Bệnh tăng tiểu cầu, bác sỹ kết luận ung thư máu

Re: Bệnh tăng tiểu cầu, bác sỹ kết luận ung thư máu

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 6 Tháng 7 27, 2012 11:39 pm

Trả lời :

Hãy đọc bài phân tích này của các nhà chuyên môn, để thấy những thử nghiệm không cần thiết làm cho mình hoang mang thêm, ở xét nghiệm trước xét thấy tăng tiểu cầu, ở xét nghiệm này lại không xét đến tiểu cầu, mà lại xét tìm để bới ra bệnh khác không liên quan gì đến bệnh chính. Nhưng dù sao vẫn cho kết qủa là thiếu máu và lười tập những bài tập để tăng tính hấp thụ và chuyển hóa, vì trong người dư sắt mà thiếu oxy để duy trì công thức máu.

Tăng bilirubin toàn phần được chủ yếu là unconjugated (gián tiếp) bilirubin có thể là một kết quả của: Tán huyết, thiếu máu ác tính truyền phản ứng Xơ gan Một điều kiện trao đổi chất thông thường được gọi là hội chứng Gilbert, do mức độ thấp của các enzyme gắn các phân tử đường để bilirubin Nếu liên hợp bilirubin (trực tiếp) được nâng lên hơn unconjugated (gián tiếp) bilirubin, có thường là một vấn đề liên quan đến loại bỏ giảm bilirubin bởi các tế bào gan. Một số điều kiện có thể gây ra điều này bao gồm:viêm gan vi rút thuốc phản ứng Bệnh có cồn gan Liên hợp (trực tiếp) bilirubin cũng được nâng lên hơn unconjugated (gián tiếp) bilirubin khi có một số loại tắc nghẽn đường mật. Điều này có thể xảy ra, ví dụ, với: Sỏi túi mật nhận được vào các ống dẫn mật các khối u Sẹo của các ống mật Rối loạn hiếm di truyền gây ra bất thường chuyển hóa bilirubin (Rotor, Dubin-Johnson, hội chứng Crigler-Najjar) cũng có thể gây ra mức độ tăng bilirubin.Mức độ thấp của bilirubin không phải là một mối quan tâm và không được giám sát.

Ferritin là một loại protein trong tế bào ở khắp mọi nơi mà các cửa hàng sắt và phát hành nó một cách có kiểm soát. Lượng ferritin lưu trữ phản ánh số lượng sắt được lưu trữ. Protein được sản xuất bởi gần như tất cả các sinh vật sống, bao gồm tảo, vi khuẩn, thực vật bậc cao, và động vật. Ở người, nó hoạt động như một bộ đệm chống lại tình trạng thiếu sắt và quá tải sắt. Ferritin là một phức hợp protein hình cầu bao gồm 24 tiểu đơn vị protein và là chính protein sắt-lưu trữ trong tế bào ở cả prokaryote và eukaryote, giữ sắt ở dạng hòa tan và không độc hại. Ferritin đó không phải là kết hợp với sắt được gọi là apoferritin

LDH (lactic dehydrogenase) là 1 enzyme có trong nhiều loại mô của cơ thể. Không biết tại sao bạn lại thử LDH vì LDH thường không được coi như là xét nghiệm cơ bản. Nó chỉ được chỉ định trong những trường hợp nghi ngờ có hủy hoại mô. Ví dụ, chấn thương cơ, hoại tử ruột, thiếu máu do tiêu huyết, viêm gan, viêm tụy, nhồi máu phổi, nhồi máu cơ tim, một số trường hợp bệnh lý ác tính, dùng một số thuốc trước đó...
Kết quả của LDH vì vậy có thể bị sai lạc nếu trước đó bạn vận động nhiều, máu bị tiêu huyết khi lấy làm xét nghiệm, có uống vài loại thuốc trước đó như aspirin, rượu.
Vì LDH có trong nhiều loại mô nên nó chỉ cho biết có sự hủy hoại mô. Thường nếu thấy LDH cao, BS sẽ chỉ định làm thêm SGOT, SGPT, iso-LDH để có thể hướng đến loại mô nào đó bị tổn thương.
Nếu bạn không có tình trạng nào đưa đến hủy hoại mô mà chỉ đi kiểm tra sức khỏe thì nhiều khả năng kết quả xét nghiệm lần này bị sai. Nhất là khi các xét nghiệm khác đều bình thường (bạn chỉ nói đến LDH bất thường chứ không nói đến các kết quả xét nghiệm khác nên tôi cho rằng các xét nghiệm khác trong giới hạn bình thường)/


Thân
doducngoc
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6800
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: Bệnh tăng tiểu cầu, bác sỹ kết luận ung thư máu

Gửi bàigửi bởi Trần Kiên » Thứ 2 Tháng 7 30, 2012 9:54 am

Kính chào thầy,

Trước tiên con xin lỗi thầy vì đã phản hồi hơi muộn - do 3 hôm nay con nghỉ làm nên ko đến cơ quan trong khi đó internet ở nhà thì bị chặn nên ko vào net được!

Con cũng xin lỗi vì bất cẩn khi kiểm tra lại thông tin nên ko biết lại nhập thiếu thông tin quan trọng nhất về tiểu cầu - tiểu cầu trong đợt xét nghiệm vừa rồi đã giảm, hiện là 642 (so với 840 đợt trước)!

Còn về luyện tập thì con tập đều đặn và nhiều lắm, con đo oxy tất cả các ngón chân-tay đều ở mức cao từ 98-99%!

Có lẽ một vài chỉ số máu như LDH có vấn đề vì con đã uống aspirin một giai đoạn khá dài!

Kính chúc thầy sức khoẻ và bình an!

Con, Trần Kiên.
Trần Kiên
 
Bài viết: 33
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 6 21, 2012 5:38 am

Re: Bệnh tăng tiểu cầu, bác sỹ kết luận ung thư máu

Gửi bàigửi bởi Trần Kiên » Thứ 6 Tháng 8 24, 2012 3:38 am

Kính chào thầy,

Thế là cuối cùng giờ phút chờ đợi cũng đến - giờ phút con kiểm tra lại công thức máu sau hơn 1 tháng để kiểm nghiệm kết quả tập luyện, điều chỉnh Tinh - Khí - Thần theo hướng dẫn của thầy; và hơn nữa là kịp thời cập nhật cho thầy trước THỜI ĐIỂM CÁNH CỬA 1/9/2012 KHÉP LẠI!

Mặc dù chưa bố trí tập đủ 6 lần/ngày như thầy hướng dẫn và bị phê bình là 'lười tập' nhưng con vẫn cố gắng duy trì đều lịch tập 3-4 lần/ngày (1h/lần, trước đây đều đặn 4 lần, khoảng 1 tuần nay do bận công tác nên chỉ còn 3 lần/ngày) và con vẫn thấy rất vui mừng thông báo cho thầy kết quả sau gần 2 tháng (trong đó thực sự có hiệu quả là khoảng 1 tháng, còn lại là vừa hành vừa hỏi vừa điều chỉnh theo càm nhận của cơ thể) là rất khả quan, cụ thể:
- Tiểu cầu: 581
- Hồng cầu: 5.3
- Bạch cầu : 10.0 (Negative)
và chỉ còn 2 chỉ tiêu khác của công thức máu bị dương tính: PCT: 0.55, Mono: 0.78

Đối với bệnh tức bàng quang thì trong khoảng 2 tuần nay con thấy đỡ rất nhiều (khỏi khoảng 90% rồi), bàng quang không còn tức nữa, chỉ đôi khi vào buổi tối uống nước bị tức bụng dưới hoặc sau khi uống nước mà ngồi xe máy đi luôn thì cũng hơi tức bụng dưới, đi tiểu đã gần bình thường trở lại.

Con tin tưởng tiếp tục giữ vững lịch luyện tập sẽ giúp con khỏi bệnh và khỏe mạnh trở lại sau khoảng thời gian 3-4 tháng nữa. Tuy nhiên bị ám ảnh bởi "cánh cửa" 1/9/2012 đã thôi thúc con nhanh chóng cập nhật thông tin cho thầy và MONG THẦY DẢNH THÊM THỜI GIAN HƠN BÌNH THƯỜNG để CỨU ĐỘ CHÚNG SINH trước khi tu hành. Với cá nhân con, mong thầy tư vấn thêm:

1- Hiện con đang uống đều đặn sirô Đương Quy Tửu (2 muỗng khoảng 30ml/lần và 3 lần trước khi ăn /ngày), vì vậy con có cần phải duy trì chế độ uống nước củ dền + cà rốt hàng ngày hay không?
Kết quả xét nghiệm sinh hóa của con cho thấy hàm lượng Ferritin đang tiếp tục tăng (423 so với 347 tháng trước), theo con kết quả này là do thời gian vừa qua con liên tục bổ sung chất bổ máu (củ dền, cà rốt, ăn các thức ăn bổ máu như gan heo, thịt gà ... và con uống nhiều nước chanh để loãng máu thay vì dùng aspirin nên đã làm tăng khả năng hấp thụ sắt). Vì vậy con cho rằng con nên dừng uống nước củ dền hàng ngày và chuyển sang thỉnh thoảng ăn như 1 thức ăn bình thường (ví dụ 2-3 lần trong tuần)!!!

2- Một số thầy khí công y đạo trong câu lạc bộ khuyên con nên nhịn ăn 12 ngày để chữa bệnh. Mới đầu con rất phân vân vì không tự tin với sức khỏe, bệnh tình và hoàn cảnh làm việc hiện tại. Nhưng sau khi đọc bài chia sẻ của thầy (khi thầy còn ở Việt Nam) và các cô chú anh chị em trong cộng đồng KCYĐ, con đã tự tin hơn và sẵn sàng bước vào đợt thử thách này. NHƯNG trước khi tiến hành, con vẫn rất mong muốn nhận được lời khuyên chính thức của thầy!

Ngoài những thắc mắc cá nhân ở trên, con cũng rất muốn chia sẻ tình cảm - con nghĩ là cảm xúc chung của cộng đồng KCYĐ Việt Nam và những chúng sinh đang mong muốn được thầy chữa bệnh- khi nghe tin thầy sẽ không hiện diện trên Net và không khám bệnh qua email nữa! Đây thực sự là một CÚ SỐC và mất mát trong lòng mọi người, tuy biết rằng tự đứng dậy trên đôi chân của mình mới là cái gốc của đạo chữa và phòng bệnh! Mặc dù cá nhân con vẫn tin rằng sau lưng thầy là một đội ngũ đông đảo và đang ngày càng lớn mạnh các thầy KCYĐ người Việt - những người sẵn sàng giang tay cứu giúp người bệnh theo đúng tinh thần trong sáng và nhân văn của Y Đức - Y Lý - Y Thuật do thầy truyền thụ. Nhưng những người bệnh vẫn hy vọng sớm được gặp thầy (đến Canada hoặc về Việt Nam, qua email hoặc trên forum) hoặc chí ít qua các học trò của thầy những người bệnh vẫn được thầy tiếp tục chỉ dạy và cứu độ sau khi thầy đã hoàn thành giai đoạn tu học của mình!

Không biết nói gì hơn, con xin chúc thầy tu hành đắc đạo, luôn khang an và sống lâu hơn trăm tuổi để cứu giúp chúng sinh được dài dài!

Con, Trần Kiên!
Trần Kiên
 
Bài viết: 33
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 6 21, 2012 5:38 am

Re: Bệnh tăng tiểu cầu, bác sỹ kết luận ung thư máu

Gửi bàigửi bởi Trần Kiên » Thứ 6 Tháng 8 24, 2012 10:38 am

Con xin lỗi thầy vì đã quên cung cấp số đo huyết áp những ngày gần đây:

- ngày 21/8:
+ trưa: trước ăn 30ph: T 115/71 72 ; P 120/68 73
sau ăn 30ph: T 112/67 69 ; P 128/69 71
+ tối: trước ăn 30ph: T 116/68 62 ; 129/69 67
sau ăn 30ph: T 116/68 66 ; 130/66 68

- ngày 22/8:
+ tối: trước ăn 30ph: T 123/71 63 ; P 124/68 62
sau ăn 30ph: T 113/67 66; P 130/64 69

- ngày 23/8:
+ tối: trước ăn 30ph: T 122/70 57 ; P 126/72 62
sau ăn 30ph: T 124/73 65 ; P 129/70 70

- ngày 24/8:
+ tối: trước ăn 30ph: T 119/72 73 ; P 131/72 73
sau ăn 30ph: T 117/68 62 ; P 125/67 63

Với những con số trên con thấy:
- huyết áp tay phải vẫn cao hơn tay trái từ 10-20mmgh
- đôi lúc mạch bị hàn (thường là 62 -63, lúc thấp có khi xuống 57)

Vì vậy con còn phải cố gắng nhiều nhưng men gan của con đang giảm dần (ALT bây giờ là 41 thay vì 46 cách đây 1 tháng), vậy huyết áp tay phải của con vẫn cao là do nguyên nhân gì hả thầy? trong trường hợp của con, mạch hàn cũng đồng nghĩa thiếu máu đúng không hả thầy?

Con, Trần Kiên,
Trần Kiên
 
Bài viết: 33
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 6 21, 2012 5:38 am

Re: Bệnh tăng tiểu cầu, bác sỹ kết luận ung thư máu

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 6 Tháng 8 24, 2012 7:01 pm

Trả lời :
Bên mạch hàn bên mạch nhiệt chứng tỏ thiếu tập bài làm tăng tính hấp thụ và chuyển hóa để thông khí toàn thân, đó là 2 bài căn bản Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng và Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực, Bài nào tập trước tập sau, tập nhiều tập ít, đều theo kết qủa máy đo áp huyết để quyết định.

Thân
doducngoc
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6800
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: Bệnh tăng tiểu cầu, bác sỹ kết luận ung thư máu

Gửi bàigửi bởi Trần Kiên » Thứ 2 Tháng 8 27, 2012 5:03 am

Vâng, con sẽ nhờ các bạn trong câu lạc bộ điều chỉnh lại các bài tập của con sao cho hiệu quả cao nhất và tăng cường số lượng tập trong các lần tập!

Con, Trần Kiên.
Trần Kiên
 
Bài viết: 33
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 6 21, 2012 5:38 am

Re: Bệnh tăng tiểu cầu, bác sỹ kết luận ung thư máu

Gửi bàigửi bởi Trần Kiên » Thứ 2 Tháng 1 28, 2013 9:57 pm

Nhân dịp cận Tết Nguyên Đán, con kính chúc thầy Ngọc, các thầy KCYĐ và cộng đồng KCYĐ một năm mới luôn dồi dào sức khỏe - vạn sự bình an - tật bịnh tiêu trừ và đóng góp được nhiều hơn cho sức khỏe cộng đồng!

Sau hơn 6 tháng tập KCYĐ và theo dõi sát sao HA & tình trạng sức khỏe, con xin viết thư này báo cáo kết quả hiện tại và mong được tư vấn thêm:
1- Hiện trạng sức khỏe và các chỉ số liên quan:
Sức khỏe của con vẫn bình thường, vẫn tập đều đặn các bài tập chữa bệnh (chủ yếu là kéo gối thở ra sau ăn 30ph, vỗ tay 4 nhịp, dậm chân), toàn bài và thở thiền ở mệnh môn.
Chỉ số tiểu cầu gần nhất (18/1/2013) là 579 (thấp nhất từ trước tới nay).
Men gan (ALT) đã về bình thường (37) sau khi bị tăng lên 72 cách đây 2 tháng (sau khi nhịn ăn 12 ngày).
Các chỉ số khác nhìn chung là bình thường (ngoại trừ chỉ số LDH hơn 600, ferritine hơn 360).
Số đo huyết áp:
- ngày 20/1:
+ trưa, trước ăn: T 121/68 66; P 120/67 63
sau ăn: T 122/67 70; P 125/59 64
- ngày 21/1:
+ chiều, trước ăn: T 109/62 69; P 110/60 66
+ sau ăn : T 115/72 68; P 121/69 72
- ngày 22/1:
+ chiều, trước ăn: T 121/72 70; P 121/64 64
sau ăn: T 116/70 77; P 127/65 68
- ngày 25/1:
+ chiều, trước ăn: T 119/72 65; P 124/68 62
+ sau ăn: T 124/73 76; P 132/67 71
- ngày 28/1:
+ chiều, trước ăn: T 119/72 69; P 129/62 60
+ sau ăn: T 127/71 67; P 131/69 61

2- Tổng kết đối với 2 bệnh tăng tiểu cầu và tức bụng dưới bàng quang gây tiểu nhanh:
- tăng tiểu cầu: nhìn chung lúc tăng lúc giảm nhưng không tăng nhiều và có thể chấp nhận sống chung với kỳ vọng tập luyện đều thêm 1 thời gian dài sẽ khỏi bệnh.
- căng tức bàng quang: sau khi nhịn ăn 12 ngày thì khỏi nhưng cũng chỉ được hơn 3 tháng vì 2 tuần gần đây lại bị tái phát trở lại với cảm giác căng tức và tiểu nhanh ngày càng tăng dần.

3- Xin hỏi thầy thêm về chứng căng tức bàng quang:
Qua theo dõi bệnh này suốt hơn 6 tháng qua, con nhận thấy một số điểm nổi bật sau đây:
- Mỗi khi uống nước rồi ngồi làm việc thì thấy căng tức bàng quang (có lẽ đây là điểm đặc biệt vì nếu ko uống nước thì mọi sự ok), nếu đi tiểu ngay (tiểu bình thường, không đau rát, nước tiểu vàng bình thường nhưng cảm giác nước tiểu không căng mạnh như lúc khỏe bình thường) thì đỡ tức bàng quang.
- Buổi sáng ra thì thấy ko sao, có uống nước, ngồi xe máy đi làm thì vẫn ko sao, chỉ bắt đầu từ trưa, chiều trở đi cảm giác tức bàng quang, mót tiểu mới xuất hiện ngày càng rõ rệt (phải chăng sau 1 tối ngủ thì thức ăn tiêu hóa hết, ruột rỗng ko nên ko bị ách tắc gì cả?)
- Nếu nhịn tiểu trong khoảng 5-10ph sẽ làm cho vùng bàng quang bị cứng hơn, phải lấy tay day bóp thì mới thấy đỡ căng tức. Mấy hôm nay con có đi day huyệt thì thầy day huyệt nói vùng bàng quang bị cứng hơn bình thường và hơi có khí ọc ạch. Bản thân con sờ tay vào vàng bàng quang khi bị căng tức cũng thấy nó cứng hơn bình thường (sau khi day huyệt thì thấy dễ chịu hơn nhiều).

Con tự suy nghĩ và tìm xem thay đổi nào trong sinh hoạt đã làm tái phát bệnh và tự hỏi phải chăng do dạo này con ăn nhiều đồ nóng ?(ăn 6-7 tép tỏi trong 4 -5 ngày liên tục và thường xuyên ăn gừng sau bữa ăn tối vì cho rằng cơ thể còn hàn vì mạch vào buổi chiều khá thấp + hiện tượng sổ mũi, có đờm vào buổi sáng)
Con thường xuyên duy trì việc Kéo gối thở ra làm mềm bụng sau ăn 30ph, chườm gối nóng vào bàng quang và thỉnh thoảng day huyệt, uống Kim tiền thảo trong 5 ngày (5 viêm buổi tối và sáng) nhưng chưa thấy đỡ. Con đang phân vân không lẽ mình lại tiếp tục nhịn ăn thêm 12 ngày nữa?
Vì vậy rất mong thầy chỉ giúp con cách tập, chữa tận gốc để không tái phát.

4- Các thông tin khác:
Theo dõi cơ thể, con xin cung cấp thêm một số thông tin để thầy và các thầy KCYĐ nắm rõ hơn:
- Mỗi sáng thức dậy (bây giờ đang là mùa lạnh) thường bị mũi và đôi khi có đờm ở họng khiến phải khạc nhổ liên tục. Chỉ sau khi ăn sáng và vào văn phòng làm việc mới hết. Còn buổi trưa, tối thì chỉ khi nào bị lạnh hoặc đói mới bị mũi chút xíu.
- Mỗi sáng ra mạch máu bên mắt phải luôn bị đập liên tục (nhìn trong gương thấy rất rõ ràng), và phải đến 9-10h sáng mới hết và hôm sau lại bị tái diễn.
- Con quan sát thấy hai mắt vẫn bị vằn tia máu đỏ khá nhiều mặc dù trong suốt thời gian vừa qua con ăn ngủ vẫn tốt.
- Khỏang 3-4 ngày trước con cũng thấy có chút máu tươi khi đi đại tiện (chắc do ăn tỏi và gừng nhiều?).

Với kết quả trên, con rất mong thầy Ngọc và các thầy KCYĐ chỉ giúp con cách chữa, tập để khỏi hẳn bệnh căng tức bàng quang và tăng cường sức khỏe!

Con, Trần Kiên.
Trần Kiên
 
Bài viết: 33
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 6 21, 2012 5:38 am

Re: Bệnh tăng tiểu cầu, bác sỹ kết luận ung thư máu

Gửi bàigửi bởi Trần Kiên » Thứ 3 Tháng 1 29, 2013 9:42 pm

Con xin cung cấp lại thông tin về bệnh tức bàng quang: hôm qua con đi day huyệt, bác sý có day bấm nơi căng tức và nói rằng thực ra con bị căng tức ngay ở bụng dưới rốn, tức là thuộc khu vực đại tràng thì chính xác hơn là bàng quang vì bàng quang nằm khá sâu ở phía dưới. Con hơi lúng túng vì từ trước đến nay cứ nghĩ là bàng quang vì nó liên quan tới mót tiểu (cứ đi xong thì hết căng tức). Nhưng con nghĩ bác sỹ day huyệt nói cũng có lý. Khả năng con bị căng tức đại tràng nhiều hơn là bàng quang.

Thông tin này con cung cấp thêm hy vọng thầy và các thầy KCYĐ tư vấn bệnh cho con chuẩn xác hơn!

Con, Trần Kiên.
Trần Kiên
 
Bài viết: 33
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 6 21, 2012 5:38 am

Re: Bệnh tăng tiểu cầu, bác sỹ kết luận ung thư máu

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 4 Tháng 1 30, 2013 11:14 am

Số đo huyết áp của Kiên:
- ngày 20/1:
+ trưa, trước ăn: T 121/68 66; P 120/67 63
sau ăn: T 122/67 70; P 125/59 64
- ngày 21/1:
+ chiều, trước ăn: T 109/62 69; P 110/60 66
+ sau ăn : T 115/72 68; P 121/69 72
- ngày 22/1:
+ chiều, trước ăn: T 121/72 70; P 121/64 64
sau ăn: T 116/70 77; P 127/65 68
- ngày 25/1:
+ chiều, trước ăn: T 119/72 65; P 124/68 62
+ sau ăn: T 124/73 76; P 132/67 71
- ngày 28/1:
+ chiều, trước ăn: T 119/72 69; P 129/62 60
+ sau ăn: T 127/71 67; P 131/69 61

Phân tích số đo áp huyết thấy đã có những bệnh còn tồn tại như sau :
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

Theo tuổi 40, áp huyết lý tưởng nằm trong khoảng :
118-122/68-75mmHg nhịp tim 68-72, do đó áp huyết tay trái sau khi ăn phải tối đa 122/75mmHg nhịp tim 72, trước khi ăn tối thiểu 118/68mmHg nhịp tim 68.

Nếu dùng tiêu chuẩn này so với áp huyết đo được thực tế để định bệnh thì do ăn uống không được chuyển hóa do tập sai và do chức năng gan chuyển hóa chậm vì gan còn thi ếu máu, và gan còn bị hàn.
Bệnh tăng tiểu cầu cũng do chức năng lá mía hoạt động kém hay do lá mía bị cắt bỏ, hoặc do vạn động mạnh, hoặc do huyết khối và chảy mất máu, hoặc cho tủy bất sản bởi chức năng thận âm dương đêu hư, nên con nó là gan cũng suy yếu, nên cũng cần đo áp huyết 2 chân đẻ tìm nguyên nhân từ gan thận.
Nếu do nguyên nhân tủy thì ăn tủy xương bò mua ở tiệm phở đem về pha với gan heo luợc, xay thành patê gan ăn với bánh mì mỗi ngày để bổ gan thận.
Nếu đi tiểu ra mầu đỏ máu bầm do huyết khối thì mua râu bắp uống giúp cầm máu khỏi bị vỡ thành huyết khối. T ức b àng quang c ũng do nguy ên nh ân này, cần tập thêm bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực để thông bàng quang.
Tiêm thêm 1-2 hộp B12 làm tăng hồng cầu, tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực làm tăng áp huyết cả 3 số, khí, huyết và thân nhiệt, giúp chức năng gan tỳ hoạt động đồng bộ, mạnh chân, gan thận giúp cơ thể tăng tủy, sẽ làm giảm tiểu cầu xuống dưới 500 là khỏi bệnh.

Thân
admin
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6800
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: Bệnh tăng tiểu cầu, bác sỹ kết luận ung thư máu

Gửi bàigửi bởi Trần Kiên » Thứ 4 Tháng 1 30, 2013 9:57 pm

Con cảm ơn thầy đã phân tích chi tiết cho con!

Con lại cứ nghĩ chỉ mạch tay phải là hàn trước khi ăn, huyết áp tay phải bị cao hơn so với tuổi (vì thường xuyên trên 125), chứ ko nghĩ là huyết áp nhìn chung còn thấp. Vì vậy dạo này con ko tập bài Đứng hát kéo gối (khoảng 2-3 tuần rồi).

Thỉnh thoảng con cũng ăn pate thận + tủy xương bò.

Màu nước tiểu của con bình thường nên ko cần uống rau bắp ngô.

Một lần nữa con cảm ơn thầy và sẽ điều chỉnh lại tập (đặc biệt là Đứng hát kéo gối).
Trần Kiên
 
Bài viết: 33
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 6 21, 2012 5:38 am

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Thư Hỏi Bệnh và Cách Chữa

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến7 khách

cron