Hành trình khám phá bản thân

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 4 Tháng 12 21, 2016 5:09 am

“Ong” lợi ích đừng là “Ruồi” nguy hại



Hãy là “ong” chiêu cảm nhiều nét đẹp
Góp nhụy hoa tạo mật ngọt cho đời
An nhiên bay thong thả khắp muôn nơi
Đem ích lợi ít khi nào tác hại

Đừng là “ruồi” thấy phân là bu lại
Mang hôi dơ truyền nhiễm đến cho người
Chỉ thấy xấu việc dơ bẩn thì bươi
Gây thiệt hại hơn là điều lợi ích

Tâm ta tốt là “ong” mọi người thích
Luôn chiêu cảm điều tốt đẹp cho mình
Giúp cho ta cuộc sống mãi an khinh
Tâm an tịnh tạo hòa bình nhân loại

Tâm ta xấu là “ruồi” làm băng hoại
Những tâm thanh an tịnh cũng tiêu tan
Chuyện thị phi vẫn cứ mãi luận bàn
Chỉ thấy xấu tránh xa chân thiện mỹ

Là con Phật điều hay nên tùy hỷ
Cùng sẻ chia những tốt đẹp cho nhau
Nếu là “ong” cần mẫn tạo nhân giàu
“Ruồi” xâm nhập biến ta thành phế phẩm

Nên là“ong” hay “ruồi” ta suy gẫm !
Sống an nhiên tự tại sẽ như “ong”
Ham lợi danh là “ruồi” chính thống dòng
Tâm ta tốt sẽ “cảm chiêu” điều tốt

Thích Viên Thành
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Chủ nhật Tháng 12 25, 2016 8:31 am

Chuyện lạ có thật về một con người.

LỜI GIỚI THIỆU
Đã nhiều năm nghiên cứu Năng lượng sinh học, Khoa học Sự sống, Tìm hài cốt thất lạc và những Khả năng kỳ diệu của Con người, chúng tôi đã thu thập được một kho dữ liệu và rất nhiều, rất nhiều hiện tượng mà quan điểm khoa học đương đại chưa thể giải thích được. Khi đọc tập Truyện ký “Chuyện lạ có thật về một con người” của Đại tá Cao Hùng, chúng tôi thật sự ngạc nhiên về việc làm cao quí của tác giả: Theo đuổi thu thập tài liệu, cùng ăn, cùng ở với nhân vật để cuối cùng viết lên được những điều tai nghe mắt thấy. Có thể có ai đó chưa đồng tình và không có tiếng nói chung trong vấn đề này, nhưng xuất phát từ quan điểm tôn trọng những dữ liệu có thật mà mai sau không thể nào phục hồi lại được, việc xuất bản những ấn phẩm như thế này là rất cần thiết. Những hình ảnh và những câu chuyện trình bày trong cuốn sách này là có thật. Bằng uy tín của một nhà khoa học, một sĩ quan quân đội, tác giả đã phản ánh một cách khách quan các hiện tượng về nhân vật của cuốn sách. Tuy chúng tôi tiếp cận nhân vật trong cuốn sách này không nhiều vì quá cách xa (gần một ngàn cây số) và không có nhiều thời gian, nhưng chúng tôi vẫn ghi nhận được một vài khả năng kỳ lạ của anh: Vận công bẻ gãy dao, thìa nĩa…. mà bất cứ ai trong chúng ta đều không thể thực hiện, anh cũng đã khám bệnh cho một vài người trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi (có kết luận của từng cá Được tiếp xúc với nhân vật, được đọc những vấn đề mà tác giả tâm huyết viết ra, chúng tôi có nhã ý đề nghị tiếp tục nghiên cứu thêm. Mặt khác muốn trân trọng giới thiệu với tất cả bạn đọc để mọi người tham khảo và ghi nhận nhiều khả năng kỳ diệu xuất hiện quanh chúng ta mà chưa giải thích được. Nếu bỏ qua những hạn chế về lối kể lể và một vài thuật ngữ chưa chuẩn thì thì tập truyện ký này rất có giá trị về khoa học và mang đậm tính nhân văn. Tác giả đã làm được việc đáng quý, đó là tôn trọng những khả năng mà nhiều người không thể có, chấp nhận những hiện tượng như vậy vẫn là sức ỳ trong nhận thức của số đông, vẫn quen nếp cũ cái gì bình thường, cái gì không phiền hà thì ủng hộ còn cái gì có vẻ gai góc thi phủ nhận… Xin mời bạn hãy đọc và cho lời bình!
Trong bài này, lược khảo từ cuốn sách “Chuyện lạ có thật về một con người” của tác giả – Đại tá Cao Hùng (NXB Lao Động ấn hành năm 2006), Tôi sẽ trích giới thiệu những khả năng siêu phàm của một người Việt Nam tên là Đỗ Vạn Thông ( tên thật đầy đủ: Đỗ Hoàng Vạn Thông Tứ Phương, mọi người thường kính cẩn gọi là: Ông Tứ.).
Trong bài này sẽ viết tắt là T. Sinh ngày mồng 8 tháng Giêng năm Tân Hợi (1971), trong một gia đình nông dân đông anh em, thuộc tỉnh Quảng Nam. Những khả năng đó là: thu phục ma quỷ, biết trước sự vật, sự việc, viết và đọc được chữ Phạn, điều khiển cảm nhận của người khác, chuyển đổi tâm năng thành cơ năng, chữa bệnh bằng Năng lượng sinh học, khả năng sáng tạo vật chất từ năng lượng, có thể nhìn xuyên thấu không gian mà không bị vật cản che khuất, có thể đọc được ý nghĩ của người khác, có thể tiên đoán tương lai cho bản thân mình và người khác v.v…
Lý lịch trích ngang
Bố của Ông Tứ là ĐVH, tính đến năm 2007 là 64 tuổi, mẹ là LTH 63 tuổi. Theo bà H kể lại, bà có mang người con trai đặc biệt này đến 11 tháng, sinh T trong một cái bọc lúc 10 giờ đêm, khi bọc được xé ra không thấy T khóc mà lại nhoẻn miệng cười, sau hơn một giờ mới cất tiếng khóc.Lên 3 tuổi, bố mẹ T làm giấy khoản nhờ ông ngoại nuôi. Ngôi nhà mà vợ chồng T đang ở hiện nay do ông ngoại để lại, thuộc thôn B, xã M, huyện S, tỉnh H. Một bà cô không chồng cùng ở với ông ngoại đã nuôi dưỡng T từ ba tuổi cho đến khi trưởng thành.T đã phát triển bình thường như những đứa trẻ khác trong làng. T học đến lớp chín thì thôi, ở nhà lao động và buôn bán vặt giúp gia đình.Người mà T yêu quý nhất chính là ông ngoại. T gọi bố mẹ theo thứ tự như anh chị gọi các em. Vì bố là con thứ năm và mẹ là con thứ tư nên T gọi bố là “Năm”, gọi mẹ là “Bốn”. Khi hỏi thì T trả lời như sau: bố mẹ chỉ sinh phần xác, còn phần hồn thuộc về một cõi giới khác.Theo T kể lại, việc anh ta lấy vợ là để làm vui lòng gia đình, chứ bản thân không thích người khác giới. Vợ chồng T có một cặp con gái sinh đôi, năm nay 9 tuổi, còn vợ T 35 tuổi, làm ruộng, chăn nuôi và chạy chợ lúc nông nhàn.Những chuyện lạ về T bắt đầu từ năm 1996. Từ lúc thôi học, T làm được mọi việc ở nông thôn. Ai nhờ việc gì T cũng nhận giúp như đào mương, đắp nền nhà, cuốc vườn v.v…Vào một sáng mùa thu năm 1996, T dùng xe ba gác chở đất đắp nền nhà cho một gia đình. Một lần khi đi được nửa đường, bỗng nhiên T bỏ lại xe đất, chẳng nói chẳng rằng chạy thẳng một mạch về nhà, rồi toạ thiền trước bàn thờ gia tiên suốt ba ngày đêm mà không ăn không uống. Người nhà hỏi gì cũng không nói. T ngồi kiểu kiết già, im lặng như một pho tượng.Cả nhà T hốt hoảng. Người ta bảo T bị ma ám hoặc tâm thần. Mặc cho mọi người nói gì thì nói, còn T vẫn im lặng thiền. Cho đến khi bố T bảo người nhà thuê xe ô tô đưa anh ta đi viện thì T mới lên tiếng: “Năm dẹp cái chuyện thuê xe đưa tôi vào bệnh viện đi! Tôi không đau ốm gì đâu”. Ông H nói: “Không đi bệnh viện cũng được, nhưng con phải ăn uống gì chứ. Ba ngày rồi, ngồi mãi chịu sao nổi”. Rồi ông thúc người nhà dọn cơm cho T ăn.
Khi T buộc phải ngồi ăn cơm thì một chuyện lạ khác lại xảy ra. Đúng lúc một tay T bưng bát cơm, tay kia cầm đũa định đưa bát cơm lên miệng và thì cả bát cơm và đũa đều rơi tung toé xuống bàn. T đứng dậy nói: “Trên bảo từ nay trở về sau không được ăn cơm mà chỉ ăn rau, hoa quả thôi!”. Cả nhà ai cũng trố mắt ngạc nhiên. Từ đó về sau T chỉ ăn rau và một ít hoa quả. Còn những lúc luyện khí thì T hầu như nhịn ăn.Về uống, T thích uống nước dừa từ quả (rót ra cốc thì T không uống). Cũng vậy, T chỉ uống nước khoáng từ chai còn nguyên. Các loại nước khác như nước ngọt, chè, cà phê T đều không uống.Đặc biệt vào những ngày 30, 1, 14, 15 âm lịch T hoàn toàn nhịn ăn. Và từ lần rơi bát đũa trở về sau, T không cầm đũa được nữa mà chỉ ăn bốc.Đối với T, về mặc cũng có điều lạ kỳ. Mùa đông anh ta chỉ mặc phong phanh một chiếc áo lót và áo khoác. Ngược lại, vào mùa hè tuy nóng nực nhưng T lại mặc nhiều lớp quần áo. Anh ta không tắm như người thường. Mỗi lần muốn tắm, anh ta cởi quần áo ngoài, ngồi thiền và vận khí cho toát mồ hôi rồi lấy khăn lau là được. Tuy vậy, người T vẫn sạch sẽ, không hôi hám gì. Đôi khi T cũng có tắm bằng nước.T ngủ rất ít vào ban đêm. Trong khi mọi người ngủ, T ra ngoài trời luyện tập khí công tháng này qua tháng khác. T bảo có Thầy hướng dẫn, nhưng rõ ràng đó là Thầy vô hình chứ không phải Thầy bằng da bằng thịt. Sau khi bắt đầu ăn rau thay cơm, T không quan hệ tình cảm với vợ nữa. T bảo vợ có thể tự do đi lấy chồng khác. Dù rất buồn và khổ sở nhưng cô ở lại với T như một người giúp việc cần mẫn. Có thể nói, hơn chục năm nay T không có những ham muốn trần tục.
Khả năng thu phục ma quỷ
Trong khi khoa học chưa thừa nhận có sự tồn tại ma quỷ thì chúng vẫn hiện hữu và quậy phá nhan nhản khắp mọi nơi. Sau đây là một số mẩu chuyện về khả năng thu phục ma quỷ của T.
*Dẹp ổ ma quỷ trên cầu
– Một hôm, mấy anh em đi xe máy ra Đà Nẵng. Khi đi đến cầu Câu Lâu, chiếc cầu dài nhất ở Quảng Nam, thì bị tắc đường. Ô tô bị dồn lại mấy chục chiếc. T nói ngay: “Tôi biết vì sao, để tôi lên giải quyết cho!”. T đi chen lên tới giữa cầu thấy một chiếc xe tải nằm ngang ngăn đường, không có ai chết hoặc bị thương. Rồi T lách qua phía trước chiếc xe và nói to: “Tôi biết chiếc xe ngăn đường là do các vị gây ra. Các vị ngự trên cầu này gây bao tai nạn cho dân lành. Các vị tưởng nhầm làm cho người ta chết, người ta thay thế mình để siêu thoát. Không có chuyện đó đâu! Muốn siêu thoát thì rủ nhau lên núi tìm hang động mà tu. Tôi tuyên bố không cho các vị ở đây nữa. Tôi phá bỏ chỗ ẩn náu của các vị đây!”.Nói xong, T tiến lên hai bên thành cầu nơi nào có các am thờ người tử nạn (do dân dựng lên để hương khói cho vong linh người chết), anh ta đạp hết xuống sông, đồng thời đập vỡ tất cả các bát hương (việc này xưa nay ít có thầy pháp nào dám làm). Từ đó trên cầu Câu Lâu không thấy tai nạn xảy ra nữa.
Dẹp trừ “quỷ hai màu”
Ở xã Kế Xuyên, huyện Thăng Bình có một anh nông dân tên N bỗng nhiên bị điên rất dữ dội. Anh ta lấy lửa đốt nhà, đập phá đồ đạc, đánh vợ, đánh con. Gia đình phải lấy xích sắt xích anh ta vào cột nhà. Các thầy pháp có tiếng cao tay, các nhà sư đã được gia đình mời đến nhưng tất cả đều bất lực.
Gia đình N nhờ đến T. Khi đến nhà, T bảo người nhà mở xích cho N nhưng không ai dám làm vậy vì sợ N quậy phá. T bảo: “Cứ mở cho anh ta, có tôi anh ta không làm gì đâu, tôi chịu trách nhiệm”. Sau khi mở xong, N ngồi yên một chỗ không đập phá gì. T lấy chiếc ghế ngồi trước mặt N, bắt đầu hỏi:
– Nhà người có biết ta là ai không?
– Dạ biết!
– Biết được là tốt! Thế xưng tên họ đi! Đầu đuôi câu chuyện ra sao?
– Dạ, thưa ông, bên cõi Âm thường gọi con là con quỷ hai màu. Con tu luyện ở cái hồ sen này nhiều năm rồi. Tình cờ con gặp anh N. Từ đó hai người quen nhau, qua thời gian chúng con yêu nhau thắm thiết. Trưa hôm đó, con đang say trong vòng tay tình cảm của anh ấy lúc rời nhau không còn biết gì nữa, con lỡ chân bước xuống hồ. Anh N đã phát hiện ra con là ma, chạy về nhà rồi hóa điên.
– Được rồi, ta nói cho biết, ngươi là con quỷ hai màu chứ mười màu đối với ta cũng không nghĩa lý gì.
– Dạ, con biết. Gặp ông con xin khai thật, không dám giấu điều gì. Trong muôn ngàn kiếp trước, con với anh ấy đã có lần là vợ chồng, nay gặp lại con không thể bỏ anh ấy được, ông nghĩ tình thương cho.
– Điều nhà ngươi nói là không thể được. Cõi Trần là cõi Trần, cõi Âm là cõi Âm, âm dương cách biệt không thể nào yêu thương nhau được. Anh N có gia đình, vợ con. Việc ngươi làm vừa rồi là phá nát gia đình, hạnh phúc người ta, rồi bắt người ta điên. Tội nhà ngươi to lắm! Biết không?
– Dạ con biết rồi, cầu xin ông tha mạng cho.
– Ăn năn hối hận được là tốt. Ta sẽ tha cho nhà ngươi với một điều kiện là lập tức rời bỏ hồ sen, lên núi cao tìm một hang động thực sự tu hành, sám hối tội lỗi của mình, quên ngay mối tình vớ vẩn đó đi. Nếu không nghe ta bóp chết ngay tại đây.
– Dạ, ông tha cho con, con xin nghe lời ông!
– Thôi, nhà ngươi đi được rồi!
– Dạ, xin chào ông, con đi ngay bây giờ!
Nói xong câu ấy, N rùng mình một cái, ngồi thẫn thờ, một lát sau thì tỉnh hẳn, hết điên, trở lại bình thường. Sau này, N kể lại việc điên của mình cho T biết:
Anh ta có một hồ sen lớn cách nhà khoảng dăm kilômét. Đến mùa sen, N làm một cái chòi, hàng ngày lên đó nghỉ ngơi và trông giữ sen. Mỗi lần lên hồ trông sen, anh ta thường gặp một phụ nữ độ 30 tuổi, người dễ coi, vác cuốc đi tháo nước ruộng. Từ đó hai người quen nhau, có cảm tình và yêu nhau. Ngày nào gần như hai người cũng gặp nhau trong chòi. Và lần nào cũng vậy, đến 12 giờ trưa chị ta xin phép về lo cơm nước. Thường ngày mỗi lần về, từ trên chòi chị ta bước chân xuống bờ ruộng, rồi theo bờ ruộng đi về.
Nhưng buổi trưa hôm ấy, có lẽ quá say về tình, chị ta quên không bước chân xuống bờ ruộng mà lại bước xuống phía hồ, rơi tõm xuống nước. Thấy vậy, N sợ quá la lên: “Ma, tôi gặp ma, cứu tôi với bà con ơi!” Rồi N tháo vội cái võng, chạy một mạch về nhà. Chị ta từ dưới hồ vọt lên, chạy theo gọi: “Anh ơi dừng lại, em là người không phải ma đâu!”. Dù vậy, N vẫn không đứng lại. Khi về đến nhà thì N thành người điên.
(còn tiếp)
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Chủ nhật Tháng 12 25, 2016 8:49 am

(tiếp theo)
Điều khiển vong nhập
Tác giả Cao Hùng đã chứng kiến T có khả năng điều khiển vong nhập vào một người người phụ nữ chính là vợ của ông Trưởng công an huyện. Hôm đó có 7 người, ngoài ông Cao Hùng còn có bác Hoàng và 5 anh chị em khác. Do có nhiều người đến nhà T nên công an xã đã ập đến lập biên bản. Sau khi các công an xã ra về, T mời chị ta lên phản ngồi và hỏi:
“Tôi nghe nói chị được một bà ở cõi vô vi mến, thỉnh thoảng nhập vào chị phán bảo nhiều chuyện hay lắm. Giờ chị mời bà ấy về cho tôi hỏi vài việc được không?”.
Chị ta trả lời: “Lúc nào bà về là về, em không biết gì hết! Bà nói gì em cũng không biết, làm sao em mời được!”.Chị này khoảng 35 tuổi, nước da trắng mịn, xinh gái. T nói tiếp: “Chị không mời được, để tôi mời. Chị cứ ngồi yên thế!”. Nói xong, T ngồi kiết già kiểu hoa sen, hai tay chắp lại theo ấn Quán thế âm. Sau khoảng 3 phút, chị ta ợ lên mấy tiếng và chuyện lạ bắt đầu xảy ra.Ông Cao Hùng ngồi gần nên trông chị ta rất rõ. Sau khi ợ mấy tiếng, nước da chị ta từ màu trắng chuyển sang màu nâu sậm như da người dân tộc. Vẫn nguyên là khuôn mặt của chị, nhưng nét duyên dáng, dễ nhìn của người con gái Kinh trước đó không còn nữa, thay vào là nét mặt người phụ nữ dân tộc kiên nghị, rắn rỏi. Riêng chuyện đó đã là quá lạ, nhưng những gì diễn biến tiếp theo còn làm mọi người ngạc nhiên hơn.Chị ta bắt đầu nói bằng tiếng dân tộc. T đáp lại cũng bằng tiếng dân tộc đó. Hai bên trao đổi với nhau một hồi bằng tiếng dân tộc. Độ 15 phút sau, T nói tiếng Kinh với anh em: “Vừa rồi bà kể với tôi bà là người dân tộc trên vùng cao Quảng Nam. Nhờ tu hành đắc đạo nên được phong danh hiệu Cao sơn Thánh mẫu. Trên phái bà xuống Trần nhưng bà rất buồn vì không hoàn thành nhiệm vụ được giao”.
T vừa nói dứt lời, “bà” ta bật sang nói tiếng Kinh: “Ông nói rất đúng! Tôi nói thêm để các ông biết. Tôi đã đi nhiều nơi, thấy nhân dân ta chưa phân biệt được đâu là khoa học tâm linh chân chính, đâu là mê tín dị đoan. Những người có chức có quyền coi hiện tượng nào cũng mê tín tuốt tuột. Do vậy, tôi không làm được nhiệm vụ. Tôi buồn lắm!”.
Mọi người ngồi nghe thấm thía như nuốt lấy từng lời. Riêng ông Cao Hùng có cảm nhận người này có trình độ khá vững, nói như một nhà khoa học.
Rồi “bà” hỏi T bằng tiếng Kinh: Ông định hỏi gì tôi thì hỏi đi?”. Từ đây hai bên dùng tiếng Kinh. T nói: “Tôi chỉ hỏi bà hai câu thôi. Câu thứ nhất: “Tôi có nên tiếp tục chữa bệnh nữa không, chữa bệnh cho dân không lấy tiền của ai vẫn bị cấm. Tôi ngán lắm muốn thôi cho rảnh có được không?”.
“Bà” ta nói: “Ông không được thôi, nhiệm vụ đó quan trọng lắm, có lợi cho dân. Tuy ông có khó khăn, phiền phức, nhưng ông vẫn làm được nhiệm vụ, không giống như tôi!”.
T hỏi tiếp câu thứ hai: “Chừng nào tôi thoát khỏi khó khăn, phiền phức đó?”. “Bà” ta trả lời: “Chỉ vài năm nữa thôi, ông phải tiếp tục rèn luyện tâm đức, cứ chữa khỏi cho nhiều người, nhiều bệnh, ai cũng công nhận ông chữa đạt hiệu quả thì sẽ không còn khó khăn, phiền phức nữa! Tôi nhắc lại, ông không được thôi chữa bệnh đấy! Nếu ông không hỏi gì nữa, xin chào ông!”.
Nói xong, chị ta ợ lên mấy tiếng. Gương mặt dần trở lại bình thường như trước. Ông Cao Hùng hỏi: “Vừa rồi chị có biết chị nói gì không?”. Chị ta đáp: “Em vừa ngủ một giấc dài có biết gì đâu, giờ thức dậy thấy đầu nặng lắm!”.
Khả năng phân thân
Một lần có ba người cùng đến thăm T là ông Cao Hùng, bác H (cán bộ công an nghỉ hưu) và bác Q (cán bộ địa chất nghỉ hưu). Tối hôm đó, như thường lệ T ra ngoài luyện khí công, còn ba người khách ngủ trong nhà.
Nhà chỉ có một chiếc phản để bác H và bác Q ngủ, còn ông Cao Hùng trải chiếu nằm dưới đất ngay cửa ra vào. Trước khi ra ngoài T dặn ông Cao Hùng: “Bố vào giường xếp của tôi ngủ, đừng ngủ dưới đất!”. Nhưng ông vẫn nằm như đã định.
Độ một giờ sáng, ông Cao Hùng vẫn nằm im mà chưa ngủ được. Bổng nhiên thấy ngay phía đầu nằm của mình có một người đang đứng. Thấy người nhưng không rõ mặt. Lúc đó cửa ra vào vẫn đóng. Ông lặng lẽ chồm người dậy nhìn và một ý nghĩ thoáng qua đầu: cửa vẫn đóng thì làm sao người vào nhà được. Ông lặng lẽ theo dõi.Người đó đứng một lúc rồi đưa tay chỉ vào chiếc phản và chỗ đặt giường xếp của T, xong quay lưng bước ra trong khi cửa vẫn đóng. Thấy chuyện lạ, ông vội vàng đến mở cửa hông, ra ngoài thì khônng thấy gì nữa. Kiểm tra lại cửa ra vào thì cửa đó vẫn đóng.Ông Cao Hùng đánh thức bác H và bác Q dậy, và kể lại câu chuyện vừa thấy, ai cũng tỏ ra ngạc nhiên. Gần sáng, khi T đi luyện về ông thuật lại những gì xảy ra hồi nửa đêm cho anh ta. T chỉ cười và nói: “Ở đây chuyện đó là bình thường!”. Rồi T còn đế thêm: “Tại bố không vào giường nằm như tôi đã dặn!”.Một chuyện lạ khác là trước đó vài tháng có mấy phụ nữ đến nhà T chữa bệnh, vì nhà xa không về kịp nên xin T ở lại qua đêm. Nhà T có một quy ước là chiếc phản nhà trên chỉ để nam giới ngủ. Phụ nữ nằm ở nhà dưới. Hôm đó ở nhà dưới quá chật, một chị cỡ tuổi trung niên thấy phản nhà trên bỏ không liền lên nằm tạm.Ngủ đến nửa đêm, chị ta thấy có một người đàn ông đến bảo: “Chị xuống nhà dưới nằm, không được nằm ở đây!”. Chị trả lời “vâng”, nhưng do quá buồn ngủ nên lại thiếp đi trên phản lúc nào không hay. Độ ba giờ sáng, chị thấy một bầy 4-5 con khỉ ồn ào kéo đến khiêng mình ra hè ném đúng vào bậc tam cấp, làm chị ta đau ê ẩm người và sây sát chân tay.Vừa lúc T đi luyện về, thấy vậy liền hỏi: “Sao chị lại ra đây nằm?” Chị ta kể lại câu chuyện vừa xảy ra. T chỉ cười bảo: “Đấy là tại chị, có người nhắc rồi nhưng chị không nghe! Thôi rút kinh nghiệm vậy!”. Nói xong T dìu chị xuống nhà.
(còn tiếp)
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Chủ nhật Tháng 12 25, 2016 8:56 am

Khả năng biết trước sự việc
Đòn cảnh cáo
– Một nhóm người (có cả người nước ngoài) khi biết T có khả năng đặc biệt đã muốn mời anh ta đi theo họ, nhưng T kiên quyết từ chối. Vì vậy, nếu T vắng nhà thì họ thuê người vờ làm bệnh nhân đến để xin chữa bệnh, nhưng kỳ thực lại bí mật yểm bùa trước cổng và xung quanh nhà. Mỗi lần như vậy thì khi về đến cổng là T biết ngay, rồi anh moi lên đốt đi.Hôm đó T đang ở trong nhà, thấy một đoàn khách gồm 5 người tới nhà mình (có ba người lạ mới đến lần đầu và có một người phiên dịch). T mời ngồi và câu chuyện bắt đầu. Một người đứng lên nói:- Chúng tôi ở xa, được biết ông là người có nhiều tài năng đức độ, nên đến thăm sức khỏe ông. Nếu ông đồng ý thì chúng ta ra ngoài vườn nói chuyên thoải mái hơn và xin phép ông cho vài người ở lại thắp hương trên bàn thờ gia tiên.T trả lời đồng ý và cùng ra vườn với ba vị khách. Ngoài vườn, dưới hàng cau có bóng râm mát, có sẵn ghế nhựa để khi anh em đến ngồi chơi, đánh cờ. An tọa xong, một vị khách ca ngợi T về việc chữa bệnh có hiệu quả mà không lấy tiền của ai và còn nhiều tài năng khác. Bỗng nhiên T đứng lên nói với một thái độ nghiêm trang:- Các ông bảo đến thăm tôi với thiện chí và tấm lòng trân trọng, vậy các ông hãy vào nhà, tôi sẽ chứng minh thiện chí của các ông.Nói xong, T lặng lẽ đi vào nhà, buộc các vị khách phải đi theo. Vào đến nhà, T vọt lên bàn thờ cao lật chiếc lư hương, rồi lấy một gói nhỏ và mở ra và nói: “Đây, thiện chí của các ông đây! Tôi nói để các ông biết, từ lúc các ông vào đây tôi đã biết các ông từ đâu đến, đến đây định làm gì, không qua mặt tôi được đâu!”.Các vị khách im như thóc, mặt tái ngắt, không nói được lời nào. T nói tiếp: “Tôi còn biết rõ là bùa này các ông nhằm mục đích gì. Nhưng thôi, lần này tôi cảnh cáo các ông, các ông về đi. Xe các ông để ngoài đường 1, tôi biết rồi!”.Trước khi ra về, các vị khách chỉ còn biết xin lỗi. Ra đường, lên xe, chạy đến cầu thì lốp xe bị nổ, không đi tiếp được. Mấy người khách hiểu nguyên nhân nổ lốp xe, vì lốp còn tốt làm sao hỏng được. Trong khi lái xe thay lốp, mấy người khách quay trở lại gặp T.Khi gặp lại T, một vị nói: “Chúng tôi tuy có biết, nhưng điều chúng tôi không ngờ là ông đã đạt đến độ cao siêu như vậy. Hết sức thành thật một lần nữa mong ông thứ lỗi cho!”. T đáp: “Tôi nói rồi, tôi không làm hại các ông đâu. Chỉ cảnh cáo các ông thôi, nhớ đừng bao giờ coi thường người Việt Nam. Tôi chẳng là cái gì đâu. Đất nước này còn nhiều người tài hơn tôi nhiều. Được rồi, các ông về đi, xe thay lốp xong rồi đó!”. Vậy là những vị khách rút lui.
Vụ tai nạn ô tô
Một hôm, ba anh em cùng T có việc phải đi đến một tỉnh ở xa. Ra bến xe, anh em vào mua vé ô tô đi chuyến đầu tiên. Khi ra xe, T bảo vào phòng vé đổi lại đi chuyến sau. Anh em thắc mắc vì muốn đi chuyến đầu cho sớm, nhưng T đứng trước xe nói to: “Xe này chạy được khoảng 70 cây số thì bị tai nạn, không nên đi. Chỉ vậy thôi!”.Lái chính và hành khách ngồi trên xe đều nghe T nói. Anh ta đứng lên và chỉ vào mặt T nói: “Ông có điên không đấy! Xe sắp chạy mà ông nói cái quái gì lạ thế! Không đi thì thôi, ai cần ông đi, cút đi cho khuất mắt”. Lái xe còn văng ra những lời thậm tệ.Anh em vào phòng vé đổi vé đi chuyến sau. Đúng là khi xe thứ hai chạy được khoảng 70 cây số thì đã thấy chiếc xe chạy trước bị tai nạn nằm lật dưới ruộng. Có hai người chết và một số bị thương, trong đó có lái chính chết. Người lái phụ của xe bị lật khi thấy T liền sụp lạy và nói: “Trời ơi, ông biết trước xe ra đây bị tai nạn, sao ông không ngăn lại đừng cho chạy để đến nông nỗi này!”. T nói: “Anh nghe rõ ràng nhé, tôi mới chỉ nói có thế mà bạn anh đã chửi tôi một trận thậm tệ, tôi làm sao ngăn được?”.Anh em đi cùng T được một phen hú vía. Nếu T không bảo đi đổi vé, bây giờ không biết sẽ ra sao?Dường như T có một khả năng tự chữa bệnh và phục hồi vêt thương rất kỳ lạ. Trong một lần rủi ro, dù bị tai nạn rất năng cả về sọ não và cột sống nhưng chỉ sau hơn một tháng sức khỏe T đã trở lại bình thường.Vụ tai nạn và một số chi tiết kỳ lạ
Một tai nạn rất nặng đã xảy ra với T và hình như anh ta biết trước ngày tháng xảy ra. Lần đó có kỹ sư Xuân từ Hà Nội vào chơi với T cả tháng trời. Hàng ngày T đưa Xuân đi bằng xe máy nhiều nơi. Đến một hôm, vào buổi chiều gần tối T bảo Xuân chuẩn bị hoa quả để đi thăm một người bạn ở Hội An. Sau khi chuẩn bị xong xuôi, Xuân định ngồi lên xe cùng T đi thì anh ta bảo: “Hôm nay ông phải ở nhà, chỉ mình tôi đi thôi!”. T không nói lý do, Xuân cũng thấy lạ nhưng không hỏi, đành ở nhà. Đúng tối hôm đó T bị tai nạn rất nặng.
Khi trên đường từ Hội An về, đến khoảng huyện Thăng Bình thì T bị một chiếc xe tải cùng chiều chạy với tốc độ cao từ phía sau đâm vào xe T, làm anh ta văng xa hơn 10 mét, đầu đập vào miệng cống trên quốc lộ 1. Lúc này là 2 giờ sáng. Dân ở vùng đó phát hiện ra và báo cho bệnh viện Thăng Bình. Khi bệnh viện đưa xe cấp cứu đến thấy tình trạng của T quá nặng, không dám để lại bệnh viện huyện mà đưa thẳng ra Đà Nẵng.Qua chẩn đoán ban đầu của bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, T bị chấn thương sọ não với ba vết thương (hai ở phía trước, một ở phía sau) mỗi vết dài 5 – 7 cm. Xương sống bị chấn thương nặng làm tê liệt toàn thân, sáu xương sườn bên trái bị gãy. Trạng thái lúc này của T là toàn thân cứng đờ không cử động được, nhưng vẫn tỉnh táo và nói chuyện bình thường. Các bác sĩ bảo trường hợp như thế này ít khi gặp. Thông thường, khi bị chấn thương nặng cả sọ não và cột sống thì chết ngay tại chỗ, nếu không chết thì cũng hôn mê sâu triền miên.
Ngược lại, T vẫn nói chuyện với bác sĩ bình thường. Việc gãy sáu xương sườn, các bác sĩ quyết định mổ để lấy máu trong bụng ra. Nếu không lấy máu ở bụng ra thì nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng T yêu cầu không mổ mà chỉ nhờ bác sĩ giúp mấy việc: khâu ba vết thương trên đầu và bó bột lồng ngực để giữ cho các xương sườn trở lại bình thường.Bệnh viện theo yêu cầu làm xong các việc đó. T xin thanh toán viện phí và xin ra viện. Mọi người ở bệnh viện ngạc nhiên. Chưa có ai dám xử lý như vậy. Dù bệnh viện cho T về nhà nhưng nhiều người vẫn nghĩ rằng, rồi T sẽ chết ngay vì không thể chịu nổi trước những thương tổn quá nặng đến mức ấy.Về nhà được 3 ngày, bệnh viện cử 2 bác sĩ đến theo dõi tình trạng của T. Họ thấy T vẫn sống, chỉ nằm không cử động. T vẫn ăn uống được, nhưng phải nhờ người bón.Sau 15 ngày, T bắt đầu cử động. Sau 1 tháng thì T đứng dậy, đi lại bình thường. Lần thứ hai, các bác sĩ ở bệnh viện Đà Nẵng đến thấy thế hết sức ngạc nhiên. Họ bảo phải sau ba tháng mới được tháo bột, vậy mà vừa đúng một tháng T đã bảo người nhà tháo bột vì cảm thấy sức khỏe bình thường rồi. Ép mãi mới có người chịu tháo giúp.Từ buổi tháo bột đó, T hoàn toàn khỏe mạnh, bình thường như người chưa từng bị tai nạn suýt chết. Sau lần tai nạn khủng khiếp này, T bảo sẽ còn bị tai nạn một lần nữa không kém nguy hiểm, hai mắt bị mù, nhưng sau đó sẽ sáng lại và không chết. Thời gian sẽ trả lời cho tiên đoán của T.
Một trong những khả năng nổi trội của T là chẩn đoán và chữa bệnh. Do không lấy tiền và có thể chữa được một số trường hợp bệnh năng, nên có rất nhiều người bệnh đến nhờ T chữa. Vì T không có giấy phép hành nghề chữa bệnh nên anh ta hay bị lập biên bản về “chữa bệnh trái phép”. Sau đây là một số mẩu chuyển về khả năng phi thường chẩn đoán và chữa bệnh của T.
Khả năng kỳ lạ trong chữa bệnh
Theo tác giả Cao Hùng, khi chữa bệnh T sử dụng công lực và ý niệm có kết hợp với bấm huyệt. Công lực của T hàm chứa một sức mạnh kỳ lạ, có thể phát ra khí nóng hoặc khí lạnh, có thể phát bằng hai bàn tay hoặc bằng mắt. Nội khí của T rất độc đáo, có thể nói là độc nhất vô nhị ở Việt Nam hiện thời.Gây mê bằng khí công – T có thể phát công làm cho người bệnh hôn mê, tựa như y học hiện đại gây mê bệnh nhân trên bàn mổ trước khi tiến hành phẫu thuật. Khi giải mê,T chỉ cần đưa một ngón tay và tổi một hơi vào ngực là người bệnh tỉnh lại. T còn dám cá cược là sau khi gây mê xong, nếu ai làm cho bệnh nhân tỉnh lại thì anh ta sẽ tôn người ấy làm sư phụ. T chỉ áp dụng liệu pháp gây mê của mình cho một số bệnh nhân nặng cần dùng những thao tác mạnh để tránh cho bệnh nhân khỏi đau. T có thể gây mê đồng thời cho 3-4 người. Nội khí của T có thể gây mê cho bệnh nhân ở xa khoảng 50 mét hoặc bị tường dày 22 cm che khuất.Một thủ pháp độc đáo và kỳ lạ khác là gây mê qua ảnh T. Anh ta đưa tấm ảnh đặc biệt của mình cho một người cầm và bảo bệnh nhân nhìn chăm chú vào ảnh. Chỉ sau mấy phút là người bệnh rời vào trạng thái hôn mê. Để giải mê, người cầm tấm ảnh quay lưng tấm ảnh về phía người bệnh, còn T thì đưa tay về phía bệnh nhân đang nằm và thổi một hơi, thế là người bệnh tỉnh lại.Chẩn đoán bệnh bằng khí công – Khi có bệnh nhân đến nhờ chữa, T không yêu cầu bệnh nhân khai rõ bệnh lý của mình. Cầm tay bệnh nhân một lúc là T có thể nói đúng hầu hết các căn bệnh của người đó. Cũng có trường hợp T bắt mạch như Đông Y. T cũng có thể dùng tay mình rà lên rà xuống một số vị trí trên người bệnh nhân để đoán bệnh. Sau đây là một số trường hợp mà tác giả Cao Hùng tận mắt chứng kiến.- Anh Miên là con trai lớn của ông Nguyễn Minh Hoàng, một cán bộ công an nghỉ hưu, hôm đó cùng bố đến thăm T. Sau khi cầm tay anh Miên vài phút, T nói: “Phía sau gáy anh có một mảnh lựu đạn nhỏ hình tam giác, hai cạnh sắc, cạnh thứ ba tù, nhưng may nó không vào sâu trong não”. Sự thực thì đúng như vậy vì anh Miên đã đi chụp X-quang.- Một hôm có một ông già vạm vỡ đến xin gặp T. Ông già chưa kịp nói gì thì T bảo ngay: “Tôi biết ông đến gặp tôi về việc gì rồi, ông đưa tay đây!”. Sau khi cầm tay ông già và dùng ngón cái rà lên rà xuống, T nói: “Con trai lớn của ông bị bệnh ung thư hạch ở cổ đã di căn xuống dạ dày, ông đến nhờ tôi xuống giúp cho con ông phải không?”.Ông già nghe xong vội vàng chắp tay vái T và nói: “Hoàn toàn đúng như anh nói, bệnh viện không chữa được cho về chờ chết, anh cố giúp cháu sống được ngày nào hay ngày ấy!”. Ông già đó là Trình Minh Hiệu, ở thôn 4, xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Ông Ba là Bí thư đảng ủy phường Lê Hồng Phong, thị xã Quảng Ngãi, một lần đến nhờ T “khám” bệnh. T bảo ông không nói gì và đưa tay cho mình xem. Sau đó anh ta phán: “Ông là người thích chơi thể thao, có lần bị chấn thương phải vào viện cấp cứu.
Hiện nay ông bị đau đầu kinh niên. Bệnh của ông không phải ngày nào cũng đau mà đau theo chu kỳ. Khoảng 10 ngày đau một lần, cứ thế diễn đi diễn lại tháng này sang tháng khác”. Dĩ nhiên là ông Ba thừa nhận mọi chi tiết đều đúng!
Chữa bệnh bằng uống nước “năng lượng cao” – Một lần, T lấy ba cốc nước nguội để trước mặt, rồi vận công vào hai bàn tay và lần lượt phát công vào ba cốc nước. Chỉ mấy phút sau, cả ba cốc nước đều bốc hơi. T bảo ba bệnh nhân uống thứ nước đó và dặn: “Nước nóng lắm đấy, uống từ từ, cẩn thận kẻo bỏng môi!”. Khi sờ tay vào cốc nước, cả 3 người đều cảm thấy nóng.
(Lược trích "chuyện có thật về một con người-CAO HÙNG)
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 4 Tháng 12 28, 2016 4:24 am

BÓNG MÂY KHE NÚI .

- Nguyễn Duy Nhiên



Tôi muốn nghe tiếng suối chảy trong một ngôi rừng mùa thu. Tôi muốn ngồi trong một căn phòng vắng nghe trời chuyển mưa. Tôi muốn đi trên con đường dốc nhỏ vào một sáng sương mù. Tôi muốn nhìn ánh trăng nằm trong một hạt sương đọng trên lá. Tôi muốn đứng yên lắng nghe sự thinh lặng của không gian trong một ngày mưa tuyết. Tôi muốn lên núi xem mặt trời đỏ bình minh nhuộm hồng trời đất.
Tôi muốn nhìn đường phố buổi trưa thành phố vắng người. Tôi muốn buổi chiều ngồi ngoài hiên, nghe tiếng chim tíu tít gọi nhau về tổ. Tôi muốn nhìn một sân cỏ rộng mới cắt. Tôi muốn ngồi nghe Moon Light Sonata của Beethoven, tiếng nhạc dương cầm theo ánh trăng rơi rụng trên cành lá hòa với tiếng đêm. Tôi muốn đứng trên chiếc cầu gỗ trước một tòa lâu đài thời trung cổ ở Âu Châu, với những lũy, những hào, nghiêng bóng đổ vào một hoàng hôn nắng đang phai. Tôi muốn ngồi trên một phiến đá to Kim Tự Tháp, nhìn mặt trời lặn ở phía bên kia bờ sông Nile. Tôi muốn đi dọc theo bờ suối ngược dòng để tìm nguồn.

Tôi muốn ôm một đứa bé miệng cười toe toét vào lòng. Tôi muốn nắm tay một người già cô đơn. Tôi muốn chạy giỡn trên những vũng nước vào một ngày mưa to ở quê nhà. Tôi muốn nhìn một đứa bé ngủ say. Tôi muốn đem lại cho cuộc đời một người nào đó một ý nghĩa. Tôi muốn dẫn mấy đứa cháu đi nhặt những vỏ sò đủ màu, đủ dạng trên một bãi biển vắng người. Tôi muốn thức sớm để sửa soạn lên đường. Tôi muốn nhìn nước chảy xiết trong những con kinh nhỏ sau một ngày mưa lớn. Tôi muốn nhìn mùa thu ở vùng cao nguyên đông bắc. Tôi muốn bỏ chân không chạy từ trên cát nóng xuống nước biển xanh mát. Tôi muốn nhìn những đàn chim bay thành hình chữ V về phương nam. Tôi muốn nhìn những cuộc chia tay ở một ga xe lửa. Tôi muốn nhìn những cuộc xum họp ở một ga xe lửa. Tôi muốn đi trên những phiến đá lớn đặt trên một con đường mưa lấm bùn. Tôi muốn một ngày không ai biết tôi ở đâu. Tôi muốn theo sông Cửu Long đi ngược về nguồn, lên tận ngọn Hy Mã Lạp Sơn cao vút nằm khuất trong mây. Tôi muốn người ta chỉ viết những quyển sách dễ đọc. Tôi muốn buổi sáng chủ nhật uống một ly cà phê, nói chuyện tào lao vô ích với bạn bè. Tôi muốn ngồi trọn một ngày trong thư viện. Tôi muốn viết nhật ký. Tôi muốn một ngày không nghe, không biết gì tin tức, không lo gì thời sự nóng bỏng. Tôi muốn đi xe lửa từ bờ Thái Bình Dương sang bờ Đại Tây Dương. Tôi muốn ngồi uống trà dưới trăng rằm mười sáu.

Tôi muốn bỏ vào ống heo tất cả những đồng xu lẻ mà tôi nhặt được. Tôi muốn bỏ một tờ giấy hai chục đô vào chiếc lon nhỏ bằng thiếc của ông cụ ăn xin ngồi đầu xóm. Tôi muốn ngủ một giấc không mộng mơ. Tôi muốn lau khô một giọt nước mắt. Tôi muốn làm cho một người bớt sợ hãi. Tôi muốn tin vào chuyện thần tiên. Tôi muốn những đêm tối khó khăn đừng dài quá. Tôi muốn cô đơn không đồng nghĩa với lại cô độc. Tôi muốn người ta không còn coi bệnh tật là những chuyện bất thường. Tôi muốn mây bay thấp hơn. Tôi muốn những ngọn núi cao hơn. Tôi muốn thả mây ra trong đáy giếng. Tôi muốn nhìn mênh mông sa mạc. Tôi muốn quên một vài chuyện cũ. Tôi muốn nhớ một hai chuyện xưa. Tôi muốn nhìn trái đất từ ngoài không gian. Tôi muốn ai cũng tin vào ông địa. Tôi muốn leo lên núi cao xem lá đổ bên thác nước. Tôi muốn nhìn vào đôi mắt của trẻ sơ sinh. Tôi muốn chạm nhẹ vào những hoa mắc cở mọc ven đường. Tôi muốn tìm được một chiếc lá vàng đẹp hơn của mùa thu năm trước. Tôi muốn nghe tiếng thông reo trên núi. Tôi muốn những khổ nhọc rồi chỉ là dấu chân chim trên không trung. Tôi muốn leo lên núi cao nhìn xuống trần gian. Tôi muốn ngồi nghe một đạo sĩ kể chuyện đời xưa.

Tôi muốn căn nhà tôi ấm trong mùa đông và mát trong mùa hè. Tôi muốn một buổi tối tắt đèn xúm xít ngồi nghe kể chuyện ma. Tôi muốn xuống phi trường gặp lại người thân. Tôi muốn đi trên một bờ ruộng đất, hai bên lúa xanh rì. Tôi muốn ngửi mùi nước mưa trong những lu sành to hứng nước đổ từ máng xối. Tôi muốn chạy thả diều vào những buổi chiều lộng gió. Tôi muốn chạy xe đạp dưới mưa. Tôi muốn ngồi đọc sách dưới một gốc cây già bên đường, xa xa là rặng Trường Sơn. Tôi muốn ngồi trước mũi một con đò đi trên sông nước phù sa nhiều lục bình. Tôi muốn nghe tiếng mưa đổ ầm ĩ trên mái tôn, rạt rào trên lá chuối. Tôi muốn đi chân không trên nền nhà làm bằng đất nâu. Tôi muốn ngắm chiều về trên những con sông ở miền Tây. Tôi muốn đi dạo dưới ánh trăng trên một con đường làng. Tôi muốn mặc áo trắng quần xanh đi học. Tôi muốn đứng xếp hàng trước khi vào lớp. Tôi muốn được coi lại tuồng cải lương "Yêu Người Điên" của gánh Dạ Lý Hương năm nào. Tôi muốn đọc truyện Kiều. Tôi muốn nghe tiếng gà xao xác gáy trưa.

Tôi muốn vào thăm một ngôi chùa cổ. Tôi muốn leo lên những bậc thềm cao đứng nhìn xuống một thung lũng nhiều gió. Tôi muốn đọc hồi ký của cụ Nguyễn Hiến Lê. Tôi muốn xem tự truyện của thánh Gandhi. Tôi muốn nhìn mây bay trên quê nhà. Tôi muốn bay như mây trên quê nhà. Tôi muốn ngồi trong giáo đường vào một buổi chiều vắng người. Tôi muốn vào thiền đường trong những buổi sáng sớm, ngồi quấn mình trong chăn như những con tằm nằm trong kén ươm mơ hạnh phúc. Tôi muốn Kinh Lăng Nghiêm dễ đọc và dễ nhớ hơn. Tôi muốn được làm thị giả cho Sư Ông. Tôi muốn hiểu được Dịch. Tôi muốn biết đọc và viết chữ Nho. Tôi muốn nhặt một lá bồ đề ép vào trang kinh cũ. Tôi muốn nghe tiếng hét của thầy Lâm Tế. Tôi muốn xách một thùng nước làm bằng gỗ trong một ngôi chùa cổ. Tôi muốn thấy núi không phải là núi và sông không phải là sông. Tôi muốn thấy núi cũng chỉ là núi và sông cũng chỉ là sông. Tôi muốn một ngày im lặng. Tôi muốn gom vũ trụ, góp thời gian cất vào trong hạt bụi bay giữa không gian. Tôi muốn ngồi trên đỉnh núi Linh Thứu nhìn mặt trời hồng đỏ. Tôi muốn đọc một bài thơ thiền bình dị:
Mưa tạnh, khe núi tĩnh
Ngủ mát dưới rừng phong
Nhìn lại cõi nhân thế
Mắt mở vẫn say nồng.

Nhiều năm trước, có lần tôi dự một khóa tu. Trong bài pháp thoại vị Thiền sư có nói, trong sự tu học, để cho con đường mình đi được an vui và lâu dài, mỗi chúng ta cần phải có một thái độ mong muốn lớn, thật lớn. Ngày ấy tôi không hiểu được lời dạy đó và có nêu lên câu hỏi của mình.
Tôi nhớ trong buổi uống trà sớm, vị Thầy nhìn tôi nói, "Khi ta có những ước muốn rộng lớn thì những sự ham muốn nhỏ nhen của cuộc đời sẽ không còn động chuyển đến mình được. Nếu như cái ta muốn là tất cả, là một phương trời cao rộng, thì mình đâu còn bị dính mắc vào những góc nhỏ khổ đau nữa làm gì...”
Và thế cho nên, tôi muốn khi trời nắng: đất khô, trời mưa: lá ướt. Tôi muốn đi, đứng, nằm, ngồi thong thả trong trời đất như một chiếc lá vàng chín rơi trên một ao nước tĩnh lặng giữa rừng thu - nhẹ tênh như bóng mây trong khe núi...
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 4 Tháng 12 28, 2016 8:24 am

QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO VỀ
SỰ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH LÚC CUỐI ĐỜI


Mặc dù có một lịch trình huấn-luyện bận rộn tại Thái Lan, Bác Sĩ Suresh Kumar vẫn dành thời gian nói chuyện với nhà sư Phra Paisal Visalo, là Tu Viện Trưởng của Tu Viện Phật Giáo Wat Pasukato, và cũng là người sáng lập Hệ Thống Phật Giáo Cho Người Chọn Cái-Chết Bình-An (hospice).
ĐẠO PHẬT NÓI GÌ VỀ ĐAU KHỔ (NÓI CHUNG), VÀ ĐAU KHỔ VÀO LÚC CUỐI ĐỜI (NÓI RIÊNG)?
Theo quan điểm Phật Giáo, đau khổ là sự thật mà không ai có thể trốn tránh được. Chúng ta ai rồi cũng phải đối mặt với sự già nua, sự đau ốm, sự chia lìa và sự mất mát, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Lý do chúng ta có các nỗi đau khổ nầy là bởi vì cuộc đời thì không có gì chắc chắn. Tất cả mọi thứ trên thế gian nầy chỉ là tạm thời. Cho nên, sự thay đổi là điều chắc chắn. Đấy chính là: Sự Vô Thường. Cuộc sống của chúng ta bị áp lực bởi các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài dẫn đến sự thay đổi liên tục. Tất cả mọi vật cuối cùng rồi thối nát, và tan rã, đấy là: sự đau khổ. Không có 'cái-tôi" nào độc lập, hoặc là vĩnh viễn. Chúng ta chỉ có thể trì hoãn, hoặc là trốn tránh đau khổ trong chốc lát mà thôi, tuy nhiên, đau khổ là chuyện tất nhiên, và không thể nào chạy trốn được. Điều chúng ta có thể làm là giảm bớt đi nỗi đau, cũng như làm giảm bớt đi ảnh hưởng của sự đau đớn khi xảy ra.

Các tình trạng của sự đau khổ có thể ảnh hưởng chúng ta về mặt thể xác, tuy nhiên, các tình trạng nầy không nhất thiết ảnh hưởng chúng ta về mặt tinh thần. Đạo Phật tin tưởng rằng mọi người đều có thể trau giồi tâm của họ để thoát ra khỏi sự đau khổ. Mặc dù mọi người đều phải đối mặt với tuổi già, bệnh tật, và cái chết, tâm chúng ta không cần thiết phải đau đớn vì các điều nầy, nếu chúng ta biết chấp nhận sự thật, không chối từ, và không chống cự. Chấp nhận là yếu tố quan trọng nhất để chúng ta thoát ra khỏi sự đau khổ.

Chúng ta thay vì bị ảnh hưởng bởi nỗi đau về thể xác, chúng ta có thể nhờ nỗi đau nầy giúp ích cho chúng ta; giúp chúng ta nhìn thấy rõ ràng không-có-gì là chắc chắn cả, đây là một sự thật. Trí tuệ cũng là một chìa khóa quan trọng để soi sáng tâm chúng ta thoát ra khỏi sự đau khổ. Có nhiều nhà sư và Phật Tử đã giác ngộ, trong lúc họ đang đối mặt với sự đau khổ vì bệnh tật, và cái chết. Nói khác đi, bệnh tật và cái chết có thể phát triển trí tuệ của chúng ta, giúp chúng ta nhận ra sự-thật tột cùng, và đạt tới sự giác ngộ.
SỰ CHĂM SÓC LÚC CUỐI ĐỜI CHO NHỮNG NGƯỜI KHÔNG-PHẢI LÀ PHẬT-TỬ, CÁC Ý TƯỞNG NÓI TRÊN CÓ THÍCH HỢP HAY KHÔNG?
Đạo Phật tin tưởng rằng, người bệnh vào lúc cuối đời vẫn có thể sống hạnh phúc. Chẳng có gì phải sợ hãi khi cái chết đến gần. Mọi người đều có khả năng sống hạnh phúc, bất kể họ theo tôn giáo nào, ngay cả người không có tôn giáo nào cả. Mọi người đều có thể có một cái chết bình an.
THEO THẦY NGHĨ, MỘT CÁI CHẾT BÌNH AN LÀ MỘT CÁI CHẾT NHƯ THẾ NÀO?
Theo quan điểm Phật Giáo, một cái chết bình an được xác định bằng cách thức người nầy chết, hoặc là lý do người nầy chết. Điều nầy mô tả tình trạng tâm của người nầy lúc chết; họ chết trong bình an, tâm không sợ hãi, hoặc là không đau khổ về tinh thần. Điều nầy có thể xảy ra khi chúng ta chấp nhận cái chết, và buông xả mọi thứ - không còn dính mắc với người nào, hoặc vật nào. Một cái chết bình an cũng được xem là người nầy sẽ được tái sinh vào cõi tốt đẹp. Cái chết tốt đẹp nhất là khi người nầy có tâm giác-ngộ, đạt tới sự hiểu-biết tột-cùng về bản-chất thật-sự của mọi vật. Điều nầy cho phép tâm giải thoát ra khỏi sự đau khổ, và đạt đến Niết Bàn, không còn sinh tử nữa.
CUỘC SỐNG NHƯ THẾ NÀO LÀ MỘT CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP?
Cuộc sống tốt đẹp là cuộc sống có hạnh phúc, không bệnh tật, nghèo đói, hoặc bị lạm dụng. Cuộc sống tốt đẹp cũng có nghĩa là cuộc sống có đạo-đức; không lợi dụng người khác, và người nầy còn làm việc thiện để giúp đỡ người khác, và xã hội. Cuộc sống tốt đẹp liên quan đến tâm bình an, người nầy có lòng từ bi, và họ không bị sai-khiến bởi lòng tham lam, lòng sân hận, và sự si mê (tham sân si). Đấy là cuộc sống của người không tạo ra khổ đau, kết quả từ sự hiểu biết của họ về bản-chất thật-sự của cuộc đời, và họ có khả năng giải-quyết các trở ngại khi xảy ra.
THẦY CÓ NGHĨ RẰNG CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP SẼ LUÔN LUÔN DẪN ĐẾN MỘT CÁI CHẾT NHẸ NHÀNG, VÀ BÌNH AN?
Một cuộc sống tốt đẹp có thể dẫn đến một cái chết bình an, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng như thế. Khi một người sắp chết, nếu tâm họ đau khổ, hoặc còn lo lắng về con cái, về bố mẹ, về những người thân yêu, hoặc là họ không buông xả được tài sản của họ, hoặc là người nầy cảm thấy tội lỗi, hoặc là họ còn có các công việc chưa làm xong, thì họ sẽ từ chối cái chết, và họ chiến đấu bằng mọi giá với các chết. Điều nầy sẽ dẫn người nầy đến đau khổ, đến lo âu, và bồn chồn, nên sau khi chết họ sẽ tái sinh vào cõi đau khổ. Bên cạnh đó, nỗi đau đớn về thể xác do bệnh tật có thể làm cho bệnh nhân giận dữ, lo âu, nên họ không có bình an vào lúc cuối đời.
NÓI MỘT CÁCH KHÁC, THẦY CÓ NGHĨ RẰNG MỘT NGƯỜI SỐNG KHÔNG ĐẠO-ĐỨC, VẪN CÓ THỂ CÓ MỘT CÁI CHẾT BÌNH AN?
Một cái chết bình an có thể xảy ra với người có cuộc sống không đạo-đức, tuy nhiên, điều nầy rất hiếm khi xảy ra. Bởi vì những người sống không đạo-đức thường sợ hãi rằng, họ sẽ bị đọa vào địa ngục sau khi chết. Vì vậy, ho rất sợ hãi cái chết. Nhiều người đau khổ vì cảm thấy có tội, hoặc là họ bị ám ảnh bởi các hành vi xấu xa của họ trong quá khứ. Còn những người bị sai-khiến bởi lòng tham lam, lòng sân hận, và sự si mê (tham sân si), họ luôn luôn cảm thấy khó khăn trong việc buông xả tài sản, và lòng thù hận. Điều nầy chắc chắn sẽ dẫn họ đến cái chết trong đau khổ. Tuy nhiên, nếu họ may mắn có những người bạn giúp họ nhớ lại các việc làm tốt trong quá khứ, và nhắc họ buông xả mọi vật, tâm họ sẽ trở nên trong sáng hơn, và một cái chết bình an có thể xảy ra cho họ.
TRONG CUỘC SỐNG, CÁI CHẾT LÀ ĐIỀU CHẮC CHẮN XẢY RA, NHƯ THẾ CHÚNG TA CẦN CHUẨN BỊ CÁI CHẾT NHƯ THẾ NÀO?
Chuẩn bị cho cái chết là một điều cần thiết cho tất cả mọi người, bởi vì mọi người sẽ phải đối mặt với cái chết, không cần biết chúng ta là ai, cũng như tình trạng cuộc sống chúng ta như thế nào. Chúng ta phải chuẩn bị cho cái chết, bằng cách thực tập 'Suy Ngẫm Về Cái Chết'. Điều nầy có nghĩa là chúng ta nên tự nhắc nhở liên tục chúng ta rằng chính chúng ta sẽ chết. Chúng ta chỉ chưa biết là sớm hay muộn, khi nào, ở đâu và như thế nào. Rồi, chúng ta hãy tự hỏi chính mình: Nếu chúng ta chết sớm, chúng ta có sẵn sàng chưa? Chúng ta đã làm các việc tốt lành cho các người thân yêu và các người khác chưa? Chúng ta đã làm đầy đủ bổn phận chưa? Chúng ta có làm đầy đủ trách nhiệm cho tất cả mọi thứ mà chúng ta đang có chưa? Chúng ta có sẵn sàng để buông xả mọi thứ chưa? Nếu câu trả lời là: 'chưa', thì chúng ta phải làm nhiều việc-thiện kể từ bây giờ, và cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ, và trách nhiệm của chúng ta. Cuối cùng, chúng ta phải học hỏi để buông xả mọi vật. Làm việc thiện để chúng ta chẳng còn gì phải hối tiếc. Chúng ta tập buông xả để cho phép chúng ta đối mặt với cái chết, rồi chúng ta sẵn sàng cho cái chết ngay lúc nầy, hoặc là bất cứ lúc nào trong tương lai.
SỰ SỢ HÃI CÁI CHẾT LÀ MỘT TRONG CÁC YẾU TỐ GÂY PHIỀN MUỘN CHO NGƯỜI SẮP CHẾT. BẤT KỂ TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI BỆNH, CHÚNG TA CÓ CÁCH NÀO GIẢI QUYẾT KHÔNG?
Sự sợ hãi cái chết xảy ra khi chúng ta có khuynh hướng quên đi mất rằng ai rồi cũng phải chết. Chúng ta có thể có các công việc đang dở dang, và chúng ta lo lắng về các người thân yêu, hoặc là tài sản. Chúng ta cũng có thể sợ hãi cái chết bởi vì chúng ta không chắc chắn là điều gì sẽ xảy ra sau khi chết. Sự sợ hãi cái chết có thể giảm bớt đi, nếu chúng ta thường-xuyên thực-tập suy ngẫm về cái chết, nếu chúng ta cố gắng hết sức giúp đỡ người thân, và nếu chúng ta cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng, và các trách nhiệm của chúng ta. Thiền định là một phương cách tốt để trau giồi tâm chúng ta, để chúng ta chấp nhận cái chết: xem cái chết là một phần của cuộc sống, mà không sợ hãi gì cả.
THIỀN ĐỊNH CÓ THỂ GIÚP CHO NGƯỜI-BỆNH GIẢM BỚT ĐAU KHỔ LÚC CUỐI ĐỜI KHÔNG? NẾU CÓ, THÌ NHƯ THẾ NÀO? ĐỐI VỚI NGƯỜI-BỆNH TRƯỚC KIA CHƯA BAO-GIỜ THIỀN ĐỊNH, CÓ GIÚP ÍCH GÌ CHO HỌ KHÔNG?
Thiền định giúp cho chúng ta bớt đau khổ. Lúc cuối đời, khi cơn đau xuất hiện, người bệnh có thể tập trung vào hơi-thở - hơi-thở vào, và hơi-thở ra. Một khi tâm và hơi thở người bệnh hài-hòa, sự tập trung và sự bình tĩnh sẽ xảy ra. Tâm bình yên sẽ tạo ra một số chất hóa-học trong cơ thể người bệnh, làm cho họ dần dần giảm bớt nỗi đau đớn. Sự bình an của thiền định cũng chuyển hướng tâm của người bệnh ra khỏi nỗi đau đớn của thể xác, và cho phép người bệnh quên đi sự đau đớn, hoặc là làm người bệnh cảm thấy đau ít hơn.

Thiền chánh niệm cũng có thể giúp chúng ta bớt đau khổ. Thiền chánh niệm giúp tâm chúng ta buông bỏ, không còn nắm-giữ sự đau đớn. Thay vì "tâm hồn tôi đau khổ", chánh niệm cho phép chúng ta nhận biết sự đau đớn. Điều nầy giúp chúng ta giảm bớt nỗi đau đớn về tinh thần. Do đó, chỉ còn nỗi đau đớn về thể-xác là tồn tại.

Các vị thầy có kinh nghiệm về thiền định có thể chỉ bày cho chúng ta phương cách để làm giảm bớt đi cường độ của sự đau đớn. Một môi-trường bình-an và thích-hợp cũng có thể giúp cho người bệnh giảm bớt đi sự đau đớn. Những lời nhắc-nhở người bệnh về các việc-làm tốt của họ trong quá khứ, hoặc là tập trung tâm trí họ vào những hình tượng thiêng liêng về tôn giáo của họ, các điều nầy cũng sẽ hỗ trợ cho thiền chánh niệm.

Source-Nguồn: http://www.visalo.org/columnInterview/5 ... spice.html
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 6 Tháng 12 30, 2016 10:54 am

TỰ TỬ CÓ TỘI HAY KHÔNG?

Người tự tử là người chán sống!!
Tại sao họ chán sống?
Vì họ cảm thấy:
• Cuộc đời đã đem lại cho họ quá nhiều bất công, nhiều sự khổ đau, nhiều điều không vừa ý.
• Họ cũng cảm nhận được những sự khó khăn không ngừng đến với họ, cảnh huống như luôn luôn rình rập để trút lên người của họ.
• Họ ôm một nỗi sầu chất ngất, muốn tỏ bày, muốn biện bạch, muốn gào thét lớn ra để mọi người cùng nghe, cùng hiểu, cùng cảm thông với họ.
• Họ sống trong sự buồn phiền, sự tức tối, có miệng mà không thốt được thành lời để giải tỏa những ẩn ức tận đáy lòng mình.
• Họ cần phải làm một cái gì đó, cần phải biểu lộ bằng hành động để gây sự chú ý của mọi người chung quanh.
Làm một cái gì đó, hành động như thế nào đó để gây tạo sự chú ý, điều đó đã dẫn dắt họ tiến đến quyết định TỰ TỬ.
Câu hỏi được đặt ra:
Tại sao người này, trong hiện kiếp, đã gánh chịu quá nhiều đau khổ?
Những điều không may liên tục xảy tới trong cuộc đời của một người, đã nói lên một cách rõ ràng rằng người này đang bị dính líu đến một nghiệp lực hay cũng có thể là một chuỗi nghiệp lực từ trong quá khứ. Họ đã từng tạo tác quá nhiều, từng gây đau khổ, từng đem lại bao nỗi thương tâm cho kẻ khác, và cũng từng khiến cho Người kêu gào, than khóc.
Ngày giờ này, chỉ là sự TRẢ VAY, VAY TRẢ; mình làm cho người đau, thì người làm cho mình đau lại.
Nghiệp lực công bằng cho cả hai phía:
• ĐỐI Xấu thì được ĐÃI Xấu
• ĐỐI Tốt thì được ĐÃI Tốt
Tại sao người này lại có ý định tự tử?
Một người có ý định tự tử là một người trong quá khứ, đã tạo nên những điều oan ức cho kẻ khác, đã làm cho người khác khổ đau, đã làm cho người khác rơi lệ, đã làm cho người khác uất ức mà không biện bạch được. Chính ở cái việc không thể biện bạch được, mới khiến cho người đó phải tỏ ra một hành động gì để gây sự chú ý của kẻ khác. Qua sự chú ý, người ta sẽ hiểu được tâm tình của người tự tử. Vì vậy mà từ ý định tự tử, cho đến việc tự tử, không bao xa đâu!
Nếu trong khoảng thời gian đó, có một sự việc gì khơi dậy sự buồn phiền, sự tức tối, nỗi oan ức của người có ý định tự tử, thì việc tự tử sẽ xảy ra.
Cho nên Nhân đã gieo trong quá khứ là một Nhân không lành, đem đến sự đau khổ cho kẻ khác. Ngày giờ này nhận lấy Quả không lành, bao nhiêu điều không tốt đẹp đến với mình. Tuy nhiên, điều đáng nói hơn cả là, không phải chỉ đơn thuần điều không tốt đẹp đến với mình, mà nó còn kèm theo một nỗi oan tình nào đó mà mình không sao biện bạch được.
Nhân mình đã gieo ra trong quá khứ như thế nào thì Quả mình nhận được cho ngày hôm nay cũng y như vậy, không sai trái!
Dù rằng thân thể của mình, quyền sống của mình, nhưng việc tự tử vẫn là một hành động vừa SAI LẦM, vừa mang nhiều TỘI LỖI.
A. Đối với gia đình:
i. Nếu người tự tử là một người con, còn lại cha mẹ già:
Hành động tự tử của người này là một sự hủy hoại công trình của Cha và Mẹ. Ngay vừa khi đứa bé mở mắt chào đời, cha mẹ đã đặt biết bao nhiêu kỳ vọng vào đứa con của mình: nào là con tôi sẽ học giỏi, nào là con tôi sẽ tạo được một sự nghiệp vẻ vang, nào là con tôi sẽ là người hữu dụng, nào là con tôi sẽ làm cho dòng họ tôi lớn mạnh với đàn con ngoan giỏi của nó, nào là con tôi sẽ làm cho tôi hãnh diện với bà con xóm giềng v.v… vô số niềm hy vọng được đặt vào đứa bé mới chào đời đó.
Tuy nhiên, có một điều mà Cha Mẹ đã không ngờ tới được là đứa con này đã mạnh dạn phủi đi Ơn Sanh Thành, Ơn Dưỡng Dục, và nó cũng không ngần ngại xóa đi cái bổn phận phải chăm sóc, dưỡng nuôi Cha Mẹ già, chân run, tay yếu.
Đứa con hủy hoại thân thể của mình là từ chối trả món nợ Sanh Thành của bậc làm Cha Mẹ.
Món nợ HIẾU đó, nó còn nặng hơn núi TU DI, món nợ ÂN TÌNH, trả cho đến kiếp nào mới xong đây?
ii. Nếu người tự tử là Cha hay Mẹ, còn để lại con cái:
Những khổ đau đã đưa đến quyết định tự tử của bậc làm Cha Mẹ, ít nhiều gì cũng có dính líu đến thái độ, đến cách cư xử của con cái đối với Cha hay Mẹ tự tử.
Không nhận được một sự thương yêu, trìu mến của con cái, không nhận được một sự chăm sóc, lo lắng của con cái đối với mình, không tìm được một niềm an ủi nơi con cái mỗi khi cuộc đời bị bao phủ đầy sóng gió; điều đó nói lên rất rõ ràng là, sợi dây oan trái đã buộc ràng giữa cha hay mẹ và con cái, mà chắc chắn rằng người phải trả nợ chính là Cha hay Mẹ. Cha hay Mẹ vì không kham nổi cuộc đời, tự tử ra đi. Việc tự tử là một hành động TRỐN NỢ.
B. Món nợ Nhân Quả giữa hai thần thức: con cái và Cha hay Mẹ tự tử sẽ làm cho nghiệp lực giữa đôi bên càng nặng nề hơn ở kiếp vị lai, vì đã không trang trải được ở kiếp này.
C. Mối tương quan giữa Cha hay là Mẹ cùng với Con cái được hành sử trên phương diện “SỰ SỐNG.”
D. Trên phương diện “TÂM LINH”, đó là hai Thần Thức hoàn toàn bình đẳng nhau. Do đó, đã là Nghiệp thì phải thanh toán sòng phẳng giữa hai Thần Thức.
E. Đối với gia đình, đối với người Phối Ngẫu còn ở lại, đối với anh chị em, đối với bà con dòng họ… gặp nhau chung một mái nhà, chung dòng, chung họ, không có nghĩa là không có dây tơ rễ má, không có nghiệp lực buộc ràng.
F. Nghiệp trả chưa xong đã vội tìm đường lẫn trốn; tưởng đâu rằng phủi tay để nhẹ nhàng cất bước, nhưng thực sự thì thần thức này đã kéo một cỗ xe ngập đầy tảng đá lớn, vì đã mang theo mình quá nhiều nghiệp lực.
G. Đối với xã hội, Quốc Gia:
Sự giao tế trong cuộc sống đưa đến nhiều trách nhiệm, nhiều bổn phận đối với xã hội, đối với Quốc Gia.
Những đau khổ dồn dập kéo tới, bao nhiêu điều thị phi tủa đến như mạng nhện, tạo nên những chuỗi Nghiệp Lực phải đối phó, những bài học phải trải qua để nghiền ngẫm lại những hành động, những cử chỉ, những lời nói mà mình đã gây tạo nên cho kẻ khác trong quá khứ.
Người tự tử không khác một tù nhân tìm cách vượt ngục, tháo chạy thật xa để không còn nhìn thấy cái ngục giam giữ mình nữa. Dù cho tù nhân này có trốn ở một nơi rất an toàn, bản án tù của họ vẫn không bị xóa, ngoài ra còn phải cộng thêm cái bản án vượt ngục nữa.
Người tự tử không thể nói rằng: mạng sống này của tôi, tôi muốn làm gì thì làm. Tôi vui thì tôi sống, tôi cầu xin để được sống dai hơn, sống lâu hơn. Nhưng khi tôi buồn, tôi không vừa ý thì tôi hủy hoại nó, hủy hoại cái thân xác của tôi.
Tự tử là một hành động đưa đến một TỘI rất ... rất ... LỚN. Mặc dù không ai xử tội mình, nhưng đương nhiên mình bị bao bọc bởi một ĐỊA NGỤC rất lớn, và ĐỊA NGỤC đó được tạo nên bởi những Nghiệp Lực của mình, những Nghiệp Lực mà mình từ chối để thanh toán nó.
Một người tự tử tưởng rằng mình được AN ỔN ở bên kia thế giới, nhưng thật sự ra, khi vừa bước qua khỏi lằn ranh SỐNG và CHẾT, thì người này lại sa vào một ĐỊA NGỤC tối tăm, nó còn đau khổ, không biết sao diễn tả, hơn hẳn lúc người đó còn tại thế.
Cho nên, tự tử là một hành động TRỐN NỢ! có trốn được không? Có chạy khỏi được không? Nợ không trả được bây giờ thì cũng phải trả về sau; mà trả về sau thì lại càng khổ sầu hơn vì VỐN LỜI CHỒNG CHẤT.
Xin thành tâm khuyên tất cả chúng sanh, dù cho phong ba bão tố, dù cho bao nhiêu biến cố, bao nhiêu tai ương, bao nhiêu cảnh huống đến với mình trong cuộc đời, hãy luôn luôn nghĩ rằng: đây là kết quả của việc tôi đã làm trong quá khứ.
Tôi làm thì tôi phải chịu, chớ không phải tôi làm rồi tôi chạy trốn!
Càng trốn chạy, nghiệp càng gia tăng.
Hơn thế nữa, mọi việc sẽ xảy ra ở kiếp vị lai, mà đôi khi ở kiếp tới đó, tôi lại không được thảnh thơi với một kiếp NGƯỜI, mà lại phải nghìn muôn sầu khổ đọa chốn Tam Đồ. Như vậy, chả ích lợi gì cho một cuộc trốn chạy. Chỉ cần bỏ ra một ít thì giờ, quyết tâm tu tập một cách chân chính, thì có thể Hóa Giải được Nghiệp Lực, Chuyển Đổi được các cảnh huống, từ nặng nề trở nên càng lúc càng nhẹ nhàng hơn.
(lacphap.com)
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 7 Tháng 12 31, 2016 1:35 am

ĐẠO HIẾU

Đạo Hiếu là một đề tài mà Người Đời đã tốn rất nhiều văn chương, chữ nghĩa, bút mực để diễn tả, để ca ngợi, để nói về.

Tại sao người ta thường hay đồng hóa Đạo Hiếu với Ngài Mục Kiền Liên?

Ngài Mục Kiền Liên đã vì tình thương yêu sâu đậm đối với Mẹ của mình đang chịu cảnh trầm luân, đọa đày nơi địa ngục, tha thiết khẩn cầu Đức Thế Tôn giúp cho mình làm tròn chữ Hiếu. Tấm lòng Hiếu Thảo của Ngài Mục Kiền Liên đã cảm động được Đức Thế Tôn, cho nên Ngài đã hết lời chỉ bảo, dẫn dắt cách thức để cảm hóa mẹ hiền, phá tan cửa ngục, cứu mẹ thoát cảnh đọa đày.

Đức Thế Tôn cũng nhân cơ hội đó mà nói Kinh Phụ Mẫu Báo Trọng Ân. Lời Kinh thật muôn vàn cảm động, khuyên tất cả chúng sanh đừng bao giờ phụ bỏ ơn sanh thành dưỡng dục của mẹ cha. Đó là những Người đã chia sẻ máu thịt để tạo nên hình hài của mình, đã vì mình mà chịu trăm cay nghìn đắng, và đã đem hết sức lực, tâm lực để nuôi dưỡng mình nên vóc, nên hình.

Đạo Hiếu vô cùng quan trọng! Là một chúng sanh trên Cõi Đời, không ai có thể thoát được Đạo Hiếu cả.

Không ai có thể tự tạo cho mình một hình hài hiện hữu trên thế gian mà không qua sự chia sẻ máu thịt với Đấng Sanh Thành của mình.

Có ai mà không do Mẹ Cha sanh ra?

Dù cho khoa học kỹ thuật hiện đại có tân tiến vượt bực, đã tạo ra những đứa bé không cần đến sự ấp ủ, chở che của bụng mẹ, đứa bé cũng vẫn phải cần đến tinh cha huyết mẹ kết lại thành thai noãn mà tượng hình. Hay cho dù đó là một kẻ mồ côi, sống nương tựa vào tình thương của ai đó, cũng vẫn không thể chối từ Đạo Hiếu với người đã dưỡng nuôi mình. Sanh Dưỡng Đạo Đồng! Dù chỉ có công nuôi dưỡng, dạy dỗ, công đó cũng vẫn được sánh bằng núi Thái. Đạo Hiếu đến với tất cả mọi người, một con người đúng nghĩa trong Phép Đối và Đãi của con cái với bậc sanh thành.

Một điều quan trọng cần phải luôn ghi nhớ là: Nghiệp Lực ảnh hưởng rất lớn lao đến Đạo Hiếu.

Kính bạch Sư Phụ,
Có những đứa bé vừa mới chào đời, trong vòng tay của mẹ cha nhưng đã khóc thét, không cách gì vỗ nín được cho đến khi sang tay qua người khác mới chịu dứt tiếng khóc. Đây có phải là dấu hiệu của một nghiệp lực nặng nề đã xảy ra giữa đứa bé cùng với người cha hoặc người mẹ hay không?
Đúng vậy! Tiếng thét của đứa bé là một dấu hiệu cho biết rằng oan trái rất sâu dày đã xảy ra giữa đứa bé cùng với cha mẹ của nó trong quá khứ và ngày hôm nay, ở hiện kiếp, mọi việc sẽ bắt đầu bằng nước mắt.

Kính bạch Sư Phụ.
Trước tình cảnh như vậy, bậc làm cha mẹ sẽ phải đối phó với nghiệp chướng xảy đến với mình như thế nào?
Cần phải ghi nhận rõ ràng 02 trường hợp có thể xảy ra:

Trường hợp thứ nhất: đứa bé sanh ra Đời để đòi Nợ (đứa bé là CHỦ NỢ)

Trường hợp thứ hai: đứa bé hiện diện trên cõi Đời để trả Nợ (đứa bé là CON NỢ)

A. TRƯỜNG HỢP THỨ NHẤT

Tiếng khóc thét không dứt của đứa bé còn nằm trong vòng tay của cha hay mẹ.
Vừa mới lọt lòng Mẹ đã phải bắt đầu một sự chửa trị tốn hao rất nhiều tiền bạc và công sức của Mẹ Cha.
Rất nhiều việc không may xảy đến cho Cha mẹ sau ngày đứa bé chào đời.
Đây là tất cả những dấu hiệu nói lên tính cách “CHỦ NỢ” của đứa bé.

Thông thường thì cha mẹ bị “làm khổ” nhiều ở sự bệnh hoạn, ốm đau của đứa bé. Nếu nó là một chủ nợ thì cha mẹ sẽ khó sống yên, đứa nhỏ cứ nay đau mai mạnh, đôi khi bị nhiều tật bệnh thật trầm kha, tưởng có thể chết được. Tiền bạc, công sức cứ tuôn ra mà lo cho đứa bé. Có đôi lúc hoàn cảnh gia đình buộc ràng (như đứa con là cháu đích tôn, nối dõi tông đường, hoặc người Mẹ chỉ có thể một lần sanh nở mà thôi v.v…) khiến cho cha mẹ dù có phải bán nhà, tiêu hao tài sản, vay mượn khắp nơi cũng vẫn phải cắn răng, bấm bụng mà chịu đựng để lo cho đứa bé được bình an, khỏe mạnh.

Có một điều đáng nghi nhận là: nếu đứa bé là Chủ Nợ, tình thương của cha mẹ đối với đứa bé sẽ rất là tha thiết, khó diễn tả, khiến cho cha mẹ không đành lòng dừng bước trong việc chạy chữa cho con của mình. Có những lúc đứa nhỏ bệnh triền miên, gần như không có một ngày nào dứt bệnh, bậc làm cha mẹ phải hiểu rằng: “đây là Chủ nợ của tôi!”

Nhận định được điều đó để thấy rằng Nghiệp Chướng rất công bình, có vay thì có trả, vay nhiều thì trả nhiều, vay ít thì trả ít. Đã gọi là vay trả thì không thể than Trời, trách Đất được, không thể “đùn” Nghiệp Chướng đó cho kẻ khác lãnh giùm mình được.

Một điều cần phải khắc ghi là: Tuyệt đối Không bao giờ trút tất cả sự sân hận, phiền muộn lên đôi vai mỏng manh yếu ớt của đứa bé. Làm như thế chỉ khiến cho Nghiệp Lực càng nặng nề hơn, khó lòng bôi xóa.

Cần phải sáng suốt giải quyết theo đúng đường lối sau đây:

Về mặt vật chất:

Dĩ nhiên là cha mẹ phải làm tròn bổn phận của Đấng sanh thành: Chạy chữa, thuốc men, chăm sóc, lo lắng cho đứa bé. Việc chữa trị có khi đi kèm với số y tế phí lớn lao khiến cho cha mẹ có đôi lúc không kham nổi, phải vay mượn, tạo nợ nần. Những khó khăn về tài chánh có khi khiến mẹ cha bực bội, gây gổ nhau, gia đình kém đi niềm hòa thuận. Cần phải giữ bình tĩnh để trấn áp sự bực dọc. Đừng hành động theo thói thường của người Đời là trút giận lên đứa nhỏ.

Phải luôn luôn ghi nhớ rằng: vay như thế nào thì sẽ phải trả như thế nấy!

Về mặt tâm linh:

Khi nhận ra đứa bé là “Chủ Nợ”, bậc làm cha mẹ phải đem hết Tâm Thành mà ăn năn sám hối nghiệp chướng mình đã gây tạo nên. Phải tha thiết sám hối với oan gia, chính là thần thức của đứa con của mình.

Cha mẹ phải vừa dốc lòng tu tập, vừa làm hạnh bố thí, đem tất cả công đức đó hồi hướng cho đứa bé để nghiệp chướng giữa đôi bên được sớm tiêu trừ. Tất cả những việc làm gì có tính cách tốt đẹp, ích lợi cho kẻ khác cũng đều vì đứa nhỏ mà làm và hồi hướng công đức lại cho đứa bé.

Người đời ít ai để ý đến việc này, con cái bệnh hoạn, tốn hao tiền bạc đôi khi lên đến bạc trăm ngàn hay bạc triệu, nhưng không bao giờ nghĩ đến việc làm giảm đi cường độ của nghiệp lực.

Chân thành tu tập, sám hối, ăn năn, bố thí với danh nghĩa của đứa bé, nhân danh đứa con của mình mà làm muôn điều lợi lạc cho cá nhân, cho đoàn thể, cho xã hội, từ từ nghiệp chướng sẽ giảm lần cho đến khi nghiệp chướng đi ngược dòng lại, có nghĩa là một sự tiếp tay giữa đôi bên (cha mẹ và con cái) để tạo nên một hạnh phúc viên mãn.

Chúng sanh khi đã hiểu rõ tường tận nguồn căn sẽ không còn cảm thấy khổ đau, cực nhọc khi phải chăm sóc cho đứa con nhiều tật bệnh.

B. TRƯỜNG HỢP THỨ HAI

Nếu đứa nhỏ là “CON NỢ”, sẽ thấy ngay là: nó rất dễ nuôi, không phá phách, không gây điều tổn hại cho mẹ cha.

Nhưng phải biết rằng: nếu đứa nhỏ là Con Nợ thì cha mẹ nó phải là Chủ Nợ của nó. Đôi khi lại xảy ra phản ứng ngược là cha mẹ Chủ nợ này lại ghét cay ghét đắng đứa bé vì có thể cho rằng đứa nhỏ ra đời không đúng lúc, và sự chăm sóc đứa nhỏ cũng không đúng mức. Đứa nhỏ lớn lên không nhận được sự dạy dỗ kỹ càng, lòng thương yêu trìu mến của Đấng Sanh Thành. Cũng có khi ngay từ thuở sơ sinh cho đến lúc tập tễnh, mở trí được chút ít, đứa bé không tìm được một chút ấm áp nào trong vòng tay của mẹ hoặc cha. Nó cảm thấy bị hất hủi và không được ngó ngàng tới. Cha mẹ thì cứ tiếp tục sự thờ ơ và đôi khi còn tỏ ra hãnh diện vì đứa nhỏ lớn lên không đòi hỏi sự chăm sóc nhiều, cha mẹ tự cho rằng mình có phước, không phải cực nhọc với con cái, không bị con cái quấy rầy, đem điều bực dọc, tốn hao cho mình.

Đó là chưa kể việc đem con của mình vất bỏ hay cho kẻ khác.

Kính bạch Sư Phụ,
Có phải rằng cái quả không lành đó của đứa bé là kết quả của cái Nhân mà đứa bé đã từng gieo trong quá khứ, cho nên ngày giờ này ở hiện kiếp, bị chính cha mẹ mình hất hủi, bạc đãi?
Những điều con nói đó thuộc về bài học, không nằm trong vòng nghiệp lực.

Trường hợp này có liên quan đến nghiệp lực giữa đứa con và cha mẹ: cha mẹ là CHỦ NỢ, đứa con là CON NỢ, cả hai bên tạo oan trái với nhau từ quá khứ và cần phải thanh toán nghiệp lực trong hiện kiếp.

Trong trường hợp này, cha mẹ làm hủy mất đi Bổn Phận, Trách Nhiệm của Bậc Sanh Thành.

Bổn Phận, Trách Nhiệm của Bậc làm cha mẹ lại là đầu dây khởi nên ĐẠO HIẾU.

Đứa con vì nhận thấy rằng cha mẹ đã chu toàn cho mình quá nhiều, đã quá thiết tha, quá lo lắng, không nệ hà bất kỳ một điều gì để đem lại niềm Hạnh Phúc cho mình, một sự ĐỐI quá tốt, quá lớn lao, phải được ĐÃI lại bằng sự HIẾU ĐẠO.

Nhưng nơi đây, vì có vướng vào nghiệp lực, cho nên cha mẹ đã hành xử không tròn bổn phận và trách nhiệm đối với đứa nhỏ khi cha mẹ đóng vai trò “CHỦ NỢ”. Đây là điểm sai lầm thứ nhất.

Điểm sai lầm thứ 2:

Cha mẹ không đem hết tâm tư của mình để dạy dỗ đứa nhỏ cho nên Người, cho đúng với Đạo Nghĩa làm Người, đã bỏ mặc buông xuôi, để cho đứa nhỏ tự lớn lên, hoặc là dạy dỗ một cách thờ ơ, làm cho đứa nhỏ thay vì trở thành một người TỐT trên Dương Thế thì lại trở nên một người không ra gì.

Điểm sai lầm thứ 3:

Khi trở thành “chủ nợ”, bậc làm cha mẹ có nhiều cơ hội để hất hủi đứa nhỏ; sự bạc đãi càng lúc càng gia tăng sẽ gieo vào đầu đứa nhỏ những ý tưởng đen tối, kém thân thiện về Đấng Sanh Thành của mình. Từ điểm đó, đứa bé có thể đâm ra oán ghét những người thương yêu con cái mình thật sự và nảy sinh lòng ganh tị, đố kỵ, hờn ghen đối với những đứa trẻ được sự nâng niu, chiều chuộng của mẹ cha.

Đôi lúc, cảnh huống càng trầm trọng, nặng nề hơn khi đứa bé “con nợ” này vì thiếu người dẫn dắt, đã bộc lộ tánh ganh tị của mình qua những hành động gây tai hại, thương tích hoặc xúc phạm đến những đứa trẻ mà nó cho là hạnh phúc, là may mắn hơn nó.

Vô tình nó đã gây nên nghiệp chướng với những đứa trẻ khác. Từ một nghiệp chướng nặng nề chưa giải quyết xong, lại vòng quấn thêm một hay nhiều nghiệp chướng khác tương quan.

Người tu tập chân chính khi nhận thức rằng đứa con mình sanh ra không đem đến cho mình bao sự phiền hà, muôn điều cực nhọc, đứa con rất ngoan, nếu không muốn nói là “tử tế” với mình, tức khắc phải hiểu rằng đứa nhỏ này có dây tơ rễ má Nghiệp Lực với mình và nó chính là “Con Nợ” trong một oan trái giữa mình và nó trong quá khứ.

Khi nhận biết được Nghiệp Lực giữa cha mẹ và đứa con “Con Nợ”, người biết tu tập tức khắc phá vòng Nghiệp Lực ngay bằng cách làm đúng bổn phận của một Đấng Sanh Thành. Sanh đứa bé ra, cho nó chào đời, cho nó một cuộc sống thì phải tìm cách nuôi dưỡng nó, lo lắng, chăm sóc cho nó, dù rằng nó “tử tế” bao nhiêu cũng vậy, cũng vẫn làm đầy đủ bổn phận của một Đấng Sanh Thành.

Trong việc nuôi dưỡng và dạy dỗ đứa nhỏ nên thể hiện lòng Từ Bi, chỉ dạy tận tình, hướng dẫn cho đứa nhỏ biết tu tập, biết sám hối ăn năn; dù nó không biết đích xác được rằng chính nó đã tạo ra một oan trái lớn với cha mẹ nó từ trong tiền kiếp, những lời ăn năn sám hối của nó khi tu tập sẽ xuất phát từ Tâm Thành của chính nó, như thế mới làm tiêu đi được nghiệp chướng mà nó đã gây tạo nên.

Bậc làm cha mẹ, mỗi khi tu tập, cũng hoan hỉ tha thứ hết tất cả những lỗi lầm mà đứa nhỏ đã gây tạo với mình trong kiếp quá khứ. Như vậy, vòng nghiệp lực được hóa giải và đồng thời giúp cho một chúng sanh được phát Trí Huệ của mình và trở nên một người sống xứng đáng với Đạo Nghĩa làm Người, có thể có được một cuộc đời thăng hoa trong tương lai.

Người tu tập, nhất cử nhất Động đều dùng Trí Huệ để phán đoán, để hiểu rõ thực chất của mọi việc xảy ra, nhất là nguyên ủy của vấn đề. Nắm vững được nguyên nhân mới có thể biết được những gì mình cần phải làm và có bổn phận phải làm.

Như thế mới không bị du vào một Nghiệp Lực khác “quái ác hơn”!

Bậc làm cha mẹ thiếu suy nghĩ, thiếu tu tập sẽ hoặc vô tình hoặc cố ý đẩy con cái của mình vào những hoàn cảnh, những công việc xét ra chỉ có lợi cho mình mà hoàn toàn bất lợi hay tai hại cho đứa con.

Điều này chắc chắn rằng cha mẹ đã tự quàng vào cổ mình một nghiệp chướng khác, nặng hay nhẹ tùy theo mức độ của cái MUỐN của mình và ở việc ĐÒI quá nhiều nơi đứa con “Con Nợ” của mình.

Cả hai trường hợp, đứa con là “chủ nợ” hay đứa con là “con nợ”, đều có liên quan đến Đạo Hiếu rất nhiều. Dưới sự khéo léo hướng dẫn của Bậc làm Cha Mẹ biết tu tập, đứa con nào cũng sẽ làm tròn Đạo Hiếu một cách tốt đẹp.

Đạo Hiếu còn là đầu mối cho tất cả những hành vi THIỆN của đứa con trong tương lai; tương lai đó bao gồm luôn cả những thế hệ sắp tới!

Bậc làm cha mẹ biết tu tập rất là hữu ích, vừa giúp cho chính bản thân mình, vừa giúp cho con cái mình và cũng giúp luôn cho những thế hệ con cháu mai sau. Nếu bậc làm cha mẹ không sáng suốt, không cư xử, đối đãi với con cái mình một cách đúng mức, sẽ làm cho Đạo Hiếu không thể nào vượt cao lên được, sẽ vô tình khiến cho con cái mình có thể rơi vào những nghiệp chướng nặng nề, và khi bỏ thân xác rồi sẽ lại phải vướng vào những nghiệp chướng tương tự … cứ tiếp tục… tiếp tục không bao giờ chấm dứt.

Nói đến Đạo Hiếu, đừng nên nói suông, chỉ có một chiều. Đạo Hiếu gây nên tác động hai chiều:

Thái độ của Bậc làm cha mẹ có ảnh hưởng rất nhiều đến việc hành xử Đạo Hiếu của đứa con.
Đứa con sẽ nhìn vào cách cư xử của cha mẹ đối với con cái để thẩm định Đạo Hiếu của mình.
Có khi đúng lý ra, đứa con hành xử Đạo Hiếu 10 phần, nhưng vì thái độ, hành động, cách cư xử và nhất là tính cách trân quý của cha mẹ đối với đứa con, khiến cho cường độ của Đạo Hiếu bị giảm sụt, còn lại chỉ 7, 8 phần mà thôi. Đôi khi chỉ số đó còn thấp hơn nữa và đôi lúc cũng hoàn toàn biến mất.

Vì vậy, bậc làm cha mẹ, dù đang ở vị thế Chủ Nợ hay Con Nợ, vẫn phải luôn luôn hiểu rõ rằng, Nghiệp Lực tác hại vô cùng, dù tình thế có thuận lợi cho mình hay nghịch lý với mình, cũng đều phải hành động, xử sự đúng với Đạo Nghĩa làm Người, đúng với tư cách của một người tu tập. Nghiệp lực cho dù có xảy ra cũng sẽ không quá nặng nề đâu. Sự siêng năng tu tập sẽ mang điều phúc lợi, giúp cho việc đối phó với nghiệp chướng được dễ dàng hơn nhờ ở Trí Huệ sáng suốt. Việc tu tập cũng giúp cho con cái của mình có được một cuộc sống thăng hoa, không đắm chìm trong biển khổ, khó có cơ hội tạo thêm nghiệp chướng.

Tu tập là chuyển sửa lại những gì không được như ý và giúp cho cuộc sống của mình được An Bình, Thanh Tịnh, đúng như ý mình mong muốn...

lacphap.com
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 4 Tháng 1 04, 2017 12:39 pm

Lời tự sự của Vô Ưu

Có một dịp, tôi cùng trò chuyện với một người học Phật lớn tuổi về giáo lý, kinh điển của đạo Phật. Người học Phật đó đã chấp chặt góp ý: Tôi hãy nên quy y Tam bảo, hãy là một người xuất gia nhằm thuận lợi cho việc hoằng dương chánh pháp.
Tôi thiết nghĩ: Đạo Phật vốn không phải là một tôn giáo. Vì người đời ngộ nhận đạo Phật là một tôn giáo nên đã tách rời đời đạo. Tôi cũng rất muốn xuất gia, xa rời chuyện thế tục, chuyện cơm áo, gạo tiền,… nhưng tôi cũng biết rằng khi tôi xuất gia thì tôi sẽ bị mọi người tách ra khỏi chuyện đời. Việc hợp nhất đời đạo sẽ gặp nhiều khó khăn và số người tin theo và tìm hiểu về chánh pháp sẽ lại hạn chế ở giới hạn trong những tín đồ đạo Phật. Hơn nữa, ngay trong nội bộ của Phật giáo đã và đang có sự phân chia về tông giáo, thứ bậc, ngôi vị,… Muốn có một vị trí đủ để người học Phật coi trọng tôi sẽ phải mất 10, 20, 30,… năm. Tôi sẽ mất một khoảng thời gian lâu xa, không nhiều lợi ích như vậy thì mới có thể danh chánh, ngôn thuận hoằng pháp. Tôi cũng không mong cầu được mọi người trọng vọng. Vậy thôi tôi đi con đường khác để thành tựu Phật đạo.
Người học Phật lại nói: Hay là tôi đang có ý định lập ra một tôn giáo mới?
Tôi nói: Tôi sẽ không lập ra một tôn giáo mới. Ngay như đạo Phật với giáo lý chứa đựng sự hiểu biết giác ngộ giải thoát mà còn khiến người đời ngộ nhận, lầm lạc, mê mờ,… Phật giáo khiến cho lòng người điên đảo. Tôi không muốn làm lòng người thêm rối loạn, sẽ không có một tôn giáo mới nào được thành hình.
Người học Phật lớn tuổi bất bình: Ai cho phép tôi nói Phật giáo làm điên đảo lòng người?
Tôi lại nghĩ: Quả thật giáo lý nhà Phật chứa đựng phương pháp giúp người thoát khổ, thoát khỏi luân hồi khi con người nhận ra và sống được với chân giá trị. Nhưng khi con người bị trói vào giáo lý thì kinh Phật lại khiến con người thêm điên đảo, mê lầm,…
Thật vậy, khi Phật rõ biết con người vì lầm lạc, ngộ nhận: Thân chẳng tịnh mà cho rằng tịnh, thọ vốn khổ mà cho rằng vui, vọng tâm không thường tại mà cho rằng thường tại, tâm vốn vô ngã mà cho rằng có ngã. Từ những ngộ nhận, lầm lạc,… mà con người đau khổ, chìm nổi trong luân hồi. Đây là vọng tưởng chấp có của người đời. Phật đã thông qua giáo lý kinh điển nhằm phá chấp có của con người bằng vô thường, khổ, không, vô ngã.
Đáng buồn là người học Phật lại rơi vào kiến chấp: Thân không vốn tịnh mà khởi tưởng chẳng tịnh, thọ vốn ở chỗ không mà khởi tưởng là khổ, tâm vốn chân thường mà khởi tưởng là vô thường, vô ngã là chân ngã mà khởi tưởng là vô ngã. Đây là vọng tưởng chấp không của người học Phật hàng nhị thừa.
Hiện nay người học Phật rơi vào chấp không, chấp có thật sự là rất nhiều. Người học Phật muốn được giải thoát hoàn toàn hoặc xa lìa mọi khổ não ở kiếp người thì phải dùng sự hiểu biết chân chánh lìa bỏ vọng tưởng chấp có chấp không, nhằm xa rời mộng tưởng điên đảo về cứu cánh Niết bàn.
Quy y Tam bảo là tự tâm quy y chứ không phải tuyên đọc quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng là có thể thành Phật. Tìm về đạo giải thoát là tôi tìm cách thoát khổ và thành Phật. Hiển nhiên là không một ai có thể cấp bằng quả vị Phật cho tôi. Thế nên việc học giáo lý nhà Phật qua trường lớp cũng chỉ là việc “Múc nước tìm trăng”. Bởi lẽ sẽ không có một trường học, một ngôi chùa nào có thể dạy con người thành Phật. Đó cũng chỉ là một hình thức nhằm truyền giữ pháp Phật. Việc dựa vào số năm tu và thời gian nhập thất,… là chỉ nhằm phân định ngôi vị, thứ bậc hòa thượng, thượng tọa, đại đức,… chứ không nói lên sự tỏ ngộ của người học Phật.
Giới, Định, Huệ là ba môn học của người học Phật cần phải thông suốt.
Người học Phật hàng đại thừa: Bên ngoài chẳng tìm có, bên trong chẳng giữ không gọi là Giới. Một niệm chẳng sinh, muôn duyên không lặng gọi là Định. Khéo hay phân biệt chẳng sinh lòng yêu ghét gọi là Huệ.
Người học Phật hàng tiểu thừa: Chỉ chấp nơi thân, dứt trừ tham lam, sân hận, si mê,… gọi là Giới. Chấp pháp, dứt sự biểu hiện oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi; chú trọng ngồi thiền gọi là Định. Chỉ chứng thiên không mất lý trung đạo rồi cho là Huệ. Cho nên ngài Duy Ma Cật gọi là pháp Tiểu thừa, là pháp nghèo, là vùi lấp định huệ.
Qua bộ sách mà tôi gởi đến mọi người. Chỉ cần khách quan nhận xét bạn sẽ rõ biết tôi đã thực sống trong con người của Phật, Lão Tử, Lục tổ Huệ Năng,… Thế nên việc tôi muốn hóa thân thành Phật Di Lặc hạ sinh hoặc làm ngài Duy Ma Cật,… sẽ dễ dàng như việc úp bàn tay, ngửa bàn tay. Nhưng tôi không cần chứng minh sự giác ngộ giải thoát của bản thân. Tôi và Phật đã cùng đi trên một con đường nhưng bối cảnh xã hội thì có phần sai biệt. Xã hội thời Phật sống cách đã đây hơn 2500 năm, khoa học chưa phát triển, phương tiện đi lại còn nhiều hạn chế, phương tiện truyền thông là rất lạc hậu. Thông tin được trao truyền chủ yếu bằng hình thức truyền miệng,... Và trên hết là giáo lý chánh pháp về con đường giác ngộ giải thoát hoàn toàn chưa được trao truyền trong nhân loại. Vì thế Phật phải một phen dấn bước vào con đường truyền đạo. Thời Phật tại thế, con người là một chúng sinh trong 3 cõi 6 đường. Ngày nay giáo lý nhà Phật đã được trao truyền rộng khắp. Nhưng do sự hiểu biết được nâng lên, tri thức nhân loại đã hoài nghi về sự giải thoát hoàn toàn. Tôi may mắn đạt được sự tỏ ngộ để biết rằng con đường giải thoát hoàn toàn là thật có. Tôi sẽ vì bi nguyện của Phật và các vị Tổ góp phần làm sống lại chánh pháp dựa vào nền tảng, bối cảnh xã hội hiện tại. Hiện nay, phương tiện đi lại là rất thuận tiện, phương tiện truyền thông đa dạng. Việc in ấn sách báo, internet và sự hiểu biết của con người cũng đã nâng cao sẽ thuận tiện cho việc tôi hoằng pháp. Điều cốt yếu tôi cần làm là xóa bỏ sự hoài nghi của nhân loại về sự có hay không có thế giới tâm linh, về sự luân hồi trong 3 cõi 6 đường và sự giải thoát hoàn toàn. Tôi sẽ không phải bước từng bước chân trần trên đường để trao truyền chánh pháp như Phật Thích Ca đã từng làm.
Tôi chỉ làm một việc duy nhất là viết 5 quyển sách nói về chánh pháp nhằm giúp mọi người tin nhận vào sự tồn tại của sự giải thoát hoàn toàn và bạn sẽ là người giúp tôi trao truyền sự thật này đến cho nhân loại. Điều này thật sự là cần thiết vì bạn sẽ giúp cho nhân loại giảm trừ sự đau khổ, đẩy lùi chiến tranh, thù hận và giúp trái đất được cân bằng, an toàn trở lại.
Việc cần làm tôi đã hoàn thành. Rồi sẽ có người hỏi tôi: “Mai này tôi sẽ về đâu?”. Câu trả lời sẽ là: “Tùy duyên”. Có thể tôi sẽ sống giữa đời thường, làm một con người bình thường, tự tại, thoát ra khỏi tranh đua lợi danh, được mất,... Có thể tôi sẽ làm một người xuất gia, gìn giữ pháp bảo. Có thể tôi sẽ không còn nữa khi một ai đó đến nhận lại trái tim, đôi mắt, quả thận, lá gan,… Hoặc là khi tôi rõ biết lòng người đã loạn, chánh pháp chẳng còn người tin nhận, hành trì,… thì tôi sẽ đi tìm một giấc ngủ sâu,…
Đã từng có lúc tôi nghĩ sẽ hành trì thoát ra khỏi tấm thân giả tạm như những người đệ tử Phật đã từng làm nhằm giữ lấy chánh định thoát khỏi luân hồi. Tôi rõ biết - Tôi sẽ không mất nhiều thời gian để đạt được khả năng “ve sầu thoát xác” nhưng về sau tôi nhận ra Phật đã sống tự tại đến lúc cuối đời. Thế nên tôi sẽ không trốn chạy, rũ bỏ xác thân giả tạm khi chưa thực sự cần thiết. Tuy nhiên, tôi đã từng nói “Bất kỳ ai cũng có thể nhận lấy trái tim, đôi mắt, lá gan,… khi cần lấy”. Việc tôi đã hứa thì tôi sẽ giữ lấy lời. Bạn cũng đừng cho rằng vì sĩ diện hão mà tôi phải cố thực hiện lời đã hứa. Với tôi bây giờ sống hay không sống không có nhiều sự khác biệt.
Mặc dù tôi không che giấu mục đích viết bộ sách “Sự hiểu biết làm thay đổi nhận thức, giá trị con người” nhưng vẫn có không ít người hoài nghi, không hiểu những việc tôi đã, đang và sẽ làm. Những người học Phật thì lại muốn trói buộc tôi bước những bước đi giống như là Phật đã từng đi. Chỉ khi đó tôi mới trở thành đệ tử của một bậc giác ngộ, tỉnh thức. Sau đó, tôi mới có thể hoằng dương chánh pháp. Nhưng với tôi đó không phải là chánh pháp. Chánh pháp đơn giản chỉ là xóa bỏ khổ đau có trong lòng nhân loại, là sự giác ngộ giải thoát hoàn toàn. Cho dù tôi hóa thân vào vai trò một người xuất gia thì đã sao? Phải chăng khi đó tôi có thể giúp mọi người học Phật đều tin nhận, hành trì và sống trong chánh pháp? Có lẽ điều này là không đúng. Bởi vì ngay khi Phật Thích Ca đang tại thế mà đệ tử Phật còn phạm giới, còn có cả Đề bà đạt đa ganh ghét, hãm hại nhằm tranh đoạt vị trí dẫn dắt Tăng đoàn. Vấn đề tồn tại ở đạo Phật hiện nay chính là việc nhân loại và người học Phật đã, đang hoài nghi tính chân thật của con đường giác ngộ giải thoát hoàn toàn. Tri thức nhân loại cần một sự khẳng định đảm bảo đúng đắn, hợp lý về chánh pháp dựa trên cơ sở khoa học và khách quan. Tôi đã xác thực lại tính thực tiễn và tính khả dụng của đạo Phật qua những quyển sách. Vấn đề còn lại là nhân loại hoặc là bạn sẽ nhìn nhận những vấn đề tôi trình bày và lĩnh hội những vấn đề đó ra sao? Qua bộ sách tôi cũng đã trình bày con đường giải thoát hoàn toàn rõ ràng. Nếu bạn muốn bước ra 3 cõi 6 đường thì bạn chỉ việc xác định lại con đường bạn đang đi. Việc tôi đạt đạo hay không đạt đạo, việc gặp hay không gặp tôi đối với bạn sẽ không có nhiều ý nghĩa và giá trị. Nếu bạn muốn học hỏi về giáo lý của đạo Phật thì có lẽ các vị Tăng bảo sẽ chỉ dẫn cho bạn tốt hơn.

Tôi chỉ muốn gợi nhớ lại trong bạn có đầy đủ đức tính thiện ác, xấu tốt, hèn hạ - cao quý, thánh thiện - tàn ác,… Những bậc thánh nhân và Phật cũng đều có những đức tính như thế. Sự khác biệt là họ đã trân quý sự sống của chính họ và của tất cả mọi loài; Họ đã sống với tình yêu thương bao la, cao cả trong suốt cuộc đời. Thế nên họ thành Thánh nhân. Riêng Phật ngoài tâm từ, tâm bi đối với chúng sinh trong 6 đường, Người còn có sự hiểu biết cùng tột và Người dùng sự hiểu biết hướng dẫn con người những phương pháp nhằm giúp con người tự mình thoát ra mọi khổ não ở hiện đời, đặt nền móng vững chắc về sự hiểu biết trí tuệ về con đường giải thoát hoàn toàn khỏi luân hồi. Vì lẽ đó bạn đừng biến Phật thành những vị Thần, vị Thánh xa lạ với đầy đủ những thần thông, phép thuật huyễn hoặc,... Phật không trông mong nhân loại cúng bái, nguyện cầu, lễ lạy,… và cũng không mong được thần thánh hóa. Phật chỉ muốn làm một con người bình dị sống giữa đời, là người chỉ dẫn con đường chánh pháp chân thật giúp con người và chúng sinh trong 3 cõi đạt được sự giải thoát hoàn toàn.

VÔ ƯU- Một thoáng phương đông.
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 3 Tháng 1 10, 2017 9:53 pm

Phảng phất vô thường

Năm nay, giải Nobel y sinh học (trị giá gần 940,000 USD) được trao cho một nhà khoa học Nhật: Giáo sư Yoshinori Oshumi. Ông hiện là giáo sư của Học Viện Công nghệ Tokyo (Tokyo Institute of Technology). Ông là người Nhật thứ 4 được trao giải Nobel y sinh học, và người Nhật thứ 25 được trao giải Nobel.
Năm ngoái giải Nobel được trao cho bà Đồ U U về những công trình liên quan đến nghiên cứu lâm sàng (bệnh sốt rét), nhưng năm nay thì giải được trao cho một nhà nghiên cứu cơ bản. Điểm đặc biệt năm nay là giải chỉ trao cho 1 người. Trong thời đại Khoa học Lớn với nhiều hợp tác nghiên cứu, giải Nobel thường được trao cho một nhóm người, và số giải được trao cho 1 người càng ngày càng hiếm. Nhưng giải thưởng cho Giáo sư Oshumi được cộng đồng khoa học đánh giá là hoàn toàn xứng đáng, vì công trình của ông giúp cho chúng ta hiểu biết nhiều hơn về cơ thể mình, và mở ra một cánh cửa mới cho y học tương lai.
Giải thưởng năm nay ghi nhận khám phá liên quan đến cơ chế sinh tử của tế bào, được đặt tên tiếng Anh là macroautophagy, nhưng thường thì gọi tắt là autophagy. Thuật ngữ autophagy xuất phát từ tiếng Hi Lạp, có nghĩa là "tự ăn", nhưng có lẽ dịch sang tiếng Việt là "tự thực". Thật ra, nghĩa đúng và đầy đủ là quá trình tế bào tái sinh.
Tự thực

Để hiểu khái niệm tế báo tái sinh hay tự thực, có lẽ chúng ta bắt đầu với protein. Protein là một thành tố rất ư quan trọng cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể con người. Mỗi ngày, cơ thể chúng ta cần khoảng 0.8 g trên 1 kg trọng lượng cơ thể. Một người đàn ông trung bình nặng 75 kg, thì lượng protein tôi cần là khoảng 0.8 x 75 = 60 g. Cố nhiên, đây là cách ước tính cực kì đơn giản, chứ trong thực tế thì phức tạp hơn, do lượng protein còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Nói chung, cơ thể chúng ta cần khoảng 60 đến 80 g protein mỗi ngày.
Nhưng mỗi ngày, để duy trì sức khoẻ bình thường, cơ thể chúng ta phải đào thải một lượng protein bị hư hỏng, và thay thế chúng bằng protein mới. Tính chung, mỗi ngày cơ thể chúng ta cũng cần phải thay thế khoảng 200 đến 300 g protein. Nhưng trong khi chúng ta chỉ thu nạp chỉ khoảng 60-80 g, và hơn phân nửa là bị thải ra, vậy thì lấy đâu để thay thế? Đó là "bí mật" của cơ thể. Giáo sư Yoshinori Oshumi tìm ra được cơ chế thay thế đó. Hoá ra, các tế bào và protein trong chúng ta có khả năng tái sinh (recycling). Nói cách khác, trong điều kiện thiếu thốn, các protein tự chúng tái sinh để đáp ứng đủ khối lượng protein mà cơ thể cần thiết. Cơ chế tái sinh này được đặt tên là autophagy. Ý nghĩa "tự thực" được hiểu từ cơ chế đó.
Phảng phất triết lí Phật
Khái niệm sinh - diệt của tế bào rất gần với ý niệm "vô thường" trong Phật giáo. Kinh Tứ Thập Nhị Chương có thuật một câu chuyện, mà theo đó Đức Thế Tôn hỏi các tỳ kheo rằng con người sống bao lâu. Người thì trả lời là 100 năm, người cho rằng 70 năm, người lại nói vài tháng. Chỉ có một tỳ kheo nói rằng mạng người sống chỉ có một hơi thở! Đức Thế Tôn khen vị tỳ kheo đã hiểu đúng về định luật vô thường của sự sống. Định luật vô thường ở đây có thể hiểu là chu trình thành - trụ - hoại - không. Chu trình này diễn ra liên tục trong cơ thể chúng ta.
Thật vậy, trong thực tế sinh học, tất cả chúng ta sống và chết trong một giây, và qui trình sinh - diệt này diễn ra một cách liên tục, cho đến ngày chúng ta giã từ trần thế. Một ví dụ tiêu biểu là trong xương chúng ta, có hai loại tế bào lúc nào cũng làm việc song hành với nhau, một loại tế bào chuyên đục xương cũ (gọi là tế bào huỷ xương), và sau đó một loại tế bào khác lấp vào đó những xương mới (tế bào tạo xương). Qui trình huỷ diệt và sinh mới này diễn ra liên tục. Do đó, cứ mỗi 10 năm chúng ta có một bộ xương mới hoàn toàn. Trường hợp tiêu biểu về chu trình huỷ - sinh của xương cũng có thể dùng để giải thích chu trình của tất cả các tế bào khác trong cơ thể con người.
Do đó, nói rằng chúng ta chết và sống trong từng giây không phải là một ví von, một mĩ từ tôn giáo, mà là một thực tế sinh học. Phát hiện của Giáo sư Yoshinori Oshumi tuy không mới nhưng giải thích được cái cơ chế của định luật vô thường qua phương pháp khoa học hiện đại.
Ý nghĩa của tự thực
Hiện nay, lĩnh vực nghiên cứu về tự thực vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, và thành quả thực tế còn rất hạn chế. Phát hiện của Gs Oshumi không (và chưa) dẫn đến một phương pháp điều trị. Tuy nhiên, khái niệm tự thực được sự quan tâm của rất nhiều chuyên khoa. Rất nhiều labo trên thế giới đang theo đuổi nghiên cứu về tự thực cho các bệnh lí phổ biến, và cả vấn đề kháng thuốc. Chẳng hạn như có vài nghiên cứu cho thấy cơ chế tự thực giải thích tại sao một số bệnh nhân ung thư và một số bệnh nhân lao phổi kháng thuốc. Một vài thử nghiệm gần đây cho thấy can thiệp vào cơ chế tự thực có thể giảm tình trạng kháng thuốc, và qua đó nâng cao hiệu của của thuốc. Nhưng hãy còn quá sớm để có một thuốc mới cho việc điều trị các bệnh lí phức tạp.
Phát hiện về chu trình tái sinh của tế bào và protein chỉ giúp chúng ta hiểu hơn về cơ chế bệnh lí, về sự tồn tại của chính chúng ta. Chẳng hạn như chúng ta hiểu tại sao trong thời kì đói khát, cơ thể có thể duy trì sự sống một thời gian khá lâu. Chúng ta cũng có thể giải thích tại sao chúng ta "lão hoá", mất xương, bị ung thư, bị tiểu đường, v.v. Cơ chế autophagy cũng giải thích tại sao cơ thể chúng ta có thể tự sửa chữa những tổn hại như lành xương sau gãy xương chẳng hạn.
Giáo sư Yoshinori Ohsumi trong cuộc họp báo tại Tokyo sau khi nhận thông báo về giải thưởng Nobel Y học 2016. Ảnh: AFP/TTXVN

Yoshinori Oshumi và những lời khuyên
Ông sinh năm 1945, tức năm nay đã 71 tuổi. Đây cũng là tuổi trung bình của "chủ nhân" giải Nobel y sinh học. Tôi thấy cuộc đời và sự nghiệp của ông là một bài học về sự kiên trì theo đuổi mục tiêu.
Nhìn chung, ông không có một sự nghiệp sáng chói như các nhà khoa học phương Tây. Ông tốt nghiệp cử nhân năm 1967 (ĐH Tokyo), tiến sĩ năm 1972 (ĐH Tokyo), làm nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ tại Rockefeller từ 1974-1977. Rockefeller là một trong những trường có nhiều giải Nobel. Nói chung, bước đầu sự nghiệp của ông -- nói theo ngôn ngữ giới khoa học -- là những "right addresses" (địa chỉ đúng).
Năm 1977 ông quay về Nhật, nhưng mấy năm đầu không có công trình nổi trội. Thoạt đầu, ông chỉ làm "Research Associate" (cao hơn phụ tá nghiên cứu một chút) ở ĐH Tokyo cho đến năm 1986. Mãi đến năm 1988, tức 11 năm sau tốt nghiệp tiến sĩ, ông mới có labo riêng. Và, lúc có lab riêng, ông cũng chỉ giữ chức giảng viên mà thôi. Từ năm 1988 (năm đầu tiên công bố công trình autophagy) ông mới được bổ nhiệm Associate Professor (Phó giáo sư), và ông ở chức vụ này gần 10 năm trời! Nhưng đó là thời gian ông củng cố thực lực để làm dự án lớn. Ông cho biết lúc đó, chẳng ai trong giới khoa học quan tâm đến ý tưởng tự thực cả, nhưng ông không bỏ cuộc.
Đến năm 1996, ông chuyển sang Viện Sinh học Cơ bản, và được thăng chức Full Professor. Nói cách khác, phải tốn 20 năm trời sau tiến sĩ, ông mới đạt được chức vụ quan trọng, và đó là một thời gian hơi dài. Nhưng lúc đó, ông đã chuyển sang nghiên cứu trên người, và sự nghiệp bắt đầu khởi sắc. Ông được xem là một trong những nhà khoa học có nhiều trích dẫn (highly cited scientist), top 0.1% trong y học.
Tuy nhiên, những nghiên cứu của ông chỉ được "công nhận" từ 2005 trở đi. Lúc đó, vì có nhiều người theo đuổi autophagy mà ông dẫn đầu, nên ông có một cộng đồng đồng nghiệp, và họ đề cử ông những giải thưởng cao quí. Mãi đến 2006 ông mới được một giải thường hạng trung của Nhật. Không như các nhà khoa học khác (trước khi được trao giải Nobel họ thường được giải Lasker), ông Oshumi không có giải đó. Thật ra, giải Nobel là giải danh giá mà ông có được lần đầu!
Với một sự nghiệp như thế Gs Yoshinori Oshumi là người có thể đưa ra những lời khuyên cho giới trẻ. Ông nói rằng sau một thời gian loay hoay với hướng đi của người khác mà không thành công, ông nhận ra là ông phải có hướng đi riêng. Ông nói tôi muốn làm cái gì đó khác với người khác, và tôi nghĩ quá trình sinh huỷ sẽ là một chủ đề thú vị. Làm theo người khác chỉ để học nghề thì rất tốt, nhưng sau khi học nghề thì phải có một hướng đi cho riêng mình. Đó là bài học về hành trình và sự nghiệp của ông.
Gs Yoshinori Oshumi đã mở một cánh cửa cho khoa học, hay nói theo ngôn ngữ khoa học, ông đã tạo ra một trường phái mới. Ông nói với giới khoa học trẻ rằng không phải ai cũng có thể thành công trong khoa học, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải đối diện với thách thức trong nghiên cứu. Thiết nghĩ câu nói này cũng rất thời sự tính cho các bạn đang theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu khoa học.
Phát hiện về cơ chế tự thực của Gs Yoshinori Oshumi không chỉ có ý nghĩa khoa học, mà còn phảng phất triết lí Phật. Quá trình tái sinh của tế bào là một khía cạnh của ý niệm vô thường. Thật ra, rất nhiều những gì mà giới khoa học ngày nay gọi là "khám phá" hay "phát hiện" thực chất chỉ là minh hoạ và giải thích những ý niệm đã được Phật phát biểu cách đây hơn 2500 năm. Nhưng cái đẹp của khoa học hiện đại là những phương pháp tinh vi và chính xác có thể giúp chúng ta xác minh và hiểu tốt hơn những ý tưởng cổ điển mà các bậc hiền triết ngày xưa nghĩ đến.
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Linh Tinh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron