Tác dụng của cây hoàn ngọc

Tác dụng của cây hoàn ngọc

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 5 Tháng 9 11, 2014 9:01 am

Cây thuốc kỳ diệu: Cây hoàn ngọc hay nhật nguyệt

http://www.phununet.com/WikiPhununet/Ch ... oreID=9789


(Nguyên bản Việt ngữ của Giáo sư Phạm Khuê, do ông Nguyễn Văn Cứng ở Melbourne gởi tặng)



Từ một hiệu quả điều trị cho một bệnh nhân bị ung thư gan, sau khi các loại thuốc đã bó tay, khi được ăn những lá tươi xanh người bệnh đã có những chuyển biến bất ngờ. Nhiệt độ từ 39,5 độ C hạ xuống còn 37 độ, cơn đau chưa hẳn, nước da bớt vàng, bụng nhỏ lại, người nhẹ nhàng, bệnh nhân có thể ngồi dậy tiếp chuyện.

Cái gì có khả năng làm chuyển bệnh nhanh như vậy, biểu hiện công hiệu của thuốc như sau:

Sau khoảng từ 20 phút đến một giờ thuốc có tác dụng. Nếu ăn 5 lá giảm đau được 3 giờ, 7 lá giảm đau được 5 giờ, tương đương với một liều thuốc đặc trị.

Thực tế ấy làm cho gia đình người bệnh ngạc nhiên, phấn khởi nhưng với lòng luyến tiếc bởi nếu dùng thuốc sớm hơn thì kết quả có thể hy vọng cứu được người bệnh.

Dùng lá trong lúc bệnh tình đã đến giai đoạn cuối nhưng gây được chuyển biến như vậy thì thật tuyệt vời. Ðó là cây “Hoàn Ngọc”, Cây thuốc cực kỳ quý giá. Một món quà thiên nhiên tặng cho con người. Xuất xứ cây này được gọi là cây “con khỉ” vốn là vì khỉ ăn chữa khỏi bệnh thủng ruột, nhưng sau đổi thành “Hoàn Ngọc” vì đã trả lại cho chú bé hòn dái bị biến mất do trò chơi nghịch đá vào bìu nhau.

Cây thuốc rất đa năng. Từ hồi phục trạng thái của cơ thể khỏe mạnh đến các bệnh thông thường cũng như hiểm nghèo. Cây thuốc như cứu tinh trong nhiều trường hợp thúc bách, không rõ nguyên căn, nhưng sau khi ăn, diễn biến của bệnh tương tự như một hành động điều trị, điều chỉnh trạng thái cơ thể, chỗ nào yếu điều trị chỗ đó.

Có thể nêu cụ thể tác dụng cây thuốc như sau:

1. Khôi phục sức khỏe cho người ốm yếu, mệt mỏi, người già, suy nhược thần kinh, làm việc quá sức, khủng hoảng về tinh thần và thể lực.

2. Cảm cúm nhiệt độ cao, rối loạn tiêu hóa.

3. Chấn thương chảy máu, dập gãy cơ thể, dùng như nước uống và thuốc đắp. Ðặc biệt hiệu nghiệm với vết thương sọ não.

4. Khi bị nhiều bịnh một lúc như: Bệnh đường ruột, cảm cúm, gan, thận . . .

5. Ðau dạ dầy, chảy máu đường ruột, lở loét hành lá tràng, viêm loét đại tràng, trĩ nội.

6. Ðau gan sơ gan cổ trướng.

7. Viêm thận, viêm đường tiết niệu, đái ra máu, đái buốt, đái dục, đái gắt, bìu đau nhức. Sau khi uống hoặc ăn 150 lá đến 200 lá khỏi hẳn, tràn dịch màng phổi đều tốt.

8. Ðau bên trong không rõ nguyên nhân.

9. Ðau mắt đỏ, mắt trắng, đau ứ máu.

10. Phụ nữ đang cho con bú bị sa dạ con cũng ăn lá thuốc không ảnh hưởng gì đến sữa.

11. Ðối với người có bệnh huyết áp cao hoặc thấp ăn lá thuốc đều có hiệu quả, ổn định được thần kinh, rối loạn thần kinh thực vật đều chữa khỏi.

12. Có thể dùng cho chó Nhật như đẻ một ngày cho ăn lá sạch ngaỵ Gà chọi sau khi chọi cho ăn lá nó khôi phục sức gấp 3 lần.

Theo tôi dùng chữ “thần dược” với cây thuốc nầy cũng không quá , là một nhà nghiên cứu tôi muốn đặt câu hỏi tại sao? để chúng ta bàn luận. Tại sao khi ăn thuốc có khả năng hiệu chỉnh làm cơ thể ổn định ? có lẽ nhờ phân tích hóa chất gì đó đã tạo nên những hiệu quả như vậy.

Chúng ta tốn rất nhiều thời gian và phải có thí nghiệm tốt. Theo kinh nghiệm trong dân gian, ta hãy rút ra từ thực tế. Ví dụ: Suy nhược thần kinh nặng, huyết áp cao, huyết áp thấp, đái ra máu, đái gắt đều chữa được rất nhanh chóng có những bệnh xem như đối lập nhau cho một loại thuốc nhưng ngược lại thuốc vẫn chữa được phải chăng theo quy luật bảo toàn, cơ thể con người có khả năng bảo tồn lấy sức khỏe nên đã tự động tăng sức đề kháng hoặc tự điều chỉnh, tự cân bằng tương đối để thắng bệnh tật. Do đó hầu hết các bệnh đều tự khắc phục được.

Ở đây, khi ta dùng “Hoàn ngọc”, lá thuốc này có tác dụng chữa bệnh như châm cứu, tức là tự động điều chỉnh lại cơ thể nhưng hoàn toàn tự động hoá để khắc phục bệnh tật do tự tác dụng, tự cân bằng âm dương. Vì vậy cây cỏ có tên là “Nhật Nguyệt”. Chính vì thế mới có khả năng chữa nhiều bệnh cùng một lúc như vậy. Chính từ những suy nghĩ đó, chúng tôi đã vận dụng để chữa được rất nhiều bệnh và phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên với từng người còn phải có liều lượng cho phù hợp do tính chất cân bằng âm dương và hàn nhiệt của từng người.

Về hình thức cây thuốc:

Ðây là loại cây lá dài nhọn, mặt sau hơi nhạt, hình lá tương tự màu cây, cây cứng không có hoa, cây có lá mọc đối xứng, kẻ lá chồi cành cây chúc ngược lên, lá nó không bền mà chỉ vàng một chút là rụng ngay. Cây có sức sống khỏe như cành mọc thẳng, nhân giống chủ yếu bằng ngọn cây cắm xuống đất.

Cách dùng và liều lượng:

- Người ta dùng lá tươi là chủ yếu, lá tươi ăn ngay hoặc lấy nước uống, nấu chín lá ăn như canh.

- Do tác dụng chủ yếu là chất nước trong lá, nên vỏ cây hoặc vỏ rễ có thể ngâm bằng rượu hoặc nấu lấy nước. Lá tươi không có mùi vị dể ăn, liều lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào từng người. Thông thường nên ăn từ 1- 7 lá và ăn nhiều lần. Mỗi lần không quá 10 lá. Uống quá liều có thể phản ứng nhẹ như người bị choáng váng nhưng chỉ sau 10 – 15 phút là khỏi.

- Các số liệu sau đây là phổ biến: (trừ ngoại lệ)

- Ðau dạ dầy do bị loét, viêm: ăn 2 lần/ngày. Mỗi lần không quá 7 lá. Khoảng 50 lá là khỏi.

- Chảy máu đường ruột: Uống lá tươi hoặc lá giã nát, dùng 7–10 lá. Khoảng 1-2 lần là khỏi.

- Viêm đại tràng co thắt: Ăn như trên 100 lá, kết hợp ăn lá mơ lông trong bữa ăn. Ăn từ 1 đến 2 tháng.

- Viêm gan, sơ gan cổ trướng: Ngày ăn 2-3 lần, mỗi lần 7 lá dùng khoảng 150 lá.

- Ðau thận, viêm thận, đau thường xuyên: Dùng không quá 50 lá, chỉ khoảng 30 lá là dứt cơn đau, ngày 3 lần, mỗi lần 3-7 lá.

- Tả lỏng, đi lỵ, rối loạn tiêu hóa: 7-15 lá, dùng 2 lần là khỏi.

- Mệt mỏi toàn thân: 3-7 lá, ăn 2 lần.

- Ðái gắt, đái buốt, đái dục, đái ra máu: Ăn từ 14-21 lá hoặc giã nát uống nước đặc.
Chữa bệnh gà dùng 1-3 lá, gà chọi sau khi chọi 1-3 lá. Chó cảnh đẻ ăn 1 lá sau 1 ngày đẻ là mạnh ngay. Ðau mắt đỏ, mắt trắng, ứ máu trong mắt lấy 3 lá đắp vào mắt sau một đêm là khỏi.

Làm thuốc là để tự cứu lấy mình và cứu người khi có điều kiện. Ðây là những kinh nghiệm của bản thân tôi, tôi không dám phổ biến sợ người hiểu biết hơn cho là hồ đồ. Song nếu các bạn thu kết quả gì đó thì lấy đó làm kinh nghiệm. Mặt khác khi thu được kinh nghiệm thì nên trao đổi.

(Nguồn Tu Viện Quảng Đức )
--------------

Cảm ơn Trả Lời Với Trích Dẫn

Những phát hiện mới về cây thuốc kỳ diệu

Gần đây, không ít bạn đọc báo Lao Động lại đề nghị làm rõ hơn về tác dụng chữa bệnh của cây thuốc dân gian có tên là hoàn ngọc. PGS.TSKH Trần Công Khánh (Trường Đại học Dược Hà Nội) - người đã và đang nghiên cứu xác minh tác dụng của cây hoàn ngọc (nay chính thức gọi là cây xuân hoa), sẽ thông báo tóm tắt những kết quả mới được nghiên cứu về cây thuốc này. Ông cho biết:

Cây xuân hoa có tên khoa học là Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk. Qua nghiên cứu cho thấy thành phần hoá học của cây có các chất sau (xếp theo thứ tự từ nhiều đến ít): Sterol, đường tự do, carotenoit, flavonoit, axít hữu cơ, vết saponin và vết chất béo. Thử nghiệm cho thấy cây xuân hoa không độc và không thấy có biểu hiện khác thường nào đối với người dùng.

Theo tài liệu chuyền tay trong dân gian mà chúng tôi có được thì cây xuân hoa có rất nhiều công dụng, chữa các bệnh từ thông thường đến nan y. Nhưng phải qua các thí nghiệm mới xác minh được các tác dụng lưu truyền đó. Trước hết cao đặc toàn phần và các phân đoạn chiết tách từ lá cây xuân hoa (cả cây trồng và cây mọc hoang) đều có tác dụng kháng khuẩn đối với nấm mốc, nấm men, đặc biệt vi khuẩn Escherichia coli ở đường tiêu hoá. Điều này phù hợp với kinh nghiệm dân gian dùng lá cây xuân hoa chữa đau bụng, tiêu chảy do nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hoá. Ngoài ra, cao đặc lá cây xuân hoa còn có tác dụng ức chế quá trình peroxy hoá lipid màng tế bào, có xu hướng tác dụng bảo vệ tế bào gan.

Cây xuân hoa sử dụng liều lượng ra sao? Có thể dùng thường xuyên để phòng tránh bệnh hay không?

- Lá cây xuân hoa không mùi vị, hơi nhớt. Thường dùng lá tươi rửa sạch, nhai với mấy hạt muối rồi chiêu nước, hoặc giã nát lấy nước uống, hay nấu canh. Cũng có thể dùng lá phơi khô. Về liều lượng còn phụ thuộc vào loại bệnh của từng người: Thông thường ăn 5-7 lá/lần (lá nhỏ có thể dùng 7-9 lá), ngày 1-2 lần. Thời gian điều trị tuỳ vào bệnh như rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, lỵ trực khuẩn chỉ dùng 2 ngày là khỏi; đái rắt, buốt, ra máu dùng 3-4 ngày; viêm đại tràng co thắt điều trị khoảng 2 tuần, kết hợp với lá mơ lông. Lá cây xuân hoa cũng được dùng cho gia súc, gia cầm như chó cảnh sau khi đẻ cho ăn vài lá, gà chọi khi thi đấu cho ăn 1-3 lá.

Thưa TS, cây xuân hoa tương đối phổ biến nhưng vẫn có người nhầm nó với một loại cây khác có hình dáng tương tự, vậy làm sao để phân biệt?

- Để tránh nhầm lẫn, xin nhắc lại các đặc điểm dễ nhận biết của cây xuân hoa: Cây bụi, cao từ 1-3m, sống nhiều năm, thân non mềm màu xanh lục, phần già hoá gỗ màu nâu, phân nhiều cảnh mảnh. Lá mềm mọc đối, mép lá nguyên. Phiến lá hình mũi mác, hai đầu nhọn, dài khoảng 15cm, rộng 4cm, khi vò tươi thấy lá nhớt và hơi dính tay. Cuống lá dài khoảng 2cm, gốc phiến lá men xuống cuống lá. Cụm hoa dài 10-16cm ở kẽ lá hoặc đầu cành. Hoa lưỡng tính, không đều, dài khoảng 3cm, cánh hoa màu trắng, phần dưới hình ống hẹp, trên có 5 thuỳ hoa chia làm 2 môi, thuỳ dưới của môi dưới có các chấm màu tím. Bao phấn màu tím. Vòi nhụy dài khoảng 2,5cm.

http://www.nhantrachoc.net.vn/forum/sho ... .php?t=534


Hoàn ngọc có phải "thuốc chữa bách bệnh"?

Hoàn ngọc gần như đã trở thành một thứ cây không thể thiếu trong những gia đình may mắn có một khoảng đất, dù là rất nhỏ. Không ít gia chủ còn giữ bên mình những tờ rơi trình bày có vẻ rất "khoa học" về công dụng và cách sử dụng của loại "thần dược" này. Nếu tin vào đó thì không có bệnh gì là không thể chữa khỏi. Thế nhưng, thực tế thì sao?

Lâu nay, tại TP HCM xuất hiện một tài liệu đề tên tác giả là một tiến sĩ, thiếu tướng, một thầy thuốc nổi tiếng ở Hà Nội và được quảng cáo là kinh nghiệm "đúc kết" sau điều trị cho bệnh nhân trong hơn 2 năm.

Chữa được vô số bệnh

Tài liệu liệt kê rất nhiều công dụng của hoàn ngọc:

- Chữa đi lỏng, lỵ, rối loạn tiêu hoá, táo bón, đau bụng không rõ nguyên nhân (ăn 7-9 lá, khoảng 2-3 lần/ngày cho đến khi khỏi).

- Nếu nghi đau ruột thừa, khi chưa kịp đi cấp cứu có thể ăn đến 15 lá trong phạm vi 2 giờ, cơn đau sẽ rút và tiếp tục đi cấp cứu.

- Điều trị chảy máu dạ dày và đường ruột, đái ra máu.

- Giảm đau trong ung thư gan, phổi, dạ dày… (ăn 2 lần/ngày, mỗi lần 3-7 lá, có thể dùng kéo dài được 6 tháng).

- Chữa khỏi khối u xơ ở phổi và tuyến tiền liệt, xơ gan cổ trướng, viêm gan, viêm thận cấp hoặc mạn, suy thận…

- Điều trị được chấn thương sọ não, va đập, gãy dập xương hay bắp thịt: Lá thuốc có tác dụng cầm máu, khôi phục các mô cơ bị dập (với vết thương kín cần nhai lá rồi đắp, với vết thương hở nên giã).

Tuy nhiên, tài liệu đã "cẩn thận" ghi rõ không phải khi nào có bệnh ăn lá cũng khỏi ngay, rằng phần lớn trường hợp bệnh đều khỏi nhưng cũng có khi không.

Gần đây, lại xuất hiện thêm một tài liệu khác, mang tựa đề "Cây thuốc kỳ diệu - cây hoàn ngọc hay nhật nguyệt", ghi rõ do một giáo sư đứng đầu một viện về y khoa viết từ năm 1995. Tài liệu này cũng khẳng định đây là một cây thuốc đa năng, cứu tinh trong nhiều trường hợp, với khả năng kỳ tài là "chỗ nào yếu điều trị chỗ ấy". Theo đó, hoàn ngọc chữa được cảm cúm, đau gan, viêm thận, tràn dịch màng phổi, đau mắt đỏ, mắt trắng. Người có huyết áp cao hoặc thấp ăn lá thuốc đều có hiệu quả, ổn định được thần kinh…!

Chưa thể kết luận

Theo lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM, Uỷ viên BCH Hội Đông y TP HCM, cần phân biệt 2 loại cây hoàn ngọc:

- Loại dùng trong chữa bệnh: Có lá hình xoan nhọn, ngắn, màu xanh nhạt, thân đứng, cao khoảng 0,5-1 m, có tên khoa học là Pseuderanthemum palatiferum (Nees), Radlk, thuộc họ ôrô (Acanthaceae).

- Loại hoàng ngọc lá dài, màu xanh đậm, thân bò, trên 1 m, không dùng chữa bệnh.

Tiến sĩ Trần Công Khánh cho biết, đã có nghiên cứu, sơ bộ xác định trong lá hoàn ngọc có chứa sterol, coumarin, đường khử, carotenoid và axit hữu cơ. Thuốc này được ghi nhận trong dân gian, nhưng mới sử dụng điều trị bệnh trong thời gian gần đây nên chưa được đúc kết kinh nghiệm, cần có thời gian và các phương pháp nghiên cứu khoa học kiểm chứng mới có thể đưa ra kết luận cụ thể. Riêng về tác dụng giảm đau của hoàn ngọc, ông khẳng định là chưa ghi nhận được bất cứ trường hợp lâm sàng nào.

Một số công dụng được ghi nhận

Ông Khánh cũng cho biết, trong thực tế, cây hoàn ngọc có công hiệu tốt đối với một số bệnh thuộc hệ tiêu hoá như viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hoá, nhiễm khuẩn đường ruột, chữa đái buốt, đái ra máu, bị chấn thương.

Cách dùng:

- Rửa lá thật sạch, nhai với chút muối cho nhừ rồi nuốt. Có thể giã nát, hoà với nước để uống, hoặc lấy lá nấu canh nhạt để ăn.

- Liều lượng 2-8 lá/ngày, chia làm 2 lần, trước bữa ăn.

- Thời gian điều trị 7-20 ngày, tuỳ loại bệnh và mức độ của bệnh.

- Không nên sử dụng quá 10 lá vì có thể gây cảm giác khó chịu.

Như vậy, chúng ta nên thận trọng khi sử dụng loại lá thuốc này và đừng quá tin vào nó, khi có bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị kịp thời.



(Theo Tuổi Trẻ, 5/5)

http://vnexpress.net/GL/Suc-khoe/2001/05/3B9B0250/

Sau một thời gian dài nghiên cứu DNTN Trà Hoàn Ngọc 7 Nga Tây Ninh đã thật sự khẳng định được thương hiệu của mình cùng với những tính năng mà trà Hoàn Ngọc đã mang đến cho người tiêu dùng .

Theo phân tích của các nhà khoa học, cây Hoàn Ngọc là một trong những loại dược thảo quí có công dụng phòng bệnh, chữa bệnh rất hiệu quả, đặc biệt đối với những người mắc phải những chứng bệnh rất phổ biến hiện nay như: Viêm gan, U xơ , điều chỉnh : Huyết áp, đường huyết ;Tiểu đường, các dạng bệnh do nhiễm độc, vi nấm, nhiễm khuẩn, rối loạn chức năng. ....Uống trà Hoàn Ngọc đều cho thấy kết quả khả quan với chiết xuất từ rễ cây Hoàn Ngọc có chứa chất Flavonoid rất quí (lợi cho tim mạch, động mạch vành...) là tác nhân chính làm tăng tuổi thọ, do có khả năng làm tan xơ vữa động mạch, cặn máu...Bênh cạnh đó, còn có tác động bảo vệ tối đa tế bào gan, phòng chống sự tích tụ mỡ trong gan, giúp tăng cường bài tiết, loại bỏ chất độc (giải độc nhanh).

Thí nghiệm gây tổn thương thực nghiệm bằng Cacbon Tetracloride, với liều gây độc mạnh trên nhiều loại chuột thí nghiệm. Sau đó cho chuột uống Hoàn Ngọc, kết quả cho thấy tế bào chuột có chuyển biến tốt và dần dần bình phục .

Theo nghiên cứu khoa học mới đây cho thấy chiết xuất từ rễ cây HoànNgọc ( 7 năm tuổi - DN trồng tại Tây Ninh ) chứa nhiều chất quý như: Lupeol, Lupenone, Betulin, axit Pomolic, Asperglaucide .... có tác dụng : Kháng viêm, Chống oxy hóa, gây độc tế bào Ung thư và cản trở quá trình xâm nhập, phát triển của virut HIV - AIDS, đặc biệt là cơ chế chống lờn thuốc và hoàn toàn không gây độc hay tác dụng phụ khi sử dụng.

Hơn nữa trà Hoàn Ngọc sử dụng bí quyết kết hợp điều chế cân bằng âm dương nên các hoạt chất trong trà Hoàn Ngọc mang lại hiệu quả gấp bốn lần chế độ ăn lá tươi và không gây khó chịu thích hợp cho mọi trạng thái cơ thể : mạnh , yếu , hàn ,nhiệt . Ngoài ra trà Hoàn Ngọc còn là một sản phẩm đặc biệt có dạng xay nhuyễn nguyên chất , chứa trong túi lọc nhỏ, mùi vị rất thơm ngon nên rất tiện lợi sử dụng. Không những dược dùng thay thế nước giải khác hàng ngày mà còn có thể dùng bổ sung dinh dưỡng tự nhiên ,hỗ trợ điều trị được nhiều thứ bệnh .

Với phương chăm vì sức khỏe cộng đồng, trong thời gian qua DNTN Trà Hoàn Ngọc 7 Nga Tây Ninh đã không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm của mình, hy vọng mang đến cho người tiêu dùng nhiều sức khỏe, niềm vui và hạnh phúc.

http://www.hoanngoctea.com/VN/Index.aspx?P=2

Cây hoàn ngọc


(TNTT&GT) Tên khoa học Pseuderanthmum Palatiferum. Người H’mông Tây Bắc gọi là xuân hoa thảo, dân chơi hoa cảnh thường gọi hoàn ngọc băng sơn (vốn là loại cây mọc ở vùng núi và cao nguyên, độ lạnh thường xuyên 8-100C). Thân thảo, cao 60-80cm, hoa trắng ngà như ngọc lan. Lá dài 12cm, xanh lục. Vị nhẫn, tính mát.

Hoàn ngọc được khám phá là vị thuốc nhờ một số người sắc tộc Raglay vùng huyện Bắc Bình (Bình Thuận) đi làm rẫy, hái củi, thấy các loài khỉ, vượn mỗi khi bị bệnh tìm đến ăn lá và đọt non cây tu lình, sau đó hết bệnh. Trích ly lá, hoa và thân rễ hoàn ngọc đều cho một số chất enzyme, các sinh tố A, B, C, D, E và khoáng chất vượt trội hơn bồ ngót và chùm ngây. Theo bác sĩ Đường Quốc Huân (thuộc đại học Thanh Hoa – Viện Y học cổ truyền Trung Quốc), những bệnh nhân rối loạn tiêu hóa, ăn uống kém; người cao tuổi miền núi cao nguyên Vân Nam mỗi khi đi rừng bị rắn cắn, ong đốt hoặc ngã chảy máu, chỉ cần hái từ 5-10 lá hoàn ngọc nhai nát, nuốt nước cốt, lấy xác đắp lên vết thương là cầm máu, tẩy độc tố.
Sau đây là 3 đơn thuốc với hoàn ngọc:
- Đơn thuốc 1: Chữa loét, viêm dạ dày: Hái từ 5-7 lá già xanh lục thẩm, rửa sạch, giã nát với ½ muỗng muối, hòa thêm vào 10ml nước nấu chín, vắt lấy nước cốt, uống từ 7-10 ngày, ăn uống giảm hết đau, không ợ chua, hết cảm giác đau lúc đói hoặc no.
- Đơn thuốc 2: Điều chỉnh huyết áp, ổn định thần kinh não, ngủ ngon: Hái từ 10-12 lá hoàn ngọc non (màu tím than nhạt) + 5 hoa đã nở màu trắng ngà, cho vào 2 chén nước, nấu còn 1 chén. Chia làm 2 uống trưa, chiều liên tục 10 ngày.
- Đơn thuốc 3: Chữa viêm gan, tiền u bướu, suy thận, u phổi, tuyến tiền liệt: 50-70gr lá vừa chớm già, 20gr thân rễ, rửa sạch, sao khử thổ. Nấu chung với 0,5 lít nước còn 200ml. Chia làm 3 phần uống trong ngày. Liên tục 15 ngày.
Chú ý: Trẻ dưới 3 tuổi và thai phụ không sử dụng.

Lương y Dương Tấn Hưng

http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/ ... 85556.aspx

-----------------

Trà Hoàn ngọc mạo danh chuyên gia để 'thổi' sản phẩm

Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: http://vnexpress.net/GL/Doi-song/2007/05/3B9F6935/

Trà Hoàn ngọc Ông thọ được quảng cáo là có nhiều công dụng kỳ diệu, đã được các chuyên gia nghiên cứu. Tuy nhiên, các chuyên gia có tên trong quảng cáo lại hoàn toàn bất ngờ về việc bị mượn danh này, và theo họ, cây Hoàn ngọc không có nhiều công dụng đến vậy.

Hơn nữa, loại cây được dùng để sản xuất trà túi lọc này thực ra không phải cây Hoàn ngọc vẽ trên bao bì.

"Treo đầu dê bán thịt chó"

Theo tờ rơi quảng cáo, trà Hoàn ngọc Ông Thọ được Công ty cổ phần sản xuất thương mại và dịch vụ Hoàn Châu, TP HCM sản xuất từ nguồn nguyên liệu chính là lá và rễ cây Hoàn ngọc hay Nhật Nguyệt.

Tờ rơi còn trích dẫn bài viết lấy tên bác sĩ Phạm Khuê về công dụng kỳ diệu của cây Hoàn ngọc: "Khôi phục sức khỏe cho người ốm yếu, mệt mỏi, người già suy nhược thần kinh, làm việc quá sức khủng hoảng tinh thần và thể lực, cảm cúm nhiệt độ cao, rối loạn tiêu hóa, chấn thương chảy máu, dập gãy cơ thể, dùng như nước uống và thuốc đắp, đặc biệt hiệu nghiệm với vết thương sọ não. Khi bị nhiều bệnh một lúc như đường ruột, cảm cúm, gan thận, đau dạ dày, chảy máu đường ruột, lở loét hành tá tràng, viêm loét hành tá tràng, trĩ nội, đau gan, xơ gan cổ trướng, viêm thận, viêm đường tiết niệu, đái ra máu... sau khi uống hoặc ăn 150 lá đến 200 lá là khỏi hẳn, tràn dịch màng phổi đều tốt...

Tiến sĩ Trần Công Khánh, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền, người đã phát hiện và nghiên cứu nhiều về cây Hoàn ngọc cho biết, cây này còn có tên là Nhật nguyệt, Tu Lình, cây con khỉ, trạc mã, thần tượng linh, cây Mặt quỷ, La điền... Năm 1996, ông đã đặt tên cho cây này là Xuân hoa, họ Ô rô. Khi thử tác dụng của cao đặc chiết từ lá cây Hoàn ngọc cho thấy nó có tác dụng kháng khuẩn, không độc và bảo vệ tế bào gan. Điều này phù hợp với kinh nghiệm dân gian sử dụng lá cây để chữa đau bụng, đại tiện lỏng, rối loạn tiêu hóa. Một số công dụng khác như trị trĩ, cao huyết áp, rối loạn thần kinh, mắt đỏ, mắt hột chỉ là kinh nghiệm dân gian. Về tác dụng của rễ cây, hiện chưa có công trình nghiên cứu nào.

Mượn danh để lừa

Tiến sĩ Khánh đã rất bất ngờ khi biết tờ giới thiệu sản phẩm trà Hoàn ngọc đã nêu danh ông cùng công trình ông nghiên cứu về cây này, trên tạp chí Thuốc và sức khỏe số 101 ngày 1/10/1997. Ông cho biết, trong bài viết đó, ông chỉ nêu công dụng chính của cây đã được nghiên cứu là có tác dụng kháng khuẩn ở đường tiêu hóa và kháng nấm, chữa đau bụng, đi ngoài, rối loạn tiêu hóa, còn các công dụng khác chỉ là do dân gian truyền miệng, chưa được các nhà khoa học nghiên cứu. Vậy mà tờ giới thiệu sản phẩm nêu trên lại đưa danh ông như là sự thừa nhận những công dụng dân gian đó.

Giáo sư Lê Thế Trung cũng chung tâm trạng đó. Ông cho biết, trước đây, khi dư luận xôn xao về công dụng kỳ diệu của cây Hoàn ngọc, ông cũng để ý tìm hiểu. Tuy nhiên, đó không phải là công trình nghiên cứu hay thực tế chữa bệnh như tờ rơi đã nói. Theo tìm hiểu của ông, cây Hoàn ngọc cũng chỉ có công dụng vừa phải, không kỳ diệu như quảng cáo. Giáo sư Trung cho rằng, việc sử dụng tài liệu thiếu căn cứ rồi để tên các nhà khoa học là sự mạo danh nhằm lừa bịp người tiêu dùng.

Ông Phạm Thắng, Viện trưởng Viện Lão khoa quốc gia, con trai cố giáo sư Phạm Khuê cũng bức xúc: "Giáo sư Phạm Khuê cũng như Viện Lão khoa chưa bao giờ nghiên cứu về cây Hoàn ngọc. Thế nhưng rất nhiều người mạo danh giáo sư để quảng cáo cho sản phẩm và Trà Hoàn ngọc Ông thọ không phải là trường hợp duy nhất".

Không phải cây Hoàn ngọc

Điều làm tiến sĩ Trần Công Khánh ngạc nhiên là nhà sản xuất đưa hình ảnh cây Hoàn ngọc trên bao bì sản phẩm, nhưng thực chất lại sử dụng một loại cây khác mà ông chưa biết đó là cây gì. Lá cây Hoàn ngọc được xác định không mùi, không vị, hơi nhớt. Loại cây mà công ty Hoàn Châu gửi đến cho ông có đặc điểm lá non màu tím, không nhớt, mọc đối, rất giống với một loại cây cũng thường bị nhầm với cây Hoàn ngọc mà tiến sĩ Khánh đang trồng để tiếp tục nghiên cứu, xác định.

Trước đó, nhà thực vật học Võ Văn Chi, căn cứ vào mẫu cây mà công ty này gửi cho đã xác định tên cây có tên tiếng Việt là Bán tự mốc, có người căn cứ vào đặc điểm lá non màu đỏ nhạt để gọi là Hoàn ngọc đỏ. Ông Chi khẳng định "chưa có sách nào nêu lên công dụng làm thuốc của loại cây này". Đối chiếu với các loài khác cùng chi như Bán tự kiểng, Bán tự Trung Quốc, ông Chi cho rằng: "Dân gian hay sử dụng cây Hoàn ngọc đỏ làm thuốc trị bệnh trĩ, chấn thương bầm giập, mụn nhọt, sỏi thận và xuất huyết khi mang thai là có cơ sở, phù hợp với công dụng của hai loài nêu trên".

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Trần Công Khánh, các cây cùng họ, cùng chi nhưng khác loài sẽ có tính chất, cấu trúc gen, thành phần hóa học khác nhau, có cây được dùng làm thuốc, nhưng có cây lại độc. Thậm chí, trong cùng một cây, có bộ phận dùng được, có phần không, như củ khoai tây và mầm của nó. Do đó, chưa biết tính chất, thành phần hóa học của cây mà sử dụng làm trà chữa bệnh là thiếu tính khoa học, nếu chẳng may là cây độc sẽ nguy hại tới sức khỏe người sử dụng.

(Theo Khoa Học & Đời Sống)

http://www.tin247.com/tra_hoan_ngoc_mao ... 46730.html


Công dụng của cây hoàn ngọc

CÁCH DÙNG VÀ LIỀU LƯỢNG :
Người ta dùng lá tươi là chủ yếu. Nhưng trong trường hợp, ở phòng thuốc dùng lá khô cũng tốt, nhưng phải một nắm lá trọn bàn tay, và sắc theo kiểu cổ điển: nước nhất, 3 chén, còn lại 1 chén, nước nhì, 2 chén còn 8 phân.
-Còn lá tươi thì ăn ngay, giã hay xay sinh tố uống, hoặc là nấu canh ăn. Liều lượng trong 1 ngày dùng trọn nắm lá chia đều 3 buổi sáng, trưa, chiều.
- Thông thường, nhai từ 7 lá đến 10 lá, bệnh nhẹ nhai 3 lần , bệnh nặng nhai 6 lần. Mỗi lần nhai không quá 10 lá, nếu không biết mà nhai quá liều thì bị choáng nhẹ, nhưng không sao chỉ trong vòng 10 đến 15 phút là khỏi.
CÔNG DỤNG :
1.Chữa các bệnh về đường tiêu hóa :đi lỏng, rối loạn tiêu hóa, táo bón, đau bụng .
- Ăn từ 7 đến 9 lá , một ngày 4 lần . Ba ngày lành bệnh.
- Nếu đau bụng mà nghi là đau ruột thừa chưa kịp đi cấp cứu ( vì bệnh viện xa nhà ), ăn liều cao :15 đến 20 lá, bình tĩnh cứ ráng nhai cho kỷ , ăn 4 lần trong vòng 1 đến 2 giờ , cơn đau không còn bức bách , sẽ giảm nhẹ , và tiếp tục phải đi bệnh viện cấp cứu.
2. Bệnh kèm theo chảy máu :chảy máu dạ dày, đường ruột, phân có máu, đi tiểu ra máu kể cả đái buốt, đái gắt (đái nhỏ giọt và nóng ).
- Lấy 1 nắm lá tươi, đổ 2 chén nước, nấu còn 1 chén, uống sáng sớm khi chưa ăn gì, hoặc lúc bụng đói, hoặc là nấu canh nhạt, ăn 1 bát nhỏ . Ăn 1 ngày 3 lần sáng, trưa , chiều. Một tuần là hết bệnh.
3. Bệnh ung thư thời kỳ mới phát, bệnh nhân thường đau nhức nhiều, ăn ngủ không được.
- Nhai chậm chậm 10 lá ( nhớ là phải nhai sao cho có nước miếng ). Ăn lá xong, sau 20 phút là cơn đau giảm dần. Cứ như thế, một ngày 5 lần. Sau 3 tháng, hết ung thư .
***** Nếu ung thư đã lâu.cũng không nên bi quan, cứ nhai chậm 15 lá, một ngày 6 lần. Nhưng sáng sớm uống 1 ly nắm lá xay sinh tố, tối uống 1 ly nắm lá nấu chín ( một nắm lá bằng nắm tay bệnh nhân ). Nên nhớ là kiêng đạm động vật ( thịt heo, gà , bò.. ) vì những thức ăn nầy làm cho tế bào ung thư sinh sản mau chóng .Bạn có rất nhiều hy vọng, không dám nói là chữa lành ung thư , nhưng điều thấy trước mắt là bạn đở nhức nhối .Mong bạn kiên nhẫn , thực hiện xem sao, còn nước, còn tát mà.
(Ung thư là bệnh Trơì kêu ai, nấy dạ. Mong bạn đừng bi quan, cứ vừa ăn lá Hoàn Ngọc, vừa niệm A-DI-ĐÀ-PHẬT, rất nhiều hy vọng khỏi bệnh).
4. Chữa các bệnh u xơ phổi, tiền liệt tuyến :
- một nắm lá tươi xay sinh tố với 1 chén nước, uống trước bữa ăn. Mỗi ngày 3 lần, uống 1 tháng hết bệnh .
5 Các bệnh về gan :xơ gan củ trướng, viêm gan:
- Ăn 10 lá tươi khi bụng còn đói. Một ngày 3 lần.
- Lá phơi khô xay bột, hòa với bột Tam Thất theo tỉ lệ 1/1, chính là thuốc trị xơ gan củ chướng đặc hiệu .Bệnh nhân uống trước bửa ăn 1 muổng cà phê , 1 ngày 3 lần. Bụng cảm thấy nhẹ và xẹp dần .Hai tháng hết hẳn .
6. Bệnh về thận: viêm thận cấp, hoặc mãn, suy thận, các hiện tượng, đái đục, đái ra máu :Nhai 9 lá , 1 ngày 3 lần. Sau 1 tháng các triệu chứng trên giãm dần và ...hết bệnh .
7.Chữa viêm lóet :
- Ăn lá tươi khi bụng còn đói, nhất là buổi sáng, mỗi lần 7 lá, 3 lần buổi sáng, 2 lần buổi chiều. Chỉ cần ăn trong 2 tuần. Sau khi lành bệnh, tuyệt đối cấm uống rượu. Nếu uống rượu thì bệnh phát nặng hơn và không chữa bằng lá hoàn ngọc được !
8. Điều chỉnh huyết áp, ổn định thần kinh :
- Khi biến đổi huyết áp (cao hay thấp ), nhai chậm , rất chậm 9 lá ( cho nước miếng quyện vào lá. Ăn xong, nằm nhắm mắt nghỉ ngơi trong thời gian ngắn khoảng 15 phút thì huyết áp sẽ trở lại bình thường .
9. Chữa về chấn thương : Các loại chấn thương, chảy máu, gảy, dập xương hay bắp thịt ...Lá hòan ngọc già có tác dụng cầm máu, khôi phục các mô cơ bị dập, viêm nhiễm .
- Tùy vết thương nặng, nhẹ, to, nhỏ...mà nhai lá đấp vào vết thương. Trước hết, cầm máu, sau thì đấp lá và băng lại. Khỏang 2, 3 giờ sau thì thay băng.
10.Khi cảm cúm : có hiện tượng đau đầu, sốt, mệt mỏi, ngứa cổ ho khan :
- Ăn 8 lá, cứ cách 1 giờ ăn 8 lá, 3 lần như thế cơn sốt nhanh chóng hạ, hết đau đầu .Còn mệt ăn cháo cá hay cháo thịt nấu với lá hòan ngọc, hành, gừng, tiêu. Một ngày sau sẽ trở lại bình thường .
Theo nghiên cứu của Viện khoa học Hoa Kỳ năm 1981, lá Hòan Ngọc có đề kháng rất mạnh chống Virus cúm ở người, cũng như ở con gà, con vịt ( dân gian còn gọi là mắc dịch )
11. Khôi phục sức khỏe: Khi mệt mỏi toàn thân vì lao động nhiều, hay bệnh mới hết, biếng ăn, khó ngủ :
- Sáng trước khi ăn điểm tâm, nhai 5 đến 7 lá. Tối trước khi đi ngủ nhai 5 đến 7 lá.Cứ như thế khỏang 1 tuần lễ thì rất khỏe.
PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VÀ TRỒNG CÂY :
- Lúc đầu ta chỉ cần có 1 cây.
- Sau khi mọc nhánh được trên 3 đốt, ta cắt đốt thứ 3
- và cắm 1 đốt xuống đất .Nên che nắng và giữ độ ẩm .
- Sau 1 tuần, nếu ngọn không héo thì cây đã bén rễ.
***** Khi ngắt lá, tránh ngắt hết cuốn, cành sẽ chay (cứng) sẽ không ra lá nữa.Ta nên cắt từ đầu thân lá .
CHỐNG CHỈ ĐỊNH :
Cây Hòan ngọc không độc, không đề kháng thuốc, sau khi phân chất gồm có :sterol, đường tự do, carotenoit, flovonoit, acit hửu cơ. Không có biểu hiện khác thường nào đối với người dùng .
CHÚ Ý :
1./ Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Thế Trung cây Hòan ngọc đã được chữa trị trên lâm sàng ,các bệnh nhân ở bệnh viện 103 , thì hiệu quả rất đáng tin cậy . Quí vị phải tuân thủ theo hướng dẫn và liều lượng như trên .
2/ Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong chữa bệnh, nhất là phải nhai chậm cùng với lá hòan ngọc .
3/ Khi điều trị phụ nử đang cho con bú, không ảnh hưởng đến tuyến sửa.
4/ Các súc vật như chó, gà, chim bồ câu, và cả chuột rất thích lá cây nầy. Lợn ăn lá sẽ kích thích tiêu hóa và mau lớn.

THAM KHẢO :
- Tiến sĩ, Bác sĩ , Thiếu Tướng LÊ THẾ TRUNG , Bệnh viện 103
- Giáo sư PHẠM KHUÊ ở Melboume
- Lương Y TRẦN DUY LINH.

Nguồn "tutamdao.com"
http://my.opera.com/stevenle707/blog/show.dml/12849352

------------------

Cây Hoàn Ngọc

(Pseuderanthemum Palatiferum Radik)


Bài viết : Thái Thúy Vi


Thời buổi này mà nói có loại dược thảo trị được ung thư chắc chắn sẽ bị cười vào mặt vì ai cũng biết ung thư là một bịnh nan y.


Nhưng trên thực tế đã có người khỏi bệnh như nhà báo Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng của tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong ở Virginia và Trung Tá KQ Bùi Hoàng Khải.


Trước đây, tôi có nghe nói tới cây Xạ Đen (Celastrus Hindubenth), còn gọi là cây Dây Gối Ấn Độ hay Thanh Giang Đằng của người Mường ở miền Thượng Du Bắc Việt trị được Ung Thư tôi đã nghĩ ngay đến những vụ bốc thổi quá đáng về mặt thương mại vì số người chết nhiều thứ nhì về bịnh nan y trên thế giới ngày nay là bệnh Ung Thư sau bệnh về tim mạch .


Tác giả bài nầy chỉ đề nghị một phương pháp trị liệu thay thế (alternative) . Phước chủ may thầy. Các bệnh nhân mà bác sĩ chê. Còn nước còn tát. Trời ngó lại . Biết đâu ???.


Có nhiều bệnh mà chúng ta chỉ có cách dùng phẩu thuật ngoại khoa (surgery) để giải quyết cấp bách như bệnh sưng ruột dư ( appendicite) hay có thai ngoài tử cung (grossesse extra)Nhưng có nhiều bệnh phải cần tới đầu óc cởi mở (open mind) nhất là khi Tây Y đã bó tay.


Trong bài Kim Thất Tai trước tôi có đề cập tới cây Hoàn Ngọc. Mới đây tôi nhận được tài liệu cây này từ Thụy Sĩ. Tôi muốn chia sẻ cùng các bạn.

Bài vỡ lòng ở trường Dược là:”Khi ta đem một chất hóa học vào cơ thể, nó là một chất ngoại lai có độc tính mục đích là để đánh đổi với một bệnh trạng nào đó”. (Tây Y gọi là side effects).

Ngày nay, ai lại không có một lần bỏ vô miệng chất độc với một mục đích dễ hiểu.


Dược thảo cũng có nhiều thứ có độc tố. Ví như nhựa cây Curaré mà thổ dân Nam Mỹ dùng để tẩm tên độc săn bắn. Nếu dùng liều lượng nhỏ nó sẽ là thuốc tê. Đồng bào Thượng ở Việt Nam biết dùng một loại dây leo để thuốc cá…


Cây Hoàn Ngọc thuộc họ Acanthaceae, còn có tên là cây Tù Lình, cây Nhật Nguyệt hay cây Con Khỉ, cây Xuân Hoa , cây Thần dưỡng sinh, cây Trắc Mã, cây Điền Tích, cây Lan Điều . Tên khoa học là Pseuderanthemum Palatiferum Radik (Nees) .


Như chúng ta đã biết Đông Y xuất xứ từ các thầy võ qua sự bắt chước các thú vật biết tự tìm lấy cây lá mà chữa bệnh hoặc chữa thương. Nên cây nầy có tên Con Khỉ vì khỉ đã ăn để chữa bịnh thủng ruột. Sau đổi tên Hoàn Ngọc vì nó có hiệu quả trả lại cho chú bé hòn dái bị biến mất do chơi nghịch lỡ đá vào háng của nhau.

Theo Giáo Sư Bác sĩ Phạm Khuê chuyên gia bệnh học tuổi già, hội trưởng những người cao niên toàn quốc thì cây Hoàn Ngọc là một món quà của thiên nhiên tặng cho con người. Nó có tác dụng thật đa năng từ phục hồi sức khỏe đến chữa bịnh thông thường cũng như bệnh hiểm nghèo.

Đây là một loại thuốc cứu tinh trong nhiều trường hợp cấp bách, kể cả khi không rõ căn bệnh. Khi dùng có tác dụng tự điều chỉnh trạng thái cơ thể, chỗ nào yếu thì điều trị chỗ đó.


Theo Đông Y, đó là tác dụng cân bằng Âm Dương. Vì vậy còn có tên là cây Nhật Nguyệt.

Theo GS Phạm Khuê dùng chữ thần dược với cây thuốc này cũng không quá đáng. Câu hỏi ở đây là : “Tôi là một nhà nghiên cứu, tôi phải tự hỏi tại sao ăn lá cây thuốc nầy lại có tác dụng hiệu chỉnh cho cơ thể ổn định ? Vì kinh nghiệm dân gian chứng minh nó đã trị liệu thành công nhanh chóng các bệnh về suy nhược thần kinh nặng, huyết áp cao, huyết áp thấp, tiểu ra máu, tiểu rát… Đặc biệt là có những bệnh xem như đối nghịch nhau, cho một loại thuốc, vậy mà vẫn chữa khỏi cả.”

“Dùng lá tươi là chủ yếu. Lá tươi không có mùi vị gì như lá Kim Thất Tai. Nấu lá chín dùng như canh cũng được. Vỏ hay rễ cây Hoàn Ngọc, có thể chiết suất bằng rượu hoặc nấu lấy nước. Liều lượng nhiều hay ít thuộc vào từng bệnh, từng tạng người. Thông thường nên ăn 1-4 lá, không nên quá 7-9 lá. Nếu quá liều có thể gây phản ứng nhẹ như choáng váng, nhưng chỉ sau 15 phút là khỏi. Gián cách giữa hai đợt ăn từ 7 giờ trở lên. Thường dùng ngày hai lần, trước khi ăn cơm. Không phải kiêng cử .”


Lá Hoàn Ngọc già thì đắng, có bột, lá non thì nhớt, không mùi, không có độc tố, vỏ và rễ có mùi như lá già, lá cây tươi có tác dụng kích thích thần kinh. Dùng nhiều có cảm giác say nhẹ trong thời gian ngắn. Nấu chín ăn như rau, không phản ứng gì, nếu dùng không đủ liều lượng thì không có tác dụng. Tăng giảm liều lượng tùy từng người.

Liều lượng: Dùng lá tươi, nam 7 lá , nữ 9 lá, rửa sạch, nhai nuốt, có thể nhấm nháp với tí muối. Tùy bệnh nặng nhẹ, và người bệnh già trẻ, lớn nhỏ khác nhau mà dùng từ 2-3 lần trong ngày. Theo dõi kết quả hoặc phản ứng sau khi ăn và sau một đến hai ngày mà thay đổi liều lượng và số lần ăn trong ngày cho thích hợp. Ăn lá vào buổi sáng khi bụng đói khi chưa ăn gì, các bữa ăn cách nhau 60-90 phút. Chú ý sau khi ăn xong, nằm yên tỉnh 15 phút duỗi thẳng chân tay, mắt nhắm không lo lắng, nghĩ ngợi lung tung.


Đó là thời gian tự điều chỉnh. Không thực hiện thời gian này thì kém hiệu quả.


Công dụng:


1- Bệnh Ung thư thời kỳ mới phát. Ngày ăn 2 lần hoặc hơn, tùy mức độ giảm đau, ăn thường xuyên người tỉnh táo, ăn ngủ tốt, giảm đau rõ rệt.


2- Bệnh về gan thận: Viêm gan, xơ gan, cổ trướng ăn ngày 2 lần khi đói, hoặc dùng lá khô tán bột, hòa với cây tam thất, 1 liều lượng hai vị bằng nhau, đây là thuốc đặc trị xơ gan cổ trướng, các bệnh viêm thận cấp hoặc mãn tính như suy thận, đi đục, đái ra máu, ăn ngày 2 lần. Sau 15 ngày bệnh thuyên giảm rõ rệt.


3- Các bệnh về tiêu hóa: Như tiêu chảy, kiết lỵ, đau bụng, rối loạn tiêu hoá, đầy hơi…ăn ngày từ 2-3 lần đến khi khỏi. Có thể nấu canh nhạt mà ăn, khi đau ruột thừa cần ăn liều lượng cao 15 lá, sau hai tiếng cơn đau dứt. Sau đó nên đem vào bệnh viện để kiểm tra .


4- Bệnh có kèm chảy máu: Đái ra máu, chảy máu dạ dày, chảy máu mũi, thổ huyết…ăn từ 2-4 lần trong ngày, có thể sắc thuốc uống hoặc nấu canh ăn, tác dụng như Vitamine K.

5- Tiết niệu sinh dục: Viêm bàng quang, đường tiết niệu, đái gắt, đái buốt, đái đục, bị ngã, đánh thót hòn dái (nên gọi là Hoàn Ngọc), viêm sưng, ra máu bộ phận sinh dục.


6- Các u bướu, u phổi, u sơ phì nhiếp hộ tuyến: Cũng dùng như trên sẽ ăn ngủ tốt, riêng u sơ nhiếp hộ tuyến, điều trị đúng 10 ngày của hạ tuần trăng (từ ngày 20-30 âm lịch) phải chữa trong 3 tuần trăng ( 30 ngày trong 3 tháng ).


7- Các bệnh viêm, loét: Viêm loét dạ dày, tá tràng, đại tràng, trĩ nội, trĩ ngoại, ăn liền một tuần, nếu uống rượu bệnh tái phát. Đau răng, sâu răng, viêm lợi, nhai lá với tí muối ngậm 5-10 phút.

8- Điều chỉnh huyết áp: ổn định thần kinh, ăn xong chợp mắt ngủ một lúc, liên tục ăn 5-7 ngày huyết áp cao hoặc thấp sẽ trở lại bình thường; khi rối loạn thần kinh thực vật, ăn lá vào buổi sáng, nằm yên tỉnh 15 phút, chiều tối hoặc hôm sau sẽ ổn định.


9- Trị cảm cúm: chấn thương, nâng cao sức đề kháng. Cảm cúm đau đầu, sốt, cứ 2 giờ là ăn một lần sau khi sốt, ăn cháo nấu với lá người khỏe trở lại. Vết thương kín thì nhai lá đắp, vết thương hở thì giã lá đắp và băng chặt, hoặc uống hoặc ăn cầm máu vết thương, chống viêm nhiễm, lá có tác dụng như kháng sinh và Vitamine K. Khi người cảm thấy mệt mỏi hoặc muốn nâng cao sức chịu đựng trong tập luyện nặng nhọc, nên ăn 5-7 lá trước 30 phút.


10- Trị cho súc vật: Trâu bò, chó mèo, gà vịt, chim bồ câu… bị ỉa chảy, động kinh dùng lá cho ăn, chữa được bệnh, kích thích tiêu hoá và làm tăng trưởng .


11- Điều trị bệnh phụ nữ: Không có ảnh hưởng đến tuyến sữa. Trẻ em thì phải giã lấy nước uống.

Cây Hoàn Ngọc được lưu truyền trong nhân dân. Ở Hà Nội thì các dược sĩ, bác sĩ, luơng y đã kịp thời trồng cây và ứng dụng để rút kinh nghiệm và phổ biến trong các hội nghị, trên báo “Thuốc và Sức khỏe” số 101 ngày 1/2/1997.


Tiến sĩ Trần Công Khanh viết:” Cho đến cuối năm 1996 tác dụng công nghiệp của cây Hoàn Ngọc chưa được nghiên cứu. Gần đây chúng tôi đã hướng dẫn sinh viên Dược Khoa nghiên cứu cây này để làm luận án Tiến Sĩ (xem website http://www.phuochiep.bravepages.com). Các phản ứng định tính sơ bộ xác định trong lá có chứa Coumarin, Sterol, Đường khử, Carotenoid và các Acid hữu cơ.

Phân tích dịch chiết của lá bằng Cột sắc ký, đã trích tinh được ba chất Sitoaterol B (khoảng 0.1% trong lá khô)â. Kiểm định tác dụng kháng vi sinh vật các cây trồng trổ hoa cho thấy nó có tính kháng Gram (-) và cả Gram(+) ở đường tiêu hoá.


Cây Hoàn Ngọc còn có tác dụng kháng Nấm ( đặc biệt loại E Scheri Chin Coli là một trong những vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hoá).


Bác sĩ Nguyễn Văn Ích viết:” Ở khu tập thể Nam Đòâng tôi đã dùng lá Hoàn Ngọc trị bệnh viêm đại tràng, loét dạ dày, viêm họng, điều chỉnh huyết áp cao, viêm thần kinh tọa, và đau lưng tất cả đều có kết quả tốt.


Tôi dùng lá để trị u sơ nhiếp hộ tuyến (prostate), mỗi tháng uống 10 ngày cuối tháng âm lịch, mỗi ngày 9 lá. Uống được 3 tháng, tiểu tiện bình thường.


Chỉ cần một số bệnh ở Trại tập thể Nam Đồng đã được chữa trị bằng lá Hoàn Ngọc đủ cho tôi tự tin để khuyên mỗi người nên trồng một chậu vừa làm kiểng vưà làm thuốc trong gia đình “


“Tôi được biết ở vài nơi có người thực nghiệm chưã cai nghiện ma túy có kết quả tốt. Họ dùng một nửa lá khô và một nửa lá tươi sắc đặc uống trước khi lên cơn nghiện từ 60-90 phút. Ngày uống 2 lần, uống liên tục một tuần, sau đó ngửi thấy ma túy là kinh sợ nên cai nghiện rất triệt để.

Tuy nhiên trong thực tế có bệnh nhân dùng thì thấy khỏi, có bệnh nhân thì không khỏi do nhiều nguyên nhân khác nhau.”


Vì vậy ta nên trồng như chơi cây cảnh, rồi ứng dụng chữa bệnh giúp người trong nhà trước rồi mới xác định được tác dụng, hiệu quả một cách thực tế.


Hiện nay, chưa có cơ quan nào công nhận các loại dược thảo mới lạ ngoài các dược thảo thông dụng đã được FDA công nhận.


Tốt nhất là chúng ta nên dè dặt đợi những công trình nghiên cứu đã được các cơ quan có thẩm quyền công nhận. Nếu bị Vô Phương Trị Liệu viếng thăm (terminally ill) thì cứ thử thời vận vì lá Hoàn Ngọc không bị coi là độc dược.


Theo psychosomatic (tự kỷ ám thị) nếu các bạn có suy nghĩ tích cực (positive) nó cũng giúp cho các bạn rất nhiều về sự đề kháng .


Với hình thức một bài viết tổng quát mà không được tiếp xúc từng bệnh nhân, với sự dè dặt thường lệ của nghề nghiệp, bài viết chỉ nêu lên các đề nghị (suggestions) mà chưa dám khẳng định khi chưa được biết các yếu tố khác như di truyền, dị ứng chẳng hạn .


Tôi muốn nhân bài này để giới thiệu các bạn vài môn thuốc gia truyền vừa rẻ tiền vừa công hiệu đã được chứng nghiệm để khỏi bị thất truyền với thời gian: (tôi đang gom góp để viết thành sách cùng với các loại thực phẫm bổ âm và bổ dương :Yin and Yang, thực phẫm nào có lợi cho sức khỏe v.v…)

1- Bị lên đàm khi ngủ: Dùng thịt ếch nấu với đậu đỏ ăn chừng ba con hết thì ngưng . Không nên nêm nếm gia vị sợ mất dược tính .


2- Bịnh Nấm Mồng Gà Hoa khế: Dùng phèn chua hơ trên ngọn lửa đừng để bị cháy, nghiền thành bột bóp dưới gốc Nấm Mồng Gà vài lần sẽ khỏi .


3- Bị bí đái: Lấy đọt tre khô nấu với Tim bấc uống như trà sẽ chảy re.


4- Bị Lát đồng tiền: (tiếng Miền Bắc còn gọi là Hắc Lào) . Lấy lá Kiến Cò phơi khô trộn với dầu hôi (kerosene) thoa vài lần là khỏi .


5- Thối tai: (nghiã đen chứ không phải nghiã bóng) Dùng sáp ong bào mỏng cuốn giấy thổi vào tai để hút mủ cho khô. Có thể lập lại nếu còn chảy mủ.


6- Thuốc an thần: Có rất nhiều người chưa bao giờ thấy được dược thảo hiếm có này tuy rất quen thuộc vì chu kỳ (cycle) nở hoa cuả nó là 60 năm: đó là bông tre . Hồi 1975 là năm tôi được thấy bông tre. Nó chùm lớn bông nhỏ không có gì đẹp. Giống bông Thiết Mộc Lan nhưng không thơm. Sau 75 một ông thầy Tàu ghé bác bên vợ tôi bảo:” Đất mộ nhà ông có của quý mà ông không biết”. Theo lời chỉ dẫn ông ra đất mộ thấy lủy tre nở bông . Ông nghe lời thầy Tàu đem về phơi khô để dành. Sau 75, nhiều cảnh đổi đời, ông Chánh Án Gia Định vì lo âu đã bị bịnh mất ngủ trầm trọng. Ông bác tôi cho ông dùng thử bông tre ông ngủ lại được bình thường .

Nó là thuốc an thần hiếm qúy vì thế mà có một sự trùng hợp khá kỳ thú là cũng năm đó con gấu đốm đen trắêng Panda bên Trung Hoa xém bị tuyệt chủng vì cây tre rừng đồng loạt trổ bông và chết sau đó khiến con Panda thiếu thức ăn ưa thích và cần thiết nên chết vô số, trong thiên nhiên chỉ còn hơn trăm con. ( Sở thú Washington D.C. phải mướn hai con Panda mỗi năm hai triệu đô la cho công chúng xem) Mãi mấy tháng sau măng mới mọc và có lá tre cứu giống Panda khỏi tuyệt chủng.

Bổ túc (17-08-2011):


Môt khám phá mới là cây Hoàn Ngọc chữa trị đươc 2 bệnh thông thường nhưng rất khó chữa:

Bệnh vảy nến 1 (psoriasis) : nhai hoặc giả nhuyễn rồi đắp lên chỗ da bị vảy nến vài lần là khỏi
Bệnh loét bao tử (ulcer): ăn lá Hoàn Ngọc vài tuần là hết loét.


thaithuyvy_
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6796
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Quay về Thuốc Đông Y

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron