BÉ KHÓC ĐÊM ( KHÓC DẠ ĐỀ )

BÉ KHÓC ĐÊM ( KHÓC DẠ ĐỀ )

Gửi bàigửi bởi audible » Thứ 4 Tháng 8 08, 2018 3:30 am

BÉ KHÓC ĐÊM


Dân gian gọi là khóc Dạ Đề.

Giác Sự tìm ra Cái Gốc để chữa chứng này của trẻ. NHẤT BÁCH HỘI HUYỆT HẠ DẠ ĐỀ.

Từ nghĩa Lý: DẠ ĐỀ. Tôi đã đi đến Huyệt Đạo: Bách Hội.

Tôi diễn Nghĩa như vậy:

DẠ là cái Bụng

ĐỀ mang nghĩa TÂM ĐẠO.(dẫn dụ: Bồ Đề, Chuẩn Đề... nghĩa Lý chữ ĐỀ thâm sâu khó diễn bày)

Thuở xưa tôi nghe Ông Bà khen 1 đứa nhỏ thông minh thường có câu: " Thằng Nhỏ trông vậy mà SÁNG DẠ".

Vậy cái Dạ (Bụng) mà Thông minh sao. Từ đó tôi áp dụng Lý Đồng Ứng. Tôi suy ra cái Bụng ĐỒNG cái Đầu.

Ở bụng có Rốn. Chính Rốn là con đường nuôi dưỡng Thai Nhi lớn lên. Huyệt ở ngay lỗ rốn (khuyết), được người xưa coi là nơi chứa thần khí của con người, vì vậy gọi là Thần Khuyết.

Ở Đầu có Bách Hội Huyệt. Huyệt là nơi các (nhiều = bách) các đường kinh Dương hợp lại (hội) vì vậy gọi là Bách Hội.

Lý tương khắc đơn giản: ĐÊM – NGÀY, TỐI - SÁNG

Phần diễn Nghĩa còn nhiều thiếu sót kính mong Quí Vị bổ khuyết và Hoan hỷ cho Giác Sự kiến thức còn kém cõi.

SỰ THẬT HÀNH :

Hồi 8 giờ tối ngày 7-3-2018 vừa qua, tôi được ông Bạn Già nói qua điện thoại, ông hỏi tôi về chứng khóc đêm của cháu ông. Qua điện thoại, tôi nói với ông mấy cách chữa bệnh đó. Cuối câu chuyện, tôi khuyên ông nên dùng điếu ngải hơ trên huyệt Bách hội cho cháu.

Tôi cẩn thận chia sẽ ông cách cứu điếu ngải để ông nghe . Tôi nói : “Đốt điếu ngải, phải đợi cho mồi lửa cháy hồng khắp đầu điếu ngải. Tay cầm điếu ngải, cần có hai ngón tay 4-5 để lên đầu cháu bé làm cữ, sao cho mồi ngải cách huyệt khoảng 2-3 cm. Sức nóng từ điếu ngải xông xuống huyệt, làm cho da đầu cháu dần dần ửng hồng lên. Không được hơ gần quá, sợ gây bỏng da đầu bé. Hơ khoảng 5-7 phút, da xung quanh huyệt ửng hồng lên là được.

Gần 10 giờ đêm 14-3-2018, ông gọi điện thoại đến cảm ơn tôi, và ông nói: “Đêm đầu tiên, Tôi hơ cho cháu, cháu đỡ khóc hơn một ít. Đêm thứ hai,tôi hơ xong, cháu khóc ít hẳn đi. Sau lần hơ đêm thứ ba, cháu không khóc nữa. May quá, cả nhà thoát được nỗi khổ mất ngủ, mệt mỏi, vì phải thức theo cháu. Nhất là mẹ cháu và bà nội cháu”. Ông cảm ơn tôi.

Sách Đông y nhi khoa viết:

Dạ đề, nghĩa chữ là “kêu đêm”, một loại khóc không có nước mắt.Trẻ em ban ngày thì yên tĩnh, ban đêm thì kêu khóc không yên. Đêm nào cũng thế, giống như có quy luật, cho nên gọi là “dạ đề.” Nếu như bởi có mụn ở miệng, do sữa làm hại; do phát sốt; hoặc trẻ mới được cai sữa; cho tới ban đêm có tập quán ưa nhìn đèn; hoặc bởi có sự thay đổi hoàn cảnh đã dẫn đến khóc đêm, đều không phụ thuộc phạm vi bài này, nên phân biệt để xử lý cho đúng.

Nguyên nhân bệnh:

Có ba nguyên nhân là : Tâm nhiệt, tỳ hàn và sợ hãi.

– Tâm nhiệt : Trẻ em mới sinh, do bẩm thụ nhiệt ẩn náu từ trong thai, tâm hoả tích thịnh, thao nhiễu không yên, đưa đến khóc đêm.

– Tỳ hàn : Trẻ em mới sinh, bẩm phú bất túc, tỳ tạng hư hàn, ban đêm đến âm thịnh, khí trệ, tỳ không vận hoá, đến nỗi uất tích không thư. Hoặc do đau bụng kéo dài, kêu khóc không dứt.

– Sợ hãi : Trẻ em mới sinh, bởi thần khí non nớt, cảm xúc về tiếng động lạ, vật lạ, sợ hãi quá mức làm cho giấc ngủ không yên, khi phát sợ hãi thì khóc…”

Theo thời sinh học cổ Phương Đông, trẻ em sinh ra phạm giờ dạ đề, chúng đều có chứng khóc đêm. Cách tính trẻ sinh phạm giờ dạ đề.

Mùa Đông sinh - giờ mão ( 5h - 7h)
Mùa Xuân sinh - giờ Ngọ (11h - 13h)
Mùa Hạ sinh - giờ Dậu (17h - 19h )
Mùa Thu sinh - giờ Tý (23h - 1h)

( Trích tài liệu của Thầy Lý Phước Lộc )
audible
 
Bài viết: 598
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 5 06, 2011 4:32 am

Quay về Thông Tin Y Tế

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron