DIỆU PHƯƠNG CỨU ĐỜI-HOA ĐÀ TIÊN ÔNG

DIỆU PHƯƠNG CỨU ĐỜI-HOA ĐÀ TIÊN ÔNG

Gửi bàigửi bởi audible » Thứ 2 Tháng 12 07, 2015 4:24 am

DIỆU PHƯƠNG CỨU ĐỜI
Hay
PHÉP TRỊ LIỆU BẰNG RAU QUẢ

Hoa Đà Tiên Ông
Trung Tâm Vô Vi Washington DC xuất bản
1998.
Washington, DC tháng 11 - 1998


Kính thưa quý vị,
Nhận thấy quyển sách này có những phương thuốc đơn giản do sự phối hợp từ những thức ăn và dùng vào thời gian riêng biệt trong ngày hoặc trong năm, mà có thể trị những bệnh thông thường hoặc những bệnh khó trị, bạn đạo thuộc Trung Tâm Vô Vi vùng Washington, DC ấn tống lại quyển sách này để quý bạn đọc nghiên cứu.

Chúng tôi mong những thực đơn của các phương thuốc trong quyển sách này sẽ giúp quý vị mạnh khỏe để sống vui.

Kính thương.

LỜI NÓI ĐẦU

Bạn đọc thân mến,
Hippocrate, ông Tổ Tây Y, đã có câu nói như sau:

"Thực phẩm bạn dùng phải có tác dụng như một dược phẩm, trái lại dược phẩm để trị bệnh cũng phải là một thứ thực phẩm".
Câu nói trên chứng tỏ từ ngàn xưa, con người đã biết tận dụng các phẩm vật tinh tạo của trời đất để phục vụ cho sức khỏe con người.

Ở Đông phương chúng ta, quan niệm trên đây không có gì mới lạ. Hầu như là truyền thống, đời nối tiếp đời, trong dân gian, thức ăn mà chúng ta dùng hàng ngày, không chỉ là để no bụng, bồi dưỡng cơ thể mà còn có tác dụng tiêu trị bệnh tật.

Ta thường nói món ăn này nóng, món ăn kia mát, món ăn này bổ máu, món ăn kia nhuận trường... Một chén canh rau dền ăn cho bổ máu, một miếng đu đủ dùng cho nhuận trường. Như vậy quan niệm thức ăn cũng là bài thuốc đã từ lâu in sâu vào trong tiềm thức của con người Á Đông.

Ngày nay đời sống càng văn minh, khoa học càng phát triển, thì con người càng xa dần với nếp sống thiên nhiên. Ý thức món ăn cũng là dược phẩm đã bị quên lãng vì thuốc tây lúc nào cũng sẵn sàng, công hiệu lại nhanh chóng. Nhưng có biết đâu, tuy dược phẩm hóa học có tác dụng nhanh chóng, chỉ chữa ngọn mà hầu như không chữa được căn và còn có thể sanh ra những nguy hại khác cho cơ thể do phản ứng phụ gây ra.

Thế giới ngày nay đang ở trong tình trạng khủng hoảng môi sinh do quá sự tận dụng thiên nhiên và sự phát triển kỷ nghệ quá mức mà ra, con người luôn sống trong trạng huống khẩn trương, và lao lực khổ nhọc cả tâm lẫn thân để có thể có được cuộc sống tạm ổn định, thích nghi với hoàn cảnh chung quanh. Sự khẩn trương tâm lý và sự lao lực xác thân quá độ đó làm hao mòn tinh lực của cơ thể và tích lũy qua năm tháng, đã là đầu mối của mọi bệnh tật, nguồn gốc của sự khổ đau.

Cảm động cảnh đau thương vị bệnh tật, đôi khi mất tiền của chữa trị mà vẫn không đem lại an lành cho thân tâm. Cho người nghèo khó thì càng bi thương hơn, không tiền thang thuốc, lâm cảnh khổ nàn, nên đức Hoa Đà Tiên Ông đã giáng bút ban diệu phương, cứu độ chúng sanh thoát cơn khổ nàn vì tật bệnh.

Chúng tôi, dù kiến thức hạn hẹp, nay có được tài liệu "Phép Trị Bệnh Bằng Rau Quả" quí báu này, nên phát tâm chuyển dịch với chút tâm nguyện, hầu có thể phổ biến đến mọi người hưởng dụng lòng từ ân ban của đức Hoa Đà để xoa dịu nỗi đau thương vị bệnh tật của chúng sanh, đem lại niềm vui an lành và hạnh phúc cho nhân thế.

Nhìn vào bài thuốc, có lẽ bạn đọc sẽ đặt dấu hỏi trong đầu, với những vị thuốc quá đơn giản và gần gũi với thức ăn hàng ngày của mình thì làm sao chữa khỏi bệnh? Nhưng nếu bạn đọc có chút niềm tin, vì ở đây đâu có mất nhiều tiền, và theo dúng lời chỉ dẫn, nhứt là thời gian qui định để dùng thuốc thì hiệu quả chắng không làm bạn thất vọng.

Hy vọng những ai có được tập sách nhỏ này, hãy nối rộng vòng tay, truyền tiếp hay phát tâm ấn tống, phổ biến khắp nơi nơi, góp phần xây dựng tình thương và đạo đức, cho nhân sinh cộng hưởng an bình tại thế.

Trong việc chuyển ngữ, hẳn không tránh khỏi thiếu sót, kính mong bạn đọc bổ di để cho tài liệu thêm hoàn chỉnh. Đó cũng là một sự đóng góp thiện ích. Mong vậy thay!

23-07-1997
BĐVVBQ
Kính bút.

DIỆU PHƯƠNG CỨU ĐỜI
CỦA ĐỨC HOA ĐÀ TIÊN ÔNG



QUYỂN I

Khoa học ngày một phát triển, con người đã có thể rút ngắn không gian ngàn dặm trong một ngày.

Ngành y học cũng vậy, có biết bao phát minh độc sáng trong y khoa đã giúp cho con người thoát khỏi nhiều khổ đau vì bệnh tật và đã giúp gia tăng tuổi thọ. Tuy nhiên cũng còn có các chứng bệnh ngặt nghèo, bất trị đã làm điên đầu các khoa học gia cũng như giới y học. Người bệnh chịu nhiều khổ đau, tốn hao tiền của và rỗi cũng không thoát khỏi bàn tay tử thần.

Cuộc sống càng văn minh tân tiến thì con người càng ngày càng sống xa với thiên nhiên. Muốn thích nghi với hoàn cảnh, con người đã phải làm lụng khổ cực thì mới có được một cuộc sống ổn định. Sự lao lực kham khổ tích tụ theo chuỗi ngày chồng chất đã làm hao mòn sức khỏe con người, lại thêm dinh dưỡng thiếu thốn, đã là mầm mống của mọi bệnh tật khổ đau.

Vì cảm thương khổ cảnh tật bệnh của con người, Hoa Đà Tiên Ông đã ban diệu phương cứu đời thoát cảnh bi thương, đem lại niềm an vui hạnh phúc cho nhân loại.

Diệu phương của đức Hoa Đà chia ra bốn mùa. Bênh tật trong bốn mùa đều có phương thuốc hay, nhưng phải phối hợp theo thời tiết của bốn mùa thì sử dụng mới có hiệu quả tốt.

CÁC BỆNH THƯỜNG MẮC PHẢI VÀO MÙA XUÂN

Mùa Đông đi qua, gió lạnh cũng giảm dần, gió Xuân nóng lạnh không chừng, thời tiết biến đổi bất thường, do đó người dân lao lực rất dễ mắc phải các chứng bệnh như:

1. Chứng bệnh sổ mũi, đau cuống họng, đau đầu, gân cốt nhức mỏi

BÀI THUỐC SỐ 1: Khoai lang tây
- Cách dùng: Khoai lang tây rửa sạch, xắt lát mỏng rồi cho nước vào nấu. Nấu sôi độ mười phút thì dùng được. Khi nấu không được thêm đường hay muối để giữ cho thuốc được nguyên chất. Uống sau bữa ăn thì có hiệu quả hơn.

BÀI THUỐC SỐ 2: Cải Pó Xoi (Spinach) Nửa cân (300gr)
- Cách dùng: Cải Pó xoi để nguyên cây, rửa sạch, cho vào nồi với ba chén nước và nấu cho sôi lên trong mười phút là uống được. Không được uống chung với bất cứ món gì khác. Uống trước bữa ăn mới có công hiệu.

2. Chứng bệnh nhảy mũi, mắt đổ ghèn, nhức đầu, đau nhức mình mẩy, mỏi cổ, đau lưng

BÀI THUỐC SỐ 1: Mía huyết (loại mía da màu đỏ)
- Cách dùng: Mía rửa sạch để nguyên vỏ, cắt lát để vào nồi, cho nước vào sâm sấp với mía và bắc lên lò nấu, sau khi sôi độ mười phút thì uống được. Uống trước bữa ăn có công hiệu hơn.

BÀI THUỐC SỐ 2: Ba con ếch - Ba mươi tép tỏi
- Cách dùng: Ếch lột da, bỏ ruột, rửa sach, tỏi bỏ vỏ, cho tất cả vào nối nấu. Sau khi sối hai mươi phút thì uống được. Chỉ uống nước không dùng cái.

3. Chứng bệnh tay chân bải hoải, không có sức, mắt mỏi, mình mẩy ê ẩm, miệng đắng


BÀI THUỐC SỐ 1: Khoai lang ta - Hẹ lá
- Cách dùng: Khoai lang rửa sạch, xắt lát và hẹ xắt khúc đem xào với dầu phộng cho chín. Phải xào với dầu phộng mới có công hiệu.

BÀI THUỐC SỐ 2: Khoai môn - Bột mì vừa đủ - Đường vừa đủ ngọt
- Cách dùng: Khoai môn xắt thành sợi nhỏ, trộn với bột mì và đường cho đều, rồi cho vào chảo chiên với dầu phộng.Ăn nhiều lần mới khỏi bệnh.

4. Chứng bệnh nhức đầu không chịu được, tay chân bải hoải, hơi thở khó khăn, tim đập yếu ớt, áp huyết cao

BÀI THUỐC SỐ 1: Trái lựu (Tám quả)
- Cách dùng: Nếu mua được lựu còn cứng thì càng tốt, xắt lát cho vào nồi với ba chén nước, bắc lên lò nấu, sau khi sôi được mười phút thì uống được. Uống trước bữa ăn mới có công hiệu.

BÀI THUỐC SỐ 2: Cải kim châm tươi, 300gr
- Cách dùng: Cho cải kim châm vào nồi với bốn chén nước và nấu lên. Mười phút sau khi sôi thì uống được. Uống sau bữa ăn có công hiệu hơn.

5. Chứng bệnh nhức đầu như búa bổ, chân cẳng nhức nhối, tim đập nhanh, đôi mắt ngứa ngáy, áp huyết cao

BÀI THUỐC SỐ 1: Cam thảo - Một lượng
- Cách dùng: Cho cam thảo vào nồi với ba chén nước và nấu với lửa nhỏ trong vòng hai mươi phút. Nhớ dùng lửa nhỏ, bằng không nước sẽ cạn đi. Mỗi lần uống một chén, cách ba giờ uống một lần. Uống trong ba lần sẽ khỏi bệnh.

BÀI THUỐC SỐ 2: Cao ly sâm ba chỉ - Hai chén nước
- Cách dùng: Cho cao ly sâm và nước vào nồi nấu lửa nhỏ trong hai mươi phút, sau khi sôi thì uống được. Mỗi lần uống nửa chén, cách ba giờ uống một lần. Uống hai lần thì khỏi bệnh.

B. CÁC CHỨNG BỆNH THƯỜNG MẮC PHẢI VÀO MÙA HẠ, THU, ĐÔNG

Mùa Xuân trôi qua, thời tiết thay đổi bất thường, trời tháng tư rất dễ bị cảm mạo. Toa thuốc trị bệnh cảm mạo rất nhiều, chỉ tiếc người đời không biết dùng.

1. Đầu mùa hè (khoảng trung tuần tháng tư âm lịch), chứng cảm mạo thì năm nào cũng vậy.

Triệu chứng: Xổ mũi, ách xì, chóng mặt, nhức xương, tay chân bải hoải, đau cuống họng, viêm mũi, đau đầu một bên, ăn uống không tiêu.


BÀI THUỐC SỐ 1: Khế (Hai trái)
- Cách dùng: Mỗi lần ăn một trái. Ăn hai trái thì khỏi: Không được ăn chung với thứ gì khác như chấm muối chẳng hạn.

BÀI THUỐC SỐ 2: Dưa hấu nhỏ (Một trái)
- Cách dùng: Mỗi lần ăn nửa trái, ăn hai lần thì khỏi bệnh.

BÀI THUỐC SỐ 3: Trái lỵ (Bốn trái)
- Cách dùng: Mỗi lần ăn bốn trái. Ăn hai lần thì khỏi bệnh.

BÀI THUỐC SỐ 4: Chuối
- Cách dùng: Mỗi lần ăn một trái, ăn hai tới năm lần trong ngày. (Người có bệnh dạ dày không được ăn chuối).

BÀI THUỐC SỐ 5: Nho
- Cách dùng: Mỗi lần ăn mười trái nho, ăn hai lần thì khỏi bệnh.

BÀI THUỐC SỐ 6: Lá bông cúc (Năm lượng) (Loại bông cúc nào cũng được)
- Cách dùng: Cho lá bông cúc và hai chén nước vào nồi, nấu sôi lên trong mười phút thì dùng được. Uống hai lần thì khỏi bệnh.

BÀI THUỐC SỐ 7: Bông cúc (Một lượng)
- Cách dùng: Cho bông cúc và hai chén nước vào ấm, nấu sôi lên trong mười phút thì uống được. Uống hai lần thì khỏi.

BÀI THUỐC SỐ 8: Bông hồng (Năm lượng)
- Cách dùng: Cho bông hồng (còn gọi là mai quế) và hai chén nước vào nồi, nấu sôi lên trong mười phút thì uống được. Uống hai lần thì khỏi bệnh. Toa thuốc này rất thần hiệu.

BÀI THUỐC SỐ 9: Bông trà (Năm lượng - Nước: Hai chén)
- Cách dùng: Bông trà ở đây không phải là loại cây trà mà mình pha uống mỗi ngày. Là một loại bông màu trắng, có mùi thơm nhẹ. Cho vào nồi và nấu sôi lên trong mười phút thì uống được (Không được thêm đường hay muối để khỏi làm hư chất thuốc) Chỉ uống một lần là khỏi.

Đây là một toa thuốc rất thần hiệu, nhưng tiếc người đời không biết mà dùng.

BÀI THUỐC SỐ 10: Đậu hủ (Một miếng)
- Cách dùng: Cho một chút đường ướp lên đậu hủ xắt miếng nhỏ, khoảng năm phút sau thì ăn được. Không được nấu. Đây cũng là một toa thuốc công hiệu rất thần kỳ mà người đời không biết để dùng.

2. Tháng năm thời tiết nóng dần. Thời gian này dễ bị cảm mạo và trúng nắng. Thường bị cảm chưa khỏi lại bị trúng nắng. Chứng bệnh này rất khó chữa. Sau đây là một vài toa thuốc bí truyền.

BÀI THUỐC SỐ 1: Hạnh nhân (Ba lượng, mua ở tiệm thuốc Bắc)
- Cách dùng: Hạnh nhân tán thành bột (có thể nhờ tiệm thuốc Bắc tán dùm). Uống hết một lần, dùng nước đun sôi để nguội mà uống. Phương thuốc này công hiệu thần tốc (Ăn hạnh nhân thích hợp nhất là từ trung tuần tháng năm về sau).

BÀI THUỐC SỐ 2: Cam thảo (Ba lượng)
- Cách dùng: Cam thảo đem tán thành bột, uống hết một lần, dùng nước đun sôi để nguội mà uống. (Nước sôi không thích hợp).

3. Tháng sáu thời tiết nóng nhất: Khí trời nóng bức, người ta phải dùng quạt máy, ngày đêm không ngừng. Trời nóng bức nên đổ mồ hôi nhiều, lỗ chân lông bị hở, gió lạnh xâm nhập vào cơ thể nên sanh ra bệnh cảm. Sau đây là các bài thuốc chữa chứng bệnh cảm hàn này.

BÀI THUỐC SỐ 1: Dưa hấu (30gr) - Bột cam thảo (Một lượng)
- Cách dùng: Dưa hấu gọt bỏ vỏ, bỏ hột, ép lấy nước dưa rồi hòa với bột cam thảo cho đều. Uống vào sẽ thấy công hiệu ngay.

BÀI THUỐC SỐ 2: Bí dao (8 lượng=300gr) Bột ý nhân (Một lượng)
- Cách dùng: Bí đao gọt bỏ vỏ, bỏ hột, ép lấy nước rồi hòa chung với bột ý nhân. Uống vào sẽ thấy công hiệu ngay.

BÀI THUỐC SỐ 3: Khoai lang (Tám lượng) - Mía (Tám lượng=300gr)
- Cách dùng: Lá khoai lang rửa sạch, xây nát vắt lấy nước. Mía ép lấy nước. Hai thứ trộn lại với nhau mà dùng sẽ thấy hiệu quả.

BÀI THUỐC SỐ 4: Lá chuối (Tám lượng) - Nước (Ba chén)
- Cách dùng: Cho lá chuối rửa sạch và nước vào nồi, nấu sôi trong mười phút thì dùng được. Uống rồi sẽ có công hiệu ngay.

BÀI THUỐC SỐ 5: Lá khế (Tám lượng) - Nước (Ba chén)
- Cách dùng: Cho lá khế rửa sạch và nước vào nồi, nấu sôi lên trong mười phút thì dùng được. Uống vào thấy hiệu quả ngay.

BÀI THUỐC SỐ 6: Lá nhãn (Tám lượng) - Nước (Ba chén)
- Cách dùng: Cho lá nhãn rửa sạch và nước vào nồi, nấu sôi lên trong mười phút là dùng được. Uống vào sẽ thấy hiệu quả ngay.

BÀI THUỐC SỐ 7: Khoai lang (Tám lượng) - Chanh (Một trái)
- Cách dùng: Khoai lang rửa sạch, xây nát rồi ép lấy nước. Chanh vắt lấy nước rồi hòa chung với nước khoai lang mà uống. Uống vào có hiệu quả ngay.

BÀI THUỐC SỐ 8: Mía huyết (600gr) - Cải Pó xoi (Bốn lượng)
- Cách dùng: Mía rửa sạch, để nguyên vỏ, cắt ra thành khúc ngắn. Cho mía và pó xoi vào nồi với sáu chén nước, nấu sôi lên trong hai mươi phút thì dùng được.

BÀI THUỐC SỐ 9: Lựu (Tám quả) Nho tươi (Chín quả)
- Cách dùng: Lựu phải lựa thứ chín và mềm, ép lấy nước, nho cũng ép lấy nước rồi hòa với nước lựu mà dùng. Công hiệu như thần.

4. Tiết tháng sáu dễ bị trúng nắng, có người bị cảm mạo chưa khỏi lại trúng nắng, Bệnh rất khó trị, Nên dùng các toa thuốc sau đây:

BÀI THUỐC SỐ 1: Cao ly sâm (Ba chỉ) - Bí đao tươi (Năm lượng)
- Cách dùng: Cho sâm cao ly, bí đao và hai chén nước vào nồi, bắc lên lò nấu cho sôi trong mười lăm phút thì uống được.

BÀI THUỐC SỐ 2: Bí đao (Ba lượng) - Đường phèn (Ba chỉ)
- Cách dùng: Cho hai thứ vào nồi với ba chén nước, nấu sôi trong mười phút thì dùng được. Công hiệu như thần.

BÀI THUỐC SỐ 3: Đu đủ (Một trái) - Bí đao (Ba lượng) - Dưa leo (Một trái)
- Cách dùng: Đem ba thứ ép lấy nước hòa chung với nhau mà uống.

BÀI THUỐC SỐ 4: Dưa hấu (Một trái) - Bí đao (Một trái) - Dưa tây=Melon (Một trái)
- Cách dùng: Ba thứ đó sau khi bỏ hết hột, đem ép lấy nước hòa chung với nhau uống.

BÀI THUỐC SỐ 5: Bông khế (Ba lượng) - Bông lài=Jasmin (Ba lượng)
- Cách dùng: Cho hai thứ bông vào nồi với hai chén nước, nấu sôi trong mười phút thì dùng được.

BÀI THUỐC SỐ 6: Bông hồng (Ba lượng) - Bông cúc (Ba lượng) - Bông phù dung (Ba chỉ)
- Cách dùng: Cho ba thứ bông vào nồi với ba chén nước, nấu sôi trong mười phút thì dùng được.

BÀI THUỐC SỐ 7: Bông lài (Ba mươi đóa) - Bông hồng đỏ (Ba đóa) - Bông hồng màu vàng (Ba đóa)
- Cách dùng: Cho ba thứ bông vào nồi với hai chén nước, nấu sôi trong mười phút thì dùng được. Uống vào thấy hiệu nghiệm ngay. (Bài thuốc này người ba mươi tuổi trở lên không dùng được. Người trẻ tuổi uống toa thuốc này thấy công hiệu thần kỳ).

BÀI THUỐC SỐ 8: Mộc nhĩ (Ba lượng) - Xuyên cung (Một lượng) - Sâm Cao lý (Ba chỉ)
- Cách dùng: Cho ba thứ vào nồi với năm chén nước, nấu sôi trong ba mươi phút thì dùng được. Toa thuốc này người lớn tuổi từ bốn mươi trở lên mới có thể dùng được.

BÀI THUỐC SỐ 9: Vỏ chuối (Một vỏ) - Lựu (Hai trái) - Nước (Một chén)
- Cách dùng: Lựu để nguyên trái, cho tất cả vào nồi nấu lên cho sôi, sau mười phút là dùng được. Công hiệu thần kỳ.

5. Trời tháng bảy hơi nóng giảm dần, nhưng cảm mạo cũng xảy ra rất nhiều, nguyên nhân là do chiều và tối thì nóng và sáng sớm trở mát nên dễ bị cảm. Các toa thuốc cảm mạo trong thời kỳ này như sau:

BÀI THUỐC SỐ 1: Khế non chưa chín (Năm quả) - Bột sâm cao ly (Ba chỉ)
- Cách dùng: Khế đem rửa sạch, ép lấy nước và hòa với bột sâm cao ly. Uống hết một lần công hiệu thần tốc.

BÀI THUỐC SỐ 2: Đu đủ chưa chín, lớn chừng bằng quả trứng vịt (Năm trái) - Xuyên cung bột (Ba chỉ)
- Cách dùng: Đu đủ rửa sạch, ép lấy nước, hòa với bột xuyên cung và uống một lần.

BÀI THUỐC SỐ 3: Lựu non (Năm quả) - Xuyên cung (Ba chỉ) - Nước (Hai chén)
- Cách dùng: Cho tất cả vào nồi, nấu sôi trong mười phút là uống được. Uống vào có công hiệu ngay.

6. Trời tháng tám bắt đầu mát dần. Khí trời mát mẻ nên ít đề phòng, do đó dễ bị cảm mạo.

BÀI THUỐC SỐ 1: Bông hồng (Ba mươi đóa) - Lá bông cúc (Ba mươi lá) - Nước (Bốn chén)
- Cách dùng: Cho tất cả vào nồi, nấu sôi trong mười phút là dùng được.

BÀI THUỐC SỐ 2: Bông mồng gà trắng (Ba đóa) - Bông mồng gà đỏ (Ba đóa) - Nước (Một chén)
- Cách dùng: Cho tất cả vào nồi, nấu sôi trong mười phút là dùng được.

BÀI THUỐC SỐ 3: Ngũ căn thảo (Năm bụi) - Bông cữu tầng tháp (Bông quế, chín cây) - Bông tứ quí xuân (Mười bốn đóa)
- Cách dùng: Cho tất cả vào nồi với ba chén nước, nấu sôi trong mười phút là dùng được.

BÀI THUỐC SỐ 4: Cát tỵ thảo (Rau rắp cá, mười lượng) - Hồng nhũ thảo (Cỏ vú sữa, mười lượng)
- Cách dùng: Cho tất cả vào nồi với hai chén nước, nấu sôi trong mười phút thì dùng được.

BÀI THUỐC SỐ 5: Bông tứ quí xuân (Ba mươi đóa) - Bông lài (Ba mươi đóa) - Lá bông cúc (Ba mươi lá)
- Cách dùng: Cho tất cả vào nồi với hai chén nước, nấu sôi trong mười phút thì dùng được.

7. Tháng chín, khí trời trở nên mát mẻ, nhưng cũng có lúc nóng nực như khí trời tháng sáu, nóng lạnh không chừng. Bịnh cảm là do nhiễm gió lạnh mà ra.

BÀI THUỐC SỐ 1: Đu đủ - Khế - Chuối
- Cách dùng: Đu đủ gọt vỏ, xát lát, khế xắt lát ngang, chuối lột vỏ xắt lát. Cho một chút đường vào ba thứ trộn chung. Để cách nửa giờ sau thì ăn được. Ăn vào sẽ thấy công hiệu ngay.

BÀI THUỐC SỐ 2: Chuối - Chanh
- Cách dùng: Chuối lột vỏ xắt lát, chanh rửa sạch xắt lát. Trộn hai thứ với một chút đường, nửa giờ sau là ăn được. Người có bệnh dạ dày không được dùng bài thuốc này.

BÀI THUỐC SỐ 3: Chanh - Khế - Củ cải trắng
- Cách dùng: Tất cả các thứ đem rửa sạch, xắt lát, cho ba thứ vào chung với nhau và trộn khá nhiều đường. Một giờ sau thì ăn được.

8. Tháng mười, khí trời bắt đầu lạnh dần, nhưng có lúc cũng thay đổi trở nên nóng nực, do đó rất dễ bị cảm mạo.

BÀI THUỐC SỐ 1: Sâm cao ly (Ba chỉ) - Xuyên cung (Ba chỉ) - Ý nhân (Hột bo bo, Ba chỉ) - Nước (Hai chén)
- Cách dùng: Cho tất cả vào nồi và dùng lửa nhỏ nấu trong ba mươi phút thì dùng được. Người có bệnh huyết áp cao không được dùng toa này.

BÀI THUỐC SỐ 2: Vỏ chuối (Ba vỏ) - Vỏ quít (Ba trái) - Kim châm tươi (Ba lượng) - Nước (Bốn chén)
- Cách dùng: Cho tất cả vào nồi, nấu sôi trong mười phút thì uống được. Rất công hiệu.

9. Tháng mười một, sắp vào Đông, khí trời thường lạnh, ít thay đổi, nên bệnh cảm mạo cũng ít xảy ra. Lỡ có bị cảm thì dùng các phương thuốc sau đây:

BÀI THUỐC SỐ 1: Mía huyết - Cà rốt - Chanh
- Cách dùng: Các thứ trên với số lượng vừa đủ, rửa sạch, mía cắt thành khúc nhỏ, cà rốt và chanh để nguyên cho vào nồi với chút nước vừa đủ, nấu sôi trong hai mươi phút thì uống được. Toa này trị bá bệnh.

BÀI THUỐC SỐ 2: Kim tiền thảo - Hoa tứ quí xuân - Câu kỷ
- Cách dùng: Cho các thứ với số lượng bằng nhau vào nồi, cho nước vào ngập thuốc, nấu sôi trong mười phút thì uống được. Toa thuốc này cũng trị được bá bệnh.

10. Tháng Chạp, khí trời rất lạnh. Người nào thể chất suy yếu rất dễ bị bệnh, do thiếu sức đề kháng với hàn khí mà ra.

BÀI THUỐC SỐ 1: Xuyên cung (Năm chỉ) - Một nhĩ (Năm chỉ) - Nước (Ba chén)
- Cách dùng: Cho tất cả vào nồi, nấu sôi trong hai mươi phút thì dùng được. Toa thuốc này chỉ dùng cho người mới bị cảm. Người bị cảm trên hai ngày không thể dùng được toa này.

BÀI THUỐC SỐ 2: Nhân sâm (Ba chỉ) - Xuyên cung (Ba chỉ) - Cam thảo (Ba chỉ)
- Cách dùng: Cho tất cả vào nồi với hai chén nước, nấu sôi trong hai mươi phút thì uống được.

Trên đây là các bài thuốc bí truyền trị các bệnh trong bốn mùa, tuy rất đơn giản, nhưng hiệu nghiệm vô cùng, xin độc giả chớ coi thường.

Khi sử dụng nên nhớ mùa nào, bệnh nào thì dùng phương đó, nhất là phải theo đúng lời chỉ dẫn thì mới có hiệu nghiệm.

10. BÀI THUỐC TRỊ BỆNH NGỨA:

Bài thuốc này có thể trị được các chứng bệnh như nấm chân. Bị muỗi hay côn trùng cắn mà sanh ngứa hay bất cứ bệnh ngứa nào khác, ngay cả bệnh thối chân do mang giày mà sanh ra ngứa và thối ở kẻ chân.

BÀI THUỐC: Lá môn
- Cách dùng: Lá môn có chất độc, nên lấy độc để trị độc là công hiệu nhất. Muốn hai lá môn thì thời gian thích nghi và có công hiệu nhất là vào giờ ngọ (Lá môn hái vào giờ sáng hay chiều đều không có công hiệu vì giờ đó là môn có chứa nước, nên không có tác dụng công độc). Hái lá môn rồi chà xát vào chỗ ngứa. Làm như vậy vài lần sẽ hết ngứa ngay.

Lá Tỳ Bà trị chứng thối chân cũng rất công hiệu. Cách dùng cũng như trên, phải hái lá vào giờ ngọ. Hái rồi chà xát ngay vào kẻ chân nơi bị ngứa.

11. TRỊ BỆNH NÓNG SỐT:

BÀI THUỐC SỐ 1: Trái lê
- Cách dùng: Người lớn hay trẻ em đều dùng được. Trái lê đem rửa cho sạch, để nguyên vỏ rồi xắt từng lát mỏng, ăn từ từ từng lát một, ăn luôn cả vỏ, ăn càng chậm càng tốt.

Trái lê là loại trái trồng ở xứ lạnh, da của nó có tánh chất mát và thoát nhiệt rất hay. Khi ăn lê thì đừng ép lấy nước vì khi ép lấy nước thì lê sẽ bị biến chất.

BÀI THUỐC SỐ 2: Măng nước
- Cách dùng: Măng nước vốn mọc ở dưới nước. Các sản vật ở dưới nước đều có tánh chất thoái nhiệt. Lấy hai mục măng nước xắt từng lát mỏng, ăn từng lát một, ăn thật chậm và không được ăn chung với một thứ gì khác. Toa này công hiệu rất thần kỳ.

12. TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY:

BÀI THUỐC SỐ 1: Trái lựu (Hai trái) càng chín càng tốt
- Cách dùng: Ép lấy nước rồi lượt bỏ hột. Thêm vào một chút nước đun sôi để nguội cho vào máy sinh tố xây cho đều là uống được. Công hiệu thần tốc.

BÀI THUỐC SỐ 2: Đu đủ (Một trái)
- Cách dùng: Đu đủ trị bệnh tiêu chảy rất kỳ diệu. Người già không nên dùng toa này. Trái đu đủ cỡ vừa xẻ làm bốn, chỉ ăn một phần tư là đủ, ăn nhiều không có công hiệu.

13. BÀI THUỐC TRỊ BỆNH TRỈ NGOẠI VÀ TRỈ NỘI (Dùng toa thuốc này thì khỏi cần phải giải phẩu)

BÀI THUỐC: Cát tỵ thảo (Rau rắp cá)
- Cách dùng: Cát tỵ thảo đem rửa sạch, xắt nát ra rồi đem xào với dầu phộng, dùng lửa nhỏ và xào khoảng hai mươi phút thì ăn được. Sau bữa cơm hai giờ đồng hồ mới được dùng toa thuốc này và sau hai giờ khi đã dùng thuốc này rồi mới có thể ăn uống được.

Trong thời gian đó không được ăn uống bất cứ một món gì khác.

KỴ: Cát tỵ thảo không được ăn hành khi dùng toa thuốc này.

Cát tỵ thảo phải xào với dầu phộng mới có công hiệu và không được cho thêm muối hay bất cứ món gì khác.

( Còn tiếp )
Sửa lần cuối bởi audible vào ngày Thứ 2 Tháng 12 07, 2015 8:55 pm với 3 lần sửa trong tổng số.
audible
 
Bài viết: 598
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 5 06, 2011 4:32 am

Re: DIỆU PHƯƠNG CỨU ĐỜI-HOA ĐÀ TIÊN ÔNG

Gửi bàigửi bởi audible » Thứ 2 Tháng 12 07, 2015 8:53 pm

QUYỂN II

Ngày nay dù cho y học đã có những phát minh tân kỳ, kéo dài đời sống của con người. Tuy nhiên cũng còn có những chứng bệnh ngặt nghèo mà giới y học vẫn phải bó tay trước sự kêu gọi của tử thần, như các chứng bệnh ung thư.

Xót thương chúng sanh khổ đau vì mắc nhưng bệnh tuyệt chứng này, đức Hoa Đà đã ban truyền diệu phương để cứu độ chúng sanh chữa trị các bệnh tuyệt chứng này. Bệnh này là do sự lao lực quá độ, ngày này qua tháng nọ, thiếu dinh dưỡng, thể lực mỗi ngày bị tiêu hao lại không được bồi bổ. Cơ năng trong bản thể lại không hoạt động điều hòa. Độc tố trong người không được bài tiết hết ra ngoài, nó tích tụ lâu ngày ở chỗ nào thì sanh ra chứng bệnh ung thư ờ chỗ đó.

CHỨNG BỆNH UNG THƯ

1. UNG THƯ CUỐNG HỌNG:

Nguyên nhân của bệnh này là do sự cảm mạo tích nhiều lần mà không trị tận gốc, lao lực quá độ, không được nghỉ ngơi. Sự mệt mỏi quá độ làm tổn thương đến xương cuống họng mà y sĩ gọi đó là chứng ung thư cuống họng. Sự chữa trị chứng bệnh này không đơn giản. Sau đây là ba bài thuốc trị liệu:

BÀI THUỐC SỐ 1: Rễ cây đậu trắng (Năm lượng)
- Cách dùng: Rửa rễ cây đậu trắng cho sạch, cho vào nồi thêm mười chén nước rồi bắc lên lò nấu với lửa lớn, khi sôi thì cho lửa riu riu và nấu thêm một giờ đồng hồ thì uống được. Mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần uống một chén. Thời gian uống cần phối hợp với sự tuần hoàn của huyết dịch. Buổi sáng khoảng mười một giờ, vì giờ này sự tuần hoàn của máu đã lên đến cổ, chỉ uống vào giờ đó mới có công hiệu.

Buổi tối khoảng mười một giờ ba mươi, giờ này thì sự tuần hoàn của máu cũng chạy đến cổ. Uống vào giờ đó thì hiệu lực mới được tăng cường.

BÀI THUỐC SỐ 2: Rễ nho.
- Cách dùng: Rửa cho sạch rễ nho, cho vào nồi thêm tám chén nước và nấu lên, khi sôi rồi, dùng lửa nhỏ nấu tiếp khoảng bốn mươi phút thì uống được.

Thời gian và cách uống như trên.

BÀI THUỐC SỐ 3: Rễ cây long nhãn (Năm lượng)
- Cách dùng: Cách nấu và thời gian uống như bài thuốc số 1 nói trên.

2. UNG THƯ GAN:

Bệnh này thường mắc phải nhiều ở giới lao động và thương mãi do sự lao lực quá độ, sự mỏi mệt tích lũy nhiều năm tháng và không được bồi bổ mà sinh ra.

BÀI THUỐC: Rễ cây đậu trắng (Tám lượng) - Sâm cao ly (Hai chỉ) - Nước (Mười một chén)
- Cách dùng: Rễ cây đậu trắng rửa sạch rồi cho tất cả vào nồi nấu sôi lên, sau đó dùng lửa nhỏ nấu thêm bốn mươi phút nữa thì dùng được. Ngày uống hai lần, mỗi lần một chén.

Thời gian uống cũng phải theo đúng nguyên lý sự tuần hoàn của huyết dịch trong cơ thể thì mới có hiệu năng tốt.

- Vào mùa hè: Chín giờ sáng uống một lần và chín giờ rưỡi tối uống một lần.

- Vào mùa đông: Chín giờ rưỡi sáng uống một lần và mười giờ rưỡi tối uống một lần.

(Vì mùa đông sự tuần hoàn của máu chậm hơn mùa hè).

3. UNG THƯ DẠ DÀY:

Bệnh này cũng do sự lao lực quá độ, thường khi vì để quá đói mà mất đi cảm giác đói, dinh dưỡng lại thiếu mà sanh ra bệnh. Chứng bệnh này rất khó chữa.

BÀI THUỐC: Đậu trắng (Mười lượng) - Bột mì (Nửa chén)

- Cách dùng: Đậu trắng đem xay thành bột, trộn với bột mì và nửa chén nước cho đều. Cho vào nồi khuấy lên cho chín thì ăn được.

Thời gian dùng: Sáng khoảng tám giờ ăn một lần, tối cũng khoảng tám giờ ăn một lần.

Trước khi dùng phương thuốc này ba giờ đồng hồ không được ăn bất cứ một món gì cả.

Sau khi dùng phương thuốc này thì phải nằm trên giường nghỉ ngơi tuyệt đối, như vậy mới có hiệu quả.

4. UNG THƯ TỬ CUNG:

Bệnh này đa số phụ nữ ở tuổi trung niên thường mắc phải. Bệnh do sự lao khổ tâm thân quá độ, lại thiếu dinh dưỡng mà sanh ra. Có nhiều phương thuốc để trị bệnh này.

BÀI THUỐC SỐ 1: Khoai lang tây (Nửa cân=300gr)

- Cách dùng: Khoai tây rửa sạch, để nguyên vỏ rồi ép lấy nước mà dùng.

Mỗi ngày uống năm lần, mỗi lần uống một chén. Thời gian uống chia ra như sau:

- Sáng: Tám giờ và mười giờ uống một lần.
- Chiều: Một giờ và bốn giờ uống một lần.
- Tối: Trước khi đi ngủ, uống một lần.

BÀI THUỐC SỐ 2: Dây mơ (Thường cũng được gọi là dây thúi địt (300gr)[/list] - Cách dùng: Rửa sạch xay nát và vắt lấy nước mà uống. Mỗi ngày uống năm lần. Thời gian được phân định như trên.

BÀI THUỐC SỐ 3: Cải kim châm tươi (300gr)
- Cách dùng: Rữa sạch, xay vắt lấy nước uống, mỗi ngày năm lần. Cách uống và thời gian cũng như trên.

BÀI THUỐC SỐ 4: Đu đủ non, lớn cỡ quả trứng vịt (300gr)
- Cách dùng: Rửa sạch, xay vắt lấy nước uống. Mỗi ngày uống năm lần. Cách uống và thời gian như trên.

BÀI THUỐC SỐ 5: Khóm non, lớn cỡ cái chén (Một trái)
- Cách dùng: Khóm gọt vỏ, cho nguyên trái vào nối với hai chén nước rồi nấu lên với lửa lớn thì tốt hơn, sau khi sôi mười lăm phút thì dùng được. Mỗi ngày uống năm lần, mỗi lần một trái. Thời gian uống được phân định như trên.

BỆNH TÊ LIỆT CỦA TRẺ EM

Bệnh này, theo Hoa Đà tiên ông thì có nhiều nguyên nhân, phải bền lòng dùng thuốc thì mới chữa được tận gốc.

BÀI THUỐC SỐ 1: Cây sống đời (Vạn niên thanh), lấy thân cây và bảy lá - Bồ câu (Một con)
- Cách dùng: Thân và cá cây Vạn niên thanh rửa sạch. Bồ câu làm sạch, bỏ lòng rồi nhồi thân và lá vạn niên thanh vào bụng bồ câu và may lại. Cho vào nồi với bốn chén nước, nấu với lửa ngọn cho sôi, sau đó dùng lửa riu riu nấu thêm hai mươi phút nữa thì dùng được. Mỗi ngày uống hai lần, buổi chiều khoảng bốn giờ uống một lần, trước khi đi ngủ uống một lần.
Khi bắt đầu dùng toa thuốc này thì uống liên tục trong năm ngày (Chỉ dùng nước và không ăn thịt).

BÀI THUỐC SỐ 2: Vạn niên thanh (50 lá) - Gà trống (Một con)
- Cách dùng: Cũng làm như bài thuốc số 1, chỉ thêm nước mười chén rồi nấu với lửa ngọn trong mười phút, sau đó dùng lửa riu riu nấu thêm ba mươi phút nữa thì dùng được. Mỗi ngày uống hai lần, thời gian cũng như trên (bỏ thịt không dùng).

GHI CHÚ: Một tháng sau khi dùng toa thuốc số 1 liên tục năm ngày, rồi mới dùng toa thuốc số 2 này.
Toa thuốc số 2 này cũng vậy, uống liên tục trong năm ngày rồi ngừng và một tháng sau mới dùng trở lại và mỗi lần dùng liên tục trong năm ngày. Toa thuốc này có thể dùng liên tục trong mười tháng rồi mới dùng qua toa thuốc số 3.

BÀI THUỐC SỐ 3: Lá cây sống đời (30 lá) - Lươn (Một con), Rượu trắng (Một chén) - Đơn qui (Một chỉ) - Xuyên cung (Một chỉ) - Xuyên thất (Một chỉ) - Nước (Mười chén)
- Cách dùng: Con lươn làm cho sạch. Cho tất cả sáu thứ vào nồi, nấu sôi trong mười phút, sau đó dùng lửa nhỏ nấu thêm hai mươi phút nữa thì dùng được.

GHI CHÚ: Phải ăn luôn nước và cái thì hiệu lực sẽ mạnh hơn. Phương thuốc này dùng liên tục hai lần, mỗi nửa tháng lập lại một lần.

Phương thuốc này có thể dùng liên tục trong nửa năm.

BÀI THUỐC SỐ 4: Lá cây sống đời (30 lá) - Lá măng tre (30 lá) - Cành mai (Năm lượng) - Nước (Mười lăm chén)
- Cách dùng: Cho tất cả vào nồi, nấu sôi trong mười phút rồi dùng lửa bình thường nấu thêm ít lâu nữa thì có thể dùng được.

GHI CHÚ: Phương thuốc này phải dùng liên tục trong mười ngày và mỗi tháng lập lại một lần mười ngày như vậy.

Phương thuốc này chỉ được dùng vào mùa đông.

Lá măng tre không phải là lá tre. Khi mua mục măng ở chợ về, mình tước bỏ lá già, đó là lá măng tre. Không nên lẫn lộn với lá tre.

DƯỠNG NHI

Nuôi nấng một trẻ sơ sinh không phải là chuyện đơn giản. Khi ra ngoài một tháng thì trẻ mới bắt đầu tăng trưởng, nhưng phải cho trẻ ăn uống như thế nào thì trẻ mới mau khôn lớn và khỏe mạnh. Vô Cực Diệu Trì Kim Mẫu Đại Từ Tôn đã giáng truyền diệu phương cho bậc làm cha mẹ cách nuôi dưỡng con trẻ như sau:

1. Khi trẻ mới sanh ra thì cần phải tẩy sạch các chất tiên thiên khi còn ở trong bụng mẹ như: móc nhớt trong miệng của trẻ ra, rơ cho sạch lưỡi, cho uống uống cam thảo để trẻ đi tiêu hết chất phân trong ruột. Có như vậy thì trẻ mới hấp thụ được chất dinh dưỡng hậu thiên.

2. Trẻ con được hai tuổi thì cần nhiều đến sữa của mẹ. Do đó người mẹ phải chú trọng về các chất dinh dưỡng để có đủ sữa cung cấp cho con.

Dùng gạo lức nấu với long nhãn cho thêm một chút đường trắng
Cách dùng:Chiều bốn giờ ăn một lần, tối trước khi đi ngủ ăn một lần. Ăn như vậy thì không lo trẻ thiếu sức khỏe.

3. Trẻ lên ba tuổi thì cơ thể cần nhiều chất vôi. Ở tuổi này trẻ đã dứt sữa, ta cần cho trẻ ăn các thức ăn thiên nhiên.

Dùng bột gạo lức pha với sữa.
4. Trẻ lên bốn tuổi thì đàu óc cũng phát triển dần dần, nói năng, hoạt động đều phải dùng đến óc. Ở tuổi này cần các chất tinh tạo thiên nhiên để bồi bổ óc não.

THỰC ĐƠN: Nấu gạo lức với đậu Lima (còn gọi là đậu Hoàng đế). Đậu này sản xuất ở Nam Mỹ và có bán ở các siêu thị đã vô hộp. Nấu xong cho thêm một chút đường trắng. Có thể cho trẻ dùng như điểm tâm. Ăn như vậy thì không sợ trẻ phải dụng não quá độ khi đi học.

5. Khi trẻ lên năm tuổi thì sử dụng cả tay chân và đầu óc, do đó trẻ cần phải dùng các chất dinh dưỡng tổng hợp. Các phẩm vật tinh tạo do trời đất ân ban không thiếu, chỉ tiếc là người phàm không hiểu để dùng. Nay Kim Mẫu thương tình mà ban cho thực phẩm như sau:

THỰC PHẨM DÙNG VÀO MÙA XUÂN:

Mười giờ sáng, ăn mười hột nho khô.
Ba giờ chiều, ăn mười hột đậu tằm.
Năm giờ chiều, uống một ly sữa bò.
Trước khi đi ngủ, ăn hai chục hột đậu phộng.

THỰC PHẨM DÙNG VÀO MÙA HẠ:

Mười giờ sáng ăn một trái đào.
Ba giờ chiều, ăn một trái chuối.
Năm giờ chiều, ăn mươi hột đậu tằm.
Trước khi đi ngủ, uống một ly sữa bò.

THỰC PHẨM DÙNG VÀO MÙA THU:


Mười một giờ sáng, ăn một khúc mía dài độ hai tấc.
Bốn giờ chiều, ăn mười lăm hột long nhãn khô.
Trước khi đi ngủ, uống một ly sữa bò.

THỰC PHẨM DÙNG VÀO MÙA ĐÔNG:

Mười một giờ sáng, ăn hai chục hột nho khô.
Ba giờ chiều, ăn hai chục hột đậu tằm.
Trước khi đi ngủ, uống một ly sữa bò.
6. Khi trẻ lên sáu tuổi thì đầu óc đã mở mang dần dần. Trẻ đã biết học tập các loại thủ công như vẽ, tô màu v.v... Ở lứa tuổi này cơ thể của trẻ cũng đòi hỏi những chất dinh dưỡng bồi bổ gân cốt. Đức Kim Mẫu cũng ban cho các phẩm vật như sau:

THỰC PHẨM DÙNG VÀO MÙA XUÂN:

Mười giờ sáng, ăn mười lăm hột đậu tằm.
Ba giờ chiều, ăn hai chục hột nho khô.
Trước khi đi ngủ, ăn mười lăm hột đậu tằm.

THỰC PHẨM DÙNG VÀO MÙA HẠ:

Mười giờ sáng, ăn mười lăm hột đậu tằm.
Bốn giờ chiều, ăn mười lăm hột long nhãn khô.
Trước khi đi ngủ, ăn một trái chuối.

THỰC PHẨM DÙNG VÀO MÙA THU:

Mười một giờ sáng, ăn mười hột long nhãn khô.
Bốn giờ chiều, ăn một khúc mía dài ba tấc.
Trước khi đi ngủ, ăn hai chục hột đậu tằm.
7. Khi trẻ lên bảy tuổi, xương cốt cũng đã cứng cáp. Ở tuổi này trẻ được đưa vào trường học. Muốn bồi bổ trí tuệ, cơ thể phải được khỏe mạnh thì trí tuệ mới sáng suốt, thông minh.

THỰC PHẨM DÙNG VÀO MÙA XUÂN:

Mười một giờ sáng, ăn một trái khế.
Ba giờ chiều, ăn mười lăm hột đậu tằm.
Trước khi đi ngủ, ăn mười hột long nhãn khô.

THỰC PHẨM DÙNG VÀO MÙA THU:

Mười giờ sáng, ăn một khúc mía dài độ ba tấc.
Ba giờ chiều, ăn mười lăm hột đậu tằm.
Trước khi đi ngủ, ăn mười lăm hột nho khô.

THỰC PHẨM DÙNG VÀO MÙA ĐÔNG:

Mười giờ sáng, ăn mười lăm hột đậu tằm.
Ba giờ chiều, ăn mười lăm hột long nhãn khô.
Trước khi đi ngủ, ăn mười lăm hột đậu phộng.
Về dưỡng nhi cho đến bảy tuổi là hết. Các phẩm vật dùng cho trẻ em từ tám tuổi trở lên, xin xem tiếp quyển III do đức Hoa Đà tiên ông ban cho để trị các bệnh ở lứa tuổi này.

( Còn tiếp )
audible
 
Bài viết: 598
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 5 06, 2011 4:32 am

Re: DIỆU PHƯƠNG CỨU ĐỜI-HOA ĐÀ TIÊN ÔNG

Gửi bàigửi bởi audible » Thứ 7 Tháng 12 12, 2015 12:29 am

QUYỂN III

CÁC BỆNH THÔNG THƯỜNG CỦA TRẺ EM DƯỚI BA TUỔI

1. BỆNH NÓNG SỐT CỦA TRẺ EM VÀO MÙA XUÂN:

Khi trẻ bị nóng sốt, nên dùng bài thuốc sau đây:

BÀI THUỐC: Mía (Ba tấc) - Hột nhãn (30 hột)
- Cách dùng: Mía để nguyên vỏ, cắt ra làm mấy khúc, rồi mỗi khúc chẻ làm bốn. Hột nhãn đem giã cho nát. Cho tất cả vào nồi với bốn chén nước, nấu sôi trong mười phút thì dùng được. Không được thêm vào bất cứ món gì khác. Cách ba giờ uống một lần, mỗi lần uống ba muỗng canh.

2. BỆNH NÓNG SỐT CỦA TRẺ EM VÀO MÙA HẠ:

Vào mùa Hạ, khí trời thường nóng nực, trẻ khi còn ở trong bụng mẹ đã hấp thụ không đủ chất dinh dưỡng, nên khi gặp phải thời tiết có ôn độ cao thì rất dễ bị nóng sốt.

BÀI THUỐC: Hột trái vải=Lệ chi (30 hột) - Vỏ trái vải (30 vỏ)
- Cách dùng: Hột trái vải giã nát rồi chọ hột và vỏ vào trong nồi với ba chén nước, nấu sôi trong mười phút thì dùng được. Cho thêm một chút đường trắng vào. Cách ba giờ cho uống một lần, mỗi lần uống bốn muỗng canh.

3. BỆNH NÓNG SỐT CỦA TRẺ EM VÀO MÙA THU:

BÀI THUỐC: Sâm cao ly (Mười lát) - Cam thảo (Mười lát) - Hột long nhãn giã nát (Mười hột)
- Cách dùng: Cho ba thứ vào nối với ba chén nước, bắc lên lò nấu. Sau khi sôi được mười phút thì uống được. Cách ba giờ cho uống một lần, mỗi lần bốn muỗng canh.

4. BỆNH NÓNG SỐT CỦA TRẺ EM VÀO MÙA ĐÔNG:

BÀI THUỐC: Vỏ quít (Một cái) - Khế (Một trái) - Mía (Một khúc dài độ hai tấc)
- Cách dùng: Vỏ quít rửa sạch, mía cắt thành từng khúc nhỏ, mỗi khúc chẻ làm bốn, khế xắt lát. Cho tất cả vào nồi với bốn chén nước, nấu sôi trong mười phút thì dùng được. Cách ba giờ cho uống một lần, mỗi lần bốn muỗng canh.
CÁC CHỨNG BỆNH TRẺ EM THƯƠNG MẮC PHẢI
Trẻ em bảy, tám tuổi đã phải đi học, vì khó thích ứng với hoàn cảnh ở trường học, tâm lý lại khẩn trương, đã vậy trước khi đi học, lại không ăn no. Do đó, sức đề kháng của cơ thể không đủ mạnh.

1. Trước khi đi học, thường các trẻ em hay khẩn trương, hối hả đi đến trường, nên thường thì buổi điểm tâm trẻ em không khi nào ăn no. Khi vào lớp lại phải dùng óc, khoảng mười giờ thì trẻ em cảm thấy bụng đói dữ dội. Vừa phải dùng óc và bụng đói lại không có gì để lót đỡ cơn đói, do đó mà sức khỏe cũng bị tiêu hao.

Phương pháp dự phòng: Cho trẻ mang theo hai chục hột nho khô, khoảng độ mười giờ thì cho trẻ ăn. Như vậy có thể tránh được cơn đói trong khi trẻ phải dùng óc để suy nghĩ.

2. Trẻ thường cảm thấy nặng đầu, đau đầu, mỏi chân, thân thể bải hoải.

Nên cho trẻ dùng:
Khoảng mười giờ sáng, ăn hai chục hột nho khô.
Khoảng sáu giờ chiều, ăn mười hột nho khô.
Trước khi đi ngủ, ăn hai chục hột đậu tằm.
Ăn như vậy liên tục trong một tháng. Có thể trị được tận gốc.

TRỊ LIỆU CHỨNG CẢM MẠO CỦA TRẺ EM TRONG BỐN MÙA

MÙA XUÂN:

BÀI THUỐC: Vỏ quít (Một cái) - Vỏ chuối (Một vỏ)
- Cách dùng: Cho vào nồi với ba chén nước, nấu sôi trong mười phút là dùng được. Cho thêm vào một chút đường trắng. Mỗi lần uống một chén, uống vào thấy có hiệu nghiệm ngay.

MÙA HẠ:

BÀI THUỐC: Khế (Một trái) - Mía (Một khúc dài độ ba tấc)
- Cách dùng: Khế xắt lát, mía cắt làm mấy khúc nhỏ, mỗi khúc chẻ làm bốn. Cho vào nồi với bốn chén mước, nấu sôi trong mười phút thì dùng được. Mỗi lần uống một chén. Uống vào thấy công hiệu ngay.

MÙA THU:

BÀI THUỐC: Cà rốt (Một củ) - Nho khô (Ba mươi hột)
- Cách dùng: Cà rốt rửa cho sạch, cắt thành miếng mỏng, cho tất cả vào nồi với bốn chén nước, nấu sôi trong mười phút thì dùng được. Mỗi lần uống một chén.

MÙA ĐÔNG:

BÀI THUỐC : Hột quít (Ba mươi hột) - Hột long nhãn (Ba mươi hột)
- Cách dùng: Hai thứ hột đem giã nát rồi cho vào nồi với ba chén nước, nấu sôi trong mười phút và thêm một chút đường thì dùng được. Mỗi lần uống một chén.

CÁC CHỨNG BỆNH DỄ BỊ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC

1. CHỨNG CẢM MẠO VÀO MÙA XUÂN:

BÀI THUỐC: Vỏ chuối (Một cái) - Long nhãn khô (Hai chục hột) - Hột long nhãn giã nát (Hai chục hột)
- Cách dùng: Cho tất cả vào nồi với ba chén nước, nấu sôi trong mười phút, cho thêm một chút đường trắng thì dùng được. Mỗi lần uống một chén.

2. CHỨNG CẢM MẠO VÀO MÙA HẠ:

BÀI THUỐC: Thịt trái vải (Lệ chi, 30 trái) - Hột trái vải giã nát (30 hột)
- Cách dùng: Cho cả hai thứ vào nồi với bốn chén nước, nấu sôi trong mười phút thì dùng được. Không được thêm bất cứ món gì khác vào. Mỗi lần uống một chén.

3. CHỨNG CẢM MẠO VÀO MÙA THU:

BÀI THUỐC: Nho khô (20 hột - Hột long nhãn giã nát (20 hột) - Sâm cao lý (10 lát)
- Cách dùng: Cho tất cả vào nồi với bốn chén nước, nấu sôi trong mười phút, cho thêm chút đường thì dùng được. Mỗi lần uống một chén.

4. CHỨNG CẢM MẠO VÀO MÙA ĐÔNG:

Trời Đông tiết lạnh buốt, trong mùa này sự tuần hoàn trong cơ thể cũng không được thông, do đó mà dễ nhuốm bệnh, nhất là bệnh mũi mãn tính.

Mười một giờ sáng, ăn hai chục hột nho khô.
Bốn giờ chiều, ăn hai chục hột long nhãn khô.
Tối trước khi đi ngủ, ăn hai chục hột đậu tằm.

GHI CHÚ: Dùng liên tục trong một tháng làm cho cơ thể khỏe mạnh, bổ óc. Dùng tiếp ba tháng có thể trị dứt chứng bệnh mũi mãn tính.
Tuổi thiếu nên bước vào thời kỳ trưởng thành, cơ thể thường đòi hỏi các chất dinh dưỡng. Phẩm vật tinh tạo trong thiên nhiên không thiếu, chỉ tiếc người đời không biết mà dùng.

Mười một giờ sáng, ăn nho khô.
Bốn giờ chiều cũng ăn nho khô.
Trước khi đi ngủ, ăn đậu tằm.
Ăn liên tục một tháng như vậy giúp cơ thể được khỏe mạnh, bổ óc.

CÁC CHỨNG BỆNH DỄ BỊ CỦA NHÀ NÔNG

Nhà nông là giới làm việc cực nhọc và cần mẫn, bệnh của họ thường sanh ra bởi sự để cho đói quá độ. Vì công việc đa đoan lại dùng nhiều sức, do đó họ rất mau đói, khi đói thì họ thường trì hưỡn cố làm cho xong việc rồi mới ăn, đợi cho đến khi họ được ăn cơm thì cơ thể đã tiêu hao rất nhiều tinh lực, lâu ngày chầy tháng thường nhuốm phải bệnh dạ dày, đau lưng, nhức mỏi, tay chân tê mỏi v.v...

1. MÙA XUÂN:

- Buổi sáng: Khi nông gia ra đồng làm việc, có thể mang theo một khúc mía dài độ ba, bốn tấc, khi thấy đói bụng thì ăn mía đỡ dạ.

- Buổi chiều: Khi ra đồng làm việc thì cũng mang theo một khúc mía như vậy. Khoảng bốn giờ chiều thì ăn mía. Mía vừa làm cho đỡ đói vừa bổ máu mà dạ dày cũng đỡ chịu khổ vì đói.

- Buổi tối: Trước khi đi ngủ, ăn một ít long nhãn khô, có thể phòng ngừa và trị bệnh đa dạ dày, xương cốt đau nhức.

2. MÙA HẠ:

Mùa này nhà nông chịu cực khổ nhất, thời tiết nóng nực, cơm lại khó nuốt, công việc thì đa đoan. Mùa nay may mắn có nhiều phẩm vật thiên nhiên tinh tạo để bồi bổ cho sự mệt mỏi.

(1) Vào mùa sản xuất trái vải:

Buổi sáng khoảng mười giờ, ăn mười trái vải để bổ máu.
Buổi chiều khoảng bốn giờ, ăn tám trái để đỡ đói và bổ máu.
Trước khi đi ngủ, uống một ly trà hột trái vải, có thể giải trừ chứng mình mẩy nhức mỏi.
[i]Cách pha chế trà trái vải: Lấy mười tám hột trái vải đem giã nát, cho vào ba chén nước, bắc lên lò nấu cho sôi trong mười phút, cho thêm một chút đường trắng thì dùng được.

Mỗi lần chỉ được uống một chén mà thôi. Uống nhiều không có công hiệu.

(2) Mùa sản xuất long nhãn:
Buổi sáng khoảng mười một giờ, ăn hai chục trái long nhãn.
Buổi chiều khoảng bốn giờ cũng ăn hai chục trái long nhãn.
Trước khi đi ngủ, uống một ly trà hột long nhãn, có thể tiêu trừ được chứng nhức mỏi xương cốt lâu năm.
Cách pha chế trà long nhãn: Lấy ba chục hột long nhãn giã nát rồi cho vào bốn chén nước, nấu sôi trong mười phút, cho thêm chút đường là dùng được. Mỗi lần chỉ uống một chén, uống nhiều vô hiệu.

3. MÙA THU:

Nhà nông rất bận rộn, càng bận rộn thì cơ thể càng phải được giữ gìn cho khỏe mạnh.

Buổi sáng khoảng mười giờ, ăn một khúc mía dài khoảng ba, bốn tấc.
Buồi chiều khoảng bốn giờ, cũng ăn một khúc mía như vậy.
Trước khi đi ngủ, lại ăn tiếp một khúc mía như vậy.
Có thể phòng ngừa bá bệnh sanh ra.

4. MÙA ĐÔNG:

Mùa Đông, nhà nông cần được bồi bổ, phần lớn các chất bổ dưỡng đều do chính tay mình thu hoạch từ những phẩm vật tinh tạo thiên nhiên. Phẩm vật cao quí lại không ai biết đến.

BÀI THUỐC BỔ SỐ 1: Khoai lang
- Cách dùng: Khoai lang đem rửa sạch, để nguyên vỏ và xắt lát. Dầu mè cho vào chảo cho nóng lên, bỏ khoai lang vào chiên cho chín là dùng được. (Khi chiên khoai không được nhúng vào bột mì và dầu mè cũng không được cho gừng lát vào, vì vô hiệu).

Mỗi lần chỉ ăn năm lát, ăn nhiều hơn lại không có công hiệu.

Phương thuốc này chỉ dùng vào buổi tối, trước khi đi ngủ thì mới đủ bổ khí, bổ huyết và trị liệu chứng gân cốt nhức mỏi.

BÀI THUỐC BỔ SỐ 2: Cà rốt
- Cách dùng: Cà rốt rửa sạch, không gọt vỏ, xắt lát, cũng không được nhún vào bột mì. Dầu mè cho vào chảo cho nóng rồi cho cà rốt vào xào cho chín thì dùng được (không nên cho gừng vào).

Mỗi lần ăn mười lát, ăn nhiều cũng không có công hiệu. Phương thuốc này cũng dùng trước khi đi ngủ mới có thể làm cho thông khí, thông huyết, và người bị chứng bệnh nhức mỏi kinh niên có thể dùng phương thuốc này.

CHỨNG BỆNH CẢM CỦA GIỚI GIÁO CHỨC

Nhà giáo luôn phải vận dụng trí não, dùng lời nói của mình để giảng giải cho học trò hiểu nên thương tổn nhiều khí lực. Do đó thường mắc phải các chứng bệnh thuộc cuống họng, đầu và phổi.

1. CHỨNG CẢM MẠO VÀO MÙA XUÂN:

BÀI THUỐC: Chanh (Năm lát) - Hột long nhãn giã nát (Hai chục hột) - Thịt long nhãn khô (Hai chục hột)
- Cách dùng: Cho tất cả vào nồi với ba chén nước, nấu sôi trong mười phút, cho thêm một chút đường trắng thì dùng được. Mỗi lần uống một chén.

2. CHỨNG CẢM MẠO VÀO MÙA HẠ:

BÀI THUỐC SỐ 1: Trái đào (Ba trái) - Hột đào giã nát (Ba hột)
- Cách dùng: Cho tất cả vào nồi với ba chén nước, nấu sôi trong mười phút, thêm một chút đường trắng thì dùng được. Mỗi lần uống một chén.

BÀI THUỐC SỐ 2: Vỏ trái vải (Mười cái) - Thịt trái vải (Mười trái) - Hột trái vải giã nát (Mười hột)
- Cách dùng: Cho tất cả vào nồi với ba chén nước, nấu sôi trong mười phút, thêm một chút đường trắng thì dùng được. Mỗi lần uống một chén.

BÀI THUỐC SỐ 3: Vỏ trái long nhãn (Hai chục cái) - Thịt long nhãn (Hai chục trái) - Hột long nhãn giã nát (Hai chục hột)
- Cách dùng: Cho tất cả vào nồi với ba chén nước, nấu sôi trong mười phút, thêm một chút đường trắng thì dùng được. Mỗi lần uống một chén. Uống vào sẽ thấy công hiệu ngay.

3. CHỨNG CẢM MẠO VÀO MÙA THU:

BÀI THUỐC: Vỏ quít (Một trái) - Hột trái vải giã nát (Mười hột) - Mía dài độ một gang tay, một khúc
- Cách dùng: Mía cắt thành ba, bốn khúc ngắn, mỗi khúc lại chẻ làm bốn rồi cho vỏ quít, hột trái vải và mía vào nồi với bốn chén nước, nấu sôi trong mười phút, thêm vào một chút đường trắng.

Mỗi lần uống một chén. Uống vào thấy công hiệu ngay.

4. CHỨNG CẢM MẠO VÀO MÙA ĐÔNG:

BÀI THUỐC: Vỏ chuối (Hai vỏ) - Vỏ quít (Hai cái) - Hột quít giã nát (ba mươi hột) - Mía lấy phần gốc, một khúc dài độ hai tấc.
- Cách dùng: Mía cắt thành mấy khúc ngắn, chẻ làm bốn. Cho tất cả vào nồi với bốn chén nước, nấu sôi trong mười phút, thêm một chút đường trắng thì dùng được. Mỗi lần uống một chén.

CHỨNG CẢM MẠO CỦA GIỚI CÔNG NHÂN VIÊN

1. CHỨNG CẢM MẠO VÀO MÙA XUÂN:

BÀI THUỐC SỐ 1: Đào nhân (Năm hột) - Hột long nhãn giã nát (Mười hột) - Hột trái cải giã nát (Mười hột)
- Cách dùng: Cho tất cả vào nồi với ba chén nước, nấu sôi trong mười phút, thêm một chút đường trắng thì dùng được. Mỗi lần uống một chén.

BÀI THUỐC SỐ 2: Vỏ chuối (Ba vỏ) - Vỏ quít (Một cái) - Mía, một khúc dài độ hai tấc
- Cách dùng: Mía cắt thành khúc ngắn, chẻ làm bốn. Cho tất cả ba thứ vào nồi với bốn chén nước, nấu sôi trong mười phút, thêm một chút đường trắng thì dùng được. Mỗi lần uống một chén.

2. CHỨNG CẢM MẠO VÀO MÙA HẠ:

BÀI THUỐC SỐ 1: Vỏ trái vải (Ba mươi vỏ) - Thịt trái vải (Mười trái) - Hột trái vải giã nát (Ba mươi hột)
- Cách dùng: Cho tất cả vào nồi với bốn chén nước, nấu sôi trong mười phút, thêm một chút đường trắng thì dùng được. Mỗi lần uống một chén.

BÀI THUỐC SỐ 2: Thịt long nhãn (Ba mươi trái) - Vỏ long nhãn (Ba mươi vỏ) - Hột long nhãn giã nát (Ba mươi hột)
- Cách dùng: Cho tất cả vào nồi với bốn chén nước, nấu sôi trong mười phút, thêm một chút đường trắng thì dùng được. Mỗi lần uống một chén.

3. CHỨNG CẢM MẠO VÀO MÙA THU:

BÀI THUỐC: Vỏ quít (Ba cái) - Hột quít (Ba mươi hột) - Long nhãn khô (Hai chục hột)
- Cách dùng:Cho tất cả vào nồi với bốn chén nước, nấu sôi trong mười phút, thêm một chút đường trắng thì dùng được. Mỗi lần uống một chén.

4. CHỨNG CẢM MẠO VÀO MÙA ĐÔNG:

BÀI THUỐC SỐ 1: Mía lấy phần gốc, một khúc dài độ một gang tay - Hột long nhãn giã nát (Ba mươi hột) - Sâm cao ly (Mười lát)
- Cách dùng: Mía cắt thành mấy khúc ngắn, chẻ làm bốn. Cho tất cả vào nồi với bốn chén nước, nấu sôi trong mười phút, thì dùng được. Không nên thêm đường. Mỗi lần uống một chén.

BÀI THUỐC SỐ 2: Khế (Hai trái) - Long nhãn khô (Hai chục hột) - Hột long nhãn giã nát (Ba mươi hột)
- Cách dùng: Khế xắt lát, Cho tất cả ba thứ vào nồi với bốn chén nước, nấu sôi trong mười phút, thêm một chút đường trắng thì dùng được. Mỗi lần uống một chén.

CHỨNG CẢM MẠO CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH THỊ

Người dân thành thị thường thức khuya, ít nhất cũng phải mười hai giờ đêm mới đi ngủ. Những người ngủ trễ như vậy thường có cảm giác không thoải mái ở bộ đầu, khi bị cảm mạo thường bị kích động hỏa can và bộ đầu.

1. CHỨNG CẢM MẠO VÀO MÙA XUÂN:

Mười một giờ sáng, ăn một khúc mía dài độ ba bốn tấc.
Bốn giờ chiều, ăn trái đu đủ.
Trước khi đi ngủ, uống một ly trà nho khô.
Ăn uống liên tục như vậy trong ba ngày thì khỏi bệnh.

Cách nấu trà nho khô: Lấy hai chục hột nho khô. Cho vào nồi với một chén rưỡi nước, nấu sôi trong mười phút thì uống được. Cho một chút muối vào trà.

2. CHỨNG CẢM MẠO VÀO MÙA HẠ:

Mười giờ sáng, ăn hai chục trái nho tươi, không nuốt bả.
Bốn giờ chiều, cũng ăn hai chục trái nho tươi.
Trước khi đi ngủ, uống một ly nước mật ong pha nước hơi (eau gazeuse). Uống như vậy liên tục trong ba ngày thì khỏi bệnh.

3.CHỨNG CẢM MẠO VÀO MÙA THU:

Mười một giờ sáng, uống một ly nước trái vải hộp.
Bốn giờ chiều, uống một ly nước nho hộp.
Trước khi đi ngủ, ăn một khúc mía dài độ ba, bốn tấc.

4. CHỨNG CẢM MẠO VÀO MÙA ĐÔNG:

Mười một giờ sáng, ăn hai chục hột nho khô.
Bốn giờ chiều, ăn một khúc mía dài độ ba, bốn tấc.
Trước khi đi ngủ, uống một ly trà xí muội khô.
Dùng như vậy liên tục trong bốn ngày thì khỏi bệnh

Cách nấu trà xí muội khô: Hai chục trái xí muội khô cho vào nồi với hai chén nước, nấu sôi trong mười phút thì uống được. Cho thêm một chút đường trắng.

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Thời tiết thường thường thay đổi theo bốn mùa. Bệnh lý cũng phải phân biệt theo bốn mùa. Sự tuần hoàn của huyết dịch trong cơ thể cũng tùy theo bốn mùa mà chuyển dịch. Cho nên sự trị liệu bệnh tật cũng phải phối hợp với bốn mùa thì mới đạt hiệu quả tốt.

1. TRỊ LIỆU BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VÀO MÙA XUÂN:

BÀI THUỐC: Hột đu đủ (Một trăm hột) - Hột long nhãn giã nát (Năm mươi hột) - Hột trái vải giã nát (Năm mươi hột)
- Cách dùng: Cho tất cả vào nồi với bốn chén nước, nấu sôi trong mười phút, thêm vào một chút xíu muối.

Thời gian uống được qui định:

- Chiều năm giờ, uống một chén.
- Tối mười một giờ, uống thêm một chén nữa.

Uống liên tục trong mười ngày, đi bệnh viện khám lại xem độ đường trong máu có giảm không? Nếu thấy tốt, ngưng mười ngày, sau đó lại tiếp tục uống thêm mười ngày nữa thì khỏi bệnh.

2. TRỊ LIỆU BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VÀO MÙA HẠ:

BÀI THUỐC: Hột khế (Ba mươi hột) - Hột quít (Ba mươi hột)- Hột trái vải (Ba mươi hột)
- Cách dùng: Ba thứ hột trên đem giã nát rồi cho tất cả vào nồi với bốn chén nước, nấu sôi trong mười phút, cho thêm một chút muối.

Thời gian uống:

- Bốn giờ rưỡi chiều, uống một chén.
- Mười giờ tốt, uống một chén.

Uống liên tục trong mười ngày. Ngưng uống, đi khám nghiệm xem có bớt không? Nghỉ mười ngày rồi lại uống tiếp trong mười ngày nữa.

3. TRỊ LIỆU BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VÀO MÙA THU:

BÀI THUỐC: Vỏ quít (Ba cái) - Cà rốt (Ba củ) - Hột long nhãn giã nát (Năm mươi hột)
- Cách dùng: Cà rốt rửa sạch để nguyên vỏ, xắt lát. Cho tất cả vào nồi với năm chén nước, nấu sôi trong mười phút, cho thêm một chút muối.

Thời gian uống:

- Năm giờ chiều uống một chén.
- Mười một giờ khuya, uống một chén.

Uống liên tục trong mười ngày. Đi khám nghiệm xem có giảm bệnh không? Ngưng mười ngày rồi tiếp tục uống trong mười ngày nữa thì khỏi bệnh.

4. TRỊ LIỆU BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VÀO MÙA ĐÔNG:

BÀI THUỐC: Hột khổ qua (Ba mươi hột) - Hột quít (Ba mươi hột) - Hột khế (Ba mươi hột)
- Cách dùng: Ba thứ hột đem giã nát, cho tất cả vào nồi với bốn chén nước, nấu sôi trong mười phút, cho thêm một chút muối.

Thời gian uống:

- Năm giờ chiều uống một chén.
- Mười một giờ khuya, uống một chén.

Uống liên tục trong mười ngày. Đi khám nghiệm xem có giảm bệnh không? Nếu thấy giảm, ngưng mười ngày rồi tiếp tục uống trong mười ngày nữa thì khỏi bệnh.

Chú ý: Người bị bệnh tiểu đường không được ăn trái lê, trái quít, trái cam, trái cà tô mát và những gì có chất đường.

THỰC ĐƠN DO ĐỨC MẸ DIÊU TRÌ KIM MẪU
BAN CHO CHÚNG SANH

Trời đất tạo ra muôn vật để nuôi dưỡng quần sanh. Vì muốn có một cuộc sống ấm no và ổn định cho gia đình, con người đã phải tảo tần, khổ cực làm việc. Muốn cầu có được tiền phải hao tổn tâm lực, thể lực. Trời đất luôn thương xót chúng sanh và đã ban cho phẩm vật tinh tạo, mùa nào thức nấy để bồi bổ cho con người được khỏe mạnh.

Nhưng tiếc thay người đời lại không biết hưởng dụng, lại còn mê ăn thịt, cho thịt có nhiều chất bổ dưỡng hơn. Nào ngờ đâu vì ăn nhiều thịt nên đa số bị nhiều chứng bệnh nan y như bệnh cứng đông mạch, bệnh tim v.v...

Nay Mẹ vì lòng thương xót chúng sanh đã ban giáng thực đơn để cứu độ quần sanh.

I. VÀO MÙA XUÂN

- Buổi sáng mười một giờ, ăn một khúc mía dài ba tấc, có thể bổ huyết và bổ khí.

- Buổi chiều bốn giờ, cũng ăn một khúc mía dài ba tấc để thanh lọc máu và thông máu.

* Người có bệnh dạ dày, cứ thường ăn một khúc mía dài độ một gang tay vào những thời điểm nói trên thì bệnh dạ dày nhất định sẽ được bình phục.

1. THỰC ĐƠN BUỔI SÁNG

(1) Đậu phộng giã nát xào với cải xanh (hay thứ cải nào cũng được). Dùng dầu phộng xào mới tốt.

(2) Đậu hủ dùng nước sôi rửa sạch rồi xắt miếng nhỏ, chấm với nước tương.

2. THỰC ĐƠN BUỔI TRƯA

(1) Giá xào với dầu phộng, cho thêm gia vị. Món ăn này có tác dụng thanh lọc máu.

(2) Canh bún tàu, cà rốt và rau thơm. Món ăn này bổ máu và thông khí.

Cách nấu: Đổ dầu phọng vào nồi cho nóng, rồi cho cà rốt xắt thành sợi vào xào chín, thêm nước vào. Khi nước sôi thì cho bún tàu và ngò rí vào và nêm nếm bằng muối và bột ngọt cho vừa ăn.

3. THỰC ĐƠN BUỔI TỐI

(1) Cà rốt, rau cần xào với dầu phộng. Món ăn này có thể làm tiêu tan sự mệt mỏi trong ngày.

Cách nấu: Cà rốt xắt lát, râu cần xắt khúc ngắn. Đổ dầu phộng vào nồi cho nóng rồi cho cà rốt vào xào chín, rồi mới cho rau cần vào xào thêm một chút nữa là được.

Ghi chú: Khi xào cà rốt, tuyệt đối không cho nước vào, vì nước sẽ bốc hơi và hút theo thành phần dinh dưỡng của cà rốt.

(2) Canh mộc nhĩ, củ cải và lá bạc hà. Món ăn này bổ khí và thông máu.

Cách nấu: Đổ dầu phộng vào nồi cho nóng rồi cho mộc nhĩ vào, xào trong hai phút, cho nước vào, chờ khi nước sôi mới cho củ cải xắt lát vào sau đến khi chín thì mới cho rau thơm, có thể là rau húng lủi, ngò rí, rau bạc hà. Nêm nếm cho vừa ăn.

II. VÀO MÙA HẠ

- Mười một giờ sáng, ăn tám trái vải, bổ máu, thông khí.
- Bốn giờ chiều, ăn năm trái vải, thanh lọc máu và thông khí.

Ghi chú: Ăn trái vải chỉ nuốt nước và bỏ bả.

1. THỰC ĐƠN BUỔI SÁNG

(1) Cải xanh xào dầu phộng.
(2) Đậu phộng rang.

2. THỰC ĐƠN BUỔI TRƯA

(1) Kim châm xào với đậu Hoàng đế (Lima bean). Bổ óc và bổ máu.

Cách xào: Đổ dầu phộng vào chảo cho nóng rồi cho đậu Lima vào xào cho nóng lên, sau đó mới cho cải kim châm vào xào tiếp cho đến chín. Nêm nếm cho vừa ăn.

(2) Canh đậu hủ, vải Pó xoi. Thanh lọc và bổ máu.

3. THỰC ĐƠN BUỔI TỐI

(1) Củ cải vào với dầu phộng. Món này có tác dụng thanh lọc máu.
(2) Canh măng, nấm đông cô và lá bạc hà. Món ăn này làm tiêu trừ sự mệt mỏi trong ngày.

III. VÀO MÙA THU

- Mười một giờ sáng, ăn một khúc mía dài độ ba, bốn tấc. Bổ máu, thông khí.

- Bốn giờ chiều, ăn một khúc mía dài độ gang tay. Bổ máu, thông khí.

1. THỰC ĐƠN BUỔI SÁNG

(1) Cà rốt xào dầu phộng.
(2) Mộc nhĩ xào cải xanh.

2. THỰC ĐƠN BUỔI TRƯA

(1) Đậu Hòa lan (đậu ván) xào dầu phộng.
(2) Canh mộc nhĩ, bún tàu và Pó xoi (Spinach). Bổ óc và bổ khí.

3. THỰC ĐƠN BUỔI TỐI

(1) Cải nồi xào với dầu phộng. Món ăn nay làm tiêu trừ sự mệt mỏi trong ngày.

Cách xào: Đổ dầu vào chảo cho nóng rồi cho đậu phộng giã nát vào xào cho thơm, rồi mới cho cải nồi xát sợi vào xào tiếp cho chín. Nêm nếm cho vừa ăn.

(2) Canh cà rốt, đậu Hòa lan, mộc nhĩ và rau thơm. Món này ăn thông khí và bổ máu.

IV. VÀO MÙA ĐÔNG

Mùa Đông sự tuần hoàn của máu không được thông. Thường cần các thức rau cải làm cho thông khí. Các loại rau cải này không thiếu, nhưng vì chúng ta không biết để dùng.

1. THỰC ĐƠN BUỔI SÁNG

(1) Mộc nhĩ xào với dầu phộng. Món ăn này làm cho thông khí.

Cách xào: Đổ dầu vào chảo cho nóng, rồi cho gừng lát vào xào độ hai phút rồi mới để mộc nhĩ vào xào tiếp cho chín. Nêm nếm cho vừa ăn.
(2) Pó xoi xào dầu phộng. Món này ăn vào buổi sáng làm cho bổ máu.

2. THỰC ĐƠN BUỔI TRƯA

(1) Cà rốt với đậu phộng và dầu phộng. Món này có tác dụng bổ óc.
(2) Canh đậu hủ, bún tàu và đậu Hòa lan. Món này có tác dụng bổ máu và thông khí.

3. THỰC ĐƠN BUỔI TỐI

(1) Cải sà lách xào với dầu phộng.
(2) Canh cà rốt, củ cải, mộc nhĩ và rau thơm. Cho một chút dầu mè vào canh.

PHƯƠNG THUỐC BẰNG TRÁI CÂY
DO ĐỨC MẸ DIÊU TRÌ KIM MẪU BAN TẶNG

1. TRÁI NHO

Có thể trị được mười thứ bệnh:


(1) Buổi sáng khoảng mười một giờ, ăn mười quả nho có thể trị chứng đau đầu, nặng đầu, chóng mặt, con mắt mệt mỏi, muốn ngủ, đau đầu một bên, chảy nước mũi.
(2)Buổi chiều khoảng bốn giờ, ăn một chùm nho có tác dụng thanh lọc máu, bổ máu, bổ khí, tiêu trừ sự mệt mỏi.

2. LONG NHÃN

Có thể trị nhiều chứng bệnh:

(1) Buổi sáng mười một giờ, ăn mười trái long nhãn, trị chứng đầu óc tăm tối và đầy ứ.
(2)Buổi trưa sau khi dùng cơm, ăn hai chục trái long nhãn, trị chứng dùng óc quá độ, con mắt mệt mỏi, nghẹt mũi, sổ mũi, cận thị, tứ chi bải hoải.
(3) Buổi chiều khoảng bốn giờ, ăn ba chục trái long nhãn trị chứng bệnh thiếu náu (bần huyết)
(4) Buổi chiều khoảng bảy giờ, ăn bốn chục trái long nhãn, có thể trị dứt được chứng thiếu máu trần trọng (Không nuốt bả vì ăn nhiều bả sẽ làm tổn thương đến dạ dày).

3. TRÁI VẢI

Trái vải trị được mười một chứng bệnh:

(1) Buổi sáng mười giờ, ăn mười trái vải có tác dụng bổ khí, thông máu, bổ và thanh lọc máu, nặng đầu, mỏi mắt.
(2) Buổi trưa sau bữa cơm mười hai giờ rưỡi, ăn tám trái vải, trị được chứng sổ mũi và nghẹt mũi.
(3) Buổi chiều bốn giờ, dùng tám trái vải trị bệnh áp huyết cao.
(4) Buổi chiều năm giờ, dùng tám trải vải, trị chứng tứ chi bải hoải.
(5) Buổi tối tám giờ, dùng tám trái vải, giải trừ sự mỏi mệt trong ngày.

4. QUẢ TÁO (Apple)

Trồng nơi xứ lạnh, bản chất của nó thuộc hàn, nên có thể trị được hỏa khí.

(1) Buổi sáng mười giờ, ăn một quả, trị chứng gan nóng (Hỏa can).
(2) Buổi trưa hai giờ, ăn một quả trị chứng nóng ở vị tạng.
(3) Buổi chiều năm giờ, ăn táo trị chứng nóng ở ruột già.

5. DƯA HẤU

Trị chứng cảm mạo vào mùa hạ. Buổi sáng không nên dùng, ngoại trừ các thể thao gia.

(1) Sau khi ăn cơm trưa, ăn một miếng nhỏ dưa hấu có thể trị chứng trúng gió, cảm mạo.
(2) Buổi trưa hai giờ, ăn một miếng nhỏ dưa hấu thoa bột cam thảo, trị chứng đau cuống họng.
(3) Buổi chiều bốn giờ, ăn một miếng dưa hấu nhỏ thoa mật ong trị đươc bệnh cao máu (Trẻ em không được dùng phương thuốc này).
(4) Năm giờ chiều, ăn một miếng dưa hấu thoa đường trắng để thanh lọc máu.
(5) Buổi tối tám giờ, ăn một miếng nhỏ dưa hấu thoa muối, trị bệnh ăn uống không tiêu.
(6) Mười giờ tối, ăn một miếng nhỏ dưa hấu thoa bột cam thảo, trị nhức răng, đau cuống họng.

6. ĐU ĐỦ

Có thể trị được mười ba thứ bệnh:

(1) Buổi sáng tám giờ, ăn một phần tư (1/4) miếng đu đủ trị chứng nóng ở ruột và dạ dày. (Trái đu đủ chia làm bốn miếng).
(2) Chín giờ sáng, ăn nửa miếng đu đủ để thanh lọc máu.
(3) Mười giờ sáng, ăn nửa miếng đu đủ, trị được gan nóng (hỏa can) hay nổi giận.
(4) Mười một giờ sáng, ăn nửa miếng đu đủ, trị chứng khô cuống họng.
(5) Một giờ trưa, ăn một phần tư miếng đu đủ thoa bột cam thảo, trị chứng ăn uống không tiêu.
(6) Hai giờ trưa, ăn một phần tư miếng đu đủ, trị chứng hôi miệng.
(7) Ba giờ trưa, ăn nửa miếng đu đủ, trị chứng nóng ở ruột già.
(8) Bốn giờ chiều, ăn một phần tư miếng đu đủ thoa mật ong, trị chứng cao máu.
(9) Năm giờ chiều, ăn nửa miếng đu đủ, trị bệnh tiểu đường.
(10) Bảy giờ chiều, ăn đu đủ giải trừ được cơn mệt mỏi trong ngày.
(11) Tám giờ tối, ăn một phần tư miếng đu đủ, thanh lọc máu.
(12) Chín giờ tối, ăn nửa miếng đu đủ thoa đường trắng, trị chứng gan nóng (hỏa can).
(13) Mười giờ tối, ăn nửa miếng đu đủ thoa muối, trị chứng đau cổ họng.

7. DƯA LEO

Trị chứng cảm mạo vào mùa hè.

(1) Khoảng mười một giờ sáng, ăn một trái.
(2) Khoảng bốn giờ chiều, ăn một trái.
(3) Khoảng mười giờ tối, ăn tiếp thêm một trái nữa. Sẽ thấy hiệu nghiệm ngay.

8. TRÁI KHẾ

Trị bệnh ho.

Vào đầu mùa hè, ăn khế cần chú ý:

Khi trời mưa, không nên ăn khế.
Khi thời tiết hơi nóng, ăn khế phải thoa đường trắng.
Khi trời mát, ăn khế phải thoa muối.
Khi thời tiết không nóng, không lạnh, ăn khế không cần phải thoa thứ gì cả.

9. TRÁI ĐÀO

Vào mùa hè, trước khi đi ngủ ăn một trái đào có thể tiêu trừ được sự mệt mỏi trong ngày.

10. TRÁI LỰU

Trị được sáu chứng bệnh:

(1) Buổi sáng khoảng mười giờ, ăn một trái có tác dụng thanh lọc máu.
(2) Buổi chiều một giờ, ăn một trái trị chứng ăn uống không tiêu.
(3) Buổi chiều hai giờ, ăn một trái trị chứng bệnh tiểu đường.
(4) Buổi chiều ba giờ, ăn một trái trị chứng sa dạ dày.
(5) Buổi chiều bốn giờ, ăn một trái có tác dụng thanh lọc máu.
(6) Buổi chiều năm giờ, ăn một trái, trị chứng ăn uống không ngon.

( Còn tiếp )
audible
 
Bài viết: 598
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 5 06, 2011 4:32 am

Re: DIỆU PHƯƠNG CỨU ĐỜI-HOA ĐÀ TIÊN ÔNG

Gửi bàigửi bởi audible » Thứ 6 Tháng 12 18, 2015 11:28 pm

QUYỂN IV

Diệu phương của Hoa Đà tiên ông có mục đích thuần túy cứu khổ chúng sanh thoát cơn bệnh tật, sau ba quyển được xuất bản và phổ biến rộng rãi trong dân gian, những người đã sử dụng qua diệu phương đều công nhận diệu phương này là chơn chánh cứu khổ, vì thuốc không những dễ tìm lại ngon miệng và lại chia ra thời gian, mùa tiết rõ ràng, người đọc có thể tự mình trị liệu dễ dàng. Nên đã biên thư đến yêu cầu phổ biến tiếp các diệu phương để cứu đời.

Trong quyển thứ tư này gồm các diệu phương trị các chứng mạn tính với những thức ăn để tự trị liệu cho mình. Những thức ăn này đều là những tinh tạo của trời đất ân ban cho chúng sanh, nhưng người đời không biết dùng mà ngay cả khoa học ngày nay cũng chưa phát hiện được.

CHỨNG ÁP HUYẾT CAO

Ngày nay người mắc chứng bệnh áp huyết cao ngày càng nhiều, do sự dinh dưỡng quá đầy đủ mà ra, ăn quá nhiều chất béo, chất ngọt, cá... Đa số vì không biết hay biết nhưng lại không kiêng.

1. PHƯƠNG THUỐC DÙNG VÀO MÙA XUÂN:

(Từ Lập Xuân cho đến Cốc Vũ, xem lịch ta thì rõ)

Buổi sáng khoảng mười giờ, ăn một trái khế thoa mật ong.
Buổi chiều, dùng bài thuốc sau đây:

- Vỏ quít (Một cái) - Mía một khúc dài ba tấc. - Xí muội khô (Mười trái).

- Cách dùng: Mía để nguyên vỏ, cắt khúc, mỗi khúc chẻ làm bốn. Cho tất cả vào nồi với hai chén nước, sắc lại còn một chén là uống được. Uống vào lúc bốn giờ chiều.
Trước khi đi ngủ, ăn một miếng đu đủ.
Dùng như vậy liên tục trong mười ngày mới có hiệu quả.

2. PHƯƠNG THUỐC DÙNG VÀO MÙA HẠ:

(Từ Cốc Vũ cho đến Xử Thử)

Mười giờ sáng, ăn một trái đòa thoa mật ong.
Bốn giờ chiều, ăn một trái khế thoa mật ong.
Mười giờ tối, dùng ba trái đào xẻ khía rồi cho vào nồi với ba chén nước, sắc lại còn một chén, cho thêm một chút đường thì dùng được.
Ăn uống như vậy trong mười ngày sẽ thấy hiệu quả kỳ diệu.

Sở dĩ trong một ngày phải dùng ba phương thuốc với thời gian khác nhau, chỉ là căn cứ theo nguyên lý sự tuần hoàn của huyết dịch mà thôi.

3. PHƯƠNG THUỐC DÙNG VÀO MÙA THU:

(Từ Xử Thử cho đến Hàn Lộ)

Mười giờ sáng, uống một chén trà măng tây.

- Cách pha chế như sau: Lấy mười cây măng tây loại trắng, cho vào nồi với hai chén nước, sắc lại còn một chén, cho thêm chút đường thì dùng được.
Bốn giờ chiều, uống một chén trà táo (Pomme).

- Cách pha chế như sau: Lấy một quả táo cắt làm bốn, cho vào nồi với một chén rưỡi nước, sắc còn một chén, cho thêm một chút đường thì dùng được.
Mười giờ tối, ăn một miếng đu đủ thoa mật ong.
Dùng như vậy liên tiếp trong mười ngày mới thấy công hiệu thần kỳ.

4. PHƯƠNG THUỐC DÙNG VÀO MÙA ĐÔNG:

(Từ Hàn Lộ cho đến Lập Xuân)

Mười giờ sáng, ăn hai chục hột nho khô.
Bốn giờ chiều, uống một chén trà cà rốt.

- Cách pha chế như sau: Lấy ba củ cà rốt, xắt lát cho vào nồi với hai chén nước, sắc còn một chén là được, cho thêm một chút muối.
Mười giờ tối, uống một chén trà hột xí muội.

- Cách pha chế như sau: Lấy ba mươi trái xí muội đem ngâm nước sôi, rồi cắt bỏ vỏ ngoài. Lấy ba mươi hột xí muội đó cho vào nồi với một chén rưỡi nước, sắc còn một chén, cho thêm chút đường.
Dùng ba phương thuốc này liên tục trong mười ngày. Công hiệu thần kỳ.

PHƯƠNG THUỐC TRỊ BỆNH HO

1. MÙA XUÂN:

Mười một giờ sáng uống trà khế, vỏ quít và hột xí muội

- Cách pha chế như sau: Lấy hai trái khế, xắt lát ngang, một vỏ quít và năm hột xí muội. Cho tất cả vào nối với hai chén nước, nấu còn hai chén, cho thêm một chút đường. Uống liền một chén.
Hai giờ trưa, hâm nóng và uống chén trà còn lại buổi sáng.
Dùng liên tục như vậy trong ba ngày mới có hiệu nghiệm.

2. MÙA HẠ:

Mười một giờ sáng, uống một chén trà khế.

- Cách pha chế như sau: Lấy ba trái khế xắt lát ngang cho vào nối với ba chén nước, nấu còn lại khoảng hai chén, cho thêm một chút đường, uống liền một chén.
Hai giờ trưa, uống tiếp chén trà còn lại buổi sáng.
Uống liên tục như vậy trong ba ngày.

3. MÙA THU:

Mười một giờ sáng, uống một chén trà hổn hợp.

- Cách pha chế như sau: Lấy một vỏ quít, ba gốc mía dài độ một tấc rưỡi và hai chục hột lông nhãn khô. Cho cả ba thứ vào nồi với hai chén rưỡi nước, nấu còn lại hai chén, cho thêm một chút muối, uống liền một chén.
Hai giờ trưa, hâm nóng và uống chén trà còn lại buổi sáng.
Uống như vậy liên tục trong ba ngày.

4. MÙA ĐÔNG:

Mười một giờ sáng, lấy ba gốc mía, mỗi gốc dài độ gang tay, xắt lát, ba chục hột nho khô và một trái khế xắt lát ngang. Cho tất cả vào nồi với ba chén nước, nấu còn lại hai chén. Uống liền một chén.
Hai giờ trưa, uống chén trà còn lại buổi sáng sau khi hâm cho nóng thì hiệu nghiệm mạnh hơn.
Uống như vậy liên tục trong ba ngày mới có công hiệu.

PHƯƠNG THUỐC TRỊ BỆNH PHONG THẤP

Bệnh này có nhiều nguyên nhân. Có người vì làm lụng, lao khổ quá nhiều, để đói quá độ, mỗi ngày tiêu hao thể lực quá nhiều, lâu ngày dài tháng tích lũy làm cho tổn thương đến gân cốt mà ra.

Cũng có người vì dinh dưỡng quá thừa, chất béo trong cơ thể làm cản trở sự lưu thông của máu mà ra. Có người vì sự dinh dưỡng không quân bình, khí huyết bất túc, thượng khí và hạ khí không tiếp ứng với nhau mà sanh ra.

Cũng có người vì tiên thiên thể lực bất túc, khi còn ở trong bào thai không đủ chất dinh dưỡng mà sanh ra, do bà mẹ trong thời kỳ mang thai thường bị nôn mửa, làm ảnh hưởng đến thai nhi nên gây ra tiên thiên thể lực bất túc.

Nguyên nhân căn bệnh như vậy cần phải có thời gian chữa trị thì mới có kết quả, ít nhất cũng phải năm tháng trở lên.

Lại cón một thứ bệnh phong thấp mà Phật gia gọi là bệnh nhân quả.

Người mắc phải bệnh như vậy phần lớn là do tiền kiếp háo sắc, làm mất đi điều chính nghĩa. Những người này nên hành thiện cho nhiều để chuộc lại tội lỗi tiền kiếp của mình thì dùng thuốc mới có hiệu nghiệm.

1. MÙA XUÂN:

Năm giờ chiều, uống một chén trà khế.

- Cách pha chế như sau:Lấy năm trái khế xắt lát ngang, cho vào nồi với ba chén nước, sắc lại còn độ hai chén, cho thêm một chút đường. Uống liền một chén.
Mười giờ tối, hâm nóng chén trà còn lại và uốnng tiếp.
Uống như vậy trong năm ngày thấy công hiệu ngay. Nếu uống mà không thấy chuyển biến tốt thì cũng có thể do cái nhân quả tiền kiếp, hãy hướng tâm cầu nguyện, ăn năn sám hối và tiếp tục dùng phương thuốc này sẽ có hiệu nghiệm dần dần.

2. MÙA HẠ:

Năm giờ chiều, uống một chén trà long nhãn.

- Cách pha chế như sau: Lấy năm mươi trái long nhãn tươi, bóc vỏ rồi cho năm mươi trái long nhãn cả thịt lẫn hột vào nối với ba chén nước, nấu còn lại độ hai chén. Uống liền một chén.
Mười giờ tối, hâm nóng và uống chén trà còn lại buổi sáng.
Uống như vậy liên tục trong năm ngày sẽ có công hiệu.

3. MÙA THU:

Năm giờ chiều, lấy năm trái khế xắt lát ngang, năm trái xí muội, hai chục hột long nhãn khô. Cho tất cả vào nồi với ba chén nước, nấu với lửa riu riu còn lại độ hai chén. Uống ngay một chén.
Mười giờ tối, hâm nóng và uống chén trà còn lại buổi sáng.
Uống liên tục trong năm ngày. Công hiệu thần kỳ.

4. MÙA ĐÔNG:

Năm giờ chiều, lấy ba mươi trái xí muội, ngâm trong nước sôi rồi cắt bỏ vỏ ngoài, lấy hột ở trong, ba mươi hột nho khô, một trái khế xắt lát ngang, mười hột quít.

Cho tất cả vào nồi với ba chén rưỡi nước, nấu còn lại độ hai chén. Uống ngay một chén.
Mười giờ tối, hâm nóng và uống chén trà còn lại buổi sáng.
Uống liên tục trong năm ngày, rất linh nghiệm.

PHƯƠNG THUỐC TRỊ CHỨNG NHỨC MỎI CỦA HỌC SINH

Ngày nay học sinh đi học rất bận rộn vì nhiều bài vở. Đa số học sinh lại hời hợt về sự dinh dưỡng. Buổi sáng thức dậy vội vã đi học, nhiều khi bỏ cả ăn sáng hay chỉ qua loa cho xong. Đến trường học phải vận dụng não lực, do đó phải tiêu hao sinh lực trong người. Buổi sáng lại ăn uống không đủ, đến khoảng mười giờ thì cảm thấy đói run người ra, làm thương tổn gân cốt trong nội thể, vì thế mà thường cảm thấy nhức mỏi trong người.

1. PHƯƠNG THUỐC GIẢI TRỪ HỎA CAN

Buổi sáng, mười giờ, ăn hai chục hột nho khô, trước khi đi ngủ, ăn một trái khế thoa mật ong.

Dùng như vậy trong năm ngày hỏa can sẽ được tiêu trừ.

2. PHƯƠNG THUỐC BỔ ÓC

- Bạch mộc nhĩ hay là ngân nhĩ nấu canh, cho thêm chút đường, trước khi đi ngủ ăn một chén. Ăn liên tục trong năm ngày, có thể bồi bổ lại sự dùng óc quá độ.

- Đậu Lima (đậu Hoàng đế) mười lăm hột, gạo lức nửa chén. Hai thứ cho vào nồi và nấu thành cháo, cho thêm một chút đường. Trước khi đi ngủ ăn một chén.

Ăn liên tục trong năm ngày. Có tác dụng bổ óc rất kỳ diệu.

3. TRỊ CHỨNG NHỨC MỎI

- Năm giờ chiều, uống một chén trà khế.

Cách pha chế như sau: Lấy ba trái khế xắt lát ngang, cho vào nồi với ba chén nước, nấu còn lại hai chén. Uống ngay một chén.

- Mười giờ tối, hâm nóng và uống uống chén trà còn lại buổi sáng.

Liên tục dùng phương thuốc này trong mười ngày. Công hiệu như thần.

PHƯƠNG THUỐC TRỊ CHỨNG HO CỦA TRẺ EM

1. Vỏ quít (nửa cái), một trái khế, ba trái xí muối. Cho tất cả vào nồi nấu với một chén rưỡi nước, sắc lại còn độ một chén. Mỗi lần uống ba muỗng canh, cách nửa giờ uống một lần, dùng liên tục ba lần.

2. Lấy hai trái Tỳ bà rửa sạch xắt làm hai đoạn, cả hột cũng phải xắt đoạn. Khế một trái xắt lát ngang. Cho tất cả vào nồi với một chén nước, sắc lại còn độ một chén. Mỗi lần uống ba muỗng canh. Uống liên tục ba lần.

3. Lấy một vỏ quít tươi từ chợ mua về, rửa sạch cho vào nồi với một chén rưỡi nước, sắc lại còn một chén, cho thêm một chút đường. Mỗi lần uống ba muỗng canh, chỉ uống một lần và phải uống vào khoảng mười hai giờ trưa mới có công hiệu.

Uống phương thuốc này ngoài giờ nói trên có thể làm thương tổn đến gân cốt của trẻ. Cho nên không thể dùng bừa mà không chú ý đến thời gian. Mười hai giờ trưa, khí huyết rất mạnh, nên không sợ làm thương tổn đến các cơ phận khác. Do đó mà có sự phân biệt giờ giấc là vậy.

PHƯƠNG THUỐC TRỊ CHỨNG PHONG THẤP CỦA PHỤ NỮ

1. Ba tai nấm hương xắt sợi, nửa tô bông cải (lấy bông cải màu trắng mới tốt) xắt miếng nhỏ, bông cữu tầng tháp(cây rau quế) mười cây, xào với dầu phộng. Dùng trước khi đi ngủ. Dùng liên tục trong năm ngày, công hiệu thần kỳ.

2. Nấm hương ba tai xắt nhỏ, kim châm mười cọng, khoai lang xắt miếng nhỏ nửa chén, rau thơm năm cây, xào với dầu phộng, có thể cho thêm một chút muối và bột ngọt. Dùng trước khi đi ngủ và dùng liên tục trong năm ngày, mới thấy công hiệu.

PHƯƠNG THUỐC TRỊ BỊNH HO CỦA THANH THIẾU NIÊN

Hột đu đủ khoảng một trăm hột cho vào nồi với một chén rưỡi nước, sắc lại còn độ một chén, cho thêm một chút đường. Chỉ uống vào khoảng mười hai giờ trưa, sau bữa cơm. Không được dùng bất cứ giờ nào khác.

Uống liên tục trong hai ngày. Công hiệu thần kỳ.

PHƯƠNG THUỐC TRỊ LÀM GIẢM CHỨNG MẬP PHÌ

Người mập phì vì chất béo trong cơ thể quá nhiều, nó làm cản trở sự thông hành của máu, nhất là tăng gia áp lực trên tạng tim, đó là nguyên nhân sanh ra bệnh, nhất là bệnh tâm tạng.

Chanh là phương thuốc trị chứng mập phì rất hay, nếu biết cách dùng mới có hiệu quả, bằng không, có thể làm hại cho nội tạng như ruột, dạ dày hay thập nhị chỉ tràng.

Cách dùng: Lấy một trái chanh xắc lát để luôn cả hột, cho vào nồi với ba chén nước, nấu thành trà, sau khi sôi được mười phút thì dùng được. Cho thêm một chút đường trắng.

Thời gian uống được qui định là sau bữa cơm trưa uống một chén. Mỗi tuần uống một lần.

Người mập mạp uống mỗi tuần một lần như vậy sẽ giúp ích cho sức khỏe rất nhiều.

PHƯƠNG THUỐC TRỊ BỆNH CHAI GAN

Nguyên nhân gây ra chứng chai gan có rất nhiều:

1. Có người vì cuộc sống, phải làm việc ban đêm, nên đi ngủ rất trễ.

Theo nguyên lý tuần hoàn của huyết mạch thì mỗi ngày ba giờ sáng máu nhất định sẽ chạy đến gan. Người đi ngủ trễ vào giờ này, máu không đủ sức để chuyển hành đến gan. Lâu ngày dài tháng hỏa can dâng cao mà làm cho chai gan.

2. Có nguyên nhân khác là người gặp nhiều chuyện buồn dồn dập, bị kích thích quá độ, không thể ngủ được mà sanh ra bệnh.

3. Lại cũng có nguyên nhân khác do sự bi thương quá độ, nước mắt chảy quá nhiều mà sanh ra.

4. Hay là bợm nhậu, vì uống quá nhiều rượu, gan hấp thụ quá nhiều tinh rượu mà bị chai gan. Bệnh này rất khó chữa. Người bị bệnh ngủ đến nửa đêm thường cảm thấy rất khát nước, phải thức dậy uống nước lạnh thì mới thấy dễ chịu.

Trường hợp thứ nhất:

- Mười giờ sáng, ăn ba mươi hột nho khô. Trước khi ăn phải uống nửa ly nước hơi (có bọt khí - gas). Uống xong rồi mới ăn ba mươi hột nho khô.

- Mười giờ tối, uống một lọ thuốc gan Lưu khắc can (Hỏi tiệm thuốc Bắc). Dùng hai thứ này như vậy liên tục trong mười ngày sẽ thấy công hiệu.

Trường hợp thứ hai:

- Mười giờ sáng, ăn nửa miếng đu đủ thoa một chút mật ong.

- Mười giờ tối, uống một chén trà măng tây pha mật ong.

Cách pha chế như sau: Lấy mười cây măng tây loại trắng cho vào nồi với hai chén nước. Nấu cho sắc lại còn một chén và pha với mật ong.

Dùng liên tục như vậy trong mười ngày sẽ thấy công hiệu.

Trường hợp thứ ba:

- Mười giờ sáng, ăn ba mươi quả nho tươi, bỏ bả, chỉ nuốt nước mà thôi. Nếu không có nho tươi, có thể thay thế nho hộp (dùng nước nho hộp được, phải bỏ hột).

- Mười giờ tối, uống trà hột xí muội pha với mật ong. Lấy năm mươi trái xí muội ngâm nước sôi rồi gọt bỏ vỏ ngoài, chỉ lấy hột thôi. Cho hột vào nồi với ba chén nước, sắc lại còn độ một chén, để cho nguội mới thêm mật ong vào.

Uống như vậy liên tục trong mười ngày sẽ hiệu nghiệm đặc kỳ.

Trường hợp thứ tư:

- Bốn giờ chiều, uống một lọ thuốc gan Lưu khắc can.

- Mười giờ tối, uống một chén nước nho (Có thể dùng nho hộp).

Dùng liên tục trong mười lăm ngày. Công hiệu không tưởng tượng được.

PHƯƠNG THUỐC TRỊ CHỨNG TRÚNG ĐỘC THỨC ĂN

1. Mười tai nấm hương rửa sạch, cho vào nồi với ba chén nước, sắc lại còn độ một chén. Uống vào có hiệu nghiệm ngay.

2. Năm trái đào gạch bốn, năm ngấn lên trên trái đào, cho vào nồi với hai chén nước, sắc lại còn độ một chén, rồi cho vào một chút đường trắng. Uống vào sẽ giải ngay.

3. Lấy hai chục hột trái vải tươi, mỗi hột bổ làm đôi, cho vào nồi với hai chén nước, sắc lại còn độ một chén, rồi cho vào một chút đường trắng. Uống vào sẽ giải ngay.

4. Lấy hai chục hột trái vải tươi, mỗi hột bổ làm đôi, cho vào nồi với hai chén nước, sắc lại còn độ một chén.

Ghi chú: Phụ nữ có thai không được dùng ba phương thuốc trên. Ngoài ra nam phụ lão ấu đều dùng được.

PHƯƠNG THUỐC TRỊ CHỨNG THIẾU MÁU

Thông thường người lao lực quá độ, nếu không chú ý đến việc ăn uống, dinh dưỡng không điều hòa, rất đễ mắc chứng bệnh thiếu máu. Người thiếu máu hay dễ bị bịnh. Cho nên việc nghỉ ngơi và dinh dưỡng rất quan trọng.

1. Khoảng bốn giờ chiều, ăn hai mươi trái vải. Ăn nước và không nuốt bả.

2. Khoảng bốn giờ chiều, ăn một trái khế thoa mật ong. Khế có nhiều chất sắt, nên ăn khế vào giờ này có tác dụng bổ máu.

3. Khoảng bốn giờ chiều, ăn ba mươi trái long nhãn, không nuốt bả, chỉ nuốt nước nhãn mà thôi, như vậy mới có công hiệu. Phải ăn vài giờ này thì mới có hiệu quả mà không có tác dụng phụ. Nhiều người không biết cách ăn long nhãn, thường ăn long nhãn xong thì làm cho gan nóng, đôi khi còn mang lại hậu quả không tốt. Cho người ăn chay, long nhãn là một chất bổ rất tốt.

4. Khoảng bốn giờ chiều, ăn một khúc mía dài độ ba tấc, có tác dụng bổ máu, phải khoảng sáu tấc của phần gốc cây mía mới đủ sức bổ máu, phần giữa và ngọn cây mía không có công hiệu.

5. Khoảng mười giờ sáng, uống trà hột long nhãn. Cách pha chế:

Lấy ba mươi hột long nhãn cho vào nồi với hai chén nước, nấu cho sôi trong năm phút thì dùng được, thêm một chút đường. Uống vào giờ này có thể thanh lọc hỏa can.

Trên đây là năm loại thực vật đều là những chất bổ trong bốn mùa do trời đất tinh tạo. Bình thường dùng các loại này cũng có thể tiêu trừ được cơn mệt mỏi.

Người thiếu máu nên dùng liên tục trong mười ngày mới thấy công hiệu.

THỰC ĐƠN NHƯ PHƯƠNG THUỐC

Nhiều loại rau cải và cốc loại nếu phối hợp lại mà dùng có thể trị bệnh. Phép chữa bệnh như vậy vừa đơn giản vừa ngon miệng.

1. Nấm hương xào bông cải. Dùng dầu phọng để xào. Món ăn và là phương thuốc nay ăn vào buổi tối có thể trị chứng đau lưng, nhức vai và bạch đới của người phụ nữ.

2. Đậu nành (ngâm cho mềm), nấm hương, cải nồi và rau thơm xào với dầu phộng, có thể trị chứng yếu tim. Nên dùng vào giờ trưa thì công hiệu nhiều hơn.

3. Mè đen, nấm hương, đậu hủ, cải Pó xoi xào với dầu phộng, trị được chứng huyết áp cao. Nên dùng vào buổi trưa thì công hiệu nhiều hơn.

4. Nấm hương, măng tre, cải trắng, đậu Lima, kim châm xào với dầu phộng, trị được chứng yếu tim, tay chân bải hoải. Món này nên dùng vào buổi tối thì công lực mạnh hơn.

5. Nấm hương, đậu Hòa lan, kim châm, đậu hủ, cà tomate một trái, xào với dầu phộng. Phương thuốc này trị bệnh táo bón rất hay. Nên dùng vào buổi trưa thì hiệu lực mạnh hơn.

6. Nấm hương, măng tây, mè đen, rau thơm, kim châm xào với dầu phộng. Trị chứng phong thấp. Nên dùng vào buổi trưa ngày trời mưa thì có công hiệu đặc biệt.

7. Nấm hương, cà rốt, rau thơm, một chút mộc nhĩ loại trắng, đậu nành xào với dầu phộng, có tác dụng bổ và lọc máu, bổ óc. [i]Món ăn này dùng vào buổi trưa thì bổ óc. Dùng buổi tối thì bổ và lọc máu.

8. Nấm hương, kim châm, khổ qua, đậu phộng, mè đen. Năm thứ này xào với dầu phộng. Phương thuốc này trị chứng trúng gió cảm mạo. Dùng vào mùa hè và buổi trưa mới có công hiệu.

Chỉ cần mười hột đậu phộng, hai chục hột mè là đủ. Còn mấy thứ khác thì nhiều ít tùy ý.

Nấm hương dùng cho các phương thuốc trên đây, ít nhất phải dùng đến năm tai nấm, xắt sợi. Mè thì đừng nhiều quá. Số lượng kim chân trong các phương thuốc trên đây từ mười đến hai chục cọng là đủ. Còn những thứ khác thì phân lượng tùy ý.

( Còn tiếp )
audible
 
Bài viết: 598
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 5 06, 2011 4:32 am

Re: DIỆU PHƯƠNG CỨU ĐỜI-HOA ĐÀ TIÊN ÔNG

Gửi bàigửi bởi audible » Thứ 5 Tháng 12 24, 2015 10:10 pm

QUYỂN V

1. PHƯƠNG THUỐC TRỊ BỆNH SƯNG DẠ DÀY

Thông thường bị viêm (sưng dạ dày) phần lớn có liên hệ với gan. Cho nên trước khi trị bênh sưng dạ dày phải trị hỏa can trước, rồi mới trị chứng sưng dạ dày. Như vậy mới trị tận gốc.

(1) Mười giờ sáng, ăn nửa trái khế, thoa một chút bột cam thảo, muối và đường. Chỉ nuốt nước, bỏ xác bả.

(2) Hai giờ trưa, ăn một khúc mía dài độ một gang tay.

(3) Chín giờ tối, ăn một miếng đu đủ thoa bột cam thảo.
Dùng liên tục trong năm ngày như vậy thì bệnh sẽ khỏi. Không được ăn chung với các loại cá, đậu và gừng.

2. PHƯƠNG THUỐC TRỊ CHỨNG ĐAU DẠ DÀY

(1) Mười giờ sáng, ăn mười miếng cam thảo. Lấy một trái khế xắt lát, cho vào nồi với một chén rưỡi nước, sắc lại còn độ một chén. Chỉ uống nửa chén là đủ.

(2) Hai giờ trưa, ăn một trái ô mai (có thể mua ở tiệm bánh thường).

(3) Chín giờ tối, ăn 1/4 miếng đu đủ (Không nên lựa miếng quá lớn).
Không được ăn chung với đậu phộng và các loại thịt.

3. PHƯƠNG THUỐC TRỊ CHỨNG DẠ DÀY XUẤT HUYẾT

Nguyên nhân xuất huyết dạ dày là do đói quá độ, kéo dài trong năm, sáu năm liền, cho đến lúc không còn nhịn đói được nữa. Bấy giờ thành dạ dày đã bị mỏng đi, đến lúc lao lực quá độ hay ăn phải những thức ăn có tính kích thích quá mạnh, có thể làm cho dạ dày ra máu. Chứng bệnh này có thể trị tận gốc.

(1) Hai giờ trưa, uống nửa chén cốt đu đủ. Lựa thứ đu đủ chưa chín, lớn cỡ quả trứng ngỗng, rửa cho sạch ép lấy nước, cho thêm một chút đường trắng.

(2) Chín giờ tối, uống nửa chén nước cốt cải nồi. Cải nồi rửa cho sạch (tốt nhất rửa bằng nước muối để tẩy chất thuốc sát trùng) rồi ép lấy nước và pha thêm một chút mật ong.
Uống liên tục trong mười ngày. Nghỉ năm ngày, sau đó lại dùng tiếp mười ngày. Có thể trị tận gốc.

4. PHƯƠNG THUỐC TRỊ CHỨNG SA DẠ DÀY

Người mang chứng bệnh này rất khổ sở, nguyên do từ chỗ để cho đói quá độ trước bữa ăn tối cho đến đỗi cơ năng của dạ dày bị thoái hóa, không hấp thụ nổi chất dinh dưỡng. Tích lũy lâu ngày dài tháng mà tạo nên chứng sa dạ dày. Có thể trị tận gốc chứng bệnh này.


(1) Hai giờ trưa, uống một muỗng bột tây dương sâm pha với nước sôi.

(2) Chín giờ tối, ăn nửa chén nước gạo lức nấu với nấm hương.

Cách nấu: Lấy nửa chén gạo lức nấu lên khoảng sáu giờ đồng hồ, rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Lấy ba tai nấm hương rửa sạch, sắt sợi nhỏ, cho một chút nước vào nấu lên cho chín, xay nhuyễn. Cho nấm vào nước gạo lức trộn thành một thứ hồ, cho thêm một chút đường trắng, muối. Chỉ ăn nửa chén là đủ, không được ăn nhiều.
Dùng liên tục phương thuốc này trong hai mươi ngày.

5. PHƯƠNG THUỐC TRỊ CHỨNG ĂN UỐNG KHÓ TIÊU

Chứng bệnh này trẻ em thường mắc phải, vì chúng không kềm chế được sự ăn uống. Thường chúng ăn quá nhiều bánh kẹo, trái cây làm cho bộ tiêu hóa phải làm việc quá độ mà sanh ra bệnh.


(1) Hai giờ chiều, uống nửa chén trà xí muội.

Cách pha như sau: Lấy ba mươi trái xí muội gọt bỏ vỏ ngoài, lấy hột cho vào nồi với một chén rưỡi nước, nấu sôi trong mười phút thì dùng được. Cho thêm một chút đường.

(2) Chín giờ tối, ăn một trái xí muội khô. Xí muội có nhiều loại, có loại ngọt, có loại tẩm cam thảo, có loại mặn. Dùng thứ tẩm cam thảo là tốt nhất, kế đến là loại mặn.

6. PHƯƠNG THUỐC TRỊ CHỨNG LOÉT DẠ DÀY

Chứng bệnh này thường là do ăn đồng đông quá lạnh vào mùa hè. Lâu ngày dài tháng làm cho cơ năng của dạ dày bị suy hóa, khí huyết không thông, ứ tụ ở bộ phần này mà trở thành loét dạ dày.

Thông thường từ mười một giờ đến bốn giờ chiều, uống nước đá, ăn đồ đông lạnh với một phân lượng nào đó, thì không làm tổn thương đến các bộ phận trong cơ thể. Nếu ăn đồ đông lạnh vào thời gian khí huyết suy yếu thì chắn chắn có hại chớ không có lợi.

Người bị chứng bệnh này nên đi bác sĩ khám bệnh trước, nếu bác sĩ chứng nhận đúng là bệnh loét dạ dày, thì phương thuốc của Hoa Đà có thể phối hợp với Tây y mà điều trị như sau:

(1) Mười giờ sáng, ăn 1/8 trái đủ đủ (trái đu đủ bổ làm tám phần, chỉ ăn một phần mà thôi).

(2) Hai giờ trưa, uống ba muỗng canh nước trái vải (Dùng loại nước trái vải trong hộp cũng được, có bán ngoài siêu thị).

(3) Chín giờ tối ăn một trái anh đào (cherry), uống một muỗng canh nước anh đào (loại trong hộp cũng được).
Dùng liên tục trong mười ngày thì thấy hiệu quả ngay.

7. PHƯƠNG THUỐC TRỊ CHỨNG LOÉT THẬP NHỊ CHỈ TRÀNG

Người mắc phải chứng bệnh này thường là bạo ăn, bạo uống. Có khi để bị đói quá độ, đến độ thành ruột bị thương. Bệnh này cần phối hợp với Tây y thì hiệu quả nhanh chóng:

(1) Mười giờ sáng, ăn một trái anh đào, uống một muỗng canh nước anh đào.

(2) Hai giờ trưa, ăn 1/8 trái đu đủ.

(3) Chín giờ tối, ăn một trái vải, nuốt nước và bỏ bả. Uống một muỗng canh nước trái vải.
Dùng liên tục trong mười ngày như vậy sẽ thấy hiệu nghiệm.

8. PHƯƠNG THUỐC TRỊ BỆNH RUỘT VÀ DẠ DÀY CỦA CÔNG NHÂN VIÊN

Công nhân, viên chức vì ngồi làm việc quá lâu, khí huyết thường tích tụ ở phần bụng, nên thường dễ bị các chứng bệnh về bộ tiêu hóa như đau dạ dày, táo bón v.v...

(1) Mười giờ sáng ăn nửa trái khế, không nuốt xác bả.

(2) Hai giờ trưa, ăn hai trái xí muội.

(3) Chín giờ tối, ăn ba tai nấm hương, nửa củ cà rốt xào với dầu phộng, cho thêm một chút rau thơm.
Dùng như vậy trong năm ngày. Cứ mỗi nửa tháng, ăn như vậy một lần, và mỗi lần như vậy là năm ngày.

9. PHƯƠNG THUỐC TRỊ CHỨNG RUỘT DƯ MÃN TÍNH

Chứng sưng ruột dư nếu nặng thì phải giải phẩu, nếu là sưng ruột dư mãn tính, có thể dùng thuốc để trị liệu mà không cần dùng thủ thuật.

(1) Mười giờ sáng, ăn một trái xí muội.

(2) Hai giờ trưa, ăn nửa trái khế thoa bột cam thảo, không nuốt bả.

(3) Chín giờ tối, uống nửa chén trà cam thảo.

Cách pha như sau: Lấy ba mươi lát cam thảo cho vào nồi với một chén rưỡi nước, sắc lại còn độ một chén, cho thêm một chút muối và đường.
Dùng liên tục trong năm ngày có thể khỏi bệnh.

10. PHƯƠNG THUỐC TRỊ CHỨNG UNG THƯ VÚ

Ung thư vú thường có liên hệ nhân quả tiền kiếp. Nhưng cũng có nhiều người sanh con xong lại không cho con bú, vì sợ con bú sẽ làm mất đi vẻ đẹp của bộ ngực. Nhưng có biết đâu, việc cho con bú là một việc cao cả hết sức tự nhiên. Người làm nghịch lẽ trời, làm cho nhũ tuyến không thông tự chuốc lấy bệnh khổ.

Thuộc về nhân quả thì bệnh khó chữa. Nên phát nguyện phóng sanh, chay lạt, kiêng cữ các loại thịt cá.

Phương thuốc là: Lá vạn niên thanh (lá cây sống đời).

Cách dùng: Chia làm mười lần trị liệu. Phương thuốc này đã có nhiều người chữa khỏi bệnh.

Lần thứ nhất: Dùng lá vạn niên thanh, rửa sạch, cho vào nồi với một chén rưỡi nước, sắc còn khoảng một chén, cho thêm một chút muối và đường.

Thời gian uống: Vào khoảng một giờ trưa. Uống liên tục trong năm ngày.

Lần thứ hai: Lấy hai chục lá vạn niên thanh, hai chục trái long nhãn khô, cho tất cả vào nồi với hai chén nước, sắc lại còn khoảng một chén, cho thêm một chút muối.

Thời gian uống cũng vào một giờ trưa. Uống liên tục trong mười ngày.

Lần thứ ba: Lấy ba mươi lá vạn niên thanh, thân cây vạn niên thanh dài độ hơn ba tấc, xắt thành khúc ngắn, hai mươi hột nho khô. Cho tất cả vào nồi với ba chén nước, sắc lại còn độ một chén, cho thêm một chút muối, đường.

Thời gian uống cũng như trên. Liên tục trong mười ngày.

Lần thứ tư: Lấy năm mươi lá vạn niên thanh, rửa sạch, cho vào nồi với ba chén nước, sắc lại còn độ một chén, cho thêm chút muối và đường.

Thời gian uống cũng như trên. Liên tục trong mười ngày.

Lần thứ năm: Lấy ba mươi lá vạn niên thanh, mười đóa kim châm, nửa cái vỏ quít, ba mươi hột long nhãn khô, mười trái anh đào. Cho tất cả năm thứ vào nồi với bốn chén nước, sắc lại còn độ một chén. Không cần thêm muối, đường.

Thời gian uống là khoảng bốn giờ chiều. Uống liên tục trong năm ngày.

Lần thứ sáu: Lấy ba mươi lá vạn niên thanh, năm trái xí muội, cho tất cả vào nồi với ba chén nước, sắc lại còn độ một chén, thêm một chút đường.

Thời gian uống là hai giờ trưa. Uống liên tục trong năm ngày. Bệnh nhân uống đến lần thứ sáu thì ngừng uống, nghỉ ngơi trong hai tháng, rồi tiếp tục lần thứ bảy.

Lần thứ bảy: Lấy mười lá vạn niên thanh, mười lăm trái anh đào, cho vào nồi với ba chén nước, sắc lại còn độ một chén.

Thời gian uống là hai giờ chiều. Liên tục trong hai mươi ngày.

Lần thứ tám: Hãy cảm tạ ơn trên đã ban cho diệu phương và nên hành thiện nhiều hơn.

Lấy năm mươi lá vạn niên thanh, rửa sạch cho vào một cái ly lớn rồi đổ nước hơi Hắc tùng, ngâm trong một tiếng đồng hồ.

Thời gian uống dùng là mười giờ sáng, uống một lần, mỗi lần ba muỗng canh, cách một giờ uống một lần. Uống cho đến hết nước trong ly mới thôi. Lần thứ tám này chỉ uống một ngày mà thôi.

Lần thứ chín: Lấy ba mươi lá vạn niên thanh, ba mươi trái long nhãn khô, nửa cái vỏ quít, mười lăm trái anh đào, ba hột xí muội (chỉ lấy hột, bỏ vỏ ngoài). Cho cả năm thứ vào nồi với ba chén nước, sắc lại còn độ một chén. Không cần phải cho thêm muối và đường.

Thời gian uống là hai giờ. Uống liên tục trong mười lăm ngày.

Khi dùng đến lần thứ chín, bệnh nhân nên bắt đầu tập thể thao. Lúc đầu không nên tập các thao tác quá mạnh, chỉ cần mở hai tay ra, nhè nhẹ và dịu dàng như tư thế bơi lội, liên tục trong một tháng. Thời gian thể thao là khoảng sáu giờ sáng và chín giờ tối, mỗi ngày hai lần, một lần độ mười phút là đủ. Ngoài hai giờ đó, đừng tập, vì đây là thời gian phối hợp với sự tuần hoàn của huyết khí.

Lần thứ mười: Lấy năm mươi lá vạn niên thanh, năm mươi trái long nhãn khô, cho tất cả vào nồi với bốn chén nước, sắc lại còn độ một chén, cho thêm một chút muối.

Thời gian dùng: Định vào mười giờ tối. Liên tục trong mười ngày.

Ngoài ra còn một phương thuốc khác trị chứng ung thư vú như sau:
1. Ép lấy nước cốt của mười trái khế, pha thêm một chút bột cam thảo, muối và đường.

Thời gian dùng: Hai giờ trưa, uống độ một chén, chín giờ tối, uống độ một chén. Liên tục trong mười ngày.

2. Lấy một trăm lá vạn niên thanh rửa sạch, cho vào nồi với bốn chén nước, sắc lại còn độ một chén, cho thêm một chút bột cam thảo, muối và đường.

Thời gian dùng: Khoảng bốn giờ chiều, uống một chén. Liên tục trong hai mươi ngày.

3. Lấy năm trái khế, mười trái anh đào, mười lát cam thảo, cho tất cả vào nồi với bốn chén nước, sắc lại còn độ một chén, thêm vào một chút muối.

Khoảng mười giờ tối uống một lần. Uống liên tục trong mười ngày.

4. Lấy năm mươi lá vạn niên thanh, mười lá măng tre (không phải lá tre), năm mươi hột long nhãn khô, cho tất cả vào nồi với năm chén nước, sắc lại còn độ một chén.

Uống liên tục trong hai ngày.

5. Lấy ba trái khế, nửa cái vỏ quít, ba mươi hột nho khô, cho vào trong nồi với bốn chén nước, sắc lại còn độ một chén.

Khoảng một giờ trưa, uống một chén. Uống liên tục trong ba mươi ngày.

Khi đã dùng đến phương thuốc thứ năm này thì bệnh nhân cũng nên ấn tống kinh sách, hướng thiện tâm linh, tu sửa tâm tính, phát triển phần trí tuệ của mình, vì khi trí tuệ đã sáng suốt không còn chuốc lấy tai họa nữa.

( Còn tiếp )
audible
 
Bài viết: 598
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 5 06, 2011 4:32 am

Re: DIỆU PHƯƠNG CỨU ĐỜI-HOA ĐÀ TIÊN ÔNG

Gửi bàigửi bởi Liên » Thứ 2 Tháng 12 28, 2015 2:10 am

Nam mô A Di Đà Phật!
Xin cảm ơn audible và các đạo hữu Trung Tâm Vô Vi Washington DC về tài liệu rất bổ ích này.

lienhuong có một chút thắc mắc xin hỏi lại cho rõ: trong quyển 5, bài thuốc có nói nhều đến "cây Vạn niên thanh ( cây sống đời)"- nhưng lienhuong xem hình ảnh trên mạng, thì đây là 2 loại cây hoàn toàn khác nhau, thậm chí cây Vạn niên thanh lá lớn màu xanh, trắng ở giữa, có bài viết còn cảnh báo là cực độc:
kenh14.vn/xa-hoi/xuat-hien-tin-don-loai-cay-chua-chat-doc-gay-chet-nguoi-chi-trong-1-phut-20150727100812302.chn
http://eva.vn/nha-dep/van-nien-thanh-ga ... 21266.html

lienhuong lo ngại nếu người bệnh dùng nhầm thì thật nguy hiểm, nên kính mong quí đạo hữu có thể đăng kèm hình ảnh cây Vạn niên thanh được dùng làm thuốc ạ.
lienhuong xin chân thành cảm ơn!

A Di Đà Phật!
Liên
 
Bài viết: 181
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 11 30, 2012 5:18 am

Re: DIỆU PHƯƠNG CỨU ĐỜI-HOA ĐÀ TIÊN ÔNG

Gửi bàigửi bởi audible » Thứ 2 Tháng 1 04, 2016 3:58 am

( Tiếp theo và hết )


QUYỂN VI

PHƯƠNG THUỐC TIẾT DỤC (NGỪA THAI)

Ngày nay thế giới đang đứng trước nạn nhân mãn, các nước đều phát động phong trào hạn chế việc sanh đẻ, nói về Tây y thì thuốc ngừa thai không thiếu, nhưng tác dụng phụ cũng nhiều, làm hại sức khỏe người dùng, nhất là thuốc có thể tác động trên thai nhi nếu lở mang thai, mà hậu quả thường là sanh ra những đứa trẻ tàn tật. Đức Hoa Đà đã ban cho những diệu phương vừa rẻ tiền vừa lại đơn giản. Đó là bông của cây cửu tầng tháp, mỗi lần dùng độ ba mươi cây, nhưng phải lựa chọn những thứ bông già mới có công hiệu. Bông phải dài độ một tấc năm phân thì mới dùng được.

Cách dùng: Lấy ba mươi bông cửu tầng tháp (bông cây rau quế, đỏ hay xanh cũng được), cho vào nồi với hai chén nước, sắc lại còn độ một chén, cho thêm một chút đường trắng.

Thời gian dùng: Mỗi tháng dùng hai lần, sau khi hết kinh, uống liên tục hai ngày, trước khi đi ngủ. Thuốc này dễ tìm thấy ở nhà quê. Dược tính của nó là trực tiếp tiêu diệt noãn sào mỗi tháng, nên không thể thụ thai được. Nhiều người dùng đã đạt được công hiệu tốt đẹp.

Chú ý: Đây là phương thuốc trời ban, không nên lợi dụng. Người lợi dụng sẽ gặp nhiều tai họa không ngờ.

PHƯƠNG THUỐC TRỊ CHỨNG VIÊM NIẾU ĐẠO

Niếu đạo viêm là chứng sưng đường tiểu tiện, khi đi tiểu thì bị nóng rất khó chịu.

Lấy hai trái xí muội khô, lúc năm giờ chiều ngậm một trái, sau đó lại ngậm tiếp thêm một trái nữa. Liên tục dùng như vậy trong ba ngày sẽ thấy công hiệu linh nghiệm.

PHƯƠNG THUỐC TRỊ CHỨNG ĐAU VÀ Ù TAI

Lấy một khúc mía dài độ sáu tấc, nên lựa khúc giữa của cây mía thì công hiệu mạnh hơn.

Ăn vào lúc mười một giờ sáng, nhưng phải thoa thêm một chút bột cam thảo mới có công hiệu.

PHƯƠNG THUỐC TRỊ CHỨNG ĐAU MẮT, VÕNG MẠC VIÊM

Nước nho hộp

Cách dùng: Buổi sáng khoảng mười giờ, uống một chén.
Buổi tối khoảng mười giờ, uống thêm một chén nữa.

Uống như vậy trong ba ngày thì sẽ khỏi bệnh.

PHƯƠNG THUỐC TRỊ CHỨNG MIỆNG HÔI, LỠ MIỆNG HAY SƯNG MIỆNG

Lấy ba mươi lát cam thảo, một trái táo (apple) chẻ làm bốn, rau bạc hà (rau thơm) hai mươi cọng, cho tất cả vào nồi với hai chén rưỡi nước, sắc lại còn độ một chén, cho thêm một chút mật ong.

Chú ý: Chờ cho thuốc nguội rồi mới cho mật ong vào, bằng không thuốc sẽ mất công hiệu. Hiệu quả tốt.

PHƯƠNG THUỐC TRỊ CHỨNG TAY CHÂN NHỨC MỎI

Hai giờ trưa, ăn năm trái anh đào. Phải ăn vào giờ đó thì thuốc mới có linh nghiệm. Có thể dùng anh đào trong hộp.

PHƯƠNG THUỐC TRỊ CHỨNG SẠN MẬT

Việc kết sạn trong cơ thể phần lớn có liên quan đến chất nước và thức ăn mà mình dùng hàng ngày. Ví như người thường ăn đậu hủ thì nên dùng với dầu phộng thì mới có thể dung giải chất thạch cao và tiêu hóa nó đi. Ở nơi nào nước có nhiều chất vôi thì nơi đó cũng có nhiều người bị bệnh kết sạn trong cơ thể.

Phương thuốc dùng là hột của năm mươi trái xí muội, tức là cắt bỏ vỏ ngoài chỉ lấy hột thôi, cho vào nồi với ba chén nước, sắc lại độ một chén, cho thêm chút đường trắng.

Thời gian uống, ba giờ chiều uống một chén.

Chú ý: Buổi tối cần ăn đồ bổ máu. Ăn năm trái anh đào.

Hột xí muội có tính chua, có thể dung giải chất vôi đá, nhưng nó cũng có tác dụng phá máu, nên tối phải ăn chất bổ máu để bù lại. Có như vậy thì mới đạt được hiệu quả trị liệu mà không sợ có tác dụng phụ xảy ra.

Cần uống liên tục trong năm ngày, rồi ngưng mười ngày. Sau đó lại dùng tiếp trong năm ngày nữa. Công hiệu kỳ diệu.

PHƯƠNG THUỐC TRỊ BỆNH LAO PHỔI

Phương thuốc: Cải oa tử, hai chục cây.

Cách dùng: Rửa sạch cho vào nồi với ba chén nước, sắc lại còn độ một chén, cho vào một chút muối.

Mười giờ rưỡi sáng uống một chén. Uống liên tục trong năm ngày.

Sau đó lấy năm tai nấm hương (cỡ vừa vừa) rửa sạch, cho vào nồi với một chén rưỡi nước, sắc lại còn độ một chén, thêm vào một chút muối.

Mười giờ rưỡi sáng uống một chén, cũng uống liên tục trong năm ngày.

Sau năm ngày, lấy mười cọng kim châm, năm tai nấm hương, năm cây rau thơm, nửa củ cà rốt xắt sợi, xào tất cả với dầu phộng, nêm nếm cho vừa ăn. Dùng vào mười giờ sáng và dùng liên tục trong mười ngày.

Chú ý cách xào: Dầu phộng đổ vào chảo cho nóng rồi cho nấm hương vào xào cho chín. Súc ra để trong chén, sau đó dùng lửa nhỏ, xào cà rốt cho chín, không được thêm nước để tránh hơi nước hút hết chất dinh dưỡng, rồi mới cho nấm hương và kim châm (cũng đã ngâm nước sôi trước cho mềm). Sau cùng cho rau thơm và một chút muối. Phương thuốc này rất ngon miệng và cũng có thể dùng làm một món ăn thông thường.

PHƯƠNG THUỐC TRỊ CHỨNG VIÊM BÀNG QUANG

Năm trái xí muội, nửa trái chanh xắt lắt, hai trái khế xắt lát. Cho tất cả vào nồi với hai chén nước, sắc lại còn độ một chén, cho thêm chút đường trắng.

Năm giờ chiều uống một chén, uống liên tục trong năm ngày.

Phương thuốc này không có tác dụng phụ, công hiệu rất tốt.

PHƯƠNG THUỐC TRỊ CHỨNG HEN SUYỂN

Thuốc có nhiều toa, cho người trung niên, cho người lớn tuổi và cho người trẻ tuổi.

CHO NGƯỜI TRUNG NIÊN

- Sâm cao ly (Năm lát).
- Long nhãn khÔ (Hai chục trái).
- Mứt trái tắc (Năm trái).
- Một chén rưỡi nước.
- Dùng lửa riu riu nấu, chờ cho sôi được năm phút thì dùng được. Rất công hiệu.

CHO NGƯỜI LỚN TUỔI

- Sâm cao ly (Năm lát).
- Mứt trái tắc (Hai trái).
- Nấm hương (Ba tai).
- Cho tất cả vào nồi với ba chén nước, dùng lửa riu riu, sắc còn độ một chén.

CHO NGƯỜI TUỔI TRẺ

- Chanh (Một trái) xắt lát.
- Khế (Ba trái) xắt lát.
- Nấm hương (Ba tai)
- Cho tất cả vào nồi với ba chén nước, sắc còn độ một chén, cho thêm một chút đường.

Ba giờ chiều uống một chén, uống liên tục trong ba ngày thì thấy hiệu nghiệm.

Thời gian uống cho tất cả ba trường hợp.

PHƯƠNG THUỐC TRỊ CHỨNG TÁO BÓN

1. Khoai lang, nửa củ xắt thành miếng vuông, nấm hương ba tai, xắt thành sợi, rau thơm hai chục cây, xào với dầu phộng, nêm nếm cho vừa ăn. Toa thuốc này vừa ngon miệng lại vừa linh nghiệm.

Toa này phải dùng trước khi ăn sáng, dùng liên tiếp trong năm ngày.

2. Hai trái chuối, thoa lên một chút bột cam thảo.
Ăn vào buổi chiều khoảng bốn giờ, ăn liên tục trong năm ngày.

3. Khế ba trái xắt lát, nho khô ba mươi hột, cam thảo ba mươi lát. Cho tất cả vào nồi với ba chén nước, sắc còn độ một chén, cho thêm một chút đường.

Mười giờ tối uống một chén, uống liên tục trong ba ngày.

Ghi chú: Ba toa thuốc trên đây tùy người chọn lấy mà dùng, nhưng không thể dùng một lúc ba toa cùng một ngày.

PHƯƠNG THUỐC TRỊ BỆNH TRỈ NỘI VÀ TRỈ NGOẠI

Trong quyển I đã có phương thuốc trị bệnh trỉ nội và trỉ ngoại, nhưng phương thuốc đó rất khó tìm, ít người biết cát tỵ thảo là gì? Nay ban cho toa thuốc rất đơn giản. Chỉ cần một ngày ăn ba mươi hột nho khô và vận động cho nhiều. Ăn vào lúc bốn giờ chiều. Ăn liên tục như vậy trong một tháng có thể trị tận gốc.

PHƯƠNG THUỐC TRỊ CHỨNG TAY CHÂN TÊ NHỨC

Dùng năm lát sâm cao ly, năm lát cam thảo, hai chục trái long nhãn khô, pha trong một chén nước sôi, đợi khi thuốc ra mùi thì dùng được.

Nếu tay nhức hay tê thì dùng toa này vào lúc hai giờ chiều, dùng liên tục trong năm ngày.

Nếu chân tê nhức thì dùng vào khoảng năm giờ chiều, dùng liên tục trong năm ngày.

THAY LỜI KẾT

"Diệu phương cứu thế hay phép trị liệu bằng rau quả" từ quyển I đến quyển VI gồm những bài thuốc trị liệu từ các bệnh thông thường cho đến các bệnh nan y, chúng tôi cố gắng chuyển ngữ hầu hết các phương thuốc này.

Nhìn qua, bạn đọc thấy toàn là những rau cải, trái cây thông thường mà trong bữa ăn hàng ngày đều có. Là những bài thuốc vừa rẻ tiền vừa lành vì không có tác dụng phụ, nhất là cho người ăn chay thì thật là lưỡng tiện.

Bạn đọc có lẽ hoài nghi khi đọc những bài thuốc này, vì với những rau quả thông thường như vậy, thì làm sao có thể trị được bệnh, nhất là những bệnh khó trị như phong thấp, dạ dày, hay hơn nữa là bệnh ung thư?

Như đã đề cập trong lời nói đầu, y học cổ truyền đã biết tận dụng rau quả để chữa bệnh tật, và trong dân gian tiếp thừa truyền thống đó, cũng biết sử dụng rau quả để điều chỉnh tình trạng sức khỏe của mình hàng ngày với hiệu quả tốt.

Điều chủ yếu là phải biết phối hợp thời gian theo nguyên lý chuyển dịch của khí huyết trong cơ thể thì mới đem lại hiệu quả trong việc trị liệu. Đó cũng là đặc điểm trong truyền thống trị liệu Đông phương. Nhứt là theo đúng lời chỉ dẫn cách dùng.

Ngoài ra, như đã nói, nguyên nhân bệnh tật có thể do sự mất quân bình trong cơ tạng mà sinh ra, nhưng cũng có những chứng bệnh mà nhà Phật coi như là bệnh nhân quả.

Tùy tín ngưỡng của bạn đọc tin hay không? Điều đó không quan trọng. Nhưng có những thực tại mà bạn đọc không thể suy nghĩ. Tại sao có nhiều người cùng mang một chứng bệnh mà kẻ thì được chữa khỏi trong thời gian ngắn, còn người thì cứ dây dưa chữa hoài mà không lành. Đó là do nguyên nhân nào mà sanh ra? Nếu không phải có sự kỳ bí trong linh giới?

Cho nên, ngoài niềm tin ra, dù là có tín ngưỡng nào đi nữa thì cũng nên đặt nặng vấn đề tâm linh, hướng thiện cuộc sống, phát tâm làm điều thiện ích, tu sữa tâm tánh. Đó cũng là đóng góp trong việc chữa trị thân bệnh của mình vậy.

Các bài thuốc trong tập sách này, có tên của vài thực vật mà chúng tôi tiếc đã chưa kiểm phối ra tên tương đương của nó ở xứ mình, như cát tỵ thảo...

Rất mong phần đóng góp của bạn đọc về điểm này. Khi cần, bạn đọc có thể đến tiệm thuốc Bắc, hy vọng người chuyên môn có thể giúp cho chúng ta câu giải đáp.

Rất mong sự đóng góp của bạn đọc để giúp ích cho người hưởng dụng.

Kính chúc quý vị thân tâm thường lạc.

23-7-1997
BĐVVĐQ
Kính bút.
audible
 
Bài viết: 598
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 5 06, 2011 4:32 am

Re: DIỆU PHƯƠNG CỨU ĐỜI-HOA ĐÀ TIÊN ÔNG

Gửi bàigửi bởi Diệu Hiền » Thứ 5 Tháng 1 26, 2017 11:55 am

Xin cho con hỏi, bài thuốc trị ho trong DPCĐ như sau
11h sáng ăn 20 trái nho khô
4h chiều ăn 1 khúc mía
Trước khi đi ngủ uống 1 ly trà xí muội (cách nấu trà: 20 viên xí muội nấu với 2 chén nước)

Vậy là uống hết lượng trà 20 viên xí muội trong 1 lần thôi hay sao ạ? Vì con thấy như vậy nhiều và mặn lắm ạ.

Con xin trân trọng cảm ơn Thầy!
Diệu Hiền
 
Bài viết: 83
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 9 25, 2011 11:53 am


Quay về Linh Tinh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách

cron