Bác sĩ Nguyễn Nam giảng Áp Huyết Luận và Âm-Dương Học

Bác sĩ Nguyễn Nam giảng Áp Huyết Luận và Âm-Dương Học

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 5 Tháng 9 15, 2016 5:27 pm

admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: Bác sĩ Nguyễn Nam giảng Áp Huyết Luận và Âm-Dương Học

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 6 Tháng 9 16, 2016 9:23 am

Thưa thầy,
Bs Nam hy sinh thời giờ qúy báu để góp một tay giảng dạy lý thuyết thì còn gì qúi bằng!  Sẵn đây con cũng xin được cám ơn bs Nam lần nữa về những đóng góp bài vở về kinh nghiệm chữa bệnh của bác sĩ trước đây, cả những phương pháp chữa bệnh của các thầy khác mà bs đã tốt lành chuyển cho thầy và thầy đã gởi cho chúng con thật là hữu ích!!!. 
Con mới coi bài "Áp huyet luan 1".   Là một bệnh nhân đã, đang xài máy đo AH trong mấy năm nay, con xin góp vài ý nhỏ ạ:

Nếu lấy số thứ nhất (tâm thu)chia 2 thì được số thứ hai (tâm trương)và thứ ba(nhip tim).  Vậy 130/2=65, như cách tính của bs Nam thì đúng là dễ nhớ.  Nhưng tuổi trung niên(41-59), nếu bs Nam cho 65 là tốt, thì trái ngược với bài dạy của thầy:"Đó là thiếu máu, vì không ăn đồ bổ máu..."tâm trương phải là 70-80.  Kinh nghiệm của con cũng thấy khi tâm trương 65 thì cơ thể không khoẻ, phải là 70-80. Ở xứ sở dư thừa bơ sữa, nhiều khi ăn uống đã dư chất bổ máu,nhưng tâm trương vẫn thấp như 65, thở hóp bụng một hồi, bụng tiêu hoá được, số thứ hai sẽ tăng lên đạt tiêu chuẩn là khoẻ.

Cách tính của bs Nam chỉ có tuổi lão niên 60+ còn tạm chấp nhận được.  Nên xin bs Nam theo bảng AH của thầy ạ.  Nếu khó nhớ thì cứ dán bảng AH của thầy trước mặt rồi chỉ cho bệnh nhân biết luôn.  Chẳng lẽ tính theo cách của bs Nam, rồi lại phải nhớ cộng thêm bao nhiêu để cho ra số của thầy, như vậy sẽ khó nhớ hơn.  Ví dụ:
Tuổi trung niên: ̣từ120-(130)/2= 65 phải cộng thêm (từ 5-15), để ra 70-80.  Rồi phải cộng thêm cách khác nữa để cho ra nhịp tim như thầy.

Cả tuổi lão niên: 130-(140)/2 =70+(thêm 10 đến 20) để ra 80-90.

Bảng AH của thầy đúng là khó nhớ, nhưng đo mỗi ngày thì cũng có thể nhớ được.
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60-120 là AH ở tuổi thiếu nhi.( 5-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 60-70 là AH ở tuổi thiếu niên (13 – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là AH ở tuổi thanh niên (18-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là AH ở tuổi trung niên (41-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Tâm thu/ tâm trương, bs Nam viết lộn :"Tâm trương/tâm thu".  Đối với bs thì chỉ cần chữa cho bệnh nhân hết bệnh là được, không cần phải nhớ lý thuyết một cách chính xác.  Nhưng nếu dạy bài đầu tiên cho học sinh vở lòng, bs cũng phóng bút như vầy thì học trò sẽ lúng túng giữa hai lý thuyết của bs và của thầy mất.

Con không có chủ ý soi kính hiển vi vào bài giảng của bs, hay chẻ cọng tóc làm tư, chỉ với tâm tình tốt lành muốn xây dựng, góp ý với bs để bài học của bs sẽ được nhiều học viên KCYĐ hoan nghênh, tán thưởng ở ngay video đầu tiên: "Trò hơn thầy đó là phúc phần của KCYĐ và cho riêng thầy."  Nếu video khởi đầu không bắt mắt thì học viên khó có kiên nhẫn để coi tiếp những phần sau.  Xin thầy và bs Nam lượng thứ cho những lời góp ý trên để không uổng phí công sức của bs đã hy sinh thời giờ vàng ngọc của mình.

Kính Thầy
chau 
tb: Con mua máy Digital Blood Pressure Monitor HEM-907 của Nhật đo chính xác hơn những loại máy khác.  Với loại máy này muốn đo hai, ba lần cùng một lúc thì set function đó để máy cho ra Average luôn.  Con thường đo hai lần là đủ rồi, không cần ba lần.  Máy này chừng vài tháng mới charge battery một lần, chứ không phải thay pin liên tục như những máy Omron thường khác(những máy khác, xài được 1 hay 2 năm là ra đủ thứ chứng).  Thường bs xài những loại máy đặc biệt, độ chính xác hơn những máy dân thường xài, nếu bs Nam có loại nào tốt hơn nữa xin bs giới thiệu cho học viên chỗ mua luôn ạ.


Cám ơn em Châu,
Cám ơn em đã có phần đóng góp và chia sẽ.
Môi số của áp huyết đều phải cộng trừ 10... Đó là sự giãn nở của cơ bắp và huyết mạch. Không phải là một lý thuyết chết.
Ví như nguời trên 6o tuôi

;
140 / 70 / 70 …....... nhưng thực là 130 -140 / 60 – 80 / 60 -80.

Bài học của thầy rất tuyệt diệu . Tôi không dám đổi thay hay chế biến, mà chỉ thêm một tí ý kiến trong lâm sàng để trị bệnh..... Theo sách vỡ và kinh nghiệm của nguời khác thì chưa chắc là đúng. Vì bệnh có thiên hình vạn trạng. Ta học đuợc của một nguời là qúy thêm đuợc của nguời khác thì lại càng qúy. Cái cao qúy thiêng liêng là biết trà trộn và học hỏi.

Khi bệnh của mình ví như tuổi trung niên 38 : 110-120 / 50-60 / 50—60 ( 120 / 60 /60 )

Systolic / diastolic / heartrate ( tim co bóp / tim giãn nỡ nghĩ ngơi / hịp tim )... Còn tiếng gọi thu / truơng tôi hay bị nhầm, cái quan trọng là hiểu rõ chăng. Chư không phải gọi này là thu kia là truơng là trị bệnh , đoán đúng bệnh.
Huyết áp 120 / 55 / 70 …. Tôi không gọi là huyế hư hay huyết kém hay đuờng kém. Nhưng con số ( 55 ) là số nhỏ hơn bình thuờng. Nhỏ là kém, kém ở vùng bụng . Bụng là thùng chứa thức ăn.
Con số là cái lực , năng lực co bóp . Tôi không muốn đề cập xa hơn vì xung đột với thầy và các bạn học. Cái đó không hay.
Con số 55 là bạn có thể thấy yếu ớt mệt mỏi thì cho là thiếu máu. Còn nếu số đó la 100 , nguời cũng mệt lã, tim đập thình thình thì có cũng là thiếu máu à ? Hay là dư máu ? Mệt mỏi với con số 55 là sự trùng hợp. Ta cần phải tìm nhiều yếu tố hơn để loại trừ cứ mệt là thiếu máu, thiếu đuờng. Thiếu máu mệt, dư máu ( 100 ) cũng mệt. Vậy thì cái mệt mỏi thếu máu khác dư máu đấy.

Cho nên tôi nói lâm sàng mới có giá trị. Thầy Ngọc dạy không sai,nhưng chúng ta cùng đóng góp để bổ túc.

Cám ơn bạn nhé ,

Nam Nguyen
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: Bác sĩ Nguyễn Nam giảng Áp Huyết Luận và Âm-Dương Học

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 6 Tháng 9 16, 2016 8:11 pm

09:52 (Il y a 10 heures)

À
Có thể em đo huyết áp 2 lần cho là đủ. BS y tá chỉ đo 1 lần và chỉ ở 1 tay là đủ.

Kinh nghiệm của tôi : Bệnh nhân đang dùng thuốc cao huyêt áp, cao mỡ trên 12 năm , và bậy giờ , với đầu óc choáng váng hằng ngày.
Đo 3 lần , mới đây nhé , vài ngày thôi : Bệnh nhân sinh năm 1972:
166/ 110/ 85 … 158 /109/ 84 … 147/90/86 Tay trái.
168/ 109/ 83 … 161/ 101/ 83 … 149/110 / 84 .. Tay phải

Nếu chúng ta chỉ đo 2 lần , rồi châm, bấm huyệt, rồi ép gối thấy 149/ 90/78 chỉ đúng một lần rồi ngừng không đo tiếp là chính chúng ta là thầy thuốc chúng ta đang gạt chúng ta và cả … Chúng ta sẽ không bao giờ học hỏi đuợc.
Chính bản thân tôi, cách đây 18 năm truớc, chuyên trị huyết áp. Đo số đầu 165/ 102/ 90. Vừa châm xong huyết áp hạ ngày xuông còn 145/ 92/ 80 … Bệnh nhân đến với huyêt áp thì nhiều, đau nhức thì ít.
Sau khi xem bài của thầy Ngọc, tôi phải suy luận rất nhiều và tự khám phá trên tay mình, rồi khám phá trên tay bệnh nhân. Biết rằng Huyết áp chuyển đổi liên tục từng giây từng phút. Nhưng nếu trong phạm vi +/- 10 thì OK. Phải đo liên tục và giữ trong những số liên tục +/-10 thì đó là nguyên tắc.
Sau một thời gian tôi mới hiểu rằng , tôi trị bệnh và huyết áp đã xuống rất đẹp, nhưng trong 3 lần có một lần lên cao lại. Đó là tôi chưa chữa đuợc gì cả. Huyết áp của nguời đó đang gạt tôi.
Sau này tôi chữa thấy sau 3 lần đều tốt. Đó là tôi đã thành công.

Nếu chúng ta chỉ muốn đuợc khen thuởng, đo 1 -2 lần thấy huyết áp cao, bấm chữa, châm cứu, cho thuốc uống rồi khi đo thấy huyết áp xuống rồi thôi khoe với bệnh nhân, không đo nữa là tự mình lừa dối mình............. TÔI CHỈ CÓ BẤY NHIỀU LỜI …........ Tùy các thầy , các bạn và các anh chị em.
Bài học của thầy Ngọc rất uyên bác và phức tạp, không phải học là hiểu. Cả thầy thuốc bắc lẫn thầy châm cứu cao thâm xem bài của thầy bao nhiêu năm mà còn ngớ ngẫn. Tôi không dám qua mặt một ai mà dạy lại. Tôi chỉ đưa ra cái nhìn để chúng ta cùng học cùng bổ túc

Tôi học của thầy Ngọc thì lúc nào cũng tự hào là của thầy Ngọc, Nhưng sáng kiến mới là để chúng ta và thầy cùng trao đổi chứ không phải là tự tôn cho mình là đúng, là hay.
Huyết áp , tôi gọi vùng Đầu, Bụng, BỘ Mắy ( Chân ) là để dễ hiểu và biết bệnh đang nằm ở đâu. Còn ai muốn gọi gì thì cứ gọi..... MIỄN SAO KẾT QUẢ THỰC SỰ.

CÁM ƠN CÁC BAN NHÉ ….......... Chúng ta cùng học.

Nam Nguyen
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am


Quay về Tài liệu Tự Học Chữa Bệnh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron