Thức ăn cho bệnh nhân áp huyết thấp/cao

Nơi giúp đỡ lẫn nhau trau giồi kiến thức.

Thức ăn cho bệnh nhân áp huyết thấp/cao

Gửi bàigửi bởi admin » Chủ nhật Tháng 9 06, 2020 11:44 am

Thức ăn cho bệnh nhân áp huyết thấp/cao
chau <ngchauthi@gmail.com>

Qúy cha mến,

Con từng uống thử bột sắn dây mua ở VN, nhưng chẳng thấy công hiệu gì cả, thậm chí nhiều khi lại mệt hơn, có người bảo có lẽ mua nhằm loại sắn dổm, đã bị người bán trộn bột khoai mì là loại khoai sắn có chất độc vào.

Cách đây khoảng mười năm, thầy Thích Tuệ Hải quảng cáo bột sắn dây, sẵn lúc đó, shop VN họ bán củ Sắn Dây còn gọi là Sắn Thuốc, được trồng ở Sydney đưa xuống đây. Mua về, chị con cạo vỏ, sắt mỏng phơi khô, uống khi nào xay khi đó. Bột có màu nâu chứ không trắng tinh như cách làm ở VN. VN làm qúa công phu, nào là bào ra, rồi đổ nước, lóng bột một hai đêm gì đó. Công bỏ ra qúa nhiều mà bột thu lại không được bao nhiêu kg, nên con buôn cứ trộn bậy bạ vào là vậy.

Từ dạo đó đến nay, các chị con làm rồi cho con cháu trong nhà uống khi cảm, riết rồi tụi nhỏ đâm quen, khi nào bệnh cũng đòi mẹ cho uống sắn dây chứ không muốn uống thuốc. Có hôm cô em út con đi làm về ghé con than mệt vì ăn uống bị ngộ độc sao đó; con cho bột sắn dây và ít bột gạo lức rang + gừng, nấu chín, cho vào ly ít chanh muối và đường vàng. Uống xong được một tí, cô nàng tỉnh táo, rồi hỏi, cho em uống gì mà khoẻ mau vậy.

VN trồng loại cây này rất dễ, có người bảo cắm hàng rào cũng lên nữa. Tới mùa vừa luộc ăn mỗi ngày, vừa phơi khô cất dành uống quanh năm, vừa tốt cho sức khoẻ và lại tiết kiệm được tiền.

Có người bảo một gốc mà được cả 100kg tươi, nếu xắt ra phơi sẽ được khoảng 35kg khô tha hồ uống cả năm. Dân mình ngồi trên đống thuốc mà để bệnh và đói thì tội qúa, tội cho cả những vùng có dân tộc thiểu số.!

Sắn dây ở VN rẻ như bèo, còn bên đây họ bán rất mắc, nhưng mấy năm gần đây con không thấy ai bán nữa. Loại này từ Bắc vào Nam hầu như chỗ nào cũng trồng được. Ở Mỹ thì bảo, sắn dây mọc nhanh qúa đến nỗi bị liệt vào loại cỏ dại. Ở VN, bà con lấy củ này cho heo ăn, trong khi bên đây, nhiều khi thèm một củ sắn dây luộc ngọt bùi lại không có để mua, mấy chị em kể chuyện cho nhau nghe để mà cười. Loại củ này luộc lâu hơn khoai lang tới mấy lần, nhất là những củ bằng cổ tay, dù đã cắt từng khúc. Mẹ con kể, lúc nhỏ thường được bà ngoại mua sắn dây cho ăn sáng. Không biết có phải vì vậy không mà đường ruột của mẹ con rất tốt.

Vậy Qúy cha nhé, nếu có thể thì nên có sẵn ít sắn dây trong tủ bếp; bệnh, hay không kịp nấu gì ăn thì uống một ly này còn tốt hơn ngàn lần ăn tô mì gói. Mì gói một năm chỉ nên ăn một hay hai lần thôi, ăn nhiều ra ung thư đó.

Sắn dây, vừa là món ăn vừa là vị thuốc, vừa tiết kiệm cho ngân sách gia đình trong thời gian này, nên con xin Qúy Cha phổ biến cho mọi người khắp nơi ạ. Chỗ nào trồng được nhiều qúa, mỗi lần đi cứu đói tặng cho bà con quà này thì tuyệt vời.

Kính
T.Châu

Ps. Qúy cha có thể coi thêm chi tiết ở những link sau:
https://baonghean.vn/san-day-cay-lam-ch ... 63205.html

Sắn dây làm chơi ăn thật.
http://baophutho.vn/kinh-te/201902/hieu ... day-163211
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BA%AFn_d%C3%A2y
https://khoahocphattrien.vn/suc-khoe/qu ... p1c784.htm
https://nongnghiep.vn/vua-san-day-thu-1 ... 15473.html
https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/49/9 ... eu-qua-cao
------------
Cha ơi,
Trước đây, con đã gởi những bài chữa bệnh Ung thư của thầy Đỗ Đức Ngọc và thầy Thuận Nghĩa. Hôm nay con nhắc thêm về mục ăn uống.

Tinh (thức ăn) là một trong những phần quan trọng, giúp cơ thể duy trì sức khoẻ cũng như chữa bệnh, ví dụ như để giảm áp huyết cao tránh 'stroke' hay làm tăng áp huyết để chữa 'ung thư'.

Hôm trước con đã viết, những người áp huyết cao nên tránh hay ăn ít:
"Sầu riêng, mít, xoài, nhãn, hồng, trái vải.
Thịt bò, cừu, dê "(thầy Đỗ đức Ngọc)

Những trái cây và thịt mà người áp huyết cao tránh thì lại cần cho những bệnh nhân áp huyết thấp, đang hay có triệu chứng ung thư.

Mỗi gia đình/mỗi người phải có máy đo áp huyết để biết nếu AH của mình cao thì ăn uống sao cho giảm, còn nếu áp huyết thấp thì ăn cho tăng và tránh hay ăn ít những món làm hạ áp huyết ví dụ như khổ qua, giá, đậu xanh, thịt heo sẽ làm lạnh người. Người AH cao, ăn canh khổ qua thường xuyên thì khoẻ, còn người AH thấp ăn theo một thời gian đổ bệnh ung thư.

Ăn uống trong giai đoạn chữa ung thư:

Sáng ăn trái cây vườn, nên mua trái cây sạch từ những người thân quen. Nếu mua được máy sấy, sấy chuối, mít, xoài, hồng ăn lại còn ngon hơn và áp huyết tăng mau hơn ăn tươi(chuối ăn tươi không làm tăng ah).

Sau nửa tiếng, uống 5 loại đậu rang vàng, xay nhuyễn nấu chín cho đường vàng đậm vào, đâm ít đậu phộng/almond rang vàng cho vào ly cho ngon, có thể đâm thêm ít mè trắng rang(mè đen tốt hơn, nhưng có loại mè bị nhuộm thuốc).

Món đậu này là món bắt buộc phải có, vì ung thư mà ăn thịt nhiều sẽ làm tế bào ung thư phát triển mạnh. Món này, sau khi hết bệnh cũng phải ăn mỗi ngày. Quý cha, nên có một hủ bột đậu này để trong phòng, nhiều khi bận không kịp nấu gì ăn, lấy ít bột cho nước sôi vào quấy uống.

Trưa nếu ai còn muốn ăn thịt thì mua xương bò/gà hầm, nấu xong cho vào tủ lạnh để mỡ đông lại, vớt hết lớp mỡ đóng bên trên bỏ. Lấy nước đó nấu canh rau cho tí gừng vào cho tăng AH. Ăn phở thì ngon hơn, nhưng bánh phở ở VN họ cho nhiều hoá chất quá nên đang chữa bệnh thì nên tránh. Phở mua bên đây, chọn loại không có hàn the, nhưng cũng không nên ăn nhiều vì có chất bảo quản.

Cá kho cho xã, ớt tiêu cho tăng AH. Kho thịt cá cho ngũ vị hương, quế, gừng, tỏi, riềng v.v là những chất làm tăng ah, ấm cơ thể.

Nếu ăn chay thì nấu canh rau cho nấm, hành củ v.v
5 vị khi nấu ăn:
"Đông Y cho rằng, ngũ vị tương ứng với ngũ hành tạng phủ như sau:
vị chua thuộc Mộc vào tạng Can(gan),
vị cay thuộc Kim vào tạng Phế(Phổi),
vị mặn thuộc Thủy vào tạng Thận,
vị ngọt thuộc Thổ vào tạng Tỳ,
vị đắng thuộc Hỏa vào tạng Tâm(tim). (ngưng trích)
Thừa hay thiếu cũng làm cơ thể mất quân bình.

Ngoài ra, các thầy còn khuyên:
"Mùa hạ ăn nhiều 'đắng'
Thu nhiều 'cay'
Đông ăn nhiều 'mặn'
Xuân nhiều 'chua'."
Nếu để ý, ví dụ như mùa đông, tự dưng cơ thể lại thích ăn mặn hơn những mùa khác, thêm nữa mùa đông ăn lạt quá người sẽ lạnh.

Chiều ăn khoai lang xắt nướng vàng chấm muối ớt; hay bắp luộc, bắp nướng; Các loại khoai khác. Cháo trứng gà muối; tí cháo cá. Áp huyết thấp nấu chè đậu đỏ hay bánh tét đậu đỏ, còn chè đậu xanh, chè đậu trắng thì ăn ít thôi. Chiều chỉ cần ăn một trong những món này là đủ.

Những món tối kỵ trong khi chữa bệnh, ngay cả nếu muốn phòng bệnh thì cũng không nên đụng đến:
1. Mì gói (một năm ăn 1 hay 2 gói đã là quá nhiều).

2. Xì dầu họ cho toàn hoá chất vào nên không nên dùng. Ở Úc trong Coles họ bán loại "Naturally brewed Organic Soy sauce" Made in Japan. Loại này ăn tốt hơn, đâm tí tỏi cho xì dầu vào làm nước chấm nếu không có nước mắm do mình làm.
Ở VN có tương đậu nành hột, nếu loại tương này không cho hoá chất, con nghĩ nên mua loại này cũng được.

3. Nước mắm nên tự làm. 3kg cá trích/cá cơm/cá nục hay cá gì cũng được trộn chung với một kg muối, nhét vào hủ thuỷ tinh. Không có hủ lớn thì cho vào các hủ nhỏ cũng ok. Đem phơi nắng. VN có nắng nhiều có thể để trong nhà sát cửa sổ, chừng một năm cho cá nhỏ như cá cơm, còn cá lớn thì lâu hơn tí, khi thấy cá tan ra thành mắm nêm là được. Lấy một ít cho nước vào nấu lên rồi lấy vải lóng là có nước mắm. Nếu lạt phải cho thêm muối khi nấu để khỏi bị hư. Làm nước mắm cũng đơn giản chứ không phức tạp. Có người còn cho thêm tỏi, khóm khi muối. Nếu không làm được nước mắm thì nấu hay kho bằng muối thôi.

4. Trái cây hư, rau đã úng hay gạo mốc có vi khuẩn, ăn vào sẽ bị ung thư gan. Nên nấu ăn ở nhà, ăn bên ngoài chẳng biết họ nấu những gì cho mình. Bây giờ nhiều gia đình, cứ đưa cả nhà ra ngoài ăn, khỏi cần nấu nên cứ đổ bệnh nhiều là vậy.

5. Thịt mua tiệm nào uy tín, mình biết ngày đó trong tuần họ có thịt mới không tẩm thuốc. Cá chọn cá mắt tươi rói. Cá nhỏ ít bị nhiễm thuỷ ngân hơn cá lớn.

Những món nào ăn vào thấy khoẻ hơn là OK. Còn những món nào làm đầy bụng, không tiêu thậm chí làm bụng đau là phải ngưng.

Đó là những kinh nghiệm ăn uống con đã học được và đã kiểm chứng nhiều năm với nhiều người. Cha gởi cho quý cha dùm con, và nếu có thể quý cha chỉ lại cho những người nghèo. Nếu ai không muốn mua máy đo, ăn món nào thấy khoẻ là món đó đúng cho bệnh của mình.
Thầy Đỗ đức Ngọc có nội công, nên thầy không cần kiêng cữ gì nhiều mà vẫn khoẻ, còn những người khác khó có thể theo thầy được. Dạo này thầy không khuyến khích ăn thịt để chữa bệnh nữa, thầy bảo như vậy sẽ tạo nghiệp sát sinh.

Quý cha có thể tìm hiểu thêm về những món khác, coi món nào hợp với khẩu vị và sức khoẻ của mình hơn.

Kính
Châu

tb:
- Quý cha nên trồng và khuyến khích giáo dân trồng đủ loại trái cây trong vườn để ăn. Không có vườn rộng, trồng trong thùng phi cũng được.

- Mỗi người mỗi cơ thể khác nhau, cùng là một bệnh, cũng là chữa theo pp tự nhiên, nhưng mỗi người mỗi cách. Có người ăn thịt bò cỡ nào áp huyết cũng không lên nổi, mà ăn chay áp huyết lại lên ngon lành như trường hợp sau đây:
Có chị gần 70 tuổi bị ung thư, chị ăn thịt bò mỗi ngày, cũng tập, nhưng chữa mãi, AH không lên nổi, càng ngày càng sụt kg. Sau đó chị theo phương pháp ăn chay của thầy Thích Thông Lạc, ăn mỗi ngày có một bữa gồm trái cây, đủ các loại hạt almond, óc chó, tí cơm, tí đậu hủ làm bằng chanh không làm bằng thạch cao, rồi hít thở, giữ tâm hồn bình an sao đó mà từ ba mươi ký chỉ từ từ tăng cân hồi phục. Bây giờ đã 3,4 năm xem ra chỉ còn khoẻ hơn lớp trai trẻ. Con thì chưa thử cách này(ăn chay, chỉ có một bữa), có thể tới tuổi 70, cơ thể không cần ăn nhiều chăng. Theo các thầy Phật Giáo thì bệnh nặng là do nghiệp bệnh nên phải ăn chay mới hết được.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Quay về Chia xẻ Kinh Nghiệm Chữa Bệnh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến4 khách

cron