theo KCYĐ cần phải biết tình trạng Khí và Huyết Hư hay Thực, Hàn hay Nhiệt bằng máy đo áp huyết theo hướng dẫn sau để chữa vào gốc bệnh :

Cần phải mua 1 máy đo áp huyết và máy đo đường để tự khám bệnh theo hường dẫn dười đây :

Những thư hỏi bệnh cần những chi tiết sau đây :
· Giới tính, tuổi, cảm giác bàn tay chân và trán nóng hay lạnh, đi cầu bón hay tiêu chảy.
Cần đo áp huyết rõ ràng trước và sau khi ăn ở 2 tay đủ 3 số mới biết tình trạng
Khí lực/Huyết/Hàn-nhiệt và so sánh trước sau ăn xem chức năng hấp thụ chuyển hóa thức ăn
Máy đo áp huyết đo bên tay trái để khám chức năng bao tử, đo bên phải khám chức năng gan, đo 2 tay trước khi ăn và sau khi ăn 30 phút để khám chức năng hấp thụ và chuyển hóa thức ăn. Nếu có bệnh ở chân thì đo 2 cổ chân trong để biết khí lực của chân, đo cà đường-huyết.
Mục đích để biết tình trạng gốc bệnh là Khí Lực dư hay thiếu do tập luyện/Huyết dư hay thiếu do ăn uống/Đường trong máu
Kết qủa đo được đem so sánh với tiêu chuẩn tuổi đủ hay thiếu, mới có thể hướng dẫn cách điều chỉnh Tinh-Khí-Thần để khí/huyết trở lại bình thường mới khỏi bệnh được.
Nếu không đầy đủ chi tiết thì chúng tôi không thể trả lời.

Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60-120 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 60-70 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am


Quay về Chia xẻ Kinh Nghiệm Chữa Bệnh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến6 khách

cron