mau mệt

mau mệt

Gửi bàigửi bởi Duong Dinh Phu » Chủ nhật Tháng 11 20, 2011 2:33 am

Nam 56 tuổi
Tay trái 156/106/99 và 157/102/96
Tay phải 143/101/93 và 142/95/94
Trán 32,7c Tay 35,1c Chân 34,4c
Đi cầu bình thường
Mạch bệnh Tả thốn và Hửu quan chạy hướng về cùi chỏ
X-Ray Tim và Phổi bình thường
Thời gian gần đây Chỉ đi bộ 100 m là con cảm thấy
mệt mỏi từ xương vai (scapula) cho đến bàn tay ,
khó thở không có thể đi tiếp được.
Cho đến nay con vẫn chưa biết là mình bị bệnh gì
Mong sự giúp đở của thầy . Xin cám ơn thầy .
Duong Dinh Phu
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 11 19, 2011 3:39 pm

Re: mau mệt

Gửi bàigửi bởi Thiện Quang » Thứ 2 Tháng 11 21, 2011 12:18 am

Chào anh.
Bênh của anh nhìn chỉ số thứ hai cho thây anh bị hở van tim. vì vậy anh hay mệt là đúng rồi.
anh xem các bài tập trong trang nhà đã có.

TQ
Thiện Quang
 
Bài viết: 109
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 23, 2011 10:03 am

Re: mau mệt

Gửi bàigửi bởi tranhuu76 » Thứ 4 Tháng 11 23, 2011 10:52 am

Xin trả lời Chú Duong Dinh Phu như sau.
Đây là cách khám bệnh bằng máy đo áp huyết.
1-Chức năng của máy là bơm ép khí đè nén trên mạch máu, tạo ra áp lực khí, nếu cơ thể có khí lực vừa đủ, tạo ra cân bằng áp lực, áp lực khí của máy sẽ hạ và cho ra kết qủa, là áp huyết trung bình (tốt) so với tiêu chuẩn thống kê..
Sau khi đo xong, máy cho ra 3 con số : Số đầu, tây y gọi là số tâm thu từ 90-140 theo tây y là tốt. Số thứ hai, tây y gọi là số tâm trương, từ 65-90 theo tây y là tốt. Số thứ ba, tây y gọi là mạch nhịp tim đập từ 60-90 là tốt.
2-Nếu cơ thể có nhiều khí lực dư thừa, khiến máy phải bơm ép khí nhiều hơn mới cân bằng được, máy đo sẽ cho ra kết qủa là áp huyết cao hơn một người bình thường theo thống kê tiêu chuẩn, gọi là áp huyết cao..
3-Nếu cơ thể thiếu khí, nên khí của máy ép vào mạch, không có lực chống đối, máy bơm lên rất ít rồi hạ xuống, cho ra kết qủa áp huyết thấp so với tiêu chuẩn..
4-Nếu máy đang bơm ép khí vào mạch, tự nhiên máy ngưng, phải bơm lại tiếp, chứng tỏ trong lúc đang bơm ép khí đẩy máu trong ống mạch di chuyển, nhưng trong ống mạch có khối mỡ kết tủa hay huyết khối tắc làm nghẽn mạch khiến khí ép của máy không ép được mạch, khiến nó phải bơm tiếp, điều đó chứng tỏ có cholesterol kết tủa trong ống động mạch hay tĩnh mạch tích lũy từ lâu, chứ không phải lượng cholesterol có trong chất lỏng của máu, nên thử cholesterol trong máu không phát hiện được, mà phải chụp hình, làm scan. Như vậy máy đo áp huyết vô tình phát hiện ra sớm bệnh tắc nghẽn động mạch tim.
Đối với tây y chỉ biết đo áp huyết ở tay trái để tìm kết qủa trong 3 trường hợp 1,2,và 3, chứ không để ý đến trường hợp 4. Vì trường hợp 4, áp huyết thay đổi, mặc dù máy bơm nhồi 2,3,4 lần sẽ cho ra kết qủa là áp huyết cao, nhưng khi khối cholesterol kết tủa trôi đi chỗ khác do mỗi lần máy ép khí, nếu khí đi thông suốt bình thường, máy không bị nhồi, thì áp huyết lại xuống thấp hay cho ra kết qủa bình thường.
Nhiều bệnh nhân khi sử dụng máy, tưởng rằng máy đo áp huyết bị hư hỏng, đã mua máy mới để đo, cũng gặp lại trường hợp này, mà không hiểu tại sao, hỏi bác sĩ cũng không giải thích được.
II-Cách sử dụng máy đo áp huyết theo phương pháp Khí Công Y Đạo :
Đối với đông y, chính nhờ máy đo áp huyết, đã làm sáng tỏ lý thuyết Âm-Dương, Khí-Huyết, Hàn-Nhiệt, Hư-Thực và Ngũ Hành Tạng Phủ bằng những kết qủa cụ thể của máy đo trong mỗi trường hợp .
Qua kinh nghiệm nghiên cứu về áp huyết và cách sử dụng máy đo áp huyết trên lâm sàng trong 30 năm nay, môn Khí Công Y Đạo mới khám phá ra cái hay của máy và cái hay của lý thuyết đông y ở những điểm sau :
1-Kết qủa về Khí và Huyết :
Theo Khí Công Y Đạo, không những dùng máy đo để biết áp huyết như tây y, nhưng chỉ theo kết qủa của tây y mà không biết nguyên nhân nào đã làm áp huyết thay đổi, thì không thể nào có cách chữa đúng vào gốc bệnh được.
Cho nên Khí Công Y Đạo đặt giả thuyết số thứ nhất là số chỉ về khí, số thứ hai chỉ về sự đàn hồi của van tim, số thứ 3 chỉ về huyết.
Số thứ 2 là số lệ thuộc vào cơ co bóp của tim tối đa và tối thiểu để tim hoạt động bình thường, nó điều khiển cả khí và huyết tuần hoàn khắp cơ thể, nên KCYĐ gọi là số chỉ sự đàn hồi của van tim
Theo một định đề khác của đông y, chỗ nào có máu chạy đến thì chỗ đó nóng ấm, chỗ nào máu không chạy đến đủ thì chỗ đó lạnh.
Khi quan sát và theo dõi những bệnh nhân đang nằm trong khoa cấp cứu tại bệnh viện. Khi máu nhiễm trùng hay bệnh nhân đang bị sốt, con số thứ ba lên cao trên 120, khi chữa cho hết sốt, nhiệt độ giảm xuống thì số thừ ba trở lại bình thường 70-80. Như vậy số thú ba có liên quan đến máu, KCYĐ gọi là số chỉ huyết.
2-Kết qủa về Hàn-Nhiệt :
Thực hành trên lâm sàng nhiều, khi bệnh nhân bình thường chân tay ấm áp, không nóng không lạnh, số thứ ba nằm ở khoảng 70-80 nhịp trong 1 phút, đối với nguời lớn tuổi.
Thông thường trên 90 đông y bắt được mạch Sác gọi là nhiệt, 100 là qúa nhiệt như cảm nắng, từ 120 trở lên là sốt do nhiễm trùng hay có virus trong máu.
Thông thường dưới 70 đông y bắt được mạch Trì, gọi là hàn, dưới 60 thì đầu các ngón chân tay lạnh, dưới 50 là sốt rét lạnh.
Trường hợp 5 đầu ngón tay tê không có cảm giác là do thần kinh ngoại biên bị co thắt, thì không thuộc trường hợp hàn-nhiệt, mà theo một lý thuyết khác của khí công : Khi thần kinh ngoại biên bị co thắt sẽ làm tăng áp huyết, hay ngược lại khi áp huyết cao thì thần kinh ngoại biên bị co thắt. Như vậy, có người bị tê tay nào là bên tay ấy bị cao áp huyết.
4-Tìm ra được Khí-Huyết liên quan đến tạng phủ.
Đông y khi khám bệnh, đều phải bắt mạch xem khí huyết của tạng phủ, như vậy, không phải khí huyết nào cũng là khí huyết của tim mạch khi dùng máy đo áp huyết. Cũng nhờ ý tưởng này, Khí Công Y Đạo áp dụng máy đo áp huyết, gọi là máy đo khí huyết, đo khí huyết ở 2 tay, thấy có sự khác biệt. Để giải thích tại sao có sự khác biệt ấy, chúng ta mới thấy được lý thuyết của đông y đã tìm ra nguyên nhân của bệnh cao áp huyết do tạng phủ nào.
A-Áp huyết liên quan đến bao tử do ăn uống.
Theo Khí Công Y Đạo, nếu đo áp huyết bên tay trái, thì kết qủa số đo áp huyết lệ thuộc vào bao tử, mặc dù có uống thuốc điều trị kiểm soát áp huyết mỗi ngày, nhưng ít ai để ý đến đo áp huyết trước khi ăn và sau khi ăn, hai kết qủa áp huyết khác nhau rất nhiều. Có 3 trường hợp xảy ra như sau, được chia thành ba nguyên nhân do Tinh hoặc do Khí hay do cả Tinh và Khí làm ra bệnh:
a-Trước khi ăn, lúc đói áp huyết cao, sau khi ăn 30 phút đo lại thấy áp huyết thấp :
Không phải do uống thuốc điều trị bệnh áp huyết, mà do 2 nguyên nhân, nguyên nhân thứ nhất do chức năng bao tử hư không chuyển hóa, đông y gọi là không có vị khí, là khí lực dùng để co bóp bao tử xay nghiền thức ăn thành dưỡng trấp, đó là nguyên nhân do Khí, nguyên nhân thứ hai vị khí tốt xay nghiền thức ăn thành dưỡng trấp, nhưng trong thức ăn đó có loại thức ăn chứa một dược chất tương đương với thuốc làm hạ áp huyết, như chanh, cà chua, cần tây, canh chua, đu đủ, đậu trắng, tỏi, hoặc như món ăn làm hạ áp huyết bằng súp đậu thận trắng…đó là nguyên nhân do Tinh..
b-Trước khi ăn áp huyết thấp, sau khi ăn 30 phút, đo lại, thấy áp huyết cao :
Mặc dù bệnh nhân đã uống thuốc điều trị áp huyết vào buổi sáng, và đo trước khi ăn, áp huyết thấp, sau khi ăn không để ý đến áp huyết nữa, nhưng có biết đâu rằng, mỗi lần sau khi ăn thấy mệt, buồn ngủ, nhức đầu, chính là do áp huyết tăng cao mà không ngờ, khi đó áp huyết có thể cao lên đến 190/95mmHg mạch 90. Áp huyết tăng do hai nguyên nhân, nguyên nhân thứ nhất, thuộc Tinh, do bệnh nhân có ăn những chất làm tăng áp huyết như nhiều gia vị cay, nóng, ngọt, bia rượu, nhãn, xoài, chôm chôm, sầu riêng, mít, ổi, măng cụt, cam thảo, khô mực, coca, cà phê,... và đã có nhiều người sau khi ăn gục xuống bàn chết, hay đi dự tiệc hội hè tối hôm trước, ngủ một đêm sáng dậy tê liệt hay chết, đó là nguyên nhân do Tinh. Nguyên nhân thứ hai do ăn nhiều bội thực làm tăng vị khí đưa hơi lên tim, như trong bệnh trào ngược thực quản, đó là nguyên nhân do Khí..
c-Trước khi ăn áp huyết thấp, sau khi ăn bữa sáng áp huyết cao, sau khi ăn bữa chiều áp huyết tăng cao nữa.
Thông thường người khỏe mạnh không có bệnh áp huyết, trước khi ăn, áp huyết thấp, sau khi ăn áp huyết cao, đến bữa ăn chiều trước khi ăn áp huyết thấp trở lại, sau khi ăn áp huyết cao vẫn nằm trong tiêu chuẩn tốt.
Còn bệnh nhân càng ăn, áp huyết càng cao thêm là bệnh nhân đã có thêm bệnh bao tử, như vị khí thực, vị khí nhiệt, nếu cơ thể phải uống thêm nhiều loại thuốc chữa bệnh theo cách chữa vào chứng là chữa ngọn, bao tử sẽ là thùng rác chứa nhiều vị thuốc trở thành một hỗn hợp tương phản, sẽ không còn công hiệu trong điều trị mà trở thành độc tố, chỉ làm cho bao tử thực nhiệt thành bệnh loét bao tử, ung thư bao tử, đông y gọi là bệnh phiên vị, lúc đó áp huyết sẽ cao thường xuyên mặc dù có uống thuốc điều trị áp huyết, đó là nguyên nhân vừa do Tinh vừa do Khí..
B- Áp huyết liên quan đến gan do tiêu hóa :
Theo Khí Công Y Đạo, nếu đo áp huyết bên tay phải thì kết qủa áp huyết liên quan đến gan.
Người bình thường không bệnh tật, đo áp huyết ở hai tay giống nhau, nằm trong tiêu chuẩn tốt.
Nhưng nếu một người có bệnh cao áp huyết đang dùng thuốc, sẽ có 5 trường hợp xảy ra sau đây :
a-Áp huyết tay trái thấp, tay phải cao.
Áp huyết tay trái thấp nhờ thuốc giãn mạch, khi tâm thu do tim bóp đẩy máu ra khỏi tim, nếu ống mạch căng cứng làm áp huyết tăng sẽ vỡ mạch, nên tây y cho dùng thuốc giãn mạch là tác động vào cơ học làm giảm áp. Nếu đo áp huyết tay phải không chênh lệch nhiều là bệnh nhân mới dùng thuốc điều trị cao áp huyết. Ngược lại nếu đã dùng lâu năm, mạch bên trái càng giãn thì mạch bên phải càng co lại, do phản ứng tự nhiên của cơ thể để bảo vệ tim, có hai trường hợp xảy ra. Trường hợp thứ nhất, khi máu về tim do chức năng tâm trương, qủa tim mở lớn kéo hút máu về, cũng theo tính chất cơ học, ống máu phải hẹp lại đẩy máu về tim là thuận lý. Trường hợp thứ hai, nếu mạch máu bên phải cũng bị thuốc giãn mạch làm giãn nở, tim không đủ lực hút máu về, phải làm việc tối đa, khiến van tim bị hở, lại trở thành bệnh cao áp huyết mãn tính bên tay phải, do hậu qủa của thuốc, vì thế việc uống thuốc suốt đời cần phải nghiên cứu lại, nguyên nhân gây ra bệnh này đông y xếp vào loại do Tinh, là do ăn uống hay dùng thuốc men sai.
b- Áp huyết tay phải thấp hơn tay trái :
Theo đông y, khi can khí hư, can âm hư, can huyết hư, can dương hư làm áp huyết tay phải thấp. Bốn tên gọi theo chức năng khác nhau, can khí là chức năng co bóp của gan, can âm là cơ sở của lá gan tốt xấu, to nhỏ, lành lặn hay hư hỏng, can huyết là lượng máu chứa trong gan, can dương nôm na là oxy chứa trong gan để bảo quản thành phần máu oxyde sắt tam Fe2O3 trong kho chứa của gan, nếu trong gan thiếu oxy, máu đỏ sẽ biến thành máu bầm đen Fe2O2 hoặc thiếu Oxy nữa nên gan chứa nhiều chất sắt, khiến da mặt xanh đen, nguyên nhân gây ra bệnh này đông y xếp loại do Khí và do Tinh (thiếu khí và thiếu máu ở gan).
c-Trước khi ăn áp huyết tay phải cao hơn tay trái :
Trước khi ăn áp huyết tay phải cao hơn tay trái là chức năng gan đang làm việc tạo men gan, chuẩn bị giúp cho bao tử khi ăn sẽ hấp thụ và chuyển hóa thức ăn nhanh và hấp thụ chất bổ, đó là áp huyết bình thưòng vẫn nằm trong tiêu chuẩn.
d-Sau khi ăn áp huyết bên tay phải thấp hơn tay trái :
Sau khi ăn áp huyết bên tay phải thấp hơn tay trái cũng là bình thường, vì chức năng gan đã chuyển men gan sang giúp bao tử hoạt động xong.
e-Sau khi ăn áp huyết bên tay phải cao hơn tay trái.
Sau khi ăn áp huyết bên tay phải cao hơn tay trái, là chức năng gan hoạt động không bình thường, bệnh nhân không biết đói, và sau khi ăn xong, cảm thây mệt, vì không có men gan giúp chuyển hóa, khi bao tử ăn vào, gan mới nhận tín hiệu sản xuất men gan để tống thức ăn ra ngoài, không hấp thụ thành chất bổ được, vì can vị bất hòa, không hoạt động đồng bộ.
E- Áp huyết Giả và áp huyết Thực:
Muốn phân biệt được áp huyết giả và áp huyết thực, có nghĩa là đo áp huyết tự nhiên ở hai tay theo tây y, chưa áp dụng phương pháp điều chỉnh bằng hơi thở hay bằng huyệt, kết qủa áp huyết đo được là áp huyết giả. Thí dụ áp huyết đo ở tay trái là 165/92mmHg, mạch 80, tay phải là 148/88mmHg mạch 73.
Theo định nghĩa của khí công, áp huyết tay trái cao do ảnh hưởng của bao tử, do khí huyết ngưng tụ nhiều ở bao tử đưa lên tim làm áp huyết tim mạch xáo trộn. Nếu không biết điều chỉnh theo nguyên nhân dựa vào lý thuyết đông y khí công, thì áp huyết này vẫn được xem như là áp huyết thực, cần phải uống thuốc làm hạ áp huyết cho xuống, đến khi ăn áp huyết lại cao, cứ vòng luẩn quẩn ấy mà không kiểm soát được cho áp huyết ổn định, nên đó cũng là lý do phải uống thuốc chữa bệnh áp huyết suốt đời.
Tuy nhiên, theo Khí Công Y Đạo, công dụng của máy đo áp huyết là đo khí và huyết, để biết khí hay huyết thừa hay thiếu, cao hay thấp so với tiêu chuẩn khí công.Từ đó chúng ta có thể điều chỉnh lại khí và huyết bằng 3 cách :
Điều chỉnh Khí bằng hơi thở, điều chỉnh khí bằng huyệt ngũ hành theo tạng phủ, điều chỉnh Huyết thuộc Tinh là điều chỉnh những thức ăn phù hợp, những loại làm tăng hay những loại làm hạ áp huyết theo quy luật âm dương ngũ hành tạng phủ để điều chỉnh áp huyết trở lại bình thường theo tiêu chuẩn..
a-Cách điều chỉnh bằng Khí làm cho áp huyết thấp:
Khi áp huyết cao là trong cơ thể áp lực khí dư thừa, bằng cách nào đó cho khí dư thừa mất đi mà không ảnh hưởng đến nhịp mạch tim đập, người khỏe mạnh dùng phương pháp chủ động, có thể thổi hơi ra như tập thổi chong chóng, tập thổi bếp lửa 5 phút, khi đo lại áp huyết sẽ xuống thấp một cách tự nhiên. Đối với người già lớn tuổi, khí trong phổi không đủ hơi thổi ra, trong khi áp lực khí từ bao tử đẩy lên tim làm cao áp huyết, hoặc răng móm không tập thổi được, chúng ta sẽ làm cho khí thoát ra tự nhiên bằng miệng, dùng phương pháp thụ động, bằng cách lấy bông gòn nhét vào hai lỗ mũi, nằm nghỉ ngơi tự nhiên, cơ thể tự điều chỉnh cách thở bằng miêng, để máy đo áp huyết ở tay thường xuyên, cứ sau 5 phút bấm máy đo một lần, thấy áp huyết xuống dần từ từ, lúc đầu áp huyết cao là áp huyết giả do Tinh-Khí-Thần không hòa hợp, nhịp mạch rối loạn không ổn định, khi nghỉ ngơi, thở tự nhiên bằng miệng, đến khi mạch hòa hoãn, áp huyết xuống thấp tự nhiên đó mới là áp huyết thực.
a-Số đo áp huyết chỉ Hư-Nhiệt :
Hư chỉ về Khí là số đầu của máy đo, Nhiệt là số thứ ba chỉ mạch tim đập, thí dụ một bệnh nhân có số đo áp huyết rất thấp so với tiêu chuẩn như 85/65mmHg mạch 120, số 85 là Hư, số 120 là Nhiệt, đo nhiệt độ, đầu trán, chân tay nóng, da khô, lưỡi khô, sắc mặt đỏ bầm tối. Nguyên nhân vừa thiếu khí vừa thiếu huyết, cần phải bổ khí và huyết.
b-Hư Nhiệt giả Hàn :
Nếu bệnh nhân có số đo áp huyết như trên(85/65mmHg mạch 120), nhưng mặt trắng xanh, môi lưỡi khô, tay chân lạnh, đắp chăn, mặc áo ấm, nếu không phải thầy giỏi không thể biết được chứng nghịch với mạch là nhiệt gỉa hàn, nhưng nhờ máy đo áp huyết chỉ nhịp mạch 120 là nhiệt, trong khi bệnh nhân lạnh là giả hàn, chữa sai lầm, bệnh nhân có thể chết ngay sau khi chữa.
Theo tây y, khi khám tìm ra bệnh ung thư của một bệnh nhân, các bác sĩ không chữa theo cách đối chứng trị liệu lâm sàng như đông y, là tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để diều trị, mà chỉ chữa theo bài bản định sẵn cho cách điều trị bệnh ung thư, nên ban đầu trước khi chữa, áp huyết của bệnh nhân 115/75mmHg mạch 120. Theo kinh nghiệm của Khí Công Y Đạo, nếu mạch 120 chân tay nóng là bệnh Hư-Nhiệt do thiếu máu, nếu chân tay lạnh là Hư Nhiệt giả Hàn, vừa thiếu máu vừa thiếu khí, muốn biết khí lực thực trong cơ thể bệnh nhân, lấy mạch 120 trừ cho tiêu chuẩn 75, mạch đã phải đập nhanh hơn 45 lần, lấy số đo khí 115 trừ 45, áp huyết thực sẽ là áp huyết bên lề cửa tử 70/75mmHg mạch 75.

Đây là áp huyết tiêu chuẩn của chú.
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Tay phải 143/101/93 và 142/95/94
Trán 32,7c Tay 35,1c Chân 34,4c



Nhìn áp huyết chỉ số thứ hai là Tay trái 156/106/99 và 157/102/96 sô với áp huyết tiêu chuẩn cho thấy bác bị dư 26 chỉ số, điều này theo luận giải của KCYD thì anh bị hở van tim. khi hở van tim nên máu bơm đi không đủ nuôi cơ thể bắt tim phải tăng nhịp lên >>cũng vượt tiêu chuẩn làm cơ thể nhiệt .Từ luận giải này thì tay phải chỉ áp huyết trong gan bác cũng vậy...
Do giãn mạch, tim thòng, do uống thuốc giãn mạch, nên mạch bình thường. Nếu đưa áp huyết xuống bệnh nhân lại bị mệt do nhịp tim rối loạn qúa cao hoặc qúa thấp.

Vậy ta có thể nói rằng bác bị chứng cơ sở tâm hư nhiệt, chức năng can vị thực nhiệt
nếu đau ngoài tay chân thì là biểu. nếu đau sâu vào tạng là lý.
Trán và tay chân lạnh là không có máu đến.

Cách khắc phục là Tập cào đầu 7 động tác.
Vỗ tâp thận,
Vỗ tay bốn nhịp,
Điều hòa âm dương hai nhịp bốn nhịp
Uống thuốc bổ tâm thất. Tâm hư nhiệt nên dùng thuốc tương ứng.
Bài thuốc thứ 7 : bài thuốc tham khảo
Chữa cao áp huyết, tim đập nhanh, ra mồ hôi, ứ trệ máu ngoại vi, da xanh tím, tê tứ chi.
Hoàng bá, Hoàng liên, Hoàng cầm, Chi tử, Đương quy, Sinh địa, Mạch môn, Long đởm, Thạch cao, mỗi vị 30g, Ngưu tất 25g, Lô hội, Đại hoàng, Hà thủ ô đỏ, mỗi vị 15g, Tri mẫu 10g, Vân mộc hương 6g, Xạ hương 1,5g. Tán bột cho thêm mật ong làm thành viên 0,5g .
Uống mỗi lần 4 viên, ngày 3 lần. Nếu sắc uống, dùng 1/5 số lượng, nhưng không sắc xạ hương, khi sắc đổ 800cc nước, cạn còn 200cc rồi cho 1/5 xạ hương vào uống.


Nghiên cứu thêm và điều chỉnh phù hợp từng giai đoạn.

tranhuu
tranhuu76
 
Bài viết: 175
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 8 29, 2011 4:50 am

Re: mau mệt

Gửi bàigửi bởi Duong Dinh Phu » Thứ 6 Tháng 11 25, 2011 2:48 am

Xin cám ơn rất nhiều . Bài giải thích làm cho tôi được hiểu biết thêm rất nhiều về Y học . Và tôi đã thực hành ngay bài vỗ tay 4 nhịp (bởi vì hiện tại tôi chỉ biết 2 bài , vỗ tay 4 nhịp và kéo gối thở mềm bụng ), sau khi tập 2 ngày đã thấy bớt mệt 40% ... 2 ngày nay đi bộ không thấy mệt như trước . Những bài còn lại tôi sẽ tìm trong website tập tiếp theo . Tôi sẽ báo kết quả sau khi tập . Còn toa thuốc tì có lẽ không có thể kiếm được , bởi vì xung quanh tôi toàn là người Thái , 40 năm nay tôi sống một mình trên đất Thái ... Trước kia khi chưa được gập KCYĐ thì tôi tự chữa bằng cách tập Yoga , đọc theo sánh . Lần này may mắn tình cờ được đọc KCYĐ . Một lần nữa xin cám ơn thầy và các bạn rất nhiều .
Duong Dinh Phu
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 11 19, 2011 3:39 pm


Quay về Thư Hỏi Bệnh và Cách Chữa

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến58 khách