Hành trình khám phá bản thân

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 5 Tháng 3 10, 2016 4:51 am

III. Câu Chuyện Bên Lề.
Thực tế là có rất nhiều việc bạn cố quên đi nhưng càng muốn quên thì lại càng thêm nhớ. Vậy nên bạn hãy cứ tập trung nhớ rõ lại những việc đó, chấp nhận đó là sự thật, là chuyện đã qua và hóa giải tất cả những vị đắng còn đọng lại trong tâm trí bạn.

Dẫu biết rằng cố quên là sẽ nhớ
Hãy dặn lòng cố nhớ để mà quên.

Sau một quá trình thiền định dài lâu, bạn buông bỏ được mọi vướng mắc thì tâm trí bạn thật sự dừng lặng, ngơi nghỉ. Trí não minh mẫn, sáng suốt và sức mạnh tinh thần kiên định; Bạn đã đủ mạnh để đối mặt với kẻ thù cuối đời - Cái chết. Sự hiểu biết từng trải và định lực vững vàng giúp bạn chấp nhận sự thật “Cái chết sẽ đến với bạn”. Nhìn nhận “Việc chết là lẽ dĩ nhiên, là điều tất yếu” bạn sẽ không còn sợ chết nữa. Có thể bạn cười nhạo và tự tin khẳng định “Bạn không sợ chết, chết không có gì là đáng sợ”. Tôi tin bạn vì “Tôi cũng không sợ chết”. Tuổi trẻ, tôi chẳng ngán ngại một điều gì; Trời cao đất rộng chẳng hơn một bước chân,... Thời gian qua đi, tôi nhìn thấy người khác giãy dụa, rên xiết, cuồng loạn,… ở những phút giây cuối đời; Lòng tôi thầm lo, lo rồi lại sợ. Đó là một quá trình mà mỗi người đều phải trải qua. Tuổi trẻ khí vượng, nông nổi, bồng bột, háo thắng,… “Coi trời bằng vung”. Đến khi cao tuổi già yếu, sức tàn, lực kiệt, nhiệt huyết suy giảm, mòn mỏi,…con người lại sợ sệt, lo lắng. Sợ tiếng chó vọng giữa đêm. Sợ tiếng bước chân người bên hiên vắng. Sợ nghe tiếng gió giao mùa. Sợ cả mùa xuân đến,… Và bạn hãy nhìn lại, tìm hiểu những người vừa mới chết. Có bao nhiêu người bình thản chìm vào giấc ngủ sâu? Có bao nhiêu người vẫy vùng, níu kéo, bám víu,… từng hơi thở cuối? Bạn thuộc nhóm người nào? Nói và làm là hai việc khác nhau. Không hẳn bạn nói là có thể làm được. Thế nên bạn cần có quá trình rèn luyện, chuẩn bị từ trước. Hơn nữa, nếu thật sự bạn không sợ chết, chấp nhận cái chết thì bạn đã buông bỏ mọi việc cho con cái, không xét nét, can thiệp,…công việc của thế hệ trẻ, những “Trái ý nghịch lòng” không thể não hại, khiến bạn đau lòng vì “Chết đã không sợ” thì sẽ không có điều gì làm bạn rối trí.
Chuyển sang vấn đề khác, tôi sẽ nói về trạng thái con người ngay tại thời điểm chết. Bạn có từng thấy một người chết vùng vẫy, gào thét,… trước khi dứt hơi thở sau cùng không? Người đó không phải là bạn nhưng bạn hãy trực nhận “Hình ảnh đó có khác gì hình ảnh ta lột da một con rắn đang còn sống không?”. Hẳn đây không thể là một cảm giác dễ chịu. Nguyên nhân của việc vùng vẫy, gào thét,… ở người chết là do người này thật sự đau đớn, hoảng loạn,… vì họ không chấp nhận cái chết. Bạn lại nghĩ: Vậy chỉ cần chấp nhận “Cái chết sẽ đến” thì sẽ thanh thản lìa đời. Bạn nghĩ đúng nhưng điều quan trọng nhất là bạn phải có định lực đủ mạnh và tâm trạng thực sự bình thản trước mọi việc. Và … khi bạn rơi vào căn bệnh già lẩn thì bạn sẽ không có sự chọn lựa cách thức chết cho chính bạn. Sự minh mẫn, sáng suốt, định tỉnh,… là việc mà người cao tuổi nên gìn giữ. Việc ngồi thiền không chỉ giúp người cao tuổi không bị già lẩn mà còn giúp người cao tuổi nâng cao khả năng chịu đựng những đau đớn về tinh thần và thể xác. Do việc ngồi thiền sẽ giúp bạn quen dần cảm giác tê buốt, căng cứng ở chân, hông, cổ và sự tĩnh lặng ở trí não. Những điều này sẽ rất lợi ích cho bạn, nhất là khi bạn cận kề cái chết. Tôi không dùng cái chết để khiến bạn lo lắng, hoảng sợ. Điều này không ích lợi gì cho cá nhân tôi. Tôi chỉ giúp bạn chấp nhận một sự thật tuyệt đối “Chết là điều tất yếu, không thể tránh khỏi của đời người” và giúp bạn không bị căn bệnh già lẩn quái ác hành hạ, giày vò.
Việc ngồi thiền không chỉ tốt cho người cao tuổi. Dù bạn là ai thì việc giữ tinh thần tập trung, trí não minh mẫn, sáng suốt,… đều rất tốt. Việc ngồi thiền tốt cả cho việc học, công việc và sức khỏe của bạn. Việc ngồi thiền thật sự rất ích lợi cho sức khỏe của bạn. Những căn bệnh đau khớp, đau thần kinh tọa, cột sống, bướu cổ, ung thư, tiểu đường, giảm trí nhớ,… đã thuyên giảm khi những bệnh nhân siêng năng ngồi thiền. Lý giải cho khả năng trị bệnh của việc ngồi thiền là do khi dừng lặng mọi lo toan suy tính, cơ thể bạn có thời gian nghỉ ngơi, điều hòa lại những huyệt vị bị nghẽn, khí huyết sẽ lưu chuyển thông suốt khắp cơ thể. Quá trình ngồi thiền tinh chuyên, không gượng ép sẽ hình thành một luồng khí trung hòa trong cơ thể. Luồng khí này sẽ tự tìm đến những cơ quan, bộ phận “gặp sự cố” trong cơ thể người và sửa chữa những “hỏng hóc” ở nơi đó. Tuy nhiên, bạn phải kiên trì, nhẫn nại, chuyên tâm thiền định. Bạn cũng đừng cố tìm học những phương pháp ngồi thiền kỳ đặc. Vì lẽ khi bạn hành trì sai phương pháp hoặc bỏ lỡ nửa chừng thì việc ngồi thiền kỳ đặc đó có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần của bạn và “Tiền mất, tật mang”.
Tóm lại, việc ngồi thiền - thiền định là dừng lặng ý niệm, buông bỏ suy tư, lo nghĩ để đạt được trạng thái tĩnh tâm. Khi khởi nghĩ, bạn hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp. Khi gặp những chuyện không vui, bạn hãy hóa giải chúng bằng cách tìm ra những điểm tốt trong câu chuyện buồn đó. Đừng tạo điều kiện cho buồn lo, sầu khổ,… nhấn chìm, não hại tinh thần của bạn. Nếu phải nhớ thì bạn hãy nhớ lại mọi việc rồi quên bỏ, đừng chất giữ tất cả mọi chuyện. Vì ngay cả mạng sống bạn còn không giữ, không làm chủ được thì bạn giữ những câu chuyện vẩn vơ, vớ vẩn để được gì? Bạn hãy giữ tâm trí an lạc, thảnh thơi, giữ tâm thanh tĩnh,…
Một vấn đề khác không kém phần quan trọng mà người cao tuổi cần lưu tâm. Đó là người cao tuổi phải rèn luyện lối sống lặng yên, tĩnh tại. Thế nên việc ít nói, giữ sự im lặng là cần thiết. Người xưa có câu “Đa ngôn sác cùng, bất như thủ xung” có hàm nghĩa là càng nói nhiều lại càng nguy hại cho thân, chi bằng giữ sự yên tĩnh, lặng im. Vì lẽ bạn hãy chú ý những người sau khi nói huyên thuyên, dông dài,…mọi chuyện thì phải dừng lại thở hào hển, mồ hôi đổ ra như tắm. Đặc biệt, ở những người cao tuổi sau một hồi tranh luận, “ăn to, nói lớn”,… thì hơi thở gấp gáp, đứt quãng, hao hơi, tốn sức,… Khi con người cất lên tiếng nói, nhất là những lúc tranh cãi, kích động,… thì sẽ làm rối loạn nhịp thở, nhịp tim,… Điều này sẽ dẫn đến việc tán loạn hơi thở - khí lực mà khí lực trong cơ thể người là chủ của mạng người. Khí lực thực sự là chủ của mạng sống con người vì lẽ con người có thể nhịn ăn, nhịn uống vài ngày nhưng có mấy ai nhịn thở được 5 phút. Khi còn trẻ, khí lực con người còn mạnh nên cho dù có “Ăn to nói lớn”, “Lao tâm khổ trí”, tổn hao khí lực,… thì việc phục hồi nguyên khí, sức lực, bình ổn điều hòa lại hơi thở còn có phần dễ dàng. Tuy nhiên, nếu những người trẻ tuổi không biết bảo toàn nguyên khí, sống trong sự căng thẳng về tinh thần và thể chất thì việc hao mòn nguyên khí âm thầm sẽ gây ra bệnh tật, tinh lực suy, khí lực cạn dần, dẫn đến việc sức khỏe suy giảm, tuổi thọ rút ngắn lại. Còn đối với người già thì vấn đề nghiêm trọng hơn, việc nói nhiều sẽ làm khí lực tán loạn; Việc điều hòa bình ổn lại nhịp thở, nhịp tim, tâm trạng,… sẽ mất nhiều sức lực dẫn đến tổn hao nguyên khí, nguyên thần của con người.
Nguyên thần của con người là gì? Nói với nghĩa hẹp, dễ hiểu thì nguyên thần là sức khỏe thể chất và tinh thần của con người; Còn nói với nghĩa rộng, đầy đủ thì nguyên thần chính là tâm, còn gọi là phần hồn của con người. Một người được gọi là người sống thì gồm có 2 phần gồm thân và tâm. Thân xác là phần vật chất, có hình dạng có thể nhìn thấy, nắm bắt,… được xem là phần dương; Còn phần tâm thì vô hình, không thể sờ mó, nắm bắt,… được xem là phần âm. Nhưng trên thực tế người vừa mới chết, thân xác còn, phần tâm rời khỏi lại nằm im, bất động,… Vì thế khi nhìn nhận chuẩn xác hơn thì phần thân là dương nhưng thật ra lại là âm, tạm gọi là dương trong âm; Còn người sống cử động, suy nghĩ được là do tâm chi phối, điều khiển,… Tâm là phần âm lại có thể giúp thân xác bất động làm việc, đi lại, nói cười,… nên chuẩn xác hơn sẽ tạm gọi tâm là âm trong dương. Người chết, thân xác vật chất sẽ hư hoại, tan rã mất. Còn phần tâm không hình, không dạng,… thì sẽ tan mất hay ra sao? Phần tâm đi về đâu?
Khi nguyên khí tán loạn, tan mất thì con người sẽ chấm dứt mạng sống. Việc nói nhiều, tranh cãi kích động,… sẽ làm người già sớm chết hoặc rơi vào tình trạng già lẩn, si dại,… Thế nên việc dừng lặng, ít nói sẽ rất cần thiết cho sức khỏe tinh thần và thể chất ở người già. Không chỉ vậy việc ít nói sẽ không gây ra những cãi vã, xung đột,… trong gia đình vì sự khác biệt về nhận thức, sự hiểu biết, bối cảnh sống giữa hai thế hệ là luôn tồn tại. Điều này sẽ giúp cho gia đình bạn có sự hài hòa, ấm êm và hạnh phúc. Có thể bạn sẽ nghĩ: Nếu sống dừng lặng, ít nói,… thì người cao tuổi có khác gì “Pho tượng biết đi”, không có giá trị gì? Vậy “Chết quách cho xong”. Bạn đừng nên cạn nghĩ, cực đoan như thế. Vì lẽ: Một là việc nói nhiều, can thiệp quá mức vào việc làm của con cháu sẽ làm bạn “Hao hơi tốn sức”, làm rạn nứt tình cảm, đổ vỡ gia đình,… thì bạn nói để được gì?; Hai là việc giữ trí não tinh tường, sáng suốt, sức khỏe tốt sẽ giúp bạn có tâm thái an lạc, tươi vui. Có tinh thần minh mẫn, bạn ít lời nhưng lời nói lại có sự chuẩn mực, lời hay ý đẹp - Bạn sẽ là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con cháu, được mọi người kính nể, tôn trọng; Ba là bạn thật sự không thể làm chủ việc chết vì thế bạn hãy giữ sự minh mẫn, bình thản để đón nhận một giấc ngủ nhẹ nhàng, thanh thản hơn là phải đau đớn, khổ sở, oằn mình,… khi cái chết tìm đến. Tóm lại, việc bạn ít nói, giữ sự yên lặng sẽ giúp bạn bảo toàn được sức khỏe thể chất và tinh thần.
Khi nói, bạn hãy nói những điều hay, những việc tốt để khuyên dạy con cháu. Hãy cất lời nói hợp thời, đúng lúc - Khi con cháu cần đến sự hiểu biết, kinh nghiệm từng trải,… của bạn. Là cha mẹ, bạn phải rõ biết những đứa trẻ khi đói chúng sẽ đòi ăn, khi khát sữa chúng sẽ đòi bú, khi “tè ướt quần” chúng sẽ kêu khóc,… Khi no đủ chúng sẽ hồn nhiên vui đùa, tự do,… Rõ biết như thế, bạn đừng gò bó, áp đặt, sắp xếp,… mọi việc cho thế hệ trẻ. Việc làm đó sẽ gây khổ cho bạn, cho con bạn, cho người thân,… Hãy sống an nhàn, thảnh thơi, dứt trừ lo toan, buông bỏ mọi việc,…

Trích "Cánh cửa cuối đường hầm" - VÔ ƯU
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 7 Tháng 3 12, 2016 11:28 am

Câu chuyện luân hồi ở cách nhìn khoa học và hơn thế nữa…

Tôi sẽ thực hiện một thực nghiệm dưới sự hỗ trợ của các nhà khoa học.
Tôi sẽ chọn một cây họ đậu cho thí nghiệm này. Tôi sẽ đặt hạt giống này vào trong một lồng kính được thiết kế đặc biệt đảm bảo duy trì sự sống cho một cây đậu sinh trưởng và phát triển. Ở mức độ tương đối bạn sẽ nhận thấy gần như không có sự trao đổi vật chất qua lại giữa môi trường trong lồng kính và môi trường bên ngoài. Hạt đậu sẽ phát triển thành cây, ra hoa, kết trái. Để đảm bảo quá trình này, cây đậu đã hút hết dưỡng chất có trong môi trường.
Theo quy luật tự nhiên cây đậu sẽ già chết, xác chết cây bị phân hủy tạo lại dưỡng chất cho môi trường, là điều kiện để các hạt đậu nẩy mầm và phát triển. Tuy nhiên, điều kiện môi trường chỉ thích hợp cho một cây đậu sinh trưởng tốt nên cũng chỉ có một cây đậu sống khỏe, đủ sức chèn ép khiến các cây đậu khác chết. Cây đậu đó sẽ ra hoa, kết trái, già rồi chết.
Quá trình này cứ thế diễn ra, thực tế những cây đậu về sau có nguồn gốc từ cây đậu ban đầu và chúng đã dùng nguồn dinh dưỡng từ chính xác cây ban đầu và cả những cây đậu anh em và nói theo một cách khác cây đậu tồn tại sau cùng đã ăn thịt mẹ và các anh em của nó để tồn tại.
Nếu ta đem cây đậu còn lại ra phân tích các yếu tố di truyền thì sẽ không khác với cây đậu ban đầu và cây đậu đó đã gián tiếp dùng xác cây đậu ban đầu mà tồn tại. Về thành phần vật chất giữa hai cây đậu là không khác.
Cuối cùng ta không thể kết luận cây đậu sau cùng là cây đậu ban đầu nhưng cũng không thể chối bỏ nguồn gốc cây đậu sau cùng là do cây đậu ban đầu mà có và xác thân cây đậu sau cùng chính là xác thân của cây đậu ban đầu chuyển hóa thành. Đây chính là sự luân hồi ở dạng hữu hình, đơn giản mà nhân loại chỉ cần có ít chú tâm, tìm hiểu, nhận biết và thừa nhận.
Mặc dù sự luân hồi hữu hình, đơn giản không khó nhận biết nhưng trên thực tế nhân loại vẫn u mê chưa nhận ra được sự luân hồi hữu hình thì sao có thể nhận biết được sự luân hồi vô hình, ở cấp độ phức tạp.
Vì không nhận thấy và tin theo, cùng với sự thiếu hiểu biết của số ít người, nhân loại đã vội chối bỏ sự luân hồi khiến tri thức nhân loại bị giới hạn, không tìm được lời giải cho sự hình thành sự sống, nguồn gốc sinh ra loài người.
Tôi sẽ mở rộng vấn đề sự luân hồi hữu hình ở phạm vi rộng hơn.
Ở mức độ nào đó trái đất cũng là một hệ kín và những sinh vật và con người còn tồn tại cho đến ngày nay phải chăng đã từng ăn xác thịt của những giống loài trước đó kể cả đồng loại ở hình thức trực tiếp hay gián tiếp?
Nhằm làm vấn đề đơn giản, dễ hiểu hơn tôi sẽ giới hạn ở việc tìm hiểu ở loài người. Qua hàng triệu triệu năm con người phát triển, có bao thế hệ người đã chết, xác thân họ nằm trong đất, phân rã luân chuyển vào thân cây, trái cây và các loài sinh vật khác.
Loài người dùng những loài vật, trái cây,… có phải chúng ta đã gián tiếp ăn tổ tiên, ông bà,… không?
Những người giàu có, những nước tư bản xâm chiếm, giết người, cướp đoạt tài sản của người khác để phục vụ việc ăn uống, tiêu sài phải chăng họ đã ăn thịt đồng loại?
Bởi lẽ của cải họ lấy được có từ công sức của người khác. Việc giết người cướp đoạt tài sản, của cải, vật chất hiển nhiên vật chất cướp được chính là xác thịt người bị giết.
Và những đứa trẻ ra đời được nuôi lớn bằng sữa mẹ mà sữa mẹ thì lại chuyển hóa từ cơ thể mẹ chúng. Vậy ra việc tôi trình bày con người ăn thịt đồng loại thì không có gì là sai trái. Điều này thật đúng khi bạn hiểu rõ về sự luân hồi.
Sẽ có nhiều người xem đến đây lòng đầy kinh sợ và rối loạn không biết mai này phải sống như thế nào?
Tâm từ bi, tình yêu thương và nỗi sợ khiến họ sợ phải ăn thịt đồng loại, ăn thịt người chết. Nhưng bạn vẫn phải sống, phải làm việc vì đơn giản là bạn còn sống. Và bạn phải sống có hiểu biết, dứt trừ tham đắm, si mê, lầm lạc,… Chỉ khi bạn hiểu rõ nguồn gốc bạn sinh ra thì bạn sẽ thoát khỏi luân hồi, không còn trôi lăn trong sinh tử.
Nhưng nếu sự luân hồi chỉ tồn tại ở dạng hữu hình thì những người xấu ác, những quốc gia cuồng bạo, hiếu chiến,… sẽ sống nhởn nhơ, ung dung ăn thịt đồng loại, giết người,… Có lý nào những sự việc trái đạo như thế tồn tại mãi. Thế nên loài người còn chịu sự chi phối của sự luân hồi vô hình. Mọi việc tạo tác của con người đều được ghi vào trong tâm thức của chính họ. Khi chết đi, phần tâm thức người đó sẽ đi theo những duyên nghiệp tạo tác mà thọ lãnh những điều tốt xấu.
Sẽ có nhiều người hy vọng tôi hé lộ rõ hơn về thế giới vô hình. Quả thật, điều này không dễ và cho dù tôi có diễn đạt cũng không có nhiều người tin.
Ngay cả những việc hiện diện trước mắt mà ta vẫn còn không thừa nhận thì nói gì đến những việc không dễ nhận biết. Ví như cách đây khoảng 30, 40 năm nếu một ai đó cầm chiếc điện thoại di động và nói rằng “Họ có thể nói chuyện với người thân đang ở cách họ nửa vòng trái đất”. Có lẽ tất cả mọi người tại thời điểm đó đều khẳng định người đó bị điên loạn.
Thế nên thật khó để diễn đạt cõi vô hình. Tuy nhiên, bạn sẽ phải chấp nhận sự thật - Đã là thế giới vô hình thì hiển nhiên là không hình tượng, không thể dùng mắt thường mà nhìn thấy được.
Nhưng nếu bạn chịu khó quán chiếu, soi xét mọi việc bạn sẽ nhận thấy chúng có tồn tại, sự luân hồi có tồn tại. Nếu bạn khách quan nhìn nhận thì bạn sẽ nhận ra những đứa trẻ ngày nay dường như thông minh, lanh lợi nhưng sức khỏe lại yếu hơn những đứa trẻ ở những thế hệ trước.
Các nhà khoa học chưa từng nghiêm túc đánh giá, nhận diện vấn đề này nên càng không thể lý giải được sự tồn tại sai biệt hiển nhiên bộc lộ nơi những đứa trẻ sơ sinh.
Đặt giả thiết bạn thừa nhận vấn đề luân hồi là thật có bạn sẽ thấy vấn đề ngay lập tức được giải quyết. Con người ngày càng tiến bộ việc bảo bọc những đứa trẻ sơ sinh được kỹ hơn, khiến cho khả năng chịu đựng của con người trước môi trường tự nhiên bị kém đi.
Khoa học, giáo dục, thể thao phát triển giúp con người tích lũy nhiều hiểu biết và sự năng động. Quá trình này vẫn được lưu giữ lại tâm trí của con người qua rất nhiều lần chết đi rồi luân hồi trở lại. Nếu một người nào đó sống hiện kiếp tích lũy nhiều thiện đức, không làm điều xấu ác thì khi chết đi sẽ được luân hồi lại kiếp người.
Chính do những việc còn lưu lại trong tiềm thức khiến những đứa trẻ ngày nay thông minh, lanh lợi nhưng khả năng đề kháng lại giảm đi. Và có những đứa trẻ sinh ra đã có những năng khiếu bẩm sinh do tiềm thức được khai mở.
Sự luân hồi cũng lý giải được vấn đề tại sao con nhện sinh ra là đã biết giăng tơ, bắt mồi. Những con sâu biết làm kén để hóa nhộng. Những con cá hồi, cá chình,… biết tìm về nguồn để sinh sản,…
Đồng thời, sự luân hồi khiến con người trong quá trình tiến hóa đã đánh mất bản năng sinh tồn trong tự nhiên. Cụ thể, nếu ta bắt con mèo, chó, heo, khỉ,… ném xuống nước, chúng sẽ tự biết cách bơi vào bờ. Còn con người lại khác khi không được rèn luyện từ trước thì sẽ chìm mất.
Việc không tìm ra vượn người, người tối cổ trong thời đại ngày nay cũng minh chứng sự tồn tại của sự luân hồi vô hình.
Con người tối cổ dáng đi khom, trán và tứ chi thô kệch nhưng ý thức, sự nhận biết đã phát triển hơn những chủng loài khác. Theo quy luật phát triển tự nhiên, trong bầy đàn người tối cổ sẽ xuất hiện những đồng loại có dáng đứng thẳng hơn, dáng dấp cơ thể thon gọn tiện cho việc hái lượm. Việc này cũng được ghi nhận, lưu giữ trong tiềm thức qua nhiều kiếp luân chuyển. Những đồng loại khác đã bắt chước làm theo và cố ghi giữ những thay đổi cần thiết đó vào trong tâm thức. Sau đó, chúng chết đi và tiếp tục sinh ra làm người tối cổ có dáng đứng cao thẳng.
Quá trình tiến hóa loài người tiếp tục diễn ra qua rất nhiều thế hệ thì có hình dáng giống như người hiện đại. Cho đến khi tất cả người tối cổ chuyển hóa thành người hiện đại vì lẽ với hình dáng của người hiện đại thích hợp hơn trong cuộc sống săn bắt và hái lượm. Mãi lâu xa về sau, khoa học phát triển, con người quay về tìm lại nguồn gốc nhưng mọi dấu tích đã không còn họ chỉ tìm thấy xác người tối cổ hóa thạch.
Họ không hiểu tại sao người tối cổ biến mất khỏi trái đất?
Và nguồn gốc sinh ra loài người hiện đại chỉ là những nghi vấn, giả thuyết,…
Do chối bỏ sự luân hồi nhân loại đã không tìm ra nguồn gốc của sự sống loài người.
Chỉ khi nhân loại nhận biết sự tồn tại của luân hồi thì sẽ nhận ra các nhà khoa học không thể nào tìm được vượn người, người tối cổ ở thời điểm hiện tại bởi vì sự tồn tại giai đoạn vượn người, người tối cổ giống như là việc con nòng nọc phát triển, đứt đuôi rồi thành ếch.
Nhân loại không thể nhìn thấy con ếch rồi lại hỏi “Con nòng nọc đâu rồi?”.
...
Tôi đã gặp người đã khuất trong bối cảnh nào?
Tôi sẽ nói thêm về vấn đề này để bạn có thêm thông tin về thế giới tâm linh. Việc làm này của tôi sẽ không được nhiều người đồng thuận và tôi cũng không có ý định gieo vào lòng bạn sự mê tín, dị đoan. Và tôi sẽ trình bày vấn đề này với sự thành thật.
Tôi đã từng tiếp cận với người đã khuất hai lần. Lần đầu, tôi gặp mặt những người khuất mặt vào thời khắc 5 - 6 giờ sáng, tôi có hơi bất ngờ, mơ hồ và không nhớ rõ chi tiết lần gặp này. Thậm chí, tôi còn nghĩ đó là việc không thật, ảo giác. Đến lần gặp thứ hai, vào khoảng 11 - 12 giờ đêm, tôi vẫn chưa ngủ được do thời tiết nóng bức, khó chịu. Nhưng tôi có cảm giác bất thường. Tôi cảm nhận sự lành lạnh, rờn rợn xung quanh nơi tôi nằm. Tôi dự định co chân, co tay lại rồi duỗi thẳng ra cho người thoải mái, dễ ngủ hơn. Ngay khi tôi muốn duỗi thẳng ra thì toàn thân bị khóa cứng, không sao duỗi ra được. Tôi có hơi hoảng loạn vội kêu thầy giúp và nhận ra miệng cũng bị bịt kín.
Tuy nhiên, tôi cũng lờ mờ nhận ra xung quanh lố nhố bóng người. Tôi bình tĩnh hơn, tôi lại gọi thầy, niệm Phật, đọc chú. Tôi nhận ra mình đã lên tiếng được nhưng không phải bằng miệng mà dùng ý niệm để trao đổi. Tôi vẫn không thoát ra được, tôi đành lên tiếng “Mọi người phá tôi làm gì?”. Tôi nhận được câu trả lời “Vì tôi mới về chùa nên họ chọc phá cho vui”.
Lúc bấy giờ tôi nhận ra có hai người đang giữ tôi và cả ba cùng đang ngồi trên giường nhưng trên thực tế trước đó thì tôi đang nằm trên giường vừa co tay chân thì bị khóa chặt. Sau một lúc trao đổi thì họ buông tôi ra và đi mất. Lúc đó, tôi nhận biết mình hoàn toàn chưa ngủ và cả hai lần tôi gặp mặt thế giới còn lại đều ở trong chùa.
Cả hai lần gặp mặt người đã khuất tôi đều chưa đạt được chánh định và định tâm chưa vững. Thế nên nếu bạn muốn chạm mặt với cõi vô hình thì có lẽ bạn nên tìm đến những nơi có phần hoang vắng như chùa chiền, nhà thờ, khu nhà mồ, đình miếu, lăng mộ,…
Nhưng tôi cũng cảnh báo trước nếu bạn không có chánh định, định tâm yếu thì sau khi chạm mặt với cõi vô hình, việc bạn điên loạn, mất trí là điều rất có thể xảy ra.
Thế nên bạn không cần mạo hiểm để tìm hiểu thế giới tâm linh. Bạn vẫn có thể nhận biết thế giới tâm linh khi biết lắng nghe và quán chiếu những sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh. Và có một sự thật “Nếu thế giới tâm linh không tồn tại thì chủ nghĩa duy vật và khoa học đã xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa duy tâm”.
Thêm nữa, trong cuộc sống có lẽ đã không ít lần bạn nhìn thấy những người điên dại lang thang trên đường. Bạn hãy quan sát sự khác biệt giữa họ. Bạn sẽ nhận thấy có một số người điên loạn cứ tự trói mình như những người tù. Số khác lại thích ăn mặc quần áo của quân đội và có những kỹ năng quân sự. Số khác lại tìm mặc những bộ đồ tang lễ, đầu họ chít khăn tang,… Trên thực tế họ là những người đã bị loạn trí từ nhỏ.
Điều gì đã khiến họ có những hành động như vậy?
Có lẽ bạn phải chấp nhận sự thật - Họ đã mang tiềm thức trong đầu và biểu hiện chúng ra bên ngoài. Những người điên loạn này dường như sức khỏe, khả năng chịu đựng sự khắc nghiệt rất tốt. Bởi lẽ họ chính là cõi giới Atula - Cõi giới có định tâm, định lực hùng mạnh nhất trong 6 nẻo luân hồi.
Chỉ khi bạn rõ biết và tin nhận về sự luân hồi thì việc làm của bạn sẽ tùy thuận không còn cố chấp, chấp trước, tham đắm,… như trước nữa. Nếu bạn không muốn mê mờ trong 6 nẻo thì bạn sẽ học hỏi, hành trì tìm về chánh pháp. Bạn sẽ phải hành trì cho đến khi đạt được chánh định là sự giác ngộ giải thoát hoàn toàn.

VÔ ƯU
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Chủ nhật Tháng 3 13, 2016 2:37 am

Hiển bày sự chân thật con đường Phật Thích Ca đi.

Tóm lược lại con đường tìm đạo và hành đạo của Đức Phật Thích Ca:
Sau khi nhận biết vòng tròn sinh lão bệnh tử của một đời người và sự hiểu biết về luân hồi có trong bộ kinh Vệ Đà thuộc đạo Bà La Môn, thái tử Tất đạt đa nhận ra sự vô lý khi chúng sinh trong 3 cõi phải lăn lên, lộn xuống trong 6 đường chịu muôn điều khổ não.
Đấng quyền năng là ai?
Tại sao phải trói buộc con người trong cái vòng lẩn quẩn không có lối ra?
...
Người nhận định hẳn là phải có một con đường nào đó để con người thoát ra khỏi vòng quay luân hồi. Người học hỏi, tham cứu phần lớn giáo lý, kinh điển các tôn giáo khác nhưng vẫn không tìm thấy lối thoát. Người đã thật sự bất an.
Tại sao con người phải sống trong tám sự khổ - Sinh khổ, bệnh khổ, già khổ, chết khổ, khổ vì yêu thương nhau mà phải chia lìa, khổ vì ghét nhau mà phải sống chung cùng, khổ vì cầu mong mà không được, khổ vì ngũ ấm - sắc thọ tưởng hành thức xung đột, chống trái lẫn nhau trong thân tâm gây bệnh tật, phiền muộn và khổ đau?
Con người phải chăng chết là hết?
Sự bất an nung nấu mãnh liệt trong tâm thái tử Tất đạt đa. Người nghĩ Người cần phải tìm cho ra con đường giải thoát cho bản thân và cho nhân loại. Nhưng Người chưa thể đi tìm đạo vì nàng Da du đà la đang mang thai đứa con của chàng. Người nhận ra Người rất yêu thương vợ và cả đứa con còn nằm trong bụng. Người mơ hồ nhận ra chính tình yêu thương đã trói chân Người và có thể chính tình yêu thương đã trói con người vào luân hồi.
Ngày Da du đà la hạ sinh La hầu la, trái tim Người như muốn vỡ tung. Người thật sự cảm nhận được sự mong manh của một đời người. Người đã tự nghĩ “Cái chết có thể đến với con chàng, vợ chàng và ngay cả chàng bất cứ lúc nào”.
Sở dĩ Thái tử Tất đạt đa có những ý nghĩ “đáng sợ” như vậy bởi vì ngày xưa vì sinh chàng mà mẹ chàng đã phải chết.
Từ những hình ảnh, những suy nghĩ đó,… có một sự thôi thúc mãnh liệt Người hiểu rằng “Đã đến lúc Người phải ra đi”.
Sự rời bỏ hoàng cung ra đi cho thấy thái tử là một con người bình thường. Sự từ bỏ gia đình thể hiện sự ích kỷ của thái tử. Thái tử mong muốn được thoát ra khỏi quy luật sinh lão bệnh tử, thoát ra mọi khổ đau trong cuộc sống. Thái tử có niềm tin rằng “Người sẽ tìm ra con đường giải thoát hoàn toàn cho chính mình”.
Với niềm tin, định lực hùng mạnh, Người đã dũng mãnh xuất ly và tìm đến học hỏi những vị thầy danh tiếng.
Sau khi tham cứu giáo lý, Người hành trì thiền định tinh tấn và mau chóng đạt được trạng thái thiền vô sở hữu xứ và phi tưởng phi phi tưởng xứ. Người đạt được trạng thái an lạc, tự tại khi nhập thiền.
Trong quá trình hành trì, những trạng thái thiền định giúp Người biết rằng “Con người không phải chết là hết”.
Khi xả thiền, Người vẫn thấy tâm không an vì Người vẫn nghĩ, vẫn nhớ, vẫn lo lắng cho những người thân và Người vẫn chưa có giải pháp đối trị những phiền não đó. Người cũng nhận biết “Người sẽ không học được gì thêm ở những người thầy”.
Người quyết định ra đi, Người ra đi nhưng lại không biết là sẽ đi về đâu?
Người hoài nghi chính sự hiểu biết của tự thân vì điều đó không giúp Người thoát ra những khổ não.
Kết quả của sự hoài nghi đã khiến Người thực hành pháp tu khổ hạnh với ý nghĩ “Việc chối bỏ sự tồn tại của xác thân, giải thoát khỏi xác thân có thể sẽ giúp con người giải thoát khỏi tinh thần, tâm linh”.
Sự sai lầm về nhận thức khiến Người phải trả giá bằng xác thân gầy ốm, tàn hoại và suýt chết. Thoát chết sau khi thực hành pháp tu khổ hạnh giúp Người nhận định rõ vấn đề - Sẽ không có việc giải thoát hoàn toàn tâm ý bằng việc hủy hoại thân thể. Một tấm thân tàn hoại khó thể chứa đựng tâm trạng an lạc, tự tại.
Người từ bỏ việc tu khổ hạnh và Người nhớ đã không ít lần Người đạt được sự an lạc, tự tại. Đó là những lúc Người dừng lặng, buông bỏ mọi vướng bận,… Người nhận ra có một tia hy vọng. Dường như đây là cánh cửa của sự giải thoát. Người tìm đến cội bồ đề để thiền định.
Sau khi giữ tâm tĩnh lặng một thời gian dài lâu, tất cả những sự hiểu biết về cuộc sống, giáo lý kinh điển các tôn giáo, mục đích của việc rời bỏ gia đình,… lần lượt tái hiện trong tâm trí của thái tử.
Những câu hỏi lớn được đặt ra và nhanh chóng có câu trả lời hợp lý.
Đấng quyền năng là ai?
Có thật sự con người phải cầu nguyện họ thì mới có được đời sống ấm no, hạnh phúc?
Phải chăng con người là một món đồ chơi, là con rối của các Đấng quyền năng?
Việc buồn vui, được mất của con người là nguồn vui của Đấng quyền năng. Nếu điều đó là đúng thì Đấng quyền năng thật sự rất tầm thường.
Đấng quyền năng phán quyết tội phước của con người thì ai sẽ là người phán quyết những việc đúng sai của các Đấng quyền năng?
Nếu không có loài người thì ai sẽ lễ lạy, cúng bái, nguyện cầu,… các Đấng quyền năng?
Phải chăng con người không còn thì các Đấng quyền năng diệt mất?
Thật sự việc cầu nguyện có giúp ích được con người không?
Người rõ biết Người đã cầu nguyện các Đấng quyền năng với mong muốn được thoát khổ, tìm được con đường giải thoát hoàn toàn.
Nhưng thực tế những khổ đau vẫn đeo đuổi tâm trí Người, Người đã hóa giải chúng bằng những phương pháp đối trị, bằng niềm tin sẽ tìm ra được con đường giải thoát hoàn toàn.
Qua quá trình quán chiếu Người nhận ra các Đấng quyền năng không thể tạo ra loài người và vạn vật. Khi con người diệt mất thì cũng sẽ không còn ai thừa nhận sự tồn tại của các Đấng quyền năng. Điều này cho thấy sự tồn tại mối quan hệ nhân duyên chằng chịt giữa các sự vật hiện tượng là tiền đề cho thuyết duyên sinh. Niềm tin kiên định và sự hiểu biết giúp Người nhận ra “Người đã tìm được chiếc chìa khóa dùng để mở cánh cửa giải thoát”.
Người tiếp tục quán chiếu và nhận ra mọi sự vật hiện tượng đều do muôn duyên hợp và biến chuyển liên tục. Nền móng cho sự tồn tại của vạn vật là do bốn đại - đất nước gió lửa hợp thành.
Không có bất kỳ sự vật nào rời bốn đại mà có mặt được. Xác thân của chính Người cũng có từ bốn đại và sự luân chuyển bốn đại trong thân thể chưa bao giờ dừng nghỉ. Người thấy xác thân có trong đất nước gió lửa, có trong hoa sen, cây sứ, trong chiếc lá bồ đề và trong vạn vật. Không dừng lại, Người tiếp tục quán chiếu:
- Tại sao con người phải luân hồi trong sinh tử?
- Tại sao từ nền tảng đất nước gió lửa lại tạo ra vạn vật với muôn ngàn sai khác?
- Cái gì đã kết hợp bốn đại thành muôn vật và con người?
- Có phải cái thấy nghe hay biết đã kết hợp bốn đại?”...
Những câu hỏi trên làm tiền đề cho thuyết Thập nhị nhân duyên.
Qua công trình quán chiếu vĩ đại Người đã nhận rõ cái thấy nghe hay biết không hình không tướng đã tạo nên sự khác biệt giữa sự sống và xác chết, trạng thái dừng lặng của tâm và thể của Không đại là không khác nhau.
Cái thấy nghe hay biết chính là nguyên nhân hình thành nên cái tôi trong con người và mọi loài, là hạt nhân khiến mọi chúng sinh luân hồi trong 3 cõi.
Người nhận rõ được sự không hai của bản tâm và Không đại. Phật hòa vào Không đại và bốn đại để nhận biết tiền kiếp, hiện kiếp và hậu kiếp. Tất cả là một, một là tất cả. Ngay đó Người đạt được sự giải thoát hoàn toàn. Cùng với sự hiểu biết được khai mở cao tột Người thành Phật. Là người giác ngộ giải thoát hoàn toàn, thoát ra khỏi mọi khổ não.
Vì Phật không giam hãm bản tâm trong cái tôi nhỏ bé và tấm thân máu thịt nên Người thành Phật.
Còn sở dĩ con người vẫn là chúng sinh vì bởi vọng tưởng về cái tôi có trong tấm thân máu thịt, nhốt bản tâm vào cái tôi không thật nên chìm nổi trong luân hồi.
Con đường tìm đạo giải thoát của các vị Phật từ quá khứ, hiện tại và tương lai đều khởi nguồn từ ý định thoát ly, xa rời sự khổ.
Vì thế bất kỳ một vị Phật nào cũng đều phải trải qua cuộc sống của con người bình thường để nhận rõ sự khổ hiện diện ở mọi chúng sinh trong 3 cõi 6 đường. Từ đó vị Bồ tát mới dũng mãnh thoát ly, tinh tấn hành trì theo chánh pháp mà đạt được sự tỏ ngộ.
Muốn đạt được quả vị Phật đòi hỏi người tu học phải có sự hiểu biết sâu rộng và không vướng vào cái biết đó. Cả ba thời quá khứ, hiện tại và tương lai không bao giờ có sự xuất hiện hai vị Phật cùng một lúc. Bởi vì những bậc giác ngộ giải thoát hoàn toàn đã thoát khỏi sự ràng buộc của lợi danh, hơn thua, được mất,... Một khi đã có người tỏ ngộ về sự giác ngộ giải thoát hoàn toàn và đang rộng truyền chánh pháp thì người giác ngộ còn lại sẽ tùy thuận sống an lạc, tự tại giữa đời thường.
Những người đạt được sự giác ngộ, giải thoát hoàn toàn sẽ không bao giờ vì chứng tỏ sự hiểu biết cùng tột và danh vị giáo chủ, Thánh, Phật mà nhập thế thuyết pháp.

Trích "Xé nát xưa nay" - VÔ ƯU
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 3 Tháng 3 15, 2016 9:46 am

Toa thuốc của bác sĩ

Một người đàn ông ngã bệnh và tìm đến bác sĩ. Vị bác sĩ khám cho bệnh nhân này và sau đó viết cho anh ta một toa thuốc trên một mảnh giấy. Rất hạnh phúc, bệnh nhân này trở về nhà. Anh ta có niềm tin rất lớn vào vị bác sĩ. Không có gì sai với điều đó cả, bệnh nhân cần phải có niềm tin vào bác sĩ hay thầy thuốc của mình. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi niềm tin này trở thành niềm tin mù quáng, sự sùng bái mù quáng?Người đàn ông đó đặt một bức tượng hoặc chân dung của vị bác sĩ trên bàn thờ trong phòng cầu nguyện của mình. Anh ta dâng kẹo, trái cây, hoa và nhang đèn trên đó. Rồi anh ta đi xung quanh bức tượng hoặc bức chân dung của vị bác sĩ 108 lần và lạy ba lạy. Tiếp sau đó, anh ta mang mẩu giấy mà bác sĩ đã cho mình và đọc đi đọc lại: “Một viên thuốc vào buổi sáng, một viên vào buổi chiều, một viên vào buổi tối. Một viên vào buổi sáng, một viên vào buổi chiều …”

Anh ta được lợi ích gì khi làm thế? Điều này thật là điên rồ. Đây là những gì xảy ra khi niềm tin trở thành niềm tin mù quáng, khi sự sùng bái trở thành sự sùng bái mù quáng.

Tuy nhiên, con người là một hữu thể có lý trí. Giả sử người đàn ông đó tìm đến bác sĩ và hỏi: “Tại sao ông đưa cho tôi mẩu giấy này? Đây là thuốc gì và làm thế nào nó sẽ chữa bệnh cho tôi như thế nào? ”

Vị bác sĩ đó là một người thông minh. Ông ta trả lời: “Được thôi, anh hãy xem đây, đây là bệnh của ông và đây là nguyên nhân gây bệnh. Nếu ông dùng thuốc này, nguyên nhân đó sẽ được loại trừ. Khi nguyên nhân gây bệnh không còn thì bệnh của ông cũng sẽ hết.”

“À, thật là tuyệt!” – người đàn ông đó nghĩ – “Giờ tôi đã hiểu. Bác sĩ của tôi thật là tuyệt vời. Thuốc của ông ấy thật là tuyệt”. Và bây giờ anh ta lại làm gì? Sau khi về nhà, anh ta bắt đầu tranh luận với tất cả những người hàng xóm của mình, anh ta nói: “Bác sĩ của ông bà đều vô tích sự cả. Chỉ có bác sĩ của tôi mới thật là tài ba. Các loại thuốc mà bác sĩ của quý vị đưa ra đều là đồ bỏ, chỉ thuốc mà bác sĩ của tôi đưa ra mới thật là tuyệt vời”. Cứ thế, anh ta mải mê tranh cãi nhưng không chịu dùng viên thuốc nào.

Ôi, mọi việc vẫn như thế đó! Khi một người thông thái, thánh nhân, một đấng giác ngộ nhận thấy con người đang sống trong phiền não và khổ đau, con người đáng kính đó đưa ra toa thuốc : “Hãy thực hành cách sống với giới, hãy rèn luyện định và phát triển tuệ, rồi quý vị sẽ thoát khỏi khổ đau.” Nhưng không mấy ai chịu thực hành đâu. Thay vì đó, họ bắt đầu lập ra một loạt các tông phái, tín ngưỡng, giáo điều, nghi lễ và nghi thức rồi bị ràng buộc vào đó. Tuy nhiên, không thực tập thì họ sẽ chẳng thu được lợi lạc gì.
(Lòng kính tín phải đi đôi với sự hiểu biết, như 2 cánh của một con chim - SN Goenka)
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 5 Tháng 3 17, 2016 9:35 am

Luận bàn về việc sát sinh ở Đạo Phật

Thứ Sáu, ngày 01 tháng 1 năm 2016

Người bạn nói:
Trước tiên, tôi là một người yêu thích tìm hiểu, nghiên cứu trao đổi về các vấn đề liên quan đến Phật giáo và các tôn giáo khác.
Hiện tôi có một vài vấn đề cảm thấy băn khoăn. Cụ thể là tôi thấy có sự mâu thuẫn giữa khoa học (Học thuyết tiến hóa của Darwin) và thuyết từ bi không sát sinh, hại vật ở giới luật của đạo Phật.
Tôi mong mỏi mọi người cùng bàn giải nhằm tháo gỡ gút mắc này và qua đó tôi cũng được học hỏi thêm nhiều lợi ích về đạo pháp.
Theo thuyết tiến hóa Darwin thì sinh vật này khắc chế sinh vật nọ hay nói cách khác là loài này sẽ sử dụng loài khác làm thức ăn như cây cỏ là thức ăn của động vật ăn cỏ, động vật ăn cỏ lại là nguồn thức ăn của động vật ăn thịt, động vật ăn thịt nhỏ thì lại bị các loại động vật ăn thịt lớn hơn dùng làm thức ăn và các loài sau khi chết, xác thân được phân hủy bởi các loài vi sinh vật tiêu thụ,… Đồng nghĩa với việc cuộc sống, sự tiến hóa của tự nhiên là một chuỗi thức ăn, loài này tiêu diệt loài kia, nhưng lại bị loài khác mạnh hơn tiêu diệt ,… Tự nhiên biểu hiện là một chuỗi đấu tranh sinh tồn, sự tiến hóa, thích nghi hàng triệu năm của các loài sinh vật trên Trái Đất này...
Vậy trong giới luật nhà Phật không cho phép sát sinh, cũng như khuyên răn các đệ tử không ăn mặn,…
Nếu như vậy con người đã bỏ qua sự cân bằng của tự nhiên, việc không ăn thịt, cá,… thì một ngày nào đó, chúng sẽ sinh sản, gia tăng quá mức và không có loài nào khác tiêu diệt nó, … như thế có phải sẽ khiến môi trường tự nhiên mất đi sự cân bằng, ổn định?
Ví dụ như loài cầu gai (là 1 loài động vật sống ở biển), chúng dùng san hô làm thức ăn, sự phát triển quá mức của cầu gai làm cho môi trường ở khu vực ấy mất cân đối, ổn định, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các loài sinh vật khác và để bảo vệ những sinh vật khác cũng như môi trường tự nhiên, con người tiến hành tiêu diệt cầu gai.
Như vậy có phải con người phạm vào tội sát sinh, hại vật không?
Và còn rất nhiều trường hợp khác nữa... Tôi thật sự bối rối, nghĩ chưa thông....
Mọi người vào bàn luận nhé. Xin cám ơn!

Trả Lời:
Chào bạn! Cám ơn bạn! Câu hỏi bạn không phải là câu hỏi chuẩn mực nhưng lại rất hay và cần thiết. Tôi nghĩ mọi người cần phải có những câu hỏi tương tự để xác thực lại sự chuẩn mực của các tôn giáo.
Chúng ta không thể chỉ sống bằng niềm tin và hy vọng, chúng ta cần phải có sự hiểu biết để không bị rơi vào cực đoan, mê tín.
Với câu hỏi của bạn tôi có một ít kiến giải không rõ là có ổn không?
Nếu có điều gì không phải nhờ mọi người chỉ điểm thêm.
Tại sao Phật lại chế ra giới luật cấm sát sinh?
Có lẽ bạn hãy cùng tôi leo lên cỗ máy thời gian quay về thời điểm hơn 2500 năm để trả lời câu hỏi này. Khi đó câu hỏi trên lại không thực sự chuẩn nữa rồi. Câu hỏi được sửa lại là "Khi đạo Phật mới ra đời đệ tử Phật ăn chay hay ăn mặn?", "Vì sao đệ tử Phật lại phải ăn chay?"…
Thực tế là ban đầu khi đạo Phật ra đời thì đệ tử Phật có thể tạm nói là "Chay mặn đều dùng được.". Vì lẽ khi giáo lý nhà Phật chưa rộng truyền thì Đệ tử Phật và cả Phật đều đi khất thực để có cái ăn. Nói cho cùng tận thì việc khất thực chính thật là việc đi xin ăn. Hiển nhiên là đi xin ăn thì ai cho gì ăn nấy chứ sao có thể đòi hỏi.
Bạn có đồng ý không?
Dù rằng con người chưa biết đến giáo lý nhà Phật nhưng vì lòng từ bi, thương yêu đồng loại, những người trong thôn làng, xóm ấp, thành thị,… sẽ cho những vị khất sĩ chút ít đồ ăn, thức uống. Khi đó, họ sẽ cho những vị khất sĩ bất cứ loại thức ăn nào mà họ có. Vì lẽ họ không rõ biết loại thức ăn mà các vị khất sĩ thọ dụng thì làm sao có thể chuẩn bị riêng thức ăn chay tịnh cho người xuất gia.
Về sau, giáo lý của Phật quả thật là có làm cho con người dứt trừ đau khổ, tham đắm, hận thù,... Thế nên, giới khất sĩ được xã hội chấp thuận, thừa nhận và việc cúng dường cho các vị khất sĩ được lan truyền rộng khắp.
Lúc bấy giờ, có không ít người lười lao động đã xin xuất gia, khoát y áo để được cái ăn cái mặc dễ dàng. Dù rằng xuất gia nhưng họ vẫn thích ăn ngon mặc đẹp. Mà món ngon thì đa phần là món mặn, đã là món mặn thì buộc phải sát sinh.
Sự tham đắm món ăn đã tạo điều tiếng không tốt cho giáo đoàn khất sĩ. Trong khi đạo Phật là đạo từ bi, yêu thương người và muôn loài. Thấy việc cần làm Phật đã thiết lập ra giới luật cấm sát sinh để nuôi dưỡng tình thương yêu từ bi ở con người. Về sau, việc hạn chế ăn mặn được áp dụng cho người xuất gia.

Mở rộng:
Buddha dịch là Phật hay Phật đà có nghĩa là người giác ngộ tột cùng hoặc là người sống tỉnh thức hoàn toàn.
Giác có nghĩa là biết, ngộ có nghĩa là hiểu rõ thế nên giác ngộ chính là sự hiểu biết sáng rõ và khi sống thật với sự hiểu biết rõ ràng thì con người sẽ trở nên tỉnh thức. Cụ thể là khi Phật hiểu rõ con người chỉ là một dạng chúng sinh trôi lăn trong 3 cõi 6 đường, Phật đã sống tỉnh thức, sáng suốt để thoát ra khỏi việc thay khuôn, đổi mặt trong 3 cõi do việc tham đắm, si mê, sân hận,...
Thế nên giáo lý Phật truyền dạy cho nhân loại là dứt trừ tham lam, sân hận, si mê, hoài nghi và kiêu mạn. Hành lục độ ba la mật là bố thí, trì giới, nhẫn nhịn, tinh tấn, thiền định, trí tuệ nhằm đạt được sự giải thoát khỏi luân hồi.
Muốn thoát khỏi luân hồi thì con người biết yêu thương đúng mực, muốn yêu thương đúng mực thì phải có hiểu biết. Khi hiểu biết rõ ràng, tận cùng thì sẽ buông bỏ. Sự thật là dù cho ăn ngon, mặc đẹp, giàu sang đến mấy thì con người cũng sẽ chết mà không mang theo được gì.
Thế nên phải trân quý sự sống, sống hạnh phúc. Không gây đau khổ cho người chính là không tạo nhân gây khổ cho mình.
Vì thế hạn chế sát sinh, hại vật, hại người,… chính là trợ pháp giúp con người sinh khởi lòng từ bi, sống yêu thương đúng mực có hiểu biết.
Rất mong được mọi người góp ý kiến thêm, chỗ nào tôi trình bày không đúng nhờ mọi người chỉ thẳng, nói rõ.
Cám ơn!

Người bạn nói:
Cám ơn bạn nhiều! Nhưng bạn vẫn chưa làm cho tôi hoàn toàn hiểu rõ về việc sát sinh và nên hay không nên làm việc đó.

Trả lời:
Câu hỏi của bạn thoạt nghe có vẻ là một câu hỏi đơn giản nhưng thật ra để trả lời câu hỏi đó chuẩn mực thật không dễ chút nào. Bởi vì có những việc khi đặt vào bối cảnh này thì đúng nhưng ở trong hoàn cảnh khác thì lại sai.
Ví dụ như tôi trả lời khẳng định chắc chắn là không được sát sinh dù bất cứ lý do gì vì sát sinh là tội ác, là nhân để con người phải "mang lông, đội vảy" ở những kiếp sau. Dù rằng bạn không tin hoàn toàn về điều đó nhưng ít nhiều gì bạn cũng hạn chế việc "sát sinh, hại mạng". Đây cũng là một điều tốt nuôi dưỡng tình thương yêu muôn loài trong bạn cùng mọi người và loài vật nhờ vậy cũng vơi bớt đau đớn.
Nhưng nếu bạn hoặc một ai đó tin tuyệt đối vào câu trả lời của tôi, người đó không sát sinh hoàn toàn vì sợ phải mang trên mình “lông thú, vảy cá”. Cho đến một ngày đi dạo chơi trên biển, hoặc trong rừng mà lạc lối chưa tìm được đường về. Thức ăn dự trữ đã không còn. Đến khi bụng đói, miệng khát nhìn quanh thì chỉ có sò ốc, cua còng biển, cá ở suối,...
Nếu chấp chặt việc sát sinh là đền mạng, người đó chấp nhận chết đói chứ không sát sinh thì đã là làm sai với lời Phật dạy "Thân người khó được vì thế khi được thân người thì hãy biết giữ gìn để hành trì tu tập vì chỉ có chúng sinh nẻo Người mới hội đủ điều kiện tu tập, rèn luyện thoát khỏi luân hồi ở 6 đường.
Nếu tôi trả lời sát sinh, hại vật là chuyện bình thường vì lẽ con người phải ăn mới sống được, "có thực mới vực được đạo". Một ai đó tin lời tôi tham đắm món ngon, vật lạ. Lạm sát muôn loài, làm tăng trưởng tham đắm, sân hận, si mê,... Tụt giảm lòng từ bi, tình thương yêu thì việc "thay hình, đổi dạng" sẽ khó tránh khỏi.
Trước đây, tôi từng hỏi một câu tương tự như câu bạn đã hỏi. Tôi sẽ kể cho bạn nghe 1 câu chuyện có thật trong cuộc đời tôi.
Cách đây hơn 2 năm, cuộc sống của tôi có vài biến cố khiến tôi rất chán ngán sống ở đời, tôi đã xin về chùa những mong được sớm cắt tóc, xuất gia. Thực tế là khi tìm hiểu giáo lý nhà Phật tôi cảm nhận "Tại sao phải tham lam, si mê,... tranh giành mọi phần hơn, cái lợi về mình, chết rồi có mang theo được đâu?". Mục đích của việc về chùa là tôi muốn tránh việc tranh giành, hơn thua, được mất,... Tôi không tin vào chuyện có ma quỷ. Thậm chí là ngay khi bé, tôi đã học theo cách nói của người lớn, tôi từng nói "Nếu ai thấy ma cứ gọi tôi, hoặc bắt ma bỏ vào hủ cho tôi nhìn thấy thì tôi mới tin nhận”. Chùa tôi ở có khá nhiều muỗi, những lúc tôi ngồi thiền hoặc xem kinh sách bị chúng đốt suốt. Khi đó, tôi còn sợ phải giết muỗi nên hỏi thầy "Có nên giết muỗi không?". Thầy nói "Có giết thì giết nhưng đừng cố ý đuổi giết, tránh được thì tránh.".
Quả thật câu trả lời này khiến tôi rối trí thêm.

Về đường lối tu học, tôi lại không giống với thầy. Trong khi thầy tôi coi trọng đọc kinh, trì chú, niệm Phật,... thì tôi lại tìm hiểu giáo lý kinh điển và chú trọng ngồi thiền. Tôi thật không tin có ma quỷ.
Cho đến khi đối mặt với những vong hồn, uổng tử ở ngay trong chùa. Lúc bấy giờ tôi mới tin thế giới vô hình là thật có, ít nhiều tin vào việc luân hồi ở con người trong 3 cõi, 6 đường.
Kết hợp với những hiểu biết về cuộc sống, kinh Phật và việc thiền định cho đến một ngày sự hiểu biết được khai mở tôi nhìn rõ hơn về giáo lý kinh điển nhà Phật, con đường Phật đã đi,... Do khác pháp môn tu, tôi xin thầy rời chùa.
Quay lại vấn đề của bạn.
Tôi sẽ hỏi lại bạn một câu hỏi "Bạn có tin vào sự luân hồi không?". Tôi hỏi bạn câu hỏi này vì có sự liên quan mật thiết với câu hỏi của bạn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về luân hồi 3 cõi, 6 đường trong phần "Chánh pháp thất truyền của Phật Thích Ca". Bạn sẽ chẳng tìm thấy những điều tôi trình bày ở bất kỳ quyển kinh sách nào vì đó là những phần tôi tỏ ngộ.
Nếu bạn nhận thấy đúng, chuẩn mực thì tin còn bằng thấy không ổn thì đừng tin nhận và chỉ cho tôi những chỗ không ổn đó. Cám ơn bạn!
Nói thêm về việc sát sinh nên hay không?
Vấn đề lại nằm ở chỗ là tham đắm hay không tham đắm. Nếu rơi vào hoàn cảnh ngặt nghèo, việc sinh tồn trói buộc thì con người phải sát sinh để tồn tại. Cố gắng đừng tạo ra sự ưa thích hay thói quen,...
Bởi lẽ, tôi sẽ nói thêm về việc luân chuyển từ con người sang loài vật.
Có một kiếp nọ, tôi làm một người bán hàng thịt, tôi chuyên giết heo hàng ngày để lấy thịt bán. Thói quen đi mua, bắt, giết heo được lưu giữ lại trong tiềm thức. Cuối đời, tôi chết đi. Ban đầu, tâm ý tôi vẫn lẩn quẩn ở quanh nhà. Về sau, tôi nhớ đến nghề mua bán, giết heo. Tôi lần đến quầy thịt, lò mổ và cả những trại nuôi heo. Trong rất nhiều lần thơ thẩn ở những trại heo quen cũ. Có vài bào thai heo tượng hình và tôi đã chuyển thân thành chú heo con.
Tin hay không là tùy ở cảm nhận của mỗi người. Nhưng tôi cũng nhắc bạn nhớ rằng "Con người không thể chỉ sống bằng niềm tin và hy vọng. Mỗi người đều có sự hiểu biết, thế nên bạn hãy sử dụng sự hiểu biết của mình thật hợp lý và có giá trị. Trân trọng!".
Những điều gì đúng hợp lý, logic,... thì tin nhận. Đừng rơi vào cuồng tín, mê tín, cực đoan.
Người bạn hỏi:
Tôi vẫn có điều chưa rõ. Có phải Phật giáo nói ma quỷ, vong hồn ..... là những tâm ma từ nơi bản thân sinh ra? (theo Diệu Pháp Liên Hoa Kinh). Tôi tin là có sự luân hồi, cũng như có sự tồn tại của các vị Chuyển Luân Thánh Vương,...

Trả lời:
Hôm nay dạo lại bài “Luận bàn về sát sinh của Phật giáo" mới hay người bạn có câu hỏi mới. Tôi thử trả lời xem xem.
Bạn nói tin vào luân hồi thì ổn rồi vì luân hồi là thật có còn Chuyển luân thánh vương thì cũng chỉ là một dạng chúng sinh luân chuyển trong 6 nẻo luân hồi.
Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa nói “Ma quỷ, vong hồn là tâm ma do tự bản thân mình sinh ra à? Có chuẩn không?”.
Nếu bạn nhớ chuẩn thì có lẽ người dịch bộ kinh đó "thiếu chuẩn" rồi. Vì lẽ ma gồm nhiều dạng nhưng tựu trung lại thì thực sự chỉ có hai loại ma. Đó là Tâm ma và Thiên ma.
Trong đó, tâm ma là ma lưu xuất từ bên trong do tự bản thân mỗi người tạo ra gồm những vọng tưởng có thể là những vong hồn, ma quỷ, những cảnh ghê rợn,... Nhưng chúng không thật chỉ do tâm ý tạo ra, do tâm người đó thiếu định tỉnh, sáng suốt có lẽ vì tạo nhiều nghiệp nhân xấu ác như giết người, hại mạng,...
Thiên ma thì có nguồn gốc bên ngoài gồm những chướng duyên nghịch cảnh, ma quỷ và vong hồn uổng tử,... Khi con người chưa có định tâm vững hoặc thiếu chánh định chúng sẽ lưu xuất làm não loạn con người.
Tuy nhiên, nếu người bị thiên ma quấy phá nhận biết là đang bị thiên ma não hại thì hãy nên gia cố thêm tín tâm, chánh định. Khi đó, thiên ma sẽ bị diệt hoặc là rời đi, không còn dám quấy phá người học Phật, người học Phật giữ vững chánh định sẽ tiến tu lên ở bậc cao hơn.
Nếu dũng mãnh, tinh tấn và phát khởi trí tuệ giác ngộ thì người đó đạt được 1 trong 4 quả vị Thánh, đạt bậc bất thối chuyển, dự vào dòng Thánh.

( VÔ ƯU ) - Một thoáng phương đông.
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 2 Tháng 3 21, 2016 4:29 am

Nghệ thuật sống: Thiền Vipassana.

(Bài viết này dựa trên bài nói chuyện trước công chúng của Thiền Sư Goenka tại Bern, Thụy Sĩ, vào năm 1980.)
Mọi người đều tìm kiếm sự an vui và hòa hợp bởi vì đây là điều chúng ta thiếu trong cuộc sống. Đôi khi chúng ta cảm thấy bất an, bực bội, không yên. Và khi bị những nỗi khổ này hành hạ, chúng ta không giữ riêng cho mình mà thường trút sang người khác. Sự buồn phiền nhiễm vào bầu không khí xung quanh những người đang bị đau khổ. Những ai tiếp xúc với những người này đều bị ảnh hưởng lây. Chắc chắn đây không phải là cách sống khôn khéo.
Chúng ta nên sống an vui với chính mình và an vui với người khác. Tóm lại, con người là những sinh vật sống hợp quần, tạo thành xã hội và phải giao tiếp với nhau. Nhưng làm sao chúng ta có thể sống một cách an vui được? Làm sao chúng ta có thể duy trì được sự hòa hợp nội tâm, duy trì được sự an vui và hòa hợp xung quanh chúng ta để người khác cũng được sống an vui và hòa hợp?
Để thoát khỏi khổ đau, chúng ta phải biết nguyên nhân căn bản, nguồn gốc của khổ đau. Nếu chúng ta tìm hiểu vấn đề này, nó trở nên rõ ràng rằng, mỗi khi trong tâm có những phiền não, bất tịnh, chúng ta trở nên không vui. Phiền não trong tâm, một sự ô nhiễm tinh thần, một sự bất tịnh, không thể tồn tại chung với sự an vui và hòa hợp được.
Chúng ta khởi sự tạo ra phiền não bằng cách nào? Một lần nữa, nếu tìm hiểu chúng ta sẽ thấy rõ. Chúng ta trở nên không vui khi thấy ai đó hành xử theo lối chúng ta không ưa, hoặc khi chúng ta thấy những gì xảy ra mà ta không thích. Mỗi khi những điều trái ý xảy ra chúng ta tạo ra sự căng thẳng trong tâm mình. Khi những cái chúng ta muốn mà không đạt được vì vài trở ngại nào đó ta sẽ trở nên căng thẳng và tạo ra những nút thắt trong lòng. Và trong suốt cuộc đời, những điều không như ý liên tục diễn ra, những điều chúng ta muốn có thể hoặc không thể đạt được, những lối phản ứng bằng cách tạo ra những nút thắt – loại nút thắt hầu như không thể tháo gỡ được – làm cho toàn bộ tinh thần và thể xác căng thẳng, đầy phiền não khiến cho cuộc sống trở nên khổ sở.
Bây giờ, một cách để giải quyết vấn đề này là dàn xếp để trong cuộc đời không có điều gì trái ý xảy ra, để mọi điều đều xảy ra theo ý mình. Một là chúng ta phải có quyền phép nào đó hoặc ai cho chúng ta quyền phép này, để những điều trái ý không xảy ra và mọi cái chúng ta muốn đều đạt được. Nhưng điều này không bao giờ có thể có được. Không một ai trên cõi đời này đạt được mọi mong ước, mọi việc đều xảy ra theo ý mình mà không có gì trái ý. Sự việc tiếp tục xảy ra trái với sự mong muốn và ước nguyện. Do đó, câu hỏi được đặt ra là: Làm sao chúng ta ngừng phản ứng mù quáng khi gặp những điều trái ý? Làm thế nào để chúng ta ngừng tạo ra căng thẳng và giữ được sự an vui và hòa hợp?
Tại Ấn Độ cũng như tại các nước khác, những thánh nhân trong quá khứ đã nghiên cứu vấn đề này – vấn đề đau khổ của con người – và tìm ra giải pháp như sau: khi có điều trái ý xảy ra và chúng ta phản ứng bằng sự tức giận, bằng sợ hãi, hoặc bằng những bất tịnh khác, thì chúng ta nên lập tức chuyển sự chú tâm vào việc gì khác. Ví dụ như: đứng dậy lấy một ly nước uống, sự tức giận của ta sẽ không gia tăng mà ngược lại sẽ bắt đầu dịu bớt. Hoặc ta bắt đầu đếm một, hai, ba, bốn. Hoặc bắt đầu lặp lại một câu hoặc lời chú hoặc tên của một vị thần linh mà ta tôn sùng, tâm ta sẽ chuyển hướng và ta sẽ dịu bớt được phần nào sự phiền não, sẽ nguôi giận.
Giải pháp này hữu ích, đã có công hiệu; vẫn còn công hiệu. Giải quyết bằng cách này, tâm cảm thấy không còn bất an. Tuy nhiên giải pháp này chỉ công hiệu ở tầng lớp ý thức. Trên thực tế, bằng cách chuyển sự chú tâm, ta đẩy phiền não sâu vào trong tầng lớp vô thức, và tại đó ta vẫn tiếp tục tạo ra phiền não và làm chúng gia tăng gấp bội. Ngoài mặt có vẻ có an vui, hòa hợp, nhưng trong đáy lòng vẫn còn một núi lửa đang ngủ yên đầy những bất tịnh bị dồn nén và không sớm thì muộn cũng sẽ bùng nổ dữ dội.
Có những vị khác nghiên cứu sự thật về nội tâm đã tìm hiểu sâu rộng hơn, và bằng cách chứng nghiệm sự thật về thân và tâm ngay trong chính mình họ đã nhận ra rằng, chuyển sự chú tâm chỉ là một cách tránh né vấn đề. Tránh né không giải quyết được gì cả. Quý vị phải nhìn thẳng vào vào vấn đề. Khi nào phiền não nổi lên trong tâm, cứ quan sát nó, đối diện với nó. Ngay sau khi quý vị khởi sự quan sát, phiền não sẽ giảm cường độ và từ từ biến mất.
Giải pháp này rất tốt vì tránh được những cực đoan, không đè nén cũng không biểu lộ. Vùi sâu phiền não vào trong vô thức sẽ không loại trừ được nó, còn để nó biểu lộ bằng những việc làm hoặc lời nói bất thiện thì chỉ tạo thêm rắc rối. Nhưng nếu quý vị chỉ quan sát thì phiền não sẽ mất đi, và quý vị sẽ loại trừ được nó.
Điều này nghe rất hay, nhưng trên thực tế có thực hiện được không? Đối phó với cái xấu của chính mình không phải là dễ dàng. Khi cơn giận dữ nổi lên, nó chế ngự chúng ta nhanh đến nổi chúng ta không thể nhận ra nó được. Rồi mù quáng vì giận dữ, chúng ta có những hành động và lời nói làm hại chính mình và người khác. Sau đó, khi đã nguôi giận, chúng ta khóc lóc, hối hận, cầu xin sự tha thứ từ người này, người nọ, hoặc từ các vị thần linh: “Ôi, con đã phạm lỗi, xin tha thứ cho con”. Nhưng rồi lần tới, chúng ta lại rơi vào tình trạng tương tự và cũng hành xử y như thế. Liên tục hối lỗi kiểu này không mang lại ích lợi gì cả.
Điều khó là chúng ta không biết khi nào phiền não bắt đầu. Nó khởi lên từ sâu thẳm trong tâm vô thức và khi đã nổi lên đến tầng nhận thức thì nó đã có đủ sức mạnh để chế ngự chúng ta khiến chúng ta không thể quan sát nó được.
Giả sử tôi mướn một thư ký riêng để khi nào cơn giận dữ nổi lên, người thư ký nói với tôi: “Xem kìa, cơn giận đã bắt đầu”. Bởi vì tôi không biết khi nào cơn giận xảy ra, tôi phải mướn đủ thư ký cho cả ba ca, suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Nếu tôi có khả năng làm như thế, và khi sự giận dữ nổi lên lập tức người thư ký báo cho tôi: “Ồ xem kìa cơn giận đã bắt đầu”. Việc đầu tiên tôi sẽ làm là mắng người thư ký: “Đồ ngốc, bộ ngươi tưởng ta trả tiền để ngươi dạy bảo cho ta à?” Tôi đã bị cơn giận dữ chi phối quá nhiều đến nỗi sự khuyên bảo chẳng giúp ích được gì cả.
Giả sử tôi vẫn còn đủ khôn ngoan và không la mắng người thư ký. Trái lại, tôi còn nói: “Cám ơn nhiều. Bây giờ tôi phải ngồi xuống để quan sát cơn giận của tôi”. Tuy nhiên, điều này có thể thực hiện được hay không? Ngay sau khi tôi nhắm mắt để quan sát, đối tượng gây nên sự giận dữ lập tức hiện ra trong đầu – người hoặc sự việc gây ra cơn giận này. Nhưng lúc đó tôi không quan sát chính cơn giận mà chỉ quan sát căn nguyên bên ngoài gây ra sự giận dữ này. Điều này chỉ làm cho cơn giận gia tăng và chẳng giải quyết được gì cả. Thật khó mà quan sát bất cứ phiền não hoặc cảm xúc trừu tượng mà không nghĩ đến đối tượng bên ngoài gây ra chúng.
Tuy nhiên, một bậc giác ngộ đã tìm ra một giải pháp thiết thực. Vị đó khám phá ra rằng khi nào phiền não nảy sinh trong tâm, về sinh lý có hai hiện tượng xảy ra cùng một lúc: một là hơi thở mất nhịp điệu bình thường. Chúng ta bắt đầu thở mạnh hơn khi phiền não nảy sinh trong tâm. Điều này rất dễ quan sát. Ở mức độ tinh vi hơn, các phản ứng sinh hóa bắt đầu xảy ra trong cơ thể và tạo ra những cảm giác. Mọi phiền não đều tạo ra cảm giác này hay cảm giác khác trong cơ thể.
Điều này đưa đến một giải pháp thiết thực. Một người bình thường không thể quan sát được những phiền não trừu tượng trong tâm như sợ hãi, giận dữ, si mê. Nhưng với sự hướng dẫn và tập luyện đúng cách thì rất dễ quan sát sự hô hấp và cảm giác trên cơ thể, cả hai đều liên quan trực tiếp đến những phiền não trong tâm.
Hơi thở và cảm giác sẽ giúp ta theo hai cách. Thứ nhất, nó giống như người thư ký riêng. Ngay khi phiền não nổi lên trong tâm, hơi thở sẽ mất nhịp bình thường. Nó sẽ báo động: “Xem kìa, có cái gì không ổn”. Vì chúng ta không thể la mắng hơi thở, chúng ta phải chấp nhận sự cảnh cáo của nó. Tương tự, cảm giác sẽ cho chúng ta biết có điều gì không ổn. Khi được cảnh giác, chúng ta có thể bắt đầu quan sát sự hô hấp, bắt đầu quan sát cảm giác, và rất nhanh chóng chúng ta nhận thấy sự phiền não mất đi.
Hiện tượng tâm và thân này giống như hai mặt của một đồng xu. Một mặt là ý nghĩ và cảm xúc hiện ra trong tâm, mặt kia là hơi thở và cảm giác trên thân. Bất cứ ý tưởng, xúc động nào, bất cứ phiền não nào nảy sinh trong tâm đều biểu hiện bằng hơi thở và cảm giác ngay lúc đó. Do đó, bằng cách quan sát sự hô hấp hoặc cảm giác, chúng ta thực sự quan sát phiền não trong tâm. Thay vì tránh né vấn đề, chúng ta phải đối diện với thực tại đúng như nó đang hiện hữu. Kết quả cho thấy rằng, phiền não mất đi sức mạnh, chúng không còn trấn áp được ta như trong quá khứ. Nếu ta kiên trì, chúng sẽ hoàn toàn biến mất và ta bắt đầu có được cuộc sống an vui, một cuộc sống ngày càng ít phiền não.
Bằng cách này, phương pháp tự quan sát cho chúng ta thấy thực tại ở hai phương diện: nội tâm và ngoại tâm. Trước đây, chúng ta chỉ nhìn bên ngoài mà quên đi sự thật bên trong. Chúng ta luôn luôn tìm kiếm bên ngoài về nguyên nhân của những bất hạnh. Chúng ta luôn luôn đổ lỗi và cố thay đổi thực tại bên ngoài. Vô minh về thực tại bên trong, chúng ta không bao giờ hiểu rằng nguồn gốc của sự đau khổ nằm trong ta, nằm ngay trong những phản ứng mù quáng đối với những cảm giác dễ chịu hoặc khó chịu.
Bây giờ, với sự tập luyện, chúng ta có thể thấy được mặt kia của đồng xu. Chúng ta có thể ý thức về hơi thở của mình, cũng như những gì đang xảy ra trong thân. Dù là hơi thở hay cảm giác, chúng ta chỉ quan sát chúng mà không đánh mất sự bình tâm. Chúng ta ngừng phản ứng, ngừng gia tăng sự đau khổ của mình. Trái lại, chúng ta để cho phiền não biểu lộ rồi mất đi.
Càng thực tập phương pháp này, những phiền não càng ngày càng tan biến nhanh chóng hơn. Dần dần tâm ta không còn những bất tịnh và trở nên trong sạch. Một tâm thanh tịnh lúc nào cũng tràn đầy tình thương – một tình thương không vị kỷ đối với mọi người, đầy lòng từ bi trước những đau khổ và thất bại của người khác, vui mừng vì sự thành công và an vui của người khác, và luôn bình tâm trong mọi hoàn cảnh.
Khi đạt được trình độ này, mọi thói quen trong đời ta đều thay đổi. Ta không thể nào có những lời nói hoặc hành động phá rối sự an vui và hạnh phúc của người khác. Trái lại, một tâm quân bình không những chỉ trở nên an vui mà bầu không khí chung quanh cũng tràn ngập sự an vui và hòa hợp. Điều này sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến người khác và cũng giúp ích cho họ.
Bằng cách giữ được sự bình tâm trước mọi cảm xúc trong người, ta cũng tìm được cách tự tách biệt ra khỏi những gì gặp phải bên ngoài ta. Tuy nhiên sự tách biệt, không dính mắc này, không phải là sự tránh né hoặc thờ ơ với những khó khăn của cuộc đời. Những người thực tập thiền Vipassana đều đặn thường trở nên nhạy cảm hơn đối với những khổ đau của người khác và làm hết khả năng của mình để xoa dịu những khổ đau này, không phải với một cái tâm bất an mà với một cái tâm đầy tình thương, từ bi và sự quân bình. Họ biết cách có được sự vô tư thánh thiện – học được cách tham gia hết lòng, tham gia nhiệt thành trong việc giúp đỡ người khác, đồng thời duy trì được sự bình tâm nơi mình. Bằng cách này, họ giữ được sự an vui và hạnh phúc của mình trong lúc làm việc vì sự an vui và hạnh phúc của người khác.
Đây là những gì Đức Phật giảng dạy: một nghệ thuật sống. Ngài không thành lập một tôn giáo hay một chủ thuyết nào cả. Ngài không bao giờ chỉ dẫn cho những người đến với Ngài thực hành nghi thức hay nghi lễ nào, những hình thức sáo rỗng. Trái lại, Ngài chỉ dạy cho họ quan sát thế giới tự nhiên như nó thật sự hiện hữu bằng cách quan sát thực tại nội tâm. Vì vô minh nên chúng ta luôn luôn hành xử theo lối có hại cho mình và cho người. Nhưng khi đã có trí tuệ, trí tuệ do sự quan sát sự thật đúng như thật, thói quen phản ứng này mất đi. Khi chúng ta ngừng phản ứng mù quáng, chúng ta có khả năng hành xử một cách vô tư với sự bình tâm, một cái tâm thấy và hiểu được chân lý. Cách hành xử như vậy chỉ có thể mang tính tích cực, đầy sáng tạo có lợi cho mình và cho người.
Như vậy điều cần thiết là “hãy tự biết mình”, lời khuyên của mọi thánh nhân. Chúng ta phải hiểu chính mình không phải chỉ bằng sách vở, bằng lý thuyết, không phải chỉ bằng cảm xúc, hoặc đức tin, chỉ chấp nhận một cách mù quáng những gì chúng ta nghe và học được. Sự hiểu biết như vậy không đủ. Tốt hơn hết, chúng ta phải hiểu đươc thực tại bằng cách thể nghiệm. Chúng ta phải chứng nghiệm trực tiếp về thực tại của hiện tượng thân và tâm này. Chỉ riêng điều này sẽ giúp chúng ta thoát khỏi đau khổ.
Kinh nghiệm trực tiếp thực tại bên trong này, phương pháp tự quan sát này, được gọi là thiền Vipassana. Theo ngôn ngữ Ấn Độ vào thời của Đức Phật, passana có nghĩa là thấy một cách bình thường với con mắt mở rộng. Nhưng Vipassana là quan sát sự việc đúng như thật chứ không phải có vẻ như thật. Sự thật hiển lộ ra bên ngoài cần phải được xuyên thủng cho tới khi ta thấy được sự thật rốt ráo của toàn thể cấu trúc thân và tâm này. Khi đã chứng nghiệm được sự thật này, chúng ta sẽ biết cách ngừng phản ứng mù quáng, ngừng tạo ra phiền não mới và những phiền não cũ sẽ từ từ mất đi một cách tự nhiên. Chúng ta sẽ hết khổ và hưởng đươc hạnh phúc thật sự.
Trong một khóa thiền, sự tu tập gồm có ba phần. Đầu tiên ta phải tránh những hành động bằng lời nói hoặc việc làm có hại cho sự an vui và hòa hợp của người khác. Ta không thể tu tập để giải thoát khỏi những bất tịnh trong khi có những hành động và lời nói làm gia tăng những bất tịnh này. Do đó, giới luật là điều rất quan trọng trong bước đầu tu tập. Ta thực hành không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không sử dụng những chất gây nghiện. Bằng cách tránh khỏi những hành động này, ta làm cho tâm tĩnh lặng đủ để tiến xa hơn.
Phần kế tiếp là tu tập làm chủ được cái tâm vọng động bằng cách chú tâm vào một đối tượng: đó là hơi thở. Ta cố gắng giữ được sự chú tâm vào sự hô hấp càng lâu càng tốt. Đây không phải là sự luyện tập hơi thở, ta không điều khiển hơi thở. Trái lại ta quan sát sự hô hấp bình thường, lúc ra, lúc vào. Bằng cách này, ta làm cho tâm được tĩnh lặng hơn nữa, để nó không bị những phiền não chi phối. Cùng một lúc ta định được tâm, làm cho tâm nhạy bén và sâu sắc để có thể đưa đến tuệ giác.
Hai phần đầu này, sống có đạo đức và làm chủ được tâm rất cần thiết và ích lợi nhưng chúng chỉ đưa đến sự đè nén những phiền não nếu chúng ta không tập phần thứ ba, đó là thanh lọc tâm hết khỏi những phiền não bằng cách phát triển tuệ giác trong chính bản thân mình. Đây là Vipassana: chứng nghiệm sự thật về bản thân bằng cách quan sát bên trong ta một cách vô tư và có hệ thống những hiện tượng thay đổi không ngừng của thân và tâm thể hiện qua cảm giác. Đây là đỉnh cao của những lời dạy của Đức Phật: tự thanh lọc tâm bằng cách tự quan sát.
Mọi người ai cũng có thể tu tập được. Mọi người đều phải đương đầu với khổ đau. Đây là căn bệnh chung của con người và cần phải có thuốc chữa chung, không cho riêng ai. Khi ta đau khổ vì cơn giận dữ, đó không phải là cơn giận Phật giáo, hay cơn giận Ấn Độ giáo, hay cơn giận Thiên Chúa giáo. Cơn giận là cơn giận. Khi ta bất an vì giận dữ thì sự bất an này không chỉ dành riêng cho người theo Thiên Chúa giáo, hoặc Do Thái giáo hoặc Hồi giáo. Bệnh này là bệnh chung của nhân loại. Thuốc chữa phải chữa được cho mọi người.
Vipassana là một phương thuốc như thế. Không ai phản đối lối sống tôn trọng sự an vui và hòa hợp của người khác. Không ai phản đối việc làm chủ được tâm. Không ai phản đối sự phát triển tuệ giác nơi chính bản thân mình để có thể giải thoát tâm khỏi những phiền não. Vipassana là con đường chung cho mọi người.
Quan sát thực tại đúng như bản chất của nó bằng cách quan sát sự thật nội tâm – đây là tự biết mình một cách trực tiếp và bằng thực nghiệm. Càng thực tập ta càng thoát khỏi được đau khổ vì những bất tịnh trong tâm. Từ sự thật thô thiển, biểu lộ bề ngoài, ta xuyên thấu tới sự thật tối hậu về thân và tâm. Khi vượt qua được giai đoạn này, ta chứng nghiệm được một sự thật vượt ra ngoài thân và tâm, vượt thời gian và không gian, vượt ra ngoài phạm vi tương đối: chân lý về sự giải thoát hoàn toàn khỏi mọi phiền não, mọi bất tịnh, mọi khổ đau. Bất cứ danh từ nào ta gán cho sự thật tối hậu này đều không thành vấn đề; chứng nghiệm được sự thật này là mục tiêu cuối cùng của mọi người.
Nguyện cho quý vị chứng nghiệm được sự thật tối hậu này. Nguyện cho tất cả mọi người thoát khỏi khổ đau. Nguyện cho tất cả hưởng được an vui thật sự, hòa hợp thật sự, hạnh phúc thật sự.
NGUYỆN CHO TẤT CẢ CHÚNG SINH ĐƯỢC HẠNH PHÚC!
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 2 Tháng 3 21, 2016 4:33 am

Duy trì sự bình tâm

Vào tuổi 42, khi đang sống đời một cư sĩ tại gia có đức hạnh, trong tôi nảy sinh một thôi thúc mãnh liệt về việc theo đuổi con đường thanh lọc tâm. Điều này bắt đầu khuấy động tâm hồn tôi từ khi một bậc thánh nhân nói với tôi rằng:”Đời sống tinh thần không thể tiến bộ được nếu không có sự thanh lọc tâm”. Khi nghe những lời này, tôi lập tức bắt đầu tìm kiếm một phương pháp để tâm trí có thể được thanh lọc.
Có hai người bạn nói cho tôi biết về thiền Vipassana do thiền sư Goenka giảng dạy, nhưng vào lúc đó tôi chưa có ý định để thử. Nhưng khi một người bạn khác đã tham dự một khóa thiền và trong vòng một tháng anh ta bày tỏ mong muốn tham gia khóa thứ hai, thì tôi nghĩ rằng hẳn phải có điều gì giá trị trong đó. Điều này chủ yếu bởi vì người đàn ông này là một doanh nhân, thời gian và tiền bạc đối với anh ta vô cùng quan trọng, vậy mà anh ta sẵn sàng hi sinh cả hai thứ ấy vì Vipassana.
Tôi tham dự khóa thiền đầu tiên vào tháng 7 năm 1972 tại Nashik và lập tức lưu lại để tham gia thêm khóa thiền ngắn ngày tiếp theo. Trong khóa đầu tiên này, mặc dù mới chỉ biết sơ qua về phương pháp, tôi cảm thấy rằng trải nghiệm độc đáo này chính là thứ mà tôi đang tìm kiếm bấy lâu nay. Lần đầu tiên trong đời, tôi là một thiền giả thực sự: thực sự hướng vào nội tâm, quan sát chính mình.
Mặc dù có những cảm nhận tích cực như vậy nhưng tôi không muốn chấp nhận phương pháp này một cách mù quáng mà không thử nghiệm và kiểm tra nó. Thế là tôi quyết định luyện tập ba tháng tại nhà, và sau đó thực hành chuyên sâu thêm ba tháng nữa trong các khóa thiền với thầy Goenka tại những trại thiền khác nhau trên khắp Ấn Độ. Vào cuối giai đoạn này, tôi tin chắc rằng đây chính là một kỹ thuật tuyệt vời để thanh lọc tâm, một sự thanh lọc có thể diệt trừ được những ô nhiễm nằm ở tầng sâu thẳm nhất của tâm. Bây giờ Vipassana đã trở thành một phần trong cuộc sống của tôi – không chỉ là một nghi thức hay lễ nghi, mà là một cách sống.
Tuy các trải nghiệm trong khi thực hành thiền không thể được mang ra so sánh hay đưa ra bất kỳ sự đánh giá nào, nhưng đề cập đến chúng đôi khi có thể giúp làm tăng trưởng lòng tin ở những người đang phải khó nhọc trên cùng con đường tu tập. Nhưng nếu một số trải nghiệm nào đó được xem là cái nhất định phải đạt được thì chúng sẽ trở thành chướng ngại.
Một vài ví dụ để minh họa điều này:
Một thiền sinh đã tham gia 20 hay 25 khóa thiền đọc ở đâu đó rằng khi bạn tập trung vào khu vực nhỏ phía dưới mũi và trên môi trên, bạn sẽ nhìn thấy ánh sáng và cảm nhận hơi ấm. Do không có được trải nghiệm này, cô đến gặp tôi với khuôn mặt buồn thườn thượt.
Cô đã rất lo lắng vì mình không có được một kinh nghiệm cụ thể. Đây không phải là Vipassana. Thậm chí sau khi tham dự nhiều khóa thiền như vậy mà thiền sinh này vẫn đặt nặng vào một số kinh nghiệm nhất định hơn là những kinh nghiệm khác, không hề có sự bình tâm.
Từ kinh nghiệm bản thân, tôi dần dần hiểu ra cách thức mà các cảm giác nảy sinh, dường như tồn tại một thời gian, rồi sau đó diệt đi như thế nào. Sau quá trình thực hành, loại cảm giác mà “dường như tồn tại một thời gian” bắt đầu tan rã, và chúng ta sẽ đạt đến giai đoạn mà ta chỉ kinh nghiệm được sự sinh và diệt của cảm giác.
Khi một cơn đau nhức xuất hiện nơi nào đó trong thân, chúng ta mong đợi nó sẽ qua đi một cách nhanh chóng và tự nhiên. Sau rốt, chúng ta được nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng nó là anicca, anicca (vô thường). Nhưng cơn đau vẫn còn đó. Một giờ, hai giờ, hai ngày, 10 ngày, nó vẫn dai dẳng, và chúng ta trở nên bực bội bởi vì nó không biến mất. Trong trường hợp của tôi, cơn đau kéo dài khoảng 2 năm. Phần lưng trên của tôi có một mảng chắc đặc kích thước khoảng 20 cm x 15 cm và dày hơn 2 cm. Nó chắc đặc đến nỗi ngay khi tôi ngồi thiền thì cơn đau dữ dội xuất hiện. Cơn đau không có ở đó khi tôi không ngồi thiền. Tôi kiên nhẫn quan sát nó mà không mảy may nghĩ rằng nó sẽ phải biến mất. Nhưng cơn đau kéo dài tới hai năm, và đôi khi nó nóng đến nỗi dường như bạn có thể nướng chapatis (bánh mì dẹp Ấn Độ) trên đó.
Khối chắc đặc dần dần tan ra, trở thành chất lỏng và bắt đầu lưu chuyển bên trong khu vực này, giống như nước chuyển động trong một túi nước nóng vậy. Quá trình này kéo dài khoảng bốn đến năm tháng; sau đó nó bắt đầu tan rã ra dưới dạng các tia lửa, như thể một ngọn núi lửa đang phun trào. Đó thực sự là lửa địa ngục, kéo dài không chỉ một vài ngày mà trong nhiều tháng trời. Dần dần, núi lửa cũng nguội đi, nhưng khu vực đó trở nên quá nhạy cảm đến nỗi khi có bất cứ điều gì xảy ra bên trong hay bên ngoài, phần thân này sẽ lập tức phản ứng lại. Nó giống như một dấu hiệu (như trong câu chuyện Thầy Goenka kể về người thư ký riêng), một dấu hiệu cảnh báo tôi phải ý thức.
Không ai nên mong đợi một kinh nghiệm tương tự, tuy nhiên, điểm cần lưu ý đó là các cảm giác dữ dội, chắc đặc và thô thiển dường như “tồn tại một thời gian”, nhưng sự “tồn tại một thời gian” này không có nghĩa là vài phút, vài giờ hay vài ngày, mà có thể là hàng năm hoặc thậm chí là cả đời. Do vậy, rất kiên nhẫn và tĩnh lặng, chúng ta chỉ quan sát, quan sát.
Một kinh nghiệm khác có thể giúp cho các thiền sinh đó là vào khóa thiền thứ 10 hay 11 của tôi, trong bảy hay tám ngày, tôi không hề có cảm giác gì ở khu vực phía dưới mũi và trên môi trên, hay ở bất kỳ bộ phận nào khác trên thân. Tôi giữ tâm quân bình trước tình huống này và tiếp tục thực hành thiền Anapana trong suốt bảy, tám ngày đó. Không phàn nàn, không tìm kiếm lời khuyên. Chỉ quan sát thực tại đang diễn ra.
Một lần khác, sau khoảng bảy hay tám năm thực hành thiền, tham gia các khóa thiền và phụ giúp thiền sư Goenka trong việc giảng dạy, trong một khóa thiền, tâm tôi bỗng nảy sinh một ác cảm ghê gớm đối với các kỹ luật, quy tắc và quy định. Ác cảm này bắt đầu vào ngày đầu tiên, trong thời ngồi thiền đầu tiên, và nó mạnh đến mức tôi không thể thực hành thiền Anapana dù chỉ trong giây lát. Tình trạng này tiếp diễn trong hai ngày. Tôi luôn bảo các thiền sinh hãy trở lại thực hành Anapana bất cứ khi nào có khó khăn. Giờ đây tôi đang ở trong tình huống khó khăn tương tự.
Thông thường, tôi tự mình tìm thấy giải pháp cho các vấn đề phát sinh. Vậy cần phải làm gì? Mặc dù không thể quan sát hơi thở nhưng tôi không lo lắng hay căng thẳng. Chỉ ngồi yên lặng và không làm gì cả, sau khoảng vài giờ vào ngày thứ ba, tôi nhận thấy sự kháng cự bên trong đã tan biến và tôi bắt đầu hành thiền một cách dễ dàng với sự hăng hái trong suốt thời gian còn lại của khóa thiền.
Tất cả những kinh nghiệm này đã giúp tôi học được cách đối phó với những tình huống khác nhau bằng sự bình tâm. Nguyện cho các kinh nghiệm này cũng mang đến cho bạn đọc những lợi lạc tương tự trên con đường Dhamma.
Tác giả: N.H. Parikh
In lần đầu tiên trong Tập san Vipassana năm 1983
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 6 Tháng 3 25, 2016 8:11 pm

Những bước đi của bậc giác ngộ giải thoát hoàn toàn

Bất kì một bậc giác ngộ tỉnh thức nào cũng phải trải qua 4 bước sau:
1 - Sống giữa đời thường: Người đó sinh ra, lớn lên và sống trong xã hội loài người. Là người có ít nhiều sự hiểu biết, thuộc dạng người nhạy cảm với những khổ đau trong cuộc sống. Có thể là người đó trực nhận nếm trải hoặc là người đó nhìn người khác khổ đau và có sự đồng cảm sâu sắc. Ý nghĩ thoát khổ được nuôi lớn dần.
2 - Tu tập, hành trì tìm sự giải thoát hoàn toàn: Ban đầu là chí hướng muốn thoát ly, xa rời sự khổ, ra khỏi luân hồi người đó lên đường tìm đạo. Mục tiêu đầu tiên là giải thoát cho chính mình. Qua học hỏi, hành trì tìm đạo người đó từng bước đạt được những sự tỏ ngộ cần thiết, trí tuệ dần dần khai mở. Sau cùng, người đó đạt được sự giác ngộ, giải thoát hoàn toàn - Đạt quả vị A la hán. Mặc dù cùng là giải thoát hoàn toàn nhưng sự giác ngộ của các bậc Tỉnh thức là có sai khác. Điều này tùy thuộc vào sự hiểu biết, trình độ, căn cơ nhận thức,… Cả sự lao nhọc trên con đường tìm đạo và bi nguyện của mỗi người.
3 - Lập hạnh Bồ tát: Khi nhận biết tánh không của vạn pháp, sống được với chân tâm. Người đó đạt được sự tự tại, giải thoát. Nhìn lại hành trình tìm đạo, nhận thấy người thân và chúng sinh 3 cõi bị khổ não hành hạ. Xót thương khởi tâm từ bi không dính mắc, nhập thế tùy thuận thuyết pháp cứu khổ, độ sinh cho mọi người và mọi loài - Hành Bồ tát đạo.
4 - Thành tựu Pháp vô sanh: Ở bước 2 và 3, người đó đã đạt được thể của tâm - Là sự như như bất động. Riêng ở bước 3 vì còn tấm thân xác thịt người đó khởi dụng của tâm - Làm việc tùy thuận, đối cảnh vô tâm. Cho đến khi tấm thân máu thịt hư hoại, người đó tùy thuận thoát ra khỏi luân hồi. Gieo nhân Phật, gặt quả vị Phật - Phật cũng không lập.

Trên đây là những bước đi chân thật của một người giác ngộ đã phải đi trên con đường giải thoát hoàn toàn.

(Dứt phàm thành Thánh - Vô Ưu)
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Chủ nhật Tháng 3 27, 2016 4:39 am

Những ai sẽ dũng mãnh bước đi trên con đường giải thoát hoàn toàn

Thứ Bảy, ngày 26 tháng 3 năm 2016

Những người sống trong tận cùng của sự khổ đau và có duyên may được thiện tri thức chỉ dẫn về con đường chánh pháp - Con đường của sự hiểu biết và thương yêu. Người bị đau khổ hành hạ, giày vò,… giống như là một người bị cuốn trôi trong dòng nước chảy siết. Họ sẽ hoảng loạn, tuyệt vọng và chánh pháp như là một chiếc bè giúp họ vượt qua dòng nước dữ. Tuy nhiên không hẳn là họ sẽ qua được bờ bên kia. Vì bởi sau một thời gian hành trì chánh pháp, họ sẽ dần thoát ra khỏi những khổ đau, hoảng loạn,… Phước báo sẽ quay về. Nếu chí hướng thoát khổ, vượt luân hồi sinh tử không kiên định thì người đó sẽ vướng lại những bến bờ hoặc lạc vào lối rẽ,...
Những người sống trong sự giàu sang và dừng lại khởi lên suy tư -Ý nghĩa của sự sống? Duyên may họ có được một quyển sách trong bộ sách “Sự hiểu biết làm thay đổi nhận thức, giá trị con người”. Chướng ngại của những người giàu sang và nhiều phước báo là họ không thể trực nhận như thật về sự khổ đau não hại con người. Tuy nhiên, họ sẽ nhận biết rồi có lúc họ già, bệnh và chết. Chướng ngại khác của người giàu sang là có rất nhiều thứ quý giá như tài sản, vàng bạc,… Họ phải học cách buông bỏ để không còn dính mắc. Buông bỏ cả những thứ giúp họ trở thành người giàu sang, có đời sống sung túc. Họ phải dùng trí tuệ để quán chiếu sự thật. Vàng bạc, của báu, đất đai, gia đình,… vô thường, xác thân họ cũng vô thường. Chỉ có chân tâm là thường còn. Niềm tin và sự hiểu biết trí tuệ sẽ giúp họ liễu thoát sinh tử.
Những người có sự hiểu biết khách quan, sáng rõ khi đọc những quyển sách của tôi và kinh Phật mà dứt trừ được sự hoài nghi về con đường thoát khỏi luân hồi. Họ sẽ tùy thuận hành trì bố thí, trì giới, nhẫn nhịn, tinh tấn, thiền định và trí tuệ để tìm về sự giác ngộ, giải thoát hoàn toàn.
Những người học Phật - Cư sĩ tại gia và người xuất gia - Họ sẽ dứt trừ kiến chấp và những sự hiểu biết lầm lạc, ngộ nhận,… về pháp Phật sau khi xem sách. Niềm tin sâu vào sự chân thật, gần gũi về con đường giải thoát hoàn toàn mà Đức Thế Tôn đã dũng mãnh bước đi giúp họ mau chóng đạt quả vị giải thoát.

Tóm lại, bất kỳ ai muốn vượt qua khỏi mọi khổ não, thoát ra khỏi 3 cõi 6 đường điều cốt yếu là phải có niềm tin về con đường giải thoát hoàn toàn là thật có và sự hiểu biết là chìa khoá giúp con người xóa bỏ những hoài nghi, kiến chấp,… nhằm đạt được những tỏ ngộ cần thiết cho sự giải thoát hoàn toàn.

VÔ ƯU
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Chủ nhật Tháng 3 27, 2016 4:56 am

Thiền Vipassana trong các nhà tù tại Ấn Độ
Nhà Tù Tihar, Thủ đô Delhi năm 1994

"… Ngài Goenka được quyền tạm trú trong căn phòng y tế của nhà tù. Thời bấy giờ, các phạm nhân tội nặng phải bị còng tay và khóa xích cổ chân. Bốn tù nhân can phạm như vậy được đưa đến thiền đường (xây tạm trong tù) với các chiếc còng sắt khóa xích tay và chân họ. Khi nhìn thấy cảnh này, Ngài Goenka bàng hoàng kinh ngạc. Tôi (Ram Singh) thưa với Ngài Goenka rằng, đây là các phạm nhân ngoan cố. Ngài Goenka phản đối: "Sao có thể đưa người bị còng xích như vậy đến gặp tôi? Điều này không thể xảy ra, hãy tháo khóa xích cho họ!"
Ngài Ram Singh, vừa là Thầy hướng dẫn thiền Vipassana và cũng là Bí thư Bộ Nội vụ của tiểu bang Rajasthan, đã tường thuật điều này như một bằng chứng sử liệu trong biên niên sử canh tân nhà tù. Sau nhiều kỷ nguyên, phương pháp thiền tuệ quán ‘thanh tịnh tâm’ đã tới lúc được truyền trao đến một trong những thành phần đau khổ nhất xã hội. Các tù nhân can phạm (tội nặng), bị kết án và tù treo tham gia khóa thiền Vipassana là những người đã nhận được chiếc chìa khóa để giải thoát các xiềng xích trói buộc nhiều hơn so với các gông cùm đang cột trói chân tay họ; sợi dây xích do ‘tập khí vô minh’ trong tâm tạo nên các tánh xấu như giận dữ, hận thù và mê muội.
Thiền sư S.N. Goenka giải thích: "Nhà tù, theo ý nghĩa thực sự là đưa người ra khỏi khổ đau và sai lầm của họ." "Tôi rất vui mừng khi thiền Vipassana đã và đang được thực hành trong các nhà tù. Điều này chắc chắn sẽ là tấm gương quý báu cho toàn thế giới. Nhà tù nên duy trì như thế nào và các phạm nhân trong tù nên được cải tạo giáo dục ra sao để khi rời khỏi tù họ trở thành con người hữu ích chứ không phải là một tệ nạn cho xã hội. Và thiền quán được thực hành ở đây, bởi vì ‘thiền’ hành trì (sự quán chiếu) và thanh lọc nội tâm ngay từ cội nguồn các thói quen tật xấu của con người đã gây nên tội phạm và tệ nạn xã hội."
Hai thiền sinh A. Menahemi và E. Ariel là hai nhà phim ảnh Do Thái chuyên nghiệp trở thành nhân viên viễn thông đầu tiên được phép dựng phim trong khu vực an ninh nghiêm cấm của một trong những nhà tù lớn nhất thế giới. Cuốn phim tài liệu của họ với tựa đề: "Thực hành thiền Tuệ Quán trong mọi lúc"(Doing Time, Doing Vipassana) là một bản tường thuật hùng biện về sự uyên thâm của thiền quán đã mang lại lợi ích cho mọi người, ngay cả đối với những kẻ phạm tội bị tố cáo triệt để như: bọn giết người, khủng bố, hiếp dâm và các băng đảng cướp bóc tàn ác.
Hiện nay, nhà tù Tihar đã xây dựng ‘Trung Tâm Tu Thiền’ bên trong những bức tường vô cùng kiên cố của nó. Tri ơn những nỗ lực đáng quý của Bà Kiran Bedi - Tổng Thanh Tra nhà tù, các đồng nghiệp và cấp dưới của Bà, nhà tù Tihar đã trở thành ‘Pháp Đường Tihar" (Dhamma Tihar). Giờ đây, mỗi tháng có hai khóa Thiền được tổ chức thường lệ cho các phạm nhân. Những vị hộ thiền hay hộ pháp cho khóa thiền là các bạn tù đã tham dự khóa thiền trước và bây giờ phục vụ lại cho các phạm nhân (tân thiền sinh) để tất cả cùng có cơ hội tiếp nhận chánh pháp.
Chín năm sau kể từ khi khóa thiền lịch sử đầu tiên tại Jaipur, Thiền Vipassana nhanh chóng truyền bá xuyên khắp các nhà tù toàn quốc gia Ấn Độ, điển hình các tiểu bang lớn như: Maharastra, Andhra Pradesh, Karnataka (thuộc Nam Ấn) và Gujarat (thuộc Tây Ấn).
Các tiểu bang Bihar (Đông Ấn) và Haryana (Bắc Ấn) cũng áp dụng (tổ chức các khóa thiền trong tù) theo tiểu bang Rajasthan và thủ đô Delhi. Trong buổi hội nghị "Tổng Thanh Tra các Nhà Tù - Ấn Độ" tại thủ đô New Delhi, thiền Vipassana được giới thiệu như một "biện pháp canh tân nhà tù" áp dụng khắp các nhà tù toàn xứ Ấn. Quyết định này có ảnh hưởng lớn do nghe rất nhiều bản tường thuật cá nhân có thái độ tinh thần chuyển đổi. Sau khi tham dự khóa thiền, không những chỉ có phạm nhân mà các viên chức nhà tù đều được chuyển hóa.
Có nhiều phạm nhân, chẳng hạn như A. Sanghavi là một phạm nhân "khét tiếng" ba mươi tuổi, sau khi tham dự một khóa thiền tuệ quán và ngày được thả ra, anh ta làm cho các công an nhà tù vô cùng ngạc nhiên vì đã đi thẳng đến Trung Tâm Tu Thiền "Dhamma Thali," tình nguyện phục vụ cho các khóa thiền tại đó.
Một trường hợp gây nhiều cảm động hơn trong câu chuyện của anh chàng Babu Bhaya, một can phạm với án tù giết 3 người trong vòng 5 phút. Sau khi tham dự khóa thiền trong trại giam Baroda, với lòng tràn ngập niềm hối hận, Bhaya đã khẩn cầu các gia đình nạn nhân tha thứ cho anh. Năm 1992, vào ngày lễ Raksha Badhan (theo truyền thống Ấn Độ, đây là ngày lễ ‘thắt chặt tình anh em’ trong gia quyến thông qua việc thắt dây tình cảm, vợ và em gái của người bị Bhaya giết đã đến nhà tù và đã thắt vào vòng tay Bhaya sợi dây thân ái. Họ đã chấp nhận Bhaya như người anh trong gia đình.
Anh B. Bhaya tâm sự: "Tôi chỉ biết thù hận con người và luôn luôn cảm thấy giận dữ, sân hận không nguôi. Nhưng sau khi thực hành thiền quán, tôi đã thay đổi. Bây giờ tôi cảm thấy thương yêu và thông cảm cho tất cả mọi người."
Sự chuyển đổi thái độ tinh thần gây nhiều ấn tượng sâu sắc như vậy giữa các phạm nhân tạo nên niềm phấn khởi cho khóa tu thiền đặc biệt trên 1.000 phạm nhân trong nhà tù Tihar. Khóa thiền này tổ chức vào năm 1994 do chính Thiền sư Goenka trực tiếp hướng dẫn và là khóa tu dành cho phạm nhân lớn nhất trong thời hiện đại.
Dưới sự bảo trợ của Viện Khoa học Y khoa Toàn quốc Ấn Độ (AIIMS) tại thủ đô New Delhi, các phái viên chuyên khoa đã tổ chức một cuộc nghiên cứu kiểm tra các thiền sinh trong tù Tihar và tường thuật rằng:"Sự phân tích thống kê dựa trên thông số nghiên cứu tâm lý cho thấy các phạm nhân có tinh thần trách nhiệm tiến bộ rõ rệt. Theo bản báo cáo của các phạm nhân, sau khóa thiền, họ có sự thuyên giảm đáng kể trong các chứng bịnh: rối loạn thần kinh, hành vi bạo động và tình trạng tinh thần bất lực; đồng thời niềm hy vọng và hạnh phúc được tăng trưởng."
Kết quả lợi ích thiết thực này rõ ràng không phải phát sinh từ năng lực thần thông hay do ảnh hưởng mầu nhiệm nào đó. Các phạm nhân nỗ lực thực hành thiền tuệ quán đúng pháp và chuyên cần sẽ đạt được lợi ích không khác gì các thiền sinh bên ngoài bức tường nhà tù. Như anh Mustafa, một thiền sinh người Châu Phi trong khám tù Tihar phát biểu: "Sự chuyển hóa nội tâm không phải dễ dàng đạt được. Sự thay đổi cần có thời gian … Tôi không tuyên bố rằng, tôi đã tham dự một khóa thiền Vipassana và đùng một cái, ngay tức khắc, sự giận dữ trong tôi hoàn toàn biến mất. Nó được chuyển hóa từng bước giảm dần, giảm dần, giảm dần …."
Mười một năm sau kể từ khi khóa thiền ‘trong tù’ đầu tiên, thiền Vipassana đã bám rễ chắc chắn trong các nhà tù Ấn Độ. Sau cuộc viếng thăm nhà tù Nashik, Bộ trưởng tiểu bang Maharashtra – ông G. Munde tuyên bố, mỗi nhà tù trong tiểu bang này nên tổ chức hướng dẫn thiền Vipassana.
Lập tức sau đó, trung tâm nhà tù Nashik được chính thức công bố là một trung tâm ‘Chánh Pháp’ giống như nhà tù Tihar. Mỗi tháng có hai khóa thiền 10 ngày được tổ chức trong tù.
Nhà tù Yerwada "khét tiếng" ở thành phố Pune (miền Nam Ấn) không bao lâu cũng áp dụng theo chính sách hướng dẫn thiền tuệ quán cho tù nhân. Một khóa thiền đặc biệt được tổ chức cho các phạm nhân ngoại quốc trong tù. Khóa thiền này gồm các vị thầy hướng dẫn và ban hộ thiền đều là người ngoại quốc phục vụ. Sau khóa thiền, anh Josef – tù nhân người Tiệp Khắc bị kết án do tội buôn bán ma túy phát biểu: "Tôi đã từng học nhiều pháp môn thiền định, nhưng chưa có phương pháp nào đưa tôi đi sâu vào nội tâm như thiền tuệ quán (Vipassana). Nhờ thiền Vipassana, không bao lâu các khám tù sẽ được gọi là "Trường Đại Học Giáo Dục Phạm Nhân" (University of Crime).
Suốt thời gian tổ chức các khóa thiền trong tù cần phải tận lực chu đáo để bảo vệ quy luật nhà tù và giới luật thiền quán một cách nghiêm túc. Bản "nội quy pháp chế" dành cho các khóa thiền Vipassana trong tù được ấn hành. Giới chức nhà tù phải phân chia ranh giới độc lập cho ‘thiền đường’ trong khu vực tù giam và suốt thời gian khóa thiền tổ chức. Phạm vi này được tách biệt hoàn toàn với phần còn lại trong tù. Ban Trị Sự ‘Thiền Vipassana’ tại địa phương có trách nhiệm phân bổ các vị thầy hướng dẫn, tài liệu giảng dạy và ban hộ thiền phục vụ. Về phần chính quyền nhà tù phải cung cấp nhu cầu cần thiết cho phạm nhân, vì đối với các khóa thiền bên ngoài nhà tù tuyệt đối không thu lệ phí giảng dạy cho một khóa thiền.
Vào ngày thứ mười của khóa thiền, đó là ngày thực hành "Từ Bi quán", mọi người được xả pháp tịnh khẩu, được nói chuyện bình thường (vì suốt khóa thiền phải hoàn toàn tĩnh lặng hay tịnh khẩu), một chương trình đặc biệt thỉnh thoảng được tổ chức vào buổi chiều trong khuôn viên nhà tù. Các phạm nhân khác (người không tham gia khóa thiền), viên chức nhà tù, cán bộ công an địa phương và đài truyền thanh hội họp lại để nghe về kinh nghiệm của các phạm nhân vừa mới hoàn thành khóa thiền tuệ quán – Vipassana. Đây thường là kinh nghiệm xúc cảm và vô cùng cảm động!
Bà Tổng thanh tra - K. Bedi đã nói: "Thiền thật sự đã chuyển hóa con người! Thiền giúp cho phạm nhân biết khóc và khóc chân thành. Họ đã nhận thức sự thật cuộc sống là gì? Họ đã trở về với nội tâm chính mình và từ trong đáy lòng sâu thẳm họ nhìn thấy rõ các thái độ hận thù, sân giận, bất kính và sự tổn thương mà họ đã gây ra đối với cha mẹ và xã hội; họ đã khóc và mong muốn sửa đổi."
Vào ngày xả phép tịnh khẩu, một trong những yêu cầu đầy nhiệt tâm và chân thành nhất của các phạm nhân mới hoàn thành khóa thiền là mong muốn chính quyền nhà tù giúp họ có nơi tiếp tục thực hành thiền Vipassana hằng ngày. Sự thực hành chuyên cần mỗi ngày và tách rời các tội phạm ngoan cố khác là yếu tố cần thiết giúp các (thiền sinh) phạm nhân "phục hồi nhân phẩm."
Hạt giống thiền tuệ quán mang lại sự biến đổi sâu rộng trong các nhà tù thế giới đã được gieo trồng. Những ai chung sống bên trong các bức tường sẽ là người trước tiên nhận thức tầm quan trọng sâu xa của thiền quán trong tù. Như trường hợp anh David là phạm nhân người Canada trong khám tù Tihar và trở thành một thiền sinh. Lược trích vài lời phát biểu của anh ta trong bộ phim "Thực hành thiền Tuệ Quán trong mọi lúc" như sau: "Đây là trang sử ‘tân tạo,’ các bạn biết không … đây là cơ hội vô giá, vì thiền Vipassana đã và đang được ứng dụng trong hệ thống nhà tù để giáo dục cải tạo con người … Sự kiện này có thể canh tân toàn bộ hệ thống ‘ Khám - Tù’ trên toàn hành tinh …"
Hiện nay, có trên 50 khóa thiền Vipassana được tổ chức hằng năm bên trong các nhà tù Ấn Độ. Mới đây, một khóa thiền đặc biệt được tổ chức cho các phạm nhân ‘cai nghiện ma túy’ trong nhà tù Tihar. Chính quyền nhà tù toàn quốc Ấn Độ yêu cầu tổ chức các khóa thiền tuệ quán càng gia tăng và những quốc gia trên thế giới cũng bắt đầu phát triển việc tổ chức hướng dẫn thiền Vipassana trong tù.
Cầu nguyện cho tất cả chúng sanh cùng được giải thoát!
TN. Hằng Liên dịch.
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Linh Tinh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron