MỤC CÂU CHUYỆN ĐÔNG Y

Nơi giúp đỡ lẫn nhau trau giồi kiến thức.

Re: MỤC CÂU CHUYỆN ĐÔNG Y

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 3 Tháng 7 13, 2021 10:15 pm

II-   QUAN SÁT NGHE BẰNG TAI    (VĂN CHẨN):
Mục đích của văn chẩn : Là nghe giọng nói ,tiếng ho, hơi thở của bệnh nhân mạnh hay yếu ,âm thanh cao hay thấp, to hay nhỏ, nghe hơi thở yếu hay mạnh, dài hơi hay ngắn hơi, hoặc hơi thở bất bình thường do đau đớn..rồi phải theo sự hướng dẫn của kim chỉ nam đông y là bát cương, gom những dữ kiện thu lượm được sắp xếp phân loại chúng theo Âm-dương, hư-thực, hàn-nhiệt, biểu-lý để phân biệt bệnh do chứng nào làm ra. Thí dụ như :
TIẾNG NÓI VÀ HƠI THỞ :
1.Thuộc âm chứng : Nói nhỏ, yếu, thấp, ít nói, không thích nói, muốn nằm yên. Hơi thở ngắn, nhẹ, yếu.
2-Thuộc dương chứng : Nói to, mạnh, rổn rảng, lắm lời ưa nói nhiều, nói cuồng, la hét, chửI mắng. Hơi thở to, mạnh, gấp, kéo đờm .
3-Chứng phế khí hư : Hơi thở ngắn, kéo suyễn, tự ra mồ hôi.
Chứng phế khí thực : Hơi thở nghẹt, đờm nhiều, tức ngực, xây xẩm, nằm không yên.
Tạng phế hư, tổn thương : Thở thiếu, hụt hơi, da lông không tươi tốt.
Tạng phế thực, tổn thương : Thở nghịch khí làm ho suyễn.
Trường vị thực chứng : nói xàm, mê sảng.
4-Chứng tâm hư : Hay bi thương.
Chứng tâm thực :Thần thất thường, cười nói hoài.
Chứng can thực : hay cáu giận.
5- Chứng Hàn : Ít nói, thở khẽ, nhẹ.
Chứng Nhiệt : Nói nhiều, thở mạnh, bực bội.
6-Biểu chứng : Bệnh còn nhẹ, tiếng nói bình thường, có hơi sức.
Lý chứng : Yếu sức, ít nói, mệt mỏi.
CƯỜNG ĐỘ PHÁT ÂM :
Khi phát âm có nhanh có chậm, có cao có thấp, có nhấn âm gằn mạnh từng lúc, cường độ mạnh yếu đều
để lộ ra tâm trạng của người bệnh như :
Nhấn âm nhiều trong câu nói : Tâm càng bị giao động, tình cảm thay đổi bất thường..
Cao độ cao, cường độ mạnh : là tức giận, bực bội, ghen ghét.
Cao độ qúa cao như thất thanh : là sợ hãi, khiếp đảm.
Cao độ thấp : là lo lắng , lo sợ.
Cường độ nhẹ và yếu : biểu lộ lo lắng, ngại ngùng.
III -PHƯƠNG PHÁP ĐẶT CÂU HỎI  (VẤN CHẨN) :
Mục đích của vấn chẩn : Là đặt những câu hỏi để có thêm những dữ kiện biết rõ thêm về vấn đề liên quan đến hô hấp, tuần hoàn ,tiêu hoá, bài tiết, sinh dục ,những sở thích về ăn hợp với vị nào, như mặn hợp với thận, ngọt hợp với tỳ, chua hợp với gan, cay hợp với phế ,đắng hợp với tim..,thích uống nước nóng ấm hay nước lạnh mát, thích mặc ấm hay mát.,mầu nước tiểu, mầu phân, dạng phân cứng hay mềm hoặc lỏng nát, sống sít..để biết rõ thêm về tình trạng bệnh quy về bát cương : âm dương, hư,thực, hàn, nhiệt, biểu lý.
Thầy thuốc giỏi, có kinh nghiệm thuộc bậc thượng công, chỉ cần vọng chẩn và văn chẩn đã có thể xếp những dữ kiện của những dấu hiệu lâm sàng gom vào thành một bệnh chứng do nguyên nhân nào làm ra. Sau đó đối chiếu với cả ngàn bệnh chứng đã thống kê được do kinh nghiệm tích lũy của cổ nhân để lại thành môn học ĐỊNH BỆNH bằng dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng học của đông y . Khi nào có những điểm còn nghi ngờ mới đặt câu hỏi với bệnh nhân để xác nhận lại sự định bệnh của mình có sai hay không. Các câu hỏi cũng theo kim chỉ nam là bát cương về các vấn đề : Đại, tiểu tiện, ăn uống, ngủ nghỉ, sở thích..
1.Về âm chứng : Mình mát, chân tay lạnh, bụng đau ưa xoa nắn, ngủ thích đắp chăn.
Đại tiện : thì phân hôi tanh, nhão.
Tiểu tiện : Tiểu vặt nhiều lần, nước trong, nếu hư chứng tiểu ngắn, ít.
Ăn : kém ăn, không cảm giác, mùi vị.
Uống : Không khát, ưa uống nước nóng.
2.Về dương chứng : Mình nóng, chân ấm, bụng đau không ưa xoa nắn, ngủ không thích đắp chăn.
Đại tiện : Phân cứng, hôi khắm nồng nặc.
Tiểu tiện : Tiểu ngắn, ít, nước tiểu đỏ.
Ăn : Không muốn ăn, miệng khô khát.
Uống : Thích uống nước nhiều, nước mát lạnh.
3-Về hư chứng : Nếu khí hư ưa ra mồ hôi, huyết hư khô miệng, ra mồ hôi trộm.
Đại tiện : Đi cầu ra nước lỏng :do khí hư. Đi cầu không được, như bón giả do thận khí hư., thận khí hư nặng hay đi tiêu chảy ban đêm.
Tiểu tiện : Tiểu không cầm dứt, Di tinh, đái són do thận hư.
Ăn : không muốn ăn do khí hư. Ăn không tiêu bụng đầy do thận hư.
Uống : Thích uống nước nóng ấm nhưng không dám uống sợ làm đầy bụng.
Ngủ : Mất ngủ, suy nhược, đêm cảm thấy nóng do chứng huyết hư, gân máy động , thịt co giật. Nặng thì chân tay co giật rút đau.
Nếu chứng tâm hư : hay bi thương.
Nếu Can hư thì mắt mờ, âm nang teo, co rút gân, hay sợ.
Nếu tỳ hư thì thân thể nặng nề biếng vận động, ăn không tiêu, đầy bụng, hay lo buồn.
4-Về thực chứng :
Nếu phế khí thực thì đờm nhiều, nằm không yên, xây xẩm, chóng mặt.
Nếu vị khí thực thì bụng đầy, ưa uạ mửa, ợ hôi thối, nấc cục, nước chua ở họng.
Nếu trường vị thực thì bụng trướng đau quanh rốn.
Nếu can khí thực thì nhức đầu, mờ mắt.
Nếu chứng huyết thực ở thượng tiêu thì hông, ngực, tay, vai đau. Ở trung tiêu thì bụng bị gò thắt. Ở hạ tiêu thì bụng dưới đau như dùi đâm một chỗ cố định.
Nếu tạng can thực làm đau sườn bụng.
Nếu tỳ thực thì bụng đầy trướng, bí đại tiểu tiện, mình sưng phù.
Nếu tạng thận hư thì phủ hạ tiêu bế tắc làm bụng đau tức.
5-Về hàn chứng : có dấu hiệu đờm lỏng trắng, tinh thần trằm tĩnh uể oải, tay chân lạnh, bụng lạnh đau.
Đại tiện : lỏng nhão.
Tiểu tiện : nhiều, nước trong.
Ăn : Ưa thức ăn nóng, hay nhổ nước bọt nhiều.
Uống : Không khát, ưa uống nước nóng.
Ngủ : Ưa rút chân nằm co, sợ lạnh.
6-Về nhiệt chứng : có dấu hiệu đờm vàng đặc ,tinh thần bức rứt không yên.Tay chân ấm nóng.
Đại tiện :Bón, bí kết, phân cứng thành cục mấy ngày không ra. Bụng đau nổi gò cục.
Tiểu tiện : tiểu ít, nước tiểu đỏ.
Ăn : Ưa thức ăn mát, ít nhổ nước bọt.
Uống : Hay khát thích uống nước lạnh mát.
Ngủ : hay lăn lộn, ưa nằm ngửa duỗi thẳng chân.
7-Về biểu chứng : là bệnh nhẹ còn ở ngoài kinh mạch , chỉ có ở da, lông , kinh lạc. Hỏi triệu chứng có ớn lạnh, phát nóng, đau đầu, mình mẩy, tay chân nhức mỏi không ?
Bệnh thuộc chứng biểu hàn : Nếu phát nóng ớn lạnh.
Bệnh thuộc chứng biểu nhiệt : Nếu sợ gió, mình nóng, có mồ hôi hoặc không .
Bệnh thuộc chứng biểu hư : Nếu sợ gió, tự ra mồ hôi.
Bệnh thuộc chứng biểu thực : Nếu da lông không ra mồ hôi.
8-Về lý chứng : là bệnh đã xâm nhập vàp tạng phủ. Có triệu chứng nóng dữ dội, thần chí hôn mê li bì, phiền táo, khát, tức ngực, bụng đau.
Bệnh thuộc lý hàn : Nếu sợ lạnh, không khát, ói mửa, tiêu chảy, ăn buồn nôn, tứ chi lạnh .
Bệnh thuộc lý nhiệt : Nếu phát nóng, miệng khô khát ít nước miếng, mắt đỏ, môi đỏ, tâm phiền.
Bệnh thuộc chứng lý hư : Nếu chi lạnh, ít nói, mệt mỏi, hồi hộp, xây xẩm, đại tiện lỏng.
Bệnh thuộc chứng lý thực : Nếu táo bón, bụng đầy, ra mồ hôi tay chân , thở thô, nói to, tâm phiền.

IV- PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM (THIẾT CHẨN):
A- Mục đích của thiết chẩn :
Theo phương pháp đông y cổ điển là áp dụng 28 loại mạch khác nhau để bắt mạch của 12 đường kinh trên cổ tay xem tình trạng diễn tiến của bệnh thuộc Khí hay Huyết hay Đàm, thuộc Âm hay Dương, thuộc Tạng hay Phủ nào bệnh, Hư hay Thực, Hàn hay Nhiệt, Biểu hay Lý, bệnh đang tăng hay giảm.. tất cả mọi dữ kiện cũng quy về tiêu chuẩn bát cương để phân tích được bệnh tình hiện tại trong lúc khám thuộc chứng nào, để so sánh với ba phương pháp trên là vọng, văn, vấn có phù hợp không. Nhiều khi bắt mạch do chủ quan không so sánh với ba phương pháp kia có thể dễ sai lầm. Đôi khi bệnh nặng thuộc nan y nửa hư nửa thực, nửa hàn nửa nhiệt, nửa biểu nửa lý, nửa âm nửa dương, chứng không phù hợp mạch, cho nên nếu muốn đạt được trình độ bắt mạch giỏi không sợ sai lầm phải có thực hành trong ba bốn chục năm trở lên và lúc nào cũng phải biết đối chiếu với những kinh nghiệm cổ nhân qua những tài liệu Dấu hiệu triệu chứng lâm sàng học đã được thống kê khá đầy đủ ở một bài khác.
B- Mục đích của thử nghiệm :
Theo phương pháp mới ở thời đại khoa học ngày nay, chúng ta cũng có thể thử nghiệm theo phương pháp của tây y để biết những dấu hiệu lâm sàng nào mà tây y xét nghiệm được ,so với thống kê của đông y để biết thế nào là chứng hàn, thế nào là chứng nhiệt qua việc thử máu, thử nước tiểu, đo mạch và đo huyết áp, đo điện tâm đồ, điện não đồ . Thí dụ :
1-NẾU BỆNH DO ÂM CHỨNG :
Có dấu hiệu : Sắc mặt trắng mét, xanh hoặc tối nhạt hay sậm. Tinh thần lờ đờ không linh hoạt. Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trơn. Thân mệt mỏi, yếu, nặng nề, nằm co. Những dấu hiệu này có thể làm ra nhiều bệnh, theo tây y sẽ có nhiều tên bệnh khác nhau, có vi trùng hay không , nhưng đông y xếp vào loại âm chứng gồm mạn tính, hư, hàn, yếu, trầm tĩnh, ức chế, công năng trao đổi chất giảm, hướng bệnh vào trong.
2-NẾU BỆNH DO DƯƠNG CHỨNG :
Có dấu hiệu : Sắc mặt ửng đỏ hoặc đỏ hồng. Tinh thần cuồng táo chẳng yên. Chất lưỡi đỏ sậm, rêu lưỡi vàng khô hay sậm, nặng thì miệng lưỡi rách nứt, rêu lưỡi đen mọc gai. Thân nóng nẩy bực bội, bức rứt, ưa mát. Tên bệnh theo tây y có nhiều tên khác nhau, có vi trùng hay không. Nhưng đông y xếp bệnh thuộc loại dương chứng gồm cấp tính, thực nhiệt, hưng phấn, trao đổi chất dư thừa, hướng bệnh ra ngoài.
Khi thầy thuốc đông y khám một bệnh nhân có những dấu hiệu trên,và kết luận là chứng hàn hay chứng nhiệt, thì gửI bệnh nhân đi xét nghiệm theo tây y thấy có những dữ kiện khác biệt để phân biệt như sau :
Chứng hàn :
Hồng cầu huyết sắc tố thấp
Tiểu nhiều làm uré máu giảm thấp
Nhịp mạch chậm, áp huyết thấp
Gamma globulin thấp, giảm khả năng chống bệnh, suy nhược, chi lạnh.
Thần kinh bị ức chế, trầm cảm.
Chứng nhiệt:
Hồng cầu huyết sắc tố cao
Tiểu ít, uré máu tăng
Nhịp mạch nhanh, áp huyết tăng
Gamma globulin cao
Chân tay nóng.
Thần kinh hưng phấn, kích động, tăng nhiệt
C- Cách thử nghiệm của PHƯƠNG PHÁP KHÍ CÔNG CHỮA BỆNH :
Đối với phương pháp Khí Công Chữa Bệnh có ba cách thử nghiệm khác nhau để tìm những dữ kiện quy về BÁT CƯƠNG để định ra được bệnh thuộc chứng nào, vừa gọi ra được bệnh bằng tên bệnh theo tây y, vừa chính xác, nhanh, và phân biệt được bệnh thuộc chức năng hoặc bệnh thuộc cơ sở.
Cách thử nghiệm thứ nhất : QUY KINH CHẨN PHÁP
Quy kinh chẩn pháp dùng để khám tình trạng hư-thực của 24 đường kinh trên 10 ngón tay ngón chân thuộc lục phủ ngũ tạng, bên thuộc chức năng, bên thuộc cơ sở, Quy kinh chẩn pháp thay cho cách bắt 28 bộ mạch cổ điển của đông y.
Cách thử nghiệm thứ hai :Khám bệnh bằng huyệt trên lưng, và các huyệt liên quan tương ứng với tình trạng đang bệnh để biết hư thực, hàn nhiệt, biểu lý.
Cách thử nghiệm thứ ba : Khám bằng các động tác tập thể dục khí công để biết bài nào tập được, bài nào không thể tập được do bị bệnh gì .
 
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: MỤC CÂU CHUYỆN ĐÔNG Y

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 3 Tháng 7 13, 2021 10:17 pm

PHẦN HAI – PHẦN ĐỊNH BỆNH
Phần định bệnh là biết phân biệt bệnh và chứng mới có thể truy tìm nguyên nhân gây bệnh để có cách chữa đúng. Tên bệnh và chứng được giữ nguyên theo tên dùng thời cổ đại để chúng ta hiểu rằng các vị y khoa tiền bối đã có công khám phá ra được nhiều bệnh, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, sắp xếp phân loại có tính cách khoa học từ nguyên nhân đến triệu chứng và cách chữa mà y học hiện đại cũng còn đang phải bận tâm nghiên cứu mãi không ngừng.
Phần định bệnh gồm hai phần : Phần tự khám bằng cách thu nhặt những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh để có đủ dữ kiện đánh giá, phân loại theo bát cương. Phần đối chiếu kinh nghiệm của cổ nhân đã được thống kê trong môn học dấu hiệu triệu chứng lâm sàng học để xem phần định bệnh có đúng với chứng không. Tuy nhiên MỘT bệnh có thể do nhiều CHỨNG gây ra, và ngược lại MộT CHỨNG bao gồm nhiều bệnh, cần phải phân biệt bệnh nào, chứng nào, là chính, các dấu hiệu khác chỉ là biến chứng phụ thuộc.
Như vậy BÁT CƯƠNG cũng vẫn là kim chỉ nam của phần thứ hai là định bệnh truy tìm nguyên nhân bệnh quy về gốc tìm chứng nào làm ra .
Theo lý thuyết, 8 yếu tố trong BÁT CƯƠNG là nguyên nhân phát sinh ra nhiều bệnh được gom lại thành một chứng, do đó có thể có 8x8=64 chứng đơn giản như ghép một yếu tố với 7 yếu tố khác sẽ có chứng âm hư, âm thực, âm hàn, âm nhiệt, âm biểu, âm lý hoặc dương hư, dương thực, dương hàn, dương nhiệt, dương biểu, dương lý.
Rồi 64 chứng căn bản trở nên phức tạp, mỗi chứng căn bản lại ghép thêm với một yếu tố sẽ thành chứng âm hư hàn, chứng âm hư nhiệt, chứng dương hư hàn, chứng dương hư nhiệt, hoặc chứng âm dương lưỡng hư, âm dương thực hàn, âm dương thực nhiệt, hoặc âm thực dương hư, âm hư dương thực, biểu thực lý hư, biểu hư lý thực, biểu hư hàn lý thực nhiệt, lý thực hàn dương hư nhiệt...
Ngoài ra âm có 6 kinh âm và 5 tạng thì âm nào thực, âm nào hư, tạng nào thực tạng nào hư, tạng nào hàn, tạng nào nhiệt . Dương cũng có 6 kinh dương và 6 phủ, khi nói đến chứng dương bệnh thì phủ nào hư, phủ nào thực, phủ nào hàn, phủ nào nhiệt..
Như vậy muốn tìm nguyên nhân gốc bệnh thì phải khám lâm sàng theo bát cương sẽ biết rõ bệnh do chứng nào làm ra. Trong chứng sẽ biết rõ do tạng nào phủ nào đang ở trong tình trạng thuộc yếu tố nào trong bát cương.. và mỗi chứng có một hay nhiều dấu hiệu bệnh.
1-BỆNH VÀ CHỨNG :
Một bệnh có thể do một chứng, một bệnh có thể do nhiều chứng và một chứng có một bệnh, một chứng cũng bao gồm nhiều bệnh. Do đó phải biết phân biệt bệnh nào chính, chứng nào chính, những bệnh khác, chứng khác chỉ là biến chứng. Khi chữa bệnh tùy theo trình độ bậc thầy thượng công, trung công, hạ công mà chọn cách chữa khác nhau, kết qủa khác nhau.
Thí dụ 1: Một bệnh do một chứng:
Bệnh ăn không tiêu do chứng vị hàn.
Khi khám và định bệnh có nhiều dấu hiệu phụ như : bụng lạnh đau, thích uống nước ấm, nhưng không dám uống nhiều vì có dư nước không đủ hỏa để chuyển hóa khí, nguyên nhân do tâm hỏa suy.
Thí dụ 2 : Một bệnh do nhiều chứng phức tạp : như những thí dụ sau đây :
Bệnh chai gan :
Do chứng tam dương thực nhiệt bởi ba kinh Vị, Đởm, Bàng quang đều nhiệt kết khí ở gan làm ra bệnh chai gan.
Bệnh ung thư tử cung :
Do chứng tam âm thực hàn bởi ba kinh Can, Tỳ, Thận đều hàn kết khối u ở bụng dưới làm thành bướu.
Bệnh cao áp huyết :
Có thể do nhiều chứng khác nhau làm ra bệnh như chứng can hỏa vượng, chứng can phong nội động, chứng dương cang can nhiệt, chứng âm hư dương cang, chứng can thận âm hư, chứng âm dương lưỡng hư...:
Nếu Do chứng dương cang can nhiệt thịnh :
Đầu nóng hơn chân, đầu căng đau, váng đầu, buồn bực, dễ cáu giận, họng khô khát nóng, thích uống mát, táo bón, tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.
Nếu Do chứng âm hư dương can :
Đầu căng đau, váng đầu, miệng họng khô, dễ cáu giận, mỏi lưng gối, sắc lưỡi đỏ, rêu khô.
Nếu Do chứng can thận âm hư :
Chóng mặt hoa mắt, hay quên, mất ngủ, lưng gối nhức mỏi, kinh nguyệt không đều, táo bón, lưỡi đỏ, rêu ít.
Bệnh ngoại cảm : Có thể do những chứng sau :
Do chứng phong hàn : Gặp gió lạnh ho nhiều, đờm trắng trong loãng, sợ lạnh, đầu và chân tay đau nhức, miệng nhạt không khát, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng trơn.
Do chứng phong nhiệt : Sợ gió, đờm dính, họng khô đau, đầu lưỡi đỏ.
Do chứng phế hư hàn giáp đờm ẩm : Gặp gió thì ho, đờm trắng loãng có bọt, tức ngực, miệng nhạt không khát, thích uống nóng, dễ ra mồ hôi, rêu lưỡi trắng trơn.
Do chứng khí hư đờm trọc : Tiếng ho nhỏ, ho kéo dài, khi ho hoặc hoạt động thì toát mồ hôi, thở ngắn, tức ngực, ăn ít, lưỡi nhạt, rêu dính nhớt.
Do phế uẩn nhiệt đờm : Ho gấp, đờm vàng dính, miệng khô, tức ngực, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.
Do chứng âm hư (phế thận ): Ho khan không đờm hoặc ít đờm, họng, miệng khô ráo, chân tay nóng, lưng gối nhức mỏi, đàn ông di tinh, lưỡi đỏ nhạt rêu lưỡi ít.
Bệnh hen suyễn :
Là bệnh dị ứng của phổi, đông y gọi là bệnh háo, nguyên nhân do đờm trọc tích lũy trong phổi lâu ngày dẫn đến phế, tỳ, thận hư lại do thời tiết thay đổi, do ăn uống bị dị ứng, hay do hút thuốc uống rượu hoặc làm việc quá mệt nhọc, lúc lên cơn thở khò khè, gấp gáp như suyễn, nằm ngửa khó thở, ưa khạc đờm. Đông y phân biệt thành bốn chứng :
Do chứng hàn : Suyễn phát đột ngột, thở gấp, khó, có tiếng kéo đờm, khạc đờm trắng loãng, sốt, sợ lạnh, không khát, chảy nước mũi trong, đau nhức mình, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng.
Do chứng đờm nhiệt : Trời nắng hoặc ở nơi nóng bị tức ngực khó thở, thở gấp, đờm vàng dính, miệng khát, buồn bực, táo bón, lưỡi đỏ, rêu vàng nhẵn.
Do chứng đờm trọc : Khi lên cơn đờm khò khè trong cổ, tức ngực, bụng, sườn, buồn nôn, không nằm được, rêu lưỡi trắng dính.
Do chứng khí hư : Hơi thở ngắn, nói nhỏ, ăn uống kém, sau khi ăn sình bụng, ho đờm trắng, tự xuất mồ hôi, lưỡi nhạt.
Do chứng dương hư : Khi vận động thì thở khò khè, ho đờm trong, loãng, sợ lạnh, chi lạnh, tiểu ra nước trong nhiều, lưỡi nhạt bóng, rêu trắng trơn.
Do chứng âm hư : Bàn tay chân nóng, ho đờm ít mà dính, họng ráo miệng khô, thở khò khè, buồn bực, chất lưỡi đỏ.
2- PHÂN TÍCH BỆNH VÀ CHỨNG
Thí dụ 1: Bệnh nhức đầu kinh niên :
Gọi là bệnh chỉ là một dấu hiệu bệnh, chưa nói rõ được nguyên nhân do tạng phủ nào làm ra, và tình trạng bệnh thuộc khí hay huyết, tình trạng bệnh còn nhẹ ở ngoài biểu hay đã nặng vào trong lý, vi trùng, virus hay mầm bệnh đông y gọi chung là tà khí đã làm cho cơ thể nóng sốt thuộc nhiệt, hay làm cho cơ thể lạnh thuộc hàn. Như vậy dấu hiệu nhức đầu có thể có hàng trăm chứng hay hàng trăm nguyên nhân khác nhau như chứng vị nhiệt, chứng can nhiệt, chứng âm hư dương cang, can dương thượng kháng, can vị thực nhiệt, can tỳ bất hòa..trong hàng trăm chứng đều làm ra bệnh nhức đầu.
Ngoài ra để xác định được một chứng làm ra một bệnh phải có những nơi và bộ vị đều chỉ vào một vị trí nhất định khác nhau trên đầu và kèm theo những dấu hiệu bệnh phụ thuộc khác để biết chi tiết tìm ra có phải đích thực do chứng ấy làm ra không.Thí dụ :
Đau nhức đầu do chứng vị hàn : Phải có chứng đau đầu ở trước trán là nơi bộ vị chỉ về bao tử, cho nên nếu trán lạnh, nhức đầu nơi trán và khám kinh bao tử thấy hư, đông y mới kết luận bệnh nhức đầu này do chứng vị hư hàn .
Bệnh nhức đầu do chứng can dương thượng kháng :  Khi khám và phân tích theo bát cương đông y kết luận là do chứng can dương thượng kháng, thì bộ vị nhức đầu ở đỉnh đầu, các dấu hiệu lâm sàng phụ là mặt đỏ, mũi đỏ, đầu lưỡi đỏ, áp huyết tăng, nước tiểu vàng đậm, táo bón..
Tất cả những dấu hiệu lâm sàng ấy xem như là một bệnh. Đông y không thể nào dùng nhiều huyệt hay dùng nhiều thuốc khác nhau để chữa nhiều bệnh cùng một lúc để chữa ngọn như thế ,mà phải tìm ra nguyên nhân gốc .Nếu đã tìm ra nguyên nhân gốc do chứng nào thì dù bao nhiêu dấu hiệu bệnh cũng chỉ cần một cách chữa là đối chứng trị liệu.
Thí dụ 2 : Bệnh đau bụng :
Đông y xem bệnh đau bụng là hậu qủa của một trong nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm nguyên nhân thời tiết, nguyên nhân do đường kinh, nguyên nhân do ăn uống, nguyên nhân do tâm lý thần kinh.. những nguyên nhân này nói lên tính chất bệnh lý. Do đó chúng ta tìm được nhiều nguyên nhân làm đau bụng như : do vị nhiệt, do hàn tà, do thấp nhiệt, do khí huyết hư, do tỳ vị hư, do thương thực, do giun, do ngoại cảm, do gan, do thận, do đờm, do khí hư, do phế tỳ, do tỳ thận, do huyết hư..Biết được bệnh lý qúa phức tạp như thế mà không biết rõ nguyên nhân gốc do chứng nào thì khó có thể tìm ra cách chữa đúng. Vì thế đông y cần phải biết diễn biến của bệnh lý tức là cái duyên hợp với cái nhân cho ra hậu qủa là đau bụng, như :
1.Cái duyên do thời tiết : tạo ra sự bế tắc khí hóa làm đau bụng nên có loại đau bụng do hàn tà ngưng trệ, có loại do ngoại cảm hàn thấp.
2.Cái duyên do đường kinh của tạng phủ : như hư hàn, thấp nhiệt, hư suy, khí trệ..tạo ra đau bụng do nhiều chứng khác nhau như chứng tỳ vị hư hàn, chứng trường vị thấp nhiệt, chứng can khí phạm tỳ, chứng tỳ dương hư suy, chứng thận dương hư suy, chứng can tỳ khí trệ, chứng phế tỳ khí hư, chứng tỳ thận dương hư..
3.Cái duyên do ăn uống: làm đau bụng có tên gọi là thương thực tích trệ, giun đũa nội nhiễu, thực trệ đàm trở..
4.Cái duyên do khí huyết : làm ra đau bụng như khí trệ huyết hư, huyết hư âm suy, trung khí hư tổn..
Đông y thống kê ra những cái duyên làm ra bệnh do nguyên nhân bên ngoài như phong, hàn, thử, thấp, táo, nhiệt, là do thời tiết. Nguyên nhân bên trong nói lên diễn tiến của bệnh lý như : tắc, trở, trệ, ứ, uất, bế, hạ, hãm, thổ, đàm, thương, kiệt, thắng, kết, độc, trùng, khí, huyết, thăng, giáng, thoát, uẩn, xí, nghịch..
Như vậy, hậu qủa của một bệnh do nhiều nhân-duyên khác nhau nên cách chữa cũng khác nhau phải vừa chữa được cái nhân, vừa chữa được cái duyên hay gọi là tùy duyên đối trị, nói cách khác tìm ra được cái nhân duyên gây bệnh là phải nhờ vào cách phân tích theo bát cương để tìm ra chứng. Rồi tùy duyên đối trị là phải chọn huyệt, chọn thuốc hay chọn cách ăn uống đối nghịch với chứng để lập lại thế quân bình khí hóa gọi là đối chứng trị liệu, như vậy phải thay đổi mỗi lúc mỗi khác nhau cho phù hợp với tình trạng diễn tiến của bệnh ngay lúc khám lâm sàng, nên đông y mới gọi là đối chứng trị liệu lâm sàng , vì vậy đông y không bao giờ cho bệnh nhân uống một loại thuốc nào liên tục trong thời gian dài suốt đời như tây y, như thế sẽ không còn đúng nghĩa đối chứng trị liệu lâm sàng nữa.
Cơ thể thay đổi, biến chuyển mỗi lúc mỗi khác gọi là khí hóa, sự khí hóa lúc nào cũng giữ được quân bình âm dương hòa hợp thì cơ thể khỏe mạnh, nhưng do bất cứ một nguyên nhân nào gây ra bệnh như thời tiết, ăn uống, tâm lý thần kinh, chấn thương.. cũng đều làm xáo trộn khí hóa của kinh mạch tạng phủ, cho nên muốn biết sự trục trặc của kinh mạch tạng phủ nào, phương pháp khám bệnh của khí công cũng phải dựa vào cách khám bằng Quy Kinh Chẩn Pháp, vừa nhanh, dễ, chính xác vừa tiện lợi hơn phương pháp bắt mạch của đông y đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm mới tìm ra được nguyên nhân.
Nhưng PHẦN ĐịNH BỆNH giúp chúng ta tìm ra chứng, chỉ là nguyên nhân do chứng, khi truy tìm nguyên nhân tại sao mà đường kinh hay tạng phủ đó bị chứng như thế thì cần phải suy luận biện chứng, lại là một khó khăn khác khi muốn học khoa đông y. Để giúp cho phần biện chứng có tính khoa học, giản tiện hóa và thấy rõ ngay được nguyên nhân, cho nên phương pháp khí công chữa bệnh đã sáng tạo ra phương pháp vẽ biểu đồ bệnh lý liên quan kinh mẹ-kinh con, vẽ được diễn tiến bệnh tình hư-thực và sinh khắc ngũ hành để giúp cho phần chữa bệnh được nhiều kết qủa.( sẽ xuất bản ở những tập sau ).
 
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: MỤC CÂU CHUYỆN ĐÔNG Y

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 3 Tháng 7 13, 2021 10:18 pm

PHẦN BA:  PHẦN CHỮA BỆNH
Phần thứ ba là phần chữa bệnh bằng phương pháp đối nghịch với chứng gọi là đối chứng trị liệu để tái lập lại sự quân bình khí hóa đã gây ra chứng bệnh ấy.
Khi phân biệt được bệnh ở kinh mẹ, kinh con, mới dùng phương pháp chữa bệnh của đông y theo nguyên tắc con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con, mục đích điều chỉnh lại sự khí hóa cho âm dương hòa hợp thuận ngũ hành. Khi biết phân biệt được tình trạng bệnh theo bát cương, mới có thể áp dụng cách chữa theo bát pháp như : Ôn, trấn, thanh, hòa, xuất, liễm, bổ, tả.
I- TÁM PHƯƠNG PHÁP ĐỐI CHỨNG TRỊ LIỆU
Cơ thể bị bệnh đều phải khám theo tứ chẩn, quy kinh chẩn pháp, xác định bằng huyệt trên lưng và các nguyên huyệt, tả huyệt trên các đường kinh ,để định được bệnh thuộc kinh nào, chứng âm hay dương, về khí hay huyết, bị hư hay thực, cơ thể hàn hay nhiệt, bệnh mới phát còn ở biểu hay đã vào lý, theo tiêu chuẩn Bát cương ( âm, dương, hư, thực, hàn, nhiệt, biểu, lý ), từ đó mới quyết định lập ra một trong tám phương pháp đối chứng trị liệu là Bát Pháp gồm có :
1-Cách sử dụng phương pháp ôn :
Ôn là làm ấm, nóng, sử dụng ngoại dược hay huyệt nội dược để chữa các bệnh đã làm cho cơ thể bị lạnh như phong hàn, thấp hàn, hư hàn, khí hư, hàn đàm hoặc dương hư, không dùng được phép ôn cho âm hư, huyết hư ( vì âm hư sinh nộI nhiệt ), nếu cơ thể mới bị hàn tà xâm phạm thì dùng phép ôn, nếu qúa hàn, phải dùng phép ôn mạnh hơn gọi là phép tăng nhiệt.
Nếu hàn ở thượng tiêu phải làm ấm phổi ( như bệnh ho suyễn hàn ).
Nếu bệnh hàn ở trung tiêu phải ôn trung hay lý trung tiêu làm ấm tỳ vị, như bệnh tỳ vị hư hàn, ăn không tiêu, không chuyển hóa, đông y có bài thuốc lý trung thang (gồm 4 vị là sâm, cương, truật, thảo).
Nếu bệnh ở hạ tiêu bị hư hàn (như đau bụng, tiêu chảy, tiểu nhiều..) phải tăng nhiệt phục hồi dương khí như phép hồi dương cố thoát, đông y có bài thuốc tứ nghịch thang (gồm 3 vị là chích thảo, càn cương, sanh phụ tử ).
2-Cách sử dụng phương pháp trấn :
Trấn là trấn áp, tác động trực tiếp lên hệ thần kinh làm cho không đau nhức gọi là trấn thống thần kinh để giảm đau, hoặc làm cho không sợ hãi gọi là định tâm an thần, đôi khi đau nhức do tuần hoàn khí huyết bị bế tắc chỉ cần giải khai chỗ bế tắc cho thông cũng sẽ hết đau, hoặc hỏa khí hoặc đờm, hay can khí nghịch lên trên cần phải trấn áp không cho lên mà đè xuống cũng gọi là phép trấn.
  3-Cách sử dụng phương pháp thanh
Thanh hoặc lương là làm mát chữa các chứng nóng thuộc ôn nhiệt gồm hai loại nhiệt : thực nhiệt và phiếm nhiệt.
Trị nóng thực nhiệt cần phải tả nhiệt trong trường hợp sốt nóng hừng hực.
Trị nóng phiếm nhiệt là nóng hâm hấp, lan tỏa không dữ dội, không cần phải tả hạ nhiệt nhanh, mà chỉ cần làm mát, cả hai cách đều là thanh, đông y gọi là thanh nhiệt, thanh khí, thanh huyết nhiệt giải độc, lương huyết nhiệt (làm mát máu).
Không được dùng phép thanh trong bệnh hư nhiệt cũng làm sốt nóng, hư cần phải bổ, phải dùng phép ôn bổ, nếu dùng phép thanh là sai lầm sẽ làm bệnh hư thêm .
Nếu bệnh nóng sốt ít thì thanh nhiệt ít, không được tả nhiệt nhiều, nếu không bệnh nhân bị lạnh, trong trường hợp sau khi thanh nhiệt bệnh nhân hết nóng sau đó lại bị nóng trở lại là trong người còn có phong tà chưa ra cần phải đuổi phong ra (gọi là khu phong, trục phong), phải chọn huyệt khu phong thanh nhiệt...
  4-Cách sử dụng phương pháp hòa :
Hòa là hòa giải sự xung khắc lẫn nhau giữa âm dương tương tranh, hàn nhiệt vãng lai, hư thực lẫn lộn, bán biểu bán lý, những trường hợp bệnh ở trung tiêu không thể dùng bổ, cũng không dùng được tả, không dùng được phép xuất, cũng không dùng được phép liễm, lúc đó phải dùng phép hòa giải, bao gồm cả phép khai thông chỗ bế tắc, phép thăng đưa khí lên khi khí bị hạ hãm, và phép giáng khi khí bị thượng nghịch hoặc bị ngăn chặn không xuống được.
   5-Cách sử dụng phương pháp xuất :
Xuất là làm cho ra ngoài bằng đường mồ hôi, đông y gọi là phép hãn.
Xuất cho ra ngoài bằng miệng, làm cho ói mửa thức ăn, đông y gọi là phép thổ.
Xuất cho ra ngoài bằng đường phân, đường tiểu, đông y gọi là phép hạ.
    a- Phép hãn :
Khi tà khí còn ở biểu như trong bệnh sốt nhiệt, ngoại cảm phong, hàn, nhiệt, bệnh thủy thủng, ban chẩn, và bệnh còn ở trên thượng tiêu chưa vào đến trung tiêu.. cần phải đuổi tà khí ra khỏi da lông bằng đường mồ hôi để tà khí không xâm nhập sâu vào cơ thể trong tạng phủ. Phát hãn mạnh trong bệnh ngoại cảm hàn, thấp hàn. Chứng phong, hỏa thử và táo, chỉ phát hãn nhẹ cho da vừa rịn mồ hôi là để đuổi tà khí ra mà không làm mất nước cơ thể, trong bệnh cảm nhiệt, thấp nhiệt.
Điều cấm kỵ không dùng phép hãn khi cơ thể hư nhược, gầy yếu, tân dịch khô khan ,da lông khô, môi họng khô, sốt âm ra mồ hôi trộm, bệnh đã vào đến trung tiêu làm đau bụng quanh rốn như sôi bụng, nếu phát hãn gây ra biến chứng nguy hiểm.
      b- Phép thổ :
Phép thổ là làm cho nôn mửa ra những thức ăn có độc hoặc những thức ăn lâu ngày không tiêu hóa còn giữ lại trong bao tử, hoặc đờm chặn cổ họng không xuống được khiến hay nôn oẹ muốn ói mà không ói ra được, hoặc nó làm khó thở, ngực đầy, uất nghẹn. Khi cơ thể muốn ói là chính khí ở trung tiêu còn mạnh, muốn đẩy tà khí ra không cho xâm nhập sâu vào cơ thể là một phản ứng tự động, cho nên trong cách chữa bằng phép thổ là giúp cơ thể tống tà khí ra không cho tà khí đi xuống sẽ hại đến trung tiêu là trường vị. Đông y thường sử dụng thuốc ngoại dược gây mửa ,có 5 loại gây mửa khác nhau :
-Do bao tử hàn hoặc thức ăn hàn, phải dùng thuốc làm ấm như gừng, quế.
-Do bao tử nhiệt hoặc thức ăn nhiệt, phải dùng thuốc mát như khổ trà, chi tử.
-Do dùng thức ăn để lâu hư thối, có độc, ăn không tiêu, muốn mửa không ra được, phải dùng nước muối hay bột cải.
-Do đờm nhớt chặn họng khó thở, cho mửa bằng nước vỏ quít.
-Do bao tử đầy hơi làm nghẹn thở, cho mửa bằng chỉ thiệt, hậu phác.
Cấm kỵ không được dùng phép thổ đối với người có cơ thể suy nhược, người già, phụ nữ có thai, người bị khí hư, mạch hoãn, băng huyết..
   c- Phép hạ :
Phép hạ là đuổi tà khí ở hạ tiêu ra khỏi cơ thể bằng phân và nước tiểu trong trường hợp trường vị tích trệ, tích nhiệt, tích độc sinh ra sốt, hoặc bón lâu ngày ,hoặc trường vị căng cứng đầy ăn không vào, hoặc kiết lỵ, hoặc mỗi lần đi cầu lỏng ra phân xanh kèm đau vùng bao tử là do tà khí còn tích ở trường vị chưa ra hết. Đông y thường sử dụng bài Thừa khí thang ( Tiểu thừa khí, đại thừa khí, điều vị thừa khí thang).
Cấm kỵ không được dùng phép hạ trong các trường hợp sau :
-Không thuộc bệnh tích trệ trường vị, bệnh nhân muốn ói không được cho xổ, cơ thể yếu thiếu hơi, thiếu khí, mạch vô lực, chứng âm hư tân dịch khô cạn, ăn uống ít, bao tử yếu, nhu động ruột không co bóp đẩy phân ra lầm tưởng là bón (bón giả ),hoặc phân ra nhão ít một thuộc bệnh trường ung ( ung thư ruột). Trong trường hợp bắt buộc phải dùng phép hạ thì bệnh hư sẽ hư thêm, nên phải tả hạ ít hơn, bổ hư nhiều hơn cho chính khí mạnh mới giúp bệnh mau bình phục.
6- Cách sử dụng phương pháp liễm
Liễm hay sáp là cầm giữ làm ngăn lại sự thoát mất tân dịch có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo trường hợp :
Liễm : như chứng đổ mồ hôi không cầm lại được phải liễm mồ hôi, chứng thoát khí phải liễm khí.
Cố : là củng cố, duy trì, gìữ lại, trong phép hồi dương cố thoát ,chứng thoát tinh phải cố tinh bổ thận.
Cầm : chứng băng lậu xuất huyết chảy máu phải cầm máu, chứng đái iả tiêu chảy không ngừng phải cầm tiêu chảy...
Phương pháp liễm tùy theo chứng bệnh để liễm, sáp, cầm, cố, có thể sử dụng huyệt bổ, có thể dùng huyệt tả để đạt được mục đích.
7- Cách sử dụng phương pháp bổ :
Bổ là phương pháp phục hồi hư tổn trong các bệnh thuộc hư chứng để làm cho cơ sở hay chức năng của tạng phủ mạnh lên giúp mau khỏi bệnh . Bổ có nhiều tên gọi tùy mỗi trường hợp khác nhau và bổ ở mỗi người mỗi khác theo nguyên nhân và xét theo hư thực :
Tuấn bổ : phải dùng cách bổ mạnh đối với bệnh hư nhiều.
Tư bổ : áp dụng trong bệnh mới hư nhẹ.
Điều bổ : áp dụng trong trường hợp người vốn hư yếu nay lại bị một bệnh khác như cảm mạo, phải vừa chữa bệnh vừa bổ hư gọi là điều bổ.
Dưỡng âm , tư âm : là bổ hư tổn phần âm.
Lương huyết : vừa bổ vừa làm mát máu gọi là lương huyết.
Hành khí, hoạt huyết : Làm cho khí huyết chạy trơn tru không trở ngại.
Ôn dương, thanh dương : là bổ hư tổn phần dương cho ấm lại hoặc cho mát lại.
Lý khí : Điều chỉnh, chấn chỉnh lại sự khí hóa, cho tạng phủ hoạt động mạnh hơn, tốt hơn.
Bệnh thực không được bổ, nếu không tà khí sẽ mạnh thêm khiến cho bệnh nặng hơn. Ngay cả trường hợp người vốn suy nhược lại mắc bệnh cảm, nếu chỉ bổ thì tà khí mạnh hơn chính khí làm bệnh nặng thêm, trường hợp này phải vừa tả tà khí vừa bổ chính khí.
Nhưng hãy coi chừng bệnh gốc là cực hư tương phản với dấu hiệu lâm sàng lầm tưởng là thực như mạch phù đại, mặt đỏ tối mà váng đầu, cần phải bổ không được tả làm hư thêm hư.
Nếu bệnh thủy hư có dấu hiệu môi miệng da khô không bổ thủy mà bổ hỏa càng làm mất thủy, hoặc ngược lại đáng bổ hỏa hư có dấu hiệu người lạnh, tiểu nhiều nước trong, da phù láng bóng, lại lầm bổ thủy làm thủy dập tắt mất hỏa thêm.
Áp dụng phương pháp bổ phải đúng nhu cầu của tạng phủ, chữa thuốc phải đúng với bệnh mới hết bệnh. Nhiều người sai lầm khi cảm thấy yếu hơi sức, mệt mỏi ăn uống không được nên đã lạm dụng thuốc bổ sâm nhung làm cho tỳ vị vốn đã hư thêm hư sinh no hơi sình bụng, tức ngực, khó thở ,mệt tim, xáo trộn áp huyết. Thực ra nguyên nhân của bệnh là tỳ vị hư hàn.
    8- Cách sử dụng phương pháp tả :
Tả là làm yếu đi, mất đi, đuổi đi, mục đích của cách dùng khác nhau nên có nhiều tên gọi khác nhau như
Tả thực : Khi sự khí hóa của đường kinh, qúa mạnh, hoặc có tà khí lưu trú ở tạng phủ, cần phải sử dụng huyệt tả trong ngũ du huyệt của đường kinh.
Tiết nhiệt : Khi tạng phủ có nhiều tà nhiệt làm hại đến tạng phủ khác, cần phải làm cho mất tà nhiệt của tạng phủ ấy đi thì gọi là tiết, khác với phép hãn là cho xuất mồ hôi ra ngoài cơ thể.( thường tả huyệt vinh hỏa, hoặc bổ huyệt vinh thủy ).
Trục hàn , tán hàn : Khi cơ thể có hàn tà ở thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu làm cho đầu lạnh, tay lạnh, chân lạnh, bụng lạnh..cần phải đuổi hàn tà cho mất đi hoặc cho đi chỗ khác gọi là trục hàn, tán hàn, (thường tả huyệt vinh thủy hoặc bổ huyệt vinh hỏa).
Khu phong ,trục phong : Khi cơ thể bị phong tà do môi trường, thời tiết lục dâm làm co rút gân cơ, bế tắc kinh mạch khiến sưng đau tê nhức, cần phải đuổi phong tà đi để cho kinh mạch được thông , gọi là khu phong ,trục phong.
Khử thấp : Khi cơ thể có thấp tà cần phải đuổi thấp bằng cách cho rịn mồ hôi chứ không phải cho xuất hãn gọi là khu, khứ, hoặc khử thấp.
Hóa tích, hóa ứ, hóa đờm : Khi cơ thể có một chỗ nào đó bị tắc nghẽn do huyết tụ, hoặc đờm tụ làm trở ngại sự tuần hoàn của kinh mạch, cần phải làm cho nó tan biến đi ra chỗ khác hoặc cho biến mất đi, gọi là hóa.
Tiêu trệ : Sử dụng phép tiêu làm cho tiêu mòn dần những vật tích tụ như khi tiêu hóa kém thức ăn còn chưa hấp thụ và chuyển hóa làm trở ngại sự khí hóa, hoặc biến thành đờm, hoặc tích khí, tích huyết thành khối như bệnh trưng hà ( một loại bướu tử cung), sán khí (một loại bướu đường ruột ), loa lịch (một loại bướu cổ ) gây khó thở, mệt, nặng bụng , căng tức, đầy hơi, ngăn nghẹn không được thông, cần phải làm cho mất tình trạng ấy đi gọi là tiêu. Bệnh có thực có hư, thực thì tả, hư thì bổ.
Những bệnh khí hư, tỳ suy ăn không tiêu, hoặc huyết hư làm cho thịt da chai sần sùi không được dùng phép tiêu, vì là bệnh thuộc hư cần phải bổ.
Giải biểu hàn, biểu nhiệt : Trong trường hợp bị ngoại cảm, phải đuổi hàn tà, nhiệt tà ra khỏi cơ thể không cho xâm nhập lấn sâu vào phần lý gọi là giải biểu.
II- THẾ NÀO LÀ ĐỐI CHỨNG TRỊ LIỆU
Khi đối chứng để trị cũng có nhiều cách để chọn thuốc, chọn huyệt hay ăn uống thích hợp như :
Có phong thì sơ phong, hoặc giải biểu, hoặc khử phong.
Có hàn thì tán hàn, ôn trung( làm ấm bên trong) Có thử thì thanh thử, lợi thấp.
Có thấp thì trục thấp.
Có táo thì nhuận táo.
Có nhiệt thì thanh nhiệt ( làm mát ) hoặc tiết nhiệt ( cho xuất mồ hôi).
Âm suy thì bổ âm, ích âm, dưỡng âm, kiện âm.
Dương dồn lên đầu hay dương thượng kháng phải tiềm dương, giữ dương.
Có hư phải bổ, có thực phải tả.
Có nhiệt kết phải thanh nhiệt tả hạ.
Bệnh ở biểu cho xuất.
Bệnh ở lý phải cho hòa, lý hư cho bổ trung, lý hãm cho thăng, lý tắc cho thông, lý yếu cho mạnh (kiện).
Trở phải cho hòa hoãn, điều hòa.
Trệ, tích, ứ , phải làm cho tiêu đi, cho thông, cho thư giãn.
Bế phải thông hạ cho thoát ra.
Hạ thì phải cầm giữ lại.
Hãm phải làm cho thoát cho thông.
Thổ ( oí mửa ) phải hòa khí.
Có đàm phải cho hóa, tiêu hoặc thông đàm.
Có thương (bị đau do thương tích ) phải lý khí chỉ thống ( cầm đau, giảm đau).
Có kiệt cạn phải bổ sung.
Có thống phải chỉ thống (đau phải giảm đau an thần).
Có kết phải giải kết tả hạ.
Có độc phải giải độc.
Có trùng phải sơ tiết khí cơ.
Có khí trệ phải thông khí.
Có huyết hư bầm phải hoạt huyết khử ứ.
Trọc khí thăng, hỏa nghịch, huyết thăng ( như sung huyết não, máu cam) phải cho giáng.
Khí huyết giáng phải cho thăng lên.
Thoát âm, dương, dịch chất, khí, huyết, phải cho thu liễm, cầm, cố.
Uẩn nhiệt tà phải cho xuất, tiết nhiệt.
Xí, phạm, phải cho hoạt, thông đi chỗ khác.
III-  ĐỐI CHỨNG TRỊ LIỆU LÂM SÀNG NHƯ THẾ NÀO?
Người chữa bệnh bằng huyệt gọi là nội dược ( médicaments internes hay points médicaments ) giống như một dược sĩ pha chế thuốc phải biết tác dụng của dược lý ( fonction énergetiques ) và hiểu rõ mục đích ,công dụng lợi hại của 10 loại chữa trị khác nhau để quyết định chọn ra một cách hoặc nhiều cách phù hợp theo tiêu chuẩn đối chứng trị liệu như :
1-Tác dụng tuyên ( dénoboturatéin ): để khơi chỗ bế tắc.
2-Tác dụng thông (diosolvant-antistase ): để thông trệ.
3-Tác dụng bổ ( tonic-antivide ): để củng cố bồi bổ cho mạnh.
4-Tác dụng tiết ( dilateur et secréteur ):để mở sự đóng chặt cho thoát ra.
5-Tác dụng khinh ( éliminateur de l’énergie perverse ) để trừ thực tà.
6-Tác dụng trọng ( anxrolytique ) : để an thần, trấn áp thần kinh.
7-Tác dụng hoạt ( activateur ) : để làm thông tiêu ứ đọng.
8-Tác dụng táo ( contre l’humidité ) : để làm khô, trừ thấp.
9-Tác dụng thấp ( contre la secheresse ) : để nhuận táo.
10-Tác dụng sáp ( anti-échappant ) : để cẩm giữ lại cho khỏi thoát ra mất.
IV-  ĐỊNH HƯỚNG TRỊ LIỆU
Sau khi phân tích bệnh theo bát cương, tìm nhân và duyên làm ra bệnh, mới có thể tùy duyên để đối duyên và định ra được hướng trị liệu phù hợp :
Thí dụ :
1-Chứng hàn tà ngưng trệ : hướng trị liệu là ôn trung tán hàn, tán hàn lý khí, chỉ thống. ( tức là làm ấm bên trong, đuổi lạnh, bổ khí, giảm đau ).
2-Chứng dương minh kết nhiệt hay chứng trường vị kết nhiệt : Hướng trị liệu là thanh nhiệt tả hạ ( làm mát, tống nhiệt theo ra đường tiêu tiểu ).
3-Thấp nhiệt nội trở : Khí nóng ẩm thấp làm đình trệ, trở ngại khí hoá bên trong. Hướng trị liệu là thanh nhiệt lợi thấp.
4-Khí trệ huyết hư : Khí không thông làm huyết bị ứ đọng hư, khô, bầm.. Hướng trị liệu là thư can, lý khí, hoạt huyết, khử ứ.
5-Tỳ vị hư hàn : Hướng trị liệu là bổ trung ích khí, ôn dương tán hàn.
6-Thương thực tích trệ : Do ăn uống không tiêu tích lũy bên trong làm tổn thương tạng phủ. Hướng trị liệu là Tiêu tích đạo trệ, lý khí chỉ thống, kiện tỳ hòa vị.
7-Trường vị thực nhiệt : Hướng trị liệu thanh nhiệt thông phủ.
8-Ngoại cảm hàn thấp : Hướng trị liệu ôn trung tán hàn trừ thấp.
9-Thấp nhiệt hạ bách : Thanh nhiệt, lợi thấp, thông phủ.
10-Can khí phạm tỳ : Hướng trị liệu sơ can , kiện tỳ.
11-Tỳ dương hư suy : Hướng trị liệu Ôn dương, kiện tỳ, lợi thấp.
12-Thận dương hư suy : Hướng trị liệu Ôn bổ thận dương

13-Thực trệ đàm trở : Hướng trị liệu Đạo trệ, thông phủ, hóa đàm.
14-Trung khí hư tổn : Hướng trị liệu Bổ trung ích khí, hoạt huyết hóa ứ.
15-Can tỳ khí trệ : Hướng trị liệu Giáng khí thông trệ.
16-Phế tỳ khí hư : Hướng trị liệu Bổ trung ích khí.
17-Tỳ thận dương hư : Hướng trị liệu Ôn bổ tỳ thận.
18-Huyết hư âm khuy : Hướng trị liệu Ích âm sinh tân.
19-Giun trùng nội nhiễu : Hướng trị liệu Sơ tiết khí cơ, an hồi chỉ thống.
V-   CÁCH PHỐI HỢP HUYỆT :
Qua thí dụ trên, chúng ta thấy mỗi hướng trị liệu là một cách phối hợp huyệt khác nhau thành tiêu chuẩn hóa như một công thức tương đương với các loại thuốc ngoại dược bào chế sẵn, đã có công hiệu được nhìn nhận có kết qủa qua nhiều đời. Một dược sĩ giỏi khi nếm thử một loạt thuốc không độc, có thể biết trong thuốc gồm có những chất gì, và công dụng dùng để chữa bệnh gì. Nhưng đối với người chữa bằng huyệt chỉ biết thành phần huyệt, nhưng chưa thể biết nó chữa được bệnh gì, vì nó chưa thành một công thức phối hợp huyệt.
Thí dụ có người hỏi 3 huyệt Túc tam lý, Tâm du, Cách du chữa bệnh gì ?
Ba huyệt này chỉ nói lên được hai đường kinh, có hai huyệt trên kinh Bàng quang là Tâm du, Cách du, và một huyệt Túc tam lý trên kinh Vị .Nó chưa phải là một công thức. Công thức huyệt đòi hỏi rõ ràng có đầy đủ yếu tố, huyệt nào bổ, huyệt nào tả, huyệt nào sử dung trước, huyệt nào sử dụng sau theo thứ tự ưu tiên quân thần tá sứ. Cho nên cũng ba huyệt này sẽ có các công thức khác nhau để chữa những bệnh khác nhau :
Ký hiệu x là tả, ký hiệu o là bổ, chúng ta có các công thức sau đây :
x Túc tam lý, x Tâm du, x Cách du = Chữa chứng tâm huyết nhiệt ứ trở.
o Túc tam lý, o Tâm du, o Cách du = Chữa chứng huyết hư phải liễm âm ích khí
x Cách du, x Tâm du, x Túc tam lý = Chữa chứng can phạm vị, can vị bất hòa.
x Tâm du, x Cách du, x Túc tam lý = Chữa chứng can vị nhiệt xung tâm .
o Tâm du, o Cách du, o Túc tam lý = Chữa chứng hàn đàm do vị hư.
x Cách du, o Tâm du, o Túc tam lý = Chữa chứng tâm vị ngăn cách.
Với 3 huyệt tráo đổi thứ tự chúng ta có 9 cách, mỗi cách bổ tả khác nhau như 9 cách đều bổ, 9 cách đều tả, 9 cách hai bổ một tả, 9 cách hai tả một bổ, chúng ta sẽ có 36 công thức chữa bệnh khác nhau.
VI-  PHỐI HỢP HUYỆT TRÊN LÂM SÀNG
Khi chúng ta có một công thức phối hợp huyệt, chúng ta phải xét đến tác dụng của công thức ra sao.
Thí dụ : Chúng ta có công thức chữa bệnh đau bụng tiêu chảy như :
x Thiên xu, x Thượng cự hư, x Khúc trì
Chúng ta tự đặt câu hỏi, tại sao phải chọn những huyệt này rồi lý luận xem có hợp lý hay không.
Huyệt Thiên xu và Thượng cự hư thuộc kinh Vị, có liên quan đến đại trường ( thổ dương sinh kim dương ). Khúc trì cũng là huyệt của kinh đại trường thuộc kim dương. Thổ thuộc thấp khí, nếu thấp hàn phải ôn bổ, nhưng hai huyệt này dùng phép tả là bị thấp nhiệt. Khúc trì là huyệt bổ của Kinh đại trường, nếu bổ Khúc trì sẽ làm cho nó bị nhiệt thêm do đó phải tả. Tại sao không tả huyệt Nhị gian là huyệt tả của kinh đại trường, nếu tả nó sẽ làm cho chức năng khí hóa của Đại trường yếu đi. Ở công thức này, người chọn huyệt để chữa không muốn làm yếu chức năng khí hoá của đại trường mà chỉ muốn thông đại trường để lợi thấp, bớt nhiệt. Cho nên công thức này dùng để thanh nhiệt lợi thấp thông phủ chữa bệnh đau bụng để đối trị với chứng có tên là Thấp nhiệt hạ bách, tức là cái nóng của bao tử tạo ra nhiều thấp nhiệt bức bách ở dưới bụng làm hại chức năng của đường ruột không thông.
Xét theo tinh-khí-thần ,công thức này chữa bệnh đau bụng do ăn thức ăn cay nóng, chiên xào làm bao tử phát nhiệt, không phải do nhiệt của tâm hỏa đưa xuống, vì nếu do tâm hỏa thực, phải tả kinh con là kinh vị, huyệt tả kinh vị là Lệ đoài.
Khi khám bệnh nhân trên lâm sàng bằng Quy Kinh Chẩn Pháp thì ngón tay thứ hai thuộc đại trường phải thực, bấm bẻ đầu ngón tay cứng đau. Ngón chân thứ hai thuộc kinh vị thực ,day vào đầu ngón chân ấy đau nhiều.
Nếu khám bằng huyệt thì huyệt Nhị gian ở đầu lóng xương thứ ba ngón trỏ bấm vào thấy đau nhiều. Vị thực thì bấm vào huyệt Lệ đoài ở góc móng ngón chân thứ hai đau. Khám trên lưng có huyệt Vị du bấm cảm thấy đau.
Nếu sờ vào vùng da bụng quanh rốn và bao tử cảm thấy nóng nhiều hơn vùng khác, nếu ấn đè mạnh bệnh nhân cảm thấy đau .
Nếu bệnh nhân bị đau bụng tiêu chảy mà có đủ các yếu tố theo Quy Kinh Chẩn Pháp như trên thì không phải tiêu chảy hàn, mà tiêu chảy nhiệt, phân lỏng nát, thối khắm, nóng rát hậu môn.
Như vậy bệnh đau bụng do chứng Thấp nhiệt hạ bách thì công thức đối chứng trị liệu đúng phải là Thanh nhiệt, lợI thấp, thông phủ .Và ba huyệt trên tạo thành một công thức giống như một loại thuốc bào chế sẵn rất phù hợp. Nếu công thức không đúng với bệnh lý trên lâm sàng thì không còn dùng được nữa, chẳng hạn như chưa dùng công thức mà bệnh nhân đã đi tiêu chảy nhiệt thì không cần thông mà chỉ cần thanh nhiệt lợi thấp cho nên phải khám lại, bây giờ bệnh do chứng gì làm ra, lý luận lại, công thức phải đổi khác cho phù hợp với đối chứng trị liệu.
VII-   ÁP DỤNG QUÂN THẦN TÁ SỨ TRONG TRỊ LIỆU 
Quân như một ông vua, một tổng thống, Thần như vị thủ tướng, phó thủ tướng, Tá như các vị bộ trưởng và thứ trưởng, Sứ như các vị đại sứ liên lạc với nước ngoài.
Đối với cách dùng thuốc đông y, tùy theo mục đích, sẽ chọn lựa một trong mười phương pháp như Tuyên, Thông, Bổ, Tiết, Khinh, Trọng, Hoạt, Táo, Thấp, Sáp. Thầy thuốc phải chọn vị thuốc nào chính yếu với liều lượng mạnh và nhiều hơn các vị khác để làm quân, vị thuốc nào có thể phối hợp với nó để làm tăng sức mạnh thêm cho quân thì gọi là thần ,liều lượng ít hơn .Vị thuốc nào có tính chất gia giảm, ngăn chặn, đề phòng biến chứng và có thể dung hòa sự khắc nghịch tương phản của thuốc dùng để phò tá cho các vị thuốc hoạt động hữu hiệu gọi là tá ,chọn vị thuốc nào dẫn đường đem toàn bộ sức mạnh của thuốc đến kinh mạch tạng phủ nào mình muốn chữa gọi là sứ.
Về dược liệu đông y, sau khi sắc một thang thuốc, người am hiểu quy luật trên chỉ cần nếm thuốc sẽ biết được vị thuốc nào là quân, thần, tá, sứ, biết được cả thuốc chữa theo phương pháp nào trong mười phương pháp, mùi vị của thuốc dùng để chữa tạng phủ nào, và mục đích chữa của thuốc là gì. Sở dĩ chọn các vị thuốc để có được bài thuốc chữa đúng bệnh này là dựa vào cách đối chứng trị liệu lâm sàng ,mà đối chứng trị liệu phải tìm ra được bệnh do định bệnh thuộc chứng nào, là nhờ ở phương pháp phân tích bệnh theo Bát Cương. Từ đó, khi nếm thuốc biết được thành phần thuốc chữa bệnh của người thầy cho toa thuốc là đúng, tay nghề cao hay tay nghề là dở, kém chưa có kinh nghiệm.
VIII-  PHỐI HỢP HUYỆT GIA GIẢM       
Phối hợp huyệt trên lâm sàng là đối chứng trị liệu, tùy vào bệnh lý khác nhau khi khám theo Quy Kinh Chẩn Pháp, rồi tùy vào hư thực của tổng thể, của tình trạng sức khỏe của mỗi người mỗi khác, tuy cùng một chứng giống nhau, nhưng cần phải thêm hoặc bớt liều lượng của thuốc gọi là gia giảm theo quân, thần, tá, sứ, để thành bài thuốc phù hợp hoàn chỉnh cho riêng từng người trong trường hợp dùng dược liệu.
Thí dụ công thức căn bản gồm bốn chất A (50%)+B ( 30%)+ C (15%)+D ( 5%), như vậy liều lượng A làm quân, B làm thần, C làm tá, D làm sứ. Nếu công thức thay đổi khác mà vẫn giữ 4 chất chính nhưng tỷ lệ khác A( 45%)+B (25% )+ C (15%)+ D ( 5% )+E (10%) có nghĩa là công thức đã gia thêm chất E làm tá , giảm liều của quân A và thần B.
Cách dùng ngoại dược thì thay đổI tỷ lệ liều lượng rồi bỏ chung vào nấu thành một hợp chất khác với hợp chất của nội dược bằng huyệt phải tuân theo quy luật sau:
Thứ tự ưu tiên huyệt nào sử dụng trước, huyệt nào sử dụng sau, giống như số mật mã, nếu sai thứ tự sẽ thành số khác để chữa bệnh khác, cho nên việc gia giảm trong công thức huyệt, thì gia có thể là thêm huyệt, có thể không thêm huyệt mà tăng thời lượng kích thích huyệt đó lâu hơn, còn giảm thì không phải bớt huyệt trong công thức căn bản mà giảm thời lượng kích thích huyệt đó nhanh hơn.
Thí dụ áp dụng toa thuốc chữa đau bụng tiêu chảy nhiệt vào ba loại bệnh nhân có thể trạng khác nhau, sẽ phải thêm vào một số huyệt khác nhau :
Công thức căn bản :
x Thiên xu, x Thượng cự hư, x Khúc trì
Ba huyệt đều là tả để tiết nhiệt, tả huyệt Thiên xu là thần, tả huyệt Thượng cự hư là chính với mục đích để thông phủ dùng làm quân, thời gian kích thích huyệt lâu hơn các huyệt khác, huyệt làm sứ là sẽ dẫn thuốc đi đâu, nên trong công thức này là tả huyệt Khúc trì làm sứ dẫn nhiệt thông xuống đại trường.
1-Loại bệnh nhân có sứ khỏe đầy đủ, không có bệnh khác đi kèm :
Đau bụng nhiệt do chỉ ăn những thứ nóng tạo nhiệt như mít, nhãn, xoài, chôm chôm, sầu riêng, ưa ăn chất cay nóng mà làm ra bệnh đầy bụng và đau bụng là do khí lực dư thuộc thực chứng không chuyển hóa. Công thức gia giảm như sau :
x Khúc trì, x Thiên xu, x Ủy dương, x Thượng cự hư
Lý luận biện chứng :
Tả Khúc trì làm sứ dẫn khí đaị trường đi xuống . Tả Thiên xu làm thần giúp chuyển hóa tiêu tích thực, giảm đau tức bụng ,tả Ủy dương làm tá thông hạ tiêu giải tỏa bớt nhiệt ở trường vị và tả lâu huyệt Thượng cự hư làm quân để tiết nhiệt thông phủ tống phân ra ngoài.
2-Loại bệnh nhân đang có bệnh Cao áp huyết thực chứng:
Đầu nóng chân lạnh, (khác với bệnh cao áp huyết do hư chứng, đầu mát, người không nóng, thường là bệnh mãn tính do dùng thuốc lâu dài ).Bệnh nhân vừa bị thực chứng của bệnh cao áp huyết vừa bị đau bụng nhiệt cũng là thực chứng, thực làm thêm thực khiến áp huyết sẽ tăng cao cần phải gia giảm như sau :
x Lệ đoài x Đại lăng, x Trung Quản,
x Thiên xu, x Ủy dương, x Khúc trì, x Thượng cự hư.
Lý luận biện chứng :
Mục đích áp dụng bài thuốc này là tiết hỏa, thông phủ. Hỏa thực truyền cho con là Vị thực, tả con làm mẹ yếu đi nên Lệ đoài và Đại lăng làm thần mở đường cho quân đánh thẳng vào bao tử thông xuống đại trường. Tả Lệ đoài cuối kinh Vị, góc móng chân thứ hai phía ngoài để làm mất nhiệt bao tử, vừa là tả con của Kinh Tâm bào khiến cho áp huyết không tăng được ,cắt hỏa kinh Tâm bào là Đại lăng ở giữa cổ tay trái để giảm áp huyết xuống
Dùng Trung Quản, Thiên xu và Ủy dương làm tá. Tả Trung Quản ở đoạn giữa giao điểm hai xương sườn nơi ức xuống rốn, để tả bớt nhiệt trung tiêu, tả Thiên xu để chuyển hóa tích trệ trường vị, day bấm Ủy trung để thông hạ tam tiêu.
Tả huyệt Khúc trì ở cùi chỏ nơi đầu lằn chỉ mặt ngoài khuỷu tay để làm sứ dẫn thuốc xuống thông hạ đại trường .
Tả Thượng cự hư lâu hơn các huyệt khác để làm quân, tả tiết nhiệt và thực tích ra ngoài, bệnh nhân sẽ cảm thấy khí huyết xuống chân nhiều hơn và bụng bớt đau nóng .
3-Loại bệnh nhân gầy yếu hư nhược nay lại bị chứng trường vị thấp nhiệt :
Bệnh bây giờ thuộc thực trong hư, bệnh đang đau cần tả trước cho mất thực mới bổ hư sau.
Áp dụng công thức tả trường vị thực nhiệt trước gồm ba huyệt căn bản Thiên xu, Thượng Cự hư. Khúc trì. Sau dùng 6 huyệt bổ của khí công :
x Thượng cự hư, xThiên xu, x Khúc trì
o Chiên trung, o Trung Quản, o Khí Hải, o Mệnh môn,
o Thận du.
Lý luận biện chứng :
Tả thời gian lâu hơn các huyệt khác ở Thượng cự hư làm quân cho bớt nhiệt hạ khí giảm đau. Tả Thiên xu làm thần. Khúc trì làm sứ và 6 huyệt bổ khí công làm tá để tăng cường sự khí hóa âm dương.
Nếu thiếu kinh nghiệm phân tích đựợc sự tác dụng của công thức huyệt có sẵn để áp dụng vào đối chứng trị liệu lâm sàng thì chứng và đối chứng không phù hợp sẽ không có kết qủa để tái lập lại sự quân bình khí hóa của tổng thể được lâu dài, chỉ là chữa ngọn, hoặc làm cho bệnh trở nặng nguy hiểm thêm.
IX- YẾU TÓ HẬU-BẠC TRONG TRỊ LIỆU :
Thuốc đông y khi sắc thuốc xong rồi nếm thử mùi vị sẽ có một trong năm vị nổi bật nhất đó là vị quân, là chất chính dùng để chữa bệnh trong thang thuốc, như vị đắng thuộc hỏa chữa tâm- tiểu trường, vị ngọt thuộc thổ chữa tỳ- Vị, vị cay thuộc kim chữa phế-đại trường, vị mặn thuộc thủy chữa thận-bàng quang, vị chua thuộc mộc chữa gan-mật. Nhưng nếu vị trong toàn thể chén thuốc nó nhạt, mùi phảng phất là loại thuốc nhẹ chữa những bệnh còn ở ngoài kinh mạch thuộc biểu chứng gọi là vị BẠC , ngược lại mùi vị thuốc nồng nặc, đậm đặc là loại thuốc mạnh chữa những bệnh đã xâm nhập vào lý hay vào tạng phủ, cần phải có thuốc mạnh hơn, để duy trì việc điều trị gọi là vị HẬU.
Đối với cách sử dụng khí công, hậu hay bạc do cách sử dụng huyệt chữa đã được chọn huyệt nào làm quân, huyệt nào làm thần, huyệt nào làm tá, sứ để quy định thời gian kích thích huyệt lâu hay mau, trong trường hợp truyền khí thì huyệt nào truyền nhiều, huyệt nào truyền ít. Nếu áp dụng hơ cứu huyệt cũng theo thời gian lâu mau ở mỗi huyệt mỗi khác. Khi huyệt đã nhận đủ liều lượng nó cần phải có tín hiệu giao cảm biết nóng, đau, rồi có phản xạ dẫn truyền ở bên hơ hay bấm huyệt, rồi có phản xạ dẫn truyền bên đối nghịch là thời gian cơ thể đang tiết ra thuốc nội dược để tự chữa bệnh, khi có phản xạ chống đối như co giựt, tránh né, từ chối, thì ngưng không nên tiếp tục sẽ có phản ứng xấu.
Có những trường phái chữa bệnh bằng dán cao nóng trên huyệt thay vì hơ hoặc bấm, kết qủa sẽ kém hoặc không kết qủa gì mặc dù công thức phối hợp huyệt đối chứng trị liệu đúng với chứng đã được định bệnh bằng cách phân tích bệnh theo bát cương. Tại sao lại không có kết qủa ?
Vì dán cao đều khắp thì tính chất vị thuốc là BẠC là loại thuốc nhẹ không đủ để chữa bệnh thuộc lý, dán cao trên các huyệt giống nhau không phân biệt thứ tự trước sau huyệt nào là quân, huyệt nào là thần, huyệt nào là tá, sứ, huyệt nào bổ, huyệt nào tả, cho nên công thức đúng mà cách kích thích huyệt không đúng cũng không chữa được bệnh có kết qủa như ý muốn.
Tóm lại, một căn bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau sẽ có những chứng khác nhau như bệnh đau bụng, bệnh nhức đầu là hai loại bệnh thông thường hay gặp có mấy chục nguyên nhân khác nhau dĩ nhiên sẽ do nhiều chứng khác nhau, cho nên việc định bệnh đúng cần phải biết phân tích bệnh theo bát cương, đối chiếu với cách khám bệnh vọng ,văn, vấn, thiết, tìm dấu hiệu lâm sàng tương ứng với tạng phủ bệnh để hiểu bệnh đó do chứng nào làm ra, rồi sau đó do kinh nghiệm tài năng của thầy thuốc mới quyết định công thức đối chứng trị liệu theo cách nào trong những cách chữa của đông y. Cho nên đông y không thể nào có một công thức tiêu chuẩn chữa một căn bệnh giống nhau cho tất cả mọi người, như vậy còn gì là cái tinh hoa của đông y về cách khám bệnh theo tứ chẩn, định bệnh theo bát cương và phối hợp huyệt trong đối chứng trị liệu lâm sàng cho từng bệnh nhân nữa.
 
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Trang trước

Quay về Chia xẻ Kinh Nghiệm Chữa Bệnh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến11 khách