Tiểu đường 93. Cách tìm bệnh bằng bộ thử nước tiểu

Nơi giúp đỡ lẫn nhau trau giồi kiến thức.

Tiểu đường 93. Cách tìm bệnh bằng bộ thử nước tiểu

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 5 Tháng 3 18, 2021 7:13 pm

Tiểu đường 93. Cách tìm bệnh bằng bộ thử nước tiểu cá nhân để phòng ngừa bệnh

Video : https://youtu.be/JlJcqnVw5zI


Ý nghĩa 10 thông số trong xét nghiệm nước tiểu có thể giúp chẩn đoán bệnh lý hiệu quả.
Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp biết được những bệnh gì?
Có thể không biết rằng nước tiểu chứa đựng những thông tin vô cùng giá trị về sức khỏe. Xét nghiệm nước tiểu rất hữu ích trong việc hỗ trợ cho chẩn đoán, theo dõi và điều trị một số các loại bệnh. Vậy cụ thể việc xét nghiệm nước tiểu biết bệnh gì?



Xét nghiệm nước tiểu là phương pháp kiểm tra những thành phần khác nhau có trong nước tiểu, nhờ đó mà có thể phát hiện được một số bệnh lý của cơ thể. Trong nhiều trường hợp, sẽ có một số phương pháp khác được thực hiện cùng với xét nghiệm nước tiểu để có thể đưa ra những kết luận chính xác nhất về tổng thể những vấn đề cơ thể mà bệnh nhân gặp phải ví dụ:
– Nếu xuất hiện máu trong nước tiểu thì có khả năng xuất hiện một số bệnh ở thận, hệ tiết niệu hoặc bàng quang.
– Nếu có nồng độ đường trong nước tiểu vượt ngưỡng an toàn thì có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
– Phát hiện protein trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của một bệnh thận, dấu hiệu của tổn thương thận.
– Thông qua quá trình phân tích sinh hoá trong nước tiểu sẽ giúp hỗ trợ và chẩn đoán bệnh sỏi thận, u tủy
-Nếu phân tích dưới kính hiển vi tế bào (tế bào học) có thể hỗ trợ trong việc chẩn đoán và điều trị ung thư bàng quang. Thông thường sẽ có 11 chỉ số trong kết quả xét nghiệm nước tiểu. Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu có bất thường thì người bệnh thường được chỉ định thực hiện thêm những xét nghiệm khác để tìm ra nguồn gốc của vấn đề. Xét nghiệm nước tiểu biết bệnh gì? Hãy điểm qua một vài bệnh sau đây:

Ung thư tinh hoàn:
Hormone Beta-HCG được bánh rau sản sinh ra khi người phụ nữ mang thai. Điều đáng chú ý là hormone này cũng được tiết ra từ một số khối u và trong đó có ung thư tinh hoàn. Việcxét nghiệm nước tiểu sẽ giúp chẩn đoán được có bị ung thư tinh hoàn hay không.

Bệnh tiểu đường:
Ở những người bị bệnh tiểu đường, đường sẽ tích tụ lại trong máu khiến thận rất khó lọc bỏ. Do đó lượng đường thừa sẽ được bài xuất ra nước tiểu. Khát nước nhiều và tiểu nhiểu là những triệu chứng được coi là dễ phát hiện nhất của bệnh tiểu đường. Nước tiểu sẽ có mùi ngọt nếu bị tiểu đưuòng. Ở các bà bầu, thai nghén cũng làm thay đổi cách thức lọc máu của thận và do đó nước tiểu có mùi “ngòn ngọt”, nhờ đóxét nghiệm nước tiểucũng cho biết có thai hay không.

Nhiễm trùng tiết niệu:
Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng xảy ra ở bất cứ nơi nào trên hệ tiết niệu, dù đó là thận, niệu quản, bàng quang hay niệu đạo. Các triệu chứng của nhiễm trùng tiết niệu khá rõ ràng và có thể kể đến như thường xuyên mót tiểu, thấy đau khi đi tiểu, nước tiểu có màu đục hoặc thậm chí nước tiểu có màu hồng đỏ và nước tiểu khá nặng mùi. Đây là căn bệnh tương đối phổ biến và hoàn toàn có thể được phát hiện bằng xét nghiệm mẫu nước tiểu đơn giản.Bệnh tiết niệu là gì?

Huyết khối: Các nhà khoa học đang nghiên cứu một sản phẩm có thể phát hiện huyết khối bằng mộtxét nghiệm nước tiểuđơn giản. Tương tự như thử thai tại nhà, que thử này sẽ tìm những chỉ dấu sinh học trong nước tiểu để chỉ ra những trục trặc bên trong cơ thể.

Mất nước: Ở trạng thái sức khỏe tốt thì nước tiểu thường có màu nhạt và gần như là không màu. Tuy nhiên, nếu nước tiểu có màu vàng sẫm, thậm chí đôi khi như màu hổ phách thì có thể là dầu hiệu đang bị mất nước. Nếu không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày thì nước tiểu sẽ bị cô đặc và có nồng độ các chất cặn bã vượt mức khiến cho nó có màu sẫm hơn.

Ung thư vú: Pteridines là tên gọi của một nhóm chất chuyển hóa được bài xuất ra nước tiểu. Người ta thấy rằng các bệnh nhân ung thư sẽ bài xuất chất này nhiều hơn mức bình thường và điển hình là ở bệnh nhân ung thư vú. Việc xác định lượng pteridines trong nước tiểu của một người sẽ giúp phát hiện ung thư trước khi chụp X quang vú.

Các chỉ số trong xét nghiệm nước tiểu

I-Leukocytes (LEU ca):Tế bào bạch cầu.
Bình thường âm tính; chỉ số cho phép: 10-25 Leu/UL. Khi nước tiểu có chứa bạch cầu, thai phụ có thể đang bị nhiễm khuẩn hoặc nấm (có giá trị gợi ý nhiễm trùng tiểu chứ không khằng định được). Trong quá trình chống lại các vi khuẩn xâm nhập, một số hồng cầu đã chết và thái ra đường tiểu. cần xét nghiệm nitrite để xác định vi khuẩn gây viêm nhiễm.



II-Nitrate (NIT):T
Thường dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng đường tiểu. – bình thường âm tính. chỉ số cho phép: 0.05-0.1 mg/dL. Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường niệu tạo ra 1 loại enzyme có thể chuyển nitrate niệu ra thành nitrite. Do đó nếu như tìm thấy nitrite trong nước tiểu có nghĩa là có nhiễm trùng đường niệu. Nếu dương tính là có nhiễm trùng nhất là loại E. Coli.

III-Urobilinogen (UBG):

Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật, bình thường không có. Chỉ số cho phép: 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L, đây là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của bilirubin. Nó cũng được thải ra ngoài cơ thể theo phân. Chỉ có một lượng nhỏ urobilinogen có trong nước tiểu. Urobilinogen có trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh về gan (xơ gan, viêm gan) làm dòng chảy của dịch mật từ túi mật bị nghẽn.

IV-Billirubin (BIL):

Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật, bình thường không có, Chỉ số cho phép: 0.4-0.8 mg/dL hoặc 6.8-13.6 mmol/L, đây là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của hồng cầu. Nó đi ra khỏi cơ thể qua phân. Billirubin bình thường không có trong nước tiểu. Nếu như billirubin xuất hiện trong nước tiểu nghĩa là gan đang bị tổn thương hoặc dòng chảy của mật từ túi mật bị nghẽn.

V-Protein (pro): đạm

Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hay có nhiễm trùng, bình thường không có chỉ số cho phép: trace (vết: không sao); 7.5-20mg/dL hoặc 0.075-0.2 g/L. Nếu xét nghiệm phát hiện trong nước tiểu chứa protein, tình trạng của thai phụ có thể liên quan đến các chứng: thiếu nước, mẫu xét nghiệm chứa dịch nhầy, nhiễm trùng đường tiểu, tăng huyết áp, có vấn đề ở thận… Vào giai đoạn cuối thai kì, nếu lượng protein nhiều trong nước tiểu, thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật, nhiễm độc huyết. Nếu thai phụ phù ở mặt và tay, tăng huyết áp (h140/90mmHg), cần được kiểm tra chứng tiền sản giật ngay. Ngoài ra, nếu chất albumin (một loại protein) được phát hiện trong nước tiểu cũng cảnh báo thai phụ có nguy cơ nhiễm độc thai nghén hoặc mắc chứng tiểu đường.

- Đây là dấu hiệu cho thấy đang có bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hay bị nhiễm trùng.
- Cơ thể khỏe mạnh bình thường không có
Dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý ở thận
- Bình thường không có
- Chỉ số thông thường: trace (vết: không sao) 7.5-20mg/dL hoặc 0.075-0.2 g/L
Nếu xét nghiệm Protein trong nước tiểu dương tính có bị làm sao không?

Tình trạng rò rỉ protein trong nước tiểu cho thấy các bộ lọc trong thận, vốn có tác dụng loại bỏ chất thải và nước khỏi cơ thể, bị tổn hại. Những người có bệnh tiểu đường, cao huyết áp khó kiểm soát hoặc béo phì nặng dễ có nguy cơ bị hội chứng protein niệu (protein có trong nước tiểu)
Thận là cơ quan đào thảo các chất cặn bã và chất độc hại ra khỏi cơ thể. Nếu trong nước tiểu mà có lẫn Protein vượt quá mức cho phép chứng tỏ thận đang có vấn đề và đang bị tổn hại. Những người bị bệnh béo phì, tiểu đường... thường là những người có vấn đề về thận, và vì thể khi xét nghiệm nước tiểu sẽ luôn phát hiện ra có lẫn một lượng lớn Protein.
Thông thường, ở một người khỏe mạnh, có hệ bài tiết hoạt động tuyệt vời thì hầu như sẽ không phát hiện thấy có protein trong nước tiểu, và nếu có thì chỉ số cũng rất thấp (10-140mg/l hoặc 1-14mg/dl trong 24 giờ).
Nếu như trong quá trình xét nghiệm nước tiểu mà thấy có một lượng lớn protein bị thất thoát mỗi khi đi tiểu, có khả năng cao bệnh nhân đã bị mắc chứng bệnh rất nghiêm trọng – thận hư. Và nếu bệnh nhân hay thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn và tay chân cứ tự nhiên sưng phồng thì khả năng 100% đã mắc bệnh. Nguy hiểm nhất là tình trạng những cục máu đông được tạo thành ở phổi có thể gây tử vong cho người bệnh nếu không được điều trị sớm.

VI-Chỉ số pH:
Đánh giá độ acid của nước tiểu, bình thường: 4,6 – 8. dùng để kiểm tra xem nước tiểu có tính chất acid hay bazơ. pH=4 có nghĩa là nước tiểu có tính acid mạnh, pH=7 là trung tính (không phải acid, cũng không phải bazơ) và pH=9 có nghĩa là nước tiểu có tính bazơ mạnh.

Mức độ pH trong nước tiểu cao có thể cho biết cơ thể đang bị lấy đi các chất kiềm ở mô cơ thể để làm vùng đệm cho cơ thể đang trong tình trạng quá acid, hoặc đó chỉ đơn giản là do một số khoáng chất kiềm dư đã được loại bỏ bởi cơ thể.
Khi độ pH nước tiểu <6,0 trong thời gian dài thì nó là một dấu hiệu dịch cơ thể quá acid và thận phải làm việc nhiều để giải thoát cơ thể khỏi môi trường acid.
Độ pH trong nước tiểu đánh giá tình trạng toan kiềm của quá trình chuyển hóa và hệ hô hấp. pH còn đánh giá tính acid hoặc kiềm của nước tiểu thông qua nồng độ ion H+ tự do trong nước tiểu, theo các bác sĩ thì pH =7.0 là giá trị trung tính của nước tiểu. Độ pH đánh giá khả năng duy trì nồng độ ion H+ trong huyết tương và dịch ngoại bào của ống thận trên cơ thể. Thận là nơi duy trì cân bằng acid- base chủ yếu qua sự tái hấp thu muối và làm bài tiết hydro, ion amoni của ống thận. Sự bài tiết nước tiểu tính acid hoặc tính kiềm từ thận là một cơ chế vô cùng quan trọng để duy trì sự hằng định pH trong cơ thể.

Trường hợp nước tiểu có tính acid (pH <6)
Nếu làm xét nghiệm nước tiểu mà có độ pH <6 thì rơi vào các trường hợp sau:
- Cơ thể đang bị suy thận cấp, có triệu chứng tiểu đường nhiễm keton acid, bị tiêu chảy, nôn ói nhiều hay gặp phải hội chứng ure huyết cao hoặc do nhịn đói lâu ngày .
- bị nhiễm trùng tiểu do E.Coli
- Bị toan hô hấp do ứ CO2 : cụ thể là do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD ) và do bị HEN nặng .
- Do giảm kali máu : Triệu chứng này là do ăn uống kém
- Điều trị lợi tiểu nhóm thiazide để tạo ra nước tiểu có tính acid.
- Do chế độ ăn uống hằng ngày có nhiều đạm và thịt sẽ làm acid hóa nước tiểu.
- Tiểu đạm : do cơ thể đang bị suy thận mạn, đái tháo đường , bị tăng huyết áp ,nhiễm độc thai nghén hoặc thiếu nước .
- Tiểu ceton : do bị đái tháo đường nhưng không điều trị tốt, ăn ít những đồ ăn có chứa cabonhydrate, do nghiện rượu hay do thai suy dinh dưỡng.
- Tiểu máu : Do bị nhiễm trùng tiểu, sỏi thận và bướu bàng quang, bướu thận, hoặc là do viêm niệu quản , bàng quang, niệu đạo...
Trường hợp nước tiểu có tính kiềm (pH >8): Tình trạng này xảy ra ở những trường hợp sau:
- bị nhiễm trùng tiểu do proteus và pseudomonas gây phân hủy urea .
- Cơ thể bị toan hóa ống thận hoặc suy thận mạn.
- Kiềm chuyển hóa do nôn ói nhiều.
- Kiềm hô hấp do tăng thông khí hoặc do thở nhanh.
- Vi trùng từ nhiễm trùng tiểu làm nước tiểu của có tính kiềm.
- Do ăn nhiều rau quả đặc biệt là cây họ đậu, cam quít nên dễ làm kiềm hóa nước tiểu.


VII-Blood (BLD):
Dấu hiệu cho thấy có nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, hay xuất huyết từ bàng quang hoặc bướu thận, bình thường không có, Chỉ số cho phép: 0.015. 0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/ UL. Viêm, bệnh, hoặc tổn thương thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo có thể làm máu xuất hiện trong nước tiểu.

-Blood là dấu hiệu cho thấy có thể nhiễm trùng đường tiểu, bị sỏi thận, hay xuất huyết từ bàng quang hoặc bướu thận.
-Trạng thái cơ thể bình thường không có
- Chỉ số ở mức cho phép: 0.015

Đối với một cơ thể khỏe mạnh cân bằng thì độ pH nước tiểu hơi acid vào buổi sáng pH 6,5-7 và sẽ dần trở nên kiềm hơn vào buổi tối pH 7,5-8. Tuy nhiên độ pH bình thường của nước tiểu có thể dao động và ở mức chấp nhận được từ mức không khỏe mạnh pH 4,6 đến pH > 8 .

VIII-Specific Gravity (SG):
Trọng lượng riêng đánh giá nước tiểu loãng hay cô đặc (do uống quá nhiều nước hay do thiếu nước), bình thường: 1.005 – 1.030

IX-Ketone (KET):
Dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát, chế độ ăn ít chất carbohydrate, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài. Bình thường không có hoặc đôi khi có ở mức độ thấp đối với phụ nữ mang thai, chỉ số cho phép: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L, đây là chất được thải ra ở đường tiểu, cho biết thai phụ và thai nhi đang thiếu dinh dưỡng hoặc mắc chứng tiểu đường. Khi phát hiện lượng kentone, kèm theo các dấu hiện chán ăn, mệt mỏi, thai phụ nên được bác sĩ chỉ định truyền dịch và dùng thuốc. Để giảm hết lượng kentone, thai phụ nên thư giãn, nghỉ ngơi và cố gắng không bỏ bất kỳ bữa ăn nào

X-Glucose (Glu):
Dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường bình thường không có hoặc có thể có ở phụ nữ mang thai. Chỉ số cho phép: 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L. Là một loại đường có trong máu. Bình thường thì trong nước tiểu sẽ không có hoặc có rất ít glucose. Khi đường huyết trong máu tăng rất cao, chẳng hạn như đái tháo đường không kiểm soát thì đường sẽ thoát ra nước tiểu. Glucose cũng có thể được tìm thấy bên trong nước tiểu khi thận bị tổn thương hoặc có bệnh.

- Hay có ở bệnh nhân tiểu đường
- Bình thường: Không có hoặc Có thể có ở phụ nữ mang thai.
- Chỉ số thông thường: 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L
- Được coi là một loại đường tồn tại trong máu. Bình thường thì trong nước tiểu sẽ không có hoặc có rất ít lượng đường Glucose. Những người có lượng đường huyết trong máu cao, bị bệnh đái tháo đường hoặc thận bị tổn thương thì sẽ cho kết quả xét nghiệm có một lượng lớn Glucose trong nước tiểu.
- Nếu như là người thích đồ ngọt và dùng nhiều đồ ngọt, đặc biệt dùng trước khi xét nghiệm nước tiểu thì việc xuất hiện Glucose trong nước tiểu là điều bình thường. Nhưng nếu không dùng đồ ngọt trong vòng 12 tiếng trước khi xét nghiệm, hoặc không phải là người nghiện đồ ngọt mà đến lần thứ hai xét nghiệm vẫn thấy có Glucose trong nước tiểu thì nguy cơ cao đã bị bệnh tiểu đường.


XI-ASC (Ascorbic Acid):
Chất thải trong nước tiểu để đánh giá bệnh về thận, – chỉ số cho phép: 5-10 mg/dL hoặc 0.28-0.56 mmol/L. Nếu dùng nhiều thức ăn ngọt trước khi xét nghiệm, sự xuất hiện của hàm lượng glucose trong nước tiểu là điều bình thường. Nhưng nếu lượng đường ở lần xét nghiệm thứ hai cao hơn lần đầu, đây là dấu hiệu cảnh báo có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu có kèm các chứng mệt mỏi, luôn khát nước, sụt cân, nên đến bác sĩ để được kiểm tra lượng đường huyết.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Quay về Chia xẻ Kinh Nghiệm Chữa Bệnh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến12 khách

cron