Tiểu đường 57.Magnesium ngừa bệnh áp, tiểu đường, ung thư

Nơi giúp đỡ lẫn nhau trau giồi kiến thức.

Tiểu đường 57.Magnesium ngừa bệnh áp, tiểu đường, ung thư

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 7 Tháng 5 23, 2020 5:42 pm

Tiểu đường 57.Magnesium ngừa bệnh áp huyết, tiểu đường và ung thư....

Video bài giảng : https://youtu.be/Jea52ETSnGY

I-Nhu cầu và chức năng của Magnesium mỗi ngày :

Magnesium, kí hiệu Mg..VN thường gọi sai là Magiê vừa là chất khoáng đa lượng (macromineral), vừa là chất điện giải, (cùng với chất điện giải khác như Natri, Kali, Clo, Bicarbonate, Calci và Phốt pho rất cần cho cơ thể), chất magnesium có trong thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày, để nuôi tế bào thần kinh não, xương và cơ bắp, nhưng chúng ta ăn chưa đủ tiêu chuẩn mà cơ thể cần mỗi ngày từ 250-600mg, trung bình người lớn 400mg/ngày, khi cơ thể thiếu chất này, nó phải lấy từ nội bào để giữ ổn định tiêu chuẩn áp huyết và đường huyết không bị rối loạn chuyển hóa, vì nó sản xuất ra các enzymes chống oxyde hóa, tạo xương, tổng hợp ADN, phân giải đường, vận chuyển khoáng chất nội bào, kích thích chức năng hoạt động thần kinh như co bóp, co cơ, nhịp độ tuần hoàn các mạnh máu

Ngoài thị trường có ban 2 loại :
Loại Magnesium Oxide có giá rẻ, nhưng hấp thụ được rất ít và có khả năng gây tiêu chảy. Còn Magnesium Chloride được hấp thu dễ dàng hơn, hiếm có khả năng gây tiêu chảy.

II-Lợi ích của Magnesium :

A-10 lợi ích của Magnesium ( Mg ) :

1.Làm giảm độc tính do hóa trị, xạ trị
Các loại thuốc trị liệu dựa trên các loại hóa chất để điều trị các loại ung thư và có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm thiếu Mg ở 90% người bệnh.
Kết quả từ tạp san chuyên đề ung thư European Journal of Cancer cũng cho thấy việc bổ sung Mg để dự phòng có thể ngăn ngừa tác dụng phụ này và giảm mức độ nghiêm trọng của tổn thương trên thận do thuốc trị ung thư gây ra mà không ảnh hưởng đến tác dụng chống ung thư của thuốc.
Trên thực tế, trong số những người bị ung thư được điều trị bằng thuốc, ở những người dùng Mg, bệnh được ức chế đáng kể và có thời gian sống kéo dài hơn.
Nghiên cứu từ Nhật Bản được xuất bản trên các tạp san chuyên đề: Japanese Journal of Clinical Oncology, cũng chỉ ra rằng sử dụng Mg trước và sau khi trị liệu làm giảm đáng kể độc tính do thuốc gây ra trên thận ở người bị ung thư.
Trong quá trình trị liệu thường gây táo bón cho người bệnh, và Mg là chất nhuận tràng tự nhiên giúp giảm táo bón đã được chứng minh rất hiệu quả nếu cơ thể bổ sung hàm lượng từ 200-1000 mg mỗi ngày cho ngươời đang điều trị ung thư.

2. Bổ sung magnesium giảm nguy cơ ung thư
“Thiếu Mg có thể dẫn đến sự khởi phát và phát triển của ung thư, cũng như cản trở việc điều trị.” – International Society for the Development of Research on Magnesium, theo dữ liệu của nghiên cứu đoàn hệ Paris Prospective Study 2 công bố trên tạp chí Epidemiology, trên 4.035 nam giới có độ tuổi 30 – 60, những người có nồng độ Mg cao giảm đến 50% nguy cơ tử vong do ung thư và 40% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và các nguyên nhân khác so với người có mức Mg thấp hơn.
Bởi Mg đóng vai trò trong 300 phản ứng trao đổi chất trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự ổn định của màng tế bào, và bảo vệ các tế bào khỏi các kim loại nặng, như thủy ngân và chì. Các tế bào sẽ chết khi không có đủ Mg. Mg thấp ảnh hưởng không tốt đến tính thẩm thấu của tế bào và một số nghiên cứu khác đã cho thấy điều này có thể gây ra ung thư.

3. Bổ sung magnesium giúp cải thiện tình trạng rối loạn lo âu và stress
Một nghiên cứu dinh dưỡng đột phá được thực hiện tại Trường Y Larner ở Đại học Vermont và được xuất bản trong PLoS ONE đã chỉ ra rằng mỗi ngày bổ sung 248mg Mg giúp cải thiện chứng trầm cảm. Đặc biệt là Magnesium Chloride làm giảm đáng kể các triệu chứng trầm cảm, rối loạn lo lắng, bất kể tuổi tác, giới tính so với mức độ trầm cảm ban đầu.
Mg mang lại lợi ích to lớn đối với sức khỏe tim mạch, não, thận...nó còn giúp ngăn ngừa thiếu hụt các khoáng chất và bệnh mãn tính. Vì vậy, nên bổ sung Mg thường xuyên mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh.

4. Bổ sung magnesium giúp giảm nguy cơ tiểu đường loại 2
Theo nghiên cứu thuộc Khoa dinh dưỡng tại đại học Harvard nghiên cứu trên 85.000 phụ nữ và 42.000 nam giới trong khoảng thời gian 12-18 năm, Kết quả cho thấy những người có chế độ ăn uống bổ sung magnesium giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 lên đến 34%
Magnesium có sự tác động đến hóc môn chuyển hóa đường trong cơ thể, vì vậy ở một số người béo phì thường xuyên bổ sung Mg giảm nguy cơ phát bệnh tiểu đường. Để đạt được hiệu quả trên, phụ nữ nên bổ sung 320mg Mg, nam giới 420mg Mg trong lượng thức ăn mỗi ngày.

5. Bổ sung magnesium giúp giảm nguy cơ đột tử do tim.
Theo nghiên cứu từ tạp chí American Heart Association (Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ) được thực hiện trên 9.820 người có độ tuổi trung bình 65 tuổi trở lên, theo dõi 7-8 năm. Nồng độ Mg huyết thanh thấp có liên quan đến nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.

6.Magnesium giúp giảm nguy cơ loãng xương.
Nghiên cứu được theo dõi trong 8 năm tại Hoa Kỳ trên 3,765 người (1,577 nam giới và 2,071 phụ nữ, độ tuổi trung bình trên 60.tuổi) được công bố trên chuyên san British Journal of Nutrition (xuất bản bởi Cambrige University Press) cho thấy lượng Mg được hấp thu giúp tăng mật độ khoáng xương, làm giảm tỷ lệ gãy xương do loãng xương.
Mg rất cần thiết để thúc đẩy quá trình hấp thụ Calci. Nếu không có đủ Mg thì Calci trong cơ thể có thể góp nhặt từ các mô mềm và gây ra bệnh viêm khớp.

7. Magnesium giúp cải thiện trí nhớ ở người cao tuổi.
Xuất bản trên chuyên san Alzheimer Disease, các nhà nghiên cứu thuộc Trung Tâm Neurocentria, Inc., Fremont, CA, USA (Trung tâm nghiên cứu rối loạn suy giảm nhận thức); Khoa Tâm lý học, Đại học Bang Ohio, Columbus, OH, USA; Khoa Tâm lý học, Đại học Nam California, Los Angeles CA, USA; Trường Y Khoa, Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, Trung Quốc đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng Magnesium trong tế bào thần kinh, một trung gian quan trọng giúp kiểm soát mật độ khớp thần kinh, giúp nâng cao khả năng nhận thức ở người lớn tuổi.
Những người tham gia nghiên cứu trong độ tuổi từ 50-70 với các triệu chứng đãng trí và rối loạn giấc ngủ. Họ được cho sử dụng Mg với hàm lượng 25mg/kg/ngày với cân nặng từ 50-100kg. Sau 12 tuần nghiên cứu khả năng nhận thức cái thiện tới 10%

8. Bổ sung magnesium giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp
Nghiên cứu được phát hiện trên chuyên san Epidemiology ( dịch tễ học) hơn 5.000 người Mỹ trong độ tuổi từ 18-30 trong khoảng 15 năm, cho thấy việc bổ sung Mg có tỷ lệ nghịch với nguy cơ tăng huyết áp và bệnh tiểu đường loại 2.

9. Bổ sung magnesium giảm nguy cơ sỏi thận
Thiếu Mg có thể gây tăng lipid máu, tạo điều kiện hình thành sỏi. Nghiên cứu công bố bởi chuyên san The American Joural of Gastroenterology, từ kết quả nghiên cứu trên 560.180 người cho thấy Mg có tác dụng phòng ngừa sỏi thận.

10. Bổ sung magnesium giúp giảm chuột rút ở phụ nữ mang thai
Khoa sản và phụ khoa, khoa Khoa học Y tế, Bệnh viện Đại học Linkonping, Thụy Điển thử nghiệm trong 3 tuần ở phụ nữ mang thai về tác dụng của Mg đối với chuột rút. Kết quả cho thấy sau 3 tuần bổ sung Mg hiện tượng chuột rút giảm đáng kể.

Ngoài ra bổ sung magnesium làm giảm các cơn đau nửa đầu, tập thể dục lâu không mệt, giảm viêm đau, lo lắng, trầm cảm, và đau bụng kinh .


B- Có 7 dấu hiệu cơ thể thiếu Magnesium :

1-Tăng áp huyết do thiếu magnesium các cơ bị co cứng, bị chuột rút, mạch máu bị vôi hóa cứng làm nghẽn máu lưu thông trong mạch gây ra bệnh tăng áp huyết, tim ngưng đập, đột qụy.

2-Tăng đường huyết do thiếu insulin hay kháng insulin, nếu cơ thể đủ magnesium, sẽ làm tăng insulin để làm hạ đường huyết hay ổn định đường huyết.

3-Vôi hóa động mạch, do thiếu magnesium để vận chuyển kali giúp mạch máu mềm mại cho máu lưu thông dễ.

4-Gây gián đoạn giấc ngủ do thiếu magnesium để ổn định sợi trục thần kinh hoặc sợi thần kinh truyền thông tin từ cơ thể đi. Nếu cơ thể thiếu quá mức, các sợi trục thần kinh phản ứng nhanh, gây mất ngủ, và dẫn đến hậu quả làm cho cơ run rẩy, co thắt, thậm chí suy yếu nghiêm trọng.

5-Suy giảm năng lượng như mệt mỏi, suy yếu, tinh thần suy nhược.

6-Lo lắng trầm cảm do mất mất kiểm soát lượng calcium và glutamate làm tổn thương nơ-rôn gây ra hiệu ứng bồn chồn, lo lắng, trầm cảm. làm chết tế bào.

7-Yếu xương do thiếu magnesium để hấp thụ và cân bằng calcium.


C- Magnesium giảm trong trường hợp nào?

Nếu nồng độ magnesium trong máu giảm thấp có thể là dấu hiệu cơ thể không hấp thụ đủ hoặc bài tiết ra khỏi cơ thể quá nhiều, có thể có những nguyên nhân sau :
-Hạ calci máu, giảm kali máu.
-Người già ăn uống kém thiếu dinh dưỡng, hay nghiện rượu.
-Bị tiêu chảy kéo dài
-Rối loạn tiêu hóa
-Rối loạn đường huyết do dùng thuốc không kiểm soát theo dõi tốt.
-Sau phẫu thuật
-Suy tuyến cận giáp
Sử dụng thuốc lợi tiểu lâu dài
Bỏng nặng

Những thuốc có thể làm giảm nồng độ Mg máu gồm digoxin, cyclosporin, thuốc lợi tiểu, insulin, một số kháng sinh, thuốc nhuận tràng và phenytoin.


D-Những dấu hiệu qúa thừa Magnesium :

Trường hợp này rất hiếm xẩy ra, và dễ thấy biết nhất magnesium có tính nhuận tràng, dư thừa nhiều sẽ bị tiêu chảy.
Thừa magnesium trong máu hiếm khi do các nguồn thực phẩm nạp vào mà thường là do hiện tượng giảm bài tiết hoặc bổ sung quá mức. Sự gia tăng nồng độ Mg trong máu thường thấy trong các trường hợp:
Bệnh nhân suy thận;
Cường cận giáp, suy giáp;
Bị mất nước;
Nhiễm acid do đái tháo đường;
Bệnh suy tuyến thượng thận ( Bệnh Addison )
Sử dụng các thuốc kháng acid có chứa magnesium hoặc thuốc nhuận tràng.

Triệu chứng thừa magnesium :
Đỏ bừng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, co thắt bao tử, chóng mặt, áp huyết thấp, nhịp tim không đều, yếu cơ, khó thở.
Lượng Mg quá lớn hơn 1000mg vào cơ thể, gây tổn thương tim hoặc suy hô hấp, nhất là với những người có sẵn bệnh thận.

Những thuốc có thể làm tăng nồng độ Mg máu gồm lithium, aspirin, thuốc tuyến giáp, một số kháng sinh và các sản phẩm chứa Mg.

III-Những thực phẩm chứa magnesium :

1-Gạo thô, cứ 100g chứa 781mg Mg (magnesium)
2-Hạt bí ngô, cứ 100g hạt chứa 535mg Mg
3-Hạt dưa hấu, 515mg Mg/100g
4-Hạt hướng dương 325mg Mg/100g, có nhiều vitamine E
5-Ngoài ra, các loại hạt có khả năng chống viêm, có lợi cho sức khỏe của tim và có thể làm giảm sự thèm ăn khi ăn như đồ ăn nhẹ .

6-Các loại rau xanh chứa magnesium giúp cơ thể hấp thu được nhiều các dưỡng chất cần cho cơ thể, như rau cải xanh, bông cải xanh, cải xoăn, lá củ cải, cần tây, dưa chuột, atiso, rau bina, rau xanh collard, rau củ cải và rau mù tạt cực kỳ tốt cho sức khỏe và chứa nhiều Mg. sắt, mangan và vitamin A, C và K.
Rau lá xanh cũng chứa nhiều hợp chất thực vật có lợi, giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại và có thể làm giảm nguy cơ ung thư.
Rau bina (cải bó xôi: 157mg Mg/bát nhỏ), củ cải Thụy Sĩ (154mg Mg/bát nhỏ), hạt bí đỏ (92mg Mg/1 bát nhỏ), sữa chua (50mg Mg/cốc), hạnh nhân (80mg Mg/bát nhỏ), đậu đen (60mg Mg/bát nhỏ).

7-Sôcôla đen :
Sô cô la đen là loại thực phẩm vừa lành mạnh vừa ngon miệng với 64 mg Mg trong khẩu phần 28 gram. Sô cô la đen chứa nhiều chất sắt, đồng và mangan, chất xơ prebiotic nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe của tim, vì nó có chứa flavanol, là những hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp ngăn chặn cholesterol xấu LDL không bị oxy hóa và bám vào các tế bào lót trong động mạch.

8-Bơ
Một quả bơ vừa cung cấp 58 mg Mg/quả bơ vừa, chứa nhiều kali, vitamin, chất béo không bão hòa lành mạnh cho tim, chất xơ làm giảm viêm, giảm choleterol xấu.

9. Cây họ đậu
Thực vật giàu dinh dưỡng bao gồm đậu lăng, đậu xanh, đậu Hà Lan và đậu nành. Chúng rất giàu chất dinh dưỡng khác nhau, bao gồm cả magnesium. Chẳng hạn, một chén đậu đen nấu chín chứa 120 mg Mg. Các loại đậu cũng chứa nhiều kali và sắt và là nguồn protein chính cho người ăn chay.
Các loại đậu rất giàu chất xơ và có chỉ số đường huyết (GI) thấp, chúng có thể làm giảm cholesterol, cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Một sản phẩm đậu nành lên men được gọi là Natto được coi là một nguồn vitamin K2 tuyệt vời, rất quan trọng đối với sức khỏe của xương.

10- Đậu phụ
Đậu phụ được làm bằng cách ép sữa đậu nành thành sữa đông trắng mềm, nó còn được gọi là sữa đông. Một khẩu phần 100 gram đậu phụ chứa 53 mg Mg và 10 gram protein là thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn chay do hàm lượng protein cao, bảo vệ tế bào trong động mạch và giảm nguy cơ ung thư bao tử..

11-Ngũ cốc nguyên hạt
Là nguồn dinh dưỡng,chứa Mg như lúa mì, yến mạch và lúa mạch. Nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt cũng chứa nhiều vitamin B, mangan, selen, và chất xơ, làm giảm viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

12-Một số cá béo
Cá, đặc biệt là cá béo, rất bổ dưỡng và giàu Mg như cá hồi, cá thu và cá bơn, chứa rất giàu kali, selen, vitamin B và các chất dinh dưỡng khác.
Một lượng lớn chất béo của cá có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính, đặc biệt là bệnh tim . Những lợi ích này được cho là trong cá có lượng acid béo omega-3 cao.

13-Chuối
Chuối là một trong những loại trái cây phổ biến nhất trên thế giới. Chuối nổi tiếng có hàm lượng kali cao, vitamin C, B6, mangan và chất xơ.có thể làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đặc biệt, chuối rất giàu Mg. (32mg trong một quả chuối cỡ vừa)…
Nhưng chuối chín có lượng đường cao không thích hợp với người có lượng đường huyết cao, còn chuối chưa chín chứa tinh bột kháng làm giảm lượng đường trong máu, giảm viêm, làm tăng sức khỏe đường ruột.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Quay về Chia xẻ Kinh Nghiệm Chữa Bệnh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến6 khách

cron