CON ĐƯỜNG ĐÔNG Y KHÍ CÔNG ĐẾN VỚI GIỚI K H

CON ĐƯỜNG ĐÔNG Y KHÍ CÔNG ĐẾN VỚI GIỚI K H

Gửi bàigửi bởi tranhuu76 » Thứ 4 Tháng 10 23, 2013 10:06 am

TRÍCH NGUYÊN VĂN
Thuannghia Le

CON YỂNG NHÀ VIỆN SĨ (Câu Chuyện Nghề Nghiệp)

Chuyến hành hương Thiện Nguyện Xuyên Việt lần thứ 2 của Trung Tâm Nghiên Cứu, Ứng Dụng, Chăm Sóc Sức Khoẻ Cộng Đồng, cũng như lần thứ Nhất, bắt đầu xuất phát từ Hà Nội. Mục đích của chuyến hành hương xuyên Việt lần này nhằm vào hai đối tượng bệnh lý chính là Trẻ Bại Não, Trẻ Tự Kỷ và bệnh nhân Ung Thư Máu.

Do đặc điểm nan y của những chứng bệnh này, chỉ có thể khắc phục được một cách rốt ráo, và bền vững khi có sự tương tác của dao động Tâm, Sinh Lý. Trong đó sự cộng hưởng các tần suất dao động của Khí Lực giữa người trị bệnh và người bệnh là điểm nhấn đột phá nhằm kích hoạt khả năng tự điều chỉnh những sai lệch, rối loạn chức năng trong cơ thể của người bệnh. Nên, năng lực của Khí Công được xem như liệu pháp chủ yếu đối phó với hai chứng bệnh này.

Mục đích phụ của chuyến đi lần này là thị hiện và khuất phục giới Y Khoa đầu ngành của Việt Nam về một liệu pháp kết hợp giữa Khí Công Y Đạo cổ truyền và Lý Thuyết về Tân Tế Bào Học, và Thần Kinh Học hiện đại.

Bởi vì những lý do trên mà chuyến hành hương trị bệnh của nhóm Thiện Nguyện, bắt đầu bằng 3 ngày tập huấn Khí Công tại Hà Nội. Những thành viên, học viên của nhóm, từ Sài Gòn, Huế, Quảng Bình, Qui Nhơn.. và các tỉnh thành Miền Bắc, cũng như những chuyên viên trị liệu từ Đức, Nga đều bắt buộc về tập trung tại Hà Nội.

Khóa tập huấn Khí Công do tôi phụ trách về mặt chuyên môn. Điều phối toàn bộ chương trình của chuyến hành hương do chủ tịch lâm thời hội đồng sáng lập Trung Tâm Nghiên Cứu, Ứng Dụng, Chăm Sóc Sức Khỏe Cộng Đồng đảm nhiệm.

Khóa tập huấn Khí Công được tập kết vì thị giảng tại sảnh đường, chiếm toàn bộ tầng 3, của một tòa cao ốc, tọa lạc tại Quận Ba Đình.

Trong tòa cao ốc này có trụ sở của các Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn, và có cả các căn hộ cá nhân. Tôi được sắp xếp lưu trú ở một phòng tại tầng 6. Tầng 7 và tầng 8 là căn hộ gia đình của một Giáo Sư, Viện phó một viện Khoa Học chuyên ngành.

Để chuyên tâm và tận dụng hết thời gian hạn hẹp của khóa huấn luyện. Ban điều hành thực hiện điều lệnh „nội bất xuất, ngoại bất nhập“. Cho nên việc ăn uống của các thành viên trong nhóm được bố trí ở phòng ăn của gia đình ông Viện Sĩ tại tầng 7.

Bếp và phòng ăn của nhà Viện Sĩ, chiếm gần như trọn cả tầng này, nên rất rộng rãi và thoáng mát. Thoáng mát là vì phòng ăn có thông với một sân lộ thiên, chưng trồng bonsai và cây cảnh. Ở đây, gia đình Giáo Sư có nuôi một con yểng biết nói. Yểng là một trong những loại chim biết bắt chước tiếng người rất hay. Loại này nói tiếng người còn hay cả sáo và quạ.

Do tôi ăn chay, và buổi sáng chỉ thích ăn bánh ướt. Cho nên tôi hoàn thiện bữa ăn rất nhanh. Trong khi chờ đợi mọi người ăn sáng, Tôi thường la cà ngồi chơi với con yểng.

Lúc ngồi dưới nền sân bonsai, bên cạnh lồng yểng, thỉnh thoảng tôi lại phát ngoại âm của Lục Tự Quyết. Không thấy con yểng lắng nghe. Nó vẫn cứ nhảy nhót linh hoạt ở trong lồng. Nhưng khi tôi ngừng phát âm một lúc, thì con yểng lại nhại lại y chang cả 6 âm thanh của Lục Tự. Nó nhại lại âm thanh của Lục Tự mà tôi phát ra không sai một tý nào. Thậm chí còn chuẩn hơn cả những học viên mà tôi mới truyền dạy.

Khóa huấn luyện kết thúc. Chúng tôi thuyên chuyển đến một địa điểm khác, thích hợp cho việc trị liệu trẻ em bại não và tự kỷ. Hai ngày cuối của chương trình ở hà Nội, chúng tôi lại qui tập trở lại tòa cao ốc này.

Buổi sáng, ngày bay vào Sài Gòn. Tôi lại lên sân bonsai ngồi bên lồng yểng. Lần này tôi không phát ngoại âm của Lục Tự Quyết. Mà phát nội âm. Tức là âm thanh của Lục Tự, không phát thành tiếng, mà dùng nội tức, rung vòm họng và đẩy âm lượng vào phía dưới đan điền. Cách phát nội âm này chỉ thấy những luồng rung động, chảy tràn qua vùng cổ ngực, chứ người ngoài không nghe được âm thanh. Vậy mà một lúc sau, khi tôi ngừng hành công một hồi lâu. Con yểng vẫn nhại lại được âm thanh của Lục Tự. Điều tôi kinh ngạc đến sững sốt, là chuỗi âm thanh nội tức của âm quyết mà tôi phát lại không có chữ Suy. (Vì tôi muốn tiết dục, nên bỏ qua chữ Suy, là tự quyết có khả năng làm cường dương tráng thận). Dù tôi phát nội âm không thành tiếng, nhưng con yểng vẫn bắt chước được và nhại lại chuỗi Tự Quyết khuyết chữ Suy.

Tại sao? Câu hỏi này cứ ám ảnh tôi mãi trong suốt cả ngày hôm ấy. Nó ám ảnh đến mức, dù thời gian rất gấp rút, để kết thúc hành trình tại Hà Nội, nhưng tôi vẫn phải nhiều lần bỏ lên sân thượng của tòa cao ốc và ngồi suy ngẫm. Có khi ngồi hàng giờ ở trên ấy. Thậm chí, có lúc tôi muốn đi vệ sinh. Vào phòng vệ sinh, tôi đứng trong đó rất lâu, nghiền ngẫm mãi chuyện con yểng , rồi đi ra, mà quên cả việc mình cần phải làm.

Cơ chế nào, mà con yểng lại bắt chước được chuỗi Tự Quyết, khi tôi phát ra không thành tiếng. Phải chăng nó có thể cảm nhận được trường năng lượng của Khí Lực, khi tôi phát nội âm. Mà để làm việc này thì chỉ có những cao thủ có độ trải nghiệm bậc cao của môn Tĩnh Công Lục Tự Khí mới có thể làm được khi muốn nhận ra trình độ của nhau mà thôi.

Cấu tạo não bộ của con yểng như thế nào. Sự xung động của các khớp nối tế bào thần kinh của nó như thế nào mà nó có thể thu nhận được tín hiệu ngôn ngữ và xử lý thông tin đó một cách hoàn hảo như vậy. Liệu điều này có thể lý giải, bộ não của con yểng cũng có vùng ngôn ngữ hay không, dù đó chỉ là sự bắt chước bản năng. Và nếu chỉ là sự bắt chước bản năng, tại sao có những trẻ tự kỷ, cấu tạp não bộ không bị tổn thương, và hoàn toàn phát âm được, và cấu tạo của vòm họng cũng như các cơ quan liên quan đến việc phát âm không hề khác một người bình thường. Tại sao những bài học mang tính chất phản xạ có điều kiện được được dạy đi dạy lại hàng ngàn lần, mà những đứa trẻ này vẫn không phát âm ra được vài tiếng nói của loài người. Đã có ai trong số những chuyên gia hàng đầu về trẻ tự kỷ trên thế giới để ý và có sự so sánh này chưa. Hay là...

Hay là cũng như bộ óc thiển cận của những chuyên viên chuyên khoa giống như tên Bác Sĩ của Cục Hầu Cần Bộ Công An phái tới theo dõi chuyến hành hương của chúng tôi. Những bộ óc mang tính học đường đặc sệt, được truyền dạy một mớ kiến thức cứng nhắc, bảo thủ, lạc hậu và đầy rẫy lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng nửa vời và cổ hủ. Họ chỉ biết nhìn nhận vấn đề trên một mớ kiến thức khiêm tốn xen lẫn tính hằn học của một cơ chế xã hội khô cứng, thoái hóa về mặt tâm linh và đạo đức xã hội.

Và liệu trong số những chuyên viên đầu ngành Y Khoa, có tham gia vào việc đánh giá liệu pháp của chương trình có ai để ý đến sự cảnh báo của tôi trong kết quả thống kê gần 30 trẻ Tự Kỷ ở Hà Nội hay không. Ai sẽ cùng tôi đi lý giải những hiện tượng tưởng chừng như ngẫu nhiên xảy ra trên những đứa trẻ này....

Tất cả những đứa trẻ tự kỷ này đều có tên gọi hay tên khai sinh cực đẹp. Trong số đó có hơn một nửa là có tên Minh, hay tên đệm là Minh. Minh có nghĩa là sự sáng sủa, rõ ràng...tại sao hầu hết những đứa trẻ tên Minh lại lâm vào tình trạng tăm tối theo định nghĩa trí tuệ của loài người. Liệu việc này có liên quan gì đến truyền thống đặt tên xấu cho trẻ sơ sinh của người xưa hay không. Quan niệm đặt tên xấu cho trẻ sơ sinh như Cu, Bướm, Cò, Hĩm, Bẹp, Bi, Bờm...của người xưa liệu có liên quan gì đến nguyên nhân gây nên bệnh thiểu năng của trẻ tự kỷ hay không.

Gần một nửa số trẻ tự kỷ trong số 30 trẻ tự kỷ này là trẻ sinh sau khi có vết mổ đẻ đứa trước. Liệu việc này có liên quan đến việc rối loạn Sinh Khí do vết Sẹo Ác Quỉ gây ra cho các bà mẹ mang bầu hay không

Chiếm đa số trong số đứa trẻ này là những đứa trẻ Cầu Tự, hay là các Quí Tử mong cầu. Việc này có thể liên quan đến với vấn đề Phước Đức như quan niệm Tâm Linh của dân gian hay không.

Và hầu như một trăm phần trăm của trẻ tự kỷ này đều đã bị kinh qua những ca trị liệu mang tính chất Tâm Linh, như cầu cơ, áp vong, cúng kiếng, tạ lễ..ở các chùa chiền, đền miếu, hay có sự tham gia phán bệnh của các nhà ngoại cảm. Đã có ai thống kê, mức độ thành công của các phương pháp này chưa, để cảnh báo cho những gia đình xấu số không phải tiền mất tật mang trong những vụ việc mang tính mê tín dị đoan.

Và rất còn nhiều những hiện tượng khác, nằm ngoài phạm vi hiểu biết và kiểm soát của Khoa Học Thực Nghiệm. Việc chống lại những căn bệnh hiểm nghèo mang tính vấn nạn của xã hội này là một cuộc đấu tranh một mất một còn của chuyên viên trị liệu. Cho nên việc tích hợp kiến thức tổng hợp của Đời Sống hiện hữu là cần thiết. Chỉ căn cứ vào những số liệu của kết quả Khoa Học Thực Nghiệm không thôi là chưa đủ tầm ráo riết, chưa đủ sự công bằng, và chưa đủ sức mạnh tổng thể để có những thành tựu khả dĩ trên các loại bệnh chứng này.

Bởi vậy mà có người mỉm cười mĩa mai, khi tôi đề nghị thống kê lại ngày sinh tháng đẻ, giờ sinh của các trẻ này, cho tôi điểm qua Tử Vi của các em nhằm tìm kết quả đối chứng trên khoa học dự đoán của kinh Dịch.

Và thậm chí họ không hề biết gì về chứng Hồi Ấu có ghi trong Kinh Sách và Y Thư khi đề cập đến chứng Thông Manh và Thiểu Năng tương tự triệu chứng của trẻ tự kỷ. Họ ngơ ngác khi tôi nhắc đến khái niệm Khiếm Khuyết Khí Tiên Thiên của lý luận bệnh lý của Đông Y.

Có thể vì lý do quá cuồng tín vào Khoa Học thực nghiệm. Cho nên liệu pháp kết hợp Dao Động Âm Thanh kích hoạt não của Kosmosmedizin, và Dao Động Sống Lưng và Kích hoạt Nội Lực, cùng Dao Động Màu Sắc và Hương Liệu Thảo Dược của tôi, cho dù đã có những kết quả khả quan, nhưng cũng bị đặt vào sự nghi ngờ trên bàn cân của Khoa Học Thực Nghiệm. Họ không biết rằng Khoa Học mang tính thực nghiệm của những con số, chỉ là một khía cạnh nhỏ nhoi, vô cùng nhỏ nhoi so với cả một thế giới bao la của Khoa Học Đời Sống Hiện Hữu.

Ngồi trên chuyến bay vào Sài Gòn, theo lịch trình của chuyến hành hương. Những câu hỏi về con yểng của nhà Viện Sĩ vẫn cứ giằng xé bộn bề trong tâm khảm của tôi. (Cho dù bên tai vẫn đang được rót vào tiếng oanh vàng thỏ thẻ hì hì hì...)

Và cho đến khi tôi bay trở lại Đức. Câu hỏi về con yểng nhà Viện Sĩ vẫn khôn nguôi thổn thức trong đầu tôi. Không một ai biết rằng, tôi cũng chỉ là một người rất tầm thường, tôi không phải là một bậc Tái Sinh để thực hiện một sứ mệnh nào đó. Tôi cũng cần một bàn tay rười rượi, một ánh nhìn trìu mến sẻ chia để xoa dịu những khúc mắc tưởng chừng sắp bùng nổ trong đầu tôi.

Liệu có ai cùng tôi đi đến chặng cuối của con đường kia không, hay là tôi vẫn cứ phải như gã đại đạo độc hành mang theo những nỗi băn khoăn, những nỗi buồn như nỗi buồn có từ Con Yểng Nhà Viện Sĩ vậy.

23.10.13
TN
tranhuu76
 
Bài viết: 175
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 8 29, 2011 4:50 am

Quay về Kiến Thức Đó Đây

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron