Những thắc mắc trong quá trình tự chữa bệnh cho bản thân.

Những thắc mắc trong quá trình tự chữa bệnh cho bản thân.

Gửi bàigửi bởi Diệu Hiền » Thứ 3 Tháng 9 10, 2013 12:03 am

Kính thưa Thầy Đỗ Đức Ngọc và các Thầy Khí Công Y Đạo!

10 ngày nay con tự chữa bệnh cho mình mới thấy ứng dụng lý thuyết vào thực hành quả là khó! Xin các Thầy bớt chút thời gian dạy cho con tỏ tường!

Áp huyết tiêu chuẩn lứa tuổi của con: 110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70

Con xin chia thắc mắc của con ra làm 4 phần:

1. Khi đo áp huyết ở tư thế nằm và ngồi thì chỉ số khác nhau, vậy để lấy 1 số để luận giải thì nên chọn số ngồi hay số nằm?

Ví dụ:

Trường hợp 1:

Đo ở tư thế nằm:
Tay trái: 92/45/78
Tay phải: 95/58/81

Đo ở tư thế ngồi:
Tay trái: 97/62/81
Tay phải: 112/69/85

Trường hợp 2:

Đo ở tư thế nằm:
Tay trái: 83/50/68
Tay phải: 117/55/73

Đo tư thế ngồi:
Tay trái: 115/66/85
Tay phải: 111/65/84

Xin các Thầy xem sự khác biệt ở cả 3 số tâm thu, tâm trương và nhịp tim.

2. Cùng một tay, đo 2 lần (mỗi lần cách nhau khoảng 3 phút), tư thế giống nhau, không bị bất kỳ ngoại lực nào tác động, chỉ số giữa 2 lần lại quá cách biệt.

Ví dụ:

Trường hợp 1:

Đo lần 1:
Tay trái: 83/50/68
Tay phải: 117/55/73

Đo lần 2:
Tay trái: 105/50/69
Tay phải: 107/57/70

Số thứ 1 của tay trái tăng 22 số trong lần đo thứ 2

Trường hợp 2:
Đo lần 1:
Tay trái: 104/57/62
Tay phải: 110/64/63

Đo lần 2:
Tay trái: 89/60/61
Tay phải: 106/62/61

Lần này thì số thứ 1 của tay trái giảm 15 số trong lần đo thứ 2

Trường hợp 3:

Sau khi ăn:

Đo lần 1:
Tay trái: 113/64/81
Tay phải: 107/66/77
Nếu nhìn số này thì thấy rõ ràng bao tử có làm việc vì số thứ nhất bên tay trái cao hơn tay phải

Đo lần 2:
Tay trái: 105/62/79
Tay phải: 110/63/79
Nhưng dựa vào số này thì bao tử lại không chuyển hóa vì số thứ nhất bên tay trái thấp hơn tay phải

3. Cùng một bài tập, khi thì đưa áp huyết lại gần tiêu chuẩn, khi thì ngược lại

Ví dụ:

Trường hợp 1:

Trước khi tập:
Tay trái: 93/51/68
Tay phải: 105/55/68

Sau khi nạp khí TT + kéo gối 200 cái theo nhịp thở bình thường (không nhanh, không chậm)
Tay trái: 110/60/69
Tay phải: 110/62/67

Trường hợp 2
Cũng tập y như vậy nhưng số không đưa về gần tiêu chuẩn mà lại tệ hơn (lần này quên ghi lại chỉ số)

4. Huyết áp thấp nhưng tập bài đứng hát kép gối rất mệt, tập bài nằm kéo gối thì không mệt.

Ví dụ:

Trước khi tập:
Tay trái: 105/62/79
Tay phải: 110/63/79

Sau khi đứng hát kéo gối 30 cái, đo lại:
Tay trái: 105/61/74
Tay phải: 122/68/76

Nghe lời Thầy, con đã tự mình kiểm chứng số đo áp huyết trong ngày rất nhiều lần nhằm tìm ra bài tập thích hợp, liều lượng thích hợp, cách tập thích hợp cho tình trạng bệnh của mình nhưng càng chữa thì càng giống như rơi vào ma trận vậy.

Kính xin Thầy hướng dẫn cho con.

Con kính chúc Thầy và gia quyến luôn mạnh khỏe, an lạc trong chánh pháp và thành tựu mọi tâm nguyện.

Con
Diệu Hiền
Diệu Hiền
 
Bài viết: 83
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 9 25, 2011 11:53 am

Re: Những thắc mắc trong quá trình tự chữa bệnh cho bản thân

Gửi bàigửi bởi Liên » Thứ 3 Tháng 9 10, 2013 2:21 am

Chào Diệu Hiền!
L xin phép Thầy Chưởng Môn và các thầy KCYĐ, chia xẻ với DH kinh nghiệm của mình chút xíu nhé.

1/L cũng đã từng thắc mắc về tư thế đo ah, và đc trả lời như sau:
Xin các bạn hãy nhớ cho
Mọi người khi đo huyết áp là phải đo ở tư thế nằm và thả lỏng tay, chân, đầu, cổ và đặc biệt là không nói chuyện, không ngọ ngoạy tay chân. Làm như vậy thì mới có số đo chính xác để chẩn bệnh và điều trị cho các bài tập phù hợp. (Khi đo ở tư thế nằm và tư thế ngồi sẽ sai lệch nhau 5 đến 10 chỉ số, Đo nằm yên so với đo ngọ ngoạy nhúc nhích sai lệch nhau từ 10 đên 20 chỉ số.)

Thực tế mình thấy : khi nằm thì toàn thân thẳng thắn, thư giãn. Khi ngồi thì phần chân bị gập, nên chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng khác đi rồi. (số đo của mình khi ngồi rất "đẹp", nên mình thích nó hơn :lol:

2/Cùng một tay, đo 2 lần (mỗi lần cách nhau khoảng 3 phút), tư thế giống nhau, không bị bất kỳ ngoại lực nào tác động, chỉ số giữa 2 lần lại quá cách biệt - có ngoại lực tác động khi máy bơm căng hơi ép vào mạch máu chứ.

3/ Cùng một bài tập, khi thì đưa áp huyết lại gần tiêu chuẩn, khi thì ngược lại - điều này phụ thuộc vào tốc độ tập nhanh hay chậm. Bài Kéo ép gối thật nhanh 150 cái liên tục, thổi hơi ra phù phù Thầy mới dạy, hay lắm đấy, làm ah tăng chứ không bị hạ như trước giờ vẫn tập đâu. L thử Lễ Phật Trì Danh nhanh 10ph cũng vậy, (tập xong cuốn lưỡi ngậm miệng giữ khí).

4/ Huyết áp thấp nhưng tập bài đứng hát kép gối rất mệt, tập bài nằm kéo gối thì không mệt - Tập đứng ah lên nhiều hơn tập nằm, sau khi tập nhìn số ah lên rất "đã". Trước khi tập nhớ uống đường cho đỡ mệt, và phải đo đường thường xuyên, đừng để thiếu đường sinh bệnh khác. Kéo và hát 3 lần one...(=42 cái), đường xuống 3 số, 1 thìa cà phê đường lên 1 số (pha với nước nóng uống, nước gừng càng tốt).

Đây là KN dùng thuốc bổ máu canxi-B12 của kdttigon: Vợ em HA thấp , lại đang mang thai, mấy tháng đầu HA chỉ xung quanh 100 , em cho uống đợt đầu theo tờ hướng dẫn là 4 ống trên ngày chia 2 lần trước bữa ăn và có uống thêm viêm sắt bổ máu Obimin nhưng đến tháng thứ 5 mà HA không có gì tiến triển , nên em tăng liều lên ngày 10 ống , và ăn uống bổ máu thêm với cà rốt , củ rền , thi thoảng ăn chè đậu xanh táo đỏ ... đến nay vợ em đang mang thai đến tháng thứ 9 và HA đã lên lọt vào tiêu chuẩn tuổi có lần em đo đã lên được 120.

Tóm lại: AH thấp thì phải bổ máu thật nhiều, tập thật nhanh, nhưng đừng quên kiểm chứng bằng máy đo AH :lol:
Liên
 
Bài viết: 181
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 11 30, 2012 5:18 am

Re: Những thắc mắc trong quá trình tự chữa bệnh cho bản thân

Gửi bàigửi bởi Diệu Hiền » Thứ 3 Tháng 9 10, 2013 7:06 am

Em chào chị Liên,

Cám ơn chị đã bỏ thời giờ tư vấn cho em, nhưng có vẻ như chị chỉ đọc 4 cái tiêu đề, còn nội dung thì không biết chị có đọc không? Em nói vậy xin chị hoan hỷ nhé!

Mục 1. Tư thế đo áp huyết

Em không muốn làm mất thời gian của các Thầy nên, trước khi đưa ra bất kỳ câu hỏi nào đều xem các bài trước, nếu chưa có trường hợp nào giống mình thì e mới hỏi.

Đoạn chị trích dẫn em đã đọc lâu rồi, đó là bài của anh Trần Hữu. Nhưng sở dĩ em vẫn thắc mắc bởi vì phần lớn bệnh nhân đi khám bệnh hoặc tự đo áp huyết đều đo với tư thế ngồi, rồi họ đem số đó nhờ các Thầy tư vấn liệu có chính xác? bởi vì với trường hợp của DH, đo ở tư thế ngồi, thì dường như chỉ thiếu máu, thiếu khí chút xíu, nhưng đo với tư thế nằm thì áp huyết giống như người sắp ung thư vậy!

Mà phần lớn chúng ta sống là hoạt động, chứ ít khi nằm, máy đo áp huyết là đo sự sống của con người, sao không đo tư thế ngồi mà lại tư thế nằm? Nếu đo nằm đủ chuẩn mà đo ngồi không đủ chuẩn thì rốt cuộc người đó bệnh hay khỏe?

Mục 2. Cùng một tay, đo 2 lần, kết quả khác xa nhau.

Em nói không có ngoại lực nào tác động, nghĩa là em không nhúc nhích, không nói chuyện và cũng chẳng có ai đụng em. Còn lực tác động của máy đo áp huyết đương nhiên là có mới đo được.

Mục 3. Cùng một bài tập nhưng kết quả khác nhau.

Em có ghi rõ là em tập cùng 1 bài, tốc độ như nhau, chứ không phải lần đầu tập nhanh, lần sau tập chậm.

Mục 4. Áp huyết thấp nhưng tập bài đứng hát kéo gối rất mệt.

Chưa cần đo áp huyết, tập xong thì đã thấy mệt lả, mà đo áp huyết thì quả là nhịp tim tăng mà áp huyết chả lên nổi.

Về kinh nghiệm dùng thuốc bổ máu của kdttigon.

Về phần em thì, hồi trước khi có thai, áp huyết của em rất thấp, đi khám BS toàn 9/6 thôi, nhưng từ khi có thai, áp huyết lên đều đặn mặc dù chả tẩm bổ gì cả, đến khi sinh thì áp huyết lên 110, đủ chuẩn luôn. Sau khi sinh vài tháng, mình có kinh lại, áp huyết cứ thế mà tụt dần. Điều này lý giải rằng khi có thai, hàng tháng mình không bị mất máu do đường kinh nguyệt, nên áp huyết mình lên.

Điều em nói ở trên chỉ là kinh nghiệm thôi. Bởi vì có một bệnh nhân của anh Tấn Anh kể, cô bị ung thư, chỉ số xét nghiệm ung thư là 300 (đối với người không bệnh là <30), BS cho cô chích thuốc vô kinh trong 6 tháng, thì sau đó chỉ số này giảm còn 10, sau đó không chích thuốc nữa thì chỉ ngay tháng đầu chỉ số này lại tăng lên 80 ngay.

Nhưng cũng không thể phủ nhận tác dụng của Canxi-B12.

"Tóm lại: AH thấp thì phải bổ máu thật nhiều, tập thật nhanh, nhưng đừng quên kiểm chứng bằng máy đo AH"

Dạ cái này em cũng biết ạ, em rất siêng kiểm tra áp huyết. Còn việc tập bài nào, liều lượng bao nhiêu, tập nhanh hay chậm là tùy tình trạng từng người, không phải kết quả đều cho ra như ý, như em tập nhanh thì càng mệt, càng hụt hơi.

Em nói lại cho rõ như vậy, chị hoan hỷ nhé!

Em chúc chị mạnh khỏe, hạnh phúc và ngày càng tinh tấn!

Diệu Hiền
Diệu Hiền
 
Bài viết: 83
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 9 25, 2011 11:53 am

Re: Những thắc mắc trong quá trình tự chữa bệnh cho bản thân

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 3 Tháng 9 10, 2013 10:48 am

Thiếu máu thì đo hay tập kiểu nào cũng là thiếu.
Cần để ý số thứ hai là van tim, như cánh cửa mở rộng hẹp để biết có thiếu máu hay không. Lấy 1 thí dụ cho dễ hiểu.
Nếu có 75 người đi qua 1 cái cửa với tốc độ 1 phút (chi nhịp tim 75), như vậy cửa chỉ cần mở rộng cho đủ 1 người qua. Người ở đây chỉ số lượng máu. Nếu số người tăng gấp đôi, có nghĩa là bổ thêm máu, cũng với tốc độ 150 người đi qua trong 1 phút là nhịp tim vẫn 75 thì cửa van tim phải mở rộng gấp đôi cho đi hàng hai, hai người qua 1 lượt, nếu lượng máu gấp 3, thì 3 người cùng qua cửa 1 lượt, van tim mở rộng gấp 3.

Với thí dụ này thì dù có tập bài nào, ngồi, đứng hay nằm, thì van tim vẫn hẹp, điều đó chứng tỏ thiếu máu nhiều qúa, hậu qủa tế bào lão hóa nhanh, tuỗi thọ giảm. Bây giờ mình vẫn sống vui khỏe đó là sự sống, tế bào đang sống trong hiện tại, cũng như pile trong hai đồng hồ vẫn còn chạy đúng, đủ 1.5 volt, đó gọi là sự sống hiện tại. Còn KCYĐ cần đến sức sống là nguồn năng lượng dự trữ để nuôi tế bào sống dài hơn, giống như pile đồng hồ làm bằng nguyên liệu tốt chạy 5 năm mới thay pile, còn nguyên liệu xấu chạy 3 tháng hết pile, có nghĩa là thiếu sức sống.

Các trường hợp trên khác nhau đều phải so sánh lý luận cả 3 số, tốt số này hỏng số kia cũng vẫn do nguyên nhân thiếu máu, cần ưu tiên bổ máu, còn tâp khí công là duy tri công thức máu làm tăng sức sống.

Thân
doducngoc
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6799
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: Những thắc mắc trong quá trình tự chữa bệnh cho bản thân

Gửi bàigửi bởi Liên » Thứ 3 Tháng 9 10, 2013 11:57 am

Kính Thầy!
Trường hợp của con thì hơi khác, cụ thể là:
Lần 1: Đo ngồi : TT 109/73/76 - TP 111/75/75
Đo nằm : TT 100/57/67 _ TP 98/58/67

Lần 2: Đo ngồi: TT 110/71/77 - TP 115/70/75
Đo nằm : TT 109/62/68 - TP 104/63/71

Cả 4 số con đo cùng thời điểm, lúc 14:50
Con thấy khi ngồi, thì van tim và nhịp tim của con đạt chuẩn , nghĩa là huyết đủ, chỉ thiếu khí thôi.
Nhưng khi nằm thì cả 3 số đều thấp, nghĩa là con thiếu nhiều khí và huyết, nhịp tim chậm (bị hàn).
Vậy thưa Thầy, luận bệnh theo cách đo nào chính xác ạ?
Liên
 
Bài viết: 181
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 11 30, 2012 5:18 am

Re: Những thắc mắc trong quá trình tự chữa bệnh cho bản thân

Gửi bàigửi bởi Diệu Hiền » Thứ 3 Tháng 9 10, 2013 12:29 pm

Hi chị Liên,

Em thấy TH của chị cũng giống như TH em đã nêu ở trên trong mục 1, tức là khi ngồi thì số áp huyết của mình gần với tiêu chuẩn hơn ở số thứ nhất và số thứ hai, nhưng nhịp tim thì cao hơn so với khi nằm.
Diệu Hiền
 
Bài viết: 83
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 9 25, 2011 11:53 am

Re: Những thắc mắc trong quá trình tự chữa bệnh cho bản thân

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 3 Tháng 9 10, 2013 12:53 pm

Không chịu tính toán cộng trừ số thứ 2 với số thứ 3 vào tiêu chuẩn tuổi thì số đầu cũng giống nhau, số đầu bây giờ theo cách suy luận mới cũng là số giả theo sự chuyển hóa số thú 2 và thứ 3 lệ thuộc vào những vị thế hay bài tập khác nhau. Khi nào đủ máu thì áp huyết ổn định.
Khác với áp huyết giả hàn giả nhiệt, nhiệt giả hàn mới là bệnh nan y ung thư.
Thiếu máu không chịu bổ máu đủ thì tập khí công sẽ dư khí thiếu huyết làm rối loạn áp huyết.

Thân
doducngoc
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6799
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: Những thắc mắc trong quá trình tự chữa bệnh cho bản thân

Gửi bàigửi bởi Diệu Hiền » Thứ 3 Tháng 9 10, 2013 10:22 pm

Dạ con xin cám ơn Thầy rất nhiều, bữa giờ con cũng suy luận như vậy đó ạ, thiếu máu thì dù có tập cỡ nào cũng không lên được, còn số đo áp huyết nhảy lung tung là do thiếu máu nên áp huyềt rối loạn. Bây giờ Thầy cũng nói vậy thì con yên tâm hơn vì biết mình đã suy luận đúng.

Con
DH
Diệu Hiền
 
Bài viết: 83
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 9 25, 2011 11:53 am

Re: Những thắc mắc trong quá trình tự chữa bệnh cho bản thân

Gửi bàigửi bởi phantananh » Thứ 4 Tháng 9 11, 2013 7:39 am

Theo KN của Tấn Anh:

1. Khi đo áp huyết ở tư thế nằm và ngồi thì chỉ số khác nhau, vậy để lấy 1 số để luận giải thì nên chọn số ngồi hay số nằm?

Ở tư thế ngồi: khí huyết tập trung ở phần Trung Tiêu và Thượng Tiêu nhiều
Ở tư thế nằm: khí huyết chạy đều toàn thân tức là đều hết cả Tam Tiêu

Vì thế, AH đo tay khi ngồi thường cao hơn khi nằm

Kinh ngiệm khi đo AH cả tay và chân thì tư thế nằm đo chính xác hơn để lý luận

2. Cùng một tay, đo 2 lần (mỗi lần cách nhau khoảng 3 phút), tư thế giống nhau, không bị bất kỳ ngoại lực nào tác động, chỉ số giữa 2 lần lại quá cách biệt.

AH đo hai lần cách nhau vài phút thì lần đo sau luôn thấp hơn
Vì khi đo lần 1, máy bơm khí đã đẩy máu đi xa khi đo lần 2 máu chưa về đủ nên AH có thấp hơn. Trường hợp này càng rõ ràng đối với người thiếu máu

3. Cùng một bài tập, khi thì đưa áp huyết lại gần tiêu chuẩn, khi thì ngược lại

Bài tập đưa AH về tiêu chuẩn do có khí mạnh, Khi ngưng tập thì khí nó yếu dần sau đó AH sẽ tụt lại dần vì thiếu máu.

Bài tập đến khi đủ thì ngưng, tập quá mức thì: CỰC DƯƠNG SINH ÂM, CỰC ÂM SINH DƯƠNG.
Ví dụ: bài Nạp Khí Trung Tiêu thì sẽ tăng dương làm cho AH lên, nhưng tập bài này dưới 5 lần thôi, nếu trên 5 lần thì AH sẽ tụt xuống thấp hơn trước khi tập vì khi tập quá 5 lần sẽ toát mồ hôi (thoát dương).

Nó giống như uống thuốc chữa bệnh, hết bệnh thì ngưng uống, uống tiếp nữa thì sinh bệnh ngược lại.
Ví dụ: Thầy đã từng chữa một bệnh nhân bị tiểu đường bằng cách vừa tập KCYD vừa dùng khổ qua sống 1 trái/ngày để làm hạ đường huyết. BN này đã làm rất tốt và hết bệnh tiểu đường, sau đó chuyển qua bệnh tụt đường huyết và không còn sức để tập KCYD. Đó là do vẫn tiếp tục ăn khổ qua sống mỗi ngày, vẫn tập mà không kiểm soát bệnh của mình bằng các máy đo AH, đo đường,...

4.Huyết áp thấp nhưng tập bài đứng hát kép gối rất mệt, tập bài nằm kéo gối thì không mệt.
Câu này thì Tấn Anh không hiểu lắm ý muốn nói gì?

Những ví dụ về số đo AH bạn đưa ra Tấn Anh thấy nó đã phù hợp với quy luật rồi.

Chỉ có điều là bệnh thiếu máu nhiều mà có tập là dùng khí để đưa máu đi khắp cơ thể với một lượng máu ít hơn so với nhu cầu để cơ thể khỏe mạnh hơn là không tập. Chính vì thế, lúc đo AH nó nhảy loạn cả lên làm tâm mình nó cũng loạn theo.

Phan Tấn Anh
phantananh
 
Bài viết: 26
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 12 14, 2011 8:46 pm

Re: Những thắc mắc trong quá trình tự chữa bệnh cho bản thân

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 4 Tháng 9 11, 2013 9:47 am

4.Huyết áp thấp nhưng tập bài đứng hát kép gối rất mệt, tập bài nằm kéo gối thì không mệt.Câu này thì Tấn Anh không hiểu lắm ý muốn nói gì?

Kể từ bây giờ, áp dung cho mọi người không thể tập bài Dứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 50-100 lần làm tăng áp huyết, đôi khi rất nguy hiểm cho người thiếu máu, thiếu khí lực, những người bệnh ung thư và những người già, đứng mất thăng bằng dễ té ngã, nên đổi sang bài nằm Kéo Gối, nhưng với tốc độ nhanh gấp 2-3 lần, mỗi lần 50 cái, sẽ làm tăng áp huyết, nếu có tăng nhưng chưa thấy mệt, thì tập thêm 50 lần nữa áp huyết sẽ tăng như hình biểu diễn Parabol, nhưng không cho xuất mồ hôi mất dương thì áp huyết lại tụt thấp. Còn bài Kéo Ép Gối tiêu chuẩn chậm làm áp huyết thấp. Tuy nhiên cả hai vẫn có công dụng thông khí toàn thân, giúp tiêu hóa hấp thụ và chuyển hóa thức ăn tốt, kích thích chức năng tỳ vị gan mật thận bàng quang, nhị trường (ruột non+già), xương sống lưng, gối,chữa táo bó hay tiêu chảy, chữa bệnh tử cung hay tuyến tiền liệt, chữa đau nhức và điều chỉnh đường trong máu đều toàn thân, thấp thành cao, cao thành thấp.

Thân
doducngoc
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6799
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Trang kế tiếp

Quay về Thắc Mắc bạn có trong khi tự học KCYD (Lý Thuyết / Thực Hành)

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến12 khách