Rối loạn giấc ngủ và hoan tưởng do đường

Nơi giúp đỡ lẫn nhau trau giồi kiến thức.

Rối loạn giấc ngủ và hoan tưởng do đường

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 6 Tháng 4 05, 2019 3:40 pm

Kính gởi Thầy,
Dạ dưới đây là số đo huyết áp và đường trước khi ngủ của con (Con 38 tuổi, cao 1.5m, nặng 53kg)
_ HA Tay phải: 113/72/111
_ HA Tay trái:106/65/107
_ Số đo đường: 130
_ Nhiệt độ ngón tay út bên phải: 36.7
_ Nhiệt độ ngón tay út bên trái: 36.7
Xin Thầy tham khảo thông số trên và cho con lời khuyên.
Con cảm ơn Thầy,
Hang Le

Trả lời :
Kết quả áp huyết cho biết 3 điều :
1-Trước khi ngủ bụng đói nên trằn trọc không ngủ được
2-Nhịp tim nhanh, có hai ý nghĩa, nếu nhiệt độ ngón tay út cao là ăn thức ăn có tính nóng người nóng, nếu nhiệt trên tay tấp bị lạnh là người bị thiếu lượng máu cho tim tuần hoàn nên tim phải đập vừa nhanh vừa mạnh gây ra hồi hộp lo âu mất ngủ.
3-Trước khi ngủ đường huyết phải cao trên 140mg/dL để trong đêm khi đường chuyển hóa thành năng lượng thì sáng ngủ dậy khi bụng đói đường huyết xuống khoảng 40-50 mg/dL thì đường huyết sẽ còn trong mức an toàn là trên 100mg/dL.
Ngược lại trước khi ngủ bụng đói và đường thấp 130mg/dL thì sáng ngủ dậy chỉ còn 80-90mg/dL thì mệt hay ngươc lại sáng ngủ dậy đường huyết thiếu thì tuyến tụy phải làm tăng đường để bảo vệ cho tim đập, đường huyết sẽ tăng lên cao thêm hơn 50-60 mg/dL thành 180-190mg/dL
Như vậy phải đo AH 2 tay và đường huyết trước khi ngủ và đo khi sáng thức dậy xem nó nằm trong trường hợp nào, trường hợp đường huyết tụt thấp hay đường huyết tăng sẽ kết luận nguyên nhân bệnh là tại sao.

Trường hợp 1 :
Tối trước khi đi ngủ áp huyết tay trái thấp là bụng đói đường huyết thấp dưới 140 trong tiêu chuẩn đói thì bữa cơm chiều phải ăn nhiều để trước khi đi ngủ áp huyết tay trái cao, đường cao từ 140-160 thì ngủ ngon không bí đói bụng làm trằn trọc khó ngủ.
Trường hợp 2 :
Tối đường huyết thấp mà sáng ngủ dậy đường huyết cao là rối loạn chức năng biến dưỡng là tuyến tụy phải làm việc điều chỉnh đường, tình trạng này kéo dài chức năng tuyến tụy mệt mỏi sinh ra bệnh tiểu đường, cần thay đổi thói quen để làm hạ đường huyết bằng cách khi ăn phải ăn nhiều rau trước cho có cảm giác no bụng rồi ăn cơm sau, khi đi ngủ chặt bụng thì ngủ thẳng giấc nếu đường thấp thì mới uống thêm 1 thìa đường cát vàng cho tăng lên trên 140 sẽ không bị trằn trọc khó ngủ, thì tuyến tụy không cần phải làm việc nhiều, sáng ngủ dậy đường thấp trong an toàn từ 100-140mg/dL thì kh̉ỏi bệnh. Có nghĩa là đường huyết được ổn định đúng trong tiêu chuẩn đói, va trong tiêu chuẩn no.

Bệnh tiểu đường lúc nào cũng ảnh hưởng đến 3 yếu tố Tinh-Khí-Thần có nghĩa tiểu đường thay đổi theo mỗi bữa ăn, cách ăn, và các loại thức ăn, thuộc TINH, thay đổi cả giắc ngủ, tinh thần an ḷạc hay lo lắng buồn chán trầm cảm, sợ sệt, thuộc THẦN, thay đổi cả cách vận động thể dục thể thao đúng hay sai thuộc KHÍ .

Một người không bị bệnh tiểu đường nhưng kiêng khem kỹ lâu ngày đường huyết quá thấp tuyến tụy phải bị rối loạn biến dưỡng cũng bị bệnh tiểu đường.

Một người đang bị tiểu đường, nhưng không dùng máy đo đường kiểm soát trước và sau khi ăn, chỉ đo đường mỗi buổi sáng là sai, không kiểm soát được sự biến dưỡng của đường, lại sợ đường cao khi ăn nhiều, nên chia làm nhiều bữa ăn nhỏ, không biết đău rằng ăn bữa trước theo nguyên tắc 2 tiếng sau khi đo đường sẽ cao, rồi lại ăn tiếp đường của bữa ăn trước chưa kịp chuyển hóa lại ăn tiếp, sau 2 tiếng chưa chuyển hóa lại ăn tiếp....cuối cùng đường huyết càng cao, tuyến tụy phải làm việc mệt mỏi liên tục để điều chỉnh đường không còn hiệu nghiệm thì bệnh tiểu đường càng cao.

Một người ăn uống điều độ kiêng khem mà không biết theo dõi áp huyết và đường trước sau mỗi bữa ăn thì không bao giờ đường huyết được ổn định. Nhớ rằng tiểu đường không bao giờ có ý nghĩ khỏi hết hẳn bệnh tiểu đường là sai, vì khi còn ăn uống là lúc nào cơ thể cũng có đường để chuyển hóa thức ăn.

Khi người bệnh không có bệnh tiểu đường có nghĩa là đường huyết được ổn định trong tiêu chuẩn no-đói thì người bị bệnh tiểu đường biết cánh ăn uống cho đường được ổn định trong tiêu chẩn no-đói sẽ là người không bị bệnh tiểu đường và không còn phải dùng thuốc để điều chỉnh lượng đường nữa.
Ngoài ra, KHÍ là sự vận động thể dục thể thao để đốt cháy lượng đường dư thừa thành năng lượng sức khỏe, mọi người cũng không biết cách áp dụng đúng cũng làm xáo trộn biến dưỡng của chức năng tiêu hóa của gan và tuyến tụy.
Tuyến tụy có 2 loại tế bào a và b gọi là alpha và beta, tế bào beta tiết ra insulin khi cơ thể dư đường, khi cơ thể thiếu đường, tuyến tụy tiết ra tế b̀ào alpha cho gan giải phóng ra đường dự trữ glycogene để ổn định đường huyết.
Nhưng ít ai biết khi cơ thể vận động thể dục thể thao, cơ thể cần rất nhiều đường để chuyển hóa ra năng lượng và nhiệt lượng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể phòng chống bệnh, nên trước khi khi tập thể dục thể thao cần phải đo đường để áp dụng 1 trong 2 trường hợp khác nhau :

Trường hợp 1 : Đo đường huyết cao. (trên 200mg/dL)
a-Bất cứ loại thể dục thể thao nào cũng làm cho đường huyết hạ thấp không nhiều thì ít khi tập tới mức người nóng xuất mồ hôi. Hãy để ý đến những bài tập thể dục nào làm cho đường hạ nhiều nhất, trong 30 phút có thể xuống 150mg/dL, thí dụ trước khi tập đo đường huyết 250mg/dL sau khi tập 30 phú́t xuất mồ hôi và cảm thấy chóng mặt, thì đo lại đường xuống còn 90mg/dL, có những bài tập nhẹ hơn như nhẩy dây không dây, cũng bị mệt chóng mặt nhưng chưa xuất mồ hôi, thì đo đường chỉ xuống khoảng 40-60mg/dL, thí dụ trước khi tập đo đường 200mg/dL, sau khi tập đo lại xuống còn 140-160mg/dL. Cứ mỗi lần nhẩy 100 cái là đường xuống 10mg/dL.muốn đường xuống thêm 10mg/dL nữa thì tập thêm 100 cái nữa...cho đến khi đường xuống đến mức an toàn ổn định.
Nhưng ngược lại cũng tập 30 phút vẫn khỏe không mệt chưa xuất mồ hôi thì sau khi đo đường lại tăng lên từ 30-60mg/dL là do đường trong mỡ tan vào máu, thì cần phải tập nữa cho xuất mồ hôi.

b-Có người không đo đường trước khi tập lại muốn tập thể dục để ngăn ngừa không bị bệnh tiểu đường hay những người đang bị bệnh tiểu đường dùng thuốc hạ đường thấp, không chịu đo đường huyết trước khi tập trong khi đường huyết đang thấp, giống như xe đang thiếu xăng, mà cứ vẫn tập thể dục thể thao, nhẩy dây, chạy bộ như marathon, sẽ càng làm cho tim bị mệt và cho đường huyết xuống qúa thấp tim ngưng đập gây ra chết người, đột qụy, tai biến...vì như trên phần a đã nói bất cứ tập thể dục nào khi mệt hay chóng mặt đường huyết cũng xuống thấp ít nhất 40-50mg/dl trong 30 phút, do đó trước khi tập đường huyết đo chỉ có 110mg/dl thì sau khi tập 30 phút đường xuống ít nhất còn 70mg/dL, khi đường xuống 50mg/dL thì tim ngưng đập, não thiếu đường sẽ bị đột qụy hay tử vong, nên cần phải uống đường lên từ 180-200mg/dL mới được tập.

c-Tây y chia ra 2 loại bệnh tiểu đường dựa theo lượng đường khi ăn không ổn định, cơ thể thiêu insulin hay có insulin mà không chuyển hóa được đường huyết, phải tiêm mà đường huyết vẫn cao, theo Y Học Bổ Sung Khí Công Y Đạo chia ra 2 loại tiểu đường, loại glucose đường đơn từ gạo, tinh bột, trái cây thuộc monosaccharide, và loại glucose đường đa từ đường mía thuộc polysaccharide, khi đo đường đều cao, nhưng tế bào chỉ hấp thụ glucose đường đa, và insulin cũng chỉ điều chỉnh đường đa trở lại bình thường, còn thực tế thuốc uống hay tiêm insulin mà đường-huyết vẫn không xuống vì nó là glucose đường đơn.
Do đó dù đo đường huyết trên tay vẫn cao, hay tạm thời được ổn định thì hậu qủa cơ thể bị insulin làm mất hết glucose đường đa trong tế bào, trong một thời gian lâu, thì bác sĩ vẫn phải khám đáy mắt, khám đầu ngón tay chân và lòng bàn chân, chỗ nào tê mất cảm giác, mầu da chân xạm đen là có dấu hiệu tế bào bị hoại tử, sẽ phải cưa chân, glucose đường đơn từ tinh bột làm hại thận không lọc, xét nghiệm máu thì creatinin và xét nghiệm amylase tăng vượt mức quy định an toàn sẽ phải bị lọc thận.

Để tránh hậu quả của bệnh tiểu đường, thì các bài tập thể dục thể thao đều có lợi làm hạ được cả hai loại đường đơn và đường đa, làm tăng sức đề kháng của cơ thể, tăng oxy bảo vệ công thức máu, nó tự điều chỉnh glucose và insulin trong cơ thể được cân bằng ổn định, nhớ rằng tập thể dục vận động cơ thể lúc nào cũng cần thêm lượng đường làm tăng tính hắp thụ và chuyển hóa thức ăn thành chất bổ giúp cơ thể khỏe mạnh không bị bệnh tiểu đường mà lại được ăn uống bình thường không cần kiêng kem, chỉ cần trước khi tập phải đo đường trên 180 đến 250mg/dL, và khi tập phải đủ liều xuắt mồ hôi và đường xuống đến mức an toàn 120mg/dL thì ngưng, xuống thấp hơn nữa phải uống thêm đưởng lên 130mg/dL, cứ mỗi thìa cà phê đường lên 10mg/dL.

Tối trước khi đi ngủ đường an toàn từ 140-160mg/dL thì ban đêm không bị trằn trọc khó ngủ. Ban đêm chúng ta ngủ thì tuyến tụy làm việc điều chỉnh đường, chuyển đường dư thừa thành năng lượng sức khỏe tăng cường hệ miễn nhiễm cho chúng ta, nên khi sáng ngủ ậy đo đường huyết hạ thấp trong mức an toàn ổn định 110-120mg/dL.

Nếu trước khi đi ngủ đo đường huyết thấp 120mg/dL tưởng là tốt, thì tuyến tụy nó sẽ phải tiết tế bào alpha cho gan giải phóng đường dự trữ để nuôi tế bào, nên sáng ngủ dậy đo đường huyết cao là làm xáo trộn biến dưỡng trở thành bệnh tiểu đường mất kiểm soát, hay ngược lại đường huết sáng dậy đường hạ thấp dưới 80mg/dL làm não thiếu đường sinh chóng mặt, suy tim.

Tóm lại tập thể dục thể thao mà luôn luôn đo đường trước khi tập và sau khi tập để chuyển hoá đường dư thừa thành sức khỏe, thì không bao giờ chúng ta sợ bị bệnh tiểu đường do đường đơn đường đa gây ra hậu quả suy tim, hư thận, hoại tử tế bào.

doducngoc
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Quay về Chia xẻ Kinh Nghiệm Chữa Bệnh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến10 khách

cron