Hành trình khám phá bản thân

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 3 Tháng 11 11, 2014 9:23 pm

hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 5 Tháng 11 27, 2014 11:31 am

Phương pháp Tác động cột sống.

Lương y Nguyễn Tham Tán sinh ngày 28 tháng 2 (rằm tháng giêng) năm 1915 ở xã Hoàng Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Là thầy thuốc Đông y, Thầy rất coi trọng những bài thuốc quý trong dân gian. Trong nhiều năm, Thầy để nhiều tâm lực trèo lên núi cao, rừng sâu tìm hiểu các loại thuốc quý để chữa bệnh.
Những năm đi tìm thuốc, Thầy thấy các cụ cao tuổi hay dùng vôi tôi, hoặc lấy lá cây trà xát lên cột sống người bệnh. Khi cột sống có những vết đỏ, các cụ dùng bột hoặc lá thuốc hay cua đồng giã ra đắp vào những vết đỏ, có khi đun sôi thuốc lá để xông cho người bệnh. Chỉ có thế mà khỏi bệnh.
Sự việc trên làm Thầy suy nghĩ : Tại sao cột sống lại chữa được bệnh? Tại sao Đông - Tây y lại không chữa vào cột sống? Sách nội kinh ghi: “Tủy sống không sờ thấy, không trông thấy nên không thể chữa được bệnh”. Còn Tây y chỉ chữa được một số rất ít bệnh của cột sống. Nhưng không chữa được các bệnh nội tạng. Phải chăng đây là một khe hở mà Đông – Tây y chưa đi sâu nghiên cứu, ta nên nghiên cứu thử xem? Thầy nghĩ “Cột sống là một thực thể, là một hiện tượng sinh lý, mà đã là hiện tượng sinh lý thì tất yếu phải có hiện tượng bệnh lý?”.
Từ đây, Thầy bỏ tìm thuốc, quyết tâm đi sâu vào cột sống. Thầy đã nghiên cứu các sách về cơ thể học, sách Tây y, Đông y, châm cứu, bấm huyệt v.v..
Khi Thầy là Chủ Tịch UBND xã, đánh bóng chuyền bị ngã, đau lưng, chữa mãi chẳng khỏi. Một hôm bạn bẻ bão cho. Thế là khỏi đau lưng. Lần khác, Thầy bị kiết lỵ, uống thuốc mãi không khỏi, lại nhờ bạn bẻ bão cho – bệnh khỏi. Thầy càng thấy rõ cột sống liên quan đến bệnh tật.
Lần lượt Thầy mua 9 con khỉ, mổ từng con để xem cấu tạo cột sống của chúng? Đặc biệt thầy rất coi trọng việc tìm hiểu cột sống của nhiều người bệnh xem có những biến đổi bất thường. Thầy ghi lại các hiện tượng của từng bệnh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp lại thành từng bệnh và tìm cách chữa bệnh trên cột sống.
Thầy tìm hiểu những người mới chết xem cột sống ra sao? Bệnh đầu tiên tìm chữa là bệnh đau bụng. Hễ trong gia đình hoặc họ hàng hay người trong làng trong xã, hễ ai đau bụng là Thầy đến khám và đã chữa khỏi bệnh.
Cho đến nay, một số người vẫn còn nghi hoặc? Có phải thầy đã tìm ra phương pháp tác động cột sống này hay không? Có thể do một người nào đó đã dạy Thầy? Một người có học vấn như Thầy làm gì có khả năng nghiên cứu ra nhiều vấn đề hóc búa như nội dung của phương pháp? Hoặc có người cho rằng Thầy xem sách báo phương Tây để áp dụng? Sự thật khi Thầy nghiên cứu phương pháp tác động cột sống là trong thời kỳ kháng chiến ác liệt, làm gì có sách báo mà nghiên cứu, nơi thôn xã đã làm gì có phương tiện để học hỏi.
Đến năm 2000, Thầy đã có hơn 300 học trò. Nhưng chưa có ai đóng góp gì cho phương pháp. Chính lương y Nguyễn Tham Tán đã tự mình nghiên cứu, đúc kết lại và sáng tạo ra phương pháp chữa bệnh kỳ diệu này. Nó khác hẳn với các trường phái khác của chữa bệnh ở Việt Nam và trên thế giới.
Tôi cũng như nhiều người đã thấy: Thầy Tán rất thông minh, học đâu nhớ đó. Trước ngày đi sâu vào cột sống Thầy có nhiều sáng tạo. Làm được máy gieo hạt được tỉnh Phú Thọ khen thưởng. Thầy lại biết phân tích, tổng hợp, đúc rút kinh nghiệm, vừa làm, vừa học. Đặc biệt là do có quyết tâm cao, đã tìm được bệnh, là Thầy kiên trì, nhẫn nại, say sưa, ngày đêm quên ăn, quên ngủ tìm cho được cách chữa bệnh có hiệu quả nhất.
Thực vậy, xuất phát từ những kinh nghiệm cổ truyền dân tộc và trên nhiều cột sống của người bệnh, lương y Nguyễn Tham Tán đã nhận thức được những đặc điểm của hệ cột sống liên quan đến sinh lý và bệnh lý của cơ thể. Biểu hiện bằng những biến đổi tăng và giảm ở trên đầu gai sống và ở ngoại vi. Từ đó xây dựng thành phương pháp chẩn và trị bệnh trên cơ sở xác định sự biến đổi của hệ cột sống để quy nạp, chẩn đoán bệnh và tái lập sự cân bằng các thủ thuật rung phần mềm đầu ngón tay tác động tại trọng điểm trên hệ cột sống, sau đó dán cao, đắp bột trên những điểm đã chữa, không dùng dụng cụ, không đưa thuốc trực tiếp vào cơ thể.
Công trình của lương y Nguyễn Tham Tán là một công trình đồ sộ, độc đáo, khác hẳn với các trường phái chữa bệnh khác. Thầy đã có gần 500 bài thuốc chữa trị các loại bệnh thuộc các hệ trong cơ thể. 54 đề tài có thể làm luận chứng khoa học, xác định hiệu quả của phương pháp. Nội dung của phương pháp tác động cột sống thật là phong phú gồm có: Các nguyên tắc, các thủ thuật, các phương thức và các tư thế chẩn trị bệnh hoàn hảo.
Thầy đã nói ở bệnh viện Vĩnh Phúc: “Tôi vô sư, vô sách, không được Thầy nào dạy dỗ, không có kinh nghiệm gia truyền, không dựa vào sách vở. Tôi tự tìm tòi, nghiên cứu những kinh nghiệm cổ truyền dân tộc và trên hàng trăm cột sống của người bệnh mà sáng tạo thành phương pháp tác động cột sống”.

Hiệu quả của phương pháp Tác động cột sống
Rất tiếc là Thầy không còn có sổ ghi cảm tưởng của người bệnh. Chỉ xin nêu một số rất ít bệnh điển hình, chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót đối với hiệu quả của phương pháp.
Năm 1947, Thầy bắt đầu chữa bệnh bằng phương pháp tác động cột sống. Vài năm đầu, chữa bệnh trong gia đình. Bệnh nhân đến chữa rất đông, nhiều người khỏi bệnh. Sau UBND xã Hoàng Xá mời Thầy ra chữa bệnh ở trạm xá xã. Các tỉnh đến chữa phải có giấy giới thiệu của Bệnh viện huyện.
Một số cán bộ cấp cao được Thầy chữa khỏi đã góp ý: “Cụ nên chữa những bệnh nhân mà bệnh viện Tây y đã chữa, nhưng không khỏi để Thanh tra y tế tỉnh về kiểm tra thì tốt hơn.”
Thầy đã lấy 5 bệnh nhân mắc bệnh tim đã chữa ở các bệnh viện Tây y, nhưng chưa khỏi. Có người suy tim, tim to, ngoại tâm thu, sơ cứng động mạch vành, huyết áp cao, huyết áp thấp, nhịp tim nhanh v.v… Số bệnh nhân này đều được các bệnh viện xét nghiệm chiếu, chụp đầy đủ. Thầy chữa 5 bệnh nhân này khỏi hẳn. Cả 5 người đã đến các bệnh viện cũ để chiếu chụp lại, các bệnh viện đã xác nhận không còn bệnh tim nữa.
Ban thanh tra y tế Tỉnh Vĩnh Phú đến để kiểm tra do ông Trưởng ty y tế tỉnh làm trưởng đoàn. Lúc đầu Thầy đưa ra 4 hồ sơ có đầy đủ các xét nghiệm. Xem xong ông trưởng ban phát biểu: “Bệnh tim là bệnh khó chữa, dùng các ngón tay chữa trên cột sống thì khỏi hẳn thế nào được. Có thể các bệnh viện trước đã đoán sai”. Cuối cùng Thầy đưa ra bệnh án cho chính ông thanh tra này khi còn làm giám đốc bệnh viện tỉnh khám, ông cười nói: “Có thể lúc đó tôi đã khám sai”.
Tức quá, Thầy định đem tất cả tài liệu đã nghiên cứu đốt sạch. May thay nhờ có cụ bà Đặng Thị Loan đã khuyên giải Thầy, Thầy đã nguôi ngoai. Thầy nghĩ: “Đã thế ta phải chữa các bệnh nhân mà ai cũng biết – Đó là những bệnh câm, liệt”.
Số bệnh nhân câm, liệt có lúc đông tới hơn 40 người. Thầy đã chữa câm cho em gái của cố Tổng bí thư Trường Chinh khỏi bệnh. Một bà ở Sơn Tây có 2 con gái câm đến chữa. Hết gạo bà về lấy gạo. Đến cổng nhà Thầy, con gái chạy ra gọi mẹ: “Mẹ ơi”, đột ngột quá bà mẹ ngất đi, tỉnh lại bà nói “Nuôi con 18 năm nay lần đầu tiên nghe cháu mới nói được”.
Chú Tạ Văn Lý ở huyện Vĩnh Lạc - Vĩnh Phú bị liệt, hai chân teo co lại. Từ nhỏ chỉ ngồi và lê bằng hai tay, đi học phải nhờ các bạn thay nhau cõng. Năm chú chữa bệnh đã 13 tuổi. Thầy chữa 6 tháng chú Lý đứng lên đi lại bình thường. Về làng người làng nô nức ra đón người liệt đã đi lại bình thường. Gia đình làm 12 mâm cỗ ăn mừng, đón Thầy về, ai cũng muốn nhìn thấy đôi bàn tay vàng của Thầy. Đến tuổi nhập ngũ chú Lý nặng 60 cân, nhập ngũ 3 năm trở về lấy vợ sinh 3 cháu đều khỏe mạnh. Chú Lý xin Thầy được làm con nuôi.
Bác sĩ Thùy Linh ở bệnh viện Hữu Nghị bị bệnh tâm thần phân liệt. Có lúc cởi truồng chạy ra ngoài phố, Thầy đã chữa khỏi. Bác sĩ trở lại công tác, vài năm sau, bác sĩ Thùy Linh cho biết đã có 3 đề tài nghiên cứu khoa học, được Hội đồng khoa học của viện khen thưởng.
Năm 1972, giặc Mỹ bắn phá ác liệt khắp nơi, thế mà có lúc hơn 200 người đến chữa bệnh. Họ đi lại lung tung, Bộ công an cử 6 cán bộ giả làm bệnh nhân đến kiểm tra, 6 đồng chí này có bệnh gì Thầy đều chữa khỏi. Sau đó một số thứ trưởng Bộ Công an và gia đình con cháu đã đến chữa khỏi nhiều bệnh, nên chính các Thủ trưởng bộ đã đề nghị lên cố Tổng bí thư Trường Chinh, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và cố Bộ trưởng y tế Vũ Văn Cẩn mời Thầy về Hà Nội chữa bệnh.
Về Hà Nội, Thầy vào chữa bệnh ở bộ tư lệnh thông tin được 3 năm. Nhiều bệnh nhân trung cao dân sự và quân sự được Thầy chữa khỏi bệnh.
Bà An là vợ một Thứ trưởng bộ công an bị suy tim, tim to huyết áp cao, suy động mạnh vành, ngoại tâm thu. Chữa khắp nơi không khỏi. Bà định nghỉ hưu. Lúc Thầy chữa bà mới là đại úy. Chữa khỏi bệnh bà tiếp tục công tác cho đến khi nghỉ hưu là đại tá công an…
Thầy đã chữa cho cố Đại Tướng Hoàng Văn Thái, nguyên tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam bị liệt một cánh tay. Chữa ở các bệnh viện Hà Nội không khỏi, phải sang cộng hòa dân chủ Đức chữa 6 tháng cũng không khỏi. Thầy chữa bệnh Đại Tướng đã đánh bóng bàn được.
Ông Nguyễn Đức Thuận cố chủ tịch hội liên hiệp công đoàn Việt Nam giới thiệu 1 cán bộ cấp cao Liên Xô sang giúp ta xây dựng Cung văn hóa hữu nghị. Ông này bị một mắt đã 17 năm không nhắm được. Mắt cứ mở trừng trừng kể cả lúc bão tuyết làm rất rát mắt, chữa khắp nơi ở Liên Xô không khỏi. Ông cho biết: “Nếu cụ không chữa khỏi cho tôi thì vợ tôi sẽ bỏ tôi, có lần đang ngủ, cô thức dậy thấy mắt tôi cứ mở trừng trừng, cô ấy giật mình khóc thét lên”. Thầy chữa một thời gian ngắn ông nhắm mắt bình thường.
Thầy chữa bệnh cho bà Cúc - vợ cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng. Bà Cúc bị bệnh tâm thần cả ngày chỉ vuốt áo, không phân biệt được người thân. Đại tiện táo bón phải chịu đau đớn, lăn lộn trên giường rất khổ sở. Thầy chữa cho bà ổn định tinh thần khỏi táo bón. Bà đã biết được người thân, còn biết hát cả một số bài ca hồi trước cách mạng. Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã mời cơm Thầy và một tiến sỹ y học. Thủ Tướng rất ca ngợi Phương pháp Tác Động Cột Sống. Thủ Tướng nói: “Bác đã chữa khỏi bệnh cho nhiều cán bộ cách mạng, tức là Bác đã cứu Cách mạng”. Ông tiến sỹ y học góp ý: “Bác nói rõ thêm nguyên nhân vì sao Tác Động Cột Sống lại chữa được bệnh”. Thủ Tướng trả lời ngay: “Chúng ta đang dùng điện cho các ngành khoa học. Đến nay vẫn chưa tìm ra bản chất của điện. Nhưng ta vẫn dùng điện rất tốt”. Lúc ra về thư ký riêng của Thủ Tướng nói: “Chưa bao giờ Thủ Tướng mời cơm và nói chuyện với Bác lâu đến thế – 1giờ 15 phút”.
Ở khách sạn Đường Thành, Thầy chữa bệnh nhân bị di tinh – tinh trùng tự động thoát ra liên tục, chưa nơi nào chữa được. Bệnh nhân xanh sao không học hành được. Thầy chữa khỏi anh này ra nước ngoài học tập, đỗ đạt cao. Một chị phục vụ khách sạn đã ngoài 20 tuổi, bị bệnh đái dầm chữa nhiều nơi không khỏi, cô không dám lấy chồng. Thầy chữa khỏi bệnh cô lấy chồng sinh con. Thầy chữa khỏi bệnh cao huyết áp cho Trung Tướng Nguyễn Hùng Phong – Chính ủy quân khu 1. Đã gần 20 năm bệnh không tái phát. Năm 1978 Thầy được về bệnh viện Bạch Mai làm nghiên cứu chuyên đề, xác minh hiệu quả tại Khoa y học Dân tộc. Thầy nhận làm đề tài “Viêm cột sống dính khớp” do giáo sư Đặng Văn Trung chủ nhiệm khoa nội chủ trì. Viêm cột sống dính khớp là bệnh nan y, các bác sỹ quen thân với Thầy khuyên Thầy nên chọn đề tài khác, vì bệnh này thế giới đã chịu, nếu Thầy không thành công thì còn đâu là sự nghiệp. Nhưng Thầy cảm ơn và tin rằng Thầy sẽ chữa khỏi. Kết quả Thầy chữa khỏi viêm cột sống dính khớp đạt kết quả trên 90%. Thầy thành công tiếp trong đề án nghiên cứu bệnh “Viêm thần kinh tọa” đạt trên 90%.
Thầy chữa khỏi bệnh rối loạn thần kinh thực vật cho giáo sư tiến sỹ Vũ Tuyên Hoàng – Chủ tịch hiệp hội khoa học kỹ thuật đã gần 20 năm nay không tái phát.
Thầy làm đề tài nghiên cứu chuyên đề với Viện Sinh lý-Hóa sinh do Giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Tài Lương – Viện trưởng chủ trì đề tài “Phục hồi nguồn sữa mẹ”, kết quả đạt trên 90%. Điều đặc biệt là: Khi vắt sữa của các bà mẹ đủ sữa thì hằng số sinh lý của Glucide là 7%, Lipide là 1,5% và Protit là 0,5%. Còn sữa của các bà mẹ thiếu sữa, các hằng số sinh lý đều cao hoặc thấp hơn. Những bà thiếu sữa được Thầy chữa có sữa rồi thì hằng số sinh lý lại trở về bình thường. Giáo sư Nguyễn Tài Lương đã làm một báo cáo kết quả 25 trang gửi lên ban khoa giáo trung ương.
Bắc sỹ Nguyễn Thị Hải lúc đó đã 42 tuổi, trưởng phòng y tế trường Cán bộ Y tế của Bộ y tế, chửa 6 lần, cả 6 lần thai đều bị chết lưu. Thầy chữa cho cả hai vợ chồng đã có hiện tượng suy sinh dục. Chữa 6 tháng bác sĩ Hải thụ thai. Chữa liên tục đến khi đẻ. Thầy kết hợp với khoa sản bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện C để theo dõi kết quả. Cháu Nguyễn Ngọc Châu sinh ra rất thông minh và khỏe mạnh. Lúc đẻ cháu cả khoa sản tới thăm. Họ rất ngạc nhiên vì khoa sản đã tiêm thuốc cho các bà mẹ có thai chết lưu, khi đẻ ra các cháu này đều bị khuyết tật, riêng cháu Ngọc Châu lại khỏe mạnh bình thường, hiện cháu đang học tại nhạc viện Hà Nội.
Một bênh nhân Nam đã hơn 30 tuổi bị liệt dương, dương vật bị thụt hẳn vào trong, không lấy được vợ. Thầy chữa dương vật trở lại bình thường, chú này đã lấy vợ sinh con. Ông Tiến, cán bộ Phủ thủ tướng, bị liệt dương đã lâu. Ông đến yêu cầu Thầy chữa vì sau một tháng ông sẽ cưới vợ. Thầy chữa khỏi ông sinh liên tiếp 2 cháu trai.
Thầy chữa nhiều trường hợp vợ chồng lấy nhau hàng trục năm không có con. Chú Tâm Đại úy phi công và cô vợ là giáo viên xinh xắn nhưng không có con. Bố mẹ chồng bắt Đại úy phải bỏ vợ, cho rằng cô này không đẻ được. Thầy chữa khỏi cô giáo có 2 cháu gái khỏe mạnh.
Thầy chữa bệnh suy tủy. Thông thường cả 3 dòng máu đều thiếu hụt. Đông y chịu, Tây y chỉ còn duy nhất một cách là tiếp máu tươi, nhưng đến một chừng mực nào cơ thể không tiếp thu được bệnh nhân chết đau đớn vô cùng. Thầy đã yêu cầu phải kết hợp với tây y cho tiếp máu. Các cháu ở bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Nhi ra chữa Thầy. Nhiều cháu ở các tỉnh cả 3 miền đều chữa khỏi bệnh.
Một điển hình là cụ Nguyễn Thị Kiệm năm nay hơn 80 tuổi ở 70 Hàng Chiếu Hà Nội. Khi cụ hơn 60 thì bị suy tủy. Vào bệnh viện Cuba lúc đó có 9 người suy tủy. Riêng cụ Kiệm ra chữa Thầy, cụ Kiệm khỏi bệnh gần 20 năm nay không tái phát, còn 8 người kia đã vĩnh viễn ra đi ở bệnh viện Cuba.
Chú Tạ Văn Lý - bị liệt giới thiệu em họ là Trần Văn Tiến xã Yên Động, huyện Vĩnh Lạc, Vĩnh Phú bị suy tủy chữa các nơi không khỏi Thầy đã chữa khỏi bệnh chú Tiến khỏe mạnh lấy vợ có con hơn chục năm nay bệnh không tái phát.
Một Trung Tá quân đội ở Vĩnh Phú thoái hóa đốt sống, cổ tay chân bị liệt, bệnh viện 103 hẹn mổ nhưng phải chờ, chú Tạ Văn Lý ở Vĩnh Lạc giới thiệu đến Thầy. Đến phải có người dìu. Thầy chữa 20 hôm khỏi bệnh. Ông Trung Tá đến 103, các bác sỹ báo vào mổ ông ấy chạy nhẩy vung chân tay tại chỗ. Hỏi chữa ai? Chữa cụ Tán. Mọi người đã biết cụ nên rất hoan nghênh.
Một nữ bệnh nhân ngoài 20 tuổi bị to bụng như người có thai 4 – 5 tháng, cả nhà lo sợ. Bệnh viện Bạch Mai mời Thầy cùng đến chuẩn đoán. Bác sỹ khám nhưng không thấy tim thai nên không kết luận được. Thầy khám và cho rằng: “Đây là bệnh chửa giả, tôi nhận chữa”. Thầy chữa bụng nhỏ lại bình thường.
Thầy chữa được nhiều bệnh ung thư, nhưng Thầy yêu cầu không tuyên truyền. Vì nói ra sẽ sinh rắc rối nên Thầy bảo: “Chúng ta cứ chữa, bệnh nhân sẽ tuyên truyền cho chúng ta.”
Chính tôi đã giới thiệu cô Hà Nhi công nhân hưu trí ở số nhà 307 K1 tập thể In Tiến Bộ bị ung thư Amidan. Cô ấy chữa ở bệnh viện K nhưng không nói được, không ăn được, ngồi chờ chết ở nhà. Tôi đã đưa vợ chồng cô chú ấy đến, Thầy chữa bệnh đã khỏi. Cô đến bệnh viện khám lại không còn bị ung thư nữa. Đã hơn chục năm nay cô vẫn còn sống.
Một cháu ở Thanh Hóa bị ung thư Amindan đang chữa ở bệnh viện K. Cháu không ăn không uống, không nói được. Bác sỹ bệnh viện gọi mẹ cháu vào báo cho biết là bệnh viện không còn khả năng chữa cho cháu. Bác phải cho cháu về ngay hôm nay. Nếu không đi ngay thì cháu sẽ chết ở dọc đường. Mẹ con sợ quá đến nhờ Thầy. Chữa 12 lần, cháu lại bình thường, khám ở bệnh viện K không thấy ung thư Amidan nữa.
Tôi giới thiệu một bệnh nhân có giấy nhập viện của bệnh viện K đề là: “K vú ngày mai vào mổ”. Thầy đã chữa khỏi bệnh – Cô Nguyễn Thị Nhân hiện đã sống hơn 10 năm khỏe mạnh, bệnh không tái phát, cô ở ngõ Lương Sử A, số nhà 33, phố Quốc Tử Giám.
Ông nguyễn Văn Hồng, nguyên trưởng phòng tổng hợp Bộ GTVT, đi bệnh viện Hữu Nghị khám chẩn đoán là ung thư trung thất phổi, được điều trị nhưng bệnh càng nặng thêm. Hồi đó, Bộ trưởng Y tế là Phạm Song, lúc đó là giám đốc bệnh viện đã nói với ông Hồng: “Anh bị bệnh này, nhưng anh có tiền sử bệnh gan nên không uống được thuốc Rephamicine, vì vậy bệnh viện không có cách gì giúp anh. Anh nên về nghỉ tại nhà thôi”. Ông Hồng thất vọng, ông đã đến nhờ Thầy chữa, Thầy chữa khoảng gần 2 năm, đi khám lại chỗ ung thư chỉ còn lại một điểm nhỏ. Ông Hồng được Bộ cho nghỉ ở nhà chữa bệnh, dần dần ông khỏe ra, ông xin đi làm nửa ngày, sau ông xin đi làm cả ngày cho đến khi về hưu. Ông còn sống được 12 năm, bệnh ung thư không tái phát. Ông Hồng đã mất vì một bệnh khác.
Từ 1981 đến 1985, ở Bệnh viện Bạch Mai , Thầy đã chữa 847 bệnh nhân với 23 loại bệnh thuộc các hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, nội tiết, tiêu hóa, sinh dục, đau cơ năng và các bệnh cơ xương khớp. Kết quả tốt và khá từ 87 đến 90%.
Thầy vào trường Y học Cổ truyền Tuệ Tĩnh từ năm 1981 làm chủ nhiệm khoa Tác động cột sống. Nhà trường tổ chức được 11 khóa học đào tạo về phương pháp tác động cột sống. Riêng Bộ Công an đã có nhiều Y bác sỹ ở các Trung tâm Y tế tỉnh về dự. Chất lượng các khóa đều đạt loại khá và giỏi. Các học viên đều say sưa học tập. Cục Y tế và Giám đốc bệnh viện Y học dân tộc Cổ truyền Bộ Công an đã mời Thầy dạy hai khóa. Tổng cộng là 13 khóa có hơn 300 học viên. Trong gia đình Thầy đã có 5 lớp hơn 40 học viên. Trong thời gian ở trường, Thầy cũng chữa được bệnh cho nhiều bệnh nhân.
Thầy chữa cho bà vợ ông A-Li-Da-Đê, Bí thư thứ nhất Đại sứ qán Liên Xô, bà nặng 103 kg, đi lại khó khăn, Thầy chữa rút xuống được 12,5 kg. Bà còn bị vỡ kế hoạch, có thai, Thầy đã điều hòa kinh nguyệt cho nên được bình thường.
Thầy được mời sang chữa bệnh ở Mát-Xcơ–Va hai lần, có thêm 3 cộng sự cùng đi, trong 3 tháng, chữa được 210 bệnh nhân. Kết quả đạt loại khá và tốt 91,5 %. Có bệnh nhân liệt dương, hai vợ chồng cùng chữa, hôm sau, bà vợ đến chữa đã nói ngay: “Bác sỹ Việt Nam tuyệt vời, tuyệt vời”. Một bệnh nhân nặng 82 kg, chữa giảm được 17 kg. Viện Thần kinh trung ương Pi-Gô-Rốp đã ký 3 hợp đồng với Thầy, mời sang chữa bệnh, nhưng vì đảo chính phải ngừng lại.
Xưởng phim tài liệu Trung ương quay một cuốn phim tài liệu nói về Thầy đang thực hành chữa bệnh. Các đài phát thanh, truyền hình, đài tiếng nói Việt nam, tiếng nói đêm khuya phát đi nhiều bài tiếng nước ngoài tuyên truyền ở trong nước và nước ngoài. Các báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Tiền phong, Phụ nữ Hà nội, Khoa học và đời sống, Hà nội mới, Công an Nhân dân, Báo công giáo… đã nhiều lần ca ngợi “Phương pháp Tác Động Cột Sống”
Từ lâu, Thầy đã có mong ước: “Thuốc Nam ta có một số bài thuốc hay, nhưng không có phương pháp chẩn bệnh, nên việc chẩn bệnh phải nhờ vào Đông y. Tôi muốn để lại cho Dân tộc ta một phương pháp chữa bệnh mới - có cả chẩn và trị bệnh, nhưng tôi cũng mới chỉ là người lính chiến. Rất mong các nhà khoa học, dùng ánh sáng khoa học để chứng minh hiệu quả và xây dựng phương pháp Tác động cột sống trở thành một nền Y học cột sống Việt Nam hiện đại, kết hợp hai nền y học Đông Y và Tây Y để tạo ra một chất mới, chữa trị cho Nhân dân ta ngày càng mạnh khỏe để Xây dựng và bảo vệ Đất nước ta ngày càng phồn vinh và hạnh phúc.”
Với tâm huyết và tài năng của mình, cố Lương y Nguyễn Tham Tán đã chứng minh được tính ưu việt và tầm cỡ của phương pháp Tác động cột sống với các cấp Lãnh đạo cao nhất của Nhà nước cũng như với các nhà khoa học trong và ngoài nước. Rất nhiều các nhà khoa học, tướng tá quân đội, kỹ sư bác sỹ đã theo Lương Y Nguyễn Tham Tán để học và áp dụng phương pháp chữa bệnh không thuốc quý báu. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết thư biểu dương khích lệ Lương Y Nguyễn Tham Tán.
Ngày 04/01/1995, Trung Tâm Tác Động Cột Sống Việt nam được thành lập do cụ Tán làm giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng Khoa học, rất nhiều các nhà khoa học tên tuổi đã tự nguyện và/ hoặc được phân công về tham gia vào ban giám đốc, tham gia làm Cố vấn Hội đồng khoa học (HĐKH) để trợ giúp Giám đốc Trung Tâm, gồm:
Phó GĐ trung tâm - GS Phạm Duy Nhạc
Phó GĐ trung tâm – Bùi Đức Cương
Tư Vấn GĐ/ UV HĐKH – GS/ TS Nguyễn Tài Lương – GĐ Viện CN sinh học
UV - GS Vũ Quang Bích - Bộ môn nội thần kinh Học viện Quân Y
UV HĐKH - Bác sỹ Phạm Chiều Dương – Hiệu trưởng trường YH Dân tộc Tuệ Tĩnh
UV HĐKH - Bác sỹ Trần Đức Đạo – Hiệu phó trường YH Dân tộc Tuệ Tĩnh
UV HĐKH - GS/ Phó TS Phạm Kim – Nguyên Chủ tịch công đoàn Bộ Y tế VN
UV HĐKH - GS Phạm Duy Nhạc – Nguyên Hiệu phó trường YH Dân tộc Tuệ Tĩnh
UV HĐKH - GS Phạm Gia Văn – Bộ môn giải phẫu Học viện Quân Y
Và nhiều các thành viên là học trò của Thầy
Một điều rất tuyệt đã làm cho rất nhiều lãnh đạo cấp cao nhà nước, các nhà khoa học, tướng lĩnh… đều yêu thích phương pháp tác động cột sống của Cụ Tán là vì: Phương pháp của Cụ rất đơn giản, dễ dạy, dễ học, dễ áp dụng … nhưng khi khỏi bệnh rồi thì nhiều bệnh khác sẽ khỏi theo,… Rất nhiều phương pháp (kể cả phương pháp dùng thuốc và không thuốc, …) khi chữa khỏi bệnh theo yêu cầu của người bệnh, thì sau một thời gian có thể lại tái phát, thậm trí xuất hiện một hoặc nhiều bệnh khác, đấy chính là điều bí mật của hệ thần kinh, hệ cột sống mà Phương pháp Tác Động Cột Sống là một trong những lời giải.
“ Năm 2000, vị Tướng tiên phong, cây đại thụ của Phương pháp Tác Động Cột Sống – Thầy Nguyễn Tham Tán ra đi. Bàn tay nhung, bàn tay vàng của Thầy không còn nữa. Thầy mất đi, để lại cho gia đình, bạn bè và bao thế hệ học trò nỗi mất mát đau thương thật là vô hạn...Mỗi khi chúng ta chữa bệnh bằng Phương pháp Tác Động Cột Sống, ai cũng nhớ đến Thầy, nhờ Thầy phù hộ cho sức khỏe để chữa bệnh cứu người. Hình ảnh của Thầy, lời dạy của Thầy mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi…”
Thật tiếc, căn bệnh nan y và tuổi già đã cản trở sự nghiệp của Vị Lương Y Tài Đức. Phương pháp Tác Động Cột Sống Việt Nam – Phương pháp trị liệu Thần kinh cột sống đặc hiệu của Lương Y Nguyễn Tham Tán, cho đến nay, chiếc đầu tàu mất đi, kiến thức của Phương pháp, hiệu quả của Phương pháp vẫn còn đó nhưng việc nghiên cứu, đầu tư phát triển chủ yếu vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ chưa được nhìn nhận và đầu tư xứng đáng.

Khoa Thừa Kế Tác Động Cột Sống
Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Chủ nhật Tháng 12 21, 2014 8:41 am

HỒI KÝ KHÓA THIỀN VIPASSANA 10 NGÀY
TẠI SÓC SƠN HÀ NỘI
Hành trang tôi mang đi là gì nhỉ? Một cái tâm đầy rẫy những phiền muộn, lo lắng, sợ hãi, oán ghét, chối bỏ... Và cũng một mảnh tâm đó, tôi tràn ngập can đảm, quyết tâm và đương đầu. Trước lúc đi tôi có nói với một người bạn không hề biết mặt: "Tôi phải đi. Trường đại học không dạy tôi, ba mẹ không dạy tôi, bạn bè không dạy tôi, thành công hay thất bại không dạy tôi, người đời không dạy tôi, những cuốn sách của những người giàu có và thành công nhất thế giới mà tôi đọc cũng chẳng hề giúp tôi...". Tôi là một kẻ không hề sợ chết, tôi chỉ sợ sống một cuộc đời vô giá trị và hoàn toàn phi nghĩa.

Tôi lên xe, không hề quen biết một ai, cũng chẳng biết người ta sẽ đưa tôi đi đâu, ở chỗ nào, ăn cái gì, ngủ thế nào, sống ra sao. Tôi rất gầy và cảm thấy mình gần như không đủ sức khỏe. Tôi biết 1 ngày mình chỉ được ăn 1 bữa chính, là cơm chay, buổi chiều chỉ ăn hoa quả, sáng chỉ ăn nhẹ. Một ngày của tôi bắt đầu từ 4h sáng và kết thúc lúc 22h, trong đó có 12h phải giữ cho tinh thần tỉnh thức và làm việc chăm chỉ, nghiêm túc, cần mẫn. Đó là một lịch sinh hoạt chưa bao giờ xảy ra trong cuộc đời tôi. Và một điều tôi chưa từng làm bao giờ: Giữ im lặng. Ai đó từng nói: "Chúng ta chỉ mất một vài năm để học nói thôi, nhưng mất cả một cuộc đời để học cách im lặng". Thật là thấm thía ! Tôi học cách ý thức rằng mình tu tập trong sự cô độc, không có bất kì một sự liên hệ nào với bất kỳ ai và cả thế giới bên ngoài. Không sách báo, không viết lách, không điện thoại, không TV, không internet, không làm đẹp, không áo quần cầu kỳ, không có người khác phái... Thật là tuyệt, tôi háo hức vô cùng. Bởi vốn dĩ, tôi cũng chẳng có bất kỳ ham muốn nào với tất cả những thứ phù phiếm đó. Chỉ có một đôi lần phảng phất trong tâm trí tôi hình ảnh của Ông nội đang chống chọi với cơn đau triền miên và bệnh tật...nhưng nỗi đau ấy càng thúc giục tôi nhất định phải lên đường. Sự day dứt và loanh quanh của tôi suốt bao năm qua đã là quá đủ.

Chúng tôi rời Hà Nội khi trời tầm tã mưa, xe chật người và tôi thiếp đi trong mộng mị. Chợt nhớ ra đêm qua mình đã thức trắng và một nửa ngày tiếp theo với biết bao mệt mỏi, cho đến tận lúc lên xe vẫn tiếp tục phải gọi những cuộc điện thoại dài không hồi chuông với một cái đầu đau nhức. Tôi đã sống mà không đếm được bao nhiêu ngày như thế. Và cái suy nghĩ đó khiến tôi bất giác đăng 1 cái status lên facebook. Tắt máy. Một cảm giác bình yên lan tỏa, dẫu là trốn chạy khỏi những bộn bề. Nhưng làm sao tôi có thể cứ sống một cuộc đời trốn chạy như thế? Cần phải tạm thời vứt bỏ tất cả ở lại. Nhắm mắt...

Mở mắt ra, tôi thấy trước mặt như một khu rừng. Xòe ô và bước chân xuống đất, không khí ở nơi đây đã khác quá những ngày tôi đã sống. Tôi đặt bút viết những dòng cam kết giữ 5 giới và giữ im lặng suôt khóa thiền. Có một sự háo hức vô biên về những ngày sắp tới, tôi kéo chiếc vali lầm lũi đi tìm số thứ tự của mình sau khi gửi lại điện thoại, ví và mọi thứ có thể mua được bằng tiền. Một cảm giác tự do, bạn có thể hiểu được cảm giác đó không? Đó mới chỉ là buông bỏ tiền bạc và vật chất, mà ta đã thấy ta tự do biết nhường nào! Tôi ngã xuống giường với một cơn ngủ thật êm.

Đang miên man và mỏi nhừ, tiếng chuông ăn chiều vang lên làm tất cả chúng tôi tỉnh giấc, mọi người nối đuôi nhau xòe ô đi xuống nhà ăn, đi trong cơn mưa, im lặng, im lặng. Đấy là lần đầu tiên tôi ăn chung bàn với rất nhiều người mà mình không hề quen biết, nhìn thấy rất nhiều người nhưng chỉ biết là thế, không hề nhìn vào mắt nhau, tránh tất cả các loại tiếp xúc và giao tiếp. Thật kỳ lạ, tôi đã ăn những thìa cháo đầu tiên rất ngon lành. Có cần gì phải nói với nhau đâu nhỉ, bữa chiều vẫn rất ngon, thật hạnh phúc và bình an. Những lời nói... đôi khi làm bữa ăn của chúng ta trở nên mệt mỏi, và sẽ có những người rời khỏi bàn trước khi bữa ăn kết thúc, người ở lại cũng chẳng còn thấy ngon...Giá như trong đời sống chúng ta biết im lặng nhiều hơn, trân quý mỗi khoảnh khắc ở bên nhau hơn, bởi những lời nói sớm muộn gì cũng mang đến tổn thương...Ăn xong mỗi người tự mang bát của mình đi rửa, lại theo thứ tự, nối nhau, không ai nói với ai...

Chúng tôi bắt đầu bước chân lên thiền đường và giờ pháp thoại đầu tiên của buổi tối đầy bỡ ngỡ, những lời nói ấm áp của thầy dội vào những cái đầu non nớt một làn sóng ấm lan tỏa, nó thật an bình, an tâm và tĩnh mịch. Chúng tôi bắt đầu được dạy về việc quan sát hơi thở. Thật khác với những gì tôi tưởng tượng. Nó đơn giản hơn tôi nghĩ rất nhiều, không cần chú trọng xem mình ngồi theo tư thế gì, bất cứ cách ngồi nào mình thấy thật thoải mái và có thể ngồi lâu, cốt yếu là giữ tinh thần tỉnh thức... Chúng tôi bắt đầu như thế, cứ để mọi thứ tự nhiên như nó vốn là, đơn giản vô cùng, và cũng khó khăn vô cùng. Và giấc ngủ đầu tiên cũng an bình như thế, vào lúc 21h30, điều mà trước đó tôi khó mà nghĩ mình có thể làm được.

1. Ngày thứ nhất !

Choàng tỉnh dậy bằng ba hồi chuông, ánh đèn phòng, tiếng mọi người rục rịch, sột soạt, và tiếng mưa. Giờ chỉ có tiếng mưa này làm bạn, chỉ có mưa mà thôi. Tôi mặc cho mình bộ lễ đi chùa vừa vặn, xòe ô và lặng lẽ đi trong bóng tối. Trên đầu đèn vàng đã kịp rọi, nhưng nếu không để ý từng bước đi thì sẽ ngã rất dễ dàng. Tôi bắt đầu bằng những bước chân ý thức như thế, ý thức là mình đang đi, ý thức để mình không làm ngã chính mình.

Tôi lặng lẽ ngồi xuống chiếc tọa cụ, choàng khăn lên cho ấm. Không gian yên ắng, tĩnh mịch và trang nghiêm vô cùng. Tôi nhớ đến tựa đề một đoạn văn nào đó" Bước vào sự thinh lặng...". Ở đây chúng tôi gọi đó là "Sự im lặng thánh thiện". Sự im lặng quả thật rất thánh thiện. Tôi đã không thể nào hình dung và cảm nhận được sự thánh thiện đó nếu không phải chính tôi đang có mặt ở nơi đây. Tôi nhắm mắt và bắt đầu làm công việc của mình. Hàng trăm ý nghĩ bắt đầu len lỏi, chúng tìm đủ mọi cách nhen lên trong tâm trí tôi, những thứ làm tôi khóc, những điều làm trái tim tôi buốt nghẹn...tất cả ùa về. Tôi tự thấy hai hàng nước mắt chảy dài xuống má. Tôi khóc sao? Không được rồi. Tôi đang thiền cơ mà... Tôi gạt nước mắt làm lại, làm lại, và hàng chục lần như thế xảy ra trong giờ thiền đầu tiên...Chân tôi tê nhức và toàn thân mỏi dã dời...

Thiền sư bước vào thiền đường chừng lúc 5h30. Nhìn thấy ngài, tôi thấy an tâm hơn như được che chở, tôi tiếp tục vật lộn với cái tâm biếng nhác và yếu đuối của mình. Và mỗi một lần phát hiện ra tâm tôi đã đi lang thang, tôi lại trở về, bắt đầu lại, bắt đầu lại...Rồi một âm thanh lạ lẫm vang lên giữa bầu không khí tĩnh mịch làm tôi choàng mở mắt, nhận ra ánh sáng của ngày mới đã lên qua những ô vuông. Cho mãi đến sau này, tôi mới biết nó là những câu được viết thế này :

"...Sabbe sañkhãrã aniccãti, yadã paññãya passati,
Atha nibbindati dukkhe, esa maggo visuddhiyã..."

Phải nói thật là tôi chưa bao giờ biết tụng kinh, dù đã lên kế hoạch cho việc này hàng năm về trước. Tôi cũng chưa biết một mẩu chữ tiếng Pali nào, ngay cả khi nghe thấy các thiền sinh cũ nói Sa-đu, tôi mới biết đó chính là phát âm của từ Sādhu mà hàng ngày tôi vẫn nhìn thấy vô số trên facebook. Cảm giác lần đầu tiên nghe những lời tụng đó, trong một thiền đường trang nghiêm và thinh lặng vô cùng mới thật là thiêng liêng làm sao. Tôi hẳn đã không thể nào kiên nhẫn nghe những lời tụng này nếu tôi đang ở trong phòng riêng của mình. Tôi hẳn đã không thể nào ngồi liền 2h đồng hồ trong bóng tối mà chỉ ngồi yên, không làm gì hết, vào cái giờ mà hàng ngày tôi đang chìm sâu vào giấc ngủ, dù cho tôi vốn là người có quyết tâm và nghị lực nhiều thế nào đi nữa... Trong một giây phút rất ngắn, tôi tự thấy mình may mắn vì đang có mặt ở đây, điều mà tất cả những con người bận rộn và ngụy biện ngoài kia sẽ không bao giờ làm được, họ luôn có một ngàn lẻ lý do để thoái thác và từ chối, và rồi cứ điên đảo ngập tràn trong một cuộc sống không làm chủ được bình an và hạnh phúc của chính mình...

Thiền sư rời thiền đường. Tôi gấp tấm khăn để ngay ngắn trên bồ đoàn, lững thững bước ra cửa. Trời vẫn mưa và lạnh, tôi bước những bước đầu tiên đầy hạnh phúc. Bạn có thể hiểu được cảm giác hạnh phúc của một người ngồi liền 2h đồng hồ trong phòng tối đến mức thân đau ê ẩm khi bước ra ánh sáng với một bầu trời mát trong không? Bạn phải ngồi như thế thì mới có thể thấu hiểu sự hạnh phúc. Và thật kỳ diệu, tôi bắt đầu nhìn thấy một bông hoa xấu hổ, màu tím nhạt, lá xanh rì, còn ướt đẫm sương đêm. Đột nhiên trong ký ức tôi dội về một câu chuyện trong cuốn "Trái tim thiền tập". Có một vị sư nói ông thực tập thiền chỉ để cảm nhận được vẻ đẹp của một bông hoa lẻ loi bên đường mà không ai chú ý... Tôi đúng là đang sống trong hạnh phúc của vị thiền sư đó, thứ hạnh phúc mà trước đây, dù đọc bao nhiêu sách về thiền quán, tôi vẫn không thể hiểu tại sao nó lại là hạnh phúc. Tôi chỉ biết những người ngồi thiền có những câu văn rất hay, có một tâm hồn vô cùng nhạy cảm, sáng tạo, tinh tế và sâu sắc. Ngay cả Steve Jobs cũng vậy, nhưng tôi không thể hiểu thiền là cái gì, tại sao nó lại có công năng lớn đến như vậy...

Tôi bước đi rất chậm, âm ỉ cảm nhận sự sung sướng và hạnh phúc của một kẻ mới được tự do. Mưa vẫn ở đó làm bạn nhưng tôi chẳng hề sợ ướt, cũng chẳng hề ghét bỏ. Tôi vốn chỉ thích mùa hè và nắng, trước đây tôi rất ghét mưa, tôi cũng chẳng bao giờ biết dùng ô nữa. Vậy mà sớm nay, tôi bình yên với chiếc ô của mình, màu hồng rất đẹp, bước những bước nhỏ và chậm rãi, vừa đi vừa hít hà hương buổi sớm, hương tinh khôi và cảm nhận đôi chân của mình rảo bước trên con đường nhỏ nhỏ, những cánh hoa bỏng nhỏ li ti hai bên ven đường... Tôi hẳn đã không bao giờ để ý đến chúng nếu tôi đang ở ngoài cuộc sống hối hả kia...

Bữa sáng đầu tiên là xôi lạc, sữa đậu nành, trà nóng, ngũ cốc, rất nhiều G7 và Nescafe... Thật là thích, còn gì bằng một sáng yên bình với một tách cafe/ trà nóng và nhâm nhi bữa sáng chẳng hề lo toan, chẳng phiền muộn, cũng chẳng hề vội vã. Chung quanh đều là những người giống tôi. Không gian vẫn im lặng như thế, chỉ có tiếng mưa rả rích như một bản nhạc không lời, trong suốt và thánh thiện. Một sự im lặng nhiệm màu, tôi thấy thật bình yên... Tan giờ ăn tôi lại đi những bước đi thật chậm dưới cái ô của mình trở về phòng nghỉ. Trên hàng cây ven đường tôi bắt đầu nhìn thấy thật nhiều những chú ốc sên nằm lim dim trên lá bỏng, ngủ ngoan lành. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy nhiều ốc sên nhỏ như vậy, chúng chỉ bằng đầu ngón tay hoặc nhỏ hơn, ngủ rất hiền ngoan...

Giấc ngủ ngắn ập đến sau khi về phòng và bị đánh thức bởi tiếng chuông của giờ thiền chính khóa. Một ngày thiền thực sự bắt đầu. Cuộc chiến tranh trong tâm tôi lại tiếp tục bùng nổ, đôi khi tôi thấy rất rõ mặt mình nóng ran lên, tim đập nhanh và hỗn loạn... Hẳn là lúc đó tôi đang rất tức giận, rồi lại quay về với hơi thở của mình, quay về, quay về... Lời của thầy vẫn đầm ấm trên cao: "Hãy làm việc chăm chỉ, cần mẫn, nghiêm túc, bạn chắc chắn sẽ thành công, chắc chắn sẽ thành công..."

Lời nhắc ấy theo chúng tôi suốt khóa học và ở bên cạnh chúng tôi mỗi lúc chỉ trực đổ gục xuống và toàn thân tê nhức...

2. Ngày thứ 2

Tôi bắt đầu ngày mới vào lúc 4h15, sau 1 ngày đánh vật với cái tâm bất trị, tâm tôi trở nên vô cùng bén nhạy với nỗi đau. Tôi ngồi xuống bồ đoàn và nhắm mắt. Trong một bầu không khí tĩnh mịch, chỉ có một mình ta với ta, thế giới trong tôi hiện lên rõ rệt như dòng suối đổ ào về thực tại mà mình phải đối mặt, không còn cách nào khác. Tất cả những tổn thương tôi từng trải qua, tất cả những thất bại tôi từng nếm vị, tất cả những lời mắng nhiếc tôi phải nhận về, và những cảm giác uất ức không thể nào thốt lên thành tiếng... Chúng xoay vần và làm thân tôi nóng ran và tâm tôi như điên loạn. Nhưng rồi tôi lại nhớ lời thầy: Đó là điều tất nhiên. Vết thương đã bị bong ra, bị khơi ra làm cho chảy máu và mưng mủ, cuộc giải phẫu thực sự đã bắt đầu... Phải, đau là tất nhiên thôi! Tôi chỉ đơn giản nghĩ đó là việc phải xảy ra, vậy ta đối mặt với nó, can đảm và vui vẻ đối mặt với nó, ta quan sát tâm mình xem nó đang làm gì và thân ta cảm thấy thế nào... Lúc này tôi mới thật sự thấy cần phải hết sức can đảm mới có thể dám nhìn thẳng vào tâm của mình, quan sát nỗi đau của chính mình, mà không phản ứng gì hết. Chỉ quan sát, chỉ quan sát... Thật may, tôi vốn là một kẻ không hèn nhát. Chỉ có điều, chỉ như thế thôi là không đủ.

Trước giờ tôi chưa từng thấy mình ở trạng thái thiền thực sự, cũng chưa bao giờ học thiền nghiêm túc với sự quyết tâm cao như thế. Vậy mà tôi thậm chí không ngồi được trọn vẹn một bài kinh buổi sáng. Đôi lúc tôi rất lấy làm đau khổ về sự yếu kém của mình, nhưng rồi những lời từ bi của thầy làm tôi tan biến cảm giác thất vọng về bản thân rất nhanh. Ta không ghét bỏ bó, không chán nản nó, mỗi khi nhận ra tâm ta đã đi lang thang, chỉ cần mỉm cười và bắt đầu lại, bắt đầu lại ...

Start... again... !!!
Cứ thế, tâm của tôi cũng dần thay đổi những lối mòn...

3. Chiếc ô CỦA TÔI đâu ?

Giờ pháp thoại tối hôm trước bắt đầu với cái Tôi và Của Tôi, ngọn nguồn của mọi đau khổ. Chúng tôi được dạy về việc vứt bỏ cái bản ngã của mình để tránh những điều ngộ nhận, tránh một cái thấy sai lầm về Tôi, Của Tôi. Tôi vẫn nhớ như in, từng câu chữ của thầy như cắt gọt vào tận tâm can nỗi đau khổ sâu thăm thẳm trong tôi. Hẳn là tôi sẽ không đau khổ nếu tôi chỉ là một con bé ngu ngốc, xấu xí, thất bại, thất học, nghèo nàn, hèn nhát và thiếu hiểu biết...Tôi đau khổ vì tôi nghĩ mình không phải kẻ đó, nên bất hạnh sao có thể xảy ra với mình. Và nữa, những thứ "của mình"... Miên man trong dòng suy nghĩ về bài pháp thoại, tôi bắt đầu ngồi vào bàn ăn nhìn láo liêng. Và lạ chưa, tôi không nhìn thấy chiếc ô của mình đâu nữa. Có chuyện gì xảy ra thế nhỉ? Ô của tôi đâu? Ai đó đã cầm nhầm ? Tại sao ở đây mà vẫn có kẻ làm việc đó nhỉ? Tôi phải sống thế nào suốt khóa học nếu không có chiếc ô đó? Chắc hẳn thời tiết sẽ còn mưa hàng tuần trời... Tôi vừa ăn vừa nghĩ cách tìm lại nó. Mình sẽ làm thế nào nhỉ, nói với ban quản lý, hay về phòng rồi...phá giới im lặng... Rồi tôi hoàn tất bữa ăn, thất vọng đi ra rửa bát rồi úp lên kệ. Lạ chưa, chiếc ô của tôi đã được gấp ngay ngắn đựng trong chiếc giỏ cho gọn ở ngay cửa ra vào. Tôi trố mắt nhìn và tự phì cười chính mình. Giờ pháp thoại hôm qua thầy cũng kể về một người y như thế, vậy mà ngay lúc này, chính tôi đã trải nghiệm cái "Của Tôi" phi lý ấy. Mặc dù đã nghe rất nhiều kinh nghiệm nhưng khi chính mình trải nghiệm mới thấy mình thật khờ khạo và điên rồ. Vì mải miết chiếc ô, tôi đã chẳng nhớ ăn cái gì bữa sáng đó. Bữa ăn đó đã trôi đi và không cách nào quay lại, còn tôi lo lắng phỏng có ích gì đâu ?

Nếu có thuốc thì nghĩ làm gì
Còn không có thuốc lo nghĩ phỏng ích gì ?

(còn nữa)
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Chủ nhật Tháng 12 21, 2014 8:45 am

Hồi ký khóa thiền 10 ngày.
(Tiếp theo)

4. Vipassana - Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến !

Sau 3 ngày học Anapana, chúng tôi thực sự được tiếp cận Vipassana. Tôi nhớ một giai thoại trong một bộ phim về võ thuật, cả 1 tuần đầu sư phụ chỉ bảo cậu đệ tử học 1 điều duy nhất: vứt chiếc áo xuống và nhặt chiếc áo lên, vứt xuống nhặt lên... cứ làm như thế ngày này qua ngày khác. Cậu học trò đến một lúc không thể chịu đựng được công việc nhàm chán đó suýt nữa đã bỏ về, nhưng mãi về sau cậu mới biết đó chính là những thế võ đầu tiên. Chúng tôi cũng vậy, suốt 3 ngày chỉ học việc quan sát hơi thở ra vào, tôi đã làm nó thành thục đến nỗi nhận biết được cả hơi thở ra vào bên trái hay bên phải, chạm ở đâu trong mũi của mình, và những rung chuyển vi tế nhất dưới mũi... Ta phải làm những việc đầu tiên vô cùng thành thục và kiên nhẫn thì mới có thể bước chân đến những bước tiếp theo.

Bỗng nhiên tôi càng thấm thía hơn chân lý của sự kiên nhẫn trong cuộc sống này, có lẽ kẻ nào mới bắt đầu đi những bước đi đầu tiên đã muốn bỏ cuộc và thoái lui vì vô vàn những lý do của bản thân, kẻ đó suốt đời chỉ sống trong nuối tiếc và hối hận, chẳng bao giờ có thể biết được hạnh phúc lớn lao khi đi đến tận cùng một con đường.

Tôi được dạy rằng, với tất cả những cảm giác mình gặp phải, dù dễ chịu hay khó chịu đến đâu, ta cũng chỉ quan sát nó, chỉ quan sát mà không phản ứng gì hết. Bởi ngay khi ta phản ứng lại với các cảm giác này, ta lập tức tạo ra sankhara (nghiệp) và bị bị dính mắc vào nó, phiền não và ham muốn cũng từ đó sinh ra và làm ta đau khổ. Tôi cũng được dạy rằng, ta sẽ không bị trừng phạt nếu ta chỉ dừng lại ở suy nghĩ, dù là một ý nghĩ không tốt đẹp nhưng nếu ta không biến nó thành hành động thì ta cũng không phải chịu trách nhiệm với hành vi đó. Và các cảm giác này, theo bản tính tự nhiên và quy luật, khi ta không chiến đấu, không trả đũa, không phẫn nộ, không uất hận, không si mê... nghĩa là chúng sinh ra mà không được nuôi lớn, chúng sẽ thất bại, tan rã và bị trừ tuyệt hoàn toàn. Hiểu được Vô thường, ta giữ tâm quân bình với mọi cảm giác, dù là dễ chịu hay khó chịu, dù là hạnh phúc hay khổ đau... Ta ý thức được tất cả mọi cảm giác, nhưng không phản ứng, không thắt những nút rối bằng ham muốn hoặc ghét bỏ, không tạo ra đau khổ cho chính mình. Thôi không tham ái, thôi không sân hận, phiền não trong quá khứ mất đi, từ giờ trở đi ta thực tập cách không phản ứng, nghĩa là không tạo nghiệp, vậy chỉ còn tâm ta bình an. Đó chính là quá trình thanh lọc tâm mà từ trước đến giờ tôi chưa bao giờ hiểu làm sao tâm có thể thanh lọc...

Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến, chính là đây !

Vipassana đã dạy chúng tôi nghệ thuật chết bằng cách học nghệ thuật sống. Chúng ta sống như thế nào thì sẽ chết như vậy mà thôi... Chúng ta bắt đầu xây nền móng từ việc giữ Giới luật (Sīla), rồi học thiền Anapana/ Vipassana để thực hành Định (Samādhi) và từ đó Tuệ giác (Paññā) phát triển, đó là những bước đầu tiên của một người giác ngộ.

Một người mang món quà đến tặng, nếu ta không nhận thì món quà sẽ quay trở về với người ấy, vậy hạnh phúc hay khổ đau có phải do người khác mang đến cho ta chăng? Chúng ta quen với việc nhận quà, nếu món quà là những điều ta ưa thích, ta liền cho đó là hạnh phúc, còn những gì ta không thích, ta cảm thấy khổ đau. Thực ra chúng ta đã luôn nhận món quà từ người khác mà không biết rằng chính sự nhận về của mình mới là nguyên nhân gây ra tất cả mọi cảm giác. Cũng vậy, mọi hành vi trong cuộc sống của ta đều do chính ta quyết định, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Vì vô minh, ta luôn than trách số phận và người khác, trong khi chẳng bao giờ nghĩ chính mình mới là người quyết định sẽ nhận lấy hay buông bỏ. Tôi bắt đầu hiểu chân thật và sâu sắc cái câu nói mà hàng ngày mình vẫn nghe nhưng chỉ nghĩ đó là lý thuyết, rằng sướng khổ tại tâm. Tôi tự cho mình là kẻ có học nên không có đức tin mù quáng mà chỉ có sự chứng nghiệm của bản thân, và tôi đã nghĩ hạnh phúc làm sao có thể tại tâm, có đôi chút gì đó phụ thuộc vào may mắn và người khác chứ? Nhưng cho đến giờ, tôi mới nhận ra, chúng ta là nguyên nhân gây ra hạnh phúc và khổ đau cho chính chúng ta, 100% chứ không phải là 80% như lúc đầu tôi nghĩ.

5. Để làm gì, em biết không?

Từng sự thật cứ thế được phơi bày và sáng tỏ khi tôi ngồi thiền. Rất đáng nhớ là tôi cảm nhận được sự đau nhức từ con tim. Tôi vốn không hề có tiền sử bệnh tim hay bất kỳ một loại bệnh tật gì, thậm chí chưa từng trải qua nỗi đau thân xác nào hết, vậy mà khi ngồi thiền, toàn thân tôi đau buốt. Tôi cảm nhận rõ bên trong cơ thể mình có những điều bất ổn. Có lẽ nếu cứ tiếp tục sống như tôi từng sống, tôi sẽ sớm bị bệnh mà thôi. Bệnh tật có lẽ được sinh ra một phần từ phiền não. Có những lúc tim tôi đập thật mạnh rồi loạn nhịp, đầu tôi chỉ muốn nổ tung. Có những lúc tôi đã không thể giữ được bình tâm, thất bại để mặc tâm quay về một ngõ ngách phiền muộn nào đó, nhìn thật sâu vào đó, quan sát xem mình đang cảm thấy gì, cảm giác đó sinh khởi thế nào, diễn biến ra sao rồi kết thúc. Nhưng luôn ý thức rằng mình chỉ quan sát...Trong một suy tưởng rất sâu, tôi bỗng nhiên nhớ đến một câu hát của Trịnh Công Sơn...

Hãy nghiêng đời xuống nhìn suốt một mối tình... Chỉ lặng nhìn, không nói năng...

Để buốt trái tim...

Có phải nhạc sĩ cũng đã ngồi thiền như tôi, chỉ lặng nhìn và quan sát, để thấu hiểu, để nhói buốt... mà không làm gì cả. Không làm gì cả. Rồi thế, tất cả sẽ qua đi.

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì, em biết không?
Để gió cuốn đi..

Ra vậy đấy, để gió cuốn đi, chỉ để gió cuốn đi mà thôi !

Tôi quả thật chưa bao giờ hiểu sâu sắc từng lời bài hát ấy như vậy. Tôi cứ nghĩ ta sống ngay thẳng, thật thà, cố gắng cho đi mọi điều tốt nhất bằng cả tấm lòng của mình, vậy mà thứ ta nhận về chỉ có thất vọng và buồn đau, có bất công quá không? Nhưng giờ, tôi nhận ra mình không cần đền đáp lại bất cứ một điều gì, dù cho đó có là thứ tôi lầm lẫn là hạnh phúc trước đây. Trong tôi không hề có một niềm mong cầu nào hết. Tất cả những gì tôi làm lúc này, là nuôi dưỡng một bình yên... Tôi tập trung vào chính tâm của mình để tìm thấy chỗ nương tựa, tìm thấy an lạc, tìm thấy hạnh phúc, mà không mong đợi phải đến lúc nào, phải làm được điều gì hay phải gặp được ai... Cảm giác này thật sự rất an lạc và hạnh phúc, và có vậy tôi mới có thể đem sự thanh thản và hạnh phúc ban rải sang người khác. Đó chẳng phải là điều tôi luôn muốn mang đến cho sự sống này sao? Tôi hiểu hơn câu nói "Người ta không thể nào đem cho người khác thứ mà họ không hề có". Thật kì diệu, Vậy ra mọi thứ tôi cảm nhận được trong suốt quãng đời đã sống chỉ toàn là lý thuyết mà thôi !

Để gió cuốn đi! Đó thật sự là một cảm nghiệm và thấu hiểu sâu sắc nhất về cuộc đời mà tôi cuối cùng đã hiểu.

6. Thiền Adhitthāna - Đóa hoa vô thường!

Một ngày chúng tôi có 3 giờ thiền với tư thế này, đó là 3 giờ thiền với lòng cương quyết, quyết tâm không thay đổi thế ngồi, quyết tâm không mở mắt, quyết tâm không để tâm lang thang, chỉ quan sát, chỉ quan sát... với sự thấu hiểu về Vô thường và giữ tâm quân bình, bình thản... Đó thật sự là một thử thách với tôi, vì dù rất cố gắng, tôi chỉ ngồi được 30 phút là chân tê nhức không thể giữ yên, và tâm bắt đầu phóng đi khỏi việc quán niệm hơi thở... Ngày thứ 5 và ngày thứ 6 đều vậy, tôi vẫn phải đổi chân đến 3, 4 lần trong mỗi giờ thiền...

Ngày thứ 7,

Tôi lên thiền đường lúc 4h30 sáng, chăm chú, cần mẫn và yên lặng... nhưng 30 phút trôi qua, đầu tôi bắt đầu nổ tung và chân tôi đau nhức, chẳng còn cảm thấy gì nữa. Tay tôi tê như kim châm và người chỉ muốn đổ gục xuống. Dù cố gắng thay đổi thế ngồi nhiều lần, thậm chí dựng đôi mắt lên và làm một vài động tác thể dục, cuối cùng, tôi đầu hàng và bước ra khỏi thiền đường trong sự bất lực và thân tâm nặng trĩu...

Tôi rời khỏi nhà ăn, đi từng bước nhỏ rất chậm. Hẳn là tôi đã sai ở đâu đó nên không làm được... Những suy nghĩ đó làm đầu tôi bắt đầu căng thẳng... Tôi chẳng buồn đi ngủ mà lững đững dạo quanh các con đường. Bước chân ra hồ súng nhỏ, tôi ngồi thừ ở đó và tận hưởng không khí trong lành buổi sáng mùa thu sau cơn mưa...

Tôi ngồi ra cái cột gạch giữa hồ như thể người ta thường thấy các thiền sư công phu giữa thiên nhiên, vô cùng an nhiên và tự tại. Bất chợt, tôi nhìn thấy rất nhiều nụ súng bé nhỏ nằm sâu dưới nước, thậm chí dưới vũng bùn, chúng đã không thể nở thành hoa... Một sự đau xót lóe lên trong tôi. Những nụ hoa súng đó không may sinh ra và gặp mưa bão, chưa kịp nở thành hoa đã vội chết vùi. Mẹ nó (thân cây) hay anh chị em, bạn bè, hàng xóm (quần thể hoa súng đó) có buồn không nhỉ? Đời sống quả thật vô thường, nếu là con người hẳn người ta sẽ đau lòng lắm khi chứng kiến cảnh một đứa trẻ không may lìa đời sớm... Tôi đột nhiên thấy thật ra có khác gì nhau đâu, chỉ là cây không biết nói mà thôi. Tôi lại nhìn khắp hồ súng và thấy có 3 bông hoa màu hồng tím nở xòe thật rực rỡ, ba bông hoa làm bừng sáng cả một hồ súng sau cơn mưa... Tôi chưa bao giờ thấy hoa súng đẹp như vậy, trong vắt và tinh khiết, dù mọc lên từ những lớp rác bùn. Một đời hoa súng kéo dài bao lâu, hôm nay là hoa, vài ngày sau đã thành rác, có những nụ hoa chưa kịp nở đã chết vùi, có những đời hoa sống trọn hết một đời khoe sắc. Những bông hoa sinh ra chỉ để nở đẹp mà thôi, và với tất cả sức sống mãnh liệt, chúng vươn lên và nở hoa rực rỡ... Giây phút ấy in thật sâu trong tâm trí tôi. Sức sống mãnh liệt của ba bông hoa súng giữa những ngày mưa bão thật sự đã khiến tôi quay về nhìn lại chính mình: phải chăng ta chẳng bằng một bông súng bé nhỏ? Tôi tự nhiên nhớ ra tiêu đề một cuốn sách thiền rất hay của thiền sư Ajahn Chah " Chỉ là một cội cây". Thì ra là vậy, vậy mà ta vẫn tự cho mình là hiểu biết ư, nghị lực ư, mạnh mẽ ư, quyết tâm ư? Ta đã làm chi đời ta vậy?

Bất kể ta đã sai lầm như thế nào, ngay khi hiểu ra, ta hãy mỉm cười và bắt đầu lại.
Ta bắt đầu lại... với tất cả lòng quyết tâm.

Thật kỳ lạ, giờ thiền ngay sau đó tôi thấy mình quan sát khắp thân được 3 vòng thì chân tôi bắt đầu tê nhức. Theo thói quen tôi sẽ chịu đựng khoảng 5-10 phút nữa và đổi thế ngồi. Nhưng lần này tôi nghĩ, ta cứ quan sát nó xem sao, đau thì đã sao, ta cứ bình tâm quan sát toàn cơ thể, không chú ý riêng đến cái chân đau đó nữa. Và tôi mặc kệ cái chân đau, cứ làm công việc của mình, thêm 3 vòng nữa thì tiếng tụng kinh quen thuộc của thầy vang lên, tôi cũng không để tâm đến việc bao giờ kết thúc giờ thiền mà tiếp tục hành thiền cho đến khi tiếng chuông xả thiền vang lên, các bạn thiền sinh cũ đồng thanh "Sādhu". Tôi cúi gập người rồi khẽ mở mắt và đứng dậy. Đó là lần đầu tiên tôi hoàn thành giờ thiền Adhiṭṭhāna, với sự trợ giúp từ ba bông súng bé nhỏ - những đóa hoa vô thường !

Vô thường ! Ở một góc nào đó chính nhờ nó mà chúng ta thực sự biết quyết tâm...Và thiên nhiên vẫn luôn có mặt ở đó để thay đổi ta, chỉ cần ta biết dừng lại để thấu hiểu thông điệp đó mà thôi.

7. Năm phút nhiệm màu !

Giữa những giờ thiền chúng tôi chỉ được nghỉ 5 phút, thật kỳ lạ, tôi có thể đi bộ từ thiền đường về phòng nghỉ, làm các việc vệ sinh, uống nước, ngả lưng trong vài phút, đi dạo quanh khu vực thiền sinh nữ, đôi khi là ra giữa hồ súng ngắm những bông hoa đẹp đẽ. Khoảng thời gian ngắn ngủi đó có thể làm lành hết những nhức mỏi trong thân để lấy về một sức thiền mới mẻ. Thế mà trước đây tôi luôn nghĩ 5 phút chẳng thể làm nên điều gì... Đôi khi ngại đợi 2 phút đèn đỏ mà tôi quành xe sang hướng khác. Thật là xấu hổ ! Khi ta biết trân quý từng khoảnh khắc nhỏ trong cuộc sống này mới thấy được mỗi giây phút qua đi đều quý giá biết bao nhiêu. Hồ súng của 3 ngày cuối cùng nở bung một màu hồng tím ngắt, đó là 3 ngày chúng tôi không cần dùng đến ô. Ánh nắng vàng hắt xuyên qua ngọn thông, nhuộm lên màu lá xanh một nét vàng ấm áp. Tôi từng rất nuối tiếc vì mình đã không kịp tham gia khóa thiền từ hồi tháng Tư, nhưng giờ lại thấy, được học thiền giữa những ngày tháng 9 mùa thu cũng là một may mắn và hạnh phúc vô bờ. Bất cứ cái gì đi qua và xảy đến có lẽ đều có cơ duyên của nó. Cũng giống như cơ duyên tôi đến với khóa thiền này, trong một dịp vào email cũ để xóa vĩnh viễn cái email đó, thì thấy thư chấp thuận từ ban tổ chức mới được gửi cách đó vài giây, trước đó nhiều ngày tôi đã nhận được phản hồi chờ cho khoá tiếp theo. Bỗng dưng tôi nhớ lại lời nguyện cầu tha thiết của mình khi đi chùa Hương hồi đầu năm "Xin chỉ cho con một con đường...". Lúc đó tôi chẳng biết phải tiếp tục cuộc sống này ra sao, tất cả mù mờ và bất an, sợ sệt khắp mọi ngõ ngách của suy nghĩ... Vậy đấy, chỉ một con đường mà thôi, phải chăng Phật đã nghe thấy lời tôi ?

8. Ăn cơm chánh niệm

Tôi vốn ăn không nhiều và rất mau chán. Ở nhà tôi khá cầu kỳ trong việc ăn uống, đi ra ngoài thì chẳng mấy khi ăn được quá lưng bát cơm, một nửa tô mỳ gói... Cũng có thể vì thế mà tôi rất gầy, nhưng bù lại tôi luôn ý thức được rằng phải ăn để sống. Ý thức được sức khoẻ, mỗi giờ ăn tôi đều đến sớm, gắp một khay thức ăn đầy và chăm chú ăn nhanh để còn về phòng nghỉ. Tôi luôn cố gắng đến sớm và ăn nhanh, mặc kệ các bạn đồng tu đến muộn và khay của các bạn chỉ bằng 1/2, 1/3 của tôi. Tôi nghĩ bụng, có thể họ hấp thụ tốt, đó là việc của họ, tôi chẳng mấy khi quan tâm đến đám đông, chỉ luôn tập trung vào chính mình và những việc mình đang làm.... Nhưng mọi việc bắt đầu thay đổi vào ngày thứ 6.

Đó là ngày tôi bắt đầu suy nghĩ về việc không ngồi được thế Adhiṭṭhāna, tâm tôi không tập trung và thường xuyên bị phóng đi theo những cảm giác khó chịu từ thân và cứ thế cái thói quen xưa cũ của tâm lại đưa tôi về những khoảnh khắc đau khổ. Tôi bắt đầu suy nghĩ... Bữa trưa của ngày thứ 6, tôi đến muộn, đứng gần cuối hàng, và đến lượt tôi thì khay thức ăn không còn phong phú như những bữa trước tôi thường thấy. "Ồ những người đến sau thiệt thòi vậy sao". Mặc dầu vậy tôi vẫn lấy đầy một khay và bắt đầu ngồi ăn chậm rãi. Cũng có thể là vào ngày thứ 6, việc ăn nhanh với nhiều món ăn mình chưa quen là hoàn toàn không dễ, nhưng ý thức về việc phải ăn để sống luôn thường trực trong tâm tôi. Đi học thiền mà bị tụt huyết áp thì còn gì tệ hơn nữa, hãy xem lại xem ta có công đức gì mà được nhận thức ăn này, đó là lòng tốt của những người đang chăm sóc và hết lòng cho ta bớt khổ, họ đã rời bỏ cả gia đình và công việc để đến đây phục vụ mà không nhận lại bất cứ thứ gì, đó là một sự hy sinh vô vị lợi...

Ý thức vào việc mình đang ăn giúp tôi ăn từng thìa cơm rất chậm và nuốt, thìa nào cũng vậy, và thật kỳ lạ, những loại rau củ xưa nay tôi chẳng hề thích chút nào thì bỗng dưng trở nên ngon hơn nhờ vào việc ăn cơm với chánh niệm. Tôi vốn dĩ không ưa đồ ngọt, chẳng bao giờ ăn sắn, và bình thường nếu ai đưa cho tôi cái gì như vậy tôi sẽ từ chối ngay, nhưng ở đây thì khác... Tôi đã ăn từng thìa chè ngọt rất chậm, cảm nhận rõ rệt vị ngọt thơm tan trong miệng và ngon lành làm sao... Tôi uống trà và kết thúc bữa ăn như thế. Dọc đường về tôi nghĩ, ta vào đây là để tu tập chứ đâu phải tranh đấu hơn thua, đâu cần phải luôn đứng top đầu trong mỗi giờ ăn để các khay thức ăn luôn đầy, đâu cần phải là người đầu tiên rời bàn ăn để về phòng ngủ, ta cũng muốn lùi lại cuối hàng để các bạn khác yếu đuối hơn sẽ được ăn nhiều hơn... Ta làm mọi việc với chánh niệm, chậm rãi thì đã sao, ta chẳng tranh đấu với ai hết... Và từ ngày đó, tôi chẳng còn ăn nhanh, cũng chẳng còn về nhanh. Làm mọi việc một cách từ tốn và chậm rãi, đôi khi khiến cho ta không cần phải nghỉ ngơi nữa, vì tất cả những việc ta làm, đó chính là nghỉ ngơi, đó chính là rong chơi. Tôi ít về phòng nằm hơn trong những giờ nghỉ mà hay tha thẩn quanh hồ súng...

Thiên nhiên tự nó biết dạy ta rất nhiều điều, trong đó có những giây phút bình yên ngắm hoa bên hồ, chẳng cần bận lòng chi hết ngoài kia. Cuộc sống vẫn luôn là cuộc sống thì cần chi hối hả để quay về hay ra đi. Tôi nhận ra hạnh phúc chính ở nơi mình đang ngồi như thế. Và từ năm nay trở đi, có những ngày được trở về ngồi với hoa và nước, như Sư ông trở về ngồi với mây và núi, độc cư và tĩnh lặng, tôi thấy lòng bình thản biết bao nhiêu. Trước giờ tôi nghe nói trí tuệ trưởng thành trong tĩnh lặng, mà đến giờ tôi mới thực sự hiểu... Nếu tôi cứ bon chen và lo âu ở ngoài kia mà không dám bước chậm lại, hoặc không chịu ngồi yên, làm sao tôi có thể trở về để thấy, một cái thấy thật bao la...

9. Không thể nào cô đơn

Tôi vốn xuất thân từ một gia đình không hề có truyền thống tôn giáo. Tuổi thơ và những ngày tháng tuổi trẻ của tôi cũng như bao người, tôi cũng lớn lên cùng hoài bão, ý chí, tham vọng và tranh đấu. Cách đây 2 năm tôi vẫn luôn cho rằng chỉ có người già mới có thời gian đi chùa và đọc kinh, và việc hành thiền là việc của các thiền sư... Bây giờ, tôi cũng mới chỉ dám dừng lại một chút thôi, để trở về nương tựa chính mình. Tôi từng đi rất nhiều, thành công và thất bại cũng không ít, tiền bạc có rồi ra đi, bạn bè đến và đi hết lượt, tôi cũng là một con mọt sách có tiếng...Nhưng tận trong sâu thẳm tôi sâu sắc nhận ra mình thật sự rất cô đơn. Tôi luôn dao động, không làm chủ được tâm tính của mình, thiếu kiên nhẫn, lười biếng... Những thói quen xấu này khiến tôi phải hối hận về vô số điều đã xảy ra trong cuộc sống, tôi không thể nào nương tựa vào bất kỳ ai hay cái gì được....Và thế, tôi tự thấy mình là 1 kẻ đầy rẫy đau khổ, dù người đời không hề nhìn thấy, chỉ có tôi quá hiểu chính mình...

Tôi mong tìm lại chân lý cuộc đời, tìm lại tình thương với cuộc sống, tìm lại những ngày tháng bình yên và thanh thản như thời còn ấu thơ, những ngày hạnh phúc nhất... Tôi đã bắt đầu bằng một mong ước giản dị như thế. Và hôm nay, tôi có mặt trong đoàn người im lặng này, mỗi người cầm trên tay một chiếc ô, cần mẫn đi những bước đi nhỏ, nối đuôi nhau trong cơn mưa thu rả rích se lạnh. Mỗi người đều chăm chú với bước đi của mình, dù họ là một cô gái trẻ hay một bác trung niên, dù họ có ngoại hình hiền lành hay ngổ ngáo, dù họ chỉ có những công việc và chức vụ nhỏ bé hay đã có những thành đạt lớn lao trong xã hội... Tất cả đều có mặt ở đây... Tôi chợt hiểu ra một điều bình thường, đau khổ và phiền muộn... đâu là của riêng ai. Và tôi cũng chỉ là một con người bé nhỏ đi trong hàng người yên lặng đó. Trong tôi bắt đầu nhen lên tình thương với tất cả mọi người, dù là ai đi chăng nữa, dù cá tính nào đi chăng nữa, chúng tôi cũng chỉ là một thân phận mỏng manh trong cõi ta bà này. Tôi bất giác nhớ lại câu chuyện của thầy Thường Minh khi kể về lý do trở thành một tu sĩ, nó bắt đầu chính là từ hình ảnh mà tôi đang góp nhặt ..."Hình ảnh đoàn người với áo nâu đi như một dòng sông đã đánh thẳng vào tim tôi như tia sét, khơi dậy ngọn lửa “tánh Bụt” trong tôi mà tôi không ngờ là mình có được và có công năng phá tan ngọn núi ăn chơi dục lạc, mở một đường khác cho tôi đi..."

Tôi cũng nhớ lại cuốn sách tình cờ mua được ở một thiền viện, dù bản thân học được rất ít từ nơi ấy nhưng nó lại chính là một hạt mầm đưa tôi đến ngày hôm nay. Cuốn sách "Một hạnh phúc không đổi thay" của thầy Nguyễn Duy Nhiên...Tôi gọi là thầy vì chính những cuốn sách của thầy đã gợi trong tôi mong ước về hạnh phúc của một người với manh chiếu thiền mỗi tối. Thầy viết "Hạnh phúc sao khi cõi ta bà này đột nhiên biến thành tịnh độ! Đi với một tăng thân nhiều chánh niệm, con đường tôi đã bước qua biết bao nhiêu lần giờ phút này chợt nhiên bừng sáng dậy. Những chiếc lá như xanh hơn, nắng ấm hơn, trời cao hơn, mây trắng hơn, hạnh phúc chừng như gần gũi hơn, và cát bụi nơi này cũng trở nên thanh tịnh hơn..."

Nhiều người hỏi tôi, làm sao sống mà chẳng cần đi ra đường bạn bè trò chuyện mỗi tối, chẳng bạn khác phái, chẳng xem phim, chẳng tiểu thuyết, chẳng đọc tin tức, sống vậy chẳng cô đơn sao, vì sao vậy? Vì tôi đã đi loanh quanh quá nhiều, chẳng ích gì cả. Cô đơn thì đã sao? Giờ tôi thấy thấm thía thời gian, thấm thía sức khỏe, thấm thía vô thường... Nếu nói và làm mà không ích lợi gì thì thà im lặng và không làm gì hết. Ai chẳng có thể đi ra đường, ai chẳng có thể nói những điều họ muốn nói mà không cần phải uốn lưỡi, còn tôi học cách dừng lại và im lặng. Ở cuốn sách này tôi bắt gặp câu trả lời cho chính mình...

"Cô đơn cũng chỉ là một ý niệm mà thôi. Tôi thấy, chúng ta tuy sống giữa phố thị ồn ào và náo nhiệt, tuy ta không bao giờ một mình (alone), nhưng chúng ta có thể rất cảm thấy cô đơn (lonely). Chúng ta cô đơn trong những muộn phiền và khó khăn riêng tư của chính mình. Có ai là biết và có ai là thật sự hiểu ta! Và nếu ta không có khả năng cởi mở được với những gì đang có mặt chung quanh mình, thì ở đâu cũng vậy thôi, ta sẽ cảm thấy cô đơn lắm. Nơi tôi về thật may mắn, tôi có một thiên nhiên tươi mát và có một tăng thân, tôi không thể nào cô đơn...."

10. Thiền tâm từ (mettā) - Tìm trong vô thường có đôi dòng kinh...

Ngày thứ 10,

Tôi thấy mình khác với mọi người chung quanh, tôi bình thản lúc đến và sắp kết thúc vẫn thản nhiên như thế. Tôi không chờ đợi, không mong cầu ngày về. Tôi vẫn bước đi những bước thật chậm bởi biết rằng sự sống này chỉ có mặt khi chúng ta dám bước chậm lại. Ta cảm nhận rõ từng bước đi, từng món ăn, từng chiếc lá rụng, từng bông hoa nở, từng giờ phút bình yên ở nơi ta ngồi. Ngoài kia với những hấp tấp và lo âu, người ta suốt một đời chỉ mong cầu quá đi thôi và chẳng bao giờ nhận ra mình đã luôn có quá đủ để hạnh phúc...Vào lúc mà tôi thấy thương tất cả mọi người, cũng là lúc chúng tôi được dạy về thiền tâm từ (mettā). Ở trên cao, tôi nghe rành rọt từng chữ của thầy...

"Trong quá khứ, vì vô tình hay cố ý, nếu như tôi có lỡ gây khổ đau cho ai, tôi xin người ấy tha lỗi cho tôi.
Trong quá khứ nếu như, vì vô tình hay cố ý, có ai lỡ gây khổ đau cho tôi, tôi xin được tha thứ cho người ấy."

"...May all be happy, may all be happy, may all be happy
May you be happy, may you be happy, may you be happy
Whether visible or invisible may all beings be happy
Of earth, of water, or of sky, may all beings be happy..."

Sādhu! Sādhu! Sādhu!...

Mắt nhắm nghiền nhưng tôi cảm nhận tim mình khẽ đập nhanh, hai giọt nước mắt rơi xuống má, tan vào khoé môi mím chặt những cảm xúc vỡ oà. Tôi đã tìm thấy con đường của mình dù trước đó chưa bao giờ nghĩ tới. Đó là con đường của chân lý và trí tuệ, của đạo đức và tình thương, của an nhiên và hạnh phúc...mà cuối cùng tôi cũng gom đủ can đảm đặt những bước đầu tiên. Từ ngày này, ngày sau, năm này, năm sau, kiếp này, kiếp sau và nhiều kiếp sau nữa, tôi nguyện sẽ luôn là người ngồi quay lưng với bộn về cuộc sống để nhìn thật sâu vào tâm của chính mình...

Đi, đi mãi...Dầu có ngã trên đường...Cánh đồng hoa thu!
(Basho)

Không biết tự bao giờ tôi đã yêu lời tụng trước mỗi giờ thiền kết thúc. Lời tụng đó cách đây 10 ngày còn vô cùng xa lạ, vậy mà giờ đây trong tôi luôn thấy nhiều an nhiên, nhiều bình tâm và thật nhiều hạnh phúc khi là kẻ ngồi bên dưới, cúi rạp người tiễn thầy... Tôi nghe thấy bài kinh thầy tụng, tiếng xa dần, nhỏ dần và rời khỏi thiền đường, và cả tiếng các sư cô rất thánh thiện. Âm thanh ấy, lời tụng ấy luôn làm tôi chảy nước mắt khi cúi rạp... Đó là niềm hạnh phúc khôn tả của kẻ được sinh ra lần thứ hai...

Giây phút kết thúc giờ thiền cuối cùng của ngày thứ 11, tôi nhận ra mình là một kẻ may mắn. Người ta nói cảnh khổ chính là nấc thang cho bậc anh tài, nên tôi hẳn là đã may mắn khi có nhiều khổ đau! Nhưng ngay một bông hoa cũng biết vươn mình trỗi dậy trước bão tố để nở đẹp trọn một đời, thì tôi cớ gì không học cách sống như một cội cây... Giờ phút sắp rời khỏi rừng cây nơi này, tôi ghé hồ súng ngồi lại một lần cuối, những câu thơ thiền trong từng trang sách cũ lóe lên trong tâm, vô cùng bình an và tĩnh tại

!...Người về qua cửa phù vân
Nghiêng vai trút gánh phong trần đổ đi...
..Người ngồi hong nắng lặng thinh
Hong kinh vô tự hong tình vô ngôn...

Tôi sẽ mang những bước chân an lạc này trở về với đời sống hàng ngày, trở về với con đường dài trước mặt, ghi sâu trong đầu lời thầy Goenka "Giải thoát chỉ có thể đạt được bằng sự tu tập, chứ không phải việc bàn luận suông".

Hồi kí 10 ngày khóa thiền Vipassana (thầy Goenka) tại Sóc Sơn, Hà Nội (4/9-15-9/2013)

Chân Hương
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Chủ nhật Tháng 1 04, 2015 8:58 am

Một chuyện cổ tích của thế kỷ 21

Một phụ nữ Việt Nam sang Đài Loan tìm cha đã tình cờ làm người giúp việc trong nhà cha mình trong 7 tháng mà không hề biết. Sau đó, giống như có sự sắp đặt của số phận, hai cha con cuối cùng đã gặp nhau sau 40 năm xa cách.


Đoàn tụ trong nước mắt

Chị Trần Thị Kham, 40 tuổi, sang Đài Loan từ năm 2004 để tìm kiếm cha đẻ của mình, người đã gặp gỡ và yêu mẹ mình 41 năm trước đây tại Hồng Kông.

Khi mới sang Đài Loan, chị Kham được một người đàn ông lớn tuổi thuê làm người giúp việc nhà tại quận Taipei để chăm sóc bà vợ bị liệt. Bảy tháng sau đó, khi vợ ông chủ qua đời, Kham được chuyển sang làm thuê cho một gia đình khác ở ngoài khơi đảo Kinmen.

Nhưng khi đã đến Kinmen, Kham mới biết là mình mất một chiếc túi, trong đó có chiếc nhẫn vàng và bức ảnh của cha. Chị đã nhờ sự giúp đỡ của cảnh sát ở Kinmen để tìm lại chiếc túi đó.

Chị báo với cảnh sát rằng chiếc nhẫn vàng có khắc tên “Tsai Han-chao” và bức ảnh người đàn ông Đài Loan. Đó là những manh mối hết sức quan trọng để chị có thể tìm được cha mình.

Nghi rằng chị có thể đã bỏ quên chiếc túi ở nhà chủ cũ, cảnh sát đã liên hệ với chủ nhà – tên là Tsai Han-chao – và đã tìm thấy chiếc túi. Khi mở chiếc túi ra xem, ông Tsai bàng hoàng nhận ra hai vật kỷ niệm mà chính tay mình đã tặng cho người bạn gái ngày xưa.

Ngay sau đó, ông tức tốc bay sang đảo Kinmen để gặp con gái mình trong những giọt nước mắt vừa mừng vừa tủi.

21 tuổi mới biết sự thật

Theo điều tra của cảnh sát, sau một thời gian quen ông Tsai tại Hồng Kông, mẹ chị Kham phải trở về Việt Nam để chăm sóc người mẹ đang bệnh nặng. Kết quả của mối tình với ông Tsai chính là đứa con gái mang tên Kham, được sinh ra tại Việt Nam năm 1968. Nhưng một điều bất hạnh đã xảy ra là chỉ 2 tháng sau khi Kham chào đời thì người mẹ đã mất.

Sau đó, chị Kham được giao cho người dì – chị của mẹ – nuôi dưỡng, trong khi ở Đài Loan, ông Tsai vẫn không hề biết mình đã có một đứa con gái.

Mãi cho đến năm 21 tuổi, chị Kham mới biết mình có cha là người Đài Loan. Đúng vào ngày cưới của chị, “mẹ” chị - nhưng thực ra là dì, đã tiết lộ cho chị biết điều đó và trao cho chị bức ảnh và chiếc nhẫn vàng có khắc tên cha. Đó là những kỷ vật mà mẹ chị Kham đã giao lại trước phút lâm chung.

Tháng 6 năm 2004, sau khi các con đã lớn khôn, chị Kham quyết định sang Đài Loan để tìm cha.

“Giống như 1 vở kịch”

Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Tsai Han-chao, 77 tuổi, xúc động nói: “Cuộc đời có những diễn biến đầy bất ngờ giống như trong một vở kịch trên truyền hình. Làm sao tôi có thể ngờ được đó chính là con gái tôi? Khi gặp lại con, tôi đã không sao cầm được nước mắt”.

Tường trình với cảnh sát, ông Tsai cho biết ông mất liên lạc với người bạn gái do chiến cuộc ở Việt Nam thời bấy giờ. Khi 2 người quen nhau năm 1967, ông là một thương gia 36 tuổi, còn mẹ chị Kham làm nhân viên cho một cửa hàng bách hóa ở Hồng Kông.

Sau một thời gian bặt tin, ông Tsai đã từ Hồng Kông trở về Đài Loan mà trong lòng vẫn hy vọng một ngày nào đó gặp lại người yêu.

Cảnh sát Đài Loan phát biểu: “Thật là hết sức cảm động và cũng không thể ngờ được khi chứng kiến cảnh cha con cuối cùng đã đoàn tụ sau ngần ấy năm xa cách”. Họ cũng cho biết kết quả xét nghiệm ADN đã chứng minh ông Tsai Han-chao chính là cha đẻ của chị Kham. Theo báo chí Đài Loan, ngoài chị Kham, ông Tsai hiện có 6 người con.

Sau khi tìm được cha, chị Kham vừa trở về Việt Nam vì hợp đồng lao động của chị đã hết hạn. Hiện nay chị đang thực hiện các thủ tục xin nhập cư vào Đài Loan để chăm sóc cha hiện đang sống một mình và trong tình trạng sức khoẻ kém..
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 5 Tháng 1 08, 2015 11:17 pm

Thấy gì sau sự kiện ông Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc bằng chất phóng xạ ARS... (P.1)

Thứ Năm, ngày 08 tháng 1 năm 2015
Phóng bút đoạt nhân tâm
Cuồng ngôn bình thiên hạ.


Đã lâu rồi tôi không viết bài liên quan đến chính trị, bởi lẽ tôi cảm nhận sự vô nghĩa khi nói về những vấn đề tranh giành quyền lực của một bộ phận người trên vũ đài chính trị, người dân Việt Nam đã tự ti, bạc nhược, yếu đuối và ích kỉ, thế nên tôi không muốn làm cái việc chừng như vô nghĩa đó.
Song thời gian gần đây vụ việc ông Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc bằng chất phóng xạ ARS đã ảnh hưởng đến sự tịch yên của tôi, theo tin được gọi là đồn tôi biết Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thuê Trung Nam Hải hạ độc thủ bằng chất phóng xạ ARS. Nguyên do dẫn đến việc "gà nhà bôi mặt đá nhau" ở nội bộ giới lãnh đạo tối cao của Đảng và nhà nước Việt Nam được lý giải là ông Nguyễn Bá Thanh đã đưa tập tài liệu chứng minh rằng ông Nguyễn Xuân Phúc tham nhũng vô độ. Điều này đã gây ra mối hận trong lòng của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và ông ta đã đê hèn ra tay triệt hạ kẻ đại thù.
Tôi không quá quan tâm nguồn thông tin trên là đúng hay sai, điều đó chẳng có chút ý nghĩa nào với tôi cả. Song cách hành xử của các bên liên quan đến vụ việc trên đã khiến tôi không vừa lòng và do trong tôi còn có chút hồn dân tộc Việt nên tôi sẽ vào cuộc để làm sáng rõ, thông suốt những vấn đề liên quan đến sự kiện Nguyễn Bá Thanh.
Đã có rất nhiều thông tin trái chiều liên quan đến vụ việc này người nói có, kẻ nói không đó chỉ là thông tin, là luận điệu của bọn phá hoại, phản động, bán nước. Tuy nhiên, những thông tin mà tôi (nói riêng) hay người dân Việt Nam (nói chung) nhận được điều rất mơ hồ, mập mờ,... Những thông tin thiếu độ tin cậy, xác đáng thường chỉ làm bất an, bấn loạn trong lòng người đọc, và hiện tại vấn đề này liên quan trực tiếp đến vận mệnh dân tộc, vận mệnh đất nước Việt Nam. Vì lẽ đó nên các bên liên quan phải đặc biệt quan tâm nhằm trấn an dư luận, trấn an lòng người dân Việt.
Ai phản động? Ai bán nước? Ai đang bóc lột xương máu, công sức người dân Việt Nam?
Quả thật là một lời không thể nói cho rõ được. Và càng không thể chỉ dựa vào niềm tin "Tin ở hoa hồng" hay chỉ nghe từ một phía hoặc dựa trên những thông tin một chiều để rồi đưa ra những nhận định cứng nhắc, máy móc, chủ quan với góc nhìn thiển cận hoặc là vì lợi ích nhóm mà mở lời.
Do vậy nên tôi sẽ dùng đến thân phận Ngạo Thuyết với hào khí Lạc Hồng cùng thanh Quỷ ảnh ma đao vào cuộc nhằm làm cho ra ngô ra khoai những vấn đề liên quan đến ông Nguyễn Bá Thanh và hơn thế nữa. Đó là mục đích có trong nội dung loạt bài viết "Thấy gì sau sự kiện ông Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc bằng phóng xạ ARS...".
Dựa vào bài viết Giải mã câu chuyện "Chân dung quyền lực" được đăng trên trang nguyentandung.org thì tôi được biết ông Nguyễn Bá Thanh bị bệnh đã lâu và được đưa sang Mỹ chữa trị và trang Chân dung quyền lực hay một số trang mạng khác như Dân làm báo, Quan làm báo, Tư Sang nham hiểm,... đã đưa ra những tin đồn ác ý. Cụ thể là ông Nguyễn Bá Thanh bị Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hãm hại bằng chất phóng xạ ARS.
Bài viết có đoạn "Điều hài hước nhất là họ dựng lên câu chuyện mà không có bằng chứng nào. Có lẽ vì ai cũng có thể phát hiện ra câu chuyện này là nhảm nhí nên cơ quan an ninh mạng chả thèm dùng biện pháp kỹ thuật nào để ngăn chặn trang Chân dung quyền lực ".
Hay đoạn "Ai chẳng biết ông Nguyễn Bá Thanh đã lâm bệnh từ lâu, đã buộc phải vắng mặt tại nhiều sự kiện lớn của Đảng và nhà nước trong thời gian qua...".
Tiếp đến là việc đăng tải lại những bức ảnh ở các trang mạng, những bức ảnh đó được cho là của phe bị cáo buộc là nhóm phá hoại hay phản động, và những bức ảnh chụp trên được nhóm đối lập (tạm gọi là nhóm phá hoại) xác định là cận cảnh ông Nguyễn Bá Thanh đang điều trị ở Mỹ.
Sau cùng là một bức ảnh gồm hai ảnh dùng để đối chiếu nhận dạng nhằm mục đích khẳng định người nằm trên giường bệnh không phải là ông Nguyễn Bá Thanh, bức ảnh đó có dấu logo của trang nguyentandung.org.
Với lối viết như trên thì tôi tạm nhận định đây là một cây bút thân chính phủ hay nói đúng hơn là thân với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì đây là trang nguyentandung.org. Có vẻ như là ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang mất hút trên vũ đài chính trị Việt Nam. Do tính thân chính phủ mà tôi tạm xem đây là nguồn thông tin chính thống, hợp pháp đại diện cho Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam.
Thoạt xem bài viết có vẻ như mọi thông tin đưa ra chuẩn mực, logic. Nhưng khi xét lại thì lỗ hổng rất nhiều.
Một câu nói "Ai chẳng biết ông Nguyễn Bá Thanh bị bệnh từ lâu" là một cách xử sự "Cả vú lấp miệng em" vì tôi và hầu hết người dân Việt Nam đều không biết, cho đến khi thông tin vụ việc ông Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc bằng phóng xạ ARS được lan truyền.
Tiếp đến là lập luận "Có lẽ vì ai cũng có thể phát hiện ra câu chuyện này là nhảm nhí nên cơ quan an ninh mạng chả thèm dùng biện pháp kỹ thuật nào để ngăn chặn trang Chân dung quyền lực". Đoạn này quả thật là có vấn đề vì lẽ đại diện cho phát ngôn của Đảng và nhà nước Việt Nam sao lại dùng từ quá ư kém cỏi. "Chả thèm", "Có lẽ" là từ được dùng cho các bài viết chính luận của giới nhà báo, người làm báo sao? Từ "có lẽ" không thích hợp cho lối viết khẳng định chắc chắn của giới chính trị. Từ "có lẽ" chỉ thích hợp cho người dân như là tôi thoải mái dùng vì không đủ thông tin kiểm chứng.
Và từ "Có lẽ" đó đã thể hiện rằng giới quản lý tối cao của đất nước Việt Nam làm việc rất tắc trách nếu không muốn nói là sự vô trách nhiệm và hoàn toàn coi thường người dân Việt Nam hay nói rộng hơn ở mức tự hào dân tộc là coi thường dân tộc Việt Nam.
Vì sao?
Vì thực tế là rất nhiều người dân không thể hiểu điều gì đang xảy ra nơi nội bộ giới lãnh đạo Đảng và nhà nước Việt Nam. Bởi lẽ khi liên tiếp cập nhật được những tin tức về sự tham nhũng của các quan tham trong nội bộ Đảng và nhà nước, việc đầu độc chính khách là ông Nguyễn Bá Thanh do chính Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ mưu,... Thử hỏi lòng người dân sao tránh khỏi những sự bấn loạn, sự mất niềm tin tiến đến sự bất mãn hoàn toàn vào giới lãnh đạo tối cao của đất nước Việt Nam đâu còn là sự viễn vông, không thể. Trong sự hoang mang đó một lực lượng không nhỏ người Việt Nam đã tựa vào tâm linh, họ đến chùa cầu an cho ông Nguyễn Bá Thanh vượt qua tai kiếp hay cầu an cho nội tâm đang rối bời của chính họ.
Trong khi người dân Việt Nam đang hoang mang, lo lắng và không ngừng trông chờ những thông tin chuẩn xác, đúng mực nhất để lòng họ còn lại niềm tin, giải trừ những hoài nghi về sự bất ổn nơi chính trường thì giới lãnh đạo đất nước Việt Nam đã, và đang làm gì?
Giới truyền thông chính quy đại diện cho Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam im hơi lặng tiếng. Không có một vị chính khách cấp cao nào ra sức hay mở lời trấn an người dân. Những động thái, cách hành xử dễ khiến người dân nhận định rằng giới quản lý tối cao của đất nước đã che giấu những thông tin liên quan đến vụ việc ông Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc. Câu hỏi "Tại sao giới quản lý đất nước không công khai những thông tin liên quan đến vụ việc và hiện trạng của ông Nguyễn Bá Thanh? Việc không công khai thông tin phải chăng điều đó chứng thực rằng có điều trá ngụy, khuất tất xoay quanh sự kiện ông Nguyễn Bá Thanh đi Mỹ chữa bệnh?". Những câu hỏi không lời đáp dễ dẫn đến những suy đoán tiêu cực như "Thượng bất minh, thượng bất chính thì dân tộc Việt Nam còn biết trông mong gì, trông chờ vào ai". Từ đó, nỗi hoài nghi cái gọi là tin đồn kia là có thật, nội bộ cấp cao của giới quản lý đất nước đang xâu xé, hãm hại lẫn nhau bằng những thủ đoạn hèn hạ, vô sĩ.
Rồi đến lập ngôn "Do vậy mà cơ quan an ninh mạng chả thèm dùng biện pháp kỹ thuật nào để ngăn chặn trang Chân dung quyền lực". Điều này lại càng không đúng vì có rất nhiều trang mạng đăng tin về ông Nguyễn Bá Thanh bị chặn như Dân làm báo, Quan làm báo, Tư Sang nham hiểm,... Thêm nữa là năm 2014 đã có 17 nhà báo cùng người viết blog đã bị quản thúc (đó là con số được công bố chính thức). Nếu bảo rằng những thông tin trái chiều là điều nhảm nhí thì sao lại có những người bị bắt vì tự do ngôn luận và bị kết tội chống phá Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam.
Có lẽ đã đến lúc phải rạch ròi hoặc là thay đổi lại bộ luật chống phá Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam hay chống phá dân tộc Việt Nam mới cấu thành tội trạng chống phá dân tộc, chống phá đất nước.
Sau cùng, một bức ảnh đối chiếu nhằm chứng minh bệnh nhân nằm trên giường bệnh ở Mỹ không là ông Nguyễn Bá Thanh. Đây mới thật là điều hài hước, nông nổi của người đưa tin, điều này thể hiện tính thiếu chuyên nghiệp của một người đưa tin thân chính phủ.
Tại sao phải đưa ra 2 bức ảnh để đối chiếu nhằm nhận diện ông Nguyễn Bá Thanh? Tại sao không xử lý vấn đề một cách đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng thông qua việc đăng tải những thông tin, hình ảnh của ông Nguyễn Bá Thanh ở thời điểm hiện tại?
Phải chăng đó sẽ là cách làm đúng mực, rõ ràng và hợp lý hơn cả?
Đã có những lý giải về thông tin của ông Nguyễn Bá Thanh được đại diện cho Đảng và nhà nước Việt Nam đưa ra đại loại như nước Mỹ xa nên thông tin không dễ cập nhật nhanh chóng. Cách lập luận này rất ngô nghê, nông nổi... Đã là thời đại nào rồi mà khả năng cập nhật thông tin của giới truyền thông cũng như giới quản lý Việt Nam kém cỏi đến vậy. Lý giải này đã không còn hợp thời, điều này càng khẳng định có một điều gì đó khuất tất, trá ngụy, ẩn tàng trong vụ việc ông Nguyễn Bá Thanh đi Mỹ trị bệnh. Lại nói "Sở dĩ thông tin về ông Nguyễn Bá Thanh không được tiết lộ là do yêu cầu của ông cùng người nhà ông Nguyễn Bá Thanh, đây cũng là một cách lý giải không đúng mực. Người dân vì sự an nguy, lo lắng cho ông Nguyễn Bá Thanh mà đến chùa cầu an thì họ đáng được biết đến những thông tin liên quan đến ông Thanh. Và một điều rất thật là sự quan tâm của người dân không hề ảnh hưởng hay nguy hại đến sức khỏe ông Nguyễn Bá Thanh cả.
Cứ cho rằng việc không muốn tiết lộ thông tin liên quan đến mình là của ông Thanh và người nhà. Nhưng tin rằng cả ông Thanh và người nhà không phải là những người không biết lý lẽ, chỉ cần có những thông tin xác thực về mình hoặc đơn giản chỉ là một bức ảnh là cũng đủ an lòng những người yêu mến ông. Hẳn đây là một việc làm không quá khó của giới truyền thông và giới lãnh đạo đất nước Việt Nam. Thế nên rõ thật là những thông tin, những vấn đề liên quan đến ông Nguyễn Bá Thanh đã có vấn đề.
Sạn hãy còn nhiều nơi những bài viết liên quan đến ông Nguyễn Bá Thanh cũng như trong bài viết Giải mã câu chuyện "Chân dung quyền lực" song tôi không nhặt nữa. Với tôi, những thông tin như vậy là vô giá trị.
Tôi sẽ tiếp tục bài viết Thấy gì sau sự kiện ông Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc bằng chất phóng xạ ARS... ở một góc nhìn khác ở phần 2.
Có không những sự thật đau lòng?

(doavouu)
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 7 Tháng 1 10, 2015 10:23 pm

Thấy gì sau sự kiện ông Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc bằng chất phóng xạ ARS... (P. 2)

Thứ Bảy, ngày 10 tháng 1 năm 2015
Thương con đò ngàn năm đứng đợi
Ta một lần làm khách sang sông.

Trước những nguồn thông tin như dội bom của các phe nhóm đối lập về sự kiện ông Nguyễn Bá Thanh cùng với sự im ắng đáng quan ngại của giới lãnh đạo Việt Nam, những điều này đã khiến trong tôi dấy lên những suy tư. Tôi nghĩ rằng ông Thanh đang phải một mình chống lại mafia, những chiếc vòi bạch tuộc, những liên minh ma quỷ.
Phải chăng các Ông Lớn trên vũ đài chính trị Việt Nam (nói riêng) hay thế giới (nói chung) đều đã nhúng chàm nên rất e dè việc mở lời vì "Há miệng sẽ mắc quai".
Đợi mãi vẫn không nhận được một thông tin đúng mực, xác đáng nào và việc các trang mạng có phần được tự do tung ra những tin đồn bị cáo buộc là ác ý, phá hoại,... bất chợt tôi lại nghĩ sự đấu đá trong nội bộ cơ quan quyền lực tối cao của đất nước Việt Nam là thật có.
Và việc ông Thanh bị Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hạ độc thủ chỉ thể hiện cách hành xử "Giết gà dọa khỉ" mà thôi. Ngoài ra, việc im hơi lặng tiếng để mặc tin đồn rộng truyền, bất chấp dư luận của xã hội, người dân Việt là nhằm khẳng định rằng những người làm chính trị có tư tưởng cải tổ, đổi mới chính trường Việt Nam là một việc làm rất nguy hiểm, việc mất mạng là lẽ tất nhiên và ông Thanh sẽ là một minh chứng sống điển hình. Điều đó sẽ khẳng định có những cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội lập ra chỉ nhằm vào mục đích che mắt người dân, bịt tai thiên hạ, là việc tạo dựng lòng tin, trấn an dư luận chứ không phải nhằm vào việc thực thi công lý, do vậy không cần hoàn thành tốt nhiệm vụ, hãy tự biết lượng sức, biết giới hạn vị trí, hãy ngồi yên là được việc.
...
Với cách hành xử của giới lãnh đạo Việt Nam trong suốt sự kiện ông Nguyễn Bá Thanh đi Mỹ chữa bệnh đã khiến tôi (người dân) phải có những luồng suy nghĩ như vậy.
Phải chăng những luồng suy nghĩ như vậy là phản động, phá hoại, bán nước?
Hãy nên xét lại vì sao tôi lại có những luồng suy nghĩ như vậy? Nếu người dân cũng như tôi tiếp cận được những thông tin cụ thể, chuẩn xác, minh bạch thì đã không có những nguồn suy nghĩ trái chiều. Nếu Đảng và chính phủ Việt Nam gần dân thì điều này sẽ không xảy ra.
Và tôi có thể giam hãm, cầm tù xác thân nhưng không thể cầm tù sự suy tư, nhận thức của tôi được. Chỉ có chết đi thì tôi mới tạm dừng những tư duy, suy tư. Tôi đã nghĩ đến được những điều đó thì đến một lúc nào đó người dân Việt Nam sẽ nghĩ đến những điều đó và cả những thành phần đối lập bị khoác lên mình chiếc áo choàng phản động, phá hoại sẽ nghĩ ra.
Phải chăng khi đó xã hội, đất nước Việt Nam sẽ lại chìm vào những cuộc đấu tranh, giết chóc chồng chất hận thù, máu và nước mắt.
Cũng phải nói thêm rằng những suy tư như trên vốn không có tính phá hoại, phản động hay bôi nhọ Đảng và nhà nước Việt Nam. Đó thật sự chỉ là một phút thả lòng của một người dân Việt biết yêu quê hương, đất nước. Trong phút thả lòng đó người con của dân tộc Việt Nam đã hòa trái tim mình vào trái tim dân tộc, người đó mới thật sự lo lắng cho vận mệnh đất nước, an nguy dân tộc Việt Nam.
Nếu bảo rằng những tư tưởng ấy phản động, xấu xa, hèn hạ, là tư tưởng phá hoại đất nước thì hãy đến và lấy đi mạng sống nhỏ nhoi của một con người còn giữ ấm trái tim người.
Sau hai lần gửi thư ra quốc hội thì số điện thoại tôi đã có ở nội bộ Đảng và nhà nước Việt Nam, nếu muốn tôi trả giá cho những việc đã làm thì cứ việc liên hệ tôi sẽ đối mặt và chịu trách nhiệm về những việc do chính mình làm. Không cần phải nhọc công, ra sức tìm kiếm tôi. Nếu vì một sự tắc trách của hệ thống giám sát mà số điện thoại của tôi không còn thì hãy tìm số điện thoại của tôi ở cuối trang blog.
Và nếu muốn trừng phạt tôi thì hãy thực hiện trong bóng tối lặng yên, có lẽ cái chết mới có thể ngăn chặn được những suy tư, nhận thức của tôi cũng như việc lan truyền.
Lẽ ra giới quản lý đất nước Việt Nam nên có cách hành xử đúng mực, hợp lý hơn để tôi không phải mở lời với thân phận Ngạo Thuyết.
...
Còn về việc tham nhũng ở một số cán bộ quan chức chính phủ, đây không phải là việc cần nghiền ngẫm, luận bàn,... Cũng đâu cần phải đãi sạn trong một khối ngổn ngang cát đá.
Việc công khai minh bạch tài sản ở các quan chức Việt Nam đã được đề cập rất lâu, rất lâu rồi mà mãi không thực hiện được. Hết nhiệm kỳ quyền lực này đến nhiệm kỳ quyền lực khác đổi thay mà việc minh bạch tài sản của các quan chức chính phủ dần trở thành nhiệm vụ bất khả thi. Bao nhiêu công sức, mồ hôi, xương máu người dân Việt đã trở thành tài sản tư hữu của các quan tham nhũng. Có lẽ việc công khai tài sản của các quan chức nhà nước sẽ không bao giờ được hoàn thành. Dường như các quan chức Việt Nam tài sản rất nhiều, nhiều đến mức họ không thể thống kê được. Đến ngay cả họ mà còn không thống kê được thì nỗ lực tìm kiếm chứng cứ cũng chẳng thể tìm đủ chứng cứ, thế nên không cần nhọc công lắm vậy. Hay là các quan chức Việt Nam không thể công khai tài sản vì bận việc rất nhiều, họ không có thời gian để kê khai tài sản cá nhân.
Chỉ cần nhìn vào tài sản gia tộc các quan chức Việt Nam sẽ khắc biết quan chức Việt Nam có tham nhũng nhiều không?
Đảng cộng sản Việt Nam có thành phần vô sản, giai cấp công nhân là nòng cốt. Có lẽ điều này đã không còn đúng với thực tế rồi, các quan chức Việt Nam liệu có còn vô sản không, liệu họ có từng là một người công nhân thực thụ để nếm trải sự cực nhọc của người lao động để sống có trách nhiệm hơn với người dân, với dân tộc Việt Nam.
Một điều dễ nhận thấy ở xã hội Việt Nam hiện nay là cứ nắm trong tay quyền cao, chức trọng thì sẽ rất chóng giàu có, sang trọng, tiền muôn, bạc vạn, con cháu du học trời Tây, tài sản gia tộc trải sang cả nước ngoài.
Phải chăng đó là toàn cảnh của chính trường Việt Nam hay chỉ là một góc nhỏ, có một số lượng quan chức Việt Nam biến chất, thoái hóa lý tưởng Đảng cộng sản, thất đức đã làm điều đó và con sâu đó đã làm rầu nồi canh?
Nếu những lập luận của tôi là sai thì giới lãnh đạo tối cao của đất nước Việt Nam hãy chứng minh đúng để lòng dân Việt Nam không loạn, để tôi và chúng ta cùng giữ lại chút niềm tin.
Một lời cảnh tỉnh ngọt ngào gửi đến những quan chức tham nhũng Việt Nam là khi đương chức và đã nhúng chàm thì cứ thẳng tay vơ vét, hết nhiệm kì thì hãy xét lại chọn lựa sống lưu vong, "cao chạy, xa bay" như ngài Thaksin (Thái Lan) hay Đức Đạt lai lạc ma (Tây Tạng) sẽ đảm bảo hơn về sự an toàn. Bởi lẽ cây kim trong bọc lâu ngày còn lồi ra và trong sự xâu xé quyền lực nơi nội bộ giới lãnh đạo tối cao đất nước cùng trào lưu tự do ngôn luận thì cơ chế một đảng duy nhất cầm quyền đã không còn thực sự an toàn với các quan chức tham nhũng, lá bùa hộ mạng đó ít nhiều gì cũng đánh mất sự linh thiêng. Hãy xem kết thúc bi thảm của nguyên thủ Gaddafi (Libya), Tổng thống Saddam Hunssein (Iraq),... Đó là cái giá phải trả khi lòng dân loạn cùng phẫn nộ.
Nhắn với các phe nhóm đối lập (Nhóm được tạm gọi là phá hoại, phản động, bán nước).
Người dân Việt Nam đã chán ngán rồi những sự tranh đấu có tính sống còn vì lẽ dẫu có là ai ngồi trên ghế chính trường thì họ cũng không là người đầu tiên được lợi. Có đấu tranh bằng máu, nước mắt và mạng sống, thay đổi thể chế chính trị này bằng thể chế chính trị khác thì xã hội đâu cũng sẽ vào đấy. Lòng tham, sự thực dụng, ích kỉ đã gặm nát xã hội loài người và tình người trong mỗi con người. Người Việt Nam bị chủ nghĩa thực dụng xâu xé đã trở bạc nhược, tự ti, yếu đuối hoàn toàn, họ chỉ lên tiếng khi bị đụng chạm đến quyền lợi trực tiếp. Thế nên đừng ảo tưởng trông chờ vào người dân Việt.
Hơn nữa, đấu tranh để làm gì? Để hận thù đắp cao, để máu, nước mắt và mạng sống con người đổ xuống chăng?
Có người đã xem một vài bài viết của tôi đã nhận định "Tôi không là thằng khùng cũng không phải là anh hùng, tôi chỉ là một kẻ cơ hội chính trị". Quả thật đây là một nhận định rất nông nổi, thiển cận. Nếu mai này với 80 triệu người Việt Nam khẩn thiết mong mỏi tôi ngồi lên chiếc ghế quyền lực tối cao của đất nước Việt Nam tôi cũng sẽ không làm. Tôi không có một giấc mơ nhỏ nhoi và cỏn con như thế. Ngồi vào vị trí đó là chưa đủ tầm để tôi sửa sai những sai lầm mà loài người đã gây ra cho đồng loại cho hành tinh này.
Nếu phải bước lên vũ đài chính trị thì tôi sẽ phải là Tổng thống Mỹ hay Chủ tịch đất nước Trung Quốc. Và điều đầu tiên tôi làm khi nắm giữ cương vị Tổng thống Mỹ là xin lỗi người dân, xin lỗi nhân loại về những hận thù, xung đột, chiến tranh mà giới lãnh đạo nước Mỹ đã gây ra cho nhân loại trải qua rất nhiều đời Tổng thống, đây là việc cần làm nhằm xóa đi những hiềm khích, thù hằn của người Mỹ và cộng đồng Hồi giáo. Nếu ở cương vị Chủ tịch nước Trung Quốc thì tôi sẽ đích thân đi đến các nước láng giềng quanh khu vực biển Đông chỉ nhằm vào việc xin lỗi các nước bạn cùng cộng đồng quốc tế về việc đã gây ra những bất ổn trong khu vực, và thể hiện sự cầu thị sửa sai tôi sẽ trả lại những vùng lãnh hải, lãnh thổ đang tranh chấp và chiếm đóng, trả lại biển Đông sự bình yên theo Công ước quốc tế về biển năm 1982, nhanh chóng từ bỏ việc xây dựng sân bay trong khu vực Hoàng Sa, Trường Sa...
Đó mới là việc đáng để tôi với thân phận Ngạo Thuyết ra sức, và đó cũng là quan điểm lập trường của tôi.
Và ngay cả ở những cương vị trên tôi cũng không màng đến. Điều tôi muốn làm hơn là trả lại cho nhân loại sự hiểu biết về sự luân chuyển giữa các cõi giới vô hình và hữu hình. Cái chết ở mỗi loài, mỗi người thực sự không là một sự kết thúc, nơi cái chết chính là một sự khởi đầu khác. Và khi không sáng rõ điều đó thì loài người đang làm khổ nhau và làm đau cả chính mình.
Và thực tế là nếu "Mỗi người chúng ta cứ ra đời sống hết 60, 70 năm rồi chết là hết thì phải chăng sự sống đó sẽ vô cùng vô nghĩa, bao nhiêu ân oán tranh giành, được mất, hơn thua...
Chỉ cần chết là hết sao? Sao nhận thức, tư duy, sự hiểu biết nhân loại lại có thể ấu trĩ, thiển cận đến vậy?
Và nếu chết là hết thì con người đâu cần sống hiền hòa, lương thiện,... Rõ thật là những đức tính tốt đẹp của con người không làm nên cơm gạo. Do vậy nên sự thực dụng, lòng tham, tính ích kỉ sẽ hủy hoại loài người, chữ tâm, chữ đức trong lòng người không còn nữa. Khi điều này xảy ra và chắc chắn sẽ xảy ra khi con người mãi sống nơi nhận thức "Chết là hết". Thử hỏi khi ấy làm sao ta có thể phân biệt được loài người và loài vật, khi mà loài người bộc lộ hoàn toàn thú tính của mình.
Cũng đừng nên cho rằng đây là lý tưởng, là niềm tin, là sự tự hào của cá nhân tôi. Đã lâu rồi, tôi không sống trong niềm tin, lý tưởng hay sự tự hào thô thiển. Với tôi những thứ đó đã vô giá trị khi tôi vượt qua lòng tự hào dân tộc để biết rằng hơn một tỷ người Trung Quốc cũng đang khốn cùng mưu sinh trong một xã hội, một đất nước Trung Quốc đầy dẫy những bất công. Thấu rõ điều đó nên tôi sẽ không bao giờ bỏ mạng vô ích vì cái được gọi là lý tưởng, niềm tin hay sự tự hào.
Nếu vì những điều đã trình bày mà tôi phải chết thì đó chỉ là việc tôi chết vì cái biết của mình, chết vì ra sức trả sự hiểu biết đúng mực, sáng rõ, khách quan về cho nhân loại, chết vì giúp con người chạm đến sự thật về quy luật vận hành của sự sống, của loài người.
Và do thông suốt về việc sinh tử nơi 3 cõi nên với tôi cái chết đã không còn đáng sợ, dẫu có chết thế nào thì đó cũng chỉ là giấc ngủ an lành sau cùng của tôi mà thôi. Tôi đã không sợ chết nhưng hãy còn sợ đau, tôi đau cái đau của nhân loại, của người dân Việt, thế nên đừng làm tôi đau.
Khi chạm đến mối nối giữa sinh và tử, giữa thế giới hữu hình và vô hình cùng với chút tình người còn lại tôi đã chọn lựa việc dấn thân trả lại sự hiểu biết cho nhân loại. Tôi rõ biết để làm được điều đó tôi sẽ phải xô đổ nền tri thức đương đại của nhân loại. Và để làm được điều đó tôi phải chạm trán với thành phần tôn giáo cực đoan, mê tín; giới khoa học chủ quan, thiển cận; giới quản lý xã hội độc đoán, chuyên quyền... Đối mặt với những thành phần cực đoan, bảo thủ, chuyên chính... là việc bán rẻ mạng sống chính mình. Rõ biết vậy nên từ bấy đến nay tôi độc bộ, độc hành; độc lai, độc vãng; gác lại tình riêng. Do vậy nên nếu cho rằng tôi đang làm sai thì chỉ việc lấy đi một mạng người trong nhân loại thì sẽ chấm dứt sự lan truyền sự hiểu biết của tôi.
Đừng cố chặn trang blog của tôi vì việc làm đó sẽ nhọc công tôi mở những trang blog khác. Blog là chết, tôi mới là sống. Và hãy nên cân nhắc sự nặng nhẹ, khi tôi vì việc trả lại sự hiểu biết đúng mực, sáng rõ cho nhân loại mà chết đi thì e rằng sẽ rất lâu, rất lâu mới có được một người thông suốt được mọi sự ở cả hai nẻo đạo đời.
Và khi không có sự hiểu biết khách quan, sáng rõ mà tôi đã nhiều lần đề cập, trình bày thì nhân loại sẽ rơi vào tâm bão của lòng tham, sự thực dụng, thói ích kỷ... Xã hội loài người sẽ rất hỗn độn, dễ vỡ cùng với những đau khổ, hận thù, chiến tranh sẽ leo thang.

(doavouu)
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Chủ nhật Tháng 1 18, 2015 11:22 am

Thấy gì sau sự kiện ông Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc bằng chất phóng xạ ARS... (P.3)

Chủ Nhật, ngày 18 tháng 1 năm 2015


Có người hỏi tôi "Có cách nào loại trừ độc đảng, xây dựng tam quyền phân lập ở đất nước Việt Nam không?".
Tôi trả lời với đại ý "Hiện tại là không và cho dù Việt Nam có thực hiện tam quyền phân lập cùng đa đảng thì sự dân chủ trên đất nước Việt Nam không hẳn sẽ đúng mực, có thật.
Vì sao?
Khi mà sự tự ti, bạc nhược cùng lòng tham, sự ích kỷ, lối sống thực dụng ngự trị trong lòng mọi người ở tất cả thành phần, tầng lớp xã hội người Việt thì thể chế chính trị sẽ không còn có giá trị dân chủ cùng sự bình đẳng. Khi mà khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam đã mục nát, hư rỗng, ý chí con người, ý chí dân tộc đã không còn nữa thì đừng nói đến sự bình đẳng, bác ái, tự do. Thế nên việc lật đổ một thể chế chính trị này và dựng lên một thể chế chính trị khác nhằm xóa bỏ những bất công xã hội, sự tham nhũng vô độ của một thành phần người thì mọi việc đâu rồi cũng sẽ lại vào đấy - Sự bất công sẽ lại sớm bộc lộ, sự dân chủ sẽ sớm trở thành khối lý thuyết hão huyền, không có giá trị thật. Chỉ khi nào nhận thức, sự hiểu biết người Việt có sự tương đồng, trình độ dân trí đồng đẳng nhất định thì với sự hiểu biết của người Việt, điều đó sẽ quyết định tính dân chủ ở đất nước Việt Nam. Song nếu loài người (nói chung) hay người Việt Nam (nói riêng) còn trói trong tư duy, nhận thức "Chết là hết" thì mọi cuộc đấu tranh, phản kháng đều trở nên vô nghĩa cho dù rất nhiều, rất nhiều máu, nước mắt và mạng sống con người đổ ra".
Cũng qua câu hỏi trên tôi và chúng ta sẽ nhận diện được sự tồn tại của một ý thức hệ muốn xóa bỏ những bất công, những mâu thuẫn nội tại có trong lòng của một đất nước Việt Nam ở thể chế chính trị độc đảng chuyên quyền.
Song đấu tranh để làm gì, được gì? Liệu xã hội Việt Nam có tốt đẹp hơn với đa đảng cùng tam quyền phân lập?
Hãy mở lòng ra nhìn toàn cảnh nhân loại!
Phải chăng cả thể chế Xã hội chủ nghĩa (XHCN) lẫn Tư bản chủ nghĩa (TBCN) đều đang ngụp lặn trong những sự hỗn độn, đổ nát và bệ rạc của cái được gọi là tình người? Lòng tham, sự thực dụng, ích kỉ cũng đã gặm nát tính người ở tầng lớp quản lý đất nước ở các nước đa đảng với tam quyền phân lập. Khủng hoảng nợ công, khủng hoảng nhân đạo, khủng hoảng tình người... ở các quốc gia Châu Âu, Thái Lan, Malaysia, Myanma,... là những minh chứng chứng tỏ rằng thể chế chính trị không quyết định sự dân chủ ở mỗi quốc gia cũng như mức độ bất công xã hội.
Do vậy nên khi sự dân chủ không thật có giá trị thì dù cái áo khoác bên ngoài có là Xã hội chủ nghĩa hay Tư bản chủ nghĩa thì cũng chỉ là "Bình mới rượu cũ" mà thôi.
Lại nói "Dẫu sao xã hội loài người tồn tại ở cơ chế đa đảng tin rằng sẽ có được sự hài hòa, bình đẳng hơn".
Thật không phải vậy. Thái Lan, Myanma, Malaysia, Italy, Hoa Kỳ, Nga,... đâu hẳn là bình yên, dân chủ. Sóng ngầm luôn có ở nội tại mỗi chính trường mọi quốc gia. Không phải là giới chính khách luôn minh bạch mà chính nơi đấy mới đủ đầy những âm mưu, thủ đoạn, cùng sự gian trá, lọc lừa. Thêm nữa, chính do sự đa đảng mà sự tranh giành quyền lực càng khốc liệt, khó lường hơn giữa các phe phái cùng vây cánh, bè đảng chính trị. Khi mà sự dân chủ chỉ là một mớ lý thuyết hoa mỹ, không thật có thì hai chữ dân chủ sẽ được các bên vận dụng như là một chiêu bài sáng tạo nhằm vào mục đích có thể độc chiếm quyền lãnh đạo tối cao của đất nước. Và rồi "Qua cầu rút ván", đó là cách hành xử của con người đã bao đời nay, nhất là khi con người trói vào nhận thức "Chết là hết". Sau rốt thì người dân vẫn mãi là thành phần "Thấp cổ, bé miệng", thành phần đã quen rồi lối sống tự ti, bạc nhược, yếu đuối cùng sự ích kỉ, thực dụng.
Sự đấu tranh đánh đổi bằng máu, mạng sống để rồi đâu lại vào đấy thì thôi đi có phải hơn không. Vậy nên thay vì lao vào việc đấu tranh phá hoại ta nên hoàn thiện nhận thức sự hiểu biết bản thân góp phần nâng cao nhận thức, tư duy, sự hiểu biết cộng đồng. Khi đó, sự dân chủ tự khắc phát huy tác dụng, khi con người có ý chí, nghị lực vững vàng thì những bất công xã hội sẽ bị đẩy lùi. Khi mặt trời lên thì bóng tối sẽ tự mất.
Khi sự hiểu biết ở mỗi người nâng lên thì mỗi thành phần, mỗi tầng lớp xã hội tự biết cách đối mặt với những khó khăn nơi cuộc sống một cách hài hòa, uyển chuyển.
Hơn nữa, sự bất công nơi xã hội loài người thời đại nào mà chẳng có. Việc tham nhũng tồn tại là do lòng tham của con người, lòng tham của con người thì có ở tất cả mọi người. Thêm vào nhận thức sống mê muội "Chết là hết" thì lòng tham càng trở nên mãnh liệt, việc nhân nghĩa, an dân chỉ là việc thứ cấp, việc phụ không đáng để cho những người đắm chìm lối sống thực dụng, ích kỉ quan tâm.
Cũng lại như vậy sự tự ti, bạc nhược, yếu đuối nào đã rời xa mỗi con người. Sự ích kỉ, thực dụng đã phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc. Thế nên việc đấu tranh sẽ đồng nghĩa với sự tổn thất, mất mát cho bản thân, gia đình, dòng tộc. Việc bị cầm tù, mất mạng.. liệu bạn có sẵn sàng đánh đổi những thứ đó cho những thứ sẽ không thuộc về mình?
Nhưng sự bất công nơi xã hội, những khốn cùng mà người dân Việt đang gánh chịu. Lẽ nào ta phải chấp nhận và đồng thuận những điều xấu xa, dơ bẩn, hèn hạ đó. Đất nước, dân tộc Việt Nam sẽ về đâu với những con người kiệt quệ ý chí, bạc nhược, yếu hèn và vị kỉ?
Sự bất công xã hội, việc tham nhũng lan tràn, các khoản nợ công ngày càng phình to, việc tự do, dân chủ đánh mất giá trị thật và rất nhiều, rất nhiều những giả trá khác đã tạo ra một xã hội mà con người ở mọi thành phần, tầng lớp xã hội không còn niềm tin vào nhau.
Bạn muốn nói về điều đó?
Đúng vậy. Điều đó là có thật, chính vì vậy bạn càng nên sáng suốt để nâng cao khả năng thích ứng, tùy thuận xây dựng gia đình hạnh phúc, bình yên. Sự đấu tranh không thức thời sẽ đẩy cuộc sống gia đình, người thân của bạn vào khốn cùng, khổ đau hơn nữa. Trừ phi những bất công xã hội đã dồn ép bạn đến cùng đường thì việc phản kháng bất chấp tính mạng mới thật sự cần thiết, nên làm.
Thế còn tương lai đất nước, vận mệnh dân tộc? Và tại sao bạn lại muốn tôi sống trong sự sợ hãi, hèn hạ, tự ti và vị kỉ?
Đừng vội trách tôi khiến bạn trở nên yếu hèn vì những đức tính không tốt đẹp đó vốn có trong lòng bạn. Tôi sẽ không thể khiến bạn hèn hạ hơn nếu bản thân bạn thật sự kiên cường. Tôi chỉ cho bạn thêm thông tin để bạn mở lòng ra và thích ứng với cuộc sống, với bối cảnh xã hội hiện tại mà thôi. Đấu tranh, lôi kéo kích động mọi người phản kháng cực đoan cho máu đổ, nước mắt rơi, hận thù chồng chất, hủy hoại mạng sống... của chính mình cùng người thân là việc đáng để mỗi người tự xét lại.
Còn tương lai đất nước, vận mệnh dân tộc - đây là những vấn đề lớn của cả đất nước, thế nên dân tộc sẽ tự chịu trách nhiệm lấy. Khi khối đại đoàn kết dân tộc không tồn tại thì không có dân tộc Việt, không có dân tộc Việt thì đừng nói đến tương lai của đất nước Việt Nam. Bạn sẽ không đủ kiên định để đấu tranh cho tương lai đất nước, vận mệnh dân tộc thế nên đừng nói những lời thừa. Lối sống thực dụng, lòng tham, sự ích kỉ cùng sự an toàn bạn đã xa rời khối đoàn kết dân tộc. Những phản kháng chỉ là phút bốc đồng nông nổi thoáng qua, rồi bạn sẽ lại ẩn thân vào chiếc vỏ ốc thực dụng, lòng tham và ích kỉ.
Nhưng... Lẽ nào dân tộc Việt Nam sẽ sống mãi với giấc mơ dân chủ phù phiếm, xa hoa. Lẽ nào người dân Việt sẽ phải chịu đựng những bất công xã hội và việc tham nhũng của một thành phần người lãnh đạo chỉ biết sống ích kỉ, tư lợi... Hẳn là việc đấu tranh phản kháng sẽ mang lại một giá trị nhất định nào đó, tương xứng với máu và nước mắt mà người dân Việt đổ ra. Không có lý nào người Việt Nam bước vào kỷ nguyên văn minh, hiện đại, tiến bộ lại phải sống lầm lũi, cam chịu sự bất công xã hội vượt mức.
Không hẳn là việc đập phá vật chất, tài sản, của cải, nguyên khí đất nước là sự đấu tranh. Không hẳn việc đấu tranh, phản kháng bằng vào cách đập phá cho tan hoang mọi thứ rồi bắt tay vào xây dựng lại mới là đấu tranh đúng mực. Với sự hiểu biết của con người ngày nay thì việc làm đó chỉ là sự phá hoại nông nổi. Sự hiểu biết của con người đã nâng cao, không phải cứ diễu hành và hô vang khẩu hiệu "Đả đảo chính phủ, phản đối bất công xã hội" là đấu tranh. Ở một góc nhìn khác thì việc làm đó đích thực là hành vi phá hoại, phản động,...
Ở bối cảnh xã hội hiện tại thì việc im lặng, thể hiện phần nào sự không hài lòng, không hợp tác đã là một sự đấu tranh cân não và đúng mực.
Khi niềm tin vào thành phần quản lý xã hội, quản lý đất nước Việt Nam không còn nữa thì việc từ bỏ việc bỏ phiếu bầu cử các quan chức chính phủ cũng đã là một sự đấu tranh sống còn. Việc làm đó sẽ tỏ rõ thái độ, lập trường cá nhân và của cả dân tộc Việt Nam. Chỉ cần mỗi người dân ý thức được sự vô nghĩa, vô giá trị của những chiếc lá phiếu thì khối đại đoàn kết toàn dân sẽ tự khắc hợp nhất. Nếu giới chính trị nhận ra điều đó thì sự dân chủ sẽ từng bước được xác lập. Nếu giới chính trị vẫn chuyên quyền, độc đoán, xử sự theo lối "Một tay che trời", không coi trọng những lá phiếu tín nhiệm của người dân tự khắc họ sẽ đánh mất vai trò quản lý đất nước. Khi không được lòng dân thì thể chế chính trị đó sẽ sớm bị tan rã.
Đừng vội khẳng định rằng dù người dân không đi bầu cử thì số phiếu bầu vẫn đạt chuẩn và báo chí, giới truyền thông vẫn loan tin người dân Việt hoàn toàn tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và nhà nước.
Đã bao đời nay việc bầu cử luôn đạt chuẩn ai mà không biết nhưng thật ra những lá phiếu vốn không có giá trị thật, những lá phiếu tồn tại không từng thể hiện sự dân chủ vốn có ở đất nước Việt Nam. Đã không còn tin tưởng vào sự dân chủ của những lá phiếu thì bạn nuôi chi hoài ảo vọng. Việc bỏ phiếu đã từ lâu có giá trị về lợi ích nhóm mà thôi và đã có rất nhiều người dân Việt đã bị che mắt ảo tưởng sự dân chủ là thật có mới khăn gói đi bỏ phiếu. Chính việc làm ngỡ như vô thưởng, vô phạt của không ít người Việt đã góp phần tạo điều kiện cho thành phần quản lý đất nước dễ dàng thực hiện việc "Một tay che trời". Thế nên chỉ cần người dân Việt ở mọi thành phần, tầng lớp xã hội nhận thức được sự vô nghĩa của việc bỏ phiếu rồi từ bỏ việc bỏ phiếu thì giới quản lý đất nước sẽ tự biết sửa sai. Sự dân chủ sẽ từng bước được cải thiện nếu chính đảng hay giới quản lý đất nước muốn tồn tại.
Tin rằng với cách đấu tranh im lặng này thì xã hội Việt Nam sẽ sớm có được tương lai tươi sáng hơn, việc dân chủ sẽ đúng mực hơn và những bất công xã hội, việc tham nhũng sẽ bị đẩy lùi.
Song đất nước Việt Nam (nói riêng) và nhân loại (nói chung) muốn tiến đến một xã hội bình đẳng, bác ái, hài hòa, văn minh, tiến bộ, thực sự vững bền thì tri thức sai lầm "Chết là hết" phải được từng bước tháo gỡ khỏi tư duy, nhận thức con người và nhân loại. Không chỉ trực nhận, tiếp cận với tri thức đúng mực "Chết không là hết" tri thức nhân loại còn phải chạm đến những quy luật vận hành khách quan, sáng rõ, đúng mực của những nguyên lý bảo toàn sự sống.
Chỉ khi nào tri thức nhân loại chạm đến sự khách quan, đúng mực và sáng rõ thì tương lai nhân loại mới sáng rỡ, chan hòa yêu thương, tình người đồng điệu.
Và hiển nhiên là nếu điều đó không là sự thật thì tôi đã không nhọc lòng xô đổ khối tri thức đồ xộ của nhân loại. Việc đánh tráo một khối tri thức chủ quan, phiến diện, thiển cận của loài người... bằng một sự giả tạo, dối lừa sẽ không đáng để tôi ra sức.
Tin rằng với cách hành xử của giới lãnh đạo đất nước Việt Nam hiện nay và nếu bài viết này cũng như không ít những bài viết về chính trị mà tôi đã từng viết đến được với gần 80 triệu người Việt thì các cuộc bầu cử dân chủ để xây dựng thành phần quản lý đất nước Việt Nam sẽ mất một lượng rất lớn phiếu bầu vì người dân Việt sẽ từ bỏ một việc làm không có giá trị, và đó cũng là cách đấu tranh đúng mực mà người dân các nước muốn xây dựng một đất nước dân chủ thật sự.
Đây cũng sẽ là bài viết chính trị cuối cùng mà tôi viết. Mai này, những bài viết của tôi sẽ hướng nhiều đến những người học Phật, là việc làm nhằm lau chùi lại viên ngọc chánh pháp sáng rỡ mà Phật Thích Ca từng tận tụy trao truyền, đó thật sự là viên ngọc quý giúp loài người thoát ra mọi khổ não và cả quy luật luân hồi khi mà con người nhàm chán việc sinh tử.
Đừng cố chặn đứng việc lan truyền những bài viết nơi trang blog Một thoáng Phương Đông vì xã hội con người sẽ mau chóng lao vào tâm bão của lòng tham, lối sống thực dụng, ích kỉ. Xã hội loài người sẽ rơi vào sự hỗn độn, rối ren, loạn lạc. Trang doavouu.blogspot.com sẽ là cứu cánh để giúp nhân loại và người Việt Nam thoát ra khỏi màn đêm tăm tối của sự vô minh. Đó là nguồn sáng duy nhất có được sự khách quan, hài hòa và đúng mực.
Mỗi mỗi nơi nội dung bài viết đều có sự đúng mực. Trong sự trói cột có sự tháo gỡ, trong sự tháo gỡ có sự trói cột. Khi lĩnh hội, tiếp cận được những điều được trình bày nơi bài viết thì mỗi người sẽ tự có thể chọn lựa cho bản thân một lối đi hài hòa, tùy thuận, hợp lòng.
Và tôi sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về những điều mà tôi đã từng trình bày.
Những điều tôi đã, đang và sẽ trình bày nơi trang blog Một thoáng Phương Đông thì với đất nước tôi đã tận trung, với nhân loại tôi đã tận trí, với người học Phật cũng không hề lỗi đạo. Tôi sẽ tiếp tục việc báo đáp phần nào hiếu nghĩa. Mai này, khi song thân trăm tuổi thì tôi sẽ học theo tiền nhân quy ẩn sơn lâm, rời xa thế sự.
Trân trọng!
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 5 Tháng 1 29, 2015 12:36 am

Nghèo đói là một trường đại học lớn nhất

Đi học bằng số tiền đi vay ngày càng lớn dần. Người ông đau yếu qua đời trong cảnh nghèo túng. Người bố ung thư hi sinh không chịu chữa chạy. Người mẹ tần tảo quần quật làm việc ngày đêm… Tất cả chỉ để cho người con có thể theo học đến nơi đến chốn.
Và, đứa con ấy đã không phụ lòng cả gia đình để trở thành niềm tự hào của cả Trung Quốc khi đạt Huy chương Vàng tại kỳ thi IMO (Olympic Toán quốc tế) năm 1997. Câu chuyện vươn lên đầy nghị lực của An Kim Bằng sẽ là một khích lệ lớn với nhiều bạn trẻ.
Kỳ 1: Nghèo đói là trường đại học lớn nhất
Tuổi thơ khốn khó
Nhà tôi vô cùng nghèo khó.
Khi tôi ra đời, bà nội ngã bệnh ngay trên giường sưởi. Tôi 4 tuổi, ông nội lại mắc bệnh hẹp khí quản và bán thân bất toại, những món nợ trong nhà lớn dần theo năm.
Khi 7 tuổi, tôi được đi học, học phí là mẹ vay người khác.
Tôi thường đi nhặt những mẩu bút chì bạn bè vứt đi, dùng dây buộc nó lên một cái que rồi viết tiếp, hoặc dùng một cái dây chun xoá sạch những cuốn vở bài tập đã viết, rồi viết lại lên đó. Mẹ thương tôi đến mức, cũng có lúc đi vay vài hào của hàng xóm để mua vở và bút chì cho tôi.
Nhưng cũng có những khi mẹ vui vẻ, là khi bất kể bài kiểm tra nhỏ hay kỳ thi lớn, tôi luôn đứng đầu, toán thường được 100/100 điểm. Dưới sự khích lệ của mẹ, tôi càng học càng thấy ham thích. Tôi thực sự không hiểu trên đời còn có gì vui sướng hơn được học hành.
Chưa đi học lớp 1, tôi đã thông thạo cộng trừ nhân chia và phân số, số phần trăm. Khi học Tiểu học tôi đã tự học để nắm vững Toán Lý Hoá của bậc THPT. Khi lên trung học, thành phố Thiên Tân tổ chức kỳ thi Vật lý của bậc Trung học, tôi là đứa học trò nông thôn duy nhất của cả 5 huyện ngoại thành Thiên Tân được giải, và là 1 trong 3 người đỗ đầu.
Tháng 6 năm đó, tôi được đặc cách vào thẳng trường Trung học số 1 danh tiếng của Thiên Tân, tôi vui sướng chạy như bay về nhà.
Nào ngờ, khi tôi báo tin vui cho cả nhà, mặt bố mẹ chất chứa toàn những đau khổ. Bà nội vừa mất nửa năm, ông nội đang gần kề cái chết, nhà tôi đã mắc nợ tới hơn mười nghìn nhân dân tệ rồi. Tôi lặng lẽ quay về bàn học, nước mắt như mưa suốt 1 ngày.
Đến tối, tôi nghe thấy ở ngoài nhà có tiếng ồn ào. Thì ra mẹ tôi đang định dắt con lừa con của nhà đi bán, cho tôi đi học, nhưng ba tôi không chịu.
Tiếng ồn ào làm ông nội nghe thấy, ông đang bệnh nặng, trong lúc buồn bã ông đã lìa đời.
Bán lừa, nhịn chữa bệnh cho con đi học
Sau lễ an táng ông nội, nhà tôi lại mắc thêm vài nghìn tệ tiền nợ nữa. Tôi không còn dám nhắc đến việc đi học nữa, tôi cất “Giấy báo nhập học” thật kỹ vào vỏ gối, hàng ngày tôi ra đồng làm việc cùng mẹ.
Sau hai hôm, tôi và ba tôi cùng lúc phát hiện ra: con lừa con biến mất rồi.
Ba tôi sắt mặt lại, hỏi mẹ tôi: “Bà bán con lừa con rồi à? Bà bị thần kinh à? Sau này lấy gì kéo, lương thực hoa màu bà đẩy xe tay nhé, bà tự cõng nhé? Bà bán lừa 1, 2 trăm bạc liệu cho nó học được một hay là hai học kỳ?”.
Hôm đó mẹ tôi khóc. Mẹ dùng một giọng rất dữ dội rất hung dữ để gào lại ba tôi: “Con cái mình đòi đi học thì có gì sai? Nó thi lên được trường số 1 của thành phố. Nó là đứa duy nhất của cả huyện này đấy, tôi không thể để cho tiền đồ của nó bị lỡ dở được. Tôi sẽ dùng tay đẩy, dùng lưng vác, để cho nó đi học…”.
Cầm sáu trăm tệ mẹ vừa bán lừa, tôi thật sự chỉ muốn quỳ xuống dập đầu trước mẹ. Tôi đã thích được học quá rồi, mà còn học tiếp, thì mẹ sẽ khổ sở bao nhiêu, vất vả bươn chải thêm bao nhiêu?
Mùa thu năm đó, tôi quay về nhà lấy áo lạnh, thấy mặt ba tôi vàng như sáp, gầy da bọc xương đang nằm trên giường sưởi. Mẹ bình thản bảo: “Có gì đâu, bị cảm, sắp khỏi rồi”. Ai ngờ, hôm sau tôi xem vỏ lọ thuốc của ba, thì thấy đó là thuốc ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển.
Tôi kéo mẹ ra ngoài nhà, khóc hỏi mẹ mọi chuyện là thế nào. Mẹ bảo, từ sau khi tôi đi học, ba bắt đầu đi ngoài ra máu, ngày càng nặng lên. Mẹ vay sáu nghìn tệ đưa ba lên Thiên Tân, Bắc Kinh, đi khắp nơi, cuối cùng xác định là u nhu ruột bowel polyps, bác sĩ yêu cầu ba phải mổ gấp. Mẹ chuẩn bị đi vay tiền tiếp, nhưng ba kiên quyết không cho. Ông nói, bạn bè họ hàng đã vay khắp lượt rồi, chỉ vay mà không trả thì còn ai muốn cho mình vay nữa!
Hàng xóm kể với tôi: Mẹ dùng một phương pháp nguyên thuỷ và bi tráng nhất để gặt lúa mạch.
Mẹ không đủ sức gánh lúa mạch ra sân kho để tuốt hạt. Mẹ cũng không có tiền thuê người giúp. Mẹ bèn gặt dần, lúa mạch chín chỗ nào gặt chỗ đó, sau đó dùng xe cải tiến chở về nhà., Tối đến mẹ trải một tấm vải nhựa ra sân, dùng hai tay nắm từng nắm lúa mạch đập lên một hòn đá to…
Lúa mạch trồng trên ba mẫu đất của nhà, một mình mẹ làm. Mệt đến mức không đứng dậy nổi nữa thì mẹ ngồi xổm xuống cắt, đầu gối quỳ còn chảy máu, đi đường cứ cà nhắc…
Không đợi hàng xóm kể hết, tôi chạy như bay về nhà, khóc to gọi mẹ: “Mẹ, mẹ, con không thể đi học nữa đâu…”. Kết quả, mẹ vẫn tống tôi lên trường.
“Chịu khổ được thì chả còn gì khó”
Tiền sinh hoạt phí mỗi tháng của tôi chỉ 60 đến 80 tệ (tương đương 120.000-160.000 VND), thật thảm hại nếu so với những người bạn học khác mỗi tháng có 200-240 tệ.
Nhưng chỉ mình tôi biết, món tiền nhỏ này mẹ tôi cũng phải tằn tiện lắm, từ ngày đầu tháng đã dành từng hào từng hào, bán từng quả trứng gà, rau xanh lấy từng đồng từng đồng, có lúc dành dụm không đủ đã phải giật tạm vài đôi chục. Mà cha tôi, em trai tôi, dường như chẳng bao giờ có thức ăn, nếu nhà ăn rau cũng chẳng dám xào mỡ, chỉ chan tí nước dưa muối ăn qua bữa.
Mẹ không muốn tôi đói, mỗi tháng mẹ chăm chỉ đi bộ hơn mười cây số mua mì tôm với giá bán buôn. Rồi mỗi cuối tháng, mẹ vất vả cõng một túi nặng lên Thiên Tân thăm tôi. Trong túi ấy ngoài những gói mì tôm ra, còn có nhiều xếp giấy loại mẹ phải đi bộ ra một xưởng in ngoài thị trấn cách nhà 6km để xin cho tôi (đó là giấy để tôi làm nháp Toán), cả một chai tương cay rất to, cải bẹ muối thái sợi, và cả một cái tông đơ để cắt tóc. (Cắt tóc nam rẻ nhất Thiên Tân cũng phải 5 tệ, mẹ muốn tôi dành tiền cắt tóc để mua thêm lấy vài cái bánh bao mà ăn).
Tôi là học sinh cấp 3 duy nhất của Thiên Tân đến cả rau ở bếp ăn nhà trường cũng không mua nổi, chỉ có thể mua vài cái bánh bao, mang về ký túc ăn cùng mì sợi khô hoặc chấm với tương ớt, kẹp dưa muối để ăn qua bữa.
Tôi cũng là học sinh duy nhất không có giấy kiểm tra, chỉ có thể tận dụng giấy một mặt của xưởng in để viết bài. Tôi là đứa học sinh duy nhất chưa bao giờ dùng xà phòng, khi giặt quần áo tôi thường đi nhà bếp xin ít bột kiềm nấu ăn (alkali – chất kiềm, dùng để hấp bánh bao, làm bánh nướng, làm nước sôđa) là xong. Nhưng tôi chưa bao giờ tự ti, tôi cảm thấy mẹ tôi khổ cực cả đời, như người anh hùng chống lại đói khổ, làm con của người mẹ như thế tôi rất tự hào.
Hồi mới lên Thiên Tân, tiết học tiếng Anh đầu tiên khiến tôi ù cạc. Khi mẹ lên, tôi kể cho mẹ nghe tôi sợ tiếng Anh thế nào, ai ngờ mẹ chỉ cười bảo: “Mẹ chỉ biết con là đứa trẻ con khổ cực nhất, mẹ không thích con kêu khó, vì chịu khổ được thì chả còn gì khó nữa”.
Tôi hơi bị nói lắp, có người bảo, học tiếng Anh đầu tiên cần làm chủ được cái lưỡi của mình, bởi vậy tôi thường kiếm một hòn sỏi ngậm vào miệng mình, rồi gắng đọc tiếng Anh. Hòn sỏi cọ xát vào lưỡi tôi, có lúc máu chảy ra bên mép, nhưng tôi cố gắng để kiên trì.
Nửa năm trôi qua, hòn sỏi nhỏ đã bị mài tròn đi, lưỡi tôi cũng đã nhẵn, tiếng Anh đã thành người giỏi thứ 3 của lớp.
Tôi vô cùng cảm ơn mẹ, lời mẹ khích lệ tôi vượt qua khó khăn lớn trong học tập.
———-
Kỳ 2: Huy chương Vàng dành cho người mẹ
Có chữ thì nghèo cũng không ngại
Năm 1996, lần đầu tiên tôi được tham gia cuộc thi Olympic tri thức toàn quốc khu vực Thiên Tân, đoạt giải Nhất môn Vật lý và giải Nhì môn Toán học. Tôi được đại diện Thiên Tân đi Hàng Châu tham gia Cuộc thi Olympic toàn Trung Quốc môn Vật lý.
“Đoạt lấy chiếc Cup giải Nhất toàn Trung Quốc tặng mẹ, rồi lên đường dự Olympic Vật lý Thế giới!”. Tôi không ngăn được nỗi khao khát trong lòng, tôi viết thư báo cho mẹ tin vui và mơ ước của tôi.
Kết quả, tôi chỉ được giải Nhì, tôi nằm vật ra giường, không ăn không uống.
Dù tôi là người đạt thành tích cao nhất trong đoàn Thiên Tân đi thi, nhưng nếu tính cả những khốn khổ của mẹ tôi vào, thì thành tích này không xứng đáng!
Tôi về trường, các thầy ngồi phân tích nguyên nhân thất bại cho tôi thấy: Tôi những muốn phát triển toàn diện cả Toán Lý Hoá, những mục tiêu của tôi quá nhiều nên sức lực tinh thần tôi phải phân tán rộng. Nếu giờ tôi chỉ chọn một mục tiêu trước mắt là kỳ thi Toán, nhất định tôi thắng.
Tháng 1/1997, tôi cuối cùng đã giành chiến thắng tại kỳ thi Olympic Toán toàn Trung Quốc với điểm số tuyệt đối, lọt vào đội tuyển Quốc gia, cả 10 kỳ thi kiểm tra ở đội tuyển tôi đều là người đứng đầu. Với thành tích đó, tôi được sang Argentina tham gia kỳ thi Olympic Toán quốc tế.
Nộp xong phí báo danh, tôi gói những sách vở cần chuẩn bị và tương đậu cay của mẹ lại, chuẩn bị lên đường.
Giáo viên chủ nhiệm và thầy giáo dạy Toán thấy tôi vẫn mặc bộ quần áo thải của người khác cho, những thứ áo quần màu sắc chả đâu vào đâu, kích cỡ khác nhau, bèn mở tủ áo của tôi ra, chỉ vào những áo trấn thủ vá, những áo bông tay đã phải nối hai lần, vạt đã phải chắp ba phân, hỏi tôi:
“Kim Bằng, đây là tất cả quần áo của em ư?”
Tôi chả biết nói sao, vội đáp: “Thầy ơi, em không sợ người khác chê cười! Mẹ em thường bảo, Phúc Hữu Thi Thư Khí Tự Hoa – trong lòng có sách vở tất mặt mũi sáng sủa, em mặc những thứ đồ này đi Mỹ gặp Tổng thống Clinton em cũng chẳng thấy ngượng”.
Đạt Huy chương Vàng Toán quốc tế
Ngày 27/7, Olympic Toán học Thế giới lần thứ 38 chính thức khai mạc.
Chúng tôi thi liên tục suốt năm tiếng rưỡi, từ 8h30 phút sáng tới 2h chiều. Ngày hôm sau công bố kết quả. Đầu tiên công bố Huy chương Đồng, tôi không muốn nghe thấy tên mình. Sau đó công bố Huy chương Bạc, cũng không có tên tôi. Cuối cùng, công bố Huy chương Vàng, người đầu tiên, người thứ hai, người thứ ba là tôi.
Tôi khóc lên vì sung sướng, trong lòng tự nói: “Mẹ ơi, con mẹ thành công rồi!”.
Tin tôi và một người bạn nữa đoạt Huy chương Vàng kỳ thi Olympic Toán học ngay chiều hôm đó đã được Đài Phát thanh Nhân dân Trung ương TQ và Đài Truyền hình Trung ương TQ đưa.
Ngày 1/8, chúng tôi vinh quang trở về, lễ đón long trọng được Hiệp hội Khoa học Trung Quốc và Hội Toán học TQ tổ chức. Khi đó, tôi muốn về nhà, tôi muốn sớm gặp mẹ, tôi muốn chính tay tôi đeo tấm huy chương Vàng chói lọi lên cổ mẹ…
Hơn mười giờ đêm tối hôm đó, tôi cuối cùng đã đội trời đêm về đến nhà. Người mở cửa là ba tôi, nhưng người một tay ôm chặt lấy tôi vào ngực trước lại chính là mẹ tôi.
Dưới trời sao vằng vặc, mẹ tôi ôm tôi rất chặt…
Tôi lấy tấm huy chương vàng đeo lên cổ mẹ, khóc một cách nhẹ nhõm và sung sướng.
Mẹ là người thầy vĩ đại nhất
Ngày 12/8, trường Trung học số 1 của Thiên Tân chật ních người, mẹ được ngồi lên bàn Chủ tịch danh dự cùng với các quan chức Cục Giáo dục Thiên Tân và các giáo sư Toán học hàng đầu. Hôm đó, tôi đã phát biểu thế này:
“Tôi muốn dùng cả sự sống của tôi để cảm tạ một người, là người mẹ đã sinh và nuôi nấng tôi. Mẹ tôi là một người phụ nữ nông dân bình thường, nhưng những đạo lý mẹ dạy tôi nên người đã khích lệ tôi cả đời. Năm tôi học lớp 10, tôi muốn mua cuốn sách “Đại từ điển Anh-Trung” để học tiếng Anh, mẹ tôi không có tiền, nhưng mẹ vẫn nghĩ cách giúp tôi.
Sau bữa cơm sáng, mẹ tôi mượn một chiếc xe cải tiến, chất một xe rau cải trắng, hai mẹ con tôi đẩy ra chợ huyện cách hơn bốn mươi km bán rau. Đến được chợ đã gần trưa, buổi sáng đó tôi và mẹ chỉ ăn hai bát cháo ngô nấu với khoai lang đỏ, lúc đó bụng đói cồn cào, chỉ mong có ai tới mua cho cả xe rau ngay. Nhưng mẹ vẫn nhẫn nại mặc cả từng bó, cuối cùng bán với giá 1 hào một cân. Hai trăm cân rau đáng lẽ 21 tệ, nhưng người mua chỉ trả 20 tệ.
Có tiền rồi tôi muốn ăn cơm, nhưng mẹ bảo nên đi mua sách trước, đó là việc chính của ngày hôm nay. Chúng tôi đến hiệu sách hỏi, giá sách là 18 tệ 2 hào 5 xu, mua sách rồi còn lại 1 tệ 7 hào 5 xu. Nhưng mẹ chỉ cho tôi 7 hào rưỡi đi mua hai cái bánh bột nướng, một tệ kia còn phải cất đi để dành cho tôi làm học phí.
Tuy ăn hết hai cái bánh nướng, nhưng đi bộ tiếp 40km về nhà, tôi vẫn đói tới mức hoa mắt chóng mặt, lúc này tôi mới nhớ ra tôi đã quên không phần cho mẹ ăn một miếng bánh nướng nào, mẹ tôi chịu đói cả ngày, vì tôi mà kéo xe suốt 80km đường xa.
Tôi hối hận tới mức chỉ muốn tát cho mình 1 cái, nhưng mẹ tôi chỉ bảo: “Mẹ ít văn hoá, nhưng mẹ nhớ khi nhỏ được thầy giáo dạy là, Golgi có nói một câu: Nghèo đói là trường đại học tốt nhất. Nếu con có thể tốt nghiệp trường đại học này, thì những trường đại học như Thiên Tân, Bắc Kinh con chắc chắn đều đỗ.”
Khi mẹ nói thế mẹ không nhìn tôi, mẹ nhìn ra con đường đất xa xôi, cứ như thể con đường đất đó có thể thông tới tận Thiên Tân, đi thẳng tới Bắc Kinh.
Tôi nghe mẹ bảo thế, tôi không thấy đói nữa, chân tôi không mỏi nữa..
Nếu nghèo đói là trường đại học tốt nhất, thì tôi muốn nói rằng, người mẹ nông dân của tôi chính là người thầy giáo giỏi nhất của đời tôi”.
Dưới khán đài, không biết có bao nhiêu đôi mắt đã ướt đẫm, tôi quay về phía người mẹ tóc hoa râm của tôi, cúi người xuống kính cẩn…
Tôi sẽ đi dù đường còn xa…
Ngày 5/9/1997 là ngày tôi rời gia đình đi nhập học ở ĐH Bắc Kinh, khoa Toán.
Ngọn khói bếp dài cất lên từ trên nóc ngôi nhà nông dân cũ nát gia đình tôi. Người mẹ chân thập thễnh của tôi đang nấu mì sợi cho tôi. Những bột mì này có được nhờ mẹ đổi 5 quả trứng gà cho hàng xóm. Chân mẹ bị thương vì mấy hôm trước, để thêm tí tiền cho tôi nhập học, mẹ đẩy một xe chất đầy rau từ thôn ra thị trấn, trên đường bị trật chân.
Bưng bát mì, tôi đã khóc.
Tôi buông đũa quỳ xuống đất, xoa nắn chỗ chân sưng phồng lên to hơn cả cái bánh bao của mẹ, nước mắt rơi xuống đất… Nhà tôi ở Thiên Tân, làng Đại Hữu Đới, huyện Vũ Thanh.
Tôi có một người mẹ tốt nhất thế gian tên là Lý Diệm Hà.

Trang Hạ (Tổng hợp và dịch từ báo chí Trung Quốc)
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Hành trình khám phá bản thân

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 5 Tháng 3 05, 2015 8:55 pm

Câu Chuyện Lỗi Lầm Của Mẹ

Thư gửi mẹ

Mẹ có còn đó chăng, thưa mẹ?
Con vẫn còn đây, xin chào mẹ của con!
Ánh sáng diệu kỳ vào lúc chiều hôm
Xin cứ tỏa trên mái nhà của mẹ.
Người ta viết cho con rằng mẹ
Phiền muộn, lo âu quá đỗi vì con
Rằng mẹ luôn dạo bước bên đường
Khoác tấm áo choàng xưa cũ nát.
Trong bóng tối buổi chiều hôm xanh ngắt,
Mẹ mãi hình dung một cảnh tượng hãi hùng
Rằng có kẻ nào vừa đâm trúng tim con
Giữa quán rượu ồn ào, loạn đả.
Nhưng mẹ ơi! Xin mẹ cứ an lòng!
Đó chỉ là cơn nặng nề mộng mị
Con có đâu be bét rượu chè
Đến nỗi chết mà không nhìn thấy mẹ.
Con vẫn như xưa, đằm thắm, dịu dàng
Vẫn như xưa chỉ một niềm mong ước
Sớm thoát khỏi nỗi buồn đau trĩu nặng
Để trở về với mái nhà xưa.
Con sẽ về khi vào độ xuân sang
Mảnh vườn ta trắng cây cành nảy lộc
Chỉ có điều, mẹ nhé! Mỗi ban mai,
Đừng gọi con như tám năm về trước
Đừng thức dậy những ước mơ đã mất
Đừng gợi chi những mộng đẹp không thành
Đời con nay đã thấm nỗi nhọc nhằn
Đã gánh chịu bao điều cay đắng…
Cũng đừng dạy con nguyện cầu vô ích,
Với cái cũ xưa, đừng quay lại làm chi
Chỉ mẹ là nguồn vui, là ánh sáng diệu kỳ
Chỉ có mẹ giúp đời con vững bước…
Hãy quên những âu lo, mẹ nhé!
Đừng buồn phiền quá đỗi vì con,
Mẹ cũng đừng luôn dạo bước ra đường
Khoác tấm áo choàng xưa cũ nát…
(Sergei Esenin)

Có chút gì xao xuyến, rung động trong lòng bạn? Bạn có chạnh lòng nhớ về người cha, người mẹ khi đọc bài thơ trên. Bài thơ là cảm nhận của người con khi “thấm mệt” trên đường đời. Nhìn lại quãng đời đã qua, người con nhận ra những nông nổi, những lỗi lầm,… của thời niên thiếu, hiểu rõ được tấm lòng thương con vô bờ của cha mẹ, người con thầm mong ngày trở về. Ẩn khuất trong bài thơ còn chứa đựng chút nỗi niềm hờn trách, xen lẫn sự thương cảm xót xa và một điều mong mỏi, hy vọng sự thay đổi ở đấng sinh thành.

Chỉ có điều, mẹ nhé! Mỗi ban mai,
Đừng gọi con như tám năm về trước
Đừng thức dậy những ước mơ đã mất
Đừng gợi chi những mộng đẹp không thành

Cũng đừng dạy con nguyện cầu vô ích,
Với cái cũ xưa, đừng quay lại làm chi

Hãy quên những âu lo, mẹ nhé!
Đừng buồn phiền quá đỗi vì con,
Mẹ cũng đừng luôn dạo bước ra đường
Khoác tấm áo choàng xưa cũ nát…

Dù ở quốc gia, vùng miền lãnh thổ nào? Tấm lòng người mẹ đều luôn nghĩ và sống vì con. Bài thơ trên là tình cảm rất thật mà nhà thơ người Nga, Sergei Esenin đã viết và gửi cho người mẹ của ông.
Bạn hãy cảm nhận…! Về bản chất của tình yêu thương, bạn sẽ không nhận thấy sự khác biệt của tấm lòng người mẹ đối với người con. Dù là người Châu Âu hay người Châu Á, Phương Tây hay Phương Đông,… thì tấm lòng người mẹ đều lo nghĩ về con như thế. Tuy nhiên, cách thể hiện tình yêu thương con ở mỗi người mẹ sẽ có ít nhiều sự khác biệt,...
Qua bài thơ, những người con sẽ thấu rõ hơn tình cha, nghĩa mẹ là rất thiêng liêng, cao quý. Họ dường như cả đời sống hy sinh, lo nghĩ cho các con. Tuy nhiên, sự chắt chiu, tằng tiện, dành dụm mọi thứ nhằm chăm lo cho những người con đôi khi quá mức. Họ không dám ăn ngon, không dám mặc đẹp, luôn nhớ về và chất giữ lấy những khoảng thời gian thơ ấu của con. Họ cứ thường kể lập lại những câu chuyện cũ xưa mà người con cảm thấy chán ngán, mệt mỏi. Họ cũng luôn trông nom, răn dạy,… những người con như thể là những người con sẽ không bao giờ lớn. Điều này đã khiến những người con cảm thấy tù túng, ngột ngạt,… và đẩy người con xa rời người mẹ. Đôi lúc, người con muốn quay về mái nhà xưa nhưng một cảm giác gò bó, tù túng,… khiến người con ngần ngại, chầm chậm bước quay về,…
Sự hối hận, tiếc nuối là cảm xúc mà những người con bộc bạch khi ngày họ quay trở về đã không còn được vòng tay của mẹ ôm ấp, chở che. Người mẹ vĩnh viễn ra đi nhưng những ký ức nông nổi, lầm lạc,… lại ùa về, lấp đầy tâm trạng bi thương; Sự hối tiếc, ân hận dằn xé trong lòng những người con trẻ. Những người con trẻ đã khóc rất nhiều và nguyện cầu “Giá như thời gian quay trở lại, họ sẽ ngoan hiền, hiếu thuận, vâng lời cha mẹ”. Nhưng thời gian không quay lại bao giờ…!
Tuổi thơ nông nổi, những đứa trẻ thường bị cuốn vào những trò chơi, những cuộc vui vầy bên chúng bạn. Việc học đôi khi chiếm hết thời gian, làm bọn trẻ mất hết tự do. Lũ trẻ đã bỏ học, rong chơi. Những bậc làm cha mẹ biết được, đã khuyên bảo, răn đe và đánh đập. Việc này đã khiến cho những đứa trẻ càng chán ngán việc học. Bởi lẽ, trong suy nghĩ non nớt những đứa trẻ sẽ đổ lỗi “Chính việc học là nguyên nhân làm cho ba mẹ rầy la, đánh mắng, không còn thương yêu chúng,…” Những đứa trẻ vẫn thường mắc cùng suy nghĩ lầm lạc như vậy. Người lớn lại không nhận thức rõ vấn đề này. Thấy con mãi chơi đùa, không còn chăm học. Họ răn đe “Nếu con không muốn học thì mẹ sẽ đốt hết sách vở, cho con nghỉ học để mà thỏa chí rong chơi, lêu lỏng”. Cùng với lời nói, người lớn sẽ giật lấy tập vở, cặp sách và châm lửa đốt. Điều gì sẽ xảy ra? Những người con vừa cố giành lại sách vở, vừa khóc lóc, van xin và hứa sẽ đổi thay.
Tại sao những đứa trẻ cố giành lại sách vở? Phải chăng bọn trẻ còn chăm học? Điều này có thể đúng nhưng cũng rất có thể đứa trẻ giành lấy tập vở vì những nguyên nhân khác. Có thể do việc làm của người cha, người mẹ là khá bất ngờ, những người con chưa kịp nghĩ suy “Nghỉ học rồi thì mọi việc sẽ ra sao?”. Nhưng chúng vẫn muốn giữ lấy hình ảnh ngoan hiền, chăm học dưới cái nhìn của cha mẹ. Hoặc là trong đầu óc tinh ranh thơ trẻ,… những người con đã kịp suy lường “Nếu nghỉ học sẽ không còn bạn bè, không còn cơ hội trốn học, rong chơi” và còn nhiều nguyên nhân khác nữa,…
Sự không thông hiểu giữa cha mẹ và con cái là nguyên nhân chính tạo ra hố sâu tình cảm ngăn cách giữa hai thế hệ. Những người con lầm lủi, cam chịu sống dưới sự áp đặt, răn đe của người lớn. Với cách nghĩ của người lớn thì những việc họ trói con cái vào khuôn khổ, buộc đứa trẻ phải luôn tuân thủ nghe lời chỉ mang lại những điều tốt đẹp cho con. Nhưng những người con đã không hiểu rõ, không nghĩ vậy. Thế nên những đứa trẻ càng thêm khó bảo, bỏ bê việc học. Phần lớn những người con rơi vào tình trạng trên đều nghỉ học giữa chừng, sớm rời gia đình tìm kiếm công việc mưu sinh. Khoảng cách giữa cha mẹ và con cái càng nới rộng ra thêm. Mãi lo toan cho cuộc sống, những người con đã không còn nhiều thời gian về thăm lại mẹ cha. Do không học hành đến nơi, không nhiều hiểu biết,… người con phải làm những công việc nặng nhọc, cơ cực,… Người con lại e ngại phải về nhà vì ở nơi đó có những lời đay nghiến, răn đe và hờn trách. Đến khi họ quay về thì cha mẹ đã “Gần đất, xa trời”. Cha mẹ đã già lẩn, trí óc không còn minh mẫn, sáng suốt,... Những câu chuyện xưa cũ nát được kể lại nhiều lần. Người con lập gia đình, sinh con, đẻ cái và biết đến việc dạy dỗ con trẻ. Lúc cha mẹ qua đời, con trẻ đủ tuổi đến trường. Cuộc sống gia đình rơi vào cảnh khó nghèo, lam lũ,… bởi do cha mẹ trẻ không có công ăn, việc làm ổn định. Những đứa bé lại mãi chơi cùng chúng bạn. Người cha, người mẹ trẻ dường như nhận ra đã có lúc bản thân ham chơi, trốn học, không biết vâng lời. Cảm giác ăn năn, hối tiếc về những chuyện đã qua, ký ức về thuở dại khờ, nông nổi,… Biết là đã muộn để chuộc lại lỗi lầm xưa, họ nghĩ đến việc sửa lại những lầm lạc thời thơ dại. Người mẹ đốt nén hương thơm gửi cho người đã khuất với những giọt nước mắt lăn dài. Người con trẻ tình cờ bắt gặp giọt nước mắt trên khuôn mặt hao gầy của mẹ. Đứa bé thơ dại, hồn nhiên hỏi “Ai làm mẹ khóc? Sao mẹ lại khóc trước bàn thờ ông bà?”. Người mẹ đã lau vội những giọt nước mắt và bắt đầu kể cho đứa bé nghe câu chuyện “Lỗi lầm của mẹ”. Về sau, người mẹ trẻ không còn áp đặt, ràng buộc,… người con phải học như thế này, như thế kia nữa. Bà mẹ chỉ nhẹ nhàng khuyên “Con hãy ráng chăm lo, học hỏi sự hiểu biết để mai này thành người hữu ích, sống tốt trong xã hội”. Đứa bé này là một đứa trẻ thông minh, hiểu biết, thấu rõ nỗi lòng của mẹ đã chăm học, chăm làm. Về sau, người con trở thành một giáo viên mẫu mực.
Tôi đã được người bạn kể lại câu chuyện “Lỗi lầm của mẹ” vào một buổi chiều mưa. Dưới bóng chiều chập choạng, ánh mắt của người bạn vẫn ngời lên nét tự hào đã là một người con ngoan hiền, hiếu thuận.

VÔ ƯU
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Linh Tinh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron