Chữa sai làm bệnh nặng hơn, phân biệt cảm hàn và cảm nhiệt!

Chữa sai làm bệnh nặng hơn, phân biệt cảm hàn và cảm nhiệt!

Gửi bàigửi bởi Diệu Hiền » Chủ nhật Tháng 9 25, 2011 11:59 am

Kính thưa Thầy!

Con đang háo hức học chữa bệnh theo KCYĐ, nhưng càng học càng thấy mình như chơi vơi trong biển lớn, tuy nhiên con sẽ không nản chí vì mơ ước của con là có thể áp dụng thành công KCYĐ để chữa bệnh cho mọi người.

Hiện tại con đang bối rối trong việc định bệnh, chữa bệnh cho con trai 3 tuổi của con, xin Thầy từ bi dạy cho con!

Con trai con gần 3 tuổi, hiện nay đã hết táo bón và bớt mồ hôi trộm rất nhiều sau khi áp dụng lời chỉ dạy của Thầy. Tuy nhiên mấy hôm nay trở trời đột ngột, cháu bị ho và sổ mũi rất nhiều, giống như viêm phế quản. Mấy hôm vừa rồi, con đã áp dụng cách chữa sau:

Lúc đầu bệnh chưa nặng, con làm mạnh tỳ để nuôi con phế bằng thuốc bổ tỳ (uống ngày 2 lần), đồng thời bổ phế, tiêu đàm bằng trà quế chi, trần bì, gừng, mật ong (uống sau 3 bữa ăn và trước khi đi ngủ, mỗi lần khoảng 70ml). Hai hôm đầu bệnh bớt rất nhanh, tưởng sắp khỏi, nhưng qua ngày thứ 3 bé sổ mũi và ho đàm nhiều hơn, sang ngày thứ tư con ngưng thuốc bổ tỳ thì tình trạng vẫn vậy cộng thêm đi tiểu ít, nước tiểu vàng hơn, đóng ghèn ở mắt, tính tình cáu gắt, đi phân cứng hơn. Hôm sau thì con ngưng luôn trà quế chi, trần bì, gừng, mật ong và cho bé uống si rô Bảo Thanh bổ phổi tiêu đàm nhưng không bớt. Hôm nay bé ho tiếng nặng đàm, ho liên tục như co thắt phế quản, sổ mũi nhiều. Con cho uống tạm kháng viêm solupred + thuốc giãn phế quản để bé bớt ho, dễ ngủ vì thấy bé ho suốt làm mất sức.

Thưa Thầy có phải con của con từ ho hàn mà chuyển sang ho nhiệt không Thầy? Con định sáng mai đi mua Sâm Bố Chính + Cam Thảo về sắc cho bé uống, đồng thời cho uống tiếp thuốc Bổ Tỳ (con đọc trong một bài chữa bệnh của Thầy) nhưng không biết có đúng với tình trạng bệnh của cháu không? Sợ chữa sai nữa bệnh sẽ nặng hơn và thành viêm phổi. Kính xin Thầy thương tình giúp con!

Con kính chúc Thầy vô lượng an lạc và chóng thành đạo quả!

Kính thư
Diệu Hiền.
Diệu Hiền
 
Bài viết: 83
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 9 25, 2011 11:53 am

Re: Chữa sai làm bệnh nặng hơn, phân biệt cảm hàn và cảm nhi

Gửi bàigửi bởi admin » Chủ nhật Tháng 9 25, 2011 7:32 pm

Xem bài này :

Bài 427 : Phân Biệt Bệnh Về Hàn-Nhiệt :

Xét theo tứ chẩn vọng văn vấn thiết :

A-Chứng Hàn

Vọng:
Sắc mặt : Trắng mét, hay trắng xanh.
Mắt : Trong, mắt ưa nhắm không muốn nhìn ai.
Môi : Nhợt trắng hoặc tím xanh.
Móng : Xanh tím.
Lưỡi : Hoạt nhuận, đầu lưỡi nở to, trắng nhạt, rêu lưỡi trắng trơn.
Đàm: Có đờm lỏng trắng.
Thần : Trầm tĩnh, hoặc uể oải.
Thân : Ưa rút chân nằm co, sợ lạnh.
Bệnh: Ngoại nhân do lục dâm, nội nhân do dương khí suy yếu, âm khí qúa thịnh, cơ năng trao đổi chất giảm, vệ khí yếu, thường gặp trong bệnh mạn tính.
Văn :
Nói : Ìt nói
Thở : Khẽ nhẹ.
Vấn :
Đại tiện : Lỏng nhão.
Tiểu tiện: Trong, nhiều.
Ăn : Ưa ăn thức ăn nóng, hay nhổ nước bọt nhiều.
Uống : Không khát, ưa uống nước nóng.
Thiết :
Mạch chẩn: Mạch trầm ,tế, trì, hoãn,vô lực.
Xúc chẩn : Tay chân lạnh, vùng bụng lạnh đau.

B-Chứng Nhiệt

Vọng :
Sắc mặt : đỏ.
Mắt : đỏ, mở lớn nhìn người.
Môi : Khô nứt hoặc sưng đỏ.
Móng : Đỏ tím.
Lưỡi : Cứng sượng, rêu thô vàng hoặc gai, hoặc đen, đầu lưỡi xanh sậm.
Đàm :Có đờm vàng đặc.
Thần: Bức rứt không yên.
Thân :Hay lăn lộn, ưa nằm ngửa duỗi thẳng chân.
Bệnh: Ngoại nhân do lục dâm, nội nhân do dương qúa thịnh, âm suy, cơ năng trao đổi chất dư
thừa, thường gặp trong bệnh cấp tính, có thể sốt nhiệt.
Văn :
Nói : Nói nhiều .
Thở : Thở mạnh, bực bội.
Vấn :
Đại tiện : Bón, bí kết, phân cứng thành hòn cục, mấy ngày không ra.
Tiểu tiện : Đỏ, ít.
Ăn :Ưa ăn thức ăn mát, ít nhổ nước bọt.
Uống :Khát thích uống nước lạnh.
Thiết :
Mạch chẩn : Mạch phù, hồng, sác, cấp, có lực.
Xúc chẩn : Tay chân ấm nóng, bụng đau gò quặn, nổi cộm hòn cục.

Chứng Hàn : (045)
Do dương khí suy, âm khí thịnh làm cơ năng trao đổi chất giảm, có dấu hiệu sắc mặt trắng xanh, uể oải, nằm co, sợ lạnh, bụng lạnh đau, không khát, thích uống nước nóng, phân nhão lỏng, tiểu nhiều trong, chất lưỡi nhạt, rêu trắng trơn, thường gặp trong bệnh mạn tính, hàn vào phổi sinh suyễn hàn, hàn ở lồng ngực làm ra bệnh tim mạch, bệnh mạch vành, hàn ở bụng dưới làm đau bụng mỗi kỳ kinh ở phụ nữ.

Chứng Nội Hàn : (046)
Do dương hư khí yếu công năng tạng phủ suy giảm không đủ nhiệt để thủy hoá khí nên thủy không được vận hoá bị ứ đọng sinh hàn..

Chứng Hàn Kết : (047)
Do âm hàn ngưng trệ tạo ra bệnh đại tiện bí kết có dấu hiệu đau hoặc sôi bụng, tiểu trong, môi tái, miệng nhạt, rêu lưỡi trắng trơn.

Chứng Hàn Tà : (048)
Do nội tạng hư hàn làm bệnh có dấu hiệu đại tiện trong loãng như phân vịt, hoặc ra thức ăn sống sít, bụng sôi đau âm ỉ kéo dài, tiểu trong, rêu lưỡi trắng trơn.

Chứng Hàn Sán : (049)
Làm đau bụng lạnh cấp tính, quanh rốn đau như thắt, chân tay tê dại, vã mồ hôi lạnh, toàn thân giá lạnh, do tỳ vị hư hàn, hoặc do huyết hư sau khi sanh lại bị cảm phong hàn làm bụng co cứng đau lan sang hai bên sườn, hoặc do kinh can bị hàn khí xâm nhập làm bộ sinh dục lạnh, sưng rắn đau co rút đau.

Chứng Hàn Thực : (050)
Chính khí không hư mà hàn tà phát sinh do ăn uống kết ở trong có dấu hiệu chân tay lạnh, tiểu tiện trong, đau bụng, bí đại tiện ,lưỡi nhuận, rêu trắng.

Chứng Hàn Thực Kết Hung : (051)
Do mắc bệnh thương hàn lại tắm nước lạnh, nhiệt tà bị hàn khí ngăn trở, thủy hàn làm thương phế, hàn khí kết nơi hông sườn làm đau vùng ngực, tâm phiền không khát, không phát nhiệt.

Chứng Hàn Lật : (052)
Do qúa hàn trong phủ tạng phát sinh run rẩy lập cập, mỗi khi phát hàn, hai hàm răng gõ vào nhau, thường gặp trong bệnh sốt rét, bệnh dịch, hoặc phạm thuốc péniciline.

Chứng Hàn Quyết : (053)[/b
]Do dương khí hư yếu vì nội tạng hư hàn, có dấu hiệu mệt mỏi, sợ lạnh, iả nước trong, chân tay lạnh buốt, mình lạnh nằm co, không khát, bụng đau, mặt đỏ, móng chân tay thâm xanh, choáng váng, ngã lăn bất tỉnh.

[b]Chứng Hàn Bao Hỏa : (054)

Cơ thể bẩm sinh tích nhiệt bị bệnh cảm lạnh, hàn bao ở bên ngoài khiến nhiệt uất bên trong làm ra bệnh hen suyễn .

Chứng Hàn Nhiệt Thác Tạp : (055)
Chứng hàn, chứng nhiệt thay đổi nhau như trên nóng dưới lạnh, trên lạnh dưới nóng,biểu nóng lý lạnh, biểu lạnh lý nóng.

Chứng Nhiệt Kết Bàng Lưu : (056)
Có dấu hiệu đại trường thực nhiệt đi cầu táo bón không thông, khó đi nhưng chỉ ra nước chứ không ra phân cục như táo bón thông thường.

Chứng Nhiệt Kết Hạ Tiêu : (057)
Nhiệt kết vùng đại tiểu trường, thận, bàng quang khiến sự khí hóa của tạng phủ hạ tiêu trở ngại làm bụng dưới trướng đau, đại tiện bí, tiểu tiện tắc buốt hoặc tiểu ra máu.

Chứng Nhiệt Thịnh Khí Phận : (058)
Có dấu hiệu sốt cao, mặt đỏ, tâm phiền, vã mồ hôi, khát, rêu lưỡi vàng khô. Nếu nhiệt kết thực chứng nặng sẽ sốt cao về chiều, thậm chí hôn mê, đau bụng, bí đại tiện , rêu lưỡi vàng dầy khô.
Chứng Nhiệt Vào Huyết Phận : (059)
Huyết phận là nơi sâu nhất trong cơ thể bị nhiệt tà truyền vào nên thường sốt cao về đêm, tinh thần ủ rũ, trằn trọc, co giật, đặc biệt nổi vết ban chẩn là huyết bị hại nhiễm độc, lưỡi đỏ bầm nổi hột.

Chứng Nhiệt Vào Tâm Bao: (060)
Là tà nhiệt truyền vào doanh phận làm tổn thương thần kinh gây hôn mê kéo dài không tỉnh, thường đi đôi với đờm gây biến chứng, dễ bị di chứng bại liệt, mất trí.

Chứng Nhiệt Cực Sinh Phong : (061)
Do thực nhiệt thịnh tổn thương vinh huyết, can huyết, làm huyết nhiễm độc gây ra bệnh viêm não, sốt cao co giật, kiết lỵ máu, bại huyết.

Chứng Nhiệt Thương Cân Mạch : (hỏa thiêu gân) (062)
Do sốt cao kéo dài làm âm suy kiệt, gân cốt mất nuôi dưỡng khiến gân co quắp, bại liệt.

Chứng Nhiệt Uất : (063)
Khí uất do giận kết lại trong gan hóa nhiệt làm đau đầu, miệng khô đắng, ngực sườn đầy tức, nôn ợ chua, bí đại tiểu tiện, nước tiểu đỏ ra ít , ù tai, tính nóng nẩy,chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.

Chứng Thượng Hàn Hạ Nhiệt : (064)
Là bệnh hàn nhiệt lẫn lộn, nhiệt tà ở dưới làm trướng bụng, tiện bí, tiểu sẻn đỏ, trên nhiễm hàn tà làm lợm giọng, nôn mửa, ho suyễn, đờm ẩm, rêu trắng.

Chứng Thượng Nhiệt Hạ Hàn : (065)[/b
]Là bệnh hàn nhiệt lẫn lộn do khí của âm dương làm bệnh trong trường hợp ngoại cảm dùng công hạ sinh iả chảy không ngừng, tân dịch tiêu hao, nhiệt tà thừa cơ xung nghịch lên khiến họng đau, khạc ra đờm vàng dính lẫn máu, hàn tà ở dưới sinh iả lỏng nát, tứ chi lạnh.

[b]Chứng Triều Nhiệt : (066)

Phát sốt từng cơn có định kỳ vào thời gian nhất định, đa số về chiều thuộc âm gọi là âm hư triều nhiệt do 3 nguyên nhân :

Âm dịch suy kém:
Cứ tối đến là phát sốt ra mồ hôi trộm, gọi là âm hư triều nhiệt.

Dương khí bị thấp tà lấn át:
Gây bệnh sốt về chiều gọi là thấp ôn triều nhiệt.

Nhiệt tà kết ở ruột :
Phát sốt mỗi buổi chiều gọi là nhật bộ trào nhiệt.
Ngoài ra nếu sốt nhiệt do ôn bệnh truyền vào doanh phận hay huyết phận, không thuộc triều nhiệt.


Thân
doducngoc
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am


Quay về Thư Hỏi Bệnh và Cách Chữa

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến10 khách