Tài liệu KCYĐ tổng hợp cho người mới học

Tài liệu KCYĐ tổng hợp cho người mới học

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 7 Tháng 5 02, 2015 8:52 am

Kính gởi thầy! bao nhiêu ngày qua con miệt mài tổng hợp được tài liệu này, chắc chắn sẽ ko đầy đủ nhưng tạm đủ cho 1 học viên mới nhập môn đỡ phải mất nhiều thời gian tìm kiếm thông tin thay vì bắt tay vào cứu người bệnh với chút kiến thức cơ bản, từ đó sẽ có cơ sở để đi sâu hơn. Chúng con ở VN, không có may mắn được ở gần thầy, trực tiếp học, trực tiếp hỏi nên mục đích lớn nhất của con là đem lại 1 chút khái niệm cho các bạn mới hình dung được dễ dàng hơn, ý nghĩ này xuất phát từ tâm con khi thấy người bạn ở pháp đã 3-4 năm nghiên cứu trang web này cũng chưa hiểu hết (1 phần cũng do ở bên pháp ít có người để thực hành nên về lý luận cũng khá hạn chế), mỗi trường hợp bên dưới coi như 1 bệnh nhân (con ko nhớ đã copy được bài này ở đâu nữa), mong thầy bổ sung dùm con mấy trường hợp chưa có giải pháp, coi như đó là những bệnh nhân chờ cứu chữa, sau này mọi người nhìn vào đó có thể tìm được tình trạng tương tự mà áp dụng và cũng dễ phổ biến cho nhiều người học hơn, con nghĩ 1 thời gian ko xa bộ môn KCYD sẽ đến với tất cả mọi người như một món ăn tinh thần đầy ý nghĩa và những người học trò ngày càng tiến bộ trong vòng tay yêu thương của thầy… Thầy xem có thiếu sót gì thì bổ sung dùm con thầy nhé! Vì những người bạn đồng môn trong tương lai, vì bệnh nhân thân yêu, con xin được tri ân thầy lần nữa!...




Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn mới vào nhà KCYD dễ tiếp cận với những điều cơ bản nhất để có thể thực hiện ngay khi gặp những trường hợp tương tự đã được giới thiệu, cùng với mục đích giảm thiểu thời gian cho thầy phải giải đáp thắc mắc hàng ngày mà nhiều trường hợp chúng ta có thể tự giải quyết được, tôi đã sưu tầm, góp nhặt những gì thầy Ngọc dạy và các anh chị đi trước đã thực hành trực tiếp trên bệnh nhân,(bài này chủ yếu thiết thực cho việc tự khám bệnh, những người chưa đi bác sĩ hoặc chưa đến bệnh viện kiểm tra có thể khám và phát hiện những bất ổn trong cơ thể bằng máy đo áp huyết để kịp thời điều chỉnh)với những người đã khám, điều trị tây y nhiều nơi mà chưa có kết quả tốt, bệnh đã được xác định thì có thể vào trang: khicongydaovietnam.wordpress.com phần đầu của mục lục để tìm đúng loại bệnh của mình mà thầy đã hướng dẫn chữa cho phù hợp, tìm hiểu thêm các phần khác trong website. Hoặc trong quá trình chữa bệnh cho kết quả không như ý, bạn có thể gởi email: doducngoc@gmail.com để được thầy giải đáp trực tiếp, thầy luôn rất sẵn lòng.
Tự học chữa bệnh theo KCYD (lý thuyết cơ bản)

Phần một - Khám bệnh định bệnh bằng máy đo áp huyết
Nên mua máy đo ở bắp tay để có thể sử dụng đo huyết áp ở chân khi cần kiểm tra (loại phổ biến có thương hiệu và độ chính xác cao Vd: Omron, vì đây là “ông Bác Sĩ” của mình vì vậy cũng phải nên chọn Bác sĩ cho có chất lượng)

1- Tiêu chuẩn:
Trước hết, chúng ta muốn biết công dụng của máy đo áp huyết với mục đích để khám tìm bệnh theo nguyên tắc đông y xem khí và huyết bị bệnh hư (thiếu khí) hay thực (thừa khí), hàn(lạnh) hay nhiệt(nóng), chúng ta phải dựa vào một tiêu chuẩn căn bản về áp huyết tính theo 5 nhóm tuổi có những giới hạn riêng cho mỗi nhóm mà ngành Y Học Bổ Sung của môn học Khí Công Y Đạo đã có hơn 30 năm kinh nghiêm chữa trị đúc kết:
Tiêu chuẩn áp huyết theo tuổi của KCYĐ :
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 -120 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi. (5 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 60-70 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
Người lớn tuổi: có áp huyết thấp như trẻ em thì khó chữa, vì không đủ máu nuôi tế bào, những tế bào thiếu máu nuôi dưỡng lâu ngày trở thành tế bào ung thư, nên bệnh ung thư không có vi trùng virus. Khi áp huyết đo bên tay phải thấp dưới 90mmHg là có dấu hiệu ung thư, và tay trái khi đang có áp huyết 80mmHg là đang bị ung thư, nơi cơ quan tạng phủ nào có nhiều tế bào thiếu máu thì nơi đó bị ung thư trước, và tiếp tục nơi nào thiếu máu nuôi dưỡng thì những nơi đó bị ung thư sau, mà tây y gọi là di căn.
Trẻ em: có áp huyết cao như người lớn, nhẹ thì chảy máu cam, nặng hơn thì bị bệnh động kinh co giật chân tay co quắp, nặng hơn nữa thì viêm màng não, sốt tê liệt. Nhịp tim nhanh hơn 100 đến 120 là đang sốt do máu nhiễm trùng
2- Kết quả đo áp huyết của tây y đổi thành công thức khám định bệnh của đông y:
VD: máy đo ra kết quả: 125/80/76
Số đầu là số Tâm Thu, tim co bóp đẩy máu đỏ ra khỏi tim đi tuần hoàn khắp cơ thể, đông y gọi là Khí lực.
Số thứ hai là số Tâm Trương, tim mở lớn để hút máu đen vào tim, đông y gọi là lượng máu qua tim, gọi tắt là Huyết.
Số thứ ba là nhịp tim đập trong 1 phút, nếu đập nhanh thì đông y gọi là nhiệt, đập chậm, dông y gọi là Hàn, nên nhịp tim chỉ về hàn hay nhiệt liên quan đến lượng đường trong máu.
Nên công thức áp huyết Tâm thu/ Tâm trương/ Nhịp tim đổi thành công thức khám bệnh bằng máy đo khí huyết là Khí lực/Huyết/Đường và đổi thành công thức điều chỉnh bệnh là : Khí (số thứ 1)/ Tinh (số thứ 2)/ Thần (số thứ 3)
3 số kết quả của máy đo áp huyết thay đổi tốt xấu liên quan đến 3 yếu tố Tinh-Khí-Thần:
- Tinh : là chất tạo ra khí âm và huyết âm nhiều hay ít đến từ thức ăn.
-Khí : là âm khí có sẵn trong cơ thể là thán khí, và khí dương oxy do tập luyện khí công, thở thiền.
-Thần : Người có sắc hồng hào là đủ thần - khỏe mạnh, hay sắc xanh trắng tái nhợt là thiếu thần – có bệnh.
Thần đến từ thức ăn: làm cơ thể nóng ấm hay lạnh tùy theo tính chất các loại thức ăn đã dung nạp vào
Thần đến từ đường: dư đường thì người nóng, thiếu đường thì người lạnh
và thần đến từ hơi thở thiền giúp cơ thể nóng ấm, nhiều oxy làm tăng hồng cầu và điều hòa nhịp tim không nóng không lạnh.
3- Ý nghĩa của việc đo huyết áp:
Đo áp huyết bên tay trái trước và sau khi ăn để so sánh, sẽ có kết qủa khác nhau, để biết chức năng của bao tử và lá lách còn hấp thụ và chuyển hóa tốt hay xấu.
Đo áp huyết bên tay phải trước và sau khi để so sánh, kết qủa khác nhau, để biết chức năng của gan mật còn hấp thụ và chuyển hóa tốt hay xấu.
Thí dụ ở tuổi trung niên, áp huyết tiêu chuẩn là:
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
Sự chênh lệch áp huyết 2 tay, trước khi ăn, bao tử trống rỗng thì áp huyết bên tay trái phải thấp tối thiểu 120mmHg, nhưng áp huyết bên gan tay phải, đang làm việc tiết chất chua và mật cho bao tử cảm thấy xót làm đói, nên áp huyết tay phải cao tối đa là 130mmHg. Sự chênh lệch 10mmHg giúp mình đói nhiều nên ăn được nhiều, chênh lệch nhau ít thì không thấy thèm ăn, nên ăn ít.
Sau khi ăn, thì bao tử đầy, áp huyết đo tay trái thấy tăng lên tối đa 130mmHg, còn đo bên tay phải, áp huyết bên gan nghỉ ngơi, thì xuống thấp tối thiểu 120mmHg, nếu chênh lệch 2 tay là 10mmHg thì sự chuyển hóa thức ăn 100%, nếu chênh lệch ít (2 hoặc 3mmHg) thì sự hấp thụ chuyển hóa thức ăn 20-30%, còn lại 70% biến thành mỡ bụng mà không biến thành máu, nếu không tập bài khí công : Kéo Ép Gối Thổi Hơi Ra Làm Mềm Bụng 600 lần làm nhồi bóp bao tử xuất hết thức ăn còn lưu lại trong bao tử thì những thức ăn đó lên men tăng nhiệt làm ợ chua làm thành bệnh bướu cổ, nếu lấy tay ấn đè vào bao tử có nơi cứng cộm đau sau này thành khối u bướu trong bao tử
Phần hai: công dụng máy đo h/a
1-Biết cơ thể nóng hay lạnh qua kết quả nhịp tim của máy đo áp huyết thuận hay nghịch:
Đông y khi bắt mạch, việc đầu tiên là nghe nhịp tim đập để biết hàn-nhiệt, đối với Y học Bổ Sung khi đo áp huyết phải biết nhịp tim nằm trong tiêu chuẩn 70-80 là tốt, không hàn không nhiệt. Nhưng khi chúng ta vận động nhanh thì thân nhiệt tăng và nhịp tim đập nhanh cao hơn tiêu chuẩn, nhiệt độ cao hơn 38 độ C và nhịp tim đập nhanh hơn tiêu chuẩn thì đông y gọi là nhiệt. Khi người chúng ta lạnh, nhiệt kế chỉ thấp dưới 36.5 độ C nhịp tim đập chậm dưới chuẩn, thì đông y gọi là hàn.
2-Biết được thức ăn thuốc uống nào làm tăng hay giảm áp huyết có phù hợp với nhu cầu cơ thể đang cần hay không.
Có nghĩa là trước và sau khi ăn 1 món ăn, uống 1 loại thuốc hay ăn 1 loại trái cây, đều phải đo áp huyết ở 2 tay, trước và sau khi ăn 30 phút, rồi so sánh kết qủa xem nó có làm tăng hay giảm khí lực, tăng hay giảm lượng máu qua tim, tăng hay giảm nhịp tim tốt xấu như thế nào, từ đó biết cách chọn thức ăn thuốc uống phù hợp cho khỏi bệnh.
Thí dụ : ăn 1 trái hồng, 1 múi sầu riêng, hay 10 trái nhãn hoặc chôm chôm, hoặc 5 múi mít, hoặc ngậm mấy miếng cam thảo, uống 1 lon coke....đo áp huyết thấy tăng lên 10mmHg, nếu mình đang có áp huyết cao thì sẽ làm tăng thêm áp huyết làm bệnh nặng thêm thì không hợp, những thứ này chỉ có lợi cho người có áp huyết thấp.
Ngược lại, khi ăn gạo lức muối mè trong 1 tháng, uống nước đậu xanh, uống trà xanh, ăn canh củ sen, khổ qua...đo áp huyết thấy càng ngày càng giảm, nếu mình có bệnh áp huyết thấp thì áp huyết càng thấp hơn khiến người mất khí lực bị ốm gầy dần thì không có lợi, ăn gạo lức muối mè chỉ có lợi cho người mập, dư mỡ, cao áp huyết, nhưng có hại cho người ốm, áp huyết thấp sẽ làm chết người
Cũng nhờ phương pháp kiểm soát các món ăn thức uống này, chúng ta biết món ăn thức uống nào hợp hay không hợp, đó là cách ngừa bệnh, không làm cho tình trạnh bệnh nặng thêm.
3-Biết chức năng hấp thụ và chuyển hóa thức ăn tốt hay xấu :
Theo lý thuyết đông y khi chúng ta biết đói là do chức năng gan làm việc trước để tiết chất chua và mật sang bao tử khiến chúng ta xót bụng, bị đói, muốn ăn, như vậy khi đo áp huyết bên tay phải thuộc chức năng gan thì áp huyết đo bên tay phải cao ở mức tối đa trong tiêu chuẩn tuổi, áp huyết đo bên tay trái thuộc chức năng bao tử chưa ăn bụng đói thì áp huyết sẽ ở mức tối thiểu trong tiêu chuẩn.
Thí dụ tuổi trung niên áp huyết là : 120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75
Khí lực 120 là tối thiểu, số 130 là tối đa trong tiêu chuẩn tuổi.
Có 3 trường hợp theo dõi áp huyết để biết chức năng hấp thụ chuyển hóa tốt hay xấu :
a-Chức năng hấp thụ chuyển hóa thuận được bao nhiêu phần trăm :
Khi bao tử đầy, đo áp huyết bên tay trái sau khi ăn no sẽ tăng cao ở mức tối đa, bên gan nghỉ ngơi áp huyết hạ xuống mức tối thiểu, và độ chênh lệch 10mmHg thì sau 4 tiếng đồng hồ, thức ăn trong bao tử được chuyển hóa hết, áp huyết trong gan lại sẽ tăng tối đa làm bao tử đói, và áp huyết trong bao tử lại hạ thấp tối thiểu để lại thèm ăn, như vậy là chức năng hấp thụ và chuyển hóa thuận đúng quy luật.
Nếu 2 tay áp huyết chênh lệch 5mmHg thì chức năng hấp thụ và chuyển hóa thức ăn giảm một nửa, thí dụ bao tử chứa 500g thức ăn, nếu chuyển hóa được một nửa, thì thức ăn còn đọng lại trong bao tử 250g, tích lũy lâu ngày trong bao tử sẽ tăng nồng độ acid làm ợ chua, ợ chất đắng lên họng, đưa khí lên tim làm tăng áp huyết và phần còn lại kết khối đóng cục cứng trong bao tử, sờ ấn ở bụng thấy đau ở một chỗ, lâu ngày thành ung thư bao tử.
Lý do chức năng hấp thụ và chuyển hóa ít, do ăn qúa no dư thừa, hay vẫn ăn như bình thường mà khí lực của vị khí co bóp hết năng lượng co bóp, do thiếu đường chuyển hóa, đo đường-huyết sẽ thấy thấp dưới tiêu chuẩn.
b-Chức năng hấp thụ chuyển hóa nghịch :
Ngược lại, chức năng bao tử và gan hoạt động không đồng bộ thì khi bụng đói, đo áp huyết bên trái vẫn cao ở mức tối đa, áp huyết bên gan ở mức tối thiểu là gan chưa tiết mật và acid, nhưng sau khi ăn, gan mới tiết mật và acid để làm tiêu thức ăn cũ nên chúng ta đo áp huyết sau khi ăn thì áp huyết bên gan lại tăng cao, áp huyết bên bao tử lại xuống thấp, có nghĩa là thức ăn vừa ăn vào bao tử thì bao tử lại nghỉ không làm việc nữa. Nếu không theo dõi bằng máy đo áp huyết chúng ta cũng biết được, sau khi ăn thì cơ thể mệt, buồn ngủ, đó là bao tử muốn nghỉ dưỡng sức.
Đông y gọi bệnh này là gan-tỳ bất hòa, khi ăn xong thì đau tức hông sườn, là bệnh do chức năng tiết mật và acid của gan. Nguyên nhân do gan có bệnh như thiếu máu, thiếu mật, gan teo, sưng…
c-Tử vong sau khi ăn do chức năng hấp thụ và chuyển hóa không làm việc :
Mặc dù chúng ta vẫn uống thuốc trị bệnh áp huyết hay bệnh tiểu đường, nhưng chúng ta không lưu tâm đến việc đo áp huyết trước và sau khi ăn, nên bị chết oan uổng.
Thí dụ trước khi ăn đo áp huyết bên tay trái đúng ra là phải ở mức thấp tối thiểu, bên tay phải ở mức cao tối đa trong tiêu chuẩn tuổi, nhưng nếu đến giờ ăn buổi chiều mà áp huyết tay trái đã cao ở mức tối đa 140, là chức năng chuyển hóa thức ăn bữa sáng không làm việc, không chuyển hóa, nên sau khi ăn thêm bữa cơm chiều xong thấy khó chịu, tức bụng, mệt buồn nôn ói ra thức ăn, xuất mồ hôi, tưởng trúng gió, trúng cảm, nhưng không đo lại áp huyết lúc đó đã tăng 160, sau khi nằm nghỉ 1 đêm thấy tạm ổn, sáng dạy uống thuốc trị áp huyết, trị tiểu đường rồi ăn sáng bỗng nhiên gục đầu xuống bàn tắt thở, do hai nguyên nhân : ăn thêm vào khiến bao tử không tiêu làn tăng áp lực bao tử chèn ép tim ngực làm khó thờ, làm tăng áp huyết lên trên 200mmHg, uống thuốc hạ đường làm bao tử không chuyển hóa được vì thiếu nhiên liệu của tỳ-vị là chất ngọt.
Cách đề phòng bệnh :
Trong trường hợp đo áp huyết trước khi ăn mà áp huyết bên tay trái đã cao, thì nên bỏ bữa ăn đó, hay ăn cháo lỏng với đường thẻ, nó không làm đầy và no hơi nên áp huyết không bị tăng, và có đường làm tăng nhiệt cho bao tử làm việc co bóp, nếu sáng hôm sau áp huyết tay trái chưa xuống ở mức tối thiểu thì ăn cháo tiếp, thử đường nếu thiếu, thì ăn cháo với đường, còn đủ đường thì không cần ăn thêm đường, như vậy gọi là ăn cháo nhạt, đông y có câu : Nhạt tháo thấp, có nghĩa là ăn nhạt thì những thức ăn ứ đọng đình trệ gây ra khí ẩm thâp hàn hay ẩm thấp nhiệt bị tống ra khỏi cơ thể. Đông y cũng có loại thuốc theo toa cổ truyền căn bản làm thành thuốc viên uống có tên là : Kiện Tỳ Dưỡng Vị Hoàn (Jian Pi Yang Wei Tablets, đánh chữ này lên Internet sẽ thấy nhiều hãng thuốc bán), nó làm tiêu thức ăn trong bao tử, làm hạ khí làm hạ áp huyết và hạ đàm, thức ăn được chuyển hóa thành máu.




NHỮNG TRƯỜNG HỢP SAU KHI ĐO HUYẾT ÁP:

Căn cứ vào kết quả số đo áp huyết có những trường hợp sau đây, lấy theo lứa tuổi trung niên: (hay lão niên??) số chuẩn ở trường hợp 1 không biết là trung niên hay lão niên: mạch thì của lão niên, h/a thì “lai” 2 thứ?
Trường hợp 1, bình thường khỏe mạnh : 130/70-90mmHg mạch 70-80 (hay là…130-140/80-90mmHg mạch 70-80???)

A-Những trường hợp áp huyết cao thuộc thực chứng :
Trường hợp 2 : 160/80-90mmHg mạch 80 . Kết luận : Cao áp huyết đơn thuần, không có bệnh tim mạch. Theo kinh nghiệm thầy đã dạy trong trường hợp này nếu là người có bệnh suy tĩnh mạch, đau chân, đau đầu gối thì dung băng thun quấn siết chặt từ mắt cá đến đầu gối rồi cho bệnh nhân uống 1/3 lon pepsi rồi đi lên xuống cầu thang cao khoảng 10-12 bậc, kể là 1 lần, tập đi lên xuống 30 lần, mỗi bước đi 1 bậc thang và miệng niệm lớn tiếng từng chữ A Di Đà Phật đều đều...Nó có công dụng khi niệm Phật là hơi trong bụng thoát ra làm hạ áp huyết, khi lên xuống cầu thang nhiều lần nó cũng làm hạ áp huyết nhưng cũng làm hạ đường, Pepsi làm tăng đường nhưng làm hạ áp huyết, nên sau khi đi lên xuống cầu thang thì áp huyết xuống, Pepsi làm tăng đường nhưng khi đi xong thì đường xuống như cũ nên không có hại, lại có ích làm tiêu hóa thức ăn giúp maú tiêu hóa và hạ áp huyết nhanh. (phần này theo kinh nghiệm thầy dạy và con đã chữa cho má con)
Trường hợp 3 : 160/100mmHg mạch 80. Kết luận : Cao áp huyết hở van tim. (giải pháp?)

B-Những trưòng hợp áp huyết cao::
Trường hợp 4 :Thực chứng và thực nhiệt :
160/100mmHg 100 người nóng do nhịp tim nhanh, cao áp huyết, hở van tim. (giải pháp?)

Trường hợp 5 : Thực chứng và thực hàn :
160/70-90mmHg mạch 50-60, nhịp tim chậm nên người lạnh, hơi thở ngắn gấp mới bị cao áp huyết, giống như suyễn hàn. (giải pháp?)

Trường hợp 6 : 170/60mmHg mạch 65, người thực hàn, thiếu máu, áp huyết cao do tâm hư, thận thủy thực, hẹp van tim thỉnh thoảng bị ngộp thở hoặc hụt hơi. Tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mền Bụng cho áp huyết xuống, nhịp tim tăng lên.

C-Những trường hợp áp huyết thấp thuộc hư chứng :
Trường hợp 7: 130/60mmHg mạch 50 người lạnh, đủ khí thiếu huyết, do tim nhỏ.. (giải pháp?)

Trường hợp 8 : 90/60mmHg mạch 50 người lạnh, thiếu khí thiếu huyết, do tim nhỏ. (giải pháp?)

D-Những trường hợp áp huyết thấp thuộc thực chứng :
Trường hợp 9 : 80/55mmHg mạch 120 thiếu khí, và thiếu máu, đang nóng sốt do máu nhiễm trùng, cơ tim co bóp chặt làm đau nhói ngực. Trường hợp này rất nguy hiểm, nếu hạ nhiệt cho nhịp tim xuống thì áp huyết xuống theo, cơ thể lạnh, đi vào hôn mê chết sau khi ngủ. Nếu cơ thể còn sức đề kháng, thì cơ thễ vẫn giữ nhiệt cao, tim đập nhanh để giữ áp huyết không bị tụt thấp. Áp huyết này ở bên bờ cửa tử. Do đó cần phải bổ máu, nhịp tim sẽ châm lại mà áp huyết không bị tụt thấp. (động tác?)

E-Những trường hợp bệnh nan y có áp huyết giả:
Trường hợp 10 : hàn giả nhiệt : 90/60mmHg mạch 50, thiếu khí huyết, ngưòi nóng, dấu hiệu ung thư, cần phải uống thuốc bổ máu một thời gian 2 tháng cho áp huyết lên. (động tác?)
Trường hợp 11 : nhiệt gỉa hàn : 80/55mmHg mạch 120 thiếu khí người lạnh, trường hợp ung thư cấp tính, không nên đụng đến, áp huyết này cũng bên bờ cửa tử. (giải pháp?)

Trường hợp 12 : 130/65mmHg mạch 120 nếu người lạnh là do thiếu khí.và huyết, cần uống thuốc bổ máu cho máu đủ thì nhịp tim sẽ đập chậm lại và số tâm thu sẽ xuống.. (động tác?)
Trường hợp 13 : 160/100mmHg 110 người lạnh.
Nhiệt giả hàn, tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng, áp huyết sẽ trở lại bình thường, thân nhiệt đều, vì van tim mở lớn làm ứ khí huyết không thông.

F-Những trường hợp liên quan đến van tim đóng chặt :
Trường hợp 14 : 130/60mmHg mạch 70, có dấu hiệu thỉnh thoảng ho, khí công gọi là tiếng ho cứu mạng làm van tim bật ra, nếu không van tim bóp chặt không mở làm nhịp tim bị nhẩy mất nhịp. . (giải pháp?)

Trường hợp 15 : 130/60mmHg mạch 120 người nóng, do van tim bóp chặt, máu không trao đổi được oxy, nên trong máu nhiều CO2 tạo nên máu nhiệt. (giải pháp?)

Trường hợp 16 : 130/60Hg mạch 120 người lạnh, van tim đóng chặt, do uống nhiều nước làm mất nhiệt của tâm hỏa. (giải pháp?)

Trường hợp 17 : 130/60Hg mạnh 50 người nóng, hàn giả nhiệt, hẹp van tim, khí đủ, thiếu máu thực chứng, cần bổ máu và tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 100 lần thông khí toàn thân để điều hòa thân nhiệt.
Trường hợp 18 : 90/60mmHg mạch 55, giống trường hợp 7, nhưng người nóng không do sốt nhiễm trùng, hẹp van tim, vừa thiếu khí, vừa thiếu huyết. Cần bổ máu, và tập Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực.

G-Những trường hợp van tim hở, mở lớn :
Trường hợp 19 : 180/100-120mmHg mạch 75 , do giãn mạch, tim thòng, do uống thuốc giãn mạch, nên mạch bình thường. Nếu đưa áp huyết xuống bệnh nhân lại bị mệt do nhịp tim rối loạn qúa cao hoặc qúa thấp. (giải pháp?)

Trường hợp 20 : 130/100-120mmHg mạch 120, van tim mở lớn, tim to, hẹp ống mạch quanh màng bao tim, nên nhịp tim nhanh nếu cơ thể không bị nhiệt, không cao áp huyết. (giải pháp?)

Trường hợp 21 : 90/100-120mmHg mạch 55, thiếu khí huyết và tim lớn bẩm sinh, người lạnh, mặt phù., cần tập bài Nạp Khí Trung tiêu thông khí toàn thân, và làm van tim thu hẹp lại.
Trường hợp 22 : 80/100-120mmHg mạch 120, áp huyết thấp, mạch nhanh nhưng người không nóng, hở van tim do uống nhiều nước, đáy tim nở lớn, làm mệt, mặt phù nề. (giải pháp?)

H-Những trường hợp khi đo áp huyết máy bơm nhồi 2-3 lần mới cho ra kết qủa.
Trường hợp 23 : 130/120mmHg mạch 75, hở van tim do cholesterol , thân nhiệt bình thường. (giải pháp?)

Trường hợp 24 : 190/120mmHg mạch 95, hở van tim do ăn nhiều chất béo, cay, nóng, trán nóng, người có bụng mập. Châm nặn máu huyệt Thương Dương làm thông tim.
Trường hợp 25 : 120/60mmHg mạch 70 áp huyết bình thường, nhưng hẹp van tim do cholesterol đóng cục chặn nơi van khi van tim co lại làm nhói tim ngực. Cần tập bài Đứng Hát Kéo GốI Lên Ngực. làm mở van tim.

I-Những trường hợp đo kết qủa hai bên tay chênh lệch :
a-Bên tay trái cao hơn bên phải :
Trường hợp 26: Bên trái cao hơn tiêu chuẩn, bên phải đúng tiêu chuẩn:
Trái :160/80mmHg mạch 90, Phải : 130/80mmHg mạch 80 đo ăn nhiều không tiêu. (giải pháp?)

Trường hợp 27: bên trái cao hơn bên phải, cả hai cao hơn tiêu chuẩn :
Trái 180/80mmHg mạch 95, Phải 160/80mmHg mạch 85, người dư khí huyết do ăn nhiều chất bổ mà lườI tập thể dục. (giải pháp?)

Trường hợp 28: bên trái cao hơn tiêu chuẩn, bên phải thấp hơn tiêu chuẩn :
Trái 170/80mmHg mạch 90, Phài 115/80mmHg mạch 75. Áp huyết hai bên chênh lạch nhiều, bên cao bên thấp, do ăn thiếu máu, làm đau nửa đầu bên phải, thoái hóa xương cổ, vẹo cổ hay vẹo cột sống, rối loạn tiền đình (giải pháp?)

Trường hợp 29 : bên trái cao hơn bên phải nhưng cả hai dưới tiêu chuẩn :
Trái 110/78mmHg mạch 70, Phải 90/68mmHg mạch 65. Gan thiếu máu, cơ thể thiếu khí, do ăn nhiều chất chua, ngườI ốm gầy, đau nhức gân xương, ngườI lạnh, đau nửa đầu, khó thở, van tim hai bên không đều, hẫng nhịp tim. Cần uống thuốc bổ máu. tập bài Đứng Hát Kéo GốI Lên Ngực, Cúi Ngửa 4 Nhịp, và uống trà gừng mật ong.

Trường hợp 30 : bên trái cao hơn bên phải, cả hai dưới tiêu chuẩn nhưng mạch nhanh :
Trái 110/78mmHg mạch 110, Phải 90/68mmHg mạch 110. Bệnh gan thiếu máu, có dấu hiệu chai gan, thoái hóa xương cổ, lưng, liệt dây thần kinh mặt, đầu chân tay tê, để lâu không chữa bổ máu, dẫn đến bệnh ung thư nội tạng. (giải pháp?)

Trường hợp 31 : bên trái cao hơn bên phải, cả hai dưới tiêu chuẩn nhưng mạch chậm :
Trái 110/78mmHg mạch 55, Phải 90/68mmHg mạch 50. Gan thiếu máu bẩm sinh, đau nửa đầu, đau cổ gáy tay vai do không đủ máu tuần hoàn nuôi các khớp. Cần bổ máu, uống trà gừng, Thở Đan Điền Thần.
b-Bên tay phải cao hơn bên trái :
Trường hợp 32: Bên phải cao hơn tiêu chuẩn, bên trái đúng tiêu chuẩn :
Phải :160/80mmHg mạch 90, Trái : 130/80mmHg mạch 80, do chức năng gan thực, gan hơi nhiệt . (giải pháp?)

Trường hợp 33: bên phải cao hơn bên trái, cả hai cao hơn tiêu chuẩn :
Phải 180/80mmHg mạch 95, Trái 160/80mmHg mạch 85, tâm nhiệt, vì mẹ của tâm và con của tâm nhiệt, do ăn uống những thức ăn nhiệt gây táo bón. Tập Kéo Ép Gối Làm Mềm Bụng và dùng Phan Tả Diệp làm hạ áp huyết, xổ nhiệt độc cho gan.

Trường hợp 34: bên phải cao hơn tiêu chuẩn, bên trái thấp hơn tiêu chuẩn :
Phải 170/80mmHg mạch 90, Trái 115/80mmHg mạch 75, rối loạn tiền đình, tây y thường cho là virus trong tai. Bấm huyệt Ế Phong, bổ bên trái thấp, tả bên phải cao cho áp huyết hai bên quân bình.

Trường hợp 35: bên phải cao hơn bên trái nhưng cả hai dưới tiêu chuẩn :
Phải 110/78mmHg mạch 70, Trái 90/68mmHg mạch 65, có dấu hiệu đau nửa đầu bên trái nhiều năm dẫn đến bệnh bướu não bên trái. Bấm bổ É Phong bên trái, tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực và Cúi Ngửa 4 Nhịp để cung cấp máu nuôi não, và uống thuốc bổ máu.
Trường hợp 36: bên phải cao hơn bên trái, cả hai dưới tiêu chuẩn nhưng mạch nhanh :
Phải 110/78mmHg mạch 110, trái 90/68mmHg mạch 110, là bệnh ung thư cấp tính do thiều khí huyết. Cần bổ huyết để mạch tim chậm lại. Tập thở Đan Điền Thần để duy trì áp huyết.

Trường hợp 37: bên trái thấp hơn bên phải, cả hai dưới tiêu chuẩn nhưng mạch chậm :
Phải 110/78mmHg mạch 55, Trái 90/68mmHg mạch 50, do ăn những chất không bổ máu, những chất hàn lạnh, làm cơ thể thiếu máu, ăn không tiêu, đau bụng, bụng có hòn cục người thiếu khí suy nhược, phổi bị hàn đàm làm suyễn, tiêu chảy làm ra bệnh đường ruột, dẫn đến ung thư bao tử, ruột, bướu ổ bụng - Chỉnh lại cách ăn uống bổ máu, uống trà gừng mật ong, tập bài Nạp Khí Trung Tiêu, Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực.
K- Đo áp huyết riêng của Tạng Phủ trên các huyệt liên quan :
Trong 37 trường hợp trên cũng có thể xảy ra tương tự, khi máy đo áp huyết vẫn để trên tay, nhưng bấm trên huyệt khác nhau để tìm bệnh khí-huyết của từng tạng phủ sẽ cho ra kết qủa khác nhau như :
a-Tìm bệnh khí-huyết ở phổi :
Bấm huyệt Vân Môn hay Trung Phủ bên trái thì đo áp huyết bên tay trái, bấm huyệt bên phải thì đo áp huyết bên tay phải, để biết phổi bên nào hư hay thực, hàn hay nhiệt.
b- Tìm bệnh khí-huyết của chức năng thận dương :
Bấm huyệt Khí Hải, đặt máy bên trái để biết tỳ khí và thận khí. Đặt máy bên tay phải đẻ biết can khí và thận khí.
Bấm huyệt Âm Giao đẻ biết chức năng thận thủy của thận trái, đặt máy bên tay trái, của thận phải, đặt máy bên tay phải.
c-Tìm bệnh khí-huyết của riêng tạng gan:
Bấm huyệt Kỳ Môn bên phải thuộc gan tỳ. Bấm huyệt Chương Môn bên phải thuộc chức năng gan-tỳ và để máy đo áp huyết bên tay phải. Bấm huyệt Nhật Nguyệt phải để biết chức năng hoạt động của túi mật, máy đo đặt bên tay phải.
d-Tìm bệnh khí-huyết của tim :
Bấm huyệt Cưu Vĩ để biết bệnh tim bên trái qủa tim, để máy đo bên tay trái. Bên phải qủa tim, để máy đo bên tay phải.
Còn để máy đo bình thường, không bấm huyệt nào, là đo bệnh tim do ảnh hưởng ăn uống, đặt máy đo bên tay trái. Đặt máy do bên tay phải là đo tim do chức năng của gan.
e-Tìm bệnh khí-huyết ở bao tử :
Bấm huyệt Trung Quản, xem bệnh riêng của bao tử, về hư-thực, hàn-nhiệt, để máy đo áp huyết ở tay trái.
Nếu cũng bấm huyệt Trung Quản mà để máy đo áp huyết bên tay phải để xem chức năng gan ảnh hưởng đến bao tử để chuyển hóa thức ăn tốt hay xấu.
f-Tìm bệnh khí-huyết của riêng tạng tỳ :
Bấm huyệt Chu Vinh trái, đo máy bên tay trái, biết bệnh thuộc chức năng tỳ vị hư-thực, hàn-nhiệt..
Bấm huyệt Thiên Khê trái, để máy đo bên tay trái, sẽ biết bệnh liên quan đến phế-vị-tỳ.
L- Đo áp huyết dưới cổ chân trong nơi huyệt Tam Âm Giao :
Theo tiêu chuẩn khí công
. số đầu của áp huyết tâm thu ở dưới chân chỉ khí lực ở chân, cao hơn ở tay 10mmHg là đúng tiêu chuẩn.
Nếu cao hơn tiêu chuẩn nhiều thì chân bị sưng, ứ tắc, nặng, tê, đau.
Nếu thấp hơn tiêu chuẩn nhiều là chân yếu không có sức, teo chân, liệt chân.
. Số thứ hai tâm trương, chỉ ống động mạch và tĩnh mạch ở chân :
Nếu cao hơn tiêu chuẩn là có dấu hiệu ống mạch chân bị trương căng phình do ứ nước, mạch lươn, phình tĩnh mạch, nguyên nhân do uống nhiều nước làm bụng dưới to nặng đè chặn nơi động mạch háng.
Nếu thấp hơn tiêu chuẩn là mạch máu ở chân bị teo, do thiếu máu, có dấu hiệu gân chân và dây thần kinh bị co rút đau nhức, tê, chứng tỏ thận thiếu nước, khô xương, thoái hóa cột sống lưng, đĩa đệm bị chèn ép gọi là bệnh gai cột sống, năm ngón chân tê cứng mất cảm giác.
. Số thứ ba nhịp mạch đập :
Mạch đập chậm hơn tiêu chuẩn là thiếu máu, và chân lạnh, co rút đau.
Mạch đập nhanh hơn tiêu chuẩn, chân nóng, thận nhiệt, sưng đau nhức.
Ở hai chân:
- Cả 3 số cao hơn tiêu chuẩn, có dấu hiệu bệnh viêm sưng tuyến tiền liệt, bệnh đường tiết niệu, ung thư tử cung, sa tử cung dây chằng.
- Bên quá cao, bên bình thường, bí tiểu, chân lạnh là có dấu hiệu đau lưng một bên xuyên ra phía rốn liên quan đến sạn thận.
- Hai bên đều thấp dưới tiêu chuẩn là chân vô lực, có dấu hiệu liệt chân, teo chân.

Những trường hợp về nhịp tim nhanh chậm
Trường hợp 1 : Áp huyết thấp, nhịp tim nhanh, người nóng, bàn tay nóng :
Theo đông y gọi là chứng khí hư, huyết nhiệt, người nóng bàn tay nóng là thực nhiệt. Thí dụ áp huyết đo được 105/80mmHg mạch 105, theo đông y, khí hư làm huyết hư không trao đổi oxy , công thức máu Fe2O2 bị phá vỡ nên thiếu máu, thiếu hồng cầu, cơ thể dư chất sắt, theo đông y, âm hư sinh nội nhiệt, nên lòng bàn tay bị nhiệt, khác với trường hợp mu bàn tay bị nóng là nóng do ngoại cảm, áp huyết tăng. Trường hợp này chỉ cần uống thuốc bổ máu và tập khí công tăng cường oxy cho cơ thể chuyển hóa khí huyết lưu thông đầy đủ theo tiêu chuẩn áp huyết của khí công là khỏi bệnh, nếu không bổ máu và tập khí công kịp thời sẽ biến chứng thành bệnh ung thư nội tạng. (cụ thể động tác gì?)
Trường hợp 2 : Áp huyết thấp, nhịp tim nhanh, người lạnh, bàn tay lạnh.
Theo đông y gọi là chứng khí huyết đều hư. Khi huyết hư do bệnh cấp tính như bệnh sốt rét thiếu máu không đủ theo tiêu chuẩn, nên bàn tay chân đều lạnh.Thí dụ áp huyết đo được 105/80mmHg mạch 95. Theo khí công, tuổi càng tăng, khí và huyết cũng phải tăng theo đúng tiêu chuẩn thì cơ thể không bệnh tật, ngược lại cơ thể người lớn tuổi mà khí huyết vẫn chỉ bằng trẻ em vị thành nhiên, làm cho tế bào chết dần sẽ là mầm mống của những bệnh ung thư, nhất là ung thư máu, tủy bất sản, không sinh sản ra tế bào. Do thiếu máu tuần hoàn, nên mạch tim phải đập nhanh thêm 15 nhịp( lấy mạch giả trừ mạch chuẩn là 95-80=15) để đẩy máu đi áp huyết mới lên được 105 để duy trì sư sống, nếu mạch chạy bình thường là 80, thì áp huyết thật chỉ còn 105-15=80 (80/80mmHg mạch 80), khi áp huyết xuống đến 70 bệnh nhân sẽ chết vì khí huyết không đủ tuần hoàn. (giải pháp?)
Trường hợp 3 : Áp huyết thấp, nhịp tim chậm, người nóng, bàn tay nóng.
Người nóng, bàn tay nóng do thấp nhiệt, âm huyết hư nên can dương vượng. Thí dụ áp huyết 105/80mmHg mạch 50. Thay vì can dương vượng, áp huyết phải cao, nhưng ngược lại áp huyết thấp, thuộc bệnh nan y, chức năng gan tỳ không chuyển hóa, lượng đường trong máu cao. (giải pháp?)
Trường hợp 4 : Áp huyết thấp, nhịp tim chậm, người lạnh, bàn tay lạnh.
Thí dụ áp huyết đo được 105/80mmHg mạch 50. Trường hợp này cơ thể thiếu khí huyết bẩm sinh, thuộc bệnh mãn tính, cơ thể không có vi trùng virus gì, cơ thể suy nhược mệt mỏi, nhất là hay buồn ngủ hay xỉu nếu trong máu lại bị thiếu đường.
Nếu đo áp huyết bên tay trái sau khi ăn, có số đo thấp, nhịp tim chậm, như 116/74mmHg 49, đó là dấu hiệu ăn không tiêu, sau khi ăn thì buồn ngủ. (giải pháp?)

Trường hợp 5 : Áp huyết cao, nhịp tim nhanh, người nóng, bàn tay nóng.
Thí dụ áp huyết đo được 160/90mmHg mạch 100, đo ở bên tay trái cao thì do ăn nhiều thức ăn nhiệt, ăn nhiều, bao tử chậm tiêu nên bao tử bị nhiệt, khiến áp huyết tăng sau khi ăn. Nếu đo ở bên tay phải cao, do men gan tăng cao mà không chuyển hóa nên gan bị nhiệt gây sốt. (giải pháp?)

Trường hợp 6 : Áp huyết cao, nhịp tim nhanh, người lạnh, bàn tay lạnh.
Thí dụ áp huyết đo được 140/90mmHg mạch 120, mạch cao thay vì sốt nhưng người lạnh bàn tay lạnh là trường hợp ung thư máu cấp tính, vì ung thư máu do thiếu máu, thiếu hồng cầu, người lạnh, nhưng áo huyết cao là áp huyết giả xảy ra trong trường hợp cấp tính để giúp cho tim còn hoạt động. Áp huyết thực theo mạch tim đập bình thường 75, thì mạch đã phải đập nhanh thêm 45 lần đưa áp huyết tăng lên, áp huyết thực còn 95mmHg. (giải pháp?)


Trường hợp 7 : Áp huyết cao, nhịp tim chậm, người nóng, bàn tay nóng.
Thí dụ áp huyết đo được 160/90mmHg, mạch 45. Mạch thấp thay vì cơ thể hàn, nhưng người lại nóng sốt, đó là thương hàn, vì áp huyết sẽ thay đổi thành thấp, mạch cao thay vì nóng, cơ thể lại trở thành lạnh. (giải pháp?)


Trường hợp 8 : Áp huyết cao, nhịp tim chậm, người lạnh, bàn tay lạnh.
Thí dụ áp huyết đo được 160/90mmHg, mạch 50. Mạch chậm là mạch trì, người lạnh là đúng. Do thường ăn thức ăn hàn lạnh không tiêu, bụng đầy nên áp huyết tăng cao mà người lạnh, mệt, người không có năng lượng. (giải pháp?)


Trường hợp 9 : Áp huyết đúng tiêu chuẩn bình thường, nhịp tim nhanh, người không nóng không lạnh.
Thí dụ áp huyết đo được 135/90mmHg, mạch 85 do tiêu hóa chậm, nếu so với nhịp bình thường 75, tim đã phải đập nhanh thêm 10 nhịp, thì áp huyết thật chỉ còn 125, vì thế mà người không nóng không lạnh, áp huyết không cao hay thấp. (giải pháp?)

Trường hợp10: Áp huyết đúng tiêu chuẩn bình thường, nhịp tim chậm, người không nóng không lạnh.
Thí dụ áp huyết đo được 135/90mmHg mạch 60, thay vì mạch trì cơ thể lạnh, nhưng khí là áp huyết đủ, mạch thấp là thiếu máu, cơ thể không ăn những thức ăn đúng để bổ máu giúp cơ thể nóng ấm, mà ăn những thức ăn hàn lạnh, chứ không phải ăn chất chua, nếu ăn những chất chua thì áp huyết sẽ thấp. Trường hợp này do ăn uống không đúng khiến bao tử hàn, huyết thiếu khí đủ. (giải pháp?)

Dưới đây là những trường hợp bệnh nhân có số đo áp huyết thuộc bệnh bao tử hàn :
- 130/79mmHg-54 ; 134/76mmHg-52; 144/80mmHg-55; 156/83mmHg-64; 122/76mmHg-52; 125/81mmHg-58

Dưới đây là những đường link để tham khảo thêm và các video clip hướng dẫn các động tác tập tùy theo bệnh: (không có lên mạng internet thì có DVD)
- Tài liệu tham khảo
http://khicongydaotailieu.blogspot.com

Videos:
http://www.youtube.com/user/khicongydaovn#g/u
Điều hòa hơi thở :
http://www.youtube.com/watch?v=rVCNZARKRvk
7 Bài đầu chỉnh thần kinh :
http://www.youtube.com/watch?v=bDmAC1qhqzk
Vỗ tay 2 nhịp :
http://www.youtube.com/watch?v=pGg3BF3BL6A&NR=1
Vỗ tay 4 nhịp :
http://www.youtube.com/watch?v=yq4GsimcHhc
Dậm chân phía trước :
http://www.youtube.com/watch?v=_YIeZPqNxAI
Dậm chân phía sau :
http://www.youtube.com/watch?v=EotCSe4vlxI
Chachacha 1 bước :
http://www.youtube.com/watch?v=9XOHTuyzVRg
Chachacha 2 bước :
http://www.youtube.com/watch?v=TNWPWgl6Lj4
Dậm chân luyện trí nhớ :
http://www.youtube.com/watch?v=d0EKHEl8uHM
Điều khí :
http://www.youtube.com/watch?v=QAK8tCVoIbE
Vỗ tâm thận :
http://www.youtube.com/watch?v=bXsp4KE7BGI
Vặn mình 2 nhịp :
http://www.youtube.com/watch?v=FxO_DoYjBQ0
Vặn mình 4 nhịp :
http://www.youtube.com/watch?v=TvBODtnzZkI
Cúi ngửa 2 nhịp (10 lần) :
http://www.youtube.com/watch?v=W3kv5zMzl1E
Cúi ngửa 4 nhịp (10 lần) :
http://www.youtube.com/watch?v=m9sQMmuOH7A
Quay vặn khớp vai :
http://www.youtube.com/watch?v=_-A3T7ZbtKM
Đề khí nhón gót :
http://www.youtube.com/watch?v=dt7IPqJNfww
Dịch cân kinh 2 nhịp :
http://www.youtube.com/watch?v=bN31cpAoWV0
Dịch cân kinh 4 nhịp :
http://www.youtube.com/watch?v=NHcWCgAKmAI
Điều hòa âm dương vịn ghế :
http://www.youtube.com/watch?v=TcBC2jh3xwU
Đứng hát kéo gối lên ngực :
http://www.youtube.com/watch?v=KO1PWscjaxU
Hạc tấn mở mắt :
http://www.youtube.com/watch?v=EbJuXn2PhYQ
Hạc tấn nhắm mắt :
http://www.youtube.com/watch?v=0D7Llv2_boY
Hạc tấn nhắm mắt nhảy :
http://www.youtube.com/watch?v=1U8hzkm5s20
Ngũ hành tấn :
http://www.youtube.com/watch?v=7Zb8mQiqihQ
Nạp khí ngũ hành :
http://www.youtube.com/watch?v=wISU98VS9Vk
Vận khí ngũ hành :
http://www.youtube.com/watch?v=c2UrvPp0Tto
Đá chân :
http://www.youtube.com/watch?v=rVXWXP2iwaE
Vuốt tay :
http://www.youtube.com/watch?v=ymoddD5D1zY
Vỗ chân :
http://www.youtube.com/watch?v=-EocODFAAnQ
Điều chỉnh thăng bằng :
http://www.youtube.com/watch?v=ecZBwlVc4Zg
Kích thích thần kinh đầu (save) :
http://www.youtube.com/watch?v=byvMxNpZ0Mg
Thu công :
http://www.youtube.com/watch?v=OOxGMOBVWBM
Nạp khí trung tiêu :
http://www.youtube.com/watch?v=GG-PeKmuoGg
Kéo ép gối thở ra làm mềm bụng :
http://www.youtube.com/watch?v=LYsdFolNWRM
Kéo ép gối thở ra làm mềm bụng (trong lớp) :
http://www.youtube.com/watch?v=pkms8wHh5Tk
Nằm thư giãn :
http://www.youtube.com/watch?v=bbNaxTy_2K0
Bài tập tĩnh công :
http://www.youtube.com/watch?v=vv3T7paKxPU
Thở đan điền thần :
http://www.youtube.com/watch?v=PQshiUzamdI
Thở đan điền tinh :
http://www.youtube.com/watch?v=zRFarYotvc0
Thở mệnh môn :
http://www.youtube.com/watch?v=qG1IxJUg0bw
Nạp khí trung tiêu :
http://www.youtube.com/watch?v=Bo2vj22WDug
Thở thận :
http://www.youtube.com/watch?v=m1HXTan06qU
Video hướng dẫn tập thở khí công chữa bệnh và khí công thiền :
http://www.youtube.com/my_playlists?p=BB29B88DE3E73309


Những bài thuốc hay tùy theo nhu cầu để sử dụng bổ sung cho phù hợp với cơ thể:
1- Đương qui tửu cải biên
- Trứng gà luộc chín 2 quả, bỏ lòng trắng, lấy lòng đỏ.
- Gừng thái lát, phơi khô, sao cháy ( mặt ngoài xém đen nhưng bẻ ra mặt trong vẫn còn màu vàng), đem nghiền thành bột mịn; Muối hạt rang hết nổ lượng vừa đủ. Hai thứ này đem nghiền thành bột mịn làm thành muối gừng(ước lượng sao cho lượng muối trộn với gừng sao khi ăn không mặn).
Cách dùng:
Mỗi ngày lấy 2 lòng đỏ trứng gà đã luộc chín, chấm với 1 thìa nhỏ bột muối gừng ăn.
Tác dụng:
Bổ máu, tăng huyết áp (ôn bổ Tỳ, Thận ).
Tôi ứng dụng bài thuốc này của Cụ Định Ninh Lê Đức Thiếp ( một danh y của Việt Nam, nguyên là Chủ Tịch Hội Đông Y thành phố Hồ Chí Minh những năm 70 của thế kỷ 20) đã nhiều năm, thấy có tác dụng rất tốt đối với trường hợp người xanh gầy, huyết áp thấp, chân tay lạnh, kém ăn. Người bệnh thường dùng sau 10 ngày da mặt đã hồng hào, người khỏe hơn trước nhiều.
Phân tích bài thuốc:
Lòng đỏ trứng gà rất bổ máu, dùng còn hay hơn Đương Qui. Gừng sao đen và muối dẫn chất dầu của lòng đỏ trứng gà vào Thận. Ngoài ra gừng sao còn làm ấm Tỳ. Chính vì vậy toàn bài này ôn bổ Tỳ Thận rất tốt.
Nguyên liệu dễ kiếm, rất an toàn.
Vương Văn Liêu
2- Sirop Bổ Hư Thang:
Tất cả những dấu hiệu do cơ thể thiếu máu, người lạnh, thở khó, vô lực, áp huyết thấp và lượng đường trong máu thấp dưới 4.0mmol/l. Cần phải bổ máu làm tăng áp huyết và đường trong máu cho tim hoạt động bằng cách uống Sirop Bổ Hư Thang :
Ra tiệm thuốc bắc mua 6 vị thuốc đồng phân lượng mỗi thứ 8 chỉ
Bạch Thược,
Đương Quy,
Nhân Sâm tốt,
Cam Thảo nướng,
Hoàng Kỳ,
Nhục Quế,
Mua thêm 1 gói táo đỏ(từ 50-100 quả), một củ gừng tươi 30g (sắc 30g gừng thành lát mỏng)
Cho 6 vị thuốc, táo đỏ, gừng vào nồi sành bằng điện có nắp đậy bằng thủy tinh dễ
.nhìn thấy. Đổ 3 lít nước nấu cạn còn 1 lít, chắt nước ra để nguội đổ vào chai thủy tinh.
Nấu lần thứ hai đổ 2 lít cạn còn 1 lít, chắt ra đổ chung vào chai thủy tinh, cất vào trong tủ lạnh.
Nồi thuốc còn lại bã, đổ thêm 1lít nước đun tiếp tục nước thứ ba cho cạn, sau đó múc nước và chọn táo đỏ, sâm, bỏ vào bát, nước thuốc vẫn còn ngọt do táo đỏ còn giữ chất ngọt của cam thảo, ăn như chè sâm táo đỏ sau bữa ăn cho cả nhà.
Cách dùng:Sáng và tối uống 1 ly (200cc) hâm nóng trước khi uống, khi hết thuốc, thì nấu thang khác, nên không cần phải cho chất bảo quản sirop.
Cần đo áp huyết và đường vào mỗi sáng, khi áp huyết lên đúng tiêu chuẩn theo lứa tuổi và đường ở mức 6.0-8.0mmol/l thì ngưng không cần uống nữa.

Tập nằm thở trước khi đi ngủ 30 phút, ở Đan Điền Thần.
Bài thuốc này đã chữa nhiều người bị bệnh Parkinson, nguyên nhân do thiếu máu và thiều đường trong máu, làm teo cơ, chân tay vô lực, run rẩy do áp huyết thấp thiếu máu, sau 3 tuần dùng bài thuốc này đã đi đứng khỏe mạnh, có lực, người tỉnh táo, tập được các bài tập khí công như người bình thường, chứng tỏ thuốc chữa Parkinson không chữa đúng gốc bệnh, do các sợi thần kinh thiếu máu và đường nuôi dưỡng bị thoái hóa teo liệt dần.
Cấm kỵ : Những người có bệnh cao áp huyết không dùng được, sẽ bị cao áp huyết, chảy máu cam

3- Thuốc bổ NGŨ VỊ TỬ (Chinese magnolia vine) (Hạt Cơm Nắm)
Tên khoa học Schisandra ghinensis Baill., tiếng Anh là Chinese magnolia vine, tiếng Việt là Hạt Cơm Nắm.
Phân tích công dụng theo Tây y:
Có tác dụng trợ tim, an thần, kích thích hô hấp, điều hòa tuần hoàn huyết, giãn mạch ngoại biên, tăng độ thấm mao mạch sẽ làm giảm áp huyết, làm giảm clorid máu và độ kiềm dự trữ, tăng ít glycogen trong mô, nhưng làm giảm glycogen trong gan, giảm acid lactic trong mô, nhưng làm tăng trong gan, sẽ làm hạ đường trong máu.
Có tác dụng chống độc làm hại gan nhờ chất gomisin A và một lignan có tính kháng khuẩn làm ức chế tăng hoạt độ transaminase gan AST và ALT đẻ ức chế mô bệnh lý của gan trong trường hợp viêm gan.
Chất gomisin A trong Ngũ Vị Tử bảo vệ màng tương của tế bào gan nhưng không làm ức chế sự chế tạo kháng thể, kích thích cytochrom P450 làm tăng tổng hợp protein trong gan, tăng hoạt động các tiểu thể gan để có khả năng giải độc cho cơ thể, chữa được loét bao tử, hen suyễn, dị ứng da và dị ứng loại bỏ những bộ phận cấy ghép.
Phân tích công dụng theo Đông y:
Ngũ Vị Tử có đủ năm vị, ngoài vỏ da có vị ngọt, chua, mặn, hạt có vị cay, đắng, mặn, nhưng chua và mặn nhiều hơn nên có tính thu liễm khí của phổi làm cho khỏi ho, thu liễm thận khí làm cho tinh kiên cố, làm ấm thận, sinh nước miếng chữa được bệnh khát khô họng, làm ấm phổi, tiêu tà nhiệt, chữa được suyễn, thông huyết mạch, bổ khí hòa trung tiêu, chữa tiêu chảy, nôn ói, đau bao tử, giải độc rượu, tiêu thực tích ứ đọng trong cơ thể, bổ tam tiêu.
Ở thượng tiêu làm bổ mạnh phổi, chữa được ho tức ngực, suyễn, cổ khô khát, mồ hôi trộm, sốt, tả lỵ lâu ngày.
Ở trung tiêu điều hòa bổ tỳ vị, ăn không tiêu, không hấp thụ, cơ thể suy nhược mệt mỏi.
Ở hạ tiêu làm bổ mạnh thận, chữa thận hư, liệt dương, di tinh, ù tai, đái dầm. Là một loại thuốc bổ mạnh, không nên uống nhiều làm tăng nhiệt gây táo bón.
Kinh nghiệm lâm sàng Trung Quốc, Ngũ Vị Tử dùng hồi phục sức khỏe bồi bổ sau cơn bệnh, và chữa bệnh lỵ, lậu, cảm lạnh, say sóng, viêm phế quản, hen suyễn.
Ngũ Vị Tử bột, dạng sống chữa ho, dạng sao chế chữa bổ, liều dùng 2-4g/ngày, mỗi ngày 3 lần, pha như trà, hoặc sắc nước uống, có công dụng chữa tỳ thận dương hư đi tiêu chảy, suy nhược cơ thể do thiếu khí, phổi yếu, thiếu máu, mất máu, hen suyễn của người già, hen phế quản, ngừa nhồi máu cơ tim, suy tim, tai biến mạch máu não, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, hay quên.
Cấm kỵ :
Những người đang bị cảm sốt cao, phát ban, bị táo bón thực chứng, phân khô cứng thì không dùng được.
Thuốc tạo ấm cơ thể, chỉ tốt cho người bị tiêu chảy, người lạnh.
Có lợi cho những người lớn tuổi không có vấn đề táo bón tiêu chảy, dùng Ngũ Vị Tử dùng để bổ trí óc tăng cường và phục hồi trí nhớ, ngăn ngừa bệnh tim mạch, tiểu đường, uống liều 2-4g/ngày vào buổi tối. Khi cơ thể tăng nhiệt, táo bón phải ngưng vì cơ thể đã dư thừa không cần bổ nữa

Đây chỉ là 1 trong trăm ngàn tình huống khác nhau và còn nhiều vô số những trường hợp bệnh từ những nguyên nhân phức tạp hơn mà chúng ta cần phải tiếp tục học hỏi và áp dụng để ngày càng tiến bộ thêm. Hy vọng chút thiện ý này sẽ giúp ích phần nào cho các bạn trong bước đầu bỡ ngỡ khi đến với KCYD – môn học góp phần rất lớn cho y học trên thế giới nói chung và cho VN nói riêng. Xin chúc mọi người học tốt, làm tốt để có thể trị bệnh cho mình, cho người thân và còn tiến xa hơn nữa…!
Xin chân thành cảm ơn thầy đã giúp con hoàn thành phần tài liệu căn bản này!
Kiều Oanh

(Muốn tìm hiểu thêm về KCYD, xin vào trang nhà: khicongydaovietnam.wordpress.com)
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Quay về Tài liệu Tự Học Chữa Bệnh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến5 khách