tiểu đường ở giai đoạn trung tiêu

tiểu đường ở giai đoạn trung tiêu

Gửi bàigửi bởi son nguyen » Thứ 6 Tháng 10 21, 2011 9:42 pm

Kính chào các sư huynh sư tỉ và các bạn,
Một bệnh nhân nữ 80 tuổi. Bị tiểu đường 5 năm nay, đầu năm nay bị stroke, nằm nhà thương 2 tuần lễ chữa trị, sau đó được về nhà, nhưng mỗi ngày phải uống rất nhiều thuốc về tim, huyết áp, cholesterol và tiểu đường. Sau khi tập các bài kéo ép gối thở ra, nạp khí trung tiêu, cúi ngửa, vỗ tay 4 nhịp, sau gần 2 tháng đã có thể bỏ hết thuốc tây, sức khỏe phục hối thấy rõ. Đường đo hằng ngày như sau: sáng, chưa ăn: số đo thay đổi từ 7.5 đến 11mmol/L
trưa, chiều và tối, số đo đường thay đổi từ khoảng 10 đến 19 mmol/L
số đo áp huyết: số đầu: thay đổi trong ngày từ 130 đến 150 ( lâu lâu có lần lên đến 170)
số thứ 2: thay đổi từ 65 đế 80 ( lâu lâu lại có lúc lên đến 90)
Số thứ 3 : nhịp tim thay đổi từ 70 đến 80 ( thỉnh thoảng có lúc chỉ có 60 hoặc nhả tới 90)
số đo hai tay có chênh lệch nhưng không nhiều, thỉnh thoảng có con số tương đối đều nhau ở hai tay.
nói chung, gia đình rất vui , chỉ có một điều, bệnh nhân khồng thoải mái vì bị ăn ít và kiêng khem nhiều thứ: lượng ăn chỉ còn 1 phần 3 so với lúc chưa nằm nhà thương, thức ăn căn bản là gạo lứt muối mè, trong ngày chỉ có một ít cá và rau, món ăn dặm thêm là chút khoai lang,khoai mài, chút bánh mì wholemeal, hột é, hạnh nhân, lô hội. Ban đầu bênh nhân tuy thèm ăn, muốn ăn thêm, nhưng người nhà khuyên bảo, vẫn chấp nhận. Lâu ngày, nhất là thời gian một hai tháng qua, phần vì người bệnh luôn tỏ ra đói khát, phần người nhà thấy tội nghiệp, khẩu phần ăn có nhích thêm một chút, có ngày con cháu lén cho ăn nhiều hơn, khiến cho số đo đường trong ngày có thể lên đén 20, sáng thức dậy chưa ăn gì số đo dường cũng đã lên 11 hoặc 12. Nhưng cơn đói của bệnh nhân cũng không dừng, bệnh nhân luôn cảm thấy đói cồn cào trong bụng. Và dù bệnh nhân được ăn nhiều hơn một chút nhưng sức khỏe lại không khá hơn, trái lại mỗi lần đường tăng cao, bệnh nhân tỏ ra mỏi mệt, không thể vỗ tay được 4 nhịp như trước, chỉ lều khều cho qua rồi than mỏi không tập. Nhận xét thấy rằng, bệnh nhân có vẻ được bình thản chịu đựng cơn thèm ăn vào lúc sáng mới ngủ dậy, số đo đường còn thấp. Đến chiều tối, số đo đường lên cao, bệnh nhân mỏi mệt, không tập, chỉ đòi ăn, có lúc như đi vào khủng khoảng, gào khóc, đòi ăn no để nếu bị chết hoặc bị stoke, bị vô bệnh viện lại cũng chấp nhận.
Người nhà có vẻ sa sút niềm tin, họ bảo là, phương pháp khí công y đạo rất hay nhưng là một viên thuốc khó nuốt. Mong các sư huynh sư tỉ có phương pháp gì giúp cho bệnh nhân bớt phải chịu đựng sự dày vò của bao tử không, xin giúp ý kiến. Tôi xem trong bài tiểu đường của thầy, chỉ thấy hướng dẫn rằng, bệnh nhân tiểu đường ở thời kỳ trung tiêu (ăn bao nhiêu cũng vân thấy đói) thì cho ăn khoai mài nấu với hột sen. Cho ăn rồi cũng không dứt đói, ăn đến khi vượt mức cho phép ( 12, sau khi ăn ) vẫn bảo chưa thấy có gì trong bụng.
Mong sớm nhận được hồi âm của các sư huynh sư tỉ và các bạn.
Thân mến,
Son Nguyen
son nguyen
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 10 21, 2011 6:36 pm

Re: tiểu đường ở giai đoạn trung tiêu

Gửi bàigửi bởi audible » Thứ 7 Tháng 10 22, 2011 12:15 am

Chào sư huynh !
Trường hợp này giống như Thầy nói : Chúng sanh không muốn hết bệnh
Giống như trường hợp bệnh nhân huyết áp thấp + âm hư sinh nội nhiệt , trong người lúc nào cũng thấy nóng . Nhưng khuyên thế nào cũng không nghe, cứ thích dùng chất hàn, lạnh, bảo là uống cho nó mát, buổi sáng, trưa thì uống 1 ly cà phê sữa nhiều đá lớn, nói đến thì bảo là ghiền, không uống không chịu được.
Bó tay.com thôi !

Thân !
audible
 
Bài viết: 598
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 5 06, 2011 4:32 am

Re: tiểu đường ở giai đoạn trung tiêu

Gửi bàigửi bởi tranhuu76 » Thứ 7 Tháng 10 22, 2011 1:47 pm

Con chào Thầy!
Chào các sư Huynh, Đệ, Tỷ, Muội.!
Ý kiến của tranhuu76 đối với bệnh này như sau.
http://khicongydaotailieu.blogspot.com/ ... .html#more
1) Khi xem tài liệu này mới thấy được gốc bệnh trường hợp này có thể xuất phát từ Can Phong Nhiệt làm tăng Tâm hỏa.....>>
Như vậy cần chữa vào chỗ gốc.
2) Các vị thầy HV "trừ Thầy Ngọc ,và các thầy cao thủ có kinh nghiệm nhiều năm" nếu chữa bênh thì nên trực tiếp đo áp huyết, khám cho bệnh nhân, vì nếu chỉ nghe qua lời kể và số đo áp huyết của người không chuyên đo và chưa được học KCYD sẽ cho số đo không chính xác. Điều này tôi đã chứng thực trong quá trình hướng dẫn người nhà, bệnh nhân tự đo thì 99% là họ làm sai, Nếu mình dựa trên số đo đó thì không khác gì (Thầy Bói xem voi.)
3) Khi mình chữa cho ai nên theo dõi họ tập và bắt buộc phải tâp và uống thuốc đủ số lượng, số lần, sự tập đúng tập sai, theo dõi tiến trình sự thay đổi của bệnh nhân. Không làm được điều đó thì sẽ như (Mang con bỏ chợ)
4) Đối với bênh nhân phải tự nghiên cứu tự giác tập luyên, hợp tác chặt chẽ với người hướng dẫn, kịp thời báo cáo kết quả sự chuyển biến để có phương pháp điều chỉnh hợp lý
Có như vậy thì các bệnh mới nhanh chóng bỏ minh mà đi và không quay lại nữa.
Chúc mọi người an lạc.

tranhuu76
tranhuu76
 
Bài viết: 175
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 8 29, 2011 4:50 am

Re: tiểu đường ở giai đoạn trung tiêu

Gửi bàigửi bởi son nguyen » Thứ 3 Tháng 10 25, 2011 4:23 am

Thân gởi Audible và Tranhuu76,
Tôi xin cám ơn các sư huynh đã quan tâm trả lời, đặc biệt là bài trả lời khá tường tận của Tranhuu76. Đọc xong, ý kiến của Tranhuu76, tôi nghĩ đến chuyện phải cho bệnh nhân uống kèm thêm thuốc. Tuy nhiên tôi vẫn chưa hiểu thấu đáo được trong trường hợp can phong nhiệt như bà cụ này thì phải uống thuốc gì. Vì trong BÀI THUỐC KINH NGHIỆM ĐÔNG Y CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG, chỉ có các trường hợp như sau:
a- Chứng nhiệt thịnh nội táo :
Dấu hiệu lâm sàng : Miệng khát, uống nhiều, ăn nhiều mau đói, người vẫn ốm, tiểu nhiều, nước tiểu vàng, sắc lưỡi đỏ, mạch sác ( nhiệt ).
Đối chứng trị liệu : Phải tư âm thanh nhiệt, trong bài thuốc phải có những vị như Sinh địa, Mạch môn đông, Hoa phấn là chính.
b- Chứng khí âm lưỡng hư :
Dấu hiệu lâm sàng : Miệng khát, uống nhiều, tiểu nhiều, người gầy ốm, đại tiện khi bón khi tiêu chảy, sắc lưỡi nhạt, mạch tế sác.
Đối chứng trị liệu : Phải ích khí dưỡng âm, trong bài thuốc phải có những vị như Hoàng Kỳ, Hoài Sơn, Sinh địa, Ngũ vị tử, Thiên hoa phấn là chính.
c- Chứng can thận âm hư :
Dấu hiệu lâm sàng : Đi tiểu nhiều lần, lượng nước nhiều, đầu váng, hoa mắt, nhức mỏi lưng gối, nam di tinh, nữ kinh nguyệt không đều, sắc lưỡi đỏ nhạt, mạch tế sác.
Đối chứng trị liệu : Phải tư bổ can thận, giảm tiểu tiện, trong bài thuốc phải có những vị như Thục địa, Hoài Sơn, Kỷ Tử, Ngũ vị tử là chính.
d-Chứng âm dương lưỡng hư :
Dấu hiệu lâm sàng : Bệnh đã lâu ngày chưa khỏi khiến đi tiểu nhiều lần, ra nhiều, họng khô, lưỡi khô, chân tay lạnh, sợ lạnh, yếu sinh lý, mạch tế vô lực .
Đối chứng trị liệu : Phải ôn dương, tư âm bổ thận, trong bài thuốc phải có những vị như Hoàng Kỳ, Thục địa, Hoài Sơn, Sơn thù là chính.
Vậy thì trong trường hợp bà cụ này, có thể cho uống thuốc của trường hợp a hay b,c hay d, và mỗi thứ bao nhiêu phân lượng. Xin các sư huynh sư tỉ thông cảm cho sự kém hiểu biết và học hỏi chưa đến nơi đến chón của tôi.
Rất mong sớm nhận được hồi âm của các sơ huynh sư tỉ.
Thân mến,
Sonnguyen
son nguyen
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 10 21, 2011 6:36 pm

Re: tiểu đường ở giai đoạn trung tiêu

Gửi bàigửi bởi tranhuu76 » Thứ 3 Tháng 10 25, 2011 7:33 am

Thầy ơi..!
Ý của tranhuu76 luận bệnh như sau : mình tìm từ triệu chứng >> Tạng, Phủ: bị hư, thực, hàn, nhiệt, biểu, lý..từ tạng phủ suy luận >> âm ,dương và áp dụng ngũ hành suy ra các tạng liên quan. Khi có những cái đó ta đem các bài tập các bài thuốc vào mà điều chỉnh về trung bình âm dương . trường hợp này theo chẩn trị thì tôi thấy là Can phong thực nhiệt >> Tâm Thưc nhiệt >> hỏa sinh thổ >> bảo tử thừa nhiệt đốt cháy tiêu hóa nhanh nên nhanh đói và thèm ăn. Mà thèm ăn lại cho ăn toàn tinh bột mà tinh bột thì tạo ra đường nhiều nhất,>> lại thừa đường >>lại mệt mọi >>không chịu tập>>nên không đốt cháy đường được>> một vòng luẩn quẩn gỡ mãi không ra.
Cách chữa là trước khi ăn cho uống một cốc hạt É Hạt này làm cho hấp thụ đường ít đi. Tập nhiều động công vào cho toát mồ hôi ra làm đót chấy bớt đường đi.
Cái gì thực nhiệt hư hàn gì thì vuốt bổ hay tả tùy theo từng đoạn và số lần phù hợp.
Thường thì thực là làm cho các tạng khác bị liên quan hơn là hư.
Can thực thì thủy hư>>hỏa càng vượng >>>>
:)
tranhuu76
tranhuu76
 
Bài viết: 175
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 8 29, 2011 4:50 am

Re: tiểu đường ở giai đoạn trung tiêu

Gửi bàigửi bởi son nguyen » Thứ 3 Tháng 10 25, 2011 11:38 pm

vô cùng cảm tạ tranhuu76, hiện giờ tôi chưa rành vuốt huyệt, nhưng tôi sẽ thử cho bệnh nhân uống é trước để dập lửa, thay vì uống sau khi ăn như trước đây. Theo suy luận của tranhuu76 thì có nên cho uống thêm thuốc hay không, ví dụ các vị thuốc HOÀN G KỲ, THỤC ĐỊA, HOÀI SƠN, SƠN THÙ chẳng hạn?
sonnguyen
son nguyen
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 10 21, 2011 6:36 pm

Re: tiểu đường ở giai đoạn trung tiêu

Gửi bàigửi bởi son nguyen » Chủ nhật Tháng 10 30, 2011 7:40 pm

Kính gởi các sư huynh sư tỉ,
Tôi đợi Tran huu76 trả lời, rất mong, vì tôi không nghĩ là phải bó tay như nhận định của audible. Bà cụ không phải lười tập và ham ăn. Lúc đường thấp trong tiêu chuẩn 8.mml/L, bà rất bình tĩnh, kìm chế được cơn thèm ăn, chịu khó tập kéo gối thở ra, trung tiêu, cúi ngửa , vỗ tay rất tận tình. Chỉ sau khi ăn một chén cơm gạo lứt ban sáng, đến trưa thêm một chén nữa, đường lên dần từ 12 đến 16, lúc đó cơn đói cồn cào nổi lên, bà cụ chịu không nổi mới muốn ăn liên tục và than mệt không tập được đến nơi đến chốn. Vậy chỉ cần cho tì mát can hết nhiệt được là có hy vọng sức khỏe bà cụ lại phục hồi. Anh em trong nhà không đành tâm nhìn bà cụ xin xỏ đòi ăn như một người bị bỏ đói, có người suy luận là bệnh của bà đã đến giai đoạn không còn khả năng tiết insulin nữa, tức là đã bị đổi qua loại 1tiểu đường , có nghĩa là không chích insulin thì không được. Tôi thực tình không muốn vì sực kém cỏi của mình mà vừa làm cho bà cụ bị thiệt thòi, vừa làm mất uy tín của kcyd. Vậy xin, các sư huynh sư tỉ chỉ giáo thêm giùm, nếu thầy chưa nhập thất, xin các sư huynh sư tỉ cầu cứu với thầy giúp tôi với.
Chân thành cám ơn quí sư huynh sư tỉ.
Sonnguyen
son nguyen
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 10 21, 2011 6:36 pm

Re: tiểu đường ở giai đoạn trung tiêu

Gửi bàigửi bởi tranhuu76 » Thứ 2 Tháng 10 31, 2011 12:14 am

Sơn Nguyên thân mến!
Bạn hãy đọc kĩ nội dung trong đường link mình gửi hôm đầu tiên, nội dung trong đó là để phân tích bệnh >> từ đó bạn khẳng định của bà cụ bị tiểu đường nguyên nhân từ đâu.??
Bạn là người trực tiếp thăm khám, nên kết hợp với cách khám định bênh theo KCYD. Bằng cách ấn các huyệt từ Cưu Vĩ .....Thần Khuyết sâu khoảng một đốt hoặc hơn chút. hiữ lâu 5 phút và đo, cách này có trong thư viên bộ tìm nguyên nhân và cách chữa trong trang nhà. để kiểm tra tạng phủ.
Dùng cách khám Quy kinh chẩn pháp ở các đầu ngón tay ngón chân để biết chức năng,cơ sở tạng phủ nào bị hư hại mỗi tạng phủ đều có âm dương khác nhau.cách bấm các du huyệt ở lưng .....

Khi phân tích kỹ lưỡng dựa trên ngũ hành để quyết đinh đánh vào thằng nào là trung tâm.và ra đòn quyết định.>> đó là cách trị gốc.
Trường hợp này mình thấy thế này hay đói là do tâm hỏa bị nhiệt nhiều làm cho bao tử tăng nhiệt tiêu hóa ,đốt nhanh >>chóng đói...
Vậy thì mình tập trung vào thằng Thận làm cho nó mạnh lên .khi nó mạnh lên thì thằng tâm bị dập,thằng tỳ vị thổ thực cũng bị hạ xuống...thằng gan cũng mát lại... Cái này gọi là đánh một đòn chết ba.

Chú ý: Nước chanh là một thằng chuyên gia về tiêu diệt đường. Nếu đường vọt lên thì cho ly nước chanh là xong.

Bạn có thể xem bài thuốc này thâm khảo.

Trích trong bài trị thận của lương y Phạm Trọng Sơn

Do một số bạn hỏi về trị bệnh tiểu đường, nên tôi nêu 2 bài thuốc rất đặc sắc của Hải Thượng Lãn Ông để trị bệnh này, tôi cũng từng dùng bài này để điều trị và có kết quả khả quan. Bệnh tiểu đường thường do thận âm, tỳ âm suy, nếu nặng thì cả thận dương, tỳ dương suy.
- Bồi thổ cố trung thang : bổ tỳ dương, tỳ âm. Bạch truật (sao vàng): 20gr, Thục địa(nướng): 10gr, Cam thảo(tẩm mật ong nướng): 2gr, Gừng (nướng đen): 2gr.
(Nếu thận suy thì uống kết hợp bát vị hoàn, lục vị hoàn.)
Nghiền thành bột, mỗi ngày uống 4g-8g, Hoặc sắc uống.

- Toàn chân nhất khí thang : bổ thận âm, thận dương, tỳ âm, tỳ dương.( Bổ âm nhiều hơn bổ dương).
Thục địa: 30gr, Bạch truật: (sao vàng hạ thổ):15gr, Mạch môn: 12gr, Ngũ vị tử(tẩm mật): 20 hột, Ngưu tất: 8gr, Phụ tử: 4gr, Nhục quế: 4gr, Đỗ trọng: 10gr.
Nếu phổi yếu thêm nhân sâm: 10gr.
Nghiền thành bột, mỗi ngày uống 4g-8g, Hoặc sắc uống.

Các bài thuốc trên nếu nghiền bột, khi uống bạn thêm 1 muỗng cafe mật ong thì dễ uống và tăng tác dụng của thuốc. Khi nghiền bột xong cần phơi khô, bỏ vào lọ kín, để nơi khô ráo, tránh ẩm ướt.
Hãy xem thận âm dương cái nào yếu thì bổ yếu cả hai bổ cả hai. yếu thằng nào bổ thằng đó.
Cách khám chỉ rồi.. có kết quả thì báo lại
tranhuu
Sửa lần cuối bởi tranhuu76 vào ngày Thứ 3 Tháng 11 01, 2011 4:47 am với 1 lần sửa trong tổng số.
tranhuu76
 
Bài viết: 175
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 8 29, 2011 4:50 am

Re: tiểu đường ở giai đoạn trung tiêu

Gửi bàigửi bởi son nguyen » Thứ 3 Tháng 11 01, 2011 3:42 am

Cám ơn Tran Huu nhiều lắm, khi nào có tin vui, tôi sẽ báo ngay.
thân mến,
sonnguyen
son nguyen
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 10 21, 2011 6:36 pm

Re: tiểu đường ở giai đoạn trung tiêu

Gửi bàigửi bởi son nguyen » Chủ nhật Tháng 11 13, 2011 4:32 am

Trần hữu mến,
Trong thời gian học cách tìm huyệt và đường kinh để tìm bệnh, tôi tạm thời cho bà cụ ăn theo kiểu dưỡng sinh số 7, nghĩ rằng nước miếng là loại hormone tốt có thể làm mát gan bổ thận, cho ăn lai rai từ sáng đến tối, mỗi miếng cơm nhai khoảng 3 đến 5 phút, cộng lại số lượng cơm gạo lứt trong ngày cũng không quá nhiều. Bà cụ thoát được cảnh gào đói, tuy lúc 10 giờ rưỡi tối vừa ăn xong, đánh răng đi ngủ vẫn muốn ăn tiếp. sức khỏe của bà cụ lại phục hồi dần có thể tập khí công lại, nhưng đến ngày thứ 5 (sau 5 ngày ăn kiểu dưỡng sinh), bà cụ có phản ứng: số đường lên cao dần (phản ứng này rất bình thường, có bệnh nhân tiểu đường, ăn dưỡng sinh hết bệnh, cũng cho biết đã trải qua phản ứng như vậy), người nhà sợ bà cụ không thể vượt được nên cho uống thuốc tiểu đường lại và cho ăn cá uống sữa thêm, vậy là phương pháp dưỡng sinh bị ngưng nửa đường. Cách chữa bệnh Trần Hữu mách cho tôi cũng chưa thực hiện được. Thật buồn, giá mà có Trần Hữu hay có thầy ở đay thì hay biết mấy.
Dù sao cũng xin cám ơn Trần Hữu đã tận tình chỉ dạy.
Thân mến,
Son Nguyen
son nguyen
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 10 21, 2011 6:36 pm

Trang kế tiếp

Quay về Thư Hỏi Bệnh và Cách Chữa

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến72 khách