MẤT THĂNG BẰNG NẶNG, KHÔNG ĐI ĐƯỢC, CHƯA TÌM RA NGUYÊN NHÂN

MẤT THĂNG BẰNG NẶNG, KHÔNG ĐI ĐƯỢC, CHƯA TÌM RA NGUYÊN NHÂN

Gửi bàigửi bởi Thuy Linh » Thứ 4 Tháng 3 07, 2018 11:19 am

Kính gởi thầy Chưởng Môn và các thầy Khí Công Y Đạo.

Thùy Linh đã xem các chủ đề có sẵn trong mục Thư Hỏi Bệnh nhưng không tìm thấy chủ đề tương tự nên tạo thư này để hỏi giúp một bệnh nhân ở Úc. Mong các thầy giúp đỡ định bệnh và hướng dẫn phương pháp tập luyện điều trị. Bệnh nhân không gia đình, người thân nên hiện gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Thay mặt bệnh nhân, xin cảm ơn các thầy.

Bệnh nhân nam, 50 tuổi, cao 1m62, nặng 70kg. Ăn hai bữa trong ngày, lúc 9 giờ sáng và 6 giờ tối. Bệnh nhân cho biết bác sĩ có thử đường huyết 2 tháng một lần và chỉ số đường khi đói là 5 mmol/l
---
Số đo áp huyết hai cánh tay trước khi ăn sáng:
Trái: 137/74/66
Phải: 144/77/64
Số đo áp huyết hai cánh tay giữa hai bữa ăn (sau khi ăn 4 giờ):
Trái: 144/75/70
Phải: 147/85/69
Số đo áp huyết hai cánh tay trước khi ăn tối:
Trái: 143/75/88
Phải: 128/67/82
Số đo áp huyết hai cánh tay sau khi ăn tối 30 phút:
Trái:174/88/70
Phải:160/82/75
---
Số đo áp huyết hai cổ chân trong trước khi ăn sáng:
Trái: 158/99/68
Phải: 143/89/60
Số đo áp huyết hai cổ chân trong giữa hai bữa ăn (sau khi ăn 4 giờ):
Trái: 166/95/77
Phải: 167/88/72
Số đo áp huyết hai cổ chân trong trước khi ăn tối:
Trái: 145/71/86
Phải:142/67/78
Số đo áp huyết hai cổ chân trong sau khi ăn tối 30 phút:
Trái:204/97/75
Phải: 198/97/76
---
Cảm giác trán, bàn tay, bàn chân bình thường, không lạnh, đôi khi hơi hâm hấp (nóng) nhẹ.
Đi cầu táo bón, độ táo bón ngày càng tăng. Bây giờ là 2-3 ngày một lần.
---
Mô tả bệnh:
- Người khỏe mạnh, ban đầu đi xiểng niểng rồi cấp độ tăng dần đến khi không đi được nữa. Tai ù liên miên. Bệnh đã 3 năm. Bác sĩ các bệnh viện khám và làm rất nhiều xét nghiệm trong 3 năm nhưng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
- Mất thăng bằng nặng, cứ muốn chúi xuống, ngước lên thì chóng mặt. Nhìn thẳng không sao, quay phải quay trái cảm giác khó chịu.
- Đi lảo đảo rồi té. Ngồi trên giường cũng lảo đảo nhưng ít hơn. Đứng yên được, nhưng đứng lâu bàn chân bị phù (nước đọng, mập bàn chân). Khi bước đi đầu bị chúi tới trước, khiến phải chạy tới, chúi té.
- Bệnh nhân cảm giác chân phải mạnh hơn. Chân trái thường bị phù thủng. Co gối đá được trái bóng nhưng không mạnh, sẽ té. Đạp xe đạp được như thường (loại xe đạp đứng yên trong nhà dành cho bệnh nhân tập thể dục).
- Bình thường không hề mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu. Đêm ngủ ngon, không nhức chân tay, nhưng cứ khoảng 2 giờ là dậy đi tiểu. Uống nhiều nước, tiểu khoảng 1,5 lít trong đêm. Sáng ngủ dậy chân không phù thủng.
- Bệnh nhân từng uống thuốc cao huyết áp 15 năm và hiện vẫn đang uống. Thỉnh thoảng cũng có uống thuốc cao mỡ máu. Làm công việc nghiên cứu nên bệnh nhân thường ngồi nhiều bên máy vi tính.
Thuy Linh
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 3 01, 2018 2:05 am

Re: MẤT THĂNG BẰNG NẶNG, KHÔNG ĐI ĐƯỢC, CHƯA TÌM RA NGUYÊN N

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 4 Tháng 3 07, 2018 11:52 am

Nguyên nhân thiếu đường trầm trọng, phải uống đường theo lời dặn này :
Muốn chữa khỏi bệnh thì phải giữ đúng tiêu chuẩn đường khi đói 8.0 chưa đ̉ủ 8.0 thì phải uống thêm đường cát vàng, cứ 2 thìa cà phê đường tăng lên được 1 số. Còn sau khi ăn đường phải lên 11.0 nếu thiếu phải uống thêm đường cho tăng lên đủ 11 thì không bao giờ bị bệnh. Mỗi ngày tôi uống 5 lần đường mỗi lần 5 thìa, tổng cộng 1 ngày 25 thìa trong suốt 40 năm tôi khỏe không bao giờ bị bệnh, có chăng bác sĩ nói tôi bị bệnh tiểu đường thì mặc bác s̃i, chỉ ć người nghe theo bs uống thuốc hạ đường mới chết, còn uống nhiều đường thì sống khỏe
Rồi chọn cách chữa theo phần A trong tài liệu ở link này :

viewtopic.php?f=7&t=7002
và bài về đường :
viewtopic.php?f=14&t=7425
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: MẤT THĂNG BẰNG NẶNG, KHÔNG ĐI ĐƯỢC, CHƯA TÌM RA NGUYÊN N

Gửi bàigửi bởi Thuy Linh » Thứ 4 Tháng 3 07, 2018 12:21 pm

Dạ, rất cảm ơn thầy.
Thùy Linh sẽ nói với người bệnh ngay.
Thuy Linh
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 3 01, 2018 2:05 am


Quay về Thư Hỏi Bệnh và Cách Chữa

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến7 khách