Tại sao phải đo áp huyết và đường nhiều lần trong ngày vậy?

Tại sao phải đo áp huyết và đường nhiều lần trong ngày vậy?

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 4 Tháng 2 11, 2015 5:41 pm

Nhiều lần tôi muốn viết cho Thầy nhưng bị mạng cứ gián đoạn hoài. Tôi đã bó cả hai chân và đi cầu thang 1.200 bước, thở ra và thổi như thổi lửa 40 lần nhưng huyết ap của tôi không xuống, chân thì bớt đau, gần như hết (80%), tôi vẫn tiếp tục tập thư giản tinh thần, xoa mặt, xoa cổ, tập Dịch Cân kinh 2 nhịp và có kết quả tốt,tuy chỉ có áp huyết là phải uống thuốc Tây.
Kính cảm ơn Thầy và chúc Thầy vạn an để cứu giúp cho mọi người.

levanthuc1943@yahoo.com


Trả lời :

Máy đo áp huyết là bác sĩ theo dõi thức ăn, thuốc uống và cách luyện tập đúng hay sai cho riêng mỗi người.
Máy đo áp huyết là bác sĩ thiện nguyện không lấy tiền mà mình không biết tận dụng và biết cách hỏi bác sĩ này những thắc mắc tại sao, bằng những kết qủa mà máy này báo cho biết, mình phải tập thành thói quen lúc nào có thắc mắc phải hỏi đến bác sĩ này như sau :

A-Thắc mắc về các bài tập :

1-Thí dụ muốn biết tôi bó chân đi cầu thang có đúng hay sai, thì phải đo áp huyết 2 tay trước khi và sau khi đi, so sánh xem kết qủa của từng con số xem mình đi đúng chưa :

a-Tại sao sau khi đi số thứ nhất lại cao ? Tại vì mình đi nhanh, và mình không đi đúng là vừa đi mỗi bước chân là phải hát ra 1 tiếng như : one, bước lên 1 chân thứ nhất, two, bước lên thêm 1 chân thứ hai, three, bước chân thứ nhất xuống, four, bước chân thứ hai xuống, hay thya onee, two, three, four bằng A-Di-Đà Phật hoặc A-Lê-Lui-A, miệng phát ra tiếng áp lực khí trong người thoát ra. Có đi mà không hát thì áp huyết không xuống.

b-Thế nào để biết mình đi nhanh ? Thí dụ nhịp tim trước khi đi là 70-80, nhưng sau khi đi nhịp tim đo lại là 90-100 như vậy nhịp tim kiểm soát tốc độ đi nhanh hay chậm, thử đi lại tốc độ thật chậm cùng với tiếng phát âm cho thoát khí cũng chậm đồng bộ để khi đi xong người không mệt, nhịp tim chậm còn 80.

c-Mặc dù có đi chậm, nhịp tim thấp, nhưng mệt phải nghỉ rồi đi tiếp là đi không liên tục đủ 30 phút thì áp huyết vẫn không xuống, như vậy có nghĩa là đi không đủ thời gian

Sau khi thử nghiệm nhiều lần chúng ta rút ra kết luận :

a-Đi thật chậm , hát ra tiếng, và đủ thời gian, sau khi đi nhịp tim thấp :thì áp huyết xuống
b-Đi không đủ thời gian gián đoạn, không kết qủa
c-Đi nhanh nhịp tim tăng, đi ít thời gian thì áp huyết tăng.
d-Không có sức đi, bị mệt là cơ thể mất đường, vì không ngậm kẹo trong khi đi để chông mệt.

2-Thổi lửa đúng hay sai :

Trước khi thổi lửa, đo áp huyết so sánh với sau khi thổi rút ra được nhận xét gì ?

a-Thổi dài hơi thì số tâm thu xuống, thổi ngắn hơi thì số tâm thu cao.
b-Thổi mạnh hơi thì số tâm trương xuống, thổi nhẹ hơi thì số tâm trương không xuống.
c-Thổi nhanh thì nhịp tim tăng, thổi chận thì nhịp tim giảm.
d-Phối hợp 3 cách thổi : Vừa mạnh rồi nhẹ và dài hơi chậm lâu cho 1 hơi thổi đủ vừa không ép hơi khoảng 6-7 giây cho hết hơi rồi nghì 3 giây há miệng thổi tiếp, thì cả 3 số đều xuống.
Khi tập thì kiểm chứng lại từng phần a,b,c,d xem có đúng vậy không, như vậy là đã hiểu nguyên tắc.

3-Tập Dịch Cân Kinh ?

Trước và sau khi tập đo áp huyết xem bài tập này là tăng hay giảm ? Có người nói tăng, có người nói giảm là tại sao ?
Chúng ta cũng rút ra được kết luận, khí trong người phải thoát ra miệng áp huyết mới xuống, sau khi tập nhịp tim chận thì áp huyết mới xuống. Tập nhanh, ngậm miệng thì khí trong người nén lại chạy nhanh trong cơ thể thì áp huyết tăng.

Như vậy sau khi thử nghiệm các bài tập đều đuợc bs là máy đo áp huyết cho biết đúng sai, bài nào làm áp huyết tăng, hay áp huyết giảm, số nào tăng hay giam nhiều...mình ghi chú lại, xem nó là bài thuốc chữa chữa bệnh để khi cần tăng thì tập bài tăng, khi cần giảm thì tập bài giảm, mới gọi là khí công trị bệnh, khác với loại khí công khác cứ tập mà không biết kết qủa.


B-Thắc mắc về các thức ăn, thuốc uống :

a-Không biết thức ăn thuốc uống nào hợp, trước và sau khi ăn hay dùng thuốc, đo áp huyết so sánh sẽ rút ra kinh nghiện biết cách dùng thức ăn thay thuốc :

a-Xoài, nhãn, sầu riêng, mít...đo áp huyết truớc và sau khi ăn thấy tăng lên nhiều hay ít tùy theo số lược ăn vào nhiều hay ít.
b-Nước giải khát, rượu, sâm bửu lượng, táo tầu nhãn nhục, coca, pepsi, nước chanh cam, hột é...thuốc B12, vit C, nước tăng lực, , ngay cả thuốc sâm, thuốc chữa bệnh như yến, Fucoidan, lá đu đù, mãng cầu xiêm, những thuốc quảng cáo là thần dược....đều phải đo áp huyết trước và sau khi dùng để xếp loại, thứ nào làm tăng thứ nào làm giảm, thứ nào không tăng không giảm, nó có hợp với tình trạng áp huyết của mình không.
c-Theo dõi cách chữa của bác sĩ điều trị cho thuốc uống hay trong qúa trình chữa ung thư đều phải đo áp huyết mỗi ngày trước khi được uống thuốc hay tiêm thuốc không biết thuốc gì, nếu áp huyết đang thấp mà tăng lên thì tốt, còn nếu áp huyết đang cao mà tụt xuống thấp thì tốt.

C-Thuốc bổ máu và bệnh ung thư :

Nhờ máy đo áp huyết chúng ta mới phát hiện ra cách chữa bệnh ung thư của tây y là sai, vì những bệnh ung thư đa số là thiếu máu áp huyết thấp, trong qúa trình điều trị áp huyết cứ xuống thấp dần và cơ thể không đủ khí huyết thì phải chết khi áp huyết xuống 70 là khí lực thiếu là thiếu oxy, số tâm trương là lượng máu trong người không đủ 4-5 lít máu cho người khỏe, mà chỉ còn 1-2 lít không đủ nuôi tế bào, và dư chất sắt Fe2 vì khí lực thiếu không có oxy liên kết với sắt để trở thành máu Fe2O3, thì chính chắt sắt này lại tàn phá những tế bào lành trở thành ung thư nặng hơn, do dó tây y mới không dám chữa bệnh ung thư bằng cách bổ máu là truyên thêm máu Fe2O3, nhưng số tâm thu thấp 70 là cơ thể thiếu oxy nó lại rút oxy từ máu chỉ còn lại chất sắt lại phá hủy thêm tế bào lành thành tế bào ung thư, do đó trường đại học Jonhs Hopkins mới biết rằng oxy là quan trọng để diệt tế bào ung thư và đang tìm cách chữa bằng oxy liệu pháp nhưng không phải là máy trợ thở oxy, nên thưòng khuyên bệnh nhân tập khí công, mà không biết khí công nào đúng khí công nào sai, nên bệnh nhân vẫn chết.

Tây y cũng biết tế bào trở thành ung thư là do cơ thển thiếu lượng máu (4-5lít cho người lớn) mà chì còn 2-3 lít) không đủ nuôi tế bào, và bệnh nhân thiếu vận động, kiêng ăn, ăn sai những chất chua phá máu, cơ thể thiếu khí lực áp huyết tâm thu thấp 80 không đủ áp lực bơm máu 2-3 lít tuần hoàn toàn thân, nên cơ quan nào thiếu máu đến nuôi thì tế bào của cơ quan đó suy yếu chết dần sẽ trở thành tế bào ung thư, nhưng tây y vẫn không cho là thiếu máu, vì có hiếu lầm nghĩa nếu thiếu máu thì cấu trúc thành phần tỷ lệ hồng cầu, bạch cầu vẫn tốt, và xác nhận ung thư không có vi trùng, lý do tỷ lệ cấu trúc máu vẫn bình thường dù cơ thể có nhiếu máu hay ít lượng máu, nhưng quên 1 điều lượng máu không đủ nuôi tế bào là thiếu lượng máu chứ không phài thiếu máu theo nghĩa cấu trúc thành phần tỷ lệ máu.

Cũng từ đây tây y mới cho rằng thuốc bổ máu là con dao hai lưỡi :

a-Chính thiếu máu tế bào mới bị ung thư, nên phải cần tiếp máu, nhưng cơ thể lại bị mất máu.
b-Khi tế bào ung thư được tiếp máu, nhưng cơ thể những người bị ung thư không đủ oxy vì khí lực tâm trương thấp không thu nạo đủ oxy dể bảo quản tế bào máu không bị phá vỡ công hức máu Fe2O3, thì lại biến thành hất sắt gặp tế bào nào trên đường đi của nó là nó xâm nhập phá hỏng thêm nhiều tế bào khác trở thành tế bào ung thư.

Muốn tránh đưọc con dao hai lưỡi này thì cần làm sao cho bệnh nhân ung thư phải có nhiếu oxy nên mới khuyên bệnh nhân đi tập khí công tưởng là một phương pháp oxy liệu pháp để trị bệnh tốt, nhưng không chịu thử nghiệm các loại khí công nào tốt có nhiếu oxy làm tăng khí lực số tâm thu lên để duy trì hồng cầu và máu đuợc truyền vào không bị phá vỡ.

Vì chính bản thân tôi bị tây y kết luận ung thư phổi sau khi chữa vết sẹo xơ phổi ( tổn thương do tập võ thuật ) cho là lao phổi không thành công khiến người tôi suy nhược mất máu mất khí, nên tôi đã không chữa ung thư theo tây y mà dùng thuốc bổ máu, chế ra các bài tập thể dục Khí Công Y Đạo, và nghiên cứu theo dõi bằng máy đo áp huyết và máy đo đường để biến những bài tập, và những thức ăn thành những bài thuốc, biết bài nào làm tăng giảm 3 số đo áp huyết, để tự chữa cho mình thành công và khi cần thiết truyền bá những kinh nghiệm giúp đời.

Tôi tán thán công đức của các nhà khoa học đã chế tạo ra máy đo áp huyết và máy đo đường là 2 vị bác sĩ giỏi nhất trên thế giới giúp cho mọi người tự biết cách khám tìm nguyên nhân bệnh và biết nhận định phương pháp chữa bệnh theo đông y, tây y, và các thầy thuốc chữa bệnh cho mình đúng hay sai, cho uống thuốc đúng hay sai, những phương pháp ăn uống thực dưỡng đúng hay sai, những phương pháp tập luyện khí công, dưỡng sinh hay thiền đúng hay sai đối với tình trạng áp huyết cơ thể khác nhau của mỗi người.

Thân
doducngoc

Xem thêm bài :

Sự quan trọng của lượng máu trong chữa bệnh ung thư:
viewtopic.php?f=14&t=4336
Hệ thống ống mạch dẫn máu trong cơ thể dài 90 ngàn cây số
90 000 km d'artères et de veines
https://www.youtube.com/watch?v=N1q3qIVqL5o


-------------

Xin Thầy cho tôi biết là có bao nhiêu loại KHÍ CÔNG VÀ MÁY ĐO ÁP HUYẾT LÀM CÁCH NÀO ĐỂ BIẾT.
Xin cảm ơn Thầy.
----------

Cả trăm loại khí công nhưng phải kiểm soát bằng máy đo áp huyết xem bài nào tăng bài nào giảm và bài đó sẽ áp dụng vào trường hợp nào thì tốt, có lợi, bài nào áp dụng thấy không tốt.
Do đó máy đo áp huyết biết tất cả mọi thứ ăn uống, thuốc men, tập luyện, cái nào đúng cái nào sai.

Thân
doducngoc

-------------

Thưa Thầy
Khí Công Y Đạo có nhiều thứ vậy sao, tôi tưởng KCYD chỉ có của Thầy là người sáng lập ra mà thôi. Xin Thầy làm ơn cho tôi biết có mấy loại Khí Công và công dụng và mục đích của mỗi loại.
Máy đo áp huyết mà có nhiều công dụng như vậy cơ à, khi nào rãnh rỗi xin Thầy chỉ giáo cho cặn kẻ. Xin đội ơn Thầy.
Theo Thầy, mỗi lần tập xong một bài thì nên nghĩ bao lâu mới đo được áp huyết ?
Xin Thầy chỉ giáo cho rõ ràng, Rất cảm tạ ơn Thầy.

---------
Sau khi tập xong, phải đo đường trước, rồi sau 5-10 phút mới đo áp huyết 2 tay, nếu có bệnh thận thì phải đo cả 2 chân.

Thân
doducngoc
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: Tại sao phải đo áp huyết và đường nhiều lần trong ngày v

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 5 Tháng 2 12, 2015 9:18 am

Thưa Thầy,
Đúng là nhiều khi con thấy ăn hai bữa một ngày, ăn xong uống cả nửa ly đường với coke để tập, con cứ tưởng như vậy là nhiều lắm rồi, ấy thế sáng đường vẫn cứ tụt xuống dưới 6. Uống xong nhiều khi hai mắt đỏ lên liền. Con muốn uống một lần để đánh răng luôn khỏi sâu răng, nhưng uống một lần nhiều làm mắt đỏ như vậy con không biết có làm hại tì không ạ? hay bắt buộc phải chia ra uống mấy lần cho mỗi bữa tập như thầy thường giảng?

Tối nay ngồi đọc bài của thầy, nhờ vậy nên nhớ đo lại đường, chỉ có 5.4, thế là con phải ăn chuối sấy mới lên được gần 8. Con cám ơn thầy . Bình thường con nhìn kim đã sợ, thêm phần nhiều chuyện không tên nên lại cứ quên mất đo nhiều lần trong ngày.

Kính Thầy
chau chau992014@gmail.com
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am


Quay về Thắc Mắc bạn có trong khi tự học KCYD (Lý Thuyết / Thực Hành)

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron