Đàm có nguồn gốc từ đâu sinh ra ?

Đàm có nguồn gốc từ đâu sinh ra ?

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 4 Tháng 5 23, 2018 9:44 am

Dạ con kính chào thầy, dạ con tên là Nguyễn Thị Kim Chi 27 tuổi hiện là sinh viên và ở Việt Nam ạ. Dạ thưa thầy, con đang thắc mắc và muốn hỏi thầy một vấn đề này ạ :"Đàm có nguồn gốc từ đâu sinh ra ? Tại sao đàm lại gây liệt nửa người chủ yếu là người có cholesterol cao " ạ ?! Dạ con không hiểu vì sao, đàm lại ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế ạ .Mong thầy chỉ giáo ,để con được mở tầm hiểu biết và rút ra kinh nghiệm cho tương lai sau này. Dạ con biết thầy rất bận, nhưng cũng mong thầy hồi âm sớm để giúp sức giúp người giúp đời. Dạ con xin chúc thầy, gia đình và mọi người luôn hạnh phúc ,an nhiên và thành công trên con đường cứu người cứu đời. 
Chi Nguyen <chinguyen261091@gmail.com>

Trả lời
Một thí dụ về đàm, nhai 1 cục bột 100 lần thì bột tan thành lỏng dễ nuốt, nếu chất lỏng này theo máu lưu thông thì không làm tắc nghẽn máu lưu thông, nếu nhai 10 lần thì bột dẻo chưa tan thành lỏng thì nuốt không được, nếu đi theo máu tuần hoàn thì làm cho máu tắc nghẽn không lưu thông, những vật làm tắc nghẽn tuần hoàn máu, đông y gọi là đàm
Như vậy những yếu tố tạo thành đàm là thức ăn không biến thành lỏng, do bao tử yếu không co bóp nhuyễn thức ăn thành lỏng, do ăn không tiêu, ăn nhiều mỡ, bao tử lạnh không đủ nhiêt.
Khi người Việt Nam đi thăm bệnh, thường biếu bệnh nhân 2 hộp sữa, 1chục cam, hai thứ này bệnh nhân ăn vào sẽ biến thành đàm. Đàm của đông y bao gồm mỡ, chẩt béo, thức ăn không được nhai kỹ và bao tử yếu không co bóp thức ăn thành lỏng , thân nhiệt bị lạnh, ăn thức ăn hàn lạnh như kem, nước đá, sữa...
Muốn thức ăn không biến thành đàm phải giúp bao tử co bóp thức ăn thành lỏng với 2 điều kiện ,làm cho bao tử đủ 41 độ C nên bao tử cần đường làm tăng nhiệt cho bao tử nấu chín thức ăn, và tập bài Kéo Ép Gối 300 lần sau bữa ăn 30 phút có nghĩa là giúp bao tử co bóp 300 lần cho thức ăn thành lỏng, thì thức ăn không biến thành đàm mà biến thành máu
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Quay về Thư Hỏi Bệnh và Cách Chữa

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến9 khách

cron