Mình cứ phải theo đúng phác đồ điều trị, chỉ dẫn của bác sĩ

Re: Mình cứ phải theo đúng phác đồ điều trị, chỉ dẫn của bác

Gửi bàigửi bởi audible » Thứ 2 Tháng 5 20, 2019 9:51 pm

Hôm qua đi chung xe với đứa em gái.
Dọc đường nó thông báo với tôi : Ba của đứa bạn em mà mấy năm trước anh có ghé chơi ở Hồ Tràm, Long Hải, hôm qua đã mất rồi do tối bị ngưng tim đột ngột, đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng bác sĩ không cứu được.
Tôi hỏi lại : Thế cụ ấy bao nhiêu tuổi rồi ?
Đứa em trả lời : 74 anh à.
Tôi hỏi tiếp : 74 thì không trẻ nhưng cụ cũng chưa phải là già lắm. Thế cụ có bị bệnh tiểu đường không, có uống thuốc hạ đường hay chích insulin không ?
Em tôi nói : À ! Em không rõ nữa, để em hỏi bạn em .
Sau khi trao đổi với người bạn, em tôi trả lời : Cụ bị tiểu đường hơn chục năm nay rồi, không có chích insulin, bác sĩ chỉ cho cụ uống thuốc hạ đường ngày 2 lần, sáng 1 viên, chiều tối 1 viên.
Tôi gằn giọng với đứa em : Rồi ! Lại thêm 1 trường hợp nữa bệnh nhân chết không phải vì bị bệnh tiểu đường, mà do cách chữa sai lầm của người thầy thuốc và bệnh nhân không chịu đo đường huyết kiểm tra ở nhà, dẫn đến đường huyết trong máu buổi tối đã thấp, lại uống thêm thuốc hạ đường theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị khiến cho đường huyết khi ngủ tuột quá thấp, không còn đủ đường glucose dương nuôi cơ tim co bóp nên làm suy tim, ngưng tim , khiến bệnh nhân phải chết oan uổng mà bác sĩ trong bệnh viện khi cấp cứu không tìm ra được nguyên nhân, và quan trọng là không còn cơ hội nào để chữa chữa sai lầm.
Thầy Ngọc đã hướng dẫn cách chữa bệnh tiểu đường, trong bài giảng TIỂU ĐƯỜNG PHẦN 5, Thầy đã nêu rõ một trong các cách chữa sai lầm đó là : Sai lầm do thầy thuốc gây ra bệnh (iatrogenic disease).
audible
 
Bài viết: 598
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 5 06, 2011 4:32 am

Re: Mình cứ phải theo đúng phác đồ điều trị, chỉ dẫn của bác

Gửi bàigửi bởi audible » Thứ 6 Tháng 6 19, 2020 12:15 am

Sáng sớm nay, đọc tìm thông tin cập nhật trong trang web khí công con mới thấy Thầy đã đăng bài Tiểu đường 61. ÂM MƯU VỀ THUỐC TIỂU ĐƯỜNG VÀ ÁP HUYẾT CỦA TRÙM KHỦNG BỐ NGÀNH DƯỢC.

Ngồi đọc bài viết trên của Thầy thì chợt dừng lại ở mục 4, phần II nói về bệnh hô hấp : " Trường hợp phổi có nước do nhiễm cảm hàn bị ho, khác với bệnh tràn dịch màng phổi....". Con chợt liên tưởng đến trường hợp sau đây mới vừa xảy ra.

Chiều hôm qua con mới đi viếng đám tang của chị một người bạn học lúc thủa nhỏ. Cái chết của chị đối với mọi người trong gia đình hay bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm thì quá đổi bất ngờ, đột ngột, bởi lẻ đầu tuần mọi người còn gặp chị và trông thấy khỏe mạnh, vui tươi, chị còn đi viếng chùa nữa cơ mà, nếu không có dịch bệnh Covid-19 thì có lẻ giờ này chị đang đi chơi ở chốn trời tây nào đó, chứ không phải còn ở Việt Nam. Chị ra đi quá đổi đột ngột, không kịp nhắn nhủ lại điều gì cho gia đình và người thân.

Sự ra đi của chị giống như kịch bản đã được soạn sẵn của 1 kiếp người ở cõi tạm trần gian này vậy :

Mấy hôm trước chị bị đau râm rang ở vùng bụng bên phải, chị thu xếp vội vào 1 bệnh viện để khám, sau khi thực hiện các thủ tục khám chữa bệnh của tây y, bác sĩ cho chị biết vùng gan của chị có 1 khối u ở thùy gan to khoảng 20mm, tạm thời chưa nguy hiểm tánh mạng, nhưng xét về lâu dài bác sĩ cũng tư vấn và đề nghị chị nên vào viện để mổ sớm, tránh nó thành u ác tính, nguy hiểm.

Sau khi được tư vấn của các bác sĩ khác, nơi khác, và thống nhất trong gia đình, chị đi đến quyết định vào viện để mổ, cắt bỏ khối u ở thùy gan.

Sau khi tiến hành kiểm tra sức khỏe bệnh nhân đạt mức an toàn, cũng như phía gia đình đã đồng ý ký giấy chấp nhận phẫu thuật, bác sĩ đã tiến hành ca mổ “thành công tốt đẹp”.

Khi bệnh nhân còn nằm trong phòng săn sóc đặc biệt sau phẫu thuật, y tá đã yêu cầu phía gia đình bệnh nhân cung cấp sữa Ensure để cho bệnh nhân uống khi đói bụng. Sau khi lưu phòng hồi sức, bệnh nhân đã được đưa về phòng riêng, tinh thần ổn, tuy nhiên phổi bệnh nhân có hiện tượng kéo nhiều đờm nhớt, khò khè.

Sau 03 ngày bác sĩ nhận xét là bệnh nhân đã ổn định, vết mổ gan đã lành, buổi sáng đã được rút ống dẫn lưu. Nhưng đến tối bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng phổi , chuyển biến xấu phải chuyển viện lên tuyến trên và cho thở máy tích cực. Theo lý giải của bác sĩ thì 1 phần do ảnh hưởng mất sức của vết mổ, 1 phần do bệnh nhân bị trào ngược dạ dày, dịch a xít dạ dày bị hít vào phổi gây viêm phổi cấp, hai lá phổi đầy nước, hình chụp trắng xóa, không bác sĩ nào còn dám hứa điều gì. Sau 2 ngày được bác sĩ chữa trị tích cực, nhưng áp huyết bệnh nhân ngày càng tuột thấp dần và bệnh nhân đã chìm vào hôn mê và không thể qua khỏi ở tuổi 71.

Thầy đã giảng : Đường đi của nước trong cơ thể không có đường nào lên phổi, vậy tại sao hai lá phổi bị đầy nước ? Và người bạn này con đã từng có lần cảnh báo tác hại của sữa Ensure đối với bệnh nhân, nhưng cô ấy vẫn đưa sữa Ensure cho chị mình uống. Kết quả tốt hay xấu thì mọi người cũng đã rõ.
audible
 
Bài viết: 598
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 5 06, 2011 4:32 am

Trang trước

Quay về Linh Tinh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron