Luyện thở Đan điền khí, Đan điền thần, Đan điền tinh

Luyện thở Đan điền khí, Đan điền thần, Đan điền tinh

Gửi bàigửi bởi audible » Thứ 4 Tháng 8 12, 2015 3:58 am

LUYỆN HƠI THỞ TRONG CHÁNH NIỆM Ở ĐAN ĐIỀN KHÍ, ĐAN ĐIỀN THẦN, ĐAN ĐIỀN TINH


…….

Còn một phương pháp mới cho những tu sĩ Phật Giáo hoặc Công Giáo luyện hơi thở suốt ngày trong chánh niệm, nghĩ đến Phật hay Chúa, miệng không rời câu niệm ra tiếng A-Di-Đà-Phật hay A-Lê-Lui-A.

Tập niệm ra tiếng nhỏ nhanh, cứ 1 bài hát niệm 4 câu là 1 hơi thở như :

A-Di-Đà-Phật ,A-Di-Đà-Phật ,A-Di-Đà-Phật ,A-Di-Đà-Phật ….là 1 lần 1 hơi thở, tập 5 phút

hay :A-Lê-Lui-A, A-Lê-Lui-A, A-Lê-Lui-A, A-Lê-Lui-A…là 1 lần 1 hơi thở

Chúng ta để ý, cứ 1 lần 1 hơi thở thì chúng ta nhận xét thấy hơi thở đi ra từ ngực.

Tiếp tục tập 2 lần 1 hơi trong 5 phút, rồi tập 3 lần 1 hơi trong 5 phút, rồi tăng dần 4 lần 1 hơi trong 5 phút, 5 lần 1 hơi trong 5 phút, 6 lần 1 hơi trong 5 phút….

Nếu chúng ta tập 2 lần 8 câu trong 1 hơi, vì không đủ hơi nên phải niệm nhanh, khẽ hơn, nhẹ hơn, thì chúng ta nhận xét thấy hơi thở từ bụng đi ra theo miệng, nghĩa là hơi thở sâu hơn.

Nếu chúng ta tập 3 lần nhanh hơn nữa, nhẹ hơn nữa, thì chúng ta nhận thấy hơi thở đi ra từ rốn đi lên.

Nếu chúng ta tập niệm 4 lần nhanh hơn nữa, nhẹ hơn nữa, chúng ta thấy cơ bụng dưới co bóp săn lại ….

Để ý, khi chúng ta ngưng tập thì tự động hơi thở bình thường là bụng thở chứ không phải, ngực thở, đó chính là cách thở bằng Đan Điền.

Cơ thể chúng ta có 3 Đan Điền

Đan Điền Khí :

Là khí qua muĩ miệng ở phần thượng tiêu, nên theo công dụng của nó chúng ta gọi là Đan Điền Khí, nếu chỉ tập 1 hay 2 lần 1 hơi thở.

Đan Điền Thần :

Là khí từ Đan Điền Khí động ở dưới tim nhận sức nóng của tim tăng nhiệt khí để chuyển hóa dương khí ở thượng tiêu xuống hạ tiêu giúp khí của tâm hỏa đi xuống thận, còn âm khí từ hạ tiêu chuyển lên thượng tiêu, để chuyển hóa âm dương, khi chúng ta niệm 3,4 lần 1 hơi thở mới tạo ra được công năng này, vì công năng của nó, nên được gọi là Thở Đan Điền Thần.

Đan Điền Tinh :

Là khí được thông từ thượng tiêu, qua trung tiêu xuống sâu hạ tiêu động tới Khí Hải, tạo ra 1 luồng khí thông 3 đan điền, tạo ra một sự chấn động, khi chúng ta tập 5,6,7,8 lần mới tạo ra được sự chấn động này, thì công năng của Đan Điền Tinh, có nghĩa là công năng của nó chuyển hóa thức ăn biến thành tinh khí, tạo ra năng lương tập trung khí lực ở đây, nên theo công năng thì gọi là Đan Điền Tinh, còn võ thuật dựa theo tên Khí Hải nên gọi là Đan Điền Khí.

Sau khi tập thở thông 3 đan điền thì hơi thở tự nhiên lúc này khác với lúc chưa tập. Lúc chưa tập, hơi thở tự nhiên chỉ từ cổ họng ra mũi miệng, còn sau khi tập, hơi thở tự nhiên vẫn ra từ bụng dưới nơi Đan Điền Tinh đi ra.

Cho nên thánh nhân có câu :

Phàm phu thở từ mũi đến cổ họng. Thánh nhân thở từ mũi xuống chân.

Còn những ai tu theo Tịnh Độ thì tập theo phuơng pháp này suốt ngày, gọi là hơi thở của A Di Đà Phật, mỗi hơi thở không rời danh hiệu Phật, không gián đoạn, không xen tạp, niệm thành khối, thì thân tâm mình đang ở trong cõi Tịnh, gọi là Tánh-Mạng song tu, nên mới có câu :


Móng nền tánh-mạng đắp cho xong
Niệm lự muôn duyên quét sạch lòng
Tinh chặt, khí bền, thần diệu dụng
Mắt ngơ, tai lãng, tánh viên thông
Ngoài thân sáu cửa đà kiên cố
Trong dạ bẩy tình đã trống không
Tâm tức điều hòa tiêu vạn bệnh
Dữ lành chẳng biết ấy huyền công.
Nền móng là tinh bền khí đủ
Thần có nơi an trụ thần linh
Nguyên thần, nguyên khí, nguyên tinh
Tam nguyên hỗn nhứt, vô sinh đắc thường


doducngoc
audible
 
Bài viết: 598
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 5 06, 2011 4:32 am

Quay về Tài liệu Tự Học Chữa Bệnh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến4 khách

cron