Lưu ý dùng danh từ Trưởng Môn và Chưởng Môn khác nhau :
Trưởng Môn là người đứng đầu một môn.
Thí dụ Trong một địa điểm sinh hoạt KCYD chia ra dạy lý thuyết ,tập bài tập khí công. và chữa bệnh. Người nào giỏi dạy lý thuyết được bầu chọn làm trưởng bộ môn giảng dạy, nguòi khác làm trưởng bộ môn tập luyện thể dục KCYĐ, người khác làm trưởng bộ môn chữa bệnh.
Chưởng Môn khai sáng là Tổ khai sinh ra một môn phái, người kế thừa là người đủ tài giỏi điều khiển, duy trì, phát triển môn phái của chưởng môn khai sáng thì gọi là Chưởng Môn đời thứ hai, rồi truyền cho 1 người khác tài giỏi nhất trong môn phái làm chưởng môn đời thứ 3...
Trong Đạo Phật như tổ Đạt Ma là tổ thừa kế thứ 28 của Đạo Phật sang Trung Hoa là sơ tổ Trung Hoa, rồi truyền y bát cho Tổ Thần Quang là tổ thứ 2....Lục Tổ Huệ Năng là tổ thứ 6 do ngũ Tổ Hoằng Nhẫn truyền y bát. Theo truyền thống là y bát đó của Phật trao cho làm tin, chỉ có 1 không có hai, nên y bát này vào tay Tổ Huệ Năng, mà không vào tay Thần Tú là thầy giảng pháp giỏi nhưng chưa ngộ như ngài Huệ Năng, từ đó Thần Tú cũng có nhiều học trò giỏi không phục lập ra Bắc Tông truyền đạo về phương Bắc, còn Tổ Huệ Năng ở ẩn 10 năm sau mới truyền đạo xuống phương Nam và ngài không trao y bát cho ai nữa tránh gây tranh giành y bát.
Như vậy Chưởng Môn có nghĩa là Tổ của 1 môn phái, còn Trưởng môn thì cử ai làm cũng được và thay đổi người khác thay thế cũng được.
Thân
doducngoc
Kính Thầy!
Con vô cùng xin lỗi, vì từ trước đến nay con chỉ hiểu : Trưởng là người đứng đầu, còn Chưởng là như trong phim kiếm hiệp "tung chưởng" ấy ạ. Con chưa hiểu khi ghép vào với chữ "môn" thì lại khác.
Kính xin Thầy thứ lỗi cho con!
Chúng con thật sung sướng (riêng con rất cảm động), khi được Thầy quan tâm dạy bảo mọi điều!
Con vô cùng biết ơn Thầy!
Đỗ Liên.