MINH TRIẾT Y – VÕ PHƯƠNG ĐÔNG

MINH TRIẾT Y – VÕ PHƯƠNG ĐÔNG

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 4 Tháng 4 11, 2012 11:10 pm

Tác giả & tác phẩm:

MINH TRIẾT Y – VÕ PHƯƠNG ĐÔNG TRONG HỌC THUẬT CHÂM CỨU
VIỆT NAM TẠI PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI

Buổi sáng ngày “hội Sách tp. HCM lần VII” (tại công viên Lê Văn Tám –quận 1, ngày 23/3/2012) tôi hân hạnh được cụ GS.TS Phạm Đức Dương (ViệnTrưởng Viện nghiên cứu Văn hoá phương Đông – Hà Nội) tặng cho một cuốn sách “hiếm & lạ” (ấn phẩm do NXB. Y Học ấn hành quí 2/2011, dày 1485 trang khổ giấy A4, gáy bìa bằng da màu nâu trang trọng với lôgô Hội Đông y Hà Nội, nặng khoảng 5 Kg!) tên của sách là:

Tăng huyết áp

Các chứng liên đới – chuyên khoa châm cứu (tập I).

tác giả: giáo sư y học phương đông – Viện sỹ danh dự Ngô Xuân Bính (1)

I. Tác phẩm châm cứu chia sẻ đam mê y võ minh triết phương đông tạI nước Nga:

Cụ giáo sư Phạm Đức Dương thay mặt tác giả (GS.VS.Ngô Xuân Bính hiện đang làm việc tại Cộng hoà liên bang Nga) cho tôi biết qua thân thế của thầy châm cứu Ngô Xuân Bính như sau:

- Ông Bính người tỉnh Nghệ An, thời trai trẻ tuy theo học ở trường đại học Mỹ thuật Yết Kiêu, nhưng lại đam mê rèn luyện võ thuật & y thuật truyền thống quê hương … Năm 23 tuổi, ông xây dựng võ phái theo chí hướng “học võ là để hành văn” với danh hiệu: Võ Nhất Nam, thu hút nhiều thế hệ thanh niên nam – nữ theo học … Tên tuổi “chưởng môn” Ngô Xuân Bính được nhiều võ sư Âu Châu ngưỡng mộ, và mời ông sang Cộng hoà LB.Nga (thập kỷ 80 thế kỷ 20) truyền dạy môn Võ Nhất Nam (là truyền thống võ thuật của quê hương xứ Nghệ: “lấy yếu đánh mạnh – lấy ít đánh nhiều”). Bây giờ … sau hơn 30 năm vừa được “tiếp cận & học hỏi” khoa học kỹ thuật hiện đại của nước Nga văn minh, vừa “hành hiệp toả sáng” y – võ Việt Nam tại xứ người, ông Bính đã biên soạn được công trình văn hoá đồ sộ là trước tác “Nhất Nam căn bản” (gồm 10 tập tích hợp & giao thoa hài hoà tinh hoa khoa học phương tây hiện đại với minh triết phương đông truyền thống), trên cơ sở thu thập được từ những khảo sát thực tế mà bản thân đã trải nghiệm … Một trong 10 tập biên khảo ấy là cuốn: Tăng huyết áp – các chứng liên đới – chuyên khoa châm cứu (tập I). Khi viết phần dẫn nhập cho cuốn sách này, cụ GS. Phạm Đức Dương đã đề cập ngắn gọn 4 quan điểm chính của GS.VS. Ngô Xuân Bính:

* châm cứu theo nguyên lý “nhị phân Âm Dương” (là ứng dụng triết luận Dịch lý phương đông Châu Á) …

* châm cứu là nghệ thuật điều khiển cây kim như thủ pháp truyền năng lượng sống cho người bệnh …

* châm cứu theo phác đồ bệnh học mới cho từng “cá tính bệnh tật” …

* châm cứu tương thích – tương hợp với các phương tiện cận lâm sàng và lâm sàng hiện đại …

và đây cũng là nội hàm “hiếm & lạ” của tác phẩm được chủ ý giới thiệu trong bài viết này …

II. Nội hàm HIẾM CÓ:

2.1- Châm cứu theo nguyên lý “Nhị phân Âm Dương”: Dịch lý là triết luận “lưỡng tương trách nhiệm” CHO & NHẬN các dạng năng lượng tạo nguồn sống sự vật trong tự nhiên giới, mà người cổ phương đông Châu Á nghiệm sinh được, tri thức hàm cổ gọi là “nhị phân Âm Dương” từ một chỉnh thể thống nhất (thuật ngữ: Thái cực nhất thể) trong đó mọi thành phần đều ảnh hưởng lẫn nhau
– sử dụng lẫn nhau (thuật ngữ: tương sinh – tương khắc). Cụ thể dễ hiểu hơn:
CHO để phát triển sự vật (thuật ngữ: dương tán) & NHẬN để củng cố giữ gìn sự vật (thuật ngữ: Âm tụ). Y học phương đông là một bộ môn ứng dụng nguyên lý Âm Dương nêu trên, để giúp con người chủ động điều chỉnh tình hình sức khoẻ sao cho phù hợp với “đại qui luật tự nhiên” (cũng gọi: đạo trời, hạo nhiên chí đại chí cương …), và y thuật châm - cứu là giải pháp tiến hành trong thực tế để phục hồi sức khoẻ ! Thầy châm cứu Ngô Xuân Bính tâm đắc:

- thực chất “khí hoá từ lưỡng nghi Âm Dương” là hệ thống kinh & mạch trên cơ thể người luôn chuyển dịch theo tín hiệu sức khoẻ thay đổi; khái niệm mới về “nhân trắc học giải phẫu huyệt vị” được đề xuất mỗi khi sử dụng cây kim cho từng huyệt châm cứu (cụ thể: phải biết vị trí thay đổi của kinh - mạch– huyệt khi bị bệnh, để kim châm đúng hướng chuyển dịch khí hoá được thuận hay nghịch, mỗi thời điểm châm cũng được quan tâm cho từng huyệt theo trình tự trước – sau và thời lượng lưu kim cũng thế ). Do vậy mà thủ pháp hào châm(châm kim bằng tay) là ưu việt hơn cả …

2.2- Châm cứu là nghệ thuật truyền năng lượng sống cho người:

Cấu trúc “sinh lý – giải phẫu” người cho biết : các tổ chức nội môi (thuật ngữ: lục phủ - ngũ tạng) trong cơ thể hoạt động như các “nhà máy sinh hoá” tinh xảo, luôn hài hoà chức năng của mình trên tinh thần “vừa giúp nhau phát triển, vừa giúp nhau bảo tồn” (tức là điều tiết vận động “vô thường” hai nhiệm vụ CHO & NHẬN nguồn năng lượng sống luôn tiềm ẩn trong tự nhiên giới), gọi là sức khoẻ. Thầy châm cứu Ngô Xuân Bính tâm đắc:

- thủ pháp hào châm mới giúp người thầy thuốc trực cảm cấp độ khí hoá của từng kinh – mạch bị bệnh, để từ đây quyết định các thao tác vê – rung – lắc– nhích kim thích hợp cho từng vị trí huyệt, cũng như cho từng kinh mạch cơ bản cần được công – dưỡng – thuận – nghịch hợp lý – hợp hình thái năng lượng (nguồn nhiệt, nguồn điện nội sinh …)

Nhìn lại trong thực tế sinh hoạt châm cứu hiện nay: nhiều người vẫn mê chuộng các phương pháp châm cứu được “kỹ thuật hoá”: điện châm, laser châm, nhu châm, thuỷ châm … nên phương pháp hào châm ít được ai quan tâm và đề cao như thầy thuốc Ngô Xuân Bính (NXB)

III. Nội hàm Mới Lạ:

3.1- Châm cứu theo phác đồ “bệnh học mới”: cơ thể người là một bộ máy tự động tinh xảo nhất (tự thích nghi – tự điều chỉnh – tự tái tạo – tự tổ chức), y học cổ truyền ca tụng là “Linh Khu” (bộ máy kỳ lạ & huyền diệu nhất), nhưng đồng thời cũng “cá biệt” nhất (không ai giống ai ở cấp độ vi mô), thầy thuốc NXB gọi là “cá tính bệnh tật”. Cụ thể trong cuốn sách này, ông nêu ra tất cả 57 nhóm bệnh chứng huyết áp cao, thậm chí ngay trong một diễn biến bệnh chứng cũng được “nhận dạng” thật cụ thể nhiều “cá tính bệnh tật” tiềm ẩn vi mô hơn (như nhóm huyết áp cao thứ 44 có tới 14 diễn biến chi tiết “cá tính bệnh” khác nhau); điều này chưa từng có tài liệu y văn nào (trong và ngoài nước) quan tâm khảo sát! Thầy thuốc NXB tinh tế nhận định rất đúng thực cảnh lâm sàng :

- số đo tăng huyết áp động mạch chỉ là dấu hiệu chung nhất của nhiều cơ chế bệnh sinh phức tạp khác trong mỗi “cá biệt linh khu”; do đó trước khi tiến hành châm cứu, người thầy thuốc phải xây dựng trước một qui trình điều trị thích hợp “cá tính bệnh tật”, gọi là phác đồ “bệnh học mới”; theo đánh giá của Trung Tâm B.N.ELXIN (GS. DrozDov) thì hiệu quả châm cứu điều trị trên lãnh thổ LB.Nga của thầy thuốc NXB đạt tới 95 – 97% nhờ hệ thống phác đồ độc đáo này.

3.2- châm cứu phải tương thích với các chỉ báo tín hiệu kỹ thuật cận lâm sàng hiện đại:

Người phương tây có nhiều khám phá mới mẻ về khoa học công nghệ & kỹ thuật, nên nhờ đó mà nhiều thiết bị y tế được chế tạo (để phát hiện sớm và đầy đủ các hiện tượng bất thường trong cơ thể người ở mức độ chính xác), giúp cho người thầy thuốc các ngành dễ dàng định vị được “ổ bệnh” khu trú, cũng như tranh thủ rút ngắn thời gian điều trị … Theo thầy thuốc NXB, việc sử dụng phác đồ “bệnh học mới” trong châm cứu, để tương thích với nguồn thông tin từ các tín hiệu chỉ báo cận lâm sàng (đo – chiếu – chụp – soi – xét nghiệm …) là định chế cơ bản có nhiều khả năng “tối hảo hoá” (hiệu quả nhất) việc chữa bệnh (khi cơ thể có thực chứng) cũng như việc phòng bệnh (khi cơ thể chỉ bị hư chứng).
Theo cách nói của ông NXB về tâm đắc này là:
- Xây dựng định thức mở châm cứu đa phương – rộng biên rồi trượt biên, để tiến đến làm chủ quá trình vừa chữa bệnh vừa phòng bệnh cho mọi người. Đây là cách điều trị theo hướng phổ thực – đồng hiện nhiều tương tác người bệnh).

Kết luận:

Nếu người xưa đã xem Kinh Dịch là “kỳ thư”, thì hôm nay chúng ta có thể đón nhận toàn bộ nội dung phong phú của sách:

Tăng huyết áp

Các chứng liên đới – chuyên khoa châm cứu (Tập I) như một công trình y học “vừa hiếm có vừa mới lạ” (nói chung) cho nhu cầu thực hành lâm sàng châm cứu (nói riêng), đã đạt nhiều hiệu quả trị liệu ở trời Tây (95 – 97%), mà hơn thế nữa: GS.VS Ngô Xuân Bính còn điển hình một nhân tài văn hoá trong thế kỷ đương đại 21 này, vì ông đã góp công toả sáng minh triết y - võ phương đông bằng học thuật châm cứu Việt Nam ! Chủ quan của người viết, thật sự “kính nhi viễn chi” (mới đứng ở xa mà đã nể phục) công trình biên khảo hết sức thuyết phục của thầy châm cứu Việt Nam – ông Ngô Xuân Bính – vừa được giới thiệu nêu trên, về hai mặt:

* mặt truyền thống: NXB là một chuyên gia nhuần nhuyễn về Y Dịch (nguyên thể Thái cực – y dụng Âm Dương) đạt trình độ “nhận dạng” các tín hiệu bệnh lý (hình thái phi vật thể) kinh – mạch – huyệt, tự đại & ung dung “cứu nhân độ thế” chỉ bằng thủ pháp … hào châm !

* mặt hiện đại: NXB là “nhà cách tân châm cứu” trên cơ sở cập nhật thông minh các tín hiệu cận lâm sàng tối hảo, rồi định chế hoá bằng phác đồ trị liệu, hài hoà với nhu cầu phát triển của nhân loại !

Lê Hưng VKD – 2012 YHCT Bình Dương – email: hungvkd@yahoo.com)

Chú thích: (1) Y võ sư Ngô Xuân Bính (NXB) được Viện Hàn Lâm Y học dân tộc LB.Nga phong học hàm “Giáo sư y học phương đông”, và Viện Hàn
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6800
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Quay về Linh Tinh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách