Hành trình khám phá bản thân

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 3 Tháng 3 29, 2016 10:23 pm

Mở cánh cửa Không

GN Xuân - Tu thiền để dừng lặng tâm lăng xăng. Tâm lăng xăng lặng xuống thì tâm chân thật hiện đủ. Đó là giác. Giác bằng cách thực hiện ngay nơi mình, chứ không phải tìm kiếm ở đâu khác.

Muốn bước vào cửa thiền trước tiên phải thâm nhập lý Bát-nhã. Lý Bát-nhã còn được gọi là cửa Không. Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Tại sao chúng ta tu thiền phải đi từ cửa Không ? Vì nếu thấy thân này thật, đối với ngoại cảnh, từ con người cho tới muôn vật, chúng ta đều thấy thật hết thì tâm sẽ chạy theo nó.
Bây giờ, muốn tâm không chạy theo, chúng ta phải quán sát kỹ tất cả sự vật ở ngoài cũng do duyên hợp, không thật. Cái nhà từ khoảnh đất trống, ta dựng cây cối, gạch ngói v.v… để thành cái nhà. Do vậy cái nhà là tướng duyên hợp. Do duyên hợp nên có ngày nó phải bại hoại, tường vách đổ sụp. Những gì duyên hợp đều hư dối. Từ cái nhà cho đến mọi sự mọi vật, có thứ nào không phải duyên hợp đâu, nên chúng sẽ đi đến bại hoại. Biết rõ như vậy mới không dính mắc với cảnh bên ngoài. Không dính mắc ngoại cảnh thì tâm mới an định, còn dính mắc thì không bao giờ an định.
Thí dụ chúng ta vừa mới to tiếng với ai đó chừng nửa giờ, bây giờ vô ngồi thiền có yên không? Vừa ngồi vừa tiếp tục cãi, không cãi bằng miệng mà cãi bằng tâm. Họ nói câu đó là sao? Mình phải trả lời sao cho xứng v.v… cứ ôn tới ôn lui hoài. Vì chúng ta thấy câu nói thật nên không bỏ được. Nếu ta quán con người đó không thật thì lời nói của họ có thật đâu, tất cả là chuyện rỗng, có gì quan trọng. Thấy vậy liền buông nhẹ. Buông được thì ngồi thiền mới yên. Cho nên trước tiên bước vào cửa thiền, chúng ta phải đi từ lý Bát-nhã, dẹp bỏ tất cả những cố chấp của mình.
Kinh Bát-nhã nói “Sắc tức là Không, Không tức là Sắc” nghĩa thế nào? Như bình hoa trước mắt chúng ta, nếu bỏ mấy cọng hoa mỗi nơi mỗi cái thì bình hoa không còn. “Bình hoa” là giả danh, do đủ duyên hợp lại mới có, nếu thiếu duyên bình hoa không còn nữa. Nên nói thể bình hoa là không, do duyên hợp tạm có. Ngay nơi bình hoa chúng ta biết tánh nó là không. Tuy tánh không nhưng đủ duyên hợp lại thì thành bình hoa.
Như vậy lý không ở đây không phải không ngơ, mà là không có chủ thể cố định. Duyên hợp tạm có, duyên ly tán trở về không. Hoa khi phân tán khắp nơi, chỉ còn lại bình không, nếu ta cắm vào đó các hoa khác thì có bình hoa trở lại, nên nói “không tức là sắc”. Rõ ràng sắc và không đều không thật. Nói sắc nói không nhằm chỉ ra lý duyên hợp, đủ duyên thì không biến thành sắc, thiếu duyên thì sắc biến thành không. Nên ngay khi duyên hợp, tánh nó vẫn là không. Vì vậy kinh Bát-nhã nói không nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, không sắc, thanh, hương… Không là nói đến thể của tất cả các pháp. Tất cả pháp chỉ có giả danh, không có thật thể.
Từ đó chúng ta dùng trí quán xét hết các sự vật bên ngoài đều là duyên hợp tánh không. Biết như thế là tỉnh, hết mê. Biết lý tánh không rồi, chúng ta mới bỏ được vọng tưởng điên đảo, các vị Bồ-tát mới có thể tu hành tiến lên thành Phật. Dùng trí tuệ Bát-nhã tức là dùng thanh kiếm bén ruồng hết sáu trần, không chấp không kẹt. Không chấp thì ngồi thiền êm ru, không nghĩ, không tính. Vừa chợt nhớ gì liền tự nhắc “Nó giả dối, có thật đâu mà nhớ”.
Thế nên bước vào cửa Không phải thấy rõ: Một, tất cả cảnh sắc đều hư dối, tự tánh là không. Hai, thân tứ đại duyên hợp hư dối, tự tánh là không. Ba, tâm vọng tưởng sanh diệt hư dối, tự tánh là không. Biết ba cái đó không thật rồi, chúng ta phải tìm cho ra cái chân thật. Đây là chỗ thiết yếu hành giả tu thiền cần phải biết. Cái thật đó lâu nay chúng ta không nhớ không biết nên chạy theo trăm thứ đảo điên. Bây giờ phải nhớ để nhận ra và sống lại với cái chân thật của chính mình, thì mới chấm dứt sanh tử và đau khổ.
Như câu chuyện Đức Phật kể trong kinh Lăng Nghiêm: Một buổi sáng, có anh chàng Diễn Nhã Đạt Đa đứng trước gương soi mặt, anh thấy mặt mày mình hiện rõ trong đó. Khi úp gương xuống, anh không thấy mặt mình nữa, liền chạy la hoảng: “Tôi mất đầu rồi. Tôi mất đầu rồi!”. Phật nói Diễn Nhã Đạt Đa ôm đầu chạy la mất đầu, có phải điên không? Tại sao anh điên? Vì anh lầm bóng trong gương là đầu thật, nên quên mất đầu thật của mình.
Chúng ta có giống Diễn Nhã Đạt Đa không? Khi nghĩ suy ta thầm cho đó là “tâm tôi”, khi không nghĩ suy thì không có tâm. Nghĩ suy là bóng, mình nghĩ về người thì bóng người hiện ra, nghĩ về vật bóng vật hiện ra. Hết nghĩ suy thì tâm lặng, rõ ràng chúng ta có cái thật nhưng lại không thấy, chỉ thấy toàn là bóng. Vì nhận bóng là mình nên quên cái thật, giống như Diễn Nhã Đạt Đa nhớ bóng quên đầu, đó là điên. Tâm thật luôn có mặt trong hiện tại, không bao giờ vắng thiếu mà ta lại không nhận, đi nhận những thứ lăng xăng chợt có chợt không là tâm mình, như vậy không phải điên là gì?
Chúng ta có cái thấy nghe rõ ràng mà không cần suy nghĩ. Đó là cái chân thật hiện tiền, không động, có sẵn nơi mỗi người. Chỉ vì lâu nay mình cứ cho nghĩ suy là tâm nên quên mất tâm thật. Chấp thân là mình, chấp suy nghĩ phân biệt làm tâm mình, đó là gốc luân hồi sanh tử. Muốn ra khỏi luân hồi sanh tử phải bỏ hết các thứ chấp ấy đi. Muốn bỏ cũng phải tập, bỏ hoài bỏ hoài, lâu ngày mới hết.
Cũng vậy, những vui buồn chúng ta đem ra kể cho cha mẹ nghe là khắng vào tâm não một lần, kể cho anh em nghe là khắng thêm hai lần. Cứ thế kể cho bạn bè, bà con láng giềng nghe, ôn đi ôn lại càng nhiều thì thấm càng sâu trong tâm não. Vì vậy khi ngồi yên nó trồi lên, ta “bỏ” chẳng bao lâu nó trồi lên nữa, ta than phiền tại sao bỏ hoài không hết ? Mình thu vô một trăm lần thì đuổi ra ít nhất cũng phải tám, chín chục lần mới hết chứ. Sao lúc thu vô nhiều không than phiền, khi đuổi lâu hết lại không chịu. Có phải mình vô lý không?
Những buồn đau, giận hờn… xảy đến ta cứ chứa chấp sâu trong kho tàng thức, bây giờ muốn loại trừ phải từ từ. Năm này một ít, năm kia một ít nó mới sạch, chứ không phải một lần sạch liền. Vì vậy ngồi thiền là cốt loại những bóng dáng của quá khứ còn lưu lại trong tâm, khiến nó tan mất đi. Chúng hết rồi thì cái chân thật hiện tiền, hằng tri hằng giác của mình hiện bày. Tri giác ấy là tánh Phật. Chư Phật ra đời mục đích để chỉ dạy cho chúng ta bấy nhiêu đó thôi.
Nhận ra tánh Phật hằng tri hằng giác, không suy nghĩ, không thương ghét, không hơn thua là dứt tạo nghiệp thiện ác. Không tạo nghiệp thiện ác thì đâu có luân hồi sanh tử. Đó là nhân giải thoát. Như vậy tu là giác ngộ, biết mình có cái thật phải nhận lại, cái giả bỏ đi. Bỏ được những thứ hư dối, sống hoàn toàn với tâm chân thật là giác ngộ. Giác ngộ là giải thoát sanh tử.
Chúng ta cứ đúng theo đạo lý Phật dạy mà tu. Tu lâu ngày mọi thứ khổ đau mê lầm sẽ giảm. Khi nào hết mê lầm tức là chúng ta giác ngộ viên mãn.

H.T Thích Thanh Từ
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 3 Tháng 4 05, 2016 10:50 pm

Bát nhã tâm kinh


Quán tự tại bồ tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá lợi tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.
Xá lợi tử! Thị chư pháp không tướng, bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung. Vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức. Vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh diệc, vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử diệc, vô lão tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo. Vô trí diệc vô đắc.
Dĩ vô sở đắc cố. Bồ đề tát đỏa y bát nhã ba la mật đa cố. Tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo, mộng tưởng cứu cánh Niết bàn. Tam thế chư Phật y bát nhã ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la tam muội tam bồ đề.
Cố tri bát nhã ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú năng trừ nhất thiết khổ, chơn thiệt bất hư.
Cố thuyết bát nhã ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:
Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.


Lời kinh như lời nhắn gửi của Đức Phật Thích Ca đến với người học Phật, y kinh hành trì miên mật sẽ mau chóng liễu thoát sinh tử.

Phật thuyết:
Khi ta quan sát một vị bồ tát đã đạt được sự tự tại giải thoát, ta sẽ nhận thấy vị này chuyên tâm hành trì bố thí, trì giới, nhẫn nhịn, tinh tấn, thiền định, trí tuệ tùy thuận ở mọi lúc, mọi nơi. Nhờ vậy mà vị Bồ tát này nhận ra sắc thọ tưởng hành thức đều là tướng hư huyễn, không thật vì tất cả do duyên hợp. Do nhận biết lẽ thật đó mà vị Bồ tát vượt qua mọi khổ não, tai ách và phiền muộn.
Sắc do vật chất gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, đầu, cổ, tay chân, thân hình, máu huyết,… hợp thành. Thọ do cảm giác vui buồn, giận thương, yêu ghét,… hợp thành. Tưởng là những nhận thức nghĩ nhớ, ghi nhận, chuyện đã qua, việc hiện tại, tương lai,… hợp thành. Hành là tri giác, là những tâm ý dao động, lăn xăn, dừng nghĩ,… hợp thành. Thức là ý thức do tâm phân biệt, so sánh, đánh giá,… hợp thành. Bồ tát nhận thức rõ khi tách rời sắc thọ tưởng hành thức, và các phần nhỏ mắt tai, mũi lưỡi, vui buồn, nhớ nghĩ, sự lăn xăn tâm ý, ý thức so sánh,… thì sẽ không có ai là bồ tát và ngay cả khi hợp nhất chúng lại cũng không có vị bồ tát nào vì sắc thọ tưởng hành thức khi hợp lại vẫn không dừng lặng mà diễn ra quá trình sinh trụ dị diệt,... Chỉ có sự tự tại của chân tâm là thường còn. Vì thế vị Bồ tát không còn tham đắm dính mắc những tranh giành, hơn thua, được mất, thật giả,… nên không còn bị sự đau khổ, lo lắng bức hại.
Này người học Phật! Hãy tự nhận biết! Có thì không khác gì không, không thì không khác gì có. Có tức là không, không tức là có.
Vì lẽ thân xác người chết khi tan hoại vào đất thì thân người sẽ không còn mà con người thì phải chết. Nhưng khi còn sống, thân xác chưa tan hoại thì vẫn có thân người. Thế nên có thì đâu khác gì không, không đâu khác gì có và nói một cách khác thì có tức là không, không tức là có vì nó biến chuyển liên tục, không dừng nghỉ, không bền vững mãi mãi.
Cảm giác, nhận thức, tri giác, ý thức cũng đều như thế.
Chúng cũng biến chuyển liên tục, không dừng nghỉ, không bền vững. Ai có thể giữ mình vui hoặc buồn cả ngày; nhận thức, ý thức, tri giác của mỗi người cũng không dừng lặng được; việc đẹp xấu, những chuyện ngày mai, hôm qua,... chạy loạn trong đầu.
Vì thế chúng cũng không khác gì không, cũng không khác gì có. Chúng cũng chính là không mà cũng chính là có.
Này người học Phật! Hãy tự nhận biết. Tất cả các pháp đều không phải tồn tại ở dạng có hay không, cũng không sinh, không diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm. Tất cả các pháp đều không có hình tướng, không có cảm giác, nhận thức, tri giác, ý thức, tư duy. Cũng không có cái gì gọi là mắt, tai, mũi, lưỡi , thân, ý; Cũng không có gì là màu sắc, âm thanh, mùi hương, khẩu vị, sự xúc chạm và các sự vật, các pháp. Cũng không có cái bị thấy, không có cái bị nhận biết phân biệt. Không có sự hiểu biết không sáng rõ, cũng không có sự hiểu biết sáng rõ. Không có sự già chết cũng không có sự không già chết. Không có sự khổ, không có nguyên nhân gây ra sự khổ, không có dứt trừ sự khổ, cũng không có dứt khổ. Không có sự hiểu biết trí tuệ, cũng không có pháp để đắc.
Vì bởi rõ biết có tức là không, không tức là có. Khi người học Phật sống được với cái biết đó thì sẽ rõ biết vạn pháp - Mọi sự vật, hiện tượng đều không phải tồn tại ở dạng có hay không? Tất cả chỉ do duyên, đủ duyên thời nhận thấy rằng có nhưng khi duyên biến diệt không còn nữa thời nhận thấy là không. Thế nên người học Phật sẽ nhận biết vạn vật sẽ không có sinh diệt, không có dơ sạch, không có tăng giảm. Sở dĩ có sự sinh diệt, dơ sạch, tăng giảm là do tâm phân biệt của con người, do con người quan sát, đánh giá ở góc nhìn hạn hẹp chứ không đặt sự vật hiện tượng ở góc nhìn tổng thể khách quan. Cụ thể, khi ta nhìn một đống phân bò bên một gốc cây mận, ta sẽ thấy sự nhòm gớm, dơ bẩn. Sau một thời gian ta không thấy đống phân bò nữa và cây mận trước kia chưa có trái, bây giờ đã có nhiều trái chín mọng. Ta hái vài trái mận cho vào miệng ăn và nhận định cây mận có trái ngon ngọt, thanh mát. Vì không nhìn ở góc nhìn tổng thể nên ta vội quên cây mận tốt tươi, nhiều trái là do chuyển hóa đống phân bò gớm bẩn thành quả ngọt. Mọi vật trong cuộc sống cũng đều như vậy chúng không thể tự có mà nương nhờ các duyên, đủ duyên thì mới có thể sinh ra. Điều này đồng nghĩa với việc vạn pháp sẽ không có gì cả. Không hình tướng, cảm giác, nhận thức, tri giác, ý thức, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, màu sắc, âm thanh, mùi hương, vị giác,… Không có sự hiểu biết trí tuệ, cũng không có pháp để đắc.
Vì vậy người học Phật phải rõ biết hành trì sáu pháp ba la mật bố thí, trì giới, nhẫn nhịn, tinh tấn, thiền định, trí tuệ tùy thuận mọi lúc, mọi nơi thì đó chính là câu thần chú lớn nhất, là câu thần chú sáng rõ nhất, là câu thần chú cao tột nhất, là câu thần chú không có câu thần chú nào có thể so bì. Câu thần chú này sẽ có công năng diệt trừ hết mọi sự khổ nạn, tai ách. Đây là lời nói chân thật không có hư dối.
Ý từ của đoạn kinh văn rất rõ ràng, người học Phật phải tùy thuận, siêng năng hành trì sáu phép ba la mật thì sẽ đạt được sự tỏ ngộ và nhận ra đây là câu thần chú cao tột có công năng độ thoát con người ra khỏi mọi cảnh khổ. Người học Phật sẽ tự biết lời nói đó không chút hư vọng, là lời nói đúng thật.
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 2 Tháng 11 28, 2016 8:30 pm

Tìm hiểu về Thôi miên chữa bệnh

Sau thời gian tìm hiểu về vấn đề của người bệnh (mô tả bệnh, những điều trị trước đó, mục tiêu của trị liệu v.v…) và một cuộc nói chuyện ngắn về chủ đề thôi miên (nhằm loại bỏ những hình dung sai lệch) thì lần thôi miên trị liệu thứ nhất được tiến hành. Ngay trong lần này, người bệnh đã có thể được đưa vào trạng thái thôi miên rất sâu (xem thêm Video về thôi miên). Và sau khi trạng thái thôi miên đạt đến một độ sâu cần thiết, thì phương pháp ám thị và phân tích thôi miên được đưa vào thực hiện.
Nguyên nhân của những vấn đề sẽ được khám phá và loại bỏ, ví dụ như : sau khi một cú sốc tinh thần nào đó (thường là một tình huống trong quá khứ đã xảy ra, dẫn đến những gánh nặng tinh thần). Những xúc cảm và những sự tin tưởng, cũng như cách suy nghĩ mang tính tiêu cực được loại bỏ, và thay vào đó là những xúc cảm và suy nghĩ, tin tưởng tích cực thì ca trị liệu sẽ được kết thúc. Còn khi mà một loạt vấn đề đã được xử lý hết, thì cũng là lúc mà quá trình trị liệu đã được thành công. (xem thêm tại Điều trị thôi miên tăng cường)Trong trường hợp cần có những ca điều trị tiếp theo, thì quy trình trên sẽ được tiến hành sâu và kỹ hơn. Với những bệnh thể chất nặng, quá trình điều trị được tăng cường và đẩy nhanh, thông qua sự kết hợp giữa thôi miên sâu và điều hòa năng lượng.
Tôi thường được hỏi liệu thiền và thôi miên có giống nhau không bởi cả hai đều đi vào “trạng thái thôi miên”. Cái từ “thôi miên” thường đem đến cho người nghe một cảm giác tiêu cực. Theo từ điển của Webster, thôi miên để chỉ việc không có khả năng hoạt động hay một trạng thái mê muội hoặc sững sờ. Thôi miên cũng thường được hiểu theo nghĩa của các trạng thái thôi miên sâu khi con người hầu như không có nhận thức về môi trường xung quanh và sau đó có thể không có khả năng nhớ lại những gì đã xảy ra khi họ đang trong trạng thái thôi miên sâu này.
Những trạng thái trên chắc chắn là một vài trạng thái thôi miên, những trong thực tế chúng không phải là những trạng thái thôi miên duy nhất hay phổ biến nhất. Các trạng thái thôi miên nhẹ vốn quen thuộc với tất cả mọi người thì không có những đặc tính đáng sợ trên. Tiến sĩ Ronald Shor, một chuyên gia thôi miên đã chỉ ra rằng những trạng thái thôi miên nhẹ này xảy ra hàng ngày và phổ biến đối với tất cả chúng ta. Trạng thái thôi miên nhẹ xảy ra khi chúng ra tập trung vào một /một vài vật hoặc sự kiện hay ý nghĩ nào đó. Khi thu hẹp phạm vi tập trung, khả năng định hướng khái quát thực tế – khả năng nhận thức môi trường xung quanh và cách tư duy nhận thức thông thường của chúng ta – bắt đầu mờ dần, và tạo ra hiệu ứng thôi miên. Shor mô tả kinh nghiệm bản thân với trạng thái thôi miên tự phát như sau:
Tôi đang đọc một quyển sách khoa học khá khó đòi hỏi phải chú tâm hoàn toàn vào các luận chứng. Tôi đắm chìm vào quyển sách đó và không hề để ý đến thời gian hay môi trường xung quanh. Và đột nhiên, một cái gì đó xâm nhập vào không gian của tôi, một cảm giác mơ hồ không xác định về một sự thay đổi. Tất cả những điều đó diễn ra chưa đến một giây và khi cảm giác đó đi qua, tôi mới phát hiện ra vợ tôi đã đi vào phòng và đã nói cái gì đó với tôi. Sau đó tôi có thể tự nhớ lại những gì vợ tôi đã nói vì điều đó đã khắc sâu vào trí nhớ của tôi mặc dù khi những điều đó được nói ra, tôi không hề nhận thức được.
Rõ ràng rất nhiều việc xảy ra hàng ngày đều liên quan đến vào trạng thái thôi miên nhẹ, mặc dù chúng ta không đặt tên cho trạng thái chúng ta trải qua với cái tên đó. Ví dụ, chúng ta đều biết rằng người nghệ sĩ có thể nhập tâm vào tác phẩm của họ trong suốt giai đoạn cảm hứng sáng tác và hoàn toàn thờ ơ, không nhận biết gì môi trường xung quanh. Sự nhập tâm cũng có thể xảy ra khi một người bị choáng ngợp bởi một quang cảnh hùng vĩ nào đó, hay nhập tâm vào một trò chơi đòi hỏi sự tập trung, hay ngắm một tác phẩm nghệ thuật, hay nghe một bản nhạc, hay khi yêu… hoặc thiền. Liệu điều này có nghĩa là chúng ta nên coi tất cả những hoạt động này là một trong những dạng của tự thôi miên?
Mặc dù cả thiền và tự thôi miên đều liên quan đến trạng thái thôi miên ở một mức độ nào đó, chúng có những khác biệt quan trọng. Một trong những đặc điểm nhận dạng của tự thôi miên là thân chủ tiếp thu ngày càng cao những ám thị tự đưa ra cho tinh thần và cơ thể theo mong muốn của họ. Người bị thôi miên cư xử (hoặc suy nghĩ) theo cách mà anh ta tin rằng nhà thôi miên hoặc chính bản thân anh ta đang hướng anh ta đến.
Tự thôi miên do đó có định hướng mục đích, và nhà tâm lý học Robert White khi bàn về lý thuyết thôi miên, đã cho rằng sự nỗ lực có định hướng mục đích là một trong những đặc điểm cơ bản của tất cả các trạng thái thôi miên.
Mô tả này về thôi miên khác với hầu hết các mô tả về thiền. Theo truyền thống, thiền được coi là trạng thái không mục đích, không tranh đấu. Mặc dù trong thực tế, người thực hành thiền có thể có một vài cố gắng nào đó khi đang thiền (có thể là cố gắng để đạt được một mục đích nào đó về mặt tinh thần), điều này thường chỉ là một khía cạnh rất nhỏ trong thiền và các thầy dạy thiền thường không khuyến khích. Những câu tự ám thị như bảo bản thân thư giãn trong quá trình thiền, hoặc những ám thị gián tiếp như lặp lại một câu chú nào đó là tín hiệu để cơ thể vào trạng thái thư giãn sâu, cũng đóng vai trò nào đó trong kinh nghiệm thiền. Một vài dòng Yoga cũng yêu cầu người thực hành thiền sử dụng một số ám thị để đạt đến trạng thái Brahman, trạng thái tỉnh cao nhất, nhưng việc ứng dụng ám thị nhỏ nhoi này không thể so sánh được với vị trí trung tâm của ám thị trong tự thôi miên. Khi liên quan đến sự tích cực nỗ lực hướng đến một mục đích nào đó trong cả quá trình (tất nhiên điều này cũng không phải tuyệt đối do cả người thực hành thiền và các chủ thể thôi miên đều có các mục đích dài hạn), thiền và tự thôi miên là 2 trạng thái có vẻ rất khác nhau.
Thiền và tự thôi miên không nhất thiết phải có những thay đổi giống nhau về mặt sinh lý học. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ thấy thiền sẽ làm quá trình trao đổi chất chậm lại, và cả cơ thể và tâm trí đều tĩnh lặng. Ngược lại, một số trạng thái thôi miên lại đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, giống như khi một vận động viên sử dụng tự thôi miên trước trận đấu để nâng cao thể lực. Những trạng thái thôi miên khác không đem lại sự thay đổi sinh lý học nào, bao gồm không thay đổi nơi sóng não, và rất nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng thân chủ được thôi miên luôn luôn có một dạng sóng não được kích hoạt không khác gì với trạng thái lúc tỉnh thông thường. thời điểm duy nhất mà những thân chủ được thôi miên có dạng sóng giống với thiền là khi họ được đưa những ám thị cụ thể để đi vào trạng thái giống như thiền. Nếu họ được định hướng để thư giãn sâu, họ sẽ sẵn lòng làm theo, cũng như họ sẽ làm nhiều điều khác nữa, bao gồm cả ngủ, khi được thôi miên.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa thiền và thôi miên vẫn chưa được giải quyết hoàn toàn. Có thể theo nghĩa rộng nhất của thuật ngữ, thiền là một hình thức của “thôi miên”, mặc dầu chắc chắn nó không phải là dạng mà hầu hết những người đang sống ở phương Tây như chúng ta biết.
Một điều thú vị là các nhà sư Thiền Nhật Bản lại được dạy là phải kiềm chế trạng thái thôi miên. Cái từ họ đưa ra cho trạng thái thôi miên là saran (có nghĩa là sự hỗn loạn), vì họ cảm thấy rằng điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc tập thiền của họ.
Thôi miên phương Tây là một trạng thái có tính mục đích cao khi thân chủ đóng một “vai”, thực hiện những hành động hoặc suy nghĩ cho trước. Abraham Maslow, người gọi thôi miên phương Tây là thôi miên nỗ lực, chỉ ra rằng một dạng thôi miên ít phổ biến hơn cho phép chủ thể thoát ra khỏi vai trò đóng vai, và vào trạng thái nhập tâm tương tự như trạng thái trầm mặc bí ẩn. Trạng thái thôi miên này được dùng cho một số bài luyện tinh thần của Yoga hoặc thiền Nhật bản. Nó có thể là một hình thức của thiền, hoặc ngược lại.
Bởi vì thôi miên và thiền, mặc dù không phải là một, nhưng lại có một vài điểm chung, nên có lẽ không có gì ngạc nhiên khi một trong những kỹ thuật thư giãn hiện đại đáng chú ý nhất, autogenic training (huấn luyện tự sinh – tạm dịch), là có nguồn gốc từ việc nghiên cứu thôi miên như được thực hành ở phương Tây.
(Thiền có phải là Trạng thái duy nhất
Hay Thiền chỉ là một hình thức của tự thôi miên)
Chuyên gia tâm lý và thôi miên trị liệu Nguyễn Mạnh Quân
Có lẽ ứng dụng lớn và đặc biệt nhất của liệu pháp thôi miên, là điều trị được tất cả các căn bệnh về thể xác và tâm hồn. Nếu bạn đã từng tham gia trị liệu bằng liệu pháp thôi miên mà vẫn chưa có kết quả, thì nguyên nhân có thể là vì một lý do nào đó (có thể do bạn thiếu lòng tin vào nhà trị liệu hoặc điều kiện thời gian không cho phép) mà nhà trị liệu đã chỉ sử dụng liệu pháp ám thị, chứ chưa sử dụng tới biện pháp phân tích thôi miên.
Bởi biện pháp phân tích thôi miên phải cần tới một độ sâu nhất định, mà điều này lại phù thuộc rất nhiều vào người bệnh. Chủ yếu là lòng tin vào liệu pháp và sự kết hợp nhiệt tình và chặt chẽ của bạn, trong một số trường hợp thì người ta cần phải có một thời gian nhất định (còn nếu chỉ sử dụng biện pháp ám thị, và nhất là khi đó trạng thái thôi miên chỉ đạt được cấp độ nhẹ hoặc trung bình, thì đôi khi sẽ chẳng mang lại kết quả gì ).
Trong khi liệu pháp ám thị có thể tạo được các thay đổi tích cực, ngắn hoặc dài hạn, đối với các trường hợp nhẹ một cách tương đối đơn giản, thì đối với những vấn đề phức tạp và khó khăn hơn, bắt buộc người ta phải có một cách điều trị để tìm đến nguyên nhân gây bệnh. Nhờ vào phân tích thôi miên (Chỉ có thể sử dụng với trạng thái thôi miên sâu và vẫn hiếm được sử dụng), thì những nguyên nhân gây ra căn bệnh mới nhanh chóng được phát hiện và chính thức được xử lý.
Rất nhiều trị liệu gia vẫn làm việc với các phương pháp dựa trên những kết luận được rút ra về những vấn đề và tiến trình của vô thức, và chủ yếu dựa vào ám thị liệu pháp. Nhưng riêng tôi thì giao tiếp TRỰC TIẾP với vô thức, đối với những căn bệnh hiểm nghèo hoặc gốc gác bệnh lý phức tạp thì là điều hoàn toàn cần thiết và bắt buộc. Tất nhiên, để thực hiện được việc này thì ta cần phải có thêm một số thời gian, nhưng đây mới chính là khả năng tốt nhất, để một mặt tìm ra nguyên nhân của vấn đề, mặt khác là hướng đến những thay đổi thực sự nơi người bệnh (có nghĩa là chữa khỏi bệnh hoàn toàn).
Thông qua liệu pháp phân tích thôi miên để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, đồng thời tìm và giải quyết những “lập trình” tiêu cực trong vô thức của người bệnh (như những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực cũng như những tin tưởng giới hạn..). Sau khi những việc đó được thực hiện , thì tất cả những nguyên nhân gây bệnh sẽ được hoàn toàn vô hiệu hoá. Và cuối cùng là việc “lập trình mới” tích cực trong vô thức. Qua đó nền móng của những tư tưởng, xúc cảm, biểu hiện hay cách ứng xử mang tính phá hoại, tiêu cực được chính thức xoá bỏ. Sau khi được điều trị thành công bằng mọi liệu pháp thôi miên, nhiều bệnh nhân đã khẳng định rằng họ đã suy nghĩ khác, cảm nhận khác và cũng hành động khác – một cách hoàn toàn tự nhiên, mà không hề phải chú ý hoặc cố gắng chút nào.
Nhờ vào liệu pháp thôi miên mà các quá trình trị liệu và chữa bệnh được tiến hành nhanh chóng và kỹ lưỡng. Ví dụ: vô thức tự lượng thứ cho mình và cho những người khác, là một việc vô cùng có lợi cho việc trị bệnh, và là điều kiện kiên quyết cho một cuộc sống khoẻ mạnh và hạnh phúc. Sau khi những nguyên nhân gây bệnh được tìm ra và xử lý, thì việc tha thứ và tự tha thứ thường được tiến hành chỉ trong một buổi trị liệu duy nhất. Trên cơ sở thôi miên sâu, có thể ngay lập tức người ta đã thấy những thay đổi sâu sắc và sẽ được duy trì vĩnh viễn, bởi tất cả những việc làm trên đều đã được ổn định trong vô thức của người bệnh.
Khi những nguyên nhân trong vô thức đã được tìm ra và xử lý, thì tất nhiên các triệu chứng cũng sẽ tự biến mất. Nếu triệu chứng không hết, ta có thể bắt đầu với những yếu tố vẫn đang chống cự lại¬. ¬¬¬Sau đó giữa hai phần trong vô thức của bệnh nhân (một phần muốn khoẻ trở lại, còn phần kia lại muốn níu giữ bệnh tật) sẽ diễn ra một sự phân xử và chắc chắn một giải pháp khác giúp giải quyết vấn đề sẽ được tìm ra, mà không nhất thiết cứ phải bám giữ lấy bệnh tật.
Chính nhờ vào cách thức tìm kiếm, tiếp cận và định hướng đến nguyên nhân, cũng như hiệu quả sâu sắc của phương pháp điều trị bằng Thôi Miên này, chúng ta đã vẫn có thể điều trị được cả các vấn đề và các bệnh mãn tính, vốn đã không được điều trị thành công bằng nhiều các liệu pháp khác.
Một tác dụng nữa trong lúc chữa bệnh bằng liệu pháp thôi miên mà ta có được là do liệu pháp thôi miên đã giúp ta loại bỏ các thói quen, lối sống dễ gây bệnh và thay thế vào đó những thói quen, lối sống có lợi cho sức khoẻ. Những ví dụ được biết đến như cai nghiện thuốc lá nhờ thôi miên, thay đổi thói quen ăn uống gây thừa cân, và bệnh tật như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch và các bệnh về mắt. cũng như việc kích hoạt làm tăng cường động lực cho các vận động cơ thể v.v.
Mọi người đều biết rằng hút thuốc, ăn uống không điều độ, và ít vận động là những yếu tố gây nguy cơ quan trọng nhất cho cho sức khỏe và cơ thể con người. Nhờ vào liệu pháp thôi miên, những thói quen tiêu cực này không những có thể được hạn chế mà còn được thay thế bằng những lối sống tích cực khác. Chưa tính đến việc tìm ra những nguyên nhân về mặt tâm lý, và khuyến khích quá trình tự chữa và lành bệnh nhờ vào liệu pháp thôi miên, thì riêng việc liệu pháp thôi miên giúp người ta bỏ hút thuốc, giảm cân, thay đổi chế độ và thói quen ăn uống cho phù hợp, và kích hoạt để tăng sự vận động cơ thể cũng đã có thể làm gia tăng sức khoẻ, và sự thoải mái hơn cho mỗi con người.
Theo Chuyên gia tâm lý và thôi miên trị liệu Nguyễn Mạnh Quân phân tích
Từ “thôi miên” bắt nguồn từ chữ “Hypnos” dịch từ nghĩa tiếng Hy Lạp sang tiếng Việt là “ngủ”. Tuy nhiên, trạng thái thôi miên không thật sự liên quan đến giấc ngủ. Thật ra thì thôi miên có thể giống như một trạng thái nằm ở giữa giấc ngủ và thức nhiều hơn.

Ám thị sau thôi miên là ám thị được đưa ra cho vô thức trong quá trình trị liệu, và tiếp tục được duy trì sau khi ca trị liệu đã kết thúc. Ám thị sau thôi miên là một dạng phản ứng có điều kiện mà yêu cầu phải được lặp lại nhiều lần. Đôi khi, một ám thị duy nhất có thể thay thế được rất nhiều những động tác của phần tiền cảm ứng…
Thôi miên như giấc ngủ thường
Các bác học Nga V. M. Bêkhtêtrop và L. P.. Pavlôp đã chứng minh được rằng giấc ngủ thôi miên chẳng có gì là siêu nhiên cả, mặc dù nó khác với giấc ngủ bình thường.
Điều khác nhau đó là gì? Trong giấc ngủ say bình thường con người không tiếp thụ những gì diễn ra xung quanh. Khi đắm mình vào giấc ngủ thôi miên, con người không phản ứng lại những kích thích bên ngoài, không trả lời các câu hỏi của những người có mặt, nhưng lại tiếp thu tất cả những gì thuộc về bác sĩ thôi miên.. Người bị thôi miên nghe thấy giọng nói của bác sĩ và chỉ trả lời riêng ông ta. Hơn nữa, mỗi lời nói của bác sĩ đều gây ra trong ý thức của người đó những ấn tương rõ rệt có thể biến thành các ảo tưởng và ảo giác. Chẳng hạn, có thể ám thị người bị thôi miên rằng trong nhà đang có hoả hoạn, và anh ta hốt hoảng “trông thấy ngay” ngọn lửa dữ dội. Như vậy, có thể nói rằng, thôi miên – đó đồng thời là giấc ngủ, là ám thị, thêm nữa, các sự kiện đã chứng tỏ rằng trạng thái thôi miên làm tăng thêm tính tri giác đối với những kích thích nằm dưới ngưỡng cảm thụ được của con người ở trạng thái tỉnh táo.
Cho đến nay còn tồn tại một quan niệm sai lầm về ý nghĩa của màu mắt người thôi miên. Tuy nhiên, khi thôi miên có thể thậm chí không cần nhìn vào mắt. Người ta chỉ cần nhìn vào một quả cầu nhỏ bằng kim loại mạ kền hay một vật sáng nào là đủ. Những tế bào thần kinh “chịu trách nhiệm” về thị giác bị mệt mỏi, trong não xuất hiện quá trình ức chế bảo vệ, quá trình này được truyền đi khắp vỏ hai bán cầu não và gây nên giấc ngủ thôi miên.
Cơ sở của trạng thái thôi miên là sự ức chế phần lớn các tế bào não và sự bảo vệ vùng minh mẫn ở vỏ não mà thông qua đó mối quan hệ giữa bác sĩ với bệnh nhân được duy trì. Những vùng như thế là các “điểm canh gác”, chúng tồn tại cả trong giấc ngủ bình thường. Cho dù giấc ngủ có say thế nào đi nữa, một số tế bào riêng biệt của não vẫn không ngừng công việc của mình. Qua những tế bào này, cơ thể giữ được mối liên hệ nào đó với bên ngoài. Các “điểm canh gác” phản ứng lại với các tín hiệu không cho phép “ngủ quên”.
Giáo sư K. K. Piatônôp đã dẫn ra một ví dụ rất lý thú về mối liên hệ như vậy. Trong thời kỳ chiến tranh vệ quốc vĩ đại, người ta đưa thương binh đến một quân y viện, nhưng bác sĩ phẫu thuật lại đang ngủ rất say sau mấy đêm ngày thức trắng. Người ta lắc, phun nước vào mặt ông, nhưng con người quá mệt mỏi ấy vẫn không tỉnh dậy. Sau đó người ta nói nhỏ, nhưng thật rành rọt : “Bác sĩ ơi! Người ta đưa thương binh đến đấy. Họ cần được sự giúp đỡ của đồng chí!”.
Và bác sĩ phẫu thuật tỉnh dậy ngay. Nhưng ở người bị thôi miên các “điểm canh gác” hoàn toàn khác. Đó không phải như một người lính gác cho biết là cần phải tỉnh giấc mà tựa như chiếc máy điện thoại nối mạch với người bị thôi miên nhận các mệnh lệnh – từ ngữ và thực hiện chúng mà không hề phán xét hay đánh giá ý nghĩa của các mệnh lệnh đó. Mỗi một từ có tác dụng như một mệnh lệnh bắt buộc hay được tiếp thu một cách tin cậy.
( Theo sách Bên cạnh điều bí ẩn)
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 4 Tháng 11 30, 2016 10:12 am

Cách thức chạm đến cõi vô hình.
Tại sao có người tiếp xúc được cõi giới vô hình? Bên cạnh đó, lại có người dù rằng rất mong mỏi nhưng không thể chạm đến cõi giới vô hình?
Thật ra, việc chạm đến thế giới vô hình là việc không nên làm, không đáng làm và không cần làm.
Người tiếp xúc cõi vô hình có rất nhiều hạng nhưng tạm chia làm 2 nhóm.
+ Nhóm không chủ động gồm có 2 hạng:
- Hạng những người thần trí loạn động, tâm thức mê mờ, không thường sống nơi thế giới hữu hình, vô ý rời khỏi thân xác và bị chúng sinh nẻo không thân quấy phá.
- Nhóm thứ 2 là những người hành trì thiền định, việc giữ bản tâm lặng yên khiến thần thức dễ dàng rời khỏi thân xác và do sự tịnh tâm mà có thể tiếp xúc chúng sinh nẻo không thân.
Nhưng nhìn chung những người thiền định ít chủ động gặp cõi giới vô hình chỉ do chúng sinh nẻo vô hình nhận biết mà tìm gặp với nhiều mục đích khác nhau như quấy phá, não loạn, tham bái và thử thách,…
+ Nhóm chủ động là những người luyện bùa ngãi, chú thuật,… nhưng việc tiếp xúc cõi vô hình của thành phần này thì lại diễn ra có sự khác nhau.
Việc nhận biết sự tiếp xúc nẻo vô hình của nhóm người này có thể dựa vào kết quả việc làm hoặc là dựa vào sự hỗ trợ bởi một lực lượng vô hình,… mà người đó thu thập được.
Nhưng đây không thật là chánh pháp, không hẳn là việc nên làm. Vì việc làm đó thường dẫn đến việc xen vào quy luật nhân quả khách quan của sự sống và chính người tham gia việc làm đó phải ít nhiều gánh lấy phần trách nhiệm của quy luật nghiệp quả luân hồi.
Những người mong mỏi tìm gặp, chạm đến cõi vô hình mà không tiếp xúc được là vì họ không có phương pháp rõ ràng, đúng đắn hoặc hành trì sai phương pháp. Cũng là thiền định mà có người gặp, người không là vì khác tần sóng dò tìm. Sở dĩ tôi dùng đến từ “tần sóng” vì bởi những tín hiệu mà chúng sinh nẻo vô hình phát ra cũng như tiếp nhận được chỉ là những xung động, rung động do nơi tâm ý.
Những dao động này có tính chất tựa như tính chất của sóng âm thanh, sóng điện từ,… Vì vậy, những tín hiệu xung động tâm ý cũng có sự sai khác về bước sóng, tần sóng,…
Tôi cũng nhắc lại những người thiền định đúng chánh pháp ít khi tìm cách tiếp cận chúng sinh nẻo không thân vì đó không là cứu cánh của sự giải thoát hoàn toàn. Chỉ do việc dừng lặng của họ mà chúng sinh nẻo không thân dò đúng tần sóng và tìm đến. Nếu tôi chỉ trình bày đến đây thì hẳn bạn vẫn hoài nghi.
Vậy nên tôi sẽ dùng nơi pháp thế gian mà tỏ bày tường tận. Sự thật là nếu tình cờ bạn bắt gặp trên đường một người xa lạ, bạn có thường cất tiếng gọi, tâm sự, chuyện trò không?
Phần lớn là không, chúng sinh nơi nẻo không thân cũng thế. Thêm nữa, một người nói tiếng Nhật tình cờ gặp một người Âu Mỹ, cả hai đều nhìn thấy nhau, quan sát, đánh giá rồi “đường ai, nấy đi” vì dù có lên tiếng thì cũng không ai hiểu ai, không biết người còn lại nói gì?
Nếu bạn vẫn cố chấp “Ít ra cũng phải nghe tiếng hoặc thấy hình chứ.” thì tôi lại trình bày thêm một vấn đề.
Một con dơi khi bay luôn phát ra sóng siêu âm để xác định đường đi, con mồi, những vật cản,... Trên đường di chuyển, sóng siêu âm của dơi chạm phải bạn, con dơi biết rằng có vật cản phía trước và chuyển hướng bay. Con dơi dùng sóng siêu âm chạm đến và nhận biết bạn còn bạn có nhận ra làn sóng siêu âm của dơi chạm đến thân người không?
Nếu bạn lại cố chấp “Tôi thấy được con dơi” thì bạn lại quên mất rằng: Bạn đang muốn tiếp xúc với cõi vô hình. Nơi cõi vô hình mà bạn mong mỏi dùng đôi mắt thịt để nhận biết màu sắc, âm thanh, hình dáng,… của nẻo không thân thì không có lẽ đó.
Tôi đã trình bày về cõi vô hình để bạn trực nhận, thừa nhận. Việc về sau là tùy bạn định liệu nhưng tôi cũng không quên nhắc lại “Việc tiếp xúc cõi giới vô hình mà không có chánh định, định tâm là một việc là nguy hiểm, không thật sáng suốt”.
Thêm nữa, đình chùa, miếu mộ, nhà xác, hỏa lò,… là những nơi có mật độ lưu trú người đã khuất đông đúc, tập trung thế nên nếu bạn muốn chạm đến chúng sinh nẻo vô hình thì có lẽ bạn hãy siêng năng thiền định và lui tới những nơi này vào những đêm khuya canh vắng thì hẳn cơ hội gặp mặt người ở bên kia của thế giới cũng dễ dàng hơn.
Tôi đã từng gặp họ vài lần ở một ngôi chùa cũ, vắng người.

Lại nói thêm về những người tìm đến tôn giáo trong sự bấn loạn nội tâm và thiếu sự hiểu biết sáng rõ về thế giới tâm linh hiện nay.
Những con người đã mệt mỏi, chán chường nơi cuộc sống hiện tại hoặc hy vọng sau khi chết sẽ tìm về được một nơi ở mới tốt đẹp, trường cửu mãi mãi hoặc là một cuộc sống ở đời sau giàu có, phú túc, xinh đẹp hơn,...
Điều này cho thấy con người tìm đến các tôn giáo cũng vì tham mà đến và không ít người tìm cách bỏ tiền ra để hy vọng mua được một “chỗ đến” tốt đẹp, an toàn (Tôi không có ý nói đến những người vì tâm từ bi, bác ái,… lòng chân thành gom góp tiền của giúp người. Vì tôi rất trân trọng, thầm biết ơn những người làm công việc thánh thiện, đáng làm đó).

Lẽ ra, người học Phật không nên có chung cùng ý nghĩ Tham cầu như vậy vì đó không là chánh pháp của Như Lai. Tột cùng của chánh pháp là buông bỏ, là từ bi hỷ xả. Người học Phật mà cầu có nơi ở tốt để về sau khi chết, cuộc sống đời sau sung túc, giàu sang,… Nếu sống theo thập thiện thì việc đạt những ước nguyện này là không khó nhưng rồi sẽ lại trôi lăn.
Xét lại những mong cầu chính đáng ở nơi người học Phật trên ta sẽ nhận biết được người đó còn tham thân, tham nơi ở tốt và trên cả là việc tham sống. Đã muốn là sẽ được, đi rồi sẽ đến, sinh rồi sẽ có tử. Đó là gốc của luân hồi. Người học Phật chân chính một lòng cầu giải thoát ra khỏi biển khổ sinh tử, mong mỏi hành trì đạt pháp vô sanh. Muốn đạt được pháp vô sanh thì người học Phật phải dùng sự hiểu biết phá tan nơi ngã thành vô ngã, thường sống với bản tâm vắng lặng, không dính mắc. Đó cũng chính là tâm yếu của đạo giải thoát. Tâm thông muôn pháp thông. Liễu thoát sinh tử, diệt tham sân si mạn nghi, diệt mà không diệt.
Nhân loại khi tin nhận sống tùy thuận chánh pháp thì xã hội con người tự an ổn, thái bình, nhân loại phát triển từng bước đến văn minh, hiện đại, tự do và tiến bộ. Đó cũng là pháp môn không hai, không thể nghĩ bàn của Như Lai. Pháp xuất thế gian chẳng lìa pháp thế gian mà đơn lẻ tồn tại.

VÔ ƯU- Một thoáng phương đông.
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 3 Tháng 12 06, 2016 9:09 am

LÚC TRẺ & BÂY GIỜ


1- Lúc trẻ tưởng khóc là buồn, bây giờ phát hiện buồn nhất là không thể khóc được, cứ trống rỗng, tỉnh táo và vô hồn.

2- Lúc trẻ tưởng, cười là vui, bây giờ nghĩ lại, có những giọt nước mắt còn vui hơn cả một trận cười.

3- Lúc trẻ tưởng, đông bạn là hay, bây giờ mới biết chỉ cần 1 người hiểu mình là hạnh phúc lắm rồi.

4- Lúc trẻ, tưởng cô đơn ở đâu xa lắm, ở những chỗ không người, đến giờ mới hiểu, lúc bên nhau, sự ấm áp mới thật mong manh, mà nỗi cô đơn sao lại gần gũi thế.

5- Lúc trẻ, tưởng yêu là tất cả, là mọi thứ, lớn rồi mới biết không có gì là tồn tại mãi mãi cả.

6- Lúc trẻ, tưởng thành người lớn là lớn, bây giờ đã thấy có nhiều người đã lớn mà vẫn chưa thành người lớn, và đến khi thật sự thành người lớn thì người ta sẽ biết không bao giờ bé trở lại được.

7- Lúc trẻ, tưởng đóng đinh thì đóng đinh, không thích thì là có thể nhổ, bây giờ cảm nhận được đinh có thể nhổ nhưng vết lõm vẫn còn.

8- Lúc trẻ, tưởng mình có thể thay đổi cả thế giới, giờ thấy được ngay cả 1 người còn chẳng có khả năng thay đổi. Có chăng, vẫn chỉ là tự thay đổi mình.

9- Lúc trẻ, tưởng yêu một người thì dễ, quên một người mới khó. Giờ thấy mình quên đi nhiều người cũng dễ dàng, nhưng để yêu, mới khó làm sao.

10- Lúc trẻ, tưởng chỉ có kẹo là ngọt, giờ lớn lên còn biết có những thứ còn ngọt ngào hơn cả kẹo.

11- Lúc trẻ rất sợ phải chết, nhưng bây giờ khi tôi lớn lên mới biết sự lãng quên còn đáng sợ hơn cái chết rất nhiều.

12- Lúc trẻ, tưởng tượng rất nhiếu, và giờ đây khi lớn lên mới nhận ra chuyện cổ tích không bao giờ có thật. Sao mong mình bé lại quá chừng.

13- Lúc trẻ, mong mình lớn, giờ đây lớn rồi sao mong mình bé lại quá chừng.

14- Lúc trẻ, tưởng sự sống và cái chết ở cách xa nhau lắm, giờ mới biết nó chỉ cách nhau một lằn chỉ mong manh.

15- Lúc trẻ, tưởng nói dối là xấu, giờ mới biết có những lời nói thật đau đớn làm sao.

16- Lúc trẻ, tưởng hạnh phúc là điều gì đó xa xôi lắm, giờ mới biết hạnh phúc chỉ đơn giản là những thứ bình dị xung quanh ta,có chăng là mình đã không nhận thấy.

17- Lúc trẻ tưởng nói quên là có thể quên được, giờ mới biết có những chuyện càng muốn quên thì nó lại càng ở mãi trong lòng.

18- Lúc trẻ, cứ mơ ước lớn lên sẽ trở thành người này người kia. Về già mới biết: "Được trở thành chính mình mới là hạnh phúc nhất”

Cư sĩ Minh Mẫn.
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 4 Tháng 12 07, 2016 8:49 am

Tâm sự mây trời.

Mỗi người có một gia đình, dù có cha mẹ, vợ con, chưa hẳn đã hạnh phúc!
Mỗi người có một công ăn việc làm, chưa hẳn đã sung sướng mãn nguyện!
Cứ thế, mỗi người có một ràng buộc trong cuộc sống, như con vật bị vướng vào màn nhện, khó thoát thân, càng vùng vẫy, càng bị buộc chặt, từ đó, nỗi buồn phát sinh, lắm người tìm sự lãng quên trên canh bạc, nơi bàn nhậu, hoặc quán nhạc, tửu điếm; càng chạy trốn, nỗi buồn càng vây bủa, để rồi, mộng mị, chiêm bao, bạo động, nổi loạn hoặc trầm uất phiền muộn!

Người đàn bà ấy đến với tôi trong cuộc tình cờ, những ngày tháng cuối cùng nơi trại cải tạo sau 1975; vâng, ( tôi đã trợ giúp HT T. Quảng Độ, Tổng Thư Ký GHPGVNTN lúc bấy giờ, sau khi đất nước thống nhất, một Giáo Hội Phật Giáo không được nhà nước thừa nhận, tôi trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của một chính sách khắc khe trong buổi giao thời ) tôi ở chung sam với những người cùng xóm với cô ta, họ báo tin cho cô biết, vì tôi và cô ta quen nhau lúc thiếu thời; Cô ta là người độc thân, cha mẹ đã mất, sống chung với người anh cũng vừa đi học tập về, sĩ quan chế độ cũ, tính tình quá quắc, bà con thân thuộc chung quanh cũng nhiều tính ích kỷ. Đồng lương công nhân cô ta đủ ăn sáng.Tôi chấp nhận đến với cô ta sau khi ra tù. Tôi cũng không có gia đình; niềm cô đơn và một chút ân nghĩa đã đẩy tôi đến một quyết định vội vã :ký bản án chung thân với một người mà mình chưa tìm hiểu kỷ!
Thời gian đầu tồi thật sự ngỡ ngàng khi cô ta thường xuyên báo “mất tiền”…Chúng tôi đến với nhau bằng hai bàn tay trắng, mỗi khuya mượn xe đạp chở 50 ký bánh dầu về Nhà Bè, gần 40km, bỏ cho chùa làm nước tương, đủ tiền ăn cơm trưa; có những lúc họ không lấy hàng, phải chở về năn nỉ trả lại chủ, hẳn nhiên ngày đó phải nhịn đói!. Tôi bắt đầu bơm gas quẹt tại vỉa hè cách nhà 5km, mang theo lon cơm ăn trưa. Viết bài, dạy cho các trường Phật học, làm mọi việc bằng lao động cơ bắp để thoát khỏi cảnh túng quẩn; Một hôm, để dành được 400 ngàn vào năm 1985, đưa cô ta sắm một chỉ vàng, chiều về, cô ta bảo mất hết rồi! Tôi chả hiểu sự thật thế nào, niềm ngờ vực mỗi ngày một gia tăng. Thỉnh thoảng đi chợ xách giỏ về không cũng vì mất tiền, sự việc cứ diễn ra như thế, tôi đã mất niềm tin.

Trong nhà, không có vật dụng nào lành lặn! chiếc ấm méo nắp, cái chảo sứt quai, tô chén mẻ miệng, đũa ăn so le; không ngày nào cô ta không làm đổ bể, hư hao. Cô ta bảo: không hư bể, đồ làm ra bán cho ai?
Ngôi nhà xây trên 50 năm, chỉ còn lại cái sườn, ngói âm dương nứt bể và dồn cục để nắng - mưa vào thăm nhà thoải mái. Vách ván trống trước hở sau, ăn trộm từng vào mà khỏi phải chui. Mặc dù cách chợ hơn 500m, hình ảnh ngôi nhà cổ vào thời chiến như thế, tạo bạn đọc có ấn tượng một ngôi nhà hoang, thiếu sự quan tâm chăm sóc. nhàn rỗi, cô ta và lối xóm tụ tập đánh tứ sắc, không đánh bài thì cũng mê tiểu thuyết hoặc phim ảnh…

Lần đầu tiên cô nấu chè và xôi để thết đãi bạn bè, có người nói nhỏ với tôi: anh có người vợ quá giỏi, nấu chè thành xôi, nấu xôi thành thành cơm nhão.
Quả vậy, cô ta bỏ đậu, đường và bột báng vào chung, đến khi bột báng không có chỗ để nở, thế là nồi chè vừa sống, vừa đặc cứng, không biết gọi là món gì. Một hôm bảo trộn xà lách, cô ta bắt chảo dấm nấu sôi, đổ rau vào. Không còn lời nào để nói, cô ta bướng bỉnh cải: rau trộn như vậy chứ sao, dân miền Trung của ông mới ăn lạ đời khác người thôi. Tôi phải đích thân làm món sà lách trộn rất nhiều lần, cô ta mới làm tàm tạm được. Đến nay, cô ta cũng chưa bao giờ nấu được bữa ăn cho ra hồn, mặc dù ăn chay, cứ rau luộc rồi luộc rau. nếu kho, xào thì có thể gọi là món ăn thập cẩm nửa sống nửa chín. Ngày nào điện cúp thì cha con ăn bánh mì, cô ta không nấu gas, trước đó nhiều năm chưa có nồi điện, tôi luôn phải ăn cơm cháy đen, vì không dám bỏ phí. Có hôm không điện, cô ta không đi chợ mua bánh mì hoặc bún, một rổ rau nhúc để sống cho cha con ăn bửa trưa, chuyện nghe lạ mà vẫn quen, vì thường xuyên như vậy. Ngày nào nắng nóng, lao động vất vả, về nhìn mâm cơm khô khốc, để thật đói mới miễn cưỡng qua bữa, hoặc uống nước lã đi ngủ cho xong. Bản thân cô ta, ngày nào ăn chay, ra mua miếng bún và khoanh mít luộc chan nước tương, thế cũng xong. Xe Charly đầy vào nhà, cô ta không dắt lui được.

Nhà trước cổng trường học, lúc đầu bán được 100 ổ bánh mì, sau dần dần xuống 50 ổ và cuối cùng 5 ổ cũng bắt cả nhà ăn trừ cơm. làm xe bán nước mía, banh bàn.. không cái nào cô ta bán được, nhiều xe nước mía đến sau bán đắt như tôm tươi. Tánh tình cộc cằn thô lổ, luôn nạt nộ làm mích lòng khách, tỏ thái độ bất cần khách hàng. Do vậy mà không bán buôn làm ăn được. Góp ý xây dựng là dịp cô ta tuôn trào tánh khí hung hăng. Đàn bà có tứ đức thì cô ta đã mất hết cả ba. Bạn bè thường bảo: Sao ông chịu đựng vô lý vậy, bao nhiêu năm xây dựng nhà cửa, lo cho gia đình, trả nợ như thế đã đủ rồi, mình phải lo hạnh phúc cho riêng mình chứ, cả đời ông vất vả còn gì nữa! Có những cô gái bạo miệng, khuyên tôi ly dị, hứa sẽ đem lại hạnh phúc cho tôi, nhưng lương tâm và bổn phận làm cha, không cho phép tôi tắc trách. Từ lúc con trai sanh ra, nó ngủ với tôi, lúc bệnh hoạn cũng một tay tôi lo, buồn vui đều có cha con, chính vì thế, sau khi cháu trai ra đời, tôi quyết định ly thân, ngăn vách ngoài hàng ba ở riêng. Có những lúc u uất, không người tâm sự, tôi đạp xe rong rủi khắp phố phường hoặc tìm góc vắng, dưới gầm cầu nằm đến tối mới về. Không rượu chè, cờ bạc, đàng điếm, hút sách; không có đối tượng giải bày, không còn tâm địa để viết lách, cứ thế mà hai giòng nước mắt vô tình lăn theo bánh xe vô định.

Đứa con trai ham chơi với bè bạn, không hề biết có một người cha đang phấn đấu nỗi buồn cô đơn để cho con có một cuộc sống no đủ mà thuở thiếu thời cha nó thiếu mọi bề, kể cả tình thương của cha mẹ anh em. Tôi không để con mình lâm vào tình cảnh xa xưa của mình. Nó không hề biết có sự rạn nứt giữa cha và mẹ, nó chỉ hiểu ba ở riêng để làm việc, ba không nói chuyện vì để mẹ xem phim… tuổi 13 nó chỉ hiểu có thế.
Người đàn bà chỉ biết hưởng thụ và xài tiền vung vít, nhưng không hề se sua chưng diện, thích quản lý đồng tiền mà không giữ được tiền, nghe cũng lạ, nhưng còn nhiều chuyện lạ nơi người đàn bà mang tính đàn ông như thế, ăn nói không mềm mỏng, đi đứng ầm ỉ, hành động vụt chạc… thế mà vẫn là một người vợ và đang làm vợ, của người đàn ông khốn khổ như tôi, làm mẹ của một đứa con chưa từng hưởng được sự quan tâm nhỏ nhặt của một bà mẹ như thế.
Ôi, thời gian khá dài để sự chịu đựng biến thành chai lỳ và tập tôi trở thành con người kiên nhẫn. Tôi cám ơn cô ta đã giúp tôi biết tu tỉnh. Tôi cám ơn ai đã lắng nghe lời mây tâm sự, nhưng đừng ai thương hại một kiếp người chịu nhiều thua thiệt, hy sinh mà không hưởng thụ. Tôi không chú trọng ngoại tướng vì đang đắm chìm nội tâm, không thích phô trương vì đời là giả tạo. Tôi thắp đuốc đi tìm một người và chỉ một người biết cảm thông; đời tôi là áng mây chiều lãng đãng bất định, luôn mang nổi buồn trầm uất từ thuở thiếu thời. Ai biết ngắm mây bằng sự rung động, đó là người sẽ gom mây hội tụ trên đỉnh phù vân.. Viết những lời nầy, có lẽ nỗi buồn đang vơi bớt, nhưng liệu ai có khả năng làm vơi hết nỗi buồn hay chỉ là mua vui cũng được một vài trống canh?

Chiều về, thiên hạ vợ chồng con cái chở nhau dạo khắp phố phường, hoặc bữa cơm tối gia đình quây quần bên mâm cơm bốc khói, những đứa trẻ bi bô cùng cha mẹ; nhiều thực khách hả hê trên bàn nhậu, nhìn lại mình, 10 giờ đêm còn vất vưởng ngoài đường, tô cơm nguội chống đói để đi vào giấc ngủ cô đơn.
Kiếp người, ôi một kiếp người…

Những tháng ngày lang thang phiền muộn
15/9/1995
(Cư sĩ Minh Mẫn)
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 3 Tháng 12 13, 2016 11:47 pm

THỊ PHI

Kính bạch Sư Phụ,
Người đời mỗi khi gặp nhau, những lúc nhàn rỗi, trong những câu chuyện phiếm, rất thích bàn chuyện thị phi.
Kính xin Sư Phụ từ bi giảng rõ để con được tận tường ý nghĩa của "Thị Phi".
Thị Phi theo đúng nghĩa của nó chỉ là:

Phải - Trái hoặc Tốt - Xấu.

Tuy nhiên, từ sự phẩm bình phải trái, đúng sai hay tốt xấu, đã dẫn dắt câu chuyện tiến lần đến việc chê khen, gièm siểm vô căn cứ về việc làm hay hành động, lời nói, cử chỉ, thậm chí đến tư cách, đến đời sống riêng tư của người bị phẩm bình.

Thông thường, người ta chỉ nói về cái Tốt của mình, chớ không ai đem cái xấu của mình ra để nói; nhưng, lại rất mạnh miệng và bạo mồm khi đem cái xấu, cái dở, cái không hay của người khác ra để phê phán, để vạch vòi, để chỉ rõ cho mọi người cùng thấy, cùng biết: đó chính là Thị Phi!

Một người không có tánh xấu mà vẫn gán cho họ một tánh xấu, người đó không có Tâm xấu, mà vẫn đặt để điều không tốt đẹp cho họ. Tại sao phải làm như vậy? Chẳng qua là để hạ người đó xuống và nâng mình lên cao: đó chính là Thị Phi!

Việc không phải của mình mà mình vẫn thích bàn luận, thích phê phán: đó chính là Thị Phi!

Hăm hở muốn “biết” việc nhà người, biết càng nhiều càng tốt, xem như đó là thành quả tốt đẹp mà mình thu hoạch được: đó chính là Thị Phi!

Nói tóm lại, tất cả những gì không thuộc về mình mà mình nói đến, bàn luận đến; nói về một kẻ khác, nhưng trong lời nói đó hàm chứa một thâm ý là cố tình hạ nhục kẻ mà mình nói đến: đó chính là Thị Phi!

Người ta vui khi thị phi và hăng hái tranh luận chuyện thị phi.

Thị Phi là do Tâm khởi lên, tác động vào ý, và qua trung gian của miệng, triển khai ý tưởng không lành. Tuy nhiên, vẫn luôn luôn có sự ủng hộ và cổ võ của “cái Tánh thích Thị Phi”.

Người tu tập chân chính tuyệt đối tránh Thị Phi vì đa số những nghiệp chướng mà chúng sanh đã gây tạo nên, đều xoay quanh hai chữ “Thị Phi”.

Thị Phi rất dễ dàng dẫn đến sân hận và đóng vòng nghiệp lực trong nháy mắt.

Trong cuộc sống hằng ngày, khi giao tế, nên cố gắng đừng vướng vào Thị Phi. Mối giao hảo lâu dài chỉ có được khi cả hai bên đều biết tránh xa hai chữ “Thị Phi”, phải tuyệt đối tôn trọng đời tư của nhau, như thế mới bảo đảm một thân tình đúng nghĩa và dài lâu.

Tánh Thị Phi là một tánh xấu vô cùng cực, mang đến cho chúng sanh muôn điều khổ lụy, gây tạo nhiều nghiệp chướng, làm gia tăng phiền não và đánh mất tình thân ái.

Tuy nhiên, một khía cạnh sâu sắc của Thị Phi mà Thầy chân thành khuyên chúng sanh nên tư duy và nên thực hiện: đó là Thị Phi chính bản thân mình.

Hãy mạnh miệng “moi” hết ra tất cả những gì xấu xa của chính mình, nói lên để mọi người cùng nghe, cùng hiểu và cũng để cho chính bản thân mình nghe được tiếng nói của mình, để mình hiểu được rằng: tôi cũng có những tánh xấu như thế.

Một khi mình “moi” hết những Tánh xấu của mình ra để nói, “moi” Tâm không lành ra để nói, “moi” những Ý tưởng bất thiện ra để nói, điều đó có ý nghĩa là tôi đã can đảm cầm con dao thật dài để chặt, để bới, để xới bản thân tôi.

Thầy khẳng định: đó là điều nên làm.

Từ biết bao lâu nay, sở dĩ tôi cứ trôi lăn trong vòng Sanh Tử Luân Hồi là vì tôi đã không ngừng tạo nghiệp; nghiệp này thanh toán chưa xong, nghiệp kia lại ùa tới; nợ cũ chất chồng, nợ mới thi nhau xếp lớp. Tất cả là do ở Tâm - Ý - Tánh của tôi quá ư xấu xa, quá ư quái dị, làm ngăn cản sự Thăng Hoa của tôi.

Nếu ngày hôm nay, ở hiện kiếp, tôi có được một sự dũng mãnh, một sự can đảm đúng nghĩa để moi cho tận gốc, móc cho tận rễ những điều xấu xa, không tốt đẹp của cái Tánh, cái Tâm, cái Ý của tôi, tức là tôi đã hoán chuyển con người tôi từ Xấu trở thành Tốt, từ Bất Thiện trở thành Thiện, từ con đường đầy bùn lầy, đầy hầm hố, tôi tiến lên một con đường phẳng phiu, quang đãng.

Cơ hội để thoát kiếp luân hồi, sống đời An Nhiên chỉ còn là trong gang tấc mà thôi.

Khi tôi muốn Thị Phi một người, Ý của tôi sẽ phải nhìn cho thật kỹ để moi ra từng điểm nhỏ nhặt của họ. Còn nếu tôi Thị Phi bản thân tôi thì chắc chắn rằng tôi sẽ thấy rất rõ từng hạt cát, dù cho cực nhỏ, trong Tâm – Ý – Tánh của tôi: một điều rất đáng nên làm nếu thật sự muốn Thăng Hoa.

(lacphap.com)
Sửa lần cuối bởi hoangthuynam vào ngày Thứ 6 Tháng 12 30, 2016 11:59 am với 1 lần sửa trong tổng số.
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 5 Tháng 12 15, 2016 10:44 am

Hỏi đáp về việc "cắt ái, ly gia" học Phật.

Nhờ tư vấn…
Chào thầy latuan! Qua một người bạn con biết blog doavouu, hiện con có việc nhờ thầy chỉ lối.
- À! Tôi không phải là thầy, tôi chỉ là admin của blog doavouu. Bạn là ai? Và bạn cần tôi góp ý về việc gì?

Chào anh latuan! Em tên AQ sinh năm 1983, hiện đã có gia đình, công việc ổn định nhưng thật sự là tâm của em muốn giải thoát, không muốn lẩn quẩn luân hồi nhưng em đang bị rối giữa việc chọn lựa đạo và đời. Nếu có thể mong anh cho em một góp ý.
- Em có vợ lâu chưa? Được mấy cháu rồi? Ý định tìm đến việc giải thoát khỏi vòng lẩn quẩn luân hồi của em dấy khởi đã bao lâu.
Em cưới được gần một năm rồi nhưng em chưa sinh cháu vì không muốn thêm phiền muộn. Thật ra em có ý định tu trước khi lấy vợ nhưng vì em là con trai một trong gia đình và vì chưa vững tâm, chưa đủ mạnh mẽ nên em đã không thuyết phục được gia đình cho em đi theo con đường em muốn. Khi biết em có ý định xuất gia ba mẹ em rất đau khổ, vì nghĩ rằng chắc do kiếp này chưa đủ duyên nên em không quyết tâm và đã lập gia đình. Lấy vợ rồi thì em lại rất sợ sinh con.
- Thật ra là không nhất thiết phải vào chùa mới có thể đạt sự giác ngộ giải thoát. Việc em hướng về đạo ở mức quyết liễu vợ em có bằng lòng không?
Vâng. Tất nhiên vợ em không anh à. Vợ em đang rất khao khát có con. Có lần em nói với vợ ý địnhcủa em muốn rũ bỏ tất cả - công việc, gia đình… Em biết cô ấy rất đau khổ. Nhưng cô ấy thấy em hay buồn, chán nản nên cô ấy nói rằng sẽ chấp nhận cho em làm theo ý muốn nếu em cho cô ấy một đứa con.
- À! Vợ bạn vốn là người bạn yêu hay là do việc mai mối?
Bọn em lấy nhau qua tìm hiểu nhưng cô ấy yêu em nhiều hơn, anh à. Em giờ đời không ra đời, đạo chẳng ra đạo. Sống không xác định được đích đến của mình anh à. Muốn dứt bỏ thì sợ làm khổ bố mẹ, vợ, gia đình vợ mà cứ sống thế này thì em thấy mệt mỏi, khó giải thoát lắm.
- Ừ! Anh biết thật khó sống trong cảnh nửa đời, nửa đạo. À! Lẽ ra mọi việc đều ổn chỉ do em mà thành ra rối thôi.
Vâng! Đúng vậy, anh à. Giờ em thấy sai lầm lớn của em là đã lấy vợ.
- Cá nhân em nghĩ muốn giải thoát là phải cắt ái, ly gia à? Với em là chỉ vào chùa mới tìm được sự giác ngộ giải thoát sao?
Em cũng nghĩ không nhất thiết phải vào chùa. Em đã đọc các bài viết của anh, các sách của thầy Thích Thông Lạc, có thể cái hiểu biết của em còn hạn chế nhưng em thấy vào chùa như bây giờ cũng khó giải thoát.
- Ừ! Đã biết vào chùa cũng không dễ tìm thấy sự giải thoát, vậy em dự tính sẽ đi đâu, làm gì để được sự giải thoát?
Ít nhất em muốn được tự do, tự tại như anh không bị ràng buộc bởi vợ con, công việc, xã hội…
- Ồ! Không hẳn anh không có một công việc ràng buộc, một gia đình để chăm lo đâu em. Nhưng điều đó không giam hãm tâm anh được, không trói buộc được anh vào phiền muộn, khổ não, sinh tử. Quả thật là nếu không vì việc có trách nhiệm với cái biết của mình ra sức làm sáng rõ lại chánh pháp của Phật Thích Ca về con đường giải thoát hoàn toàn khỏi sinh tử, đau khổ thì có thể anh sẽ lấy vợ, một người hiểu anh để đi hết đoạn đường còn lại mà không đốt cháy giai đoạn, chặn đứng việc lập gia đình.
Nếu lấy vợ anh có sinh con không? Và theo anh giờ em phải làm thế nào để không làm khổ người, khổ mình.
- Việc lấy vợ, sinh con cũng sẽ không thể khiến anh vướng mắc lại nơi lưới mộng luân hồi. Không tham lam, đắm nhiễm sân si mạn nghi, sống lối sống tùy thuận biết buông bỏ, biết dừng mọi việc lại đúng lúc thì việc lập gia đình không phải là chướng ngại cho sự giải thoát. Em đã rõ ý anh rồi chứ?
Dạ vâng. Em hiểu ý anh rồi. Em nghĩ trong hoàn cảnh hiện tại của em bây giờ thì chỉ có thể áp dụng theo điều anh nói là hợp lý hơn cả. Cũng khuya rồi anh đi nghỉ ạ, có gì em chưa hiểu mong sẽ được anh chỉ bày thêm. Em cảm ơn anh!
P/S:
Đây là những tin nhắn trao đổi giữa latuan và một người em không quen biết. Mong rằng người đọc hãy bỏ qua những kiến chấp về sự giác ngộ giải thoát, về luân hồi… mà hãy xét nội dung bài viết ở khía cạnh người bạn này đang gặp “rối”, những bấn loạn về hướng đi, mục đích sống, sự khổ não về cuộc sống cùng tâm thức ở người này là thật có và người bạn trẻ ấy rất mong được sự đồng cảm chia sẻ cũng như việc gỡ rối, mở ra một lối đi ở ngày mai.
Thời gian gần đây đã có rất nhiều những người bạn trẻ đến rất trẻ đang tìm về con đường giác ngộ giải thoát hoàn toàn một cách quyết liễu. Điều này vừa là tốt, vừa là không tốt.
Đây là dấu hiệu để nhận biết xã hội Việt Nam đang rất hỗn độn, rối ren,… do vậy đã gây ra sự mất cân bằng nội tâm đến hầu hết mọi lứa tuổi, mọi thành phần người nơi đất nước Việt Nam, người người đã tìm về nương náu ngôi nhà tâm linh.
Điều này thật tốt ở khía cạnh con người đang muốn sống chậm lại, trực nhận lại cuộc sống. Tuy nhiên, đại đa số người tìm về nương náu ở ngôi nhà tâm linh sẽ không dễ sáng rõ lối đi, điều này sẽ tạo ra những khoảng hụt hẫng về vật chất - kinh tế - chính trị - gia đình -xã hội Việt Nam sẽ dễ rơi vào một cuộc khủng hoảng toàn diện thêm lần nữa. Đây là sai lầm của cách quản lý đất nước ở giới lãnh đạo tối cao của nhà nước Việt Nam, của đảng cộng sản Việt Nam với nhận thức duy vật vô thần mông muội, nông nổi, tối tăm với “Chết là hết”.

VÔ ƯU- Một thoáng phương đông.
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 5 Tháng 12 15, 2016 11:01 am

Phật giáo là một tôn giáo hay triết lý?

Đó là câu hỏi được giới học giả phương Tây đặt ra khi tiếp cận với đạo Phật. Với sự mặc định tri thức phương Tây luôn vượt trội hơn phương Đông các nhà nghiên cứu Phật học phương Tây sẽ vĩnh viễn không thể chạm đến giá trị thật có nơi giáo lý đạo Phật. Do vậy người phương Tây sẽ không dễ nhận biết về chánh pháp, con đường giác ngộ giải thoát hoàn toàn, chiếc chìa khóa giúp loài người và mọi chúng sinh thoát khỏi quy luật sinh tử luân hồi quẩn quanh.
Để có câu trả lời “Phật giáo là một tôn giáo hay triết lý?” các học giả phương Tây đã thông qua giáo lý, kinh điển đạo Phật cùng việc tiếp cận với các học giả Phật học cũng như các vị hành giả danh tiếng phương Đông nhằm thâm nhập, lĩnh hội giáo lý, pháp hành và giá trị thật sự của đạo Phật. Song việc ra sức nghiên cứu đạo Phật bằng các phương cách trên khó thể chạm đến giá trị cốt lõi, đúng mực ẩn tàng trong pho Tam Tạng giáo điển.
Dẫu rằng Tam Tạng giáo điển vẫn còn vẹn nguyên giá trị chánh pháp. Tuy nhiên, việc “Tam sao, thất bản” trải qua một khoảng thời gian lâu xa truyền giữ nên bản gốc Tam Tạng kinh khó tránh khỏi việc rơi vào tình cảnh dị bản cùng sự xen tạp giáo lý ngoại đạo - Bà la môn giáo, Ấn Độ giáo, Lão giáo, Công giáo… Bên cạnh đó, do chịu sự ảnh hưởng từ các nền văn hóa tâm linh bản địa những yếu tố lai căng tín ngưỡng truyền thống được thêm thắt vào giáo điển đạo Phật.
Một yếu tố quan trọng khác khiến cho giáo lý Tam Tạng kinh có sự khiếm khuyết so với lời Phật Thích Ca thuyết đó là “Giấy không thể gói được lửa”.
Tại sao tôi lại nói đến yếu tố “Giấy không thể gói được lửa”?
Đây chỉ là một cách nói hàm ngôn. Lửa mà tôi nói với hàm nghĩa lời Phật Thích Ca thuyết là lời nói của bậc Giác giả hoàn toàn; Giấy với hàm nghĩa Tam Tạng giáo điển do người học Phật về sau kết tập. Thực tế là sau khi Phật Thích Ca nhập diệt Tam Tạng giáo điển mới được gom góp, tích tụ lại. Việc cho ra đời pho Tam Tạng kinh đầu tiên được các vị Tổ Ca Diếp, A Nan cùng các bậc chứng đắc A la hán, đệ tử đời thứ nhất của Phật Thích Ca đúc kết từ nguồn tri kiến của đại chúng học Phật đương thời. Và lẽ dĩ nhiên là tri thức tích lũy giáo pháp ở các vị học trò lớn của Phật Thích Ca sẽ là nền tảng chính yếu của pho Tam Tạng giáo điển. Tuy vậy, dù gắng sức hoàn chỉnh pho Tam Tạng kinh nhằm lưu truyền hậu thế nhưng có thể khẳng định chuẩn mực rằng các vị đệ tử được tiếng chứng ngộ quả vị A la hán như ngài Ca Diếp, A Nan,… khó thể kết tập đúng mực, sáng rõ, hoàn hảo những lời Phật Thích Ca từng nói.
Vì sao lại như vậy? Vì sao lại có sự khiếm khuyết, tì vết nơi bộ Tam Tạng kinh ở lần kết tập thứ nhất?
Vì lời Phật Thích Ca thuyết lưu xuất từ trung đạo còn việc trùng tuyên, kết tập thành pho Tam Tạng kinh ở các Tổ thì sự đã khác. Giáo điển Tam Tạng kinh sẽ rơi vào biên kiến hoặc nhị nguyên, lý trung đạo đã mất, trong khi đó Phật pháp là pháp bất nhị.
Cụ thể là những người ra sức kết tập bộ Tam Tạng kinh lần thứ nhất chỉ chứng ngộ ở cấp bậc A la hán Thanh văn - ngài A Nan, tiểu thừa - ngài Ca Diếp... Dẫu rằng Nhị Tổ A Nan là người đa văn, trí nhớ siêu việt nhưng lời của Giác giả và cách hành văn của bậc chứng A la hán Thanh văn đương nhiên sẽ có sự sai biệt muôn trùng. Do vậy ngôn từ, ý tứ lời Phật thuyết nếu có được giữ lại trọn vẹn đi chăng nữa thì sự tinh túy, diệu dụng của pháp tùy bệnh cho thuốc ở Giác giả Thích Ca đã bị mai một ít nhiều.
Bởi do lời Phật Thích Ca thuyết là các pháp phương tiện nhằm chỉ bày giúp loài người thoát khổ và rốt ráo là việc giải thoát hoàn toàn cho những chúng sinh đã nhàm mỏi việc sinh tử luân hồi. Đây là việc làm có tính khế hợp, tùy duyên, Phật Thích Ca còn được xem là một bậc đại y vương, do vậy nên tùy căn tánh, trình độ của người cầu pháp mà Phật dùng pháp phương tiện xảo hợp đúng người, đúng bệnh, đúng thời. Pháp của Phật là những pháp phương tiện thiện xảo có diệu dụng độ người, độ mình nên là bất định pháp, là pháp bất nhị, là pháp bất khả tư nghị.
Trong khi đó, cái biết của những môn đồ học Phật chỉ là sự góp nhặt, tích lũy với tư kiến, định kiến hạn cuộc, thế nên việc trùng tuyên Tam Tạng kinh của các đời Tổ thật sự khó tránh khỏi sự thiếu xót, lỗi lầm. Bởi do pháp bất định ở lời Giác giả nói đã trở thành định pháp biên kiến hoặc nhị nguyên; Pháp bất nhị thù thắng, vi diệu đã rơi vào nhị pháp đối đãi nơi tâm phân biệt, dính mắc của người viết, người đọc, người thuyết, người nghe.
Sự giác ngộ của bậc A la hán so với cái biết của Giác giả có thể xem như là ánh sáng của con đom đóm với ánh sáng của vầng trăng tròn đầy. Vậy nên làm sao Sơ Tổ, Nhị Tổ cùng chư vị A la hán có thể trình bày toàn bích, trọn vẹn những lời Giác giả Thích Ca thuyết đúng theo tâm Phật.
Việc kết tập kinh điển Tam Tạng ngày nào có chút nét tương đồng với việc các nghiên cứu sinh, sinh viên đại học ngày nay góp nhặt, sao chép lại tài liệu của các vị Tiến sĩ, Bác học thực học, thực nghiệm.
Phải chăng sự hiểu biết của các sinh viên, Nghiên cứu sinh sẽ tự có sự giới hạn cùng với ít nhiều sai lạc tri thức so với kiến thức của tiền nhân, những người có sự thực nghiệm kiểm chứng đúng mực?
Về sau, khi những vị Tổ lần lượt nhập niết bàn thì Tam Tạng kinh lại được trải qua vài lần kết tập bổ khuyết. Bản gốc Tam Tạng kinh đầu tiên do các bậc A la hán kết tập vốn đã chứa đựng sự thiếu sót lại trải qua thêm vài lần hiệu chỉnh bởi các vị học Phật đã xa thời chánh pháp, do vậy nên giáo lý đạo Phật về sau thì càng bổ sẽ càng khuyết, càng mất dần hay nói đúng hơn là càng nhạt nhòa giá trị đúng mực chân phương, nguyên thủy.
Tất nhiên là không hẳn việc kết tập, trùng tuyên nhiều lần Tam Tạng kinh đều gây ra sự tổn hại, khiếm khuyết cho giáo lý chánh pháp mà thực ra là có rất nhiều điểm sáng rõ qua mỗi lần kết tập. Song cũng có một điều đáng tiếc là qua mỗi lần kết tập thì giáo lý Tam Tạng kinh sẽ có sự len lõi ít nhiều giáo lý của ngoại đạo tiêm nhiễm, xen lẫn. Nguyên nhân là do sự vô minh của người học Phật mà ra những sự bổ khuyết sai lầm tai hại.
Về sau, Tam Tạng kinh được dịch giải ra nhiều thứ tiếng và được người học Phật diễn giải bằng vào sự hiểu biết cá nhân, việc làm này quả thật là khó tránh khỏi tính chủ quan, biên kiến, phiến diện; Học giả dịch giải khác, hành giả diễn nghĩa khác. Thế là từ một bản gốc Tam Tạng kinh đã cho ra đời rất nhiều dị bản Tam Tạng kinh. Qua mỗi thời kỳ lịch sử Phật giáo khác nhau và chịu sự chi phối tri thức của người dịch giải kinh Phật mà nội dung ở những dị bản Tam Tạng kinh có ít nhiều sự sai khác rõ rệt.
Thời may yếu tố giác ngộ giải thoát hoàn toàn nơi Tam Tạng kinh đã không bị lược giải hoàn toàn, Tam Tạng kinh một khi hãy còn cụm từ giác ngộ giải thoát hoàn toàn thì giá trị chánh pháp của đạo Phật hãy còn vẹn nguyên.
Sự giác ngộ giải thoát hoàn toàn có nơi giáo lý Tam Tạng kinh tựa như là đốm lửa nhỏ giữa đống tàn tro - Tri kiến nhân loại. Vậy nên cho đến khi đủ duyên thì ngọn lửa chánh pháp sẽ bùng cháy soi sáng, đẩy lùi sự vô minh, tăm tối nơi tri thức nhân loại. Sự giác ngộ giải thoát hoàn toàn sẽ giúp nhân loại chạm đến việc thoát khổ và liễu thoát sinh tử khi loài người cần đến sự hiểu biết đúng mực, khách quan, sáng rõ cội về cội nguồn sự sống.

Tương tự như việc “Giấy không gói được lửa” ở pho Tam Tạng giáo điển việc hỏi đáp, chia sẻ thông tin giữa các nhà nghiên cứu phương Tây với giới học giả, hành giả phương Đông cũng chỉ là việc làm kém đúng mực, khách quan. Đây quả thật lại là việc làm khó tránh khỏi sự thiếu xót, sai lầm.
Học giả Phật học và hành giả phương Đông nào phải đâu là Giác giả.
- Học giả phương Đông cũng chỉ là những người mò mẫm giá trị Tam Tạng kinh qua ngôn từ, giáo lý với cả một bầu tri thức có phần tự phụ hiểu biết hơn người cùng với bên cạnh là nỗi hoài nghi về sự tồn tại của con đường giải thoát hoàn toàn vượt khỏi quy luật sinh tử luân hồi. Việc “cởi ngựa xem hoa” ở giới học giả phương Đông hiển nhiên chỉ có thể chạm đến góc nhìn hiện tượng, thật không thể chạm đến bản chất tinh hoa cùng tột thật có ở đạo Phật. Tựu trung lại thì giới học giả nghiên cứu Phật học Đông Tây cũng chỉ là những người mò mẫm giá trị Tam Tạng kinh dựa trên xác thịt đạo Phật.
- Hành giả phương Đông, những người học và hành trì theo giáo lý đạo Phật hãy còn là những người học Phật ở trong lưới vô minh. Thế nên, sự hiểu biết của họ cũng không dễ chạm đến sự đúng mực, sáng rõ của đạo Phật. Dẫu rằng sau những nỗ lực hành trì miên mật cùng với yếu tố duyên đã có một vài vị hành giả chân tu đạt được sự tỏ ngộ nhất định nhưng chỉ là sự chứng ngộ tiểu phần, sự chứng ngộ tiểu phần về sự giác ngộ giải thoát hoàn toàn đó hãy còn kém xa cái biết không cùng của một Giác giả.
Vậy nên dù các học giả phương Tây, phương Đông cùng các hành giả danh tiếng có ngồi lại trao đổi chia sẻ sự hiểu biết về đạo Phật một cách thẳng thắn, chân thành, khách quan, cởi mở thì việc làm đó nào khác gì việc làm của những gã mù sờ voi. Hơn nữa, đã có bao giờ hai nền tri thức Đông Tây thật sự cùng nhau trao đổi một cách chân thành, không vụ lợi, không giữ kẽ, không giam mình trong định kiến hơn người. Dường như… có vẻ đó là điều chưa bao giờ xảy ra khi con người còn trong sự vô minh sai lạc - Cái biết không sáng rõ, đúng mực.
Thực tế là người phương Tây, người phương Đông mà nhất là các vị học giả, các nhà nghiên cứu Phật học, họ thật sự chẳng thể rủ bỏ, đặt xuống cái biết giới hạn của tư kiến cá nhân. Do vậy việc tham cứu, điều nghiên Tam Tạng kinh ở giới trí giả khó mong chạm đến sự tinh túy, cùng tột. Đây chỉ việc làm thiển cận, ấu trĩ và mông muội ở các bậc trí giả, hành giả khi nhân loại tựa nơi góc nhìn tổng thể, khách quan nhận diện, xét lại vấn đề.
Đạo Phật không là một loại hình tôn giáo và cũng không là một hệ thống triết lý sâu xa - Trường phái triết học. Giáo lý Phật Thích Ca tuyên thuyết chỉ nhằm mở ra cái nhìn đúng thật về tự tánh vạn pháp, việc luân hồi, thuyết duyên sinh, quy luật nhân quả khách quan và sự giải thoát hoàn toàn. Song những điều Phật Thích Ca thuyết cũng không tựu thành chân lý vì chân lý vốn mang tính cố định, hoặc Thường kiến hoặc Đoạn kiến, việc sa vào lưới biên kiến nhị nguyên đối đãi.
Giáo lý chánh pháp mà Phật Thích Ca trao truyền nơi nhân loại thật sự không phải là một hệ thống triết lý suy lường, phán đoán theo đường lối triết học cổ đại - hiện đại Đông Tây. Con đường giác ngộ giải thoát hoàn toàn là kết quả của một công trình thâm nhập, quán chiếu đến cùng lý, tận tánh bản thể vạn pháp gồm vũ trụ, sự sống, cái chết của mỗi loài và cả muôn loài hay nói cách khác đó là kết quả của một sự thực chứng giác ngộ tổng thể, toàn diện. Đó là sự hiểu biết không có sự giới hạn bởi tư duy, nhận thức chủ quan, cục bộ, cực đoan - Sự hiểu biết rơi vào nhị nguyên, biên kiến đối đãi.
Thế nên, từ xưa đến nay việc dùng trí năng giới hạn, sự hiểu biết hãy còn hẹp kém,… con người, các học giả, những nhà nghiên cứu Phật học Đông Tây, giới trí thức… nhằm ra sức xét đoán, đánh giá Tam Tạng kinh, đạo Phật thì quả thật đây là một việc làm ngớ ngẩn, ấu trĩ, mê lầm. Việc xem giáo lý đạo Phật như là một loại hình tôn giáo hoặc một hệ thống triết lý rồi dùng tư tưởng, tri kiến ở các trường phái triết học cổ đại, hiện đại Đông Tây như là một lăng kính đối chiếu, thẩm định giá trị của giáo lý đạo giác ngộ giải thoát đã làm sai lạc giá trị thường tại thật có ở những lời Phật Thích Ca từng nói.
Việc làm chứa yếu tố chủ quan, sai lầm của giới học giả Đông Tây đã làm lu mờ, nhòa nhạt sự sáng rõ, đúng mực ở nguồn tri thức ẩn tàng nơi Tam Tạng kinh. Việc làm ấu trĩ, thiển cận đó cũng đã góp phần gây ra sự khuất lối con đường giác ngộ giải thoát hoàn toàn khỏi sinh tử luân hồi có thật nơi nhân loại.
Giáo lý chánh pháp Phật Thích Ca trao truyền vốn không nhằm vào việc tạo dựng nên một hệ thống tôn giáo mới trong lòng nhân loại. Nơi giáo lý chánh pháp là một chuỗi các pháp phương tiện giúp người thoát khổ, hướng dẫn chỉ bày con người cách thức vượt khỏi quy luật sinh tử luân hồi lẩn quẩn.
Phải chăng khổ não, muộn phiền do Tham sân si mạn nghi gây ra cho loài người đã trải đều, rộng khắp nơi nhân loại từ xưa đến nay và mãi mai sau?

Với tính logic biện chứng thì rõ thật giáo lý chánh pháp có nơi lời Phật Thích Ca là dành cho toàn nhân loại chứ nào phải của riêng người học Phật. Việc nhốt giáo lý chánh pháp vào tôn giáo - đạo Phật hoặc trường phái triết học để rồi sinh khởi định kiến suy lường về mục đích, sự giới hạn cũng như việc chia chẻ giáo lý chánh pháp ra thành nhiều mảnh vụn là sai lầm của tri thức nhân loại (nói chung) và người học Phật vô minh (nói riêng).

VÔ ƯU- Một thoáng phương đông.
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 3 Tháng 12 20, 2016 10:04 am

NHỮNG MẢNH GIẤY CUỘC ĐỜI

Một tờ Giấy khai sinh,
Đời bắt đầu từ đó.
Khổ, vui... rình lấp ló,
Theo gót ta vào đời.

Rồi suốt bao năm trời,
Miệt mài cùng sách vở.
Phấn đấu cả một thời,
Được mảnh bằng, ná thở!

Kế, nên chồng nên vợ,
Một tờ giấy kết hôn.
Từ đó xác lẫn hồn,
Trói trăn vào ngục thất.

Xuôi dòng đời tất bật,
Tranh đấu cùng bon chen,
Nhọc nhằn biết bao phen,
Một tờ tiền ''xỏ mũi'' .

Phải ra lòn, vào cúi,
Mới được tờ ''thăng quan''.
Muốn ngó dọc, nhìn ngang,
Phải bao lần khúm núm.

Bằng khen, ôi hí hửng,
Danh dự được là bao!
Chút hư vinh sóng trào,
Ai vỗ tay hoài mãi.

Tuổi chiều đời bải hoải,
Đến phòng mạch mới hay.
Cầm giấy bịnh trên tay,
Thở dài, từ nay khổ…

Một ngày buồn, nghỉ thở,
Xuất hiện tờ điếu văn.
Mấy mươi năm cõi trần,
Giấy vàng... bay đầy phố.

Mấy ai bừng tỉnh ngộ,
Buông những tờ giấy trên.
Giá trị đời đặt lên,
Khiến ta thành nô lệ.

Mắc gì mà phải thế!
Gót chân mòn ngược xuôi.
Thôi đuổi bóng tìm mồi,
Liền thảnh thơi cười nụ.

Hãy sống đời lạc trú,
Với hiện tại đang là.
Từng ngày từng ngày qua,
Hồn thăng hoa, tỉnh thức.

Mảnh giấy nào là thực,
Khi hơi thở... chê rồi?
Tất cả là trò chơi,
Bởi loài người sáng tạo.

Tương đối và hư ảo,
Trên kiếp đời mong manh.
Ai buông giấy không đành,
Còn chạy quanh mù mịt...

Thích Tánh Tuệ
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Linh Tinh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron