PHỐI HỢP CÁC VỊ THUỐC

PHỐI HỢP CÁC VỊ THUỐC

Gửi bàigửi bởi phamngocnam » Thứ 2 Tháng 12 09, 2013 9:17 am

Kính xin Quý Thầy và Quý đạo huynh cho lời khuyên

1. Muốn uống Bổ trung ích khí chế sẵn của TW3, nhưng theo toa hướng dẫn xử dụng của TW3 thì thuốc này những người cao máu không dùng được,
Vậy người cao Huyết áp có thể dùng thang sau đây thay thế được không ( gồm các vị Hoàng kỳ, Chích thảo, Thăng ma, Nhân sâm, Đương quy, Sài hồ, Bạch truật, Trần bì)

2.Huyết áp cao, nhưng nhịp tim thấp, vậy có nên dùng tỏi ngâm dấm để chữa cao máu không ?

3.Toa Súp Đậu thận trắng + Tỏi để chữa cao huyết áp, có thể cho thêm quế + mật ong để vừa chữa cao huyết áp vừa tăng nhịp tim được không ?

4.Cháo bổ gan thận : Đậu phụng + Gạo nếp + Gan heo + Gừng, muốn thêm Tỏi để đồng thời chữa cao huyết áp có được không ?

$. Các bài tập Khí công nhất thiết có phải đúng liều lượng không, như tập được 1/2 liều ,vì lý do nào đấy phải ngưng 5-10 phút rồi lại tiếp tục,hoặc tập luôn phiên mỗi bài 1/2 liều rồi qua những bài khác, sau đó trở lại tập tiếp những bài chưa đủ liều . Như vậy liều điều trị có mất tác dụng không ?

6. Thực hành các bài tập Khí công không theo không theo lịch thời gian cụ thể mà rảnh giờ nào thì tập, như vậy có được không


Mong chờ tư vấn của Quý vị. Xin cảm ơn. Phamngocnam
phamngocnam
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 13, 2013 4:47 pm

Re: PHỐI HỢP CÁC VỊ THUỐC

Gửi bàigửi bởi Vương Văn Liêu » Thứ 2 Tháng 12 09, 2013 10:20 am

1. Ta không nên gọi là cao máu mà nên gọi là cao HA. Hai thành phần quan trọng trong cơ thể là khí và huyết, khí là huyết áp, còn huyết là máu.
Bài Bổ trung ích khí có tác dụng bổ tỳ, ích khí, thăng dương, có nghĩa là tăng khí. Như vậy là không nên dùng cho người HA cao.
Các vị Hoàng kỳ, Chích thảo, Thăng ma, Nhân sâm, Đương quy, Sài hồ, Bạch truật, Trần bì cũng không nên dùng đối với trường hợp này vì Nhân sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật cũng bổ khí( tăng khí), nhất là vị Nhân sâm.
Mục 2, 3, 4. ,cũng không nên luận bệnh theo kiểu gia giảm vị thuốc như vậy. Bạn nên căn cứ vào máy đo huyết áp theo các trường hợp sau:
a) Huyết áp cao, nhịp tim thấp.
b) Huyết áp cao, nhịp tim bình thường.
c) Huyết áp cao, nhịp tim cao
Đo cả 2 tay trước khi ăn và sau khi ăn 30 phút để xem sự phối hợp của gan và dạ dày cũng như chức năng của gan và dạ dày ra sao để chọn những bài tập Khí Công và sử dụng các bài thuốc thích hợp. Ta nên tìm gốc bệnh có nghĩa là tìm nguyên nhân và các mối quan hệ của bệnh với tạng phủ theo phép biện chứng.
5. Liều lượng của các bài tập Khí Công là bao nhiêu phải do mình kiểm chứng bằng máy đo huyết áp, ví dụ: Tập Nạp khí trung tiêu 5 lần, kiểm chứng bằng máy đo HA, có khi HA tăng; tiếp tục tập 5 lần nữa, đo lại HA có khi HA lại giảm; Bài Kéo Ép gối thổi hơi ra nếu kéo chậm huyết áp tâm trương có khi lại giảm xuống, khi kéo nhanh, HA tâm trương lại tăng lên; phương pháp thổi hơi ra mạnh liên tục như kiểu thổi nến 5- 10 phút, có người HA lại tăng lên....
Do đó liều lượng các bài tập là bao nhiêu mình phải tự kiểm chứng để phù hợp cho bản thân.
6. Theo tôi là được, chỉ có 7 bài điều chỉnh thần kinh đầu không nên tập tối vì sẽ khó ngủ.
Vương Văn Liêu
Sửa lần cuối bởi Vương Văn Liêu vào ngày Thứ 2 Tháng 12 09, 2013 10:34 am với 1 lần sửa trong tổng số.
Vương Văn Liêu
 
Bài viết: 823
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 11 25, 2011 7:25 am

Re: PHỐI HỢP CÁC VỊ THUỐC

Gửi bàigửi bởi vanphu03 » Thứ 2 Tháng 12 09, 2013 10:23 am

Kính Chào Cao Huynh Phamngocnam!
Với những thắc mắc của Huynh, Tiểu đệ xin mạn phép được có đôi lời chia sẻ như sau
- Theo như đệ thấy các câu hỏi của Huynh phần lớn muốn hỏi dùng thuốc này hay thuốc kia có làm tăng hay giảm áp huyết hay không, tăng nhịp tim được hay không? Vấn đề này Thầy Ngọc đã luôn nhắc nhở, muốn biết thì không nên hỏi Thầy mà hỏi ngay Bác sỹ gia đình nhà mình là máy đo áp huyết, không có Bác sỹ hay Thầy nào chẩn đoán giỏi như nó cả. Đôi lúc muốn biết công dụng thực của thuốc với bản thân mình thì làm chuột bạch thí nghiệm một vài lần cũng không đến nỗi quá khó khăn.
- Theo đệ nghĩ, việc tập luyện của mỗi người phải căn cứ vào tính chất bệnh và điều kiện thực tế mà sắp xếp. Nếu bệnh đã nặng đến cửa tử, phải chăng còn coi thường mà không chăm chỉ tập luyện mà vẫn đi làm việc khác?

Đọc các câu hỏi của cao huynh thì có lẽ huynh đang quan tâm làm sao tăng được nhịp tim và hạ được áp huyết? Đối với vấn đề này cho đệ góp ý một câu: " nhẹ thì hữu hình trung trị, nặng thì vô hình gốc trị" hay nhắc lại một câu trong Hoàng Đế Nội Kinh " Phàm chứng uống thuốc nhiệt mãi mà vẫn hàn thì trách chân hỏa không đủ, uống thuốc hàn mãi mà vẫn nhiệt thì trách chân âm bất túc"

Vài lời gõ trống múa rìu xin được chỉ dạy!
vanphu
vanphu03
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 04, 2012 1:01 am

Re: PHỐI HỢP CÁC VỊ THUỐC

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 2 Tháng 12 09, 2013 12:58 pm

Nhắc lại tất cả các bài thuốc hay bài tập, cần cái nào trước cái nào sau, liều lượng thuốc, liều lượng tập đềi phải theo quy luật khám khiểm chứng bằng máy đo áp huyết và máy đo đường xem tiêu chuẩn 3 số là Khí lực/lượng máu qua tim/nồng độ đường trong máu.

Khí lực dư chỉ cần tập mà không cần uống thuốc.
Hỏi tập không đủ liều đưỡc không và rảnh lúc nào tập lúc đó được không. Sai nguyên tắc của Khí Công, muốn biết được không phải kiểm chứng lại bằng 2 máy.
Còn nếu nói rảnh lúc nào tập lúc đó được không, thì mình tự hỏi như thế này sẽ biết câu trả lời đúng hay sai : Rảnh lúc nào ăn cơm hay uống thuốc lúc đó được không, và đang uống 1/2 thuốc rồi bỏ lúc khác uống được không ? Cách này không phải là cách chữa bệnh nghiêm túc rồi.

Nhịp tim thấp là thiếu đường tại sao không thử đường, nếu thiếu thì ăn thêm đường, nếu dư thì tập, tại sao cần thuốc làm tăng nhịp tim, thay vì vận động mạnh cho tăng nhịp tim

admin
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6799
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: PHỐI HỢP CÁC VỊ THUỐC

Gửi bàigửi bởi phamngocnam » Thứ 2 Tháng 12 09, 2013 5:46 pm

Vâng, xin cảm ơn Quý chư vị chỉ dẫn, tại tôi không dám tự làm thí nghiệm ,vì sự hiểu biết còn mơ hồ , lại muốn thực hành chữa trị cho có kết quả ngay cho bệnh nhân, nên muốn xin kinh nghiệm của Chư vị - Thật ra bản thân tôi cũng có thử các bài tập, cũng như vài công thức gia giảm cách ăn uống nhưng không tìm được kết luận cụ thể - Thật tình mà nói , tôi tiếp thu kiến thức hơi chậm, đọc, nghe các bài giảng nhiều đoạn chưa hiểu hết ý ....
và đo huyết áp quá nhiều làn trong ngày -kiểu thí nghiệm-thì kết quả số đo hình như không chính xác, có khi, đo lần 2 ( ví nghi ngờ đo lần 1) cách lấn 1 ba bốn phút thì chỉ số thấy có khác nhau.Vậy nghĩa là làm sao,?
phamngocnam
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 13, 2013 4:47 pm

Re: PHỐI HỢP CÁC VỊ THUỐC

Gửi bàigửi bởi vanphu03 » Thứ 4 Tháng 12 11, 2013 9:07 am

Gửi Cao huynh NgọcNam
Bản thân mình còn không dám thí nghiệm vì mơ hồ, thì sao mà chữa cho người khác được. " Dùng thuốc tựa dùng binh", không biết sao mà chữa được. Nếu mình chưa rành hoặc chưa biết thì không nên dùng, dùng rồi tác hại lớn lắm.

Chỉ số áp huyết thay đổi sau các lần đo đã có nhiều bài trả lời và post lên trang nhà. Xin Đồng huynh tìm hiểu thêm.
vanphu
vanphu03
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 04, 2012 1:01 am

Re: PHỐI HỢP CÁC VỊ THUỐC

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 4 Tháng 12 11, 2013 9:39 am

Đo áp huyết không cần chính xác như tây y, mà chỉ cần biết những điều kiện sau đây :
1-Nó có nằm trong tiêu chuân tuổi hay không. Thí dụ tiêu chuẩn tuổi trung niên :
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
Đo lần 1 127, lần 2 123, lần 3 120, lần 4 130 là vẫn tốt.
2-Chức năng khí hóa hấp thụ và chuyển hóa có thuận không :
Trước khi ăn, bụng đói thì áp huyết bên tay trái phải thấp hơn tay phải là thuận. Nếu tay trái cao hơn tay phải là nghịch, là có bệnh
3-Sau khi ăn bụng no thì áp huyết tay trái phải cao hơn tay phải là thuận, thấp hơn tay phải là có bệnh tiêu hóa.
4-Trước và sau khi ăn áp huyết giống nhau không thay đổi bên trái là bao tử không làm việc, không thay đổi bên phải là gan không làm việc.
Không làm việc mà áp huyết thấp hơn tiêu chuẩn là gan hay bao tử teo, còn không làm việc mà áp huyết cao là gan chai sưng cứng hay bao tử sưng cứng.
5-Sau khi tập áp huyết phải thay đổi, nếu không thay đổi là chức năng gan hay bao tử có bệnh.

Tất cả những điều này nếu chưa xẩy ra tổn thương thực thể thì tây y tìm không ra bệnh, nhưng đối với đông y khí công là người đang có bệnh.

Thân
doducngoc
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6799
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: PHỐI HỢP CÁC VỊ THUỐC

Gửi bàigửi bởi phamngocnam » Chủ nhật Tháng 12 15, 2013 3:22 am

Bài dạy của Thầy Ngọc thật dễ hiểu, dễ áp dụng thực hành cho người bập bẹ như tôi trong luận chuẩn đoán bệnh.
Hết lòng cảm ơn Thầy.
Kính chúc Thầy Ngọc mãi mãi tinh tấn.
Ước mong ngành Khí Công Y Đạo ngày càng được phổ biến rộng khắp.
Phamngocnam
phamngocnam
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 13, 2013 4:47 pm


Quay về Thắc Mắc bạn có trong khi tự học KCYD (Lý Thuyết / Thực Hành)

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến16 khách