MỤC CÂU CHUYỆN ĐÔNG Y

Nơi giúp đỡ lẫn nhau trau giồi kiến thức.

MỤC CÂU CHUYỆN ĐÔNG Y

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 3 Tháng 7 13, 2021 3:28 pm

MỤC CÂU CHUYỆN ĐÔNG Y


BÀI 1 : BẠN CÓ TIN Ở ĐÔNG Y KHÔNG ?

Video : https://youtu.be/mI0QGdQD7ag

Có người trả lời có, có người trả lời không. Tại sao vậy?
Người trả lời có, cho rằng một số bệnh thực tế đông y chữa có kết qủa hơn tây y.
Người trả lời không, cho rằng đông y chữa không có cơ sở khoa học, chữa tùy tiện theo ý riêng tư của mỗi thầy thuốc, không thống nhất theo một tiêu chuẩn nên không đáng tin cậy.
Quan điểm của người bệnh thì sao ?
Bệnh nhân là những người bị thiệt thòi nhất, vì không đủ kiến thức trong hai phương pháp chữa để quyết định chọn theo phương pháp nào cho thích hợp với bệnh của mình, còn nếu tham khảo với các thầy thuốc thì lại càng hoang mang, tây nói theo tây, ta nói theo ta, giống như tục ngữ đã có câu ông nói gà bà nói vịt, không có điểm nào tương đồng.
Sở dĩ Đông y và Tây y có mâu thuẫn đối nghịch là do ở tư tưởng bảo thủ cố chấp có thành kiến sâu nặng thiên lệch ở vấn đề giáo dục và đào tạo thầy thuốc. Người bệnh chỉ mong muốn bệnh của mình được chữa khỏi bằng bất cứ phương pháp nào tối ưu nhất, họ sẽ tin tưởng hơn vào người thầy thuốc nào có đầy đủ kiến thức và khả năng của cả hai phương pháp chữa bệnh đông y và tây y để có kinh nghiệm trong cách điều trị. Họ mong muốn thầy thuốc phải được học cả hai phương pháp để dung hòa giải quyết những mâu thuẫn trên lâm sàng, theo dõi những kết qủa thử nghiệm có tính khoa học để chứng minh được từng loại thuốc tây hay ta, cách chữa tây hay ta, thức ăn uống tây hay ta, cái nào đem lại nhiều kết qủa trong điều trị có lợi cho bệnh nhân, chứ không phải là những mâu thuẫn tưởng tượng không thực nghiệm trên lâm sàng.
Nếu không phải vì lý do tranh chấp để bảo vệ quyền lợi kinh tế, quyền lợi nghề nghiệp và địa vị riêng của mình, những thầy thuốc lãnh đạo trong ngành giáo dục và đào tạo nên có tinh thần cởi mở mạnh dạn đưa cả hai phương pháp đông tây y vào trong chương trình đào tạo thầy thuốc cả y và dược, thì các thầy thuốc sau này sẽ là những thầy thuốc giỏi, thống nhất trên quan điểm khám định bệnh và phương pháp chữa sẽ không còn mâu thuẫn, hoặc nghi ngờ trong cách chữa của nhau nữa.
Cho nên hiện nay ở Trung Quốc,đã là quốc gia đi tiên phong kết hợp Đông tây y trong việc đào tạo thầy thuốc ,ngành Tây y và ngành dược phải học cả phương pháp của đông y cổ truyền, thuốc đông y cổ truyền, và phải được công khai hóa ,điều chế theo tiêu chuẩn cố định của tây dược, rồi thử nghiệm trên lâm sàng tại các bệnh viện lớn trên toàn quốc. Bệnh nhân được phân loại bệnh giống nhau theo tiêu chuẩn tây y rồi chia làm ba nhóm theo ba cách điều trị khác nhau, cách sử dụng thuốc riêng lẻ khác nhau, nhóm một chỉ dùng tây dược, nhóm hai chỉ dùng đông dược, nhóm ba dùng thuốc kết hợp cả đông và tây dược. Cả ba phương pháp được nghiên cứu, thử nghiệm, theo dõi trong thời gian dài từ 10 năm đến 20 năm, đem thống kê các kết qủa, và học tập rút kinh nghiệm để thay đổi phương pháp điều trị thích hợp cho có hiệu qủa hơn, cải tiến cách chế biến thuốc tinh vi hữu hiệu hơn, hy vọng các thầy thuốc tương lai sẽ thống nhất được quan điểm khám và chữa bệnh giống nhau trên cùng một căn bệnh.
doducngoc
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: MỤC CÂU CHUYỆN ĐÔNG Y

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 3 Tháng 7 13, 2021 3:33 pm

BÀI 2 . HỆ THỐNG CẤU TẠO THẦN TRONG ĐÔNG Y

Video : https://youtu.be/qRk3K2mnHMk

Thần là một trong ba yếu tố tinh-khí-thần dùng để lý luận trong việc khám và chữa bệnh theo phương pháp cổ truyền của đông y.
Đối với đông y, thần đóng vai trò quan trọng nhất trong việc chữa bệnh. Việc nghiên cứu thần được lập thành hệ thống, và đã ứng dụng, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc chữa trị cả hàng ngàn năm, xây dựng được một hệ thống kinh mạch huyệt đạo căn bản gồm 365 huyệt, mỗi huyệt tạo ra một phản ứng chức năng thần kinh, nhưng khi phối hợp huyệt thì lại còn phong phú đa dạng hơn giống như cách phối hợp các thành phần hóa chất để tạo ra một phản ứng hóa học nhất định nào đó. Cho nên các huyệt này vừa để khám bệnh, vừa để chữa bệnh mà không cần phải xét nghiệm nữa, vì khi xét nghiệm hoặc chữa bệnh kết qủa đều giống nhau đối với một huyệt, đông y gọi là hiệu năng chữa trị của huyệt đã được đúc kết kinh nghiệm rất phong phú, vì vậy người xưa nói rằng ‘cái gì chưa biết mới cần phải thử ,cái gì đã biết rồi khỏi cần phải thử nữa’..
Hệ thống cấu tạo thần trong đông y :

Về cơ sở vật chất :
Là bộ óc, tế bào não, trung khu thần kinh, dây thần kinh thông qua cột sống liên lạc với tạng phủ, da, thịt, xương, gân...đến tất cả mọi chỗ của cơ thể.

Về chức năng :
Ngoài chức năng của ngũ quan, của trung khu thần kinh, của lục phủ ngũ tạng, của hệ nội tiết, hệ miễn nhiễm, hệ hô hấp, dinh dưỡng, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết, sinh dục, hệ giao cảm, vận động, phản xạ, hưng phấn, ức chế.. mà khoa học đã biết, còn có những chức năng khác, thường được dùng trong phép chữa bệnh bằng huyệt gọi là hệ nội dược .
Con người, trong cơ thể có chứa sẵn các hóa chất mà từng giây từng phút vẫn trao đổi phản ứng hóa học gọi là phản ứng sinh học tự động để điều khiển mọi chức năng cần thiết cho sự sống, ta tạm gọi là Hệ điều hành và kiểm soát chức năng sinh học tự động. Thí dụ trong trường hợp bệnh tiểu đường hay bệnh còi xương chẳng hạn, khi phân chất thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm ăn uống hàng ngày đều có đủ, nhưng chức năng yếu, không hấp thụ được 100% mà chỉ được 20-30% chất phosphate, calcium trong bệnh còi xương, và hoàn toàn không hấp thụ chất đường, cho nên dư thừa chất vôi, chất đường trong nước tiểu, trong máu. Như vậy ta phải hiểu chương trình điều hành chất vôi và chất đường của THẦN đã yếu hay hỏng cho nên không thu nạp và chuyển hóa thành chất bổ nuôi cơ thể. Tuy nhiên, nếu ta không ăn chất ngọt thì cơ thể thiếu đường để nuôi bắp thịt và cơ tim sau sẽ bị suy tim làm mệt, ngược lại, nếu ăn nhiều chất vôi chữa bệnh còi xương mà khả năng hấp thụ ít không qúa 30% ,phần còn lại sẽ làm mệt thêm chức năng thải lọc của thận, sau sẽ làm cho thận yếu dẫn đến bệnh sạn thận.
Người chữa bệnh bằng huyệt nội dược, giống như dược sĩ bào chế thuốc ngoại dược, biết cách sử dụng máy vi tính của bộ não, lập ra một quy trình điều hành nội dược mà cơ thể có sẵn thông qua cách chọn huyệt, làm tăng hệ thống hấp thụ và chuyển hóa, lúc đó cơ thể sẽ hấp thụ và chuyển hóa được chất đường và chất vôi..Hệ thống sử dụng huyệt để chữa bệnh gọi là hệ thống nội dược bán tự động ( système endocrine ) vì phải nhờ đến thầy thuốc kích thích huyệt. Nếu thầy thuốc sử dụng huyệt sai, giống như thảo chương cho máy điện toán sai máy không điều hành được. Muốn điều chỉnh được sự khí hóa đúng làm cho cơ thể khỏe mạnh, thầy thuốc phải hiểu rõ các chức năng của thần trong việc khí hóa của Tinh-Khí-Thần., của âm dương ngũ hành của tạng phủ mới có thể chữa được gốc bệnh.

TINH : Là thức ăn có âm, có dương, có ngũ hành, có hàn nhiệt, hợp với tạng phủ nào, không hợp với tạng phủ nào. Thức ăn âm làm cho cơ thể mát sinh huyết, thức ăn dương làm cho cơ thể ấm,nóng sinh khí. Nếu ta bị bón là đã ăn nhiều chất dương, nếu ta bị bệnh tiêu chảy là đã ăn nhiều chất âm. Đông y phân loại thức ăn có chất ngọt vào tỳ, chất cay vào phế, chất mặn vào thận, chất chua vào gan, chất đắng vào tim. Thức ăn lúc nào cũng phải đủ tính, khí và vị, không dư không thiếu gọi là quân bình sự khí hóa ngũ hành.

KHÍ : Ngoài sự hít thở và vận động để tạo khí kích thích sự tuần hoàn của khí và huyết, còn có khí âm dương ngũ hành của mỗi tạng phủ có chức năng riêng ,đông y gọi Phế khí là táo khí, Thận khí gọi là thủy khí ,Can khí là phong khí, Tâm khí là hỏa khí, Tỳ khí là thấp khí. Khí của tâm, can, tỳ, phế, thận ,gọi chung là âm khí. Khí của Tiểu trường là hỏa khí ,Đởm khí là phong khí, Vị khí là thấp khí, Đại trường khí là táo khí, Bàng quang khí là thủy khí, gọi chung là dương khí. Thần điều hòa được đúng các khí, đúng các bộ vị của tạng phủ hoạt động tốt, đó là chức năng tự động của thần. Mỗi một chức năng của tạng phủ bao gồm chức năng nuôi dưỡng, phát triển, bảo vệ cơ sở bên trong và bên ngoài tạng phủ. Thí dụ như bao tử bị loét, là cơ sở vật chất bị tổn thương thực thể, nó phải báo cho thần lập kế hoạch và thực hiện sửa chữa, khi thực thể bị co thắt hoặc thòng, nó cũng phải báo cho thần điều chỉnh ,khi ăn ít bao tử nhỏ lại, khi ăn nhiều bao tử cần phải lớn mạnh hơn thần cũng phải dự trù kế hoạch phát triển và điều tiết những dịch chất của gan, mật, tỳ, vị ở giữa hai lớp thành bao tử cho phù hợp với những thay đổi của cơ thể.
Chức năng ngoài của tạng phủ, Tây y không thể thấy được nhưng rất quan trọng. Chẳng hạn như Đông y nói bao tử nhiệt ,khi Tây y xét nghiệm không thấy tổn thương thực thể nên không cần phải chữa bao tử, nhưng đối với đông y, bao tử nhiệt làm chân răng lỏng, trồi lên, đau răng, viêm chân răng sẽ phải nhổ ,nếu bao tử bị nhiệt một thời gian lâu sẽ bị bệnh loét bao tử.., còn đông y chữa cho bao tử hết nhiệt lúc đó các triệu chứng bệnh trên sẽ hết, hoặc khi bao tử bị đầy hơi đưa lên họng thành ợ hơi, hôi miệng, cơ thể có huyệt tạo ra chức năng hạ hơi, giáng khí. Như vậy mỗi huyệt có nhiều chức năng để trị bệnh, gọi là đặc tính của nội dược., có tính, khí và vị riêng . Khi tác động vào huyệt là tác động trực tiếp vào hệ thần kinh để tạo ra một vị thuốc thiên nhiên có sẵn trong cơ thể nhờ vào sự điều chỉnh hormone như ý muốn của huyệt để điều chỉnh khí phong, hàn, thử , thấp, táo, nhiệt, điều chỉnh về khí, về huyết, điều chỉnh khai thông, họặc đóng giữ lại ,điều chỉnh sự vận động cơ bắp, kinh mạch, chữa thần kinh, giảm đau, tăng sức đề kháng, điều chỉnh hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết, sinh dục, tăng cường miễn nhiễm ,điều chỉnh nội tiết, tăng giảm hồng cầu, bạch cầu, gỉải độc, chữa và điều chỉnh chức năng bên trong và bên ngoài tạng phủ, phát triển và bảo vệ da, thịt ,gân, xương..điều chỉnh thần kinh vận động, cảm giác của tứ chi, của đầu, mặt, mắt, tai, mũi lưỡi, răng họng..Tất cả các huyệt giống như một hóa chất, một nguyên tố hóa học ,người dược sư có thể phát minh ra đủ các loại thuốc ,nhưng khác nhau ở chỗ thuốc ngoại dược đi vào cơ thể để chữa bệnh, nếu cơ thể không chấp nhận hoàn toàn như ý muốn của người bào chế sẽ tạo ra phản ứng phụ, cơ thể sẽ phải mất đi một số năng lượng để loại bỏ những chất không cần đôi khi còn làm hại cơ thể gọi là độc tố, ngược lại tác động lên huyệt để cơ thể tự động sản xuất ra thuốc gọi là nội dược tùy vào cách phối hợp huyệt của thầy thuốc. Cơ thể mạnh hay yếu đều nhờ vào sự biến đổi của khí gọi là sự khí hoá ,sự khí hóa là vô hình nhưng kết qủa là hữu hình ,vì khí biến đổi từ dinh dưỡng thuộc tinh, từ hơi thở ,sự vận động ,và từ không khí ,thời tiết thuộc khí ,và khí cũng biến đổi theo tâm lý tình cảm thuộc thần. Khi tinh-khí-thần hòa hợp cơ thể được khỏe mạnh thì ai cũng có thể nhìn thấy .

THẦN :Nói đến thần là phải liên quan đến ý, đông y thường nói ‘ Ý ở đâu, khí ở đó ,khí ở đâu huyết cũng ở đó .’ Cho nên định bệnh để chọn huyệt chữa rất quan trọng, và phương pháp chữa cho có hiệu qủa cũng quan trọng không kém. Thí dụ bệnh mất ngủ kinh niên, theo đông y có hàng chục nguyên nhân khác nhau, sẽ có hàng chục cách chữa khác nhau. Ở đây chúng ta xét về khí huyết ở bộ não ,nếu bộ não thiếu khí huyết để nuôi não, người sẽ bần thần mệt mỏi nên khó ngủ, huyệt kích thích phải ở trên đầu để cho ý phải tập trung trên đầu, theo nguyên tắc ý ở đâu thì khí huyết ở đó, cho nên khí huyết đã lên đầu để nuôi não. Ngược lại, khi bị bệnh cao áp huyết, sung huyết não, bộ não tích tụ nhiều huyết nhiệt làm đầu nóng, rối loạn thần kinh gây mất ngủ, đông y sẽ chọn huyệt ở dưới chân để kích thích đem khí huyết xuống chân ,giải tỏa sự sung huyết trên đầu..Do đó, tùy theo nguyên nhân mất ngủ để chọn huyệt nội dược thích hợp, nếu mất ngủ do ăn no trước khi đi ngủ theo thói quen thì nguyên nhân do chức năng bao tử, nếu uống thuốc trị bệnh mất ngủ mà vẫn không ngủ được là do uống nước nhiều trước khi đi ngủ khiến cho đêm phải thức giấc để đi tiểu thì nguyên nhân do chức năng thận, mất ngủ ở phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh là do xáo trộn hormone, có loại mất ngủ do đau nhức, do tâm lý vui qúa, buồn qúa, lo qúa ,sợ qúa, giận qúa..
Kết qủa chữa bệnh lâu hay mau đều lệ thuộc vào thần ,mọi chức năng hoạt động trong cơ thể đều do thần điều khiển.
Thần chia làm ba loại :
Loại bẩm sinh :
Là bộ thần kinh hoàn hảo hay thiếu sót gồm cả bộ lưu trữ và bộ nhớ, cho nên có người thông minh, có người khờ dại ,có người có sức đề kháng mạnh, có người yếu hay bị bệnh lâu khỏi..

Loại do thói quen :
Ảnh hưởng bởi phong tục tập quán sinh hoạt trong gia đình, xã hội, môi trường, hoàn cảnh địa dư, văn hóa, chính trị, tôn giáo, nên tâm lý tình cảm, quan điểm, có phản ứng nhanh chậm khác nhau.

Loại tri thức :
Do học hỏi huân tập thông qua giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý mới sinh ra phân biệt, thành kiến, cho nên có người thích đông y, có người tin và thích tây y.
Dù sao, qua kinh nghiệm của đông y, mọi sự thay đổi của tinh-khí-thần đều làm thay đổi hệ giao cảm và hệ vận động của thần kinh ,sẽ làm thay đổi tỷ lệ hormone, như vậy là làm thay đổi luôn sự hoạt động của tế bào trong cơ thể. Những tế bào thần kinh của lục phủ ngũ tạng làm việc liên kết với nhau từng giây từng phút để bảo đảm bộ ba tinh-khí-thần giữ đúng tiêu chuẩn hòa hợp sự khí hóa của cơ thể được tốt. Nếu có bất cứ một sự xáo trộn nào của tinh, khí , thần, đều có ảnh hưởng đến tạng phủ :
Ảnh hưởng do Tinh (tinh chất của thức ăn) :

Tinh chia làm hai loại mùi và vị .:

Xét về vị :

TÂM ưa đắng, nhưng đắng qúa hại tim, cho nên tâm hư cần uống thuốc có chất đắng, tâm thực là dư chất đắng phải bớt đi bằng cách không nên ăn những chất có vị đắng hoặc tả tâm thực phải dùng chất mặn, hoặc bổ thận thủy để khắc chế tâm hỏa theo luật sinh khắc ngũ hành.

GAN ưa chua, nhưng chua qúa hại gan, chất chua đối với tây y là vitamine C, nhưng đông y lúc nào cũng phải xét đến tính chất âm dương của một chất về khí, tính và vị, cho nên tục ngữ đã có câu nói về tính : cam hàn, quít nhiệt, bưởi thanh. Nếu một bệnh nhân thân nhiệt cảm thấy lạnh mà cần phải dùng đến vitamine C để tăng cường sức đề kháng phải dùng quít không được dùng cam người sẽ lạnh thêm làm trở ngại sự tiêu hóa, các dưỡng trấp không đủ nhiệt lượng để hóa huyết sẽ biến thành đờm. Nếu bệnh nhân cảm thấy nóng bức, cổ họng khô khát, ho khan, cần phải dùng Vitamine C ở cam làm giảm nhiệt. Nếu cơ thể cần bớt chất béo loại trừ cholestérol mà không sợ phạm hàn, phạm nhiệt nên dùng Vitamine C ở bưởi.

TỲ ưa ngọt,nhưng ngọt qúa lại hại tỳ. Khi Tỳ hư cần phải bổ tỳ bằng chất ngọt để nuôi tim và cơ bắp, tỳ thực là dư chất ngọt phải cữ ăn ngọt ,nếu không chất ngọt dư thừa sẽ làm tăng men tiêu hóa ,tăng nhiệt ở bao tử và lá mía sẽ sinh bệnh tiểu đường, loét bao tử ,lở da, thấp chẩn ,eczéma ,sưng đau đầu gối, thấp khớp, mục xương.

PHẾ ưa cay ,chất cay giúp phế mở lỗ chân lông bài tiết mồ hôi, cho nên khi ăn cay chúng ta cảm thấy nóng da đỏ mặt và xuất mồ hôi, nhưng cay qúa sẽ hại phế mất khả năng điều tiết lỗ chân lông làm tiêu chảy, mất nước, chảy nước mắt, làm hại gan, áp huyết tăng..

THẬN ưa mặn, vì thận cần nước, chất mặn giữ nước để làm quân bình tỷ lệ đường-muối-nước cho cơ thể, nhờ nước ở thận gọi là thủy khí dùng để điều hòa hỏa khí, thấp khí, phong khí, hàn khí, táo khí, nhờ nước thận mới lọc máu ,giải độc, giải nhiệt có hiệu qủa, nhưng nếu dư nước cơ thể sẽ phù thủng, tiêu chảy, bụng báng, xệ ruột (hernie ), khúc ruột nơi bẹn bên trái phình to chặn vào động mạch đùi háng làm chân trái yếu, tê, phù, sưng đầu gối, nơi khúc ruột ấy mất sự co bóp để tống phân ra ngoài bệnh nhân tưởng lầm là bị bệnh táo bón ,phân lưu trữ lâu ngày làm thối khúc ruột sẽ thành ung thư ruột.

Xét về mùi :
Mùi khê, khét vào tâm, trên quan điểm bổ-tả , thức ăn có mùi khê khét vừa ,còn tồn tính thì còn bổ, khê khét qúa mất hết chất bổ mà cố ăn vào sẽ hại cho tim mạch.( ăn thịt nướng cháy già lửa quá sẽ hai tim ).
Mùi hôi thối, úa của thực phẩm hay của môi trường làm hại gan.
Mùi thơm của thức ăn kích thích tỳ ăn ngon, nhưng càng cao lương mỹ vị qúa lại hại tỳ sinh chán ăn, ăn không tiêu.
Mùi tanh vào phế, khi phổi yếu không đủ oxygène để chuyển hóa dưỡng trấp thành huyết ,cần phải bổ bằng chất tanh ,như ăn cá, ăn uống có thêm chất kim loại như chất sắt trong thực phẩm hoặc thuốc uống để phục hồi sự khí hóa của phổi.
Mùi khai thuộc thận, nước tiểu trong, không có mùi khai là chức năng của thận yếu không lọc rút được cặn bã và độc tố trong cơ thể ,cần phải ăn loại thực phẩm có nhiều chất vôi, phosphore, đồ biển thích hợp, nhưng qúa bổ thành dư thừa làm thận bị đóng sạn.

Ảnh hưởng do khí :
TÂM ưa hỏa khí để tim đủ sức nóng tạo nhiệt cho cơ thể, nhưng ăn những chất kích thích nhiều hỏa qúa, hoặc do môi trường làm việc, khí hậu, thời tiết nóng nực qúa làm mệt tim ,khó thở, tăng áp huyết.
CAN ưa phong khí, vì can tàng huyết,cần phải lay động nhẹ như thở để trao đổi oxy cho máu được tốt, nhưng ăn nhiều chất chua, các loại mắm lên men, hút thuốc lá, uống rượu, hoặc các loại thức ăn có nhiều độc tố làm gan phải co bóp thải độc mạnh, đông y gọi là can phong nội động, chẳng may lại gặp trùng hợp ngoại phong xâm nhập cơ thể, tạo áp lực huyết trong gan sung lên não làm đứt mạch máu não sẽ thành tê liệt, bán thân bất toại.
TỲ ưa thấp khí là khí vừa nóng vừa ẩm để tạo ra men tiêu hóa làm tiêu hóa thức ăn,nhưng thấp khí nhiều qúa làm lở da, hại thịt, cơ bắp, nếu gặp môi trường ẩm thấp bên ngoài ,hoặc khí hậu ẩm thấp là điều kiện dễ phát sinh vi trùng, vi khuẩn, thức ăn dễ lên men ,hư thối ,hoặc cơ thể dư chất đường dễ lên men sinh ra nhiều thấp khí khiến cơ thể mệt mỏi nặng nề. Chức năng của tỳ là dẫn các dịch chất lưu thông khắp cơ thể, nếu tỳ có qúa nhiều thấp khí sẽ làm lưu thông bị đình trệ, tắc nghẽn, sinh đau nhức cơ bắp, nhức mỏi, phong thấp, nếu tỳ không dẫn huyết để nuôi xương cốt sẽ sinh bệnh thấp khớp, khô xương, chân tay nặng nề, phù thủng
PHẾ ưa táo khí, là khí khô ráo, không nóng qúa làm teo phổi gây khó thở, không lạnh qúa làm phổi có nhiều hơi nước gây thở khò khè.Táo khí của mùa thu làm cây cỏ thu mình lại nó có tính chất co rút ,nên phổi có tính chất co rút tự động ,khi hít vào phổi nở ra,khi không hít vào thì phổi tự động co rút lại để đẩy khí ra ngoài gọi là thở ra. Đại trường liên quan đến phế cũng thuộc táo khí có tính chất co rút cặn bã của thức ăn, nước thấm qua thành ruột vào bàng quang thành nước tiểu, còn lại cặn bã trong ruột thành phân. Nhưng nếu táo khí qúa nhiều trong phổi sẽ thành bệnh teo phổi ( phế nuy),còn táo khí nhiều trong ruột già làm phân khô cứng sẽ bị táo bón.
THẬN ưa hàn khí, là thích khí mát, thận cần nước để điều hòa lượng đường, muối, vôi, mỡ có trong cơ thể để giữ thân nhiệt bình thường, để lọc và giải độc, nếu thận nóng sẽ đi tiểu dắt và đỏ ,nếu thận hàn sẽ đi tiểu nhiều, nếu thận lọc tốt nước tiểu mầu hơi vàng, nếu thận hư yếu không lọc, nước tiểu có mầu trắng, thận còn có chức năng điều hòa tam tiêu để chuyển vinh khí, vệ khí đi khắp cơ thể qua đường cột sống gọi là thận dương.

Ảnh hưởng do thần :
Lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý ) nhiễm lục trần ( sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) đều có thể làm thay đổi thần ,nhưng về bệnh tật, đông y chú trọng đến ba yếu tố chính là tâm lý, mầu sắc và âm thanh.
TÂM ưa mầu đỏ, sinh vui, hay cười .Tục ngữ có câu ‘ cườI như điên’, vì tâm tàng thần, khi vui qúa mất kiềm chế cử chỉ và hành động nên gọi là điên.
CAN ưa mầu xanh, ưa giận, giận qúa trớn hay la hét.Tục ngữ có câu ‘giận căm gan ,hoặc giận bầm gan tím ruột’, gan chủ gân, nên mỗi khi giận làm run gân chân tay. Gan tàng hồn, khi bị bệnh gan nặng, bệnh nhân như người mất hồn.
Tỳ ưa mầu vàng, Tỳ tàng ý nên ưa suy tính, lo nghĩ, nếu được thỏa mãn thường hay hát, nếu lo tính chưa xong thì lo ăn mất ngon, ngủ mất yên.
PHẾ ưa mầu trắng, dễ mẫn cảm với buồn, buồn hay thở dài ,buồn qúa hóa khóc, nếu chỉ thở ra nhiều hơn hít vào làm teo phổi, giảm oxy trong máu làm suy thần kinh, hại tế bào, thiếu oxy trong não sinh ra trăm bệnh, đông y có câu ‘phế tàng phách, nếu phách lạc thì hình suy ‘,phụ nữ có bệnh buồn chán hay thở dài trong nhiều năm làm oxy và máu bị tắc tuần hoàn ở vú sẽ thành bệnh ung thư vú.
THẦN ưa mầu đen, dễ mẫn cảm với sợ hãi thành hay rên, đông y có câu ‘ sợ phát run, hoặc sợ vãi đái ‘,như vậy sợ làm ảnh hưởng đến thận.Thận tàng tinh,người bị bệnh sợ ám ảnh làm mất chức năng khí hóa của thận là sinh tinh hoá tủy để nuôi tế bào não, nuôi cột sống ,xương cốt,, khi nguyên khí mất ,da mặt đổi mầu xạm đen hoặc mốc, khi sợ hãi qúa sẽ tổn thương đến thận. Người bị bệnh thận đêm ngủ thường hay rên. Bệnh mãn tính làm cơ thể suy nhược mất thần, nhút nhát, nói yếu hơi ,để lâu không chữa làm hại gan da mặt đổi sang mầu hơi xanh lẫn đen tái.
Như vậy THẦN bao gồm tất cả mọi sự điều hành của cơ thể để nuôi dưỡng, phát triển, và bảo vệ cơ thể thông qua hệ thần kinh dẫn truyền và phản xạ để điều tiết hệ nội tiết (système endocrine) giữ cho bộ ba tinh-khí-thần về cơ sở và chức năng lúc nào cũng được quân bình hòa hợp, nếu con người không hiểu cấu trúc của nó, ăn uống thuốc men sai lầm, hít thở yếu kém,và tâm lý thần kinh bất bình thường, đã vô tình phá vỡ trật tự khiến bộ ba tinh-khí- thần mất ổn định sẽ làm cho cơ thể bị bệnh.
doducngoc
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: MỤC CÂU CHUYỆN ĐÔNG Y

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 3 Tháng 7 13, 2021 3:36 pm

BÀI 3 : LỢI VÀ HẠI CỦA ĂN UỐNG VỚI BỆNH TẬT
Video : https://youtu.be/3IihgOFvtwQ

Chúng ta đôi khi thắc mắc không hiểu tại sao những người bị cùng một bệnh, uống cùng một loại thuốc giống nhau mà có người khỏi bệnh, có người lại bị bệnh nặng hơn. Đó là do tình trạng thể chất khác nhau, do điều kiện môi trường sống ,sự nghỉ ngơi và cách ăn uống khác nhau ,cho nên sự ăn uống cũng là một trong các điều kiện có ảnh hưởng lợi và hại đối với bệnh tật.
Mặt khác, trên nguyên tắc, cơ thể bị bệnh là do sức đề kháng của cơ thể suy yếu nên dễ bị bệnh hơn những người khác cùng chung một điều kiện sống làm việc và ăn uống giống nhau ,như vậy là do điều kiện hấp thụ và chuyển hoá thức ăn thành chất bổ nuôi cơ thể ở mỗi người mỗi khác ,tùy theo nhu cầu mà cơ thể cần.
Thức ăn không hẳn cần thiết phải đầy đủ sinh tố ,giầu chất dinh dưõng ,bởi vì khi cơ thể dư thừa những chất bổ không cần thiết, sự tiêu hoá và đào thải không kịp nó trở thành độc tố làm hại cơ thể .Một thí nghiệm đơn giản như chúng ta thử ăn một món ăn bổ , nhai kỹ nhả vào một túi nylon, bọc nhiều lớp ,được khử trùng ,xem như một cái bao tử nhân tạo, rồi giữ ở nhiệt độ giống với nhiệt độ của cơ thể trong thời gian ba ngày kết qủa sẽ ra sao ? Khi mở ra, thức ăn bị chua thối có nhiều vi khuẩn là mầm mống gây bệnh cho con người. Thức ăn chứa trong bao tử con ngườI bị ứ đọng hai ba ngày chưa tiêu hóa được cũng sẽ trở thành độc tố như thế. 
Đối với con người ,sự hấp thụ và chuyển hoá thức ăn nhanh chậm, nhiều ít khác nhau tùy điều kiện hoạt động và nhu cầu của cơ thể mỗi người khác nhau .Thí dụ ai cũng biết cà rốt là bổ cần phải ăn mỗI ngày, đấy là tính theo tiêu chuẩn sinh tố, còn công dụng của cà rốt nó có mặt lợi mặt hại của nó đối với sự tiêu hoá .Nó có lợi là cầm được bệnh tiêu chảy khi chúng ta đang bị bệnh tiêu chảy ,nghĩa là nó có tính chất làm bón, ngược lại, nếu chúng ta bị bón kinh niên mà ăn cà rốt sẽ làm bón thêm,mặt khác lại phải dùng thuốc xổ suốt đời làm hỏng nhu động ruột sau sẽ sinh bệnh viêm hoặc ung thư ruột do thức ăn giữ lâu trong cơ thể biến thành độc tố làm ra nhiều bệnh .
Vì thế, khi chúng ta bị bệnh, việc ăn uống rất quan trọng, các thức ăn thức uống tùy theo mỗi bệnh mỗi khác nhau, nó có thể giúp chúng ta mau lành bệnh hoặc làm kéo dài bệnh lâu khỏi hơn ,chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể đối với từng bệnh. Điều quan trọng là chúng ta hãy xem việc ăn uống được hướng dẫn dưới đây chỉ để bổ sung cho các bữa ăn hàng ngày phù hợp với lúc cơ thể đang có bệnh, chỉ có lợi chứ không có hại , cùng lúc chúng ta vẫn có thể dùng thuốc tây hay thuốc ta để chữa bệnh. Nếu chúng ta muốn dùng thuốc ta chung với thuốc tây để giảm bớt ảnh hưởng do phản ứng phụ của thuốc tây gây ra, như hiện nay ở các bệnh viện Trung quốc vẫn áp dụng, thì hai loại thuốc dùng riêng rẽ cách nhau 4 tiếng đồng hồ để tránh sự công phạt của hai thứ thuốc.
A.Phương pháp ăn :
Phải biết loại thức ăn nào phù hợp với căn bệnh có thể giúp cho bệnh mau hồi phục, và loại thức ăn nào có hại làm cho bệnh trở nặng thêm, có những món ăn khi phân chất thành phần dinh dưỡng có vẻ có ích nhưng khi ăn vào cơ thể lại có phản ứng xấu, có những món ăn tưởng như không có gì là bổ nhưng khi ăn vào lại thấy khỏe ,như vậy chứng tỏ món ăn đi vào cơ thể không những bằng chất đạm, vitamines, chất đường ,chất béo và nhiệt lượng calorie ..,mà nó còn đi vào cơ thể bằng chất khí vô hình, nhìn không ra, tìm không thấy nhưng ăn vào cảm thấy khỏe .Cho nên đông y chú trọng đến khí ,tính và vị của món ăn, thuốc uống, cái nào hợp và cái nào gây bất lợi cho cơ thể lúc đang bị bệnh.
Khí, tính,vị ,của thực phẩm và cây trái, theo đông y ,nó dẫn các chất dinh dưỡng vào cơ thể để tạo ra sự trao đổi chất mà không quan tâm đến các thành phần nguyên tố có trong thực phẩm, vì nó đương nhiên có sẵn trong thực phẩm mới có được khí vị riêng biệt của mỗi loại, chẳng hạn như theo tây y thành phần dinh dưỡng trong cam, quýt, bưởi, đa số chứa vitamine C nhiều nhất ,rồi đến chất đường , các nguyên tố ,sinh tố và phần còn lại rất ít không biết rõ, được gọi là các họat chất khác, nhưng theo đông y, chính những hoạt chất này tạo ra khí ,tính và vị đặc biệt có tính chất trị bệnh, nó có thể làm lợi cho cơ thể hay làm hại cho cơ thể . Nếu chúng ta làm một thí nghiệm ngược lại, chọn tất cả các thành phần hợp chất có trong cam, quýt để chế ra cam quýt nhân tạo thì không thể nào giống như tính-khí-vị thiên nhiên có khả năng chữa bệnh như cây trái được.
Thí dụ những người bị bệnh suyễn do phổi, trong trị liệu của đông y phải khám xem là suyễn thuộc phổi hàn (xoang phổi ẩm ướt ) hoặc thuộc phổi nhiệt (xoang phổi khô nóng), nếu phổi hàn cần phải dùng Vitamine C thì nên ăn quýt, trong hoạt chất quýt có chất khí tạo ra nhiệt để dẫn vitamine C vào cơ thể , cũng giống như nước có thành phần H2O, khi ngườI bị bệnh rét lạnh thì thích uống nước nóng ,nếu uống nước lạnh làm cho người lạnh thêm, nhưng người đang bị sốt nóng, không thích uống nước nóng làm tăng sốt mà thích uống nước mát lạnh để giảm sốt, cho nên tạo khí nóng lạnh không làm thay đổi thành phần H2O của nước ,nhưng nhờ khí-tính-vị có trong thực phẩm cây trái sẽ đem thành phần thuốc vào cơ thể tạo ra phản ứng thuận hay nghịch. Trường hợp suyễn nhiệt nên ăn cam sẽ tạo ra khí mát cho phổi.
Trường hợp không phải bệnh suyễn, cơ thể suy nhược thiếu vitamine C, thiếu sức đề kháng chống bệnh tật mặc dù ăn nhiều, người béo, cholesterol trong máu cao, không bị hàn hay nhiệt, nên ăn bưởi, vì hoạt chất trong bưởi không tạo ra khí hàn, khí nhiệt mà tạo ra khí thanh làm tiêu bớt chất béo như mỡ, cholesterol ..cho nên kinh nghiệm nhân gian thường nói cam hàn, quýt nhiệt, bưởi thanh.
Ngoài ra khí được dẫn vào cơ thể bằng vị cũng đã có sẵn trong những hoạt chất khác ấy, tuy hàm lượng rất nhỏ, có cái ăn được ,có cái không ăn được Tây y không để ý, nhưng đông y lại dùng để chữa bệnh ,như vỏ quýt được gọi là trần bì dùng để sắc uống làm hạ đàm ,vì khí của nó làm tan, tính của nó ấm (ôn) và vị của nó hơi cay vào phổi, hơi ngọt vào tỳ và bao tử, nên dẫn đàm đi xuống ; cuống của trái hồng sắc uống dùng để chữa bệnh nấc cục vì khí vị của nó đi xuống bao tử làm hạ hơi ngăn nghẹn ở cổ họng ; như ớt có vị cay vào phổi, tính nóng làm ấm cơ thể , khí của nó vừa thăng vừa xuất cho nên khi ăn vào làm sắc mặt đỏ ,ở vùng sơn lam chướng khí cần ăn nhiều ớt, khi bị sốt rét ăn bao nhiêu ớt cũng không thấy cay ,vì hàn khí thấm sâu vào cơ thể chưa xuất ra được, nhưng nếu một người không bị sốt rét mà ăn ớt nhiều nó sẽ tạo phản ứng đẩy nhiệt khí ra ngoài làm xuất mồ hôi....
Một cách tệ hại do thói quen chúng ta thường hay mắc phải là thấy có ai mách bảo ăn thứ này tốt ,bổ ,ăn thứ kia không tốt ,điều đó không hoàn toàn đúng ,mặc dù phân chất thành phần thức ăn có nhiều chất bổ dưỡng ,không chứa độc tố, nhưng nếu hợp khí-tính-vị với cơ thể đang cần mới thành thuốc bổ, còn ngược lại khí-tính-vị không hợp với cơ thể thì làm hại cơ thể, cũng vì thế ăn uống để chữa bệnh theo phương pháp macrobiotic cũng không đạt được kết qủa mong muốn ,vì nó không đáp ứng được nhu cầu khí-tính-vị mà cơ thể đang cần.
Đông y đã có những kinh nghiệm tìm tòi khí, tính và vị trong cây cỏ dùng để làm thuốc chữa bệnh, có những kinh nghiệm nghiên cứu sự vận chuyển của khí trong cơ thể đối với từng tạng phủ bằng những thử nghiệm trực tiếp trên cơ thể bệnh nhân qua bao nhiêu thời đại mới đúc kết thành quy luật khí hóa của âm dương ngũ hành cho đến ngày nay vẫn còn áp dụng có kết qủa. Quan niệm của đông y ,mọi bệnh tật xảy ra đều do sự biến đổi của khí trong hệ thống khí hóa của tinh-khí-thần.
KHÍ CỦA TINH có trong thực phẩm, cây trái, và các loại thuốc cây cỏ, được xét theo 3 tiêu chuẩn khí, tính và vị . Thành phần nguyên tố, các hợp chất và các hoạt chất khác có trong thực phẩm, cây, cỏ, hoa, lá, được phân chất theo tây y là thành phần chính của thuốc nhưng đông y còn phải biết đến khí của nó là gì, tính của nó là gì và vị của nó là gì mới có thể biết cách sử dụng trong việc chữa bệnh.
.Khí của một loại cây cỏ phải có một trong tám đặc điểm như đi lên, xuống, vào, ra , hòa hợp, thu giữ, cho ói ra, cho đi đại tiện (gọi là khí thăng, giáng, liễm, xuất, hòa ,cố , thổ, hạ.).
Tính có thứ làm mát (hàn),làm nóng (nhiệt),làm ấm ( ôn ), làm khô ( táo ), làm chuyển động (phong), làm ẩm thấp (thấp) .
Vị để dẫn thuốc vào tạng phủ như vị mặn, ngọt, chua, cay, đắng ,chất mặn đẫn thuốc vào thận, chất ngọt dẫn thuốc vào tỳ, chất chua dẫn thuốc vào gan, chất cay dẫn thuốc vào phổi ,chất đắng dẫn thuốc vào tim. Vị tạo ra 3 phản ứng khác nhau tùy ở nồng độ nhạt, vừa hay đậm. Vị nhạt thì phản ứng nhẹ, chậm, vị vừa phản ứng mạnh hơn thì bổ, nếu đậm qúa mà tạng phủ không chịu nổi thì cho phản ứng nghịch thành tả làm hại tạng phủ. Tuy nhiên phản ứng thuận hay nghịch lệ thuộc vào khả năng hấp thụ của tạng phủ .Thí dụ người bị bệnh tiểu đường do chức năng vận hóa của Tỳ yếu không có thể hấp thụ 100 % chất ngọt có trong dưỡng trấp ,mà chỉ có khả năng hấp thụ 20 % .Trong trường hợp số lượng chất ngọt vào cơ thể 30 % , khả năng của Tỳ chỉ chuyển hóa được 20% để nuôi cơ nhục ,còn dư lại 10% nằm trong máu và nước tiểu ,cho nên khi thử máu và nước tiểu thấy có đường, trường hợp này vị nhạt vào tỳ sẽ có phản ứng thuận, nếu vị đậm sẽ hại tỳ, nên vị dẫn thuốc vào tạng phủ phải tùy thuộc vào khả năng hấp thụ và chuyển hóa của tạng phủ khi có bệnh. Theo cách chữa của đông y không phải kiêng ăn đường mà cần phải làm mạnh tỳ cho tăng khả năng hấp thụ và chuyển hóa được nhiều lượng đường hơn để tỳ có thể hấp thụ được 30 ,40, 50, 60 %..
Nhờ vào nguyên tắc này mà chúng ta có thể chế biến thực phẩm hoặc thuốc cho phù hợp bổ hay tả cho tạng phủ khi cần thiết. Thí dụ loại thuốc củ gấu ( hương phụ ) khí của nó làm thông khí, khai uất, tiêu tích ứ kết , tính của nó làm điều hòa ,vị của nó ngọt dẫn vào tỳ. Nếu chúng ta muốn sử dụng khí và tính của thuốc để chữa bệnh tích tụ uất kết làm đau trong gan thì cần phải sao chế đổi nó thành vị chua, nếu tích tụ làm đau ở thận ,phải đổi vị của nó thành mặn, và tùy khả năng hấp thụ và chuyển hóa mà điều chỉnh vị nhạt, vừa hay đậm cho phù hợp với nhu cầu mà tạng phủ đang có bệnh.
Đối với thuốc tây cũng vậy, như calcium ai cũng cho là bổ xương ,nhưng đói với đông y, nếu chế biến có vị mặn dẫn vào thận để bổ xương, có vị chua vào gan thì không cần thiết cho gan ,tính của thuốc nóng làm hại gan và tim mạch trong trường hợp bệnh nhân có bệnh cao huyết áp và thấp khớp, chất calcium theo máu theo ống mạch làm cứng mạch và thoái hóa các đốt xương . Nếu chế biến có vị cay thì vào phổi sẽ có lợi trong trường hợp phổi yếu lạnh hoặc cấn phải làm mau lành những vết loét trong phổi . Khi bao tử bị loét, cần tráng lên vách thành bao tử chất magnésium, nhưng nếu hãng bào chế có loại magnésium vị ngọt, thuốc sẽ dẫn vào bao tử, nếu có vị cay thì nó không chữa bao tử mà vào phổi, nếu có vị mặn nó vào thận mà không chữa bao tử .Khi bao tử đau ,uống Malox có hiệu nghiệm vì trong Malox chế bằng cam thảo có vị ngọt dẫn vào bao tử, khí của nó là hòa hợp, tính của nó là ôn (ấm). Cho nên phương pháp chế biến thuốc hay chế biến thức ăn đúng với nhu cầu của bệnh tật đều tạo ra khí để thành thuốc chữa bệnh nên cũng gọi là khí công chữa bệnh. Trong cách chế biến thuốc của đông y , người ta có thể thay đổi phần nào khí, tính và vị của nó nếu cần phải dùng đến nó.
Thí dụ một loại thuốc có khí thăng (đi lên, tính lạnh (hàn), nếu vị dẫn thuốc vào tim sẽ ra sao, vào phổi sẽ ra sao , vào tỳ sẽ ra sao, vào gan sẽ ra sao, vào thận sẽ ra sao. Nếu vào tim trong lúc tim bị nhiệt làm nóng sốt nhức đầu ,thì tính lạnh làm mát đưa lên đầu sẽ có lợi làm mát đầu, giảm sốt ,nhưng nếu sốt rét cơ thể lạnh ,nhức đầu lạnh ,tim đập yếu, nếu dùng loại thuốc trên sẽ chết người ,mặc dù trong thuốc không có độc. Ngược lại nếu bắt buộc phải dùng chất thuốc có trong loại thuốc đó người ta phải cho vị nhạt đi để tạo phản ứng nhẹ không gây nguy hiểm, hoặc sao chế rang, tẩm thêm chất khác cho tính thuốc bớt lạnh, hoặc cho thêm thuốc khác để trung hòa hoá giải bớt khí thuốc và tính thuốc .
Trong thức ăn cũng chế biến cách này để hóa giải những chất làm hại cơ thể mà vẫn duy trì được chất bổ dưỡng .Chẳng hạn cholestérol trực tiếp hoặc gián tiếp vào cơ thể không những bằng các chất béo của dầu mỡ, mà có ngay cả trong thức ăn không có dầu mỡ. Theo đông y ,nếu cơ thể đủ nhiệt năng do vận động nhiều làm chảy mỡ như những người làm lao động nặng thì cơ thể ăn bao nhiêu chất béo cũng không có bệnh cholestérol ,nhưng cơ thể ít vận động, thân nhiệt lạnh, bao tử yếu tiêu hóa chậm (do nhiệt độ trong bao tử thấp dưới 41 độ theo tiêu chuẩn ) thì tất cả các thức ăn vào cơ thể gọi là dưỡng trấp không đủ nhiệt năng chuyển hóa thành khí huyết bồi bổ cho cơ thể mà tất cả đều biến thành đàm, cho nên đàm là hậu qủa của tính hàn trong bộ tiêu hóa không chuyển hóa kịp thời, do sai lầm trong cách ăn uống, nó có thể tạo ra đàm từ cam, trái bơ, nước cốt dừa, sản phẩm bơ sữa, pho mát, đậu xanh, tinh bột...chứ không hẳn là chỉ dầu mỡ, trong động vật, cholestérol có nhiều trong da gà ,trong thịt có nhiều mỡ, trong hải sản như tôm, cua ốc...
Muốn loại trừ cholestérol ngay trong chế biến thức ăn ,thì mỗi loại cholestérol có cách hoá giải khác nhau và đã trở thành kinh nghiệm nhân gian ,như gà thơm ngon ở da ,nếu bỏ da còn gì là đặc tính của thịt gà, muốn loại bỏ cholestérol của da gà cần phải luộc chung với lá chanh và da gà chấm với muối tiêu chanh, theo đông y thịt gà bổ phổi ,muối vào thận, tiêu làm ấm thận ,chanh vào gan để làm mạnh bộ máy lọc loại bỏ những chất cơ thể không cần .Cholestérol trong thịt heo sẽ trực tiếp làm tắc hệ thống tim mạch nên phải loại trừ bằng hành lá có khí làm thông, có tính nhiệt làn tan mỡ, có vị đắng vào tim ,nó sẽ làm tan cholestérol trong hệ thống tim mạch ,vì thế trong nhân gian mới có câu con gà cục tác lá chanh, con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi .Các loại ốc có tính hàn, nếu người có bụng không tốt ăn vào sẽ bị tiêu chảy, để làm mất hàn phải chấm với nước mắm ớt gừng thật cay, nước mắm chất mặn vào thận, tính của nó làm ấm, gừng vừa cay vừa ngọt vào bao tử làm mạnh bao tử, ớt có vị cay vào phổi làm ấm phổi ,thông khí xuất hàn ra ngoài cơ thể bằng mồ hôi. Hột vịt lộn bổ thận, tăng dương nhiệt được hoá giải bằng rau răm có vị cay vào phổi ,có tính hàn và khí đi xuống làm khí trong cơ thể được quân bình , nhưng nó đã đem được thành phần thuốc có trong hột vịt để bồi bổ cơ thể.
Trong cách ăn uống có những món mua ở tiệm thực phẩm, có những món mua ở tiệm thuốc bắc, nhưng nó là loại cây cỏ thiên nhiên đã chế biến để bảo quản được lâu ,và khi chế thành món ăn thức uống nó không có phản ứng gì với thuốc tây hay ta mà bệnh nhân đang điều trị, cũng giống như người Á đông ăn cơm với cá mắm, còn người tây phương ăn bánh mì với bơ sữa ,cũng đều có thể uống thuốc tây hay ta để trị bệnh như nhau được.
Ngay cả các bệnh viện Trung quốc ,bệnh nhân được điều trị vừa thuốc tây vừa thuốc ta được chế biến thành thuốc chích giống như thuốc tây đã từ lâu ,thuốc đó như là một loại tân dược, ở Việt nam trước giải phóng cũng vậy,chẳng hạn như thuốc mã tiền là loại thuốc bắc được tây y chế thành thuốc chích strychnine. Cho nên khi cơ thể bị bệnh về thần kinh gân cơ ,tê liệt khi cần phải dùng vị thuốc này thì đông y cho mã tiền, còn tây y cho chích strychnine.  Nếu mình bị cảm ho cần phải có chất sát trùng, thông phổi, dễ thở ,long đàm, bớt ho thì đông y cho xông lá tràm (khuynh diệp) hoặc uống thuốc có lá khuynh diệp khô, còn tây y cho chích eucalyptine là loại khuynh diệp tinh chế , hàm lượng mạnh hơn tốt hơn ,chứ thật ra hai vị thuốc tây-ta như vậy đâu có kỵ nhau.
Tuy nhiên chúng ta để ý thành phần cấu tạo được phân chất theo khoa học thường là chất a,b,c..mỗi thứ bao nhiêu phần trăm, nhưng cộng laị không đủ 100% , số phần trăm thiếu đó được gọi bằng một tên chung là :các hoạt chất khác x% còn lại mà khoa học chưa tìm ra được. Cho nên nếu một bệnh cần phải chữa bằng chất a , chúng ta sẽ tìm thuốc nào có chứa nhiều thành phần a nhất ,bệnh khác cần chất b, chúng ta tìm thuốc nào có chứa nhiều thành phần b nhất..các thành phần khác có trong thuốc không hợp với bệnh sẽ tạo ra phản ứng phụ, nhưng cũng có loại bệnh không tìm ra loại thuốc mà tây y có thì đông y vẫn chữa được là bởi vì căn bệnh đó không cần phải tìm vị thuốc ở đâu cho xa mà nó có sẵn trong thành phần hoạt chất còn lại , vì thành phần này đối với đông y nó mới tạo ra khí cần thiết mà cơ thể đang thiếu ,cho nên đông y dùng nguyên cả cây thuốc để có đủ khí ,tính và vị thuốc mà không mất đi một thành phần nào.
Nếu biết cách áp dụng các hoạt chất còn lại không đáng kể này vào cách chữa theo tây y cũng sẽ có nhiều kết qủa kỳ diệu. Thí dụ như khi chúng ta bị sổ mũi, tây y cho thuốc Contact C uống hoài không hết, dùng liều mạnh thì cơ thể bị choáng váng ,ngật ngừ mà cũng không khỏi, nhưng nếu chúng ta uống một phần ba viên prométhazine lúc tối trước khi đi ngủ, sáng dạy trước khi đi làm uống một phần ba, trưa uống một phần ba thế là lỗ mũi chúng ta đã khô không chảy nước mũi nữa .Tại sao vậy, thuốc prométhazine là loại thuốc chống dị ứng thành phần chính làm ngủ để điều chỉnh thần kinh dùng chữa phong ngứa ,nhưng hoạt chất còn lại của nó không được liệt kê trong đó có chất atropine chỉ cần một phần ba chất atropine có trong một viên thuốc đủ làm khô niêm mạc mũi, và với số lượng một phần ba chất chính làm êm dịu thần kinh gây ngủ không đủ sức làm mình buồn ngủ nên vẫn có thể tiếp tục đi làm việc như thường lệ .Cho nên cách dùng thuốc phải biết phân biệt nặng nhẹ có trong thành phần thuốc mà không nên áp dụng một cách máy móc.
Cũng vì lý do này mà phương pháp ăn uống bao gồm cả các vị thuốc bắc liều lượng rất ít nhưng các hoạt chất cần thiết để chữa bệnh có trong đó mà khoa học chưa tìm ra lại có hiệu qủa chữa bệnh cao không ai ngờ được.
KHÍ CỦA KHÍ gồm hai loại là :khí ở ngoài cơ thể do thời tiết và môi trường (có khí phong, hàn, thử, thấp, táo, nhiệt), khí trong cơ thể là khí của lục phủ ngũ tạng như tâm, can, tỳ, phế, thận( có khí hỏa, phong, thấp, táo, hàn ),Khí ở trong và ở ngoài cơ thể lúc nào cũng giữ được quân bình thì sức khỏe tốt, chẳng hạn như thời tiết bên ngoài lạnh thì cơ thể phải mặc ấm, trong nhà phải mở sưởi để giữ thân nhiệt quân bình, ngược lại thời tiết nóng nực, trong nhà cần phải mở máy lạnh, máy quạt và mặc quần áo mỏng . Về ăn uống cũng vậy, khi thời tiết nóng ,hoặc cơ thể nóng, cần phải ăn những thực phẩm và cây trái có khí lạnh ,ngược lại ,thời tiết hoặc thân nhiệt lạnh, cần phải ăn uống những thực phẩm cây trái có khí nóng để tăng thân nhiệt...Điều may mắn là tạo hóa cũng đã ban ơn cho con người có được những thực phẩm và cây trái mùa nào thức nấy để giữ khí trong cơ thể được quân bình ,chẳng hạn như mùa hè có dưa hấu, củ đậu ăn cho mát để giải khát, mùa đông lạnh có soài, nhãn, sầu riêng, ăn cho tăng thân nhiệt .. Ngày nay khoa học có thể tạo ra được những trái cây trái mùa hoặc sự giao thương buôn bán giữa nước này với nước khác dễ dàng chúng ta có đủ loại cây trái nên không còn biết loại nào thuận mùa loại nào trái mùa để phân biệt tính hàn, nhiệt, ôn, táo , phong ,thấp để dùng cho hợp với sức khỏe khi bị bệnh.
KHÍ CỦA THẦN do biến đổi tâm lý làm thay đổi xáo trộn khí trong cơ thể, đông y gọi là thất tình ( 7 loại tình cảm thay đổi ) như vui ,lo ,buồn ,sợ, giận, thương, ghét , làm xáo trộn tuần hoàn khí huyết trong cơ thể . Khi vui qúa hóa dại có ảnh hưởng đến tim ,lo qúa ăn mất ngon hại tỳ ,buồn chán hay thở dài hại phổi, sợ qúa vãi đái hại thận, giận qúa bầm gan tím mật sẽ hại gan .
Cũng nhờ biết rõ sự khí hóa của cơ thể có liên quan đến tinh-khí-thần và khí, tính,vị ,trong thực phẩm, cây trái ,ở thời tiết, ở con người ,nên đông y biết cách điều chỉnh giữ cho sự khí hóa lúc nào cũng quân bình và hòa hợp để duy trì sức khỏe và tuổi thọ.
B.Phương pháp uống :
Các loại thức uống cũng có ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, nếu biết cách chế biến thức uống cho phù hợp với tình trạng bệnh ,nó sẽ trở thành vị thuốc làm tăng thêm khí ,nếu uống những chất không hợp với cơ thể lúc cần thiết nó sẽ làm hại khí trở thành bế tắc đình trệ không lưu thông được khiến việc chữa bệnh khó khăn hơn.
Ngay trong loại nước uống ,nếu xét đến khí-tính-vị ,chúng ta để ý thấy có 3 loại nước có 3 tác dụng khác nhau.:
Loại nước không làm giảm cân :
Khi chúng ta khát, uống vào một lít nước trong ngày thì đi tiểu ra cũng mất một lít ,trọng lượng không bị giảm. Trong trường hợp cơ thể đang bị bệnh sốt, có vi trùng cần uống nhiều nước loại này để lọc máu, giải nhiệt, loại bỏ vi trùng theo đường tiểu ,thông thường là nước lã. Nhưng nếu ta biết áp dụng tính hàn nhiệt của nước ,thì phải uống nước mát, lạnh ( hàn ),để quân bình thân nhiệt làm giảm bớt điều kiện phát triển của vi trùng ,nếu uống nước nóng làm tăng sốt thêm. Nếu biết thêm một vị thuốc nào có khí đi lên (thăng), và vị đắng dẫn vào tim, thì nước uống này đã trở thành thuốc chữa cho tim mát ,hạ nhiệt ,giúp cho tim không rối loạn, tâm thần bớt mê man.
Loại nước làm tăng cân :
Khi chúng ta khát, uống vào một lít một ngày nhưng chỉ đi tiêủ ra 80-90 % ,số lượng nước bị giữ lại tích lũy dần làm tăng cân. Có nhiều nước loại này như nước cam, sữa tươi ,nước cốt dừa, sữa đậu nành lạnh..nhưng tăng cân còn tùy vào khả năng thải lọc của thận mạnh hay yếu .
Loại nước làm giảm cân :
Khi chúng ta uống vào cơ thể một lít, đi tiểu ra hơn một lít, cứ vào ít, ra nhiều lâu dần thể trọng giảm. Chất làm giảm cân có nhiều trong các loại trà, càng chát càng có tính co bóp chắt lọc nước ra khỏi cơ thể. Có nhiều loại trà có công hiệu giảm cân, trà hạ áp huyết, trà chữa bệnh tiểu đường, trà chữa bệnh cholestérol, trà chữa bệnh táo bón, trà chữa bệnh tiêu chảy, trà tiêu hóa, trà an thần giúp ngủ ngon...Do đó người Trung hoa ăn rất nhiều chất béo sẽ làm tăng cân, nhưng họ co thói quen dùng nước trà đặc làm loại mỡ và nước dư thừa ra ngoài cơ thể theo luật quân bình khí hóa, nên ít bị bệnh.
Điều quan trọng của cách uống nước là không được uống số lượng nước qúa nhiều mỗI lần, vượt qúa sức chứa của thể tích trực trường làm nhu động ruột yếu sau sẽ bị bệnh sa ruột, thoát vị bẹn, liệt ruột làm bón giả lâu ngày thành ung thư trực trường.
doducngoc
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: MỤC CÂU CHUYỆN ĐÔNG Y

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 3 Tháng 7 13, 2021 3:38 pm

BÀI 4. THÓI QUEN UỐNG NƯỚC NHIỀU LỢI HAY HẠI?

Video : https://youtu.be/p4EybxDPzb4

Nước đã chiếm một tỷ lệ ít nhất 70% trọng lượng của cơ thể con người. Nó được bão hòa nằm trong máu, xương, da, thịt như một chất dẫn điện giải để cơ thể điều hòa thân nhiệt, nhận chất dinh dưỡng và thải lọc độc tố giúp cho sự hoạt động của hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết và sinh dục hoạt động tốt.
Ở mỗi người tỷ lệ nước được bão hòa khác nhau do hệ thần kinh điều phối theo nhu cầu của cơ thể, thí dụ một người bình thường ít hoạt động, mỗi ngày uống một lít nước, cân nặng 50 kg, nếu hôm nào uống đến 2 lít tự nhiên đi tiểu nhiều hơn và trọng lượng cơ thể vẫn 50 kg không thay đổi ,ngược lại, nếu vận động nhiều như tập thể dục thể thao, thân nhiệt tăng, đổ mồ hôi, mất nước, cổ họng khô khát, cơ thể tự động đòi hỏi uống nước để tái lập tỷ lệ nước, trọng lượng vẫn không thay đổi. Trọng lượng cơ thể không tăng do uống nước nhiều mà chỉ tăng khi có bộ tiêu hóa tốt,( loại nước H2O bình thường, không phải nước súp hoặc nước cốt trái cây..) và khi tỷ lệ nước bão hòa này bất ổn định là cơ thể đã bị bệnh.
Nước bão hòa ở cơ thể có nhiệm vụ điều hòa thân nhiệt và thải độc tố, giải nhiệt và độc tố trong máu qua trung gian hệ mạch để qua thận, nên trung bình mỗi giờ thận phải lọc khoảng 6 lít, cho nên khi chúng ta uống nước mầu trắng, phải đi tiểu ra mầu hơi vàng, đó là chức năng lọc của thận tốt, khi chúng ta bị bệnh, nước tiểu sẽ vàng sậm. Ngược lại, khi thận hư, chức năng lọc nước của thận yếu, có hai dấu hiệu dễ thấy là hay đi tiểu đêm, và sáng thức dậy đi tiểu ra nước trong chứ không vàng. Nước còn thoát ra ngoài cơ thể bằng đường mồ hôi và theo đường hệ tiêu hóa sang bài tiết, thí dụ khi ta uống 1 ly nước vào bao tử, nước theo hệ tiêu hóa xuống ruột non, thấm qua màng ruột non theo dưỡng trấp vào máu, phần cặn bã đồ ăn và nước tiếp tục xuống ruột già co bóp thành phân, qúa trình co bóp, nước ở ruột già thấm qua màng ruột nằm trong màng bọc tam tiêu ở hạ tiêu thấm vào bàng quang để xuất ra bằng đường tiểu chung với hệ thận niệu.

Những điểm lợi:
Khi cơ thể bị bệnh nhiễm trùng, đương nhiên xét nghiệm máu, phân và nước tiểu đều có vi trùng.
Sức phòng chống bệnh tự động của cơ thể có hữu hiệu hay không còn tùy thuộc vào hệ thần kinh của mỗi người. Đầu tiên phải thải độc ra càng sớm càng tốt bằng cách xuất mồ hôi, tiểu nhiều mầu vàng sậm, nước bị mất, vi trùng hoành hành làm thân nhiệt tăng, khô cổ họng, cơ thể tự động thấy khát đòi uống nước bù vào số lượng nước đã thải ra để thải lọc độc tố, vi trùng, và duy trì điều hòa thân nhiệt trở lại bình thường.
Như vậy, uống nước nhiều là nhu cầu cần thiết khi cơ thể bị bệnh sốt nhiệt, nhiễm trùng. Để lợi dụng ưu điểm này của cơ thể, đã có một vị bác sĩ Việt nam từng tu nghiệp ở Mỹ 2 lần ( đi cải tạo về ) đã chữa khỏi nhiều em bé bị bệnh sốt xuất huyết bằng cách uống nhiều nước mà không cần thuốc. Trường hợp điển hình, có một bé gái 12 tuổI bị sốt, đi 3 lần 3 bác sĩ khác nhau, lần đầu dùng 3 viên Tétracycline 150 mg uống mỗi ngày trong 3 ngày, mỗi lần uống vào, cơn sốt hạ rồi lại tăng sốt như cũ, sau ba ngày đổi bác sĩ khác, cho dùng Pénicilline, cũng làm cho sốt hạ rồi tăng như cũ, sau ba ngày đổi bác sĩ khác cho dùng Moxine cũng không có kết qủa, sau 9 ngày sốt càng nặng hơn, nóng mê man, môi khô tím tái, vỡ tiểu cầu, vị bác sĩ thứ tư biết bé gái bị bệnh sốt xuất huyết ,thay vì phải đưa bé gái đi bệnh viện cấp cứu, vị bác sĩ ‘ nước lạnh ‘ trên dặn người nhà em bé, cứ mỗi nửa giờ uống một ly nước lọc khoảng 150 cc, một ngày khoảng 3-4 lít. Uống được nửa ngày, cơn sốt dịu lại, đến chiều người tỉnh dần và đi tiểu nhiều hơn, bệnh thuyên giảm thấy rõ, không cho ăn, và em bé cũng không muốn ăn chỉ nằm ngủ, sang ngày thứ hai cho ăn cháo loãng và tiếp tục uống nước, ngày thứ ba khỏi bệnh, nhưng sợ loại siêu vi còn sót lại trong cơ thể sẽ tái phát nên uống đủ năm ngày, bé ăn uống và khỏe mạnh như bình thường, sau 5 ngày đi học lại ,trong khi các bạn đồng lớp bị dịch sốt xuất huyết phải nằm bệnh viện và nghỉ học để phục hồi lại sức khỏe mất cả tháng.

Chúng ta thử tìm hiểu tại sao ?
Theo thường lệ trước khi thử máu, bệnh nhân phải nhịn ăn uống, vì sợ máu loãng, kết qủa xét nghiệm sẽ không chính xác, khi tìm ra được loại vi trùng gì, và số lượng có trong máu là bao nhiêu, độ lắng máu và tỷ lệ bạch cầu, hồng cầu đếm được bao nhiêu. Thời gian chờ đợi kết qủa, rồi chờ đợi chọn loại thuốc thích hợp đúng bệnh, thì vi trùng cứ phát triển, tăng nhiệt, mất nước, nước càng mất, nhiệt càng tăng. Nếu may mắn loại thuốc diệt vi trùng đúng loại, số vi trùng chết trong cơ thể cũng không đủ nước để loại ra ngoài, số còn lại vẫn phát triển sinh sôi nẩy nở, đó là lý do tại sao thời gian dùng trụ sinh phải lâu đến 10 ngày cho một lần điều trị. Ngược lại, khoa học xét nghiệm phát triển đến trình độ cao, thấy trong máu và nước tiểu vừa có vi trùng vừa có cả thành phần hóa chất của thuốc diệt trùng cùng làm bạn với nhau song song bơi lội theo đường máu đi khắp cơ thể mà không tiêu diệt nhau, vậy đâu là bãi chiến trường, thuốc không diệt vi trùng làm sao mà khỏi bệnh ? Thật ra, cơ thể bị bệnh hay chống đỡ được bệnh do hệ thần kinh điều khiển.
Mầm bệnh là vi trùng theo máu tác động lên thần kinh làm mất thăng bằng thân nhiệt, các tuyến hạch phòng chống bệnh của cơ thể phản ứng lại khiến cho bộ thần kinh điều khiển chương trình chống bệnh hoạt động tối đa, làm cho đau nóng cổ họng để cơ thể phải đòi uống nước nhiều giúp cho nó đủ nước điều hòa thân nhiệt và thải độc tố, vi trùng và theo luật quân bình năng lượng tự nhiên của cơ thể. Không may, khi con người vô tình tìm ra một loại thuốc mạnh nhưng không đúng với bệnh đang cần thì thuốc đó trở thành kẻ thù làm hại sức chống bệnh của cơ thể làm cho thần kinh mê sảng luôn.
Thí dụ, bệnh sưng đau cổ họng là triệu chứng cơ thể có vi trùng, đòi uống nước để giải nhiệt và loại độc tố, thay vì dùng thuốc chữa bệnh đau cổ họng, chúng ta dùng 2 muổng canh dấm táo ( vinaigre de cidre de pomme ) và 2 muổng canh mật ong, hòa với một ly nước nóng, mỗi lần hớp một ngụm ngậm trong cổ họng, nằm ngửa cho thấm vào cổ họng được dễ hơn trong năm phút rồi nhả ra, tiếp tục lập lại nhiều lần cho đến khi hết ly nước dấm táo mật ong là hết bệnh mà không cần dùng thuốc, nếu đau cổ họng có kèm theo cảm cúm, sốt thì sau khi ngậm xong để chữa bệnh đau cổ họng ,nên uống vào cho thuốc ngấm vào máu để chỉnh thần kinh điều hòa thân nhiệt ,ngày uống 2-3 ly, trong hai ngày sẽ hết bệnh, nó tương đương với thuốc bột Néo-Citran nhưng hay hơn và không hại bao tử..
Chúng ta cũng nên thắc mắc, bất cứ loại bệnh có vi trùng, khi thử máu và nước tiểu đều có vi trùng, nhưng tại sao vi trùng lao phổi chỉ ăn lủng phổi, trong khi máu dẫn nó đi qua óc, tim, gan, ruột, bao tử, lá lách mà nó lại không hại các cơ quan này, hay ngược lại siêu vi gan chỉ hại gan mà không phá bể tim, phổi.. Vậy có phải khi người ta chết vì một bệnh nào đó, là do thiếu nước để điều hòa thân nhiệt, lúc có bệnh nóng sốt qúa, lúc lạnh qúa,độc tố trong máu do vi trùng phát triển theo cấp số nhân, thần kinh chỉ huy phòng chống bệnh đã yếu, bị các độc tố làm hại, lại bị thêm thuốc chữa bệnh không đúng làm hại thần kinh, vô tình phá vỡ tỷ lệ nước bão hòa, tỷ lệ tụt dốc đến độ thấp nhất, uống nước vào thì ói ra, ăn canh vào cũng không xong làm tinh thần suy sụp mất sức đề kháng. Tinh thần rất quan trọng, tinh thần có thể vực dậy một quốc gia trong cơn nguy biến, như đời Nhà Trần, quân Nguyên sang xâm lấn nước ta, thái sư Trần thủ Độ tâu với vua Trần : Đầu thần chưa rơi xuống đất thì bệ hạ đừng lo. Cơ thể chúng ta cũng vậy, vi trùng gì cũng mặc, thần luôn luôn vững, cứ mỗi ngày uống nước nửa giờ 1 ly 100-150 cc, rồi tập thể dục thể thao, tâm bình thản, thần không hoảng hốt, thì bệnh nặng hóa nhẹ và thuyên giảm từ từ, đúng theo tinh thần Phật giáo ‘ Vạn pháp do tâm sinh, vạn pháp do tâm diệt ‘, có nghĩa là bệnh do tâm làm ra bởi ‘ sở tri kiến chấp’ , bệnh này là vi trùng này, bệnh kia là vi trùng kia, vi trùng này đã có thuốc chữa, vi trùng kia khoa học chưa tìm ra thuốc, chưa chữa được, mình tự hù dọa mình làm tinh thần không an tịnh, lúc nào cũng sống trong lo lắng sợ sệt đến mất thần là mất sức đề kháng của cơ thể.
Nếu trong máu có vi trùng, có độc tố, có siêu vi, có cholestérol, có đường trong máu cao, áp huyết cao, đều có thể áp dụng cách uống nước, cứ nửa giờ uống 1 ly, sau 9 giờ tối ngưng uống nước tránh đi tiểu đêm làm mất ngủ. Tuy nhiên thay vì uống nước lọc, bệnh cholestérol nên uống nước bưởi,trung bình ngày uống 1 lít, bệnh cao áp huyết nên uống nước trái táo ngày 1 lít, hoặc trà hoa cúc trân châu, hoặc trà hoa đại, mỗi ngày một gói sau bữa cơm, bệnh tiêu chảy nên uống nước gừng ấm hay trà gừng sau bữa cơm, bệnh tiểu đường nên uống trà cỏ ngọt hay trà địa cốt bì mỗi ngày hai gói..

Những điểm hại :
Đối với bệnh tật, đông và tây y tìm ra rất nhiều nguyên nhân khác nhau, phạm vi bài này giới hạn không thể đi vào chi tiết từng bệnh, nhưng chúng ta chỉ phân biệt bệnh nào uống nước nhiều được, bệnh nào không được :

1-Đối với bệnh tim :
Khi cơ thể lạnh, tứ chi lạnh là tâm mất hỏa khí nên sợ lạnh thì chính thần kinh không thích uống nước lạnh ,nếu có, chỉ thích uống nước nóng ấm mới cảm thấy dễ chịu khi nước qua cửa miệng, nhưng số lượng nước nếu uống nhiều sẽ dư thừa đông y gọi là thủy khắc hỏa khiến thần kinh suy yếu thêm, không đủ khả năng loại bỏ số nước dư ra ngoài theo đường tiểu, làm cơ thể lạnh thêm.
Chỉ có trường hợp bệnh tim mạch, cao áp huyết, cơ thể lúc nào cũng nóng do dùng thuốc hóa chất không hợp, tăng độc tố trong máu, phát sinh nhiệt, lúc đó mới cần uống nước nhiều để giải nhiệt và loại độc tố ra khỏi cơ thể.

2-Đối với bệnh thận suy:
Làm sao biết thận suy ? Mỗi khi uống nước vào là phải đi tiểu ngay, ban đêm phải đi tiểu nhiều lần, buổi sáng dậy đi tiểu, thay vì nước tiểu phải hơi vàng khi thận làm nhiệm vụ lọc tốt, nhưng nước tiểu mầu trắng là thận không lọc, uống nước mầu gì ra mầu nấy, đó là dấu hiệu dễ thấy để biết thận suy. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như đau lưng, vùng lưng nơi thận sưng, chân cẳng lạnh hoặc phù nề. Những người có triệu chứng này không thể uống nước nhiều làm hư tạng thận.

3-Đối với bệnh đường ruột :
Làm sao biết có bệnh đường ruột ? Có hai loại bệnh đường ruột, một loại uống nước nhiều được, một loại không được uống nhiều.
Loại bệnh đường ruột bị táo bón đi cầu ra phân cứng, khô, phân từng cục, do nhiệt kết ở đường ruột, hoặc bị kiết lỵ, cần phải uống nước nhiều để giải nhiệt độc do thức ăn chứa lâu trong ruột, nếu không độc tố truyền vào máu hại da mặt bị nổi mụn trứng cá, nặn mụn ngửi có mùi thối, đừng lầm với bệnh táo bón giả của người già, hai ba ngày mới đi cầu, mỗi lần đi ít một, phân không khô mà nhão, do không đủ khí lực để đẩy phân ra ngoài, nếu tưởng lầm là bón mà dùng thuốc xổ hoặc uống nước nhiều sẽ liệt cơ co bóp làm xệ ruột xuống háng thành bệnh sa ruột ( hernie ).Khi ruột bị xệ đè nặng ép động mạch háng làm tắc khí huyết lưu thông xuống chân, tạo ra chứng bệnh khác như chân tê phù, mất cảm giác, đầu gối có nước..
Loại bệnh đường ruột hay bị tiêu chảy có dấu hiệu hễ ăn thức ăn nguội lạnh, ăn rau nhiều, ăn đồ biển hoặc uống nước lạnh là cảm thấy đau bụng tiêu chảy. Bệnh mãn tính có dấu hiệu quanh vành môi mầu da hơi trắng xanh khác với da chỗ khác trên mặt, loại bệnh này không được uống nước nhiều, nếu uống nước nhiều sẽ bị liệt nhu động ruột do trong ruột phình to, chứa nặng phân không ra được, một thời gian lâu dẫn đến thối khúc ruột đó làm thành bệnh ung thư ruột phải cắt bỏ. Tại sao vậy ? Chúng ta hãy tưởng tượng khúc ruột như một qủa bong bóng dài, khi thổi hơi vào, nó căng ra, khi tháo hơi ra nó co vào như cũ, ngược lại, nếu đổ nước vào đầy, hai ba ngày mới đổ nước ra thì bong bóng đã bị dãn không co vào như cũ được. Ruột chứa nhiều nước do thói quen uống nhiều cũng như thế, và sự thẩm thấu qua vách thành ruột đến một mức bão hòa, trong ruột già và màng bụng óc ách nước, vừa làm thoát vị bẹn, vừa chèn ép vào động mạch háng làm liệt chân, cho nên bệnh này bắt buộc phải giải phẫu oan uổng.

4-Bệnh mất ngủ kinh niên :
Nhiều khi thuốc ngủ đúng liều, có kết qủa ức chế thần kinh làm cơn buồn ngủ đến ngay, nhưng vì uống nhiều nước một lần trước khi đi ngủ khiến cho đêm bị thức giấc để đi tiểu cũng sẽ không ngủ lại được, chính do cách uống nước và dùng thuốc ngủ đã mâu thuẫn nhau đi đến tình trạng mất ngủ kinh niên.

5-Bệnh buồn chán thở dài :
Có thể nói là đầu mối của nhiều loại bệnh. Người ta cần hít thở để trao đổi oxy trong máu, cho máu đen ( oxyde sắt nhị Fe2O2 ) nhận thêm oxy để trở thành máu đỏ ( oxyde sắt tam Fe2O3 ).Khi buồn, chỉ thở ra đem theo oxy bị đốt cháy thành CO2 ra khỏi cơ thể nhiều hơn hít oxy vào làm cho hồng cầu giảm, không đủ oxy nuôi tế bào não làm thần kinh càng suy nhược, oxy dự trữ trong máu bị đốt thành CO2 làm mất thân nhiệt, thần kinh uể oải, đờ đẫn, khí lực không đủ sức co bóp bao tử và ruột để giúp tiêu hóa tốt, phổi không nở mà teo lại làm tim mạch đập thất thường, tinh thần đã loạn càng thêm loạn, lúc đó uống nước nhiều sẽ làm trở ngại hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết..dĩ nhiên đưa đến nhiều loại bệnh kỳ quái khác nhau, nếu chữa bằng thuốc chỉ là chữa ngọn, điều cần nhất là phải vận động, hít thở, thể dục thể thao, cơ thể sẽ tự điều hòa lại mà không cần dùng thuốc.

6-Bệnh phong thấp đau nhức kinh niên :
Nguyên nhân do khí huyết tuần hoàn không đi được khắp nơi trong cơ thể, nhất là chỗ khớp nối, bệnh này có thể uống nước nhiều cho máu loãng ra để đủ số lượng máu lưu thông, nhưng phải uống nước nóng ấm pha ít gừng và phải tập cử động cùng xoa nắn nơi đau nhức cho khai thông, nhưng không được uống nhiều nước lạnh, mát, uống một lần với số lượng nhiều hoặc loại nước có tính hàn như nước cam ,nước chanh, nước dừa, hàn khí sẽ kết lại nơi các khớp tạo thành các điểm cứng đau.

7-Bệnh máu loãng :
Bệnh máu loãng hay chảy máu không được uống nhiều nước làm cho máu bị loãng thêm dễ bị chảy máu làm mất hồng cầu và bạch cầu. Ngược lại bệnh thiếu máu, và bệnh máu có bọt, nên uống nước nóng ấm nhiều làm cho lượng máu lưu thông trong các ống mạch đầy đủ, mặc dù máu pha loãng đã làm giảm số lượng hồng cầu, nhưng không làm hại tim phải co bóp đập mạnh để đẩy máu đi và hút máu về làm cho nhịp tim bớt rối loạn, ngoài ra phải năng tập vận động hai tay và buồng phổi để kích thích tim phổi hoạt động mạnh hơn, bệnh sẽ từ từ được cải thiện.

8-Bệnh sạn thận :
Người mắc bệnh sạn thận cũng không được uống nhiều nước, thận cần thở, tức là co bóp để tống sạn ra hoặc co bóp làm vỡ sạn khi sạn chưa thành hình to, chứ không phải uống nước nhiều làm trôi sạn. Theo đông y sạn thận do thận hàn, nếu nước trong thận ấm, chất vôi không đóng cục được, chất vôi chỉ kết tủa ở nhiệt độ hàn hoặc sức co bóp của thận yếu, nhẹ, không đủ sức đẩy chất bột cặn trong thận ra ngoài, lâu dần, ít thành nhiều kết tủa to dần không ra được. Chúng ta cần phải giúp thận co bóp mạnh, và mặt khác giúp thận làm tan chất cặn vôi. Đông y có hai vị thuốc để làm nhiệm vụ này, một chất là qủa dứa làm mềm sạn, một chất là phèn chua làm tan chất vôi thành bụi

. Cách làm như sau : Dùng một nửa qủa dứa to loại không chua lắm không ngọt lắm,gọt vỏ ngoài, khoét một lỗ ở đầu, đổ vào một muổng cà phê bột phèn chua ( thứ phèn chua ở Việt nam hay dùng để lọc nước uống ),bỏ vào khay nướng trong lò nướng 350 độ C, khoảng 1 giờ, hơi vàng đậm, lấy ra vắt tất cả ra nước được chừng 150-200 cc. Chia 2 lần uống, tối trước khi đi ngủ uống một nửa để đêm sạn mềm ra, sáng dậy uống một nửa còn lại khi còn nằm ở giường để thận co bóp làm vỡ sạn thành bột trước khi đi tiểu , khi tiểu để ý thấy nước tiểu đục như cặn vôi hoặc lợn cợn, và cảm thấy đi tiểu nhiều hơn và thông hơn mấy ngày trước. Triệu chứng của sạn thận làm đau bụng dưới lan ra sau lưng, rồi đau từ lưng ngấm ngẩm đau lan ra phiá bụng, thở khó, nói cười to không được, tiểu dắt, tức bọng đái, rát lỗ đường tiểu, mầu da mặt tối nám đen như bột viết chì ,sau khi uống một nửa trái dứa và đi tiểu xong tự nhiên hết mệt, có thể cười nói ha hả tự nhiên , bệnh bớt 70 phần trăm, còn nửa trái làm nốt cho ngày hôm sau không hại gì mà có kết qủa thấy rõ.
Nếu ngại không muốn uống chất phèn chua, đông y có bán loại thuốc thành phẩm, chất chính trong thuốc là kim tiền thảo, tên thương mại là Thạch lâm thông ( làm thông sạn đường tiểu )khiến cho thận co bóp mạnh và đi tiểu nhiều tống được sạn ra ngoài.

9-Bệnh tiêu khát, tiểu đường :
Khi mắc bệnh tiểu đường có 4 triệu chứng ba nhiều một ít, một uống nhiều do khát, hai tiểu nhiều, uống vào 1 lít tiểu ra hơn 1 lít, ba ăn nhiều, bốn là ốm mất trọng lượng.Bệnh này bắt cơ thể uống nhiều suốt ngày, làm hư thận, áp huyết tăng, thân nhiệt tăng, cổ họng lúc nào cũng khô khát đòi uống. Trường hợp này không được uống nước nhiều mà phải tìm nguyên nhân, nó có nhiều nguyên nhân sẽ được đề cập đến trong một đề tài chuyên môn, ở đây chỉ nói đến hai nguyên nhân vô tình tự mình chuốc lấy bệnh, một là do lạm dụng thuốc lợi tiểu Lasix để giảm cân, hai là do thói quen uống nước nhiều mà không bỏ được, thuộc loại tâm bệnh thần kinh, đa số chúng ta gặp phải trường hợp này.
Thói quen tai hại nhất là uống nước với số lượng nhiều một lần, như sáng uống một hơi 1 lít, trưa một hơi uống 1 lít, chiều uống một hơi 1 lít, sẽ không chữa được bệnh gì, mà hậu qủa về sau sẽ tai hại. Chúng ta nhớ rằng chỉ uống nước nhiều khi cần thiết để bù số nước bị mất do đổ mồ hôi như các lực sĩ , hoặc khi bị mất nước do tiêu chảy kéo dài, vì trường hợp này nếu để mất nước sẽ bị vọp bẻ, hoặc kiệt sức.
Chúng ta đã biết một giờ thận lọc 6 lít nước bão hòa trong cơ thể, chưa kể nước ở ngoài uống vào thêm. Với nhịp độ bình thường, công suất của máy lọc tạo ra nhịp sinh học đều đặn trong cơ thể, bỗng dưng buổi sáng thận nhận thêm 1 lít nước, nó cũng phải hòa tan vào bao tử làm bao tử lớn ra, xuống ruột làm nhu động ruột dãn ra, nó thẩm thấu qua ruột sang màng bụng thấm vào bàng quang làm đầy căng vô tình làm tắc đường dẫn nước của thận lọc từ máu ra khiến bể thận nở to không còn khả năng lọc, thận bị mở cửa tự do dĩ nhiên nước uống vào qua thận đã mở sẵn không lọc nên khi tiểu ra không thấy mầu nước tiểu hơi vàng như trước nữa, sau sinh bệnh thận hư, đau lưng, mỏi gối, tiểu đêm.
Người Hoa không có thói quen uống nước nhiều, bù lại họ uống nước canh bổ nhiều hơn các dân tộc khác, sau bữa cơm họ chỉ uống 1 chung trà, nó có lợi là tiêu mỡ và chất béo có trong bữa ăn, trà uống vào ít mà đi tiểu ra nhiều có lợi cho tiêu hóa tốt, thải độc tố, và làm nhẹ bao tử.
Nếu chúng ta bị nhiễm độc, thân nhiệt tăng, có vi trùng trong cơ thể, cần phải uống nước nhiều ,nên chia nhiều lần trong ngày 20-30 lần, mỗi lần 50-100 cc, là cách an toàn nhất để mau khỏi bệnh mà không làm xáo trộn thần kinh phát sinh biến chứng thành bệnh khác.
doducngoc
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: MỤC CÂU CHUYỆN ĐÔNG Y

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 3 Tháng 7 13, 2021 9:45 pm

BÀI 5. ĐẶT VẤN ĐỀ UỐNG NƯỚC NHIỀU : ĐÚNG HAY SAI ?
Video : https://youtu.be/PXanzJf9fp0

Nhiều người đã đọc bài viết UỐNG NƯỚC NHIỀU LỢI HAY HẠI lấy làm thắc mắc vì nó trái với khoa học. Khoa học đòi hỏi rõ ràng một là đúng hai là sai.

Quả thật, 70-80% trọng lượng cơ thể là nước, nên theo tây y, cơ thể bắt buộc phải cần nhiều nước trung bình từ 2 đến 3 lít mỗi ngày để giúp cơ thể lọc máu loại độc tố, duy trì chất điện giải và điều hòa thân nhiệt, nếu không đủ nước cơ thể sẽ sinh bệnh.. Muốn cho cơ thể được khỏe mạnh, mọi người trong chúng ta dù theo đông y hay tây y cũng đều phải có đủ số lượng nước như thế.
Đó là một lý thuyết, một định luật tuyệt đối đúng trong quy luật bảo toàn năng lượng.
Nhưng tại sao từ lý thuyết đến áp dụng trong chữa bệnh lại có sự mâu thuẫn giữa đông tây y ? Muốn hiểu rõ vấn đề này, trước hết chúng ta phải biết nguyên tắc chữa bệnh của đông y là tái lập lại sự quân bình cho cơ thể bị bệnh do mất quân bình.

Một thí dụ dễ hiểu trong cấu trúc sức bền vật liệu của một vật hay một công trình được tạo ra, có 3 giai đoạn

1-Giai đoạn nghiên cứu sáng tạo, giống như một kỹ sư công chánh trong phòng thí nghiệm muốn tính làm một con đường với độ bền của bê tông đã được thử nghiệm phải cần 7-8 % nước trong một hỗn hợp đá, cát, ciment để có sức chịu nén của bêtông là 2500psi (pound per square inch) và thời gian bảo đảm của độ bền 20 năm chẳng hạn, trên lý thuyết.
2-Giai đoạn thực hiện, kỹ sư ngoài công trường, cho trộn mỗi mẻ bêtông là 100kg, sau khi cho 92 kg đá, cát, ciment vào thùng trộn bêtông, người thợ sẽ phải bắt buộc đổ vào 8 lít nước .
3-Giai đoạn kiểm nghiệm, kỹ sư kiểm tra chất lượng bêtông có đạt được đúng tiêu chuẩn 2500psi, và vẽ biểu đồ theo dõi thời gian xem độ bền có kéo dài được 20 năm hay không
Nếu công trình này được thực hiện giống nhau cùng một lúc ở 2 nơi , một ở bên Tây , một ở bên Ta, và muốn có kết qủa giống nhau, thì vấn đề thay đổi tỷ lệ nước vào bêtông ở công trường sẽ khác nhau tùy vào môi trường thời tiết như mưa nắng làm cát, đá bị thấm nước, kỹ sư công trường phải tính toán để giảm số lượng nước mỗi ngày mỗi khác. Nếu người không ở trong nghề thấy khác giữa công trường bên Tây và bên Ta. Bên Tây, lượng nước vẫn 8 lít một mẻ hồ, vì cát, đá hoàn toàn không bị ảnh hưởng mưa thay đổi mỗi ngày như ở bên Ta. Nếu không điều chỉnh lượng nước ít đi, công trình sẽ không đúng tiêu chuẩn sức bền vật liệu đã đề ra. Nếu khi trời mưa lớn, cát bị thấm nước nhiều vượt hơn 8%, mẻ hồ phải cho thêm cát, thêm ciment và không cho nước, để tỷ lệ các thành phần trong hỗn hợp giữ đúng tiêu chuẩn để bảo đảm sức bền vật liệu 2500psi. Đó cũng là lý do có nhiều công trình xây cất ở VN bây giờ bị hư hại, xập cầu khi tỷ lệ thành phần cấu trúc không được điều chỉnh đúng mỗi ngày hoặc mỗi lúc khi trời mưa hay nắng…

Đối với Thầy thuốc đông y cũng vậy, khi ứng xử lâm sàng là xét đến tỷ lệ thành phần chức năng và cơ sở của lục phủ ngũ tạng khi hoạt động bất bình thường, do dư thừa hay do thiếu những chất như : hỏa, thổ, kim, thủy, mộc, sinh bệnh thực chứng hay hư chứng, làm mất sức bền vật liệu, thì Thầy thuốc phải biết điều chỉnh lại tỷ lệ của các thành phần trở lại trạng thái quân bình để giữ vững độ bền vật liệu, tức là đời sống thọ, khỏe mạnh không bệnh tật. Như vậy uống nước nhiều hay ít không có cái nào đúng hay sai tuyệt đối, mà phải tùy lúc điều chỉnh để chữa ngọn trong thời gian ngắn hạn, còn giữ đúng tiêu chuẩn sức bền vật liệu được dài lâu là chữa gốc để con người không bệnh tật.
Bây giờ chúng ta quan sát cách ăn uống của Tây và Ta. Thí dụ Ta vào nhà hàng, trước khi ăn phở (chứa ¾ lít nước) chúng ta uống nước trà 1-2 ly trong khi chờ đợi phở, sau khi ăn, phải uống nước tráng miệng 1-2 ly, hoặc ăn cơm ở nhà, tính lượng nước canh mà chúng ta ăn, như vậy số lượng nước một ngày đã đủ. Còn Tây vào nhà hàng ăn fastfood, ít ăn soupe, nên sau khi ăn xong phải kè kè một chai nuớc để uống cho đủ 2 lít một ngày, nếu không đủ 2 lít, cơ thể thiếu nước sẽ bị bệnh. Bây gìờ Ta ăn kiểu Ta, cộng thêm 2 lít nước theo kiểu Tây sẽ bị thừa nước, tự mình phá vỡ sức bền vật liệu của cơ thể mình. Cũng vì lý do uống nhiều nước khi cơ thể không khát, không cần, đã gây ra nhiều bệnh sa đường ruột, ứ nước trong đầu gối, bụng dưới to nặng chèn ép động mạch háng và trì kéo thần kinh giữa các đốt sống lưng làm đau lưng hư cột sống, và quan trọng nhất là tổn thương chức năng lọc của thận.
Thận được ví như một bóng đèn, trên nguyên tắc bóng đèn khi sản xuất có ghi sức bền vật liệu là 1000 giờ chẳng hạn với điều kiện đúng tiêu chuẩn bật đèn một lần, cho dòng điện chạy qua được điều chỉnh tự động đúng 110volts, hết 1000 giờ thì bóng mới hỏng. Trên thực tế, chỉ cần điện thế tăng bất thường, hoặc tắt mở nhiều lần liên tục, bóng đèn sẽ đứt. Thận cũng vậy, chức năng lọc máu và nước của thận là 6 lít mỗi giờ, nếu mọi thành phần tỷ lệ cấu kết đúng tiêu chuẩn thì sức bền vật liệu không thay đổi, chúng ta sẽ khỏe và tuổi thọ được dài lâu, bây giờ tăng công suất, bằng cách uống thêm nước 2 lít mỗi ngày ngoài số nước trong cơ thể sẵn có, thận sẽ phải lọc hơn 6 lít một giờ, sức bền vật liệu bị giảm, trong thời gian dài thận sẽ bị ứ nước dẫn đến ngộ độc nước trở thành thận chết, phải đi lọc thận hoặc thay thận khác, và kéo theo những chức năng của tạng phủ khác bị thay đổi theo tạo ra nhiều biến chứng khác.
Đối với những người theo trường phái Oshawa uống ít nước mà vẫn khỏe không bệnh tật, như vậy có đúng với lý thuyết Tây y không ? Cũng đúng ! Thật ra trong người họ cũng đủ tỷ lệ nước cần thiết như mọi người. Trong thí dụ thành phần tỷ lệ bêtông, khi trời mưa, cát thấm nhiều nước đủ 8%, nên trong mẻ hồ không cần đổ thêm nước. Trong cách nấu cơm gạo lức cũng thế, cần phải nhiều nước để cho hạt cơm mềm, khi nhai cơm gạo lức tan ra hoàn toàn là nước, nhưng nấu cơm gạo lức khô vì cho ít nước, nhai đến mỏi răng, và trong ngày không được uống nhiều nước sẽ làm cho cơ thể thiếu nước sinh bệnh gầy ốm xanh xao mất sức, đó là do cách nấu và ăn gạo lức sai, tuy nhiên phương pháp này lại đúng nếu áp dụng cho những người muốn giảm mập nhanh trong vòng một tháng sẽ có kết qủa.
Vậy chữa bệnh theo đông y chỉ là điều chỉnh lại tỷ lệ của ngũ hành trong cơ thể trở lại hoạt động lúc nào cũng đúng tiêu chuẩn sức bền vật liệu, tùy vào những yếu tố đã làm mất quân bình mà gây ra bệnh.

Cho nên uống nước 2 lít một ngày cộng thêm với nước sẵn có trong khi ăn uống là dư thừa, đông y gọi là bệnh thực, phải bớt nước. Ngược lại, cơ thể suy nhược không ăn uống được bao nhiêu, mà không uống đủ 2 lít nước cho cơ thể hoạt động, đông y gọi là bệnh hư, phải thêm nước .
Đã có một bạn gửi email cho tôi một bài viết sau đây và hỏi những chỉ dẫn như vậy đúng hay sai. :
Kính thưa thầy Đỗ Đức Ngọc.
Tình cờ đoc được bài viết ở Việt Báo bài "Thói quen uống nước nhiều, lợi hay hại?" giải thích về những lợi và hại khi uống nước lạnh. Có một câu hỏi xin thầy làm ơn giải thích, trước đây tôi có áp dụng phương pháp uống nước lạnh (đã và đang uống đươc hơn 3 tháng ) mới đi bác sỹ thử máu, thận, gan đều tốt cả. Xin thầy đoc bài đính kèm và xin cho biết bài viết này có giá trị không? Vì theo bài viết của thầy đăng trên VietBao thì buổi sáng uống nhiều nước như vậy sẽ hại (bài viết kèm theo nói uống 600ml khi vừa thức dậy ) làm tôi không biết áp dụng như vậy có đúng không. Xin thầy làm ơn bỏ chút thì giờ trả lời dùm. Kính chúc thầy và thân nhân sức khoẻ dồi dào và hạnh phúc trong mùa giáng sinh sắp đến.
Đính kèm bài viết
DRINK WATER ON EMPTY STOMACH
It is popular in Japan today to drink water immediately after waking up every morning. Furthermore, scientific tests have proven its valuẹ We publish below a description of use of water for our readers. For old and serious diseases as well as modern illnesses the water treatment had been found successful by a Japanese medical society as a 100% cure for the following diseases:
Headache, body ache, heart system, arthritis, fast heart beat, epilepsy, excess fatness, bronchitis asthma, TB, meningitis, kidney and urine diseases, vomiting, gastritis, diarrhea, piles, diabetes, constipation, all eye diseases, womb, cancer and menstrual disorders, ear nose and throat diseases.
METHOD OF TREATMENT
1. As you wake up in the morning before brushing teeth, drink 4 x 160ml glasses of water.
2. Brush and clean the mouth but do not eat or drink anything for 45 minutes.
3. After 45 minutes you may eat and drink as normal.

4. After 15 minutes of breakfast, lunch and dinner do not eat or drink anything for 2 hours
5. Those who are old or sick and are unable to drink 4 glasses of water at the beginning may commence by taking little water and gradually increase it to 4 glasses per daỵ
6. The above method of treatment will cure diseases of the sick and others can enjoy a healthy lifẹ

The following list gives the number of days of treatment required to cure/control/reduce main diseases:
1. High Blood Pressure - 30 days
2. Gastric - 10 days
3. Diabetes - 30 days
4. Constipation - 10 days
5. Cancer - 180 days
6. TB - 90 days
7.Arthritis patients should follow the above treatment only for 3 days in the 1st week, and from 2nd week onwards - dailỵ
This treatment method has no side effects, however at the commencement of treatment you may have to urinate a few times.

It is better if we continue this and make this procedure as a routine work in our lifẹ

Drink Water and Stay healthy and Activẹ
This makes sense ... the Chinese and Japanese drink hot tea with their meals ..not cold water. maybe it is time we adopt their drinking habit while eating!!!

Nothing to lose, everything to gain...

For those who like to drink cold water, this article is applicable to yoụ

It is nice to have a cup of cold drink after a meal.
However, the cold water will solidify the oily stuff that you have just consumed. It will slow down the digestion.
Once this "sludge" reacts with the acid, it will break down and be absorbed by the intestine faster than the solid food. It will line the intestinẹ
Very soon, this will turn into fats and lead to cancer. It is best to drink hot soup or warm water after a meal.
A serious note about heart attacks: Women should know that not every heart attack symptom is going to be the left arm hurting.
Be aware of intense pain in the jaw linẹ
You may never have the first chest pain during the course of a heart attack.
Nausea and intense sweating are also common symptoms.
60% of people who have a heart attack while they are asleep do not wake up.
Pain in the jaw can wake you from a sound sleep. Let's be careful and be awarẹ The more we know, the better chance we could survive...
A cardiologist says if everyone who gets this mail sends it to everyone they know, you can be sure that wéll save at least one life.
Kính
Duy Nguyen


Tiện đây tôi xin giải thích theo đông y :
Uống nước theo phương pháp này với số lượng nước nhiều nhất vào buổi sáng 640cc sau 45 phút thì thận đã lọc và đi tiểu ra ngoài, nước tiểu hơi vàng thì không có hại.
Nhưng hãy để ý khi uống vào mà đi tiểu ngay ra nước tiểu trắng hoặc trong ngày không thấy đi tiểu là thận mất chức năng lọc, nếu uống tiếp sẽ hại đường ruột thuôc kim và hại thận thuộc thủy, theo quan hệ ngũ hành mẹ-con.
Chỉ dùng phương pháp này để chữa những bệnh kể trên, khi mình có bệnh, đó là cách điều chỉnh lại cho cơ thể hết bệnh để trở lại sự quân bình khí hóa của tổng thể ngũ hành. Còn không có bệnh, thì không nên bắt chước.
Tùy theo nhu cầu cần nước của cơ thể thì uống ít một, hoặc ăn cơm có canh hay soupe, số lượng nước cũng tương đương 640cc, nhưng cách chuyển hóa lượng nước trong thức ăn chậm và an toàn hơn, chứ không chuyển thẳng 640cc để rửa bao tử rồi chảy xuống ruột, giống như khi chúng ta du lịch, qua hải quan ở phi trường được hỏi có đem gì trong hành lý để khai thuế không. Nếu không đem gì sẽ được qua nhanh hơn. Còn nếu có hàng khai thuế, dù ít dù nhiều, cũng phải xếp hàng chờ đợi quan thuế xét đến phiên mình. Cho nên sự chuyển hóa trong cơ thể về nước uống khác với nước canh.
Cách này tốt cho bệnh táo bón, bệnh thuộc nhiệt chứng. Nhưng không tốt cho bệnh tiêu chảy mãn tính, viêm màng phổi có nước, bệnh phù tim, thận, sưng lá mía, sưng thận, sưng đầu gối có nước, bệnh áp huyết thấp, bệnh chóng mặt, hay quên và tất cả các bệnh thuộc chứng hàn của đông y. Nếu những người nào có những bệnh này mà áp dụng phương pháp kể trên, đông y gọi là hư làm thêm hư, bệnh nặng thêm.
Ghi chú :
Bệnh tiêu chảy mãn tính (đi phân loãng nhão hay chỉ ra nước mà không ra phân, không đau bụng) do cơ thể dư nước không chuyển hóa vì chức năng tỳ hư, khác với bệnh tiêu chảy cấp tính làm mất nước điện giải cần phải uống dung dịch nước muối đường để bù số nước bị mất và cầm tiêu chảy. Dung dịch muối đường có kết qủa cầm tiêu chảy cấp tính cũng hợp lý với nguyên tắc lý luận ngũ hành của đông y :
Muối mặn có công dụng giữ nước nhưng sẽ làm tăng áp huyết do thận thủy dư khiến tâm hỏa tăng để giữ quân bình thủy hỏa, chất đường ngọt vào tỳ thổ để khắc chế thủy cầm tiêu chảy, nuôi dưỡng và phục hồi làm mạnh cơ bắp, chống mệt mỏi.

Dưới đây là một trường hợp tiêu biểu về bệnh tiêu chảy mãn tính ở người lớn tuổi, không nên uống nhiều nước :
Bệnh tiêu chảy ở người lớn tuổi

Câu hỏi :
Kính thầy Đổ Đức Ngọc,
Ông thân sinh của cháu 63 tuổi, bị đau bụng tiêu chảy ra toàn là nước, không có phân, một ngày đi cả hơn 10 lần, làm thế nào để ngưng lại? Có thể ăn cháo Ý dỉ dể lành bệnh được không? Và sau khi lành bệnh thì bằng cách nào để sức khoẻ phục hồi?
Xin cảm ơn thầy,
Ngọc Hoa

Trả lời :
Thân gửi Cháu Ngoc Hoa,
Trường hợp đi tiêu chảy của ba cháu thuộc 1 trong 2 chứng bệnh của đông y là chứng thấp hay thấp hàn, có những dấu hiệu bệnh riêng biệt và cách chữa hơi khác nhau. Bác gửi cho cháu 2 trường hợp này để cháu có thể áp dụng chữa cho ba cháu.

CHỨNG THẤP :
Dấu hiệu lâm sàng :

Đi phân ra như nước chảy, không thối, ít đau bụng, nước tiểu ít, trong. Rêu lưỡi trắng bẩn, sắc lưỡi đỏ nhạt, mạch hoãn.
Đối chứng trị liệu : Phải hóa thấp lợi tiểu .

a-Chữa bằng ăn uống :
Nấu Ý dĩ, Phục linh thành cháo, mỗi thứ 10g.
Phục linh :
Tên khoa học Poria cocos Wolf, vị ngọt nhạt, tính bình, vào các kinh tâm, phế, thận, tỳ, vị, có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, kiện tỳ, định tâm an thần, chữa suy nhược, chóng mặt, di mộng tinh, chữa phù thủy thủng, tiêu chảy kéo dài, chữa ung thư, bảo vệ tủy xương, cải thiện chức năng gan thận, tăng sức tăng cân, tăng thị lực, tăng cường miễn dịch, tác dụng an thần, chống loét bao tử, hạ đường huyết và bảo vệ gan.có chứa hoạt chất Polysaccharide, Pachymaram có tính chất kháng ung thư mạnh, các acid pinicolic, poriatin, adenine, ergosterol, cholin, lecithin, cephalin, histamine, histidine, sucrose, fructose, protease, dầu béo, muối vô cơ, tác dụng lợi tiểu, chống nôn, kháng khuẩn, kháng estrogene.

Ý dĩ :
Tên khoa học Coix lacryma-jobi L.,vị ngọt, nhạt, tính mát, vào các kinh tỳ phế thận để bổ phế kiện tỳ, thanh nhiệt, lợi thấp, chỉ tả, bài mủ, chữa rối loạn tiêu hóa, phù thủng, bí tiểu, ung thư ruột, phong thấp lâu ngày không khỏi, gân co quắp khó cử động. Chứa tinh bột 50-79%, protein 16-19%, chất sắt, dầu béo coixennolid, lipid, glycolipid, phospholipid, sterol, thiamine, acid amine, adenosin, chất vô cơ, lá và rễ chứa henzoxazolon, lignan và syringyl glycerol có tác dụng đối với đầu cơ vân và đầu cuối dây thần kinh vận động, đối với hệ thần kinh trung ương làm giảm đau, kéo dài thời gian gây ngủ, dễ thở, đối với hệ tim mạch làm hạ áp huyết, ức chế biên độ co bóp tim mạch, chống ung thư do hoạt chất coixenolid, hạ đường huyết nhẹ.

b-Chữa bằng huyệt :
Thổ tả ( tiêu chảy) :
o Âm cốc (Th.10)
o Túc tam lý (V.36)
o Quan nguyên (MN.4)
o Thiên xu (V.25)
o Cưu vĩ (MN.13)

( Chú thích : Dấu o đứng trước huyệt là bổ bằng hơ cứu ấm trên huyệt, xem vị trí huyệt theo hình vẽ trong bài Đồ hình huyệt 14 đường kinh mach. Sau mỗi tên huyệt có chữ viết tắt tên đường kinh, như Kinh Thận (Th), kinh Vị (V), Mạch Nhâm (MN), số đi kèm là số thứ tự huyệt của mỗi đường kinh )

CHỨNG HÀN THẤP :
Dấu hiệu lâm sàng :
Đau sôi bụng, đi phân loãng nhiều nước, miệng nhạt, không khát, ít nước tiểu, rêu trắng bẩn, lưỡi đỏ nhạt, mạch khẩn hoặc phù. Do ăn thức ăn sống nguội lạnh. Nếu nhiễm thêm hàn tà thì có thêm dấu hiệu sốt lạnh đau đầu không ra mồ hôi.
Đối chứng trị liệu : Phải tán hàn, hóa thấp.
a-Chữa bằng ăn uống :
Nấu cháo gạo tẻ với Phục linh, Trần bì (vỏ quýt), gừng, mỗi thứ 10g
b-Chữa bằng huyệt :
Chữa sôi, sình bụng, phù, điều hòa vinh vệ, ôn dương cố biểu.
o Hợp cốc (ĐT.4) o Phục lưu (Th. 7)

Câu hỏi :
Kính bác Đỗ đức Ngọc,
Trước hết xin cám ơn bác đã có lòng quan tâm, cho cháu địa chỉ email để gửi thư nhờ giải đáp thắc mắc của cháu gửi đến bác.
Cháu vui mừng báo tin bác rõ. Ba cháu đã lành bệnh tiêu chảy sau khi vừa uống thuốc vừa ăn cháo Ý dĩ Phục linh theo hướng dẫn của bác.
Hiện nay ba cháu cũng còn đang bị bệnh thấp khớp ở đầu gối hành hạ, chân đi cà nhắc. Tết vừa rồi cháu có đưa ba cháu về VN để châm cứu. Sau 5 ngày, chân ba cháu gần như bình phục hoàn toàn. Nhưng đến nay, trở lại Mỹ được khoảng 1 tuần thì chân ba cháu lại đau như cũ, có khi còn tệ hơn trước khi châm cứu nữa.
Ngoài bệnh này ra, cách nay gần 10 năm. Ba cháu đã trải qua một lần mổ tim vì bị nghẹt 4 động mạch (by pass) và hiện nay vẫn phải tiếp tục uống thuốc tây mỗi ngày.
Cháu xin hỏi bác, trường hợp ba cháu bị thấp khớp như vậy có ảnh hưởng tới tim không, và có cách gì chữa trị không, thưa bác ?
Cháu một lần nữa xin cám ơn bác đã giành cho cháu đặc ân được email trực tiếp đến bác. Cầu chúc bác sức khỏe an khang để có điều kiện tiếp tục giúp ngườI và cứu người.
Kính thư,
Ngoc Hoa

Trả lời :
Chúc mừng ba cháu đã khỏi bệnh tiêu chảy.
Bệnh tim mạch và bệnh thấp khớp có ảnh hưởng với nhau, và cách dùng thuốc của tây dược chưa có thuốc nào chữa khỏi được 2 bệnh cùng một lúc. Người ta thường nói, tây y chữa ngọn, đông y chữa gốc.
Chúng ta hãy để ý theo dõi kết qủa của những bệnh nhân thuộc loại bệnh này mà chúng ta quen biết thì thấy rõ bệnh của họ càng ngày nặng thêm. Tại sao lại như vậy ?
Con người là một tổng thể hòa hợp âm dương, không thể chữa âm riêng, không thể chữa dương riêng. Tính theo cách chữa từng bệnh của 2 bác sĩ chuyên khoa tim mạch và bác sĩ chuyên khoa thấp khớp thì không sai .
Nhưng thuốc uống của 2 bác sĩ vào người thì phản tác dụng .
Theo đông y ,bệnh tim mạch thực chứng thuộc dương và dư dương, thân nhiệt nóng, cao áp huyết, táo bón, tim đập nhanh, đối chứng trị liệu phải dùng thuốc âm để giảm dương làm thân nhiệt mát, hạ áp huyết, hết táo bón, lợi tiểu . Khi dùng thuốc bệnh tim được ổn định, người mát, áp huyết bình thường. Tiếp tục dùng nữa trong thời gian dài , áp huyết thấp, đi tiểu nhiều, tiêu chảy, ăn không tiêu, tim đập chậm, người lạnh , sự tuần hoàn khí huyết không lưu thông đi khắp chỗ, nhất là các khớp tay chân . Như vậy khí lưu thông trong người yếu giảm dần. Nếu vẽ theo một biểu đồ thì bệnh trước kia thuộc dương, uống thuốc làm dương giảm xuống 0 là hết bệnh, uống tiếp bệnh xuống dưới 0 thuộc bệnh âm, hàn, lạnh, sưng phù, tiêu chảy, tiểu đêm, tiểu nhiều…
Thêm vào môi trường thời tiết lạnh thuộc âm, ăn thức ăn nhiều âm, kém hoạt động là không sinh dương … đó là những nguyên nhân gây ra bệnh đau nhức phong thấp.
Thầy thuốc phong thấp sẽ cho dùng những thuốc tăng dương sinh nhiệt, thông hoạt huyết cho chạy mạnh, nhịp tim tăng, người ấm, hết những bệnh tiêu chảy, tiểu đêm, tiểu nhiều … uống đến khi hết bệnh đau nhức phong thấp, từ âm lên 0, uống tiếp tục từ 0 lên dương càng ngày càng tăng, bệnh cao áp huyết, nóng nảy, táo bón lại phát sinh.
Ở trên là thí dụ hai bệnh cùng một lúc chữa theo thời gian riêng rẽ tạo thành chu kỳ luẩn quẩn, hết bệnh này xong trở lại bệnh kia, tái đi tái lại mỗi năm, và bác sĩ thấy không kết qủa, cả 2 sẽ cho tăng liều, cơ thể không hấp thụ chuyển hoá kịp sẽ sinh biến chứng sang bệnh mới khác.

Thầy thuốc đông y không chữa riêng rẽ, mà chữa vào tổng thể, điều chỉnh khí huyết vừa lưu thông mạnh làm giảm đau nhức phong thấp, vừa dùng thuốc có tinh-khí-vị làm hạ áp lực khí huyết xung tâm, điều chỗ dư bù chỗ thiếu, và chỉ cho bệnh nhân cách ăn uống tập luyện cho khí huyết trong người lúc nào cũng giữ được quân bình âm duơng.
Còn nếu theo tây y thì nên ưu tiên chữa 1 bệnh nào quan trọng trước như bệnh tim mạch và áp huyết. Và để đề phòng khi tim mạch và áp huyết làm mất dương xuống âm nhiều qúa sẽ bắt đầu có bệnh đau nhức phong thấp thì chữa bằng phương pháp ăn uống, như Ý dĩ phục linh chữa phong thấp rất hay, một tuần ăn 3 lần, tâp luyện thể dục thể thao hay tập thể dục khí công đều đặn mỗi ngày sẽ không bao giờ bị bệnh đau nhức phong thấp cả, nếu siêng năng tập đủ 40 bài tập thể dục khí công, thì các bệnh tật được tiêu trừ mà không cần dùng thuốc. Bệnh đau đầu gối chú trọng đến bài tập dậm chân hát one,two, three... và bài dịch cân kinh 4 nhịp.
Muốn tập thể dục khí công, xin vui lòng download video khí công trên yahoo video, đánh chữ khicongydaoddn, click search, nó sẽ hiện ra nhiều clip bài tập thể dục khí công tự chữa bệnh để mọi người tập theo.
Riêng bệnh đau sưng đầu gối bên trái đôi khi do nguyên nhân uống nhiều nước một lần ½ lít cũng có triệu chứng này, và biến chứng làm nhu động ruột mất lực co bóp để đẩy phân ra ngoài tạo ra tình trạng bón giả, nếu không biết lại lạm dùng thuốc xổ một thời gian dài làm hỏng ruột sẽ sinh ra ung thư ruột phải cắt bỏ oan uổng.
Chúc ba cháu tập luyện thể dục khí công có kết quả tiêu hết mọi bệnh tật.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: MỤC CÂU CHUYỆN ĐÔNG Y

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 3 Tháng 7 13, 2021 9:47 pm

BÀI 6.  DƯỚI MẮT KHOA HỌC TẬP THỞ KHÍ CÔNG CÓ LỢI HAY KHÔNG ?

A. NGUYÊN TẮC TẬP THỞ BẰNG KHÍ CÔNG :
Tập thở bằng khí công là điều chỉnh lại nhịp thở chậm, nhẹ, sâu, lâu, đều một cách tự nhiên, để thúc đẩy khí huyết tuần hoàn đều đặn, liên tục, lưu thông khắp cơ thể, sức khỏe sẽ được cải thiện, phục hồi nhanh chóng. Theo quan niệm của khí công, các bệnh sở dĩ có là do tắc tuần hoàn khí, tắc tuần hoàn huyết, tắc tuần hoàn tiêu hóa, bài tiết, hô hấp và tắc tuần hoàn do biến đổi tâm lý thần kinh..

1.Tắc tuần hoàn khí :
Như các bệnh khó thở, đau nhức phong thấp, đau bụng, đau lưng, đau đầu, đau tứ chi, té ngã, va chạm, sưng phù, nay đau chỗ này, mai đau chỗ khác, khi đau khi không, chụp hình xét nghiệm không bị tổn thương thực thể. Chỗ đau do khí tắc đè ấn vào cảm thấy dễ chịu là chỗ đó thiếu khí không thông, đè vào đau nhiều hơn là chỗ đó thừa khí tụ nghẽn lại. Như bệnh áp huyết thường bị tắc khí ở sau gáy tụ lại thành một khối thịt làm huyết lên đầu không xuống được sinh nhức đầu hoặc huyết xuống được mà lên đầu không được sinh chóng mặt.

2.Tắc tuần hoàn huyết :
Huyết tắc do tổn thương thực thể, chụp hình thấy được như đứt mạch, gẫy xương, dập bầm tím, máu vón cục, bệnh tắc khí để lâu làm máu tụ lại một chỗ không thông lâu dần hóa vôi, xương, khớp, gân, sụn mất nuôi dưỡng bị khô cứng làm đau, hoặc trong tạng phủ bị tổn thương, viêm nhiễm, ấn đè vào thấy đau ở một chỗ cố định.

3.Tắc tuần hoàn tiêu hóa , bài tiết, hô hấp :
Không phải là tắc tuần hoàn khí, mà không đủ khí co bóp bao tử và nhu động ruột để tiêu hóa thức ăn. Khi thức ăn bị giữ lại lâu trong bao tử và đường ruột sẽ gây bệnh, ăn thêm sẽ mệt tim, khó thở, bị ói, bao tử không chuyển hóa thức ăn sẽ lên men, làm đầy, nóng, ợ chua, loét, lên cơn sốt, tắc hạ vị, đường ruột nếu còn mạnh sẽ tống phân ra thành bệnh tiêu chảy, hoặc phân khô có lẫn máu, hoặc đường ruột yếu không đủ sức đẩy phân ra sinh táo bón ..Thức ăn chứa lâu trong bao tử sẽ trở thành độc tố phát sinh ra vi trùng và độc tố thấm vào máu hại thần kinh.

4.Tắc tuần hoàn tâm lý thần kinh :
Do quan niệm sai lầm, cố chấp, bảo thủ, chỉ tin vào phương pháp này mà không tin vào phương pháp kia, khi bị bệnh chỉ tin vào xét nghiệm y khoa, cho nên có loại bệnh do vi trùng, nếu tây y đã có kinh nghiệm chữa trị thì việc chữa trị rất dễ dàng, có những vi trùng lạ hoặc những loại bệnh không do vi trùng làm ra thì tây y chưa có kinh nghiệm đành bó tay. Thực ra khi chưa có phương pháp của tây y hiện đại, còn rất nhiều các phương pháp cổ điển khác gọi là y học cổ truyền của nhiều nước khác nhau đã từng áp dụng trong điều trị cho dân chúng, mỗi quốc gia đã tích lũy được những kinh nghiệm qúy báu hàng thế kỷ mà đối với tây y vẫn ngần ngại chưa chấp nhận, vì không hệ thống hóa cho logique được.

Thí dụ bệnh kẹt khớp ngón tay 3-4 gấp vào được ,mở ra không được, phương pháp đông y chịu thua, phương pháp tây y phải mổ, nhưng phương pháp cổ truyền của dân tộc Lyban dùng qủa cầu gai sắt lớn hơn hòn bi, kẹp vào giữa hai lòng bàn tay lăn trong nửa giờ ở trong xô nước nóng, (hay nước nóng trong lavabo), sau đó ngón tay cử động dễ dàng như bình thuờng không phải mổ.

Thí dụ khi bị muỗi lạ cắn lên cơn sốt, kinh nghiệm dân gian cho uống nước nhiều để giải nhiệt, chúng ta gọi là các thầy mo, thầy nước lạnh. Thực ra nếu chịu khó dùng khoa học giải thích, chúng ta thấy hợp lý, nếu chúng ta xét nghiệm máu thì có thể là vi trùng sốt rét, có thể là vi trùng sốt xuất huyết, nếu đã có vi trùng mà chưa kịp tìm ra thuốc đúng để chữa, vi trùng sẽ sinh sôi nẩy nở theo cấp số nhân, số lượng vi trùng trong máu qúa nhiều, lên não làm hại thần kinh khiến sốt mê man. Bệnh nhân cần phải cho uống nước nhiều làm loãng máu, vừa giải được nhiệt theo ra bằng đường mồ hôi vừa đi tiểu được nhiều, loại được một phần vi trùng theo đường tiểu ra ngoài. Mỗi ngày uống khoảng 3-4 lít nước chia làm nhiều lần trong thời gian một tuần, sốt sẽ giảm, vi trùng ít đi dần cho tới hết và sức đề kháng của cơ thể được phục hồi giúp bệnh mau lành .Áp dụng phương pháp này đối với tây y cũng không phải là không hợp lý.

Theo thống kê, tây y có thể cho biết một căn bệnh ung thư khi hết cách chữa, bệnh nhân còn có thể sống được bao nhiêu thời gian, đó là lý thuyết, rất chính xác khi bệnh nhân có tinh thần thụ động chán nản không còn hy vọng, vì họ tin rằng khoa học đã bó tay. Tinh thần bệnh nhân bi quan sợ sệt, khi nghe bản án tử hình do kết luận của y khoa hiện đại, có thể bệnh nhân sẽ chết sớm hơn dự định vì lo sợ làm tắc khí huyết tuần hoàn trong cơ thể nhanh hơn.
Còn đối với những người có tinh thần lạc quan, bình thản, coi thường sống chết, trước khi chết họ nghĩ là phải làm cái gì đó có ích lợi cho người khác như viết lại những gì kinh nghiệm của họ trong đường đời, hay dùng tiền của khi chết không đem theo được giúp kẻ cô nhi, người tàn tật, họ có ý sinh tồn mạnh, họ nghĩ rằng thời gian sống không còn bao nhiêu, họ phải duy trì mạng sống để tiếp tục làm những điều có ích, nên bất cứ một phương pháp chữa bệnh nào khác như châm cứu, thuốc cây cỏ, khí công, tu thiền, võ thuật, sinh hoạt từ thiện, hoặc tịnh tâm dưỡng thần nơi vùng núi vùng biển, đi du lịch khắp nơi cho thỏa chí trước khi chết, họ ăn kiêng, ăn các món ăn theo phương pháp macrobiotique, hay bất kỳ một phương pháp nào để dành lại mạng sống, và những phương pháp ấy không thuộc lãnh vực tây y, nếu khỏi bệnh, tây y cho là một phép lạ.

Theo tây y, tất cả phải xét nghiệm bằng máy móc, dụng cụ cân đo đong đếm chính xác, nhưng nếu ảnh hưởng tâm lý thần kinh tác động làm thay đổi tuần hoàn khí huyết cũng làm thay đổi được số liệu đã xét nghiệm của tây y. Như vậy thần kinh làm chủ cơ thể vật chất chứ không lệ thuộc vào cơ thể vật chất. Một thí dụ dễ hiểu, một căn nhà ọp ẹp cũ nát, các kỹ sư, kiến trúc sư dùng máy móc đo sức bền vật liệu của nền, móng, tường, vách tìm ra số liệu an toàn và tuổi thọ căn nhà qúa tệ, chỉ hai năm sau là xập đổ.Tất cả mọi máy móc khoa học thử đều đúng giống nhau, không ai nói sai khác được. Đó là cơ sở vật chất tồi tệ, điều đó đúng, nếu căn nhà vô chủ, giống như con người bị hỏng bộ thần kinh chỉ huy sự sống của cơ thể. Còn khi căn nhà có chủ, khoa học nói vậy biết vậy, cứ hư đâu, chủ nhà sửa đến đó để ở tạm, bao giờ xập sẽ hay không cần phải lo lắng bi quan, hư vách sửa vách, hư cửa sửa cửa, hư tường thì chống, hư cột nhà thì thay, nền nhà nhiều hang lỗ thì đổ thêm đất đắp nền.. cứ thế căn nhà hiện nay vẫn còn tồn tại đến đời con cháu qua được mấy chục năm, thậm chí cả trăm năm.
Cho nên các bệnh nan y như ung thư cũng thế, đông y tuy không có phương pháp chữa ung thư, nhưng khi khám mạch chẩn bệnh, thấy gan yếu chữa gan, mai thấy phổi yếu chữa phổi, mốt thấy tim yếu chữa tim, thấy thiếu máu bổ máu, thiếu khí thì bổ khí, mất ngủ làm cho ngủ, ăn không được làm cho ăn được..tất cả các điều chỉnh đó giống như căn nhà trên cứ áp dụng phương pháp sửa chữa nhỏ hết cái này đến cái khác, tuổi thọ sẽ được kéo dài hơn nhiều nếu tâm lý thần kinh không bị bi quan chán đời .

Bởi lối xét nghiệm chính xác của tây y mà không tìm ra được thuốc chữa, vô tình đã làm cho con người hoảng sợ trước hai căn bệnh nan y mà tây y bó tay là ung thư và sida. Nhưng thực ra khi bệnh nhân chết không phải do bệnh chính, mà do thuốc hành hạ đau đớn, ngộp thở mà chết. Có một căn bệnh rõ ràng là ung thư mà không chữa cũng chẳng sao, như ở Việt nam có những người ăn xin đeo cả trăm bướu lớn nhỏ lủng lẳng trên mặt trên mình mẩy, chân tay, không thể nào cắt mổ tất cả được, cắt rồi, nó mọc lại không có cách chữa, nhưng bệnh nhân không bị hù dọa là ung thư, cứ tỉnh bơ sống ăn xin qua ngày, không lo ung thư, có chí sinh tồn, chỉ lo sợ chết vì đói , việc xin ăn để sống là quan trọng hàng đầu trong cuộc sống của họ.

Ngay cả bệnh cùi cũng là một dạng của ung thư, nhưng không cho là ung thư nguy hiểm thì tâm lý thần kinh của bệnh nhân vẫn bình thản không sợ sệt. Còn các vị nữ tu sĩ săn sóc những bệnh nhân cùi không sợ và cũng không bị lây nhiễm bệnh vì có tâm lý thần kinh mạnh, có đức tin, họ vui vẻ chấp nhận con người ai mà không chết, khi Chúa gọi là về, theo Phật giáo tiểu thừa thì nghiệp đến phải chấp nhận trả vui vẻ, theo Phật giáo đại thừa thì chủ động tích cực, phải tự cải nghiệp thành tốt, khi nghiệp đến phải trả sẽ được nhẹ hơn. Thí dụ như lừa đảo để cướp giựt tài sản của một người bạn để làm giầu, người bị lưà thù hận tìm họ để giết, còn họ với tâm tham, lo làm giầu đâu có nghĩ đến nỗi khổ cực của người bị họ hại, một thời gian sau họ dư dả tiền bạc có danh giá địa vị mới biết ăn năn, muốn tìm kiếm lại bạn để trả nợ và đền bù lại những thiệt thòi mà bạn mình phải gánh chịu. Ngược lại, kẻ bị lừa đâu có biết họ đã ăn năn, cứ xem họ là kẻ thù không đội trời chung chỉ muốn tìm họ đâm cho chết mới hả dạ. Họ có hai thái độ khi bất ngờ gặp lại nhau .Nếu bỏ chạy là không vui vẻ chấp nhận trả nghiệp, nghiệp vẫn đến ,họ bị kẻ thù tức giận đâm chết. Còn một thái độ vui vẻ chấp nhận trả nghiệp, họ chủ động đến gặp bạn xin tha lỗi vì lòng tham mù quáng, nói cho tất cả mọi người xung quanh biết lỗi lầm của mình, và nhờ có số tiền của bạn mới dựng nên cơ nghiệp ngày nay, nay xin giao lại tất cả trả cho bạn để chuộc lỗi. Như vậy nghiệp vẫn đến nhưng không đến nỗi bị bạn đâm chết, cho nên Phật giáo đại thừa dạy sám hối, làm điều lành, có lòng vị tha giúp đỡ kẻ nghèo vật chất lẫn tinh thần không mong cầu báo đáp, lấy đó làm niềm vui tinh thần thì thân dù có bệnh nan y bất trị nhưng tâm lý thần kinh không xao động vẫn có thể kéo dài tuổi thọ.

Theo lý thuyết của khí công, khi cơ thể có bệnh như đau đớn, sốt mệt, suy nhược, tâm lý thay đổi, vui buồn, sợ sệt, lo lắng.. đều làm thay đổi nhịp thở sinh học khác với bình thường. Trung bình một người khỏe mạnh, có hơi thở đều đặn tạo nhịp thở sinh học là 18 hơi (thở vào thở ra) trong một phút. Khi thở ngắn hơn, dồn dập, nhịp thở sinh học sẽ trên 18 hơi, như 20, 30, 40 hơi trong bệnh suyễn, càng nhiều càng đứt hơi đến chết.
Dùng khí công tự chữa bệnh là luyện cách tập thở với nhịp sinh học dưới 18 hơi một phút, trung bình khoảng 6-12 hơi một phút được chậm, nhẹ, sâu, lâu, đều, tự nhiên không gò bó không ngộp thở. Thở tự nhiên mà chậm phải có sự hợp tác của ý, dùng tinh thần và tâm trí để theo dõi hơi thở gọi là khí công thiền.

B. Lợi ích của TẬP THỞ khí công (KHÍ CÔNG thiền ):
Theo tài liệu của Bác sĩ Nguyễn tối Thiện thuộc nhóm Nghiên cứu và thực hành thiền quán ở Pháp thì thiền làm lắng đọng vọng tưởng, vọng niệm, thành kiến, ký ức, lo buồn sợ hãi, và tỉnh thức sáng suốt để ghi nhận trực tiếp tất cả những nguồn rung động bên ngoài và bên trong cơ thể. Tâm thức lúc đó đạt tới một trạng thái tự do tuyệt đối không bị vẩn đục bởi phiền não, chấp ngã, chúng ta sẽ khám phá ra được một thế giới nội tại bình an.
Khoa học đã ghi nhận được sự thay đổi của sóng não trong 4 giai đoạn :
-Giai đoạn sóng Beta 13-20 hertz khi làm việc.
-Giai đoạn sóng Alpha 8-13 hertz khi nghỉ ngơi.
-Giai đoạn sóng Theta 4-7 hertz khi thiền còn tỉnh thức, nó cũng là giai đoạn buồn ngủ, hôn trầm.
-Giai đoạn sóng Delta 1-3 hertz là giai đoạn ngủ sâu.
Quan sát hơi thở một bệnh nhân nằm thở bình thường qua nhiều giai đoạn :

a-Giai đoạn chưa tập trung ý vào hơi thở ( sóng beta ):
Hơi thở không đều, ngắn hơi, nhanh, đứt đoạn, đếm được 20-30 hơi trong 1 phút.

b-Giai đoạn thở đều (sóng alpha ):
Hơi thở đều, ngắn, nhẹ, nhanh, cũng nhịp 20-30 hơi trong 1 phút.

c-Giai đoạn tập thở có ý thức, có kiểm soát ( sóng theta ):
Khi mới tập, hơi thở chưa đều nhưng thở sâu và lâu hơn, số lần thở giảm đi trong nửa giờ đầu. Nếu còn tiếp tục tỉnh táo tập thở, số lần thở sẽ giảm nữa, khoảng 12 -16 hơi. Ngược lại, nếu rơi vào hôn trầm ( mê đi mà không hay biết )sẽ đi vào giấc ngủ ngon. Sóng Theta xuất hiện trên điện não đồ, tâm được bình an, thần kinh và gân cơ thư giãn, giảm co thắt đau nhức. Nếu xét nghiệm hàm lượng lactose trong máu khi ngủ sẽ giảm so với lúc thần kinh bị căng thẳng, khi xáo trộn tâm lý, hàm lượng lactose trong máu tăng cao.

d-Trong trạng thái còn tỉnh thức để theo dõi hơi thở, sẽ trở thành thói quen đều đặn, sẽ tạo được nhịp thở sinh học 6-8 hơi trong 1 phút, giúp khí huyết lưu thông đều, sự tiêu thụ năng lượng sẽ giảm, không bị tiêu hao lãng phí, sự biến dưỡng căn bản (métabolisme basal ) xuống mức tối thiểu, ăn ngủ ít mà vẫn khỏe như các vị thiền sư

e-Giai đoạn ngủ :
Sau khi tỉnh thức để theo dõi hơi thở ở giai đoạn sóng Theta, có được nhịp thở sinh học 6-8 hơi trong một phút thì khi ngủ nhịp thở sinh học 6-8 hơi vẫn được duy trì. Đây chính là giai đoạn chữa bệnh bằng giấc ngủ có ý thức.
Các nhà Yoga khi ngủ, chúng ta thấy hình như không thở, vì hơi thở rất nhẹ, hơi vào như sợi chỉ chứng tỏ số lượng oxy vào ít, nhưng thiền, sự tiêu thụ oxy trong cơ thể còn ít hơn so với khi ngủ, cho nên 1 giờ thiền có gía trị bằng 2-3 giờ ngủ, và chúng ta cũng có thể giải thích tại sao các nhà yoga có thể giam mình trong một hòm kín mà không chết ngộp. Điều đó chứng tỏ tập khí công thiền làm cho nhịp tim chậm lại, làm giảm trương lực cơ và làm giảm áp huyết.

Những kết qủa nghiên cứu của Đại học Harvard, Tokyo, và ở Viện Khí công trị liệu Trung quốc, cho thấy khí công có thể chữa được các bệnh sau đây :

1. Bệnh tim mạch :
Như áp huyết cao, thất nhịp tim do thần kinh ( arythmie cardiaque d’origine nerveuse ),phong thấp các van tim ( rhumatisme valvulaire cardiaque), bệnh huyết kết tĩnh mạch (thrombophlébite ).

2. Bệnh thần kinh :
Như thần kinh suy nhược (dépression nerveuse ), bệnh tâm thể (maladie psycho-somatique ),loạn trương lực thần kinh thực vật (dystonie neuro-végétative ), tạng co giật (spamophilie ),chứng ưu tư (anxiété ),loạn tâm thần ám ảnh (névrose obsessionnelle ), đau nhức do thần kinh ( douleurs nerveuses ou d’origine mal définie ), đau dây thần kinh ( névralgie faciale, intercostale ),viêm dây thần kinh ( névrite, polynévrite ).

3. Bệnh tiêu hóa :
Như ăn uống không tiêu, no hơi sình bụng, ợ chua, bón kinh niên, loét bao tử và ruột non ( ulcère gastro duodénal ) , viêm bao tử kinh niên ( gastrite chronique ), viêm ruột mãn tính ( entéro colite chronique ), viêm gan mãn tính ( cirrhose du foie), viêm túi mật ( cholécystite).

4. Bệnh hô hấp :
Như viêm phế quản kinh niên, suyễn, thở khó.

5. Bệnh phong thấp :
Đau nhức xương khớp, bắp thịt, gân cốt.

6. Bệnh bần huyết, thiếu máu ( anémie ).

7. Bệnh sinh dục, tiết niệu :
Như bất lực (impuissance), xuất tinh sớm (éjaculationprécoce), di tinh(spermatorré), đau bụng huyết ( dysménorrhée )

8. Bệnh giác quan :
Như viêm võng mạc ( rétinite ), teo thần kinh thị giác (atrophie optique ), mất thể thăng bằng ( trouble d’équilibre ), suy thị giác và thính giác không do chấn thương.

9. Bệnh da kinh niên ( psoriasis, eczéma..)

10.Tăng sức đề kháng của cơ thể, hệ miễn nhiễm, hệ nội tiết chống lại sự xâm nhập của vi trùng và sự khắc nghiệt của thời tiết, môi trường.

11.Tuổi thọ được kéo dài :
Người bình thường cho đến già vẫn thở 18 hơi trong một phút sẽ sống thọ 100 năm, con rùa thở 2 hơi trong một phút, tuổi thọ của nó được 300 năm. Khi tập thở khí công, hơi thở càng chậm thì tuổi thọ càng tăng, hơi thở càng nhanh thì tuổi thọ càng giảm.

12. Theo nhận xét của Bác sĩ Ngô gia Hy, trước khi tập
khí công, cho các học viên thử máu để đếm số lượng hồng cầu, bạch cầu, sau khi tập một tuần, rồi hai tuần, ba tuần, rồi tập luyện tiếp tục đều đặn. Số lượng hồng cầu tuần đầu tăng vọt, kết qủa thấy tập thở khí công rất có lợi, tuần hai, hồng cầu giảm xuống một ít, tuần ba giảm một ít nữa xuống đến mức ổn định kéo dài, hơn số lượng ban đầu 5-10%, số lượng bạch cầu cao nếu cơ thể có bệnh được giảm xuống, hoặc số lượng bạch cầu thấp sẽ được tăng lên, cuối cùng bạch cầu được ổn định trong tiêu chuẩn.

C. CÁCH TẬP LUYỆN HƠI THỞ THEO KHÍ CÔNG

1. Chuẩn bị :
Trước khi đi ngủ, không uống nước, đi tiêu, tiểu và tắm rửa với nước ấm nóng cho người khỏe khoắn, mặc quần áo rộng. Nằm ngửa thẳng người, đầu không kê gối, chụm hai gót chân, cuốn lưỡi lên vòm họng trên, ngậm miệng bình thường không để người ngoài thấy biết được bộ dạng của mình đang cuốn lưỡi ngậm miệng, mặt bình thản. Tập thở ra hít vào đều bằng mũi để nối mạch âm dương Nhâm-Đốc, trong khi tập nước miếng trào ra thì nuốt vào , không bị khô cổ, miệng có nước miếng không bị hỏa dồn lên làm đau khô cổ họng và làm tẩu hỏa nhập ma ( dư hỏa ở bộ đầu làm hại thần kinh thành điên cuồng ).
Đặt bàn tay lên hai điểm quan trọng là đan điền thần, (điểm quy tụ hỏa khí, giữa mỏm xương ức ), và đan điền tinh (dưới rốn chừng 3-5 cm). Đàn bà đặt bàn tay phải lên đan điền thần, đàn ông đặt bàn tay trái lên đan điền thần, tay kia đặt lên đan điền tinh.

2. Tập nghe hơi thở :
Hai mắt nhắm lại, tai chú ý lắng nghe nơi bụng dưới rốn chỗ đặt bàn tay nơi đan điền tinh. Theo dõi trong thầm lặng, hơi thở bình thường tự nhiên, không cố ý hít vào thở ra, chỉ theo dõi hơi thở tự nhiên nó vào nó ra làm sao. Khi thở vào chúng ta cảm thấy bụng phồng lên nhẹ, trong đầu ghi nhận là phồng, khi hơi thở ra ta cảm thấy bụng xẹp xuống, trong đầu ghi nhận là xẹp. Cứ để cho tâm tĩnh lặng theo dõi phồng xẹp chừng 5-10 phút cho quen và cảm nhận được hơi thở vào ra phồng xẹp rõ ràng, sau đó chuyển sang giai đoạn kiểm soát hơi thở.

3. Kiểm soát hơi thở :
Nhắm mắt, cuốn lưỡi, ngậm miệng, hít thở bằng mũi tự nhiên. Bắt đầu quan sát và kiểm soát hơi thở bằng cách đếm thầm trong đầu. Khi bụng phình lên, ta ghi nhận trong đầu là phồng, khi bụng xẹp xuống ta ghi nhận trong đầu là xẹp rồi đếm 1 lần, tiếp tục phồng-xẹp 2, phồng-xẹp 3, phồng-xẹp 4, phồng-xẹp 5, phồng-xẹp 6, phồng-xẹp 7, phồng-xẹp 8, phồng-xẹp 9 ,phồng-xẹp 10. Rồi trở laị phồng-xẹp 1 đến phồng-xẹp 10 nhiều lần.

4.Tập thở khí công thành thói quen hằng ngày :
Nếu chúng ta tập cho hơi thở tạo ra được nhịp thở sinh học đều lúc thức làm việc cũng như lúc ngủ, lúc nào cũng chậm, nhẹ, sâu, lâu, đều, tự nhiên không gò bó ngộp thở, giúp cho tuần hoàn khí huyết lưu thông đầy đủ sẽ tránh được nhiều bệnh, và khi có bệnh cơ thể tự chữa sẽ mau hồi phục. Muốn được như thế, chúng ta có hai cách áp dụng như sau:

a-Cách thứ nhất :Tạo ra nhịp thở sinh học 5-5. ( một phút thở 6 hơi ).
Dùng ý của hai câu sau để theo dõi hơi thở:
Thở, vào, tâm, tĩnh, lặng.
Thở, ra, miệng, mỉm, cười
(J’inspire mental calm. J’expire je souris)
(Breath in mind’s calming, breath out, I’m smiling)
Hơi thở tự nhiên, nhưng khi thở vào, trong đầu nghĩ thầm theo câu thở, vào, tâm, tĩnh, lặng , khi bắt đầu thở ra, trong đầu thầm nghĩ câu thở, ra, miệng, mỉm, cười. Tập cho câu phải trùng đúng với hơi thở không nhanh qúa, không chậm qúa. Khi tập được trùng với nhau, thì nhìn đồng hồ sao cho mỗi chữ cách nhau 1 giây cho thành thói quen 5 chữ mất 5 giây, như vậy, nhịp thở sinh học thở vào 5 giây, thở ra ra 5 giây, liên tục, đều đặn, không ngừng nghỉ, một cách tự nhiên trong lúc làm việc cũng như lúc ngủ.
b-Cách thứ hai : Thở ra nhiều hơn thở vào ,tạo ra nhịp thở sinh học 7-3.( một phút thở 6 hơi ).
Dùng một bài hát 7 nốt nhạc đều, không cao qúa, không thấp qúa, người không biết hát cũng có thể hát được, chẳng hạn như 7 nốt la như sau :
Câu 1 : La, la, là, la, lá, la, là
Câu 2 : La, la, là, la, lá, la, là

La la là la lá la là La la là la lá la là
Cuốn lưỡi lên vòm họng trên, ngậm miệng, hát bằng mũi câu 1 (ư,ư,ừ,ư,ứ,ư,ừ ) khi hát tức là đang thở ra mỗi nốt là 1 giây, 7 nốt mất 7 giây, sau đó hít vào bằng mũi để lấy thêm hơi chuẩn bị hát câu 2, thời gian hít vào khoảng 3 giây, hít vào xong,( lúc nào cũng ngậm miệng cuốn lưỡi) hát tiếp câu 2 (ư,ư,ừ,ư,ứ,ư,ừ ). Tăp thở bằng cách hát bằng mũi liên tục, đều đặn, chậm, nhẹ, nếu còn trong tình trạng tỉnh thức kiểm soát hơi thở , đó là lúc đang chữa bệnh giúp khí huyết lưu thông khắp cơ thể, tăng oxy cho huyết và não bộ, thần kinh gân cơ được thư giãn hoàn toàn. Nếu mất tỉnh thức, rơi vào hôn trầm buồn ngủ thì tiếng hát từ từ nhỏ dần ,quên hát, thần kinh hoàn toàn thư giãn đi vào giấc ngủ sâu, nhưng nhịp thở sinh học vẫn đều 6 hơi trong một phút .

5-KẾT QỦA :
Chúng ta đừng chán nản, đừng xao nhãng để tâm trí ra bên ngoài bụng ,như tự nhiên ý nghĩ đến chuyện khác, nghĩ đến tiếng động ồn ào bên ngoài, phải tập trung vào bụng khi phồng-xẹp, cho dù có phải đếm thầm đến mấy ngàn lần, vì càng đếm nhiều thì càng tự chữa được bệnh mau khỏi. Chúng ta hãy phân tích kết qủa hai trường hợp sẽ xẩy ra trong lúc tập :

a.Nếu tiếp tục tỉnh thức đưa thần kinh vào trạng thái thư giãn hoàn toàn, cơ thể cảm thấy nhẹ, như mình đang nằm trên một cái giường bằng phao trên mặt biển, trôi nhẹ, êm đềm, trên mặt nước không có sóng, mắt nhìn trời trong xanh ,sáng sủa, quang đãng không gợn mây, mình còn biết mình đang thở phồng-xẹp rất nhẹ ,quên đếm, rơi vào trạng thái quên thở mà vẫn cảm giác động mạch bụng vẫn đập lớn và đều đặn chậm, danh từ chuyên môn gọi là thai tức ( như bào thai trong bụng mẹ thở bằng nhịp đập mạch máu của người mẹ truyền qua rốn nhau, mà thai nhi không cần phải hít oxy bằng mũi ).Tập được ở trạng thái này quen, sẽ không còn nghe những tiếng động chung quanh, quên cả thời gian, không gian, danh từ chuyên môn của thiền gọi là nhập định ,cho nên các vị thiền sư ngồi thiền nhập định không hẳn là cần phải nằm ngủ mà vẫn khỏe mạnh, không mất ngủ, vì 1 giờ thiền tỉnh thức tương đương với 2-3 giờ ngủ bình thường, nếu tiếp tục tập luyện để nhập định dễ dàng, nhanh, sẽ đạt được nhập đại định sang một cảnh giới khác, tinh thần trở nên minh mẫn, trí nhớ dai, thông minh hơn, mặt sáng sủa, hồng hào khỏe mạnh và trẻ trung hơn xưa.

b.Nếu đi vào hôn trầm, do tập chưa quen, hoặc cơ thể bị bệnh, thần kinh đòi hỏi phải được thư giãn nghỉ ngơi, lúc đó mặc dù mất kiểm soát phồng-xẹp, nhưng nhịp thở sinh học vẫn được duy trì, giống như khi đưa võng dỗ cho một đứa trẻ ngủ bằng điệu hát ru, đứa trẻ sẽ thở theo nhịp sinh học tạo bởi hai yếu tố võng đu đưa và lời ru, khi nó ngủ, nó vẫn trong trạng thái bồng bềnh của của võng và âm vang của lời ru, mặc dù lúc đó võng và lời ru ngừng hẳn. Ở tình trạng này, tất cả mọi xáo trộn của cơ thể do bệnh, hay do thuốc kích thích làm xáo trộn thần kinh, như quá hưng phấn, qúa ức chế trầm cảm,đều trở lại bình thường không dương không âm, thần kinh tự điều chỉnh để chữa bệnh. Có lợi làm giảm đau đớn thấy rõ nhất trong các bệnh ung thư, đau nhức do mổ xẻ hoặc đau nhức phong thấp.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: MỤC CÂU CHUYỆN ĐÔNG Y

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 3 Tháng 7 13, 2021 10:04 pm

BÀI 7 . KHẢ NĂNG CHỮA BỆNH KỲ DIỆU CỦA HUYỆT

I- Huyệt là gì ?
Huyệt là một điểm nhạy cảm nhất so với chỗ khác, có cảm giác tê, tức đau lan truyền khi bấm vào. Huyệt có thể nằm trên gân gọI là cân huyệt, nằm trên mạch máu gọi là huyết huyệt, nằm trên cơ nhục gọi là cơ huyệt, nằm trên xương gọi là cốt huyệt, nằm giữa hai khe xương gọi là khích huyệt, nơi đau tại chỗ có thể nằm trên đường kinh hay ngoài đường kinh gọi là a thị huyệt (thị là tại chỗ, khi bấm vào đó bị đau kêu lên thành tiếng a ).

II- Lịch sử thành hình khoa châm cứu :
Huyệt đã được biết đến từ thời kỳ con người còn ăn lông ở lỗ, đó là những điểm đau a-thị-huyệt, và con người cũng biết sử dụng một cục đá nhỏ có đầu nhọn để tự ấn vào điểm đau, họ cảm thấy dễ chịu, bớt đau, người ta gọi là phương pháp biếm châm , dần dần theo thời gian, con người có kinh nghiệm tìm ra nhiều điểm đau có liên quan đến bệnh, và cũng đã biết chế ra kim châm thô sơ thay cho cục đá.
Cũng tùy theo những điểm đau, họ cảm thấy có lúc dùng kim châm cũng không hết đau, mà dùng tay ấn vào huyệt cho ấm lên thì cái đau biến mất, nên đã thay thế bằng cách hơ nóng nơi đau, kể từ đó đã có những người chuyên môn biết châm huyệt và cứu huyệt để chữa các bệnh tê đau nhức mỏi, người đời xưa gọi là thầy châm cứu.
Về sau các thầy châm cứu cổ đại đã nghiên cứu tìm ra các điểm đau có tính dẫn truyền nên bổ sung thành những đường kinh đơn giản chưa có mối quan hệ giữa kinh này với kinh khác nên chưa biết có sự tương quan ngũ hành.
Qua kinh nghiệm của nhiều thời đại, các thầy châm cứu chỉ coi huyệt như là một vị thuốc đơn chất ( giống như một nguyên tố hóa học ), đau đâu chữa đó, nên đã gặp những trở ngại, càng châm nhiều huyệt lại càng không khỏi, họ nghi ngờ có sự liên quan biến dịch xung khắc ngũ hành của huyệt ,họ mới xin phép nhà vua cho mổ xẻ tử tội để học hỏi rút tỉa kinh nghiệm lý luận ,rồi sắp xếp lại khả năng chuyên trị của từng huyệt, huyệt nào hữu hiệu hơn huyệt nào để thành một khoa châm cứu và truyền kinh nghiệm cho đời sau, khoa châm cứu dần dần thành hình từ thời đại Tần-Hán với quyển Hoàng Đế Nội Kinh ( Tố vấn- Linh xu khoảng năm -246, -25 ).
Qúa trình hình thành quyển Nội Kinh là do góp nhặt kinh nghiệm xương máu của các tử tội qua nhiều thế hệ, nhiều thời đại của mấy ngàn năm trước mới xong phần châm cứu căn bản có hệ thống âm dương ngũ hành và kinh mạch, lúc đó sự biến hóa kỳ diệu của huyệt không phải là một đơn chất như một nguyên tố hóa học mà là một thành phần trong một hợp chất tạo ra một công dụng khác trong chữa bệnh.
Như vậy đông y châm cứu đã qua thời kỳ đơn huyệt với những thí nghiệm bằng mổ xẻ do các thái y được phép nhà vua cho sử dụng tử tội để nghiên cứu, rút kinh nghiệm lập thành hệ thống kinh mạch huyệt đạo gồm 365 huyệt, sắp xếp theo kinh mạch, âm dương, ngũ hành, theo tạng phủ, rồi đem ứng dụng đều thấy có kết qủa giống nhau trong khoảng thời gian dài cả ngàn năm, lúc đó các thái y đờI sau thấy không cần thiết lạm dụng tử tội để thí nghiệm những cái đã biết do đời trước để lại, vì vậy ngày nay tây y đã sai lầm cho rằng kinh nghiệm đông y là trừu tượng mơ hồ, không biết mổ xẻ như tây y nên không đáng tin cậy. Thực ra các giáo sư bác sĩ ở các đại học tây phương sang Trung quốc học châm cứu đã từng thắc mắc làm sao đông y biết được kinh mạch và huyệt đạo nếu đông y chưa từng biết đến mổ xẻ cơ thể con người. Chúng ta nghe chính họ đã viết như sau: Dans la Chine ancienne, en effet, une des sentences communément appliqués à certains crimes était la torture qui consistait souvent en une vivisection. Le criminel était littéralement coupé en pièces, vivant, et plus longtemps le bourreau pouvait garder son client vivant sous un tel traitement, plus grande était son habileté professionnelle. à cette époque, les médecins, même s’ils n’étaient pas autorisés à toucher le criminel, pouvaient cependant assister à la séance de tortures. Il n’est donc pas étonnant que ces médecins, en observant l’interaction des organes dans un corps vivant, aient développé la théorie de l’existence d’un flux d’énergie ciculant dans l’organisme, alors que ce flux d’énergie échappait aux médecins occidentaux, traditionnellement habitués à disséquer des cadavres dans lesquels l’énergie a par définition cessé de circuler.. ( Manupuncture de Massimo N. di Villadorata, page 11 ).
Khoa châm cứu thịnh hành từ đời Hậu-Hán (25-220 sau Tây lịch )và ông tổ châm cứu thời đó là thần y Tần Việt Nhân hiệu Biển Thước đã có công bổ sung 41 vấn đề thắc mắc khó hiểu của môn trị bệnh bằng châm cứu gọi là Nạn kinh . Sau tổ châm cứu Biển Thước 1000 năm ,ngành đông y cũng phát triển mạnh về cách chữa bệnh bằng cây cỏ dựa trên quyển Bản Thảo Thần Nông được bổ sung thêm bằng kinh nghiệm của Ông tổ Hoa Đà thời Tam Quốc. Cả hai phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu và bằng dược thảo đều thống nhất quy luật biến hóa của Âm-Dương ngũ hành. Nên mỗi vị thuốc hoặc mỗi huyệt là một đơn chất có công dụng khác hoàn toàn với công dụng của hợp chất khi chúng được phối hợp lại, giống như tây y ,đơn chất Chlor, và đơn chất Natri là hai độc tố khi chưa chế biến, nhưng khi chế biến thành một hợp chất sẽ trở thành muối ăn không có độc. Cho nên nhiều đơn chất có thể kết hợp thành nhiều hợp chất khác nhau để có được những công dụng chữa bệnh như ý muốn sẽ tùy vào khả năng hiểu biết và tiến bộ của ngành tây y.

III- Tính chất của huyệt :
Khi tác động lên huyệt, truyền theo hệ thần kinh nó sẽ kích thích hệ nội tiết và miễn nhiễm của cơ thể để cho một phản ứng hóa học tạo thành một vị thuốc . Như vậy mỗi huyệt coi như là một thành phần hóa học tạo ra thuốc. Nhưng hiệu năng của huyệt biến đổi đa dạng có nhiều hay ít công dụng còn tùy vào kiến thức của người biết cách lý luận để phối hợp huyệt thành một bài thuốc. Cho nên cách bào chế thuốc bằng huyệt theo kinh nghiệm của các thầy thuốc châm cứu tây y và đông có nhiều khác biệt rất xa.

1-Theo kinh nghiệm châm cứu của các thầy thuốc tây y :
Các bác sĩ châm cứu tây y phải mất một thời gian dài gần 100 năm mới chỉ tìm ra được khả năng đơn chất của từng huyệt, đã phải qua nhiều thử nghiệm, kiểm chứng và thống kê để biết được tính chất các huyệt rõ ràng như đã biết tính chất của các nguyên tố hóa học hay tính chất và công dụng của từng loại vitamine.
Thí dụ như huyệt Túc Tam Lý được ông tổ châm cứu Tây phương tên Soulié de Morant,( một bác sĩ Pháp, cựu đại sứ Pháp tại Trung Quốc đã học được môn châm cứu của đông phương đem về truyền dạy lại cho các bác sĩ tây phương) đã thử nghiệm tính chất huyệt này có điện thế rất mạnh để chữa bệnh thể chất mệt mỏi, tinh thần suy nhược lo lắng. Trường Đại học Quân y 4 Trung Quốc sau khi thử nghiệm kết luận châm huyệt này thấy bạch cầu đa nhân trung tính tăng nhiều nhất. Các trường Đại học Y khoa khắp thế giới có nghiên cứu tính năng của huyệt châm cứu cho biết các kết qủa thử nghiệm của huyệt Túc tam lý như sau : Làm co bóp nhu động ruột và bao tử mạnh và nhanh hơn, tiết dịch vị nhiều hơn, làm tăng bạch cầu, tăng cường tuyến hoạt động thượng thận, tăng trọng lượng làm dầy vỏ tuyến thượng thận, làm cho adrénaline tiết ra nhiều hơn, làm thay đổi điện tâm đồ, châm vaccin thương hàn vào huyệt thấy hiệu qủa làm tan vi khuẩn nhanh hơn..Tất cả những khám phá đó cũng chỉ là đơn chất do huyệt tạo ra. Các huyệt khác cũng đang tìm tòi thử nghiệm theo tiêu chuẩn khoa học tương tự như vậy, tây y đang tìm kiếm khả năng của huyệt , mỗi huyệt tạo ra được vị thuốc gì.
Nhưng phương pháp điều chế thành một hợp chất cần thiết phù hợp với bệnh là những huyệt có tính chất đối chứng trị liệu lâm sàng sau khi khám âm dương hư thực hàn nhiệt mới biết cách lập lại quân bình ,thì chưa có kinh nghiệm, vẫn còn phải mất nhiều thời gian nữa mới hệ thống hóa được các huyệt , e rằng phải đi lại con đường bốn, năm ngàn năm trước mà y học đông phương đã trải qua.
Về lãnh vực Tây y dược, ngày nay chúng ta dựa vào bảng nguyên tố hóa học làm kim chỉ nam trong mọI nghiên cứu tìm tòi, chế biến hóa dược, mặc dù đã tiến bộ rất xa, nhưng chưa biết hết được khả năng tính dược còn nhiều bí mật ,để có thể sản xuất ra các loại thuốc chữa bệnh như ý muốn, mặc dù đã biết xếp loại nào là gốc acide, loại nào gốc base, gốc carbure.. Rồi còn phải nghiên cứu biết cách phối hợp acide nào đi vớI gốc base nào cho ra loại muối nào, song song vớí việc khám bệnh xem cơ thể cần loại muối nào mớI phù hợp. Cho nên ở thị trường tây dược có loại thuốc thuộc acide, có loại thuốc thuộc base, có loại thuốc thuộc muối cũng nhiều vô kể mang tên thương mại khác nhau để đem điều trị bệnh cho bệnh nhân,sau năm mười năm mới rút tỉa ra được kinh nghiệm lâm sàng là lợi hay hại của thuốc, nếu lợi không sao, còn nếu hại gây biến chứng thành bệnh khác thì đã qúa muộn.

2-Về lãnh vực nghiên cứu huyệt thay thuốc :
Tìm huyệt để điều chế phối hợp sao cho đúng phân lượng thuốc mà cơ thể cần, điều này ngành châm cứu tây y cũng vẫn còn đang nghiên cứu, nhưng mới chỉ nghiên cứu được công dụng của đơn huyệt. Vì thế chúng ta không lấy làm lạ trên những sách học châm cứu của tây phương, công dụng chữa bệnh của một huyệt rất ít, chỉ chữa được một hai bệnh theo lý thuyết, nhưng áp dụng kém hiệu qủa dẫn đến những hoài nghi thắc mắc vì có nhiều huyệt ghi chữa được cùng một bệnh giống nhau, nhưng thực tế lâm sàng có khác biệt để chọn huyệt, thí dụ có 5 huyệt ghi chữa nhức đầu, các thầy thuốc tây y không biết phải chọn xem huyệt nào hay nhất, nếu dùng sai nó sẽ phản tác dụng, nếu có sinh viên nào thắc mắc hỏi thầy tại sao lại có tình trạng như vậy, thầy cũng chưa trả lời được, vì cách chọn huyệt lệ thuộc vào đối chứng lâm sàng, thí dụ như đau đầu do lạnh dùng huyệt 1, do cảm nắng dùng huyệt 2, do kinh nguyệt dùng huyệt 3, do áp huyết dùng huyệt 4, do suy nghĩ nhiều dùng huyệt 5.....Đối với đông y, trên lý thuyết người ta đã tìm ra tính chất của huyệt theo đơn chất nên mới áp dụng kiểu chọn một huyệt thích hợp cho một trong hàng trăm loại nhức đầu khác nhau.
BởI vì thực ra đông y không còn xem huyệt là một đơn chất, mà huyệt là một đơn vị trong một thế trận, khi nó làm quân, khi nó làm thần, khi nó làm tá, khi nó làm sứ, theo kỹ thuật phối hợp thuốc của ngành đông dược, mỗi lúc mỗi biến hóa khác nhau theo một quy luật khí hóa ngũ hành. Điều mà ngành châm cứu tây y tránh né vì nó trừu tượng không thể hiểu để giảng giải và áp dụng.

3-Nghiên cứu và phân tích qua một thí dụ :
Chúng ta lấy một thí dụ cách chữa chứng bệnh áp huyết, phân tích theo cách chữa bằng huyệt của tây y và đông y cũng đã có qúa nhiều cách biệt về kinh nghiệm điều trị.
Theo châm cứu tây y :
Nếu có hai đơn chất, huyệt A thuộc nhóm acide, huyệt B nhóm base cũng chữa được bệnh trên, thầy thuốc phải chọn huyệt nào ? Có người chọn A, có người chọn B, có người chọn cả hai AB thuộc dạng muối .
Chúng ta sẽ phân tích kết qủa như sau :
Nếu áp huyết do thiếu acide thì phải bổ huyệt A để tăng acide.
Nếu áp huyết do dư acide thì phải tả huyệt A để giảm acide.
Nếu áp huyết do thiếu base thì phải bổ huyệt B để tăng base.
Nếu áp huyết do dư base thì phải tả huyệt B để giảm base.
Nếu không hiểu chứng bệnh áp huyết thuộc loại nào, mà cứ nghĩ rằng huyệt A cũng chữa áp huyết, huyệt B cũng chữa áp huyết, nên dùng cả hai huyệt, lại trở thành loại thuốc muối AB không hợp với bệnh sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Khi thực hành châm AB, phải châm bổ, hoặc châm tả cũng lại là vấn đề không biết, hậu qủa sẽ ra sao?
Còn như áp huyết nguyên nhân do muối, cần phải tìm loại muối nào thích hợp, AB, hay CD, hay EF..liều lượng bao nhiêu, phải bổ sung thêm bao nhiêu lại là vấn đề nan giải khác.
Nếu áp huyết do dư muối, phải tìm ra loại muối nào dư, chọn những đơn huyệt nào phối thành một hợp chất để tiêu hủy chất muối gây nên bệnh áp huyết.
Kết luận : Qua thí dụ trên ,châm cứu Tây y chưa tìm ra gốc bệnh của chứng áp huyết theo đúng tiêu chuẩn sử dụng huyệt của đông y thì không thể nào biết cách chữa cho đúng .Tương tự đối với các bệnh khác cũng nan giải ,ít thành công.
-Theo kinh nghiệm châm cứu của thầy thuốc đông y :
Nếu cho bệnh nhân đi thử máu, phân, nước tiểu, virus, vi trùng, điện tâm đồ, huyết mạch theo tây y, cũng có thể phân loại chứng áp huyết thuộc acide hay base, hay muối, dư hay thiếu loại acide nào, base nào, muối nào..( ở Tây phương ,nếu các bác sĩ châm cứu chưa được quyền gửi bệnh nhân đi xét nghiệm là một thiệt thòi trong vấn đề nghiên cứu sự tiến bộ của khoa châm cứu theo tiêu chuẩn tây y ).
Theo đông y, muốn phối hợp huyệt để chữa một bệnh, trước hết đông y phải biết phân tích nguyên nhân bệnh một cách rõ ràng theo tiêu chuẩn bát cương, là bệnh thuộc âm hay dương, ( khí hay huyết ), hàn hay nhiệt, hư hay thực, biểu hay lý. Khám bệnh theo bát cương ,các bác sĩ châm cứu tây y cảm thấy nó trừu tượng, phiền phức, khó chẩn đoán, không có kinh nghiệm, đa số đều bỏ qua việc truy tìm ngưyên nhân theo bát cương, chỉ chữa theo chứng ngọn mà bệnh nhân kể, nên không thể nào hiểu được sự biến hóa kỳ diệu của quy luật âm dương ngũ hành.
Ngay cả các thầy thuốc đông y kiến thức hiểu biết như nhau, bằng cấp như nhau, trình độ như nhau, nhưng kinh nghiệm lâm sàng để khám và tìm cách phối hợp huyệt vẫn thấy rõ sự hơn kém khác nhau trong điều trị. Cách điều trị khác nhau đó được chia thành ba bậc : Bậc hạ công là dụng tâm chữa ngọn, kết qủa nhanh thấy rõ ngay, chứng bệnh hết, nhưng gốc bệnh còn, sau sẽ chữa tiếp để ngừa biến chứng sang bệnh khác. Bậc trung công là biết phối hợp huyệt vừa chữa ngọn vừa chữa biến chứng truyền kinh, kết qủa tuy có chậm nhưng bệnh không bị biến chứng.
Bậc thượng công là biết phối hợp huyệt vừa chữa ngọn, vừa chữa gốc, vừa ngừa biến chứng truyền kinh.
Đời sau muốn học để chữa bệnh có kết qủa nhanh, bắt chước kinh nghiệm của bậc hạ công, mau nổi tiếng, chữa được chứng này hết, rồi lại chữa chứng khác khi có biến chứng truyền kinh sẽ kiếm được nhiều tiền hơn, hành y như thế thiên hạ gọi là bá đạo. Đa số có lương tâm hành y như bậc trung công thiên hạ gọi là y đạo. Còn các thầy thuốc dầy dặn kinh nghiệm thuộc bậc thượng công, cứu bệnh nhân không phải vì tiền, bệnh thuyên giảm rồi khỏe mạnh, hết bệnh, không tái phát, thiên hạ gọi là vương đạo. Vì thế đông y mới cần phải biết đối chứng trị liệu lâm sàng, phối hợp huyệt theo bát pháp nào mình chọn cho phù hợp với bát cương đã khám được, và công thức huyệt phải là vương đạo hay y đạo, trừ trường hợp cấp tính trong cấp cứu mới phải dùng đến công thức theo bá đạo.
Đối chiếu với đông y, dạng acide hay base đông y gọi là hàn hay nhiệt. Thực ra đông y không biết hàn nhiệt là base hay acide, mà chỉ biết hàn hay nhiệt đều do khí trong cơ thể biến hóa ra, có cách tìm theo tiêu chuẩn âm dương, nếu muốn giải thích khí hàn nhiệt theo khoa học, chúng ta có thể dùng máy micro-wave để giải thích, khi bỏ thức ăn nguội vào lò, bấm nút, chúng ta không nhìn thấy một vật chất nào tác động, chỉ là một bức xạ nhiệt truyền trong không khí bưng bít kín trong lò làm cho thức ăn nóng lên, bức xạ nhiệt đó tạo ra nhiệt. Ngược lại, nếu khoa học nghiên cứu máy micro-wave với một cấu trúc khác có công dụng tạo ra bức xạ hàn để làm nguội thức ăn, thì bức xạ hàn tạo ra khí hàn, cái mà hiện nay khoa học chưa nghĩ tới, chứ không phải là không làm được, chỉ cần thay đổi những con chip điện tử và hệ thống phối hợp mạch đìện. Như vậy huyệt giống như một con chip điện tử, nhưng sự biến hóa để tạo ra một công dụng sẽ khác nhau ( như hàn hay nhiệt ) tùy vào mức độ hiểu biết và khả năng chế tạo của nhà bác học.
Dư hay thiếu khí nào, huyết nào, kinh nào ,mạch nào, đông y phải tìm ra thực hay hư. ,giống như một chuyên viên sửa chữa mạch điện, đo volt, đo ohm, đo ampère hoặc đo tần số sóng đìện bằng máy đo oscilloscope ở các đầu ra, đầu vào ở mỗi con chip để biết con chip đó còn giữ đúng tiêu chuẩn của mạch điện theo yêu cầu kỹ thuật hay không, nó vượt tiêu chuẩn nhiều hơn gọi là thực, nó suy kém không đủ tiêu chuẩn gọi là hư.
Ngoài cơ sở vật chất do biến đổi khí huyết, hư thực, hàn nhiệt thuộc KHÍ, đông y còn khám xét đến yếu tố tinh thần gọi là THẦN và yếu tố do ăn uống làm lợi hay hại cho bệnh gọi là TINH cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Chứng áp huyết còn nhẹ mới phát có thể do xáo trộn tâm lý thần kinh thuộc hư chứng như buồn, chán đời ( depression ) hay thực chứng như tức giận, căng thẳng thần kinh, lo nghĩ nhiều ( nerveuse, stress ).
Nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động giống như nguồn năng lượng cung cấp cho một mạch điện, nếu không có hoặc không đủ, máy cũng sẽ hư hỏng, rồi các con chip trong máy không thường xuyên chạy để bảo trì nó cũng sẽ bị ẩm thấp, hoặc khô nứt làm hư hỏng. Cơ thể con người cũng vậy, thức ăn cung cấp năng lượng hoạt động cho cơ thể ,đông y gọi là yếu tố TINH. Nếu nguồn năng lượng vào cơ thể bệnh không đúng nhu cầu đang cần, giống như cung cấp thay thế mấy con chip không đúng mã số, máy không chạy được. Cũng như thế, trong thức ăn hoặc ngay cả thuốc uống để chữa bệnh có thành phần acide, base, muối, có thứ tăng hàn, có thứ tăng nhiệt, có thứ tăng huyết, có thứ hại huyết, có thứ tăng khí, có thứ hại khí ,nó có thể lập lại quân bình sự hoạt động cơ thể hay làm mất quân bình hại cơ thể thêm , tùy theo sự mất năng lượng bên trong cơ thể nặng hay nhẹ, nếu nhẹ đông y gọi là bệnh còn ở biểu. Nếu tiếp tục ăn hoặc uống thuốc chữa bệnh sai không đúng những chất mà cơ thể cần thành bệnh nặng hơn, mãn tính, đông y gọi là bệnh ở lý.

4-Cách lập lại quân bình của đông y là đối chứng trị liệu lâm sàng :
Bệnh ở biểu, đông y khám xem do hàn thì làm mất hàn, hay cần phải tăng thêm nhiệt. Do nhiệt thì làm bớt nhiệt hay cần phải tăng hàn.
Bệnh ở lý, là bệnh thuộc dạng muối, nửa hàn, nửa nhiệt, hàn nhiều hơn nhiệt, hay nhiệt nhiều hơn hàn.
Muốn biết nguyên nhân tại sao hàn, tạo sao nhiệt, tại sao lẫn hàn lẫn nhiệt, đông y còn phải học thêm về cách phân tích bệnh lý theo âm dương ,tức là bệnh do khí hay huyết, hay do cả hai.
Khí hay huyết bị xáo trộn do tạng phủ nào, chứng áp huyết theo kinh nghiệm đông y có thể do một hay nhiều nguyên nhân sau đây :
Do tim, (nghẹt van tim, hẹp van tim, hở van tim..)
Do màng bao tim và ống mạch (tắc do cholesterol, máu vón đóng cục, trong máu có nhiều vôi, hẹp ống mạch )
Do lá mía ( trong bệnh tiểu đường )
Do bao tử (do ăn nhiều chất nóng tăng nhiệt, chưa tiêu hóa kịp làm khó thở mệt tim )
Do phổi (viêm, suyễn, nghẹt đờm, hút thuốc nhiều nóng phổi..)
Do đại trường (bệnh táo bón, viêm ruột kinh niên..),
Do thận (sưng bể thận, thận nhiệt trong bệnh tiểu đường..)
Do bàng quang ( nhiễm trùng, viêm tắc..),
Do gan (nóng gan, có độc trong gan, trong máu..),
Do túi mật ( tiết mật quá nhiều, tắc tuyến mật ..v.v..)
Tất cả các nguyên nhân trên, thầy thuốc đông y phải tìm ra trên lâm sàng (trong khi khám trực tiếp trên giường bệnh ), sau đó phải tìm ra cách đối phó với nguyên nhân ấy gọi là đối chứng trị liệu lâm sàng . Như vậy, riêng một bệnh về áp huyết do nhiều nguyên nhân thì cũng phải có nhiều công thức khác nhau để đối chứng trị liệu, rồi trị liệu khi nào cần cấp cứu như bá đạo, khi nào chữa theo y đạo, khi nào chữa theo vương đạo, nếu chỉ ăn cắp sưu tập hàng trăm công thức để chọn ra một công thức cầu may nào mà mình nghĩ rằng phù hợp với bệnh nhân là chữa không đúng theo cách đối chứng lâm sàng.
Muốn đối chứng trị liệu lâm sàng được chính xác phải hiểu cách lý luận biện chứng ngũ hành, và ngũ hành là gì ?
Đông y gọi chung những nguyên nhân kể trên thuộc ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Có ngũ hành thuộc âm huyết, có ngũ hành thuộc dương khí .
Kim tượng trưng cho phổi và đại trường.
Thủy tượng trưng cho thận và bàng quang.
Mộc tượng trưng cho gan và túi mật.
Hỏa tượng trưng cho tim và ruột non; tâm bào và tam tiêu.
Thổ tương trưng cho lá mía và bao tử.
Lý thuyết ngũ hành là một định đề như toán học, toán học nhờ định đề mới có thể chứng minh được mọi bài toán để đem ứng dụng vào đời sống hằng ngày. Cũng như thế, có công nhận định đề âm dương ngũ hành, mới khám phá ra những lý luận chặt chẽ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, tìm được nguyên nhân bệnh theo đông y đã khó, lại còn phải theo quy luật âm dương ngũ hành của huyệt phù hợp với âm dương ngũ hành của bệnh để biết lập lại quân bình sự khí hóa lại là việc khó hơn nữa, cho nên ngay cả một số thầy thuốc không giỏi lý luận ngũ hành, để tự mình có thể điều chế ra thuốc cho phù hợp với tình trạng bệnh mà chỉ biết áp dụng những công thức sẵn có của người khác để lại thì không thể nào gọi là phương pháp đối chứng trị liệu lâm sàng cho riêng bệnh của từng người được.

5-Sự khác biệt cách áp dụng đối chứng lâm sàng của tây y và đông y :
Thí dụ có một bệnh nhân khai bệnh như sau :
Xây xẩm, ù tai, mắt mờ, lòng bàn tay chân nóng, di tinh, mất ngủ, lưng gối đau nhức mỏi, khô miệng.

ĐỐI CHỨNG TRỊ LIỆU Theo Bác sĩ Tây y :
Dấu hiệu lòng bàn tay chân nóng : Đo nhiệt độ : Nếu bình thường thì không phải bệnh nhiễm trùng, nếu nhiệt độ cao phải thử máu tìm vi trùng.
Xây xẩm : Đo áp huyết nếu thấp là do thiếu máu sẽ cho thuốc bổ máu, nếu bình thường thì bỏ qua vì là nguyên nhân thứ phát.
Mắt mờ : Nếu không do áp huyết thấp, gửi đi chuyên khoa khám mắt.
Mất ngủ : Cho thuốc an thần.
Đau lưng nhức mỏi : Cho thuốc giảm đau. Nếu thuốc giảm đau không hết, gửI đi chuyên khoa chụp hình lưng gối.
Khô miệng : Khuyên uống nhiều nước.

ĐỐI CHỨNG TRỊ LIỆU Theo châm cứu Tây y
Chọn những đơn huyệt nào chữa xây xẩm, huyệt nào chữa ù tai và di tinh, huyệt nào hạ nhiệt, huyệt nào chữa mất ngủ, huyệt nào hành khí hành huyết cho khí huyết lưu thông, huyệt nào chữa đau nhức mỏi. Nếu chữa theo đơn huyệt bệnh nào huyệt nấy là chữa ngọn, phải chữa nhiều huyệt cho nhiều bệnh là đã phạm quy luật xung khắc ngũ hành, tất cả số huyệt gom lại tạo nên một thế trận mâu thuẫn kỳ quái, cơ thể tiết ra một loại thuốc kỳ quái thành liều thuốc độc gây phản ứng phụ, đã không chữa được những bệnh kể trên mà tạo ra một bệnh khác, cho nên châm cứu tây y lại nghi ngờ đến khả năng chữa bệnh của huyệt. Nếu chữa ngọn như thế kéo dài cả năm bệnh cũng không khỏi. Nhưng nếu chữa theo bá đạo, bệnh nhân khai nhiều bệnh, nhưng mỗi lần chữa, chỉ chữa một bệnh thì không phạm ngũ hành, hợp huyệt tạo thành một thế trận duy nhất tạo ra một vị thuốc tập trung cho một bệnh, châm vài lần hết được một bệnh, được bệnh nhân cho là thầy giỏi, châm đợt hai bớt bệnh thứ hai, châm đợt ba bớt bệnh thứ ba, châm đợt bốn bớt bệnh thứ tư, một thời gian sau bệnh thứ nhất tái phát, rồi lần lượt các bệnh cũ tái phát lại tiếp tục chữa như cũ. Vì theo châm cứu Tây y chỉ có những huyệt đó đã nghiên cứu và đã biết thì khả năng của huyệt chỉ giới hạn có vậy thôi. Như vậy, thực tế chưa có một thầy thuốc châm cứu tây y nào được thiên hạ biết đến trong những ca bệnh thành công mà báo chí phổ biến như những ca thành công của các bác sĩ tây y. Các thầy thuốc châm cứu tây y còn nghi ngờ đến khả năng chữa bệnh của huyệt vì không biết áp dụng quy luật âm dương ngũ hành, bát pháp, bát cương để lập thế trận tạo ra thuốc bằng hợp huyệt, nhưng có một số các thầy thuốc châm cứu tây y có chí học hỏi nghiên cứu thêm, hằng năm vẫn sang Trung Quốc tu nghiệp nâng cao kiến thức và tay nghề, nhưng dù sao đánh giá khả năng của các thầy thuốc châm cứu không ai chính xác bằng các bệnh nhân, khi họ muốn chữa bệnh bằng châm cứu họ đã chọn các thầy châm cứu người Á đông hơn là người tây phương.

ĐỐI CHỨNG TRỊ LIỆU Theo châm cứu đông y :
Dựa theo kinh nghiệm cổ nhân đã nghiên cứu thực nghiệm thành công từ mấy ngàn năm, từ đời này sang đời khác, kết qủa đều giống nhau, từng để lại câu nói ‘ ‘cái gì chưa biết mới cần phải thử, cái đã biết rồi khỏi cần phải thử nữa ‘ , cho nên khi học về triệu chứng lâm sàng, sách có ghi CHỨNG CAN THẬN ÂM HƯ như sau: Một trong hai tạng suy đều có ảnh hưởng cả hai, nên dấu hiệu cả hai tạng đều xuất hiện cùng lúc như xây xẩm, tai ù, mắt mờ, lòng bàn tay chân nóng, di tinh ,mất ngủ, lưng gối mỏi, lưỡi đỏ, ít nước bọt. Theo kinh nghiệm cổ nhân, các chứng này thường gặp ở các bệnh nhiệt cấp tính thời kỳ cuối, bệnh rối loạn tiền đình, bệnh thiếu máu, bệnh thần kinh, bệnh nộI thương, bệnh kinh nguyệt.
Trong triệu chứng lâm sàng học đã nói một chứng sinh ra nhiều bệnh (định lý thuận ), nhưng một bệnh có thể do nhiều chứng khác nhau không giống nhau ( định lý đảo ).
Như vậy, bệnh rối loạn tiền đình hay bệnh thiếu máu, hay bệnh thần kinh, hay bệnh kinh nguyệt có thể do chứng can thận âm hư, có thể do chứng can hư, có thể do chứng tâm thận bất giao, có thể do nhiều chứng khác nữa. Tuy nhiên các chứng được xem là nguyên nhân gây bệnh đều phải nói lên được các yếu tố sau đây : tạng hay phủ nào, thuộc khí hay huyết, hư hay thực, hàn hay nhiệt, biểu hay lý, để khi đối chứng trị liệu sẽ tìm ngũ hành tương sinh hay tương khắc để bổ hay tả, để tăng hay gỉảm hàn hay nhiệt. Cách chữa bổ, tả, hàn, nhiệt, phương pháp chọn công thức chữa tùy vào kinh nghiệm và kiến thức hiểu biết của thầy thuốc muốn chữa theo bát pháp nào, cho ôn hay cho hòa, cho liễm hay cho xuất, cho thăng hay cho giáng, chữa vào khí hay vào huyết, hay cả khí cả huyết cùng lúc. Nói như thế thì chứng can thận âm hư chúng ta cũng có thể phát minh ra mấy chục công thức khác nhau, miễn làm sao sau khi chữa những dấu hiệu lâm sàng do bệnh nhân khai phải có sự thay đổi chuyển biến từ xấu sang tốt trong thời gian ngắn, lần chữa thứ hai dấu hiệu lâm sàng bớt đi, công thức đối chứng trị liệu lâm sàng phải thay đổi hợp huyệt khác lập thành thế trận mới, sau khi chữa bệnh thuyên giảm, chữa lần thứ ba khám lại dấu hiệu lâm sàng, rồi đối chứng trị liệu lâm sàng, đổi hợp huyệt lập thế trận khác nữa, thế trận mỗi lúc mỗi thay đổi cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn không tái phát. Nếu thầy thuốc nào cứ một công thức dùng hoài thì không phải là đối chứng trị liệu lâm sàng, cách thay đổi công thức này tây y không chấp nhận. Đối với tây y, một bệnh chỉ có một công thức chữa mà thôi.
Nếu so sánh châm cứu tây y với châm cứu đông y thì châm cứu tây y đi theo con đường khoa học thực nghiệm, thực chứng, theo mô hình đơn chất như một nguyên tố hóa học, cho nên việc điều chế nhiều đơn chất thành hợp chất như các hợp chất hóa học thì cũng không bao giờ đủ thuốc để chữa mọi bệnh và đúng nhu cầu của bệnh, và chính các hợp chất hóa dược định chế biến cũng phải mất bao nhiêu công phu và thời gian tìm tòi, thử nghiệm, áp dụng lâm sàng, rút kinh nghiệm trong một thời gian qúa dài mà vẫn chưa đi đúng đường của đông y là đối chứng trị liệu lâm sàng.
Về lý luận ngũ hành trong khám bệnh, tìm bệnh trên lâm sàng, đông y dùng phương pháp tứ chẩn : vọng, văn, vấn, thiết để phân tích bệnh tình theo bát cương : âm, dương ( khí, huyết), hư, thực, hàn, nhiệt , biểu, lý.
Về lý luận ngũ hành trong đối chứng trị liệu , là bổ cái gì, tả cái gì ( khí hay huyết, tạng nào, phủ nào, tâm , can, tỳ, phế, hay thận..) theo tiêu chuẩn một trong tám phương pháp gọi là Bát pháp: Ôn, trấn, thanh, hòa, xuất ( thổ, hạ, tiết), liễm, bổ, tả.
Về lý luận ngũ hành chọn huyệt , không căn cứ theo đơn huyệt như châm cứu tây y, mà nghiên cứu theo chức năng khí hóa của huyệt có những tính chất khác biệt như :
Bát hội huyệt chủ chữa về : huyết, khí, gân, mạch, cốt, tủy, tạng hội, phủ hội.
Vinh huyệt chủ dinh dưỡng, phát triển.
Vệ huyệt là hệ nội tiết, miễn nhiễm phòng chống bệnh.
Ngũ du huyệt trên đường kinh để điều chỉnh bổ thêm khí hoặc huyết cho mạnh lên hay tả bớt cho yếu đi để trợ giúp đường kinh khác theo quan hệ mẹ con ( con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con ).
Ngũ du huyệt theo chiều đi của khí mạnh hay yếu là các huyệt căn, kết ( huyệt khởi đầu, huyết kết thúc ) ,và các huyệt Tĩnh, vinh, du, nguyên, kinh , hợp.
Du- Mộ huyệt để chỉnh chức năng hay cơ sở tạng phủ.
Bối du huyệt chỉnh thần kinh giao cảm, đối giao cảm của tạng phủ.
Chủ- khách huyệt theo biểu lý của Kỳ kinh bát mạch.
Giao hội huyệt là huyệt có khả năng điều chỉnh bệnh tình của hai đường kinh hay nhiều đường kinh mà không sợ phạm ngũ hành, thay vì phải chọn nhiều huyệt trên nhiều đường kinh bị bệnh để chữa sẽ làm rối loạn thế trận ngũ hành.
Ngoài ra còn hàn nhiệt huyệt, khích, lạc huyệt và đặc tính riêng cuả huyệt theo bát pháp có tính chất thăng, giáng, xuất, liễm, hòa, cố.

6-Quân bình ngũ hành khí hóa của tổng thể :
Tức là chọn các huyệt theo một thế trận chung theo quân thần tá sứ, giống như một bài thuốc uống bằng dược thảo, dĩ nhiên có rất nhiều huyệt công dụng giống nhau có thể ứng tuyển, nhưng khi quyết định chọn, thì chỉ được chọn một huyệt đáp ứng đúng với nhu cầu cần thiết sẽ tạo ra một sức mạnh kỳ diệu để chữa bệnh bao gồm nhiều chứng, mà không cần phải dùng nhiều thuốc chữa nhiều bệnh như tây y. Như vậy, công thức huyệt chúng ta lựa chọn chưa chắc giống vào một trong hàng trăm công thức theo sách vở học lóm được của người khác. Còn phải chú ý thế trận ngũ hành là tuân theo thứ tự ưu tiên của huyệt, làm đảo lộn thứ tự huyệt sẽ trở thành một công thức thuốc khác để chữa bệnh khác. Thí dụ thứ tự huyệt là 1234 chữa bệnh A, 1324 chữa bệnh B, 3214 chữa bệnh C, 4321 chữa bệnh D, 3421 chữa bệnh E, 3241 chữa bệnh F.. Như vậy theo các thầy thuốc châm cứu tây y ,nếu xem huyệt chỉ là đơn chất, và đặc tính của huyệt 1,2,3,4 là cố định, thì miễn sao cứ sử dụng cả 4 huyệt cách nào cũng được thì sẽ không có kết qủa, bởi chưa nghiên cứu được sự kỳ diệu của huyệt theo trận pháp ngũ hành, nên tây y còn nghi ngờ khả năng chữa bệnh bằng huyệt của đông y.

7- Kỹ thuật tác động huyệt sao cho có hiệu qủa :
Vì cùng một chứng bệnh giống nhau, đã tìm ra một công thức huyệt đối chứng lâm sàng giống nhau cho từng trường hợp bệnh, và do sự khí hóa lập lại quân bình của công thức chế tạo thuốc bằng hợp huyệt, hay thuốc ngoại dược là đông dược hoặc tây dược, bệnh sẽ biến chuyển mỗi lúc mỗi thay đổi khác nhau, cho nên không thể dùng mãi một công thức, hay một loại thuốc cố định suốt đời được. Nhưng yếu tố cuối cùng bệnh nhân mau khỏi bệnh hay không còn lệ thuộc vào kỹ thuật tác động trên huyệt.
Có ba phương pháp tác động trên huyệt đem lại kết qủa khác nhau :

a- Châm bằng kim kém hiệu nghiệm, vì ít có thầy giỏi châm trúng huyệt, tùy theo người châm, kết qủa từ 10 đến 50%.

b- Day bấm huyệt ,tránh được sự lây nhiễm truyền bệnh qua kim châm cứu lại hiệu nghiệm hơn châm kim, vì nó kích thích trực tiếp trên huyệt làm bệnh nhân đau, khiến bệnh nhân phải chú ý theo dõi cái đau, bộ não phải điều tiết nội dược tạo phản ứng chống đau, đó chính là thuốc do huyệt làm ra để tự chữa bệnh, cho đến khi bệnh nhân cảm thấy hết đau nơi huyệt đã bấm. Day bấm huyệt có hiệu qủa chữa bệnh tốt hơn châm cứu bằng kim, kết qủa 30-60%.

c- Vuốt huyệt truyền khí, bệnh nhân không bị đau như day bấm huyệt, nhưng vuốt huyệt có hai tác dụng :
Tác dụng do lực đẩy theo chiều bổ hay tả của ngón tay thầy thuốc làm cho đường kinh mạch định hình và khí huyết trong cơ thể bệnh nhân được khai thông và chạy mạnh hơn. Kết qủa 40-60%.
Tác dụng thứ hai do nội lực của thầy thuốc truyền sang tăng thêm sức đẩy cho kinh mạch vô định hình chạy mạnh hơn, cũng vì thế ,thầy thuốc chữa bệnh bằng huyệt thời xưa đều tập luyện khí công nội lực để truyền khí qua huyệt mà không bị mệt và mất sức. Kết qủa 70 % trở lên.
Hình thức nhân điện truyền vào huyệt bệnh nhân cũng thấy kết qủa hơn châm bằng kim, nhưng thầy nhân điện bị bệnh nhân thu hết điện theo nguyên tắc bình thông nhau, nhân điện không phải nội lực ,nên thầy có sức khỏe rồi cũng yếu dần, thầy càng chữa nhiều người thầy càng mất sức nhiều, nếu chữa nhiều người thì khí lực của bệnh nhân và thầy thuốc san bằng nhau, hai người đều bệnh, các bệnh nhân được chữa sau cùng không khỏe mà còn bị bệnh của thầy thuốc truyền sang.

IV-Những khám phá mới về khả năng tiềm ẩn của huyệt :

Muốn khám phá những tiềm năng bí ẩn kỳ diệu của huyệt, chúng ta phải xem cơ thể con người là một bộ máy vi tính tuyệt hảo mà thượng đế đã chế tạo ra, kinh mạch, huyệt đạo, âm dương, ngũ hành là con người tìm hiểu ra, chứ nó đã có sẵn trong cơ thể giống như phần cứng ( hardware ) của một máy computeur tuyệt hảo, thượng đế cũng gài vào đó rất nhiều software có hàng triệu triệu công dụng mà khả năng khoa học hiện đại ở thời đại chúng ta chưa khám phá được hết những khả năng tiềm ẩn trong đó để biết cách sử dụng nó, khoa học vẫn đang nghiên cứu không ngừng và có những hiện tượng lạ khoa học chưa giải thích được :

1-Gần đây, nhân việc nghiên cứu hoạt động của bộ não con người, vô tình có một điểm trên đầu của một bệnh nhân bị dòng điện với cường độ cực nhỏ chạm phải ,bệnh nhân cho biết họ có cảm tưởng xuất hồn ra khỏi cơ thể và nhìn thấy được thân xác mình đang được thử nghiệm. Sau tái thử nghiệm nhiều lần đều cho kết qủa như nhau.

2-Có những đại huyệt trong cơ thể gọi là luân xa (charkra), khi được kích thích ở một mức độ nào đó do tu tập khí công, yoga, thiền, hay do rủi ro tai nạn té ngã chạm phải, các luân xa được khai mở sẽ có được những thần thông như nhãn thông, nhĩ thông, tha tâm thông, để nghe được, thấy được những thế giới khác ngoài thế giới hiện tại của con người đang ở.

3-Trong các bài tập thở khí công để khai thông khí huyết kinh mạch huyệt đạo đến một mức nào đó tạo ra một tần số rung đụng vào các đại huyệt ( luân xa )tự nhiên con người biến đổi già thành trẻ, tóc trắng thành tóc đen, trí nhớ được phục hồi, kiến thức trở thành siêu việt. Thành công đầu tiên của những người tập khí công thông tiểu chu thiên đúng mức phải đạt được kết qủa như kinh nghiệm cổ nhân đã nói :
Vân thông khí công soi cốt tiết
Tinh bền khí đủ dưỡng nguyên thần.

4-Trong khẩu quyết tu luyện khí công của các bậc tiên gia đạo Lão có 9 bậc để đạt thành tiên, thì căn bản phải tập luyện Tinh-Khí-Thần cho thân thể khỏe mạnh, gọi là sơ nhất chuyển :
Sơ nhất chuyển lo tròn luyện kỹ
Xây đắp nền thần khí giao thông
Diệt trừ phiền não lòng không
Thất tình lục dục tận vong đơn thành
Tâm đạo phát thanh thanh tịnh tịnh
Dưỡng thánh thai chơn bỉnh đạo huyền
Ngày đêm cướp khí hạo nhiên
Hiệp hòa tánh mạng hống diên giao đầu.
..........................................................................
Tập đến bậc thứ 5 của khí công thì đã có thể :
Xuất thần lên cảnh thần tiên
Học thêm tâm pháp bí truyền cao siêu.

5-Mọi phương pháp tập luyện khí công, dù là tĩnh công (phương pháp tập thở), hoặc động công (phương pháp vận động tay chân theo hơi thở ), cũng đều có dụng ý tác động lên huyệt để khai thông kỳ kinh bát mạch và thông khí huyết lục phủ ngũ tạng trong cơ thể bằng nhiều công thức phối hợp huyệt khác nhau, các công thức này đã có từ thời xa xưa rất bí truyền, được những vị đã qua kinh nghiệm, tập có kết qủa, truyền lại bằng những khẩu quyết rất khó hiểu đối với những ai không am hiểu về lãnh vực đông y, và khí công. Nhưng tất cả mọi phương pháp đều phải nhờ đến huyệt.
Như vậy HUYỆT có nhiều cách sử dụng, tùy theo mục đích sẽ có những công thức phối hợp huyệt khác nhau, có những công thức đã được phổ biến sẵn, tập theo thứ tự của huyệt bằng tĩnh công hay bằng động công, có những công thức không chỉ rõ các huyệt hay cách tập ,nhưng chỉ có khẩu quyết bí ẩn cao siêu tự chúng ta phải tìm lấy nếu chúng ta không có may mắn được cao nhân chỉ điểm . Thí dụ cách tập thở giúp cho cơ thể sinh tinh, cách tập thở giúp tinh hoá khí cách tập thở giúp khí hoá thần , cách tập thở thông khí bát mạch ,thông kinh bát mạch , cách tập thở thông tiểu chu thiên, đại chu thiên, cách tập thở theo tu chân nộI lý đồ hay cách tập thở theo KHÍ CÔNG Y ĐẠO .

V-Phương pháp của KHÍ CÔNG Y ĐẠO
tóm tắt sơ lược như sau :
KCYĐ bao gồm phần động công để tăng cường khí, khai mở thông các huyệt kỳ kinh bát mạch, củng cố tinh-khí-thần trên cơ sở vật chất, và phần tĩnh công giúp tăng cường nội lực và phát triển tinh-khí-thần trên cơ sở tinh thần và tâm linh.
Phần động công có thể tập theo thứ tự của 35 bài tập thể dục khí công ( tập theo hướng dẫn của băng video ) sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, bệnh tật mau khỏi ,sức khỏe mau được phục hồi.
Phần tĩnh công là cách tập thở thiền chia làm 6 cấp bắt buộc theo thứ tự như một bài thuốc :
Cấp một : Tập đóng mở Thiên môn.
Chia hai giai đoạn:
Giai đoạn một : Tập điều hoà theo nhịp thở sinh học 5-5,( hít vào đếm thầm 5 tiếng 1,2,3,4,5, thở ra đếm thầm 5 tiếng ) .
Giai đoạn hai : Tập thở nhịp 5-5-5.(hít vào đếm 5 tiếng, ngưng giữ hơi thở đếm 5 tiếng thở ra đếm 5 tiếng ).Khoảng thời gian đếm 5 tiếng lúc mới tập trung bình 3 giây đồng hồ, tập thời gian lâu, hơi thở sẽ đều và chậm hơn, trung bình là 4 giây, sau khá hơn nữa theo tiêu chuẩn của bài tập là 5 giây, nếu thở nhịp sinh học 5-5 thì một phút thở được 6 hơi thở, tuổI thọ sẽ tăng .( Trung bình một người khỏe mạnh không bệnh tật, thở 18 hơi trong một phút, tuổI thọ trung bình 100 năm, con rùa thở 2 hơi trong một phút, tuổi thọ trung bình 300 năm.).Để tinh thần được thư giãn, thở tự nhiên, bộ mặt không căng thẳng và để đếm thời gian không bị lầm lẫn, miệng thầm đọc từng chữ theo câu sau đây :
‘Thở, vào, tâm, tĩnh, lặng.’. trong khi đang hít vào từ từ, chậm, nhẹ, sâu, lâu,đều.
‘Thở, ra, miệng, mỉm, cười.’. .trong khi đang thở ra từ từ bằng mũi.
Cấp hai : Tích nạp nội lực và phóng năng lượng.
Chia ba giai đoạn: Giai đoạn một Xả trược, nhịp thở 5-5-5; Giai đoạn hai nạp năng lượng, nhịp thở 5-5-5; Giai đoạn ba phóng năng lượng, nhịp thở 5-5-5.
Cấp ba : Thông Tiểu chu thiên.
Chia hai giai đoạn: Giai đoạn một Thối âm thăng dương, nhịp thở 5-5.
Giai đoạn hai Vận khí thông quan hay thăng âm thối dương, thở nhịp 5-5-5 .
Cấp bốn : Vận hành xoay chuyển luân xa, nhịp thở 5-5-5.
Chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn một thăng dương. Giai đoạn hai thối âm.
Cấp năm :Bảo toàn năng lượng.
Nhịp thở 5-5-5.Giai đoạn chiết hỏa điền ly hay là giai đoạn ‘ chiết hỏa thiếu khôn thu vạn linh.’
Cấp sáu : Khai mở hỏa xà.
Cấp cao nhất, tập luyện không có cao nhân chỉ dẫn đúng dễ bị tẩu hỏa nhập ma, sẽ được hướng dẫn trực tiếp trong lớp học, nên không trình bầy nơi đây, tuy nhiên nếu chúng ta tò mò muốn biết công phu tập luyện, thời gian tập luyện lâu hay mau và kết qủa ra sao, chúng ta hãy đọc qua lời chỉ dẫn bí ẩn cao siêu sau đây được truyền khẩu chứ không viết thành văn bằng chữ hán :
Nhất, nhị, tam tài, ngũ, lục kinh.
Đại cư tiểu thử định thành hình
Hàn duy mãn tứ thành cơ động
Chiết hỏa thiếu khôn thu vạn linh
Mộc thái càn giao hòa tứ tượng
Âm dương thượng hạ hiệp chung minh
Phong xuân phấn lý sanh ư biến
Toàn chất tinh ba tịnh thủy bình.
Mong nhờ qúy vị học giả nào ưa thích tìm hiểu về khí công có thể giải thích rộng thêm nghĩa ngữ và ý văn để giúp cho qúy vị đọc giả biết được những sự kỳ diệu khi đem khí công vào lãnh vực chữa bệnh, tác giả xin chân thành cảm ơn và sẵn sàng vui lòng tiếp nhận sự chỉ giáo của qúy vị.

VI-Quan niệm mới về cấu trúc huyệt:
Huyệt có khả năng thu nhận, dẫn truyền sóng rung ,bức xạ, âm thanh, từ trường, điện từ trường, các tia sáng, tia ion, hồng ngoại, tử ngoại ,tia gamma, alpha, béta,..Như vậy huyệt vừa là những con chip thuộc cấu trúc phần cứng của một máy điện toán, nhìn thấy được, nhưng huyệt làm ra được nhiều chức năng thuộc phần mềm được ghi trên desktop trong đó có nhiều chương trình hoạt động khác nhau, muốn khai thác sử dụng nó phải tùy vào trình độ hiểu biết của người sử dụng. Cho đến ngày nay, con người vẫn còn tìm hiểu, khám phá, bổ sung những khả năng kỳ diệu vô tận của máy điện toán, cũng như khả năng vô tận của cách phối hợp huyệt qua cách truyền khí công. Điều quan trọng là chúng ta thực sự có năng lượng hay không. ( tập võ thuật khác với tập nạp năng lượng, người có năng lượng không cần phải biết võ thuật, ngườI biết võ thuật chưa hẳn là người có năng lượng để chữa bệnh cho người khác ).
Nếu huyệt được hiểu theo cấu trúc máy điện toán, thì xương cốt, da thịt, tạng phủ, những cái thấy được là phần cứng, hệ thống kinh mạch huyệt đạo thuộc phần huyết nằm trên phần cứng, là đường kinh vật chất định hình, là những đường dây điện và những con chip, còn kinh mạch huyệt đạo thuộc phần khí nằm trên phần mềm ký gửi ở đĩa C, là đường kinh vật chất vô định hình và là bộ óc của máy điện toán giống như bộ óc con người.
Nhờ quan niệm mới về cấu trúc huyệt, thì ngoài những thảo chương cho bộ máy con người là hệ thống âm dương ngũ hành và kinh mạch tạng phủ dùng trong chữa bệnh của đông y, còn có thảo chương khác cũng tác động vào đại huyệt để tập yoga tăng cường sức khỏe, có thảo chương khác để mở các luân xa, thảo chương phát triển thu phát sóng nghe được âm thanh của người ở xa hay của thế giới khác, hoặc phát triển được khả năng nhìn xa, nhìn qua vật cản, nhìn thấy chữ viết trong bao thư dán kín, khả năng phóng những bức xạ hoặc sóng rung để chữa bệnh tầm xa.. những khả năng thần thông như thế cũng đã thành sự thật ,đều do khả năng kỳ diệu của huyệt làm ra.
HUYẸT ở một vị trí nhất định trên cùng một đìểm của đường kinh, nhưng tùy theo trình độ của thầy chữa bệnh, sẽ tạo phản ứng cho những kết qủa khác nhau, vì huyệt có những tính chất sau đây :

1.Huyệt là điểm nhạy cảm có sẵn trên cơ thể con người và có khả năng thu phát dẫn truyền đa dạng :
-Có thể theo khả năng cơ học thuộc kinh mạch huyệt đạo của đông y châm cứu, khả năng chữa bệnh tùy theo thầy thuốc áp dụng đơn huyệt hay phối hợp huyệt.
-Có khả năng tạo bức xạ nhiệt trực tiếp được chỉ huy bởi bộ óc thí dụ như do tập thiền, tập khí công, tập yoga ( ý ở đâu, khí ở đó, khí ở đâu thì huyết ở đó, khi huyết chạy nhanh và mạnh, sự ma xát va chạm các phân tử ion tạo ra năng lượng nhiệt đến theo ).
-Có thể tạo bức xạ hàn gián tiếp, nghĩ đến một huyệt ,huyệt truyền tải tín hiệu lên óc chuyển đổi khí thành hàn làm cho cơ thể đang nóng thành lạnh.
-Có thể nhận bức xạ nhiệt được truyền từ ngoài vào như hơ cứu huyệt, hay nhận bức xạ nhiệt từ bàn tay của người có khí công, yoga áp đặt vào trực tiếp, hay được phóng từ xa có thể rất xa từ địa phương này đến địa phương khác.
-Có thể nhận bức xạ nhiệt hay hàn được truyền từ bàn tay của người có khí công, có khả năng phóng tia hồng quang tạo bức xạ nhiệt hoặc tia bạch quang tạo bức xạ hàn để chữa bệnh hàn nhiệt trong cơ thể. Huyệt cũng có tính chất thẩm thấu khí hậu, thờI tiết, môi trường chung quanh vào các lỗ chân lông và thấm qua các huyệt bảo vệ cơ thể như huyệt Phong môn, Phong trì, Phế du. Nếu chân khí mạnh, các huyệt này sẽ phong tỏa không cho tà khí xâm nhập sâu vào cơ thể, sau đó tà khí được hóa giải, nếu chân khí suy yếu, tà khí sẽ thấm sâu vào cơ thể làm ra bệnh.

2-Huyệt nằm trên đường kinh là cơ sở vật chất thấy được là những sợi thần kinh, gân máu, ống máu..gọi là đường kinh vật chất định hình ,nhưng cũng có khả năng truyền theo đường khí chạy ngoài kin, khoa học không nhìn thấy được nhưng đo được ,chúng ta gọi là đường kinh vật chất vô định hình .( cũng giống như những loại khí ô nhiễm trong không khí, không nhìn thấy được, nhưng chúng ta có thể đo đếm được có bao nhiêu thành phần ion, thành phần phóng xạ, thành phần hồng ngoại, tử ngoại, oxy, carbone..chứa trong 1 lít không khí ).

3-Đường đi của khí qua huyệt trên một đường kinh có thể thuận chiều (bổ ), có thể nghịch chiều (tả ), có thể đi vào (liễm ), có thể đi ra (xuất ), có thể đi lên (thăng ), có thể đi xuống (giáng ), có thể nối một chiều sang kinh khác qua huyệt lạc, có thể nối hai chiều hay nhiều chiều qua huyệt giao hội, có thể tập trung chỉ huy kiểm soát một chức năng hay một bộ phận chuyên môn ( bát hộI huyệt )..và đặc biệt huyệt có khả năng chế biến tạo ra nhiều loại thuốc mới rất kỳ diệu không ngờ do cách nối huyệt thành hợp huyệt, và cùng một hợp huyệt giống nhau tác động lên đường kinh vật chất định hình sẽ cho ra một loại thuốc chữa bệnh hoàn toàn khác với loại thuốc được truyền khí trên đường kinh vật chất vô định hình.

4-Ngoài đường đi của huyệt trên 12 chính kinh, mỗi kinh còn có một huyệt đại diện cho khí hoặc huyết của kinh đó trực thuộc vào sự điều động của kinh tam tiêu bên tay trái thuộc huyết, bên tay phải thuộc khí, còn các huyệt trên kinh tam tiêu lại rất ít, nhưng khi điều chỉnh đến nó là đã điều chỉnh nguyên huyệt của các chính kinh. Cho nên kinh tam tiêu rất quan trọng trong phương pháp chữa bệnh bằng khí công.

5-Huyệt trên kinh vật chất định hình không có những đường đi đặc biệt rút ngắn, muốn đi từ kinh này sang kinh khác chỉ có qua huyệt lạc hoặc qua tĩnh huyệt nơi giao điểm của cuối kinh này đầu kinh kia mà thôi, nhưng trên kinh vật chất vô định hình truyền bằng khí công thì có đoạn liên hợp để truyền khí từ kinh dương sang kinh âm hoặc ngược lại, để truyền khí từ trong ra ngoài như muốn giải độc cơ thể,hoặc từ ngoài vào trong như muốn phục hồi chân khí bị mất.

6-Hợp huyệt được truyền khí trên đường kinh vật chất vô định hình còn tùy vào khả năng phóng năng lượng của người truyền, kỹ thuật truyền, và cách phối hợp huyệt để truyền với mục đích gì, lúc đó một mặt năng lượng đi thẳng vào nơi tích lũy chân khí của bệnh nhân, rồi từ hệ thống kinh mạch ngũ hành sẽ điều chỉnh, phân phối một cách tự động theo nhu cầu, mặt khác năng lượng trong chân khí được phân phối theo con đường phối hợp của huyệt mà người truyền khí đã nghiên cứu sáng tạo ra, cách chữa này trong khoa đông y châm cứu không áp dụng vì không có khả năng truyền khí như khí công.

6-Những khám phá cách chữa bệnh mới bằng khí công
Tuy gọi là mới đối với ngày nay, nhưng phương pháp này đã từng được sử dụng và tập luyện trong khí công của các tiên gia đạo Lão, vào thời đó không có ai giải thích thắc mắc tại sao phải tập như vậy, phải làm như vậy, mà chỉ thực hành, truyền từ người này đến người khác, đời này đến đời khác rồi bị chế biến thêm bớt thành thất trưyền. Giống như ở thời đại địện toán của chúng ta, người có công nghiên cứu chế tạo rồi lập ra thảo chương và dạy cho chúng ta biết cách sử dụng, không cần giải thích, vì giải thích là dạy ra cách chế biến phải là người có trình độ tương đương mới hiểu được, cho nên chỉ cần phổ biến cho người khác biết sử dụng là đủ, rồi cứ thế người ta truyền dạy cách sử dụng từ người này đến người khác.
Cũng như thế, qua qúa trình sử dụng huyệt trên mọi lãnh vực như chữa bệnh, khai mở luân xa, tập khí công, thiền, yoga, võ thuật.. mục đich duy trì bảo vệ sức khỏe, tuổi thọ của thân thể vật chất, còn phát triển về tinh thần và tâm linh đến chỗ cao siêu hơn.
Vì thế cách sử dụng huyệt để chữa bệnh theo khí công đã khám ra quy luật chữa bệnh riêng của nó để giải thích tại sao hiệu qủa chữa bệnh của nó nhanh hơn các phương pháp chữa bệnh thông thường khác mà chúng ta đã biết.

VI.Quy luật BIẾN HÓA âm dương:
Khí căn bản trong con người là nguyên khí hay chân khí tiên thiên phát sinh từ thận, sự hoạt động khí hóa trong con người phát sinh từ chân khí gồm thận âm thận dương mang lưỡng tính âm dương phân phối vào ngũ tạng biến thành khí ngũ hành giúp tạng phủ hoạt động. Khí nuôi dưỡng con người là cốc khí từ thực phẩm, lại nhờ tạng phủ biến đổi thành ngũ khí âm đi từ tạng theo lạc mạch tam tiêu ra kinh âm ,khi đó các huyệt âm trên kinh âm thu rút âm chất để hóa dương tạo ra ngũ khí dương theo lạc huyệt sang kinh dương, khi đó các huyệt trên kinh dương thu rút dương chất, khí chất để hóa âm nuôi âm tạo ra huyết rồi vào phủ qua mạch tam tiêu vào tạng, rồi từ tạng lại truyền khí đi tiếp thành chu trình khép kín. (Hình vẽ biểu tượng là âm-dương và tứ tượng, trong âm có dương, trong dương có âm, được áp dụng tuyệt đối trong tập luyện khí công và trong chữa bệnh ).
Khí âm dương của tạng phủ chuyển hóa thức ăn tạo ra chân khí hậu thiên nạp tại thận, tạo ra vinh khí để nuôi dưỡng phát triển cơ thể và tạo ra vệ khí để bảo vệ cơ thể.
Phần chuyển hóa cốc khí ra khí âm dương là giai đoạn chuyển tinh hóa khí giai đoạn một ,mặt khác chân khí ( tiên thiên và hậu thiên )còn truyền theo Mạch Nhâm Đốc kiểm soát điều hành âm dương khí của tạng phủ và thu rút phần tinh hoa của khí huyết để chuyển thành tinh ( khoảng 40 gram máu mới tạo được 1 gram tinh ) rồi từ tinh hóa tủy ( khoảng 40 gram tinh hóa thành 1 gram tủy ) chia làm hai phần đi lên não, phần tinh hoa của huyết là phần vật chất thấy được tạo thành tủy sống ,chất nhão của óc, phần tinh hoa còn lại của tinh biến thành khí là giai đoạn chuyển tinh hóa khí giai đoạn hai không thấy được ,sẽ tăng cường chức năng hoạt động và phát trIển thần kinh theo thần đoạn lên não nuôi dưỡng phát triển não và củng cố thần kinh gọi tắt là giai đoạn chuyển khí hóa thần .
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: MỤC CÂU CHUYỆN ĐÔNG Y

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 3 Tháng 7 13, 2021 10:12 pm

VII.Quy luật KHÍ HUYẾT:
Bệnh taị huyết thì chữa khí trong huyết (dương trong âm ), bệnh tại khí thì chữa huyết trong khí (âm trong dương ). Bệnh thuộc chức năng thuộc khí ( dương trong dương ), bệnh thuộc cơ sở thuộc huyết ( âm trong âm ) .Có khí nằm trong huyết là vệ khí ( dương trong âm ), có huyết nằm trong khí là vinh khí ( âm trong dương ).

Thí dụ trong huyết có khí :
Huyết giống như mỏ dầu thô là vật chất hỗn tạp chưa sử dụng được, nếu có nhà máy lọc dầu sẽ phân tách được nó ra làm nhiều loại có công dụng khác nhau,( nhà máy lọc tượng trưng cho khí chế biến huyết ),phần cao cấp nhất lấy từ dầu thô bây giờ là khí acétone, éther.. khi huyết được khí chế biến sẽ thành những sản phẩm như xương cốt, da thịt, gân, móng, râu, tóc.. là phần vật chất, phần tinh hoa của huyết là chất huyết thấy được gồm chất tủy, chất não, phần không thấy được gọi là khí trong huyết phân làm hai loại, loại không thấy nhưng đo đếm được số lượng hồng cầu, bạch cầu, huyết thanh, huyết bản, tế bào máu, phần không đo đếm được nhưng người ta chỉ cảm nhận được, biến thành năng lượng khí vô định hình giúp cơ thể khỏe mạnh.

Thí dụ trong khí có huyết :
Khí ở trong cơ thể do bẩm sinh có ở trong mỗi con người gọi là chân khí tiên thiên hay nguyên khí, khí thứ hai do hơi thở được luyện tập cho có nhiều hơi trong phổi hơn những người bình thường khác, cho dung tích phổi chứa tối đa gọi là tông khí , khí hoạt động trong cơ thể một cách tự nhiên như hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết, sinh dục là khí lục phủ ngũ tạng. Còn khí để nuôi dưỡng và phát triển cơ thể là do cốc khí biến từ thức ăn uống, được bao tử chuyển hóa mà thành gọi là vinh khí và vệ khí. Như vậy khí của bao tử chuyển hóa thức ăn thành dưỡng trấp là loại huyết thô như dầu thô, cơ thể con người là nhà máy lọc dầu, dùng khí của hơi thở, dùng khí của ngũ hành lục phủ ngũ tạng, mới biến dưỡng trấp thành huyết.Từ huyết lại biến thành vinh khí nuôi dưỡng phát triển cơ thể, biến thành vệ khí bảo vệ cơ thể thay tế bào cũ đổi tế bào mới, tinh hoa của khí huyết dư biến thành năng lượng gọi là chân khí hậu thiên dự trữ vào kho chân khí ( tiên thiên và hậu thiên ), nạp vào thận khí theo cột sống đi theo Nhâm Đốc mạch bảo trì và phát triển bộ não là khí hóa thần.

VIII. Quy luật PHÂN TIẾT ĐOẠN TRÊN KINH
Ngoài 12 kinh và tạng phủ tuân theo quy luật ngũ hành để sử dụng phương pháp bổ hay tả khi cần thiết như đông y châm cứu, nhưng khi bổ tả theo khí công là bổ tả theo tiết đoạn nối liền giữa hai huyệt, mỗi đường kinh vật chất vô định hình được chia làm nhiều đoạn đặc biệt để truyền khí khác nhau, tùy theo mục đích và công dụng, nên có những điểm nối khác nhau tạo ra những tiết đoạn có công dụng khác nhau :
a-Tiết đoạn đặc trưng của Mạch Nhâm-Đốc và 12 kinh : dùng để chỉnh cơ năng hoạt động của đường kinh.
b-Tiết đoạn chức năng của Mạch Nhâm-Đốc và 12 kinh : dùng để tăng thêm khí đẩy mạnh sự hoạt động của đường kinh.
c-Tiết đoạn ngũ hành của 12 kinh : dùng để quân bình sự hoạt động của các khí trong đường kinh.
d-Tiết đoạn liên hợp của Nhâm-Đốc và 12 kinh : dùng để điều chỉnh khí của các đường kinh có liên quan được nối huyệt từ đường kinh này sang kinh khác qua lạc huyệt.
e-Tiết đoạn thần đoạn : là đoạn kinh dương chạy lên vùng đầu có ảnh hưởng trực tiếp ở vùng đầu tác động thẳng vào hệ thần kinh trung ưöng để giúp chân dương khí hóa thần.

IX..Quy luật BIỂU-LÝ TẠO VÒNG KHÍ ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH:
Khi hai kinh mạch và tạng phủ cùng một hành được nối với nhau sẽ tạo ra một vòng khí đặc biệt :

a-VÒNG HỎA TÂM KHÍ : Chủ mạch của khí và huyết. Tạng Tâm và phủ Tiểu trường nối thành vòng hoạt động của hỏa tâm khí ( dương trong âm )bắt đầu phát xuất từ tim theo mạch ra huyệt khởi Cực Tuyền vào đường kinh biến âm trưởng dương tiêu ra đến bàn tay thành thuần âm. Từ lạc huyệt Thông Lý ,tâm khí qua huyệt Chi Chánh sang Kinh Tiểu trường lại biến âm thành dương trưởng âm tiêu vào huyệt nhập Thiên Tông, chia hai phần, phần âm huyết về nuôi dưỡng Tim và Tiểu trường, phần dương khí theo thần đoạn của Kinh Tiểu trường lên mặt để hóa thần .

b-VÒNG NHIỆT TÂM KHÍ : Do chân hỏa từ tâm sinh ra đưa vào màng tâm bào, nối với phủ tam tiêu tạo ra vòng nhiệt tâm khí ra huyệt khởi Thiên Trì của Kinh Tâm bào, dương nhiệt tâm khí biến dương trưởng âm tiêu ra tay thành thuần âm. Từ lạc huyệt Nội Quan nhiệt tâm khí qua lạc huyệt Ngoại Quan vào Kinh Tam tiêu biến âm nhiệt dương khí thành dương trưởng âm tiêu đến huyệt nhập Thiên Dũ thì âm phần về nuôi tạng Tâm bào và phủ Tam tiêu, còn dương phần theo thần đoạn của Kinh Tam tiêu lên mặt để hóa thần.

c-VÒNG CAN KHÍ : Do chân khí vào tạng can sinh ra. Tạng Can và phủ Đởm nối nhau hoạt động thành vòng can khí ra huyệt khởi Kỳ Môn của kinh can ,dương can khí biến âm trưởng dương tiêu chạy xuống đến lòng bàn chân thành thuần âm, qua lạc huyệt Lãi Câu vào lạc huyệt Quang Minh của kinh Đởm thì âm can khí biến dương trưởng âm tiêu đến huyệt nhập Kiên Tĩnh thì âm phần theo mạch lạc về nuôi phủ tạng, dương phần theo thần đoạn kinh đởm lên mặt để hóa thần.

d-VÒNG TỲ KHÍ : Do chân khí vào tạng Tỳ sinh ra. Tạng Tỳ và phủ Vị nối nhau hoạt động thành vòng Tỳ khí ra huyệt khởi Đại Bao vào Tỳ kinh biến âm trưởng dương tiêu xuống chân thành thuần âm, qua lạc huyệt Công Tôn sang lạc huyệt Phong Long của kinh Vị, biến dương trưởng âm tiêu đến huyệt nhập Khuyết Bồn thì âm phần của tỳ khí về nuôi tạng phủ, còn dương phần theo thần đoạn kinh Vị lên mặt để hóa thần.

e-VÒNG PHẾ KHÍ : Do chân khí đi vào tạng phế sinh ra. Tạng Phế và phủ Đại Trường hoạt động thành vòng phế khí theo mạch lạc ra huyệt khởI Trung Phủ của kinh phế biến dương phế khí âm trưởng dương tiêu chạy ra đến lòng bàn tay thành thuần âm qua lạc huyệt Liệt Khuyết sang lạc huyệt Thiên Lịch của kinh Đại trường biến âm tiêu dương trưởng vào huyệt nhập Thiên Đỉnh chia hai phần, âm phần của phế khí về nuôi tạng phủ, dương phần theo thần đoạn của kinh Đại trường lên mặt hóa thần.

f-VÒNG THẬN KHÍ : Do chân khí đi vào tạng thận sinh ra. Tạng Thận và phủ Bàng Quang hoạt động thành vòng Thận Khí theo lạc mạch ra đi thành hai vòng :
Vòng trên đưa thủy âm hóa khí ra huyệt Thận Du lên huyệt Tình Minh hóa thần, theo lạc mạch về huyệt Du Phủ vào kinh thận giao hòa với tâm hỏa ở huyệt Thần tàng, qua lạc Khí Huyệt về tạng thận theo mạch lạc sang bàng quang.
Vòng dưới là vòng biến hóa âm dương thận khí, từ thận ra huyệt Khí Huyệt là thận khí dương biến âm trưởng dương tiêu chạy xuống lòng bàn chân thành thuần âm qua lạc huyệt Đại Chung trên kinh thận sang lạc huyệt Phi Dương biến âm thận khí âm tiêu dương trưởng về Thận Du chia hai phần, âm phần vào trong về nuôi tạng phủ, dương phần theo đường thần kinh giao cảm trên đường bối du nhập với vòng trên lên đầu để hóa thần.

g-VÒNG CHÂN KHÍ : Là vòng nguyên khí lưỡng tính âm dương do bẩm sinh cha mẹ truyền cho gọi là chân khí tiên thiên. Chân khí tiên thiên do tinh cha huyết mẹ tạo thành ( tinh trùng, noãn sào, gène )và lệ thuộc vào yếu tố nuôi dưỡng trong bào thai về tinh thần và vật chất của cha mẹ, nếu tinh thần vật chất của cha mẹ lúc mang thai ăn uống đầy đủ chất bổ dưỡng, tinh thần vui vẻ yêu đời thì chân khí tiên thiên của mình mới hoạt động khí hóa tốt , thần kinh của mình mới hoạch định chương trình hoạt động khí hóa ngũ hành mạnh hay yếu để tạo ra số phần trăm hấp thụ dinh dưỡng sau này để phát triển cơ thể. Thức ăn nuôi dưỡng cơ thể thành khí huyết gọi là chân khí hậu thiên đi theo sự biến đổi âm dương của các vòng khí tâm, can, tỳ, phế, thận chuyển thành âm phần về nuôi dưỡng tạng phủ, âm phần ở thận tạo ra tinh,được tuyến thượng thận biến tinh hóa khí. Nếu chân khí tiên thiên mạnh sẽ hấp thụ cốc khí chuyển hóa theo ngũ hành tạng phủ thành chân khí hậu thiên từ 10-50%, thí dụ hai đứa trẻ sanh cùng ngày tại bệnh viện và được nuôi dưỡng ăn uống đúng tiêu chuẩn giống nhau một thời gian hai năm, nhưng sự phát triển cơ thể của hai đứa sẽ khác nhau nếu chân khí tiên thiên của hai đứa trong hai hoàn cảnh vật chất và tinh thần của cha mẹ sung sướng và khổ sở khác nhau, đứa lớn hơn, thông minh, khỏe mạnh hơn do hoạt động của chân khí tiên thiên tăng số phần trăm hoạt động và hấp thụ nhiều hơn so với đứa kia chân khí tiên thiên kém hơn.
Cách hoạt động của vòng chân khí như sau :

Vòng hoạt động chân khí chia hai vòng :
Vòng chính : Chân khí tiên thiên vào phủ tạng giúp ngũ tạng hoạt động khí hóa gọi là ngũ tạng khí. Dương chân khí hậu thiên phát ra ở huyệt Mệnh Môn theo Mạch Đốc lên đầu qua thần đọan để khí hóa thần ,qua huyệt Ngân Giao biến dương khí thành âm khí vào Mạch Nhâm xuống đan điền nạp âm chân khí vào Khí hải.
Vòng phụ: Âm khí từ Khí hải theo mạch Nhâm xuống huyệt Hội âm là thuần âm sang Trường Cường biến âm thành dương theo Mạch Đốc lên điểm xuất phát Mệnh Môn nhập vào vòng chính.
Như vậy nguyên khí (chân khí tiên thiên) cùng với Mạch Nhâm-Đốc hoạt động thành vòng chân khí. Chân khí dư thừa của hậu thiên sẽ từ từ bổ sung cho chân khí tiên thiên làm tăng phần trăm tính hoạt động và hấp thụ dinh dưỡng bằng cách cơ thể phải năng hoạt động như tập thể dục hoặc võ thuật để cơ thể phát triển. Người mập mà sức khỏe yếu là dinh dưỡng dư thừa không chuyển thành chân khí hậu thiên, chân khí chính là sức khỏe bền bỉ của một người , mặc dù có thiếu ăn so với người khác nhưng sự chuyển hóa chân khí mạnh hơn người khác .
X-Quy luật LIÊN KẾT KHÍ CỦA KỲ KINH BÁT MẠCH :
1-Vòng liên kết âm dương Nhâm-Đốc. (theo vòng Tiểu chu thiên).
2-Vòng liên kết ngang dọc Xung-Đới .theo chiều khí đi ngang và dọc nối Mạch Xung (gồm chân khí , ngũ khí nối liền Nhâm-Đốc,Vị-Đởm,Thận và Mạch Đới liên kết khí hàn nhiệt của 6 kinh âm dương ở chân với Nhâm Đốc ).
3--Vòng liên kết trước sau của âm dương duy : Nối 6 kinh dương với Mạch Đốc giúp dương trưởng âm tiêu và nối 6 kinh âm với mạch Nhâm giúp dương tiêu âm trưởng.
4-Vòng liên kết trên dưới của âm dương kiều : Nối 6 kinh âm ở chân với Mạch Nhâm và 6 kinh dương ở chân với Mạch Đốc để chỉnh tâm thần kinh.

XI..Quy luật BIỂU-LÝ TRONG CHỮA BỆNH
Bệnh còn ở biểu thuộc khí, chỉ chữa kinh dương vệ khí thuộc kinh phế và kinh bàng quang. Không được chữa vào kinh âm làm cho bệnh nhập lý, vô tình dẫn tà khí vào sâu trong tạng phủ làm cho bệnh nặng thêm. Nếu có ai cho rằng bệnh gì cũng thông 12 kinh trước khi chữa trong khi chưa biết bệnh do nguyên nhân nào theo bát cương, vô tình đem bệnh truyền từ biểu vào lý nhanh hơn sẽ làm hại các đường kinh chưa bị bệnh.
Bệnh ở lý thì chia theo khu vực tam tiêu, tà khí còn ở thượng tiêu thì cho xuất .ở trung tiêu cho hòa, ở hạ tiêu cho hạ, cô lập vùng để chữa không cho thông tam tiêu khiến cả ba vùng bị bệnh.

XII.Quy luật TRUYỀN KHÍ :
Mỗi đường kinh có hai khả năng nhận khí vì HUYỆT có tính dẫn truyền đa dạng :

1-Đường kinh là những sợi thần kinh, những mạch máu nhỏ chạy dưới da, trong thịt, trên gân, trên xương, nơi khe xương nối nhiều huyệt trên cùng một đường dẫn truyền mà chúng ta thấy được là đường kinh vật chất định hình .Nếu chúng ta bấm huyệt mà không có nội lực thì chỉ kích thích vào chức năng hoạt động của huyệt trên đường kinh có tính chất cơ học dẫn truyền chứ không phải truyền khí .

2-Cũng trên đường kinh ấy, nếu chúng ta có nội lực truyền khí thì khí được truyền theo cả hai đường, đường truyền theo cơ học dẫn truyền trên kinh vật chất định hình và đường truyền nội lực trên đường kinh vật chất vô định hình vào thẳng chân khí sau đó chân khí mới truyền qua ngũ hành tạng phủ để chữa bệnh. Do đó người có khả năng truyền nội lực bằng đường kinh vật chất vô định hình sẽ tăng cường thêm chân khí cho bệnh nhân mạnh hơn liều thuốc bổ, kết qủa sắc mặt bệnh nhân hồng hào ngay sau khi được truyền, còn người truyền nội lực không bị hao tổn mất chân khí , không mệt mỏi.
Nếu một người không có nội lực, cũng bắt chước truyền nội lực, vô tình truyền chân khí của mình sang cho bệnh nhân, bệnh nhân cũng được tăng lên chút đỉnh do thầy vận dụng công phu nội công đẩy vào, sau đó chân khí của thầy bị hao tổn mất, bộ mặt thầy trở nên trắng xanh và mệt mỏi.

3-Tùy theo cách truyền khí trên loại kinh nào , như 12 chính kinh, 8 kỳ kinh bát mạch:
-Đối với 12 chính kinh, mỗi đường kinh đều có ba đoạn truyền kinh có công dụng khác nhau gọi là tiết đoạn đặc trưng, tiết đoạn chức năng, tiết đoạn ngũ hành. Ngoài ra trên những kinh dương chạy lên đầu còn có tiết đoạn đặc biệt gọi là thần đoạn, ảnh hưởng chỉnh trực tiếp thần kinh của não bộ .
-Đối với Kỳ kinh bát mạch, mượn các huyệt nằm trên 12 chính kinh, nhưng được nối với nhau từ kinh này sang kinh khác bằng một công thức riêng để thành một mạch riêng gọi là kỳ kinh bát mạch, nếu không có nội lực, khi truyền sẽ không có tác dụng gì, ngược lại nếu có nội lực mà không biết mục đích và quy luật truyền sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

XIII-Quy luậtTĂNG GIẢM HỎA 12 KINH :
Dùng khí công vuốt trên hỏa đoạn của kinh khi cần thiết để tăng hỏa theo chiều thuận của đường kinh hay để giảm hỏa theo chiều nghịch của đường kinh, nó có công dụng làm nóng khí trên kinh dương hay làm ấm huyết trên kinh âm để chữa những bệnh đau nhức do hàn; hoặc làm bớt nhiệt của khí trên kinh dương hay làm mát huyết trên kinh âm để chữa những bệnh đau nhức co rút do nhiệt hay nóng sốt.
Khi sử dụng hỏa đoạn với mục đích chữa bệnh hàn hoặc bệnh nhiệt phải lưu ý xem đoạn ấy có trùng với đoạn tả ,đoạn bổ hay đoạn đặc trưng (để làm thông kinh) theo tiết đoạn ngũ hành của đường kinh hay không để tránh tình trạng phạm ngũ hành, thực làm thêm thực, hư làm thêm hư. Hỏa đoạn phần nhiều dùng để chữa chung với tiết đoạn bổ hoặc tiết đoạn tả cuả 12 kinh trong các bệnh hư hàn, hư nhiệt, thực hàn, thực nhiệt rất có hiệu qủa.

XIV- Quy luật PHÁ VỠ QUÂN BÌNH RỒI TÁI LẬP LẠI QUÂN BÌNH :
Chữa bệnh bằng khí công là chủ động tự làm mất quân bình sự khí hóa tức thời để cơ thể phát lộ ra bệnh rõ hơn, rồi tái lập lại quân bình về âm, dương, khí ,huyết. Nhưng phá vỡ quân bình ở âm, ở dương, ở khí, ở huyết, ở thần kinh hay ở kinh ngũ hành nào với mục đích nào, còn lệ thuộc vào kiến thức kinh nghiệm của thầy thuốc trị bệnh bằng khí công truyền nội lực, nếu không hiểu quy luật đối chứng trị liệu lâm sàng thì không nên làm sẽ có hại cho bệnh nhân.

XV-Quy luật VẬN KHÍ NGŨ HÀNH TRÊN KINH MẠCH ĐỂ CHỮA BỆNH
Muốn vận ngũ hành phải có khí công nội lực mới có hiệu qủa trong chữa bệnh. Có 3 cách áp dụng trên ba loại kinh khác nhau sẽ tạo ra nhiều cách phối hợp huyệt đặc biệt để phát huy sự kỳ diệu của huyệt trong việc chữa bệnh có kết qủa nhanh chóng không ngờ so với các công thức phối hợp huyệt cổ điển từ trước đến nay.

I-Áp dụng bối du huyệt trên kinh Bàng quang :

A-PHƯƠNG PHÁP HỎA VẬN như Hỏa âm nhập thổ âm để điều hòa âm trong dương của tâm-tỳ âm.Hỏa dương nhập thổ dương là dương trong dương để điều hòa tâm-tỳ dương. Tương tự, cách phối hợp Hỏa nhập kim âm, dương. Hỏa nhập thủy âm, dương. Hỏa nhập mộc âm, dương. Mỗi cách chữa mỗi bệnh nan y khác nhau.

B-PHƯƠNG PHÁP NHIỆT VẬN : Áp dụng trong phép ôn và hãn ( làm ấm và làm xuất mồ hôi ) như Nhiệt nhập thổ,nhập kim,nhập thủy, nhập mộc, nhập hỏa âm, dương.

C-PHƯƠNG PHÁP THỔ VẬN : Như Thổ nhập kim, nhập thủy, nhập mộc, nhập hỏa âm dương.

D.PHƯƠNG PHÁP KIM VẬN :Như Kim nhập thủy, nhập mộc, nhập hỏa, nhập thổ âm, dương.

E.PHƯƠNG PHÁP THỦY VẬN : Như Thủy nhập mộc, nhập hỏa, nhập thổ, nhập kim âm, dương.

F.PHƯƠNG PHÁP MỘC VẬN : Như Mộc nhập hỏa, nhập thổ, nhập kim, nhập thủy âm, dương.( mộc nhập hỏa dùng để cho xuất mồ hôi ).

-Áp dụng trên Kỳ Kinh Bát Mạch :
Mạch Nhâm : cũng có Hỏa vận, Nhiệt vận, Thổ vận, Kim vận, Thủy vận, Mộc vận.
Ngoài ra còn có Mạch Âm Dương duy, Âm Dương kiều cũng áp dụng vận ngũ hành.

XVI-Công dụng của khí công chữa bệnh:
Như vậy tập khí công là cách tự mình thông huyệt chữa bệnh cho mình bằng các bài tập thể dục động công, động tác theo hơi thở chậm, nhẹ, sâu ,lâu, đều, và các bài tập thở tĩnh công để nạp năng lượng tăng nội lực, và bền chí tập luyện từ ngày này sang ngày khác chắc chắn sẽ có kết qủa tốt, cơ thể khỏe mạnh, ít tật bệnh hơn người khác, ăn ngon,tiêu hóa tốt, ngủ dễ dàng, tinh thần sáng suốt, trí óc minh mẫn.
Người tập khí công cũng có thể dùng năng lượng nội lực của mình để chữa bệnh cho người khác, nhưng phải hiểu biết phương pháp chữa bệnh theo quy luật của cách chữa bệnh là âm dương ngũ hành tạng phủ.
Nếu có hai người cùng tập, sau một thời gian tập hít thở nạp khí,( giai đoạn hai của KCYĐ ) người này có thể giúp người kia hay giúp cho bệnh nhân đả thông Mạch Nhâm-Đốc tăng cường chân khí hậu thiên để bổ sung chân khí tiên thiên bằng cách đặt chồng hai bàn tay lên huyệt Khí Hải ( dưới rốn 4-5 cm )ở vị thế bệnh nhân nằm ngửa, gọi đơn giản là cách thở bằng bụng , giúp bệnh nhân hít thở theo dõi phồng-xẹp ở huyệt Khí Hải để biến âm chất ở Khí Hải (dương trong âm) qua Mệnh Môn hóa dương ( dương trong dương ) theo Mạch Đốc lên đầu qua thần đoạn để khí hóa thần ,củng cố và phát triển thần kinh, trí não, phần dương chân khí còn lại tiếp tục vào huyệt Ngân Giao xuống Mạch Nhâm nhờ cuốn lưỡi cong lên hàm trên làm cầu nối cho dương chân khí biến thành âm chân khí chạy trên Mạch Nhâm hóa âm chân khí tàng trữ vào đan điền tinh nơi huyệt Khí Hải, thời gian theo dõi khi để tay lên huyệt Khí Hải là 50 lần hít thở, bệnh nhân cảm thấy bụng ấm, sôi, hạ khí, trung tiện, thở sâu, nhẹ bụng, mau tiêu hóa, mau đói, ăn biết ngon, đi cầu dễ ,cách thở bằng bụng giúp tăng tính hấp thụ và chuyển hóa cốc khí thành âm chân khí làm cho cơ thể tăng huyết, nếu người ăn nhiều vẫn gầy tập cách này sẽ trở nên mập mạp khỏe mạnh.
Sau 50 lần thở ở huyệt Khí Hải, đổi sang nằm úp, người bạn đặt hai bàn tay chồng lên huyệt Mệnh Môn ( chỗ trũng ngang thắt lưng ),theo dõi hơi thở của bệnh nhân, khi hít vào, huyệt Mệnh Môn bị đẩy lên, khi thở ra ,dùng hai bàn tay giúp sức đè cho huyệt Mệnh Môn hạ xuống rồi buông nhẹ cho huyệt Mệnh Môn nổi lên khi bệnh nhân hít vào, cách thở này gọi nôm na là cách thở bằng thận để tăng sự chuyển hóa âm chân khí ở Khí Hải sang Mệnh Môn biến thành dương chân khí, làm động tác này 50 lần, bệnh nhân cảm thấy hơi thở sâu hơn, cơ thể ấm, mặt hồng lên, đầu và trán ấm, nếu người mập mạp, ăn nhiều mà không khỏe mạnh là do âm chân khí không được Mệnh Môn chuyển hóa thàng dương chân khí, trường hợp này áp dụng cách thở bằng thận, số lần thở bằng thận nhiều hơn số lần thở bằng bụng gấp hai ba lần để giúp Mệnh Môn hoạt động thu rút âm chân khí ở Khí Hải biến dương chân khí nhiều hơn, như vậy dương chân khí theo Mạch Đốc lên đầu, đúng ra nó tự động qua thần đoạn hóa khí, nhưng thần đoạn có thể bị tắc không thông, người bạn sẽ giúp thông thần đoạn bằng cách dùng ngón tay cái vuốt mạnh và nhanh từ huyệt Ấn Đường (giữa hai đầu chân mày ) lên đỉnh đầu vòng xuống dừng lại ở chân tóc gáy (huyệt Thiên Phủ ), sau khi vuốt 6 lần, mặt bệnh nhân đỏ lên , đó là khí hóa thần, sẽ giúp tăng cường mạnh thêm chân khí tiên thiên. Người có nhiều dương chân khí hơn âm chân khí thì cơ thể khỏe mạnh, da thịt rắn chắc nhưng không mập, người có ít âm chân khí là người ốm yếu, người có nhiều âm chân khí hơn dương chân khí là ngườI mập mà yếu, chân khí âm dương bằng nhau là tiêu chuẩn lý tưởng.
Bài tập thở này giúp điều chỉnh mập, ốm một cách tự nhiên không có hại cho sức khỏe. Nếu chúng ta không có người phụ giúp tập thở, chúng ta cũng có thể tự tập một mình bằng cách dùng túi cao su đựng nước ấm nóng để trên huyệt Khí Hải, hoặc để trên huyệt Mệnh Môn, vừa có sức nặng như đè vào huyệt, vừa có sức nóng giúp sự tập trung vào huyệt đúng hơn khi theo dõi hơi thở bụng hay hơi thở thận.

XVII-ỨNG DỤNG VẬN KHÍ CÔNG NGŨ HÀNH TRONG THỰC TẾ :

1-Trong dân gian của giới bình dân :
Quy luật vận ngũ hành trong khí công để chữa bệnh cũng nằm trong quy luật âm dương ngũ hành của đông y, có kết qủa tối đa đối với người có tập luyện khí công, nhưng trong thực tế đời sống hàng ngày, từ cả ngàn năm trước, bà con thôn xóm ở vùng xa xôi hẻo lánh không có đại phu, hay không có tiền đi đại phu khi bị bệnh, đều đến nhờ những vị chân sư võ đạo nơi sơn động hoặc các bậc tôn sư chưởng môn dạy võ thuật chữa bệnh giùm, đa số đều thấy các thầy chỉ vuốt qua vuốt lại vài lần trên những tiết đoạn của đường kinh là những bệnh cảm cúm ,đau nhức, té ngã, sưng trặc, bong gân, gẫy xương, nóng sốt, trúng độc, đau bụng ...đều lành bệnh. Từ đó họ bắt chước, áp dụng cách làm của các vị chân sư võ đạo tiền bối khai sáng ra môn chữa bệnh bằng khí công, họ tự làm tự chữa khi không gặp được thầy, họ vuốt trên đoạn khí ngũ hành trên bối du huyệt đường kinh Bàng quang ở trên thăn lưng. Vuốt trên đoạn đặc trưng của đường kinh trên cánh tay, trên cẳng chân, bàn tay bàn chân, trên thần đoạn ở đầu, cổ, gáy. Thí dụ bệnh nóng sốt do tâm hỏa thực, thận thủy bất giao, họ vuốt từ huyệt Thận du trên thăn lưng ngang lưng quần kéo lên Tâm du ngang với tim, hoặc vuốt đoạn ngũ hành cho mộc nhập hỏa, tự nhiên người bớt nóng hạ cơn sốt cấp kỳ, cảm sổ mũi, họ vuốt từ huyệt tâm du lên phế du đem hỏa vào phế để làm cho phổi ấm sẽ hết cảm lạnh. Ói mửa đau bụng họ gọi là trúng gió, họ vuốt từ Vị du lên Đởm du giúp tiêu hóa, từ Đởm du lên Can du sinh hỏa, rồi từ Vị du lên thẳng Tâm du làm cho bao tử nóng ấm sẽ hết ói mửa lạnh bụng, trặc chân tay, họ vuốt trên đoạn đặc trưng để khai thông khí huyết trên đường kinh làm mất sưng đau ..
Tất cả các cách chữa đều đúng theo quy tắc vận khí ngũ hành của đông y. Theo thời gian, dân gian dùng dầu dừa, dầu đậu phộng thoa trên da cho trơn dễ vuốt, trước kia vuốt bằng ngón tay có lực của các võ sư, dân gian dùng đồng tiền bạc để vuốt thay cho ngón tay nếu không có khí công, còn các bệnh họ quan niệm đơn giản là do gió ( phong ) thuộc mộc , dùng đồng tiền bạc bằng kim loại ngụ ý theo ngũ hành thuộc kim dùng khắc chế mộc để chữa những bệnh trúng gió. Đến thời văn minh dùng dầu lửa, thờI nay dùng dầu cù là, dầu phong, dầu bạc hà, dầu menthol, dầu vick.. và cạo gió bằng đồng tiền bạc kim loại thay vì vuốt.
Từ đó, cách chữa bệnh duy nhất của dân gian nơi thôn quê hẻo lánh là cạo gió cũng đem lại nhiều kết qủa chữa bệnh thần kỳ, nhưng nguồn gốc lý thuyết họ đã không biết, chỉ truyền dạy hoặc bắt chước áp dụng từ đờI này sang đời khác thành tam sao thất bản, cạo ngang cạo dọc, cạo lên cạo xuống, cạo tứ tung ngũ hoành như chúng ta thấy ngày nay, có những đoạn cạo thừa thãi không vào kinh mạch sẽ không hiệu nghiệm, những đoạn trúng vào các đoạn ngũ hành, đoạn đặc trưng, thần đoạn, đoạn liên hợp vẫn có kết qủa như thường, nhưng ngày nay không ai có thể giải thích được nguồn gốc tại sao môn cạo gió của dân gian cũng cấp cứu được nhiều bệnh mà đông tây y không giải quyết được.
Ngoài môn cạo gió, dân gian Trung quốc thời cổ đại còn chế biến thêm môn bắt gió, bẻ bão, tẩm quất, và giác hơi rồi dần dần thành môn massage chữa bệnh .

2-Trong thời đại khoa học ngày nay :
Từ phương pháp vuốt huyệt của đông y khí công cổ truyền biến cải dần trong thời đại khoa học với máy móc, dụng cụ tinh vi để phục vụ cho sức khỏe con người, nước Nhật phát triển mạnh môn massage có nghệ thuật hơn thành một nghề, trong kỹ nghệ kiếm tiền ở các phòng tắm hơi, mục đích thư giãn thần kinh khi tinh thần bị mệt mỏi, khó ngủ sau thời gian làm việc căng thẳng. Những người muốn làm nghề massage phải qua trường lớp được đào tạo có phương pháp bài bản, có chứng nhận tốt nghiệp mới được phép hành nghề. Từ đó, nghề này đã du nhập vào Tây phương và họ nhận thấy công hiệu của massage có hiệu nghiệm làm an thần, chống đau nhức, mệt mỏi, lại dễ ngủ có thể dùng để chữa những bệnh này một cách nhẹ nhàng, an toàn ,không cần dùng thuốc nên đã cải biến thành nghề massage chữa bệnh gọi là massothérapie .
Khoa học cũng đang chế tạo ra những dụng cụ và máy móc phục vụ cho môn chữa bệnh này trở nên chuyên khoa hiện đại như máy dùng để chỉnh lại những đốt xương cổ, xương lưng, máy massage điện day ấn trên lưng ,máy có hai bánh xe nhỏ lăn trên thăn lưng ở vị thế bệnh nhân nằm úp trên giường massage ,bánh xe chạy lên chạy xuống thay cho ngón tay vuốt huyệt của thầy khí công tác động trên những đoạn ngũ hành, nếu người điều khiển máy có hiểu biết công dụng chữa bệnh của đoạn ngũ hành của bối du huyệt trên thăn lưng, công việc chữa bệnh mới có kết qủa, còn ngược lại cho chạy đều khắp, hết chạy lên rồi chạy xuống nhiều lần không khác gì vẽ rồi xóa, vẽ lại rồi xóa nữa kể như không vẽ gì, hiện nay loại máy này đang được thử nghiệm, có người cảm thấy khỏe vài lần đầu, lạm dụng nhiều lần sẽ phạm ngũ hành làm giảm hồng cầu, chân khí hậu thiên bị cản không lên thần đoạn trên đầu để hóa thần và trở về Khí Hải để tăng cường thêm chân khí cho ngũ tạng hoạt động. Chế biến ra máy móc dụng cụ là cần thiết cho nhu cầu phục vụ sức khỏe, nhưng bị giới hạn kiến thức đông y khí công của người điều khiển, cũng như hiện nay khoa học đã chế ra máy tìm huyệt rất chính xác và sau này có thể chế thêm bộ phận chỉ cho thầy thuốc biết huyệt đó mạnh hay yếu so với tiêu chuẩn để biết hư hay thực, tiến xa hơn nữa có thể gắn thêm máy châm kim vào huyệt cho đúng giùm cho thầy thuốc, nhưng bệnh có khỏi còn lệ thuộc vào kiến thức của thầy thuốc chứ không lệ thuộc vào máy móc.

3-Ứng dụng trong Khí Công Y đạo :
Khí Công Y Đạo ứng dụng môn Khí công vừa động công, vừa tĩnh công vừa day bấm,vuốt huyệt và vận khí ngũ hành để thông Nhâm-Đốc giúp tăng cường chân khí, thông 12 chính kinh và kỳ kinh bát mạch giúp lục phủ ngũ tạng điều hòa tốt để củng cố và phát triển bộ ba Tinh-Khí-Thần luôn hòa hợp giúp tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực, tinh thần, trí não và tâm linh, vừa phòng bệnh, tự chữa bệnh cho mình và có thể giúp ích cho người khác.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: MỤC CÂU CHUYỆN ĐÔNG Y

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 3 Tháng 7 13, 2021 10:13 pm

BÀI 8 .SỰ LIÊN QUAN GIỮA KHÍ CÔNG VÀ HUYỆT

Chữa bệnh bằng khí công bao gồm phương pháp tập thở tĩnh công và tập thở động công để tăng cường tông khí, để củng cố chân khí tiên thiên và chân khí hậu thiên. Chân khí tiên thiên làm mạnh nguyên khí và hệ thống thần kinh trung ương giúp cho việc điều khiển kiểm soát sự khí hóa của lục phủ ngũ tạng hoạt động hữu hiệu, bền bỉ, làm trẻ hóa tế bào kéo dài tuổi thọ hơn. Chân khí hậu thiên giúp lục phủ ngũ tạng hấp thụ thức ăn và chuyển hóa thành khí huyết và năng lượng dự trữ để nuôi dưỡng và bảo vệ cơ thể. Khí nuôi dưỡng bảo vệ cơ thể có tính chuyển động khi thăng, khi giáng, khi hòa để giữ quân bình sự hoạt động cần thiết cho sự khí hóa .
Trong phần tập động công, chú ý các động tác theo hơi thở để vừa khai mở các huyệt đạo của Kỳ kinh bát mạch, thông tiểu đại chu thiên, thông xương khớp, kinh mạch, thúc đẩy khí huyết lưu thông khắp cơ thể vừa kích thích sự co bóp các cơ năng hoạt động của tạng phủ.
Trong phần tĩnh công chú ý đến điều hòa nhịp thở chậm, nhẹ, sâu, lâu, đều, giúp dưỡng thần, giảm đau, tăng cường hệ thần kinh, hệ miễn nhiễm, hệ nộI tiết, củng cố chức năng khí hóa, tái tạo tế bào.
Ngoài ra chữa bệnh bằng khí công cũng sử dụng đến huyệt để chuyển khí bằng nội khí trong cơ thể hay bằng ngoại khí do người khác truyền vào. Dù nội khí hay ngoại khí đi vào kinh mạch của cơ thể được hữu hiệu hay không cũng cần có sự tập trung của ý theo dõi những biến chuyển nơi huyệt và cũng cần khai thông kinh Tam Tiêu ở huyệt Ủy Dương và thông các huyệt nằm trên Mạch Nhâm-Đốc, lúc đó, tùy theo chức năng của huyệt được chọn sẽ tác động vào khí, vào huyết để chuyển hóa làm tăng, làm giảm, làm xuất, liễm, thăng, giáng, bổ, tả, làm thông, làm tiêu, làm hòa..
Cách bổ, tả huyệt theo phương pháp khí công khác với cách dùng kim châm. Bởi vì sau khi châm và lưu kim, bệnh nhân nằm chờ rút kim, thì tâm ý để ngoài thân để cho tâm viên, ý mã (tâm hoạt động lăng xăng như con vượn, ý suy nghĩ chạy tứ tung từ ý này sang ý khác như ngựa chạy )như vậy sự chuyển hóa của huyệt được kích thích kém hưũ hiệu. Còn chữa bệnh bằng khí công cần phải kích thích vào huyệt cho bệnh nhân có cảm giác hơi đau để bệnh nhân phải chú ý theo dõi những biến chuyển ở nơi bị đau khi day bấm hoặc vuốt trên huyệt, theo nguyên tắc khí công, ý ở đâu thì khí khí ở đó, như vậy bệnh nhân đã sử dụng nội khí tác động lên huyệt, người bấm huyệt truyền ngoại khí vào huyệt để dẫn nội khí đi theo kinh mạch vào chân khí, chuyển vào ngũ tạng lục phủ để điều chỉnh khí hóa hòa hợp, bệnh nhân ngậm miệng, cuốn cong lưỡi lên vòm họng trên để nối mạch Nhâm-Đốc và để tuyến hạch cổ tiết ra nước miếng giúp điều hòa âm dương thủy hỏa cho việc khí hóa .
Tùy theo cảm giác đau của huyệt khi dùng phép tả hay cảm giác nóng nơi huyệt khi dùng phép bổ, day ấn, cũng có tính chất dẫn truyền tín hiệu giao cảm lên não, não nhận được tín hiệu sẽ tiết ra một loại hormone tương xứng với yêu cầu của chức năng huyệt để tạo ra một phản xạ hóa học lập lại quân bình làm hết đau, hay làm mát hoặc làm ấm bằng số lượng hormone tương ứng. Đó chính là một loại thuốc thiên nhiên có sẵn trong cơ thể con người để tự chữa bệnh gọi là hệ nội dược ( médicaments internes ), nội dược được tiết ra do kích thích huyệt cho đến khi ngưng không kích thích, hoặc cứ tiếp tục kích thích, số lượng nội dược tiết ra nhiều cho đến khi bão hòa thì lập tức nơi huyệt sẽ có phản xạ né tránh không tiếp nhận. Ngược lại, khi vừa bấm vào huyệt bệnh nhân cảm thấy tự nhiên đau nhiều, có phản xạ chống đối ngay lập tức mặc dù bấm nhẹ, đó là phản ứng từ chối do thầy thuốc chọn huyệt sai không đúng với nhu cầu cần thiết của cơ thể, nếu cứ tiếp tục day bấm ở huyệt đó sẽ tạo ra phản ứng hóa học xấu. Còn có huyệt bệnh nhân cảm thấy đau chịu được, không có phản xạ chống đối, nếu thầy khí công sợ không dám bấm tiếp thì huyệt đó mớI chỉ truyền tín hiệu giao cảm báo đau, chưa tạo ra sự kích thích đủ để thần kinh vận động chuyển hóa khí, hệ nội dược chưa kịp tiết ra hormone để tạo ra một phản xạ chữa bệnh thì sẽ không có kết qủa.
Thí dụ như khi bấm vào huyệt Khí Hải,( dưới rốn 1,5 thốn) bệnh nhân bị đau, mình không dám bấm tiếp tục thì cơ thể không tạo ra thuốc chữa, nếu cứ bấm tiếp, bệnh nhân đau nhưng chịu được, dần dần hết đau và bệnh nhân cảm thấy có luồng khí ấm chuyển ra sau lưng vào huyệt Mệnh Môn sau lưng ( đối xứng với rốn ), sau đó bệnh nhân có cảm giác nơi huyệt Khí Hải hết đau tức, bụng dưới nhẹ nhõm không còn cảm giác căng đầy như lúc chưa bấm .
Khi bấm vào huyệt Quan Nguyên, duới rốn 3 thốn, phải thấy được hai bàn chân và ngón chân nhúc nhích, vì chức năng huyệt này là bổ huyết, dẫn máu xuống nuôi chân.



Bấm hai huyệt Thái Khê, cạnh mắt cá chân trong, và huyệt Côn Lôn, cạnh mắt cá chân ngoài, khi nằm xấp, phải thấy được bàn chân và ngón chân bên kia nhúc nhích, chứng tỏ đường khí huyết dẫn truyền của hai huyệt đã đi thông suốt qua lưng, qua cột sống lên não, não nhận được tín hiệu, truyền phản xạ sang chân bên kia. Ngược lại nếu bấm hai huyệt bên đây mà không biết đau là hệ thống nhận tín hiệu giao cảm hư, chứng tỏ đoạn kinh dẫn truyền giao cảm hư, trong bệnh tê liệt, tổn thương não, nếu bệnh nhân kêu đau nhưng không có phản xạ là đường dẫn truyền phản xạ hư do bị bế tắc ở não hoặc ở trên đường kinh, còn nếu vừa biết đau vừa nhúc nhích chân bên đây mà không có phản xạ dẫn truyền sang chân bên kia là đường dẫn truyền phản xạ tắc do nửa bán cầu não bị tổn thương do máu vón, tắc mạch máu não.
Khi tắc mạch máu não, day bấm vào huyệt Chí Âm, đầu góc móng chân út phía ngoài để khai thông bế tắc làm tan máu bầm trên não,sẽ có cảm giác đau dẫn truyền lên não tạo phản xạ tức thời khiến chân bên kia co giật, nếu chân bên kia không co giật chứng tỏ máu tắc ở não qúa nhiều không thể thông bằng huyệt mà cần phải lấy máu bầm ra bằng phẫu thuật.



Cho nên cách chữa bệnh bằng khí công cũng dùng đến huyệt để chuyển nội khí hoặc truyền ngoại khí qua chức năng khí hóa của huyệt, nhưng phải dùng ý tập trung của bệnh nhân là chính. Có hai cách giúp cho ý phải tập trung vào huyệt :
Chủ ý : Khi bệnh nhân còn tỉnh táo, dặn bệnh nhân chú ý theo dõi nghe những biến đổi xảy ra nơi huyệt được kích thích, trước có cảm giác đau, từ từ giảm đau, trước có cảm giác huyệt lạnh sau có cảm giác nơi huyệt nóng dần, trước không nghe dưới huyệt máy động, sau nghe dưới huyệt máy động, nghe được nhịp đập của mạch từ nhẹ ,không đều, sau nghe tiếng đập lớn, rõ và đều, có luồng khí chạy lên hoặc chạy xuống, có cảm giác ngứa, cảm giác tê, cảm giác chảy mồ hôi.
Khách ý : Là thầy khí công chọn huyệt thích hợp như muốn cho khí thăng, khí giáng, tăng nhiệt, hạ nhiệt, từ huyệt đó, hoặc bấm tả hoặc day bấm bổ, khi tinh thần bệnh nhân suy nhược, sự khí hóa hư yếu sẽ không có một cảm giác nào, thầy khí công cứ kích thích trên huyệt ấy một lúc khiến bệnh nhân có cảm giác đau, có phản ứng phòng chống lại cái đau, như vậy thầy khí công đã giúp cho bệnh nhân biết đặt ý vào nơi đau để biến thành chủ ý để theo dõi những biến chuyển của huyệt như trên thì cơ thể mới tạo ra thuốc tự chữa bệnh.
Một số huyệt quan trọng chính mà khí công tự chữa bệnh hay dùng :

Huyệt Ủy Dương :
Khai thông Kinh Tam Tiêu ở huyệt Ủy Dương, sau nhượng gối phía ngoài, để thông khí huyết ba vùng: Vùng thượng tiêu từ hoành cách mô, tim phổi, lên đầu, ra hai tay. Vùng trung tiêu từ hoành cách mô xuống rốn bao gồm bao tử, lá mía, gan, mật, ruột non. Vùng hạ tiêu từ rốn xuống chân bao gồm ruột già, thận, bàng quang.

Huyệt Chiên Trung :
Là đại huyệt trên Mạch Nhâm (giao điểm đường nối hai núm vú với đường thẳng đứng gữa ngực ) giúp tăng cường tông khí cho phổi, sự hít thở của phổi trung bình 3 lít không khí gọi là phế khí chỉ đủ để hô hấp bình thường của một người khỏe mạnh, khác với tông khí là khí tăng cường và tích lũy của phổi khi có tập luyện như thể dục thể thao hay tập khí công giúp phổi thu được nhiều oxy hơn, khoảng 5 lít không khí trong buồng phổi, 2 lít thặng dư đó mới gọi là tông khí. Cốc khí chuyển hóa thành khí dinh dưỡng và khí bảo vệ đều chạy qua huyệt Chiên Trung, nên huyệt này khí công gọi là huyệt vinh-vệ khí. Tập hít thở hay day bấm bổ huyệt này giúp cho phổI hít thở được thêm nhiều oxy thặng dư thành tông khí giúp tăng cường khí dinh dưỡng, khí bảo vệ được mạnh hơn so với người thường, có nghĩa là hồng cầu nhiều hơn khiến đỏ da thắm thịt, tăng thêm khí huyết là làm tăng khí lực giúp cho hệ miễn nhiễm mạnh hơn để bảo vệ cơ thể, và nuôi dưỡng phát triển cơ thể.

Huyệt Trung Quản :
Là đại huyệt trên Mạch Nhâm ( điểm giữa của đoạn giao điểm hai xương sườn nơi ức xuống đến rốn), giúp tăng cường sự khí hóa của lục phủ ngũ tạng làm tốt tiêu hóa, tăng tính hấp thụ và chuyển hóa chất bổ từ thức ăn uống thành khí huyết và đào thải cặn bã nhanh xuống hạ tiêu.

Huyệt Khí Hải :
Là đại huyệt trên Mạch Nhâm ( ở dưới rốn1,5 thốn ), nơi tích lũy khí lực thuộc âm chân khí, sẽ được chuyển sang Mệnh Môn biến thành dương chân khí theo cột sống lên não qua thần đoạn để khí hóa thần, tăng cường cho thần kinh vững mạnh để chống mệt mỏi, suy nhược, bồi bổ nguyên khí âm dương cho thận.

Huyệt Mệnh Môn :
Là đại huyệt trên Mạch Đốc ở sau lưng trên đường giữa cột sống, đối xứng với rốn. Chức năng của huyệt là thu âm chân khí ở Khí Hải chuyển sang để biến đổi tinh, huyết thành dương chân khí nuôi xương, tủy, não, thay cũ đổi mớI tế bào và nuôi dưỡng thần kinh.

Huyệt Thận Du :
Hai huyệt Thận du trên thăn lưng song song với Mạch Đốc cách nhau 1,5thốn, ngang với huyệt Mệnh Môn, thuộc Kinh Bàng Quang, có chức năng bổ thủy tráng hỏa, điều hòa tinh chất, dịch chất, hormones,lượng nước, muối, chất khoáng, acide, đường, cho đúng và đủ với nhu cầu cần thiết của cơ thể và giúp cho chức năng thận âm dương khí hóa tốt. Thận du khí hóa hai chiều với Mệnh Môn. Một chiều chuyển hỏa khí từ Mệnh Môn vào thận âm để thận thủy âm hóa khí ( thủy dương) và điều thủy. Một mặt lấy thủy khí từ thận vào Mệnh Môn chuyển thành dương chân khí lên theo cột sống nuôi tủy sống, tủy não và thần kinh não tủy giúp cho Mệnh Môn thông với Khí Hải mới có thể kiểm soát và điều hòa được khí và huyết của vòng khí hóa Nhâm-Đốc.


Huyệt Chiếu Hải:
Khí công cũng chú trọng đến hai huyệt Âm Dương Kiều Mạch ở dưới hai mắt cá chân trong và ngoài là cầu nối của âm dương thận khí. Huyệt Chiếu Hải nằm trên Kinh Thận, dưới mắt cá chân trong 1 thốn, là huyệt khai mở của Âm Kiều Mạch.

Huyệt Thân Mạch:
Nằm trên Kinh Bàng Quang, dưới mắt cá chân ngoài 1 thốn, là huyệt khai mở của Dương Kiều Mạch. Hai mạch Âm dương kiều hoạt động mạnh, khí hóa tốt sẽ giúp cho âm dương trong cơ thể được quân bình, khí hóa thủy hỏa của tâm thận hòa hợp, vệ khí được tăng cường.
Những người có tập tĩnh công (khí công thiền), thì vòng âm dương Nhâm-Đốc được khai thông tự nhiên, lúc đó sẽ có luồng khí chạy theo vòng tiểu chu thiên (vòng khí hóa của Nhâm-Đốc) tạo ra khí bảo vệ cơ thể và điều hòa được sự khí hóa của tạng phủ. Khi cơ thể có bệnh, huyệt được chọn để kích thích sẽ có phản ứng nhanh, dễ lập lại trật tự quân bình sự khí hóa giúp mau khỏi bệnh hơn người khác..
Sau khi chữa bằng huyệt theo phương pháp khí công, cần phải duy trì sự khí hóa được đều đặn, liên tục, để tăng cường sự tuần hoàn cho khí huyết thông suốt và để đề phòng tránh bị bế tắc trở lại, chúng ta cần phải tập động công, tùy theo mỗi bệnh có những thế tập khác nhau.
Tóm lại chữa bệnh bằng khí công phải phối hợp cả ba phương pháp một lúc là khai thông kinh, huyệt, tập tĩnh công, tập động công.
Bệnh nhân sau khi được chữa bằng huyệt để giải khai những bế tắc, đã lập lại quân bình sự khí hóa của âm dương ngũ tạng lục phủ, về nhà bệnh nhân tự mình có thể tiếp tục tự chữa cho mình bằng cách tập thở tĩnh công để giảm đau, an thần, ổn định thần kinh, ngủ ngon, tăng hồng cầu, tăng cường hệ miễn nhiễm, hấp thụ, tiêu hóa và chuyển hóa chất bổ để nuôi dưỡng cơ thể, và tập động công để khí huyết lưu thông dễ dàng giúp bệnh mau bình phục và tăng cường sức khỏe.
doducngoc
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: MỤC CÂU CHUYỆN ĐÔNG Y

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 3 Tháng 7 13, 2021 10:14 pm

BÀI 9. TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP KHÁM BỆNH, ĐỊNH BỆNH VÀ CHỮA BỆNH CỦA ĐÔNG Y


ĐÔNG Y HỌC là một khoa học tổng hợp 4 bộ môn, gồm khoa học quan sát, khoa học thử nghiệm, khoa học thống kê và khoa học thực nghiệm. Cả bốn môn khoa học này là một mắt xích có liên quan cái nọ với cái kia đều nhờ vào một tiêu chuẩn thống nhất độc đáo, như một kim chỉ nam hướng dẫn mọi phát minh tìm tòi, học hỏi về khoa đông y học gọi là BÁT CƯƠNG .
BÁT CƯƠNG là 8 yếu tố mẫu mực, chính xác dùng làm cương lĩnh trong phương pháp khám bệnh, định bệnh để tìm nguyên nhân gây bệnh và chữa bệnh của đông y, đó là yếu tố Âm-Dương, Hư-Thực, Hàn- Nhiệt, Biểu-Lý, trong đó yếu tố âm tượng trưng cho huyết và các kinh âm thuộc tạng, yếu tố dương tượng trưng cho khí và các kinh dương thuộc phủ.
Về phần khám bệnh, đông y dùng phương pháp tứ chẩn cổ điển là Vọng, văn, vấn, thiết (nhìn, nghe, hỏi, bắt mạch ), trong đó vọng và văn ( nhìn và nghe ) thuộc về khoa học quan sát. Quan sát để thu nhặt những dữ kiện có được bằng những dấu hiệu lâm sàng do nhìn và nghe, gom góp lại thành hệ thống rồi thống kê sắp vào tiêu chuẩn bát cương. Khi bắt mạch hay sờ nắn hay khám trên da, trên tay chân, trên huyệt cũng cần phải có phương pháp thuộc về khoa học thử nghiệm, những kết qủa thử nghiệm này cũng là những dữ kiện cần thiết để sắp vào tiêu chuẩn bát cương. Sau đó phân tích theo bát cương trên lâm sàng, so sánh với những kết qủa đã có giá trị tích lũy được hàng ngàn năm của cổ nhân trong môn bệnh chứng lâm sàng học, nếu có điều gì còn nghi ngờ thắc mắc cần phải hỏi thêm bệnh nhân , khi đặt câu hỏi ( gọi là vấn ) cũng phải theo phương pháp để thu nhặt thêm dữ kiện sắp loại theo bát cương, thuộc về khoa học thống kê. Như vậy phương pháp khám bệnh của đông y cũng đã bao gồm ba môn khoa học là quan sát, thử nghiệm và thống kê.
Về phần định bệnh, là môn khoa học thống kê, sau khi gom lại các dữ kiện của phương pháp tứ chẩn thì sắp lại thành kết luận những diễn biến bệnh tình và so sánh nó thuộc vào một chứng bệnh nào trong hàng ngàn chứng bệnh đã được thống kê và liệt kê vào trong tự điển bệnh chứng của đông y .
Về phần chữa bệnh, là môn khoa học thực nghiệm, giống như toán học, phương pháp khám bệnh là chọn nhặt dữ kiện theo một tiêu chuẩn đề ra là bát cương giống như một phương trình. Phần định bệnh giống như đặt phương trình, có nghĩa là thống kê các dữ kiện dấu hiệu bệnh nó thuộc về những cương nào, mang tên là chứng bệnh gì và phần chữa bệnh là làm những gì ngược lại với chứng để lập lại sự quân bình gọi là đối chứng trị liệu tức là giải phương trình của một bài toán. Nếu phần chọn nhặt dữ kiện theo tiêu chuẩn là phương trình mà chọn ẩn số sai, đặt phương trình sẽ sai thì giải phương trình cũng sai. Bởi thế phần chữa bệnh đúng và có kết qủa hoàn toàn nhờ vào phần định bệnh. Định bệnh tìm ra chứng bệnh. Chữa bệnh là cách đi ngược với chứng gọi là đối chứng trị liệu để lập lại quân bình khí hóa của tổng thể ngũ hành. Định bệnh đúng phải nhờ vào cách khám bệnh bằng phương pháp tứ chẩn để thu nhặt đầy đủ dữ kiện không được bỏ sót. Trước hết chúng ta nghiên cứu qua về cách khám bệnh theo tứ chẩn của đông y.
PHẦN MỘT:   PHẦN KHÁM BỆNH
Nếu có một bệnh nhân khai bệnh :’’ Tôi hay bị mệt, không biết là bệnh gì, nhờ thầy khám và chữa cho ‘’.
Lời khai bệnh trên qúa đơn gỉản, rất khó chẩn đoán. Có thể thầy thuốc phải đặt trong đầu nhiều giả thuyết, mỗi giả thuyết của một loại bệnh sẽ có nhiều triệu chứng bệnh khác nhau ,và cần phải đặt ra nhiều câu hỏi với bệnh nhân mới tìm ra được nguyên nhân, đôi khi cũng chưa chắc chắn. Cho nên muốn tìm ra được nguyên nhân, Tây y cần phải có những số liệu rõ ràng của các kết qủa xét nghiệm như đo tim mạch, chụp X-quang, siêu âm, thử máu, phân, nước tiểu..
Còn đối với Đông y cũng cần xét nghiệm như Tây y, nhưng không bằng máy móc mà xét nghiệm tìm ra sự bất bình thường của cơ thể bằng Phương PhápTứ Chẩn là Vọng chẩn, Văn chẩn, Vấn chẩn, Thiết chẩn để tìm ra được tạng phủ tổn thương thực thể hoặc xáo trộn chức năng.
Phần quan sát là nhìn ( vọng )và nghe (văn ) thuộc hai phần trong bốn tiêu chuẩn khám bệnh theo tứ chẩn của đông y là vọng ,văn, vấn, thiết.
  I-  QUAN SÁT NHÌN BẰNG MẮT  (VỌNG CHẨN)
Là quan sát hình, khí, thần, sắc của bệnh nhân.
Phải quan sát bằng mắt để tìm ra được những dấu hiệu khác lạ về hình thể, khí lực ,tinh thần và mầu sắc ( Hình, khí, thần, sắc ) của bệnh nhân đã hiện ra trên các bộ vị ở cơ thể khi có bệnh. Chỉ cần ghi nhận những gì mình thấy được từ trên xuống dưới đầy đủ để có thể chẩn đoán bệnh dễ dàng chính xác.
Hình: Là quan sát thân thể bệnh nhân khỏe mạnh hay yếu, mập hay gầy.. Khí :Là quan sát mặt, da, tai, tóc, móng, răng.. còn tươi nhuận, mềm hay khô cứng, lỗ chân lông kín hay hở.,.
Thần : Là quan sát tinh thần bệnh nhân còn vui vẻ hoạt bát hay chậm chạp ,hoặc lo buồn đau đớn, cáu giận.
Sắc: Là quan sát mầu sắc hiện ra ở mặt ,da, tay chân, sáng hay tối, đậm hay nhạt, ở mắt xem huyết đủ hay thiếu, mầu sắc hiện ra ở tai, ở lưỡi và bộ vị trên mặt có thuận hay nghịch với ngũ hành. Mầu sắc trong phần quan sát chẩn đoán bệnh trong đông y được quy định như sau:
Mầu đỏ : thuộc hỏa, tượng trưng cho khí huyết nhiệt, cho tim mạch và tiểu trường.
Mầu vàng : thuộc thổ, tượng trưng cho khí thấp, cho tỳ vị ( lá mía và bao tử ).
Mầu trắng : thuộc kim, tượng trưng cho khí khô táo, cho phế và đại trường .
Mầu đen : thuộc thủy, tượng trưng cho khí hàn, cho thận và bàng quang.
Mầu xanh : thuộc mộc, tuợng trưng cho khí phong, cho gan và mật.
Mầu sắc hiện ra ở mặt cho biết mức độ bệnh:
Bệnh nặng hay nhẹ ( thuộc biểu hay thuộc lý ) : bệnh còn ở ngoài tạng phủ hay đã vào tạng phủ ) là do mầu ấy nhạt hay đậm.
Bệnh thuộc hư hay thực : do mầu sắc ấy tối bầm hay sáng tươi.
Bệnh thuộc hàn hay nhiệt : do mầu sắc trắng nhiều hay đỏ nhiều.
Bệnh làm đau : do sắc hiện trên mặt nhiều mầu xanh hơn các mầu khác.
1. QUAN SÁT ĐẦU MẶT, CỔ GÁY :
Hình thể : Hình thể của đầu mặt tượng trưng cho hình thể của qủa tim, đông y dùng để tìm ra những bất thường của qủa tim hiện ra trên đầu mặt xem nó có một hay nhiều những yếu tố như :
Khuôn mặt hốc hác : là suy nhược , kém hấp thụ, suy dinh dưỡng.
Khuôn mặt tròn đầy : dinh dưỡng đầy đủ, khỏe mạnh.
Khuôn mặt sưng phù : Cơ thể bị giữ nước, nhiều thủy thiếu hỏa để thủy hóa khí.
Da mặt dầy : là khí yếu không tuần hoàn ra đến ngoài da.
Da mặt mỏng : là khí mạnh tuần hoàn ra đến da.
Da có mụn hay chấm xám đen không có ngòi, sờ vào mụn không đau gọi là mụn âm do khí dương suy.
Da có mụn nhỏ chấm đỏ hoặc rôm sảy, có ngòi, sờ vào đau gọi là mụn dương thực.
Hai bên mặt to bằng nhau : Cơ sở của qủa tim tốt.
Mặt bên dầy bên hóp hoặc có ngấn vạch chia má trên má dướI thành hai phần : đó là dấu hiệu vách thành tim bị dầy làm hở van tim phía bên má dầy, hẹp van tim bên má bị hóp. Có thể xác nhận chắc chắn tình trạng bệnh bằng một trong các dấu hiệu như cảm thấy đau bên má khi tay đụng vào như kim châm đụng phải, hay thỉnh thoảng gân mặt hơi giựt nhẹ.
Cằm có nọng thịt trông to hơn phần ở trán : đó là dấu hiệu của bệnh cao áp huyết, nếu dùng tay gõ vào cái nọng đó thấy đau nhiều.
Mặt và mắt đỏ : dấu hiệu sốt do tâm nhiệt.
Cằm và cổ đỏ : đó là dấu hiệu sốt do thận nhiệt.
Trước cổ họng : Nhìn thấy mạch đập nhanh ở cổ phụ nữ, có thể đang có thai. Có những nơi u hay phình ra là dấu hiệu của bệnh thyroĩde, bướu hạch. Ở hai bên cổ dưới chân tai sưng đau là cơ thể nhiễm trùng..
Sau gáy : Người không mập mà sau gáy có khối thịt u lên như mập là dấu hiệu cao áp huyết.
Khí lực : Nhìn mặt thấy da mặt sáng là sức khỏe đủ, da mặt tối là sức khỏe yếu.
Tinh thần : Nhìn mặt xem vui tươi hay ủ rũ, lo lắng, sợ sệt, mệt mỏi, buồn chán.
Mầu sắc : Sắc mặt hồng hào hay nhợt nhạt trắng, trắng xanh, xám, sậm, đen ,mốc như mầu chì, hay có những chỗ trắng, chỗ đỏ, đỏ sáng, đỏ đậm, đỏ tối chìm dưới da, có vết nám hoặc quầng thâm ở má, ở mắt, hoặc mầu sắc trên mặt hồng hào khỏe mạnh, hoặc hoàn toàn đỏ như đang bị sốt...
2.  QUAN SÁT hai bên má :
Má là bộ vị chỉ về phổi :
Má nào đỏ, khác hẳn với mầu sắc bình thường của các nơi khác trên mặt, hay chỉ đỏ đều ở hai bên má là nhiệt, còn các bộ vị khác trên mặt không đỏ, hoặc bên má trắng mét là phổi hàn, trắng xanh hoặc sạm đen là phế thận bệnh.
Má có bên trắng bên không hay cả hai bên đều trắng hơn các nơi khác : đó là dấu hiệu của bệnh phổi, bên nào trắng nhiều là bên đó bệnh nhiều.
Má bên trái đỏ hơn các chỗ khác : đó là dấu hiệu bệnh sốt do can nhiệt.
Má bên phải đỏ : đó là dấu hiệu bệnh sốt do phế nhiệt.
Hai bên má nổi mầu nhạt đỏ lẫn trắng : dấu hiệu dương khí hư.
Gò má góc dưới khóe mắt ngoài biến dạng : nổi cục u nhỏ mầu hơi đậm hơn các chỗ khác, có thể đó là dấu hiệu bướu trong vú.
3. QUAN SÁT mắt :
Mắt chỉ chức năng của ngũ tạng, nó biểu lộ dấu hiệu bệnh của tim, gan, lá lách, phổi ,thận.
Mắt trong hay đục : Mắt trong là can khí khai khiếu ra mắt đủ. Mắt đục là can khí suy không lên nuôi mắt, làm mỏi mắt, hoa mắt..
Mắt mờ do hỏa vọng : Do can khí thực.
Mắt tinh anh hay lờ đờ : Mắt tinh anh là thần mạnh, mắt lờ đờ là thần kinh suy nhược.
Mắt khô hay ướt : Mắt khô là thủy khí của thận không lên nuôi mắt, mắt ướt là thủy khí của thận đầy đủ.
Mắt có quầng thâm hay không : Có quầng thâm do thận hư.
Tròng trắng : chỉ bộ vị của phổi, nếu trong sáng là phổi tốt, trắng đục là phổi yếu, bệnh.
Tròng đen : chỉ bộ vị của gan, nếu trong là chức năng gan tốt, nếu đục là chức năng gan hư yếu.
Con ngươi to hay nhỏ : Con ngươi chỉ bộ vị của thận, con ngươi bình thường nhìn từ bên ngoài vào có bề ngang to chừng 5mm, nếu con ngươi thu nhỏ lại khi ra ánh sáng chỉ còn 3mm, khi vào trong tối sẽ nở to ra khoảng 7mm chứng tỏ mắt điều tiết đúng. Mắt có dấu hiệu bệnh cận thị thì nở lớn mà không thu nhỏ được, dấu hiệu viễn thị thì con ngươi thu nhỏ lại mà không nở ra được .
Mắt có vết trắng đục che tròng đen: là dấu hiệu mắt có cườm.
Gai thị không đều : là những hình que hiện ra nơi tròng đen không đều làm loạn thị, loạn sắc.
Tròng trắng có nhiều gân máu đỏ : là dấu hiệu gan nhiệt phạm phế ,nếu có ghèn là can phế nhiệt.
Mắt lé : Lé là dấu hiệu can phong làm cơ vòng, cơ co và cơ giãn điều chỉnh mắt bị lệch một bên làm lé vào trong hay lé ra ngoài .
Mi mắt sưng : nếu sưng mí mắt là dấu hiệu tỳ nhiệt tạo ra thấp nhiệt là điều kiện dễ phát sinh vi trùng và dễ bị nhiễm trùng..
Mắt và trong mí mắt trắng xanh đục, không có thần sắc : là dấu hiệu bạch cầu tăng, hồng cầu giảm. Nếu cơ thể suy nhược dáng người mệt mỏi, da trắng xanh là dấu hiệu ung thư máu.
Mắt ưa nhắm không nhìn ai : thuộc chứng hàn.
Mắt đỏ, mở lớn nhìn người : thuộc chứng nhiệt.
4. QUAN SÁT TINH THẦN QUA ÁNH MẮT :
Mắt nhìn đăm đăm : là hận thù, giận, bực tức.
Mắt nhìn đăm đăm rồi không thèm nhìn nữa : là ghen ghét khinh bỉ.
Mắt nhìn ngơ ngác : tâm trạng rối loạn, lo lắng, sợ hãi.
Mắt nhìn ngơ ngác mà ánh mắt yếu : lá thần thoát, thoát dương khí, sắp bị tai họa hay tận số.
Mắt nhìn áy náy : tâm trạng lo lắng không yên.
Mắt nhìn tò mò : Tinh thần không ổn định, hoang mang ,nghi ngờ.
5. QUAN SÁT mũi :
Mũi là bộ vị để khám bệnh ở tim, cuống phổi, cổ họng.
Cánh mũi phập phồng : Nếu có là dấu hiệu phổi bệnh dễ nhiễm cảm nóng lạnh.
Đầu mũi đỏ : là dấu hiệu tâm dư hỏa, do sốt, do áp huyết cao, người bị nhiệt.
Đầu mũi trắng : là dấu hiệu tim mất nhiệt, người bị hàn, lạnh.
Mũi sưng : là dấu hiệu nhiễm trùng, viêm xoang.
Chân mũi lở nứt mầu đỏ hay nổi hột mụn : là dấu hiệu thấp nhiệt ở tim gây ra loạn nhịp tim, tim đập mất nhịp..
Sống mũi lệch : là dấu hiệu vách ngăn mũi lệch dễ bị nghẹt một bên mũi.
6. QUAN SÁT môi :
Môi là bộ vị để tìm dấu hiệu bệnh tật ở chức năng tiêu hóa của tỳ vị, tim mạch và buồng trứng ở phụ nữ.
Môi dầy hay mỏng : Môi tự nhiên dầy lên do tỳ nhiệt, do phong nhiệt làm sưng môi.
Môi khô hay ướt : Môi khô là dấu hiệu người thiếu thủy khí hay bị khát nhưng uống nước nhiều môi vẫn khô là do thận thủy không hóa khí do thận dương không chuyển hóa.
Môi nhợt trắng hoặc xanh tím : thuộc hàn chứng.
Môi khô nứt sưng đỏ : thuộc nhiệt chứng.
Môi trắng nhạt hay hồng hay đỏ đậm : Môi trắng là chức năng tỳ hư yếu không muốn ăn, sưng hay xệ là tỳ bị thấp nhiệt, hay môi dưới tự nhiên xệ xuống cằm như sưng là dấu hiệu của hở van tim.
Môi đỏ không tươi, ngả mầu thâm : Do huyết ứ tắc thuộc thực chứng.
Môi bị thâm đen vĩnh viễn không trở lại mầu cũ như trước khi chưa bệnh : là dấu hiệu phản ứng phụ do lạm dụng truyền qúa nhiều nước biển khi bị bệnh .
Vị trí môi cân đối với khuôn mặt hay bên cao bên thấp : là dấu hiệu một bên buồng trứng bị xệ, nếu không có dấu hiệu đau chỉ có dấu hiệu bờ môi trên một bên có một lỗ chấm lõm rất nhỏ nhìn kỹ mới thấy, là dấu hiệu đã cắt mổ buồng trứng.
Vị trí cạnh khóe môi khi cười hơi lệch : là dấu hiệu sắp bị trúng phong méo miệng, gân một bên má miệng thỉnh thoảng co giật là thần kinh mặt bên co bên rút.
Rãnh cười quanh môi mũi không đều : bên cao bên thấp, bên dài bên ngắn là dấu hiệu đau do dây chằng co rút.
Mầu sắc chung quanh môi trên trắng xanh : là dấu hiệu lạnh ruột sôi bụng ăn không tiêu ,hay bị tiêu chảy, do ăn nhiều thức ăn tạo ra nhiều hàn khí như cam, rau xanh, đồ biển, uống lượng nước nhiều trong một lần làm xệ ruột.
Mầu môi và chung quanh môi trắng xanh : là dấu hiệu ung thư ruột, bụng nặng tức, đau.
Rãnh nhân trung giữa mũi và môi : chỉ bộ sinh dục nam nữ .Khi hai vợ chồng bị hiếm muộn, khó thụ thai, nếu nguyên nhân không do yếu tố thuộc lãnh vực đông tây y, là do tử cung bị lệch, có dấu hiệu lệch nhân trung, người ngoài có thể nhận ra khi vọng chẩn. Ngoài ra có trường hợp không phải lý do tử cung lệch thì do nguyên nhân chiều dài và độ sâu hiện ra trên nhân trung của hai vợ chồng không phù hợp, giống như nồi và vung không đúng số, trong sách tướng số cũng từng nói ‘’mồm làm sao, ngao làm vậy.’’
7. QUAN SÁT lưỡi :
Lưỡi là bộ vị chẩn đoán những diễn tiến của bệnh tật ở bao tử, chức năng chuyển hóa và hấp thụ thức ăn có liên quan đến ngũ tạng như tim, gan, phế, thận.
Đầu lưỡi : chỉ sự hoạt động và diễn tiến bệnh tình thuộc về chức năng tim.
Nếu đầu lưỡi đỏ hơn các chỗ khác của lưỡi là tim nhiều hỏa gây ra nhiệt bệnh, cần phải khám phối hợp ở các bộ vị khác để tìm bệnh (như cao áp huyết, sốt nhiệt, bao tử nhiệt, táo bón..). Nếu mầu đỏ tươi sáng là bệnh thuộc thực chứng, mầu đỏ tối thuộc hư chứng.
Da lưỡi : chỉ chức năng hoạt động của phổi. Da lưỡi sáng, tươi nhuận, mỏng, trơn mịn, chứng tỏ sự khí hóa của phế tốt.
Mặt lưỡi : chỉ chức năng hoạt động của bao tử ( vị ), nếu có mầu hồng ,mềm dẻo, linh động, có một lớp rêu lưỡi mỏng, là chức năng của vị tốt.
Nếu mặt lưỡi dầy, có lớp rêu trắng dầy :là chức năng bao tử không tốt.
Nếu mặt lưỡi có hột, có gai, đầu lưỡi và giữa lưỡi đỏ : là chức năng của tâm và vị đều thực nhiệt.
Nếu mặt lưỡi và cả lưỡi có những chấm tụ máu bầm đen : là nguy hiểm, bệnh liên quan đến tim, gan, tỳ vị, cho biết trong cơ thể có nơi bị xuất huyết tụ máu bầm làm tắc nghẽn tuần hoàn huyết, ăn uống không được, máu bị nhiễm độc, nhiễm trùng..
Rêu lưỡi : Nếu rêu lưỡi trắng dầy, khô là bao tử nhiệt, rêu lưỡi dầy ngả sang mầu vàng khô là bao tử qúa nhiều nhiệt, mầu vàng khô chuyển sang mầu vàng khô xanh, có vết nứt trên rêu lưỡi hay vết nứt giữa lưỡi như bị dao rạch là bao tử có dấu hiệu nhiệt làm loét bao tử, thân nhiệt nóng, trán nóng, khô họng, uống bao nhiêu nước cũng vẫn bị khô cổ họng.
Rêu lưỡi vàng hoặc nám đen : Bệnh thuộc lý chứng.
Rêu trắng mỏng : Bệnh thuộc biểu chứng.
Rêu trắng mỏng ướt : Bệnh thuộc chứng biểu hàn.
Rêu lưỡi trắng nhạt, dầy : Bệnh thuộc chứng lý hàn.
Lưỡi hoạt nhuận, đầu lưỡi nở to, trắng nhạt, rêu lưỡi trắng trơn : thuộc chứng hàn.
Lưỡi cứng sượng, rêu thô vàng hoặc gai, hoặc đen, đầu lưỡi xanh sậm : thuộc chứng nhiệt.
Rêu lưỡi trắng : Bệnh thuộc chứng biểu thực.
Rêu lưỡi trắng nhạt : Bệnh thuộc chứng biểu hư.
Lưỡi đầy to, rêu trắng nhạt : Bệnh thuộc chứng lý thực hàn.
Lưỡi cứng sượng, rêu vàng khô : Bệnh thuộc chứng lý thực nhiệt.
Lưỡi co rút : tự nhiên lưỡi bị co rút, đông y gọi là hỏa thiêu cân, do nội nhiệt ở cơ thể do gan nhiệt làm ra hại đến thần kinh khiến lưỡi bị co rút ngắn hoặc lệch một bên sinh ra tật nói ngọng, đớ lưỡi.
Lưỡi dầy, trơn, ướt, trắng nhạt, rêu trắng : chứng tỏ người hàn, bao tử hàn, không muốn ăn.
Gốc lưỡi đỏ hay sưng : gốc lưỡi sâu trong cổ họng chỉ chức năng hoạt động của thận, nếu thận hoạt động tốt thì gốc lưỡi lúc nào cũng ướt, khi bị khô cổ họng là thận thủy không đưa nước lên tới cổ họng, khi đau viêm họng là tuyến thượng thận mất chức năng điều chỉnh hormones để kháng viêm.
Cạnh hai bên hông lưỡi : chỉ chức năng hoạt động của gan. Cạnh lưỡi bằng phẳng trơn tru là chức năng gan tốt. Nếu cạnh lưỡi có gai hay có hình răng cưa là gan bị nhiệt. Cạnh lưỡi vừa có gai, có hình răng cưa nhăn nhúm, vừa có mầu đỏ đậm hoặc bầm đen là gan bị tổn thương thực thể như chai gan, viêm gan loại A,B,C.
8. QUAN SÁT RĂNG , NƯ‌ƠU RĂNG :
Răng chỉ chức năng hoạt động của thận dương . Nướu răng chỉ chức năng tỳ vị. Nếu chân răng chắc là chức năng tỳ vị khỏe.
Nếu nướu răng lỏng lẻo là chức năng tỳ vị thực nhiệt làm sưng nướu và chân răng. Nếu nướu dễ mọc mụn bọc mủ do bao tử chứa thức ăn tích nhiệt độc, ăn thiếu sinh tố E trong rau xanh.
Răng tốt, men răng trắng bóng : chỉ chức năng thận dương hoạt động tốt.
Răng khô : chỉ chức năng chuyển hóa thận âm của thận dương yếu không đem chất xương nuôi răng.
Răng ngả mầu tối đen, không bóng, có chỉ sọc trên mặt răng : cho biết chức năng thận âm dương đều hư yếu.
9. QUAN SÁT TAI :
Tai là bộ vị chỉ chức năng hoạt động của thận và tuyến thượng thận.
Mầu sắc của hai tai giống nhau và hồng như mầu da mặt, tươi sáng là chức năng hoạt động của thận tốt.
Tai chia hai phần, nửa tai phần trên chỉ sự hoạt động của tuyến thượng thận hay còn gọi là thận dương, nửa tai phần dưới chỉ chức năng thận âm. Cả hình dáng của tai chỉ hình phản chiếu hình thể của qủa thận.
Phần trên tai sưng, da tai như mọng nước : cho biết tuyến thượng thận bên phía tai đó bị bệnh. Nếu đỏ bầm phần trên hai bên tai là thận dương không chuyển hóa tạo hormones để phòng chống bệnh.
Mầu sắc hai tai trắng nhạt hơn da mặt : cho biết chức năng thận âm dương đều hư yếu, người bị hàn, lạnh.
Tai nở to dầy như sưng, mầu trắng xanh : chứng tỏ sưng thận, phù nước, không chuyển hóa, cơ thể hư nhược bệnh hoạn nặng trong bệnh liệt thận.
Vành tai dầy, có những hột cứng chìm trong da : không phải mụn, không đau không đỏ, chứng tỏ trong cơ thể có bướu, hạch.
Loa tai tự nhiên mở rộng mỏng ra : nhìn thấy như tai lừa khác với tai bên kia hay nhìn thấy khác với bình thường, chứng tỏ cơ thể bị độc tố nặng mà chức năng thận không thải lọc được như trong trường hợp bệnh ung thư phải dùng đến hóa chất trị liệu với liều cao. Khi độc tố trong cơ thể ít đi loa tai sẽ trở lại bình thường.
10. QUAN SÁT MÓNG TAY ,CHÂN :
Đông y nhìn móng tay và chân để tìm dấu hiệu của khí ,huyết liên quan đến dinh dưỡng đúng hay sai.
Các móng tay mỏng và hồng: là khí đủ, huyết đủ.
Móng tay mỏng và trắng : là khí đủ huyết thiếu.
Móng tay dầy, cứng, bền : là huyết đủ, khí dư.
Móng tay cứng khô : là khí dư, huyết thiếu.
Móng tay xám đen : là khí huyết không đến nuôi móng tay .
Móng xanh tím : thuộc chứng hàn.
Móng đỏ tím : thuộc chứng nhiệt.
Móng tay trắng nhạt : là khí huyết đều thiếu.
Móng tay có phao trắng : là do tình trạng dinh dưỡng sai lầm không phù hợp với nhu cầu mà cơ thể cần.
Móng tay thâm đen như dính thuốc nhuộm : là có tình trạng hở van tim.
Móng tay chân nứt dọc thành rãnh : là dấu hiệu của bệnh liên quan đến gan thận.
Móng chân hai mầu : Móng chân khô sước như sớ gỗ ,phần trong móng mầu vàng là dấu hiệu nhiễm bệnh sida.
Móng chân biến dạng : Móng chân đen và hình thù biến dạng là dấu hiệu bệnh nấm.
11- QUAN SÁT DA TAY CHÂN :
Da là bộ vị chỉ chức năng của phổi, được nuôi dưỡng bằng ăn uống thuộc tỳ- vị, hô hấp thuộc phổi, và trao đổi sự khí hóa hòa hợp của tâm- thận, nên da lúc nào cũng mịn, tươi sáng, hồng, lỗ chân lông khép kín. Nếu một trong các cơ quan tạng phủ trên bị bệnh thì da sẽ bị biến đổi khác.
Da khô mốc : chỉ chức năng chuyển hóa của thận yếu.
Lỗ chân lông hở to : chỉ chức năng của phổi yếu, có liên quan đến bệnh của phổi.
Da phù nước hoặc phù khí : chỉ chức năng của tâm hỏa không đủ chuyển hóa thận thủy.
Da hay bị tụ máu bầm đỏ dưới da, không đau : Chỉ chức năng của tỳ không nạp đường, dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Da nổi mụn chìm, mụn âm, không đau : Do huyết âm hư.
Da nổi mụn có ngòi mủ, mụn dương, sờ vào đau : Trong người có nhiều nhiệt độc.
Da cổ chân có vết bầm đen : chỉ chức năng thận dương hư.
Da có vết bầm sưng đau : Do ứ huyết thực chứng.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Trang kế tiếp

Quay về Chia xẻ Kinh Nghiệm Chữa Bệnh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến12 khách