Hành trình khám phá bản thân

Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Chủ nhật Tháng 7 20, 2014 3:55 am

Nhật ký nhịn ăn để thanh lọc của Coden.
Tôi, Coden, không sợ đói nhưng háu đói.
Tôi, một gã ham vui "vui đâu chầu đấy". Thật khó từ chối được những lời rủ rê nhậu nhẹt.
Tôi, một thằng nghiện thuốc lá thuốc lào hạng nặng. Khẩu hiệu "bỏ thuốc lá quá dễ, tớ đã bỏ được 18 lần"
Tôi,...
Chẳng biết tại sao, một hôm "xấu trời" hay có lẽ là duyên hay rỗi việc (rách việc) hay gì đó nữa chẳng biết, loạng quạng thế nào lại vớ được Camxahoc.vn
Ử nhỉ, đọc thấy hay hay. Hồn nhập vào ngưỡng cửa của một thế giới chưa biết.
Bản thân ta, một "tiểu vũ trụ"
Thần, khí, kinh mạch, âm dương, dịch, cân bằng, hòa đồng, hấp thu, phát xạ... không thể nhìn thấy bằng X quang, cộng hưởng từ. Chỉ biết là nó thế thôi, tùy chúng ta trải nghiệm.
Những điều mà chưa ai (không ai - cho đến lúc này) giải thích được nhưng nó là sự thật vẫn đang hiện hữu quanh ta để chúng ta khám phá.
Tại sao không ?
Ấy đấy, hy vọng Thầy và các Anh Chị Em (ACE) đứng cười tôi vì cái sự đến với cảm xạ học trước hết là tò mò, tuy rằng, tôi rất thích đọc về những chủ đề có mang tính khoa học huyền bí như tôn giáo, triết học cổ phương Đông. Tuy rằng, tôi chỉ cảm nhận thấy một cách mơ hồ về nó thôi, không thể cắt nghĩa được rành mạch 1000, 0100, 0010,0001,1100...
Thật may mắn, Camxahoc.vn đã hiện ra trước màn hình. Nó tuôn ra từ thế giới ảo, thấm vào tôi. Ngày 14/11/2007 tôi đã chính thức tham dự một lớp Cảm xạ học ngay tại Hà Nội, một thế giới thật 100%, tôi có thể cảm nhận thấy, sờ thấy, trao đổi với nó hoàn toàn thật.
Thầy Châu xuất hiện, chỉ sau 180 phút, hình như có một cái gì đó thay đổi trong tôi. Tôi thấy tin tưởng, hào hứng, cả đêm mơ thấy mình tuyệt thực. Lạ thế chứ.
Khi người ta tuyệt thực, thầy Châu nói rằng "sướng lắm", tôi cũng nghĩ thế. Tuyệt thực, ít nhất, ngũ quan của chúng ta sẽ trở nên nhạy bén kể cả các giác quan sẵn có (được cài đặt sẵn nhưng ta không update, như giác quan thứ 6) mà chúng ta chưa biết. Đức Phật tổ đã trải qua 49 ngày tuyệt thực, Đức Giê su cũng tuyệt thực 40 ngày thì phải và còn nhiều người khác nữa... để giác ngộ ra một điều gì đó, và chỉ khi đó vào trạng thái đó người ta mới có thể cảm nhận được.
Cơ thể chúng ta còn quá nhiều điều phải khám phá, không cần gì phải cao siêu, to tát, hãy khám phá trước hết là khả năng chịu đựng của cơ thể và nghị lực của chúng ta xem sao ?
Tôi quyết định tiết thực và tuyệt thực, bắt đầu ngay từ bây giờ.
May mắn cho tôi, bà xã cũng tập Yoga và cũng biết đến tiết thực, tuyệt thực nên cũng rất thuận lợi cho tôi không phải giải thích, chứng minh điều gì cả. Nhưng ở công sở thì khi tôi nói rằng, tôi tuyệt thực để bỏ thuốc lá và thanh lọc cơ thể mình. Mọi người đều ngạc nhiên. Cứ thế đã.
Người thì bảo "nhịn 3 ngày là chết"
Người thì bảo, "không, ít ra phải năm ngày mới chết"
Người thì bảo, "mày nói thế nào ấy chứ, năm ngày chết thế đếch nào được, phải 1 tuần thì chắc chết"
Tôi bảo "Tôi sẽ nhịn 9 ngày"
Oh, ah, whew, ối giời, ặc, oái, á, ứ... không ai tin cả

Hôm nay tôi đã uống thuốc tẩy giun và tẩy cao răng, khám răng theo định kỳ hàng năm (sớm mất 1 tháng vì Cảm xạ), hút hết 1.5 gói vinataba, khi về tạt vào quán bia làm một hơi 3 cốc bia Hanoi, về nhà gặp ông bạn, làm thêm vài cốc rượu nữa rồi ăn cơm. Mai nhịn rồi !
Bắt đầu từ bây giờ, không ăn, không hút, chỉ uống nước. Không biết tôi có vượt qua được chính mình không. Tôi biết là thèm lắm, thèm ăn, thèm hút, thèm uống. Thèm đủ thứ !
Tôi biết sẽ rất khó khăn, nhưng tôi sẽ cố gắng. Khám phá chính mình cũng là một điều rất thú vị.

Ngày thứ nhất : Quá bữa


Sáng ngủ dậy, bình thường như mọi ngày. Đến cơ quan ngồi làm việc đến 9h cảm thấy đói bụng bởi vì thường ngày tôi hay ăn sáng vào khoảng này, cũng có hôm bận thì nhịn luôn đến trưa, cho nên, hôm nay tuyệt thực thì nhịn đến trưa cũng không vấn đề gì. Cơn thèm thuốc đã bắt đấu le lói khi tôi ngủ dậy đến bây giờ đã bùng lên. Đứng lên đi bộ quanh phòng và dùng tay xoa miệng, xoa cổ một lát cũng thấy hơi đỡ. Chợt nhớ thầy nói đến chiêu rung chân đỡ đói, biết đâu lại đỡ thèm thuốc cũng nên. Tôi liền ngồi rung chân, hơi ngả người, mắt nhắm lại, chụp tai nghe lên tai và nghe bản Spring của Vivaldi.
Tiếng violin hòa tấu cùng dàn nhạc du dương, hai chân rung rung đều đặn, một cảm giác dễ chịu lan dần lên từ đôi chân, đầu óc dần dần giãn ra, trống rỗng. Cứ thế đến hết bản nhạc thì hình như tôi lại trở về lúc mới tỉnh dậy buổi sáng, không đói, không thèm thuốc.
Cứ vài cơn như vậy cũng đến quá trưa nhưng tôi cũng không thấy đói. 12h30 đi uống cafe với mấy thằng bạn.
- Chú vẫn uống nâu đá à ?
- Không, cho chú ly nước lọc
Cô bé phục vụ ở quán cafe Cột cờ mắt tròn mắt dẹt, vẫn lấy nước lọc cho tôi đồng thời vẫn mang ra một ly nâu đá. Mấy đứa bạn thì đã rõ nguyên nhân, chỉ ngồi cười. Hôm nay cafe vẫn thơm như mọi ngày nhưng tôi không thấy thèm mấy. Mấy đứa bạn ngồi hút thuốc sao thơm thế không biết.
Mình phải kiên quyết không hút, làm một ngụm nước lọc, tán gẫu sang chuyện khác. Bụng cảm thấy hơi đói nhưng không vấn đề gì.
Mùi khói thuốc sao thơm thế không biết.
Nào, nào đã bảo thôi mà.
Nhưng chúng nó vẫn cứ hút, cử chỉ phì phèo nhìn thấy ghét, thấy quen. Mình đã từng thế.
Cuối cùng, không chịu được vẫn nhón một điếu và "tự giác" hút nửa điếu. Hút xong thấy mình thật đáng ghét. Thôi, không sao, thế là tiến bộ rồi, hôm qua còn hút cả bao rưỡi ấy chứ. Cái thằng "thầy dùi" trong tôi an ủi thế.
Cho đến 5h chiều vẫn làm việc bình thường. Không thấy đói và cũng không thấy mệt. Hơi lạ một điều là mọi khi, nếu quá bữa thì tôi thế nào cũng bị một cơn bủn rủn chân tay khoảng 30 phút, nhưng hôm nay không bị. Chẳng biết khi thầy dạy ở trên lớp có truyền năng lượng gì cho học trò không ?
Tối đi học đến 21h45 về tới nhà, bình thường, hơi đói. Sợ không ngủ được nên pha một chút mật ong với 150cc nước, uống vào thấy bụng hơi sôi.
Trong cả ngày hôm nay chỉ thấy buồn ngủ nhiều hơn, thân nhiệt hạ hơn mọi ngày, lòng bàn tay bàn chân không nóng như trước, chỉ có vài cơn toát mồ hôi rất nhẹ. Còn tất cả đều bình thường, không đói, không mệt, không thèm ăn, chỉ thèm thuốc.
Hy vọng trận đấu ngày thứ 2 sẽ hấp dẫn hơn.

Ngày thứ 2 : Giải phóng nô lệ

Sau một đêm ngủ ngon lành, ngày thứ hai của cuộc hành trình bắt đầu. Trong người vẫn bình thường, hơi mệt một chút nhưng trong lòng thì rất vui sướng vì đã nhịn đói được hẳn một ngày, đúng là từ bé đến giờ chưa có ngày nhịn đói như vậy.
"Đói không tắm lâu, no chẳng gội đầu" các cụ nói thế nên tôi vào nhà tắm tắm nước nóng chớp nhoáng xong thấy rất dễ chịu. Cả nhà đang chuẩn bị ăn sáng bằng món bánh mì gối kẹp patê, thịt nguội gì đó nướng thơm điếc mũi. Nước bọt túa ra trong miệng. Thèm ghê. Thôi, làm ngụm nước lọc và không nghĩ đến ăn uống nữa và lững thững đi dạo ngoài ngõ. Bàn chân vô tình dẫn ngay ra quán phở mà thỉnh thoảng tôi và con gái vẫn ăn, nhất là những buổi sáng thứ 7 như thế này. Đúng là "tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa", thoát được mùi patê lại dính ngay mùi phở, mùi thuốc lá. Mấy đứa bạn đang ngồi ở trong quán vẫy rối rít. Thôi thì cũng đành, vào hẳn nơi cám dỗ để thử sức xem sao. Nào là bắp rùa chần, nào là nạm, gầu chần, nào là quẩy nóng, nào là rượu... hic, sắp không chịu được nữa rồi.
- Tao đang tuyệt thực nên không ăn uống đâu - tôi nói với chúng nó như thế.
- Tuyệt thực á ? để chữa bệnh gì thế ?
- Ừ, tao nhịn để thanh lọc cơ thể và nhân tiện bỏ thuốc lá luôn.
Một đứa bạn nói là nó cũng biết mấy cái tiết mục tuyệt thực để chữa bệnh và thanh lọc cơ thể nên có vẻ cũng chẳng ngạc nhiên lắm và cũng không "ép uổng" gì tôi nữa. Ngồi tán phét với chúng nó một lát mà cứ liên tục nuốt nước miếng đến khổ.
- Mày nhịn ăn thì được chứ bỏ thuốc mà dứt ngay như thế sốc bỏ m.. mày đấy. Phải bỏ từ từ để cơ thể mới quen với việc thiếu nicotin. (Nghe có vẻ khoa học gớm)
- Ừ, thực ra thì tao cũng thèm lắm, cũng muốn bỏ từ từ nhưng sợ không dứt ra được. Hôm qua cũng phải hút nửa điếu và 2 phát thuốc lào đấy.
- Thế thì hôm nay mày hút 1/3 điếu với 1 điếu thuốc lào rồi mai hãy bỏ là đẹp, đỡ vật. Lịch trình bỏ thuốc thế là nhanh đấy, sợ mày không chịu được.
Nghe cũng bùi tai và cơn thèm cũng đang lên cao. "Hút đi, hút đi" ai đó trong tôi thì thầm vào tai như thế. Mất đúng 3 giây để "đấu tranh" rồi rút một điếu Vinataba, rít một hơi dài. Sao mùi thuốc thơm thế. Một cảm giác lâng lâng bay bổng, hơi thở dồn dập, tim đập mạnh, máu chảy rần rật trong huyết quản.
Ôi tôi say
Ôi tôi bay
Quá là ngon, hút như chưa bao giờ được hút.
Bình thường, một ngày tôi hút khoảng 1.5 gói thuốc (có hôm còn chơi 2 gói) nên không có cảm giác say lâng lâng và mùi thơm của thuốc. Lượng nicotin lúc nào cũng vượt quá tiêu chuẩn. Tuy không thấy ngon, lưỡi rát, mồm đăng đắng nhưng không thể không hút. Vui cũng hút, buồn cũng hút, căng thẳng cũng hút, rảnh rỗi cũng hút. Có lẽ, ngoài việc nghiện ngập thì điều quan trọng nữa là thói quen, một thói quen rất khó bỏ. Đúng, tôi đã trở thành nô lệ của thói quen.
Lại nữa, ngoài thuốc lá tôi còn hút thuốc lào, một thứ nghiện ngập theo tôi về từ thời quân ngũ.
Nhớ ai như nhớ thuốc lào
Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên.
Các cụ nói cấm có sai, thuốc lào không thơm, thậm chí rất hôi nhưng vô cùng khó bỏ. Chẳng hiểu tại sao ?. Tôi đã bỏ được thuốc lá, thuốc lào nhiều lần, lần bỏ dài nhất được gần 2 tháng. Cảm giác thèm thuốc luôn thường trực và rồi hút lại lúc nào chẳng biết, mà lúc đó lại hút "trả bữa" mới chết chứ, nên sau đó tôi chẳng thèm bỏ thuốc nữa.
Đã hút hết 1/3 điếu thuốc, tôi tự giác dập thuốc. Quả là ngon thật. Bỏ thuốc lá thì hơi phí...
Đến trưa, đói cồn cào. Thèm thuốc kinh khủng. Làm một cốc nước lọc thấy đỡ đói một tí. Nhớ đến lời "khuyên" của mấy ông bạn, bèn ra rít một điếu thuốc lào.
Ôi trời ơi, say.
Ngả người trên ghế, thở hồng hộc, toàn thân bay bổng, rơi rơi. Mười đầu ngón chân, ngón tay tê rần, các cơ bắp lỏng ra, đầu óc như chìm vào một miền cực lạc, phiêu diêu. Tận hưởng cơn say này phải dài đến gần 10 phút, thật trọn vẹn, hiếm khi có được một cơn say như thế. Quả là sướng thật. Bỏ thuốc lào thì quá phí...
Nhưng thế thì nhịn làm gì nhỉ ? Thầy Châu nói là nhịn để thanh lọc cơ thể, tống các chất độc tích lũy trong cơ thể ra ngoài mà lại hút thuốc thì trở thành công cốc vì ta lại đưa tiếp chất độc vào cơ thể. Hay là không nhịn nữa ? Ồ không được.
Tôi hạ quyết tâm bỏ thuốc lá thuốc lào và tiếp tục tuyệt thực. Cái điếu cày sau bao năm tay ấp miệng kề đã trở thành hai mảnh sau một nhát chẻ dứt khoát, nằm thập thò trong sọt rác nom rõ tội nghiệp. Nhưng biết làm sao ?
Đến chiều đi học bình thường, mệt hơn lúc sáng một chút, một cơn bủn rủn chân tay thoáng qua, nhưng cũng không thành vấn đề. Tối lại học tiếp, về nhà uống nước lọc với 2 thìa cà phê mật ong và nước mơ rồi đi ngủ. Trong người hơi mệt, ngẫm nghĩ về sự nhịn đói thấy cũng hay hay. Nói dại chứ nhỡ đêm mình ngủ có khi "đi" lúc nào không biết cũng nên ấy chứ. Hơi sợ một tí và chưa kịp nghĩ thêm điều gì thì đã chìm vào giấc ngủ mất rồi.

Ngày thứ 3 : Vượt qua cám dỗ
Ơ, mình còn sống.
Một đêm ngủ ngon lành, hóa ra chẳng "đi" như mình tưởng. Một thoáng ký ức về giấc mơ đêm qua, không rõ rệt là gì nhưng chắc chắn đó là một giấc mơ đầy màu sắc, có vẻ như màu sắc đó hơi hoang đường. Trước đây, tôi thường mơ những giấc mơ đen trắng, rất ít khi mơ màu nhưng hai tối vừa qua trong thời gian tuyệt thực thì những giấc mơ đó đều là những giấc mơ màu. Thú vị thật.
Nước tiểu rất sẫm màu và mùi rất khó chịu, lưỡi nhiều rêu... có vẻ quá trình thải độc đã bắt đầu. Lại đi tắm và vệ sinh cá nhân, rồi đi dạo, cảm giác trong người tương đối dễ chịu. Về gần trưa, cơn đói và cơn thèm thuốc bắt đầu hành hạ. Uống nước lọc rồi ra vườn chăm sóc phong lan để có việc cho quên đi những cám dỗ thường ngày nhưng có vẻ chẳng ăn thua.
Bắt đầu ngồi ngẫm nghĩ. “Này thì con tỳ con vị, này thì lục phủ ngũ tạng, chúng mày vừa phải thôi nhé. Suốt 40 năm nay chúng mày làm việc không ngừng, giờ thì tao cho chúng mày nghỉ xả hơi lại không biết điều. Tao ăn vào, uống vào, hút vào cho chết cụ chúng mày đi bây giờ. Đồ thân lừa ưa nặng”. Tôi mắng chúng nó thế, quả nhiên linh nghiệm, lục phủ ngũ tạng có vẻ yên ắng dần.
Đúng thế thật, lục phủ ngũ tạng đã hoạt động miệt mài suốt ngần ấy năm không nghỉ, một sự làm việc thật đáng nể. Mình bóc lột sức lao động thật thậm tệ.
Buổi trưa, vác cần câu ra hồ gần nhà ngồi cho vui. Như mọi khi, tầm câu của tôi vẫn thế nhưng hôm nay ném thính không làm sao cho tới chỗ câu được, đành phải chỉnh tầm câu gần lại. 30 phút sau, phao từ từ chìm xuống, giật, nhưng không dính, một chú cá trôi Ấn độ cỡ trên 2kg nhảy vọt lên khỏi mặt nước như trêu ngươi. Lực giật đuối quá. Ngồi chăm chú theo dõi động tĩnh của phao, quên cả đói, quên cả thèm thuốc.
Càng về chiều, trong người càng dễ chịu, không còn đói, không còn thèm thuốc, có vẻ như cơ thể bắt đầu lấy chất dinh dưỡng dự trữ ra dùng rồi thì phải.
Tối không còn sợ "đi" trong khi ngủ nữa.
Một ngày hoàn toàn không hút thuốc.

Ngày thứ 4 : 25 năm, ngoảnh lại

Sáng thức dây, tập thể dục nhẹ và vẫn theo đúng quy trình, vệ sinh cá nhân, tắm nước nóng thật nhanh rồi đi làm.
Trong người vô cùng nhẹ nhàng, tinh thần phấn chấn. Tôi chưa bao giờ có cảm giác dễ chịu như thế. Những tưởng nhịn đói sẽ hoa mắt chóng mặt, người mệt lả nằm bẹp một chỗ và bỏ thuốc thì đầu óc mụ mị, thất thần, hóa ra không phải.
Làm việc một mạch cho đến chiều, kể cả buổi trưa cũng không nghỉ mà không thấy mệt nhọc chi cả. Mắt nhìn màn hình cả ngày mà không bị rát và mỏi như trước.
Buổi trưa, mọi người đi ăn và rất ngạc nhiên là tôi không đi, mọi người nghĩ tôi nói đùa là tuyệt thực. Họ vẫn chưa tin hẳn vì tôi vẫn đi làm và có vẻ sung sức. Còn việc tôi bỏ thuốc lá thì lác đác đã có người tin vì từ sáng tới giờ tôi chưa hút điếu nào cả. Mọi khi thì khỏi nói, góc cầu thang luôn mù mịt khói của tôi và mấy thằng cùng phòng.
Hoàn toàn không đói, không mệt tẹo nào, rất dễ tập trung vào công việc hoặc suy nghĩ về điều gì đó. Suy nghĩ rất mạch lạc và logic, điều mà trước đây tôi cứ phải dùng thuốc lá. Lạ thế chứ, chẳng biết tại sao.
Những muốn hét lên “Nhịn ăn sướng quá”
Một sự trải nghiệm quý giá. Trước khi tham gia, tôi đã đọc nhiều bài viết về tuyệt thực trên diễn đàn của các bạn đi trước nhưng thú thực là tôi không thể tin được, mặc dù thấy rất có lý, rất khoa học. Được thầy Châu động viên và sự quyết tâm của các bạn cùng lớp, tôi liều chơi một phen. Quá đã.

Bắt đầu suy ngẫm về mình.
Tôi biết hút thuốc lá và nghiện ngay từ năm lớp 12, năm tôi 16 tuổi. Ba tôi cũng là người nghiện thuốc nặng và đã mất năm 1990 vì bệnh phổi do hút thuốc lá. Cho đến chết vẫn hút. Tôi cũng biết tác hại của thuốc nhưng không thể bỏ được. Nhiều người bạn nghiện thuốc lá của tôi cũng như vậy. Thuốc lá, một người tình giẻ rách nhưng không thể rũ bỏ được.
Thông thường, mỗi ngày tôi hút 1.5 bao thuốc (30điếu) chưa kể thuốc lào. Tính rẻ cho 25 năm, mỗi ngày 15 điếu thì tôi đã hút được 135,000 điếu thuốc, tương đương 6,750 bao thuốc lá. Nếu mỗi điếu ta đưa vào cơ thể 2mg nicotine và 22mg nhựa thuốc (theo FDA, Mỹ) thì đã có 270,000mg (270g) nicotine và 2,970,000 (2.97kg) nhựa thuốc lá đã đi qua cơ thể và một phần nhựa đọng lại trong phổi. Đó chưa kể một lượng lớn các chất khác (4000 loại hóa chất khác nhau, trong đó có 43 chất gây ung thư) trong khói thuốc cũng tham gia vào quá trình tàn phá cơ thể. Một con số đáng nể đấy chứ các bác ? Thế nên mới có ảnh tại phòng truyền thống của Công ty thuốc lá là vậy.

Phổi của tôi, chụp x-quang nó đen như được gác trên gác bếp. Gần đây, nếu vận động thể lực nhiều thì thấy có vẻ như hụt hơi. Phổi nóng, ho nhiều. Chứng tỏ phế của tôi cũng có vấn đề, chức năng nhận O2 thải CO2 có vẻ không còn tốt nữa. Rất có thể, đó là những triệu chứng của bệnh Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), sát thủ giấu mặt gớm ghiếc của cộng đồng người hút thuốc lá. Theo thống kê, trên thế giới cứ 10 người trên 40 tuổi lại có 1 người mắc COPD trong đó 80-90% là những người hút thuốc lá (theo WHO). WHO cũng thống kê tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong do COPD đứng hàng thứ 3 sau nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não. Đó là chưa kể những tác động của khói thuốc đến họng, dạ dày, gan, tim… Có lẽ, hút thêm 10 năm nữa tôi cũng sẽ theo ông bà ông vải mặc dù chăm chỉ tập RĐTG, TKLP và vỗ Phế hỏa khí huyệt.
Ngày thứ 4 tuyệt thực, hoàn toàn không thèm thuốc. Tại sao vậy nhỉ ?
Trở lại với các lần bỏ thuốc trước, tôi làm cũng rất bài bản. Thứ nhất là liên tục xem những hình ảnh lấy trên internet vể những lá phổi, lá gan, vòm họng… bị ung thư rất gớm ghiếc để tự kỷ ám thị. Đọc những phân tích về những tác hại của khói thuốc. Giảm hút từ từ và bỏ hẳn. Thường khoảng 10 ngày là bỏ được nhưng cảm giác thèm thuốc vẫn thường trực, nhất là sau những bữa ăn hay làm công việc gì đó căng thẳng. Đầu óc rất khó tập trung, lơ mơ, lờ đờ, quên quên, nhớ nhớ và tình trạng này kéo dài khoảng 1 tháng mới hết. Người nóng bừng như bốc hỏa, hơi thở hổn hển, mồm miệng nhạt phèo. Trong cơn mơ hàng đêm vẫn thấy mình hút thuốc, hút ngon lành. Rõ chán. Thế rồi, do vẫn còn cảm giác thèm thuốc nên hút lại lúc nào cũng không hay và khi trót rồi thì chỉ một vài điếu thôi là đã tái nghiện, lại phải bỏ lại từ đầu. Nên tôi thấy nản.

“Đứng trước cái đói, mọi thứ đều vô nghĩa” tôi đã nói với mấy đứa bạn nghiện thuốc của tôi như vậy khi chúng hỏi làm thế nào để bỏ thuốc lá. Có lẽ thế thật, khi ta đói, cảm giác thèm thuốc vẫn còn nhưng cứ tiếp tục nhịn đói thì cảm giác thèm thuốc bỗng mất đi một cách kỳ lạ. Có lẽ cơ thể bắt đầu thải độc một cách nhanh chóng và ra tín hiệu cho ta không nạp thêm chất độc vào nữa chăng ? Hơn nữa, đầu óc lại hoàn toàn tỉnh táo, thông thái và nhẹ nhõm, trí nhớ lại tăng thêm rất nhiều. Cho đến hôm nay, tôi hoàn toàn không thèm thuốc mặc dù vẫn ngửi thấy mùi khói thuốc, vẫn thấy thơm nhưng không hề thèm. Cũng có thể, do không ăn uống nên thói quen hút thuốc sau khi ăn cũng không có cơ hội để hành hạ. Chỉ khó chịu một điều là mỗi khi chờ đợi ai đó hoặc ngồi uống nước với các bạn thì đôi tay có vẻ thừa thãi, cảm thấy thiêu thiếu cái gì đó, cái mà trước đây vẫn từng là một động tác quen thuộc.
Chia tay với người tình giẻ rách sau 25 năm môi kề tay ấp. Một cuộc chia tay trong vui vẻ, tôi vui vẻ, cô ta cũng vui vẻ, chúng tôi tự nguyện chia tay nhau đấy.
Hy vọng kinh nghiệm bỏ thuốc lá này phần nào giúp ích được cho những bạn cần bỏ thuốc lá.

Bỏ thuốc lá sau 4 ngày, điều kỳ diệu đã xảy ra. Tôi cho rằng, điều kỳ diệu đó chính là nhịn đói.
Sửa lần cuối bởi hoangthuynam vào ngày Thứ 5 Tháng 5 14, 2015 9:52 pm với 1 lần sửa trong tổng số.
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 2 Tháng 7 21, 2014 1:44 pm

Nhật ký nhịn ăn của lochanthuy

Kính chào Thầy, và đồng kính chào tất cả sư Huynh, sư tỷ...
Hôm nay, ngày 24/08/09 sau khi đi Khe Gà về em muốn đem tâm sự của mình bày tỏ với Thầy cùng các sư huynh, sư tỷ.
Em là học trò rất Tối Dạ, có người gọi em là thằng tối dạ, vì "học đâu quên đó".
Tôi xin chia sẻ với quý vị về con đường nhập môn và cảm nghĩ của Tôi như sau:
Nói về Tuyệt thực ư ?....Ngày đầu tiên là ngày 05/08/09 nhằm ngày rằm tháng 6 năm Kỷ sửu, tôi quyết tâm vì đây lại là ngày rằm......
Sáng mua 1 củ khoai lang ( theo lời Thầy dạy) ăn tý xíu thôi còn lại để dành nếu đói quá thì ăn một chút....
Đến khoảng 2 giờ chiều (ước chừng vậy chứ không biết có đúng hay không vì giờ này thì không thể thấy gì được nữa, hoa cả mắt...đói quá...) thế là tôi không thể nào chịu nổi và chạy thẳng đến nhà Thầy để nhờ Thầy cho lời khuyên....đứng trước của nhà Thầy nhìn thấy có Tiệm cơm thế là.....sau khí tái hết 2 dĩa cơm và con cá rô tôi mới hối hận rằng minh đã thua cuộc...tiếc quá hôm nay không được thì khó lắm vì là ngày rằm nữa...thôi thì quyết tâm ngày mai....
Ngày 06/08/09:
Sáng cũng củ khoai lang, 1 bịch nước mía
(mua ít thôi, tự khuyên mình) và cứ thế ngồi đếm thời gian.....qua 2 giờ chiều rồi...Tôi đang mừng thầm, thế là được.... Bỗng dưng, trong phòng làm việc của tôi có Anh bạn nói chuyện về ăn uống mà cụ thể là cháo lòng heo.......ối.....trời ơi.......đầu óc quay cuồng.....chỉ có thèm cháo lòng thôi.....và cứ thế tôi chạy xe máy đi tìm và ăn cho kỳ được tô cháo lòng.....có thêm chén tiết canh......sau khi ních xong mình cảm thấy....lại hối hận nữa rồi....
Thời điểm này lớp học vẫn còn xôn xao về Tiết hay Tuyệt thực... có người bảo là khoẻ, có người bảo là mệt có người bảo là coi chừng chết đấy....ôi thôi đủ thứ chuyện...còn tôi, tôi cảm nhận rằng mình chưa xứng đáng làm một người đàn ông giàu nghị lực....muốn đắc đạo mà không tin và nghe lời thầy thì tốt nhất nghỉ học cho xong.....
Ngày 7/08/09 tôi tịnh tâm và xin nguyện cầu tất cả phó thác cho số phận (vì tôi nghĩ nếu Tuyệt thực có thể nguy hiểm đến tính mạng của tôi, tôi bị viêm loét dạ dày tá tràng bs nội soi nói thế)
Ngày thứ nhất: thật khủng khiếp cái đói làm cho tôi mệt lắm tôi xin nước năng lượng của thầy uống cùng với nước mía, nước chanh muối đường, còn ăn thì cũng ăn mía.....
Ngày thứ hai: người như vừa qua cơn bạo bệnh,mệt kinh khủng (hiển nhiên là nhờ lời khuyên của Thầy, các Huynh,Tỷ.....là hãy cố lên....)
Ngày thứ ba: việc ăn của tôi gần như là không còn cần thiết nữa... tôi vẫn cứ ăn mía và uống nước mía.....
Ngày thứ tư: tôi có cảm giác lắc lư khi tập vô thức.....càng về sau sự vô thức ấy cảm nhận mạnh dần...
Và ngày thứ 9 của Tuyệt thực qua đi rất nhanh và cơ thể cảm nhận được: khoẻ, nhẹ, giảm nóng tính, tính tự kỷ mất dần.
CÂY SẾN THIÊNG
Đoàn bắt đầu xuất phát cũng là lúc tôi nhìn đồng hồ 12 giờ trưa, ( chánh Ngọ) giờ này từ xưa giờ ít ai đi (ông bà ta hay nói vậy) thế nhưng tôi không thể chờ đến hết giờ Ngọ, hay đề nghị đoàn dừng lại được, hơn nữa đoàn đi cả trăm người và đặc biệt là có Thầy.
Vượt qua đồi dốc, cỏ gai, bụi rậm đôi khi còn lạc cả đường và cuối cùng chúng tôi cũng đến được Cây Sến Thiêng. Thoạt đầu, trong tôi không có cảm giác gì ghê gớm ngoài ký ức trong tôi hiện về. Rừng núi ư ??? tuổi thơ của tôi gắn liền với nó, ngoài những ngày cắp sách đến trường là quãng thời gian tôi cùng Ba tôi lên rừng đốn củi, đốt than. Lặng lội hết khu rùng này đến khu rừng khác….
Thầy cho tập hợp mọi người lại sau khi đoàn đã nghỉ khoảng 30 phút dưới cây sên thiêng. Thầy căn dặn nhiều lắm, “cách nâng khí cách thu lấy năng lượng từ đất….những hiện tượng lạ sẽ xuất hiện”…sau cùng Thầy bố trí các Sư huynh, Sư Tỷ để ứng cứu những trường hợp có thể chạy thẳng vô rừng sâu, hay leo trèo lên cao …khi vô thức. Bài giảng của Thầy chưa dứt thì đâu đó tôi nghe tiếng vỗ tay “rật rật” và tiếng la hêhêhê…. hêhêhê …vui quá!....mọi người quay về hướng có tiếng la, thì Thầy bảo rằng “ vỗ tay là mừng đấy, Thần đã về” sau đó tất cả mọi người tìm chổ ngồi để nâng khí theo lời thầy dặn. Tôi loay hoay mãi mới tìm được, vì phải hỏi xin Thần Thổ Địa chổ ngồi nào không phù hợp thì ta không ngồi, các bạn biết không? Không phải dùng con lắc giọt nước hay con lắc Ai Cập như chúng ta hay học ở lớp mà chúng ta dùng ngay cơ thể chúng ta…. Việc này khó tin quá phải không quý bạn…khó tin thì đã đành, đằng này nếu thật sự dùng thân hình để làm con lắc thì quá tiện lợi hơn cả tuyệt vời vì đi đâu, muốn làm gì thì cứ dùng con lắc cơ thể. Tôi thấy có một số người lắc lư quay ngược quay xuôi, còn tôi…không quay gì cả. Thầy hỏi có ai không làm được không? thì có vài người trong đó có tôi giơ tay lên, Thầy bảo nếu không cảm nhận được thì dùng cánh tay…tay nào cũng được khi tôi làm theo lời Thầy dạy thì hỡi ôi!!! Tay tôi quay vòng tròn như con lắc mà tôi không cưỡng lại được, linh nghiệm quá tôi thầm nghĩ… sau khi tìm xong tôi lại quên bén đi rằng mình phải làm cái gì trước, cái gì làm sau (như từ đầu tôi đã nói là mọi người gọi tôi là thằng tối dạ mà) chạy hỏi người này thì người này vô thức, đến hỏi người kia thì người kia cũng lại vô thức….cuối cùng cũng hỏi được rằng là: nâng khí…..tôi chấp tay và đọc thần chú AUM MANI PAHME HUM. Ban đầu đọc 3 lần sau đó cứ thầm thầm trong miệng tôi đọc liên hồi… Ngồi mãi, ngồi mãi không thể nào vô thức cho được vì bên này tiếng hú hí của ai đó, chổ gần tôi có ai đó đấm bịch bịch vào cơ thể, đằng kia có cô ốm ốm la lên “ 1000 năm nay ta mới gặp… hahaha ….vui quá 1000 năm nay…hahaha vỗ tay rần rật, hahaha bên trái cây sến thiêng có ông thần nước mặn nào đó “ im đi con quỷ cái, im đi ……” ( xin lỗi rằng lớp học mới chỉ có một tháng hơn nữa lớp đông, sau giờ làm việc là chúng tôi tranh thủ vào lớp nghe thầy giảng bài chứ đâu có thời giang đâu mà hỏi tên, hỏi tuổi vả lại, “ tôi là thằng tối dạ chứ không phải là người nhiều chuyện nên đâu có biết tên” ….hahaha phía này cả đám phụ nữ la khóc như chưa từng được khóc huhuhu….khóc, la, nạt nộ liên hồi….
Tôi đến nơi đây cây Sến Thiêng
ng àn (1000) năm một thuở gợi… ưu phiền
Tung tăng nhảy m úa ôi! Thỏa thích
Ký ức lãng quên!!! trong cõi riêng.
ối trời ơi!!!!! Cảnh tượng gì mà khủng khiếp thế….tôi sợ quá không thể nào vô thức cho được…ở lớp dẫu sao thì cũng uốn uốn cái lưng, quay quay cái đầu….còn ở đây thì…..chịu.
Nhưng rồi tôi cũng quyết, mặt kệ ai khóc ai cười tôi khấn vái Thổ Thần nơi này phù hộ cho tôi sau khi tôi đọc đầy đủ tên, tuổi, ngày tháng…..đủ hết, nói chung là khai như khai sơ yếu lý lịch. Và “ cho tôi cảm nhận màu đỏ của đất” lau lắm mới thấy được dường như quanh tôi không khí toàn màu đỏ và màu đỏ kéo về….tôi tranh thủ “ cho tôi hấp thụ năng lượng của đất” bỗng dưng tay phải của tôi giật liên hồi, tôi nghĩ mình có (tự kỷ ám thị không?) dùng tay trái tôi lắc lắc nhưng không phải là tự kỷ ám thị mà là tay phải rung thật. rung liên hồi và bắt đầu rung lên đầu, dọc xuống cột sống, xuống đôi chân và chân rung mạnh đến nỗi tôi có cảm giác dưới chân tôi đất mát lắm. Định bụng, sau khi vô thức xong xem lại thử độ sâu của đất khi mình rung chân sâu cỡ nào. Tiếp đến “ cho tôi xin năng lượng màu vàng” và bắt đầu rung giật như màu Đỏ. Màu cam tôi cũng ra lệnh luôn, bắt đầu tôi phải bước đi trong khi mắt vẫn nhắm nghiền, bỗng dưng tôi muốn nhảy cẩng lên rồi bật ngữa ra sau.tôi la lên…..cảm thấy ký ức trong tôi hiện về, tôi hú….hù hu hú… hù hu hú. Tiếng hú này ngày xưa tôi hay dùng để gọi bạn khi đi chăn trâu bò, hay gọi mọi người đi chặt củi, đốt than…rồi tôi bật khóc, tiếng khóc nất nghẹn trong cổ họng có lẽ do cuộc sống nhiều thăng trầm làm cho tôi u uất....
Rồi mọi người cũng rời cây Sến Thiêng, tạm biệt cây, hoa lá rừng chúng tôi trởi lại với những gì còn đang đợi phía trước, để lại bao kỷ niệm bâng khuân vương vấn bồi hồi.
…..
Sau khi Khe Gà về trong cơ thể em có những tiến triển rất là lạ: vô thức rất nhanh, và rất muốn vô thức ngay cả đang trên đi xe máy ngoài đường, trên gường ngủ….
Ngày thứ nhất khi Thầy mở đĩa luyện nội âm thanh, em đã hoá thân ngay mình trở thành một con sư tử đực, to khoẻ đi cùng với tất cả loài vật đi trên một thảo nguyên. Người hướng dẫn lại là “Đức Địa Tạng Vương Bồ “ Tát. Đang đi bỗng xuất hiện một sư tử cái, nhỏ cứ quấy rối cả đàn. “Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát” tỏ vẻ không bằng lòng và thế là Em đã quay lại chiến đấu với sư tử cái ấy…. trong cơ thể lúc này Với sức mạnh kinh khủng có thể em dẫm chết ngay con vật đã quấy rối bằng chân trước của mình thì đâu đó thoảng trong gió trên sa mạc lời khuyên không nên làm dữ, chỉ xua đuổi...
Đôi khi em lại là con vật dũng mãnh, và Đôi khi lại là một con người từ bi hỷ xả chỉ muốn phù hộ độ trì cho nhân loại thì chỉ bắt ấn và ngồi tịnh tâm.
Ngày thứ hai thầy mở đĩa luyện nội âm thanh để khai thông 7 kinh mạch thì em vẫn bị bật ngửa ra sau như lần trước, vẫn phải bắt ấn nhưng lần này đỡ vật vã hơn mà kiểm soát được và em có thể ra lệnh cho đã thông 7 kinh mạch, nhưng không bị kích động như lần trước.
Ngày thứ ba lại cái đĩa luyện nội âm thanh ấy để mở 2 Huyệt Nhâm Đốc.Em lại gặp Phật Bà QuanThế Âm Bồ Tát, em lạy Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát liên tục, và như là lời giới thiệu của Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát em liên tục lạy những người không rõ lắm, là Phái nữ cũng đang đứng ngồi ngang hàng với Phật Bà QuanThế Âm Bồ Tát ( những Đấng thiêng liêng này ở một độ cao trên không trung, ở lưng lửng trước mặt, mặt ngước khoảng 45 độ) lần này tay em lại bắt ấn ngón áp út, em còn nhận biết như có cả Phật Tổ xuất hiện nhưng trong cõi hư vô ấy có ai đó mách bảo rằng em chưa có duyên gặp.
Sau khi diện kiến các vị Bồ Tát xong em lại được ai đó đưa đi, bay vòng quanh trên bầu trời và hạ dần xuống… hạ dần xuống… em có cảm giá như đi về phía địa ngục. Trên đường đi ( em bay chứ không phải đi) có cái gì đó đưa đi như đang ngồi trên tấm thảm biết bay và có người điều khiển, dạt mây, rẽ gió. Những vong hồn cứ đưa tay quẹt vào hai bên hông và em cứ tránh nên thân thể cứ giật giật…cái sự tránh này không phải sợ mà mình không muốn người khác đụng vào nữa như là đang chuẩn bị đươc sắc phong lên chức hay giữ lấy một vị trí nào đó của Phật Bà QuanThế Âm Bồ Tát…! ( như một người ở dưới quê lên thành phố, khi đi có cảm giác sợ ai đó húc vào người mình nên khi ngồi cứ thắt tha thắt thõm chân không lúc nào yên vì sợ xe người khác húc vào). Cảm giác lúc này em như là người quan trọng ( khách mới) được dẫn đi xem cảnh nhưng hồn ma bị tra tấn, có con ma hình dáng giống như con Dơi xoè cánh đang đau đớn vì bị xử tội….
Rồi xứ mệnh của em là giúp đỡ ….em chỉ biết là giúp đỡ thôi chứ không biết giúp đỡ cụ thể là gì…nên về sau tiếng nhạc thưa dần, thưa dần…..có nhưng nốt nhạc réo rắc, nhắc nhở thì em lắng tai nghe lắng tai nghe để giúp đỡ....như là giúp các vong hồn đi siêu thoát thì phải?. Nhưng vị trí ở xa lắm ở hướng này, hướng kia…, em không làm được. Khi tiếng nhạc dừng hẳn em cũng chưa làm được vì mình không thể có đủ khả năng bay từ chổ này sang chổ khác giúp đỡ nhưng vong hồn nên lòng buồn vô cớ ...có bạn bảo “ sao em buồn quá vậy”?
Sau đó , lúc tan học em chưa muốn về vì sắp phải chia tay Thầy, thì lại vô thức nữa các bạn bảo nếu thích thì để cho nó vô tiếp và em đã làm như vậy, sau đó em trình bày với Thầy rằng em lại muốn vô thức nữa, Thầy đọc mấy câu Thần chú thì em vô thức ngay và em cũng có cảm giác như gặp vị Bồ Tát nào ấy nhưng không rõ và cứ thế lại lạy lia lịa, ấn vẫn bắt ngón giữa. về nhà em không dám nghĩ đến vô thức nữa, đêm về em thấy mình đang đi lạc vào một ngôi chùa đang chờ đợi một vị Thầy nào đó mặc áo đen đen của nhà chùa thường hay mặc, sự chờ đợi này quan trọng lắm ( trong suy nghĩ) , chú Tiểu mặt áo xám mời ăn cơm, có người nói hay là trong em mách bảo là em nên đi tu luôn.!
Trước khi lấy vợ em có tâm sự với vợ rằng “sau khi con cái lớn, về già, có lẽ Anh phải vô chùa Tu” còn bây giờ thì....chưa tu được.
Em thì không thể ăn chay được trọn một ngày nhưng khi Tuyệt thực xong em lại thích ăn đạm bạc rau, tương chao mà thôi. Em hoang mang lắm, vì nếu em đi tu thì Ai chăm sóc cho vợ, con của em đây?
Em phải vô thức như thế nào để cho khỏi phải sợ..
Mục đích của em là khi đi học lớp của Thầy để mua may bán đắt kiếm tiền chứ đâu có phải là đi tu…… Thầy giúp em với…hãy cho em một lời khuyên Thầy nhé!

ĐIỀM BÁO TRƯỚC
Đã từ em có cảm giác đôi khi những sự việc được báo trước ví dụ như: em nằm mơ thấy đi ăn cỗ và sau đó lại có thật và nhưng tiến trình trong đám cỗ giống như trong giấc mơ. Nhiều lần như vậy từ lâu rồi nhưng không dám khẳng định.
Tuần rồi khi đi uống cafê với khách hàng trong khi chờ đợi khách hàng tới em đề nghị cô phục vụ cho mượn tờ báo Thanh Niên, em hay coi phần cuối tờ báo thì phát hiện nhưng bài này mình đã đọc, lước qua mục khác thì....cũng đã đọc và quay mặt nhìn cô phục vụ có vẻ không hài lòng vì cô ấy lấy cho tờ báo cũ...nhưng cũng nhanh ý nhìn kỹ lại thì là tờ bào hôm nay...mà em rất ít đọc báo kể từ khi tham gia lớp cảm xạ.
Điều đó cũng chưa thể chứng minh được điều gì . Trường hợp cách nay khoảng 10 ngày em mua mỳ Quãng về cho BéBy, khi cho bé ăn no rồi em hỏi " con có ăn nữa không?" Bé trả lời là không. Em biết khoảng khắc khi em bưng (bê) tô (bát) lên miệng thì em biết bé by sẽ đòi và ngạm lấy ngạm để. Suy nghĩ này không biết đã có từ trong giấc mơ hay trong tiềm thức và thế là béby chạy lại dành lấy tô mỳ từ trên tay mà em cứ ngỡ đó là một thước phim quay chậm và bé cười nắc nẻ....nhưng gì bé làm là em đều biết trước hết.
cũng chưa cụ thể khẳng định được, vì sinh hoạt lớp nâng cao các Sư huynh, Sư tỷ gợi ý rằng cái gì cũng phải rõ ràng không mập mờ về thông điệp.
Mới vừa lúc tối em mơ thấy mình đã nhầm về số tầng nhà, cụ thể em làm ngành thang máy em mơ thấy mình đã ký hợp đồng thang máy là 5 tầng nhưng khi kiểm tra lại thì thấy 6 tầng, việc này chi phí phát sinh lên đến và chục triệu....thế là em ngây người ra lo sợ . Sáng nay, khi ra công trình mới hốt hoảng công trình của mình ký hợp đồng là 6 tầng nhưng kiểm tra lại là 7 chứ không phải là 6 tầng......
…..
Vậy thì đối với bản thân một người cảm xạ viên xử trí thế nào khi có thông điệp đến, đây là những lời Thầy đã giảng ở lớp :

- Luôn dùng cái TRÍ để xem xét tất cả mọi thông điệp, nếu thông điệp kêu mình làm điều tốt thì mình làm, nếu thông điệp kêu mình làm điều xấu thì mình không được làm. Cho dù thông điệp đó đến từ đâu.

- Mặc dù mình luôn có những giấc mơ hay những hiện tượng nhìn thấy sự việc trước, nhưng luôn phải dùng cái TRÍ, cái TÂM hành động, thì sẽ không bao giờ mắc phải sai lầm, nó sẽ là một sự hỗ trợ lớn nếu ta dùng nó cùng theo với Trí & Tâm, ngược lại nó sẽ là họa nếu ta không biết dụng đúng chỗ.

(Camxahoc.com)
Sửa lần cuối bởi hoangthuynam vào ngày Thứ 5 Tháng 5 14, 2015 9:57 pm với 1 lần sửa trong tổng số.
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 3 Tháng 10 07, 2014 4:06 am

Bệnh nhân thanh lọc cơ thể kể chuyện-

Kỳ I: Nửa đường đứt gánh

(Dương Phương Vinh- Báo Tiền Phong)
TP - Nếu bạn không biết gì về đề-tốc (detox) tức thanh lọc cơ thể, là bạn lạc hậu. Nhưng đời đâu đơn giản, rằng ai cũng “lên điểm” chỉ sau ít ngày tiến hành “chiến dịch”; và đoạn trường ai có qua cầu mới hay...

Ôi từ không đến có, xảy ra như thế nào?
Đó là một ngày chuẩn bị bước sang tháng bảy âm- tháng cô hồn, tôi đang cắm mắt vào mấy cái mô hình ngộ nghĩnh của cuộc thi Ý tưởng Trẻ thơ bày ở công ty Honda, tòa nhà Parkson thì người quen - nhà thơ Trần Đăng Khoa hiện ra (anh làm giám khảo cuộc này), xỉa cho một nhát vào người, bảo: “Thím phải học ta, thanh lọc cơ thể đi! Thím nhìn ta có ngon không? Giảm 10 cân, 12 phân bụng, bệnh tật bay hết!”.
Nửa năm không gặp, quả thật trông ông “thần đồng vĩnh viễn” (từ mà tôi tặng cho anh) lạ hẳn: Bụng thon hơn, cân nặng hợp lý hơn dù vẫn “phúc hậu”, và gương mặt thì nhẹ nhõm đi.
“Anh làm thế nào?” “Rất đơn giản, rẻ tiền, chỉ 12 ngày mà hiệu quả thần tốc! Công thức thế này nhé...”. Anh vừa nói tiếp hai câu đã bị tôi cắt ngang, nói nốt phần còn lại, và “Ai xui anh?”. “Con bé Thương Huyền nhà tạo mẫu”. “Em biết nó, gọi là Huyền Designer. Nó cũng xui em hai năm nay mà không dám theo”.
Huyền đã thanh lọc ba lần trong hai năm, không phải để giảm cân vì người cô vốn gọn, mà để “người thanh sạch, da sáng hết nám, đầu óc thư thái, có sức mà làm việc” và cô đã đạt mục đích. Bạn trai theo gương cô làm một lần, đuổi được 6-7 cân gì đó với khối mỡ bụng kha khá, thanh thoát cả người lẫn mặt. Đàn chị của Huyền- nhà thiết kế Minh Hạnh cũng thế, bảo là giải độc xong thấy nhẹ nhàng sảng khoái. Như vậy, ít nhất đã có bốn tấm gương sáng ngời trước mắt tôi!
Chục năm trước tôi dùng thực phẩm chức năng Herbalife ròng rã do bạn ở Mỹ gửi cho, khi ấy nó còn chưa vào Việt Nam. Thấy tương đối ổn song có lẽ cũng bởi tuổi tác hồi đó khác. Còn dạo này, phát sinh một bệnh mà đi khám, bác sĩ bảo là “Hội chứng đường hầm cổ tay”, một loại bệnh nghề nghiệp của các vị làm nghề viết lách, biên tập, dân công sở ngồi nhiều gõ máy tính nhiều. Bàn tay phải tê mỏi dã man, càng về đêm càng tê. Vật lý trị liệu kết hợp uống thuốc không ăn thua. Da dẻ bao năm tử tế tự nhiên cũng đốc chứng. Tóm lại rất vấn đề, chưa kể giảm cân dù ít dù nhiều thì ai chả muốn!
Chương trình thanh lọc này khuyến cáo không dành cho người huyết áp thấp và tim mạch. Tôi có tiền sử huyết áp thấp, đi ô tô ngoại tỉnh phải dán miếng cao sau gáy mới yên tâm nhưng hơn năm nay huyết áp lại không đến nỗi.
Và quan trọng (hay tai hại) như đã nói, là “lão Khoa”- như anh tự gọi- trông thuyết phục quá, nói cũng thuyết phục! Ta nói cho thím biết nhé, ta tiểu đường này, tiền liệt tuyến này, mỡ máu, đủ cả. Thế mà giờ chỉ số đẹp như mơ! Ta cũng đã theo chương trình Low Carb nhưng giảm cân xong lên lại còn kinh hơn, bệnh tật vẫn đấy còn chương trình này ấy à...
Giờ G đã điểm hai tuần sau đó. Mấy hàng ớt đỏ Đà Lạt (tức ớt chuông, loại ớt ngọt không cay) buổi sáng ấy ở chợ Châu Long có bao nhiêu tôi vét hết để dùng cho ba ngày. Sẽ phải bốn lần mua ớt như vậy. Rồi tham khảo mấy đồng nghiệp trẻ nên mua nước mía siêu sạch với chả siêu bẩn ở đâu.

Nhìn đám nguyên liệu sẽ được dùng làm thức ăn của tôi, người nhà phán: Ớt gì to như quả đu đủ, chắc ớt Tàu chứ có mà Đà Lạt! Còn nước mía, người ta viết đầy về mía tự nhận siêu sạch mà lại có giòi do không vệ sinh máy ép, gu-gờ mà đọc. Mía cả siêu sạch siêu bẩn, ngọt kiểu vô lý! Thấy bảo nhúng cả cây mía vào xô nước đường, gì chả ngọt!
Cuộc cách mạng nho nhỏ này sẽ diễn ra như sau: Sáng ngủ dậy uống một lít nước lọc ấm, bỏ thìa muối. Cả ngày không ăn gì mà chỉ uống một thứ gọi là “nước pha”, gồm nước mía hòa với nước ớt xay như xay sinh tố, lọc bỏ bã, vắt thêm quả chanh.
Với khoảng 2 lít nước pha gồm nước mía+ nước ớt+chanh, tôi chia làm 5-6 cốc vại (mỗi cốc vắt một quả chanh) uống cả ngày.
Khi nào đói, uống. Giữa buổi có thể tăng cường nước lọc. Nước muối loãng khó uống nhất, lờ lợ, cảm giác khó chịu gần giống hồi nhỏ ốm phải nuốt thuốc muối, sunfat ma-giê.
Nước mía+ớt ngon không ngờ! Lúc đầu định 800 ml đến 1 lít nước mía/ngày nhưng sau thấy ngọt quá vả lại chuyên gia Thương Huyền bảo “ngọt quá dễ béo” nên giảm bớt.
Ớt ngọt mới đầu chơi 7-8 lạng/ngày sau bớt còn khoảng nửa cân. Nước muối loãng mục đích làm mềm thành ruột, kích thích tháo chất thải nhanh, sát trùng. Nước mía để tăng, giữ thân nhiệt trong quá trình nhịn ăn, khỏi bị xỉu. Còn chanh+ớt: Chất xúc tác làm sạch thành ruột, đánh tan mỡ thừa và tống tạp chất kiểu rác rến khỏi người.
“Ôi từ không đến có/Xảy ra như thế nào” (thơ Xuân Diệu). Về sau này khi lão Khoa vào bệnh viện với dáng điệu tất tả để thăm người một ngày hai lần cấp cứu, tôi có đùa anh “Xét mình công ít tội nhiều, can tội xui trẻ con ăn cứt gà” song giả sử không gặp lão Khoa thời khắc ấy, có lẽ sớm muộn gì tôi cũng chọn một chương trình detox tức giải độc, thanh lọc nào đó, vấn đề chỉ là thời gian!

Giấc mơ phàm tục
Nghe nói chỉ cần qua đẹp ba ngày đầu thì những ngày sau sẽ trở nên bình thường. Tôi qua đẹp những sáu ngày!
Hằng ngày, nhắn tin báo cáo đồng bọn. Không ngờ sáu ngày chẳng ăn gì mà đi lại nhung nhăng, họp hành, yoga vô tư, không hề hấn. “Thế có giảm được hoa nào không” (hoa: một phần mười của lạng). “Có, toàn chỗ không khiến. Tình hình này chả mấy chốc không lồi mà lõm”. “Chuẩn luôn. Con Yến bạn mình đề-tốc xong, hiện trường còn mỗi hai con ốc vặn, vĩnh viễn không lên lại”. “Sao con Huyền bảo về sau ăn lại, nó lại đầy vun như cũ”...
Không chỉ nhắn tin, điện thoại mà còn ghi chép. Khoa học, cẩn trọng thế chứ lỵ! Nghĩ bụng rồi 12 ngày cũng trôi veo veo thôi. Ban ngày không thấy đói ăn khát uống gì nhưng qua ngày thứ tư thì những giấc mơ phàm tục bắt đầu xuất hiện.
Sáng, tôi dậy muộn, kể cho con gái: “Đêm qua mẹ mơ mẹ với bác Hà (bà chị Thu Hà, NSƯT) đang ở một khách sạn sang trọng lắm trong Sài Gòn, đi ngang qua một khách sạn khác còn sang trọng hơn thì nhìn thấy một dãy bàn ăn dài vô tận trang trí rất đẹp.
Bác Hà bảo tội gì không vào mua ăn thử, chị có mang thẻ tín dụng đây. Thế là bác đứng ở cái bàn to nhất, lần lượt vần từng tảng cừu nướng, cá hồi hun khói...; cứ mỗi tảng bác lại xẻo một dẻo đưa mẹ, mẹ chỉ việc ngồi một chỗ thái hạt lựu xơi hết món này món khác, ngon kinh hoàng. Ăn mãi ăn mãi, mở mắt ra đã 8 giờ sáng!”. Con gái cười rũ: “Con thương mẹ quá! Mẹ thanh lọc nhanh nhanh để khỏi phải mơ”.
Thời gian trôi đã chậm lại còn nhè đúng vụ mỗi ngày được mời một tiệc nhỏ, ba ngày một tiệc lớn, toàn chỗ thân tình đáng dự. Chả nhẽ cứ nhận lời rồi vác theo chai nước ngồi chầu mồm.
Tôi vốn có cái thú đi chợ cóc sớm tinh mơ ven hồ Trúc Bạch bởi mọi thứ rẻ và tươi, người bán là dân ngoại thành không đanh đá như chợ Châu Long. Giờ thì chưa mò ra chợ, chỉ cần ngồi tưởng tượng đã trào dâng một tình yêu tha thiết đối với rau củ quả, tôm cua cá...
Ngày thường đâu đến nỗi thế, nhất là vừa ăn vừa lo an toàn vệ sinh thực phẩm. Giờ, chỉ nghĩ đã xốn xang, từ món muối vừng, trứng muối ăn với gạo lứt trở đi, sao mà nó ngọt, bùi đến thế. Cá mú loại nào cũng đáng yêu (mọi khi nghĩ nát óc không biết ăn gì, chợ Hà Nội nghèo chủng cá quá). Từ chiếc bánh đa kê cho đến củ khoai củ ráy đều thuộc hàng “cao lương”, đã ngon lại tốt, đáng ăn hàng ngày...
Tóm lại chẳng cần mỹ vị, đặc sản ghê gớm, từ rày phải dặn lòng và kêu gọi người nhà tổ chức lại chuyện uống ăn, chợ búa sao cho tối ưu, bởi ẩm thực Việt Nam là nhất thế giới!

Và cuộc gọi
Mơ mộng như thế mới được mấy hồi...
14/8 là ngày họp sơ kết thi đua, sẽ mất vài giờ nên tôi bê theo chai “nước pha” đã đồng hành với mình đến ngày thứ sáu. Tình cờ ngồi cạnh đồng nghiệp Xuân Ba, giơ ra khoe “Thấy chai nước của em hấp dẫn không”. Nó trong veo có màu đỏ tươi của ớt đỏ thẫm pha với mía màu cỏ úa, rất đẹp.
Sáng hôm sau mở mắt ra. Trời, nhà đảo tròn, quay tít! Đồ đạc lộn ngược. Đang nằm trên giường mà tưởng ngã đến nơi, tay dang ra bấu chặt thành giường như hành khách tàu Titanic! Khoang ngực lõm xuống, hơi thở phập phồng yếu ớt.
Mắt nhắm nghiền, nằm một lúc thấy càng quay cuồng tôi bảo người nhà bấm hộ máy gọi chuyên gia Huyền “Huyền ơi sao chị chóng mặt quá, cổ không quay được, chưa bao giờ như thế”. “Thế chị dừng đi, nấu nồi cháo tiết ăn, nhớ cho gừng thái chỉ, ấm bụng”. Sau này Huyền bảo lúc ấy tưởng tôi không đủ bản lĩnh theo được chương trình nên nại cớ để uống ăn trở lại.
Chưa bao giờ tìm hiểu căn bệnh rối loạn tiền đình nên tôi không biết chóng mặt buồn nôn đất trời lộn ngược là biểu hiện của nó. Lại thở quá yếu, nói không ra hơi, nghĩ bụng hậu quả nhịn ăn đây, giờ mới phát tác, và nghĩ mình bị hạ đường huyết nên tôi nhờ người nhà pha cho cốc nước gừng nóng với mật ong trong khi chờ cháo nhuyễn, có thể dằn bụng.
Nhưng rồi càng lúc càng lả đi, đầu óc quay quay cơ hồ không thể trở mình chứ đừng nói ngồi dậy, thở khó, vừa thử he hé mắt thấy cửa nhà cây cối lộn tùng phèo. Cố chịu chừng hơn một giờ nữa, lần đầu tiên trong đời tôi phải bảo người nhà gọi một cuộc thế này: “Alô 115 có phải không ạ”!
(Còn nữa)
Sửa lần cuối bởi hoangthuynam vào ngày Thứ 5 Tháng 5 14, 2015 10:02 pm với 1 lần sửa trong tổng số.
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 3 Tháng 10 07, 2014 11:13 am

Bệnh nhân thanh lọc cơ thể kể chuyện -

Kỳ 2: Đời người nên ốm nặng một lần

TP - Vừa tháng trước chào mừng đồng nghiệp Phùng Sưởng “Từ cõi chết anh trở về chói lọi!”, tôi có nói với Sưởng "Dumbatze, tác giả "Qui luật của muôn đời" viết: 'Đời người nên ốm nặng một lần' . Ốm nặng cũng không phải vô ích đâu”. Thì bây giờ đến lượt mình, tuy chưa đến mức nặng thế song cũng có dịp chiêm nghiệm khối điều.
Khi dân chung cư cấp cứu
Hôm ra viện về nhà, hàng xóm trêu quá: “Dạo này bồi dưỡng ra trò nên mới phải cấp cứu. Gớm hôm nọ trông cứ như chết rồi!”.
Lại nói về lần đầu tiên trong đời biết thế nào là cấp cứu.


Khoảng 15 phút sau khi nhận điện thoại, xe 115 đến. Hai phụ nữ, tất nhiên tôi không rõ mặt vì có đến ngày rưỡi sau vẫn không dám mở mắt. “Chị bị sao” “Tôi nhịn ăn để giải độc cơ thể, 6 ngày không sao bỗng hôm nay không dậy được, chưa bao giờ chóng mặt thế, đầu óc quay cuồng và không thở nổi” “Thế đã nôn chưa”. Người có vẻ lớn tuổi hơn vừa dứt câu, tôi quay phắt cổ xuống sàn nhà, “biu-ti-phun” hết cốc gừng mật ong và bát cháo vừa xơi.
Cô trẻ hơn lấy máy đo huyết áp: 120/80, quá “Đoàn Chuẩn”. Như vậy tôi không bị hạ đường huyết? Người lớn tuổi bảo cô kia tiêm cho tôi một mũi, nói: “Chị bị rối loạn tiền đình cấp và do nhịn ăn lâu nên cơ thể suy nhược. Có muốn đến bệnh viện luôn hay tôi kê đơn đi mua thuốc uống rồi nghe ngóng thêm, nếu không chịu được thì lại gọi bọn tôi”.
Đồ rằng không chịu nổi, nhưng thang máy chật không đặt cáng thương được. Nghĩ mấy người nhà phải khiêng mình tận 6 tầng thì cơ khổ, hơn nữa đang nằm trên giường còn chết nữa là dốc đứng từng ấy bậc thang. Nên tôi chọn uống thuốc tĩnh dưỡng thêm. Thật đúng là tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình, gàn bát sách!
Bởi nếu chúng tôi - bệnh nhân và 115 cùng sáng ý thì đã không phải khốn khổ thêm chục tiếng đồng hồ nữa. Lần gọi cấp cứu thứ hai đã tối trời, cáng thương không vào được thang máy thì chịu khó bó người trong cái ga giường, khiêng hai đầu như khiêng chú ỉn rồi lẳng vào thang máy nằm gọn thon lỏn. Có gì khó khăn đâu, thế mà không nghĩ ra từ đầu.
Bác sĩ tây y đông y điều trị cho tôi đều buông gọn lỏn “Phản khoa học!” (tiết mục nhịn ăn giải độc). Lão Khoa lúc đầu hoang mang hội thảo với Thương Huyền “Sao Vinh lại bị thế nhỉ”, về sau có cơ sở để nói cứng “Mỗi em và cái Ngọc báo Thiếu Niênkhông theo được, còn Thảo Vân (VTV) cũng ngon!” Nghe nói cả VOV đang theo gương lão, thanh lọc! Cô bạn Cẩm Thơ người mở một học viện ẩm thực ở Hà Nội, nói “Chị ơi, chị đua thế nào được với ông Khoa, ông ấy tám chục cân lại thuộc diện Thép đã tôi thế đấy, từ bé đã dạn dày môi trường Nước như ai nấu chết cả cá cờ. Cua ngoi lên bờ mẹ em xuống cấy”.
Lại nói về sự gàn, dở hơi. Lẽ ra bát cháo đầu tiên trong lúc cơ thể bị tổn thương phải là cháo hoa, cùng lắm cháo thịt nạc. Thì tôi lại tiếc cái công thức thanh lọc ngày cuối: “Bắt đầu ăn lại bằng tô cháo tiết lợn với gừng thái nhỏ. Chất bột lót vách dạ dày, gừng làm ấm trường vị. Tiết để tăng huyết và quấn nốt độc tố, đẩy khỏi cơ thể”.
Nghe nói tiết mục này lợi hại lắm. Có vị viết hài hước trên mạng: “Sau chừng ấy ngày giải độc, ăn cháo tiết xong ngắm nghía thấy mình thải được cả những cọ rác hình như là món giá xơi từ hồi di cư vào Nam năm 54”.
Bởi tiếc, cho nên bắt người nhà đi mua tiết lợn, pha với chút nước lọc rồi mà hàng tiếng đồng hồ nó vẫn không đông cho để mà xắt nhỏ nấu với cháo.
Đau đẻ chờ sáng giăng, đói lả mà vẫn phải chờ tiết đã không đông lại lâu chín, từng sợi từng sợi thõng thượt ghê ghê, mùi hoi hoi, nuốt vào lại lập tức bắn thẳng ra ngoài. Sáu ngày nhịn, cuối cùng lại đi bồi dưỡng thứ mà bình thường cũng ít dám!

Chớ thấy người ăn khoai vác mai đi đào
Nghe tôi đáp khó nhọc (giống trả lời vị 115) về nguồn cơn dẫn đến phải lao vào viện trong tình trạng mắt nhắm nghiền mặt tái xám, người hẳn là bác sĩ nhận ca cấp cứu, mát mẻ: “Chương trình thanh lọc này của nước nào hay do chị sáng chế ra. Bệnh viện chúng tôi cũng có bệnh nhân sinh năm 74 đang hôn mê do ăn kiêng một tháng đấy”.
Họ tức tốc điện tim, siêu âm, xét nghiệm máu và cho nhập viện ngay. Băng ca từ tầng 1 lên tầng 4 lại xóc nẩy, thế là “thiếp có cái áo lông ngỗng”, băng ca đi đến đâu thiếp lại “rắc” đến đấy. Mắt vẫn nhắm tịt tôi chỉ nghe mình để lại tiếng thảng thốt phía sau, kiểu “Ối ai vừa nôn trước cửa phòng hành chính thế này!”.
Xuất xứ chương trình này, người bảo Singapore người bảo Thái Lan- với tên Lemon detox, Detox diet... Trước khi vào chiến dịch tôi cũng lượn một vòng trên mạng, thấy phe ca ngợi và phản đối đông ngang nhau. Công thức thì không hoàn toàn giống nhưng đều có món chanh và đường.
Hồi tháng 7, một cô gái 18 tuổi bị chết não gây xôn xao, đọc kỹ thấy cô nhịn ăn hoàn toàn, chỉ uống nước lọc. Còn mình ngoài mía và chanh còn cả ớt ngọt - chứa nhiều vitamin cơ mà!
Sự thật là rất nhiều lời cảnh báo đã được đưa ra, chưa nói các chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành mà tận Bệnh viện tỉnh Thanh Hóa, bác sĩ Ngô Kim Xuân cũng khuyến cáo về triệu chứng “chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, đau cơ và lo lắng. Nhịn ăn dài ngày có thể gây suy dinh dưỡng dẫn đến thiếu máu, hạ đường huyết, mất cân bằng điện giải, suy gan, suy thận, nặng hơn nữa có thể rối loạn nhịp tim, ngừng tim, hôn mê. Với người thể trạng yếu, thậm chí tử vong”.
Nhưng lúc đó tôi chưa đọc những dòng này! Và dù có đọc, có lẽ vẫn giữ chủ trương “làm đến đâu nghe ngóng đến đấy, nếu thấy không êm thì rút luôn”. Đây gọi là “ngu thì chết chứ bệnh tật gì”, phũ nhưng mà gọi sự vật đúng tên!
Nhập viện được hai hôm, cậu em vác vào bài báo mới ra lò của Trần Đăng Khoa Tôi đã tự biến mình thành chuột bạch, kỳ 1 chạy tít: 12 ngày thanh lọc để cơ thể khỏe đẹp long lanh. Bài to bằng cái chiếu ảnh to bằng cái mẹt, mà ảnh lão hình như hồi 30 tuổi!
Mệt lắm nhưng tôi cố thều thào gọi điện: “Anh ơi, anh mà hô là nhiều người theo lắm cho nên kỳ 2 nhớ kín kẽ, phải có cảnh báo vì cơ địa mỗi người mỗi khác”. Lão rối rít “Ta biết rồi ta biết rồi, cám ơn thím” và có vẻ thực sự bất ngờ về ca của tôi.
Hôm sau, vừa ngồi xuống ghế, lão đã trải ra giường rồi vuốt phẳng phiu chiếc phong bì ghi “Chúc thím mau lành bệnh và nhớ cẩn trọng, đừng có đua theo mấy lão già nhé”.
Tôi đã nằm như con cá chết trên chiếc giường trải ga màu cháo lòng, môi bợt mắt cũng bạc phếch - theo mô tả của bà chị Thu Hà, thế mà con người duy mỹ này còn không tha. Lão quét mắt một lượt từ chân đến đầu bệnh nhân rồi nói với bà mẹ ngồi cạnh: “Cô này ngày xưa nhiều người mê lắm, cháu còn không dám tán”. (Ý nói sao bây giờ lại ra nông nỗi này). Mẹ tôi: “Anh chấp em nó làm gì, nó bây giờ thì bê bối rồi”.

Ốm nặng để làm gì?
Nguyên văn câu Dumbatze viết trong Qui luật của muôn đời, bản dịch của Phạm Mạnh Hùng 1984: Con người ta cần ốm nặng ít nhất một lần trong đời. Như vậy sẽ có dịp phân tích, đánh giá quãng đời đã qua.
Sau cuộc nửa đường đứt gánh, điều hay ho nho nhỏ tôi đúc rút được, là ớt đỏ quả thật tốt cho mắt vô cùng. Mới xơi hết ngày thứ hai, mắt sáng mở to trợn trừng trợn trạc. Cho nên, bạn nên tăng cường món ớt đỏ cho thực đơn, cũng như hành tây rất tốt cho xương khớp, trẻ em muốn cao còn người lớn muốn gia cố xương cốt đều cần ăn nó.
Einstein nói “Mọi thứ đều tương đối nhưng sự dốt nát của con người là tuyệt đối”. Trước giờ vẫn biết sở học là mênh mông vậy mà (không hiếm người như mình) rất chi Nguyễn Ngu Ngơ song lại chủ quan, trong đó có việc đối xử với cơ thể kiểu ngược đãi.
Cậy dăm bảy năm mới ốm nhẹ một lần nên thường xuyên ăn uống qua quít buổi trưa ở cơ quan, dần dà máu nó mới không thèm lên não. Nói “không” với thể thao thể dục suốt mấy chục năm. Làm những việc khiến căn bệnh phình đĩa đệm cột sống cổ ở đó phục sẵn. Xổng xểnh từ lời ăn tiếng nói trở đi: “Thấy chị biên tập có biểu hiện ngớ ngẩn, chắc chết não rồi”. Họ hàng thì bảo “Rõ khéo chọn tháng cô hồn mà hành sự”...
Mọi khi hứng lên thức đọc sách xem phim Mỹ suốt đêm, giờ chỉ mất ngủ vài bận là giường ốc lại tròng trành, lại làm hành khách tàu Titanic! Thật là không cái dại nào giống dại nào, vụ thấy người ăn khoai vác mai đi đào này.
Lão Khoa thì phũ phàng nhắn tin khi thấy tôi lại bị lại - tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não, sau nửa tháng điều trị: “Em bị thế không phải do thanh lọc. Tranh thủ trác táng đi. Ít năm nữa nhìn đàn ông đàn bà không khác lũ chó đá”.
Lão Vương Mông nhà văn bên Trung Hoa có bài rất hay Niềm ân hận của đời tôi. Trong vô số niềm ân hận có đoạn: “Tôi biết sự lợi hại của ngoại ngữ nhưng suốt đời không lo học một ngoại ngữ đến nơi đến chốn. Biết âm nhạc là hương nhụy của đời người, thế mà không cố học lấy một nhạc cụ để rồi cho đến bây giờ có 5 dòng kẻ cũng phải đếm đi đếm lại.
Tôi ân hận vì có lúc sơ ý đã làm bẩn chiếc khăn trắng như tuyết ở bàn ăn. Nhiều khi trong cuộc đời, vì muốn chứng tỏ sự quảng đại mà tôi đã giúp những người không đáng, để rồi phải nhận quả đắng...”. Nghe thật đáng đồng cảm, phải không.
Tôi cũng có một núi ân hận, ngẫm ngợi sau trận ốm nặng nhất trước giờ. Và hiểu rằng một phần hạnh phúc, đó là khi ta có bạn bè tốt, có trí tuệ, ít nhất cũng đủ hiểu biết để chăm sóc bản thân và không làm phiền người khác (không phiền, ví dụ: không làm kinh động bệnh nhân cùng phòng- chuyện này kể ở kỳ sau; và ốm lăn ốm lóc để mọi người lại phải- theo tục lệ, phong bao thăm thú).
“Khổ vì trí tuệ” chỉ là một cách nói còn tôi cho rằng người có trí tuệ sẽ hạnh phúc theo kiểu khác hẳn người không. Và hạnh phúc, đương nhiên cần sức khỏe...
* Kỳ cuối: Những chuyện chép ở bệnh viện
Sửa lần cuối bởi hoangthuynam vào ngày Thứ 5 Tháng 5 14, 2015 10:07 pm với 1 lần sửa trong tổng số.
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 3 Tháng 10 07, 2014 11:22 am

Bệnh nhân thanh lọc cơ thể kể chuyện-

Kỳ cuối: Những chuyện 'chép ở bệnh viện'

TP - Nhà văn Anh Đức tức Bùi Đức Ái (vừa qua đời) ngày trước có “Một chuyện chép ở bệnh viện” giản dị mà nổi tiếng, sau dựng thành phim “Chị Tư Hậu”. Còn bây giờ, những chuyện bi hài ở bệnh viện chắc ai cũng từng trải và hình dung.

Bệnh nhân người Việt: Làng trên xóm dưới vui đáo để
Vụ thanh lọc cơ thể nghĩ phải nằm viện lâu nhưng được dăm ngày tôi đã đòi về nhà điều trị dù đi lại vẫn lảo đảo, mắt hoa. Nhà báo Thu Tâm bước vào căn phòng có 6 chiếc giường, bảo: “Phòng bệnh gì mà ồn ào như chợ vỡ”. Bà chị Thu Hà: “Ôi, vào đây mà còn xúc động những chuyện đấy, phải bơ đi chứ”.
Chưa đến 6 giờ sáng, tiếng rao lanh lảnh dọc hành lang “Ngô luộc, sắn luộc, khoai nướng đê!” như dọc toa tàu hỏa. Và giống loa phường - cứ nhè ngày nghỉ, lễ của nhân dân mà khọt khẹt rõ sớm, nào đọc danh sách nhập ngũ đợt tới, nào phát động quét xóm, quét ngõ..., làm như không ai cần ngủ nghỉ và không có lúc nào khác để tuyên truyền.
Nhưng ngô luộc, khoai nướng có thể vẫn chưa phải là đồng hồ báo thức. Đêm, mãi mới chợp mắt được tí bỗng nghe “3 rưỡi sáng rồi đấy!” ở giường đối diện, không hiểu bệnh nhân hay người nhà. Thế là lại chong chong. Dậy lúc nào cứ lẳng lặng lại còn phải tri hô.
Giường song song với tôi, hai vợ chồng suốt ngày- giống như tôi - im lặng như một nấm mồ. Chồng là bộ đội tranh thủ chăm vợ trong thời gian nghỉ phép. Còn chị trong một lúc hiếm hoi mở miệng, kể bị bệnh gì không rõ mà đầu lúc nào cũng như vỡ toác, đau kinh khủng.
Hai tháng lê la hết Bệnh viện Việt Trì, 103 và bây giờ ở đây, không thấy đỡ. Rồi phàn nàn nho nhỏ “Ồn ào quá”. Mình chỉ tiền đình cấp, suy nhược và phình một chỗ nho nhỏ ở đĩa đệm đã thấy khiếp âm thanh tiếng động thế mà bệnh nhân nặng này phải cố chịu, đầu đã toác càng toác.
Phải quen thôi, vì sự thật là ở đâu cũng vậy. Tôi quanh năm có những người cần thăm, thấy cái thế giới bệnh viện thật náo nhiệt! Phòng mà có tivi thì nhất, các loại người nhà tụ họp hội thảo bình luận thằng nọ con kia, “nơi thì lừa đảo nơi thì xót thương” (Truyện Kiều. Còn các nhân vật là của phim Hàn Quốc, Việt Nam, Đài Loan).
Mùa World Cup vừa rồi vào thăm bà dì chảy máu dạ dày. Phòng hậu phẫu, mấy bệnh nhân đều nằm thở yếu ớt mắt nhắm nghiền, cần yên tĩnh cao độ thế mà đầy đàn ông nhảy cẫng, hò reo, xuýt xoa, như quán xá vỉa hè. Bảo đảm bán kết và chung kết U19 vừa rồi, khối phòng bệnh giống sân Mỹ Đình thu nhỏ, đủ màu sắc cung bậc xúc cảm!
Cái dở của người Việt là dở mà không biết mình dở, cứ hồn nhiên như cô tiên. Họ có thể nhanh nhảu giúp thay chai truyền dịch, mua hộ suất cơm, gọi hộ cô y tá nhưng bảo họ giữ yên lặng và cư xử đúng mực thì bằng chơi khó nhau! Nếu bị nhắc nhẹ, tỏ ra ngạc nhiên lắm! Đi ra đi vào giật cửa đùng đùng như muốn tháo phăng cánh hoặc chốt cửa, vào phòng vệ sinh chung làm gì - nghe nhạc hiệu đoán được hết chương trình.
Nguyễn Việt Hà viết nhiều tản văn về công chức. Có chi tiết thời bao cấp, các vị đàn ông hay đến cơ quan tranh thủ tắm xong phơi quần đùi dưới gầm bàn làm việc. Phòng vệ sinh các bệnh viện bây giờ ai vào cũng thấy trăm thứ bà rằn của bệnh nhân và người nhà. Quần áo giặt xong phơi, nước rỏ tong tong. Người nhà tôi có lúc định góp một thứ đồ cá nhân vào đội hình, tôi phải cấm ngặt.
Trong cuốn tự truyện 192 giờ, Annette Herfkens một phụ nữ Hà Lan - người sống sót duy nhất trong tai nạn máy bay ở Khánh Hòa hơn hai chục năm trước, kể lại chặng chị sống ở London và ấn tượng với cách người Anh hành xử cực kỳ tôn trọng khoảng không riêng của người khác.
“Trên tàu điện ngầm, người Anh luôn sẵn sàng cuộn tờ Financial Timescủa họ lại trong một mảnh bé xíu chỉ để tôn trọng không gian riêng khoảng 5 inch vuông của hành khách khác. Họ cũng sẽ chẳng bao giờ bất thình lình lùi lại hay nói chuyện - khi tàu dừng lại, cho dù có dừng những nửa tiếng đi chăng nữa.
Khi trời nóng đổ lửa vào mùa hè, mồ hôi nhễ nhại trên từng khuôn mặt đầy cam chịu, những vị hành khách người Anh này thà cứ mặc áo khoác còn hơn là cởi nó ra để bạn thấy những đốm lấm tấm trên chiếc áo sơ mi của họ”.
Phòng, hành lang, sân bệnh viện nhà ta thì vừa giống phòng ngủ với bộ đồ hoa trên hoa dưới, quần đùi may ô, vừa giống nhà ga bến bãi, đường chợ. Nói năng tự nhiên, oang oang như ở cánh đồng, chuyện nhà chuyện người nở như ngô rang. Đã phải nhập viện, chăm bệnh nghĩa là cơ khổ rồi, song có lúc lại thấy, không ngoa khi nói người Việt hạnh phúc, lạc quan nhất thế giới. Bởi khổ mà đâu biết mình khổ.

Bệnh viện: Thế giới của những người thông thái
Cô em Kiều Bích Hương - Việt kiều Bỉ mới sinh con gái, kể lại cuộc đi đẻ thật quá ở thiên đường. Mới đẻ run lẩy bẩy đã phải tắm, họ sợ mình ngã nên y tá vào buồng tắm lau người, cúi xuống lau chân, quỳ xuống mặc quần lót cho. Và đó là nước Bỉ.
Có người bạn - Tuấn, người của WHO một thời gian làm phó giám đốc Bệnh viện Vinmec, nói: “Bọn tớ quan niệm bệnh nhân không chỉ là bệnh nhân mà còn là khách hàng của mình, chứ không phải là những người chịu ơn mình”. Khổ nỗi chi phí tầm quốc tế của những nơi này, đâu phải ai cũng kham nổi.
Ở Việt Nam, bạn ổn cho đến khi bạn phải vào bệnh viện, hoặc có việc đến cửa quan, đáo tụng đình.
Nguyễn Việt Hà vừa nhắc trên kia kể, cháu anh mới sinh nở ở Vinmec, chi phí khoảng hơn 2.000 đô, “ổn lắm”. Cô em họ tôi cũng vừa vượt cạn ở một bệnh viện quốc tế khác, vào FB thấy cô khoe được gặp cứu tinh cho nên ca đẻ dễ hơn.
Tôi chưa nói với nó nhưng thầm nghĩ ca mổ thường, không có gì phức tạp, trị giá mấy chục triệu mà gọi “cứu tinh” thì có khi cứu tinh chưa chắc đã phải là một nhân mối nào đó. Tự bao giờ không rõ, chúng ta đã vơi đi niềm tin ở hoa hồng, tin ở những điều tốt đẹp dù rằng rất muốn?
Giữa bệnh nhân với nhau cũng vậy. Hồi tôi nằm Viện C, thấy cô giường bên nhờ một người trong phòng “Ra cổng thấy chồng chị mặc thế này thì nhắn hộ là...”, nói đoạn dúi mấy chục nghìn. Tôi mới ngứa miệng chõ sang “Trên đời này không còn ai giúp được ai cái gì một cách vô tư và không công nữa à”.
Đôi lúc chờ mua thuốc ở quầy của bệnh viện, thấy có người phụ nữ tần ngần. Xem đơn thì thấy chỉ vài trăm nghìn. Định ngỏ ý giúp xong rồi lại nghĩ nhỡ lừa đảo, khổ nhục kế thì sao. Thỉnh thoảng vẫn bị chặn ở chỗ chờ đèn xanh đèn đỏ “giúp tôi ít tiền mua xăng, mua vé tàu về quê”, nhìn kỹ thấy cũng đáng ngờ lắm.
Về bệnh viện, đầu tiên phải nói, dù nhiều người kêu ca, tôi vẫn thấy chi phí khám chữa bệnh ở ta quá rẻ. Và so với ngân sách thì chất lượng như vậy là tốt rồi. Nhà thơ - bác sĩ Vũ Quần Phương từng kể tôi nghe con số khiếp khủng khi phải vào bệnh viện ở Mỹ.
“Mình đau một thứ, vào viện, họ gõ những thứ khác xem có ổn không, hỏi mình có muốn chụp chiếu, chữa không, mình cứ vô tư gật là chết tiền! Phải cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định khám chữa cái gì đó”.
Cảm nhận nữa, luôn luôn, đó là khâm phục những người làm trong môi trường này. Đồng nghiệp điều trị ở khoa hồi sức cấp cứu một viện lớn, chúng tôi vào thăm, thấy mấy chục người thập tử nhất sinh nằm tênh hênh một dãy dài. Chúng tôi bỏ dép, đeo khẩu trang vào thăm người của mình. Một bác sĩ ra bấm rồi nói nhỏ: Ai có con nhỏ về nhà không được bế con ngay và nhớ thay quần áo. Khỏi phải dặn cũng biết bởi nhìn đã “ghê” rồi chưa kể nán lại, thế mà có những người quanh năm ngày tháng sống trong bầu không khí như vậy.
Hà Nội mấy bệnh viện nức tiếng, chuyên môn nức tiếng. Đó cũng là một lý do khiến dân ngoại tỉnh coi Hà Nội là đất thánh, có bị sao cũng nhằm Hà Nội mà trực chỉ. Nhưng tôi ước gì những con người quan trọng mặc blouse ở đó đừng quá kiệm lời mỗi bận khám chữa. Ước họ cho bệnh nhân hiểu, bệnh nhân đang được lắng nghe thực sự chứ không bị sự quá tải chi phối. Ước họ không quan niệm ai vào đây cũng đều là những bệnh nhân thông thái - sau khi đã là người tiêu dùng thông thái, người cha người mẹ thông thái.
Không phải ai cũng rành đường đi nước bước mà có thể rất lớ ngớ, nhà quê ra tỉnh, hoặc do cả đời mới đến đây đôi lần. Cho nên nếu có muốn nghe giải thích kỹ càng bệnh tình của mình, đường hướng chữa trị, tư vấn cặn kẽ cho người nhà, muốn gặp riêng gặp chung, ắt không phải việc quá đáng.
Hôm khai giảng đầu tháng, tôi viết bài Nghĩ về Robin Williams trong ngày khai giảng. Khi viết những dòng này tôi cũng nghĩ về Robin Williams người vừa tự kết thúc cuộc đời ở tuổi 63, lần này là về vai Patch Adams trong phim cùng tên. Bác sĩ Patch do Williams đóng “Quan tâm cách mà con người đối mặt những khó khăn trong cuộc sống, và tôi muốn giúp họ giải quyết chúng”.
Lúc đầu gặp những ca quái đản - tâm thần thì biết rồi đấy - anh cũng thót hết cả mình, sau đó với mỗi người anh đều có cách riêng để “giúp đối mặt khó khăn”. Nhập cuộc như một người đồng bệnh tương lân. Với chẳng hạn một bệnh nhân nữ cao tuổi luôn mơ mình sẽ được tắm trong cái bồn đầy mỳ Ý, cuối phim anh để bà thỏa nguyện - cái bồn đó ngập mỳ Ý hẳn hoi, và ra đi với nụ cười hạnh phúc trên môi.
Nói ở Việt Nam, bạn ổn cho đến khi bạn có chuyện gặp công an, vào cửa quan và vào bệnh viện là còn lạc quan, chưa tính những nguy cơ khác. Và hãy vào bệnh viện mà xem, chúng ta đã gây cho nhau và gây cho mình những loại tật bệnh, tai nạn khó lường nào. Thấy nhiều điều nữa. Và chữ “ổn” hóa ra quan trọng đến thế.
Sửa lần cuối bởi hoangthuynam vào ngày Thứ 5 Tháng 5 14, 2015 10:05 pm với 1 lần sửa trong tổng số.
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Chủ nhật Tháng 10 26, 2014 11:21 am

Những câu chuyện Tiền kiếp (P.1)

Thứ Sáu, ngày 25 tháng 7 năm 2014

Khi đạt đóa vô ưu, tôi nhìn lại những kiếp lâu xa trong quá khứ, lòng tôi kinh hãi không ít. Tôi đã trầm luân trong bể khổ hằng hà sa số kiếp lăn lên, lộn xuống trong 3 cõi 6 đường. Địa ngục đầy dấu chân tôi để lại. Lang thang đói lạnh cũng không ít. Phước báo cõi Trời, A tu la, cõi Người chưa lần nhàm mỏi. Ở nẻo súc sinh thì muôn hình vạn dạng. Những kiếp hưởng phước báo nhiều hại con đường tu hành thêm khó khăn, gian truân thêm.
Nay tôi sẽ vì bạn mà kể đôi điều về tiền kiếp.

Cánh cửa vào Địa Ngục

Nhớ lại kiếp lâu xa. Khi Phật còn tại thế. Lúc ấy, tôi là con muỗi thường bay quanh Phật, nghe thuyết pháp. Ở bên cạnh Phật, tôi rất an ổn, ánh sáng phát ra từ thân Phật vàng rực rỡ nhưng lại rất ấm áp và êm dịu. Có khi tôi đậu bên vai trái, có khi ở vai phải, có lúc đậu trên tai trái, có lúc đậu trên tai phải.
Tôi là con muỗi, thi thoảng tôi vẫn hút máu Người. Cứ thế cho đến hôm, Phật thuyết về năm tội vô gián gồm giết cha, giết mẹ, giết A la hán, phá hòa hiệp Tăng, làm thân Phật chảy máu. Chúng sinh nào phạm một trong năm tội trên sẽ bị đọa vào Địa ngục vô gián chịu các sự hành hạ khổ bức, không lúc nào dừng nghỉ.
Do nhân duyên nghe thời pháp đó, những kiếp về sau tôi bị rơi vào Địa ngục đến hàng ngàn kiếp.
Sau khi đạt đóa vô ưu, tôi đã quán sát nguyên do làm thân muỗi.
Tôi nhận ra trong rất nhiều kiếp trước đó. Khi Phật còn hành hạnh Bồ tát, tôi đã từng là con của Người. Lúc tôi còn là một đứa trẻ, Bồ tát đã cho tôi cho một người bà la môn xấu xa, ác độc. Bỏ mặc tôi kêu gào, than khóc Người vẫn bình thản bước đi. Vì mối hận đó tôi đã nguyện “Nếu có kiếp sau sẽ theo Bồ tát mà báo thù”. Đến khi khôn lớn tôi hiểu rõ và nhận ra lỗi lầm nhưng đã không còn kịp để hóa giải lời thệ nguyện.
Lời nguyền đó chứa đầy sự hận thù căm tức ghi sâu trong tàng thức, không dễ hóa giải.

Vào Địa Ngục

Một nơi tối đen ẩm thấp, vừa nóng bức vừa lạnh lẽo. Tiếng kêu gào, tiếng gầm thét, tiếng kim khí chạm vào nhau nghe thật quá ghê rợn. Tôi hoảng loạn chạy trốn vào những nơi tối tăm nhất. Tiếng la hét càng thảm thiết hơn. Kinh hoàng, tôi bịt cả hai tai lại nhưng không ngăn được những âm thanh đinh tai, nhức óc kia.
Cứ thế ... cứ thế ... mỗi tiếng kêu gào cứ như là một mảng thịt trên người tôi bị xé toạc ra, tiếng xương dính vào thịt gãy nghe răng rắc. Tiếng ầm ầm như tiếng búa đập trên đe, tôi cảm nhận xương thịt vỡ vụn. Tôi bắt đầu gào thét điên loạn, kinh hoàng tột độ. Tôi không biết mình chết đi, sống lại bao nhiêu lần?
Rồi một thời gian rất lâu, rất lâu sau, tôi cảm thấy những đau đớn nhẹ dần. Tôi đã nhìn thấy ánh sáng. Có những vùng sáng đỏ rực và có những mảng sáng xanh lạnh lẽo, chập chờn. Thật ghê rợn. Tôi lại nghe những tiếng thét, tiếng gào vang ra từ những vùng ánh sáng và cả ở những vùng tối đen.
Quá quen với bóng tối, tôi lại tìm đường rúc vào những nơi tối tăm nhưng đã không được. Hoảng sợ, tôi lại gào khóc nhưng rồi lại nhận ra những đau đớn trong thân đã không còn.
Ngoài kia vẫn còn đó những âm thanh chát tai, thảm thiết. Tôi cố trấn tỉnh lại. Tôi đang ở trong vùng ánh sáng vàng rực rỡ, ấm áp, êm dịu quen thuộc. Tôi nhận ra đây là luồng ánh sáng phát ra từ thân Phật. Tôi dõi mắt tìm nhưng không thấy bóng Phật đâu. Nhớ lại những điều Phật thuyết, tôi nhận ra nơi đây là Địa ngục và biết được nguyên do vào Địa ngục, rùng mình kinh sợ. Tiếng kêu gào ngoài kia không lúc nào dừng ngớt. Tôi tiến lại những vùng tối đen. Dưới ánh sáng phát ra, tôi nhận ra lố nhố những bóng đen, đông vô số kể di chuyển, cựa quậy, lăn lóc kêu gào. Cảm thương tôi dang tay đón lấy, những bóng đen hoảng loạn kêu gào, rên siết tháo chạy.
Tôi nhận ra nguyên do tôi đã từng trốn chạy ánh sáng như thế. Tôi chầm chậm di chuyển và bất chợt túm lấy một bóng đen.
Bóng đen bị túm lấy hoảng loạn, vùng vẫy, kêu cứu, van xin. Tôi ra sức vỗ về trấn an. Một lúc sau, bóng đen hết hoảng loạn, tôi nhẹ nhàng buông ra. Một vùng ánh sáng màu vàng khác nhưng nhỏ hơn và không rực rỡ bằng.
Tiếp tục công việc, tôi tiến đến túm lấy từng bóng đen. Và những vùng ánh sáng vàng mới lại xuất hiện nhiều hơn. Những vùng ánh sáng vàng được tạo ra cũng góp phần làm việc cùng.
Trải qua thời gian dài, những vùng ánh sáng vàng đã nhiều hơn nhưng vùng ánh sáng đỏ, vùng ánh sáng xanh và vùng tối đen vẫn không hề thuyên giảm...
Tôi lấy làm lạ. Dừng lại, tôi nhìn những vùng ánh sáng vàng được tạo ra. Một số khi tiến vào vùng ánh sáng đỏ, xanh và vùng tối đen thì gào lên thảm thiết và mất hẳn. Một số khác thoát ra được thì kinh hoàng hoảng loạn.
Tôi do dự từng bước tiến vào vùng ánh sáng đỏ rực. Một cảm giác nóng bức, tôi thấy vùng ánh sáng vàng quanh tôi như muốn tan chảy ra. Tôi dừng lại, bên trong vùng ánh sáng đỏ tiếng kêu gào vang lên, âm thanh bi thảm, phẫn uất. Sau cùng, tôi đã đi vào vùng ánh sáng đỏ một cảnh tượng khó thể phai mờ trong tâm trí. Tầng tầng, lớp lớp thân người rơi vào trong những chảo lửa to lớn tan chảy, tiếng gào thét, tiếng rên rĩ nghèn nghẹn xen lẫn tiếng xì xèo, không gian khô khốc, khét lẹt. Nhưng lạ thay những xác người đó nguyên lành lại và vẫn còn vẫy vùng kêu gào. Lại bị rơi vào trong chảo rú lên gào thét. Dường như những thân người đó chỉ có thể kêu gào, rên siết, vùng vẫy nhưng không thể tháo chạy. Chỉ thấy bật lên nguyên vẹn rồi ngã xuống kêu gào, tan chảy. Tôi tiến đến dang tay đón lấy nhưng không thể nào chạm vào họ được.
Tôi rời khỏi vùng ánh sáng đỏ tiến về vùng sáng xanh. Ôi! Thật âm u, lạnh lẽo, tôi bước vào vùng ánh sáng vàng như co lại, nứt ra tôi lấy làm kinh hãi nhưng cũng trấn tỉnh lại. Nhìn thấy những thân người co quắp, tiếng da thịt vỡ lách cách. Tiếng xương rạn nứt, rời vỡ phát ra những âm thanh rắc rắc. Xen lẫn tiếng gào, tiếng kêu cứu rên rĩ. Ôi! Nhiều thân xác quá không thể tính đếm được. Cũng như ở trong vùng ánh sáng đỏ, những xác thân gào khóc cho đến khi vỡ vụn thì dừng lại. Một lúc sau cũng một thân xác đó lành lặn, nguyên vẹn, rên rĩ rồi lại vỡ ra từng mảng, phơi bày những ruột gan tim óc, tiếng gào thét cũng không ngừng dứt. Tôi thấy quá đau xót dang tay đón lấy nhưng vô ích,... Tôi thoát ra vùng ánh sáng xanh.
Có một vùng ánh sáng trắng tinh sạch mà bây giờ tôi mới nhìn thấy. Tôi tiến lại gần, những bóng đen lăn lóc thối lui. Có những vùng ánh sáng vàng tiến vào vùng ánh sáng trắng và mất hút, có một số bóng đen cũng đi vào vùng ánh sáng trắng cũng không có tiếng kêu la vọng lại.
Tôi định tĩnh quan sát lại mọi việc. Nhận thấy có những bóng đen lao vào vùng sáng đỏ, xanh họ cố vượt ra như không thể và tiếng kêu gào, tiếng kim khí chạm vào nhau vang lên. Ngược lại cũng có những bóng đen từ trong vùng ánh sáng văng vào vùng tối đen kêu gào rên siết. Thật quá thương tâm!
Tôi lại nhớ đến bi nguyện của Phật Thích Ca cứu khổ chúng sinh trong 3 cõi 6 đường. Tâm từ bi của đức Phật thật lớn lao, vĩ đại. Tôi cũng có tâm từ tâm bi nhưng không thể giúp chúng sinh trong cõi Địa ngục thoát khỏi khổ não, bức hại và hành hạ.
Lại nhớ lời nguyện của Địa tạng vương Bồ tát. Phật và Bồ tát có chí nguyện thật cao cả. Tôi vẫn đang ở Địa ngục nhưng lại không bị khổ não bức hại. Tôi cảm thấy rất an toàn, ấm áp.
Tôi quỳ xuống phát nguyện “Nguyện vì chúng sinh trong cõi Địa ngục, thường tu tập các Pháp Phật để mang ánh sáng về thắp sáng Địa ngục tối tăm. Giúp chúng sinh trong cõi Địa ngục không còn đau khổ, phiền não, bị bức hại”.
Từ bốn phương đồng vang lên âm thanh trầm ấm, hùng tráng “Lành thay! Lành thay! Làm bừng sáng Địa ngục là việc khó làm. Chúng sinh cõi Địa ngục phần nhiều nghiệp nhân xấu ác rơi vào Địa ngục, tâm thức mê mờ, sợ sệt, hoảng loạn. Vì nhớ tưởng đến những việc làm xấu ác đã làm, sợ đòi nợ, sợ đền mạng,... Chạm phải ánh sáng cuống cuồng chui rúc. Làm bừng sáng Địa ngục là việc khó làm. Lành thay! Lành thay!”.

Tôi cúi người xuống vọng bái, rồi đứng lên, đi vào vùng ánh sáng trắng.

(Doavouu.blogspot.com)
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Chủ nhật Tháng 10 26, 2014 11:26 am

Những câu chuyện Tiền kiếp (P.2)

Thứ Hai, ngày 28 tháng 7 năm 2014
Tàng thức mê mờ

Với nguyện lực như thế nhưng đáng tiếc những kiếp ngay sau đó tôi trả nghiệp cũ rơi vào kiếp ma đói sống lang thang vất vưởng, đói khát triền miên. May nhờ đi theo đám chúng bạn vào được một ngôi chùa đổ nát nương náu qua ngày. Vị sư ở chùa cho ăn, được nghe kinh Phật.
Sau một thời gian dài tôi siêu sinh vào một gia đình nghèo khó. Tôi được cho vào chùa làm một chú tiểu theo kề cận sư phụ. Có lẽ tánh xấu huân tập ở nghiệp ma đói khiến tôi ăn nhiều. May nhờ sư phụ nghiêm khắc nên tôi giữ giới khá chu toàn nhưng đạo lực thì yếu kém. Là kẻ chỉ đường không phải là người qua sông.
Ngay kiếp sau đó làm vua một nước lớn. Phước báo quá lớn, đạo lực lại yếu kém. Tôi làm một hôn quân vô đạo, ăn chơi sa đọa, trụy lạc. Tôi tại vị không bao lâu gây ra cảnh máu đổ đầu rơi, dân tình oán thán. Lại gặp nạn binh đao nên nỗi nước mất, nhà tan. Tôi từ bỏ ngai vàng trốn chạy vào rừng nhưng bị quan quân truy bắt. Sau đó, tôi chết thảm giữa pháp trường còn bị cắt đầu thị chúng.

Con cò gian trá

Có một kiếp lâu xa khác. Lúc ấy, tôi là một con cò trắng. Tôi vẫn thường bay đi bắt cá, mò tôm. Có hôm đang bay, tôi bắt gặp một đàn gà con lạc mẹ, kêu la rối rít. Đang đói, đáp xuống tôi tiến lại một chú gà con. Chớp mắt, tôi đã xơi một con, thấy cũng rất ngon miệng. Đàn gà con la hoảng, kêu cứu, trốn chạy. Chỉ cần bước vài bước, tôi với cái cổ dài ra là tóm ngay được một chú gà con xấu số khác, dễ bắt hơn bọn tôm cá ở dưới nước.
Thoáng chốc, tôi đã thịt bốn chú gà con. Vẫn còn thòm thèm, tôi tiến tới chú thứ năm thì mụ gà mái ở đâu xuất hiện đá cho tôi một cú đau điếng. Loạng choạng, cố nén đau tôi bay lên. Bụng rủa thầm “Đồ mụ gà mái độc ác!”.

Kiếp dòi bọ

Lại một kiếp khác, tôi thấy một đồng cỏ hoang vu không một bóng người. Không tin vào mắt mình. Tôi là một con bọ hung. Tôi đang vo tròn những viên phân bò trên đồng cỏ. Tôi làm việc rất chăm chỉ và cẩn thận như thể đó là một công việc cao quý, thiêng liêng.
Quái lạ sao có thể thế được?
Tôi đi tìm nguyên nhân thì bắt gặp tôi có mặt trong một đám đông nhung nhúc.
Ôi! Trời ơi! Một xác người vàng bủng, trương thối. Tôi là một trong vô số những con dòi bọ đang đánh chén thịt người. Tôi cảm nhận mùi xác chết nồng lên trên mũi. Thật tởm lợm!
Nhưng không phải, trong kiếp sống của một con dòi, những con dòi hăm hở ăn cái xác thối. Với chúng đó là một món ăn ngon lành, béo bổ. Những kiếp lâu xa liền kề đó, tôi vẫn là con dòi trong đống phân, trong xác chuột chết, trong những mảng thịt dư thừa của bọn sư tử, chó hoang,...
Lại rơi vào vùng tối đen, tôi thấy đói ghê gớm bụng sôi lên ùng ục, nước dãi chảy đầy quanh mặt. Tôi thấy người ta đang bày tiệc, những mâm đầy thức ăn. Tôi rón rén lần tới. Dường như người ta không chú ý đến tôi. Tôi đánh liều nhấc một cái đùi gà hấp còn nóng hôi hổi, rồi vùng chạy vào trong gốc khuất. Đưa lên mồm. Cốp! Đau buốt cả răng. Xòe tay ra, tôi không thấy đùi gà đâu. Tôi dáo dác đưa mắt tìm kiếm, không rơi rớt ở đâu cả. Nhìn lại, cái đùi gà vẫn nằm nguyên trên bàn.
Quái lạ! Lần này, tôi thận trọng hơn. Tôi lần đến con heo sữa quay. Tôi đói ghê gớm, cúi xuống. Cốp! Hai hàm răng lại đánh vào nhau. Sợ mọi người đuổi theo, tôi bỏ chạy nhưng cũng chẳng ai đuổi theo. Bụng tôi réo mỗi lúc một lớn. Tôi đói dữ dội.
Tôi chợt nhìn thấy một cái bánh ai đánh rơi ven đường, tôi nhặt lên ăn, cũng lại không được. Kinh hoảng, tôi nhận ra mình là con quỷ đói lang thang. Tôi đói lả người và chết ngất bên cạnh chiếc bánh. Trải qua thời gian không biết bao lâu, tôi dần tỉnh, có tiếng chuông chùa từ xa vọng lại.
Tôi tiếp tục đi tìm chân tướng sự việc. Tôi nghe tiếng kêu gào rên siết. Ở Địa ngục, tôi đang bị trói chặt vào một trụ sắt nung đỏ và một hình hài gớm ghiếc đang dùng một cái kềm to cũng được nung đỏ bành miệng tôi ra những viên sắt góc cạnh nóng hừng hực, đỏ lòm được nhét vào miệng. Tôi giãy dụa gào khóc xin tha. Tôi nghe tiếng thịt cháy xèo xèo, rát bỏng. Tôi nhìn thấy từng viên sắt đỏ trôi chảy trong cơ thể, tôi chết ngất. Lại sống, lại chịu hình phạt. Nhiều kiếp sau tôi vẫn ở Địa ngục chịu nhiều hình phạt thống khổ khác.

Lòng người bạc ác

Vượt qua những kiếp trong cõi Địa ngục về một kiếp trước đó. Tôi là con của một điền chủ giàu có. Tôi là Cậu Nhất, là quý công tử lắm bạc nhiều tiền và ngang tàng bậc nhất. Tôi tiêu tiền như nước. Không có kỹ viện, quán rượu, nhà trọ sang trọng nào mà không biết đến Cậu Nhất.
Sống đắm chìm trong hoang lạc, giàu có tôi không coi ai ra gì?
Không ít lần tôi cho người đánh gãy tay, gãy chân những người hầu bàn phục vụ mà tôi không vừa ý. Có thế lực quan quyền bao che, tôi mặc sức tung hoành không ít gia đình phải bỏ xứ đi khi động phạm phải tôi.
Hôm ấy là một buổi chiều cuối đông, tiết trời khá lạnh. Tôi mặc áo choàng bằng lông con báo gấm tuyệt đẹp. Tôi đứng giữa khoảng sân rộng, trên tóc tôi đầy những bông tuyết. Tôi đang dùng roi da hành hạ con người hầu, trên người không còn một mảnh vải che thân. Mỗi đòn roi tôi đánh xuống bông tuyết trên người tôi bay ra trắng xóa.
Mặc con người hầu quỳ lạy van xin, càng đánh tôi càng hung tợn hơn. Đánh chán chê vì con người hầu chẳng còn đủ sức kêu la nữa. Tôi cho người kéo xác cô hầu cột ở góc cây gần đó.
Tôi thấy “Tôi thật tàn nhẫn, ác độc”.
Lý do của việc hành hạ đó là cô người hầu đã không kịp châm thêm than củi vào lò sưởi ấm. Những con hầu khác sợ hãi đã chuẩn bị một lò sưởi khác. Tôi vào nhà, gia nhân đã chuẩn bị buổi tối đầy rượu thịt.
Trời trở lạnh thêm, tôi thấm mệt, nhấn nhá vài miếng thịt và uống hết hai vò rượu. Tên gia nhân bạo miệng xin tha con người hầu.
Ầm! Mâm thức ăn đã bay xuống nền nhà. Tên gia nhân lạy tôi như tế sao, tôi gằn giọng “Đứa nào dám thả con người hầu đó, tao sẽ móc mắt ra”.
Tôi bỏ vào nhà trong, mệt mỏi đánh một giấc tới sáng. Sáng ra, tôi mới biết con người hầu đã chết. Hóa ra bị tôi dọa, đám gia nhân không dám nói cho cha tôi. Đến khi biết chuyện, ông già cũng chẳng dám nói tôi câu gì. Bực dọc, tôi sai gia nhân chuẩn bị tiệc rượu và đi mời đám bạn nhà giàu đến, kêu cả bọn ca kỹ đến hát hầu.
Cả bọn ăn chơi đến khuya mỏi mệt thì lăn ra ngủ. Giữa đêm, tôi thấy ớn lạnh. Mở mắt nhìn thấy trời lờ mờ, tiếng chó ăng ẳng vang lại từ xa, gió thổi nghe xào xạc. Xa xa lờ mờ ẩn hiện những bóng người, tôi thấy rờn rợn nhớ lại xác chết trắng bệch,...
Từ đó, về đêm tôi không còn được giấc ngủ ngon. Tính tình càng thêm cáu gắt, tôi tiêu sài hoang phí hơn. Rượu thịt thừa mứa tôi cấm tiệt bọn người ở ăn. Tôi thường nói “Đồ ăn dư thừa thời đổ cho chó ăn, dư thời đổ bỏ cấm tiệt cho lũ vô tích sự ăn”.
Ông già mất sớm, mụ dì ghẻ thông đồng với quan lại địa phương bức hại đẩy tôi ra đường. Uất ức đói rách, tôi đến nhà đám bạn chén tạc, chén thù ngày trước bị chúng cho gia nhân xua đuổi.
Đói quá, tôi xin ăn cũng chẳng ai cho. Mọi người ghét bỏ xua đuổi, tôi ăn lại cơm thừa của chó. Đêm đói lạnh ngủ ở ngoài hiên nhà người cũng bị đánh đập, xua chó cắn đuổi. Tôi tháo chạy không may té xuống hố sâu gãy cả hai chân. Ngày lăn lê xin ăn, đêm lần ra khu mồ mả ngủ.

Rồi một hôm, tôi phát điên dại không bao lâu thì chết.

(doavouu.blogspot.com)
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Chủ nhật Tháng 10 26, 2014 11:34 am

Những câu chuyện Tiền kiếp (P.3)

Thứ Sáu, ngày 01 tháng 8 năm 2014
Mối họa cõi Trời

Quán sát những kiếp lâu xa khác, ở cõi Người tôi trải qua không ít kiếp làm đàn ông, đàn bà, con trai, con gái làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau làm vua chúa, làm nhà nho, nhà sư, thấy lang, kẻ đầu trộm đuôi cướp,... Có thể nói không có việc xấu ác nào không làm, không việc thiện đức nào không tích góp nhưng bị trả nghiệp quả cũng rất nặng nề. Có lẽ, vì lời nguyện xưa nên tôi trải qua rất nhiều kiếp tu hành tinh chuyên. Và cũng có những kiếp chịu nhiều khổ não để dứt trừ nghiệp quả tiền kiếp.
Những kiếp được sinh lên cõi Trời thật là mối họa trên bước đường tìm đạo của tôi. Ở nơi đó, thật là xứ sở thần tiên, trên người mặc toàn gấm lụa, châu ngọc, của báu muôn màu. Chúng thần tiên người nào cũng rực rỡ. Thức ăn cũng muôn màu, muôn vị. Tiếng đàn ca vang lừng thánh thót tươi vui. Nhưng cũng có những vị thần tiên hình hài kém sắc, thần lực mất dần rồi tan mất. Mạng căn hết, phước báo không còn những vị thần tiên lại trôi lăn trong sinh tử.
Nguyên do của việc chúng sinh trồi lên, tụt xuống trong 3 cõi.
Nguyên nhân là do khi chết thần thức rút ra khỏi xác thân đau khổ rất nhiều dẫn đến mê mờ thần trí, những chuyện tốt xấu trong nhiều kiếp đan xen, lầm lộn.
Nếu hiện kiếp, chúng sinh đó sống theo thiện nghiệp thì việc thần thức rút ra khỏi xác thân có phần nhẹ nhàng nên thần trí còn tỉnh táo biết chọn đường tốt mà thọ sinh.
Hiện kiếp, chúng sinh nào sống buông lung tánh ý, làm việc xấu ác, ti tiện. Khi chết, thần thức thoát ra khỏi xác thân thật đau khổ vô cùng nên nỗi mê loạn, cuồng chạy đa phần rơi vào 3 đường dữ.
Phần còn lại không thiện, không ác, khi chết thọ sinh nếu may mắn gặp niệm tốt thì sinh lên cõi Trời, cõi A tu la hoặc trong loài Người tùy phước báo đời trước mà thọ lãnh những nghiệp nhân giàu có hay nghèo khó rồi tiếp tục tạo tác, luân chuyển. Khi xui rủi gặp niệm xấu ác rơi vào 3 đường dữ chịu đời thống khổ.
Làm nhà sư chết phải nuốt than hồng
Nhớ lại có kiếp làm nhà sư. Gặp năm binh đao loạn lạc. Lúc đó, tôi là một đứa bé mồ côi. May nhờ được một nhà sư mang về cho làm chú tiểu ôn tụng kinh kệ. Nhờ vậy mà tôi không bị đói khát. Năm tháng trôi qua, cuộc sống an bình trở lại. Sư phụ lớn tuổi qua đời. Tôi bấy giờ cũng là một nhà sư được trọng vọng.
Nhìn thấy chùa xiêu vẹo, mái chùa hư đổ. Người dân trong làng mang gỗ ngói đến sửa sang lại khá khang trang.
Vui mừng có chùa mới, lại hết lo sợ chiến tranh, tôi lấy kinh ra trì tụng. Đang đọc tụng, tôi lại phân tâm khởi nghĩ “Nhờ mấy quyển kinh sách này mà một đời không sợ đói no, lại còn được người đời trọng vọng”.
Vì niệm này dấy lên mà ngay kiếp liền kề, tôi phải vào Địa ngục nuốt than hồng.

Một đời lầm lạc

Có một kiếp nọ, tôi là con một gia đình khá giả. Được cha mẹ cho ăn học đến nơi đến chốn, tôi khá thông minh, được bạn bè nể trọng. Đi đâu chơi, bọn chúng cũng chèo kéo tôi đi cùng.
Trong làng, có cái chùa cổ, có cây đa rất to bọn chúng tôi thường tụ tập leo trèo ở đó. Có ông sư rất hiền lành tốt bụng vẫn cho bọn chúng tôi bánh trái và răn dạy. Không hiểu sao tôi rất thích nghe ông tụng kinh và học hỏi giáo lý. Tôi muốn vào chùa, ba mẹ đã không cho còn dời nhà đi nơi khác.
Khi lớn, tôi bị buộc lấy vợ và có được một bầy con. Ba mẹ lần lượt qua đời. Thấy cuộc sống giả tạm, ngắn ngủi nhớ đến nhà sư tôi đi tìm mua kinh sách về xem, lĩnh hội được không ít.
Sau đó, tôi tìm đến những ngôi chùa lân cận để học hỏi, tranh biện giáo lý. Những nhà sư không làm thỏa mãn kiến giải của tôi. Tôi nhận định “Những nhà sư chẳng biết gì về đạo pháp”.
Một thời gian dài, tôi tìm hiểu thêm giáo lý. Khi thấy đã thông suốt, tôi quyết định vào đời độ người.
Nhìn thấy vợ con sống xa hoa, hoang phí, không chịu tu học. Tôi đuổi cả ra đường, cho họ biết thế nào là đau khổ để họ sớm quay về nương tựa Phật.
Tôi lại thấy những cô gái làng chơi sống lầm lũi trong đêm. Những tưởng họ sống trong đau khổ, dễ độ nên tìm đến cứu vớt cuộc đời họ.
Ngộ nhận được Phật lực gia hộ, tôi đã thọ dụng và cố khuyên giải họ. Kết quả vì tôi không thực sự có thần thông, đi lầm đường rẽ nên nỗi tinh lực suy, khí lực cạn, hỏa khí vượng đốt cháy tim gan, đau không kể siết.
Thật là u mê, lầm lạc! Tôi không độ được người còn hại mình phải mất mạng.

Tôi lại ngộ nhận đạt đạo, u mê thị hiện nỗi khổ già bệnh chết, hiển bày Địa ngục. Chết không người thân. Uổng phí tu học, một đời lầm lạc.

(doavouu.blogspot.com)
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Chủ nhật Tháng 10 26, 2014 11:36 am

Những câu chuyện Tiền kiếp (P.4)

Thứ Ba, ngày 05 tháng 8 năm 2014
Làm người có ích

Kiếp này, tôi thọ sinh mang thân gái. Ba mẹ tôi bỏ rơi tôi ở một gốc sứ trước cổng một cái am lá nhỏ khi trời còn tờ mờ sáng. Lúc đói bụng, tôi khóc lên, ni cô trong am đã bế tôi vào. Tôi sống nhờ nước cơm và cháo loãng.
Đến năm tôi lên chín, một lần đi ra ngoài sư cô đã bị người xấu bức hại và giết chết. Tôi đã khóc vật vã ngất đi nhiều lần. Mọi người giúp tôi chôn cất ni cô trong một cái hố sâu cách am lá không xa. Thầy tôi được quấn trong đôi ba chiếc chiếu cũ rách được đặt xuống và lấp đất lại. Tôi gào khóc chạy đến bới tung đất lên. Mọi người kéo tôi ra, tôi vùng vẫy gào khóc rồi lại ngất.
Đến chiều tôi tỉnh lại, vẫn còn nghe tiếng khóc xung quanh. Ba đứa bé khác nhỏ hơn, mắt đứa nào cũng đỏ hoe, sưng húp. Chúng cũng là những đứa trẻ giống như tôi bị ba mẹ bỏ rơi. Thầy tôi đã nhặt về nuôi dạy. Tôi gắng gượng không khóc nữa. Đã có một mâm cơm nhỏ được bày sẵn. Chắc là của một người tốt bụng nào đó đã chuẩn bị cho tôi cùng mấy đứa em. Tôi an ủi bọn trẻ và cùng ăn với chúng.
Dọn dẹp xong, tôi bảo bọn chúng đi ngủ, tôi cũng đi nằm. Giấu mặt trong chiếc mền cũ vá chằng chịt tôi rưng rưng khóc.
Không ngủ được, tôi lần ra nấm mộ thầy quỳ xuống khóc. Một lúc sau, cả ba đứa em đều ra ngồi cạnh. Đứa nào cũng khóc. Giữa một đêm dài lạnh lẽo, tĩnh mịch bốn đứa trẻ ngồi khóc bên nấm mộ mới đắp. Quang cảnh thật thê lương.
Bọn chúng tôi ở lại trong am lá đào khoai, hái rau sống qua ngày. Có những người tốt bụng thi thoảng vẫn ghé sang cho thêm gạo, thêm rau. Tôi là đứa lớn hơn nên được họ chỉ bày cách cuốc đất trồng khoai trồng bắp. Lớn lên một chút, tôi biết trồng lúa. Các em tôi giờ cũng lớn, cũng đỡ đần tôi nhiều việc. Am lá hư đổ, chúng tôi đã kiếm cây kiếm lá dựng một cái am lá lớn hơn.
Chúng tôi vẫn nhớ những việc thầy đã làm, chúng tôi mang những đứa trẻ bị bỏ rơi về nuôi chúng khôn lớn. Lớn lên, một số ở lại dựng thêm nhiều am lá cho bọn trẻ mồ côi. Một số khác rời đi lập gia đình. Lâu lâu, cả gia đình họ ghé lại thăm, chúng tôi rất thương yêu nhau.
Tôi đã già yếu và lâm bệnh nặng. Những đứa trẻ ngày xưa giờ đã là những ông già, bà lão. Tôi nằm trên một chiếc giường tre. Họ đứng quanh, không ai nói một lời.
Tôi đưa mắt nhìn họ rồi chìm sâu vào trong giấc ngủ.
Con hãy yêu thương chính kẻ thù của mình
Lại một kiếp khác. Gặp thời loạn lạc, tôi là một gã ăn xin. Thời loạn lạc dễ đâu có được bữa no, tôi thường lén chui rào vào nhà những người giàu có. Tôi đi kiếm những bữa thức ăn thừa mứa của chó mèo. Tôi vẫn hay bị bọn người ở bắt gặp, đánh đập và đuổi đi. Làng tôi có một ông rất giàu có và keo bẩn. Tôi vẫn thường hay vào nhà ông trộm thức ăn.
Hôm ấy, các con ông và người ở đã ra đồng thu hoạch lúa thóc. Tôi đói bụng nên lần vào nơi để thức ăn của chó. Đang với lấy khúc xương thì bị ông phát hiện.
Chẳng nói một câu, cây gậy trên tay ông phang vào người tôi tới tấp. Tôi bị dồn vào góc tường. Tôi khóc lóc van xin, ông vẫn không tha.
Ở góc tường có chậu mai trắng, có một cái kéo sắc nhọn nằm kề bên. Ông già càng đánh càng tàn nhẫn. Cứ nhằm vào những vết thương đẫm máu mà đánh xuống. Đau quá, tôi chụp cái kéo và lao tới. Ông ta bật ngửa ra sau kêu cứu. Tôi chồm tới rút kéo ra và đâm liên tiếp cho đến khi ông ta hết cựa quậy thì sực tỉnh. Hoảng sợ, tôi bỏ chạy. Tôi sợ các con ông về báo quan. Họ sẽ đuổi theo truy bắt. Tôi chạy miết vào rừng sâu.
Ngày đi, đêm nghỉ, cứ chạy mãi cho đến khi không còn biết gì nữa. Khi tỉnh lại thấy toàn thân đau nhức. Lờ mờ nhớ ra mọi việc, chập chờn thấy bóng người, tôi hoảng sợ vùng lên tháo chạy ra ngoài.
Ùm! Tôi đã rơi xuống hồ nước sâu. Không biết bơi, tôi hoảng hốt kêu cứu.
Một ông lão bước ra chuyền cành cây kéo tôi lên, không hỏi han gì, ông bỏ đi vào hang động. Thì ra tôi từ nơi đó chạy ra. Mặc dù khoảng cách giữa hang động và vực nước là không gần nhưng vì quá hoảng sợ nên tôi lao thẳng xuống nước.
Tôi lần dò vào trong hang động. Ông lão đã chuẩn bị cho tôi một số trái cây rừng. Tôi được ông cho ở lại.
Những ngày tiếp theo, trong giấc ngủ chập chờn tôi lo sợ người ta đến bắt tôi, tôi thấy bàn tay đầy máu. Đôi mắt ông nhà giàu trân trối nhìn tôi, ánh mắt vừa phẫn nộ vừa van xin, tôi hét lên và vùng chạy.
Lại ùm một tiếng. Ông lão cứ như biết trước lại ra cứu tôi lên.
Sau nhiều lần như thế, tôi mới kể ông lão mọi việc. Ông lão nói:
- Chỉ vì một miếng ăn mà con lại giết người?
Tôi gượng gạo trả lời:
- Con rất đói, con cũng không muốn giết người. Tại ông ấy bức ép con quá.
Ông lão nói:
- Đói thì vào rừng kiếm trái cây rừng mà ăn, ta ở đây đã 40 năm rồi có bị đói chết đâu. Con người ngoài kia bạc ác lắm. Đã giết cả nhà ta, ta đã từng nghĩ sẽ trả thù nhưng trả thù ai đây? Ai cũng thế cả. Ngay cả ta cũng suýt bị họ giết, may nhờ một nhà sư cứu mạng. Nhà sư đã nói oan oan tương báo biết bao giờ mới dứt. Dạy ta biết nghiệp quả luân hồi. Nhà sư còn khuyên ta “Con hãy yêu thương chính kẻ thù của con”.
Quả thật ta không sao hiểu được, làm sao ta không thù hận những người giết vợ con ta cho được. Nhưng ta cũng không thể trả thù phải trốn vào rừng sâu sống. Làm bạn với núi rừng, giờ thì mối thù hận trong lòng ta cũng nguôi ngoai nhưng ta cũng không sao hiểu được làm sao có thể yêu thương kẻ thù của mình? Ông lão lẩm bẩm “Làm sao có thể yêu kẻ thù của mình?”.
Một lúc sau, ông lão lại nói:
- Thôi, ngươi xuống đây, ta dạy ngươi bơi, ta không thể cứu ngươi mãi được.
Rồi ông lão cũng mất bỏ tôi lại một mình giữa núi rừng. Tôi đã có thể kiếm trái cây rừng để sống.
... Những đêm tối, tiếng chân người đuổi bắt, bàn tay đầy máu và ánh mắt cứ đeo đuổi. Giật mình tỉnh giấc, tôi trằn trọc và nghĩ về lời nhà sư truyền lại “Con hãy yêu thương chính kẻ thù của mình”.
Ông lão ơi! Khi có được đóa vô ưu, con đã hiểu được lời nhà sư truyền dạy lại ở trong tiền kiếp “Con hãy yêu thương chính kẻ thù của con”.
Quả thật kẻ thù của con rất đáng thương. Họ sống đau khổ, hận thù. Con yêu thương họ như chính bản thân con nên sống an lạc, hồn nhiên.

Nay, con sẽ vì họ mà chết để xóa đi hận thù trong lòng họ. Dẫu biết rằng tạo tội cho họ. Nhưng sống khổ đau trong hối hận vẫn dễ chịu hơn sống trong hận thù. Hết kiếp về Địa ngục, con sẽ mang ánh sáng an lành đến với họ. Những mong họ đừng có hoảng loạn, bỏ chạy nhưng con tin rằng họ sẽ cùng con thắp sáng cõi tối tăm.

(doavouu.blogspot.com)
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 4 Tháng 11 05, 2014 1:46 am

THẬT KHỦNG KHIẾP LÀ NHỮNG CUỘC HÔN NHÂN KHÔNG CÓ TÌNH YÊU

* Anh Khoa ơi, mặc dù chưa có dịp tiếp kiến anh, nhưng đọc những bài thơ của anh ngày xưa, rồi những bài thơ và những trang văn của anh bây giờ, đặc biệt hai chuyên mục ở Tuổi trẻ & Đời sống - Người giữ lửa, không hiểu sao, em thấy rất tin anh, muốn tìm anh để dốc bầu tâm sự. Em là một công nhân, làm ở xí nghiệp may. Xí nghiệp em còn rất khó khăn. Những đợt có hàng hợp đồng, chúng em phải làm dãn ra tới 15 giờ một ngày, nhưng mức lương cũng vẫn chỉ 1000.000 đến 1200.000 đồng một tháng. Mặc dù thế, em vẫn rất sung sướng vì em có một tình yêu rất đẹp. Chúng em yêu nhau rất gian khổ, nhưng chúng em cũng đã vượt qua hết. Bây giờ sắp đến ngày trọn vẹn thì bỗng nhiên anh ấy thay đổi. Anh ấy đã phản bội em, đã nghiêng ngả trước một người con gái khác. Điều ấy làm cho em đau khổ và thất vọng đến mức không còn muốn sống nữa. Anh Khoa ơi, lúc này đây em đang ở trong một tình cảnh hết sức nặng nề. Đời em thế là hết rồi. Có sống nữa thì cũng chỉ là một cái xác chết chưa chôn thôi. Ngoài xã hội, anh ấy rất tốt. Vậy mà sao anh ấy lại nỡ cư xử với em tàn tệ như thế. Em không thể nào hiểu nổi. Biết làm gì bây giờ. Không sự nghiệp. Không tình yêu. Trước mặt em chỉ là một hố thẳm vô nghĩa. Anh hãy cho em một lời khuyên. Vì em biết anh là một người từng trải, lại đã từng là một người lính, đã từng trải qua bao nhiêu nỗi cay đắng ở đời...
VŨ THỊ NGUỴỆT
Tổ 5, phân xưởng II Công ty may liên doanh Cửa Ông

TRẦN ĐĂNG KHOA
Cám ơn em đã tin anh, đã cho anh biết cả những chuyện rất riêng. Chuyện của em chẳng phải cá biệt đâu. Bao nhiêu cô gái khi yêu cũng đã gặp những cảnh ngộ tương tự như thế. Nhiều lắm đấy. Có người còn nhảy xuống Sông Hồng, rồi nhảy cầu Bãi Cháy. Dại dột vô cùng!
Nhưng cuộc đời chẳng đến nỗi buồn như em nghĩ đâu. Hãy bình tĩnh, thật bình tĩnh, cô bé nhé. Việc trước tiên mà em cần làm trong những lúc căng thẳng như thế là …đi tắm. Và nhớ tắm nước ấm. Sau đó, em hãy uống một cốc sữa nóng. Đọc vài trang tiếu lâm. Rồi tắt đèn đi ngủ. Nếu vẫn không sao ngủ được thì uống một viên an thần để có được một giấc ngủ thật sâu, thật thoải mái. Thế rồi sáng sau, khi đầu óc thật tỉnh táo, ngồi nhớ lại những chuyện đã qua, em sẽ thấy buồn cười. Rất buồn cười. Thật đấy, anh tin là em sẽ thấy rất buồn cười, và rồi sẽ sung sướng vì mình đã thoát nạn.
Anh thực sự chúc mừng em vì em đã thoát nạn đấy. Gắn bó cả đời mình với một người đàn ông như thế thì không có gì khốn khổ cho bằng. Anh không nghĩ anh ta xấu. Không! Có thể anh ta là người tốt. Thậm chí rất tốt ở ngoài đời như em nói. Nhưng anh ta có yêu em đâu? Tuyệt nhiên không yêu một chút nào. Nếu thực sự yêu thì người ta chỉ biết đến người yêu thôi. Bao nhiêu vẻ đẹp khác cũng chỉ là cát bụi. Đi đâu về đâu cũng nhớ người yêu. Gặp cô gái nào cũng chỉ làm cho anh ta nhớ đến người yêu của mình. Ngày nào làm việc cũng chỉ mong sao cho chóng hết giờ. Tuần nào cũng muốn sớm đến ngày thứ Bẩy, Chủ nhật để gặp nhau, đi chơi với nhau, hoặc chẳng làm gì cả, chỉ ngồi không ngắm nhau cũng đã thích lắm. Rồi thì nhớ. Chưa xa đã nhớ. Mà xa thì chẳng còn làm được việc gì cho ra hồn. Gặp nhau mãi cũng không thoả. Tình yêu là một cốc nước càng uống càng khát. Yêu thật sự là như thế đấy. Đằng này, anh chàng ấy cùng cơ quan em, ở ngay bên cạnh em còn đeo đuổi những cô gái khác. Thế thì yêu đương gì? Anh ta chỉ là một người dưng, một vị khách qua đường. Thế mà mình lại cứ đau khổ, cứ dày vò, thậm chí buồn chán đến không cả thiết sống vì một cái lão vu vơ như thế thì buồn cười quá. Thế mà lại còn tiến đến hôn nhân nữa thì thật kinh khủng. Chẳng biết em nghĩ thế nào, chứ anh thì anh rất sợ, thậm chí là kinh tởm những cuộc hôn nhân không có tình yêu. Chẳng bao giờ có hạnh phúc ở cái chốn đó đâu. Lấy một người không yêu mình thì rồi mình sẽ chỉ là một kẻ nô lệ thảm hại. Anh mừng là em đã thoát được thảm cảnh đó.
Tất nhiên hiện tại, em đang rất buồn. Vì em đã nhầm yêu anh ta. Lòng tốt đặt không đúng chỗ. Nên đi đâu đó cho khuây khoả. Tốt nhất về với bố mẹ, hay đến thăm những người bạn thân nhất. Nếu có dịp về Hà Nội thì đến anh chơi. Em sẽ là một vị khách rất đặc biệt của vợ chồng anh đấy.
Con người ta sinh ra, chẳng ai hoàn thiện cả đâu Nguyệt ạ. Bố mẹ có thương ta đến thế nào thì các cụ cũng chỉ cho ta một nửa người thôi. Nửa còn lại, ta phải tự tìm kiếm lấy. Cuộc tìm kiếm ấy, người đời gọi là tình yêu. Có người may mắn gặp được một nửa đúng là của mình thì lên thiên đường ngay. Khi đã có con đàn, cháu đống, họ còn làm đám cưới vàng, đám cưới bạc. Có người đi một chặng đường rồi, mới hay mình đã lắp ghép nhầm với một nửa rất xa lạ của một ông láng giềng hay một bà hàng xóm nào đó. Thế là lại hục hặc, lại ngã dúi ngã dụi xuống địa ngục trần gian. Ai không chịu đựng nổi thì đành ra toà án, nhờ mấy ông quan toà tinh mắt nhanh tay tháo gỡ ra hộ. Có người chỉ vì chút cơm áo, chút con cái ràng buộc mà đành phải làm kẻ khuyết tật đến trọn kiếp. Họ mới đúng là những con người đáng thương nhất ở cõi đời này.
Bây giờ, em vẫn còn rất buồn, phải không? Biết đâu, ở một nơi nào đó, cũng có một con người, một chàng trai tuyệt vời đang rất đau khổ chỉ vì không gặp được em. Và biết đâu chàng trai ấy đang lặn lội tìm em trong một Câu lạc bộ làm quen nào đó. Em thử mạnh dạn tới đó xem. Hãy làm như cô bé Axôn trong chuyện Cánh buồm đỏ thắm. Cô bé xinh đẹp ấy đã kêu lên khi thấy cánh buồm của chàng Hoàng tử từ mãi khơi xa: “Em đây, em ở đây cơ mà!”. Em cũng cứ thử phát lên một tín hiệu gì tương tự như thế, để giúp cho chàng Hoàng tử của em có thể nhận được ra em giữa muôn ngàn gương mặt mà chàng đang lặn lội tìm kiếm. Anh cầu mong các em sẽ sớm gặp được nhau.

Blog LÃO KHOA
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Trang kế tiếp

Quay về Linh Tinh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron