BS Lương Lễ Hoàng Giải Đáp Thắc Mắc Về Bệnh Tiểu Đường.

Nơi giúp đỡ lẫn nhau trau giồi kiến thức.

BS Lương Lễ Hoàng Giải Đáp Thắc Mắc Về Bệnh Tiểu Đường.

Gửi bàigửi bởi admin » Chủ nhật Tháng 4 07, 2019 10:01 pm

Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng Giải Đáp Thắc Mắc Về Bệnh Tiểu Đường.
Phòng nội khoa kết hợp đông tây y, trung tâm oxy cao áp, số 3 đường 3 tháng 2. Q.10 Tp HCM.

https://www.youtube.com/watch?v=4B1LYYzkZd0

Toàn bộ bài giảng trong video này :

Bệnh đái tháo đường được đặt tên là cơn đại dịch của thế kỷ thế giới, thông thường khi người ta nói, nếu là bệnh dịch là cái căn bệnh cùng một thời điểm có nhiều người bị bệnh, căn bệnh đó phải lây lan, nhưng đặc biệt bệnh tiểu đường nó không lây lan. Sở dĩ nó có một danh hiệu như thế vì cái tiến độ phát tán và cái số lượng bệnh nhân hiện nay trên khắp năm châu, chứ không phải chỉ ở một số quốc gia nào đó, cho nên con số báo động nó vượt qua con số báo động từ lâu, Cái con số mà người ta gọi là chính thức từ lâu bệnh nhân tiểu đường trên thực tế chỉ là cái phần nổi của cái tảng băng chìm rất sâu, thí dụ cụ thể là chẳng hạn như nước Đức người ta có hai triệu rưỡi người bị bệnh tiểu đường. Người ta đã phát động một chương trình rầm rộ về cái thông tin cho bệnh nhân những biện pháp ăn uống vận động làm sao để phòng ngừa bệnh tiểu đường. Kết qủa sau 15 năm đó, thì ở nước Đức hiện nay có 8 triệu người bị bệnh tiểu đường. Nghĩa là, cho dù người ta có một nền y tế cấu trúc đã ổn định nhưng vẫn không cầm chân nổi căn bệnh đó, huống hồ chi nói đến các nước chưa có một cái chương trình thông tin tầm soát tiểu đường mà có thể nói hiệu quả như ở nước mình chẳng hạn, cho dù, cái điểm mà con số chính thức đó, thường thường người ta phải nhân lên gấp 3 lần mới ra con số của những người đã bị bệnh tiểu đường nhưng chưa biết hoặc những người đã bị bệnh tiểu đường nhưng chưa chịu điều trị bệnh tiểu đường, là vì lý do đó người ta so sánh lại thấy rõ ràng trong cái lịch sử y học khó có một căn bệnh nào hay thậm chí có thể nói thẳng ra là chính xác hơn, mạnh dạn hơn là không có một cái cơn bệnh dịch nào mà có cái mức độ phát tán nhanh đến như thế so sánh với bệnh tiểu đường. Đặc biệt ở đây nữa là bệnh tiểu đường không lây lan, và thường thường trong các bệnh dịch như cảm cúm người ta còn có thể có thuốc ngừa, hiện nay mình không có thuốc ngừa bệnh tiểu đường. Đó là lý do mình không nên tô cái mầu xám thê lương bi quan về căn bệnh này, nhưng đó là một vấn đề nghiêm trọng, vấn đề đang đe dọa sức khỏe cộng đồng, nếu không thì tổ chức y tế thế giới đã không đồng thời cảnh báo là bệnh tiểu đường sẽ là một trong những căn bệnh mà nguy hiểm nhất đe doạ nhất cho cộng đồng của các nước trong vùng đông nam á, nghĩa là có nước mình.

PV 1 : Căn bệnh đái thao đường có liên quan đến rối loạn trao đổi chất, ở đây là chất đường hay còn gọi là rối loạn biến dưỡng chất đường, như vậy thì có nghĩa là mình chỉ cần kiêng ăn đường và kiêng ăn các chất đồ ngọt thì đây có phải là một biện pháp phòng tránh bệnh tiểu đường không ?

BS : Sở dĩ bệnh tiểu đường là vì khi người bệnh bị bệnh nặng rồi thì trong nước tiểu có đường, đó là 1 cái định nghĩa cổ điển xưa nay, cũng vì lý do tên là đái tháo đường là vì trước đây người ta cũng nghĩ đây là một căn bệnh mà nó phải liên quan đến một cái rối loạn những chất đường. Khi nào mình ăn thức ăn dù dưới dạng nào thì lượng đường trong máu cũng phải tăng cao lên, sau đó lượng đường phải được huy động vào trong các bắp thịt, nói một cách khác bình dân đơn giản hơn, nó được đốt cháy tạo ra năng lượng. Như vậy thì chất đường không phải là chất có hại, nó cần cho cuộc sống, ngay cả những hoạt động tư duy hay cả những cái vận động bắp thịt. Nhưng vì một lý do nào đó mà chất đường không được biến dưỡng, nói theo khoa học, nó không được thoái biến đi ra năng lượng mà nó ở lại trong máu quá lâu thì khi đó nó sinh ra bệnh tiểu đường, và người ta nghĩ nếu mà đừng ăn qúa ngọt thì tôi sẽ không bị bệnh tiểu đường, định nghĩa đó có một thời đã đúng, nhưng hiện nay định nghĩa đó không còn đứng vững, vì có nhiều người tuy không ăn lạm dụng chất ngọt, thậm chí kiêng cữ nữa là khác, nhưng vẫn bị bệnh tiểu đường, đó cũng là lý do tại sao bệnh tiểu đường phát tán vì nó không còn liên quan đến chuyện ăn uống hay không hoàn toàn chỉ liên quan đến chuyện ăn uống.
Một người có cuộc sống quá căng thẳng, chẳng hạn do nội tiết tố trong tình huống stress nó cũng có thể đẩy đường huyết lên cao còn hơn cả những người ăn ngọt. Một người có bệnh gan hay bệnh đường ruột mà không được điều trị đến nơi đến chốn thì hậu qủa không phải do bệnh không, đó là cái bối cảnh tại sao mình phải lo lắng về bệnh tiểu đường nhiều hơn ở xứ mình, là vì trong điều trị bệnh viêm gan, chính một số loại thuốc viêm gan có thể đưa đến hậu quả của bệnh tiêu đường. Vậy bệnh tiểu đường đúng là có liên quan đến rối loạn biến dưỡng chất đường nhưng không hẳn chỉ vì mình lạm dụng chất ngọt, đương nhiên nếu mình lạm dụng chất ngọt thì không nói làm chi, nhưng nếu mình không lưu tâm đến những yếu tố khác thì người ta vẫn có thể bị bệnh tiểu đường.

PV 2 : Như bs cũng nói ngay ở phần đầu là căn bệnh nếu nói một cách bi quan là nan y, vậy là có phải chúng ta chưa có được một cái phương pháp hay một cái thuốc để điều trị mà chúng ta gọi đó là nan y ?

BS : Nếu người ta so sánh cái kỹ thuật chẩn đoán về phương tiện điều trị cách đây chừng 1-2 thập niên trước đây, rõ ràng thầy thuốc điều trị bệnh tiểu đường hiện nay cảm thấy thoải mái hơn, vì thầy thuốc có trong tay rất nhiều loại thuốc hiệu quả hơn xa các loại thuốc 1-2 thập niên trước rất xa, nhưng điều đáng nói đây là trong khi thầy thuốc có cách chẩn đoán hiện nay nhanh hơn, chính xác hơn như các phương tiện dùng máy đo đường cá nhân, người ta có thể chỉ cần 10 giây đủ để phát hiện người đó có đường huyết có tăng cao hay không, và thuốc thì tốt hơn, nhưng số người bị bệnh tiểu đường vẫn cao hơn, và đặc biệt cái điều đáng nói là qua thống kê hẳn hòi chính thức là di chứng của bệnh tiểu đường làm cho mù mắt. phải đoạn chi, phải hoại tử các mô mềm, cái số di chứng đó vẫn không thấp hơn mà thậm chí cao hơn ngay ở cả những quốc gia đã có cái cấu trúc nền y tế ổn định, đừng nói chi ở đất nước của mình chẳng hạn còn đang thiếu thốn chưa có chương trình phòng trị bệnh tiểu đường. Thì đó là vấn đề tại sao thầy thuốc có thuốc mà bệnh tiểu đường không chịu lùi. Vì có những yếu tố khác nằm ngoài tầm tay của thầy thuốc. Thứ hai nữa là cho dù mình có viên thuốc để hạ đường huyết, hạ nhanh nữa là đằng khác, vẫn chưa phải là giải pháp mà phải có yếu tố khác làm sao để cho đường huyết của bệnh nhân đó ổn định chứ không phải chỉ có hạ đường huyết. Đó chính là vấn đề mấu chốt hiện nay trong việc điều trị bệnh tiểu đường.
Cái biến chứng của bệnh tiểu đường xẩy ra không phải ở chỗ người ta không hạ được đường huyết mà người ta có thể hạ được nhưng đường huyết lại không ổn định.
Nói cách khác, một người có lượng đường trong máu có thể hơi cao hơn bình thường, nhưng nếu nó ổn định thì người đó vẫn bị ít biến chứng hơn là những người có lượng đường huyết khi trồi khi sụt.

PV 3 : Như chúng ta cũng đã biết biến chứng trong căn bệnh đái tháo đường thì vô cùng quan trọng, liệu đó có phải như là trời kêu ai người đấy dạ hay không, hay là chúng ta có một cái cách nào để trì hoãn hay thậm chí là ngăn chặn được cái căn bệnh đái tháo đường này hay không ạ.

BS : Như tôi đã tìm cách phân tích trong đoạn đầu, hiệu qủa của liệu pháp trị bệnh tiểu đường nó không hoàn toàn tùy thuộc vào viên thuốc, cũng không hoàn toàn tùy thuộc vào kinh nghiệm và kiến thức của thầy thuốc, và tất nhiên nếu mình có được cả 2 yếu tố đó thì đó là điều kiện cơ bản, nhưng bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng, nếp sinh hoạt của người bệnh, cách làm sao để người ta có thể hổ trợ bằng các nhân tố sinh học sao cho đường huyết thật ổn định thì đó mới là yếu tố quyết định.
Chính vì cái di chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường trên mắt, trên tim, trên thận, trên não, mà bệnh tiểu đường nằm trong nhóm bệnh nan y, có nghĩa là dù tôi có chữa, người ta vẫn có cảm giác là cuối cùng vẫn thất bại. Đó cũng là một cái điểm hiện nay nó không còn đứng vững, vì bệnh tiểu đường người ta vẫn có thể cầm chân được bệnh tiểu đường, nếu nói một cách bi quan, nếu như người ta có một cách nào đó làm cho đường huyết ổn định, và để làm cho đường huyết ổn định mà chỉ dựa vào viên thuốc đặc hiệu thì điều đó hiệu qủa không thể tối ưu như mong muốn.

PV 4 : Vừa rồi BS có đề cập đến các hoạt chất sinh học, và nếu các hoạt chất sinh học mà được kết hợp vào phác đồ điều trị thì chắc chắn sẽ có một hiệu ứng rất là tốt về cái việc ổn định đường huyết, điều này rất là quan trọng đối với các bệnh nhân đái tháo đường có đúng không ạ. BS có thể phân tích thêm về vấn đề này ạ.

BS : Trước đây khi người ta chưa hiểu rõ về bệnh tiểu đường thì người ta cho cái vai trò dinh dưỡng về bệnh tiểu đường sẽ vô cùng quan trọng, chính vì vậy mà về xa xưa 2-3 chục năm trước, bệnh nhân tiểu đường khổ lắm, vì họ phải kiêng cữ đủ điều hết, và trong chế độ kiêng cữ đó lại là yếu tố bất lợi cho sức khỏe vì họ kiêng cữ thì họ sr̃ thiếu sức đề kháng, trong khi các bệnh bội nhiễm thì luôn luôn chực chờ trong bệnh tiểu đường, kế đến cái tâm trạng của một người phải kiêng cữ, kiêng khem ác liệt quá thì họ không thể sống thoải mái được, và người ta ghi nhận cái cảm giác không thoải mái của người bệnh cũng là một trong yếu tố khiến lượng đường-huyết chẳng những tăng cao mà đồng thời dao động. nhất là những người chỉ một đêm ngủ không ngon, thì bệnh nhân tiểu đường sáng hôm sau đường huyết của họ có thể tăng cao, ngay cả người bình thường cũng thế. Điều may mắn là sau đó, thầy thuốc có được các thuốc khác để hạ đường huyết tốt hơn, thì người ta nhận ra được điều gì, điều đó vẫn chưa được hoàn hảo cho đến lúc người ta nhận ra được có những hoạt chất sinh học ngay cả trong thiên nhiên mà nhờ nó thì thuốc hạ đường huyết sẽ có tác dụng nhanh hơn, tác dụng nó kéo dài lâu hơn, mà nhờ như vậy nó ít có phản ứng phụ hơn, thì có nhiều nhóm hoạt chất sinh học, chẳng hạn như dựa trên các công trình nghiên cứu người ta nhận ra :
Nhóm sinh tố B đặc biệt B1 ở cái liều lượng thấp thôi, giúp cho bệnh nhân tránh được cái bệnh viêm thần kinh ngoại biên.
Nhóm thứ hai là nhóm khoáng tố vi lượng chẳng hạn như nhóm chrome, kẽm, hiện nay người ta thậm chí cho là nếu cơ thể mình đừng thiếu cái đó thì thậm chí có thể ngừa được bệnh tiểu đường,
Nhóm thứ ba là các hoạt chất nằm trong các cây cỏ chẳng hạn như hoạt chất trong quế, các thầy thuốc ở Hoa Kỳ hiện nay đang áp dụng,
Rồi đên nhóm các chất mầu trong các loại đậu như trong vỏ đậu đỏ, đậu xanh, gọi là hợp chất Anthocyanin (chống oxy hóa, lão hóa, thoái hóa) vì nó có tính chất kháng oxy hóa, qua đó nó chống cái cơ thể của người bệnh tiểu đường bị lão hóa qúa nhanh, và đồng thời nó giúp cho cơ thể người bị bệnh tiểu đường chịu đựng được các yếu tố trong cái môi trường ô nhiễm.
Và nhóm cuối cùng nửa là những hoạt chất trong những cây thuốc đặc hiệu mà ngay cả những cây thuốc trong dân gian người ta đã có những kinh nghiệm để dùng nó rồi, mà ngày nay nhờ những nghiên cứu thực nghiệm, lâm sàng người ta đã xác minh được một số cây thuốc chứ không phải chỉ trong một cây thuốc, chẳng hạn như nhân sân, trong cây câu kỷ tử, trong cây maricoma...,tất cả các hoạt chất đó trong các nhóm mà tôi trình bầy, tùy theo kinh nghiệm thầy thuốc, mà biết cách phối hợp thì người ta sẽ có một cái hiệu qủa tối ưu hơn, qua đó người ta phòng tránh không phải chỉ có di chứng của tiểu đường mà đồng thời người ta giới hạn được phản ứng phụ của bệnh tiểu đường của các loại thuốc đặc hiệu trị bệnh tiểu đường.

PV 5 : Cây thuốc aricuma khi sử dụng cây thuốc này thì đây là một cái kinh nghiệm của dân gian hay gói là đã được khoa học nghiên cứu theo một tiêu chuẩn khách quan nào chưa ạ.

BS : ̣ Aricoma (hay Yacón tiếng Việt gọi là củ Gia Công), là một cây thuốc có nhiều kinh nghiệm trong y học dân gian, đông cũng như tây, và đặc biệt người ta rà lại, quay ngược lại, người ta nhận thấy các thầy thuốc áp dụng trong hội chứng có dấu hiệu tương tự như bệnh tiểu đường, như ăn nhiều, uống nhiều, suy nhược, đau nhức, trầm uất, mất ngủ chẳng hạn, sau đó người ta đưa cây thuốc xuống kính lúp trong các thí nghiệm, người ta nhận ra nó có hoạt chất tác dụng rất là đa dạng, một trong tác dụng đó là nó giúp ổn định được đường huyết mà người ta xác minh qua thí nghiệm đặt tên là HbA1C, người ta đo lượng chất đường gắn vào trong huyết cầu tố, nghĩa là qua đó người ta biết được trong 90 ngày trước đó lượng đường của bệnh nhân có ổn định hay không, thì aricoma là một trong những cây thuốc mà rõ ràng có tác dụng ổn định đường huyết. Khi người ta đưa vào áp dụng chung với các loại thuốc đặc hiệu thì cây thuốc Aricoma này nó có ưu điểm là nó không có các tương tác bất lợi với các loại thuốc hóa chất. Và qua đó đồng thời các dấu hiệu triệu chứng rối loạn chức năng đó đi kèm trong người bệnh tiểu đường chẳng hạn như trầm uất, thường người ta buồn, rối loạn về chức năng sinh dục, đặc biệt ở nam giới, đồng thời nó cũng được cải thiện khi người ta áp dụng chung với các loại thuốc đặc hiệu.

PV 6 : Khi bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường thì rất ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bệnh lý khác, một trong những nghiêm trọng đó là ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của người đàn ông, vậy xin được hỏi quan điểm của BS về vấn đề này.

BS : Tình trạng gọi là thiểu năng sinh lý của nam giới đặc biệt trong những người bị bệnh tiểu đường, người ta không bị rối loạn mới là chuyện lạ. Bệnh nhân phải nói là nạn nhân lưỡng đầu thọ địch, chịu tới 2 mũi dùi công kích nhất là tự căn bệnh đường huyết nếu không ổn định, bao giờ nó cũng kéo theo rối loạn nội tiết tố, thứ hai nếu bệnh nhân tiểu đường nam giới tuổi 50 trở đi tự họ đã thiếu đi nội tiết tố nam giới testoterone, nếu thiếu thì đường huyết lại càng không ổn định, thứ ba nữa là khi họ được điều trị bằng các loại thuốc đặc hiệu thì một trong những phản ứng phụ của thuốc đặc trị hạ đường huyết chính lại là rối loạn cường dương hay thậm chí liệt dương. Do đó chức năng sinh lý của người bị bệnh tiểu đường cũng là một trong những tiêu chí để thầy thuốc đánh giá được cả hai chuyện, thứ nhất là bệnh diễn tiến như thế nào, bất lợi hay không và phản ứng phụ của thuốc như thế nào, từ cơ sở đó nếu thầy thuốc trị bệnh tiểu đường, đừng nhìn người bệnh chỉ có đường huyết thôi, mà đồng thời phải lưu ý cả yếu tố này tìm cách giải quyết được tình trạng này thì liệu pháp như thế mới tối ưu, tất cả các liệu pháp nào cũng thế chứ không nói riêng cho bệnh tiểu đường, người bệnh nhân rất cần chất lượng của cuộc sống.

PV7 : Xin được cảm ơn BS, đến đây có rất nhiều cú điện thoại muốn được giao lưu với BS Hoàng, trước khi chuyển giao lưu trực tiếp với BS, Bs có điều gì tâm đắc nhất về đề tài ngày hôm nay muốn chia xẻ đến khán giả. Cái đề tài mà nhiều năm qua BS đã nghiên cứu và đã có rất nhiều kinh nghiệm.

BS : Tiêu đề ngày hôm nay đặt vấn đề bệnh tiểu đường có còn là nan y hay không.
Từ đầu đến giờ tôi đã tìm cách phân tích bệnh cho thấy đây là một căn bệnh có một cái áp lực lớn lên sức khỏe cộng đồng. Nhưng tôi muốn qua cái chương trình này đến qúy khán giả của chương trình ''chuyện khó nói '', nếu người ta tìm cái định nghĩa bệnh nan y là bệnh không thể chữa được thì định nghĩa đó không còn đúng với bệnh tiểu đường. Hiện nay nếu có đúng thầy, đúng thuốc, người ta có thể cầm chân bệnh tiểu đường, qua đó bệnh nhân có được cuộc sống có chất lượng như mong muốn, đương nhiên không thể nói người bị bệnh tiểu đường nếu được điều trị xong thì có một cuộc sống như người không bị bệnh tiểu đường, điều thứ hai lưu ý trong bệnh tiểu đường, nếu tôi có cái ảo vọng như là tôi được điều trị bằng phương pháp nào đó hết liền, hết luôn cả bệnh để tôi có thể trở lại nếp sinh hoạt trước đó có nghĩa là tôi có thể ăn ngọt thả giàn, ăn uống mạnh miệng với rượu bia thì cái định nghĩa đó sai, nó vẫn còn trong cái phạm trù nan y, nhưng nếu tôi nhìn cái bệnh tiểu đường với một khía cạnh khác, mục tiêu của điều trị là làm sao để bệnh nhân đừng bị những di chứng nghiêm trọng, đừng mù mắt, đừng phải hoại tử đến đầu chi đến nỗi phải đoạn chi, đừng bị suy tim, đừng bị tai biến mạch máu não, thì rõ ràng nếu được điều trị bằng thuốc đặc trị, nếu được theo dõi đúng bài bản, nếu được đồng thời kết hợp được với những yếu tố sinh học tôi đã phân tích trong chương trình này, để qua đó ổn định được đường huyết thì là rõ ràng người ta có thể dự phòng để có thể ngăn chặn các di chứng của bệnh tiểu đường không mấy khó, và như vậy điều quan trọng đối với bệnh tiểu đường là không phải chỉ có thầy thuốc mà ngay cả bệnh nhân cần có một cái nhìn lạc quan hơn là căn bệnh này không còn ghê gớm như ngày xưa nữa đâu, người ta nên sống cố gắng làm sao để đừng bị bệnh, nếu bị bệnh thì bệnh không hoàn toàn nan y như người ta nhìn nó dưới góc nhìn bi quan .
PV : Dạ, xin được cảm ơn bs. Chúng ta hãy lắng nghe điện thoại gọi đến chương trình....

Câu hỏi 1:
Bệnh tiểu đường khi quan hệ vợ chồng có bị lây lan hay không

BS : Đây là câu hỏi rất thường nghe, Bệnh tiểu đường hoàn toàn không có tính chất lây lan dù là qua đường sinh dục, hô hấp hay qua đường tiêu hóa. Nhân cơ hội này tôi cũng nói thêm bệnh tiểu đường cũng không phải là bệnh có yếu tố di truyền tuyệt đối như mình nói hễ cha mẹ bị tiểu đường thì con cái cũng bi bệnh tiểu đường. Về mặt cơ tạng thì rõ ràng con cái của những cha mẹ đã bị bệnh tiểu đường thì cơ tạng họ dễ bị bệnh tiểu đường hơn những người khác, nhưng nếu họ có nếp sinh hoạt lành mạnh thì họ cũng không bị bệnh tiểu đường.
Khi mình nhìn một người tiểu đường đừng nên nhìn họ là một người như họ mang một mầm bệnh lây lan, họ cũng không phải là một mầm bệnh di truyền, rất có thể họ chỉ là nạn nhân của một cuộc sống trước đó qúa căng thẳng hay vì họ bị một cái bệnh viêm gan mà trong lúc điều trị họ bị bệnh tiểu đường hay chăng, chẳng hạn có những thai phụ trong 3 tháng cuối thai kỳ do cái thay đổi chứ không phải rối loạn tiết tố mà có thể bị bệnh tiểu đường, như vậy không nên nhìn bệnh tiểu đường như là một cái hình phạt hay là một cái điều gì xấu, trái lại coi nó như một căn bệnh bình thường khác nếu đúng thầy đúng thuốc thì bệnh phải lui.

PV 8 : Nếu người đàn ông bị bệnh đái tháo đường rất bị ảnh hưởng đến việc chăn gối, xin hỏi bs vai trò của người vợ lúc này thì nên làm gì ạ.

BS : Nếu là người vợ có người chồng bị bệnh tiểu đường thì nhận ra người chồng không còn được phong độ như xưa thì phải thông cảm, hay hơn nữa phải đồng cảm là bệnh tiểu đường nó sẽ dẫn đến hậu quả hầu như là như thế, mặt khác nếu bệnh nhân đó được điều trị hiệu quả làm sao cho đường huyết được ổn định, cơ thể người đó được yểm trợ những yếu tố như là các khoáng tố vi lượng kẽm, hoặc thầy thuốc khéo hơn nữa dùng các cây thuốc như là giúp ổn định đường huyết, hoạ̣c là nếu người bệnh không buồn, người bệnh vui thì ngay cả nội tiết tố andorphine có thể giúp họ ổn định đường huyết và đồng thời nó cải thiện được chức năng sinh dục.
Người ta không nên trông đợi ở một người bị bệnh tiểu đường là sẽ mạnh khỏe hùng tráng như xưa, nhưng một mặt khác, tình trạng rối loạn cường dương đến mức độ liệt dương trong bệnh tiểu đường, nếu xẩy ra, chẳng qua là liệu pháp trước đó không hiệu quả như mong muốn thì không hoàn toàn do lỗi bệnh nhân, đương nhiên có những bệnh nhân không tuân thủ chế độ dinh dưỡng, không chịu vận động hạ đường huyết sau bữa ăn thì đó là lỗi đó thiên về phía bệnh nhân, mặt khác nếu điều trị không hiệu quả cũng đừng quên một phần cũng là do lỗi của thầy thuốc.

Câu hỏi 2 :
Thường thường người bị bệnh tiểu đường ăn rất là khó và hay bị đổ, vậy trong tiêu chuẩn ăn kiêng thì rất khổ, nên hỏi có phương pháp nào để cho người tiểu đường dễ ăn không.

BS : Trước đây người ta cho là bệnh tiểu đường phải kiêng ghê gớm, món nào cũng cữ hết, kết qủa người ta nhận thấy càng kiêng ghê gớm thì cái xác suất người không ổn định đường huyết lại càng cao, thêm một điểm đáng lưu ý nữa là người bệnh tiểu đường không ai giống ai đâu, cái chế độ kiêng cữ mà áp dụng chung cho mọi người như nhau thì chế độ đó chắc chắn không hiệu quả. Những người bị bệnh tiểu đường nên làm cuốn nhật ký, họ sẽ phát hiện ra có nhửng món ăn mà rõ ràng viết trong sách vở có khi thầy thuốc nói là nó làm tăng đường huyết nhưng đối với người đó ăn vào nó không tăng, và chế độ dinh dưỡng càng đa dạng bao nhiêu, túc là bữa ăn có nhiều thứ, ngay cả người ta ăn đỉa rau cải thôi, thì rau cải nên có nhiều mầu nhiều loại, khả năng ổn định đường huyết nó cao hơn, đừng quên một điểm nữa là cái năng lượng mình dùng vào mà nếu mình không tiêu hết thì ngay cà̉ một người bình thường cũng có thể bị bệnh tiểu đường, nếu như giờ tôi ăn ngọt ít thôi, tôi vẫn không vận động, ngồi ì một chỗ xem truyền hình nhiều tiếng đồng hồ, hay ngồi trước máy vi tính rất lâu thì tôi bị tăng đường huyết hơn người thậm chí đang bị bệnh tiểu đường mà họ biết cách vận động. Ngược lại nếu một người có một chế độ vận động lao động nặng thì họ có thể yên tâm ăn ngọt nhiều hơn, chứ không có nghĩa vì sợ bệnh tiểu đường mà người ta kiêng cữ ngọt hết thì vô ích, vì lúc tôi cữ ngọt vì quá sợ bệnh tiểu đường, thì cơ thể ghi nhận là thiếu chất đường thì các hệ thống nội tiết sẽ phản ứng sai lệch và tự nó cũng có thể tự tạo ra chuyện đường huyết tăng cao. Như vậy cái đường huyết do cơ thể mình nó tự tạo ra thậm chí nó còn nguy hiểm hơn là đường mình thu nhập từ trong thực phẩm,
Vậy trở lại với người bệnh tiểu đường, họ nên kiêng cữ như thế nào, thì có hai chuyện : nếu tùy theo mức độ vận động, một người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn ngọt được tương đối, nếu họ biết cách vận động. Thứ hai nữa, thường thường người ta hay hiểu lầm là sau khi ăn thì đường huyết tăng và đường huyết đối với người bệnh tiểu đường nó trục trặc ở chỗ là, cái thời gian để nó trở lại mức bình thường nó lâu hơn, do đó người bệnh tiểu đường không nên ăn 2 bữa qúa gần nhau, ăn qúa đúng giờ vì lúc đó có thể đường huyết nó còn cao mình lại ăn thêm vào, trái lại người ta đợi đến lúc bụng đói, đối với những người không có máy đo đường, người ta theo dõi cảm giác người ta cũng đã đủ biết, khéo hơn nữa nếu mình có được cái máy đo đường đo một thời gian sau mình sẽ hiểu là khoảng chừng bao nhiêu tiếng đồng hồ thì mình có thể ăn trở lại được, và người ta nên ăn, đường huyết xuống thấp thì sau bữa ăn thì đường huyết có tăng nhưng không ở mức độ nghiêm trọng như là khi mình ăn lúc bụng no.

Câu hỏi 3 :
Hỏi bs hiện nay em 67 tuổi, có 47kg, em đang nấu nước đậu đen với đậu đỏ uống, em bỏ đường phèn vô uống một ngày 1 lít vậy mà nay thấy em mập không biết em có bị bệnh đái tháo đường không.

BS : Để chẩn đoán mình có bệnh tiểu đường không thì không thể dựa vào cà̉m giác chủ quan, không thể dựa vào mình ăn bao nhiêu đường hay giảm bao nhiêu đường để nói tôi có nhiều nguy cơ bị tiểu đường hay không bị tiểu đường. Cách chẩn đoán bệnh tiểu đường chính xác nhất chính là biện pháp đo đường trong máu. Biện pháp đọ́ trước đây người ta đo đường vào buổi sáng khi bụng đói, trị số đó chỉ phản ản vào thời điểm đo đường huyết, và nó có nhiều yếu tố rủi ro có khi nó phản ảnh không chính xác. Nếu một người bị bệnh tiểu đường, trong đêm đó họ không ăn gì hết thì lượng đường trong máu hạ xuống, nếu may mắn sáng sớm khi đo người ta thấy bình thường nên cứ tưởng người ta không bị bệnh, điểm thứ hai, có những người không bị bệnh tiểu đường, nhưng bữa đi khám bệnh lo sợ quá, hay lý do nào đó tối ngủ không được thì lượng đường sáng hôm sau cũng cao, khi người ta đo ngay khi đó, nếu thầy thuốc thiếu kinh nghiệm thì người ta nghi ngờ bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.
Nếu bệnh nhân nhận thấy mình không có một trọng lượng như mong muốn thì nên xem mình có bệnh gì chứ đừng có tự động điều trị bằng cách ăn ngọt vào để sau đó nó bị biến dưỡng những chất béo nó tăng mỡ, đồng thời mình thấy mình tăng cân thì đó là mình áp dụng biện pháp sai lầm, nếu mình không tăng cân được vì lý do mình ăn uống nó không hấp thu thì phải xem mình có bệnh gì khác không, một trong những căn bệnh ở xứ mình nên được lưu ý nhiều hơn, chẳng hạn như tầm soát bệnh viêm gan, hay bệnh đường tiêu hóa kéo dài, người ta vẫn có thể ăn mà không thấy tăng cân, hay rối loạn chức năng tuyến giáp chẳng hạn, cường tuyến giáp, thì mình ăn bao nhiêu nó đốt cháy hết, kết qủa người ta vẫn ốm, vậy việc sử dụng một phương pháp bằng cách là mình nhồi một chất đường vào trong cơ thể thì phương pháp đó chắc chắn không thể là một phương pháp tối ưu.

Câu hỏi 4 :
Xin hỏi bệnh tiểu đường có thể di truyền từ đời ông hay cha bị di truyền không.

BS : Như tôi vừa mới trả lời trước đây. yếu tố di truyền chỉ có tính chất tương đối, nếu người cha bị bệnh tiểu đường, và đời trước ông nội cũng có bệnh tiểu đường, thì người con có cơ tạng dễ bị bệnh tiểu đường chứ không có nghĩa người con chắc chắn bị bệnh tiểu đường.
Nêu một người như người cha bị bệnh tiểu đường không phải do yếu tố di truyền, chẳng hạn vì anh ta lạm dụng chất ngọt, hay anh ta bị cái bệnh nào đó, hay ngay cả uống thuốc cảm uống qúa thường đi, cuối cùng bị tăng đường huyết, và khi tụy tạng suy kiệt do lao tâm lao lực hay gì đó rồi bị bệnh tiểu đường, thì điều đó có nghĩa là người con anh đó sẽ bị bệnh tiểu đường, vì cái bệnh tiểu đường của anh ta trong trường hợp này không có liên quan gì đến yếu tố di truyền hết, liên quan đến nếp sinh hoạt sai lầm hoặc không lành mạnh thì như vậy không có yếu tố di truyền trong trường hợp đó.

Câu hỏi 5 :
Mẹ của tôi đang bị đái tháo đường đã lâu lắm rồi và rất sợ những biến chứng từ bệnh đái tháo đường gây ra, xin hỏi bs làm gì để tránh biến chứng của bệnh đái tháo đường.

BS : Như tôi đã phân tích trong chương trình ngày hôm nay, người ta muốn tránh được các biến chứng của bệnh tiểu đường, người ta sẽ phải có một biện pháp hiệu quả mà qua đó ổn định được đường huyết, thì những bệnh nhân đã bị bệnh tiểu đường đang được điều trị qua thầy thuốc chuyên khoa, thì một trong những điểm mà tôi rút tỉa trong những hình ảnh thực tế trong bối cảnh của xứ mình là nhiều bệnh nhân sử dụng một toa thuốc mà sử dụng rất lâu mà không hề được tái khám, sử dụng mà không có xét nghiệm sinh hóa đi kèm theo một tiêu chí khách quan để biết là đường huyết có ổn định hay không, do đó cái bệnh tiểu đường thì không ai vui gì khi phải đến thầy thuốc, nhưng đáng tiếc là trong bệnh tiểu đường người ta phải đến, đến thầy thuốc một cách định kỳ để qua đó không phải chỉ có khám đường huyết mà phải khám luôn cả bàn chân, khám mắt, chính vì đó mà các nước đã có cấu trúc y tế ổn định thì không phải một thầy thuốc chữa bệnh tiểu đường mà phải có mấy thầy thuốc cùng chữa người bệnh tiểu đường, vì đến kỳ khám địng kỳ thì bệnh nhân được khám mắt, xét nghiệm máu, bệnh nhân cần được xem các mạch máu đầu chi nhất là các mạch máu dưới bàn chân xem nó có bị tắc nghẽn hay không, mặt khác tùy theo bệnh nhân phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng như tôi đã phân tích trong phần đầu, không đến độ kiêng khem ghê gớm như ngày xưa nữa đâu, nhưng người bệnh tiểu đường có rất nhiều người hiểu lầm, thí dụ, dựa trên hình ảnh thực tế, những người tiểu đường ở xứ mình cứ cho là tôi ăn trái cây thì nó không có đường, nhưng mà trái cây nào cũng có đường, do đó người ta phải có cái lượng và thời điểm ăn, có những giai đoạn bệnh nhân không được phép ăn, thứ hai là người ta cứ suy nghĩ là tôi ăn cơm mà thầy thuốc cấm, tôi đổi sang ăn bánh mì chẳng hạn, mà bánh mì còn hại hơn chén cơm nhiều, thứ ba nữa là người ta nên đổi một số cái thói quen, thường thường tôi hay khuyên bệnh nhân của tôi, nên ăn rau cải luộc trước đi cho nó gần no rồi hãy ăn chén cơm, thì người bệnh cuối cùng vẫn có cảm giác no bởi vì người bệnh VN rõ ràng có cảm giác không ngủ được nếu họ không có cái cảm giác chặt bụng, người ta thèm cơm khi ăn chưa đủ no, suốt một đêm người ta ngủ không được thì sáng người ta có đường huyết lại tăng cao. Như vậy chỉ cần thay đổi nếp sinh hoạt, thói quen ăn uống chứ không bắt buộc phải kiêng cữ đâu, và như vậy người ta có thể cầm chân, thậm chí nói một cách lạc quan hơn người ta có thể ngăn chặn được những di chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. nếu di chứng xẩy ra thì thật là đáng tiếc.

Câu hỏi 6 :
T̀ôi muốn hỏi đối với những người bị tiểu đường thì giấc ngủ quan trọng như thế nào, và giấc ngủ có làm tăng hay giảm bệnh tiểu đường hay không.

BS : Đây là một câu hỏi tôi cho là rất cám ơn vị khán giả này. Giấc ngủ quan trọng với mọi người, trước đây người ta nghĩ giấc ngủ là giai đoạn nó nằm nghỉ thôi, không hoạt động gì cà thì sai, giấc ngủ là thời điểm thậm chí còn quan trọng hơn cả trong lúc thức, đặc biệt cho tất cả các tiến trình phục hồi, người ta đã chứng minh rằng các kháng thể trong cơ thể nhất là trong người bệnh viêm gan tăng gắp 3 lần nếu bệnh nhân ngủ ngon, ngay trong nước bọt chống siêu vi cảm cúm tăng lên nếu người ta ngủ được một giấc người ta mong muốn, thì tình trạng này đối với người bệnh tiểu đường còn rõ nét hơn nữa như tôi đã phân tích trong đoạn đầu, chỉ vì mất ngủ người ta có thể bị tăng cao đường huyết là khác, nếu nói cách khác, giữa 2 người có cùng một chế độ dinh dưỡng, thì người bị mất ngủ sẽ có đường huyết trong máu buổi sáng thậm chí cao hơn người kia có thể 30-40mg/dL, nếu tình trạng đó kéo dài hoài làm cho tụy tạng phải điều chỉnh cuối cùng đến một lúc nào đó tụy tạng thấm mệt không điều chỉnh nổi nữa thì bị bệnh tiểu đường. Đó cũng là lý do không phải vì ăn ngọt không mà người ta bị bệnh tiểu đường. Nếu người ta sống vì lý do nào đó người ta lo lắng, trăn trở không đêm nào ngủ được tình trạng đó kéo dài thì đó là những đối tượng dễ bị bệnh tiểu đường.
Nếu người bệnh tiểu đường cho dù uống đúng thuốc, đúng chế độ sinh hoạt nhưng họ vẫn không ngủ được thì có 2 chuyện xẩy ra :
Thứ nhất đường huyết của họ sẽ giao động, thứ hai họ là người có khuynh hướng dễ bị trầm uất. Khuynh hướng trầm uất này lại là cái đòn bẩy làm cho đường huyết càng giao động hơn nữa. Thành ra cách khác người ta có thể so sánh rõ ràng là giữa 2 nhóm bệnh nhân, nhóm bệnh nhân có thể uống 1 lượng thuốc tiểu đường thấp, nhưng nếu họ ngủ được, họ lạc quan yêu đời thì họ ít bị biến chứng hơn nhóm người kia uống thuốc liều cao hơn nhưng không đêm nào ngủ yên được. Tình trạng này cần phải lưu ý ngay cả những người đàn ông từ tuổi 50 trở lên họ rơi vào giai đoạn mãn dục nam, thì nội tiết tố nam testoterone của họ giảm xuống thì có hội chứng mất ngủ tương đối, có khi họ ngủ dễ nhưng đến 1, 2 giờ sáng họ thức dậy, do rối loạn đồng hồ sinh học của mình chạy trật nó cứ báo là sáng rồi, dù gà chưa gáy mà người ta phải dậy, tình trạng này cũng xẩy ra ở phụ nữ có bệnh tiểu đường trong tuổi mãn kinh, mà họ ngủ dễ nhưng họ thức quá sớm, và kết quả đường huyết của ho không tốt. Về điểm này người ta có thể đặt câu hỏi cho bệnh nhân, uống thuốc ngủ được không, thì điều này lại càng sai hơn nữa, những bệnh nhân tiểu đường mà sử dụng thuốc ngủ nhất là thuốc ngủ loại hóa chất tổng hợp là những bệnh nhân rất dễ bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, theo kết quả nghiên cứu hẳn hòi. Vậy người ta đừng nghĩ là tôi ngủ không được tôi phải dùng thuốc ngủ. Trái lại riêng bệnh nhân tiểu đường nên cố gắng giới hạn loại thuốc ngủ hóa chất tổng hợp càng nhiều càng tốt, đương nhiên người ta có 2 khía cạnh khác, hoặc dùng dược thảo tương đối hòa hoãn hơn, tác dụng chậm hơn nhưng nó an toàn hơn, khéo hơn nữa người ta tìm cách điều trị bệnh tiểu đường sao cho đường huyết xuống ổn định, vì đường huyết ổn định thì bệnh nhân sẽ ngủ ngon hơn, được ngủ ngon bệnh nhân sẽ lạc quan hơn, và các nội tiết tố endorphine, sérotonine khi nó được phóng thích ra đầy đủ như vậy thì bệnh nhân tiểu đường buổi sáng thức dậy thấy mình lạc quan, thì chắc chắn người đó có đường huyết ổn định hơn nhiều.

Câu hỏi 7 :
Tôi bị tiểu đường lâu rồi, mức đường trong người tạm ổn định, nhưng chân tay nhiều khi nó vẫn cứ tê, mình cầm vật gì nó không được chắc chắn, hiện tượng đó nó bị biến chứng như thế nào .

BS : Đó là một hiện tượng tiêu biểu của người bị bệnh tiểu đường, người ta gọi là viêm thần kinh ngoại biên do bệnh tiểu đường, đường huyết giao động, thêm một điểm nữa do phế phẩm của rối loạn biến dưỡng chất đường, nhất là chất béo, đối với người bệnh tiểu đường thật sự họ chỉ có chất đường không thì không có gì nguy hiểm, nhưng vì rối loạn biến dưỡng chất đường sớm muộn gì cũng đưa đến rối loạn biến dưỡng chất béo làm tăng mỡ trong máu. Người ta thấy rõ có những bệnh nhân tiểu đường ốm tong teo nữa là khác mà người ta đo mỡ trong máu thì rất cao, đặc biệt những loại mỡ gây hại, chẳng hạn nhơ triglycéride là chất làm nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, và khi siêu âm người ta thấy cả cái gan của bệnh nhân tiểu đường mà thiếu cân mà vẫn bị nhiễm mỡ, chính vì rối loạn biến dưỡng đó đưa đến tình trạng xơ vữa mạch máu, có nghĩa là lượng máu đẩy ra chỗ ngõ ngách như đầu ngón tay chân không đủ, thiếu dưỡng khí oxy, thiếu dưỡng chất mà lại ứ đọng các phế phẩm, thêm nữa nếu người bị tiểu đường thì cái rối loạn dẫn truyền thần kinh nó cũng xẩy ra, và khi 2 cái yếu tố đó gặp nhau lại thì người ta gặp cái tình trạng viêm thần kinh ngoại biên, như vậy thì sẽ bị tê, ngứa như cảm giác kiến bò hay mất cảm giác, vì lý do đó dùng chườm nóng họ dùng đến nỗi họ phỏng rồi mà họ vẫn chưa biết vì họ bị mất cái cảm giác đó, trong trường hợp đó, bên cạnh việc ổn định đường huyết, hiện nay có nhiều loại thuốc người ta có thể sử dụng sinh tố B, hay các loại thuốc làm cho máu loãng ra nhất là người ta phải hạ được chất mỡ trong máu, trong đó có sử dụng chất có công năng nhiều như làm cho mạch máu dẻo, máu loãng ra, đồng thời nó điều chỉnh lượng đường trong máu.

Câu 8 :
Tôi ở Di Linh, bị bệnh tiểu đường bác cho biết mỗi bữa ăn, hay 1 ngày được ăn bao nhiêu gạo, bao nhiêu mỡ, bao nhiêu dầu, hay có đượv uống rượu bia, có được dùng loại nước ngọt có ga hay không, ngoài luyện tập thể dục ra thì không nói, mấy thứ đó nên dùng hàng ngày thế nào.

BS : Không có một luật cố định nào hay có một cái bảng hướng dẫn nào ăn bao nhiêu chén cơm, bao nhiêu lượng gì đó, trái lại, nếu người ta qúa tập trung vào cái liều lượng cố định đó, người ta sẽ tự làm khổ người ta, thì có nghĩa là đường huyết cũng giao động, người ta sẽ có một chế độ ăn uống qua đó người bệnh nếu may mắn có được một thầy thuốc theo dõi sát sao thì người ta sẽ tự theo lượng đường huyết đó mà kiêng cữ lúc kiêng cữ nhiều, ít, chứ không có cái luật cố định đó. Do đó cần phải biết rõ bệnh nhân lượng đường huyết 2 giừ sau khi ăn, nếu người bình thường nó trở lại bình thường, nếu ở người tiểu đường nó cao bao nhiêu thì qua đó thầy thuốc sẽ cho y kiến chính xác hơn. Mặt khác tôi khuyên ông là nếu đã được điều trị đúng thầy đúng thuốc thì không cần thiết phải quá tập trung vào chuyện kiêng khem đâu. Tuy nhiên có những món rõ ràng là không nên mà thậm chí không được phép trong chế độ dinh dưỡng đối với người bệnh tiểu đường : Thứ nhất là thuốc lá, thứ hai là rượu bia, tại sao, vì thuốc lá và rượu bia đều làm mất tính chất tác dụng của thuốc hạ đường huyết. Nếu người ta sử dụng thuốc hạ đường huyết mà thầy thuốc không cấm được bệnh nhân thậm chí không thuyết phục được bệnh nhân đừng hút thuốc nữa, đừng uống rượu bia nữa, vì có những loại thuốc mất tác dụng đến 80%, có nghĩa là khi ông uống thuốc đúng y theo lệnh của thầy thuốc, thuốc chỉ vào trong cơ thể 20% chỉ vì vài điếu thuốc lá, chỉ vì vài ly rượu, nhất là có nhiều người khỏa lấp chuyện đó nói tôi không có uống rượu bia, chỉ có uống rượu thuốc thôi, thuốc chưa thấy tới mà rượu đã tới trước, thì rượu có độ cồn trong rượu bia là một trong những chất không chỉ có hại không, mà thậm chí nó phá mất tác dụng của thuốc hạ đường huyết. Riêng các loại nước ngọt có ga cũng vậy, nếu người bệnh tiểu đường mà đường huyết chưa ổn định thì họ không được phép sử dụng cái đó. Ở đây cần phải nói thêm một điểm nữa là một số bệnh nhân cho là tôi đã sử dụng các loại đường mà hiện nay người ta nói dành cho người tiểu đường, thì các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy các loại đường dành cho người tiểu đường vẫn có thể làm tăng đường huyết, thậm chí có một số đưa đến biến dưỡng rối loạn chất béo làm xơ vữa mạch máu, vì ngay cả diện sử dụng các chất đó cũng phải giới hạn chứ không thể để lạm dụng theo kiểu tôi không ăn uống đường cát nữa mà tôi ăn đường hóa học kia dành cho người tiểu đường mà tôi có thể ăn thả cửa, mà tất cả sẽ được giải quyết bằng một cái trọng điểm duy nhất thôi, là đường huyết hạ được đến đâu, có ổn định hay không, chứ đường huyết vẫn cao ngất trời thì bắt buộc phải kiêng cữ.

Câu hỏi 9 :
Tôi nay đã qua tuổi mãn dục, tôi nghe nói ở giai đoạn này dễ bị bệnh tiểu đường, xin bác sĩ tư vấn giùm cho tôi.

BS : Trước đây người ta không biết đến mối liên hệ nội tiết tố nam tính hay nữ tính và bệnh tiểu đường. Gần đây nhiều công trình nghiên cứu người ta khẳng định là người đàn ông không có thể mừng húm là mình không có mãn kinh đâu, sở dĩ người đàn ông không mãn kinh vì họ không có cái đường kinh để mà thấy là mình mãn kinh, còn người phụ nữ có giai đoạn tiền mãn kinh rồi mãn kinh khi hết đường kinh, thì người đàn ông thậm chí có một giai đoạn tương tự mà sớm hơn nữa gọi là giai đoạn mãn dục nam, có thể rất sớm ở tuổi 30 đã bắt đầu hay trễ hơn tùy theo nếp sinh hoạt của người đó, với những người qúa căng thẳng, mạnh miệng với rượu bia, thuốc lá, thì giai đoạn đó sớm hơn, trong cái tiến độ đó sẽ nhanh hơn, vì nội tiết tố nam tính testoterone nó giảm xuống một cách tiêm tiến đưa đến một số hậu quả, thứ nhất là bắp thịt của người đàn ông tuổi trung niên có khuynh hướng nhão cơ hơn, vì thoái hóa như vậy nó sẽ không đốt cháy được chất đường, nghĩa là chất đường bị ở lại trong máu ở người đàn ông lâu hơn và nếu không có cách nào giải quyết thì họ dễ bị bệnh tiểu đường, điểm nữa nội tiết tố nam tính giảm xuống thì khi đó, cái hoạt tính của nội tiết tố để hạ đường là insulin của tụy tạng cũng mất, do đó ở tuổi bắt đầu từ 50-60 trở lên thì người ta phải một mặt chủ động hơn, nghĩa là dù thấy trong mình làm biếng cũng nên cố gắng vận động, do đó người ta phải tầm soát bệnh tiểu đường định kỳ, chứ đừng nghĩ là tôi không bị bệnh, có nhiều ông còn hay hơn nữa nghĩ là tôi không cần đi tầm soát hay tôi chưa bệnh không có nghĩa là tôi chưa bệnh là sai, và thứ ba nữa, nếu người ta có cách nào đó người ta không cần nghe, vì lý do tôi thiếu cái nội tiết tố đó tôi phải bổ sung nó, mà người ta nên tìm cách sử dụng các cây thuốc mà nó tự hưng phấn lại các tiến trình tổng hợp các nội tiết tố testoterone với một cái vận tốc hoà hoãn thôi thì người ta có thể tránh, giảm được, chứ không có nghĩa là phòng ngừa, mà chỉ giảm được cái nguy cơ bị bệnh tiểu đường.

Câu hỏi 10 :
Đối với bệnh nhân nam bị bệnh đái tháo đường thì ở độ tuổi nào họ bị rối loạn cường dương ạ.

BS : Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường không có nghĩa họ bị bắt buộc chắc chắn có rối loạn cường dương. Do khuynh hướng suy giảm cái đó đằng nào họ cũng giảm nội tiết tố testoterone, phần nữa khi họ bị bệnh tiểu đường nếu không được điều trị hiệu quả thì họ sẽ có những rối loạn đi kèm về mặt thần kinh và nội tiết. Như vậy rối loạn cường dương trong bệnh tiểu đường ở nam giới có xuất hiện hay không tùy theo mức độ hiệu qủa của việc điều trị bệnh tiểu đường. Nếu điều trị hiệu quả, thì người ta có thể yên tâm dù có bệnh tiểu đường người ta vẫn có chức năng sinh dục sinh lý mà người ta gọi là, nói một cách nôm na bóng bẩy hơn, là gần như đích thực là đàn ông.

Câu hỏi 11 :
Tôi nữ 55 tuổi, bị bệnh tiểu đường đang điều trị theo đơn của bác sĩ, cho tôi hỏi tôi có thể dùng các dược phẩm chức năng bằng dược thảo để trị bệnh có được hay không.

BS : Tôi cho đây là câu hỏi cũng rất là quan trọng vì hiện nay rõ ràng có nhiều nhà sản xuất đang sống trên cai nỗi lo của người bệnh, vì khi bị chẩn đoán tôi bị bệnh tiểu đường thì chắc chắn người đó phải lo.
Đây trong chương trình này tôi cũng xin lưu ý người ta cần phải phân biệt cho rõ là thuốc để hạ đường huyết không có nghĩa là thuốc trị lành bệnh tiểu đường, người ta hạ đường huyết được ổn định thì người ta sẽ ngăn ngừa được trên nguyên tắc các di chứng. Tất cả các quảng cáo nào dù là thực phẩm chức năng hay thuốc đặc hiệu, nếu uống vào tôi bảo đảm là sẽ lành bệnh tiểu đường, thì những quảng cáo đó đúng chỉ là quảng cáo, bởi vì nếu có như vậy thì tác giả đã được mời đi lãnh giải thưởng Nobel từ lâu, hiện nay cũng chưa thấy tác giả nào được lãnh giải Nobel. Đó là cái chỗ ngành y chưa giải quyết được.
Bên cạnh đó người ta phải biết thực phẩm chức năng dù là sản phẩm nào cũng vậy, giống như trong một bộ phim, đó là một vai phụ, mà càng nhiều vai phụ cũng có khi tốt, có thể làm nổi bật vai chánh, nhưng vai phụ không thể thay thế vai chánh, và thường thường nếu vai phụ thì lãnh lương thấp hơn vai chánh, như vậy không có lý do gì để mà người ta phải bỏ công bỏ của vét túi chạy theo một thực phẩm chức năng nào đó vì một cái lời quảng cáo đường mật.
Trong bệnh tiểu đường nếu bệnh nhân chưa tìm được một thầy thuốc mà tin tưởng nổi thì đó là điều đáng buồn cho bệnh nhân, vì vai trò quan trọng nhất trong bệnh tiểu đường là bệnh nhân rồi kế đến là vai trò hầu như không thể thay thế đó là thầy thuốc.
Việc dùng một thực phẩm chức năng nào, loại nào cũng nên có, hay đúng ra phải có ý kiến của thầy thuốc đang chịu trách nhiệm điều trị, vì nếu không người ta sẽ không kiểm soát được cái chuyện tương tác của thuốc đặc hiệu và thực phẩm chức năng hay cái gọi là quảng cáo nào đó. Như vậy cần phải phân biệt nếu tôi dùng thực phẩm chức năng, hoan nghênh, tôi dùng nó mà thấy rõ ràng đường huyết tôi tết hơn, ổn định hơn, tôi cảm thấy khỏe, vui, tôi không còn bị đau nhức, không còn cảm giác tê đầu ngón tay chân, tôi ngủ được, như đã nó ăn được ngủ được là tiên mà, chắc tiên thì khó mà có bệnh tiểu đường, thường thường người ta theo cái đó nhưng phải có sự hướng dẫn của thầy thuốc chứ không có nghĩa là, vì lời quảng cáo, hay là tôi tự ý nghe theo, nhất là ở xứ mình, có một câu nữa là tôi nghe người ta nói, nhưng không ai nói rõ người ta đây là ai, tôi thì không tin là nhiều người ta đã có chữa được một laần, một bệnh tiểu đường.

Câu hỏi 12 :
Để tìm cho mình được một bác sĩ theo dõi sát sao về bệnh tiểu đường vậy nên tìm đến những địa chỉ nào ạ.

BS: Đây cũng là một điểm trăn trở, vì xứ mình hiện nay không đủ lượng bác sĩ chuyên khoa về bệnh tiểu đường. Cả nước hiện nay chắc không có hơn 300 bác sĩ, nếu phân chgia đều ra sẽ thấy rất buồn rất đáng tiếc cho các bệnh nhân, nhất làn những bệnh nhân vùng sâu vùng xa chắc họ khó mà có được một bác sĩ chuyên khoa nội tiết, nhưng không vì lýdo đó mà mình phải bó tay chịu chết, mặt khác, bất cứ một bác sĩ nội khoa nào trên nguyên tắc nếu được đào tạo đúng bài bản thì vẫn có đủ kiến thức để có thể điều trị bệnh tiểu đường tương đối ít có sai lầm.
Cái quan trọng trong bệnh tiểu đường là bệnh nhân tầm soát bệnh tiểu đường được theo dõi, chứ không phải xuân thu nhị kỳ cứ một toa thuốc uống năm này sang năm khác mà không ngờ cái thuốc trong đó không còn tác dụng vì bệnh nhân thay đổi thì thuốc cũng phải thay đổi, bằng chứng là ngay cả cái ngành kỹ nghệ dược phẩm thuốc điều trị bệnh tiểu đường cũng phải thay đổi liên tục, vì lý do là sẽ có một số thuốc phải bị đào thải, khi bệnh nhân uống một thứ thuốc mà muốn biết nó tốt hay xấu thì phải có 2 tiêu chí khách quan là bệnh nhân cần phải theo dõi đường huyết, theo dõi chức năng gan thận, theo dõi biến chứng trên mắt, trên tim, biến chứng ngoài da chẳng hạn, thì như vậy nếu bệnh nhân thấy một thầy thuốc dù thầy thuốc đó chưa có bằng chuyên khoa về nội tiết nhưng nếu điều trị mà bệnh nhân thấy tốt thấy khỏe thì theo tôi cái tiêu chí đó cũng cụ thể nhất, nhưng mà khác là người ta đừng điều trị theo cái kiểu mà người ta đinh ninh là bệnh tôi nó bớt rồi thì như vậy nó nguy hiểm vì tiểu đường là cái bệnh sơ hở một chút thì sẽ có di chứng.

Câu hỏi 13 :
Hiện nay trên thị trường có loại sâm Alibat, em có lên tham vấn ở nhà thuốc thì người ta khuyên nên dùng, thì hỏi sâm Alibat có tác dụng gì hổ trợ điều trị bệnh tiểu đường được không.

BS : Sâm Alibat có thành phần là cây aricoma alogiripholia là một trong các phương tiện, ở đây tôi phải nói cho rõ là còn nhiều phương tiện khác, nhơng một trong các phương tiộn để người ta có thể yên tâm kết hợp trong các phác đồ điều trị bệnh tiểu đường. Nghĩa là tôi muốn nói rõ hơn nữa, đó là người ta không thể vì nghe cái cây đó hay thuốc đó mà người ta sẽ bỏ qua thuốc đặc hiệu thì sai, người ta vẫn phải dùng thuốc đặc hiệu, nếu như thầy thuốc thấy là còn phải dùng, mà tôi tin là dùng thuốc đặc hiệu phải kéo dài, nếu thầy thuốc kết hợp được cái thuốc sinh học khác của các thực phẩm chức năng mà đã được ngiên cứu qua lâm sàng và đã được thực nghiệm thì điều đó là điều nên làm, và alibat là một trong những thứ thuốc đã được nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước cho thấy là có tác dụng ổn định đường huyết thông qua xét nghiệm khách quan HbA1C, vì vậy muốn sử dụng nó trong phác đồ điều trị bệnh tiểu đường là điều nên làm nhưng rất cần ý kiến của thầy thuốc, nhất là sự theo dõi nếu mình uống 1 tháng sau thấy xét nghiệm nó tốt thì uống tiếp, còn nếu không tốt thì phải hỏi ý kiến thầy thuốc, chứ đừng uống thuốc trong điều trị bệnh nào cũng vậy chứ không riêng gì trong việc điều trị bệnh tiểu đường, dù mìng có tìm được một thứ thuốc tốt, người ta cũng không điều trị nó chỉ do niềm tin mà phải theo tiêu chí khách quan, có nghĩa là phải xét nghiệm trên giấy trắng mực đen chứ không dựa vào chỗ tôi thấy tôi khỏe mà vẫn uống tiếp.

Câu hỏi 14 :
Xin hỏi BS Hoàng, ông đã viết bộ sách về bệnh tiểu đường thì bộ sách đó đã phát hành chưa.

BS : tôi rất cảm ơn lời nói khích lệ ấy, nhưng quyển sách viết ra cho người bệnh tiểu đường nó đang nằm trong nhà xuất bản đang được giàn trang. Trong thời gian ngắn nữa nó sẽ có mặt trên thị trường.

Câu hỏi 15 :
Đối với phụ nữ đang mang thai, nên lưu ý việc tầm soát bệnh tiểu đường như thế nào. Xin BS hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.

BS : Trước đây người ta không biết mối liên hệ bệnh tiểu đường và thai kỳ, điều may mắn là hiện nay người ta biết rất rõ về điều đó, tất cả thai phụ đều phải được tầm soát về bệnh tiểu đường dù là không có triệu chứng, vì do giao động nội tiết tố tosterol , eugesterol trong lúc đang có thai thì có thể người ta bị bệnh tiểu đường được gọi là bệnh tiểu đường do thai kỳ, đặc biệt trong 3 tháng cuối, do đó người ta cần nên được kiểm soát thường xuyên, nếu phát hiện trường hợp tiểu đường, vì lý do nữa là vì mẹ đang có thai phải nuôi thêm một miệng ăn. Do đó không thể dùng chế độ dinh dưỡng kiêng cữ được, mặt khác người ta có thể giảm lượng chất ngọt xuống mà tăng lượng đạm lên, nếu được đạm thực vật thì tốt hơn đạm động vật, còn nếu trường hợp bắt buộc phải can thiệp, trước đây người ta nghĩ là phải chích insulin cho thai phụ, bây giờ mới đây nữa người ta thấy rằng thai phụ có thể được điều trị bằng thuốc uống chứ không bắt buộc phải chích, và sau khi sanh, thông thường bệnh tiểu đường sẽ biến mất vì cơ thể tự điều chỉnh, nhưng có lời khuyên là người thai phụ nếu sau khi sanh rồi trong lúc khi mang thai đã bị phát hiện bệnh tiểu đường thì phải kiên nhẫn tiếp tục tầm soát nó, vì có một số trường hợp người ta có thể bị bệnh tiểu đường nhưng đến một khoảng thời gian đến 10 năm sau khi người ta sanh, thì việc theo dõi tiếp tục nên được thực hiện, mặt khác, nghe cái câu này thành bi quan sợ, hay nói 10 năm nữa tôi mới bị bệnh tiểu đường thì không đúng, có một số trường hợp người ta ghi nhận vậy thôi, nhưng đối với người mang thai thì việc tầm soát bệnh tiểu đường là một trong biộm pháp bên cạnh việc chích ngừa là một liệu pháp cần được thực hiện hay thậm chí phải được thực hiện.

Câu hỏi 16 :
Tôi bị bệnh gan cách đây 10 năm, tôi điều trị đến 10 năm, gan bị men gan cao 10 năm nay tự nhiên nó chuyển sang lượng đường cao, xin hỏi phải điều trị như thế nào cho phù hợp vả phải kiêng cữ ăn làm sao.

BS : Trong bệnh tiểu đường có mối liên hệ 2 chiều với bệnh gan, bệnh nhân bị bệnh viêm gan siêu vi thì trong quá trình điều trị có thể hậu quả bị bệnh tiểu đường nếu như trong thời gian điều trị quá lâu mà không hiệu quả, ngược lại người bệnh tiểu đường nếu điều trị không hiệu quả, đường huyết không ổn định thì họ cũng có thể bị một trong những di chứng là viêm gan, là tăng men gan.
Trường hợp bệnh nhân đã bị bệnh tiểu đường, đồng thời tăng men gan thì có thể, rất tiếc là phải nói trường hợp không còn đơn giản mà bệnh nhân cần phải được điều trị cả 2 hướng. Thầy thuốc có kinh nghiệm cần phải cân nhắc xem điểm nào là mũi dùi trọng điểm để điều trị đường huyết và men gan có mối liên hệ đ̣c biệt man gan thứ ba là GGT là men gan hầu như lúc nào nó cũng tăng cao ở những người bệnh nhân bị bệnh tiểu đường đã được điều trị một thời gian không hiệu quả, tôi đề nghị ông phải trở lại thầy thuốc nếu như ông vẫn còn tiếp tục tin tưởng thầy thuốc đang điều trị hoặc thay đổi thầy thuốc qua đó người ta xem lại, thậm chí người ta thay đổi cả phác đồ điều trị trong đó không phải chỉ có hạ đường huyết mà phải hạ men gan bảo vệ nhu mô gan, nếu được sự kết hợp cả đông tây y thì chắc đó là một giải pháp tốt hơn là cái liệu pháp ông đã có trong 10 năm qua.

Cău hỏi 17 :
Người ta chỉ uống trà khổ qua để chặn bệnh tiểu đường có đúng vậy không.

BS : Khổ qua là một cây thuốc, cây dược liệu đã được nghiên cứu, điều đáng nói ở đây là ngay cả ở các nước tây phương, tôi cho là các công trình nghiên cứu nghiên cứu Khể qua ở tây phương hiện nay còn nhiều hơn là ở trong nước, và qua đó, các thầy thuốc ở đại học Hađenbert và đại học Manhai ở Đức họ khẳng định, xác minh một điều là khổ qua chỉ tốt cho người tiểu đường bị dư cân hay béo phì, nếu một người bị bệnh tiểu đường nếu suy dinh dưỡng thì người đó không nên sử dụng khổ qua, vì khổ qua trong trường hợp đó sẽ không giúp ích bao nhiêu, thậm chí có hại. Ngay cả dược liệu thông thường thôi như trái khổ qua nhồi thịt chắc người nào cũng đã ăn qua, nhưng khi sử dụng khổ qua làm thuốc thì bất cứ vị thuốc nào ngay cả nước lã cũng có thể là con dao 2 lưỡi, trong trường hợp sử dụng khổ qua đúng là có hoạt chất có khả năng giúp ổn định đường huyết nhưng một thứ thuốc gọi là có tác dụng khi nào nó có một điểm cảm ứng, điểm cảm ứng nó có đối với cơ tạng nó có chỉ định của thuốc đó. Vì vậy cho đến ngày hôm nay các công trình nghiên cứu cho thấy Khổ qua chỉ được áp dụng chỉ cho những người bị tiểu đường đã tăng mỡ trong máu và dư cân trong bệnh béo phì, ngược lại không có 2 yếu tố đó không nhất thiết phải dùng khổ qua. Việc dùng khổ qua năm này sang tháng khác để gọi là phòng ngừa hay để điều trị bệnh tiểu đường là không cần thiết.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Quay về Chia xẻ Kinh Nghiệm Chữa Bệnh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến13 khách