Hành trình khám phá bản thân

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Chủ nhật Tháng 2 21, 2021 10:29 am

CHO AI QUAN TÂM PP TẬP LUYỆN TĨNH CÔNG Ý THỨC.

"Phương pháp tập luyện ngày nay đã được sửa đổi rất đơn giản so với 10 năm trước, vậy xin Cô Tú viết cách hướng dẫn tập luyện thành phương pháp phổ biến trên mạng cho những người mù ở nước ngoài không có phương tiện về VN để học, biết đâu họ nhờ phương pháp đã qua kinh nghiệm của cô mà thành công, thì cũng là kết qủa từ công lao của Thầy và nhóm Ánh Sáng Cho Người Mù ở VN khởi xướng.
Nếu có video hướng dẫn nhóm người đang tập, trong thời gian hướng dẫn 4 bài, để phổ biến toàn thế giới thì các người mù trên thế giới được nhìn thấy ánh sáng thì công đức vô lượng.
Các địa điểm tập ở Hà Nội, hy vọng Thầy Vương Văn Liêu đến giúp đỡ về phần hướng dẫn tự chữa bệnh theo KCYĐ, và thầy có thể thực hiện quay video 4 buổi học. Chúng tôi sẽ gửi tiền về cho Thầy Liêu trả chi phí quay 4 video .

Thân
doducngoc"

Tình cờ gần đây tôi được biết TT Tĩnh khí công ý thức, tại HN sắp mở một lớp online vào ngày 1 tháng 3 năm 2021, vậy bạn nào quan tâm, xin điện thoại cho bác Kỳ, sđt 0913 052 005 để liên hệ, nếu học đăng ký sớm trước ngày 27.2.2021. Trân trọng. Nhân đây tôi copy bài báo nói về nhà văn, nhân vật "Thày" trong "Tôi mù?"
Nhà văn Nguyên Bình - Nhân vật “thầy” trong Tôi mù?
26-07-2006 - 02:26 AM|Văn nghệ
Cuộc đời không mấy suôn sẻ đã làm cho sự nghiệp văn chương của ông gặp khó khăn? Có lẽ, lý do quan trọng nhất là việc ông tìm được đường đi khác mà theo ông, nó còn ý nghĩa hơn cả văn chương...
Một trong những cuốn sách được dư luận quan tâm, chú ý trong thời gian gần đây là cuốn tự truyện Tôi mù? của cô gái khiếm thị Nguyễn Thanh Tú (NXB Hội Nhà văn và Công ty Đông A ấn hành). Bằng những câu chữ giản dị, chân thực, Nguyễn Thanh Tú đã kể lại một câu chuyện kỳ lạ ngoài sức tưởng tượng của con người: Những người mù tìm lại được ánh sáng bằng phương pháp dưỡng sinh phục hồi chức năng. Nguyễn Thanh Tú dành rất nhiều câu chữ, tình cảm để nói về “thầy” - người đã tìm ra phương pháp tập luyện mang lại ánh sáng cho người mù và âm thầm sát cánh, giúp đỡ họ từ hàng chục năm qua. Nhân vật “thầy” ấy chính là nhà văn Nguyên Bình. Nhà văn, nhà báo... “bị đì” Nhà văn Nguyên Bình năm nay 66 tuổi nhưng trông ông cứ như một cụ già đã bước qua tuổi “xưa nay hiếm” từ khá lâu rồi. Có lẽ, việc “lão hóa” của ông có một phần nguyên nhân từ cuộc đời quá nhiều trắc trở, truân chuyên... Cuối những năm 1960, chàng trai Hà Nội Hoàng Đức Phú – tên thật của nhà văn Nguyên Bình – là một phóng viên tài năng, xông xáo của Báo Hải Phòng. Nhưng, chính cái tài ấy, cùng với tính khí thẳng thắn, bộc trực, chàng phóng viên trẻ này đã khiến một số người cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, cái “tội” lớn nhất của Nguyên Bình là “dám” thân thiết với nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Năm 1968, khi cây bút tên tuổi này bị quy kết là “có vấn đề”, ông cũng bị soi xét. Đang là phóng viên, ông bị chuyển sang phòng tiếp bạn đọc. Suốt 13 năm trời, dù vẫn được bình bầu là lao động tiên tiến, mức lương của ông vẫn chỉ phóng viên bậc 4... Năm 1978, cơ quan của Nguyên Bình xì xầm nhỏ to vì cuốn tiểu thuyết Những ngày đã qua, cho rằng đây là tập sách “chống phá”. Chỉ đến khi cuốn sách được Đài Tiếng nói Việt Nam phát trong chương trình Đọc truyện đêm khuya suốt một tháng trời, rồi giành giải A của Hội Nhà văn năm 1981, người ta mới hết cớ để hạch sách ông. Mệt mỏi, ông nộp đơn xin nghỉ mất sức. Đã nghèo cứ gặp eo Trở về Hà Nội với hai bàn tay trắng, vợ chồng ông được một người bạn cho ở nhờ trong căn nhà cấp 4 khu tập thể Trường Nguyễn Ái Quốc II. Một thời gian thì ông có “sao chiếu mệnh”: được nhận một chiếc xe ba-bet-ta - giải thưởng của tác phẩm Những ngày đã qua. Ngay lập tức, ông vác chiếc xe - một tài sản rất “oách” ngày đó – đi bán, được 17.000 đồng, vay mượn thêm 3.000 đồng, ông chuộc lại căn nhà 14 m2 của mẹ mình ở 28 Sơn Tây, lấy chỗ chui ra chui vào.
An cư rồi, nhưng ông vẫn chưa thể lạc nghiệp. Trường viết văn Nguyễn Du và Cục Điện ảnh sẵn sàng ký đơn tiếp nhận Nguyên Bình, nhưng vẫn không thể vượt qua được những áp lực từ Hải Phòng. Ông trở thành chủ hàng chè chén ngay nhà mình. Chẳng mấy chốc, hàng nước tí teo ấy phải đóng cửa, vì khách hàng nợ quá nhiều. May cho ông, lúc này đã kịp học nghề làm va-li của một trong những vị khách quen của quán. Mỗi ngày, ông phải nấu khoảng chục cân bột sắn để làm hồ dán va-li. Nhà chật, ông phải đưa nồi bột ra trước vỉa hè mà khuấy. Từ Hải Phòng lên chơi, chứng kiến cảnh ấy, nhà văn Bùi Ngọc Tấn kêu lên: “Sao cánh văn chương bọn mình lại khổ nhục như thế này?”. Ông cười, đáp lời bạn: “Mày cứ chờ xem, mấy năm nữa tao mở xưởng, rồi xuất khẩu va-li ra nước ngoài, tha hồ giàu”. Thế nhưng cuộc sống của ông ngày một thiếu thốn hơn. Năm 1988, vợ ông đành nghỉ việc đi xuất khẩu lao động ở Đức. Hai năm sau về nước, nhờ vào khoản đền bù thất nghiệp của nước sở tại, vợ chồng ông mua được một mảnh đất khá rộng rãi ở cuối phố Tô Vĩnh Diện. “Phần thì để ở, phần làm lều văn để bạn bè văn chương tụ tập, phần thì xây nhà cho Tây thuê”- ông đã tính đâu vào đấy. Nhưng sự đời có mấy khi theo ý người? Vợ ông ốm nặng, hai đứa con đang tuổi ăn tuổi học, bao nhiêu việc phải chi tiêu, rồi ông lại “dính” vào những người mù, của nả trong nhà cứ thế mà đội nón ra đi. Đất đai của vợ chồng ông lần lượt sang tên cho người khác, đến nay thì chỉ còn một mảnh con con để 4 con người trú ngụ... Mang lại ánh sáng cho người mù Dù được các bạn văn quý trọng, yêu mến nhưng Nguyên Bình lại không phải là một cái tên quen thuộc với độc giả vì số lượng tác phẩm mà ông đã xuất bản không nhiều. Phải chăng điều này có phần nguyên nhân từ cuộc đời không mấy suôn sẻ của ông? Nhưng có lẽ, lý do quan trọng hơn cả, đó chính là việc ông tìm được một đường đi khác mà theo ông, nó còn ý nghĩa hơn cả chuyện văn chương... Năm 1994, vợ ông bị bệnh thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình rất nặng. Nghe lời bạn mách bảo, ông tìm học môn Tĩnh công ý thức để về dạy lại cho vợ, hy vọng sẽ khỏi bệnh. Tập được mấy buổi, khi vẫn nhắm mắt ngồi trong căn phòng tối om, đột ngột ông thấy căn phòng sáng lên, mọi vật hiện ra rõ ràng. Thử đi thử lại nhiều lần, ông hiểu rằng mình đã nhìn được không phải bằng mắt. Trong ông chợt lóe lên ý nghĩ: mình nhắm mắt nhưng nhìn thấy được, chắc người mù cũng có thể nhìn thấy được. Ông liền tìm đến Hội Người mù, đề nghị một số người cùng luyện tập. Sau nhiều lần mày mò, thử nghiệm, ông đã tìm ra phương pháp Dưỡng sinh phục hồi chức năng, giúp người mù có thể nhìn được thế giới quanh mình... Phần lớn, những người mù tập luyện theo phương pháp này nhìn thấy được mọi vật quanh mình. Cách tập luyện như thế nào để có được điều đó - những việc này đã được kể khá tỉ mỉ, chi tiết trong cuốn tự truyện Tôi mù? của Nguyễn Thanh Tú. Lý giải hiện tượng này như thế nào, đó là việc mà các nhà khoa học cần phải làm. Điều đáng nói ở đây là cái tâm không vụ lợi của nhà văn Nguyên Bình. Không chỉ tìm ra phương pháp tập luyện mang lại ánh sáng cho người mù, ông còn bỏ tiền túi tổ chức những chuyến đi tập ở Côn Sơn cho hàng chục người khiếm thị. Hiện nay, khoản thu nhập đều đặn hằng tháng của gia đình nhà văn Nguyên Bình là 460.000 đồng tiền trợ cấp mất sức. Đất đai, tiền bạc đã dần dần ra đi, và ông đã tính đến chuyện bán ngôi nhà mình đang ở, mua một căn nhà nhỏ tại một làng quê nào đó, lấy tiền làm những việc khác...
“Một trong những lý do khiến tôi viết Tôi mù? là để cảm ơn thầy tôi” - chị Nguyễn Thanh Tú nói. Có một điều ít người biết: hành trình tìm ánh sáng của những người mù mà Nguyễn Thanh Tú thuật lại trong tự truyện của mình từng được kể khá tỉ mỉ, chi tiết trong Người mù và tôi - cuốn tiểu thuyết của nhà văn Nguyên Bình, được NXB Thanh niên ấn hành vào tháng 8-2005.
GS-BS Vi Huyền Trác (ĐH Y Hà Nội)
Những sự việc mới mẻ, chưa hề xảy ra, có hai cách đánh giá: hoặc là phủ nhận không thương tiếc, hoặc nghiêm túc xem xét theo dõi. Nhân loại đã không ít lần trả giá bởi tư duy cứng nhắc của mình. Từ chối lập tức sự kiện, phát minh mới không hợp với lối nghĩ thông thường của số đông. Ta thử hình dung xem: một phương pháp đơn giản, độc đáo, giàu tính nhân đạo được phổ cập cho tất cả mọi người mù, kể cả người tàn phế, mang bệnh khó chữa, sẽ có bao nỗi bất hạnh được gỡ bỏ.
Điếu văn

(đọc trong tang lễ nhà văn Nguyên Bình

ngày 3 tháng 10 năm 2006 tại nhà tang lễ Phùng Hưng, Hà Nội.)

Kính thưa các quý vị,
Kính thưa gia đình tang quyến nhà văn Nguyên Bình.
Hôm nay, cùng với gia đình, chúng ta đến đây để đưa tiễn bạn của chúng ta, người chồng, người cha, người ông của gia đình, nhà văn Nguyên Bình, tức Hoàng Đức Phú, sang thế giới bên kia cùng ông bà, tổ tiên, qua một biên giới mà không một du khách nào quay trở lại.
Nhà văn Nguyên Bình sinh ngày 24 tháng 2 năm 1938, tức năm Mậu Dần, hưởng dương 69 tuổi. Sinh thời ông đã từng làm phóng viên báo Hải Phòng, sau đó chuyển về Hà Nội sinh sống như một nhà văn chuyên nghiệp. Chúng ta được đọc anh nhiều truyện ngắn và 5 cuốn tiểu thuyết, trong đó có cuốn Người mù và tôi rất được bạn đọc chú ý gần đây, làm dấy lên những lời bình luận trong độc giả và báo chí, đặc biệt trong thế giới của những người khiếm thị.
Viết văn là một niềm say mê, một bức xúc suốt đời làm anh trăn trở. Nhưng hàng chục năm cuối đời, anh đã trao số phận mình cho một công việc mà theo anh nó rất gần gũi với việc viết văn, đó là tham gia trong một công trình thuộc lĩnh vực tâm linh, dưỡng sinh và tìm lại ánh sáng cho người khiếm thị.
Đúng vậy, viết văn để làm gì nếu không là đưa tâm huyết mình đốt lên một chút lửa cho cuộc đời vốn có đủ mặt trăng mặt trời nhưng không phải bao giờ, không phải ở đâu cũng đầy đủ chan hoà ánh sáng. Giúp người mù nhìn thấy được là một ước mơ từ ngàn xưa. Và Nguyên Bình tin rằng, nếu không là anh, những người thuộc thế hệ anh thành công thì trong tương lai, ước mơ đó cũng sẽ trở thành sự thật. Chúng ta kính trọng niềm tin của anh, kính trọng công lao, sức lực anh bỏ ra cho những người kém may mắn. Chúng ta tiếc là cuộc đời vốn hữu hạn mà giấc mơ thì dài đến vô cùng. Xin đừng giết chết những giấc mơ và từ thế giới bên kia, tôi tin anh sẽ phù hộ cho những người bạn của anh trong công việc không mấy người có thể đảm đang nổi ấy. Cũng từ thế giới bên kia, chắc chắn anh sẽ phù hộ cho những số phận không may trên dương thế, sớm bước qua bóng tối để đến cùng ánh sáng.
Nói hưởng dương 69 năm là tính toán chi li cho giới hạn của một cuộc đời. Thực ra Nguyên Bình không được hưởng ân huệ của cuộc sống bao nhiêu. Là bạn của anh từ những năm 1960 ở Hải Phòng, tôi đã cùng anh chia sẻ những ngày tháng không thể quên khi hai đứa - hai nhà văn – phải đi vẽ tranh cổ động, chụp ảnh thuê để kiếm tiền nuôi con. Nguyên Bình còn nặng nợ hơn tôi, vài tháng một lần, vượt qua nỗi sợ hãi, nguy hiểm và hệ lụy, anh không ngại đi thăm nuôi người bạn thân nhất của anh, nhà văn Bùi Ngọc Tấn bị tù oan trong nhiều năm. Sau này lên Hà Nội, thôi nghề làm báo nửa chừng, không có lương hưu, anh phải bươn chải rất nhiều việc để kiếm sống và chính tôi cũng không hiểu vì sao anh lại sống được, nuôi con cái nên người. Vậy mà, trong cảnh gieo neo sinh kế bức xúc ấy, anh vẫn viết ba cuốn tiểu thuyết và đặc biệt, dành rất nhiều tinh lực và thời gian cho người mù.

Gọi là “hưởng dương” nhưng hình như Nguyên Bình chỉ hưởng được những cam go, những trăn trở nhọc nhằn, trên vai anh luôn có gánh nặng, nói cho cùng đó là cái gánh nặng muôn đời của một nhà văn, những người chỉ biết lấy ngôn từ làm vốn liếng và lẽ sống.
Bây giờ thì gánh nặng ấy được cất khỏi vai anh rồi. Chúng ta cầu mong cho linh hồn anh được siêu thoát, nhẹ nhõm, phải chăng đó là lẽ công bằng mà đấng tối cao dành cho những người tử tế bị chịu thiệt thòi nơi dương thế.
Xin kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn Anh.
Xin thành tâm chia buồn cùng quý quyến!
Xin phép được nói lời vĩnh biệt!
Vĩnh biệt!
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 3 Tháng 3 16, 2021 11:18 am

Các bạn thân mến, gần đây tình cờ tôi có người quen ở xa bị bệnh xương khớp, khoe dùng thuốc nam Gia truyền Đỗ Thái Nam có kết quả tốt. Tôi vào mạng tìm thì thấy rất nhiều trang giả Đỗ Thái Nam. Mới tìm bài cũ của thầy thấy số điện thoại nhà thuốc đã có thay đổi. Hỏi lại thì nhà thuốc nói chỉ đùng số điện thoại chứ không có bất cứ zalo hay Facebook nào. Tiện đây xin đăng lại bài của thầy và số điện thoại cập nhật, mong thêm cơ hội đến với các bệnh nhân, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng hay bị nâng giá.
"Thuốc đông y gia truyền :
Đặc trị chữa bệnh : Đau nhức mỏi, đau lưng, đau các khớp xương, đau đầu gối, đau các đốt xương bàn tay bàn chân, bệnh gút, đau dọc các ống xương tay chân, đầu, cổ, bả vai,, vôi hóa cột sống, đau thoát vị đĩa đệm, thần kinh tọa, đau dây chằng, đau do gẫy xương, đau toàn thân do ngã, đánh đập, đau cơ bắp, mất ngủ, kém ăn, viêm họng thể hen mãn tính trẻ em, người lớn,viêm xoang.
Có tác dụng chữa khỏi nhanh nhậy đã có uy tín chữa khỏi các bệnh kể trên, đã khỏi, nhiều bệnh nhân rất ca ngợi về thuốc.
Người có bệnh nội tạng mãn tính không nên dùng."
Địa chỉ mua thuốc, duy nhất số điện thoại: 0976 323 537
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 3 Tháng 11 22, 2022 11:38 pm

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT.
Lâu lâu không đăng bài, hôm nay mình có điều muốn chia sẻ, gửi các bạn gần xa hữu duyên.
Thêm một phương pháp tu luyện, một phương pháp chữa lành và hơn thế nữa...Các bạn hãy tham khảo nhé.

CÁC NHÓM BỆNH ĐÃ ĐƯỢC CHỮA LÀNH TỪ NLG
Trích trong quyển : Tế bào gốc vị y sĩ đại tài của bạn ( trang 100), xuất bản năm 2022 tác giả chú LÊ VĂN PHÚC.
- NHÓM 1 : CÁC bệnh về não bộ như tự kỷ, thiểu năng trí tuệ...
- NHÓM 2 : Các bệnh nan y, nội tạng hoặc điều trị kéo dài như ung thư, tiểu đường, tai biến, tim mạch, huyết áp, tiền đình, hệ thần kính, phổi, gan, thận, dạ dày, xương khớp.
- NHÓM 3: CÁC bệnh phát sinh sau phẫu thuật như đau sau phẫu thuật, mất ngủ, hoại tử...
- Nhóm 4 : Các bệnh ngoại khoa như mắt, cận thị, vảy nến, á sừng, viêm da cơ địa, chàm, giãn tĩnh mạch.
- Nhóm 5 : Các bệnh về tâm linh như trúng bùa ngải .
- Nhóm 6 : Các bệnh của trẻ nhỏ như suy dinh dưỡng, biếng ăn, tè dầm, ói sau ăn, khóc đêm, các bệnh dị ứng...
- Nhóm 7 : Các bệnh liên quan đến hệ thần kinh, sang chấn tâm lý như trầm cảm .
Năng Lượng Gốc Toàn Cầu
https://www.youtube.com/@NLGVietnamGlobal
Đừng chần trừ nếu muốn khám phá.
Chúc các bạn luôn thân khỏe, tâm an.
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Trang trước

Quay về Linh Tinh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách

cron