Mục Lục Thuốc Thang Đông Y Thường Dùng Xếp Theo Chuyên Khoa

Mục Lục Thuốc Thang Đông Y Thường Dùng Xếp Theo Chuyên Khoa

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 2 Tháng 9 12, 2011 9:48 pm

Trước khi dùng thuốc và sau khi dùng thuốc đều phải đo áp huyết để so sánh công dụng của thuốc có làm thay đổi áp huyết trở lại đúng tiêu chuẩn tuổi hay không, mới là thuốc chữa đúng bệnh.

Áp huyết

1-Các loại kinh phong trẻ em : Áp Phong Thang

Bạch Truật sao 4g, Chu Sa, Sa Nhân nhục, Nhân Sâm, Thần Khúc, Phục Thần, Trần Bì, mỗi thứ 2g, Bán Hạ chế, Cam Thảo, mỗi thứ 1,2g.
Chu Sa để riêng.
Sắc 4 chén nưóc cạn còn 1 chén, xong bỏ Chu Sa vào khuấy đề uống.

2-Trị huyết áp tụt, choáng, trụy mạch : Cấp Cứu Thủy

Đại Hồi, Gừng Tươi, Gừng khô, Nhục Quế, mỗi thứ 4g,
Sắc 3 chén nước cạn còn 1 chén uống vào mỗi tối.

3-Ích khí dưỡng âm trị áp huyết thấp :
Phù Chính Thăng Áp Thang Gia Vị

Hoàng Kỳ 30g, Sinh Địa 24g, A Giao, Mạch Đông, Chích Thảo, Trần Bì mỗi thứ 15g, Ngũ Vị Tử 12g, Chỉ Xác, Nhân Sâm, mỗi thứ 10g.
Sắc 4 chén nước, cạn còn 1 chén, uống nóng vào buổi tối. Trước khi uống đo áp huyết 2 tay, sáng dậy đo áp huyết 2 tay để so sánh xem áp huyết tăng lên đúng tiêu chuẩn chưa, uống mỗi ngày 1 thang, khi áp huyết lên đúng tiêu chuẩn thì ngưng.

4-Chóng mặt :
Tam Nhân Thận Trước Thang

Bạch Truật, Gừng, Cam Thảo, Phục Linh, Táo Đỏ mỗi thứ 12g (3 chỉ).
Nấu như nước uống hàng ngày, đo lại áp huyết khi lên đúng tiêu chuẩn thì ngưng.

5-Trị áp huyết cao : Trà Giảm Áp

Lá Bạc Hà tuơi hay khô 15g, Tỏi lột vỏ 12g.
Giã nát bỏ vào ấm đun sôi với 2 ly nước. Uống mỗi ngày 2 ly. Đo áp huyết theo dõi mỗi ngày đến khi áp huyết thấp thì ngưng.

doducngoc
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6825
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: Mục Lục Thuốc Thang Đông Y Thường Dùng Xếp Theo Chuyên K

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 2 Tháng 10 03, 2011 2:11 pm

Bệnh chuyên Khoa Bao Tử :

1-Bao tử thòng, tỳ vị khí hạ hãm : Bạch Truật Thăng Ma Thang

Bạch Truật, Hoàng Kỳ, mỗi thứ 8g, Hoàng Cầm, Thăng Ma, mỗi thứ 4g, Cát Căn, Cam Thảo, mỗi thứ 2g.
Sắc uống hoặc nấu như nước trà uống mỗi tối.

2-Bao tử thòng, điều vị bổ trung ích khí : Bổ Trung Ích Khí Thang Gia Giảm

Hoàng Kỳ 30g, Đảng Sâm 15g, Bạch Truật, Trần Bì 10g, Thăng Ma, Sài Hồ 6g. Cam Thảo 3g.
Sắc 2 lần, lần đầu sắc 4 chén cạn còn 1 chén. Lần hai sắc 3 chén, cạn còn 1 chén. Hòa chung, chia 2 lần uống sáng và chiều trước khi ăn cơm.

3-Bao tử lủng lỗ (hang vị) đau, huyết ứ : Lý Khí Hóa Ứ Phương

Bạch Thược, Kim Linh Tử, Đương Quy, Nguyên Hồ Sách, Xích Thược, Hương Phụ chế, mỗi thứ 10g, Thanh Bì, Mộc Hương, Trần Bì, mỗi thứ 6g, Chích Thảo 4,5g.
Sắc 4 chén cạn còn 1 chén uống ấm vào buổi tối..

4-Gây ói, muốn ói mà không được : Nhất Vật Qua Đế Thang

Qua Đế 12g.
Sắc uống ấm, uống xong móc họng cho ói ra.

5-Sau khi ăn mồ hôi ra nhiều như tắm do thận nhiệt : Nhị Cam Thang

Cam Thảo, Chích Thảo, Ngũ Vị Tử, mỗi thứ 12g, Gừng tươi 1 lát, Táo đen 2 quả.
Sắc uống.

6-Bao tử dư chất chua : Tân Lang Quất Bì Thang

Tân Lang 160g, Quất Bì 40g.
Tán bột uống 10g lúc bụng đói với nước nóng pha mật ong
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6825
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: Mục Lục Thuốc Thang Đông Y Thường Dùng Xếp Theo Chuyên K

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 4 Tháng 6 10, 2015 7:11 pm

BỆNH HEN SUYỄN


Là loại bệnh dị ứng của phổi, do nhiều nguyên nhân :

Những dấu hiệu bệnh để phân biệt nguyên nhân và cách chữa :

a-Hen suyễn do lạnh :

Lạnh làm khó thở, thở gấp, kéo đàm, khạc đàm trắng loãng, không khát, chảy nước mũi trong, đau nhức mình, sợ lạnh, sốt, lưỡi nhạt.

Ăn : Chanh với gừng tươi làm cơ thể ấm và tan đàm. Không ăn các chất mát như bí đao, dưa hấu, mướp đắng, dừa, chuối, sữa bơ, pho mát, cam...sẽ tạo điều kiện sinh đàm.

Uống : Nấu nước với 3g cam thảo, 6g gừng, 3g vỏ quýt khô (trần bì), uống mỗi ngày như nước trà, làm ấm phổi, hạ đàm.
Nếu tiêu hóa kém, có thể hầm một con gà già với 50g gừng non, vớt bỏ váng mỡ, bỏ cái. Dùng uống thay nước mỗi ngày để làm mạnh phổi, ấm bao tử, tăng thể lực. (theo nguyên tắc bổ mẹ vị thổ sinh phế kim).


b-Hen suyễn do nóng :

Thời tiết nóng hay ở nơi nóng làm thở mệt, thở gấp, khò khè kéo đàm vàng dính làm tức ngực, miệng khát, táo bón, người buồn bực, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.

Ăn : Không nên ăn cay nóng như ớt, gừng, chất chiên xào, dầu mỡ, các trái cây nóng như xoài, nhãn, mít, chôm chôm, sầu riêng, hồng, uống rượu...làm tăng nhiệt sẽ làm cho đàm đặc thêm sẽ khó thở hơn.
Nên ăn lê, cải cúc, canh dưa chua cá...

Uống : Nấu nước với 10g Địa Cốt Bì, 10g Xuyên Bối mẫu, 10g Hạnh nhân, 3g cam thảo, uống mỗi ngày làm hạ đàm, hạ nhiệt.


c-Ho suyễn do đàm :

Lên cơn suyễn thường xuyên không do ảnh hưởng thời tiết nóng lạnh mà do ăn uống tạo ra đàm vì bộ máy tiêu hóa kém, dưỡng trấp không được hấp thụ thành chất bổ nuôi cơ thể mà biến thành đàm, mỡ.
Có nhiều đàm chặn cổ họng làm thở hổn hển, khò khè, khó thở, ngực căng tức, đau vùng bao tử lan sang 2 bên sườn, có lúc muốn nôn mà không nôn được, nằm ngửa sẽ ngộp thở, rêu lưỡi trắng nhẵn.

Ăn : Không nên ăn bơ, sữa, pho mát, cam, kem, đậu xanh, đồ biển và những chất làm mát sẽ làm tăng thêm đàm. Cũng không nên ăn thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, hay cay nóng như như xoài, nhãn, mít, chôm chôm, sầu riêng, hồng, uống rượu ..làm đàm bị đặc lại.
Nên ăn Hạnh nhân đã bóc vỏ sẽ làm đàm tan lỏng.

Uống : Sữa hạnh nhân hoặc nấu cháo gạo tẻ với hạnh nhân đã bóc vỏ giúp hóa đàm, hoặc nấu nuớc vỏ quýt khô với cam thảo uống thay nước mỗi ngày làm hạ đàm.

d-Hen suyễn do thiếu khí :

Có 3 dấu hiệu bệnh khác nhau :

1-Do khí hư :
Hơi thở ngắn, tiếng nói nhỏ, tự ra mồ hôi, biếng ăn, ăn vào đầy trướng bụng, thỉnh thoảng ho, đàm trắng, chất lưỡi nhạt, nguyên nhân do chức năng tỳ vị kém (lá lách và bao tử).

Ăn : Nấu canh Hoài Sơn + Hạt dẻ với thịt nạc làm tăng khí lực.

Uống : Nấu nước cho 15g đảng sâm, 10g Bạch Truật, 10g Pháp bán hạ, 3g Cam thảo, uống mỗi ngày trước bữa ăn 1 giờ, làm mạnh chức năng hoạt động của tỳ vị và làm tiêu đàm.

2-Do dương hư :
Ho có đàm trong loãng, sợ lạnh, chân tay lạnh, khi vận động thì bị mệt làm thở khò khè, đi tiểu nhiều ra nước trong, rêu lưỡi trắng, lưỡi nhạt bóng, do chức năng của thận dương hư (Mệnh Môn).

Ăn : Gừng khô hoặc mứt gừng khô, ăn thịt dê. Kiêng ăn chất lạnh như rau xanh, đậu xanh, mướp đắng.

Uống : Nấu nước với 12g Bổ cố chỉ, 15g Bồ đào nhục, 9g Ngũ vị tử, uống mỗi tối trước khi đi ngủ để bổ thận, tăng dương khí giúp chức năng thận hoạt động. Nếu ngại nấu nước, có thể dùng thuốc thành phẩm Kim Qũy Thận Khí Hoàn, ngày uống 3 lần với nước nóng theo chỉ dẫn trong toa.

3-Do âm hư :
Đàm ít mà dính, bàn tay bàn chân nóng, buồn bực, miệng khô ráo, chất lưỡi đỏ non, vận động thì mệt thở khò khè. Bệnh do chức năng của phổi và thận đều yếu kém gọi là âm hư.

Ăn : Ăn nhiều hải sâm, mật ong, cam, bưởi. Không nên ăn các thức ăn táo nhiệt như cà rốt, gừng ớt, tiêu tỏi.

Uống : Nấu nước với 20g Nữ trinh tử, 15g Mạch môn đông, 10g Ngũ vị tử, uống thay nước mỗi ngày làm mạnh chức năng của phổi và thận. Có thể dùng thuốc thành phẩm Mạch vị Địa Hoàng Hoàn, mỗi ngày uống hai lần với nước nóng theo chỉ dẫn trong toa.

---------
Kim Quỹ Thận Khí Hoàn (金匮肾气丸) Tiệm thuốc bắc có bán sẵn thuốc viên thành phẩm.

Tên Pinyin: Jin Kui Shen Qi Wan
Tên Tiếng Hoa: 金匮肾气丸

Tác Giả: Trương Trọng Cảnh

Chủ Trị:
Trị các chứng thận dương bất túc, đàm ẩm, thủy thũng, cước khí, lưng đau chân mỏi, từ nửa thân trở xuống thường lạnh giá, bụng dưới đau co thắt, tiểu tiện không thông, hoặc tiện nhiều lần, về đêm càng tiểu nhiều, dương nuy (liệt dương), tảo tiết (xuất tinh sớm).

Sinh địa 24g
Sơn dược 12g
Sơn thù du 12g
Bạch phục linh 9g
Trạch tả 9g
Đan bì 9g
Quế chi 4g
Phụ tử 4g

Ghi Chú:
Sắc uống

Kiêng Kỵ:
Phụ nữ có thai dùng với sự chỉ dẫn của thầy thuốc
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6825
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: Mục Lục Thuốc Thang Đông Y Thường Dùng Xếp Theo Chuyên K

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 3 Tháng 5 03, 2022 8:24 pm

Cách Thông Động Mạch Tim Thầy Đỗ Đức Ngọc
https://www.youtube.com/watch?v=EX3sa_F2ums

Bài thuốc thông tim :
https://www.youtube.com/watch?v=QpUFvEQCTvg&t=226s

Súp Tỏi đậu thận trắng :
https://www.youtube.com/watch?v=qlbiYTB3TiQ

Mắc các bệnh sau cứ dùng quả Cau mà trị, bệnh khỏi hẳn mà không tốn tiền
Phù thủng chướng bụng
https://www.youtube.com/watch?v=ZwmJ0GAb3RM

Ôn lý thuyết đông y
https://www.youtube.com/watch?v=ciwxLiZA2cQ

Toa thuốc trị cước khí chân sưng:
Mộc qua, Ngưu tất, Hạt cau,Khương Hoạt, Độc hoạt

Trị máu cam:
Chi tử, Ô mai nhục, Sinh địa, Mao căn, Địa cốt bì, Bồ hoảng sao

Trị sưng đau cổ họng :
Pha 1 ly nước với 1 thìa canh dấm táo hay dấm nào thật chua pha 1 thìa canh mật ong, ngậm 1 ngụm trong miệng rồi nằm ngửa cho thuộc thấm vào cổ họng, khò khò cho thuốc thấm vào cổ họng trong 2 phút cùng lúc dùng tay xoa bóp cổ họng, xoa bóp điểm đau, sau 2 phút thì nhổ đi,
Trước khi áp dụng, đứng trước gương há miệng xem trong cổ họng bị đỏ mấy chỗ, ấn sờ bên ngoài cổ họng đau mấy chỗ, rồi mới áp dụng ngậm từng ngụm nằm ngửa khò khò cho nước thuốc thấm vào cổ họng cùng lúc xoa bóp ngoài cổ họng, sau 2 phút nhổ ra, ngậm ngụm khác cho đến hết ly nước dấm táo mật ong,
Rồi xem lại trước gương há họng xem các vết sưng đỏ có giảm bớt chưa, sờ ấn cổ họng bớt được mấy điểm đau.
Nếu còn thì pha tiếp ly thuốc khác áp dụng tiếp, trong 1-2 ngày cổ họng hết sưng.
đỏ đau thì khỏi

Cách thứ hai :
Pha 1 thìa cà phê bột baking soda với 4 thìa đường cát vàng với 1 ly nước ấm, uống 1 ngụm trong miệng, không nuốt, nằm ngửa khò khò xục cổ họng, cùng lúc vuốt các điểm đau bên ngoài cổ họng, 1-2 phút xong nhổ đi, ngậm ngụm khác khò khò cổ họng, vuốt vổ tìm điểm đau,1-2 phút lại nhổi đi, ngậm ngùm khác là tiếp cho đến khi hết ly nước, và há họng nhìn trong gương thấy các vết sưng đỏ trong họng hết đỏ thì khỏi bệnh. Có thể áp dụng 2-3 lần trong ngày.


Tê liệt :
Ô dước thuận khí hoàn :
Ô dước, Trần bì, Chỉ xác, Cát cánh, Xuyên khung, Bạch chỉ, Cam thảo, Thiên ma, Hoàng kỳ, Ích mẫu, Tật lê, Đương quy

Tay chân phù:
Ngũ gia bì, Phòng kỳ, Phòng phong
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6825
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am


Quay về Thuốc Đông Y

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách