Tiểu đường 81. Sự không cân bằng của pH thực phẩm vớ

Nơi giúp đỡ lẫn nhau trau giồi kiến thức.

Tiểu đường 81. Sự không cân bằng của pH thực phẩm vớ

Gửi bàigửi bởi admin » Chủ nhật Tháng 12 13, 2020 8:00 pm

Tiểu đường 81. Sự không cân bằng của pH thực phẩm với pH của hệ tiêu hóa gây ra bệnh

Video bài giảng : https://youtu.be/ZBtYLQuL65U

I-Tìm hiểu sự hoạt động pH của hệ tiêu hóa :
pH là chỉ số đo đôo hoát động của Hydro, (hoạt độ hay power of hydrogen) của các ion H₃O⁺ (H+) trong các dung dịch là độ acid hay kiềm (base), từ nồng độ acid cao nhất là pH 0 đến độ kiềm cao nhất pH 14, thì pH trung tính là 7, nếu pH lớn hơn 7 là kiềm tính hay gọi là pH dương, nếu pH thấp hơn 7 là acid gọi là pH âm, pH của máu giữa ranh giới âm dương là trung tính từ 6,5-7,5.
Giá trị pH trong thực phẩm là chất ion hydro tự do có trong thực phẩm, trọng lượng phân tử Hydro là 1. Nếu pH là 3 có nghĩa nồng độ ion hydro được tính bằng logarithm lũy thừa là 1 nhân với 10 lũy thừa trừ 3 hay 0,001mol/l, nếu pH 6 là 1 x 10 lũy thừa trừ 6 hay 0,000001mol/l, như vậy nồng độ ion hydro càng giảm thì pH càng tăng. mỗi cấp độ lớn hơn gấp 10 lần so với cấp độ tiếp theo.Ví dụ: độ pH 9 có tính kiềm cao hơn 10 lần so với độ pH 8. Độ pH 2 có tính acid gấp 10 lần độ pH 3 và có tính acid gấp 100 lần so với giá trị pH 4.
Hầu hết các loại thực phẩm đều nghiêng về acid, khi thức ăn vào cơ thể đều phải được bộ máy của hệ tiêu hóa phân hủy, tạo ra vi khuẩn lên men để tiêu hóa thức ăn, nên tuyến nước ḅọt là tuyến đầu của cơ quan tụy tạng sản xuất ra men tiêu hóa gọi là enzym amylase có pH trung tính 6,5-7,5 để phân hủy tinh bột đường, tây y gọi là carbohydrat, và báo cho chức năng tuyến tụy là tế bào beta chuẩn bị chế tạo insulin hay tế bào alpha chuẩn bị chuyển hóa đường dự trữ glycogen trong gan thành glucose để cân bằng đường huyết trong máu
Khi thức ăn xuống phần đầu bao tử thì hệ tiêu hóa làm nhiệm vụ co bóp tiêu hóa thức ăn với pH có nồng độ giảm dần từ pH 6,5 xuống pH 4, để thức ăn lên men, men tiêu hóa gọi là các enzym do tụy tạng cung cấp, có 3 loại enzym tiêu hóa là Trypsin, Pepsin và Lipase.
a-Enzym Pepsin ở đáy bao tử có độ pH acid tối ưu 1.5, giúp phá vỡ chuỗi protein trong thức ăn thành những khối nhỏ hơn, thành các chuỗi peptit nhỏ hơn.
b-Enzym Trypsin có độ pH kiềm khoảng 7,5-8 hoạt động trong ruột non chuyển thức ăn thành các acid amin là các chất bổ,
c-Enzym lipase là một enzym tiêu hóa của cơ thể và chỉ có một nguồn gốc duy nhất là do tuyến tụy sản vừa đủ để tiêu hóa thức ăn, được vận chuyển qua các ống tụy vào tá tràng giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu tinh bột ở ruột non diễn ra dễ dàng hơn, sau đó thực hiện chức năng chuyển đổi chất béo trung tính trong cơ thể thành các acid béo như chuyển đổi mỡ và triglycerid trong cơ thể thành các acid béo và glycerol.
Nếu xét nghiệm nồng độ lipase trong máu bị tăng có nghĩa là tuyến tụy bị tổn thương làm tuyến tuỵ bị viêm trong bệnh viêm tụy cấp hay viêm tụy mạn, thì đồng thời enzym amylase cũng tăng, thì pH nước bọt tăng kiềm, có cảm giác nước bọt ngọt là bệnh của tuyến tụy gây ra đau bụng vùng thượng vị.
Tăng nồng độ lipase cũng ảnh hưởng đến bệnh tắc viêm túi mật, tắc ruột, bệnh gan.
Đau bụng: là triệu chứng hay gặp nhất ở những người bị viêm tụy. Đau bụng vùng trên rốn sau lan sang 2 bên bụng và ra sau lưng. Đau không thường xuyên, hiện tượng đau tăng lên sau khi ăn nhiều thức ăn chứa chất béo hay uống rượu.
Đau bụng âm ỉ lúc đầu, sau thấy đau quặn thành từng cơn dữ dội có thể liên tiếp nhau. Tình trạng này có thể kéo dài một vài giờ.
Vàng da: có thể thấy vàng da nhẹ sau cơn đau vài giờ.
- Rối loạn tiêu hóa: nôn, buồn nôn. Có thể thấy bụng chướng và đau.
- Bệnh nhân có thể sốt, tăng nhịp tim.
- Hiện tượng gầy yếu: do đau bụng bệnh nhân không ăn được nhiều, giảm hấp thu chất dinh dưỡng làm bệnh nhân gầy sút cân.
- Do thiếu men tụy nên có thể thấy hiện tượng phân có lẫn chất nhầy, màu phân nhạt, mùi khó chịu, phân lỏng.
Khi dưỡng trấp xuống phần đáy bao tử, nơi đây sản xuất ra acid cực mạnh là acid hydrochloric có nồng độ pH 1,5 lái phân huỷ thức ăn lần nữa và tiêu diệt loại bỏ các vi khuẩn không cần thiết để dưỡng trấp xuống ruột non lại hấp thụ nhiệt tăng kiềm tính có nồng độ pH trung tính 6-7,4 để hấp thụ chất dinh dưỡng vào máu, nên khi đo pH nước bọt 6,5-7,5 cùng trung tính 6-7.4 của ruột non, là biết pH máu không bị nhiễm acid gọi là nhiễm toan hay bị nhiễm kiềm.
Cặn bã thức ăn xuống ruột già để loại bỏ chất xơ khó tiêu với nồng độ pH 5 và hấp thu lại nước trong môi trường kiêm pH 8 alkaline

II-Chọn pH của thực phẩm sai không phù hợp với cơ thể sẽ gây ra bệnh nhiễm toan hay nhiễm kiềm.
1-Thức ăn nấu chín
Khi thức ăn để ngoà̀i không khí thời gian lâu thức ăn sẽ có mùi chua thiu là thứ ăn đã bị lên men pH giảm dần kiềm và tăng dần acid, là do vi khuẩn, do đó muốn bảo quản thức ăn không bi vi khuẩn làm hư hại thức ăn, chúng cần phải được bảo qủa trong môi trường lạnh là tủ lạnh hay môi trường nóng là đun nóng, xấy khô... mới giữ được thức ăn lâu ngày không bị chua, thiu, thối....
Vi sinh vật gồm nấm men, nấm mốc, và vi khuẩn, nhất là vi khuẩn độc hại gâybệnh chết người là Clostridium botulinum, tạo ra một dạng tiềm sinh gọi là bào tử, phải được diệt khuẩn vô trùng thương mại, trước khi đóng hộp kín không còn nước và oxy. Những bào tử này là cực kỳ khó giết và có thể tồn tại trong nhiều năm, chờ đợi một cơ hội để phát triển làm thay đổi môi trường pH trung tính trong thực phẩm, chỉ có pH rất thấp hoặc rất cao mới ngăn cản được vi khuản này phát triển, nên trong thực phẩm đóng hộp kín phải tạo ra môi trường pH acid để bảo quản được lâu, do đó khi ăn thực phẩm đóng hộp qúa hạn an toàn dễ ngộ độc thần kinh gây chết người hay bị bệnh ung thư do vi khuẩn Clostridium botulinum.
III-Dấu hiệu rối loạn cân bằng pH
Sự mất cân bằng pH trong máu có thể dẫn đến hai tình trạng: nhiễm toan và nhiễm kiềm là hai biến chứng quan trọng của rối loạn đường huyết.
Nhiễm toan là tình trạng máu quá chua hoặc độ pH trong máu dưới 7,35.Nhiễm kiềm có nghĩa là máu có độ pH trong máu cao hơn 7,45.
Có nhiều loại nhiễm toan và nhiễm kiềm khác nhau dựa trên nguyên nhân cơ bản.
Có hai dấu hiệu dễ thấy là bệnh thuộc phổi làm rối loạn hô hấp, và rối loạn chức năng của thận gọi là bệnh chuyển hóa của thận.

IV-Các loại nhiễm toan
Là hậu qủa của cơ thể của những người kiêng đường, thiếu đường trong máu và cả ở những người có đường huyết cao mà pH máu thấp nghiêng về acid do ăn thực dưỡng sai có nhiều rau củ qủa có chỉ số đường GI thấp, nhưng lại có pH acid, gây ra 2 loại bệnh nhiễm toan hô hấp và nhiễm toan chuyển hóa.
1-Nhiễm toan hô hấp :
Nguyên nhân theo tây y do phổi không thể loại bỏ đủ carbon dioxide khi thở ra, dấu hiệu thở ra ngắn hơi gọi là hen suyễn, khi thở ra thì lõm ngực vào, hen suyễn dẫn đến 2 bệnh khác nhau là bệnh khí thủng phổi và tắc nghẽn phổi, và nặng nhất là viêm phổi.
Khí thủng phổi là một số xoang phối vỡ ra không còn hoạt động co bóp đẩy khí carbon dioxide ra, và không thu được oxy vào máu, còn tắc nghẽn khí phổi do các xoang phổi bị sưng viêm chèn ép cũng làm khó thở ra và nặng hơn làm viêm phổi.
Triệu chứng nhiễm toan hô hấp là buồn ngủ cực độ, mệt mỏi, lú lẫn đau đầu, da xanh tái, ngón tay và móng tay cũng xanh, do pH acid là nguyên nhân thiếu đường pH dương hay cao đường có pH acid cũng vẫn do nguyên nhân thiếu đường trầm trọng nên nhiễm toan hô hấp dẩn đến lú lẫn, hôn mê và tử vong. Ngoài ra những người có áp huyết thấp, pH acid gây ra thiếu máu, thiếu đường thường bị bệnh trầm cảm dễ chán đời tự tử.
Theo đông y, bao tử là mẹ của phổi, thổ sinh kim, pH trong bao tử thừa acid gây ra trào ngược thực quản, sẽ có nhiều chất nhầy trong ống thực quản và phế quản cũng gây viêm phế quản, thì môi trường pH trong phổi cũng nhiễm acid, cũng là hậu qủa của bệnh kiêng đường và ăn kiêng thực dưỡng, và đường huyết cao do hậu qủa của insulin rút mất đường trong cơ thể để môi trường máu mất kiềm tính, trở thành môi trường acid gây cho phổi, gan, thận nhiễm toan ceton.
2-Nhiễm toan chuyển hóa
Nhiễm toan chuyển hóa hay nhiễm toan ống thận là sự tích tụ của acid trong cơ thể bắt nguồn từ thận do cơ thể thiếu natri bicarbonat trong máu, hay trong máu không đủ pH kiềm, có dấu hiệu nôn ói, tiêu chảy, mệt mỏi, mất nước. Đôi với bệnh tiểu đường thì gọi là thoái hóa dạng tinh bột, có nghĩa là pH nước bọt và pH máu thấp không phân húy được tinh bột.

V-Các loại nhiễm kiềm
Cơ thể của chúng ta hoạt động tốt nhất khi cân bằng acid-kiềm trong máu chỉ nghiêng một chút về phía kiềm.
Nhiễm kiềm xảy ra khi cơ thể thừa ion bicarbonat tạo kiềm và qúa ít ion hydro tạo acid
1-Nhiễm kiềm hô hấp
Nhiễm kiềm hô hấp là khi có quá ít carbon dioxide trong máu. Nguyên nhân của nhiễm kiềm hô hấp bao gồm tăng thông khí phổi, do lo lắng, hay quá liều aspirin, sốt cao, và thậm chí có thể đau, chuột rút và co giật cơ, cũng có thể nhận thấy ngứa ran ở ngón tay, ngón chân và môi, cũng như khó chịu.
2-Nhiễm kiềm chuyển hóa
Nguyên nhân dẫn đến nhiễm kiềm chuyển hóa là tổn thương thận do mất nhiều nước là pH acid tăng hay uống một lượng lớn bicarbonat làm tăng pH kiềm qúa cao, các dấu hiệu bệnh giống như nhiễm kiềm hô hấp và sưng mắt cá chân

VI-Điều trị mất cân bằng độ pH
1-Điều chỉnh pH theo Khí Công Y Đạo :
Nên chọn nhóm thực phẩm được coi là vừa có tính acid vừa tính kiềm trung tính

Có tính acid : thịt, gia cầm, cá, sữa, trứng, ngũ cốc, rượu
Trung tính : chất béo tự nhiên, tinh bột và đường
Kiềm : trái cây, quả hạch, các loại đậu và rau
Để đề phòng bệnh rối loạn chuyển hóa, sau mỗi bữa ăn 30 phút chúng ta dùng giấy qùy thử pH nước bọt phải trung tính, bất kể đường huyết cao hay thấp, là chúng ta biết giữ quân bình âm dương, kèm theo số ̣đo áp huyết, nhịp tim và nhiệt kế nằm trong tiêu chuẩn, thì chúng ta không bị bệnh.
Tiêu chuẩn người khỏe mạnh không bị bệnh, bất kể đường huyết là bao nhiêu, vì chúng ta đang bị tây y lừa gạt về bệnh tiểu đường :
Vì đường trong thực phẩm có loại GI cao nhưng tan nhanh, có loại chuyển hóa chậm, giữ lại đường trong máu lâu, có loái GI thấp cơ thể thiếu đường thì pH điều chỉnh tế bào tuyến tụy tự động cân bằng chức năng tế bào alpha, beta theo nhu cầu cơ thể mà không làm mất quân bình pH nước bọt, nhịp tim, thân nhiệt thì không phải bị bệnh tiểu đường
1-Áp huyết nằm trong tiêu chuẩn tuổi.
2-pH nước bọt sau khi ăn cũng là pH máu trung tính 6.5-7.5
3-Sau khi ăn nhịp tim 70-80
4-Sau khi ăn, nhiệt kế đo trên đầu các ngón tay chân 36-36.5 độ C
Một trong 4 điều kiện không đúng tiêu chuẩn là bị bệnh
5-Điều chỉnh pH, đường huyết bằng cách tập luyện hơi thở, chuyển hóa thức ăn và đường bằng cách tập khí công và kiểm chứng lại 4 kết qủa trên.
2-Điều chỉnh theo tây y :
Cũng là quân bình acid-base :
a-Điều trị nhiễm toan :
Làm tăng pH máu bằng cách uống hay tiêm tĩnh mạch natri bicarbonat
Thuốc làm giãn đường thở
Chữa suy thận bằng natri citrat
Tiêm insulin điều trị nhiễm toan.
b-Điều trị nhiễm kiềm :
Dùng liệu pháp oxy cho thở chậm lại làm tăng thông khí phổi
Bổ sung dinh dưỡng bằng clorua hay kali, tăng lượng muối ăn (natri clorure).Các ion clorure sẽ làm cho máu có tính acid hơn và giảm nhiễm kiềm.
Uống nước điện giải hay nhiều nước để cân bằng sự mất nước điện giải
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Quay về Chia xẻ Kinh Nghiệm Chữa Bệnh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến8 khách

cron