Tắc động mạch háng tư thế ngồi

Tắc động mạch háng tư thế ngồi

Gửi bàigửi bởi loinguyen » Thứ 7 Tháng 7 15, 2017 5:28 am

Kính thưa thầy và các anh chị
Con không biết bệnh mình là gì nên đặt tên như trên.

Con 22 tuổi. Phát bệnh cách đây 6 tháng.
Lúc trước do không xem kỹ video của thầy nên con đo áp huyết chân ở tư thế duỗi chân ngồi ngả người về sau. Nay con đo áp huyết chân ở tư thế nằm thì phát hiện sự chênh lệnh áp huyết.

1/ Áp huyết chân:
Đo ở tư thế ngồi duỗi chân: Trước ăn CT 148/102/73; CP 140/94/73
Sau ăn CT 146/103/97; CP 138/93/90

Đo ở tư thế nằm ngửa: Trước ăn CT 127/84/72; CP 127/75/71
Sau ăn CT 122/78/88; CP 124/75/86

Nên con thấy lạ là khi nằm con hầu như không có bệnh, mà chỉ cần ngồi dậy một chút là có bệnh tắc động mạch háng và phình tĩnh mạch chân.
***Con xin kể về quá trình tập: Lúc trước chân lạnh nhưng không nhức và có biểu hiện đau bẹn, nóng bìu, uống nước nhiều nhưng nước tiểu rất vàng và tiểu rắt. Nên con uống đường tập kéo ép gối và giậm chân. Sau đó cách đây 2 tháng mua máy đo áp huyết, đo ở tư thế ngồi thì nghĩ là tắc động mạch háng và phình tĩnh mạch chân, nên giảm uống nước từ ngày gần 2 lít xuống còn gần 1 lít; thì ngay lập tức hết đau bẹn, nóng bìu, lạnh chân; nhưng đo ở tư thế ngồi thì số tâm trương tâm thu của chân vẫn không giảm. Sau đó vì bận nên mỗi ngày chỉ tập 300 lần kéo ép gối, đến cách đây vài tuần thì chân rất nhức, mắt cá đau. Nhưng mình thấy lạ là số áp huyết chân (đo ở tư thế ngồi) vẫn giống lúc trước vậy mà lúc trước lại không nhức. Trong một tuần tập bài bó bắp chân đi cầu thang chậm xuất mồ hôi, thì số tâm trương chân giảm chưa đến 10 số và rất thất thường, mắt cá không đỡ đau. Mới nhớ ra là do lúc trước có bài giậm chân mà đã lâu ko tập lại. Nên tập giậm chân lại thì chân bớt nhức và hết đau mắt cá. Đúng là giậm chân thông khí huyết xuống chân mạnh hơn đi cầu thang. Và mới phát hiện ra sự khác biệt giữa áp huyết chân hai tư thế nằm, ngồi như trên.
Lại nhớ, lúc trước nằm ngủ kê cao chân theo lời khuyên của người phình tĩnh mạch chân, thì sáng dậy lạnh chân thêm và đau háng. Đến nay con mới hiểu lý do.

*** Đặc điểm bụng: Bụng hơi to nhưng không phải to như người béo. Mà chỉ có vòng bụng ngang rốn to, đặt bàn tay vào vùng rốn thì thấy mỡ dày và cứng, còn thượng vị xẹp, từ dưới rốn trở xuống bụng dốc chứ không phệ như bụng to thường thấy. Nên đeo thắt lưng hay bị tuột, vì đeo ngang rốn thì quá to, lên trên rốn cho nhỏ thì quá cao, còn dưới rốn thì bụng dốc hóp xống nên gài thắt lưng chặt cũng bị tuột. Bụng bị như vậy vì cách đây 2 năm bị độc thuốc tây y khiến đau dạ dày và bụng trương phình to để lại hình dạng như vậy chỉ sau một đêm. Nay dạ dày đã hết đau và thượng vị xẹp nhờ tập bài kéo ép gối. Nhưng con tập mãi vẫn chưa làm nhỏ được vòng bụng ngang rốn.

2/ Áp huyết tay:
Sau 2 tuần uống coca đi cầu thang chậm, và vài ngày này tập dậm chân, thì số đo áp huyết hiện giờ là:
Trước ăn: TT 110/76/77; TP 119/78/81
Sau ăn: 118/73/91; TP 122/72/87
Đường còn thấp khoảng 120 sau ăn nên vẫn uống đường trước khi tập. Con cũng đang ăn tẩm bổ.
Không hiểu sao một tuần nay áp huyết bên gan lúc nào cũng cao, cảm thấy nhói (tối qua con mới uống 10g phan tả diệp). Bài dậm chân có ích nhưng làm nhịp tim cao quá.

3/ Xin cách chữa bệnh
Theo thiển ý, con nghĩ là bị tắc động mạch háng nhẹ, nặng lên khi ngồi, nên uống ít nước lại, uống nước trà, kéo ép gối, và dậm chân cho khí huyết xuống chân.
Nhưng con không biết làm sao để bụng rốn nhỏ lại nhanh để bớt chèn ép động mạch háng. Và làm giảm khí lực bên gan về tiêu chuẩn.
Con xin thầy và các anh chị giúp con ạ.
loinguyen
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 7 14, 2017 11:29 am

Re: Tắc động mạch háng tư thế ngồi

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 2 Tháng 7 17, 2017 9:24 am

Trường hợp này giống như các bà có bầu, nằm xuống thì không tê chân, ngồi lâu sưng tê chân, tại sao ? Vì bụng to nặng đè động mạch háng.
Vậy người không có bầu mà uống nước nhiều to bụng cũng giống vậy, nguyên nhân ăn nhiều, uống nhiều, lười tập bài Kéo Ép Gối Thổi Hơi Ra Làm Mền Bụng to thành nhỏ thì làm sao có bệnh tắc động mạch háng phình tĩnh mạch chân được. Đây là trường hợp giải thích bằng cơ học, chứ không phải giải thích bằng y học, và không cần chữa bệnh bằng y học, mà phải chữa bệnh bằng cơ học.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: Tắc động mạch háng tư thế ngồi

Gửi bàigửi bởi lamvinh » Chủ nhật Tháng 8 13, 2017 12:51 am

e cũng bị tình trạng này lúc đo huyết áp chân mà ko biết cách chữa sao ngoài việc kéo gối dậm chân, có cần dùng thêm bài thuốc nào hỗ trợ thêm ko ạ
lamvinh
 
Bài viết: 7
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 1 10, 2016 1:40 am

Re: Tắc động mạch háng tư thế ngồi

Gửi bàigửi bởi loinguyen » Thứ 3 Tháng 9 05, 2017 11:29 pm

Gửi bạn lamvinh và thầy, đây là những kinh nghiệm con đúc kết được sau khi thử trên cơ thể con:
1/ Sau khi uống nước đường nếu không tập thì đường huyết sẽ hạ xuống, người boải hoải, tay chân vô lực, nếu trời nóng xuất mồ hôi thì trong mồ hôi đó có thể có đường (áo bị kiến bu?). Ví dụ sau ăn đường huyết là 125, sau khi uống 3 muỗng đường cát thì đường huyết xuống 119, tập 200 lần kéo ép gối thì đường huyết lên 130. Do đó nên uống đường xong thì phải tập.
2/ Dậm chân sẽ bớt nhức chân nhưng làm áp huyết bên gan lên rất cao, nên lamvinh cân nhắc. Lần trước khi uống một ly coca và 3 muỗng đường, tập dậm chân, sau một thời gian thấy đau gan, đi khám phát hiện gan nhiễm mỡ khu trú.
3/ Ban lamvinh hãy thử uống nước chanh đường. Vì uống nước chanh đường xong tay chân sẽ nóng lên và có lực (không phải nóng lên mà vô lực như uống đường không), chân hết nhức. Nhươc điểm: hạ cả áp huyết bên bao tử và gan. Nên trước khi uống đo áp huyết hai bên nếu nằm gần cận trên tiêu chuẩn thì cân nhắc giữa lợi và hại mà uống (vì thiển nghĩ có xuống dưới tiêu chuẩn môt chút cũng không sao, còn hơn đã dưới tiêu chuẩn mà còn cho xuống thêm).
Còn nước trà làm áp huyết bên gan lên cao, mỡ bụng giảm, tuy đi tiểu nhiều nhưng cảm giác còn ứ nước ở bàng quang.
4/ Trong tài liệu "Những khám phá mới báo hiệu chính xác về đường huyết" của thầy Ngọc, có viết "có người có chỉ số đường-huyết 90mg/dL, có người 110mg/dL, có người 140mg/dL có người 200mg/dL, ngoải chỉ số đường như trên, họ vẫn khỏe mạnh tiêu hóa tốt, không đau nhức, không chóng mặt, không mệt, ăn ngủ ngon",..."chỉ cần sờ bàn tay và 5 đầu ngón tay sẽ biết tình trạng đường-huyết trong cơ thể", "nếu ngón tay và bàn tay ấm là đủ đường". Nên con không dựa vào máy đo đường nữa, vì nhiều lần con uống đường rất nhiều và tập nhưng đường huyết chưa vào tiêu chuẩn (chưa đủ đường hoăc chưa dư đường) vẫn bị béo bụng. Nên con nghĩ nếu ăn nhiều đồ ngọt, uống nhiều đường sống mà tập khí công (trong thời gian cho phép khi rảnh), dù đường chưa vào tiêu chuẩn nhưng cơ thể tùy cơ địa mỗi người khác nhau vẫn chưa chuyển hóa hết đươc lượng đường thì nó tích trữ ở gan gây gan nhiễm mỡ và tích trữ ở mỡ bụng làm bụng to, rất có hại cho bênh tắc động mạch háng tư thế ngồi như con. Vậy nên theo tài liêu của thầy thì dù ăn ngọt, uống đường và tập khí công thì con không chấp vào tiêu chuẩn đường nữa, thấy ngón tay và bàn tay ấm thì ngưng.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của con, kính mong lamvinh xem xét và thầy hoan hỷ cho ý kiến ạ. A Di Đà Phật!
loinguyen
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 7 14, 2017 11:29 am


Quay về Thư Hỏi Bệnh và Cách Chữa

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến8 khách

cron