Bệnh lý liên quan đến Tỳ Vị.

Nơi giúp đỡ lẫn nhau trau giồi kiến thức.

Bệnh lý liên quan đến Tỳ Vị.

Gửi bàigửi bởi Trần Minh Tùng » Thứ 5 Tháng 11 21, 2019 5:27 am

Bệnh lý liên quan đến Vị. (Bao Tử).

Vị chính là một cơ quan tiêu hóa, Trung Y gọi Vị là “biển của thủy cốc”, ý rằng Vị là cơ quan thu nạp, nấu nhừ thủy cốc; vì đã là cơ quan thu nạp, ninh nhừ đồ ăn, nếu như không thể thu nạp, hoặc sau khi thu nạp lại không thể ninh nhừ, thì đó là bệnh, hoặc là ninh nhừ quá nhanh, đó cũng là bệnh.
Chúng ta hãy xem lại kim chỉ nam, Vị khí là đi xuống, Trung Y gọi là “Vị lấy giáng làm hòa”. Cũng có nghĩa rằng, Vị khí đi xuống là điều hòa, là thuận. Nếu như không giáng, vị khí nghịch lên trên, dịch vị sẽ theo đó trào ngược lên, ăn cơm không thấy ngon, thì sẽ sinh bệnh.
Cho nên chữa bệnh của vị rất đơn giản, mà từ khóa là một chữ “giáng”, chúng ta vừa cùng phân tích, vừa cùng học nào!
1. Dụng dược trong trường hợp vị khí thượng nghịch
Tình trạng Vị khí thượng nghịch tồn tại ở hầu hết các trường hợp bệnh nhân có bệnh ở Vị. Dịch vị có tính acid, dịch Đởm có tính kiềm, Vị khí sau khi đi xuống, ở đường ruột acid và kiềm sẽ trung hòa lẫn nhau. Nếu như Vị khí thượng nghịch, dịch vị sẽ ăn mòn thực quản, dẫn đến viêm thực quản, tiếp tục trào ngược lên trên tổn thương họng hầu, dẫn đến viêm họng, rất nhiều trường hợp viêm họng mạn tính được chữa khỏi thông qua giáng vị khí. Mà Tây y khi điều trị loại bệnh này thường thường sử dụng phương pháp ức chế bài tiết dịch vị, tuy rằng dịch vị giảm đi, triệu chứng kích thích do trào ngược gây ra có thể nhẹ bớt, nhưng không thể giải quyết vấn đề căn bản là vị khí thượng nghịch. Ngược lại, ức chế sự bài tiết dịch vị của tế bào viền trong thời gian quá dài, tế bào viền sẽ dần dần giảm đi, tuyến sẽ bị co nhỏ, hình thành teo niêm mạc dạ dày, ngược lại sẽ làm bệnh tình nặng thêm, thậm chí có trường hợp xuất hiện niêm mạc ruột hình thành sẹo, trở thành nguy cơ ung thư!
Cho nên giáng vị khí cực kỳ quan trọng, thuốc thường dùng có những loại nào?
Trúc Nhự, Tì Bà Diệp, Đại Giả Thạch, Sinh Khương, Chỉ Thực, Trầm Hương, Toàn Phú hoa[1], Bán Hạ… Phàm là thứ có thể giáng khí, về cơ bản đều có thể sử dụng.
Lấy một ví dụ, có một bệnh nhân nữ vì trào ngược ợ chua, buồn nôn, họng khó chịu đã 3 năm nay đến khám. Bệnh nhân bình thường không hút thuốc, nhưng viêm họng rất nặng. Sau khi xem mạch phát hiện thấy mạch Thốn bên phải có xu hướng vượt lên trên, cũng là mạch tượng của Vị khí thượng nghịch. Bệnh nhân ngửi thấy mùi của thuốc trung dược thì buồn nôn, rất sợ uống trung dược. Sau khi cân nhắc suy nghĩ, tôi kê cho cô ấy một kg Tì Bà diệp, yêu cầu cô đun lấy nước uống thay trà trong thời gian dài. Sau nửa tháng khi tới khám lại, bệnh nhân nói đã đỡ nhiều lắm rồi, viêm họng cũng đỡ rồi, thực quản cũng dễ chịu hơn nhiều rồi, sáng ngủ dậy cũng không thấy buồn nôn nữa, chỉ có đánh hơi nhiều. Thực ra chính là làm cho thứ vị khí thượng nghịch của bệnh nhân giáng xuống, dịch vị sẽ không còn trào ngược lên trên nữa. Khí theo đó mà đi xuống, đánh hơi sẽ nhiều lên, đó chính là trị bản. Cũng không khó hiểu khi Trương Tích Thuần cho rằng Đại Giả Thạch là vị thuốc thần diệu đều kiện Vị, bởi vì vị thuốc này có tác dụng giáng vị khí rất tốt. Hiểu được giáng Vị khí, kỹ xảo điều trị bệnh của Vị có thể nói đã nắm được một nửa, còn một nửa là gì? Đó là Vị hàn, Vị nhiệt, thực tích, khí trệ… Chúng ta sẽ cùng nhau phân tích từng thứ.
2. Dụng dược với Vị hàn
Vị muốn ninh nhừ đồ ăn cần phải có nhiệt lượng, nếu như không có nhiệt lượng thì sẽ không có cách nào ninh nhừ đồ ăn. Rất nhiều bệnh nhân sáng ăn tối nôn, tức là đồ ăn buổi sáng, đến tối nôn ra vẫn chưa được tiêu hóa, từ sáng tới tối không biết đến đói khát, nguyên nhân là gì?
Trong Vị không có lửa!
Làm thế nào để thêm lửa?
Xem lại kim chỉ nam, phía trước khi phân tích về ngũ hành có nói đến hỏa có thể sinh thổ, tức là Tâm hỏa sinh Vị thổ, cũng có thể nói là, bổ sung Tâm hỏa, Tâm hỏa đủ rồi thì mới có thể khiến cho Vị hỏa vượng lên. Đó cũng chính là “hư thì bổ mẹ” mà ngũ hành thường nhắc đến.
Thuốc thường dùng có: Quế Chi, Nhục Quế, Phụ Tử, Giới Bạch, Can Khương…
Sử dụng một số thuốc ôn Tâm dương, Vị hỏa sẽ có, chức năng ninh nhừ thủy cốc của Vị sẽ được hồi phục trở lại.
3. Dụng dược cho Vị nhiệt
Có trường hợp Vị hỏa không đủ làm xuất hiện Vị hàn, tự nhiên sẽ có Vị hỏa quá mạnh làm xuất hiện Vị nhiệt. Bệnh nhân Vị nhiệt thường xuyên có cảm giác đói, luôn có cảm giác ăn không no, gọi một cách thông tục là “phàm ăn”, Trung y gọi là “ăn uống hay đói [消谷善饥]”. Điều trị rất đơn giản, uống một ít thuốc thanh Vị hỏa là được rồi, ví dụ: Thạch Cao, Tri Mẫu, Hoàng Liên, Hoàng Cầm, Lô Căn[2]…
Lấy một ví dụ, tôi đã từng chữa cho một bệnh nhân thường xuyên “phàm ăn”. Ông ấy yêu cầu không uống thuốc Trung dược, lại muốn có thể chữa khỏi, tôi nói như thế rất dễ, ăn một chút thực phẩm hạ hỏa là có thể được rồi! Vậy thực phẩm nào tốt đây? Yêu cầu bệnh nhân ăn trứng vịt muối trộn với đậu phụ (皮蛋拌豆腐)[3], mỗi ngày dùng 2 quả trứng muối thêm 4 lạng đậu phụ, trộn với nhau thêm dầu vừng, cho thêm ít muối[4], dùng làm thức ăn. Làm như vậy liên tục một tuần thì sẽ khá lên tương đối!
Có người sẽ hỏi, đây cũng là điều trị bằng Trung Y ư? Đúng vậy, bởi vì, vận dụng lí luận Trung Y để hướng dẫn cách ăn uống, hướng dẫn cách dưỡng sinh, đó chính là tinh túy của Trung Y. Sau khi học tốt Trung Y có thể kết nối nó với việc ăn mặc của mình để thực hành, bất kỳ lúc nào bất kỳ ở đâu cũng có thể trải nghiệm được điều kỳ diệu của lí luận trung y!
4. Dụng dược của Vị âm bất túc
Vị hỏa quá mạnh trong thời gian dài, tất yếu sẽ làm tổn thương đến phần âm. Cũng giống như đốt lò dưới đáy nồi vậy, đốt thời gian dài, nước trong nồi sẽ bị đun đến khô; cùng một nguyên tắc đó, Vị hỏa mạnh trong thời gian dài sẽ dẫn đến Vị âm bị hư tổn. Cho nên đối với bệnh nhân Vị hỏa mạnh lâu ngày, thì cần phải dưỡng Vị âm. Thuốc có thể dưỡng Vị âm có Thạch Hộc, Mạch Đông, Hoa Phấn, Ngọc Trúc, Lô Căn, Ô Mai, Sa Sâm, Sinh Địa…
5. Dụng dược trong trường hợp hàn nhiệt thác tạp
Trên lâm sàng, tình trạng bệnh của Vị không phải lúc nào cũng đơn thuần như ở trên đã nói, đơn thuần Vị hàn và đơn thuần Vị nhiệt không nhiều. Đại bộ phận bệnh nhân đều là trạng thái hàn nhiệt thác tạp, chỉ là hàn nhiệt chiếm tỉ lệ khác nhau mà thôi. Ví dụ trong Vị có nhiệt, trường đạo có hàn, như thế dễ gây ra phần nửa trên của Vị có nhiệt, phần nửa dưới có hàn, hình thành chứng hàn nhiệt thác tạp, khi dùng thuốc thì cần phải phối hợp thuốc hàn nhiệt, hiệu quả mới tốt được.
Như Hoàng Cầm, Hoàng Liên phối với Can Khương, hoặc là Kim Quả Lãm[5] phối với Can Khương, Bán Hạ tả Tâm thang là phương thuốc kinh điển để điều trị bệnh của Vị hàn nhiệt thác tạp.
6. Dùng thuốc trong trường hợp thực tích
Bệnh của Vị còn có một số trạng thái khác, ví dụ thực tích, ảnh hưởng tương tự như trên đến sự hòa giáng của Vị, bệnh tình nhẹ có thể sử dụng Sơn Tra, Thần Khúc, Mạch Nha, Kê Nội Kim, La Bặc tử để giúp tiêu hóa; bệnh tình khá nặng có thể sử dụng Đại Hoàng, Mang Tiêu, Chỉ Thực, Hậu Phác, Binh Lang, Nhị Sửu[6]… để công hạ, hồi phục chức năng hòa giáng của Vị.
Lấy một ví dụ, rất nhiều trẻ nhỏ sau khi ngừng ăn, sốt lại nhiều lần, sau khi dùng thuốc hạ sốt thì lúc đó có thể đỡ. Đến ngày thứ hai, lại sốt lại như thường, đối với riêng những trường hợp này, dùng Nhị Sửu sao thơm tán bột, sau khi trộn với đường đỏ thì cho trẻ ăn, mỗi lần khoảng 3g, với trẻ dưới 3 tuổi có thể giảm lượng sao cho phù hợp, với trẻ 3 tuổi trở lên có thể tùy theo trẻ mà gia lượng, thông thường sau khi dùng thuốc khoảng 3h thì xuất hiện đi ngoài. Đồ ăn bị đình trệ ở Vị Tràng của bệnh nhi sau khi bị bài tiết ra thì bệnh sẽ có thể khỏi rồi!
Bệnh của Vị còn có một vài trường hợp khác, vì dụ khí trệ huyết ứ, đàm thấp trở trệ, nhưng những trường hợp đã nhắc đến ở trên là thường gặp. Có thể hiểu được đặc điểm dùng thuốc cho những trường hợp ở trên, là đã biết được phần lớn tư duy dùng thuốc cho bệnh ở Vị, thì đã có thể học một biết mười rồi.
Học về mục này, điều quan trọng nhất là phải hiểu ít nhất được một câu: “Vị lấy giáng làm hòa”, hiểu được câu này rồi, thì sẽ nắm được cốt lõi vấn đề trong điều trị bệnh của Vị, đến đây thì bạn đã hiểu thế nào là “Trào ngược dạ dày” rồi chứ!

Biên soạn: Minh-Tùng Trần
Dịch: Trần Anh
Trần Minh Tùng
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 2 05, 2015 2:05 pm
Đến từ: Cộng Hòa Liên Bang Đức / Châu Âu

Quay về Chia xẻ Kinh Nghiệm Chữa Bệnh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến10 khách

cron