BỆNH TRĨ: NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT…

BỆNH TRĨ: NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT…

Gửi bàigửi bởi Vương Văn Liêu » Chủ nhật Tháng 9 02, 2012 5:17 am

BỆNH TRĨ: NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT…

"Ai đau khổ vì bệnh trĩ" là tiếng thông dụng trong dân gian để chỉ một trường hợp bệnh vừa gây đau đớn lẫn khó chịu cho những ai mắc phải.
Sơ lược về bệnh trĩ
Trĩ là bệnh dãn phình tĩnh mạch ở hậu môn - trực tràng, biểu hiện rất đa dạng như búi trĩ xơ hóa, trĩ ngoại có huyết khối, trĩ nội có huyết khối.
Trĩ ngoại nằm ngoài hậu môn dễ thấy còn trĩ nội nằm sâu trong hậu môn không thấy được, chỉ khi sa xuống, lòi ra mới thấy được.
Bệnh trĩ thường gặp ở những người bị táo bón kinh niên hoặc đứng lâu, ngồi nhiều làm máu huyết ít lưu thông. Triệu chứng thường gặp là nặng bụng dưới, đi cầu đau và vài giọt máu tươi rỉ ra. Lúc đầu thỉnh thoảng, về sau ra thường hơn gây đau đớn, đi lại khó khăn, ngồi không yên. Không điều trị, trĩ gây ra nhiều biến chứng đau đớn và nguy hiểm như trĩ sa, trĩ bị tắc nghẽn có nguy cơ viêm tĩnh mạch - huyết khối, viêm hậu môn -trực tràng.
Các phương thuốc thường dùng điều trị trĩ
Việc điều trị bệnh trĩ thường bao gồm các nhóm thuốc hỗ trợ tĩnh mạch bằng đường tổng quát với liều cao, thuốc điều trị tại chỗ và thuốc giúp cho sự chuyển vận phân được dễ dàng.
- Nhóm thuốc trợ lực mạnh, bảo vệ mao mạch, cải thiện tuần hoàn tĩnh mạch
Đây thường là các flavonoid vi tinh thể hóa chứa diosmin và hesperdin để làm giảm các trường hợp suy tuần hoàn tĩnh mạch, mao mạch cùng các triệu chứng cơ năng và lâm sàng liên quan đến bệnh lý tĩnh mạch - hậu môn, suy giảm trương lực tĩnh mạch bạch huyết. Ngoài ra cao Ginkgo biloba cũng thường được dùng kết hợp với vitamin P. Liều điều trị thường là 2 tuần.
- Nhóm thuốc điều trị tại chỗ
Thường được dùng dưới dạng tọa dược như Preparatin H, Pommade, kem thoa tại chỗ. Hoạt chất thường là corticoid chống viêm các dẫn chất không corticoid trợ lực mạch, bảo vệ mao mạch kết hợp với thuốc tê dùng điều trị các cơn đau, ngứa, sưng viêm, sung huyết. Ngoài ra trong các trường hợp nứt hậu môn, viêm hậu môn - đại trực tràng, người ta có thể kết hợp với việc thoa kem tạo sẹo và dinh dưỡng da.
Ngoài ra còn có các phương pháp điều trị làm teo trĩ bằng cách tiêm dưới niêm mạc trực tràng ngay trên búi trĩ một dung dịch làm teo trĩ hoặc sử dụng phẫu thuật.
Chế độ ăn uống và những vị thuốc dân gian
Có nhiều nguyên nhân gây ra trĩ trong đó chế độ ăn uống thiếu chất xơ, sinh tố, khoáng vi lượng và dùng nhiều gia vị, chất kích thích dễ dẫn đến táo bón.
- Tăng cường chất xơ và sinh tố
Chất xơ tan được sẽ do các enzym tiêu hóa của tạp khuẩn ruột phân hủy, đó là các polysaccharid trong quá trình chuyển vận ở ruột sẽ giữ lại 20-40 lần trọng lượng nước làm thể tích phân tăng lên và chuyển động dễ dàng. Đó là pectin, chất nhày, alginat (protein từ tảo), hémi - celluloz có trong vỏ bọc các hạt ngũ cốc. Riêng các chất xơ không tan như celluloz & lignin cũng giữ nước gấp 5 lần trọng lượng.
HÀM LƯỢNG CHẦT XƠ TRONG MỘT SỐ RAU QUẢ
- Đậu trắng:25%
- Gạo: 3%
- Bột ngũ cốc:10,9%
- Dâu tây:6,7%
- Đậu petitpois:6%
- Cam: 1,4%
- Bưởi:1,2%
- Cà rốt:3,2%
- Măng:2,4%
- Chuối:3,4%
- Su lơ:2,6%
- Táo:2%
- Harricotver:3%
- Quả mơ:2,1%
- Hạn chế các chất kích thích: như gia vị, cà phê, rượu, thuốc lá. Tăng cường các thực phẩm nhuận trường, nhuận gan như a-ti-sô, mật heo, cà tím, rau má, rau đay, đu đủ, khoai lang, mướp, mồng tơi, đậu phộng, đậu nành v.v...
- Cung cấp nước đầy đủ
Khi cơ thể thiếu nước, nước ở khối cặn bã ở ruột bị điều tiết vào cơ thể làm khối cặn bã bị khô đi dẫn đến táo bón. Vì vậy Cần cung cấp lượng nước đầy đủ dưới hình thức uống hoặc canh hoặc dùng nhiều trái cây, tránh nước có chất chát gây bón.
- Vệ sinh tại chỗ
Ngâm mông ngày một lần trong nước lạnh để chống xung huyết.
- Các vị thuốc dân gian
•Rau diếp cá: ăn uống mỗi ngày (trộn dầu giấm, trứng) hoặc sắc nước uống, sắc nước lấy hơi xông rửa.
•Hoa hòe: uống thay trà vì chứa rutin có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch hoặc thuốc viên rutin C (kết hợp với vitamin C).
•Khoai lang: trị táo bón bằng cách rửa củ khoai sạch, gọt vỏ, nghiền nát vắt lấy nước uống hoặc ăn củ khoai lang hoặc ăn rau lang luộc mỗi ngày.
•Mướp: chứa chất nhầy trị táo bón.
Ngoài thuốc, các hoạt động thể dục thể thao cũng góp phần điều trị bệnh trĩ.
BS. Trần Ngọc Anh
Vương Văn Liêu
 
Bài viết: 823
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 11 25, 2011 7:25 am

Re: BỆNH TRĨ: NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT…

Gửi bàigửi bởi Huy » Thứ 3 Tháng 3 19, 2013 6:04 pm

Xin chào Thầy Liêu
Em có đọc bài về bệnh trĩ cũa thầy, trong đó có nói mỗi ngày ngâm nước lạnh 1 lần, nhưng em thấy một số website và vài người quen nói ngâm nước nóng hoặc ngâm nước nóng với muối. Xin thầy cho biết cái nào đúng cái nào sai.
Cám ơn Thầy nhiều
Huy
Huy
 
Bài viết: 12
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 1 09, 2013 5:26 am

Re: BỆNH TRĨ: NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT…

Gửi bàigửi bởi Vương Văn Liêu » Thứ 3 Tháng 3 19, 2013 10:45 pm

Khi trĩ bị xung huyết kiêng ngâm nước nóng vì ngâm nước nóng sẽ làm cho mao mạch nở ra, tăng chảy máu. Lấy ví dụ, trước đây khi bị chấn thương tụ máu, ta hay bôi dầu nóng, đó là điều sai lầm, chỗ bị bầm giập càng sưng to và bầm tím. Hiện nay, khi bị chấn thương tụ máu các khớp, người ta lấy ngay nước đá chườm vào, sau đó chữa sẽ nhanh khỏi.
Đối với bệnh trĩ, ngoài ngâm nước lạnh để các mạch máu co lại còn dùng phương pháp uống trong như sau:
Lấy vỏ quả chuối tiêu chín( sau khi ăn ta hay vứt đi), xắt lát mỏng phơi hay sấy thật khô, đóng túi nhựa bảo quản để dùng dần, mỗi lần lấy 1 nắm vỏ chuối đó, đun nước uống, có tác dụng cầm máu trĩ rất tốt. Bài thuốc này đã được kiểm chứng.
Vương Văn Liêu
Vương Văn Liêu
 
Bài viết: 823
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 11 25, 2011 7:25 am


Quay về Kiến Thức Đó Đây

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách