Tiểu đường 36. Vaccines tạo kháng nguyên, nhưng cơ thể

Nơi giúp đỡ lẫn nhau trau giồi kiến thức.

Tiểu đường 36. Vaccines tạo kháng nguyên, nhưng cơ thể

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 7 Tháng 12 21, 2019 3:24 pm

Tiểu đường 36. Vaccines tạo kháng nguyên, nhưng cơ thể không tạo kháng thể nên vẫn bị bệnh

I-Lý thuyết của Vaccines :

1-Cách tạo Vaccines :

Vaccines có thể là nấm, vi khuẩn, virus, độc tố, hay các tế bào bệnh, hay té bào chết gây bệnh được lấy từ máu của người có bệnh, được chế biến nuôi cấy lập đi lập lại bằng phương pháp vi sinh học nhiều lần trong một thời gian lâu để tạo ra chất kháng nguyên đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết giảm bớt độc rồi cấy vào cơ thể chúng ta, làm cho cơ thể chúng ta tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh ấy, gọi là phương pháp miễn dịch chủ động nhân tạo.
Hệ thống miễn dịch của cơ thể có nhiệm vụ nhận dạng các protein của chính nó không bệnh, và các protein lạ gây bệnh được tìm thấy trên bề mặt các tế bào.

2-Các loại Vaccines thường dùng hiện nay :

a-Vaccines sống giảm độc lực

Được sản xuất từ các virus hoặc vi khuẩn gây bệnh như sốt bại liệt, sởi, quai bị, ban đỏ, đậu mùa, thủy đậu, lao phổi, thương hàn, sốt vàng da, sốt viêm dạ dày cấp tịnh, cảm cúm, ho ...đã được làm giảm độc lực (làm yếu đi), nó có khả năng nhân lên bên trong cơ thể người được sử dụng Vaccines. Nhưng có thể xảy ra các phản ứng nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng, bắt nguồn từ sự nhân lên không kiểm soát của tác nhân có trong Vaccines. Tuy nhiên điều này chỉ gặp khi người sử dụng Vaccines bị suy giảm miễn dịch do áp huyết thấp thiếu máu thiếu đường.

b-Vaccines bất hoạt toàn thể

Gọi là Vaccines bất hoạt toàn thể được nuôi cấy không nhân lên mà giảm độc chúng bằng nhiệt và/hoặc hóa chất tạo ra kháng nguyên (antigen) không thể gây bệnh kể cả trên người bị suy giảm miễn dịch, nên phải tiêm ngừa nhiều lần lập đi lập lại, loại vaccines này ngừa ho gà, thương hàn, dịch tả, dịch hạch, bại liệt, bệnh dại, cúm, viêm gan A.

c-Vaccines dưới đơn vị

Vaccines dưới đơn vị cũng giống như Vaccines bất hoạt toàn thể là không chứa tác nhân gây bệnh còn sống chỉ gây được đáp ứng miễn dịch tại thời điểm sử dụng để ngừa bệnh ho gà, phế cầu, màng não cầu, Hib Vi khuẩn này có thể xâm lấn vào các bộ phận của cơ thể thường không có vi trùng như dịch tủy sống, gây viêm màng não hoặc máu, gây nhiễm khuẩn huyết. viêm gan B, HPV vi khuẩn nhiễm trùng sinh dục, ngừa ung thư ác tính, ung thư cổ tử cung, zona., tuy nhiên không đảm bảo chắc chắn duy trì được đáp ứng miễn dịch trong tương lai, kém hiệu qủa hơn các loái vaccines độc lực
Vaccines dưới đơn vị có 3 loại :
Vaccines dưới đơn vị bản chất protein (protein-based subunit vaccine)
Vaccines polysaccharide (polysaccharide vaccine)
Vaccines dưới đơn vị liên hợp (conjugate subunit vaccine)

Thành phần chính là Glycogen là một đại phân tử polysaccharide đa nhánh của glucose có vai trò làm chất dự trữ năng lượng trong cơ thể động vật và nấm. ... Glycogen ở cơ chuyển hóa thành đường glucose bởi các tế bào cơ, và glycogen ở gan chuyển hóa thành glucose được sử dụng cho toàn bộ hệ thống cơ thể bao gồm hệ thần kinh trung ương.
Glycoside có nhiều trong thực vật dùng làm thuốc là loại đường chưa được kích hoạt.

4-Vaccines giải độc tố

Vaccines giải độc tố được tạo ra dựa trên độc tố mà vi khuẩn sản sinh ra như uốn ván hay bạch hầu.
Độc tố vi khuẩn xâm nhập vào máu và gây ra các triệu chứng. Các độc tố có bản chất protein được xử lý thành vô hại và sử dụng làm kháng nguyên sản xuất Vaccines. Để làm tăng hiệu quả đáp ứng miễn dịch, quá trình sản xuất đã để độc tố hấp phụ vào tá dược là muối nhôm hoặc muối canxi.

II-Lý thuyết của miễn dịch :

1-Miễn dịch ban đầu của cơ thể từ bẩm sinh khi còn bé :

Thừa hưởng hệ miễn dịch của người mẹ khi mang thai. Cơ thể người mẹ đủ máu, đủ đường, đủ áp huyết, không bệnh tật, thì hệ thống miễn dịch của con khỏe mạnh, nếu cơ thể người mẹ khi sinh con có áp huyết thấp, thiếu máu, thiếu khí, thiếu đường, thì hệ thống miễn dịch của con sẽ yếu, thì dù có tiêm chủng vaccin cũng không có đủ máu và bạch cầu tạo ra kháng thể chống bệnh nên vẫn bị bệnh.

2-Miễn dịch thụ động

Loại miễn dịch này được "mượn" từ một nguồn khác, trong sữa mẹ sau khi sinh, hay từ thức ăn bột, sữa chỉ tạm thời bảo vệ em bé khỏi một số bệnh nhiễm trùng trong những năm đầu đời.

3-Miễn dịch ở người lớn :

Phòng tuyến đầu tiên chống lại mầm gây bệnh ở da, ở màng nhầy cổ họng và ruột, theo đông y vi khuẩn virus xâm nhập qua da được vì chức năng phổi bị suy yếu sẽ sinh ra bệnh dị ứng da, xâm nhập vào cổ họng sinh ra ho sốt nhiễm trùng từ không khí, và vào đường ruột do thức ăn.
Do những thức ăn làm tăng lượng máu, thi lượng hồng cầu bạch cầu tăng, thì cơ thể có nhiều kháng thể hơn trẻ em do đó mà người lớn ít bị bệnh hơn trẻ em. Nhưng vẫn có một nguyên tắc chung chúng ta biết được, khi cơ thể phát triển, tăng cân, tăng lượng máu, tăng hồng cầu, bạch cầu, thì áp huyết cũng tăng theo tuổi thì hệ miễn dịch sẽ tự động tạo kháng thể chống bệnh.

4-Miễn dịch thích ứng :

Để bảo vệ cơ thể khỏi mầm bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể tây y tiêm Vaccines là lúc chúng ta tự tạo ra một lượng kháng thể vừa đủ để chống lại các mầm bệnh khác nhau, do nhờ bộ nhớ miễn dịch giống như hệ thống điện toán, nó có khả năng nhớ là nó đã tạo ra kháng thể chống lại những kẻ thù này, rồi nó sẽ đánh dấu để sau này khi dịch bệnh xẩy ra, có xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ có sẵn nhà máy sản xuắt kháng thể từ bạch cầu thực bào tiêu diệt kẻ thù. Đó là lý thuyết, trên thực tế cơ thể thiếu máu không đủ sản sinh thực bào thì kẻ địch phát triển nhiều hơn, mạnh hơn so với tế bào chống bệnh, dẫn đến 2 trường hợp, thiếu bạch cầu hay bạch cầu tăng qúa nhiều, tế bào tủy không sinh sản kíp tế bào máu, thì chúng ta bị bệnh ung thư máu, hay các bệnh ung thư khác, ngày nay càng ngày càng nhiều.

III-Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công bởi vi khuẩn, virus và ký sinh trùng như thế nào

Hệ miễn dịch gồm 2 loại tế bào lympho B và lympho T .

1-Vai trò của tế bào lympho B tạo ra 5 kháng thể (antibody ) C,M,A,E,D.

Tế bào lympho B là tế bào máu trắng trưởng thành trong tủy xương khi phát hiện ra kháng nguyên, chúng bắt đầu tiết ra kháng thể là các protein đặc biệt có tác dụng vô hiệu hóa các kháng nguyên tương ứng.
Mỗi tế bào lympho B tạo ra một kháng thể cụ thể. Ví dụ, một số tế bào B có thể tạo ra một kháng thể chống lại vi khuẩn gây viêm phổi trong khi một số khác có thể nhận ra virus cảm lạnh thông thường.

a-Kháng thể có tên gọi là immunoglobulin là glycoprotein có nhiều vai trò trong phản ứng miễn dịch :

b-Kháng thể khóa kháng nguyên có tên gọi Immunoglobulin G (IgC), không giết chết nó, chỉ đánh dấu nó. để các tế bào kháng khuẩn có tên là IgM là đại thực bào nhận ra để tiêu diệt vi khuẩn.

c-Kháng khuẩn có tên IgA có trong chết lỏng như nước mắt, nước bọt ngăn chặn vi khuẩn ở các cửa vào cơ thể.

d-Kháng thể IgE Bảo vệ chống lại ký sinh trùng và cũng là nguyên nhân gây ra dị ứng.

e-Kháng thể IgD: Gắn kết với tế bào lympho B, giúp chúng bắt đầu phản ứng miễn dịch.

2-Vai trò của tế bào lympho T

Tế bào T phát triển từ tế bào gốc ở gan hoặc ở tủy xương, và trưởng thành trong tuyến ức tùy theo chức năng, mang tên khác nhau :

a-Tế bào T tiêu diệt tự nhiên, gọi là natural killer cells viết tắt là NK cần phải được kích hoạt và tế bào T độc không cần kích hoạt gọi là cytotoxic T cells, cũng gói là natural killer T cells viết tắt là NKT có nhiệm vụ tìm và tấn công trực tiếp tiêu diệt nhanh chóng tác nhân gây hại như các vi khuẩn, virus, các tế bào khối u, ung thư nằm trên bề mặt tế bào đang bị nhiễm bệnh, và tham gia vào các phản ứng miễn dịch chống khối u.
b-Tế bào T hỗ trợ, gọi là helper T cells, viết tắt là Th (T help) phối hợp với tế bào miễn dịch khác tổ chức phản ứng miễn dịch, và kích thích tế bào B tạo ra nhiều kháng thể hơn, và thu hút nhiều tế bào T và thực bào bạch cầu ăn tế bào bệnh.
c-Các tế bào T nhớ (memory T cells) ghi lại dấu hiệu trên bề mặt vi khuẩn, virus hoặc tế bào ung thư đã tiêu diệt trước đó.
Nếu xét nghiệm HIV thì tế bào lympho T có thụ thể CD4, đây là nơi HIV gắn vào tế bào này.

IV-Nguyên nhân thất bại của Vaccines do cơ thể thiếu nguyên liệu đường glucose tạo kháng thể

Như trên chúng ta đã biết kháng thể là chất glycoprotein, theo lý thuyết cấu tạo tế bào, lúc nào tế bào cũng cần 4 chất nuôi tế bào phát triển là glucose, protein, lipid, oxy. Khi chúng phối hợp chuyển hóa thành khi và máu thì glucose kết hợp với protein thành chất glycoprotein tạo máu, trong đó có hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, và chất này cũng tạo ra kháng thể chống bệnh tật xâm nhập vào cơ thể.
Nhưng nghịch lý thay hiện nay tây y lại cấm ăn đường glucose, cấm ăn nhiều protein, hậu qủa thiếu 2 chất này do 2 loại thuốc hạ áp huyết và insulin làm hạ mất đường, do đó dù Vaccines đưa mầm bệnh vào cơ thể tạo kháng nguyên để kích thích hệ miễn nhiễm cơ thể tạo ra kháng thể glycoprotein, nhưng cơ thể không có 2 nguyên liệu này để ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể nên chính Vaccines lại là nguyên nhân gây thêm bệnh cho cơ thể.

V-Nguyên nhân bệnh theo đông y do 3 yếu tố : Tinh sai-Khí thiếu-Thần suy.

Hệ miễn dịch của cơ thể là cơ quan bảo vệ sự sống còn của mỗi người, giữ cho chúng ta khỏe mạnh, vì chúng tạo ra các kháng thể chống lại các mầm bệnh bị tấn công bởi vi khuẩn, virus và ký sinh trùng từ môi trường sống. Nếu hệ miễn dịch bị suy yếu do 3 yếu tố Tinh-Khí-Thần thì chúng ta sẽ bị bệnh.

a-Về Tinh : Không ăn uống lành mạnh để cơ thể có đủ lượng máu, lượng đường để tạo ra hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, thì hệ miễn dịch sẽ suy yếu chúng ta thấy trước được khi đo áp huyết 2 tay và đo đường huyết càng ngày càng thấp dần, thì hồng cầu mất dần do bệnh thiếu máu, thực bào bạch cầu chống bệnh thiếu không đủ khả năng chống lại tế bào gây bệnh, thì dù có tiêm chủng vaccin cũng vô ích. Do đó chúng ta không lấy làm lạ tiêm ngừa bệnh sởi rôi mà các trẻ em vẫn bị bệnh sởi.

b-Về khí : Do ít vận động, không tập thể dục thể thao để làm tăng oxy bảo vệ công thức máu Fe2O3, và không vận động để chuyển hóa đường và thức ăn biến thành máu mà biến thành mỡ, nên cơ thể thiếu máu thì hệ miển dịch phòng chống bệnh suy yếu không có khả năng chống bệnh.

c-Về Thần : Không ngủ đủ giấc và bị căng thẳng triền miên, làm rối loạn hệ thần kinh trung ương, sẽ làm rối loạn chuyển hóa, rối loạn áp huyết như qúa cao, đối với trẻ gọi là hiếu động, hay qúa thấp đối với người lớn gọi là bệnh trầm cảm, suy nhược tinh thần dẫn đến suy nhược dinh dưỡng, khiến sụt cân..

Cả 3 yếu tố đều có thể góp phần làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Khi hệ thống miễn dịch bị suy giảm, vi khuẩn, vi rút hoặc độc tố có thể tràn vào cơ thể gây bệnh.

Trong bài Tiểu đường 35 chúng ta đã biết công hiệu thuốc chủng ngừa Vaccines của từng loại bệnh, theo nguyên tắc, nó chỉ có tính chất đưa kháng nguyên gieo mầm bệnh vào cơ thể, để hệ miễn dịch tạo ra kháng thể khi bị vi khuẩn, hay virus hay ký sinh trùng cùng loại ấy xâm nhập vào cơ thể sẽ bị tiêu diệt.
Nhưng trên thực tế 3 yếu tố Tinh-Khí-Thần suy yếu không đủ máu, không đủ đường, không đú khí lực oxy thì cơ thể không sinh sản được kháng thể glycoprotein thì chúng ta vẫn bị bệnh.


---------------
Xem thêm thông tin về Vaccines : Vaccines nào tốt hơn ?
Bài viết tham khảo nguồn: WHO

Theo bảng so sánh hai Vaccines 5 trong 1 Quinvaxem và 6 trong 1 Pentaxim có một sự khác biệt quan trọng dễ gây tranh cãi nhất là thành phần ho gà toàn tế bào (Quinvaxem) và ho gà vô bào (Pentaxim).
Vaccines thành phần ho gà toàn tế bào là Vaccines tinh chế từ vi khuẩn ho gà sau khi được nuôi cấy tăng sinh trong môi trường và làm chết bằng nhiệt độ.
Còn Vaccines thành phần vô bào là Vaccines tinh chế chỉ chứa thành phần kháng nguyên đặc hiệu sau khi đã loại bỏ những thành phần kháng nguyên không cần thiết khác của vi khuẩn. Điều đó giải thích cho lý do tại sao Vaccines ho gà toàn tế bào gây phản ứng tại chỗ và sốt nhiều hơn Vaccines ho gà vô bào. Nhưng điều đó cũng có một ưu điểm quan trọng là vì kháng nguyên toàn tế bào cho nên Vaccines ho gà toàn tế bào kích thích cơ thể sinh kháng thể mạnh hơn, kéo dài hơn và có hiệu quả bảo vệ cao hơn Vaccines ho gà vô bào. Ngoài ra, Vaccines thành phần ho gà toàn tế bào có giá thành thấp hơn nhiều so với loại có thành phần ho gà vô bào.

Quinvaxem được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng cho nên mỗi năm Việt Nam sử dụng hết 4,5 triệu liều Quinvaxem cho 1,5 triệu trẻ trong cả nước. Do đó, tỷ lệ phản ứng sau tiêm, bao gồm cả phản ứng nặng như sốc phản vệ, lớn hơn rất nhiều so với Pentaxem (chỉ sử dụng khoảng 100 nghìn liều tiêm cho 33 nghìn trẻ/năm) hay các Vaccines dịch vụ khác.

Trong năm 2013, có ba ca tử vong sau tiêm chủng khiến dư luận e ngại Vaccines Quinvaxem. Tuy nhiên, qua điều tra cho thấy nguyên nhân là do tiêm nhầm thuốc khác thay vì tiêm Vaccines viêm gan B, không hề liên quan đến Quinvaxem. Tiếp sau đó, có hơn mười ca tử vong khác sau khi tiêm Quinvaxem khiến Bộ Y tế phải tạm ngưng tiêm Vaccines này và báo cáo với Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Kết luận điều tra của WHO đã khẳng định hầu hết các trường hợp tử vong là do trùng hợp ngẫu nhiên với các bệnh khác ở trẻ. WHO cũng đã kết luận Quinvaxem an toàn và khuyến cáo sử dụng trở lại. Tuy nhiên, từ đó đến nay, một bộ phận người dân vẫn “bán tín bán nghi”…

Vaccines và mục tiêu miễn dịch cộng đồng :

Trước hết, cần phải hiểu Vaccines là một loại thuốc đặc biệt. Bản chất của Vaccines là một chế phẩm sinh học đặc biệt có nguồn gốc từ các vi sinh vật gây bệnh hoặc độc tố của chúng hoặc do tổng hợp sinh học đã được bào chế làm mất khả năng gây bệnh nhưng vẫn còn khả năng kích thích cơ thể sinh kháng thể bảo vệ. Mục tiêu quan trọng nhất của việc triển khai tiêm chủng tại một quốc gia là tạo nên sức mạnh miễn dịch cả cộng đồng. Tỷ lệ tiêm chủng cần phải đạt từ 80 đến 90% thì mới có thể đạt tới mục tiêu chiến lược ấy. Đó là lý do Bộ Y tế Việt Nam luôn cố gắng nỗ lực trong những năm qua để đạt tỷ lệ tiêm chủng trên toàn quốc đạt hơn 90%, đẩy lùi các bệnh dịch nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe người dân.
Việc tiêm chủng cho trẻ khi trẻ đến hai, ba và bốn tháng tuổi là vô cùng quan trọng, bởi đây là thời điểm “vàng” của tiêm chủng, rất thuận lợi cho kháng nguyên đi vào cơ thể và tạo nên tấm khiên giáp cứng cáp bảo vệ sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, giống như thuốc, không có một loại Vaccines nào dù tốt đến đâu có thể bảo đảm an toàn tuyệt đối, bởi vì tiêm Vaccines tức là đưa một kháng nguyên lạ vào trong cơ thể. Thông thường, mỗi cá thể phản ứng với Vaccines ở các mức độ khác nhau và hầu hết chỉ có các phản ứng nhẹ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm và tự khỏi trong một, hai ngày. Tuy nhiên, một số rất ít cơ thể lại có phản ứng rất mạnh với Vaccines như sốt cao, co giật, quấy khóc kéo dài, tím tái, thậm chí là sốc phản vệ. Vì thế, một số phụ huynh e ngại, chần chừ không đưa trẻ đi tiêm chủng, hoặc có tâm lý chờ đợi Vaccines dịch vụ Pentaxim vì nghĩ nó an toàn hơn Quinvaxem.

Theo Hội đồng đánh giá tai biến Vaccines của Bộ Y tế, năm 2015 có tổng số 3.000 trẻ có phản ứng sau tiêm Vaccines, 32 trường hợp phản ứng nặng có 16 trường hợp chết.
Trong số này, tử vong sau tiêm Vaccines lao là 5 trường hợp,
Quinvaxem 8 trường hợp.
Viêm gan B có 3 trường hợp.
Trong số các ca tử vong sau tiêm chủng có 31% là do trùng hợp ngẫu nhiên, tử vong không rõ nguyên nhân và do cơ địa của trẻ.
Bên cạnh đó, Quinvaxem có số lượng liều gấp 3 lần so với Vaccines phòng lao và viêm gan B (do cần tiêm đủ 3 mũi).
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Quay về Chia xẻ Kinh Nghiệm Chữa Bệnh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến6 khách