Biến chứng của nhiều bệnh nan y, gốc bệnh là thiếu đường

Nơi giúp đỡ lẫn nhau trau giồi kiến thức.

Biến chứng của nhiều bệnh nan y, gốc bệnh là thiếu đường

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 5 Tháng 6 29, 2017 11:22 pm

Cháu chào bác, hôm nay cháu viết thư này để mong bác giúp cháu với vì cháu thật sự bế tắc,
Cháu xin kể quá trình thế này để bác giúp cháu tìm nguyên nhân từ đâu và cách giải quyết thế nào.

1-Hồi nhỏ khi thay đổi thời tiết là cháu lại nhức chân bên trái nhưng chỉ một hai hôm là tự khỏi đến năm 2008 cháu lên Hà Nội làm việc cháu nghĩ Hà Nội có nhiều bệnh viện lớn thì đi khám sẽ chữa được bệnh của mình, và cháu vào bệnh viện 103 khám bác sĩ cho cháu uống thuốc nhưng uống xong cháu thấy cũng không hết bệnh nên cháu khám lại và bác sĩ lại kê đơn xương khớp cho cháu uống, cháu uống mấy đợt xuơng khớp như vậy vẫn không khỏi.

2-Mà thành ra cháu bị đau dạ dày và đau tức ngực cháu đi khám chuyên khoa tim mạch rồi họ lại cho cháu uống thuốc, đúng là một vòng luẩn quẩn bác ạ cháu uống nhưng người khó chịu vô cùng cháu cũng không nhớ lúc đó sao nữa khi đó cháu đang ở trọ, em cùng phòng cháu đi gọi một bà bác sĩ hàng gần đấy bà ấy tiêm cho cháu một mũi thuốc xong mũi thuốc ấy thì thấy người khỏe ăn ngon và bà ấy bảo bà ấy điều trị tiêm cho cháu mấy hôm nhưng cuộc đời cháu như địa ngục,

3-Từ đó sau đấy cháu thấy người cứ mệt từ đó người mệt kinh khủng, cháu lại đến bệnh viện khám thì họ bảo cháu bị tăng men gan các chỉ số men gan của cháu lúc bấy giờ phải đến mấy trăm cao gấp hàng trăm lần so với bình thường, và cháu lại nhập viện điều trị cháu điều trị truyền thuốc để hạ men gan.

4-Nhưng từ đó cháu cứ bị đau đầu chóng mặt và các xương khớp đau nhức không phải một khớp chân trái như trước kia nữa mà gần như khớp nào cũng bị, sau khi điều trị cháu ra viện cháu uống thêm thuốc nam nữa để chữa bệnh gan cháu đi kiểm tra lại thì men gan về bình thường nhưng cháu vẫn bị đau đầu và nhức xương khớp.

5-Cháu có những lúc thì ngực cháu đau thắt lại lúc đó cháu đo huyết áp thì họ bảo bị kiệt huyết áp lúc đó huyết áp là 90/70, người cháu mệt kinh khủng đầu óc thì quay cuồng, cháu lại đi khám trên Bạch Mai thì họ bảo tim không sao chỉ có nhịp tim hơi nhanh nên họ cho uống thuốc giảm nhịp tim, cháu vẫn thấy đau đầu và nhức xương khớp cháu đi khám xương khớp thì bác sĩ bảo bình thường.

6-Cháu đi khám khoa thần kinh họ cho uống thuốc thì càng uống càng đau chẳng giải quyết được việc gì cả cháu lại qua ra cắt thuốc bắc, nam, rồi các loại thuốc quảng cáo nhưng gần như không có tác dụng cháu vẫn đau đầu và nhức xương khớp,cháu không hiểu có phải tại gan không vì từ ngày cháu bị tăng men gan thì lúc nào cháu cũng trong tình trạng đau đầu, chóng mặt lúc nhiều lúc ít thôi,và cháu cũng rất hay bị ốm vặt như việc hắt hơi, sổ mũi hay viêm họng, thật sự cháu thấy chán trường vô cùng cháu cũng không hiểu nguyên nhân thế nào nữa.

7-Đến cuối 2015 thì cháu đau đầu rất nhiều cháu lại đến khoa thần kinh bệnh viện Bạch Mai khám họ kê thuốc cho cháu tháng đầu cháu uống thấy đỡ đến tháng thứ hai cháu khám lại lấy thuốc thì thuốc vẫn giống cũ nhưng có một số loại giảm liều một chút thôi, nhưng cháu uống thì thấy đầu đau dữ dội nhiều cơn đau không chịu nổi cháu quay lại bệnh viện khám thì họ cho uống như cũ nhưng cháu vẫn thấy đau kinh khủng và họ cho cháu nhập viện ở đó họ tiêm thuốc cho cho cháu cháu nằm được hơn 10 hôm thì cháu ra viện và họ kê cho cháu 1 đơn thuốc, đơn đó uống trong 20 ngày.

8-Nhưng cuộc đời cháu như địa ngục từ đây, khi uống hết 20 ngày thuốc thì cháu uống hết thuốc và ngày 1 tết âm lịch năm 2016 đến ngày 2 tết âm lịch thì cháu lại đau đầu kinh khủng chóng mặt buồn nôn, xương khớp thì đau nhức nhiều và buốt chân tay thì tê dại đi lưng thì đau, mà cháu cứ bị giật cơ liên tục và nhiều làm cháu rất sợ, người cháu chỗ nào cũng thấy đau.

9-Nhưng đặc biệt là cháu thấy người mệt kinh khủng cháu không muốn làm gì cả và lúc đó vào tết cháu không đi khám được cháu. cháu không hiểu sao càng điều trị càng trở nên tồi tệ không những chỉ một chỗ mà kéo theo nhiều chỗ và cũng chẳng tìm ra được bệnh gì cụ thể, đến hết tết cháu đi khám lại cháu nghĩ hay mình bị nhiễm độc gì đấy cháu vào trung tâm chống độc Bệnh Viện Bạch Mai không tìm ra được vấn đề gì cả, cháu quay lại khoa thần kinh Bạch Mai khám thì họ cho cháu váo khoa tâm thần cháu uống thuốc ở đó 5 tháng nhưng chẳng đỡ đau chút nào cháu vẫn phải cố đi làm.

10-Có những lúc cháu đau đầu mà cháu chẳng biết đường về nhà cháu chẳng nhớ gì cả trí nhớ cháu kém vô cùng, không những bệnh chẳng thuyên giảm mà cháu uống thuốc tâm thần xong thì cháu cứ bị cảm giác hồi hộp lo lắng mà trước cháu không bị, bác sĩ điều trị cho cháu bảo cháu tìm bác sĩ khác vì bác sĩ bảo nếu đúng bệnh thì bệnh đã phải đỡ và khỏi rồi, cháu cũng không biết làm sao nữa bệnh viện lớn nhỏ trung ương cháu đi cả rồi mà càng điều trị thuốc càng thêm bệnh
.
11-Năm 2016 đúng là năm địa ngục với cháu, cháu đi châm cứu ở Bệnh Viện Tài Thu rồi một số nơi, uống thuốc bắc, nan nhưng không thuyên giảm, cháu lại lên 108, khám uống thuốc không khỏi, lại sang 103 uống thuốc cũng không khỏi, đến cuối năm 2016 có người mách cho cháu đến phương pháp diện chẩn cháu cũng chữa thử nửa tháng nhưng không khỏi, cháu vẫn đau đầu, chóng mặt buồn nôn, nhức buốt trong tất cả các khớp, chân tay cháu rất tê và người cháu mệt kinh khủng khiếp, nhịp tim thì lúc nào cũng nhanh, giật cơ, buồn trong ngón chân nhất là vào sáng và chiều tối, mặc dù trước đó bác sĩ cho cháu uống rất nhiều thuốc giảm nhịp tim nhưng không có tác dụng,

12-Cháu bị đau vùng cổ đi chụp họ bảo bị thoái hóa 2 đốt sống cổ, cháu nghĩ chắc do máu không lưu thông lên đầu nên dẫn tới thoái hóa đốt sống cổ, cháu hay bị đau vai bên phải khi cháu xoay cổ thì cháu xoay tròn sang phải cổ kêu to và nhiều hơn bên trái rất nhiều rồi chồng cháu đưa cháu đến một ông thầy chuyên bấm huyệt để chữa bệnh, ông ấy bấm huyệt và trích máu phần đầu cho cháu 15 ngày và bảo cháu uống Phan Tả Diệp 1 tuần, thì cháu thấy đỡ nhức xương khớp hơn, ông ấy dạy cháu mấy bài tập khí công như Kéo Gối hay Vỗ Tay 4 Nhịp, cháu về thỉnh thoảng cháu vẫn tập, nhưng cháu vẫn thấy đau đầu và mệt khi không bấm huyệt nữa ông ấy bảo cháu uống Đương Quy Tửu cháu uống được 10 hôm thấy đỡ đau đầu hơn nhưng Đương Quy Tửu nóng, nên cháu thấy đau dạ dày nhiều nên cháu dừng uống Đương Quy Tửu, có người mách uống gạo lứt rang tốt cho thoái hóa nên cháu uống từ đó đến giờ,

13-Cháu ngâm phấn hoa với mật ong để uống để chữa dạ dày, và hàng ngày cháu uống vào buổi sáng dậy, cháu không hiểu sao đợt nào cháu pha mật ong ngâm với phấn hoa rồi trộn với nghệ thì cháu lại đau xương và người như đợt trước và cháu lại uống Phan Tả Diệp một hai hôm lại thấy đỡ, cháu vẫn bị đau dạ dày nhiều lắm lúc đau mà người mệt và tái đi cháu hay bị đau ở ức giữa 2 sườn,

14-Đến Tết vừa rồi cháu bị đau mắt, mắt cháu đỏ lên cháu nhỏ thuốc mắt hết đỏ nhưng từ đó mắt cộm và khô, mỗi sáng dậy thì mắt chưa có dỉ ngay mà một lúc sau thì ra một lớp dỉ quanh viền mi mắt và cảm giác mắt cứ nhớp nhớp một lớp gì trong mắt, cháu cứ bị tức ở đầu mày và cảm giác lan ra mắt rất khó chịu, và bị đau ở vùng thái dương cháu có đi khám ở viện mắt trung ương thì họ bảo vị viêm kết giác mạc, cháu tra hai đợt thuốc ở đấy mà vẫn không giảm, không hiểu có phải tại cháu uống nhiều mật ong quá không, hay nóng gan bốc lên. gần đây cháu có ra hiệu thuốc đông y nhờ họ cắt thuốc chữa mắt nhưng uống vào cháu vẫn không thấy giảm mà nguời cháu mệt và quay quay rất khó chịu cháu bị ngứa hết người không phải có phải do trời nóng quá không.

15-Cháu cũng rất hay bị viêm họng có khi vừa dứt kháng sinh một hai hôm lại bị viêm họng trở lại. Người cháu ai nhìn thì cũng thấy to trông tưởng khỏe nhưng thật ra cháu rất yếu và nhiều bệnh, cháu cao 1m60 nặng 58 Kg.
Cháu mong bác hãy đọc và giúp cháu tìm ra nguyên nhân và cho cháu hướng điều trị thế nào cháu thực sự không biết phải uống thuốc thế nào vì gần như cháu uống thuốc chẳng có tác dụng hay chưa đúng thuốc và phương pháp
Hiện tại mắt cháu vẫn chưa khỏi vẫn bị ra dử mắt, mắt khô và hay bị đau ở đầu mày và thái dương lan ra mắt rất khó chịu đặc biệt vào buổi sáng,

16-Cháu vẫn bị đau đầu, dạ dày cháu vẫn đau, nên cháu không dám uống đương quy tửu, chân tay cháu vẫn tê và buồn trong ngón chân, cháu hay bị đau cổ và vai bên phải, cháu đang uống chè dây để chữa dạ dày nhưng vẫn thấy dạ dầy đau, cháu vẫn hay bị mệt người cháu bị nóng trong, hay bị viêm họng, cháu còn bị gan nhiễm mỡ, bệnh của cháu tòan bệnh mãn tính cháu điều trị nhiều thuốc nhiều phương pháp mà không khỏi, bác giúp cháu với ạ. cháu cảm ơn bác nhiều, cháu rất muốn gặp bác để bác chữa cho cháu mà không biết bác ở đâu, qua thư này mong bác giúp cháu với, vi từ năm 2009 đến nay lúc nào cháu cũng thuốc với bệnh viện mà chẳng khỏi nổi bệnh gì cả, cuộc sống chẳng thấy có niềm vui và hạnh phúc gì bác ah, lắm lúc chán lắm bác ah, có những lúc nghĩ đến giá như chết được luôn để giải thoát, bác ơi giúp cháu với.
Cháu mong thư hồi âm của bác.

Trả lời :

A-Sự quan trọng của đường-huyết chuyển hóa thức ăn, mọi người chưa biết.

Theo đông y chỉ do 1 nguyên nhân chính là kiêng ăn đường, đường-huyết thấp gây ra bệnh truyền kinh là biến chứng tạo ra nhiều bệnh nan y.

Cơ thể lúc nào cũng cần đường để vận chuyển tây y gọi là chất glyco-protein đem máu và chất bổ từ thức ăn đưa vào trong tế bào nuôi nhân tế bào phát triển và vận chuyển những chất thải trong tế bào ra ngoài, đông y gọi là hệ thống vinh (chất dinh dưỡng nuôi cơ thể), Đường glucose trong cơ thể kết hợp với lipid, tây y gọi là chất glycolipid là chất bảo vệ cấu tạo màng tế bào, mang điện tích âm, đẩy ra sự xâm nhập của những tế bào gốc tự do hay những chất độc muốn xâm nhập làm hại sự sống của tế bào, đông y gọi là hệ thống bảo vệ.
Chức năng của lá mía đông y gọi là tỳ, tây y gọi là cơ quan tụy tạng, theo tây y nó tự động điều khiển 2 loại tế bào, tế bào alpha tiết ra insulin để cân bằng đường dư thừa trong thức ăn để luôn giữ mức đường-huyết đủ để cơ thể sản xuất 2 chất glycoprotein, và glycolipid, đường cò dư thừa được dự trữ trong cơ thể mang tên glycogen chứa trong gan, trong cơ bắp thịt và trong xương làm xương cứng chắc.

Nếu trong thức ăn ngày nào không ăn đường, thì cơ quan tụy tạng sản xuất ra tế bào beta, kích thích chất glucagon rút đường glycogen dự trũ trong gan ra biến thành glucose để kết hợp với protein và lipid trở thành glycoprotein, glycolipid để làm nhiệm vụ chuyển hóa thức ăn theo thường lệ sau mỗi bữa ăn.

Tại sao ngành Y Học Bổ Sung có bài viết : Chúng ta đang bị lừa về bệnh tiểu đường ?
Theo Y Học Bổ Sung cơ thể cần 3 mức đường là :
1-Đường căn bản nuôi tế bào trong cơ thể trao đổi chất lúc nào cũng ở mức 100mg/dL=6.0mmol/l, tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho những bệnh nhân đang nằm trong bệnh viện, vì không ăn thức ăn khó tiêu, không cần vận động, cho nên trước khi ăn, y tá đo đường-huyết nếu cao thì tiêm insulin để cắt đường dư thừa.

2-Đường chuyển hóa thức ăn để sau khi ăn sẽ giúp thức ăn tiêu hóa hết thức ăn, chuyển thức ăn thành chất bổ máu, thì đường-huyết tối thiểu là 140mg/dL=8.0mmol/l.
Nếu không đủ tiêu chuẩn này thì thức ăn trong bao tử không tiêu, thức ăn này không được chuyển hóa thành glycoprotein và glycolipid, chỉ còn lại protein và lipid trở thành chất béo và mỡ dự trữ ở bụng, nhưng tế bào không được máu nuôi dưỡng, nên dù mập béo phì mà vẫn yếu sức.

3-Đường vận động là đường dư thừa ở mức cao như 200mg/dL=11mmol/l, thì chúng ta cần phải vận động thể dục thể thao, hay những người làm việc nặng nhọc bằng chân tay, đường dư thừa này sẽ biến thành năng lượng giúp chúng ta làm việc sau 4 tiếng, đường-huyết sẽ tụt thấp xuống thấp trở lại đường căn bản, nếu không đủ đường vận động mà làm việc nặng đường-huyết tụt thấp gây ra hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, đau nhức, suy tim, ăn không tiêu, trào ngược thực quản, mất ngủ, tiều đêm...

Ngược lại đường-huyết cao lên 200mg/dL trở lên mà không vận động thì bị dư đường trở thành bệnh tiểu đường, và đường dư thừa này là đường xấu, mất khả năng biến thành năng lượng và nhiệt lượng, sẽ nằm trong mỡ gây béo phì.
Nhận biết đường mất năng lượng, ví như xe mới đổ xăng tạo ra năng lượng cho xe chạy được, nhưng xe đổ xăng đầy bình để vài năm sau, bình xăng vẫn đầy nhưng mất hơi không khởi động máy chạy được, muốn chạy được phải đổ thêm xăng mới để khởi động máy, thì xăng cũ mới sử dụng được. Cũng vậy, đường cũ xấu trong cơ thể nằm trong mỡ, còn trong bao tử không có đường mới để chuyển hóa thức ăn, trong máu không có đường mới giữ nhiệt cho máu tuần hoàn, thì đầu ngón tay vẫn bị tê lạnh đau, và vẫn mệt tim, khi ăn đường mới vào nó cho năng lượng chúng ta cảm thấy ngay là hết mệt tim, nhịp tim đập mạnh hơn, hết chóng mặt, cho nhiệt lượng là đầu ngón tay ấm ngay, nhịp tim tăng, còn khi bàn tay, 5 đầu ngón tay lạnh, tê đau nhức mà thử đường cao thì đó là đường xấu, mà đường xấu này insulin không làm hạ được đường này, nhất là đường mật ong làm tăng đường-huyết mà tiêm insulin 4 lần một ngày cũng không làm hạ mất được đường xấu này, nhưng đã hủy hoại chức năng tự động của tụy tạng gây ra ung thư tụy tạng và gan, các bác sĩ tây y chưa biết điều này, nên có thầy đông y PHV. phê bình rằng :
Đây không đại diện cho đông y, đây là người vô tâm, không kiến thức đi hại đời. Như vậy thầy đông y này là ếch ngồi đáy giếng không chịu học hỏi thêm kiến thức cập nhật của y học hiện đại.
Về ngành y học hiện đại cũng chia ra 3 cơ quan là hành pháp, lập pháp, tư pháp riêng rẻ, các bác sĩ chữa bệnh là nhóm hành pháp, học sao áp dụng đúng vậy, bệnh nào cho thuốc nấy, nếu áp dụng không đúng thì bị cơ quan tư pháp là thanh tra y tế phạt rút mất bằng, còn lập pháp là các các bác sĩ đã có nhiều kinh nghiệm trở lại nghiên cứu tìm các phương pháp mới, cùng các khoa học gia, dược sĩ nghiên cứu tìm ra bệnh mới chế thuốc mới, khi thấy các bác sĩ bên hành pháp áp dụng không kết quả, thì thu hồi, chế thuốc mới, tìm phương pháp chữa bệnh mới, đổi phương pháp cũ, như vậy bên cơ quan lập pháp đã có kinh nghiệm nhận thấy bên hành pháp hiện tại có những thiếu sót, cần phải thay đổi... khác với các bác sĩ trẻ mới ra trường chưa kinh nghiệm thuộc bên hành pháp, cảm thấy những cách chữa bệnh khác với những gì mình học thì hay phê bình các phương pháp khác như bác sĩ NH, phê bình phương pháp chữa bệnh của ngành Y Học Bổ Sung Khí Công Y Đạo là “Nhảm nhí vô cùng” thì không có gì là lạ.

B-Tìm nguyên nhân bệnh :

Trong thư khai bệnh, tôi chia ra 16 biến chứng bệnh do chữa bằng thuốc là chữa ngọn bệnh, không chữa vào nguyên nhân gốc bệnh, lâu ngày bệnh biến chứng truyền kinh .

Bệnh 1 : Nhức chân bên trái, uống thuốc trị xương khớp không khỏi, bị năng thêm.

Như trên đã nói về sự quan trọng của đường, khi cơ thể kiêng đường, trong cơ thể vẫn phải cần đường để chuyển hóa thức ăn mỗi ngày để nuôi tế bào, nếu không có đường đủ trong thức ăn, nó tự động rút đường trong xương là rỗng xốp xương, thay đổi thời tiết gọi là phong hàn hay phong nhiệt thì buốt trong xương. Muốn chữa khỏi gốc bệnh thì phải trả lại đường cho xương làm xương hết rỗng xốp, sẽ cứng chắc lại, phong không xâm nhập vào được thì hết đau, nên phải thử đường-huyết sau khi ăn phải đủ đường vận động, vì còn phải làm việc.

Bệnh 2 : Đau dạ dày, đau tim ngực.
Bao tử cần đường chuyển hóa thức ăn, không có đường thức ăn trong bao tử không chuyển hóa, thì bao tử chỉ là thùng rác chứa thức ăn hư thối lên men, ăn không tiêu, đầy trướng, làm mệt tim, cũng do thiếu đường chuyển hóa thức ăn, thiếu đường nuôi cơ bắp, cơ tim co bóp, cơ bao tử không co bóp, nhưng đã thấy trước là tế bào mất máu nuôi dưỡng sẽ duy nhược yếu dần.

Bệnh 3 : Mệt nhiều, tăng men gan.
Thiếu đường vào từ thức ăn, nên đường dự trữ trong gan cũng hết, đường trong xương cũng hết, rồi đến cơ bắp bị teo cũng do mất đường, thịt nhẽo, gan thiếu mất đường gan teo men gan tăng, lượng máu trong gan giảm, không đủ máu cung cấp cho tim tuần hoàn máu để trao dổi oxy cho máu, cho gan.

Bệnh 4 : Đau đầu, chóng mặt, nhức xương toàn thân.
Gan thiếu máu cung cấp cho tim tuần hoàn máu, tim thiếu đường co bóp cơ tim bơm máu, nên máu không lên đầu, nhức đầu do máu tắc tuần hoàn trên đầu, máu lên mà tắc đường xuống thì nhức đầu, máu xuống mà không tắc không lên đầu thì chóng mặt, gan chủ gân cốt ống mạch, không đủ máu thì ống mạch teo nhỏ gây tắc, thiếu đường thì gân co rút, nên máu không đủ đến nuôi xương khớp và cột sống cổ, nguyên nhân thiếu đường chuyển hóa thức ăn để biến thức ăn thành máu nuôi tế bào xương cốt da thịt phủ tạng toàn thân.

Bệnh 5: Đau co thắt tim ngực tụt áp huyết còn 90/70
Thiếu đường chuyển hóa thức ăn thành máu, cơ thể thiếu lượng máu, nên tim phải đập nhanh, co bóp nhanh, làm việc nhiều, đông y gọi thiếu máu là âm hư thì sinh nội nhiệt nóng bên trong người mà ngoài da tay chân lạnh co rút đau. Các tế bào thiếu máu nuôi dưỡng sẽ teo , suy yếu trở thành tế bào ung thư, vì không có glycoprotein đem chất bổ máu vào nuôi tế bào, không có glycilipid bải vệ màng tế bào, chúng sẽ bị phá vỡ kết hợp thành khối u là dấu hiệu ung thư lành tính trước.

Bệnh 6 : Bệnh thần kinh, uống thuốc không giảm, đau nhức càng tăng.
Bây giờ là 3 nguyên nhân cùng lúc.
1-Thiếu đường sẽ đau nhức thần kinh gân cơ co rút, chóng mặt hoa mắt, suy tim.
2-Thiếu máu nuôi tế bào, đau nhức toàn thân, thiếu tắc máu lên não đau đầu
3-Thiếu khí oxy làm mất hồng cầu phá hỏng công thức máu Fe2O3, chỉ còn lại chất Fe2 người xanh do dư chất sắt mà bị thiếu máu, vừa thiếu lượng máu, vừa thiếu hồng cầu.

Bệnh 7 : Đau đầu năng hơn uống và tiêm thuốc thần kinh giảm đau không khỏi.
Nguyên nhân gốc bệnh bây giờ là thiếu đường chuyển hóa thức ăn thành chất bổ máu, trong thức ăn không có chất bổ máu, không ăn được, vì thiếu đường, không tập khí công được vì không đủ đường vận động, thay vì tiên glucoza, B12, ăn thức ăn bổ máu, tập khí công thì bệnh đã khỏi lâu rồi.

Bệnh 8 : Các dấu hiệu bệnh cũ càng nặng thêm, và cơ thể bị co giật.
Cơ thể bị co giật là thiếu đường trầm trọng mất luôn cả đường căn bản, sẽ trở thành bệnh Parkinson hay tê liệt chân tay đi đứng cử động khó klha8n không tự chủ.

Bệnh 9 : Trở thành bệnh tâm thần
Nguyên nhân áp huyết thấp, thiếu đường trước, thiếu máu sau, rồi đến thiếu khí, tây y cho là bệnh tâm thần, nhưng đối với đông y là mất thần, dễ bị vong ma nhập trở thành điên.

Bệnh 10 : Mất trí nhớ, hồi hộp, lo lắng, sợ hãi là suy tim mất thần
Khi đo áp huyết và đường đều thấp do thiếu đường nuôi não, nuôi cơ co bóp tim, bao tử, gan, xương, thiếu đường chuyển hóa thức ăn để thành máu, thiếu đường căn bản, làm mất trí nhớ, chóng mặt suy tim, tắc máu não làm đau đầu, đau nhức thần kinh gân cơ, đau nhức toàn thân, hoang tưởng, chán đời, tế bào mất đường, mất máu, màng tế bào không được bảo vệ sẽ bị phá hủy kết thành khối u gây tắc nghẽn tuần hoàn máu.

Bệnh 11: Châm cứu và uống thuốc giảm nhịp tim là sai.
Thiếu đường, thiếu máu, thiếu khí, thì không có huyệt nào làm tăng đường, tăng máu, tăng khí, do đó vô ích, nếu có huyệt hay như thế thì chỉ cần châm vào huyệt nào đó mà no được khỏi cần ăn thì đỡ tốn tiên ăn.
Tim thiếu máu co bóp giống như 1 công việc bình thường 10 người làn thí nhàn hạ, nhưng thiếu người, chỉ còn 5 người mà công việc làm cũng chừng ấy thì mọi người phải làm nhanh gấp đôi, cũng vậy, thiếu máu tim phải đập nhanh, nếu uống thuốc cho tim đập chậm thì máu không đủ tuần hoàn khắp cơ thể, chỗ nào máu không đến thì tế bào chỗ đó chết sớm.

Bệnh 12 : Biến chứng của bệnh do thiếu đường đã làm thoái hóa các đốt sống cổ gáy vai lưng.
Uống Đương Quy Tửu là đúng, thiếu máu là âm hư sinh nội nhiệt, mình tưởng là nóng trong người, lở môi miệng, nhưng thuốc là bổ âm là bổ máu, muống khỏi nóng thì phải uống thêm đường là bổ máu, bổ đường rồi tập khí công chuyển hóa thức ăn thành máu, tăng khí oxy nuôi tế bào và tập bài Kéo Ép Gối Thổi Hơi Ra Làm Xẹp Bụng thông khí huyết toàn thân , tập cho xuất mồ hôi là giải nhiệt,
Vừa bổ Tinh là ăn thức ăn bổ máu, tiêm B12, uống nước mía cho đủ đường vận động để tập khí công, coca, ăn lẩu làm tăng máu, nước éo củ dền, canh rau dền, cà rốt...
Trước và sau khi ăn phải đo áp huyết 2 tay và đo đường, rồi tập khí công bài căn bản KEG 300 lần chuyển hóa thức ăn và bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 100 lần làm tăng áp huyết. Nằm lăn người dẫn máu lên đầu và vào nuôi các khớp, uống nước mía trả đường cho xương, cho gan, cho các dây thần kinh, cho các cơ co bóp tim, bao tử, ruột.

Bệnh 13 : Mật ong phấn hoa chữa dạ dày là sai, uống Phan Tả Diệp là sai.
Gốc nguyên nhân ệnh là thiếu đường vận động để tập bài KEG chữa bao tử, bài Lăn người vận chuyển máu và khí thông toàn thân, ăn thức ăn bổ và đủ đường nuôi chữa bao tử phục hồi chức năng co bóp, mật ong là đường đặc tráng những vết loét trong bao tử tạm gọi là đường ciment, nếu lạm dụng uống nhiều là trám nhiều ciment làm bao tử dầy cứng mất tính đàn hồi co bóp của bao tử, sẽ đầy chán ăn.
Còn Phan tả Diệp tẩy độc máu trong gan nhưng làm hạ áp huyết, áp huyết thấp sẽ làm thấp thêm không dùng được.

Bệnh 14 : Thêm bệnh mắt, và các chứng bệnh cũ còn nguyên và nặng hơn.
Chức năng gan khai khiếu ra mắt, gan tốt thì mắt tốt, gan hư làm teo thần kinh thị giác, thiếu đường thì mắt mù, thiếu máu thiếu khí thì thần kinh thị giác cũng bị xơ hóa, đường-huyết tên mắt ở mức 6-8.0mmol/l thì sáng, cao hơn thì mờ đục, thấp dưới 4 thì mù dần, nguyên nhân của các chứng bệnh càng nặng do thiếu đường ngay từ đầu, phá vỡ màng tế bào, rồi thiếu máu do ăn không tiêu để chuyển hóa thức ăn thành máu, lại kiên đường, không ăn thức ăn bổ máu là chi1nh mà chỉ dùng thuốc, châm cứu là sao thay thế đường và máu nuôi tế bào được, thiếu khí oxy là mất công thức máu.

Bệnh 15 : Viêm họng, các bệnh cũ nặng hơn.
Thức ăn không tiêu, bao tử là thùng rác chứa thức ăn hư thối lên men, nóng, đưa lên cổ họng ợ hơi trào ngược thực quản, gây ra bướu cổ, viêm họng, kết đàm trong phổi, lâu dần tràn dịch màng phổi khó thở, các bệnh khác phát triển nặng thêm, nguyên nhân do thiếu đường là chính.

Bệnh 16 : Thêm gan nhiễm mỡ, đau đầu, chóng mặt, đầu ngón chân tay tê lạnh, thoái hóa xương cổ gáy vai lưng, viêm họng, còn đau dạ dày, mệt tim, mệt khó thở, nóng trong người...
Nguyên nhân bệnh đã kể trên, gốc bệnh đầu tiên là thiếu đường vận động vì kiêng sợ đường, rồi thiếuu đường chuyển hó thức ăn, rồi cuối cùng thiếu đường căn bản.

Theo đông y là bệnh nặng vì gốc bệnh là đau xương thuộc thận hư thuộc thủy, truyền kinh sang mộc là gan làm gan hư gây ra bệnh mắt, truyên kinh sang hỏa là tim làm suy tim và mạch, truyền kinh sang thổ là bao tử hư yếu không chuyển hóa được thức ăn, truyền kinh sang kim là phổi yếu làm dễ nhiễm cảm, viêm xoang mũi, cuối cùng truyền bệnh sang thủy là thận làm xương đã đau nhức lại đau nhức thêm.
Chữa theo đông y là phải chữa vào gốc bệnh là thận, theo lý thuyết, nhưng theo tây y là bệnh nguyên nhân do xương mất đường thành bệnh loãng xương, vì thế thầy thuốc đông y chữa vào thận mà thiếu đường cũng không có kết quả, còn chữa theo tây y là chữa ngọn chạy theo biến chứng truyền kinh mà cũng không chú ý đến thiếu đường gây ra loãng xương, lấy đường dự trữ trong gan, trong các cơ co bóp trong cơ thể. Cho nên chữa theo đông tây y như bệnh nhân đã được chữa mà không khỏi, phải cần chữa theo Y Học Bổ Sung Thực Dụng, điều chỉnh lại Tinh-Khí-Thần là điều chỉnh thức ăn uống và kiểm chứng bằng máy đo áp huyết 2 tay và đường trước khi ăn và sau khi ăn đúng hay sai, tốt hay xấu. Đo áp huyết 2 tay và đường sau khi tập thể dục khí công bài Kéo Ép Gối chuyển hóa thức ăn xem tập đúng hay sai, tập đủ hay thiếu, rồi tập bài làm tăng áp huyết hay tập bài làm giảm áp huyết, rồi đo lại đường xem đường vận động đã hết chưa để không bị bệnh tiểu đường ,hay đã mất đường căn bản thì phải uống thêm đường cho an toàn.

Dưới đây là những biến chứng thiếu đường do môn Y Học Bổ Sung đã từng chữa hàng ngàn bệnh thống kê ra những biến chứng của thiếu đường do kiên đường :

Chúng ta hãy theo dõi đường-huyết trong thống kê, những dấu hiệu bệnh thiếu đường khi đói đều dưới 100mg/dL, khi no đều dưới 140mg/dL là nguyên nhân gây bệnh
Những chứng bệnh do bệnh nhân khai dưới đây được thống kê chưa được tây y bổ sung vào triệu chứng của bệnh đường-huyết thấp gây ra nhiều bệnh nan y mãn tính và cuối cùng tế bào sẽ trở thành ung thư, gồm các bệnh như sau :

Thoái hóa xương cổ, thoát vị đĩa đệm, vẹo cột sống, cứng cổ gáy vai, tê nhức tay đau lưng, chân, đầu gối, gót chân, đi khó khăn, parkinson, bệnh cholesterol, gout, thần kinh tọa, giảm trí nhớ, lồi điã cột sống, đau nhức tê vai tay chân, liệt đường ruột, hư thận phải lọc thận 3 ngày/tuần, nhức nửa đầu, dị ứng, đau lưng xuống thận qua bụng ra sau lưng dấu hiệu của sạn thận. đau đầu chóng mặt, ho suyễn kinh niên, yếu bao tử, bao tử ăn không tiêu, ợ hơi, trào ngược thực quản, bướu cổ, ung thư bao tử, đi cầu ra phân sống, bệnh tâm thần, mất ngủ, đau nhức mỏi toàn thân, bị chóng mặt mệt tim. bệnh tiểu nhiều, rối loạn tiền đình, bụng căng cứng to, yếu sức, đi đứng chậm chạp, người xanh xao, đi hay lảo đảo, khi đi đau bàn chân, đầu cổ cứng không quay trái phải hay cúi ngửa được, nhức đầu, ù tai, mắt sụp, nhìn không có thần, liệt mặt méo miệng, lỗ tai ù, hoăc mắt bị chói, thấy xung quanh tối sầm thoáng qua, u xơ tử cung ,(xơ hóa sợi cơ, u lành tính tái phát tại chỗ, viêm gan , suy thận độ 2, mắt mù dần, tê liệt bại xuội chân tay vô lực do áp huyết thấp và đường thấp khác với stroke tai biến gây liệt cứng, động kinh co giật, thiếu đường sẽ bị loãng xương, chân yếu đi hay bị té ngã gẫy xương, và bệnh thường gặp khi bỗng nhiên tụt thấp đường-huyết mà không biết, bị ớn lạnh xuất mồ hôi, chóng mặt xây xẩm có dấu hiệu như trúng gió muốn té xỉu, phải uống đường ngay tức khắc chứ không phải cạo gió bệnh nhân sẽ chết ngay nếu không cứu kịp bằng đường. ....

Do đó những ai bị những chứng bệnh kể trên, biết nguyên nhân bệnh là thiếu đường do tiêu chuẩn ngành y tự hạ xuống qúa thấp, tạo ra nhiều bệnh "để bán bệnh cho mình mua thuốc". Mình tự phải bào vệ sức khỏe cho mình, nguyên nhân thiếu đường thì uống thêm đường và tập thể dục khí công, các bệnh kể trên tự nhiên biến mất không cần thuốc. Thánh nhân đã nói : Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống. Còn Đạo Phật dạy con người biết sống trung dung, về y học có nghĩa là không để áp huyết cao quá, áp huyết thấp quá, không để đường cao quá, cũng không để đường huyết thấp quá thì không bao giờ bị bệnh, còn chúng ta thì cực đoan, vừa uống thuốc làm hạ áp huyết và hạ đường càng thấp càng tốt không chịu ngưng cứ uống thuốc suốt đời để thành bệnh nan y khác, phải chăng là si mê ?
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã thực hiện các khuyến nghị sau đây về giới hạn đường:
Trẻ em = Giới hạn tới 3-4 muỗng cà phê mỗi ngày
phụ nữ trưởng thành / thiếu niên = Giới hạn tới 5 muỗng cà phê mỗi ngày
nam giới trưởng thành / thiếu niên = Giới hạn tới 8-9 muỗng cà phê mỗi ngày

Kết luận :

Tìm nguyên nhân chỉ có 2 việc dễ dàng là do áp huyết 2 tay và đo đường, kết qủa thấy ngay là áp huyết thấp, đường thấp, có nghĩa là trong người không có đủ máu, đủ khí tuần hoàn mới gây ra nhiều biến chứng, còn mệt mỏi, chóng mặt, đau nhức, người lạnh là do thiếu đường.
Khi có kết qủa áp huyết thấp và đường thấp thì phải chọn ngay cách chữa được hướng dẫn trong phần B trang 6 trong tài liệu đính kèm. Khi tăng cân, tăng áp huyết và đủ đường thì khỏi bệnh, nên cần phải áp dụng cho nhanh thì thời gian khỏi bệnh nhanh.

viewtopic.php?f=14&t=5862&p=12404#p12404

Thân
doducngoc
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Quay về Chia xẻ Kinh Nghiệm Chữa Bệnh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Majestic-12 [Bot]17 khách