Tiểu đường 16. Thiếu đường ảnh hưởng khí hóa ngũ ha

Nơi giúp đỡ lẫn nhau trau giồi kiến thức.

Tiểu đường 16. Thiếu đường ảnh hưởng khí hóa ngũ ha

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 7 Tháng 8 10, 2019 10:15 pm

Tiểu đường 16. Thiếu đường ảnh hưởng khí hóa ngũ hành tạng phủ
Làm giảm chức năng tiêu hóa gây ung thư tạng phủ


Youtube :https://youtu.be/b9883UjyVpA


I-LÝ THUYẾT ĐÔNG Y VỀ NGŨ HÀNH TẠNG PHỦ.

1-Quy ước ngũ hành tạng-phủ :

Trong cơ thể con người có 5 tạng âm điều hành chất lỏng gồm máu, nước, dịch chất, từ thức ăn nước uống hàng ngày, để nuôi dưỡng tế bào hoạt động, phát triển và duy trì sự sống cho chúng ta, 5 tạng có sự liên hệ mẹ-con nuôi dưỡng nhau, đông y dùng biểu tượng ngũ hành tương sinh là hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hoả là một vòng khí hoá để đặt tên cho từng tạng âm như :
Hỏa âm thuộc tim, thổ âm thuộc tỳ, kim âm thuộc phổi, thủy âm thuộc thận, mộc âm thuộc gan,
Chức năng của 5 phủ điều hành về khí là dương, trợ giúp cho chức năng hoạt động của 5 tạng âm thì có :
Hỏa khí của tiểu trường hay ruột non, thổ khí của vị hay bao tử, kim khí của ruột già, thủy khí của bàng quang hay bọng đái, mộc khí của đởm hay túi mật.

Đối với hệ thống tiêu hóa, mỗi cặp âm-dương ngũ hành tạng phủ có nhiệm vụ hắp thụ chuyển hóa thức ăn theo tính-khí-vị của thức ăn hợp với nhu cầu tạng phủ của mình để chế biến thành năng lượng khí lực, và lượng máu và các thành phần chất bổ để nuôi tế bào về 2 phương diện dinh dưỡng vàô bảo vệ sức khỏe và sự sống cho chúng ta.

2-Tính-Khií-Vị của thức ăn .

Nói như vậy thì 3 yếu tố tính-khí-vị của thức ăn là quan trọng nhất để duy trì sức sống cho con người :

Tính của thức ăn là nóng nhiệt ha hàn mát lạnh, hay vừa không nóng không lạnh đông y gọi là ôn, được xác định qua máy đo áp huyết, như sau khi ăn một món thức ăn nước uống nào làm nhịp tim vẫn nằm trong tiêu chuẩn 70-80 nhịp/phút thì thức ăn đó có tính ôn, thức ăn nào làm nhịp tim tăng cao hơn 80 vượt hơn tiêu chuẩn thì thức ăn thuốc uống hay nước uống đó có tính nhiệt, như nhãn, xoài, sầu riêng, cà ri, gừng, ớt, riềng...sẽ làm cho cơ thể nóng, tạo bón.
Thức ăn thuốc uống, nước uống nào sau khi ăn uống vào làm giảm nhịp tim tụt thấp dưới 70 như 65 hay 60 là thức ăn thuốc uống đó có tính hàn, mát lạnh như khổ qua dưa gía, đậu xanh, hạt sen, kim châm...sẽ làm hạ nhiột cơ thể thấp qúa gây ra bệng tiêu chảy, và làm cho máu đặc. Nhịp tim chính là tốc độ bơm máu tuàn hoàn chậm quá gây ra đau nhức, tê bại, đông máu...

Khí của thức ăn chia ra 4 loại khí chính là sau khi ăn xong khí dồn lên đầu gây nhức đầu, cao áp huyết g̣ọi là khí thăng, hay sau khi ăn xong bị tiêu ch̉ảy, xây xẩm làm tụt áp huyết gọi là khí giáng hạ, hay sau khi ăn xong cơ thể bị xuắt mồ hôi nhiều, có 2 loại xuất mồ hôi nóng như ăn nhiều ớt, hay xuất mồ hôi lạnh bủn rủn tay chân lạnh, đau bụng, giống như muốn trúng gió, do ăn thức ăn lạnh, thức ăn cũ đã bị thiu... gọi là khí xuắt, hay khi đang bí xuất mồ hôi lạnh sau khi ăn đau bụng giống như say sóng, khi đi xe, uống ngay gừng hay uống ly nước đường ấm nóng để cầm mồ hôi không bị xuất mồ hôi gọi là khí liễm.

Vị cỉ thức ăn quan trọng nhất, thức ăn có từ 1 vị đến 5 vị đơn lẻ hay phối hợp, đối với đương y là vị thuốc dùng để chữa bệnh cho 5 tạng :

Tâm và Tiểu trường thuộc hỏa, gây ra bệnh tim, thì khi chữa bệnh tim cần chất Đắng.
Như tim co bóp tuần hoàn yếu chậm, đông y gọi là bệnh tim hàn, thì phải dùng chất đăng có tính nhiệt như cà phê uống nóng, nên tây y cũng khuyên mỗi ngày uống 1-2 ly cà phê cho khỏe tim.
Khi tim bị nhiệt, phải dùng chất đắng làm mát tim là khổ qua, điều này tây y chưa biết.

Tỳ và vị hay lá lách và bao tử thuộc thổ, là cơ quan quan trọng nuôi dưỡng tế bào duy trì sự sống cho con người mỗi ngày, khi có bệnh không muốn ăn, chán ăn, ăn không tiêu, thì khi chữa bệnh cho tỳ vị cần chất Ngọt. Có hai loại chất ngọt làm ấm nóng tỳ vị là đường cát vàng gọi là đường dương giúp bao tử co bóp chuyển hóa thức ăn thành chất bổ, càng nhiều chất ngọt thì thức ăn trong bao tử được chuyển hóa hết 100% làm trống rỗng bao tử không bị đầy hơi ợ chua..., loại ngọt như trái cây đối với đông y là loại đường giảm cơn đau của bao tử, không có tính chất giúp co bóp bao tử chuyển hóa thức ăn để làm tiêu hóa thức ăn, tính chất ngọt này nhẹ hơn đường cát vàng nên gọi là đường ăm, giống như so sánh nhiệt độ trong cơ thể, khi uếng đường cát vàng thì nhịp tim đang thấp 65 sẽ tăng lên 75, người ấm ,bàn tay lạnh 35 độ C được ấm nóng, nhiệt độ bàn tay đo lên được 37 độ C, còn đường trái cây sau khi ăn vào, nhiệt độ bàn tay không tăng, nhịp tim không tăng, căn cứ vào nhịp tim và nhiệt độ hay căn cứ vào th̉ử pH nước bọt, thì đường cát vàng làm tăng pH 7-8, ngọt của trái cây lại nhiều acid pH bị giảm thấp, và những bệnh nhân có tế bào ung thư khi thử pH nước bọt thì pH acid dưới 6, khi ung thư phát triển nặng, pH tụt thấp xuống còn 5, khi pH xuống 4 là di căn toàn thân người bệnh sẽ chết.
Âm-dương của đông y không phải là độ âm trừ hay độ dương cộng, mà trong độ âm có dương, trong độ dương có âm.
Thí dụ trong độ âm trừ -10 độ C, nếu khi nào thời tiết ấm hơn còn âm trừ -2 độ, thì đông y gọi là dương trong âm.
Hay khi trời nóng dương cộng + 35 độ C, khi thời tiết mát hơn nhiệt độ xuống còn dương + 20 độ, thì đông y gọi là âm trong dương.
Đông y, tính âm dương trong thức ăn thuốc uống hay nước uống, cái nào làm tăng nhịp tim, tăng pH là dương thì dùng để chữa những bệnh thụộc âm.

Thí dụ thứcc ăn vào bụng gây ra ngáp, ợ hơi, bàn tay lạnh, đo nhiệt kế 34 độ C, xây xẩm chóng mặt, đi tiểu nhiều lần, đi tiêu chảy...có nhịp tim tụt thấp 60, tốc độ bơm máu tuần hoàn chậm, mệt tim, khó thở, suyễn hàn, thở hụt hơi...là dấu hiệu bệnh âm, cần phải uống 5 thìa cà phê đường cát vàng với nước nóng ấm, sau khi uống xong, đỡ chóng mặt, đỡ ngáp, nhiệt độ tăng 35 độ C, nhịp tim tăng lên 65, như vậy để chữa bệnh tiêu hóa do thức ăn tính hàn, thì thuốc chữa là đường là chữa đúng bệnh, nhưng chưa đủ liều lượng, vì nhiệt độ đo ở đầu ngón tay chưa tăng đủ tiêu chuẩn âm-dương từ 36.5-37-5 độ C, nhịp tim chpa tăng lọt vào tiêu chuẩn 70-80, thì cần phải uếng thêm 5 thìa đường hay 10 thìa đường nữa. Chứng tỏ đường phải là chất là chất ngọt dương, làm tăng nhịp tim, tăng nhiệt, cho bao tử có nhiên liệu để chuyển hóa hết thức ăn trong bao tử mà không sợ bị bệnh tiểu đường. Tại sao ?
Theo khí hóa ngũ hàng tạng phủ, 1 vòng khí hóa, thì từ bao tử nhận thức ăn, được tây y phân tích rõ ràng hơn, phân ra làm 4 chất nuôi tế bào là glucose, protein, lipid, oxy, đối với đông y nhiên liệu chính mà tỳ vị cần là chất ngọt dương đưa vào tụy tạng, tế bào tụy tạng có nhiên liệu hoạt động mới phân loại thức ăn, nó nhận một phần protein để chế biến sản xuất insulin nội mà nó biết phải cần phân lượng bao nhiêu khi thức ăn vừa qua hết khỏi miệng do trạm đầu tiên của tụy tạng là hạch nước bọt đã báo có bao nhiêu đường, bao nhiêu protein, bao nhiêu lipid vào bao tử...
Khi cần chuyển hóa nhiều thức ăn có nhiều đường thì tụy tạng sản xuất nhiều insulin, thức ăn ít đường thí tụy tạng sản xuất ịt insulin, trong thức ăn không có đường thì tụy tạng báo sang gan phóng thích đường dự trữ glycogen hay mỡ trong gan, trong cơ bắp.
Theo đông y, tụy tạng có nhiệm vụ chế biến thức ăn thành máu phân làm 3 loại tổng quát là tạo ra tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, phân loại chất béo thành chất nhờn phân phối sửa chỡa các khớp, thành màng chất dẻo cellulose thay vỏ bọc tế bài, thành các sợi dây thần kinh, dây chằng, oống dẫn máu, thành chất sụ, thành xương cứng và các laọi vitamines, khoáng chất,
Khi thức ăn trong bao tử chuyển hóa hết, và chức năng tụy tạng sản xuất phân chia các chất, thì insulin và các chất bổ đi vào trong các ống dẫn máu làm nhiệm vụ phân phối như dẫn protein, lipid, hồng cầu, oxy vào nuôi tế bào, trong vòng 30 phút đến 60 phút, đường trong máu tăng cao 200mg/dL hay 11.1mmol/l là bình thường, sau khi insulin dẫn glucose, protein, lipid, oxy đến các tế bào đầy đủ, sau 3 tiếng đường trong máu giảm thấp trở lại bình thường khi đói từ 100-140mg/dL hay 6.0-8.0mmol/l, sau mỗi vòng tuần hoàn máu từ tim theo động mạch đi nuôi các tế bào dẫn theo các chất bổ mới, thu hồi các chất thải của tế bào sang thận lọc chất lỏng xâú thành nước tiểu, máu tốt và các chất bổ thoát ra được thận thu hồi, dư thừa thì thận đẩy ra ngoài, nếu đường trong máu dư thừa thận đẩy ra theo nước tiểu thì có hiện tượng đái tháo đường là dấu hiệu chức năng lọc thận còn toôt, và cũng cảnh báo cho mình biết những bữa ăn sau phải bớt đường để ngày hôm sau đo tiểu hết tình trạng đái tháo đường, nếu thừa chất vôi, thờa mỡ, thì trong nước tiểu có cặn vôi, có albumin...

Sức khỏe con người nhờ vào thức ăn uống hàng ngày phải đủ 4 chất có trong thức ăn theo tây y phân tích, còn theo đông y phải có đủ nhiên liệu cho tụy tạng làm nhiệm vụ chuyển hóa thức ăn thành máu, mỡ, nước, đường, oxy cung cấp cho các tế bào sản xuất các tế bào mới thay thế các tế bào cũ, phà̉i đủ chất tạo ra tế bào não, tế bào máu, tế bào tủy, não, tế bào thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác, tế bào thịt, tế bào da lông, râu tóc, móng, răng, tế bào sợi, tế bào gân, sụn, xương, ….do đó đường là chất chính, là nhiên liệu chính cho bộ máy tỳ vị sản xuất chất bổ nuôi sống tế bào thì sự sống con người được duy trì khỏe mạnh không bị bệnh tật..
Khi thiếu đường, 5 giác quan bị yếu kém, thấy rõ nhất như vị giác ăn khêng có cảm giác ngon miệng, mắt mờ, ngón tay tê mất cảm giác...

Phế và đại trường hay phổi và ruột già, cần nhiên liệu là chất Cay, khô ráo, tanh, để điều chỉnh độ ẩm, da không khô và phổi không bị khô, làm đờm bị khô đặc, gây ra táo bón, không ẩm ướt qúa làm tiêu chảy, làm phổi có nhiều đờm dãi, làm cản trở việc hô hấp hấp thụ oxy cho việc biến đổi máu đen thành máu đỏ và duy trì hồng cầu không bị mất oxy.

Thận và bàng quang hay bọng đaí, cần nhiên liệu Mặn, đề giữ nước điều hòa thân nhiệt, điều hòa áp huyết và đường trong máu, đào thải cặn bã không cần thiết có trong máu thành nước tiểu.
Nếu theo ngũ hành tương khắc, áp huyết cao là hỏa nhiều như đám cháy, dùng nước dập tắt được lửa, do đó khi bị khát là cơ thể thiếu nước, như vậy theo nguyên tắc thiếu nước thì tim nóng áp huyết sẽ tăng, trường hợp này không lý luận là thủ khắc hỏa, thận cần mặn để giữ vừa đủ nước trong cơ thể để điều hoà thân nhiệt, nhưng ăn mặn quá thận giữ nước không có lối thoát gây ra sưng phù chân, mặt, phù mạch tạo áp lực các ống dẫn máu căng thì áp huyết lại càng cao.

Can và đởm hay gan và túi mật cần nhiên liệu là chất Chua, để thu liễm, làm dẻo dai các sợi thần kinh, các mao mạch, ống dẫn máu, dây chằng, gân, sụn, da, bảo quản lượng máu, mỡ, đường dự trữ glycogen, cung cấp máu cho tim bơm máu tuần hoàn. Khi gan thiếu chua, các ống mạch mắt tính đàn hồi, trở thành xơ cứng khi áp lực tim bơm máu tốc độ nhanh làm tăng áp huyết, tây y cũng vô tình áp dụng cách chữa làm hạ áp huyết bằng cách cho bệnh nhân uống nước chanh, làm giảm áp lực căng các mạch máu được thư giãn, và chất chua cũng không làm cho mỡ trong gan bị xơ vữa đóng cục.

3-Bệnh chứng của Tụy Tạng trong đông y :

Khi các chức năng của lục phủ ngũ tạng bị bệnh, theo đông y chỉ có 2 loại bệnh là thừa gọi là bệnh thực, hay thiếu gọi là bệnh hư. Riêng về bệnh của tỳ hay tụy tạng có 28 chức năng của tỳ mất khả năng hoạt động gây ra 28 loại bệnh sau đây, trích trong sách :
Triệu chứng lâm sàng học do tôi biên soạn, trong link này :
https://drive.google.com/file/d/0BzTtsb ... view?hl=en
BỆNH CHỨNG CỦA TỲ THEO ĐÔNG Y : :

1-Chứng tỳ khí hư: (218, số thứ tự của bệnh)
Do tỳ khí hư nhược ở tạng người yếu, hoặc lao động vất vả, lại ăn uống kém, hoặc tỳ âm không đủ ,có
dấu hiệu tiêu hoá kém, bụng đầy, sôi bụng tiêu chảy, bệnh mạn tính làm vàng da, trung tiện,ăn ngủ không ngon,ăn không tiêu, hễ ăn vào bị trướng bụng,nặng nề mệt mỏi,tiêu chảy,gầy ốm, sắc mặt vàng héo hoặc trắng, hơi phù do suy dinh dưỡng ,tứ chi lạnh, hay nằm,lười nói, không thích vận động,lưỡi nhợt nhạt rêu trắng.Tỳ hư mạn tính làm ra chứng nhục cực gây ra bệnh cơ bắp mềm yếu, uá vàng ,teo nhỏ.
Khi điều trị, phân biệt hai trường hợp :
Do chức năng tỳ mất vận hóa thì có dấu hiệu bụng đầy, mạch hư.
Do Tỳ hư hạ hãm thì có dấu hiệu tiêu chảy, lỵ, sa xệ các nội tạng, mạch hư nhược.

2-Chứng tỳ âm hư: (219)
Là chỉ tỳ và vị âm hư có nghĩa âm dịch ở tỳ vị không đủ để làm nhiệm vụ thu nạp và chuyển hoá, có dấu hiệu môi miệng khô, miệng nhạt vô vị, ăn kém, thích uống nước, đại tiện táo kết, lưỡi đỏ rêu ít và khô hoặc lưỡi sáng trơn.

3-Chứng tỳ dương hư: (220)
Là chỉ tỳ vị hư hàn, do tỳ khí hư hoặc do ăn thức ăn nguội lạnh, có dấu hiệu vị quản lạnh đau, bụng đầy trướng, mắc nghẹn, nôn oẹ, kém ăn, iả chảy hoặc lị kéo dài mệt mỏi, tiểu ít, phù thủng, gầy còm, lưỡi nhợt nhạt, rêu trắng, thường gặp ở bệnh loét bao tử, loét ruột, viêm gan mạn tính, lị mạn tính, thủy thủng, bạch đới.

4-Chứng tỳ hư do giun : (221)
Ăn nhiều vẫn gầy, đầy và đau bụng quanh rốn, ợ hơi.

5-Chứng tỳ thực: (222)
Bụng căng có nước trong ổ bụng làm khó thở, ngực nặng, bức rứt tim, cẳng chân nóng, trúng thực nôn mửa, chân tay gầy nhưng cảm thấy nặng nề, mỏi bắp thịt, miệng khô, cổ khát sinh bệnh tiêu khát, đái láu, tiểu đường.

6-Chứng tỳ hàn : (223)
Rối loạn tiêu hóa, iả chảy nước trong, ăn không tiêu đầy trướng, đờm nhiều, ngắn hơi khó thở,mình nặng nề, tứ chi lạnh.

7-Chứng tỳ hàn thấp : (224)
Do ăn uống thức ăn lạnh hoặc do cảm mưa lạnh, khí hậu ẩm thấp hại tỳ, có dấu hiệu bụng trướng, buồn nôn, phân lỏng, tiểu ít, phụ nữ ra huyết trắng nhiều.

8-Chứng tỳ nhiệt : (225)
Môi đỏ, họng khô, ợ chua, chóng đói,chân răng sưng chảy máu, mồ hôi trộm, đại tiện bí kết, tiểu ít, nước tiểu vàng đậm do nhiệt tà hoặc do ăn nhiều thức táo nhiệt gây nên nhiệt chứng hoặc do viêm nhiễm ở gan mật ruột làm nhiệt khiến bao tử nóng.

9-Chứng tỳ bị thấp tà : (226)
Ðầu nặng như đè, bụng trướng đầy, không thích uống nước, thân nặng nề mệt mỏi, phiền muộn,không đói, miệng đầy nhớt có vị ngọt, iả chảy, bí tiểu, mạn tính sinh bệnh vàng da, lưỡi ướt nhầy,rêu lưỡi trắng trơn.

10-Chứng tỳ thấp nhiệt : (227)
Do nhiễm vi khuẩn,vi rút, có dấu hiệu sốt, vàng da, bụng trướng đầy, buồn nôn.

11-Chứng tỳ vị thấp nhiệt : (228)
Thấp nhiệt nung nấu ở tỳ vị có dấu hiệu mặt và thân thể đều vàng, bụng trướng, căng tức, trung quản tức đau, ăn uống giảm, lợm giọng, mệt mỏi, tiểu ít mà vàng nghệ,rêu lưỡi vàng nhớt, thường gặp ở bệnh viêm gan,vàng da, các bệnh cấp tính về gan mật, bệnh ngoài da như thấp chẩn, bỏng rạ...

12-Chứng tỳ khi hư (hạ hãm): (229)
Có dấu hiệu mệt mỏi, uể oải thích nằm,chân tay yếu sức,thân gầy hoặc phù, ăn uống kém, khó tiêu, bụng trướng đầy, iả lỏng, nặng thì đại tiểu tiện ra máu, mặt vàng héo, chóng mặt, rêu lưỡi trắng nhạt, thường gặp ở bệnh loét bao tử, đường ruột, lỵ mạn tính và bần huyết.

13-Chứng tỳ khí bất nạp : (230)
Chức năng tiêu hóa kém do can khí, do thấp tà làm hại tỳ dương, do ăn uống không phù hợp với tình trạng khí hóa của tỳ làm tổn thương tỳ vị bị ủng trệ làm vùng bụng và trung quản căng đầy trướng tức không tiêu hóa được sinh chán ăn.

14-Chứng tỳ khí bất thăng : (231)
Chức năng tỳ khí không đưa dưỡng trấp lên tâm phế để hóa huyết do thấp trọc thực trệ làm trở ngại, hoặc trung khí không đủ,dưỡng trấp bị hóa đờm hoặc hóa mỡ ở tại trung tiêu nơi màng bụng.

15-Chứng tỳ dương bất túc (tỳ dương hư ) : (232)
Ðau bụng ngầm thích xoa, thích uống nước nóng,ăn không tiêu, hễ ăn thức ăn sống lạnh đau bụng ngay, nước phân trong, chi gầy, thân nặng nề, phù thủng, mệt mỏi, da không ấm, sợ lạnh , tiểu bí, lưỡi dầy rêu trắng nhạt.

16-Chứng tỳ hư thấp khổn : (233)
Tỳ hư yếu sẵn lại do nội thấp ngăn trở, còn gọi là tỳ ố thấp nên chức năng vận hóa và điều hành dịch chất cho bao tử hoạt động giảm, không dẫn được thủy dịch lưu thông khiến thủy dịch ứ đọng tràn đầy, nếu thấp thắng thì cơ nhục phù thủng, ăn vào bị đầy không tiêu muốn ói ra, miệng lưỡi đầy, không khát, chân tay mỏi nặng nề, iả lỏng, rêu lưỡi dầy nhớt, thường gặp ở bệnh viêm gan, ruột mạn tính.

17-Chứng tỳ cam : (234)
Là một trong 5 chứng cam ở trẻ em do bú mớm không điểu độ, có dấu hiệu da vàng uá, bụng to như cái trống nổi gân xanh, oí mửa, biếng ăn, hay ăn đất, ăn không tiêu, không nạp, hung cách đầy, phiền khát, ho suyễn, khô mũi miệng, mắt có màng trắng, sợ ánh sáng, tay chân mỏi, môi nứt nẻ.

18-Chứng tỳ khái: (235)
Khi ho đau rát ở hạ sườn phải, lan tỏa tới vai lưng thậm chí không cử động được, nếu cử động thì ho dữ
dội.

19-Chứng tỳ không nhiếp huyết : (236)
Chức năng tỳ khí hư không quản lý vận hành huyết theo kinh mạch, nên huyết đi tràn ra ngoài kinh có dấu hiệu xuất huyết ở các bệnh băng lậu, kinh nguyệt ra nhiều, chảy máu cam,chảy máu dưới da, đại tiện ra huyết, chứng bần huyết, nổi ban đỏ, giảm huyết sắc tố...

20-Chứng tỳ lao : (237)
Mất cơ nhục, gầy, chân tay mỏi, ăn không vào vì đầy bụng, đại tiện lỏng nhão do nguyên nhân tinh thần lo nghĩ, do vật chất ăn uống no đói thất thường, cả hai đều làm thương tổn tỳ.

21-Chứng tỳ phế lưỡng hư : (238)
Là tỳ hư phế yếu, vì tỳ không nuôi phế , phế cũng hư luôn không còn khả năng chuyển hóa dưỡng trấp hóa huyết nuôi toàn thân, có dấu hiệu sắc mặt trắng nhợt, tay chân không ấm, kém ăn, iả nhão, rêu lưỡi trắng, thường gặp ở bệnh lao phổi, viêm phế quản mạn tính, rối loạn tiêu hóa mạn tính.,

22-Chứng tỳ thận dương hư : (239)
Có dấu hiệu tay chân lạnh, iả lỏng, phù thủng, do thận dương hư không làm ấm tỳ dương.

23-Chứng tỳ thất kiện vận : (240)
Tỳ chủ vận hóa dưỡng trấp và thủy dịch, nếu tỳ dương hư làm mất chức năng kiện vận làm rối loạn tiêu hóa, sôi bụng, iả chảy, kém ăn. Bệnh mạn tính có dấu hiệu mặt vàng, teo cơ, chân tay vô lực, hoặc dưỡng trấp hóa đờm, hoặc thủy bị ứ thành phù thủng.

24-Chứng tỳ thủy: (241)
Là một trong 5 chứng thủy, có dấu hiệu bụng to, thiếu hơi, tiểu khó, chân tay nặng nề.

25-Chứng tỳ tý : (242)
Là một trong năm chứng tí của ngũ tạng, có dấu hiệu tứ chi mỏi, ngực khó chịu, ho, nôn ra nước dãi trong, đau các cơ bắp.

26-Chứng tỳ ước : (243)
Thiếu tân dịch do tỳ mất chức năng vận hoá, khí hư không hoá được dịch chất nên đại tiện khô táo khó bài tiết.


II-SO SÁNH BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TRONG ĐÔNG Y VÀ TÂY Y :

1-Bệnh tiểu đường trong đông y do chứng tỳ thực.

Chứng tỳ thực: (222)
Bụng căng có nước trong ổ bụng làm khó thở, ngực nặng, bức rứt tim, cẳng chân nóng, trúng thực nôn mửa, chân tay gầy nhưng cảm thấy nặng nề, mỏi bắp thịt, miệng khô, cổ khát sinh bệnh tiêu khát, đái láu, tiểu đường.

Chức năng của tỳ theo đông y tạo máu sinh huyết, liễm huyết, dẩn nước, dẫn máu, dẫn khí, dẫn đường và các chất bổ nuôi các tế bào, các tạng phủ.
Đông y xếp loại bệnh theo tình trạng của bệnh là hư hay thực, là khí hư hay thực, là huyết hư hay thực, hư hay thực thế nào, như hư hàn, hư nhiệt, thực hàn thực nhiệt.
Sở dĩ gọi tên bệnh là hư (thiếu) hay thực (thừa) để biết nguyên nhân tại sao theo lý thuyết Mẹ-Con theo ngũ hành.
Người nào học đông y châm cứu mà không áp dụng cách chữa theo ngũ hành Mẹ-Con là chỉ biết chữa ngọn vào chứng, không chữa gốc bệnh lại sinh ra nhiều biến chứng khác, chữa theo những thầy như vậy chỉ tiền mát tật mang.
Do đó muốn chữa giỏi, đúng gốc bệnh thầy thuốc đông y chăm cứu phải biết áp dụng lý luận ngũ hành, chỉ có 2 câu : Con hư bổ Mẹ. Mẹ thực tả Con.
Chúng ta phải học thuộc dấu hiệu triệu chứng lâm sàng của từng bệnh, đông y đã đúc kết từ nhiều đời mấy ngàn năm đã tích lũy kinh nghiệm lâm sàng và thống kê in thành sách để lại cho đời sau học hỏi.

Vậy tên bệnh tiểu đường theo đông y là chứng tỳ thực.

Chúng ta phân tích ngũ hành, tỳ thuộc thổ, bệnh thực chứng khi chữa thì tả con, con của thổ là kim thì có kim âm là phổi, kim dương là ruột già.
Tỳ thực là dư thừa đường, mỡ, và máu làm tăng áp huyết tâm trương bên tay trái cao hơn tiêu chuẩn tuổi, phải tả phổi cho xuất mồ hôi, và tả ruột già cho hạ khí.

Nguyên nhân tạo ra 3 nhiều là dấu hiệu đặc trưng của bệnh đái tháo đường :

Tâm trương bên tay trái cao có nghĩa tỳ vị thừa đường khiến bao tử co bóp đầy ăn ra khỏi bao tử nên ăn nhiều vẫn không cãm thấy no, người vẫn gầy, thì tỷ lệ đường trong lượng máu ít thì đường huyết càng tăng cao làm nhịp tim tăng cao, gọi là thực, thì mẹ của tỳ là tâm hỏa không chuyển hóa xuống tỳ được nên tim cũng bị thực, kéo theo mẹ của tim là gan cũng bị thực làm áp huyết tay phải cũng cao. Khi gan thực là thừa mỡ, thừa đường dự trữ glycogen, làm tăm thực cũng nhiễm mỡ trong ống mạch tim, tim thừa đường làm tốc độ bơm máu tuần hoàn nhanh làm tăng nhiệt, hỏa khắc kim làm phổi khô khát phải uống nhiều nước giải nhiệt, ảnh hưởng đến thận phải thải lọc nước tiểu nhiều lần thải ra đường trong máu dư thừa.

Cách chữa :
Ngoài việc ăn giảm đường cần phải tập khí công để chuyển hóa đường.
Trước khi tập khí công cho xuất mồ hôi phải uống nước chanh không đường, tập bài Vỗ tay 4 nhịp 30 phút cho xuất mồ, uống nước chanh giải khát, chanh vào gan vừa thu nạp đường dư thừa thành đường dự trữ glycogen vừa làm hạ áp huyết cao làm ha nhiệt cho tim thì phổi không bị khô khát và làm loãng đường trong máu, uống nước nhiều cho thận lọc loại đường ra theo nước tiểu, đường trong thức ăn dư thừa phải cho xổ theo phân ra ngoài thì trong đường ruột hết đường, thì đường trong máu hạ thấp.
Do đó cách chữa bệnh tiêu khát của đông y chỉ chữa đơn giản điều chỉnh trong 1 tuần là kh̉ỏi bệnh nên bệnh tiểu đường không quan trọng đối với đông y.

2-Tây y chữa bệnh tiểu đường sai từ thực chứng trở thành hư chứng cho cả 5 tạng.


Theo đông y, bệnh đái tháo đường chỉ xẩy ra khi ăn dư thừa đường thuộc bệnh chứng tỳ thực. Khi chữa là phải tả cho hết thực trở lại bình thường, dùng máy thử đường của tây y kiểm chứng sau khi tập bài khí công làm hạ đường huyết, và bớt ăn đường, kiểm soát đường trong thức ăn sau khi ăn phải nằm trong tiêu chuẩn cho phép từ 140-200mg/dl hay 8.0-11.1mmol/l.

Trong 28 bệnh chứng của tỳ theo đông y, chỉ có 1 chứng tỳ thực gây ra dấu hiệu 3 nhiều đông y gọi là bệnh đái tháo đường, còn có 17 chứng dưới đây lại là những dấu hiệu thường gặp của những bệnh nhân đang chữa bệnh tiểu đường theo tây y, thuộc về hư chứng, nguyên nhân không còn ăn đường, lại dùng thuôc hạ đường, thì bệnh thực tay vì bệnh trở lại bình thường mà tiếp tục chữa nữa trở thành hư chứng, và càng chữa hư càng thêm hư từ hư thiếu đường cho tỳ, thì từ hư 1 chứng tăng dần hư 2 chứng, 3,4 chứng đến 17 chứng là tế bào hư thiếu cả đường cả insulin, cả máu, cả chất béo.
Các tế bào trong cơ thể bị tàn phá, cuối cùng là ung thư thứ tự theo ngũ hành như :
Thổ hư là ung thư bao tử, tụy tạng, ung thư vú.
Thổ không nuôi kim, kim hư thì bị ung thư phổi và ruột già.
Kim hư không nuôi thủy thì bị ung thư thận, bàng quang, tuyến tiền liệt hay tử cung, và ung thư não.
Thủy không nuôi mộc thì bị ung thư gan túi mật.
Mộc không nuôi hỏa thì tim ngưng đập, là bệnh chứng hư từ kiêng đường gây ra bệnh cho 5 hành của tạng phủ.

Những ai đang chữa bệnh tiểu đường theo tây y hãy nghiên cứu kỹ xem dắu hiệu bệnh chứng của mình đang phá hủy đến tạng phủ nào trong 17 chứng bệnh dưới đây theo kinh nghiệm của đông y. Còn tin hay không thì tùy mỗi người, giống như con thiêu thân không biết nguy hiểm của lửa là gì cứ tiếp tục lao vào lửa mà không biết mình đang tự sát.


1-Chứng tỳ khí hư: (218, số thứ tự của bệnh)
Do tỳ khí hư nhược ở tạng người yếu, hoặc lao động vất vả, lại ăn uống kém, hoặc tỳ âm không đủ ,có
dấu hiệu tiêu hoá kém, bụng đầy, sôi bụng tiêu chảy, bệnh mạn tính làm vàng da, trung tiện,ăn ngủ không ngon,ăn không tiêu, hễ ăn vào bị trướng bụng,nặng nề mệt mỏi,tiêu chảy,gầy ốm, sắc mặt vàng héo hoặc trắng, hơi phù do suy dinh dưỡng ,tứ chi lạnh, hay nằm,lười nói, không thích vận động,lưỡi nhợt nhạt rêu trắng.Tỳ hư mạn tính làm ra chứng nhục cực gây ra bệnh cơ bắp mềm yếu, uá vàng ,teo nhỏ.
Khi điều trị, phân biệt hai trường hợp :
Do chức năng tỳ mất vận hóa thì có dấu hiệu bụng đầy, mạch hư.
Do Tỳ hư hạ hãm thì có dấu hiệu tiêu chảy, lỵ, sa xệ các nội tạng, mạch hư nhược.

2-Chứng tỳ âm hư: (219)
Là chỉ tỳ và vị âm hư có nghĩa âm dịch ở tỳ vị không đủ để làm nhiệm vụ thu nạp và chuyển hoá, có dấu hiệu môi miệng khô, miệng nhạt vô vị, ăn kém, thích uống nước, đại tiện táo kết, lưỡi đỏ rêu ít và khô hoặc lưỡi sáng trơn.

3-Chứng tỳ dương hư: (220)
Là chỉ tỳ vị hư hàn, do tỳ khí hư hoặc do ăn thức ăn nguội lạnh, có dấu hiệu vị quản lạnh đau, bụng đầy trướng, mắc nghẹn, nôn oẹ, kém ăn, iả chảy hoặc lị kéo dài mệt mỏi, tiểu ít, phù thủng, gầy còm, lưỡi nhợt nhạt, rêu trắng, thường gặp ở bệnh loét bao tử, loét ruột, viêm gan mạn tính, lị mạn tính, thủy thủng, bạch đới.

6-Chứng tỳ hàn : (223)
Rối loạn tiêu hóa, iả chảy nước trong, ăn không tiêu đầy trướng, đờm nhiều, ngắn hơi khó thở, mình nặng nề, tứ chi lạnh.

9-Chứng tỳ bị thấp tà : (226)
Ðầu nặng như đè, bụng trướng đầy, không thích uống nước, thân nặng nề mệt mỏi, phiền muộn,không đói, miệng đầy nhớt có vị ngọt, iả chảy, bí tiểu, mạn tính sinh bệnh vàng da, lưỡi ướt nhầy,rêu lưỡi trắng trơn.

12-Chứng tỳ khi hư (hạ hãm): (229)
Có dấu hiệu mệt mỏi, uể oải thích nằm,chân tay yếu sức,thân gầy hoặc phù, ăn uống kém, khó tiêu, bụng trướng đầy, iả lỏng, nặng thì đại tiểu tiện ra máu, mặt vàng héo, chóng mặt, rêu lưỡi trắng nhạt, thường gặp ở bệnh loét bao tử, đường ruột, lỵ mạn tính và bần huyết.

13-Chứng tỳ khí bất nạp : (230)
Chức năng tiêu hóa kém do can khí, do thấp tà làm hại tỳ dương, do ăn uống không phù hợp với tình trạng khí hóa của tỳ làm tổn thương tỳ vị bị ủng trệ làm vùng bụng và trung quản căng đầy trướng tức không tiêu hóa được sinh chán ăn.

14-Chứng tỳ khí bất thăng : (231)
Chức năng tỳ khí không đưa dưỡng trấp lên tâm phế để hóa huyết do thấp trọc thực trệ làm trở ngại, hoặc trung khí không đủ,dưỡng trấp bị hóa đờm hoặc hóa mỡ ở tại trung tiêu nơi màng bụng.

15-Chứng tỳ dương bất túc (tỳ dương hư ) : (232)
Ðau bụng ngầm thích xoa, thích uống nước nóng,ăn không tiêu, hễ ăn thức ăn sống lạnh đau bụng ngay, nước phân trong, chi gầy, thân nặng nề, phù thủng, mệt mỏi, da không ấm, sợ lạnh , tiểu bí, lưỡi dầy rêu trắng nhạt.

16-Chứng tỳ hư thấp khổn : (233)
Tỳ hư yếu sẵn lại do nội thấp ngăn trở, còn gọi là tỳ ố thấp nên chức năng vận hóa và điều hành dịch chất cho bao tử hoạt động giảm, không dẫn được thủy dịch lưu thông khiến thủy dịch ứ đọng tràn đầy, nếu thấp thắng thì cơ nhục phù thủng, ăn vào bị đầy không tiêu muốn ói ra, miệng lưỡi đầy, không khát, chân tay mỏi nặng nề, iả lỏng, rêu lưỡi dầy nhớt, thường gặp ở bệnh viêm gan, ruột mạn tính.


20-Chứng tỳ lao : (237)
Mất cơ nhục, gầy, chân tay mỏi, ăn không vào vì đầy bụng, đại tiện lỏng nhão do nguyên nhân tinh thần lo nghĩ, do vật chất ăn uống no đói thất thường, cả hai đều làm thương tổn tỳ.

21-Chứng tỳ phế lưỡng hư : (238)
Là tỳ hư phế yếu, vì tỳ không nuôi phế, phế cũng hư luôn không còn khả năng chuyển hóa dưỡng trấp hóa huyết nuôi toàn thân, có dấu hiệu sắc mặt trắng nhợt, tay chân không ấm, kém ăn, iả nhão, rêu lưỡi trắng, thường gặp ở bệnh lao phổi, viêm phế quản mạn tính, rối loạn tiêu hóa mạn tính.,

22-Chứng tỳ thận dương hư : (239)
Có dấu hiệu tay chân lạnh, iả lỏng, phù thủng, do thận dương hư không làm ấm tỳ dương.

23-Chứng tỳ thất kiện vận : (240)
Tỳ chủ vận hóa dưỡng trấp và thủy dịch, nếu tỳ dương hư làm mất chức năng kiện vận làm rối loạn tiêu hóa, sôi bụng, iả chảy, kém ăn. Bệnh mạn tính có dấu hiệu mặt vàng, teo cơ, chân tay vô lực, hoặc dưỡng trấp hóa đờm, hoặc thủy bị ứ thành phù thủng.

24-Chứng tỳ thủy: (241)
Là một trong 5 chứng thủy, có dấu hiệu bụng to, thiếu hơi, tiểu khó, chân tay nặng nề.

25-Chứng tỳ tý : (242)
Là một trong năm chứng tí của ngũ tạng, có dấu hiệu tứ chi mỏi, ngực khó chịu, ho, nôn ra nước dãi trong, đau các cơ bắp.

26-Chứng tỳ ước : (243)
Thiếu tân dịch do tỳ mất chức năng vận hoá, khí hư không hoá được dịch chất nên đại tiện khô táo khó bài tiết.

Ngược lại, thay vì cách chữa của tây y ban đầu cũng dùng thuốc hạ đường, và dặn bệnh nhân kiêng bớt đường thì tình trạng dư thừa đường trong cơ thể không còn, nên hết thực chứng không còn dấu hiệu 3 nhiều thì phải ngưng. Nhưng tây y lại tiếp tục dặn bệnh nhân kiêng đường không ăn đường, lại dùng thuốc ha đường dùng insulin tàn phá cơ thể khiến các tạng phủ hư thiếu càng hư thiếu thên, đối với đông y là điều cấm kỵ.

Đây là bệnh của thời đại, còn đạo Phật gọi là nghiệp bệnh do ngu si, thời mạt pháp kinh Phật cũng tiên đoán trước :

Bấy giờ chúng sinh do duyên kết nhiều nghiệp ác nặng nề nên cõi Ta-bà của Phật rất là xấu ác vì ở đây không còn việc tu tạo phước đức, gieo giống thiện căn. Đất đai khắp nơi hóa ra chất mặn, hoặc cằn cỗi, đất đá, núi non lồi lõm không bằng phẳng, nhiều côn trùng độc hại như: muỗi, ruồi, rắn độc, cùng chim, thú dữ. Lại có gió trái thời nổi lên dồn dập, mưa to không phải lúc, tạo mọi thô nhám uế tạp đủ loại, rồi mưa đá, sương mù kéo theo tai họa. Đất đai cũng sinh ra các thứ cây cỏ xấu. Cành lá hoa trái, các giống ngũ cốc, các thứ dùng để ăn uống nuôi thân của chúng sinh đều trái thời vụ, nhiễm bẩn, độc hại. Các chúng sinh kia ăn uống các thứ đó đều tăng trưởng sự thô ác, giết hại, dối trá, huyên thuyên thị phi, chẳng cung kính nhau, sinh tâm sợ hãi, tâm ganh ghét, tâm muốn hãm hại nhau. Họ uống máu, ăn thịt, dùng da làm áo, thích mang binh khí, chém giết hủy hoại, ỷ thị nơi sắc tộc, giàu sang, theo thuật toán số, phóng ngựa, gảy đàn, người người đánh nhau, ganh tỵ ngạo mạn, tu tập theo các pháp tà, chịu vô số khổ. ..

( Trích trong Kinh Bản Duyên, tôi đã đọc trên youtube )

Tóm lại :
Cách chữa theo đông y đơn giản, là tụy tạng thực chứng là dư thừa đường, máu, mỡ, gây ra bệnh, thì tả là cắt bỏ bớt đường dư thừa, để cho chức năng tụy tạng dẫn khí, dẫn máu, dẫn đường, chất bổ nuôi tế bào.
Còn mình bỏ không ăn đường, kiêng đường, mỡ, và chất bổ làm tế bào hư yếu dần, theo đông y là hư chứng, lại tiếp tục dùng thuốc hạ đường, hạ máu cao, hạ mỡ cao.. gây ra hư chứng, mất chức năng dẫn khí, máu, mỡ, đường nuôi tế bào.
Cách chữa hư chứng của tỳ là thổ, hư thì bổ mẹ của thổ là hỏa thuộc tim, nên Hội Tim Mạch Hoa Kỳ cảnh báo, muốn duy trì sức khỏe cho tim tuần hoàn thông khi huyết thì mỗi ngày cần 9 thìa đường và cần uống cà phê giúp tim khỏe mạnh.
Nhưng có bệnh nhân nào nghe theo đâu, như vậy những nhà tri thức là người có kiến thức học vấn, Phật gọi những tri thức là bạn của chúng ta, có 2 loại bạn thiện tri thức và ác tri thức, là bạn tốt và bạn xấu, bạn tốt chỉ bảo giúp đỡ ta khỏe mạnh, bạn xấu làm cho ta ngày càng bệnh thêm.
Riêng đối vớ ta, cổ nhân dạy chọn bạn tốt mà chơi là người khôn, chọn bạn xấu mà chưi thì qủa thật ta là người ngu rồi....
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Quay về Chia xẻ Kinh Nghiệm Chữa Bệnh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến12 khách