Nguyên văn kinh Đại Bát Niết Bàn Phẩm Phạm Hạnh Thứ 20 nói về 12 bộ kinh như sau:
"Bồ-Tát-Ma-Ha-Tát như thế nào gọi là biết pháp. Nầy Thiện nam tử! Bồ Tát nầy biết mười hai bộ kinh tức là Tu Đa La, Kỳ Dạ, Thọ Ký, Dà Đà, Ưu Đà Na, Ni Đà Na, A Ba Đà Na, Y Đế Mục Đà Na, Xà Đà Dà, Tỳ Phật Lược, A Phù Đà Đạt Ma, Ưu Bà Đề Xá.
Đây là khế kinh Tu Đa La: Từ “như thị ngã văn nhẫn đến câu hoan hỷ phụng hành” tất cả như vậy gọi là Tu Đa La kinh (trường hàng).
Đây là Kỳ-dạ : Phật bảo các Tỳ kheo ngày xưa ta cùng các ông ngu si không trí huệ, chẳng thể thấy bốn chơn đế đúng như thật, nên lưu chuyển mãi trong biển khổ sanh tử. Bốn chơn đế là :Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế, và Đạo Đế.
Ngày xưa đức Phật vì các Tỳ Kheo nói khế kinh xong lại có hàng chúng sanh căn trí sáng tỏ, vì muốn nghe pháp nên đến chỗ Phật hỏi mọi người rằng, đức Như Lai vừa rồi nói những việc gì ? Lúc đó Phật vì hàng chúng sanh ấy đem kinh vừa giảng nói thành kệ tụng:
Ta xưa cùng các ông, Chẳng thấy bốn chơn đế, Nên phải lưu chuyển mãi, Trong biển khổ sanh tử, Nếu thấy được bốn đế, Thời dứt đặng sanh tử. Sanh tử đã hết rồi, Chẳng còn thọ thân nữa.
Kệ tụng trên đây gọi là Kỳ-Dạ kinh (trùng tụng).
Những gì gọi là thọ ký? Như có lúc đức Như Lai nói kinh hay luật, vì các hàng trời hay người mà thọ ký sẽ làm Phật. Như nói : “Đời sau có vua hiệu là Nhương Khư, ông A Dật Đa sẽ ở cõi nầy thành bực chánh giác hiệu là Di Lặc Phật. Đây gọi là thọ ký kinh.
Những gì gọi là Dà Đà ? Trừ trường hàng và các giới luật, ngòai ra những bài kệ bốn câu như :
Các điều ác chớ làm, Phụng hành những điều lành, Lóng sạch tâm ý mình, Là lời dạy của Phật.
Trên đây gọi là Dà Đà kinh ( kệ cô khởi).
Những gì gọi là Ưu Đà Na? Như đức Phật lúc xế chiều nhập thiền định, vì chư thiên giảng rộng các pháp yếu. Lúc đó các Tỳ- kheo đều nghĩ rằng : Giờ đây đức Như Lai đang làm việc gì ?
Sáng ngày sau, đức Như Lai xuất định, không ai hỏi, dùng tha tâm trí mà tự nói rằng : Nầy các Tỳ-kheo : Tất cả chư thiên thọ mạng rất dài. Lành thay! Các Tỳ-kheo biết vì người, chẳng cầu tư lợi, biết thiểu dục, biết tri túc, được tịch tịnh.
Những kinh như trên đây không ai hỏi đức Phật tự giảng nói đó gọi là Ưu Đà Na kinh (tự thuyết).
Những gì là Ni Đà Na? Như trong các kinh do nhơn duyên Phật vì người khác diễn nói. Lệ như : Trong nước Xá Vệ có một chàng trai giăng lưới bắt chim, bắt đặng chim nhốt trong lồng, cho ăn lúa uống nước rồi lại thả đi. Đức Thế Tôn biết nhơn duyên đó mà nói kệ rằng:
Chớ khinh tội nhỏ, Cho là không họa, Giọt nước dầu nhỏ, Lần đầy lu lớn.
Như trên đây gọi là Ni Đà Na kinh (nhơn duyên).
Những gì là A Ba Đà Na? Như những thí dụ trong luật nói.
Những gì là Y Đế Mục Đa Dà ! Lệ như đức Phật nói : Nầy các Tỳ-kheo ! Lúc ta xuất thế những điều ta dạy bảo gọi là giới kinh. Lúc đức Câu Lưu Tôn Phật xuất thế lời Phật dạy gọi là trống Cam-lồ. Lúc đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni xuất thế lời Phật dạy gọi là Pháp cảnh.
Lúc đức Phật Ca Diếp xuất thế lời Phật dạy gọi là Phân biệt không.
Như trên đây gọi là Y Đế Mục Đa Dà kinh (bổn sự).
Những gì là Xà Đà Dà ? Lệ như đức Phật xưa kia làm vị Bồ Tát tu khổ hạnh. Như Phật nói : Nầy các Tỳ kheo! Thuở quá khứ ta từng làm nai, làm gấu, làm cheo, làm thỏ, làm quốc vương, làm Chuyển Luân Thánh Vương, làm rồng, làm kim súy điểu v.v… Như trên đây gọi là Xa Đà Dà kinh (bổn sanh).
Những gì là Tỳ Phật Lược? Tức là những kinh điển thuộc về Đại thừa Phương đẳng nghĩa lý rộng lớn dường như hư không (phương quảng).
Những gì là vị tằng hữu? Lệ như lúc đức Bồ Tát mới sanh không ai đỡ dắt mà tự đi bảy bước, phóng quang minh lớn ngó khắp mười phương. Lệ như con vượn tay bưng bát mật dâng cúng đức Như Lai,. Lệ như chó cổ trắng đến bên Phật nghe pháp. Lệ như ma vương Ba Tuần biến làm trâu xanh đi trong bát sành, làm cho các bát sành đụng chạm lẫn nhau mà không nứt bể. Lệ như Phật lúc mới sanh lúc vào thiên miếu làm cho thiên tượng đứng dậy bước xuống đảnh lễ.
Những đoạn kinh như trên đây gọi làVị Tằng Hữu kinh.
Những gì là Ưu Ba Đề Xá? Lệ như đức Phật lúc nói kinh hoặc luận nghĩa cùng phân biệt giảng rộng biện luận các tướng mạo, đây gọi là Ưu Ba Đề Xá kinh (luận nghị).
Bồ Tát nếu có thể rõ biết mười hai bộ kinh như vậy thời gọi là biết pháp."
http://www.thuvienhoasen.org/kinh-dbnb-20.htm5.- Luận A Tỳ Đạt Ma Tạp Tập:
Luận A Tỳ Đạt Ma Tạp Tập, quyển 4 giải thích mười hai Nhân Duyên cũng trên lãnh vực tu tập Thiền Quán. Theo luận này, mười hai Nhân Duyên có hai lãnh vực quán chiếu: quán theo lối tạp nhiễm gọi là Tạp Nhiễm Quán và quán theo lối thanh tịnh gọi là Thanh Tịnh Quán.
a/- QUÁN THEO LỐI TẠP NHIỄM (Tạp Nhiễm Quán):
Lối quán này cũng có hai cách: Quán thuận theo lối sanh khởi tạp nhiễm gọi là Sanh Khởi Tạp Nhiễm Quán và quán nghịch theo lối sanh khởi tạp nhiễm gọi là Sanh Khởi Tạp Nhiễm Nghịch Quán.
1]- Quán Thuận Theo Lối Sanh Khởi Tạp Nhiễm:
Mười hai Duyên Khởi theo bộ luận trình bày như sau:
“Bắt đầu từ Vô Minh và Hành quán thuận theo thứ lớp thì Vô Minh sanh khởi ra Hành, Hành sanh khởi ra Thức, Thức sanh khởi ra Danh Sắc, Danh Sắc sanh khởi ra Lục Nhập, Lục Nhập sanh khởi ra Xúc, Xúc sanh khởi ra Thọ, Thọ sanh khởi ra Ái, Ái sanh khởi ra Thủ, Thủ sanh khởi ra Hữu, Hữu sanh khởi ra Sanh, Sanh sanh khởi ra Lão Tử”.
2]- Quán Nghịch Theo Lối Sanh Khởi Tạp Nhiễm:
“Bắt đầu từ Sanh và Lão Tử quán nghịch theo thứ lớp thì Lão Tử sở dĩ sanh khởi là do Sanh, Sanh sở dĩ sanh khởi là do Hữu, Hữu sở dĩ sanh khởi là do Thủ, Thủ sở dĩ sanh khởi là do Ái, Ái sở dĩ sánh khởi là do Thọ, Thọ sở dĩ sanh khởi là do Xúc, Xúc sở dĩ sanh khởi là do Lục Nhập, Lục Nhập sở dĩ sanh khởi là do Danh Sắc, Danh Sắc sở dĩ sanh khởi là do Thức, Thức sở dĩ sanh khởi là do Hành, Hành sở dĩ sanh khởi là do Vô Minh”.
b/- QUÁN THEO LỐI THANH TỊNH (Thanh Tịnh Quán):
Lối quán này cũng có hai cách: quán thuận hiện thành theo lối thanh tịnh gọi là Hiện Thành Thanh Tịnh Thuận Quán và quán nghịch hiện thành theo lối thanh tịnh gọi là Hiện Thành Thanh Tịnh Nghịch Quán.
1]- Quán Thuận Hiện Thành Theo Lối Thanh Tịnh:
Cũng mười hai Duyên Khởi này khi đã hiện thành hình tướng, bộ luận trên trình bày như sau:
“Vô Minh diệt thì Hành diệt, Hành diệt thì Thức diệt, Thức diệt thì Danh Sắc diệt, Danh Sắc diệt thì Lục Nhập diệt, Lục Nhập diệt thì Xúc diệt, Xúc diệt thì Thọ diệt, Thọ diệt thì Ái diệt, Ái diệt thì Thủ diệt, Thủ diệt thì Hữu diệt, Hữu diệt thì Sanh diệt, Sanh diệt thì Lão Tử diệt”.
2]- Quán Nghịch Hiện Thành Theo Lối Thanh Tịnh:
Lối quán trên khởi đầu từ Lão Tử quán nghịch lên như sau:
“Lão Tử diệt thì Sanh diệt, Sanh diệt thì Hữu diệt, Hữu diệt thì Thủ diệt, Thủ diệt thì Ái diệt, Ái diệt thì Thọ diệt, Thọ diệt thì Xúc diệt, Xúc diệt thì Lục Nhập diệt, Lục Nhập diệt thì Danh Sắc diệt, Danh Sắc diệt thì Thức diệt, Thức diệt thì Hành diệt, Hành diệt thì Vô Minh diệt”.
Đại ý, nhờ phương pháp Thiền Quán theo lối tạp nhiễm và thanh tịnh, Luận A Tỳ Đạt Ma Tạp Tập tìm ra nguyên lý của mười hai Nhân Duyên. Theo luận này, nguồn gốc phát sanh ra các Chi trong mười hai Nhân Duyên chính là Vô Minh. Vô Minh sanh ra các Chi theo tiến trình duyên khởi để hình thành một chúng sanh hữu tình trong thế gian, nghĩa là Vô Minh sanh ra Hành, Hành sanh ra Thức, Thức sanh Danh Sắc v.v… cho đến sanh ra Lão Tử để hình thành một sinh mệnh cho một chúng sanh hữu tình. Đây là lối quán chiếu thuận tạp nhiễm của duyên khởi. Để biện minh cho kiến giải này, Luận A Tỳ Đạt Ma Tạp Tập đưa ra phương pháp nghịch trở lại theo chiều hướng tạp nhiễm khởi điểm từ Lão Tử đi lần lên cho đến Vô Minh để xác quyết giá trị sanh khởi của Vô Minh.
Còn trên lãnh vực thanh tịnh, Luận A Tỳ Đạt Ma Tạp Tập cho rằng mười hai duyên khởi một khi đã hiện thành hình tướng sinh mệnh của một chúng sanh hữu tình thì đã bị biến chất không còn tồn tại nguyên thể cho một sinh mệnh kế tiếp, cũng như hạt đậu xanh một khi đã nẩy mầm để thành cây thì không thể để giống được nữa mà muốn có một sinh mệnh khác nối tiếp thì phải có hạt giống mười hai Nhân Duyên mới thành hình. Cũng vì đã hiện thành hình tướng cho một chúng sanh hữu tình, thế nên mười hai Nhân Duyên rồi cũng sẽ tuần tự bị diệt theo khi chúng sanh hữu tình đó bị hoại diệt. Cụ thể cho lập thuyết này, Luận trên đưa ra lối kiến giải nghịch lưu để xác định, Lão Tử diệt thì Sanh diệt, Sanh diệt thì Hữu diệt v.v... cho đến Vô Minh diệt. Đây là phương pháp quán tạp nhiễm và thanh tịnh theo chiều hướng thuận nghịch của Luận A Tỳ Đạt Ma Tạp Tập phát minh.
Nhưng điều đáng chú ý, Luận A Tỳ Đạt Ma Tạp Tập cho ý nghĩa vô minh không khác gì si mê và giá trị của vô minh giống như giá trị của si mê. Theo luận này, mỗi chúng sanh hữu tình đều có một vô minh riêng và vô minh đó là cội gốc sanh ra các chi khác của mười hai Nhân Duyên trong tiến trình duyên khởi sinh mệnh cho chính họ. Một chúng sanh hữu tình nào khi bị tiêu diệt (chết) thì vô minh hình thành ra họ cũng bị diệt theo và nếu như vô minh không còn tồn tại thì các chi khác trong mười hai Nhân Duyên cũng tuần tự bị tiêu diệt, nguyên vì các chi này đã tác dụng để hình thành sinh mệnh cho chúng sanh hữu tình đó. Bất cứ chúng sanh hữu tình nào hiện có mặt trong thế gian đều do chính mười hai nhân Duyên kiếp trước của họ hiện thành hình tướng. Trong thời gian sanh tồn, họ lại gây tạo ra mười hai hạt giống Nhân Duyên của kiếp sau để làm nhân tố chuyển tiếp cho việc duyên khởi sinh mệnh mới trong vị lai và họ cứ tiếp nối gây tạo những nhân duyên như thế sẽ bị luân hồi mãi trong vòng sanh tử lưu chuyển. Trong thời gian kiếp hiện tại nếu như không gây tạo những hạt giống mười hai nhân duyên cho kiếp vị lai, họ sau khi chấm dứt sinh mệnh hiện hữu thì không còn bị luân hồi trong vòng sánh tử lưu chuyển nữa, nguyên vì họ không có những nhân tố chuyển tiếp để làm môi trường duyên khởi. Thế là họ được giải thoát khổ đau sanh tử.
Đúng như quan niệm trên của luận A Tỳ Đạt Ma Tạp Tập, mười hai Nhân Duyên không phải là định luật thường hằng bất biến giống như Luận Câu Xá chủ trương và những nhân tố này được nội kết tùy theo nghiệp duyên của mỗi chúng sanh hữu tình gây tạo qua thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp để thành định luật tất yếu có tánh cách giai đoạn ngắn hạn trong một chu kỳ của một sinh mệnh sanh khởi theo nghiệp báo. Cũng từ quan niệm này, Vô Minh trong mười hai Nhân Duyên chính là tên khác của Si Mê, một trong sáu phiền não căn bản chỉ ảnh hưởng riêng từng cá nhân của một chúng sanh hữu tình và nó không có tánh cách ảnh hưởng chung cho tất cả chúng sanh hữu tình, như ảnh hưởng chung cho loài người, ảnh hưởng chung cho loài ngạ quỷ, ảnh hưởng chung cho loài súc sanh v.v... giống như đức Phật đã nói trong Tương Ưng Bộ Kinh mà Nguyên Thủy Phật Giáo Tư Tưởng Luận của Hòa Thượng Thích Quãng Độ dịch, trang 236 ghi: “Phật cho vô minh là nguồn gốc của hết thảy hữu tình”.
6.- Ý Nghĩa Nguyên Thủy Mười Hai Nhân Duyên:
Ý nghĩa nguyên thủy của mười hai Nhân Duyên là ý nghĩa đầu tiên được duyệt xét vào thời kỳ chính kim khẩu của đức Phật thuyết minh sau khi giảng giải Tứ Thánh Đế để độ cho năm anh em ông Kiều Trần Như. Mười hai Nhân Duyên này có thể được rút ra tinh yếu từ nơi Kinh Hoa Nghiêm của đức Phật nói nơi cội Bồ Đề sau khi thành đạo nhằm để biện minh cho Tập Đế, một trong Tứ Thánh Đế. Trong Tứ Thánh Đế, đức Phật đã trình bày rất tường tận và phong phú về phương diện Khổ Đế trong các kinh luận chẳng những để độ cho năm anh em ông Kiều Trần Như mà còn để độ cho tất cả đệ tử sau này sớm được giác ngộ và giải thoát. Đặc biệt về phương diện Đạo Đế, đức Phật đưa ra rất nhiều pháp môn tu tập để diệt Tập Đế mà trong đó căn bản nhất và đầu tiên nhất là ba mươi bảy Phẩm Trợ Đạo. Riêng Tập Đế, đức Phật trình bày rất nhiều nguyên nhân gây ra Khổ Đế cho chúng sanh hữu tình, trong đó nào là Hoặc, Nghiệp, Căn Bản Phiền Não, Tùy Phiền Não v.v... Trong đây, mười hai Nhân Duyên là những luật tắc trợ duyên cho những phiền não của Hoặc và Nghiệp để hình thành sinh mệnh cho chúng sanh hữu tình và vũ trụ của chúng theo nhân quả nghiệp báo.
Mười hai Nhân Duyên trong các kinh luận giải thích thì không đồng nhất với nhau, điều đó chứng tỏ những sự sai biệt về ý nghĩa và về danh số của mười hai Nhân Duyên là do các nhà kiết tập thêm bớt hoặc sửa đổi theo trình độ kiến giải riêng biệt của mình và so với lối giải thích đầu tiên của đức phật có phần khác biệt đôi chút. Như Tương Ưng Bộ Kinh II, Phật Tự Thuyết Đại Phẩm của Luật, trang 57 do Hoà Thượng Minh Châu dịch thì ghi đầy đủ mười hai Chi và ngược lại Trường Bộ Kinh III, Kinh số XV thì ghi chỉ có chín Chi, trong đó thiếu Vô Minh, Hành và Lục Nhập. Hơn nữa về phần Lão Tử trong mười hai Nhân Duyên, đức Phật chỉ trình bày một trong những nhân tố duyên khởi để hình thành sinh mệnh của chúng sanh hữu tình và ở đây không bao giờ kê khai một lô các Chi khác như Sầu, Bi, Khổ, Ưu, Não đã được Trường Bộ Kinh III, Kinh số XV đã ghi. Nguyên do tánh chất của Sầu, Bi, Khổ, Ưu, Não là thuộc về thành phần kết quả của Khổ Đế và chúng không phải nhân tố của Tập Đế. Ngoài ra, mười hai Nhân Duyên nếu như cộng thêm Sầu, Bi, Khổ, Ưu, Não vào thì không còn danh số là mười hai Chi mà phải gọi là mười bảy Chi. Từ đó cho thấy mười hai Nhân Duyên có thêm các chi như Sầu, Bi, Khổ, Ưu, Não trong đó là do các nhà kiết tập sau này thêm vào và chúng không phải do đức Phật chủ trương. Như đã trước đã giải thích, đức Phật chỉ luận bàn rất nhiều đến giá trị Vô Minh và Ái Dục cho là quan trọng trong việc sanh khởi chúng sanh hữu tình và lúc đó chưa thấy đề cập đến vấn đề Si Mê như là trong Kinh Trường A Hàm đã giải thích. Điều đặc biệt kinh Tạp A Hàm giống với ý của đức Phật ở chỗ cho Thức Chi trong mười hai Nhân Duyên là yếu tố quan trọng hơn cả trong việc hình thành sinh mệnh chúng sanh hữu tình và cũng giải thích rằng Thức chi này bị Vô Minh che lấp và bị Ái Dục lôi cuốn vào vòng sanh tử lưu chuyển. Nhưng lối thuyết minh mười hai Nhân Duyên của Kinh Tạp A Hàm thì khác xa với mục tiêu của đức Phật được biểu hiện trong các kinh luận. Trong các kinh luận, đức Phật thường nói: “Phật Pháp tại thế gian bất ly thế gian giác”, nghĩa là Phật Pháp được giác ngộ từ nơi thế gian và ngoài thế gian không có Phật Pháp. Nói cách khác, đức Phật giác ngộ từ nơi thế gian và ngoài thế gian không thể giác ngộ. Cũng từ giá trị này, những kinh luận nào trình bày rất hợp lý trong thế gian chính là Phật Pháp, chính là bản ý của đức Phật. Qua lời nói trên của đức Phật, mười hai Nhân Duyên giải thích như thế nào khi một con người, một chúng sanh hữu tình được sanh trong thế gian.
7.- Giá Trị Mười Hai Nhân Duyên:
l. -Trong mười hai Nhân Duyên, Thức chi đứng địa vị quan trọng trên hết trong việc thành hình vạn pháp cả hai mặt, xây dựng chúng sanh hữu tình thuộc chánh báo và ngoài ra còn kiến tạo vũ trụ thuộc y báo để làm môi trường sống cho chúng sanh hữu tình chánh báo nói trên nẩy nở và phát triển. Vũ trụ y báo làm môi trường sống cho chúng sanh hữu tình chánh báo sanh trưởng trong đó gồm có không gian thuộc không đại và chúng sanh vô tình thuộc khí thế gian. Tất cả sinh mệnh của các chúng sanh hữu tình thuộc chánh báo và tất cả sinh mệnh của các chúng sanh vô tình thuộc Y Báo vừa kể trên đều do Thức chi trong mười hai Nhân Duyên xây dựng thành hình. Cụ thể như trong một trứng gà có trống, Thức Chi của gà con nhơn lúc gà mẹ đang ấp để đem sức ấm làm trợ duyên liền lấy chất liệu tròng đỏ tròng trắng gọi là sắc xây dựng bộ máy sinh lý thành gà con. Cũng như Thức Chi của con người gọi là Danh liền lấy tinh cha huyết mẹ gọi là Sắc xây dựng thành hệ thống sinh lý của đứa bé trong bào thai. Thức Chi trong mười hai Nhân Duyên, nhà Duy Thức gọi là Thức Alaya. Thức Chi nếu như không hiện hữu thì vạn hữu vũ trụ không thành hình và sinh mệnh của muôn loài chúng sanh không tồn tại. Cho nên Thức Chi trong mười hai Nhân Duyên là một loại tâm thức vô cùng siêu đẳng và không còn ai có khả năng thay thế nhiệm vụ của nó trong việc kiến tạo sinh mệnh cho muôn loài chúng sanh. Thức Chi này được nhà Duy Thức đánh giá với danh nghĩa là Siêu Thức.
2.- Hai Chi Vô Minh và ái Dục là hai nhân tố chính của sanh tử lưu chuyển trong ba cõi. Vô Minh Chi thì thuộc về Hoặc và Ái Dục Chi thì thuộc về Nghiệp. Vô Minh Chi mê hoặc và lôi cuốn Thức Chi tạo thành dòng sinh mệnh tổng thể của vũ trụ trong ba cõi như vũ trụ loài người, vũ trụ loài súc sanh, vũ trụ loài ngạ quỷ v.v... Còn Ái Dục Chi thì thúc dục và điều khiển Thức Chi tạo thành sinh mệnh cá thể của một chúng sanh hữu tình như xây dựng con người trong loài người, xây dựng con chó trong loài thú, xây dựng con yêu trong loài ngạ quỷ v.v...
3.- Lục Nhập Chi là tên riêng của sáu Thức, từ Nhãn Thức cho đến Ý Thức (một phần trong Thập Bát Giới) mà trong Kinh Niết Bàn quyển 23, đức Phật gọi là sáu Căn. Sáu Căn đây không phải là sáu giác quan của Duy Thức chủ trương mà nó chính là sáu Căn Thức, nghĩa là sáu nguồn gốc của Tâm Thức, tức là chỉ cho sáu chủng tử của Tâm Thức. Sáu giác quan của Duy Thức thì thuộc về Ngoại Lục Nhập và sáu căn của Lục Nhập Chi thì thuộc về Nội Lục Nhập tức là sáu cánh cửa của Danh Sắc để hiểu biết. Trong thời kỳ đầu tiên thuyết pháp về Tứ Thánh Đế cũng như Thập Nhị Nhân Duyên, đức Phật chỉ dùng danh từ Lục Nhập để khai triển mà ở đây chưa có sử dụng đến danh xưng Lục Thức, Lục Xứ hay Lục Căn. Về sau đi sâu vào tư tưởng, đức Phật mới sử dụng đến danh từ chuyên môn Lục Thức, Lục Xứ, Lục Căn v.v… trong các kinh luận.
4.- Danh Sắc Chi ở đây chính là chỉ cho Thân Trung Ấm được thành hình bởi năm Ấm (ngũ ấm) mà trong đó Sắc Chi thì thuộc về Sắc Ấm và Danh Sắc còn được gọi là Nhân Dị Thục thuộc Nội Chủng Tử mà trong đó Thức Dị Thục là nhân tố vô cùng quan trọng cho việc xây dựng thành hình một sinh mệnh ở kiếp sau. Còn tinh cha huyết mẹ thì thuộc về Sắc Uẩn chỉ làm trợ duyên khởi đầu cho việc hình thành một sinh mệnh chuyển tiếp ở kiếp sau và Sắc Uẩn này còn được gọi là Quán Đãi Nhân trong mười nhân, yếu tố chờ đợi Danh Sắc thuộc Nội Chủng Tử nương tựa để xây dựng. Quán Đãi Nhân thuộc Sắc Uẩn bao gồm cả tinh cha và huyết mẹ ở trong. Tinh của người cha thì thuộc về Năng Tác Nhân trong sáu nhân mà cũng là Tăng Thượng Duyên trong bốn duyên và máu huyết của người mẹ thì thuộc về Câu Hữu Nhân trong sáu nhân mà cũng là Sở Duyên Duyên trong bốn duyên.
5.- Xúc Chi, theo Trường Bộ Kinh III là do Danh Sắc sánh hay nói cách khác Thân Trung Ấm (Danh) gồm có sáu Tâm Thức (Lục Nhập) tiếp xúc với Tâm Thức của cha mẹ để gieo duyên cho kiếp vị lai sanh tồn sau khi lửa dục của cha mẹ lóe ra soi sáng và mở cửa lối vào nên gọi là Xúc. Xúc Chi không phải là chỉ cho Tâm Sở Xúc trong năm Tâm Sở Biến Hành của Duy Thức Học chủ trương, nguyên vì trong thời kỳ này học phái Duy Thức chưa xuất hiện và mặt triết học tâm lý chưa được khai triển, mặc dù Xúc Chi trong mười hai Nhân Duyên và Tâm Sở Xúc trong năm Tâm Sở Biến Hành cùng một danh nghĩa. Chữ Xúc trong mười hai Nhân Duyên cũng không phải là yếu tố riêng biệt mà chữ Xúc ở đây là chỉ cho Thân Trung Ấm (Danh) thuộc Nhân Dị Thục hành động tiếp xúc với Quán Đãi Nhân (một nhân trong mười nhân) nơi cha mẹ để kết duyên cho sinh mệnh của kiếp sau.
6.- Thọ Chi trong mười hai Nhân Duyên có nghĩa là thọ nhận hay thọ thai. Chữ thọ, theo Thuận Chánh Lý Luận, là lãnh nạp cảnh sở duyên. Nói cách khác chữ Thọ ở đây là chỉ cho Thân Trung Ấm của Nhân Dị Thục hành động thọ nhận Quán Đãi Nhân thuộc tinh cha huyết mẹ trong tử cung làm chỗ nương tựa cho sinh mệnh kiếp sau sanh tồn lâu dài nên gọi là Thọ (Thọ Thai). Còn Cảnh Sở Duyên là chỉ cho Quán Đãi Nhân thuộc tinh cha huyết mẹ làm đối tượng của Thân Trung Ấm lãnh nạp. Chữ Thọ này không phải là một yếu tố riêng biệt và cũng không phải chữ Thọ trong năm Biến Hành của Duy Thức chủ trương, mặc dù hai chữ thọ nói trên cùng giống nhau danh nghĩa.
7.- Ái Chi, theo Phật Quang Đại Từ Điển là ái dục, nghĩa là đặt định tình ái đối với nhân vật nào đó mà mình đam mê. Chữ Ái trong mười hai Nhân Duyên thuộc về ái dục là chỉ cho Thân Trung Ấm (Danh) thuộc Nhân Dị Thục bị Ái Dục (Khiên Dẫn Nhân) lôi kéo hành động đam mê sắc dục tình ái giữa nam nữ khác tính với nhau. Theo Liễu Sanh Thoát Tử, Thân Trung Ấm tiếp xúc với tâm thức cha mẹ bằng sự luyến ái của Lục Nhập nên gọi là Ái Dục. Thân Trung Ấm nếu như thuộc nam tính thì luyến ái với người mẹ và Thân Trung Ấm nếu như thuộc nữ tính thì luyến ái với người cha. Sinh mệnh của một chúng sanh hữu tình sau khi sanh ra đời bị ràng buộc bởi luân lý xã hội phân biệt thành cha mẹ và con cái, nhữnh sinh mệnh của chúng sanh hữu tình đó trước khi chưa sanh ra đời với hình thức Thân Trung Ấm thì không có quan niệm vấn đề luân lý xã hội giữa cha mẹ và con cái. Cho nên dưới sự ràng buộc và lôi kéo (Khiên Dẫn Nhân) của Ái Dục, Thân Trung Ấm của chúng sanh hữu tình chỉ biết luyến ái giữa nam tính và nữ tính để tạo dựng sinh mệnh cho kiếp sau. Từ đó cho thấy Chữ Ái trong mười hai Nhân Duyên là nguyên nhân tạo thành sinh mệnh của mỗi chúng sanh hữu tình ở kiếp sau.
8.- Thủ Chi, theo Đại Tỳ Bà Sa Luận nghĩa là giữ gìn, nắm lấy và chọn lựa, tức là chọn lấy và xây dựng vạn pháp. Chữ Thủ trong mười hai Nhân Duyên là chỉ cho Thức Chi trong Thân Trung Ấm (Danh) nương tựa theo ái dục nắm lấy tinh cha huyết mẹ xây dựng chúng sanh hữu tình ở kiếp sau nên gọi là thủ. Thân Trung Ấm được gọi là Nhân Dị Thục và Thức Chi trong Thân Trung Ấm cũng được gọi là Thức Dị Thục (Kiến Phần Thức Alaya). Theo Duy Thức Học, Thức Chi (Thức Dị Thục) của Nhân Dị Thục căn cứ ngã tướng của Thân Trung Ấm cuối cùng và chọn lấy tinh cha huyết mẹ để xây dựng chúng sanh hữu tình sớm được hoàn thành sinh mệnh ở kiếp sau.
9.- Hữu Chi, theo Câu Xá Luận và Thành Duy Thức Luận nghĩa là Nghiệp thường hay dẫn dắt đi đến quả báo nên gọi là Hữu. Những chữ Hữu trong mười hai Nhân Duyên, theo Khảo Nghiệm Duy Thức Học nghĩa là Thân Trung Ấm cuối cùng của Nhân Dị Thục khởi điểm từ hòn máu của sắc chất tượng hình thành một sinh mệnh của kiếp sau do Thức Dị Thục (Kiến Phần Thức Alaya) xây dựng nên gọi là Hữu.
l0.- Sanh Chi nghĩa là xuất hiện một sinh mệnh mới hiện hữu trong dòng sống của vạn hữu theo nghiệp lực cuốn trôi và tuôn chảy muôn đời bất diệt. Chữ Sanh theo Câu Xá Luận nghĩa là một sinh mệnh sau khi chết quan hệ trong một sát na thái thai kết thành đời vị lai. Chữ Sanh trong mười hai Nhân Duyên theo Duy Thức Học là chỉ cho Thân Trung Ấm hội đủ điều kiện tạm thời sanh ra đời để tiếp tục trưởng thành một sinh mệnh nhân duyên nghiệp báo. Một sinh mệnh nhân duyên nghiệp báo của Thân Trung Ấm trưởng thành được gọi là Quả Dị Thục.
11.- Lão Tử Chi, nghĩa là giai đoạn suy tàn và chấm dứt nghiệp báo của một sinh mệnh. Lão Tử trong mười hai Nhân Quyên không phải là một yếu tố kết hợp hay hủy hoại một sinh mệnh mà ở đây là chỉ cho trạng thái suy tàn và hoại diệt của một sinh mệnh thuộc Quả Dị Thục để chuyển sang một sinh mệnh mới thuộc Quả Dị Thục khác ở kiếp sau trong dòng thác sinh mệnh của vũ trụ lưu chuyển muôn đời bất diệt.
Tóm lại, xét qua mười hai Nhân Duyên, Vô Minh, Hành, Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Ái Chi mới thực thụ là những yếu tố duyên khởi căn bản để tạo thành sinh mệnh của các chúng sanh hữu tình trong thế gian và các Chi còn lại như Xúc, Thọ, Thủ, Hữu, Sanh, Lão Tử chỉ là những hiện tượng sinh mệnh trong tiến trình duyên khởi do các yếu tố duyên khởi căn bản nói trên xây dựng từ trạng thái Nhân Dị Thục đến trạng Quả Dị Thục. Trong các yếu tố duyên khởi căn bản của mười hai Nhân Duyên, Thức Chi mới là yếu tố quan trọng cho việc kiến tạo sinh mệnh của các chúng sanh hữu tình góp mặt trong thế gian. Thức Chi xây dựng chúng sanh hữu tình cả hai lãnh vực: xây dựng chánh báo của chúng sanh hữu tình và xây dựng y báo cho chúng sanh hữu tình đó nương tựa sanh tồn. Thức Chi nương tựa nơi Ái Chi xây vựng sinh mệnh cá thể riêng biệt của từng chúng sanh hữu tình từ Nhân Dị Thục đến Quả Dị Thục trải qua những hiện tượng Danh Sắc, Lục Nhập phối hợp và trưởng thành. Đồng thời Thức Chi nương tựa nơi Vô Minh và Hành xây dựng vũ trụ y báo thuộc môi trường sống cho chúng sanh hữu tình nói trên nẩy nở và phát triển. Riêng Xúc, Thọ, Thủ, Hữu, Sanh, Lão Tử đều là chỉ cho những hiện tượng trưởng thành và biến hoại qua những đoạn của Thân Trung Ấm nơi mỗi chúng sanh hữu tình trong vòng sanh tử lưu chuyển từ Nhân Dị Thục đi đến chấm dứt Quả Dị Thục để chuyển sang Nhân Dị Thục khác của kiếp sau. Ngoài ra các chi khác như, Xúc, Thọ, Thủ, Hữu, Sanh, Lão Tử không phải là những đơn vị biệt lập trong tiến trình duyên khởi của mười hai Nhân Duyên giống như Vô Minh, Hành, Thức, Danh Sắc, Lục Nhập đã đề cập ở trên.
8.- Sự Sinh Hoạt Của Mười Hai Nhân Duyên:
Như trước đã trình bày, Chủng Tử có hai loại: Nội Chủng Tử và Ngoại Chủng Tử. Nội Chủng Tử thường gọi là Dị Thục Nhân gồm có các nhân duyên như Sanh Khởi Nhân thuộc Nhân Duyên, Khiên Dẫn Nhân thuộc Biến Hành Nhân và cũng tức là Nghiệp Lực, Tùy Thuyết Nhân thuộc Nghiệp Tướng và Ngoại Chủng Tử thường gọi là Dị Thục Quả gồm có các nhân duyên như Quán Đãi Nhân thuộc Năng Tác Nhân và cũng là Tăng Thượng Duyên, Câu Hữu Nhân tức là Sở Duyên Duyên, Nhiếp Thọ Nhân thuộc Tương Ưng Nhân và cũng tức là Đẳng Vô Gián Duyên, Dẫn Phát Nhân v.v...
Tánh chất Nội Chủng Tử gồm có hai loại, một loại có bản chất (Bản Hữu Chủng Tử) và một loại không có bản chất do nội kết thành hạt giống (Tập Sở Thành Chủng Tử). Những loại có bản chất bao gồm các hạt giống như hạt giống của tám Tâm Thức (Chủng Tử Tám Tâm Thức) và hạt giống của Tứ Đại. Những loại không có bản chất bao gồm các hạt giống như hạt giống Nghiệp Lực và hạt giống Nghiệp Tướng. Những hạt giống thuộc Nội Chủng Tử trong Tâm Thức Alaya nếu như không hoá giải thì chúng tồn tại muôn đời không hư thối để chờ đợi duyên đến đặng sinh hoạt. Nhưng những hạt giống thuộc Ngoại Chủng Tử chỉ có thể để giống ở mức độ ngắn hạn theo tánh chất độ bền mà chúng tồn tại và sẽ bị biến hoại theo thời gian, vì chúng hoàn toàn thuần túy thuộc về vật lý kết hợp.
Đầu tiên khi một chúng sanh hữu tình nào đó vừa mới chết, Kiến Phần Thức Alaya của họ bỏ thân tướng Quả Dị Thục đã sử dụng liền chun vào thân tướng chuyển tiếp trong trung giới mà họ thường nằm mơ gọi là Thân Trung Ấm. Thân này hoàn toàn bằng Thức Ấm, một trong năm Ấm để làm môi trường chuyển tiếp cho kiếp sau. Điều đáng chú ý Thân Trung Ấm vừa mới đề cập ở trên với bất cứ hình thức nào đều có mặt sáu Tâm Thức ở trong gọi là Lục Nhập và sinh hoạt như một sinh mệnh chuyển tiếp của kiếp sau. Một số học giả cho rằng, con người sau khi chết liền đi đầu thai thẳng sang sau mà không bao giờ qua trung gian Thân Trung Ấm chuyển tiếp và họ theo quan niệm nói trên giảng giải rất nhiều đề tài trong các giai thoại Thiền Môn. Họ giải thích như thế toàn không đúng hẳn nếu không nói là sai lầm. Ngoại trừ những người suốt cuộc từ vô lượng kiếp về trước cho đến ngày nay chỉ thuần túy gây một thứ thiện nghiệp của một loại chúng sanh trong một cõi mà không phải tạo nhiều thứ nghiệp của các chúng sanh trong các cõi hoặc chỉ gây một thứ ác nghiệp của một loại chúng sanh trong một cõi mà không phải tạo nhiều thứ ác nghiệp của các loại chúng sanh trong các cõi thì sau khi chết liền đi đầu thai thẳng sang kiếp sau và chun vào loại chúng sanh của nghiệp đó ở cõi đó mà cần phải qua Thân Trung Ấm chuyển tiếp làm trung gian. Trái lại từ xưa đến nay, loài người cho đến tất cả chúng sanh hữu tình khác đa số trong kiếp hiện tại nếu như không đề cập đến vô lượng kiếp về trước, đã gây tạo không biết bao nhiêu nghiệp thiện trong các cõi như cõi người, cõi sắc, cõi vô sắc v.v… và cũng đã gây tạo không biết bao nhiều nghiệp ác trong các cõi như cõi địa ngục, cõi ngạ quỷ, cõi súc sanh v.v... thì sau khi chết Thần Thức Thân Trung Ấm của họ lẽ tất nhiên phải bị các nghiệp nói trên tranh nhau đòi nợ theo luật nhân quả nghiệp báo. Cho nên bất cứ ai kể cả các động vật khác cũng thế, sau khi chết phải qua Thân Trung Ấm chuyển tiếp làm trung gian theo sự tranh giành của các nghiệp lực (Khiên Dẫn Nhân) nói trên và giá trị thời gian của Thân Trung Ấm để cho các Nghiệp lực chọn lựa thân phận kiếp sau, theo Liễu Sanh Thoát Tử được giới hạn chỉ trong vòng bốn mươi chín ngày để định nghiệp. Những hiện tượng vừa trình bày là theo hệ thống thông lệ và trong đây không đề cập đến trường hợp đặc biệt của các vị Bồ Tát hoá thân.
Sau bốn mươi chín ngày tranh giành, Nghiệp Nhân nào một khi thắng cuộc thì trước hết lôi kéo (Khiên Dẫn Nhân) Kiến Phần Thức Alaya chun vào hạt giống Nghiệp Tướng (Nhị Thủ Tập Khí bao gồm cả Danh Xưng ở trong) của chúng sanh hữu tình nào quan hệ với Nghiệp Nhân thắng cuộc để sinh hoạt. Hạt giống Nghiệp Tướng khi có mặt Kiến Phần Thức Alaya ở trong do Nghiệp Nhân thắng cuộc lôi kéo được gọi là Nhân Dị Thục (nguyên nhân chưa sanh khởi) của Nhân Duyên và Kiến Phần Thức Alaya trong Nhân Dị Thục được gọi là Thức Dị Thục tức là THỨC CHI trong mười hai Nhân Duyên. Nhân Dị Thục của Nhân Duyên này quan hệ với Nghiệp Nhân thắng cuộc (Khiên Dẫn Nhân) liên sanh khởi (Sanh Khởi Nhân) để kết thành thân thể của Quả Dị Thục cho chúng sanh ở kiếp sau.
Nghiệp Tướng (Form) trong Nhân Dị Thục của chúng sanh hữu tình quan hệ với Nghiệp Nhân thắng cuộc được gọi là Nhân Tướng và hình tướng trong thân thể Quả Dị Thục của chúng sanh hữu tình ở kiếp sau được gọi là Quả Tướng. Nhân Dị Thục của Nhân Tướng nếu như không có môi trường để sanh khởi thì bị hư hoại và từ đó kể như hạt giống Nghiệp Lực của Nghiệp Nhân thắng cuộc nói trên bị xoá đi tập khí không còn hiện hữu nữa trong Tâm Thức Alaya để đòi nợ.
Trường hợp này cũng giống như hạt đậu xanh một khi đã nứt mộng, nếu như không gặp được các duyên như phân, đất, nước, ánh sáng, không khí v.v... để sanh khởi thành cây trái thì bị hư thối và nó không thể để giống được nữa cho sau này.
Nghiệp Tướng trong Nhân Dị Thục (Sanh Khởi Nhân) của chúng sanh hữu tình đi thọ sanh ở kiếp sau, trước hết sau bốn mươi chín ngày chuyển thành một loại hình tướng Thân Trung Ấm cuối cùng quan hệ mật thiết với Nghiệp Nhân thắng cuộc nói trên mang danh nghĩa là DANH CHI, một trong mười hai Nhân Duyên. Thân Trung Ấm nếu là con người sau khi chết vẫn là hình tướng con người và bảy lần thay đổi hình tướng theo sự tranh giành của Nghiệp Nhân. Nghiệp Nhân nào cuối cùng thắng cuộc nếu là con nai thì Thân Trung Ấm (mang danh nghĩa Danh) cuối cùng của họ sau bốn mươi chín ngày bị biến đổi với hình tướng con nai làm Nhân Dị Thục để chuyển thành nai con ở kiếp sau mà không phải là hình tướng người khi họ mới chết. Nghiệp Nhân nào cuối cùng thắng cuộc nếu là Ngạ Quỷ thì Thân Trung Ấm (mang danh nghĩa Danh) cuối cùng sau bốn mươi chín ngày với hình tướng con quỷ làm Nhân Dị Thục để chuyển thành quỷ con ở kiếp sau v.v...
Thân Trung Ấm cuối cùng sau bốn mươi chín ngày của Nhân Dị Thục mang danh nghĩa là Danh bao gồm cả LỤC NHẬP CHI của mười hai Nhân Duyên ở trong do Khiên Dẫn Nhân (Nghiệp Nhân) lôi kéo đi trên các duyên quan hệ để thọ thân kiếp sau theo luật nhân quả nghiệp báo quyết định. Trong lúc cha mẹ giao hợp, lửa ái dục lóe ra là mở cửa kiếp sau dành cho Thân Trung Ấm cuối cùng gọi là Danh chun vào kết duyên. Thân Trung Ấm cuối cùng chun vào tiếp xúc với Tâm Thức của cha mẹ để kết duyên cho kiếp sau gọi là Xúc tức là XÚC CHI trong mười hai Nhân Duyên. Thân Trung Ấm cuối cùng tiếp xúc với Tâm Thức của cha mẹ để kết duyên cho kiếp sau bằng sự luyến ái nên gọi là Ái Dục tức là ÁI CHI trong mười hai Nhân Duyên. Thân Trung Ấm cuối cùng theo Liễu Sanh Thoát Tử, nếu như nam tính thì luyến ái với mẹ (giống âm) và nếu như nữ tính thì luyến ái với cha (giống dương). Vì sự luyến ái nổi lên, Thân Trung Ấm cuối cùng không còn sáng suốt để phân biệt và trong lúc còn ở trạng thái Thân Trung Ấm thì không có vấn đề luân lý ràng buộc giữa cha và mẹ, liền bị mê vọng và chấp nhận Quán Đãi Nhân trong tử cung gọi là SẮC (tức là Danh Sắc) làm chỗ gá thân cho kiếp sau nên gọi là Thọ Thai tức là THỌ CHI trong mười hai Nhân Duyên. Sau khi thọ thai, hạt giống Quán Đãi Nhân thuộc nữ tính (giống âm) của Ngoại Chủng Tử sau khi được Năng Tác Nhân thuộc nam tính (giống dương) cũng của Ngoại Chủng Tử hoà hợp biến thành Câu Hữu Nhân (trong đó có mầm sống hiện hữu), nghĩa là có mặt Thức Dị Thục của Nhân Dị Thục ở trong. Thức Chi (Thức Dị Thục) của mười hai Nhân Duyên trong giai đoạn thọ thai liền sinh hoạt trên hai phương diện: một là xây dựng sinh mệnh cá thể chánh báo theo tinh thần tự biến cho Nhân Dị Thục thành hình thân thể Quả Dị Thục và hai là xây dựng vũ trụ môi trường sống y báo theo tinh thần cộng biến cho sinh mệnh cá thể chánh báo của Quả Dị Thục nói trên nẩy nở và phát triển.
Thứ nhất Thức Dị Thục (Kiến Phần Thức Alaya) trong Thân Trung Ấm cuối cùng lấy tinh huyết cha mẹ Câu Hữu Nhân trong Quán Đãi Nhân thuộc sắc chất (Tứ Đại) gọi là Sắc Uẩn mang tên Danh Sắc của mười hai Nhân Duyên và căn cứ theo Nghiệp Tướng kiểu mẫu (Form) đã có sẵn trong Nhân Dị Thục bắt đầu xây dựng thân thể Quả Dị Thục (Quả Tướng) của chúng sanh hữu tình ở kiếp sau nên gọi là THỦ CHI (Thủ nghĩa là xây dựng). Trước hết, Thức Dị Thục sử dụng tinh huyết cha mẹ (Câu Hữu Nhân) trong Quán Đãi Nhân xây dựng hệ thống tiếp liệu, nếu thuộc về Thai Sanh gọi là Nhau Bào Thai nối liền từ nơi Huyệt Thần Khuyết (lỗ rốn) của Nghiệp Tướng kiểu mẫu đứa con đến các mạch máu nơi tử cung trong bụng mẹ và nếu thuộc về Noãn Sanh cũng như Thấp Sanh thì không cần hệ thống tiếp liệu qua hình thức Nhau Bào Thai. Những nguyên liệu trong giai đoạn đầu để xây dựng đứa con thành hình trong nhau bào thai qua sự ăn uống hít thở của người mẹ cũng như những nguyên liệu trong giai đoạn đầu để xây dựng đứa con trong trứng v.v... thuộc ngoại chủng tử đều được gọi là Nhiếp Thọ Nhân trong mười Nhân hoặc Tương Ưng Nhân trong sáu Nhân hay Đẳng Vô Gián Duyên trong bốn Duyên. Tinh cha huyết mẹ trong tử cung hoặc trong trứng mang danh Quán Đãi Nhân chính là Sắc Uẩn một trong năm Uẩn thuộc về trước khí tạo thành thân thể ô trược nhơ nhớp tanh hôi gọi là trược thân. Thân Trung Ấm cuối cùng của Nhân Dị Thục được tượng hình từ hòn máu thành đứa con trong bụng mẹ hoặc trong trứng do Thức Dị Thục liên tục xây dựng nên gọi là Hữu Chi trong mười hai Nhân Duyên (Hữu Chi nghĩa là tượng hình) và cũng gọi là Sanh Khởi Nhân trong mười nhân. Đứa con trong bụng mẹ hoặc trong trứng v.v... của Thân Trung Ấm cuối cùng hội đủ điều kiện liên sanh ra gọi là Sanh Chi một trong mười hai nhân duyên và đây cũng thuộc về Quả Dị Thục được thành hình. Sau khi đứa con được sanh ra, Thức Dị Thục trong Thân Trung Ấm cuối cùng không còn tiếp nhận nguyên liệu bên trong do người mẹ cung cấp qua nhau bào thai hay nguyên liệu có sẵn trong trứng và ở đây phải lấy nguyên liệu từ bên ngoài do chính những đứa con mới sanh tự ăn uống hít thở để tiếp tục xây dựng hoàn thành Ngã Tướng của Quả Dị Thục.
Những nguyên liệu bên ngoài do những đứa con mới sanh ăn uống hít thở để trưởng thành Quả Dị Thục chính là Bất Tương Vi Nhân trong mười nhân và cũng là Tăng Thượng Duyên trong bốn duyên và cũng là Tương Ưng Nhân trong sáu nhân, còn những điều kiện bên ngoài làm trở ngại cho sự nẩy nở và trưởng thành của đứa con mới sanh được gọi là Tương Vi Nhân trong mười nhân. Những đứa con mới sanh nhờ Thức Dị Thục tiếp tục xây dựng qua sự ăn uống hít thở của chính chúng nó để trưởng thành Ngã Tướng của Quả Dị Thục gọi là Dẫn Phát Nhân trong mười nhân và cũng gọi là Tăng Thượng Quả trong năm quả. Nghiệp Tướng của con người thì thành Quả Dị Thục với hình tướng con người, Nghiệp Tướng của con thú thì thành Quả Dị Thục với hình tướng con thú, Nghiệp Tướng của anh A thì thành Quả Dị Thục không phải hình tướng anh B, Nghiệp Tướng của con heo thì thành Quả Dị Thục không phải con chó v.v... nghĩa là Nghiệp Tướng của loại nào thì thành Quả Dị Thục của loại đó không giống loại khác và sự khác biệt của Nghiệp Tướng này được gọi là Định Biệt Nhân trong mười nhân. Thân thể Quả Dị Thục của những đứa con mới sanh khi ngã tướng lớn lên tột cùng liền đứng trụ lại gọi là Trụ Tướng, mặc dù những đứa con đó vẫn ăn uống và hít thở. Sau khi ngã tướng trụ lại, thân thể Quả Dị Thục của những đứa con nói trên bắt đầu già lần và chết đi để chấm dứt một sinh mệnh đã định nghiệp gọi là Lão Tử để chuyển sang một sinh mệnh định nghiệp khác trong dòng thác sanh tử lưu chuyển.
Thứ hai, Thức Dị Thục (Kiến Phần Thức Alaya) thuộc Thức Chi trong mười hai nhân Duyên khi xây dựng sinh mệnh cá thể chánh báo cho Nhân Dị Thục đồng thời cũng xây dựng vũ trụ môi trường sống y báo cho sinh mệnh chánh báo đó nẩy nở và phát triển. Trước hết Thức Dị Thục nương tựa Vô Minh và Hành của mười hai nhân duyên là những nguyên lý cấu tạo vũ trụ của mỗi loại chúng sanh hữu tình để xây dựng môi trường sống y báo của sinh mệnh chánh báo quan hệ. Vô Minh và Hành là nguyên lý thuộc cộng nghiệp (nghiệp chung) của từng loại chúng sanh, như loài người, loài thú, loài ngạ quỷ v. v… Trường hợp như Thức Dị Thục nương theo Danh Sắc xây dựng cá thể anh A thì căn cứ theo Vô Minh và Hành thuộc cộng nghiệp của loài người mà anh A quan hệ liền xây dựng môi trường sống y báo cho anh A nẩy nở và phát triển. Giả sử Thức Dị Thục nương theo Danh Sắc xây dựng cá thể một con nai thì căn cứ theo Vô Minh và Hành thuộc cộng nghiệp của loài súc sanh (bàng sanh) mà nai con quan hệ liền xây dựng môi trường sống y báo cho cá thể con nai nẩy nở và phát triển. Sự xây dựng các loài khác của Thức Dị Thục cũng giống như thế.
Theo Duy Thức Học, Nhân Dị Thục thuộc biệt nghiệp của loài nào thì Thức Dị Thục dựa theo Vô Minh và Hành thuộc cộng nghiệp của loài đó để xây dựng vũ trụ môi trường sống y báo cho Quả Dị Thục chánh báo thuộc biệt nghiệp của loài đó nẩy nở và phát triển. Nhân Dị Thục thuộc biệt nghiệp của con người thì Thức Dị Thục dựa theo Vô Minh và Hành thuộc cộng nghiệp của loài người để xây dựng môi trường sống y báo cho Quả Dị Thục chánh báo thuộc biệt nghiệp cũa con người đó nẩy nở và phát triển. Cũng từ đó, Vô Minh và Hành nơi mười hai nhân duyên là yếu tố tạo nên vũ trụ môi trường sống của từng loại chúng sanh hữu tình và hai chi này thuộc về Định Biệt Nhân trong mười Nhân mà còn có tên nữa là Đồng Loại Nhân trong sáu Nhân.
Nói chung lại, mười hai Nhân Duyên là những điều kiện quan hệ để sanh khởi sinh mệnh cá thể của một chúng sanh hữu tình và chúng không phải là những nhân tố riêng biệt giống như Ngũ Uẩn quan hệ với nhau trong việc cấu trúc sinh mệnh của các chúng sanh hữu tình. Hơn nữa, giá trị nguyên lý mười hai Nhân Duyên chỉ là gạch nối giữa hai dòng sinh mệnh của một cá thể chúng sanh hữu tình khởi điểm từ quá khứ và đi đến vị lai trên lãnh vực duyên khởi. Những từ ngữ trong mười hai Nhân Duyên nhằm diễn tả những điều kiện quan hệ để thành hình sinh mệnh của một chúng sanh hữu tình trên lãnh vực nhân quả nghiệp báo. Sự duyên khởi của mười hai Nhân Duyên là xây dựng nghiệp báo của một chúng sanh hữu tình bắt nguồn từ Nhân Dị Thục chuyển biến qua nhiều trạng thái đi đến Quả Dị Thục để góp mặt trong thế gian. Thức Chi trong mười hai Nhân Duyên là điều kiện quan trọng trong việc xây dựng chúng sanh hữu tình trên hai lãnh vực, một là xây dựng cá thể của một sinh mệnh và hai là xây dựng môi trường sống cho cá thể sinh mệnh đó nẩy nở và phát triển. Thức Chi dựa theo Danh Sắc xây dựng sinh mệnh cá thể cho chúng sanh hội đủ điều kiện nhân duyên để hiện hữu, đồng thời dựa theo Vô Minh và Hành xây dựng môi trường sống cho chúng sanh hữu tình đó nẩy nở và phát triển.
Có thể nói, nguyên lý mười hai Nhân Duyên mà đức Phật chủ trương là rút ra tinh ba từ Kinh Hoa Nghiêm nhằm giải thích sự sanh thành một chúng sanh hữu tình qua lãnh vực nhân quả nghiệp báo trên dòng thác sánh tử luân hồi trong ba cõi của Khổ Đế và Tập Đế mà kinh Phật thường gọi là Thuận Lưu Sanh Tử. Còn như muốn ra khỏi dòng thác sanh tử luân hồi của Khổ Đế và Tập Đế, chúng ta theo lời đức Phật dạy phải sống đúng Bát Chánh Đạo thuộc nguyên lý nghịch dòng sanh tử luân hồi của Đạo Đế và Diệt Đế mà Kinh Phật thường gọi là Nghịch Lưu Sanh Tử.
MƯỜI HAI BỘ KINH
Tôi đọc kinh sách Phật thường nghe nói tới “Thập Nhị Bộ Kinh “ tức “mười hai bộ kinh”. Vậy xin hỏi mười hai bộ kinh là gì? Có phải là các bộ kinh Trường Bộ, Trung Bộ, Tiểu Bộ không …?
TRẢ LỜI:
Thập Nhị Bộ Kinh là 12 chủng loại của tất cả các kinh điển mà đức Phật đã thuyết. Theo kinh Đại Bát Niết Bàn cũng như Luận Trí Độ, Mười Hai Bộ Kinh là:Tu Đa La, Kỳ Dạ, Thọ Ký, Dà Đà, Ưu Đà Na, Ni Đà Na, A Ba Đà Na, Y Đế Mục Đà Na, Xà Đà Dà, Tỳ Phật Lượt, A Phù Đà Đạt Ma và Ưu Bà Đề Xá. Dưới đây là gỉai thích về 12 bộ kinh:
Trong Ba Tạng Kinh Điển của đạo Phật theo thể tài chia làm mười hai bộ. Người Trung Hoa thường gọi Thập Nhị Phần Giáo.
Tu Đa La (Sustram: Kinh).
“Khế Kinh”: Đức Phật thuyết pháp dùng lối văn trường thiên cho dễ hiểu mà gọn, ta thường gọi là tản văn hay văn xuôi, không có sự cầu kỳ hoa mỹ như những lối văn từ phú… nhưng rất hợp thời, hợp lý, hợp cơ.
Kỳ Dạ (Geyam:Ứng Tụng, cũng gọi là Mỹ Âm Kinh):
Tổng luận, chú thích những ý nghĩa của văn trường hàng (văn chỉnh cú). Lối văn thuộc văn từ phú, văn biền ngẫu, có tính cách văn chương, vì đức Phật muốn cho Chính Pháp được truyền bá sâu rộng thì phải dùng mọi thể văn, giúp cho đệ tử dễ ghi nhớ.
Hòa Già LaNa (Vyàkàranam: Thụ ký):
Những lời truyền dạy do đức Phật thụ ký, chứng nhận cho các vị Bồ tát, các bậcThanh văn, đệ tử mai sau thành Phật; và thuyết lý những việc sẽ xảy ra…
Già Đà (Gàthàm: Cũng gọi là Ký Chú Kinh hay Phúng Tụng):
Nghĩa là không thuật lại văn trường hàng, mà chỉ là từng bài kệ, tức là lối văn thi ca để nói riêng cho mỗi bộ kinh.
Ưu Đà La (Udànam:Tán Thán Kinh, cũng gọi là Tự Thuyết):
Những kinh do đức Phật dùng trí tuệ xem xét căn cơ chúng sinh rồi tự nói ra các Pháp, không phải đợi có người thưa thỉnh, yêu cầu mới nói.
Ni Đà Na (Nidàna: Quảng Thuyết Kinh cũng gọi là Nhân Duyên):
Những kinh văn nói về nhân duyên khi đức Phật thuyết pháp và người nghe pháp, hoặc nói rõ những nơi có nhân duyên mà Ngài đến hóa độ. Những kinh văn do đức Phật dạy về “lý căn hội duyên”, khởi điểm của vũ trụ vạn hữu, thuyết lý Nhân Duyên Sinh.
ABa ĐàNà (Avadanam:Diễn Thuyết Giải Ngộ Kinh, cũng gọi là Thí Dụ):
Những pháp của Phật nói rất mầu nhiệm, người căn cơ thấp kém khó có thể lĩnh hội, nên đức Phật cần phải lấy sự vật hiện hữu làm tỉ dụ, chứng minh cho đạo lý cao siêu để chúng sinh dễ hiểu. Những lời ví dụ tượng trưng bát ngát trong các kinh điển đạo Phật.
Y Đế Mục ĐaGia (Itivrttakam:Như Th ịPháp Hiện Kinh cũng gọi là Bản Sự):
Những thuyết giáo của đức Phật nói về sự tu nhân chứng quả của các vị Bồ tát, đệ tử trong các đời quá khứ, vị lai.
Xà Đà Gia (Jatakam: Đản Sinh Kinh hay gọi là Bản Sinh):
Lời đức Phật nhắc lại những công hạnh tu chứng ở đời quá khứ của các đức Phật ,Bồ tát.
Tỳ Phật Lược (Vaipulyam: Quảng Đại Kinh, cũng gọi là Phương Quảng):
Những Kinh, cũng gọi là Phương Quảng): Những kinh điển thuộc Đại Thừa Phương Quảng, với nghĩa lý rộng lớn cao thượng và thâm thúy.
A Phù Đà Đạt Ma (Addhutadharmah:Hy Pháp, cũng gọi là Vị Tằng Hữu):
Những kinh điển nói về thần lực của chư Phật thị hiện, cùng những việc bất khả tư nghị trong những nơi nói pháp và những cảnh giới kỳ diệu, hy hữu mà trí người phàm không thể hiểu.
Ưu Ba Đề Xá (Upad’sah: Cận Sự Thỉnh Vấn Kinh cũng gọi là Luận Nghị):
Những lời văn có tính cách vấn đáp và biện luận cho rõ các lẽ tà, chính, nghĩa là, giữa đức Phật và các đệ tử đàm luận đạo lý bằng cách tranh luận, giải thích từng giảng mục.
Tuy chia ra 12 phần giáo, 3 loại trên là thể tài chính của các Kinh; còn 9 loại sau chẳng qua theo các điều kiện chép ở trong Kinh, lập ra.
Trong 12 phần giáo nói trên không phải Kinh nào cũng có đủ cả, có Kinh chỉ có 5, 6 phần, ấy là tùy theo cơ duyên mà đức Phật nói pháp có sai khác. Nhưng trong tất cả Kinh, không nhiều thì ít, đều có ghi chép mọi kinh nghiệm về giáo lý cũng như công hạnh tu chứng của các đức Phật và đệ tử…
http://www.thuvienhoasen.org/phathoctinhhoa-02.htmNguyên văn kinh Đại Bát Niết Bàn Phẩm Phạm Hạnh Thứ 20 nói về 12 bộ kinh như sau:
"Bồ-Tát-Ma-Ha-Tát như thế nào gọi là biết pháp. Nầy Thiện nam tử! Bồ Tát nầy biết mười hai bộ kinh tức là Tu Đa La, Kỳ Dạ, Thọ Ký, Dà Đà, Ưu Đà Na, Ni Đà Na, A Ba Đà Na, Y Đế Mục Đà Na, Xà Đà Dà, Tỳ Phật Lược, A Phù Đà Đạt Ma, Ưu Bà Đề Xá.
Đây là khế kinh Tu Đa La: Từ “như thị ngã văn nhẫn đến câu hoan hỷ phụng hành” tất cả như vậy gọi là Tu Đa La kinh (trường hàng).
Đây là Kỳ-dạ
hật bảo các Tỳ kheo ngày xưa ta cùng các ông ngu si không trí huệ, chẳng thể thấy bốn chơn đế đúng như thật, nên lưu chuyển mãi trong biển khổ sanh tử. Bốn chơn đế là :Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế, và Đạo Đế.
Ngày xưa đức Phật vì các Tỳ Kheo nói khế kinh xong lại có hàng chúng sanh căn trí sáng tỏ, vì muốn nghe pháp nên đến chỗ Phật hỏi mọi người rằng, đức Như Lai vừa rồi nói những việc gì ? Lúc đó Phật vì hàng chúng sanh ấy đem kinh vừa giảng nói thành kệ tụng:
Ta xưa cùng các ông, Chẳng thấy bốn chơn đế, Nên phải lưu chuyển mãi, Trong biển khổ sanh tử, Nếu thấy được bốn đế, Thời dứt đặng sanh tử. Sanh tử đã hết rồi, Chẳng còn thọ thân nữa.
Kệ tụng trên đây gọi là Kỳ-Dạ kinh (trùng tụng).
Những gì gọi là thọ ký? Như có lúc đức Như Lai nói kinh hay luật, vì các hàng trời hay người mà thọ ký sẽ làm Phật. Như nói : “Đời sau có vua hiệu là Nhương Khư, ông A Dật Đa sẽ ở cõi nầy thành bực chánh giác hiệu là Di Lặc Phật. Đây gọi là thọ ký kinh.
Những gì gọi là Dà Đà ? Trừ trường hàng và các giới luật, ngòai ra những bài kệ bốn câu như :
Các điều ác chớ làm, Phụng hành những điều lành, Lóng sạch tâm ý mình, Là lời dạy của Phật.
Trên đây gọi là Dà Đà kinh ( kệ cô khởi).
Những gì gọi là Ưu Đà Na? Như đức Phật lúc xế chiều nhập thiền định, vì chư thiên giảng rộng các pháp yếu. Lúc đó các Tỳ- kheo đều nghĩ rằng : Giờ đây đức Như Lai đang làm việc gì ?
Sáng ngày sau, đức Như Lai xuất định, không ai hỏi, dùng tha tâm trí mà tự nói rằng : Nầy các Tỳ-kheo : Tất cả chư thiên thọ mạng rất dài. Lành thay! Các Tỳ-kheo biết vì người, chẳng cầu tư lợi, biết thiểu dục, biết tri túc, được tịch tịnh.
Những kinh như trên đây không ai hỏi đức Phật tự giảng nói đó gọi là Ưu Đà Na kinh (tự thuyết).
Những gì là Ni Đà Na? Như trong các kinh do nhơn duyên Phật vì người khác diễn nói. Lệ như : Trong nước Xá Vệ có một chàng trai giăng lưới bắt chim, bắt đặng chim nhốt trong lồng, cho ăn lúa uống nước rồi lại thả đi. Đức Thế Tôn biết nhơn duyên đó mà nói kệ rằng:
Chớ khinh tội nhỏ, Cho là không họa, Giọt nước dầu nhỏ, Lần đầy lu lớn.
Như trên đây gọi là Ni Đà Na kinh (nhơn duyên).
Những gì là A Ba Đà Na? Như những thí dụ trong luật nói.
Những gì là Y Đế Mục Đa Dà ! Lệ như đức Phật nói : Nầy các Tỳ-kheo ! Lúc ta xuất thế những điều ta dạy bảo gọi là giới kinh. Lúc đức Câu Lưu Tôn Phật xuất thế lời Phật dạy gọi là trống Cam-lồ. Lúc đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni xuất thế lời Phật dạy gọi là Pháp cảnh.
Lúc đức Phật Ca Diếp xuất thế lời Phật dạy gọi là Phân biệt không.
Như trên đây gọi là Y Đế Mục Đa Dà kinh (bổn sự).
Những gì là Xà Đà Dà ? Lệ như đức Phật xưa kia làm vị Bồ Tát tu khổ hạnh. Như Phật nói : Nầy các Tỳ kheo! Thuở quá khứ ta từng làm nai, làm gấu, làm cheo, làm thỏ, làm quốc vương, làm Chuyển Luân Thánh Vương, làm rồng, làm kim súy điểu v.v… Như trên đây gọi là Xa Đà Dà kinh (bổn sanh).
Những gì là Tỳ Phật Lược? Tức là những kinh điển thuộc về Đại thừa Phương đẳng nghĩa lý rộng lớn dường như hư không (phương quảng).
Những gì là vị tằng hữu? Lệ như lúc đức Bồ Tát mới sanh không ai đỡ dắt mà tự đi bảy bước, phóng quang minh lớn ngó khắp mười phương. Lệ như con vượn tay bưng bát mật dâng cúng đức Như Lai,. Lệ như chó cổ trắng đến bên Phật nghe pháp. Lệ như ma vương Ba Tuần biến làm trâu xanh đi trong bát sành, làm cho các bát sành đụng chạm lẫn nhau mà không nứt bể. Lệ như Phật lúc mới sanh lúc vào thiên miếu làm cho thiên tượng đứng dậy bước xuống đảnh lễ.
Những đoạn kinh như trên đây gọi làVị Tằng Hữu kinh.
Những gì là Ưu Ba Đề Xá? Lệ như đức Phật lúc nói kinh hoặc luận nghĩa cùng phân biệt giảng rộng biện luận các tướng mạo, đây gọi là Ưu Ba Đề Xá kinh (luận nghị).
Bồ Tát nếu có thể rõ biết mười hai bộ kinh như vậy thời gọi là biết pháp."
http://www.thuvienhoasen.org/kinh-dbnb-20.htm